Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 06:24:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 311182 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #150 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 05:49:31 pm »

F-5 chỉ tiễu phỉ là tốt, chiến tranh quy ước đụng MiG-17 bắn được cũng mệt.
Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #151 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 06:36:04 pm »

Lão Bà già hôm nay mới thấy mẹt! Tưởng là mất bóng rồi chứ!  Grin
Xin phép AD cho spam tý xíu!  Cheesy  Roll Eyes
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #152 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 07:00:20 pm »

Ta thu được nhiều F-5C/E nhưng quí nhất là thu được mớ Mk-82 dự trữ kèm theo. Vì thế giai đoạn chiến tranh ở 2 đầu biên giới, F-5 hoạt động cường kích đúng nghĩa khu trục cơ của VNCH.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #153 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 07:59:16 pm »

Nếu chỉ đơn thuần so sánh số liệu thì khó có thể kết luận đúng được lắm. Thực tế chiến trường mới là những đánh giá chính xác nhất. Chủ quan khinh địch, xem thường đối thủ thì sẽ dẫn đến thất bại. Trong Kháng chiến chống Mỹ, trước khi ta mở mặt trận trên không vào ngày 03/04/1965, có lẽ không ít chỉ huy và phi công của không lực Hoa Kỳ đánh giá sai về sức mạnh chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất có lẽ vẫn nằm ở cách đánh, sao cho phát huy cao nhất tính năng của vũ khí, khí tài.   

Trong chiến tranh Biên giới Tây Nam, một chiếc F-5 có thể mang tối đa 5 quả bom MK-82 kèm theo 2 tên lửa đối không (vũ khí có thể thay đổi theo nhiệm vụ, xem thêm tại đây). Như vậy một chuyến xuất kích của F-5 có thể mang theo 0,227 x 5 = 1,135 tấn bom, kèm theo 2 quả tên lửa để tự vệ. Trên chiến trường Tây Nam, F-5 đã được sử dụng vào 3 nhiệm vụ: cường kích, yểm hộ trên không và chuyển tiếp chỉ huy, nhưng chủ yếu là cường kích. Chi tiết các trận đánh của F-5 có thể xem từ trang 12 đến trang 15 tại topic "Lịch sử Dẫn đường Không quân" đăng tại diễn đàn otofun.net. F-5 đã làm rất tốt vai trò cường kích, bao gồm các việc ném bom tiền tuyến, tập kích hậu cứ, tấn công các bến cảng, sân bay, đường bộ, đường sông (ngăn chặn giao thông).

Mặc dù được chế tạo là máy bay tiêm kích hạng nhẹ (
trang web của Northrop-Grumman
gọi F-5 là fighter - tiêm kích), trước 30/04/1975, F-5 trong tay VNCH không chứng tỏ được khả năng tiêm kích, vì các trận không chiến giữa không quân hai miền không xảy ra. Sau khi thống nhất đất nước, F-5, trong lực lượng của Không quân Nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ sức mạnh trong các hoạt động cường kích (một lần nữa ta quay lại với vấn đề về thực tế chiến trường và cách đánh sao cho phát huy cao nhất tính năng của vũ khí, khí tài).

Năm 1979, sau khi quân bành trướng Bắc Kinh tấn công ta ở biên giới phía bắc thì việc điều động máy bay từ Nam ra, tăng cường sức tấn công và phòng thủ cho miền Bắc là điều hoàn toàn hợp lý, ta không thể dựa vào đó mà so sánh tính năng của máy bay (như cách lập luận trong bài trước của Jasmine2011).
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2013, 08:20:46 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
DanViet2011
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #154 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 11:10:04 pm »

Nếu chỉ đơn thuần so sánh số liệu thì khó có thể kết luận đúng được lắm. Thực tế chiến trường mới là những đánh giá chính xác nhất. Chủ quan khinh địch, xem thường đối thủ thì sẽ dẫn đến thất bại. Trong Kháng chiến chống Mỹ, trước khi ta mở mặt trận trên không vào ngày 03/04/1965, có lẽ không ít chỉ huy và phi công của không lực Hoa Kỳ đánh giá sai về sức mạnh chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất có lẽ vẫn nằm ở cách đánh, sao cho phát huy cao nhất tính năng của vũ khí, khí tài.   

Chịu nhất là mấy giòng trên. Bác Star ạ.

Nói về F-4 trong thời kỳ chiến tranh đường không có phần chênh hơn cả Mig-21, chứ đừng nói tới Mig-17. Vậy mà còn bị Mig-17 tiển lên đường nữa kià. Cái gáo nước đó quân đội Mỹ vẫn còn nhớ đến ngày hôm nay. Những trận như ở Lào, 2 F-4 mà không quần thảo... rớt được cọng lông chân của bác PCTK, về nhà ngũ không lên cơn sốt mới là lạ. Có thể nói chiến tranh Việt Nam là niềm đau vĩnh cửu của Hoa Kỳ, đau mà phục. Và cũng là bài học xứng đáng nhất, làm cho khoa học kỷ thuật Mỹ tiến xa hơn. Chứng minh là các trận bão sa mạc, họ làm mưa làm gió ở Trung Đông.

Vì vậy mình muốn nghe thêm ý kiến của bác PCTK. Xin bác có rảnh, hạ bút cho đàn em mở mắt. Smiley Roll Eyes Smiley
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #155 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 07:09:57 am »

Không phải 2 chiếc, mà là 4 chiếc F-4 úp bác PCTK!
Cuối cùng, sau khi phóng cả mớ tên lửa, 1 thằng F-4 tự trúng tên lửa mà rơi
Bác PCTK được huy chương!
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #156 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 09:03:39 am »

Không phải 2 chiếc, mà là 4 chiếc F-4 úp bác PCTK!
Cuối cùng, sau khi phóng cả mớ tên lửa, 1 thằng F-4 tự trúng tên lửa mà rơi
Bác PCTK được huy chương!
Ngay trang trước, bác PCTK đã viết mà bạn không đọc?

Vụ bên bầu trời của Long Chẹng ( Lào ) là thuộc về ngày 15 tháng 1 năm 1972. Khi đó ta cùng bộ đội Pa-thet-Lao quây hang ổ của tướng phỉ Vàng Pao quyết bắt sống hắn, nhưng vì hắn còn một lối "thoát hiểm" bí mật nữa mà ta chưa nắm được nên hắn trốn thoát, bỏ mặc vợ con ở lại. Trận ấy, tôi quần nhau với biên đội F-4 nhưng không có cơ hội nổ súng, mặc dù theo ghi chép của KQ Mỹ thì ngày ấy có 1 chiếc F-4 bị rơi ở phía Tây Yên Thành - Nghệ An. Nhiều khả năng là khi công kích tôi chúng bắn nhầm vào nhau hoặc giả là bị đâm vào núi. Đáng lẽ có thể ghi công cho tôi vì nếu không có vụ đụng độ với tôi thì đâu nó có rơi. Phi công Mỹ cũng có nhiều trận được ghi công với lí do tương tự. Nhưng mà thôi, tính đếm so đo làm gì. Chỉ biết ngày ấy phía Mỹ ghi chép là 2 chiếc F-4D công kích 1 chiếc MiG-21 và cả 2 chiếc F-4 bắn ra 9 quả tên lửa nhưng tất cả đều trượt mục tiêu. Chúng cũng tốn khá nhiều của nả đổ vào tôi đấy chứ nhưng mà có hạ được tôi đâu, và bạn hữu sau trận ấy gọi tôi là thằng "chọc tổ ong" cũng chẳng ngoa tí nào ! Sau này, tôi được Chính phủ, nhân dân và các bộ tộc Lào tặng tôi Huân chương SA-MA-LƠT - Huân chương chiến công của Lào là tôi đã thấy vinh dự lắm rồi ! VMH ạ !
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #157 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 04:57:37 pm »

Xin lỗi bạn, cái này là mình đọc trong Hồi kí của Bác Huy - bản sách giấy cơ, bác cho mình mà.
Chắc là nhầm. Mỗi thằng F-4 mang 6-8 quả tên lửa, nên bác Huy còn nói là chúng nó có 24-32 quả, thi nhau phang tên lửa túi bụi vào bác Huy.
Thế nào mà chúng nó bắn vào nhau được. Bác Huy tài quá!
Logged
alachi
Thành viên
*
Bài viết: 13



« Trả lời #158 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2013, 08:12:48 pm »

Xin lỗi bạn, cái này là mình đọc trong Hồi kí của Bác Huy - bản sách giấy cơ, bác cho mình mà.
Chắc là nhầm. Mỗi thằng F-4 mang 6-8 quả tên lửa, nên bác Huy còn nói là chúng nó có 24-32 quả, thi nhau phang tên lửa túi bụi vào bác Huy.
Thế nào mà chúng nó bắn vào nhau được. Bác Huy tài quá!
Theo anh Huyphongssi thì chiếc bị rơi là F4-E kia. Em nhớ là đã đọc vậy mà. Anh Huyphongssi vào kiểm tra em nhớ đúng không với. :-) . Thế Bác PCTK bám đuôi 2 chiếc, 2 chiếc nữa bám theo bác ấy thì sao nhỉ? Đủ 4 chiếc, 2 chiếc phóng tên lửa :-D
Logged
Quanpham
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #159 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 06:12:04 pm »

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và  thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.


Chào chú PCTK, cháu đã đọc từng trang trong mục của chú, cháu rất mê mục này vì bố cháu cũng thỉnh thoảng kể cho chúng cháu nghe về cuộc sống trên san bay thời chiến, bố cháu là thợ máy ở 921, bố cháu nói có biết chú và có kể cả chuyện về chú,cháu đã được đọc phần I của chú, trong đó có đoạn máy bay máy bay Li-2 của mình bị bắn nhầm mà cháu copy và trích dẫn phía trên, chuyến bay đó bố cháu đã lên máy bay đó nhưng lại được lệnh xuống và đi Thanh Hóa bằng ô tô, chú Thẩm thợ máy, người cùng xã với bố cháu đi thay trên chuyến bay định mệnh đó.Bố cháu là Phạm Bá Đức ở Vĩnh Quỳnh chú ạ, bố cháu có gửi lời hỏi thăm chú. Cháu chúc chú luôn khỏe và vững tay lái đúng như Phi công tiêm kích ạ.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2013, 10:22:41 pm gửi bởi quansuvn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM