Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:09:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sông Côn mùa lũ  (Đọc 78080 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:27:54 pm »

Vốn khéo léo đối xử với người chỉ huy trực tiếp, không bao giờ Lợi tỏ ra dám vượt quyền Huyền Khê. Như mọi khi, Lợi chuyên đứng ở hậu trường, nhường cho hình nộm trước sân khấu sự hãnh diện phù phiếm. Lòng tự ái của Huyền Khê không bị động chạm. Mọi việc đều do Lợi xếp đặt, nhưng trước khi thi hành, bao giờ Lợi cũng nói qua Huyền Khê một tiếng. Cho là phải phép rồi, Huyền Khê gật. Nhưng dù sao Lợi vẫn còn ít tuổi hơn Huyền Khê nhiều. Lúc nào đưa ra đề nghị gì Lợi đều thấy Huyền Khê chấp thuận không đắn đo, do dự. Thế mà phải thật lâu về sau, Lợi mới thấy mình trở thành thuộc hạ ngoan ngoãn của Huyền Khê.

Lợi bận quá nhiều việc, chuyển lương liên miên cho các toán quân phía bắc sông Côn. Còn mặt nam, như Du Thái, Xuân Huề thì có những người ít khả năng hơn phụ trách, vì công việc đơn giản hơn. Bẵng đi gần nửa tháng Lợi không có dịp về Xuân Huề vui vẻ với “anh em” nữa. Chỉ có một lần phải xuống Du Thái gọi Năm Nhiều lên Kiên thành gặp Nhạc gấp, trên đường đi ghé tạt Xuân Huề thăm mộ mẹ, Lợi lỡ đường ngủ tạm đó một đêm. “Các anh em” trách Lợi bỏ rơi họ, nhắc lại những đêm vui bên bàn rượu. Một người thuật cho Lợi nghe lời huênh hoang của Bảy Thìn. Thế là mọi sự sáng tỏ. Lợi biết hết những gì đã xảy ra, vì sao mình ít có dịp trở lại Xuân Huề.

Quá lắm rồi! Mình cho chúng nó lấy của đổi mạng mà chúng nó không biết ơn! Quá lắm rồi! Giở lại quyển sổ ghi danh sách những người đi điếu, dò tên từng người. Kiểm lại giá trị từng món, Lợi tức giận. Khám phá ra rằng chúng nó mua sự yên ổn của cả gia đình đông đúc với những giá quá rẻ. Bọn vô ơn bạc nghĩa! Quân sâu bọ! Quá lắm rồi!

Về đến Kiên thành, Lợi tìm gặp ngay Huyền Khê. Huyền Khê bảo:

- Chú về thật đúng lúc. Dưới Thuận Tuyên họ vừa cho người lên bảo sắp cạn lương. Chú xem lại thử kho An Vinh còn đủ không?

Lợi đáp:

- Vâng.

- Hay chú lấy ngựa đến tận nơi xem sao.

- Để xem đã.

Huyền Khê bắt đầu nhận thấy thái độ của Lợi có gì khang khác. Ông quan sát Lợi kỹ hơn, thấy đôi mắt oán giận và đôi môi mỏng mím lại. Huyền Khê hỏi:

- Chú mệt à?

- Vâng.

- Thế thì để tôi cho người khác thay chú cũng được. Chú về nghỉ cho khỏe. Có thuốc thang gì chưa?

Lợi nói:

- Cảm ơn bác. Chỉ xâm xoàng sơ sơ thôi. Nếu có người thay thế thì cháu xin phép bác được tạt qua Xuân Huề một hôm. Lâu quá không thăm chú Bảy Thìn được.

Lợi vừa nói vừa cố dò xem phản ứng của Huyền Khê. Quả nhiên nét mặt ông ta đanh lại.

Sau một lúc im lặng đôi bên cùng dò dẫm, Huyền Khê hỏi:

- Chú bà con với lão Bảy Thìn thế nào?

Lợi quyết tâm nói thẳng vào vấn đề, không e dè quanh co nữa:

- Chẳng bà con gần xa gì cả.

- Thế thì cần gì phải thăm nom!

- Nói thế cho đẹp một chút thôi. Cháu xin nói thật, lão ta là kẻ thù của cháu. Chính lão giúp đỡ cho quân phủ trói mẹ cháu lại, đem đi hành hình.

Huyền Khê làm vẻ kinh ngạc:

- Thật thế à? Sao lâu nay không nghe chú nói gì cả?

Lợi chua chát:

- Làm sao cháu dám nói. Lão ta có nhiều thế lực. Có nhiều người bao che cho lão.

- Bọn chánh tổng ư? Hay là quan huyện? Chú còn sợ gì chúng nó nữa! Chúng nó cao chạy xa bay cả rồi mà!

Lợi giận quá nói lớn:

- Không. Chính lão dựa vào thế lực ở đây, ở tại Kiên thành này này, để tiếp tục huênh hoang không kiêng dè ai cả.

- Lão ta khoác lác, chú tin làm gì!

- Thế bác biết lão ta à?

Huyền Khê vội chữa:

- Không. Tôi mới lên đây lạ nước lạ người, ngoài chú với ông Nhạc có quen biết ai đâu. Nghe chú thuật, tôi đoán thế!

Lợi mạnh bạo tiến thêm một bước nữa:

- Bác có nghe lão huênh hoang gì không?

- Làm sao tôi biết được. Chú hỏi như vậy là có ý gì?

- Cũng có chút ý nghĩa chứ. Vì có liên quan đến bác.
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #81 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:28:40 pm »

Sợ Huyền Khê cắt lời mình, Lợi vội nói luôn một mạch:

- Lão ta khoe là người thân thuộc với bác. Lão thách đứa nào lớn gan thử động đến sợi lông chân của lão xem, thử có sứt đầu mẻ trán hay không. Đặc biệt lão thù ghét cháu. Lão nói: Mở mắt cho to, xem tao trị thằng Lợi. Nó biết thân thì lánh mặt đi. Vác mặt về Xuân Hề, có chuyện đa. Bà con cô bác xem lâu nay nó có dám thò đầu về đây đâu! Nó về, một gáo nước lạnh tao cũng không cho, chứ đừng nói rượu thịt.

Huyền Khê nóng cả mặt, trừng trừng nhìn Lợi, lớn tiếng hỏi:

- Thế ra chú về đây để vấn tội phải không? Chú muốn bảo tôi bao che cho kẻ thù của chú lộng hành phải không? Chú trả lời đi! Có hay không? Việc này không phải nhỏ. Nếu ông Nhạc không chịu giải quyết, tức là đã ngầm sai chú đến đây làm nhục tôi. tôi chịu lên đây lãnh cái chức giấy bồi thợ mã này, không phải để người ta muốn làm gì thì làm. Chú trả lời ngay cho tôi. Chú muốn gì? Ai sai chú đến đây?

Lợi bắt đầu thấy việc làm của mình có nhiều nguy hiểm. Lợi biết cái thế liên minh giữa Nhạc và Nguyễn Thung có nhiều lỏng lẻo, nghi ngờ, và chỉ cần một hiểu lầm nhỏ mọn cũng đủ cớ để xé lời thỏa ước tạm bợ hôm rằm. Càng nghĩ Lợi càng sợ, gai ốc nổi trên sống lưng Lợi. Lưỡi anh líu lại, tay chân run. Huyền Khê thấy hết vẻ sợ hãi của Lợi, càng làm tới:

- Chú không nói. Được. Tôi phải gặp ông Nhạc để hỏi cho ra lẽ. Nếu ông Nhạc không sai chú, thì chính chú là kẻ phá hoại, đâm bị thóc chọc bị gạo cho anh em ông Nhạc với anh em dưới Tuy Viễn gây gổ nhau, xích mích hiểu lầm nhau. Chuyện này quan trọng lắm, không thể bỏ qua được.

Nói xong, Huyền Khê vội vã lên trại chính gặp Nhạc.

*
 
*      *


Chưa bao giờ Nhạc giận dữ như buổi trưa hôm ấy. Mắt ông đổ lửa. Giọng nói cà lăm vì khắp người ông run lên. Mép môi trên co giật, dấu hiệu sự xúc động đã lên đến tột độ. Gần như một hội đồng kỷ luật được triệu tập khẩn cấp, gồm có Nhạc, Huyền Khê, Bùi Văn Nhật và Chỉ.

Nhạc cho xếp hai bộ tràng kỷ thành một hàng dài, bàn phía trước đặt một dĩa trầu và một khay trà. Chỉ sai lính hầu nhen thêm một lư trầm, mang lên đặt giữa khay trà và dĩa trầu. Cửa lớn cửa sổ phòng họp đóng kín, bên trong thắp hai cây đèn bạch lạp lớn. Không khí phòng xử trang nghiêm đến lạnh lùng, khiến Huyền Khê cũng phải e ngại. Ông hối hận vì quá nóng giận mà xé to một chuyện không ra gì. Huyền Khê muốn bỏ qua, nhưng Nhạc cương quyết phản đối. Nhạc nói:

- Đây không còn là chuyện riêng giữa bác với thằng Lợi, mà trở thành chuyện lớn của tất cả chúng ta. Không nghiêm trị nó, tất sẽ có nhiều lời xuyên tạc, gây bất hòa giữa anh em với nhau. Chúng tôi cảm ơn lòng khoan dung của bác đối với bọn trẻ con, nhưng xin bác nghĩ đến đại cuộc, cho phép chúng tôi trị nó. Tụi bay đâu, dẫn nó về đây!

Hai người lính dẫn Lợi vào. Nét mặt Lợi còn nguyên sự hãi hùng, chân chùn lại không dám bước đến trước hai bộ tràng kỷ. Cách bày biện bàn ghế khác thường, ánh nến lung linh, khói trầm tỏa lên, bao nhiêu sự xếp đặt cố ý của Nhạc và Chỉ rõ ràng đã tác động lên cân não mọi người, kể cả những nhà dàn cảnh. Không ai dám thở mạnh. Khuôn mặt người nào cũng bất động, mắt nhìn thẳng, hai bàn tay xếp ngay ngắn trên hai đầu gối. Thế ngồi thiếu thoải mái ấy một lần nữa tăng thêm vẻ cau có nghiêm khắc trên mặt các quan án. Lợi chịu đựng sao nổi cái không khí đầy đe dọa ghê gớm ấy. Anh mất cả tài miệng lưỡi, và linh động quyền biến. Anh như cái xác chỉ biết vâng dạ, gật đầu chấp nhận hết. Mọi tội lỗi đều do anh. Mọi lời phao truyền cũng do anh. Các quan án cao lời buộc tội theo thói quen suy nghĩ của mình, gán cho Lợi những điều mình cho là không thể dung thứ trên đời. Chẳng hạn Nhật khép cho Lợi cái tội xem thường phép tắc. Chỉ thì bảo Lợi bài biếm lễ nghi, bất kính đối với tôn trưởng.

Huyền Khê không dám nói gì thêm, chỉ e dè bảo tuy Lợi rất nhanh nhẹn tháo vát trong công việc, nhưng đôi lúc do sơ ý, cũng có vài trường hợp qua quyền. Kết quả phiên xử gần giống như mọi người đoán: Lợi phải chịu một bản án khá nặng nề. Vì dám xúc phạm đến vị chỉ huy khả kính của mình, vì lơ là trong công tác, Lợi bị truất hết mọi quyền hành, không được phụ trách quân lương nữa. Trong thời hạn một tháng, Lợi phải về trại Kiên thành làm một người bình thường, làm tạp dịch và giúp việc lặt vặt không quan trọng để có thì giờ ăn năn suy gẫm về lỗi lầm của mình. Sau một tháng, nếu Lợi phục thiện, biết tự sửa đổi tính nết, bấy giờ ban tham mưu sẽ họp để xét ân giảm cho Lợi, giao những trách vụ xứng đáng hơn.

Huyền Khê không dám ước mình được trọng vọng đến bậc đó. Ông bớt hối hận, tự thấy mình đáng kính. Vâng, nếu ông có giận dữ mách chuyện đó với Nhạc, chẳng qua chỉ vì đại cuộc. Xưa nay ông vẫn được tiếng đại lượng khoan dung, nhất định không bao giờ có tâm địa nhỏ nhen. Phải chờ đến lúc men chiến thắng và tự mãn tan đi, Huyền Khê mới bắt đầu thấy lúng túng. Lâu nay việc quân lương do Lợi lo liệu cả, từ việc xuất nhập, sổ sách, cho đến điều động phương tiện chuyên chở. Quen biết rộng, giao thiệp giỏi, ăn nói khéo léo vừa ràng buộc vừa ve vuốt, lại luôn luôn kèm theo những món quà nhỏ gửi đúng lúc đúng nơi, Lợi giải quyết các khó khăn một cách dễ dàng, như một trò đùa.

Đột nhiên Huyền Khê phải một mình lo lấy tất. Ông lúng túng, sợ không làm xong việc, sau đó sợ vì không làm được việc mà mất hết thể diện. Các trở ngại không biết từ đâu ùn ùn kéo đến phá quấy ông: đằng này kêu thiếu lương, đằng kia báo động lương sắp cạn. Kho thóc tịch thu được không đưa kịp về nơi an toàn, ngựa thồ chở quá sức con bị ốm con bỏ ăn. Lính dưới quyền kiếm cớ lánh nặng. Mới toàn quyền bao liệu hết mấy ngày, ông đã nghe những tiếng kêu ca, than phiền. Theo cái đà đó, rồi sẽ đi đến đâu? Ông loay hoay, lúng túng như một tay chèo ngược dòng mà không có bánh lái, không có cả mái dầm. Tệ hơn nữa, ông không dám mở miệng cầu cứu Nhạc. Là đệ tam trại chủ, đặc trách quân lương, mà không lo xong được những cái việc vặt vãnh lâu nay một thằng con nít vẫn làm, thì còn thể thống gì nữa!

Cho nên không lấy gì đo được niềm hân hoan biết ơn của Huyền Khê, khi Nhạc gửi Lữ qua giúp ông giải quyết các khó khăn nan giải về vận chuyển. Các đoàn ngựa thồ khỏe hơn. Cần người gánh thêm gạo, có ngay. Kẹt kho ư? Nội một đêm Lữ truyền tất cả già trẻ lớn bé trong làng phải gánh, vác, bưng, đội, khiêng, xách...làm gì thì làm miễn phải dời số thóc từ chỗ này sang chỗ kia trước lúc hửng sáng. Lệnh của Kiên thành đấy. Nghe hay không tùy ý!

Nhạc đã gài Lữ làm việc bên cạnh Huyền Khê đệ tam trại chủ phụ trách quân lương như vậy! Nhạc cũng gửi Chinh xuống làm tùy viên liên lạc cho Tập Đình, Lý Tài, trong một trường hợp khác.
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #82 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:29:23 pm »

Được tin Nguyễn Nhạc gửi thêm quân tăng cường cho lực lượng đóng ở An Thái, Nguyễn Thung càng thêm lo âu. Toán thuộc hạ cắm mốc ở Thủ Thiện chỉ là cái chuông báo động, chẳng bỏ bèn gì nếu Nhạc thay lòng, xé thỏa ước đêm rằm, sai Huệ thúc quân sâu xuống phía Tuy Viễn. Bằng nhiều hứa hẹn và kích thích hiếu thắng, Thung đưa được toán quân của Tập Đình, Lý Tài lên phía tây. Đám bạn bè bộ hạ của Tập Đình, Lý Tài quá ít ỏi, họ lại quen đánh nhau trên biển hơn là trên đất liền. Nguyễn Thung chọn trong số thuộc hạ của mình những kẻ to lớn khỏe mạnh, bắt cạo đầu gióc tóc cho giống người Tàu trước khi gửi họ tăng cường cho toán quân vốn đã hung hãn liều lĩnh ấy. Để phô trương thanh thế, nhất là để vuốt ve lòng tự cao tự đại của Tập Đình, Lý Tài, Nguyễn Thung gọi hai toán quân đó là Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân.

Không phải Thung không đủ chữ nghĩa để tìm những danh xưng kêu to hơn Nhạc. Thung có thừa sức thổi căng những cái bong bóng. Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, Thung quyết giữ y nguyên những cái tên Nhạc đã dùng, vì hai lý do: thứ nhất, là vì Tập Đình, Lý Tài đều thỏa mãn ra mặt, mũi phồng to lên vì hai cái tên đó; thứ nhì, Thung chưa muốn công khai đối đầu với Nhạc, nhất là khi cán cân lực lượng còn chông chênh, chưa biết được lực đã nghiêng về phía nào. Lấy cớ đề phòng quân tiếp viện của chúa Nguyễn từ Phú Yên kéo ra, Thung đưa Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân tiến lên gần giáp với An Thái. Như vậy đầu tháng Chín năm Tỵ ở vùng giáp ranh Phù Ly. Tuy Viễn hai bên sông Côn, có tất cả ba lực lượng lặng lẽ gờm nhau chờ cơ hội giơ vuốt ra vồ lấy đối phương: toán nghĩa quân của Huệ, đám quân phủ bên kia cầu Phụng Ngọc, và đám quân ở trần trọc đầu của Tập Đình, Lý Tài. Quân phủ vẫn án binh bất động vì khiếp nhược.

Đối với Huệ, hướng cần đề phòng là đám Tàu ô của Thung. Họ gây náo loạn và gieo sợ hãi trong các vùng họ kéo qua. Thích rượu và sự náo động, họ buộc dân chúng phải cung phụng đủ thứ. Bọn con buôn người Tàu được dịp kiếm những món lợi khổng lồ, nhờ bán rao chức tước và độc quyền chuyên chở hàng hóa từ Tuy Viễn sang Phù Ly. Dân nghèo không chịu đựng được khốn khổ bắt đầu bỏ nhà chạy lên miệt trên. Các va chạm giữa hai lực lượng sinh sôi mau chóng. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, chỉ cần một mồi lửa là mọi sự bùng nổ.

Trong khi Huệ cố tránh các va chạm, kiên nhẫn chịu đựng các khiêu khích thì Tập Đình và Lý Tài lại kiếm cớ gây sự. Chúng truy đuổi những người dân khốn khổ lên tận An Thái. Chúng còn đòi Huyền Khê phải tiếp lương cho Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân, lấy cớ đệ tam trại chủ có trách nhiệm về quân lương cho cả hai phía.

Nhạc tiếp nhận các đòi hỏi xấc xược ấy với nụ cười trên môi. Ông bảo tất cả ý kiến đó đều hợp lý, đều đúng với tinh thần của thỏa ước. Đáng lẽ Nhạc phải thấy trước, phải tiên liệu những khó khăn của Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân để vận lương cho họ trước khi họ lên tiếng đòi hỏi. Nhưng chậm còn hơn không. Huyền Khê sẽ đích thân về Tuy Viễn gặp Thung để biết rõ nhu cầu cần thiết là bao nhiêu, quân số dưới Tuy Viễn đã lên đến đâu rồi. Về phần Nhạc, phải liên lạc chặt chẽ hơn với Tập Đình, Lý Tài. Trước mắt, Kiên thành phải gửi ngay một người xuống bản doanh của Trung và Hòa nghĩa để đảm nhiệm trách vụ tùy viên liên lạc. Không chờ hỏi ý kiến ông giáo (lúc đó có việc gấp về Tây Sơn thượng). Nguyễn Nhạc chỉ định Chinh giữ vai trò khó khăn và nguy hiểm ấy. Chinh nhận lệnh không chút sợ sệt hay do dự, ngược lại, anh còn có cảm giác ngây ngất say sưa vì sắp được tham dự vào một cuộc phiêu lưu mới.

*

*     *


Chinh như một cô gái không chịu đựng nổi các lời dằn xóc của bà gì ghẻ, sẵn sàng gật đầu làm vợ bất cứ người đàn ông nào đến trước. Từ khi về đồng bằng, chiến đấu trong đội quân của Tuyết, anh chưa bao giờ cảm thấy hoàn toàn thoải mái, tự do. Lúc nào đôi mắt vô hình của cha cũng theo dõi anh, nghiêm khắc xoi mói cái tính ngang tàng liều lĩnh của anh. Chinh không bao giờ quên trận đòn ở Tây Sơn thượng. Dù muốn quên, anh vẫn cứ nhớ từng lời của ông giáo đêm hôm ấy.

Sau khi nhận lệnh của Nhạc, Chinh thấp thỏm sợ cha về Kiên thành trước ngày mình ra đi. Anh không muốn nghe thêm những lời răn đe của ông giáo. Anh đoán trước cha sẽ nói những gì, ánh nhìn của cha ra sao. Có thể ông giáo lại yêu cầu Nhạc tìm chọn một người khác, và nếu như vậy, thế nào ông Nhạc cũng chiều lòng ông giáo. Chinh muốn mọi sự đã rồi trước khi cha về.

Khốn nỗi đáp của Tập Đình, Lý Tài lên chậm. Ông giáo lại xuống sớm. Ông giáo không yêu cầu trại chủ xét lại sự chọn lựa, nhưng y như Chinh đoán trước, ông giáo không vui. Lại nói xa nói gần đến điều nhân nghĩa, đến sự bất đắc dĩ của bạo lực, đến chỗ ranh giới của thiện ác... Chinh cúi đầu nghe lời cha, lòng ngán ngẩm, tự hỏi tại sao cha có thể bỏ cả cuộc đời nhai đi nhai lại những tiếng rỗng tuếch nhạt nhẽo như vậy.

Hình như ông giáo đọc được ý nghĩ thầm kín của con. Ông hỏi:

- Cha lẩm cẩm quá rồi phải không?

Chinh giật mình vội chối:

- Thưa cha, không. Con vẫn lắng nghe cha dạy.

Giọng ông giáo chua chát nhiều hơn là mỉa mai.

- Cha hiểu con rõ hơn mấy đứa khác nữa. Đừng giấu cha. Trí óc con đơn giản quá, bụng nghĩ thế nào, hiện cả ra cử chỉ nét mặt. Cha không biết phải chờ đến lúc nào con mới hiểu hết những điều cha vừa nói. Cha cũng biết hiện giờ, lời cha như nước đổ lá khoai mà thôi. Nhưng không nói, cha không yên tâm. Tình thế mỗi ngày thêm gay go. Mỗi người, ngay cả những người luống tuổi yếu ớt như cha đây, phải quyết định những điều liên quan đến sống chết của kẻ khác. Một mạng người. Cha nghĩ mà sợ, tay chưa đụng tới chuôi kiếm đã chùn lại. Miệng định nói đã nghẹn. Huống chi con lúc nào cũng lăm lăm gươm giáo nhọn hoắt. Con phải dè dặt. Nhất là chuyến này, sống giữa bầy hùm sói...

Ông giáo run giọng, lắp bắp không tiếp được nữa. Chinh xúc động, thấy lòng man mác, ngùi ngùi. Anh hiểu tuy đối xử với anh cha có nghiêm khắc xa cách nhưng ông giáo vẫn thương con, lo lắng cho con trước một khúc quanh nguy hiểm. Sau một lúc cố trấn tĩnh, ông giáo nói:

- An nó tưởng con còn ở Kiên thành, nên nhờ con đón hai chị em nó.

Chinh kinh ngạc vội hỏi:

- Chúng nó sắp xuống đây sao, cha?

Ông giáo đáp:

- Cha ngăn cản, bảo hãy chờ ít lâu nữa. Nhưng cả hai chị em đều nằng nặc đòi về. Chúng nó bảo cậu mợ Hai Nhiều về được thì mình cũng về được. An Thái quá gần phủ thì ở Kiên thành để săn sóc cha. Con biết không, cả Tây Sơn thượng thấp thỏm như ngồi trên lửa. Ai cũng ngong ngóng chờ ngày về xuôi.

Hai cha con im lặng, tránh nhìn nhau. Ông giáo nói:

- Lúc chúng nó về đây, con đã đi rồi. Thật tiếc.

Không hiểu sao khi nghe cha nói vậy, lòng Chinh đau nhói. Anh mường tượng cái gì sắp đổ vỡ mà không thể tránh được, cái gì đã rồi. Anh lo âu, khác với bản chất vô tâm lâu nay. Anh muốn diễn tả xúc động bất chợt đối với cha mà không đủ khả năng, chỉ cúi đầu im lặng.

Hai hôm sau, Lý Tài viết thư cho Nhạc, chấp nhận Chinh về Tuy Viễn.
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #83 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:35:34 pm »


Chương 21

An và Lãng về Kiên Thành được hai ngày đã nằng nặc xin cha cho xuống An Thái. Ông giáo và Lợi tìm đủ lời dọa dẫm mà hai chị em vẫn không đổi ý. Cuối cùng, ông giáo đành phải viết vội lá thư gởi gấm cho Huệ và tiễn con ra đến bến sông.
 
Hai chị em đến An Thái vào buổi chiều. Người lính gác loay hoay xoay ngược xoay xuôi lá thư viết bằng chữ Hán. Không hiểu trong tờ giấy gấp tư đó nói gì, nên do dự chưa muốn cho An và Lãng vào gặp Huệ. May có một người lính già biết mặt An. Huệ đi vắng. Lòng nôn nao, cả hai không thể ngồi chờ Huệ được. Họ băng đồng vào làng khi trời sập tối.

Tuy biết trước là ngôi nhà cũ đã bị cháy tiêu không còn gì nhưng hai chị em không khỏi xót xa khi nhìn cái nền trống trơ trống trọi gần bụi tre đã cháy héo mất một nửa. Họ đứng chết lặng hồi lâu không ai nói với ai lời nào. Mắt An cay cay. Giọng nói của cô rạn đi. An bảo em:

- Có còn gì nữa đâu!

Lãng hỏi:

- Làm sao bây giờ chị?

An quay nhìn về phía nhà cậu mợ, nói với em:

- Cha đã dặn rồi. Cậu đã hứa sẽ thu xếp chỗ ở cho. Dưới này thiếu gì nhà vô chủ. Nhưng...

- Nhưng thế nào?

- Lãng biết nhà ông chánh tổng không?

- Chi vậy?

- Cái thằng! Thì cha đã nói rồi. Cậu mợ dời nhà lên ở trên nhà ông chánh tổng. Phải tìm gặp cậu ngay!

- Sắp tối rồi. Không. Không phải em lười đâu. Mọi việc ngày mai thu xếp cũng xong. Tối nay ta qua ở tạm nhà cậu mợ đi!

An thấy Lãng có lý. Cô gật đầu.

Hai chị em đi vòng qua bụi tre cháy, theo con đường hẹp kề bên mấy đám ruộng thấp tiến về phía cổng nhà Hai Nhiều. Đúng ra họ có thể băng qua khoảng nền vương vãi tro than để qua sân nhà cậu mợ, nhưng cả hai chị em đều ái ngại. Không dám dẫm lên xác của những lưu niệm.

Cánh cổng lệch dính đầy phân trâu đã được Hai Nhiều sửa ngàm lại. Lãng phải thò tay vào phía trong, cố hết sức mới kéo bật cái then gỗ ra. Sân rêu trơn trợt, họ phải dè dặt từng bước. Nhà trống toang hoác. Mùi ẩm mốc lạnh lẽo, mùi cứt dơi bàng bạc khắp nơi. Lãng mệt nhoài, đặt gói đồ đạc trên vai xuống thềm, dựa lưng vào đó nghỉ. An có cái óc thực tiễn nhạy bén của người nội trợ, lần theo vách ẩm tìm xuống chỗ đặt bếp. Cô vấp phải một cái ghế gãy, đầu va vào một cây kèo thấp. Mạng nhện dính đầy trên mái tóc cô. Đi ngang qua chỗ nhà ngang dẫn ra phía lẫm, An nhớ cái thời mẹ mất, nhớ buổi tối người ta dẫn An qua đây ngủ tạm một đêm để khỏi trông thấy cảnh tẩm liệm và nhập quan. An qua khỏi lối hẹp đầy bóng tối và ẩm mốc, xuống đến cái sân cát, cuối cùng tới chỗ xưa kia đặt táo bếp. Không còn gì, ngoài một viên gạch cháy sém vỡ làm đôi trên một nhúm tro ướt!

Tuy nhiên An cảm thấy tuyệt vọng cùng cực. Cô mệt mỏi đến nỗi đôi chân run, phải ngồi dựa vào thành giếng. Bao nhiêu xúc động và khó nhọc từ hôm ra đi ở Tây Sơn thượng đã khiến cô có kinh sớm hơn thường lệ. Cảm giác bứt rứt nhớp nháp giúp An nhớ lại cái đêm hôm ấy, đêm tang tóc, đêm đầu tiên An hãi hùng khám phá máu kinh nguyệt rịn thành dòng từ trên cơ thể mình, báo hiệu những ngày trưởng thành đầy âu lo và xao động. Từ lần có kinh nguyệt ấy đến lần này, bao nhiêu tháng đã qua! Bao nhiêu khổ sở, mất mát; bao nhiêu lần băn khoăn tự hỏi về những chuyển động thầm kín những khao khát vu vơ mà không tìm được lời đáp rõ; bao nhiêu đêm xấu hổ vì những mơ ước kỳ cục...!

Huệ tìm thấy An ngồi thừ trong khoảng sân ngả tối nên không nhận ra vẻ bối rối xấu hổ của cô, cái bối rối của người bị bắt gặp đang nghĩ đến những điều phải giấu. Huệ đến, mọi sự trở nên đơn giản, dễ dàng. Huệ hớn hở bảo An:
- Thật giống như một phép lạ. An biết không. Thường ngày đi kiểm tra quân gác ở mặt sông về, tôi đi ngả kia, ngả tắt qua vườn bà Hội đó An nhớ không. Hôm nay vừa đến chỗ ngã ba, tự nhiên tôi nghĩ: Lâu nay không ghé qua chỗ cũ. Không biết chiều nay, đúng lúc chạng vạng tối này, những người đã sống quây quần trong “cái nhà ngái ngủ” đó có ai nghĩ nhớ về đây như ta không. Mải suy nghĩ vu vơ như vậy, tôi không để ý, chân cứ bước về hướng này. Qua chỗ bụi tre, tôi hồi hộp nhìn vào chỗ nhà cháy. Tôi thấy gì kìa? Có người ngồi trước nhà Hai Nhiều. Một người đàn ông. Tưởng kẻ địch nào lén đến đây, hóa ra chú Lãng. Vòng ra bếp lại gặp thêm một người nữa.

An quên hết mệt mỏi, thích thú hỏi Huệ:

- Anh không nghĩ em là ma, cũng may! Anh đọc thư chưa?

Huệ ngạc nhiên hỏi:

- Thư nào?

- Thư của cha em gửi cho anh. Trách nhiệm nặng nề đấy nhé. Cha em gửi gắm, nhờ anh giúp đỡ tụi em trong những ngày đầu.
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:36:22 pm »

- Thư đâu rồi?

- Em đưa cho bác lính gác rồi!

- Thôi, chắc đại khái như An vừa nói chứ gì. Ông cụ bày vẽ, dĩ nhiên là tôi phải lo. Bây giờ An cần gì nào? Ăn uống gì chưa? Tối nay nghỉ đêm ở đâu? Huệ sai lính mang đến hai chị em An nào chiếu chăn, gạo mắm, nồi niêu, Huệ trở lại ăn cơm với hai chị em, và nếu không bận đi gặp Mẫm có việc gấp, chắc anh đã ngồi nói chuyện với An tới khuya.

*

*     *

Nghe tin hai chị em An về, bà Hai Nhiều tất tả xách nón đi tìm. Bà có quá nhiều điều đáng khoe với các cháu. Ra tới cổng, bà chợt nhớ đến địa vị của mình. Hai Nhiều chưa được Kiên thành giao cho chức gì rõ rệt, danh vị cũng chưa minh bạch. Thật đáng tiếc. Giá trại chủ giữ nguyên tên gọi các hào lý cũ, như tri áp, chánh tổng, duyện lại, xã trưởng thì hay biết mấy. Chồng bà sẽ được gọi là ông chánh tổng, hoặc nói gọn hơn là ông chánh. Không còn gọi xách mé là lão Hai Nhiều như xưa! Tuy vậy bà Hai đọc được quyền uy mênh mông của chồng trên gương mặt sợ hãi, thái độ khúm núm nem nép của những người đồng hương quá quen biết. Chưa được đích danh gọi là bà Chánh, nhưng bà Hai biết lắm, mọi người đã xét nét nhìn bà như một bà Chánh. Không thể ăn mặc lôi thôi, cư xử buông tuồng dễ dãi như ngày trước được.

Nghĩ như vậy, nên chân bà Hai chùn lại. Bà do dự, nửa muốn gặp ngay An để khoe khoang đủ việc, nửa muốn trở về ngồi trên cái sập gụ nhai trầu. Cuối cùng, bà trở về nhà. Bà gọi một tên đầy tớ vốn là đầy tớ của chánh tổng, sai nó đến nhà cũ của mình bảo An lại gấp.

An vội vã theo tên đầy tớ đến nhà mợ. Do bản năng làm mẹ mà An mau mắn nghĩ ngay đến những chi tiết vụn vặt nhưng tối cần cho cuộc sống mới: chợ búa hiện giờ họp ở đâu, lúc nào, giá cả thực phẩm ra sao, có thể mượn tạm được những đồ dùng lặt vặt như cái mâm, đôi đũa, ống thổi lửa, cái sóng chén, cái gối mây, dây cột gàu xách nước được không. An giao cho Lãng nhiệm vụ dọn dẹp căn nhà hoang cho sạch sẽ, chờ Huệ gửi lính tới sửa sang lại cửa ngõ như đã hứa đêm qua, còn mình thì phải gặp mợ gấp. Bà Hai Nhiều cố dằn sự nôn nóng hân hoan của mình, ngồi yên trên sập gụ chờ An vào. Vừa trông thấy An, bà Hai cười hỉ hả nói:
 
- Quá lắm nghe cháu! Về hôm qua mà đến nay mới qua thăm cậu mợ. Mợ không gọi chắc phải tháng sau.

Biết mợ chỉ nói đùa chứ không có ý trách. An ngồi sà đến gần bà Hai ríu rít hỏi:

- Mợ. Sao hôm trước cậu mợ về thình lình vậy! Sao không cho con hay?

Bà Hai làm ra vẻ nghiêm trọng, nói nhỏ đủ một mình An nghe:

- Suỵt. Tại việc quan trọng, khẩn cấp quá, “ở trên” không muốn cho mọi người biết. Mình vừa lấy lại được An Thái, công chuyện rối tung lên. “Ở trên” phải mời cho được cậu mày về đây, không thì vỡ lở hết. Lệnh gấp và quan trọng như vậy, làm sao tin cho cháu hay được.

Khi nói đến hai chữ “ở trên”, bà Hai nghiêm sắc mặt, mắt nhìn thẳng, sửa lại thế ngồi cho thêm kính cẩn. An buồn cười nhưng không dám tỏ vẻ diễu cợt trước mặt mợ, giả bộ lo lắng hỏi:

- Thế lâu nay “ở trên” có thường xuống đây không mợ?

- Sao lại không. Đây là mặt trận chính mà. An Thái mà thiếu một người như cậu mày, thì bọn dưới Phụng Ngọc đã tràn lên từ lâu rồi. Ôi thôi ổng bận suốt ngày. Cháu thấy đó, giờ này mà cậu mày có được ở nhà uống chén trà sớm đâu! Đã thế đêm còn phải mang giấy tờ về tra xét cho đến tận khuya. Mợ thấy cậu mày vất vả, cũng muốn giúp một tay. Nhưng mình đàn bà con gái, làm gì được. Chỉ khi nào bà con láng giềng có nhờ nhõi điều gì, thấy có thể giúp được, mợ mới nói góp cho họ một tiếng.

Rồi không chờ An hỏi, bà Hai Nhiều cà kê kể những trường hợp khó khăn bà đã nói giúp với chồng để giải quyết cho “bà con”. An nghe, thấy phần lớn trường hợp đều liên quan đến việc cấp thẻ bài và tranh tụng số đồ đạc bị mất mát lúc chạy loạn.

- Bà Hai nhổ bã trầu vào một cái ống nhổ bằng thau, đưa tay áo quệt mấy giọt mồ hôi rịn trên trán sau cuộc huyên thuyên hào hứng, cười nói với cháu:

- Mợ tiếc cái thời an nhàn trên Tây Sơn thượng. Về đây trăm công nghìn việc, mệt ơi là mệt. À quên, khi hôm cháu với thằng Lữ ngủ đâu?

An trả lời. Bà Hai không tin hỏi lại:

- Thật không? Cái nhà trống hoác đó, chỗ đâu mà ngủ. Giường chiếu đâu còn nữa!

Nghe An nhắc đến tên Huệ, nét mặt bà Hai sa sầm lại. Vẻ hào hứng biến mất. Bà lúng túng, chưa biết xoay trở thế nào y như một người làm trò ảo thuật bị kẻ chơi khăm mách trước cho khán giả cách lanh tay lẹ mắt để lừa dối kẻ khác. Bà lo lắng hỏi:

- Sao cậu Huệ biết cháu về?

An thành thật đáp:

- Cha cháu có gửi cho anh ấy lá thư. Tụi cháu nhớ An Thái quá, không chịu ở lại Kiên Thành. Cha cháu cản không được, lại quá lo cho tụi cháu, nên nhờ cậu mợ với lại... với lại nhờ anh Huệ để mắt giúp đỡ cho.

Cách nói dè dặt và khéo léo của An phần nào khiến bà Hai thỏa mãn tự ái. Và để chứng tỏ mình còn ân cần giúp đỡ cháu hơn cả người khác, bà lôi An đi hết nhà này đến nhà nọ, quyết tìm cho cháu một ngôi nhà vô chủ đầy đủ tiện nghi nhất, cao sang nhất, mát mẻ nhất, bàn ghế giường tủ chắc chắn quí giá nhất. An mất cả buổi sáng để theo mợ, kiên nhẫn nghe mợ khoe khoang lòng độ lượng nhân từ của mình đối với gia đình bọn hào lý còn kẹt lại. Đi hết một vòng bảy, tám ngôi nhà vô chủ, bà Hai hỏi An chọn cái nào. Bà kinh ngạc đến sững sờ khi nghe An xin cho ở ngôi nhà cũ của Hai Nhiều!
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:36:46 pm »

An trở về nhà đã thấy Huệ cho người đến sửa sang cửa ngõ cho hai chị em. Họ gồm ba người: một thanh niên tóc hơi quăn, mặc cái áo đã rách ở vai trái và một cái quần đen dài gần tới đầu gối; một người đã đứng tuổi để râu cằm, cử chỉ đĩnh đạc ăn nói kẻ cả, hình như xuất thân thợ mộc nên luôn miệng sai bảo hai người kia với giọng chắc nịch tự tin. Người thứ ba ở trần, da hơi tái, trên lưng phía dưới vai độ một gang tay có cái bớt màu xanh hình giống y như một hạt đậu phộng. Vì mải lo mài đục và quay lưng về phía An, nên An không nhận ra được người thợ này già hay trẻ. Bác thợ cả hỏi An:

- Chúng tôi chờ cô về. Từ sáng đến giờ tôi mới cho phá các chỗ vách rữa để lấp khuôn cửa cho dễ thôi. Ý cô thế nào?

- Bác bảo gì ạ?

Người thợ cả nói:

- Cô muốn chúng tôi tháo cửa mấy nhà hoang gần đây lắp vào nhà này, hay làm tạm khuôn cửa tre?

An vội đáp:

- Nhà của người ta mình phá sao được, lúc họ về làm sao ở?

Người thợ ở trần đang mài đục quay lại phía An. Cô không tin mắt mình. Gã khùng còn đây à? Sao tóc tai ông ta gọn ghẽ ngay ngắn thế! Nhất là đôi mắt. Vẻ lạc lõng, hoang dại biến mất. An đọc thấy ở cái nhìn ấy vẻ mừng rỡ gói ghém vừa phải bằng sự tự chế và trầm tĩnh của một người bình thường.
Không chờ An lên tiếng trước, “gã khùng” nói:

- Lâu quá phải không cô bé. Giờ cô đã lớn hẳn ra rồi!

An xúc động lắp bắp hỏi:

- Chú... chú còn sống à?

- Tôi đã nhớ lại tên mình rồi. Tôi tên Mịch, anh ruột thằng Mẫm.

An thắc mắc hỏi:

- Nhưng sao chú... chú Mịch hết...

An không dám nói tiếp. Mịch cười:

- Hết khùng chứ gì! Phép lạ đó. Chính tôi cũng chưa hiểu tại sao. Gặp lại thằng Mẫm em tôi, ban đầu tôi ngờ ngợ. Rồi tự nhiên, tôi nhớ hết. Thế mới khổ! Tôi còn nhớ như in cả cái thời tôi gánh gạo giúp cô ngoài chợ An Thái nữa. Kỳ lạ không.

Lãng thấy chuyện lạ, bỏ chổi xán lại gần. Cả hai người thợ kia, đã nghe biết chuyện gã khùng, vẫn còn tò mò đến gần chỗ An và chú Mịch đứng để nghe chuyện. Lãng cười hỏi:

- Thế chú còn nhớ mấy câu hát không?

Mịch cười đáp:

- Nhớ chứ. Nghề nghiệp của tôi mà!

An thấy lạ vội hỏi:

- Nghề nghiệp! Chẳng lẽ chú là kép hát?

- Vâng. Trước kia tôi là kép chính của một đoàn hát bộ.

Bác thợ cả chen vào:

- Anh ta hát hay ra phết. Lâu lâu đi gác chung, bọn tôi xúm lại nghe hát, quên cả giáo mác. Sau phải cắt anh ta làm việc khác, để khỏi làm rối các phiên canh.

An nổi tinh nghịch hỏi:

- Chú hát hay thế, chắc lúc trước các cô đào hát chung với chú mê chú lắm. Chú còn nhớ họ không?

Tự nhiên nét mặt chú Mịch biến đổi. Da tái hơn. Ánh nhìn trở lại hoang dại và hung dữ. An sợ hãi, chưa hiểu mình vô tình xúc phạm đế điều thiêng liêng thầm kín nào đó của chú. Mịch lấy lại được bình tĩnh, cố gượng cười bảo An:

- Tính tôi vụng về với đàn bà nên không có ai mê đâu. Chỉ có nhà tôi dại dột...

Mịch nghẹn lời không nói tiếp được. Lãng tò mò hỏi:

- Chú có vợ à? Thím ấy đâu?

Mịch buồn rầu đáp:

- Tôi cũng không biết nữa.

Lãng hỏi:

- Chú quên rồi sao?

- Quên sao được.

Mịch quay về phía An. Cô ngượng đến đỏ mặt vì cái nhìn ngưỡng mộ say dại mà từ thời trước, thời An làm hàng sáo ở chợ An Thái, An đã thắc mắc ái ngại không hiểu tại sao. Chú Mịch cố dằn xúc động, bảo An:

- Nhà tôi có khuôn mặt giống y như cô. Giống như hai giọt nước. Sáng nay chính tôi đã bảo Mẫm cho tôi đến đây sửa nhà để gặp lại cô. Thế mà lúc cô về, tôi sợ, không dám quay lại nhìn nữa. Tôi cứ tưởng nhà tôi đã biết tôi ở đây nên bỏ hết, tìm về.
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:37:35 pm »

An vội hỏi:

- Nhưng hiện giờ thím ấy ở đâu?

Giọng Mịch ngậm ngùi:

- Trước, thì chắc chắn ở nhà thằng khốn nạn đó. Bây giờ không hiểu ở đâu. Kể đã lâu lắm rồi!

Mọi người đoán: “lại thêm một vụ phụ tình”, ái ngại nhìn chú Mịch, không dám hỏi thêm nữa.

*

*    *

Suốt mấy ngày lo dọn dẹp, xếp đặt chỗ ăn chỗ ở, hai chị em ít có thì giờ rỗi để ngồi nói chuyện lâu với nhau. Thế mà, lạ một điều là dường như lúc nào, cả An lẫn Lãng đều nghĩ: mình phải tâm sự với chị, với em điều này, không thể giữ riêng canh cánh bên lòng được. Cả hai đều muốn nói, và đều sợ nói ra. Đôi lúc họ nói quanh, mới mon men chạm đến điểm chính lại e ngại, lảng qua chuyện khác.

Đêm hôm ấy trăng non, không có gió. An nôn nao không ngủ được, ngồi dậy nhìn ánh trăng mờ bên kia cửa sổ song tre. Cô ngồi lặng yên trong bóng tối một lúc, lòng thêm xao xuyến. Có cái gì vô hình cuốn hút An bên kia vườn. Không thể dằn được nữa, quên cả sợ hãi, An đi ra phía cửa lớn, qua vườn nhà cũ.

Cửa lớn chỉ khép hờ. An trách thầm em lơ đãng quên cài then trước khi đi ngủ, liếc mắt nhìn vào góc tối nơi Lãng ngủ, rón rén bước ra thềm. Theo lối đường mòn quen thuộc ngày xưa An vẫn qua lại xách nước, An lần dưới trăng mờ tìm đến chỗ có lẽ là nhà bếp. Mấy mảnh vỡ của cái ang chứa nước vẫn còn đó. Cái gáo đã mất cán, sọ dừa khô cưa đôi cũng đã bể. An đang bùi ngùi đưa mắt tìm dấu chu vi chái bếp, thì nghe phía bụi tre cháy có tiếng chân người. Cô sợ đến nổi gai ốc, chân ríu lại không bước được nữa. Chính lúc đó, Lãng cũng vừa nhận ra chị. Lãng thì thào hỏi:

- Chị An phải không?

An mừng rỡ, cũng hỏi:

- Chị đây. Em phải không?

Bao nhiêu dè dặt, giấu diếm nhau chỉ trong một thoáng cởi mở ra hết. Hai chị em muốn tìm dấu vết những kỷ niệm. Những dấu vết cháy sém hoặc đã thành tro than, bụi bặm, nhưng hai chị em cứ nghĩ thứ tình cảm hoài cổ ấy yếu đuối, vụn vặt quá, không đáng thổ lộ với người kia. Thương làm gì một mảnh gáo vỡ trong khi chung quanh đây cuộc chuẩn bị giao chiến đang rộn rã, hào hứng, gươm giáo chất đống, quân lính rầm rập tập luyện. Rồi sẽ còn biết bao nhiêu đổ vỡ mất mát khác. Thương làm gì những xác quá khứ lặng lẽ và vô nghĩa! Ý nghĩ ấy ngăn hai chị em qua bên kia vườn, nên đêm nay họ lén một mình qua đây, giấu sự yếu đuối dưới trăng mờ. Không còn gì để dè dặt nữa, An hỏi Lãng:

- Em có biết chỗ mình đang đúng là đâu không?

Lãng hiểu ngay câu hỏi mơ hồ của chị. Suy nghĩ một lúc, nhìn quanh để định hướng, rồi nói:

- Hình như là chỗ kê cái tủ.

- Chắc không?

- Có lẽ đúng. Chị cứ lấy cái ngõ phía bên kia làm chuẩn. Đây là cửa chính. Cửa sổ nhà trên ở đây. Cái bàn nước ở chỗ này. Chỗ cha nằm. Còn đây, chết, em lầm rồi. Đây phải là chỗ đặt cái bàn đọc sách của cha. Còn chỗ kê tủ ở chỗ kia.

- Buồng của mẹ chỗ nào?

- Chỗ này. Cửa thông xuống bếp đây. Chị có thấy dấu tro ở đấy không?

- Không. Vả lại nhà cháy, đâu đâu cũng sém đen, đâu đâu cũng vương vãi tro than. Làm sao tìm dấu tro bếp được.

- Chị căn cứ vào cái ang nước mà đoán. Từ ang nước vào bếp, chị nhớ không, hơi xa đấy. Em nhớ mỗi lần chị sai em đi múc nước, em ì ạch thở dốc vì đường xa. Chắc chái bếp phải ở kia.

Không đúng đâu. Chị khám phá điều này, Lãng ạ: Từ hôm mới về, chị thấy khu vườn cũ hẹp quá. Cả cái nhà lá mới của cậu mợ cũng vậy. Thấp lè tè, chật chội. Hoặc mọi sự vẫn vậy nhưng ta đã lớn. Hoặc tuổi nhỏ tầm nhìn ta hẹp, ta sai lầm. Từ ang nước vào bếp không đầy ba bốn bước. Làm gì em phải thở dốc vì mệt nhọc!

- Chị nói đúng. Em cũng vậy. Em bỡ ngỡ, không ngờ mọi cảnh cũ đơn sơ, nhỏ nhắn quá. Vâng, bếp ngày xưa phải ở đây. Tức cười thật, chỉ cách chỗ ang nước có mấy bước.

- Chị hiểu rồi. Lúc nhỏ em còn suyễn nặng. Xách cái ấm nước lớn đi có bấy nhiêu bước đã quá sức em rồi. Hồi đó em làm khổ mẹ không ít.

An nhớ rõ mẹ đã bị mất trí từ hồi về An Thái, và Lãng chỉ làm khổ chị mà thôi. Vì khiêm nhường, An nói tránh đi. Lãng không nhận ra điểm nhũn nhặn tế nhị, hỏi An:

- Mẹ bây giờ ở đâu chị nhỉ?

An cảm động thều thào đáp:

- Làm sao chị biết được. Chị tin mẹ luôn luôn ở gần chúng ta, phù hộ gia đình của mẹ.

Tuy nó thế nhưng cả hai chị em đều bắt đầu sợ bóng tối. Tim họ đập mạnh. Dọc xương sống họ, cảm giác lành lạnh cứ lan dần lên phía trên, càng ngày càng đậm thành cảm giác tê dại. Và dễ hiểu là trong các trường hợp ấy, họ không lẩn tránh mà cứ dấn sâu vào sợ hãi như một kẻ sa lầy, không còn cách nào khác, Lãng hỏi chị:

- Hình như cái giường mẹ nằm đặt đúng chỗ này. Chị còn nhớ hôm mẹ mất không?
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:37:56 pm »

- Nhớ. Chính em khám phá ra mẹ đã tắt thở, trước ai hết.

- Mai mình đi thăm mộ mẹ.

- Ừ, mai.

Gió tự nhiên thổi mạnh, bụi tre xơ xác kêu lao xao. Thân tre cọ vào nhau kẽo kẹt. Bấy giờ hai chị em đều sợ thật sự. An hỏi em:

- Ta vào nhé?

- Chị lạnh không?

- Lạnh. Vả lại quá khuya rồi. Mai ta phải lên thăm mộ.

*

*      *

Bẵng đi khoảng bốn năm ngày, An không thấy Huệ tới thăm. Cô sượng sùng với chính mình, nhất là những lúc nghĩ đến động cơ thầm kín từng thúc đẩy mình về phía An Thái, bất chấp lời hơn thiệt của cha. An đâm ra cau có với Lãng, một cái cớ nhỏ cũng đủ cho hai chị em hờn dỗi, dằng xé lẫn nhau. Chưa bao giờ Lãng thấy chị khó tính như vậy. Bỏ nhà đi lang thang chỗ này chỗ khác xem quân lính tập luyện bị mắng là đồ vô tích sự. (Lại “vô tích sự”. Lãng ghét cay ghét đắng ba cái tiếng ấy). Nằm nhà cả ngày lo cơm nước, cho An lên giúp cậu làm thẻ bài, lại bị gọi là đồ dán ngày, quân chết nhát. Lấy cuốc dẫy bớt cỏ ngoài sân, bị bắt bẻ làm dối. Lãng chịu không nổi, gần muốn quát lên:

- Chị vừa vừa thôi chứ. Ai hành hạ chị, mà chị về hành hạ lại tôi!

An cứ để cho em hiểu lầm rằng cậu Hai Nhiều không bằng lòng về cách làm việc của An. Cô bồi hồi tự hỏi: Ai hành hạ ta? Ai? Chỉ có mình tự hành hạ mình thôi! Cô hối hận, tìm cách giảng hòa với Lãng. Được một buổi rồi đâu lại hoàn đấy!

Buổi chiều Huệ đến thăm, hai chị em vừa làm lành với nhau sau một cuộc cãi cọ gay go. Mặt Lãng còn đỏ vì chưa nguôi giận. An còn mím môi, mắt nhìn đăm đăm. Huệ chưa hiểu vì sao hai người đều ủ dột cau có, hỏi An:

- Có chuyện gì vậy?

An chối:
 
- Không có gì đâu anh.

Cố tươi cười. An hỏi:

- Chắc anh quên mất tụi này rồi?

Biết An trách khéo, Huệ vội nói:

- Tôi vừa mới từ An Vinh về.

Trong một chớp mắt, mọi nghi ngờ hờn oán tiêu tan hết. An hớn hở hỏi:
- Bên đó có gì lạ không anh? Có rộn ràng như bên này không?

Huệ do dự một chút rồi đáp chung chung:

- Ông Tuyên (Bùi Đắc Tuyên) chịu khó lắm. So với toán ông Tuyết ngoài Thuận Truyền, bên An Vinh có qui củ hơn nhiều.

Rồi Huệ hướng câu chuyện sang ngả khác. Huệ thân mật hỏi:

- Hai chị em vừa giận nhau?

An không chối nữa. Cô gật đầu nhẹ, mắt liếc dò thái độ của Lãng. Cô yên tâm khi Lãng hết vẻ giận. Huệ đem sự đầm ấm chân tình cho cả hai chị em, vì cả hai người đều thương và phục Huệ. An thú thật:

- Vâng. Chỉ tại em. Không hiểu sao mấy hôm nay trong người em không được khỏe. Lãng nó ghét cái tính bẳn gắt của em quá rồi!

Huệ nói lấy lòng An:

- Tại thay đổi khí hậu đấy. Thời tiết mùa thu ở đây trái chứng lắm. Nắng đó rồi lạnh đó. Ủa sao mấy cái cửa họ chữa bôi bác thế kia? Tôi đã dặn họ rồi mà!

Lãng hiểu ý Huệ, vội đáp thay chị:

- Không phải lỗi họ đâu anh. Tụi này không muốn gỡ của nhà người ta về làm đẹp nhà mình. Em nghe cậu Hai tức cành hông khi về đây thấy mấy khuôn cửa đã bị gỡ mất. Mình thế nào, người ta cũng thế. Tưởng tượng lúc họ trở về biết được hai chị em đã ăn cắp cửa nhà họ...

Huệ phì cười:

- Khéo vẽ chuyện. Làm gì có chuyện trở ngược được thời thế. Một là chúng nó trốn luôn không dám vác mặt về đây nữa. Hai là chúng nó về, nhưng nem nép, lốm thốm như thằng ăn vụng. Gan to bao lớn mà dám hoạnh họe đòi của!

Lãng được dịp tìm đúng người có thể giải đáp các thắc mắc của mình, vội hỏi Huệ:

- Anh tin chắc như vậy sao?

Huệ ngạc nhiên nhìn Lãng, hỏi lại:

- Lãng không tin như vậy sao?

- Không phải vậy. Em tin chứ.

Huệ cười to, hỏi với giọng kẻ cả:

- Lãng tin điều gì nào?
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:38:40 pm »

Lãng tức, nói một mạch:

- Em tin là cuối cùng ta phải thắng. Nhưng trước hết phải hỏi: “Ta là ai” đã. Là bọn đầu trộm đuôi cướp còn ở trong hàng ngũ chúng ta, mà thắng hay bại được đo lường bằng số của cải cướp bóc trong cảnh hỗn loạn ư? Là những kẻ hiếu sát thắng bại căn cứ vào số xác chết ư? Là những kẻ hám danh thích ngắm kẻ yếu lấm lét quị lụy trước mặt mình ư? Những bọn đó thắng, có nghĩa là cái ác, cái xấu, cái dơ dáy thô bỉ thắng. Có nghĩa là... nghĩa là...

Bị xúc động quá, như mọi lần, lưỡi của Lãng líu lại, lời nói lắp bắp. Lãng tìm mãi chưa ra ý để nói tiếp. Huệ mỉm cười, kiên nhẫn chờ đợi. An cứu viện em:

- Lãng nó có cái tật mỗi lần hăng hái, thường nói quá mức thường. Nhưng em thấy nó cũng có phần đúng. Như chuyện mấy khuôn cửa lúc nãy. Em cương quyết không cho mấy bác đi gỡ nhà người ta, vì dù họ có trở về hay không, đã gỡ đồ kẻ khác tức là mình đi ăn trộm rồi. Bàn tay có lật ngược hay vẫn nằm xuôi, thì ăn trộm vẫn là ăn trộm. Vẫn là điều đáng xấu hổ. Em cũng tin nhất định ta sẽ thắng. Ta, là những kẻ tốt. Là những người tin vào công bằng, lòng thương người, vào lẽ thiện. Những người có nhân nghĩa, có cương thường.

Huệ hết nhìn An lại nhìn Lãng, ánh mắt nghiêm nghị nhưng pha lẫn giễu cợt nhẹ nhàng. Chờ cho cả hai chị em nói xong, Huệ chậm rãi bảo:

- Những gì An và Lãng nói lý thú lắm. Thông thường nhiều người chỉ biết cử động, hò hét, múa may như cái máy, không soi gương để tự hỏi ta hò hét múa may như thế để làm gì. Nhưng cũng có nhiều người cứ thắc mắc hỏi vì sao phải thế? Tại sao phải làm thế này mà không làm thế kia? Làm xong rồi sẽ đi đến đâu? Tự mình cắt hết gân cốt, trở nên bạc nhược, không góp được gì cho đời cả. Ở đây ta chỉ bàn về những chuyện vừa phải, ai cũng thấy được, trong tầm tay của số đông. Như câu hỏi của Lãng. Lãng hỏi: Ta sẽ thắng, nhưng ta là ai, có phải cái bọn chuyên đón cơ hội hỗn loạn giở trò trộm cắp, hiếu sát, hiếu danh hay không. An thì bảo không thể được. Nhân nghĩa, cương thường phải thắng. Nếu bây giờ tôi đi xa hơn một chút, hỏi lại hai chị em: Thế nào mới đúng là nhân nghĩa? Thế nào mới hợp cương thường?

Lãng đáp nhanh:

- Sách nho đã giải nghĩa cặn kẽ rồi. Cả anh nữa, anh đã từng thuộc làu từng câu, từng chữ từ thời... từ thời cha em mở trường học trên cái nền này này. Anh nhớ không?

Huệ không muốn cho những kỷ niệm yêu dấu lôi cuốn mình lạc hướng, vội vã nói:

- Dĩ nhiên tôi nhớ rõ, nhớ đủ. Nhưng sách nho càng về sau càng trở thành cái thớt cho bọn vua chúa tham bạo kê đầu dân đen lên đó mà chặt. Bọn phủ huyện không thuộc làu sách nho hay sao? Thực ra họ đã làm gì. Lãng biết rồi. Nhân nghĩa là những tiếng khô khan, là những cái sườn, ai có thế có lực thì mặc sức phủ lên đó thứ gì cũng được. Quan phủ hiểu nhân nghĩa không giống như dân đen. An đã biết rồi, chúng rêu rao khắp nơi, gọi chúng ta là giặc, là bọn vô lại, là quân vong mạng do căn cứ ở nhân nghĩa, dựa vào nhân nghĩa. Ta phải mạnh dạn vững vàng tin rằng nhân nghĩa của ta là nhân nghĩa thực, còn nhân nghĩa chúng rêu rao là đồ giả, thì mới hăng hái được chứ. Thời thế đã lật ngược, sức mạnh về tay dân nghèo. An, Lãng không thấy ta hô lên một tiếng, bốn phương đã rầm rập hưởng ứng hay sao. Dĩ nhiên phải có hỗn loạn. Dĩ nhiên cũng có kẻ xấu nương vào hỗn loạn để kiếm của. Đổi đời rồi mà! Trật tự, êm thấm sao được. Trật tự cũ đã đổ nát, rệu rã. Ta lại lập nên một trật tự mới. Ta định nghĩa lại mấy chữ nhân nghĩa, cương thường, thiện ác trong sách nho theo cách của ta.

An bị lời Huệ cuốn hút, quên mất đường về. Huệ đã dừng mà cô còn ngẩn ngơ, chưa biết mình đang ở đâu. Lãng thì e dè hỏi:

- Nếu thực có một thứ trật tự mới, thì những người như cha, như em, có chỗ nào đặt chân không? Anh biết chưa: Cậu Hai Nhiều dọa sẽ không cấp thẻ bài cho em đấy!

Huệ hỏi Lãng:

- Nhưng trước hết Lãng cho tôi biết Lãng định làm gì đã! Chẳng lẽ Lãng về tận đây, chỗ đầu tên mũi đạn nguy hiểm này, để cả ngày chờ nấu cơm giúp An. Nếu thế thì cần gì phải đeo thẻ bài.

Lãng bị chạm tự ái, giận dữ đáp:

- Tôi chẳng cần đeo thứ gì hết. Chẳng cần xin xỏ ai hết!

Huệ biết mình vụng lời, nhưng đồng thời cũng thấy phải chờ dịp khác mới nói cặn kẽ cho Lãng hiểu. Lãng không thể đứng ngoài, trong khi tất cả trai tráng đều vào đội ngũ, ngày đêm luyện tập để chuẩn bị đối đầu với quân triều. Huệ đến thăm hai chị em với ý định khuyến dụ Lãng về với mình, vừa che chở vừa thúc đẩy Lãng nhập cuộc. Huệ biết rõ tính Lãng. Lãng sẽ vấp ngã nếu đi với kẻ khác. Anh thất bại, nhưng nhớ lá thư gửi gấm của thầy, Huệ tự hứa sẽ kiên nhẫn đợi dịp thuận tiện hơn.

*

*     *


Đêm ấy An không tài nào chợp mắt. Cô cứ trăn trở hoài. Đêm không cùng. Đầu cô nặng. Cảm giác tê dại căng thẳng từ hai bên thái dương loang dần ra sau ót, rồi truyền xuống xương sống. Da trở nên mẫn cảm hơn, vạc giường làm đau từng thớ thịt.

An nhắm mắt lại, cố giỗ giấc ngủ bằng cách đếm, từ một lên một nghìn, đếm thật nhanh để trí óc không kịp nghĩ đến những chuyện nhọc lòng. Cô đếm đến một nghìn, nghỉ một chút, chưa thấy hiệu quả gì, vội vã bắt đầu lại từ số một. Mấy lần đếm đi đếm lại như vậy mà mắt An vẫn ráo hoảnh.

Đã như thế thì thôi, cứ nhìn thẳng vào nỗi khổ tâm của mình. Đừng nhắm mắt nữa! An mở to hai mắt, nhìn lên bóng đêm. Trăng đã sáng hơn đêm trước, gió lâu lâu nổi lên từng cơn, lá chuối đập vào nhau xao xác.

Trí An hoang mang chưa hiểu rõ mình. Cô nói thầm để buộc ý tưởng vào khuôn khổ, xếp đặt cho có mạch lạc trước sau. An nhắm mắt lại nói một mình:
Logged
Trịnh Thanh Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2009, 03:40:01 pm »

- Ta không ngủ được. Không tài nào ngủ được. Tại sao vậy? Đêm hôm trước lòng ta cũng ngổn ngang lo âu nhưng cuối giờ hợi ta thiếp đi, ngủ ngon một giấc đến gà gáy. Đêm nay đã qua giờ tý rồi. Cái gì quấy rầy ta? Cái gì khiến ta thao thức? Nếu thực sự có cái gì đó thì nhất định phải xảy ra trong ngày hôm nay. Buổi sáng Lãng không chịu dậy sớm nấu cơm. Hai chị em gây nhau, nhưng điều đó xảy ra như cơm bữa ta có để tâm đâu. Gây nhau rồi làm lành với nhau, lòng hai chị em không chút bận tâm. Nhất định không phải do Lãng.Cậu Hai Nhiều lại kênh kiệu phách lối quá đáng đối với bà cụ mẹ ông ký lục. Bà cụ van xin hết lời mà cậu nhất định không chấp thuận. Mình thấy bất nhẫn, muốn giúp cho bà cụ, nhưng làm thế thì còn ra thể thống gì nữa. Cậu Hai muốn ra uy cho dễ làm việc, hoặc cho bớt những vụ tranh tụng vụn vặt. Giá mình ở vào địa vị cậu, không biết mình phải làm thế nào. Trường hợp bà cụ cũng khó xử. Buổi trưa mình nuốt cơm không nổi, chỉ vì hình ảnh một bà lão tóc bạc phơ ngồi khóc lặng lẽ ở chái đình. Nước mắt không đủ thấm ướt đôi hốc mắt sâu. Ta không ngủ được vì bà lão chăng? Không. Mấy hôm trước ta cũng gặp cảnh ấy. Thế thì cái gì hở trời!

Đêm nay chỉ có một mình ta thức, một mình ta lẩm bẩm cho ta nghe, tại sao ta còn tự dối lòng. Ta còn sợ ai chế diễu nữa đâu mà loanh quanh tìm kiếm. Cái gì khiến ta thao thức? Can đảm lên An! Mày phải nói rõ với mày điều mày giấu diếm và cả thẹn, vì tự ái, vì đủ thứ lý do. Mày phải nhận đi! Mày không ngủ được là vì anh ấy.

An muốn ngộp thở vì sự can đảm phi thường của chính mình, diện đối diện với cái sự thực nồng nàn nhưng hứa hẹn bao nhiêu khốn khổ xao động này. Cô ngồi hẳn dậy, dựa lưng vào vách để cố trấn tĩnh. Một lúc sau, An cảm thấy dễ thở hơn. Cô tiếp tục cuộc độc thoại trong bóng tối:

- Phải. Ta thao thức trăn trở chỉ vì anh ấy. Chỉ có anh ấy mới khiến ta khốn khổ như vậy. Nhất định vì anh ấy. Nhưng kìa, anh ấy đã làm gì lầm lỗi với ta? Anh ấy vẫn tế nhị, hòa nhã, khéo léo từng lời từng tiếng. Không có thể bắt bẻ anh ấy điều gì được. Anh ấy thông minh, giỏi lý luận. Mình tưởng hai chị em có thể dồn anh ấy vào ngõ bí, nhưng cuối cùng chính Lãng phải nổi nóng vì thất thế. Lãng muốn đặt câu hỏi từ nguồn gốc của mọi sự, muốn xét lại toàn bộ cái nền của tất cả hình ảnh, biến cố, sự kiện, tưởng bằng cách đó có thể làm lung lay toàn thể cuộc sống quanh mình. Nhưng anh ấy lại dùng chính phương pháp của Lãng để xét lại toàn bộ lý luận của Lãng.

Bất giác, An mỉm cười. Trăng non ngoài vườn sáng hơn, bóng song cửa sổ đổ trên đầu giường. Gió không đủ mạnh để lay mấy tàu lá chuối, nên An nghe được tiếng côn trùng thủ thỉ. Lòng An vui vui. Cô lại nằm xuống, tự nhủ chắc chắn thế nào mình cũng chợp mắt được. Nhưng thật lâu, thật lâu, lòng An cứ bập bềnh. Nỗi hoang mang còn đó. Câu hỏi “Ví sao ta thao thức” chưa tìm ra lời đáp. An lại nói thầm:

- Nhất định tại anh ấy. Mình nhớ rõ sau khi anh ấy ra về, lòng ta bùi ngùi, như vừa có điều gì ê chề, thất vọng. Ta không nhận được những gì ta mong chờ, ta chờ gì nào? Làm sao ta quên được buổi sáng hôm ấy, buổi sáng có gió rừng báo bão anh ấy đến thăm hai chị em trước khi về xuôi. Anh ấy bảo chuyến này sắp được về quê rồi. Ta bảo anh ấy em làm gì có quê mà về. Thành thực mà nói, thì mình cũng nói quá cho ra vẻ bi thương, chớ lúc nào mình cũng nghĩ An Thái là quê hương. Quả nhiên anh ấy cảm động. Anh ấy bảo nơi nào có những kỷ niệm đẹp nhất nơi đó là quê hương. Còn kỷ niệm nào đẹp cho bằng những ngày cũ ở khu vườn này, ở ngôi nhà đã cháy cách chỗ ta nằm không bao xa. Anh ấy nhắc đến ngôi nhà quay mặt về hướng tây, đến nhà học, đến chuyện cây gạo “thơm tho”, đến mấy đám ruộng miễu... ta liều lĩnh về đay để cùng anh ấy ôn lại những kỷ niệm, chỉ cho anh ấy đây là chỗ anh ngồi nghe cha giảng sách, đây là chỗ anh bắt gặp em đang thổi lửa nấu cháo cho Lãng, đây là chỗ em ngại ngùng bảo “Đừng, anh Huệ ạ”, đây là chỗ chúng mình đứng cãi nhau ỏm tỏi để tìm cho ra thủ phạm thay thế cây gạo. Đây là chỗ... Đây là chỗ... Đã đứng với nhau ngay trên cái nền của bao nhiêu kỷ niệm yêu dấu, đã liều lĩnh bất chấp mọi can ngăn để có cái dịp nghìn năm một thuở chiều nay, thế mà anh ấy đã làm gì nào? Đã nói gì nào? Chỉ toàn chuyện tầm phào, viển vông. Hóa ra buổi sáng hôm ấy trên Tây Sơn thượng, cũng như ta, anh ấy chỉ thơ mộng hóa cho vui mà thôi. Mất công ta mơ ước, liều lĩnh, trông ngóng. Mất, mất hết rồi!

An tấm tức khóc. Nước mắt ứa ra, chảy xuống tai, lành lạnh. Cô thấy lòng cay đắng, ngao ngán.

- Tại sao lại có thể lầm lẫn tai hại như vậy! Anh ấy đam mê, nhưng đam mê cái gì khác kia. Mắt anh ấy sáng lên, gần như hung bạo, khi anh ấy bảo ta phải lập nên một trật tự mới. Trong tia mắt đó ta rờn rợn thấy có lửa cháy, có gươm giáo quyết đâu, có máu đổ. Anh ấy không còn thấy mình trong cái trật tự mới ấy. Mình không cao hơn tầm giáo, không sáng hơn ánh đuốc. Mình chỉ là một thứ vật vờ, chẳng những không quan trọng mà còn cản trở cho bước chân của anh ấy. Ôi! Ta lầm lẫn biết bao! Mà cũng tầm thường biết bao! Phải, ta chỉ muốn được sống tầm thường. Muốn được anh ấy nhìn ngắm như một người con gái tầm thường, biết hờn dỗi, ganh ghét, thích chiều chuộng, ưa hào nhoáng, tham của cải và danh vọng. Thích được nhìn ngắm một cách sỗ sàng, thích được ôm ấp, mơn trớn, vuốt ve. Được sống với cảm giác say dại ta từng đêm tưởng tượng trong giấc ngủ. Giá anh ấy nhìn ta như Lợi! Phải, ta thích được anh ấy nhìn ta như cách nhìn của Lợi. Mấy ngày ở Kiên thành. Lợi cứ quấn quít bên ta, pha trò, nịnh nọt ta. Nhìn chằm chằm vào ngực ta, đến nỗi quên cả liến thoắng. Lại còn áp mặt vào cái áo ta vừa thay nữa! Ta lạnh cả xương sống khi chứng kiến cảnh tượng khác thường như vậy, nhưng đồng thời ta sung sướng vì hãnh diện. Vì được ao ước, thèm thuồng. Trời hỡi! Ta tầm thường biết bao! Anh ấy xa cách với ta biết bao! Làm sao bây giờ? Làm sao?

Càng nghĩ An càng khổ tâm, tuyệt vọng. Nước mắt cô tuôn trào. Sợ Lãng nghe mình khóc, cô lấy cánh tay che miệng lại. Khó thở, cô càng tấm tức, khóc to hơn. May cho An là đêm đó Lãng say ngủ, không biết chị đã thức suốt đêm để thì thầm, khóc lóc một mình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM