Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Năm, 2024, 02:14:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 311187 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
CaoBaLanh
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #80 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 09:21:26 am »

Em đợi đoạn này lâu lắm rồi đấy cụ PCTK ạ!
Em cứ nghĩ với con người đi mây về gió, vừa phong trần trận mạc vừa dạt dào thi phú như cụ thì các em mê phải biết

Rốt cuộc là bác gái bây giờ phải không cụ?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #81 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 03:22:37 pm »

 Hôm đó tôi không nhìn thấy mặt "cô bé" bởi vì phải bước né qua kẻo ngọn tóc đang quay vù vù thế kia mà vút vào người thì rát lắm. Thế rồi định phận lại ghép chúng tôi lại được với nhau mới thật lạ lùng ! Về sau, tôi có đến thăm nhà một vài lần nữa nhưng với tâm trạng hoàn toàn vô tư, không hề hay biết rằng sợi tơ trời đã vương và dần dà cứ ngày càng ràng buộc chúng tôi chặt hơn. Thưở đó, vào dịp vắng những đợt oanh kích của địch và bố trí được lực lượng trực thì đơn vị thường tổ chức cho một số phi công lên Tam Đảo nghỉ vài ngày để lấy lại sức, về tiếp tục trực chiến. Trong số bạn chiến đấu, tôi là người được  tự do nhất bởi không có gì vướng víu cả. Tôi thường đọc cho các bạn nghe bài "Tự cảm" của tôi :
   Trời Thu xanh thẳm, rộng mông mênh
   Gió cuốn mây trôi, dạt bập bềnh
   Chim trời chao cánh trong thương nhớ
   Tang bồng gánh nặng, gánh nhẹ tênh !
 Các bạn tôi thường cười và nói kháy : "Hãy đợi đấy ! Ngạn ngữ Nga có câu : tình yêu tự tìm đến, biết chưa ?". Ừ, đợi thì đợi thôi, sợ gì. Tôi có vài lần nhận được thư thăm hỏi của "cô sơn nữ". Nàng thì ở tận trên núi, khu ấy có độ cao so với mặt biển chừng 900 hoặc hơn 900 mét gì đấy. Cũng chỉ là những câu hỏi bâng quơ và tôi cũng viết trả lời cũng bâng quơ, thế thôi. Nhưng bỗng có lần khi nghe bài "Nụ cười sơn cước" với đoạn "Ai về sau dãy núi Kim Bôi, nhắn dùm tim tôi chưa phai mờ, hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trăng, một chiếc vòng sáng lóng lánh với nụ cười nàng quá xinh"... thì tôi cảm thấy tim tôi bỗng dưng đập không bình thường. Có điều gì đó không ổn đây. Mà không ổn thế nào thì tôi cũng chưa tưởng tượng ra nổi. Những chuyến xuất kích, những chuyến bay cơ động đi các sân bay làm ngắt quãng những câu hỏi của tôi tự đặt ra cho tôi.
Logged
lamcclpy
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #82 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 09:16:11 pm »

        Vậy là quả tên lửa phóng ra từ thần Cupid đang tầm theo nhiệt độ từ trái tim của bác PCTK đây! Chà, loại vũ khí mới này em chả biết gọi là gì nữa, chỉ biết hắn không "bắn hạ" mà chỉ "tăng lực" cho bác mà thôi.Tuy nhiên em chỉ nhắc khéo bác, nếu "ngày xưa" không phải là"bây giờ" thì...cẩn thận( Sắp đến ngày 8/3 rồi!!! )
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 08:44:57 pm »

 Rồi thời gian cứ chầm chậm trôi, ngày lại ngày ... và tôi thì lại hay nhớ với những nỗi nhớ như mơ hồ, vẩn vơ... Ngày xửa ngày xưa thì tôi cũng từng có một mối tình học trò - mối tình trong trẻo, vụng dại mà ngờ nghệch. Tôi cứ nhớ đến Nguyễn Bính với bài "Học trò trường huyện" :

   "Học trò trường huyện ngày năm ấy
   Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
   Những bữa học về không có nón
   Đầu đội chung một lá sen tơ

   Lá sen vương phấn hương sen ngát
   Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
   Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
   Theo về tận cửa mới tan mơ

   Em đi phố huyện tiêu điều quá
   Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
   Mà đến hôm nay anh mới biết
   Tình ta như chuyện bướm xưa thôi !"

 Bây giờ thì tôi đã thoát qua đời học trò, đã là một anh lính chiến rồi. Liệu có còn chăng chút "vương phấn hương sen" ? Chắc là không đâu.
 Rồi nỗi nhớ về em xảy ra thường xuyên hơn, nó không tản mạn nữa mà cứ lắng đọng dần dần. Các bạn chiến đấu của tôi như Tám Soát ( Nguyễn Đức Soát ), Bảy Việt ( Trần Việt ), Vũ Xuân Thiều ... thì có vẻ "vun vào" cho tôi tợn, nhưng tôi vẫn còn nhởn nhơ lắm, chưa hề có quyết định. Tôi biết mình cũng không thể chần chừ được lâu. Một thời đã có câu : "Nhất cự li, nhì tốc độ !". Với tôi thì "cự li" mình chẳng có vì cô sơn nữ thì tít tận trên núi cao, mình thì lại ở tận đồng bằng và lại thường xuyên đi cơ động nay đây mai đó, có lúc nào dừng ở đâu lâu đâu. "Tốc độ" thì cũng lại gần như không nốt, vì tôi vẫn còn đang "lững thững" thế này cơ mà. Thôi, biết thế nào được ? "Chỉ đâu mà buộc ngang trời" !

 Nhân dịp ngày Phụ nữ Quốc tế 8 - 3 xin được chúc tất cả các chị, các bạn gái, các em gái luôn luôn mạnh khỏe, luôn luôn tươi trẻ, luôn luôn vui vẻ và mọi chuyện luôn luôn suôn sẻ !

 Trở lại những ngày trước trận không chiến của biên đội Dũng - Khảo một chút. Theo tôi được biết thì từ đầu năm 1972 cho đến trận của biên đội Dũng - Khảo, ta có 10 trận không chiến và 1 trận đánh mục tiêu trên biển - đánh tàu chiến Mỹ ( vào ngày 19 tháng 4 của biên đội Lê Xuân Dị, Nguyễn Văn Bảy B ). Trong suốt thời gian ấy, ta có 2 phi công hy sinh ( anh Bùi Văn Long khi về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc ( Nội Bài ) và anh Hoàng Ích bị bắn hạ ở độ cao thấp, rơi ở khu vực nông trường 3 - 2 ( Quỳ Hợp, Nghệ An ), 5 phi công nhảy dù ( anh Vũ Đình Rạng vì thời tiết xấu không hạ cánh được nên phải nhảy dù và 3 phi công khác bị F-4 bắn, nhảy dù an toàn, 1 MiG-19 bị MiG-21 ta bắn nhầm cũng nhảy dù an toàn ).
 Sau một thời gian "chập chững" như vậy, Tư lệnh QC đã tổ chức họp rút kinh nghiệm, đã chỉ ra được những nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân ấy là trình độ tổ chức chỉ huy, phát hiện và theo dõi quản lí địch chưa chắc. Đồng thời sau một thời gian dài chiến thắng, một số bộ phận bộc lộ tư tưởng chủ quan ... Sau đó là có các biện pháp, giải pháp khắc phục và giao nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn mới. Và rồi là trận đánh thắng lợi của biên đội Dũng , Khảo vào ngày 27 tháng 4.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #84 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2013, 09:54:35 pm »

 Sau khi tôi nhảy dù khẩn cấp trong chiến đấu, đơn vị cho tôi đi nghỉ mấy ngày tại một nơi thuộc huyện Yên Lạc ( khu an dưỡng ở Đầm Vạc chuyển về đấy ). Tôi nghĩ rất nhiều về chuyện riêng tư của tôi và tôi quyết định ngược núi một chuyến. Tôi đạp xe đến chân suối. Từ đó lên là phải dắt bộ hươn chục cây số nữa. Trời nắng chan hòa ... Gió rừng ào ạt thổi ... Hương rừng ngào ngạt đưa ... Tâm trạng tôi xáo trộn, rối bời không thể nào sắp xếp ý nghĩ sao cho có hệ thống được. Thôi thì mặc, đến đâu thì đến, khi nào giáp mặt hẵng hay... Phải nói rằng, con gái ở độ tuổi dậy thì chẳng khác gì bông hoa bừng nở. Mấy năm trời tôi không gặp cô sơn nữ, đến bây giờ gặp lại, tôi thấy nàng như một người hoàn toàn khác lạ, không còn chút nào của bóng dáng "cô bé áo xanh" đứng quay tóc ngày nào nữa. Ra dáng lắm rồi. Tôi ở lại nhà chừng khoảng gần một tiếng đồng hồ với mọi thứ chuyện lan man, không đầu không đuôi, chẳng có một cái chủ đề nào cố định cả, rồi tôi xin phép gia đình lại xuôi dốc. Em chặt cành cây cho tôi buộc sau xe đạp. Mọi xe đạp khi xuống dốc đều phải buộc thêm cành cây to đằng sau xe ( ngoài việc phải phanh xe ) để tăng thêm ma sát, bảo đảm an toàn. Thực chẳng khác gì ngựa của quân Trương Phi ở cầu Tràng Bản trong chuyện Tam Quốc. Cây kéo sau xe cứ ràn rạt ... ràn rạt ..., bụi tung mù đường. Có lẽ đấy cũng là một trong những đặc điểm của xứ dốc Tam Đảo. Về đơn vị là tôi viết thư cho em liền. Tôi chuyển gam xưng hô " anh em" tự nhiên như từ thời xa xưa tới giờ chúng tôi vẫn xưng hô với nhau như vậy. Tôi nghĩ về em nhiều hơn. Một cái gì đó đã nhen nhóm, mỏng manh, nhưng bám bền chặt qua từng ngày, từng ngày ... Tôi vẫn lăn lộn với các chuyến xuất kích, với các trận không chiến, với các sân bay cơ động, nhưng lại nghĩ về em thường xuyên hơn ... Lạ thật ! Người dưng nước lã, mỗi đứa mỗi phương trời, kẻ dưới đồng bằng, người tít trên đỉnh núi ... Gặp gỡ nhau như thế rồi sao ý nghĩ luôn cứ vẩn vơ về nhau ... Liệu rồi có thể hiểu hết được về nhau hay không ?
 Cứ nghĩ ngợi miên man, rồi tôi lại chợt giật mình, nhỡ khi mình đặt vấn đề mà em lại không chấp nhận thì sao ?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #85 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 08:33:57 pm »

 Những ngày cuối chiến tranh, giữa lúc ác liệt nhất thì em xuống Trung đoàn tôi. Tôi thì lại cơ động về trực ở Gia Lâm nên chẳng gặp được. Rồi tôi nhận được thư tay của Vũ Xuân Thiều gửi cho tôi với những dòng ngắn ngủi : "Hiệp sĩ" thân ! Có lẽ cậu đã biết tin nàng sơn nữ đến đây từ 10 - 13/12. Mình và Soát có đến gặp cô nàng ở K-12 hôm 12/12. Thật tiếc vì đến muộn quá nên chẳng giúp gì được. Các cậu chẳng gặp được nhau trong dịp này. Nếu không bận hôm nay đưa cụ ông về Tam Đảo thì có lẽ tụi mình vận động được cô nàng đến Gia Lâm với cậu đấy. Rất rõ ràng là nàng sơn nữ muốn gặp cậu ở đây và muốn đến thăm cậu lắm nhưng còn ngại ngùng nên chưa dám đi thôi ..."
 Thiều viết gửi cho tôi được mấy ngày thì Thiều hi sinh khi đi đánh B-52. Chắc hẳn đấy là những dòng cuối cùng của đời một phi công anh hùng. Tôi cứ đọc đi đọc lại bức thư nhòa trong nước mắt. Tôi mất một người bạn trong những ngày chiến tranh sắp kết thúc. Tôi có được một người bạn tìm đến với tôi đúng lúc chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất, lúc chúng tôi gặp nhiều gian nan nhất... Hạnh phúc, mất mát, niềm vui, thương đau ... giữa chiến tranh - mọi thứ diễn ra cứ như hư ảo, thoắt hợp, thoắt tan ... quay cuồng đến chóng mặt !.
Logged
pvnaf
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #86 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 10:57:36 pm »

  Hạnh phúc, mất mát, niềm vui, thương đau ... giữa chiến tranh - mọi thứ diễn ra cứ như hư ảo, thoắt hợp, thoắt tan ... quay cuồng đến chóng mặt !.

Cảm ơn anh PCTK đã chia sẻ những câu chuyện ngắn nhưng chứa đầy cảm xúc và triết lý.

Nhân tiện nói về anh hùng LLVT Nguyễn Đức Soát, e xin phép hỏi về một câu chuyện nửa đùa nửa thật về anh. Đó là trên máy bay anh có 6 ngôi sao, thì có 5 ngôi sao là máy bay Mỹ và một ngôi sao là máy bay của ta. Nghe kể là khi được dẫn đường bay gặp địch, anh đã phóng tên lửa nhưng không may lại trúng vào 1 phi đội của ta bay từ hướng khác vào. Không biết câu chuyện nửa đùa nửa thật có đúng không bác PCTK?
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 03:24:44 am »

Những ngày cuối chiến tranh, giữa lúc ác liệt nhất thì em xuống Trung đoàn tôi. Tôi thì lại cơ động về trực ở Gia Lâm nên chẳng gặp được...
Tôi có được một người bạn tìm đến với tôi đúng lúc chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất, lúc chúng tôi gặp nhiều gian nan nhất... Hạnh phúc, mất mát, niềm vui, thương đau ... giữa chiến tranh - mọi thứ diễn ra cứ như hư ảo, thoắt hợp, thoắt tan ... quay cuồng đến chóng mặt !.
Đúng là gian nan cho tình yêu và hạnh phúc của phi công trong chiến tranh. Cháu nhớ mẹ kể nhiều lần đi về Hà nội ghé thăm ba nhưng ba lại bận trực chiến, có hôm cố chờ thì ba lại hạ cánh về sân bay khác.
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 01:18:16 pm »

Thật cảm phục các anh,những chiến binh dũng cảm.
Dù chiến đấu dưới mặt đất hay trên không,dưới biển hay trong lòng đất ở những thời điểm gian khó đó các anh đều là những anh lính kiêu hùng. Tình yêu,tình đồng đội đều vô tư trong sáng và chỉ mong cho nhau tốt đẹp.Thật đáng chân trọng và biết ơn các anh.
Luôn mong mọi điều tốt đẹp đến với các anh và gia đình,mong sao xã hội ngày mọt tốt hơn,đừng phụ công của các anh các chị thời lửa đạn.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 08:45:45 pm »

 Chuyện về Tám Soát ( Nguyễn Đức Soát ) thì thế này, pvnaf ạ ! Vào ngày 19 tháng 1 năm 1972 có mấy biên đội xuất kích chiến đấu liền. Đó là các biên đội MiG-21 của  Nguyễn Hồng Mỹ, Trần Sang; của Nguyễn Đức Soát , Hạ Vĩnh Thành và biên đội MiG-19 của Phạm Ngọc Tâm, Nguyễn Tử Dung. Lúc hơn 14 h thì biên đội Mỹ-Sang cất cánh, lúc 14 h 26 phút thì biên đội Tâm - Dung cất cánh và lúc 14 h 41 phút thì Soát - Thành cất cánh. Biên đội Soát-Thành bay về phía Thanh Sơn và ra-đa phát hiện được 1 tốp bay từ Nghĩa Lộ xuống. SCH Trung đoàn của Tâm-Dung khẳng định rằng lực lượng của mình vẫn đang trên đỉnh sân bay Yên Bái. Bấy giờ biên đội Soát-Thành được dẫn để tiếp cận mục tiêu. Soát phát hiện được 2 chiếc đang bay biên đội liền hỏi lại cho chắc chắn để xác định xem là ta hay địch. SCH trả lời không phải là ta. Vậy là biên đội của Soát tiếp cận mục tiêu và Soát đã phóng tên lửa bắn cháy 1 chiếc. Khi thoát li, Soát phát hiện ra đấy là MiG-19 liền lệnh cho Thành không được công kích nữa, thoát li về. Sự phối hợp sai sót giữa các SCH gây nên hậu quả thật đáng tiếc. Dù cho phi công Nguyễn Tử Dung nhảy dù an toàn nhưng đây cũng là bài học đắt giá trong việc hiệp đồng chiến đấu. Đương nhiên là không ai tính cái "thành tích" của trận này rồi. Chắc pvnaf cũng đã rõ ?

 Còn tôi thì cứ trăn trở mãi về tình cảm của tôi với nàng sơn nữ. "Sơn nữ ơi ! Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời Thu. Sơn nữ ơi ! Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương.... Sơn nữ ơi ! Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ ? Sơn nữ ơi ! Hoàng hôn xuống dần ... đợi chờ ai đây Huh" - Những câu hát của nhạc sĩ Trần Hoàn sao mà tha thiết, sao mà da diết, sao mà đúng với tâm trạng của tôi đến thế, nhất là những ngày đi trực ngoài sân bay, khi tình hình yên tĩnh, khi đã xế chiều chuẩn bị rút ban trực chiến và đứng nhìn về dãy núi mờ xa ...! Nỗi nhớ cứ bừng lên, dồn dập như những đợt sóng, tâm trạng cũng ngập chìm trong những đợt sóng nhớ thương ấy và tôi cảm thấy lắm lúc tôi đã là một người khác hẳn... Tôi đã viết :
     
     Da trời ai nhuộm mà xanh
     Nhớ thương ơi ! Ngọn gió lành Quê hương
     Chiều nay nghe nắng vấn vương
     Mây bay ngỡ tóc người thương xa vời
     
     Mây bay mây chẳng chia trời
     Cách xa đâu phải riêng đôi chúng mình
    (Giờ còn gian khổ hi sinh
     Hết đêm anh sẽ đến bình minh em !)

     Bầu trời ngày đấy hay đêm
     Cứ xanh như mắt bên thềm trông mây
     Thương em những lúc chia tay
     Anh đi - nghe đất vần xoay phập phồng
     Rồi xa tít tắp tầng không
     Vẫn nuôi khát vọng, ước mong xum vầy
     Bầu trời có lúc không mây
     Còn anh - chưa vợi lại đầy nhớ em !

 Năm chiến tranh kết thúc cũng là năm tôi chính thức đặt vấn đề với cả hai bên gia đình về chuyện yêu đương của tôi. Bố mẹ tôi thì không có ý kiến gì, để cho tự tôi quyết định vì tôi cũng không còn bé bỏng gì nữa, chỉ thương hại cho tôi vì đường xá xa xôi, cách trở như thế thì rồi sẽ vất vả về sau này thôi. "Gần thì chẳng bén duyên cho. Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi !" - câu ca xưa đã "vận" vào tôi như là định mệnh. Duyên số vậy rồi, biết làm sao được !. Vào một năm trước đó, bố mẹ tôi ở nhà cũng có nhắm nhe, dự định "dấm" cho tôi một cô bé ở cùng thôn, ở ngay xóm trên xóm tôi, nhưng tôi khăng khăng chối từ cái kiểu "dấm" như dấm chuối ấy. Mang tiếng là người cùng làng, thậm chí ngày xưa đã từng cùng sinh hoạt trong đội Thiếu niên tiền phong với nhau, nhưng từ thưở tôi nhập ngũ cho đến cái ngày bố mẹ tôi hé ra ý định ấy, tôi nào có gặp lại cô ta được lần nào đâu. Ngay cả đến khuôn mặt tôi cũng chẳng còn nhớ, chẳng mường tượng ra nổi thì còn nói gì đến yêu với đương ! Bố mẹ tôi tuy vậy nhưng cũng không đến nỗi "cổ hủ" và khắt khe với con cái, bao giờ cũng định hướng cho con cái và rồi để cho con cái tự quyết định lấy. Chính vì vậy mà trong "vụ" này, tôi không bị ép kiểu "lấy trước, yêu sau" như một số trường hợp mà tôi đã gặp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM