Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Năm, 2024, 03:58:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 311188 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #160 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 09:57:09 pm »

"Chiến công" này hình như là của phân đội tên lửa d63-e236.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #161 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 11:13:17 pm »

 Xin chào các đồng đội !
 Suốt mấy ngày qua, tôi "phiêu bạt" trời Nam, đi hết Côn Đảo lại quay về đất mũi Cà Mau, nay mới ra đất Bắc. Cám ơn tất cả các đồng đội đã không để cho những chuyến xuất kích bị gián đoạn. Mấy hôm nữa chắc tôi lại "ba lô lộn ngược" theo lên Hà Giang, đến đỉnh Đồng Văn. Đi thăm được những địa danh của địa đầu Tổ quốc, tôi thấy mình hạnh phúc quá. Suốt cả chuyến đi, tôi cứ nhớ đến những anh em đồng đội trong đoàn bay của tôi, nhớ đến những người đã ngã xuống vì sự bình yên của bầu trời và mặt đất. Quanpham đã đưa cho tôi trở về cái ngày mồng 3 tháng Ba năm 1972 với chuyến bay "định mệnh" trên chiếc Li-2 mà tổn thất của nó thật nặng nề, đau xót. Phi công hôm ấy có anh Lê Trọng Huyên và anh Phạm Văn Mạo. Số anh em thợ máy ( kỹ thuật ) thì khá đông. Riêng về anh Phạm Văn Mạo thì khi vẽ "phác thảo" anh, tôi đã "vẽ" thế này :
     
     Chàng họ Phạm đen lại gày
     Thành "người thiên cổ" một ngày tháng Ba
     Thương con không biết mặt cha
     Khói nhang xứ Nghệ nhạt nhòa chân mây !

 Tôi cũng không ngờ bố Đức cũng suýt nữa thì ... Có lẽ số mệnh đã định đoạt cho từng người một rồi. Khi nào về nhà, Quan pham cho tôi gửi lời thăm bố Phạm Bá Đức nhé !

Dan Viet 2011 và Star ạ, trong cuộc chiến tranh qua, bọn tôi đều phải học những tính năng kỹ chiến thuật của tất cả các loại máy bay của Mỹ và của VNCH, từ loại to đến loại nhỏ, từ loại thật hiện đại đến loại tương đối hiện đại, từ phản lực đến cánh quạt ... Nghĩa là phía bên kia có loại nào là chúng tôi phải nghiên cứu loại ấy, như cách nói của anh em chúng tôi thì " nào lớn nào bé, nào mẹ nào con, nào đỏ như son, nào vàng như nghệ ..." đều phải nghiền ngẫm để mà tìm ra cách đánh cho phù hợp. Trong chiến đấu biết đâu bất chợt lại gặp những đối thủ mà mình cứ nghĩ là chẳng bao giờ mình "phải sờ đến", nếu mình không chuẩn bị trước thì phần bất ngờ lai giành ngay cho mình và như vậy thì  ... mệt lắm. Không ai nghĩ là MiG-21 lại phải quần nhau với thằng OV-10, thế mà đã từng có những trận không chiến như vậy đấy.
 Thực ra, trong thời gian chiến tranh, ta và địch luôn rút kinh nghiệm để hoàn thiện thêm cách đánh. Cả hai bên đều ra sức tìm hiểu, điều chỉnh chiến thuật cho phù hợp với từng giai đoạn. Những thất bại của trận này sẽ là bài học sáng giá cho trận sau. Ngay việc sử dụng vũ khí và cải tạo vũ khí cũng vậy. Cả hai bên đều "mày mò" tìm những điểm yếu của đối thủ, tìm điểm mạnh của mình để "nghênh chiến", có gắng không để cách đánh bị lặp đi lặp lại.
 Tôi chỉ là người ghi chép lại những gì mà tôi còn nhớ được để tâm sự với các đồng đội chứ không phải là nhà văn, nhà thơ gì đâu ! "Lều văn" còn chẳng được huống chi đụng đến "nhà" !
Được tâm sự thế này là quý lắm rồi, các đồng đội của tôi ạ !
     
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #162 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 10:40:07 am »

 Sau khi "vơ lấy tội" thì tôi lại tiếp tục cuộc đời "mài đũng quần" trên ghế nhà trường thêm hai năm nữa với những nỗi nhớ thương ngày càng chất nặng, luôn mong ngóng ngày về. Rồi ngày về cũng đến. "Ba thu đọn lại một ngày dài ghê !". Cái ngày cuối của học viện, cái ngày chờ đón "tiếng chuông cuối cùng" như các thày cô vẫn nói thật dài tưởng chừng như vô tận và thời gian như ngừng trôi... Bỏ lại sau lưng bao kỷ niệm êm đềm của một khung trời hòa bình, chúng tôi theo nhịp bánh sắt nghiến trên đường ray trở về quê hương. Những ngày nằm trên tàu là những ngày nhẩm tính cho bao nhiêu dự tính, để rồi sau này chẳng mấy cái nào trở thành hiện thực bởi số phận đảo lộn hết cả.
 Sau ngày về chừng được nửa năm, khi ấy tôi đã trở lại với những khoa mục bay trên bầu trời quê hương với những đồng đội bay cũ có, mới có... những tưởng không gian sẽ thanh bình nhưng mà đâu có được như thế. Chiến sự vùng biên giới phía Bắc diễn ra. Vậy là tôi lại ngược lên vùng biên ải.
 Ngừng bắn được mấy tháng thì tôi được Tư lệnh Sư đoàn ( hồi ấy Sư đoàn trưởng được gọi là Tư lệnh ) gọi tôi lên giao nhiệm vụ. Tôi cùng với hai anh nữa nhận nhiệm vụ về Yên Bái. Tư lệnh nói :
     -  Giai đoạn này cần có thêm một Trung đoàn không quân tiêm kích nữa và các cậu được cử về đó, phải đi ngay trong ngày hôm nay !
 Cuộc giao nhiệm vụ thật ngắn gọn. Mươi phút sau là chúng tôi lên đường. Tôi muốn trở lại đơn vị cũ để lấy đồ đạc, tư trang cá nhân và chia tay anh em nhưng không được.
 Đường lên Yên Bái vào cái thời năm 1979 khác xa so với thời bây giờ. Cây cối còn um tùm, đặc biệt là những bụi tre bụi nứa thì xum xuê gần như xòa ra che kín đường. Con đường thì nhỏ, quanh co, đầy những "ổ gà, ổ trâu, ổ voi"... Chiếc xe cà tàng chở ba anh em chúng tôi chạy lắc la lắc lư, rồi lắm lúc lại nhảy lên chồm chồm theo nhịp điệu củ những "ổ gà, ổ trâu" kia. Tôi ngồi trên xe ngổn ngang với bao ý nghĩ ...
Logged
quansuvn
Trung tá
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2013, 11:06:00 am »

Nhắc lần cuối cùng! Yêu cầu thành viên jamine2011 học lại từ đầu các phân biệt vấn đề nào có thể hỏi trực tiếp, công khai trên diễn đàn, vấn đề nào nên sử dụng chức năng nhắn tinn (PM)!.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2013, 09:06:52 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #164 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 09:25:08 pm »

 Những ý nghĩ cứ vụn nát ra theo nhịp xóc của xe, chẳng ăn nhập được đâu vào với đâu ... Vị trí đóng quân của Trung đoàn tôi trước đó đã có một Trung đoàn không quân tiêm kích được trang bị loại máy bay MiG-19 - Trung đoàn 925 " trú ngụ " một thời gian dài và đã có những trận không chiến nảy lửa vói bầy quạ Mỹ rồi. Tôi nhớ vào ngày 10 tháng 5 năm 1972, biên đội 4 chiếc của các anh Bổng, Hà, Cương, Tưởng trực chiến ở đầu Bắc sân bay và biên đội 4 chiếc của các anh Tâm, Sơn C, Phúc, Oánh trực ở đầu Nam sân bay đã xuất kích không chiến với bọn F-4 ngay tại đỉnh sân bay. Các anh có nhiệm vụ bảo vệ đập thủy điện Thác Bà và sân bay Yên Bái. Trận ấy cũng là trận hiệp đồng cùng lực lượng MiG-21 của Trung đoàn 921. Ngay sau khi cất cánh, sau vòng 2 của sân bay thì các anh gặp các tốp địch bay từ phía Tây Nam lên. Trận không chiến một mất một còn diễn ra trên độ cao 500 mét. Những tiếng gầm thét của các động cơ phản lực, những tiếng rít của tên lửa, của đạn pháo cùng những tiếng nổ làm náo loạn bầu trời vùng Hoàng Liên Sơn. Các máy bay quần đảo rượt theo nhau lúc thì ở dưới mây, lúc lại trên đỉnh mây càng làm tăng thêm phần căng thẳng, tăng thêm sự hồi hộp và khêu gợi trí tò mò của những người đứng ở dưới đất theo dõi trận đấu. Từ xa xưa, vùng trời của miền núi này luôn yên ả, thanh bình, tới khi chiến sự xảy ra cũng có nghe thấy những tiếng bom rơi, đạn nổ, những tiếng máy bay của ta, của địch bay vút qua, nhưng trận không chiến ngay tại đỉnh sân bay và ở độ cao thấp với số lượng lớn máy bay quần đảo như thế này thì thật hiếm. Bầu trời chỉ trở lại yên tĩnh khi các máy bay ta về hạ cánh. Ấy là lúc không chiến đã kết thúc. Anh Phúc và anh Tưởng mỗi người hạ được một máy bay địch. Đây cũng là trận đầu giành chiến thắng của Trung đoàn không quân 925 để rồi tiếp tục phát triển, ghi tiếp những trang sử vàng chói lọi cho truyền thống của Trung đoàn.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #165 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 08:50:50 am »

Cùng các bác

Hôm vừa rồi tôi đi cùng anh em CCB của cơ quan cũ vào Phong Nha và đi qua sân bay Gát. Thật đáng buồn họ phục dựng lại sân bay này không đúng nguyên bản. Theo tôi được biết những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ đây là sân bay đất nện và ngày 17/4/1972 tại đây MiG 17 của ta đã cất cánh đánh tầu khu trục Mỹ trên biển Đồng Hới. Thật là 1 chiến công phi thường.

Với việc là sân bay đổ bê tông như thế này là phản lại việc khôi phục di tích lịch sử. Đây là họ là đường băng cho Boeing thì đứng hơn Angry. Đi đâu cũng thấy di tích lịch sử được là mới như thành cổ Sơn Tây, thành nhà Mạc tại Tuyên Quang chẳng khác gì 1 cái lò gạch.


Di tích lịch sử sân bay Khe Gát sau khi phục chế để trở thành đường băng cho AirBus và Boeng Angry
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2013, 11:12:38 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #166 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 09:08:32 am »

Cùng các bác

Hôm vừa rồi tôi đi cùng anh em CCB của cơ quan cũ vào Phong Nha và đi qua sân bay Gát. Thật đáng buồn họ phục dựng lại sân bay này không đúng nguyên bản. Theo tôi được biết những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ đây là sân bay đất nện và ngày 17/4/1972 tại đây MiG 17 của ta đã cất cánh đánh tầu khu trục Mỹ trên biển Đồng Hới. Thật là 1 chiến công phi thường.

Với việc là sân bay đổ bê tông như thế này là phản lại việc khôi phục di tích lịch sử. Đây là họ là đường băng cho Boeing thì đứng hơn Angry. Đi đâu cũng thấy di tích lịch sử được là mới như thành cổ Sơn Tây, thành nhà Mạc tại Tuyên Quang chẳng khác gì 1 cái lò gạch.


Di tích lịch sử sân bay KHe Gát sau khi phục chế để trở thành đường băng cho AirBus và Boeng Angry
                           
                   Chào bác phi công tiêm kích và các bác
                Em thì cứ nghĩ rằng phục chế lại sân bay Gát để làm một di tích lịch sử thì đáng quý ,nhưng chỉ đơn thuần thế thì hơi lãng phí . Diện tích chiếm hữu làm sân bay thì lớn lắm .Biết đâu đây vừa là di tích lại vừa là nâng cấp làm sân bay dã chiến thì sao . Quân đội nhiều khi phải tính cả những thứ lâu dài .Ngày trước được nghe nói như đường Cu Ba làm cho VN , tuyến Sơn Tây -Xuân Mai máy bay Mig 21 có thể hạ cánh được.
                Đến ngoài Bắc hiện tại lúc này đường băng để đảm bảo cho Su 30 hạ cánh được đảm bảo hình như cũng chưa có phải không bác phi công tiêm kích ?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #167 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 08:54:18 pm »

 Thật đáng quý khi đồng đội lexuantuong 1972 cùng các cựu chiến binh khác đã đến sân bay Gát - một sân bay đã giúp cho các phi công MiG-17 cất cánh đánh tàu chiến Mỹ, lập nên chiến tích phi thường. Trận đánh ấy diễn ra vào ngày 19 tháng 4 năm 1972, lexuantuong 1972 ạ. Trước đó, vào chiều ngày 18 - 4 thì biên đội của các anh Lê Hồng Điệp và Từ Đễ đã bay chuyển sân từ sân bay Kép hạ cánh xuống Gia Lâm rồi xuống sân bay Vinh sau đó bí mật hạ cánh xuống sân bay Gát. Hai chiếc MiG-17 này đã được ta cải tiến có thể đeo bom để làm nhiệm vụ cường kích. Ngày hôm sau - ngày 19 - 4, biên đội của các anh Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B trực chiến, sẵn sàng cất cánh đánh địch. Các anh nhận lệnh chuyển cấp chiến đấu vào lúc 16 giờ, mở máy cất cánh. Sau khi cất cánh đi theo đúng phương án, đến 16 giờ 13 phút thì anh Lê Xuân Dị phát hiện được mục tiêu. Anh đã nhìn rõ hai vệt nước trắng kéo sau hai chiếc tàu đang chạy trên biển phía Đông cửa Nhật Lệ chừng 16 km. Vào thời điểm đó, vì số 2 kéo dãn cự li, trời lại rất mù, tầm nhìn kém nên anh Nguyễn Văn Bảy B không phát hiện được mục tiêu và rồi cũng không nhìn thấy số 1 nữa. Anh Lê Xuân Dị tiếp tục bám theo hai vệt nước, cho máy bay hạ thấp, bay ở độ cao 50 mét và bay với tốc độ 800km/h. Anh đặt điểm ngắm vào giữa tàu, thao tác theo đúng các động tác ném bom thia lia từng được huấn luyện và cắt bom. Một tiếng nổ đanh gọn, sau đó là cột khói màu da cam bốc lên cao chừng 20 - 30 mét trùm lên phủ kín con tàu. Đài chỉ huy bổ trợ gần khu vực bờ biển nghe rõ tiếng nổ và nhìn rõ cột khói, sau vì trời mù nên không nhìn thấy con tàu nữa. Chiếc tàu bị anh Lê Xuân Dị tấn công là tàu khu trục hộ tống USS Higbee ( DD-806 ). Chiếc hộ tống hạm này bị thương nặng, dàn pháo trên boong tàu bị phá hủy.
 Về phía anh Nguyễn Văn Bảy B - anh vòng tìm mục tiêu đến tận phí Đông Bắc cửa Dinh rôi lại bay ra biển thêm 1 phút nữa thì phát hiện hai chiếc tàu khác. Vì cự li quá gần nên anh bay lướt ngay trên đầu bọn chúng rồi vòng lại 180 độ quyết định tấn công chiếc thứ hai. Với tốc độ bay 800 km/h và độ cao bay 50 mét cách mặt biển, anh đặt điểm ngắm vào 1/3 thân tàu phía sau và cắt bom. Đài bổ trợ nghe thấy một tiếng nổ lớn và cột khói trùm lên chiếc tàu.
 Chiếc tàu bị anh Nguyễn Văn Bảy B tấn công là tàu tuần dương hạm hạng nhẹ USS Oklahoma City, thuộc lực lượng đặc nhiệm 77. Tàu bị hỏng hệ  thống ra-đa cảnh giới do bị trúng bom.
 Hai anh Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B đã về hạ cánh an toàn ở sân bay Gát. 10 phút sau, các máy bay F-4 ào át bay vào đánh phá dữ dội các sân bay Vinh và Đồng Hới và phải mất đến 3 ngày sau, bọn không quân Mỹ mới phát hiện ra sân bay Gát. Chúng đánh phá dữ dội. Hai chiếc MiG-17 đã được cất giấu kỹ trong hẻm núi, nhưng một chiếc cũng bị hỏng nặng, còn chiếc kia được tháo rời ra, chuyển bằng đường bộ trên xe tải về sân bay Kép, lắp ráp lại và tiếp tục chiến đấu.
 Vậy là, trong vòng 17 phút, biên đội của các anh Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B với 4 quả bom đã đánh hỏng nặng một tàu khu trục và đánh bị thương một tàu tuần dương hạm của Mỹ và trở về an toàn.
 Sân bay Gát ngày nay được đổ bê tông. Nó vẫn mang dấu ấn một thời oanh liệt và nhắc đến Gát là người ta nhớ ngay đến trận đánh của biên đội Dị-BảyB. Vị trí của nó cũng là vị trí chiến lược để vươn xa ra biển Đông. Nó cũng cần được nâng cấp để các loại máy bay khác nhau có thể hạ cánh được khi làm nhiệm vụ chiến đấu. Với tất cả các sân bay ở nước ta, nhiệm vụ làm kinh tế và nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu luôn gắn chặt với nhau. Ví dụ như sân bay Nội Bài, tuy các máy bay hàng không cất hạ cánh nhưng vẫn có các máy bay MiG và Su trực chiến ở đó. Các loại Su 27 hoặc 30 đều có thể lên xuống "ngon lành". Sân bay Sao Vàng - Thọ Xuân cũng vậy thôi. Vì vậy, theo tôi, việc bê-tông hóa cho đường cất hạ cánh của sân bay Gát cũng là cần thiết. Nếu chỉ là sân bay đất không thôi thì khi cần đến, các loại máy bay chiến đấu khác không hạ cánh được thì ta để lỡ nhiều thời cơ lắm. Chắc lexuantuong 1972 cũng sẽ đồng ý với quan điểm của tôi ?
 Cũng nói thêm một chi tiết : có hai phi công trùng cả họ lẫn tên là Nguyễn Văn Bảy, hai anh cùng bay trên loại máy bay MiG-17, cùng là người miền Nam nên phải phân biệt bằng cách gọi Bảy A hay Bảy B. Anh Bảy B thì trẻ hơn, còn anh Bảy A thì lớn tuổi hơn. Hai anh đều được nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #168 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 09:04:17 pm »

                Đến ngoài Bắc hiện tại lúc này đường băng để đảm bảo cho Su 30 hạ cánh được đảm bảo hình như cũng chưa có phải không bác phi công tiêm kích ?
Bác sang box Kiến thức quốc phòng, topic Tìm hiểu về máy bay tiêm kích Su-30, trong đó có các loại Su-30MK2 có tên gọi khác hay tiếng lóng dân trên mạng hay nói với nhau là "Su cỏ mía" theo màu sơn ngụy trang trên thân máy bay.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16876.0.html

Ảnh đám "Su cỏ mía" ở các trang cuối topic đó bác.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #169 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 09:19:31 am »


 Cũng nói thêm một chi tiết : có hai phi công trùng cả họ lẫn tên là Nguyễn Văn Bảy, hai anh cùng bay trên loại máy bay MiG-17, cùng là người miền Nam nên phải phân biệt bằng cách gọi Bảy A hay Bảy B. Anh Bảy B thì trẻ hơn, còn anh Bảy A thì lớn tuổi hơn. Hai anh đều được nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Cám ơn bác PCTK đã cung cấp thông tin về sân bay Gát và trận không kích tầu chiến của hạm đội 7 Mỹ ngày 19/4/1972 của MiG17 do các anh Dị và Bảy B thực hiện.

Còn về anh Bảy A tôi rất ân tượng hình ảnh một lão nông chi điền miệt Đồng Tháp với chòm râu dài ngồi bên bờ ruộng với sự thanh thản đến vô cùng. Hìng ảnh thứ hai là ông già Bảy A  phục trước linh cữu của Đại tá xe tăng Bùi Quang Thận - người anh hùng được phong trong lòng dân.  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2013, 09:31:16 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM