Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 08:33:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 3  (Đọc 376464 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #310 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 05:09:53 pm »



Về cái chuyện các bác đang bàn, do bác yta262 khởi xướng thì theo em không nên lập topic riêng, ngoài lý do mà bác lethaitho đã nêu thì còn một vài lý do khác nữa. Nhưng trong hồi ức của các bác cứ lồng những kỷ niệm về những người đồng đội ấy vào chứ, cùng là lính của QĐND như nhau thì còn phân biệt gì nữa? Có điều là, tâm tư tình cảm nó phức tạp lắm nên khi đưa nó lên mong các bác chú ý hộ em. Cảm ơn các bác!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 05:22:02 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #311 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 05:21:31 pm »

Nhưng trong hồi ức của các bác cứ lồng những kỷ niệm về những người đồng đội ấy vào chứ, cùng là lính của QĐND như nhau thì còn phân biệt gì nữa? Có điều là, tâm tư tình cảm nó phức tạp lắm nên khi đưa nó lên mong các bác chú ý hộ em. Cảm ơn các bác!
 
 
 

 Cảm ơn bác DongaDoan đã nói đúng những điều em nghĩ.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #312 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 05:38:29 pm »

hehe , hôm nay cúp điện , thêm vụ xăng lên giá nữa mà các bác vẫn " tám " rôm rả quá . Diễn đàn ta đã có 1 TS 1 tài hoa rồi giờ thêm 1 bác y tá " chân nhân bất lộ tướng " ..hehe rồi sẽ có những câu chuyện hấp dẫn lắm đấy . Riêng chuyện bác y tá nêu cũng là mảng đề tài hay đấy nhưng nếu không khéo thì lại sa đà sang lĩnh vực khác . Em là thằng tắc kè lúc đỏ lúc xanh nhưng cũng đồng ý với bác Thọ dù anh là ai , đứng trên lập trường tư tưởng của giai cấp nào thì khi cùng chung chiến hào đều có mục tiêu chung là cố gắng hoàn thành nhiệm vụ , máu và mồ hôi của anh em xứng đáng được tôn vinh như nhau . Hy sinh vì làm nghĩa vụ với đất nước hay hy sinh vì lý tưởng của mình đều được TỔ QUỐC GHI CÔNG .
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 05:22:35 pm gửi bởi dongadoan » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #313 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 05:43:42 pm »

Về cái chuyện các bác đang bàn, do bác yta262 khởi xướng thì theo em không nên lập topic riêng, ngoài lý do mà bác lethaitho đã nêu thì còn một vài lý do khác nữa. Nhưng trong hồi ức của các bác cứ lồng những kỷ niệm về những người đồng đội ấy vào chứ, cùng là lính của QĐND như nhau thì còn phân biệt gì nữa? Có điều là, tâm tư tình cảm nó phức tạp lắm nên khi đưa nó lên mong các bác chú ý hộ em. Cảm ơn các bác!

Em cũng ủng hộ ý kiến này! Cơ thể bây giờ vẫn còn hơi yếu, chưa đủ thể lực cũng như thời gian mang vết thương ra để cắt lọc thẩm mỹ tổng quát lại trong một box riêng. Ngoài ra cũng cần có bác sỹ giỏi nữa, không thì đau lắm!  Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 05:23:00 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #314 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 06:07:47 pm »

CHUYỂN CỨ
Bộ phận tiền trạm sang địa bàn mới bên kia biển Hồ báo về tại đó không có lá thốt nốt. Toàn rừng thưa nên vật liệu lợp nhà phải chuẩn bị trước từ bên này. Lại những ngày vào rừng, tìm đến những phum hoang chặt lá. Thốt nốt quanh ga dân bạn đã xí hết để lấy nước bán cho cánh đi xe lửa. Kể cả những cây mọc ngay cạnh nhà chúng tôi. Đất của bạn, tất nhiên cây cũng là của bạn. Có cho không bọn tôi cũng không biết làm gì với cái cây này. Có điều mỗi sáng trèo lấy nước thốt nốt, cũng nên để lại vài ống cho bộ đội nếu không muốn mất sạch trong đêm. Thốt nốt mất nhiều quá! Họ đành để trống đoạn cây tre làm thang ở đoạn sát gốc. Làm một đoạn thang di động, đến cây nào áp vào cây ấy. Các chú lính nhà mình từ đó tịt luôn. Mỗi sáng ra đánh răng ngoài suối, nhìn bác nông dân đen trũi loay hoay buộc cái đoạn thang cuối vào mấy cây cạnh lán Văn nghệ, chúng tôi cũng thấy áy náy ra phết. Nhưng bác ấy dường như còn ngượng ngập hơn. Chào chúng tôi lí nhí rồi xách ống biến đi thật nhanh. Kẻ nhỡ đánh cái búm giữa đám đông với kẻ nhỡ nghe phải cái tiếng đó không biết ai nên xấu hổ hơn?   
Dáng cây thốt nốt phù hợp đặc biệt với các kiến trúc đền đài, chùa tháp. Nhớ lại hồi mới đánh sang Niék Luong, toàn phải hành quân đêm. Chúng tôi đi trên ruộng, trên đồng bằng giữa điệp trùng thốt nốt. Những hàng cây cao lớn và bí hiểm, đứng lặng phăng phắc trong đêm. Đến nỗi tôi có cảm giác như trên đất nước này gió không tồn tại. Giữa bóng tối tịch lặng, tự nhiên nghe tiếng rơi cái bịch. Đội hình chạy toá ra nằm xuống, tưởng chúng nó phục, rục lựu đạn. Trong đêm sâu bỗng thoảng mùi khóm chin (dứa, thơm). Trái thốt nốt chín rụng đấy! Mùi trái chin không khác mùi dứa chín. Trái thốt nốt chín màu đen tím. Lớp ruột xơ chứa một thứ bột màu vàng có vị ngọt, hơi ngăm đắng và thơm hơi gắt. Nạo bột quả ra, quết với bột nếp ngâm nước tro, gói lá chuối rồi đem hấp lên là thành thứ bánh thốt nốt đặc sản. Tôi không ưa ngọt nên không thích loại bánh này lắm! Ăn cho biết thôi!
Rồi cũng đến ngày lên đường. Trung đoàn chia quân làm hai cánh. Một cánh gồm các tiểu đoàn bộ binh hành quân ra K’ra ko, từ đó vượt biển Hồ bằng thuyền. Cánh thứ 2 gồm các ban bệ trung đoàn bộ, đi cùng bộ phận hậu cứ các tiểu đoàn đem theo vật liệu xây dựng lán trại. Cánh này hành quân bằng xe lửa về ga Rô Viêng. Từ đó đi xe D29 vượt phà P’reck Đam, rẽ theo lộ 6 về hợp quân với đơn vị tại S’tung. Thị trấn này nằm trên lộ 6, cách Siêm Riệp khoảng gần 50 km. Tôi đi với cánh thứ 2. Tuy hành quân cơ giới nhưng khi đến vị trí đóng quân mới đã thấy anh em hành quân bộ đã có mặt trước rồi.   


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2008, 06:09:33 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #315 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 09:51:18 am »

...
Về cái chuyện các bác đang bàn, do bác yta262 khởi xướng thì theo em không nên lập topic riêng, ngoài lý do mà bác lethaitho đã nêu thì còn một vài lý do khác nữa. Nhưng trong hồi ức của các bác cứ lồng những kỷ niệm về những người đồng đội ấy vào chứ, cùng là lính của QĐND như nhau thì còn phân biệt gì nữa? Có điều là, tâm tư tình cảm nó phức tạp lắm nên khi đưa nó lên mong các bác chú ý hộ em. Cảm ơn các bác!

Bác tư lệnh Dongaoan ơi, yta rất tán đồng với bác, tâm tư tình cảm nó phức tạp lắm, viết lách phải chú ý dòm chừng. Tiện đây xin khiếu nại với bác là quân hàm ở đây đều không phải quân hàm của QĐNDVN. Của hạ sĩ quan & chiến sĩ giống quân hàm của lực lượng Son Sann, còn quân hàm cấp tướng và tư lệnh thì lại hao hao Trung Quốc (thầy của Khmer Đỏ) http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_qu%C3%A2n_h%C3%A0m.

Bác có gắn lộn lon không đó?! Hay là em lọt ổ phục kích, em đang đá lộn sân của người?!  Kiss

Khi nào rãnh rỗi, bác có thể nào chỉnh lại được không ạ. Bác có thể kiểm tra WEBsite sau đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_h%C3%A0m. Hay là vầy, số là em chuyển ngành sang thảo chương viên, nếu cần thì em cũng có thể giúp một tay php hay mysql.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 11:50:57 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #316 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 10:13:54 am »



Sẵn đây, ytá có một câu hỏi: cùng sát cánh với các đồng đội MT479, có một bộ phận không nhỏ cánh lính miền Nam, con cháu của cái gọi là "ngụy", lý lịch hạng 3 hạng 4, haanh và các bạn ở đây có bao giờ quan tâm họ nghĩ gì, ước mơ gì trong chiến tranh không? Có nên khai thác đề tài này trong quân sử VN không nhỉ? "Thoáng" quá coi chừng bị bịnh (theo kiến thức quân y của ytá). Đánh bài tiến lên, muốn cản bạn mình đừng ra bài chi cho phí phạm, con 2 và ách chủ bài ở đây cả rồi, ytá thích nhất câu: thấy yếu thì đừng ra nắng?
[/quote]
Sắn đây thì em cũng xin được nói rõ, em  cũng thuộc thành phần gần giống như bác nói đấy. Gia đình em thuộc hai chế độ khác nhau, ông già làm cách mạng, có 2 vợ, bà trước có 02 chị em, năm 54 ông già ra bắc, lấy bà già em mới có tụi em sau này. Chị và ông anh cùng cha ở lại miền Nam, ông anh em sau đó đi lính VNCH, bên Thủy quân lục chiến (tiểu đoàn Trâu điên), hè năm 1972 ra QT và chết ở đó. Năm 2006, tụi em mới đi lấy hài cốt anh về để tiện chăm sóc, hương khói.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #317 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 10:54:05 am »

Đoạn hồi tả của Trung sĩ 1 về cây thốt nốt làm tôi " chịu " lắm! cảm giác về đất nước, con người Kampuchia với hàng cây thốt nốt giữa đồng hoặc vươn sững cùng những công trình đền, chùa xứ bạn là những nét cảm xúc lạ lùng của bước đường tây tiến! và sau này nó trở thành thân quen trong ký ức về một thời đã sống.
Chuyện chia xẻ áo cơm với dân bạn đó là một sự thật và cũng đã trở thành ký ức đẹp của các cựu binh K. Tôi đã từng xúc trộm mấy lon gạo để cho thêm những gia đình khốn khó sau những ngày từ cái địa ngục của chế độ Pốt trở về ( xin nói thật là cũng do gia đình này có cô bé khá xinh, hi hi! nhưng cũng xuất phát từ lòng trắc ẩn) chuyện Pốt diệt chủng thì dài nhưng cũng không có gì khó hiểu. Như bác Nam đã nói, tôi nhớ có một thời gian tiểu đoàn bộ tôi đóng quân ở một ngôi chùa khá lớn, một lần gác đêm tình cờ nghe tiếng tụng kinh của vị sư cả có những tiếng việt nam lẫn trong tiếng  kinh, tò mò, mới khều thằng liên lạc kiêm phiên dịch ra rình nghe, thì ra qua lời của nó thì vị sư đang tụng kinh có đoạn là cầu phúc, cầu sức khoẻ cho bộ đội Việt nam, và đêm nào cũng vậy vị sư cứ đều đặn tụng những đoạn kinh như vậy mà không hề biết bọn tôi đã nghe được.
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #318 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 11:38:05 am »

Lính Tây Nam các bác nghe nhạc "Vàng", lính phía Bắc chúng em cũng rứa ạ! Ngày đấy từ cấp sĩ quan tới lính đều thích nghe vì nó phù hợp với tâm trạng lính thú xa nhà chăng? Khi về với đời thì mỗi lần gặp tụi em lại chỉ hát nhạc "Đỏ" dù chẳng ai ép. Chắc tâm trạng từng thời nó thế!
Chẳng những vậy, người K. cũng ưa "nhạc vàng" nữa mới lạ! Hồi 1979, ytá đóng ở phum Prey-Chirúc gần Siem Riệp, nghe họ ầm ĩ mấy bản chachacha nhạc vàng ca ngợi người lính (lính đa tình, người yêu của lính, lính mà em) bằng tiếng K. Nhạc boléro họ chuyển qua  Kampuchia Chachacha nghe bứt gân, phê và ấm lòng ghê lắm. Ytá còn nhớ họ ca bản "Không" của Nguyễn Ánh 9 như vầy "Tê! tê! khnhum ot, khnhum ót sơ-ranh ôn ...". Ngồi ôm súng gác, nghe lời ca văng vẳng trong đêm cũng "tê tê" tình quân dân cá nước lắm!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 12:54:38 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #319 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 12:07:06 pm »

Kính đề nghị đ/c y tá dịch nguyên bài sang tiếng K cho anh em hát đê!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM