Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 08:36:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 311183 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #300 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 10:16:06 pm »

2 cái máy bay rơi gần nhau như vậy thì chắc chắn có liên quan đến nhau!
Nói chung không quân Mỹ ít công nhận thành tích của KQNDVN, máy bay rơi họ thường gán cho các loại vũ khí khác, nếu không được về trục trặc kỹ thuật. Mà cách đánh của MIG21 thời ấy là Hit & Run thì nhiều khi rơi xuống đất rồi mà phi công cũng chưa biết tại cái gì!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #301 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 03:47:59 am »

Viki Việt có khả năng đã nhầm lẫn đấy, mặc dù họ có nêu nguồn tham khảo, nhưng nguồn đó cũng có thể nhầm. Trận không chiến mà tổ bay Harry McKee cùng John Dubler tham gia cũng diễn ra ngày 28.12.72 nhưng là ban ngày tầm buổi trưa, người mà họ bắn rơi là anh Hoàng Tam Hùng chứ không phải anh Thiều, sau khi anh Hùng đã bắn rơi máy bay Mỹ trước (1 chiếc RA-5C 156633 của Hải quân Mỹ là chắc chắn và có thể 1 chiếc F-4 nữa?). Bác chiensivodanh có thể tham khảo ở đây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=24255.345

Trên trang của Jonh Dubler bản thân viên cựu phi công Mỹ đã nói rõ điều này: http://picasaweb.google.com/115555578008042922618/Udorn197273#5257126789368602114

Đó là chiếc máy bay cuối cùng của KQND Việt Nam mà phi đoàn 555 đóng tại căn cứ Udorn Thái Lan (trong đó có tổ bay của McKee và Dubler) bắn rơi. Vũ khí họ sử dụng là tên lửa đối không AIM-7E-2. Tổ bay Lis01 - McKee và Dubler (bên trái), tổ bay List02 - Kim Rine và Jim Ogilvie (bên phải ảnh). Cả 2 chiếc này đều bắn vào anh Hùng và mỗi chiếc phóng 2 đạn.


Các bạn viết viki Việt chưa tham khảo hết các nguồn rồi.

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2013, 04:30:08 am gửi bởi qtdc » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #302 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 09:36:10 am »

Đã đọc và rất cám ơn sự phản hồi giải thích cặn kẽ của các bác .

Vậy là trường hợp hy sinh của Liệt sĩ Thiều có thể tổng kết như sau :

Anh Thiều đã bắn 2 quả tên lửa không đối không vào B 52 và đã gây thương vong cho đối phương ,nhưng để chắc ăn hơn anh lao luôn chiếc máy bay Mig -21 nhỏ bé của mình vào máy bay dối phương  -kết thúc lịch bay cho máy bay địch lẫn bản thân .

Cá nhân tôi cho đây là một hành động anh hùng " Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".

Còn về phía MỸ với bản tính ngạo mạn tự cao về phương tiện khoa học kỹ thuật cũng như  trình độ bay của các phi công nên không thừa nhận việc B52 bị Mig 21 của đối phương bắn hạ . Đây chỉ là một chiêu của trò chiến tranh tâm lý -về việc bảo vệ cho luận điểm pháo đài bay B 52 là bất khả xâm phạm .

Hình dưới là Trung tướng phi công huyền thoại Nguyễn văn Cốc người đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ các loại .





hình ảnh Máy bay F-105 'thần sấm' của không lực Mỹ  từng tham chiến tại Việt Nam.

Logged

tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #303 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 12:45:07 pm »

Để nói về sự ác liệt của "12 ngày đêm" năm xưa, xin được tổng kết lại : trong khoảng thời gian 11 ngày và 12 đêm ( từ đêm 18 đến đêm 29 tháng 12 năm 1972 ) Mỹ đã cho xuất kích 663 lần chiếc B-52 ( riêng Hà Nội 417 lần chiếc ) và gần 2000 lần chiếc máy bay chiến đấu chiến thuật các loại, trút hơn một vạn tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác trên miền Bắc. Nhưng kết quả, Mỹ đã phải trả giá đắt : 81 máy bay đã bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc "siêu pháo đài bay B-52" ( 16 chiếc rơi tại chỗ ), 5 chiếc F-111, hàng chục phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Tỉ lệ máy bay B-52 của Mỹ đã bị tổn thất gần 18% tổng số máy bay B-52 của Mỹ có ở Đông Nam Á> Đây là tổn thất Mỹ đã không chịu đựng nổi, buộc Tổng thống Mỹ Nich-xơn vào đúng 7 giờ ngày 30 tháng 12 năm 1972 phải tuyên bố ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp Chính phủ ta tại Pa-ri bàn việc ký hiệp định.
 Trong những ngày và đêm ấy, số lượng phi công tham gia đánh ngày và đánh đêm của chúng tôi chẳng có đáng bao nhiêu, có thể đếm trên đầu ngón tay được, nhưng ý chí và quyết tâm chiến đấu thì cao ngất trời. Hầu như không ai nghĩ về mình, lo cho bản thân mình. Mục tiêu duy nhất là phải cản phá bằng được các đợt đánh phá của Không quân Mỹ. Lực lượng đánh ngày thì kiêm thêm nhiệm vụ phải hỗ trợ tối đa cho các trân địa tên lửa để giành cho đánh B-52. Số phi công đánh đêm thì mục tiêu chiến lược là phải tiêu diệt bằng được "pháo đài bay".
 Tất cả các cuộc "Quân sự dân chủ" tìm cách đánh đã rút ra kết luận về cách thức, phương pháp dẫn và tấn công, đặc biệt là sử dụng vũ khí, cự li bắn để đạt hiệu quả tối đa. Nói đến sử dụng tên lửa không đối không trên máy bay MiG-21, tôi phải giải thích hơi dài một chút : trước khi có MiG-21, ta sử dụng loại máy bay tiêm kích MiG-17, sau này cả MiG-19 thì vũ khí trên máy bay đều được trang bị các loại súng cả, chỉ khi có MiG-21 thì mới được trang bị tên lửa. Việc sử dụng tên lửa trong chiến đấu và trong quá trình huấn luyện có khác nhau. Các phi công ta thì vốn đã quen bắn pháo nên không tin tưởng lắm vào tên lửa. Chính vì vậy mà có khi trong biên đội, chiếc thì đeo rôc-ket, chiếc lại đeo tên lửa là vì thế ... tức là vẫn còn mầy mò cách đánh... vẫn không tin lắm vào sức mạnh của tên lửa không đối không trên máy bay. Và chỉ đến ngày mồng 4 tháng 3 năm 1966 mới là ngày đi vào truyền thống của Không quân. Ngày ấy, anh Nguyễn Hồng Nhị ( người sau này đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ, được nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ) là người đầu tiên dùng MiG-21 bắn rơi chiếc máy bay không người lái ( KNL ) trên độ cao 18,000 mét.
 Càng về sau này thì các phi công càng hiểu sức công phá, tính ưu việt của loại tên lửa này và hầu như tất cả các trận bắn rơi tại chỗ đều là dùng tên lửa không đối không cả.
 Trở lại chuyến xuất kích chiến đấu của Thiều, với các nhân chứng trong Sở chỉ huy, ở các trạm ra-đa và qua đối không, hầu nhw ai nấy cũng đều khẳng định một chuyện là Thiều bắn quá gần, không kịp thoát li và máy bay đã lao thẳng vào B-52. Anh hùng Phạm Tuân thì nói rằng : "Thiều đã lấy ngay bản thân mình làm quả tên lửa thứ ba !".
 Thiều hy sinh ngày hôm trước thì hôm sau anh Phạm Ngọc Lan ( người anh hùng đánh thắng trận đầu trong biên đội Lan, Túc, Quỳ, Phương ) được cử đi Sơn La. Khi đến Cò Nòi, anh đã gặp anh Phạm Đức Thuận - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh đang đóng

               Chào các bác! Đúng là trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh bằng máy bay của Mỹ vào vùng Trời Hải Phòng Và Hà Nội thật khốc liệt như Đài như Báo và các thông tin đã đưa. Đã nói.

               Nhưng Tranphu341 tư lâu đã có một thắc mắc là với số lượng bom và máy bay như vậy ( dòng tô đỏ). Vậy thì chúng ném cụ thể những đâu? Mà chúng ta biết mà chỉ thường hay nói là một vệt bom tại Khâm Thiên, Bạch Mai. Vây còn những vệt bom của các máy bay khác thì với số lượng mỗi báy bay B52 khi ném hết bom thì sẽ có một vệt bom dài theo số lượng bom của từng chiếc. Tổng bằng bao nhiêu hố bom. Điều này trên thực tế ở vùng Hà nội không có nhiều vệt bom của B52??? Đây là một điều Tranphu thắc mắc để biết. Với số lần chiếc B52 Như vậy cộng với các loại bom của các máy bay khác thì vấn đề ghê gớm lắn của hiện trường chứ không ít như chúng ta vẫn tuyên truyền.

               Ở dòng tô đỏ thứ 2 thì về vấn đề kỹ thuật. Máy bay Mic21 được phép bay cao bao nhiêu mét. Liệu có bay cao được tới 18000 mét không?

               Những vấn đề này thực ra ngoài tầm hiểu của Tranphu. Mong các bác chủ cùng các bạn giải thích hộ.

             Xin trân trọng cảm ơn!
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #304 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 01:05:30 pm »

Nhưng Tranphu341 tư lâu đã có một thắc mắc là với số lượng bom và máy bay như vậy ( dòng tô đỏ). Vậy thì chúng ném cụ thể những đâu? Mà chúng ta biết mà chỉ thường hay nói là một vệt bom tại Khâm Thiên, Bạch Mai. Vây còn những vệt bom của các máy bay khác thì với số lượng mỗi báy bay B52 khi ném hết bom thì sẽ có một vệt bom dài theo số lượng bom của từng chiếc. Tổng bằng bao nhiêu hố bom. Điều này trên thực tế ở vùng Hà nội không có nhiều vệt bom của B52??? Đây là một điều Tranphu thắc mắc để biết. Với số lần chiếc B52 Như vậy cộng với các loại bom của các máy bay khác thì vấn đề ghê gớm lắn của hiện trường chứ không ít như chúng ta vẫn tuyên truyền.

...Ở dòng tô đỏ thứ 2 thì về vấn đề kỹ thuật. Máy bay Mic21 được phép bay cao bao nhiêu mét. Liệu có bay cao được tới 18000 mét không?

1 vệt bom của B52 không phải chỉ do 1 cái B52 tạo ra. Tùy mục đích và mục tiêu nó còn có thể do bom của nhiều tốp B52 tạo ra.
Người ta nói nhiều đến 2 vệt bom trên là do chúng đánh vào 2 khu dân cư lớn của HN hồi đó. Còn chỉ quanh HN còn có rất nhiều các vệt bom B52 khác!
Còn số lượng bom B52 mang ra Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác ở MB Việt Nam giai đoạn ấy người ta có thể ước tính (nếu không tìm các tài liệu của phía Mỹ hiện nay cũng đã được phép công khái) trung bình 1 B52 có thể mang 27-30 tấn bom!
Còn trần bay của B52 khi vào ném bom HN là khoảng 10km. Chắc họ còn phải tính cả đến khả năng sống sót của phi công khi máy bay trục trặc phải nhẩy dù (chắc họ cũng tính cả khả năng bị bắn rơi), ngoài ra còn cả tầm bay, bay cao quá chắc tầm bay B52 sẽ quá ngắn để vào HN dù được tiếp dầu. Trong mấy cuộc họp báo em thấy phi công Mỹ còn mô tả khi nhẩy dù khỏi máy bay bị bắn rơi họ còn phải đếm bao nhiêu lâu sau mới được bật dù "nếu không muốn bị chết cóng trên không!". Còn phi công MIG mình hồi ấy em thấy trên ảnh đều mặc bộ trang phục điều áp để bay cao, nhưng chắc cũng chẳng chuẩn bị để lên đến 18km, chắc lên đến đấy thì MIG 21 đạt độ cao xong quay về sân bay là vừa!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #305 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 01:50:55 pm »

Bác Phú ơi. sao bác "dám" nói là chỉ có 1 vệt bom ở Khâm Thiên thế ?

Tổng bằng bao nhiêu hố bom. Điều này trên thực tế ở vùng Hà nội không có nhiều vệt bom của B52???

Không thể đếm hố bom để suy ra khối lượng bom đã được ném xuống (khi nhậu nói là uống được 3 chén thì có thể lượng rượu đã uống là 3 chén hạt mít nhưng cũng có thể là 3 ... bát B52 - miền nam gọi bát là chén). Mà ai bảo HN không có nhiều vệt bom? Mỗi vệt bom ai dám khẳng định chỉ do 1 chiếc B52 tạo nên? Việc ước lượng số lượng bom ném trong 12 ngày đêm đã có 1 topic bàn rồi (không nhớ ở đâu trên VMH). Tính số lần xuất kích của từng loại máy bay, nhân với khả năng mang bom tương ứng (giả sử tất cả đều làm nhiệm vụ ném bom) sẽ ước lượng được lượng bom tối đa có thể được ném trong 12 ngày đêm và số lượng này thấp hơn rất nhiều so với số lượng do một số tài liệu đã công bố. Đó là chưa kể thực tế chỉ có 1 phần số phi vụ đó làm nhiệm vụ ném bom. Còn rất nhiều các máy bay (Mỹ) khác làm nhiều nhiệm vụ khác và không hề mang bom.

Ở dòng tô đỏ thứ 2 thì về vấn đề kỹ thuật. Máy bay Mic21 được phép bay cao bao nhiêu mét. Liệu có bay cao được tới 18000 mét không?

Trần bay tối đa của Mig 21 là 19.000m bác ạ. Vậy mig 21 thừa khả năng đánh ở độ cao 18.000m. Vậy điều này chắc lên đến đấy thì MIG 21 đạt độ cao xong quay về sân bay là vừa   là không đúng. Trong không chiến, khi bị máy bay Mỹ bám đuôi (là tư thế máy bay Mỹ có thể bắn được mig) mig 21 thường hay sử dụng chiến thuật "trồng cây nêu" tức là vọt lên cao theo chiều thẳng đứng nhằm thoát khỏi thế bị bám đuôi (do khả năng leo cao của F4, F105, ... không bằng mig 21). Trong nhiều trường hợp như thế mig có thể đạt tới trần bay 19.000m.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2013, 02:42:41 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #306 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 05:50:24 pm »

Để nói về sự ác liệt của "12 ngày đêm" năm xưa, xin được tổng kết lại : trong khoảng thời gian 11 ngày và 12 đêm ( từ đêm 18 đến đêm 29 tháng 12 năm 1972 ) Mỹ đã cho xuất kích 663 lần chiếc B-52 ( riêng Hà Nội 417 lần chiếc ) và gần 2000 lần chiếc máy bay chiến đấu chiến thuật các loại, trút hơn một vạn tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác trên miền Bắc. Nhưng kết quả, Mỹ đã phải trả giá đắt : 81 máy bay đã bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc "siêu pháo đài bay B-52" ( 16 chiếc rơi tại chỗ ), 5 chiếc F-111, hàng chục phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Tỉ lệ máy bay B-52 của Mỹ đã bị tổn thất gần 18% tổng số máy bay B-52 của Mỹ có ở Đông Nam Á> Đây là tổn thất Mỹ đã không chịu đựng nổi, buộc Tổng thống Mỹ Nich-xơn vào đúng 7 giờ ngày 30 tháng 12 năm 1972 phải tuyên bố ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp Chính phủ ta tại Pa-ri bàn việc ký hiệp định.
 Trong những ngày và đêm ấy, số lượng phi công tham gia đánh ngày và đánh đêm của chúng tôi chẳng có đáng bao nhiêu, có thể đếm trên đầu ngón tay được, nhưng ý chí và quyết tâm chiến đấu thì cao ngất trời. Hầu như không ai nghĩ về mình, lo cho bản thân mình. Mục tiêu duy nhất là phải cản phá bằng được các đợt đánh phá của Không quân Mỹ. Lực lượng đánh ngày thì kiêm thêm nhiệm vụ phải hỗ trợ tối đa cho các trân địa tên lửa để giành cho đánh B-52. Số phi công đánh đêm thì mục tiêu chiến lược là phải tiêu diệt bằng được "pháo đài bay".
 Tất cả các cuộc "Quân sự dân chủ" tìm cách đánh đã rút ra kết luận về cách thức, phương pháp dẫn và tấn công, đặc biệt là sử dụng vũ khí, cự li bắn để đạt hiệu quả tối đa. Nói đến sử dụng tên lửa không đối không trên máy bay MiG-21, tôi phải giải thích hơi dài một chút : trước khi có MiG-21, ta sử dụng loại máy bay tiêm kích MiG-17, sau này cả MiG-19 thì vũ khí trên máy bay đều được trang bị các loại súng cả, chỉ khi có MiG-21 thì mới được trang bị tên lửa. Việc sử dụng tên lửa trong chiến đấu và trong quá trình huấn luyện có khác nhau. Các phi công ta thì vốn đã quen bắn pháo nên không tin tưởng lắm vào tên lửa. Chính vì vậy mà có khi trong biên đội, chiếc thì đeo rôc-ket, chiếc lại đeo tên lửa là vì thế ... tức là vẫn còn mầy mò cách đánh... vẫn không tin lắm vào sức mạnh của tên lửa không đối không trên máy bay. Và chỉ đến ngày mồng 4 tháng 3 năm 1966 mới là ngày đi vào truyền thống của Không quân. Ngày ấy, anh Nguyễn Hồng Nhị ( người sau này đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ, được nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ) là người đầu tiên dùng MiG-21 bắn rơi chiếc máy bay không người lái ( KNL ) trên độ cao 18,000 mét.
 Càng về sau này thì các phi công càng hiểu sức công phá, tính ưu việt của loại tên lửa này và hầu như tất cả các trận bắn rơi tại chỗ đều là dùng tên lửa không đối không cả.
 Trở lại chuyến xuất kích chiến đấu của Thiều, với các nhân chứng trong Sở chỉ huy, ở các trạm ra-đa và qua đối không, hầu nhw ai nấy cũng đều khẳng định một chuyện là Thiều bắn quá gần, không kịp thoát li và máy bay đã lao thẳng vào B-52. Anh hùng Phạm Tuân thì nói rằng : "Thiều đã lấy ngay bản thân mình làm quả tên lửa thứ ba !".
 Thiều hy sinh ngày hôm trước thì hôm sau anh Phạm Ngọc Lan ( người anh hùng đánh thắng trận đầu trong biên đội Lan, Túc, Quỳ, Phương ) được cử đi Sơn La. Khi đến Cò Nòi, anh đã gặp anh Phạm Đức Thuận - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh đang đóng

               Chào các bác! Đúng là trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh bằng máy bay của Mỹ vào vùng Trời Hải Phòng Và Hà Nội thật khốc liệt như Đài như Báo và các thông tin đã đưa. Đã nói.

               Nhưng Tranphu341 tư lâu đã có một thắc mắc là với số lượng bom và máy bay như vậy ( dòng tô đỏ). Vậy thì chúng ném cụ thể những đâu? Mà chúng ta biết mà chỉ thường hay nói là một vệt bom tại Khâm Thiên, Bạch Mai. Vây còn những vệt bom của các máy bay khác thì với số lượng mỗi báy bay B52 khi ném hết bom thì sẽ có một vệt bom dài theo số lượng bom của từng chiếc. Tổng bằng bao nhiêu hố bom. Điều này trên thực tế ở vùng Hà nội không có nhiều vệt bom của B52??? Đây là một điều Tranphu thắc mắc để biết. Với số lần chiếc B52 Như vậy cộng với các loại bom của các máy bay khác thì vấn đề ghê gớm lắn của hiện trường chứ không ít như chúng ta vẫn tuyên truyền.

               Ở dòng tô đỏ thứ 2 thì về vấn đề kỹ thuật. Máy bay Mic21 được phép bay cao bao nhiêu mét. Liệu có bay cao được tới 18000 mét không?

               Những vấn đề này thực ra ngoài tầm hiểu của Tranphu. Mong các bác chủ cùng các bạn giải thích hộ.

             Xin trân trọng cảm ơn!
bác cứ vàov gúc gồ mép , xem cái sân bay nội bài , mé cuối đương băng , phía đoàn sao đỏ ấy , hiện những hố bom hồi ấy vẫn còn , tương tự sân bay yên bái cũng vẫn còn nhiều hố bom cũ đấy
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #307 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2013, 03:42:48 am »

Ở dòng tô đỏ thứ 2 thì về vấn đề kỹ thuật. Máy bay Mic21 được phép bay cao bao nhiêu mét. Liệu có bay cao được tới 18000 mét không?

Em muốn có đôi dòng về mặt kỹ thuật hàng không, có liên quan đến trần hoạt động tối đa của một chiếc máy bay:
Về cơ bản, lực nâng của máy bay có được là nhờ vào sự chênh lệch áp suất không khí giữa hai bề măt của cánh. Sự chênh lệch này phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó có vận tốc của máy bay và áp suất (mật độ) của không khí:
Vận tốc của máy bay thì phụ thuộc vào lực đẩy của động cơ
Càng lên cao thì không khí càng loãng, do đó, càng lên cao thì động cơ càng phải hoạt động ở công suất cao để có thể duy trì lực nâng, cho đến 1 độ cao nào đó thì dù động cơ hoạt đông hết công suất cũng không thể duy trì lực nâng giúp máy bay thắng được lực hút của Trái Đất, đến lúc đó thì không thể nâng độ cao thêm được nữa.

Tuy nhiên, phía trên mới chỉ là trần bay về mặt thuần túy lý thuyết hàng không. Trong quân sự, có lẽ trần bay tối đa của 1 chiếc máy bay chiến đấu là độ cao mà ở đó chiếc máy bay mang theo vũ khí với cấu hình tiêu chuẩn còn có thể thực hiện được chính xác các thao tác không chiến cơ bản (cái này thì em không phải trong ngành nên không có điều kiên tìm hiểu sâu, dù là trên lý thuyết).

Hơn nữa, trần bay tối đa còn liên quan đến yếu tố con người: lên đến độ cao nào thì phi công còn khả năng điều khiển máy bay một cách chính xác. Muốn hiểu rõ hơn về điều này thì ta phải nhờ bác Phi Công Tiêm Kích giải thích thêm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2013, 02:26:16 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #308 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2013, 08:59:41 am »

Càng lên cao thì không khí càng loãng, do đó, càng lên cao thì động cơ càng phải hoạt động ở công suất cao để có thể duy trì lực nâng, cho đến 1 độ cao nào đó thì dù động cơ hoạt đông hết công suất cũng không thể duy trì lực nâng giúp máy bay thắng được lực hút của Trái Đất, đến lúc đó thì không thể nâng độ cao thêm được nữa.

Tuy nhiên, phía trên mới chỉ là trần bay về mặt thuần túy lý thuyết hàng không. Trong quân sự, có lẽ trần bay tối đa của 1 chiếc máy bay chiến đấu là độ cao mà ở đó chiếc máy bay mang theo vũ khí với cấu hình tiêu chuẩn còn có thể thực hiện được chính xác các thao tác không chiến cơ bản (cái này thì em không phải trong ngành nên không có điều kiên tìm hiểu sâu, dù là trên lý thuyết).

Hơn nữa, trần bay tối đa còn liên quan đến yếu tố con người: lên đến độ cao nào thì phi công còn khả năng điều khiển máy bay một cách chính xác. Muốn hiểu rõ hơn về điều này thì ta phải nhờ bác Phi Công Tiêm Kích giải thích thêm.

Như bác Star giải thích, máy bay hoạt động rất thấp hay rất cao còn liên quan đến nhiên liệu, khả năng cơ động,...
Theo em được biết thì MIG 21 có trần bay là 14.000 mét, có 1 mẫu không được sản xuất hàng loạt và là tiền thân của MIG21 đã đạt đỉnh của độ cao là 20.000 mét. Nó không được sx hàng loạt vì động cơ!
Đó là những cái gì em đọc trên mạng thôi, còn cụ thể chắc phải bác Phicongtiemkich hay bác Phong (Huyphongssi) mới giải thích đầy đủ được!
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2013, 09:31:27 am gửi bởi phaphai » Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #309 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2013, 02:13:11 pm »

Theo em thì đối với loại máy bay có thời gian sử dụng lâu dài và qua nhiều lần cải tiến như Mig-21 thì có nhiều phiên bản, mỗi phiên bản sẽ có các thông số kĩ thuật khác nhau.
Vì vậy ta tìm thấy các thông số khác nhau về trần hoạt động của Mig-21 cũng là chuyện hoàn toàn có thể. Đó là còn chưa kể đến độ chính xác của các tài liệu đến đâu.

Về trận đánh ngày 04.03.1966, phi công Nguyễn Hồng Nhị hạ chiếc không người lái tại độ cao 18km, riêng cá nhân em thì không thấy có gì phải thắc mắc cả. Độ cao 18 km là độ cao mà chiếc máy bay Mig-21 hạ chiếc không người lái (AQM-34 ?), nhìn tổng thế thì đó cũng chỉ là một công đoạn (công đoạn mang tính quyết định), trong cả quá trình từ lúc cất cánh, cho đến khi tích lũy độ cao, tốc độ, điều chỉnh đường bay để công kích, và sau đó là quay về hạ cánh an toàn.

Không phải "vụt một phát" mà chiếc Mig-21 có thể "leo" ngay lên đến độ cao đó, đồng thời có tốc độ cũng như đường bay phù hợp để có thể tiếp cận chiếc không người lái và phóng tên lửa. Cũng không phải là chiếc Mig-21 đạt được đến độ cao đó rồi mới bắt đầu dò tìm chiếc không người lái. Đó là kết quả tổng thể, của cả bộ phận chỉ huy, dẫn đường mặt đất và của phi công điều khiển máy bay.  
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM