Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:49:46 pm



Tiêu đề: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:49:46 pm

        Q-5 (H. Qiang-5), máy bay tiêm kích - bom do Tổ hợp công nghiệp hàng không Hồng Đô (Nam Xương, TQ) nghiên cứu chế tạo từ 1960 theo mẫu máy bay MiG-19 của Nga. Bay thử lần đầu 4.6.1965. Đưa vào trang bị 1970. Dài 15,56m; cao 4,33m; sải cánh 9,68m. Khối lượng cất cánh lớn nhất 11.830kg. Kíp bay 1 người. Hai động cơ phản lực, lực đẩy mỗi động cơ 3.750kG. Tốc độ lớn nhất khi bay ở độ cao ll.000m: 1.190km/h, khi bay thấp gần mặt đất: 1.210km/h. Trần bay thực tế 15.850m. Tầm bay 2.000km. Bán kính hoạt động khi mang đủ tải chiến đấu 400km. Vũ khí: 2 pháo 23mm, có thể mang tên lửa không đối không, lượng bom mang nhiều nhất: 2.000kg. Một số máy bay có thể mang bom hạt nhân. Có thể làm nhiệm vụ tiêm kích để bảo đảm tác chiến cho lực lượng phòng không hoặc tiêm kích - bom trực tiếp yểm trợ cho tác chiến binh chủng hợp thành. Được xuất khẩu với tên A-5. Hiện có trên 1.000 Q-5 và các biến thể của nó đang sử dụng ở TQ, Bắc Triều Tiên, Pakixtan, Bănglađet. Từ 1986 TQ hợp tác với hãng Aeritalia (Italia) cải tiến hệ thống điện tử, chế tạo biến thể mới mang kí hiệu A-5M, bay thử 8.1988, sản xuất hàng loạt từ 1991.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67442448_459691571427395_8278035041922056192_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeF_i87egvuXd1ctdYqFQgvcGZ0sy3ysMIXFW-YJWLrQnXyOhjsnYaEyw_tu9oG6YHxuRvn2m_JN0L4EC06soKl24YPdW7DkJ58hXW8680AouQ&_nc_oc=AQmGRUNxMVnOYssyf1K3257eacnPDeTDpPCsMLcK7vFP5eU4wKINOVhKvPGDOpR3kyA&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=866d28f934d412dfad3b327997b6465c&oe=5DDB28B2)


        QUẢ MÙ nh YÊN CẦU

        QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ, bộ phận chủ yếu của quá trình sản xuất, trong đó con người thông qua công cụ lao động trực tiếp làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất cơ lí hóa của vật liệu, vị trí hoặc trạng thái, làm cho nó trở thành sản phẩm định trước. Kết quả thực hiện QTCN làm thay đổi chất lượng sản phẩm chế tạo. QTCN gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi làm thay đổi kích thước, hình dáng của nó. QTCN nhiệt luyện là quá trình làm thay đổi tính chất cơ, lí và hóa của vật liệu chi tiết bằng các giải pháp xử lí nhiệt (tôi, ủ, ram...). QTCN sửa chữa là quá trình biến những sản phẩm bị hư hỏng phục hồi khả năng làm việc và tính hoàn thiện mà chúng đã bị mất đi trong quá trình sử dụng. QTCN lắp ráp là quá trình tạo mối tương quan giữa các chi tiết thông qua các liên kết lắp ghép. Chỉ số đặc trưng hiệu quả kĩ thuật - kinh tế QTCN là: tỉ lệ tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

        QUAN HỆ BIÊN GIỚI, quan hệ giữa các nhà nước có chung biên giới trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới giữa hai nước như: bảo vệ đường biên giới quốc gia và các móc biên giới, lưu thông biên giới, mậu dịch biên giới, việc cư trú, sản xuất, đi lại của dân cư biên giới; khai thác và sử dụng sông, suối biên giới, bảo vệ rừng, săn bắn, khai khoáng và những vấn đề khác có liên quan đến an ninh, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới, phối hợp chống tội phạm, dịch bệnh, mời trường, giải quyết nhập cư trái phép, vượt biên trái phép... QHBG được chế định bằng các điều ước quốc tế, hiệp ước biên giới, hiệp nghị về quy chế biên giới quốc gia... Chính quyển địa phương ở hai bên biên giới hoặc lực lượng bảo vệ biên giới hai nước trực tiếp giải quyết QHBG theo nhiệm vụ và quyền hạn được chính phủ mỗi nước quy định trên cơ sở các điều ước về biên giới đã kí kết giữa hai nước. Việc giải quyết vấn đề đường biên giới quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan nhà nước cao nhất.

        QUAN HỆ SẢN XUẤT, hình thức xã hội của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải xã hội; một yếu tố cấu thành phương thức sản xuất và có hệ thống cấu trúc phức tạp gồm ba quan hệ cơ bản (sở hữu, quản lí, phân phối) có mối liên hệ thống nhất, biện chứng với nhau, trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định bản chất các quan hệ khác. QHSX có tác động trực tiếp thúc đẩy (nếu phù hợp) hoặc kìm hãm (nếu không phù hợp) sự phát triển của lực lượng sán xuất. Kiểu QHSX do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quyết định; khi QHSX lạc hậu không còn phù hợp  với lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới cách mạng xã hội. Việc huy động các nguồn lực của đất nước cho quốc phòng, an ninh và chiến tranh chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố QHSX.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:50:54 pm

        QUAN SÁT, phương pháp trinh sát tình hình đối phương, địa hình, khí tượng - thủy văn, đồng thời theo dõi vị trí. hoạt động của bộ đội và các tình hình khác trong dải quan sát. Được tiến hành bàng mắt, bằng mắt kết hợp khí tài quang học. quang điện tử, bang phương tiện kĩ thuật: rađa, thủy âm. vô tuyến truyền hình và các phương tiện khác. QS do người chỉ huy, sĩ quan tham mưu, trinh sát viên tiến hành. Khi tổ chức QS. phải xác định dải quan sát, mục tiêu quan sát cụ thể. Kết quả QS được phản ánh lên bản đồ và ghi vào nhật kí.

        QUAN SÁT HÓA HỌC. phương pháp trinh sát hóa học - phóng xạ được tiến hành bằng mắt hoặc bằng mắt kết hợp khí tài quan sát nhằm phát hiện đối phương chuẩn bị và tập kích vũ khí hủy diệt lớn, cung cấp các yếu tố cần thiết cho cơ quan tham mưu và người chỉ huy tính toán xử trí các tình huống hóa học. hạt nhân. QSHH do phân đội trinh sát hóa học -  phóng xạ và các đài quan sát kiêm nhiệm đảm nhiệm. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, bộ phận QSHH có thể được trang bị một số khí tài quan sát và khí tài thông tin thích hợp. QSHH được tiến hành ở đài quan sát, vị trí chỉ huy, trên xe cơ giới, máy bay, tàu hải quân...

        QUẢN CƠ (cổ), chức quan võ chỉ huy một cơ trong quân đội Nguyễn. Tùy theo quan chế dưới từng triều vua, phẩm trật của QC từ chánh tứ phẩm đến tòng nhị phẩm. Giúp việc cho QC là phó QC (tòng tứ phẩm). Cg chưởng cơ, chưởng quân cơ hoặc chánh quân cơ.

        QUẢN LÍ DOANH TRẠI, mặt công tác quản lí hậu cần, gồm: quân lí nhà đất. doanh cụ; bảo quản, bảo dưỡng công trình doanh trại; cải tạo môi trường theo tiêu chuẩn, chế độ chính sách của nhà nước và QĐ.

        QUẢN LÍ HẬU CẨN, tổng thể các biện pháp tổ chức, điều hành, kiểm tra phối hợp các mặt hoạt động và các lực lượng hậu cần theo phương hướng, mục tiêu, kế hoạch thống nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ hậu cần với chất lượng và hiệu quả cao nhất; một nội dung của công tác hậu cần. Gồm quản lí chuyên môn nghiệp vụ hậu cần (quản lí các hoạt động hậu cần, cơ sở hậu cần. vật chất hậu cần. cán bộ. nhân viên hậu cần) và các nội dung thuộc về chức năng quản lí nhà nước như quân lí về y tế, đất đai và xây dựng cơ bản trong QĐ. QLHC là một nội dung quan trọng của công tác quản lí trong QĐ. một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngành hậu cần.

        QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, tổ chức, điều hành các hoạt động nghiên cứu khoa học. công nghệ nhằm làm cho các hoạt động này được tiến hành đúng luật, đúng hướng, đúng kế hoạch, đạt kết quá cao. Bao gồm: xác định đề tài nghiên cứu. lựa chọn người (đơn vị) thực hiện, đầu tư kinh phí: hướng dẫn, kiểm tra. đôn đốc quá trình thực hiện, tổ chức nghiệm thu, công bỏ kết qua nghiên cứu; đề xuất hướng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

        QUẢN LÍ KĨ THUẬT, tổng thể các biện pháp quản lí của các cấp, các ngành, các đơn vị, tập thể và cá nhân trong QĐ nhằm duy trì hoạt động công tác kĩ thuật bảo đảm cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện và diễn tập: một mặt của công tác kĩ thuật. Bao gồm: quản lí vũ khí, trang bị kĩ thuật (quản lí số lượng, chất lượng và đồng bộ); quản lí cơ sở kĩ thuật (kho tàng, khu kĩ thuật, phân đội sửa chữa, trạm, xưởng, nhà máy sửa chữa, cơ sở huấn luyện kĩ thuật...); quản lí cán bộ, nhân viên kĩ thuật (số lượng, chất lượng, cơ cấu, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ nhân viên kĩ thuật). Việc tổ chức QLKT cụ thể thực hiện theo quy định của Điều lệ cống tác kĩ thuật và Điều lệnh quản lí bộ đội QĐND VN.

        QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỂ BIÊN GIỚI QUỐC GIA. tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước dôi với các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì các mối quan hệ chính trị, kinh tế - xâ hội và trật tự pháp luật, nhằm bảo vệ chủ quyền nhà nước, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới. QLNNVBGQG thuộc quyền lực tối cao và quyết định của chính phủ. Nội dung QLNNVBGQG: phê chuẩn và kí hiệp ước biên giới, hiệp định về quy chế biên giới: ban hành văn bản pháp luật quy định về quản lí biên giới, quản lí đối ngoại và hợp tác với các nước về vấn đề biên giới; ban hành quy chế phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ biên giới: ban hành chế độ chính sách về biên giới; xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ biên giới và cơ quan quản lí nhà nước về biên giới; tổ chức cơ quan xét xử, xử lí các vi phạm pháp luật về biên giới, thanh tra kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng biên giới, thực thi pháp luật, chính sách về biên giới.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:52:06 pm

        QUẢN LÍ QUÂN TRANG, tổng thể các biện pháp tổ chức và nghiệp vụ nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ. kịp thời, đúng tiêu chuẩn chế độ với chất lượng cao nhất và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích các loại quân trang cho bộ đội. Gồm: quản lí xây dựng kế hoạch, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất, quản lí thành phẩm từ ở xí nghiệp, kho tàng đến người sử dụng. Để làm tốt công tác QLQT cần phối hợp chặt chẽ các khâu quản lí kế hoạch, tổ chức tạo nguồn, xây dựng định mức tiêu chuẩn kĩ thuật, vật tư, tài chính, số lượng và chất lượng hàng hóa,... với đối tượng quản lí bao gồm cơ quan quân nhu các cấp, các cơ sở sản xuất, cung ứng, bảo quản (xí nghiệp, kho tàng), các đơn vị và cá nhân sử dụng quân trang. Trong mỗi khâu đều có nội dung, nguyên tắc và biện pháp quản lí riêng.

        QUẢN LÍ SỨC KHỎE, nắm tình hình sức khỏe của mọi quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng thường xuyén và trong suốt thời gian phục vụ QĐ để có biện pháp điều trị dự phòng. Gồm: theo dõi thường xuyên, kiểm tra, khám sức khỏe định kì, quản lí người mắc bệnh mạn tính. Do quân y thực hiện, chỉ huy các cấp chỉ đạo chặt chẽ, mọi quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng phải tự giác chấp hành. QLSK có tầm quan trọng bậc nhất trong công tác điểu trị dự phòng. Căn cứ vào mức độ phát triển thể lực, bệnh tật và kết quả luyện tập, sức khỏe chiến sĩ chia làm ba loại. Căn cứ vào tình trạng bệnh tật, sức khỏe sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhãn, viên chức quốc phòng chia làm bốn loại.

        QUẢN LÍ VŨ KHÍ, TRANG BỊ KĨ THUẬT, mặt công tác quân lí kĩ thuật, gồm: quản lí số lượng, quản lí chất lượng và quản lí đồng bộ. Quản lí số lượng, đăng kí, thống kê theo sổ sách, mẫu biểu quy định của TCKT nhằm nắm chắc số lượng từng chủng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật. Quản lí chất lượng, theo dõi thường xuyên, kiểm tra, kiểm kẽ định kì hoặc đột xuất tình trạng vũ khí, trang bị kĩ thuật so với tiêu chuẩn chất lượng. Quản lí đồng bộ, bảo đảm sự đồng bộ theo trang bị và đồng bộ theo đơn vị; có phương án bổ sung, thay thế, sửa chữa kịp thời để duy trì sự đồng bộ. Cơ quan kĩ thuật các cấp báo cáo thực lực vũ khí trang bị kĩ thuật với người chỉ huy đơn vị và cơ quan kĩ thuật cấp trên (báo cáo định kì, báo cáo bất thường), sổ sách ghi chép và mẫu biểu dùng để quản lí, báo cáo do TCKT ban hành thống nhất trong toàn quân và phải được quản lí chặt chẽ, lưu trữ ở các cấp theo quy định bảo mật.

        QUẢN LÍ VÙNG TRỜI, tổng thể các hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng trời của đất nước. Bao gồm phát hiện, theo dõi và quản lí các phương tiện bay trên không theo quy tắc bay của nhà nước ban hành; phân biệt địch, ta; điều hành và duy trì trật tự bay trên không, đề phòng tai nạn của các phương tiện bay; ngăn chặn mọi vi phạm, xâm nhập trái phép vùng trời của các phương tiện bay. đặc biệt phương tiện bay mà lai lịch không rõ ràng. Các trung tâm quản lí điều hành bay do đại diện của quân chủng phòng không - không quân và tổng cục hàng không dân dụng cùng phối hợp thực hiện QLVT. Hệ thống phương tiện quản lí gồm: mạng rađa trinh sát trên không, hệ thống thu và thông báo tình báo rađa thể hiện tình hình trên không; hệ thống  nhận biết máy bay; hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy  hiệp đóng giữa phòng không - không quân và hàng không dân dụng.

        QUẢN VIÊN (cổ), gọi chung những chức quan võ trong quân đội Nguyễn chỉ huy lực lượng phòng thủ các đồn binh đóng giữ nơi xung yếu (cửa ải, cửa sông, cảng biển, đảo...). Được đặt ra dưới triều vua Gia Long (1802-20). Tùy theo tính chất, tầm quan trọng của khu vực (hoặc mục tiêu) cần phòng thủ và lực lượng bố trí, QV có thể là phòng thủ úy hoặc phòng ngự sứ (phẩm trật ở hàng chánh ngũ phẩm), tấn thủ (tòng ngũ phẩm), thủ ngữ (chánh lục phẩm).

        QUÁN TRIỆT NHIỆM VỤ, nghiên cứu để hiểu đúng và nắm vững ý định tác chiến của cấp trên và nội dung nhiệm vụ tác chiến được giao. Khi QTNV cần hiểu rõ mục đích (nhiệm vụ) chiến dịch (trận chiến đấu); ý định cấp trên và nội dung nhiệm vụ được giao; vai trò vị trí của đơn vị trong việc hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên; nhiệm vụ đơn vị bạn có liên quan và điều kiện hiệp đồng tác chiến; các mốc thời gian quy định. Trên cơ sở QTNV, người chỉ huy xác định nội dung, thứ tự các bước tiếp theo của chuẩn bị tác chiến.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:53:02 pm

        QUANG HỌC. phần vật lí học nghiên cứu tính chất của ánh sáng, quy luật lan truyền của nó trong các môi trường khác nhau cũng như sự tác động tương hỗ với vật chất (các quy luật bức xạ, lan truyền, phản xạ, tán xạ, hấp thụ, các tác động nhiệt, điện, cơ, hóa với môi trường xung quanh trong dải phổ rộng của sóng điện từ gồm bức xạ thấy được, hồng ngoại, từ ngoại). QH được phân ra: quang hình học (quang hình), quang lí học (quang lí) và quang sinh lí. Quang hình giải thích các hiện tượng QH dựa trên khái niệm gần đúng về tia sáng, các định luật về phản xạ và khúc xạ của các tia sáng. Quang lí giải thích bản chất của ánh sáng và các quy luật lan truyền, tương tác của nó trong môi trường vật chất xung quanh. Quang lí gồm: QH sóng (dựa trên tính chất sóng của ánh sáng, giải thích các hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa và phân cực ánh sáng); QH phân tử (nghiên cứu các định luật lan truyền ánh sáng trong các chất tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử của chúng; các hiện tượng hấp thụ, tán sắc, tán xạ, khúc xạ và phân xạ ánh sáng trong những môi trường khác nhau, độ quang hoạt và những hiện tượng QH liên quan đến tác dụng của điện trường và từ trường bên ngoài lên môi trường,... được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và tính chất phân tử); QH phi tuyến (nghiên cứu những hiệu ứng phi tuyến của ánh sáng phụ thuộc vào môi trường truyền nó, những hiệu ứng này trở nên hết sức quan trọng khi mật độ quang năng rất lớn, vd: với bức xạ của lade; sự trong suốt của một số môi trường hấp thụ khi tăng cường độ ánh sáng...); QH quang phổ (quang phổ học, nghiên cứu bản chất vật chất và phản ứng bằng quang phổ). Quang sinh lí nghiên cứu sự cảm thụ ánh sáng của màu sắc và mắt người, liên quan chặt chẽ với quang lí, quang hình và tâm sinh lí. QH được ứng dụng rất rộng rãi trong kĩ thuật nên đã xuất hiện một số môn QH kĩ thuật như: QH điện từ và ion (nghiên cứu sự hình thành, lan truyền và hội tụ của các chùm hạt tích điện, được dùng trong sản xuất máy biến đổi điện từ quang, máy gia tốc hạt cơ bản); quang điện tử học (nghiên cứu phương pháp biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện và ngược lại trong các hệ thống khí tài nhìn đêm. khí tài khuếch đại ánh sáng mờ, hệ thống xử lí, bảo quản và truyền tin); QH tinh thể (nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong tinh thể, tính chất dị hướng, các hiện tượng lưỡng chiết, lưỡng sắc, quang hoạt,... của chúng, được dùng trong tinh thể học, khoáng vật học, vật lí học plasma); QH sợi (nghiên cứu thực hiện sự truyền ánh sáng và ảnh theo dây dẫn sáng - là ống kim loại rỗng, mặt trong nhẩn bóng hoặc sợi điện môi trong suốt - nhờ sự phản xạ hoàn toàn bên trong của dây dẫn; được sử dụng trong liên lạc viễn thông để mã hóa hoặc giải mã các tin tức và trong các phương tiện trinh sát điện tử quang, thiết bị tự động hóa nhận dạng mục tiêu, thiết bị thủy âm...); QH chất lỏng (nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong môi trường lỏng; được ứng dụng để phát hiện tàu ngầm, tàu đắm, các loại thủy lôi neo, thủy lôi chìm và các mục tiêu ngầm khác dưới nước hoặc trong thiết kế, chế tạo các phương tiện, vũ khí này). QH là một trong các môn khoa học ra đời sớm nhất (vài nghìn năm trước công nguyên), không ngừng phát triển, là nền tảng của nhiều ngành kĩ thuật, trong đó có các ngành mũi nhọn như vật lí plazma, lade, vũ trụ học... và gắn liền với tên tuổi của các nhà bác học vĩ đại Pitago, Platon, Galilê, Keple, Pheơna, Niutơn, Pharađây...

        QUANG THỌ (Quang Sơn; 1929-2001), họa sĩ, ủy viên BCH Hội mĩ thuật khóa II, kiêm ủy viên Hội đồng nghệ thuật (1968-84). Quê xã Phượng Cách, h. Quốc Oai, t. Hà Tây; tham gia CM 3.1945, nhập ngũ 1946, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1948). QT vẽ chủ yếu về đề tài chiến tranh CM và người lính. Tác phẩm tiêu biểu: “Đứa con đầu lòng” (sơn dầu, giải thưởng triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1960), “Từ nhân dân mà ra” (sơn mài, giải ba triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1980), “Trò chơi của ông cháu” (giải ba triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1990), “Nắng xuân 1975”, “Hà Nội những nãm đánh Mĩ”, "Tiếng hát trên đảo”, “Nuôi giấu thương binh”, “Một cung đường Trường Sơn”... QT còn có công xây dựng xưởng mĩ thuật QĐ và bồi dưỡng những thế hộ họa sĩ trẻ cho các đơn vị. Giải thưởng nhà nước (9.2001). Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng nhì...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67909169_459691561427396_2974939896784879616_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeEEkqZVV1yqfY5CnaxkJkApPoLDF5zrLIMSr2QgfMWMrozdOcs7kZrPWsFkAhTmW2BhUnCwPHHF951x4QVr7KJNZ4kYxdsWfSKbtyDh44hGBQ&_nc_oc=AQmHPIwrwTeMGYs0TTraSvZAnvQlGo_nuIsb_mOxWLwl5kco05dgIngzWhtVQtQ1Yys&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=d8a6f57fc5509625886b5a98ca149075&oe=5DD98FC6)


        QUANG TRUNG nh NGUYỄN HUỆ


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:54:14 pm

        QUẢNG BÌNH, tỉnh ở Trung Bộ; bắc giáp Hà Tĩnh, đông giáp Vịnh Bắc Bộ, nam giáp Quảng Trị, tây giáp Lào (đường biên giới khoảng 190km, cửa khẩu Cha Lo). Dt 8.051,86km2; ds 0,818 triệu người (2003); phần lớn là người Kinh, còn lại là Mường, Vân Kiều, Rục... Thành lập 1831. Từ 1890 đến 1.1896 sáp nhập với Quảng Trị thành t. Bình Trị. 2.1976 sáp nhập với Quảng Trị, Thừa Thiên thành t. Bình Trị Thiên. Tái lập 30.6.1989. Tổ chức hành chính: 6 huyện. 1 thành phố; tỉnh lị: tp Đồng Hới. Địa hình: rừng núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, núi vây ba bề; nhiều núi cao: Phu Ác (2.017m), Cô Ta Rum (1.624m),... núi đá vôi, nhiều hang động. Đồng bằng nhỏ hẹp ở hai bờ Sông Gianh và Nhật Lẹ. Chỗ hẹp nhất 40,3km. Bờ biển 116km, thoải, ven biển nhiều cồn cát. Ngoài khơi có một số đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Ông... Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 26°C, lượng mưa 2.000-2.500mm/năm. Mạng sông ngòi dày đặc, ngắn, dốc. Các sông: Sông Ròn, Sông Gianh, sông Lí Hoà, Sòng Dinh, sông Nhật Lệ. Tỉnh nông, lâm, ngư nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 217,4 nghìn tấn (lúa 206,1 nghìn tấn); khai thác gỗ 30 nghìn m3, thủy sản 24,3 nghìn tấn. Công nghiệp: vật liệu xây dựng, sành sứ, chế biến gỗ... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 747,4 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 12A, QL 15, tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 4; đường sắt Bắc -  Nam; cảng biển: Cảng Gianh, Nhật Lệ. Di tích lịch sử: Quảng Bình Quan, công trình kiến trúc của chúa Nguyễn (1630), Lũy Thầy, lũy Trường Dực, lũy Trường Sa, Đèo Ngang, đèo Lí Hoà... 6.11.1978, LLVTND Quảng Bình được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67326384_459691581427394_2925253189663981568_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeEOkRvRJ4vtL8xQHzyxeKsSocIUbdq2S3_N0N7HPVhzDYYhxslM7JB8nnlcTQySAKdP5T0fx2t5-P-9pZ5G3EIrgZSZkz7eK7oCL8_qa51CRA&_nc_oc=AQlbht5LZ3iwBPFFEyBayicT0LS9kJXqX50WM2t1A2ErcfyMoM7_mbhfRqvtRtXDy4Y&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=7d245e060faf6afb95e26ad28f5e9196&oe=5DA01C32)


        QUẢNG CHÂU, thành phố, thủ phủ t. Quảng Đông (TQ). Nằm ở bắc châu thổ sông Châu Giang; dt 7.434km2 (nội thành 1.444km2); ds 6,66 triệu người (2003, nội thành 3,95 triệu). Tại QC có cảng lâu đời nhất của TQ, là đầu mối của ba tuyến đường sắt. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, dệt, thực phẩm, hóa chất, cao su, giấy, in, đóng giày... Có trường đại học tổng hợp, đại học công nghiệp, phân viện hàn lâm khoa học TQ, bảo tàng, thư viện, cung văn hóa. QC được xây dựng từ thời nhà Chu (cách đây trên 2.000 năm), từ dầu công nguyên đã là cửa ngõ buôn bán với nước ngoài, nơi diễn ra những sự kiện lớn: chiến tranh nha phiến, khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương (27.4.1911), chiến tranh Bắc Phạt, Công xã Quảng Châu.

        QUẢNG NAM, tỉnh duyên hài Trung Trung Bộ; bắc giáp Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, nam giáp Quảng Ngãi, Kon Tum, đông giáp Biển Đông, tây giáp Lào. Dt 10.407,47km2; ds 1,438 triệu người (2003); dân tộc: Kinh. Xơđăng, Co, Cơ Tu, Giẻ Triêng... Thành lập 1832. Năm 1962 chính quyền  Sài Gòn chia thành hai tinh Quảng Nam, Quảng Tín; 1963 Chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN chia thành hai tinh QN, Quảng Đà. 2.1976 hợp nhất QN, Quảng Đà thành t. Quảng Nam - Đà Nẵng, đầu 1997 tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính là tp Đà Nẵng và t. QN. Tổ chức hành chính: 14 huyện (3 huyện miền núi, 6 huyện vùng cao), 2 thị xã; tỉnh lị: tx Tam Kì. Địa hình phần lớn là rừng núi (3/4 diện tích tự nhiên); các đỉnh cao: A Tuất (2.500m), Boi Kinh (1.644m), Boi Tao (1.227m). Các sông: Thu Bồn, Vu Gia, Tam Kì, Trường Giang, Sông Côn, Vĩnh Điện. Các hồ: Phú Ninh, Vĩnh Trinh, Thạch Bàn... Bờ biển dài trên 50km, với các cửa: Cửa Đại, An Hoà (Kì Hà), An Tân (Chu Lai). Đảo Cù Lao Chàm cách Hội An 15km. Khí hậu hai mùa, nhiệt độ trung bình hàng nàm 25°C, lượng mưa trung bình 2.057mm/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 378,4 nghìn tấn (lúa 343,8 nghìn tấn); khai thác gỗ 64,2 nghìn m2, thủy sản 46,7 nghìn tấn. Công nghiệp: gốm, sứ, đường, dệt chiếu, dệt lụa, xi măng, khai thác đá, chế biến gỗ. Giàu khoáng sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.351 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Bắc - Nam; đường bộ: QL 1, đường 14. Sân bay: Chu Lai, Ái Nghĩa, Tam Kì. Di tích thắng cảnh: Trà Kiệu (kinh đô Vương quốc Chãmpa cổ), thánh địa Mĩ Sơn, phố cổ Hội An... Sự kiện lịch sử QS: khởi nghĩa Nguyễn Duy Hiệu, trận Núi Thành (mở đầu phong trào diệt Mĩ trên chiến trường miền Nam trong KCCM)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67822573_459691601427392_2933757242089930752_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeF7hVi7KtF0W_R2Gknhc_NlMekw6PoSXEHQOKmdl-O3aewmMdWFyXm1ve9u7mWfgfglQhAtDuLSw2yiTFuagRnVhtTl8UK8VFi3hBsn_xCvSA&_nc_oc=AQm9Q5BDCDzi35qUiRscg6K6pA21pWOfTaFXoUEXg7eZJwFBvH1CyTBKGn95iN7OJ5o&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d3cb692089959b728c9765041b27bb52&oe=5DEC0F38)



Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:55:35 pm

        QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG, tỉnh cũ ở duyên hải Trung Trung Bộ. Tỉnh lị: tp Đà Nẵng. Thành lập 2.1976 do hợp nhất hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. 1996 tách thành t. Quảng Nam và tp Đà Nẵng trực thuộc trung ương. 6.11.1978, LLVT- ND Quảng Nam - Đà Nẵng được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        QUẢNG NGÃI, tỉnh duyên hải Trung Trung Bộ; bắc và tây bắc giáp Quảng Nam. tây giáp Kon Tum, nam và tây nam giáp Gia Lai, Bình Định, đông giáp Biển Đông. Dt 5.135,2km2; ds 1,25 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh (chiếm phần lớn), Chàm, Hrẽ. Co, Cà Dong, Tày... Thành lập 1832 từ dinh Quảng Nghĩa thuộc xứ Quảng Nam. 2.1976 sáp nhập với Bình Định thành t. Nghĩa Bình. 6.1989 tái lập. Tổ chức hành chính: 13 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: fx Quảng Ngãi. Địa hình: rừng núi, trung du, đồng bằng ven biển. Rừng núi ở phía tây, giáp sườn đông của dãy Trường Sơn, nhiều gỗ và lâm sản quý. Khoáng sản: sắt, đồng, chỉ, graphit. Bờ biển dài 130km, nhiều cửa sông, vũng, vịnh. Ngoài khơi có các đảo: Lí Sơn, Hòn Bé... Các sông lớn: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ. Khí hậu nhiệt đới; nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5°C, lượng mưa 1.700mm/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 362,2 nghìn tấn (lúa 329,5 nghìn tấn); khai thác gỗ 77,5 nghìn m3, thủy sản 79,4 nghìn tấn. Có 4 khu công nghiệp tập trung: Dung Quất, Tịnh Phong, Quảng Phú và khu công nghiệp tây tx Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.092,9 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 24; đường sắt Bắc - Nam. Cảng biển: Dung Quất, Tịnh Phong. Sự kiện lịch sử: du kích Ba Tơ (1945), khởi nghĩa Trà Bồng (1959), chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường... 6.11.1978, LLVTND Quảng Ngãi được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67445288_459691608094058_2067434477033881600_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFtj8OcB52ZxeSSVsWqTyowZcEmbumpLZp4HytQCCwvLo-UTE13vnuUsryDLsYQyQxbG8_37eeV5XkMwGGzlG66UrnGCEMfQvhZLGdcwZUlwA&_nc_oc=AQl-AHyvS3-oX-9zOj7a0sC2pTlc889JhXT5L4LtID1_Qn8s04iuk9bF174R2Rl1Pn0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=aa17c81b3e73dc68f602cbf998989d2c&oe=5DDC70DC)


        QUẢNG NINH, tỉnh ở đông bắc Bắc Bộ; bắc giáp TQ (đường biên giới dài 132,8 km, cửa khẩu Bắc Luân, Hoành Mô, Quảng Đức), đông giáp Vịnh Bắc Bộ, tây và tây nam giáp Bắc Giang, Hải Dương, nam giáp Hải Phòng, tây bắc giáp Lạng Sơn. Dt 5.899,57km2; ds 1,055 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa... Thành lập 10.1963 do hợp nhất t. Hải Ninh và khu Hồng Quảng. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thành phố, 3 thị xã; tỉnh lị: tp Hạ Long; một trong những trung tâm công nghiệp lớn của VN. Địa hình phần lớn là đồi núi, đỉnh cao nhất 1.506m. Bờ biển dài 250km, bị chia cắt mạnh, nhiều cửa sông: Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân, Mũi Chùa; các vịnh: Hạ Long, Bái Tử Long. Có trên 3.000 đảo lớn nhỏ; đảo Cái Bàu lớn nhất (dt 251km2). Nhiều sông: Bạch Đằng, Đá Bạc, Tiên Yên. Ba Chẽ, Hà Cối, Ca Long, Đầm Hà... Khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình trong năm 25,5°C, lượng mưa 2.000mm/năm. Giàu tài nguyên, than chiếm 90% trữ lượng than của VN. Công nghiệp: khai khoáng, năng lượng, đóng tàu... Các nhà máy, xí nghiệp lớn: nhiệt điện Uông Bí, cơ khí cẩm Phả, đóng tàu Tiên Yên, Hạ Long... Giá trị sản xuất cống nghiệp năm 2002 đạt 5.038,2 tì đồng. Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ. Rừng chiếm dt 268.000ha, nhiều gỗ, dược liệu quý. Đất nông nghiệp ít. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 213,7 nghìn tấn (lúa 199.5 nghìn tấn); khai thác gỗ 16 nghìn m3, thủy sản 43,8 nghìn tấn. Giao thông thuận tiện, nhiều cảng: Cửa Ông, cẩm Phá, Hòn Gai. Cái Lân...; đường bộ: QL 10, QL 18, QL 4B. QN là tiền đồn phía đông bắc của VN, nơi diễn ra nhiều trận đánh lịch sử chống ngoại xâm: 3 trận thủy chiến lớn trên sông Bạch Đằng (938, 981 và 1288), phong trào đấu tranh của công nhân vùng mỏ (1936-39), Chiến khu Đông Triều (1945), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1951). Ngày 20.12.1979, LLVTND Quảng Ninh được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67296710_459691618094057_257464112366223360_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeH9mKnkZv5R2gHpvGekKhR_Hx9bJA-xJFsWywzR8ZjnqYiwpHIkTjaXo5NADyqWSNMB7oI40Br1v8HBgOioksWZ77VEE6U_7vKn24KxYEg84w&_nc_oc=AQk4pCz_OzGJitq0amoEMiQawNyuZidiXBqYMnKwwqjppeNn5ZvVC7RbnSZ8VGRDmKo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=14179fd1d8964184a7f1c84e2f87ced4&oe=5DE2579E)



Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:56:58 pm

        QUẢNG TRỊ. tỉnh ở Trung Trung Bộ, nam Hà Nội 582km: bắc giáp Quảng Bình, nam giáp Thừa Thiên- Huế, tây giáp Lào (đường biên giới dài 208km. cửa khẩu quốc tế: Lao Bảo, La Hay), đông giáp Biển Đông. Dt 4.745,73km2; ds 0.608 triệu người (2003); dân tộc: Kinh. Vân Kiều, Tà Ôi (Pa Cô), Cơ Tu. Thành lập 1832. Năm 1853 đổi làm đạo thuộc phủ Thừa Thiên. 1876 tách thành tỉnh. Sau hiệp định Giơnevơ QT bị chia cắt thành hai phần thuộc hai miền Nam và Bắc. Phần h. Vĩnh Linh thuộc miền Bắc được tách thành đơn vị hành chính độc lập là khu vực Vĩnh Linh. 2.1976 hợp nhất với Quảng Bình và Thừa Thiên thành t. Bình Trị Thiên. Tái lập 6.1989. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Đông Hà. Địa hình: rừng núi, đồi và đồng bằng ven biển. Nhiều núi cao trên l.000m: động Voi Rệp (1.739m), động Ba Lê (1.102m), núi Động Chấn (1.257m)... Bờ biển dài 68km, các cửa biển: Cửa Tùng, Cửa Việt, cửa Mĩ Thúy, ngoài khơi có đảo Cồn cỏ. Hệ thống sông ngòi dày đặc, dốc, có tiềm năng thủy điện. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè bị ảnh hưởng của gió Lào, thường có bão. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 207,2 nghìn tấn (lúa 203,9 nghìn tấn); khai thác gỗ 19,5 nghìn m3, Công nghiệp: vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 342.5 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 9; đường sắt Bắc - Nam. Cảng biển: Cửa Tùng, Cửa Việt. Địa danh lịch sử: sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam -  Bắc trong gần 20 năm. Vĩnh Linh. Khe Sanh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cồn Cỏ, đường 9, thành cổ Quảng Trị, nhà tù Lao Bào... 6.11.1978. LLVTND Quảng Trị được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67792069_459691631427389_9018820246538027008_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeFIPQ2cnzgsybBwnpFuaydZ62L22dM8Vqv4gHX3k1xVyHJ6lALwCZRclEgreRtcS4WSXNPUsh5tqrO46xlqvADLmRgCICDdVU_oFlVn-WVDfg&_nc_oc=AQlz_gp0o2dZtat-DjnRDEHde0TbVmx-5OYt-BWhqSZOVWh0ml0QI4k68OVA9T-Brt0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=73d753cec939b39323685f9738e07c50&oe=5DEAEB3B)


        QUẢNG YÊN, tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Địa bàn tương đương với t. Quảng Ninh ngày nay. Cuối tk 19 Pháp chia thành hai tinh QY và Hải Ninh. Trong KCCP, đặc khu Hồng Gai tách khỏi t. QY thành đơn vị hành chính độc lập: 2.1955 sáp nhập lại thành khu Hồng Quảng. 3.1963 sáp nhập với t. Hải Ninh thành t. Quảng Ninh.

        QUÂN (cổ), đơn vị tổ chức của QĐ một số triều đại phong kiến VN, đơn vị biên chế lớn nhất của QĐ phong kiến TQ. Thời Đinh, Q gồm 10 lữ (mỗi lữ có 1.000 người); 10 Q hợp thành 1 đạo. Thời Lí. Q liền trên đỏ hoặc giáp, do viên chỉ huy  sứ chỉ huy và có quân số khác nhau, tùy thuộc vào số lượng Q được tổ chức ra: đời Lí Thái Tông (1010-28), có 500 người, đời Lí Thánh Tông (1054-72), có 200 người. Thời Trần, trong quân các lộ, Q là đơn vị tổ chức cao nhất, liền trên đô (mỗi Q có 30 đô, mỗi đô có 80 người); trong quân túc vệ, Q liền trên vệ (các Q Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, mỗi Q có 4 vệ). Thời Lê Sơ (1428-1527), giai đoạn 1428-69, Q là đơn vị tổ chức cao nhất của bộ phận lực lượng đóng ở kinh đô (có 6 quân ngự tiền, 5 quân thiết đột). Ở TQ thời Xuân Thu tổ chức tam quân: thượng, trung, hạ. Nước Tề tổ chức 3 người thành 1 ngũ, 10 người thành 1 nhung, 4 nhung thành 1 tốt, 10 tốt thành 1 lữ, 5 lữ thành 1 Q (hơn 1 vạn người).

        QUÂN BÁO NHÂN DÂN, trinh sát do cơ quan quản sự địa phương tổ chức ở các cơ sở trong nhân dân để thu thập tin tức về địch, về địa hình,... trong khu vực, phục vụ chủ yếu cho tác chiến của LLVT địa phương và bộ đội chủ lực hoạt động tại địa phương. QBND thường dùng các phương pháp quan sát, nghe ngóng, hỏi tin, lấy tài liệu, bắt tù binh...

        QUÂN BƯU, ngành bưu chính QĐ, có nhiệm vụ: nhận chuyển các văn kiện quân sự. thư, báo, bưu kiện, bưu phẩm, di vật liệt sĩ, ... bằng các hình thức và phương tiện (đi bộ, xe đạp. mô tô, ô tô, máy bay, tàu hỏa...).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 01:58:22 pm

        QUÂN CẢNG, khu vực bờ biển (sông, hồ) và vùng nước tiếp giáp, dược che chắn sóng bời địa hình tự nhiên hoặc công trình nhân tạo, được phòng thủ vững chắc và thiết bị bến bãi cần thiết cho việc neo đậu tàu, có trạm sửa chữa tàu và trang bị, các cơ sở vật chất - kĩ thuật bảo đảm chiến đấu và hoạt động của các tàu hải quân trú đậu trong vùng. Những QC lớn ở VN: Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn. Thuật ngữ QC không còn dùng ở các nước đã thiết lập hệ thống hậu cần hạm đội và căn cứ hài quân.

        QUÂN CẢNH, lực lượng cảnh sát QS trong QĐ nhiều nước, được trang bị và huấn luyện đặc biệt để duy trì kỉ luật QĐ (bất giữ quân nhân đào ngũ. phạm tội; thu dung quân nhân lạc ngũ; kiểm soát giao thông QS...), duy trì pháp luật nhà nước đối với dân chúng (chống tội phạm, bạo loạn, nổi dậy...) và một số nhiệm vụ đặc biệt khác. QC hoạt động chủ yếu ở trong nước; một số QĐ có QC hoạt động ở nước ngoài (nơi có lực lượng của QĐ đó).

        QUÂN CẤM VỆ (cổ), quân bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đỏ dưới các triều đại phong kiến VN, có chức năng cơ bản giống nhau với tên gọi và cơ cấu tổ chức khác nhau dưới các triều đại. Thời Đinh (968-80), Tiền Lê (980- 1009). Lí (1010-1225), QCV được gọi là quân điện tiền và có sự phân chia khác nhau về tổ chức. Từ thời Trần (từ 1226). QCV được xây dựng theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, cơ động, với chức năng vừa bảo vệ vua và kinh đô, vừa cơ động chiến đấu. Thời Trần, trong QCV có du quân (tổ chức thành quân), chuyên cơ động chiến đấu và quân túc vệ (ban đầu có Thượng chân túc vệ và 12 vệ thuộc Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, sau có Chân Thượng đô, Chân Kim đô, Thủy Dạ Xoa đô, Toàn Kim Cương đô, Phù Liễn đô), trực tiếp bảo vệ hoàng thành và một bộ phận ở lộ Thiên Trường (Nam Định ngày nay) bảo vệ thái thượng hoàng và hoàng gia. Thời Lê Sơ (1428-1527), QCV ban đầu có 6 quân ngự tiền (bảo vệ hoàng thành), 5 quân thiết đột (bảo vệ kinh đô và cơ động chiến đấu); sau có 6 vệ điện tiền, vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô... (xt quân đội Hậu Lê). Thời Lê - Trịnh (1533-1786), QCV gồm binh thị hậu (được gọi là quân túc vệ) chuyên hầu hạ. bảo vệ chúa và quân nội điện chuyên bảo vệ vua. Thời Nguyễn (từ đời Gia Long, 1802), QCV gồm hai bộ phận riêng biệt: thân binh (quân hầu cận. bảo vệ vua) và cấm binh (quân bảo vệ trong kinh thành). QCV thường được tuyển trong số những người khỏe, giỏi võ nghệ và tin cậy về chính trị (thường là đồng hương, thân thuộc,... của hoàng gia; binh lính thuộc QCV thời Tiền Lê. Lí thích trên trán ba chữ “Thiên Tử quân”; thời Trần thích trên trán tên hiệu các đô túc vệ (Chân Thượng, Toàn Kim Cương...). Cg thán quân.

        QUÂN CẬN VỆ, 1) quân thiện chiến, tin cậy. được tuyển lựa chặt chẽ, được tổ chức và huấn luyện chu đáo, để trực tiếp bảo vệ vua chúa và tướng lĩnh hoặc thực hiện những nhiệm vụ phức tạp. QCV xuất hiện từ thời cổ đại. ở mỗi nước có các tên gọi khác nhau; 2) danh hiệu vinh dự nhà nước Liên xỏ phong tặng cho các đơn vị LLVT ưu tú, lập được nhiều chiến công, thể hiện một tập thể trung thành, kiên định, bất khuất, ngoan cường chiến đấu.

        QUÂN CHỦNG, bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định (trên bộ, trên không, trên biển); được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Mỗi QC có các binh chủng, bộ đội chuyên môn, các đơn vị phục vụ phù hợp với đặc điểm của QC. QĐND VN có các QC: lục quân, hải quân và phòng không - không quân.

        QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN X. HẢI QUÂN

        QUÂN CHÙNG HẢI QUÂN Quân đội nhân dân Việt Nam. đơn vị Ah LLVTND (1989). Tiền thân là Cục phòng thủ bờ biên (thành lập 7.5.1955); Cục hải quân (24.1.1959); BTL hải quân từ 3.1.1964. Tổ chức hiện nay gồm : BTL, cơ quan BTL, các vùng hải quân, hải đoàn, hải đội tàu, binh đoàn hải quân đánh bộ, các binh đoàn bộ đội chuyên môn. học viện hải quân, cơ sở sửa chữa tàu và các đơn vị bảo đảm phục vụ. Ngày truyền thống 5.8.1964 (chiến thắng trận đầu, cùng bộ đội phòng không và LLVT địa phương bắn rơi 2 máy bay Mĩ, bắt sống 1 phi công). Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Tạ Xuân Thu.

        QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN X. KHÔNG QUÂN

        QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị Ah LLVTND (3.6.1976). Thành lập 16.5.1977 (tách ra từ Quân chùng phòng không - không quân), 3.3.1999 lại hợp nhất với Quân chủng phòng không thành Quân chủng phòng không - không quân. QCKQ có các binh chủng: không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân vận tải, không quân trinh sát... Tiền thân của QCKQ là: Ban nghiên cứu không quân (1949); Bàn nghiên cứu sân bay (3.3.1955), Cục không quân thuộc BTTM (24.1.1959), Binh chủng không quân trong Quân chùng phòng không - không quân (22.10.1963). Lập nhiều thành tích trong KCCM. Ngày truyền thống 3.4.1965 (ngày không quân tiêm kích đánh thắng trận đầu, bấn rơi 2 máy bay F-8 của Mĩ). Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên (1977): Đào Đình Luyện.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:00:10 pm

        QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG X. BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG

        QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị Ah LLVTND (1982). Thành lập 16.5.1977 (tách từ Quân chủng phòng không - không quân), 3.3.1999 hợp nhất với Quân chủng không quân thành Quân chủng phòng không - không quân. QCPK có các binh chủng pháo phòng không, rađa phòng không, tên lửa phòng không; lực lượng chủ yếu đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, cụm LLVT, căn cứ QS và khu dân cư... Cùng với Quân chủng không quân và lực lượng khác quản lí chặt chẽ vùng trời quốc gia; thông báo về tình hình địch trên không cho LLVT và nhân dân. Tham gia tác chiến phòng không trong các chiến dịch hiệp đồng quân chủng, binh chủng. Ngày truyền thống: 1.4.1953 (ngày thành lập Trung đoàn 367- trung đoàn pháo phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Văn Khánh, Nguyễn Xuân Mậu.

        QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN Quân đội nhân dân Việt Nam. thành lập 22.10.1963 trên cơ sở hợp nhất BTL phòng không và Cục không quân. Từ 16.5.1977 được tách thành hai quân chủng: phòng không và không quân. 3.3.1999 hợp nhất thành QCPK-KQ. Chức năng chủ yếu: đánh trả các cuộc tiến công đường không của địch, bảo vệ các mục tiêu được giao, quản lí vùng trời quốc gia; thông báo tình hình địch trên không cho LLVT và nhân dân; tiến công các mục tiêu trọng yếu trong hậu phương địch; chi viện trong tác chiến hiệp đồng quân chủng, binh chủng; chống đổ bộ đường không của địch, thực hành đổ bộ đường không, vận chuyển tiếp tế, tải thương bằng đường không và các hoạt động khác. QCPK-KQ có các binh chủng: tên lửa phòng không, pháo phòng không, rađa phòng không, không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân vận tải, trinh sát. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Phùng Thế Tài, Đặng Tính.

        QUÂN CHƯ HẦU, quân của các lãnh chúa phong kiến được hoàng đế phong tước vị cao, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của lãnh chúa mà mình phụ thuộc, đồng thời chịu sự điều động và chỉ huy của hoàng đế. Ngày nay, thuật ngữ QCH còn được dùng để chỉ đội quân của một nước lệ thuộc, chịu sự chi phối của một nước lớn, được huy động tham chiến phục vụ cho lợi ích của nước lớn đó. Trong chiến tranh xâm lược VN (1954-75), đế quốc Mĩ đã huy động được QĐ một số nước phụ thuộc Mĩ tham chiến dưới danh nghĩa “thực hiện nghĩa vụ với liên minh”.

        QUÂN CỜ ĐEN, bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở TQ chạy sang VN (1-863), lấy cờ đen làm biểu tượng (x. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, 1851-64). Do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu, đầu hàng triều đình Nguyễn và được dùng đánh dẹp quân Cờ Trắng (2.1868); phối hợp với QĐ Nguyễn đánh quân Cờ Vàng (1869-75) và quân Pháp (1873-85) mà tiêu biểu là: trận Cầu Giấy (21.12.1873), trận Cầu Giây (19.5.1883), trận cầu Quan Âm và trận Bắc Lệ (24 và 26.6.1884), trận Lạng Sơn (28.3.1885). QCĐ chấm dứt hoat động sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II (1882-84).

        QUÂN CỜ TRẮNG, bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở TQ chạy sang VN (1863), lấy cờ trắng làm biểu tượng (x. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, 1851-64). Do Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi, Triệu Tiến Đông, Triệu Hữu Điền cầm đầu, hoạt động chủ yếu ở châu Lục Yên - Tuyên Quang. Bị triều đình Huế dùng quân Cờ Đen đánh dẹp (2.1868) và chấm dứt hoạt động từ đó.

        QUÂN CỜ VÀNG, bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở TQ chạy sang VN (1863), lấy cờ vàng làm biểu tượng (x. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, 1851-64). Do Ngô Côn, Hoàng Sùng Anh cầm đầu; thổ phỉ hóa và hoạt động chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Bị quân đội Nguyễn phối hợp với quân nhà Thanh (hai lần sang VN 1869 và 1871) tiễu trừ, phải chuyển hướng hoạt động xuống vùng trung du Bắc VN. Sau khi Ngô Côn chết (sau trận đánh thành Bắc Ninh, 1869), QCV do Hoàng Sùng Anh cầm dầu. Do mâu thuẫn với quân Cờ Đen (sau vụ hợp tác đánh chiếm Bảo Thắng (Lào Cai), quân Cờ Đen độc chiếm thành) và bị triều đình Nguyễn dùng QĐ và quân Cờ Đen đánh dẹp. QCV chuyển sang hợp tác với Pháp chống lại triều đình Nguyễn và quân Cờ Đen. Tan rã sau khi Hoàng Sùng Anh bị bắt và bị giết (1875).

        QUÂN DỊCH nh PHỤC VỤ QUÂN SỰ

        QUÂN DU KÍCH NAM KÌ, quân du kích trong khởi nghĩa Nam Kì (11.1940)-, một trong những LLVT CM đầu tiên của VN. Được hình thành và phát triển nhanh từ 1939 ở phần lớn các xã thuộc nông thôn Nam Bộ (mỗi xã có 1 tiểu đội đến 1 trung đội) và nhiều công xưởng, xí nghiệp,... ở Sài Gòn (mỏi nơi có 1 tổ đến 1 tiểu đội). Đội viên được lựa chọn từ các tổ chức quần chúng (nông hội, công hội, thanh niên phản dế...) do Xứ ủy Nam Kì lãnh đạo. Biên chế thành tổ, tiểu đội và trung đội; trang bị chủ yếu bằng vũ khí tự tạo (giáo, mác, bom và lựu đạn xi măng...) và một số súng thô sơ. QDKNK đã cùng nhân dân đánh chiếm nhiều đồn bốt địch, diệt tề. trù gian, lập và bảo vệ chính quyền CM ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn và ngay cả ở vùng sát đô thị. Khi thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến công, đàn áp, QDKNK rút về Đồng Tháp Mười, Tây Ninh,... để bảo tồn lực lượng, xây dựng căn cứ. hoạt động phân tán (từ 1941). Tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Được tặng thưởng huân chương: Quân công hạng nhất (sắc lệnh 163-SL ngày 14.4.1948 của chủ tịch nước VN DCCH).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:02:04 pm

        QUÂN DŨNG HÃN (cổ), lực lượng đặc biệt gồm những binh sĩ được tuyển mộ từ những người gọi là “vong mạng” (quên thân mình). Được tổ chức từ 1406 dưới triều Hồ. QDH được sử dụng như cám tử quân. Cai quản QDH là các quan thiên hộ, hách hộ.

        QUÂN ĐỊCH nh ĐỊCH

        QUÂN ĐIỆN TlỂN (cổ), quân cấm vệ dưới các triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê, Lí. Thời Tiền Lê (980-1009), QĐT gồm quân tùy long và quân tứ sương. Thời Lí (1010- 1225), trong QĐT có quân ngự tiên. Binh lính thuộc QĐT thích trên trán 3 chữ “Thiên Tử quân”. Chỉ huy QĐT là điện tiền chỉ huy sứ (chức vụ này còn có dưới thời Trần, Hậu Lê, chỉ huy chung quân cấm vệ).

        QUÂN ĐOÀN, liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật (trong LLVT một số nước), thường gồm 3-4 sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn,... trực thuộc, có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên. Có QĐ lục quân, QĐ không quân. QĐ phòng không... Trong QĐND VN, QĐ là liên binh đoàn chiến dịch binh chủng hợp thành của lục quân, trực thuộc BQP hoặc quân khu. Được định hướng về tổ chức lần đầu tiên (gọi là liên đoàn) theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Hình thành trong giai đoạn cuối cuộc KCCM. QĐ đầu tiên (Quân đoàn 1) được thành lập 1973, các QĐ khác (Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4) thành lập 1974-75.

        QUÂN ĐOÀN 1, quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1985). Thành lập 24.10.1973 tại Ninh Bình, mang tên Binh đoàn Quyết Thắng. Gồm: Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Sư đoàn 320B. Sư đoàn phòng không 367, Lữ đoàn xe tăng 202, Lữ đoàn pháo binh 45 (Lữ đoàn pháo binh 368 từ 1984), Lữ đoàn công binh 299, Trung đoàn thông tin 140 và một số đơn vị trực thuộc. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh chiếm BTTM QĐ Sài Gòn (30.4.1975). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Trọng Tấn, Lê Quang Hoà.

        QUÂN ĐOÀN 1 - QUAN KHU 1 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐOÀN 2, quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1985). Thành lập 17.5.1974 tại Trị - Thiên, mang tên Binh đoàn Hương Giang, gồm: Sư đoàn 304, Sư đoàn 324, Sư đoàn 325, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc. Lập nhiều chiến công trong các chiến dịch: Thượng Đức, tây nam Thừa Thiên (1974), Huế - Đà Nẵng; tham gia giải phóng Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy (Xuân 1975). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), các đơn vị của QĐ2 đã đánh chiếm và cắm cờ trên dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (30.4.1975). Làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1976-78), chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1978) và tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Văn Thái**, Lê Linh.

        QUÂN ĐOÀN 2 - QUÂN KHU 2 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐOÀN 3, quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1979). Thành lập 26.3.1975 tại Tây Nguyên, mang tên Binh đoàn Tây Nguyên, gồm: Sư đoàn 10, Sư đoàn 316, Sư đoàn 320, 2 trung đoàn pháo binh (40 và 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234 và 593), Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn công binh 7, Trung đoàn thông tin 29 và một số đơn vị trực thuộc. Xuân 1975 tham gia giải phóng Phú Yên, Khánh Hoà; đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, BTTM QĐ Sài Gòn và nhiều mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn - Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam (1977-78) và tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Vũ Lăng, Đặng Vũ Hiệp.

        QUÂN ĐOÀN 3 - QUÂN KHU 3 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐOÀN 4, quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1980). Thành lập 20.7.1974 tại miền Đông Nam Bộ, mang tên Binh đoàn cửu Long, gồm: Sư đoàn 9, Sư đoàn 7, Trung đoàn pháo binh 24, Trung đoàn phòng không 71, Trung đoàn đặc công 429 và một số đơn vị trực thuộc. Tiến hành chiến dịch Đường 14 - Phước Long, giải phóng t. Phước Long (1.1975); cùng LLVT địa phương giải phóng Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc; giải phóng Biên Hoà, đánh chiếm biệt khu Thủ Đô và một số mục tiêu quan trọng ở nội thành Sài Gòn (trong chiến dịch Hồ Chí Minh, 26-30.4.1975); làm nhiệm vụ quân quản tp Sài Gòn - Gia Định; chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1977-79). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Cầm, Hoàng Thế Thiện.

        QUÂN ĐOÀN 4 - QUÂN KHU 4 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, lực lượng được huấn luyện đặc biệt để từ biển đánh chiếm các đoạn bờ biển (đảo) đối phương và tiến hành các hoạt động tác chiến tiếp theo. Thường bao gồm các đơn vị của lục quân và hải quân đánh bộ. QĐBĐB được đưa từ biển lên bờ biển (đảo) đối phương bàng các tàu và các phương tiện đổ bố (kể cả máy bay trực thăng).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:03:06 pm

        QUÂN ĐỘI, lực lượng vũ trang chuyên nghiệp (tập trung, thường trực) của một giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội, làm công cụ bạo lực để tiến hành dấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội tổ chức ra QĐ; sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng và nhà nước. Bản chất giai cấp, mục tiêu chiến đấu và chức năng, nhiệm vụ của QĐ phụ thuộc bản chất giai cấp, mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội tổ chức ra QĐ; không có QĐ phi giai cấp, đứng ngoài chính trị. Sức mạnh chiến đấu của QĐ phụ thuộc sức mạnh tổng hợp của chế độ chính trị, trình độ kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa xã hội... của đất nước; số lượng, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, nghệ thuật QS, vũ khí, phương tiện KTQS, trình độ tổ chức, chỉ huy... Quy mô tổ chức của QĐ phụ thuộc nhiệm vụ chính trị, điểu kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì lịch sử cụ thể.

        “QUÂN ĐỘI”, tác phẩm của Ăngghen viết 1857. Nội dung bao gồm các vấn đề: định nghĩa QĐ (tổ chức hợp nhất những người có vũ trang được nhà nước duy trì nhằm tiến hành chiến tranh); điều kiện lịch sử hình thành QĐ (khi nảy sinh bất bình đẳng kinh tế - xã hội giữa người với người, xuất hiện nhà nước); bản chất xã hội của QĐ (do bản chất giai cấp của nhà nước tổ chức ra QĐ quyết định); sự phát triển của QĐ (suy đến cùng phụ thuộc sự phát triển của phương thức sản xuất vật chất) và nhiều vấn đề khác như chế độ tuyển mộ, kiểu loại QĐ, nghệ thuật QS, lịch sử chiến tranh từ thời cổ đại đến giữa tk 19... “QĐ” là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lí luận QS và góp phần làm sáng tỏ quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa phương thức sản xuất vật chất của xã hội, cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, đặc biệt kiến trúc thượng tầng chính trị; về lịch sử phát triển của xã hội loài người.

        QUÂN ĐỘI CÁCH MẠNG, quân đội do các giai cấp, lực lượng và nhà nước CM tổ chức để tiến hành đấu tranh CM, xóa bỏ chế độ xã hội cũ lỗi thời, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới tiến bộ. Quân đội nhân dân Việt Nam... là QĐCM.

        QUÂN ĐỘI CHÍNH QUY. quân đội được xây dựng theo những tiêu chuẩn thống nhất được pháp luật nhà nước quy định về: tổ chức, biên chế, trang bị; hệ thống chỉ huy; điều lệnh: chế độ huấn luyện, giáo dục; các chế độ công tác và sinh hoạt trên cơ sở xây dựng vững chắc tính tổ chức, tính ki luật, tính tập trung và tính khoa học. Xây dựng QĐCQ trở thành một xu hướng tất yếu của mọi QĐ. đặc biệt đối với những QĐ ra đời và trưởng thành từ chiến tranh du kích nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh chính quy. Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

        QUÂN ĐỘI ĐINH. LLVT của Đinh Bộ Lĩnh và sau đó của nhà nước phong kiến VN triều đại Đinh (968-80). Hình thành khoảng 944 tại Hoa Lư (h. Hoàng Long, t. Ninh Bình ngày nay), do Đinh Bộ Lĩnh đứng đầu. Lực lượng phát triển nhanh (tới 951 đã đánh bại cuộc hành quân đánh dẹp suốt một tháng của triều đình Ngô do Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập chỉ huy), đặc biệt sau khi liên kết với LLVT của sứ quân Trần Lãm ở Bô Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình ngày nay). Với lực lượng mới này, trong hai năm (966-67) Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt liên kết và thần phục được LLVT của các sứ quân Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây), Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa), Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Kim Động, Hưng Yên); đánh dẹp LLVT của các sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động (Thanh Oai. Hà Tây), Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội), Kiều Công Hãn ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ), Nguyễn Thù Tiệp ở Tiên Du (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Kiều Thuận ở Hồi Hổ (Cẩm Khé, Phú Thọ), Lí Khuê ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) và làm tan rã LLVT của hai sứ quân Lã Đường ở Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên), Nguyễn Khoan ở Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), chấm dứt nạn cát cứ của 12 sứ quân (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965-67), thống nhất đất nước (968), mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc VN. Dưới triều Đinh, QĐ được tổ chức thành 10 đạo tương ứng với 10 đạo hành chính. Mỗi đạo gồm 10 quân, mỗi quân gồm 10 lữ, mỗi lữ gồm 10 tốt, mỗi tốt gồm 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Có quân diện tiền (khoảng 2.000 người) để trực tiếp bảo vệ triều đình. Trang bị chủ yếu là gươm, giáo, cung, nò; có trang phục thống nhất cho quân sĩ (áo giáp, mũ “tứ phương bình đính”). Tổng chỉ huy QĐĐ là thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Tới 7.980 chuyên hóa trực tiếp và gần như hoàn toàn thành quân đội Tiền Lê.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:03:34 pm

        QUÂN ĐỘI HẬU LÊ, LLVT của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn và sau đó của nhà nước phong kiến VN triều đại Hậu Lê. Trải qua ba thời kì xây dựng và tồn tại: thời kì khới nghĩa, tiến hành chiến tranh giải phóng (1418-27); thời kì các vua Lê trị vì đất nước (thời Lê Sơ, 1428-1527) và thời kì Lê - Trịnh (Lê Trung Hưng, 1533-1788). Trong thời kì thứ nhất (1418-27), lực lượng khi mới khởi nghĩa khoảng 2.000 người, trang bị thô sơ. Được nhân dân ủng hộ và phát triển nhanh chóng trong chiến tranh. Tới 1426 quân số đã lên tới 250.000 người, tổ chức thành các vệ (trong đó có 14 vệ quân thiết dột), các đội tượng binh, thủy binh và kị binh. Đã chiến đấu và giải phóng đất nước (x. khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh, 1418-27). Thời kì thứ hai (1428- 1527), LLVT được tổ chức lại thành QĐ của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, có cơ cấu phù hợp với bộ máy hành chính: cả nước chia thành năm đạo, ở mỗi đạo, quyền điều hành về các mặt quân, dân, chính đều tập trung ở quan hành khiển. Dưới đạo (theo từng cấp) là trấn (lộ), phủ, huyện (châu), xã. QĐHL gồm quân ở kinh đô (quân cấm vệ) và quân ở năm dạo. Quân ở kinh đô tổ chức thành quân, có: 6 quân ngự tiền (bảo vệ vua, triều đình), 5 quân thiết đột (bảo vệ kinh thành và cơ động chiến đấu), một số vệ, đội thúy binh, tượng binh, kị binh và pháo binh. Quân ở năm đạo tổ chức thành vệ; mỗi đạo có 5-6 vệ (1 vệ gồm 5 sớ, 20 đội; mỗi đội 20 người), dưới quyển chỉ huy trực tiếp của tổng quân. Quân số (đời Lê Thái Tổ, 1428-33) khoảng 100 nghìn người: quân ở năm đạo chia thành năm phiên, thay nhau một phiên thường trực, bốn phiên về sản xuất. Dưới đời Lê Thánh Tông (1460-96), có nhiều thay đổi về tổ chức hành chính nhà nước và QS: đặt ngũ phủ quân (1466) để thống xuất việc quân ở năm đạo; từ 1470 đất nước chia thành mười ba đạo; quyển hành ở đạo trước tập trung vào hành khiển, nay phân chia cho ba ti: ti thừa (phụ trách hành chính, tài chính và tư pháp), ti hiến (giám sát công việc trong đạo) và ti đô (trông coi việc quân). Đơn vị tổ chức thống nhất của QĐHL giai đoạn này là vệ. Trong quân ở kinh đô, vệ gồm một số ti; có: vệ Kim Ngô. vệ Cẩm Y, 4 vệ Thần Vũ. 4 vệ Hiệu Lực, 6 vệ Điện Tiền, 4 vệ Mã Nhân (kị binh), 4 vệ Tuần Tượng (tượng binh), 4 vệ thủy binh, 6 pháo đội... ở 13 đạo thừa tuyên (mỗi đạo thường có 1 vệ), vệ gồm một số sở thiên hộ và sà bách hộ, quân sỏ khoảng 5.600 người. Ỏ một số dạo có tổ chức lực lượng giang hài tuần kiểm. Quân ở đạo thuộc ti đô, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tổng binh sứ. Thời kì này, tuy đã hình thành khá rõ nét các loại quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh...) nhưng QĐHL vẫn quy thành quân bộ và quân thủy. Quân thủy có sự phát triển về tổ chức, số lượng chiến thuyền, nhưng vẫn chưa có hệ thống chỉ huy riêng và chủ yếu dùng để tuần tra sông, ven biển và chở quân, lương thực. Vd: trong cuộc hành binh xuống phía nam 1470, đã huy động khoảng 5.000 thuyền, chở 250.000 quân, chia thành hai đạo và đều hành quân bằng đường biển. Quân thủy thời bình tổ chức thành các vệ; mỗi vệ có 10 hỏa chiến thuyền và 2 tiêu thuyền nhỏ (thuyền tuần tra, cảnh giới) và được trang bị 1 hỏa đồng đại tướng quân (cực lớn), 10 hỏa đồng lớn, 12 hỏa đồng hạng trung và 80 hỏa đồng hạng nhỏ; quân trên thuyền được phân chia nhiệm vụ đến từng người. Pháo binh, tượng binh, kị binh chỉ có trong quân ở kinh đô. Điều lệnh huấn luyện và chiến đấu cho bộ binh (bộ trận, 42 điều), thủy binh (thủy trận, 31 điều), tượng binh (tượng trận, 22 điều), kị binh (mã trận, 27 điều) được ban hành. Quân số thời bình khoảng 160.000 người, chia thành hai phiên thay nhau về sản xuất. Chế độ tuyển quân dựa trên việc kiểm kê dân số và lập sổ hộ tịch (3 năm một lần, gọi là tiểu điển; 6 năm một lần, gọi là đại điển). Dân dinh từ 18 tuổi trở lên được chia làm sáu hạng: tráng hạng (người khoẻ mạnh, để bổ sung vào quân thường trực ở kinh đô), quân hạng (để làm quân dự bị), dân hạng, lão hạng (trên 50 tuổi), cố hạng (có bệnh tật), cùng hạng (nghèo khổ nhất). Thời kì thứ ba (1533-1788), việc xây dựng LLVT phụ thuộc vào tình hình chính trị - xã hội (x. nội chiến Lê - Mạc, 1527-92: nội chiến Trịnh - Nguyễn, 1627-72). QĐHL thời kì này, về thực chất, là QĐ của các chúa Trịnh. Lực lượng thường trực có quân số khoảng 120.000 người, chia thành: binh thị hậu (lực lượng tin cậy của chúa, đóng giữ kinh đố) và ngoại binh (lực lượng cơ động, đóng ngoài kinh đô và các nơi hiểm yếu). Binh thị hậu gồm bộ binh thị hậu, thủy binh thị hậu. Ở kinh đô còn có: quân nội điện (chuyên bảo vệ, phục dịch vua Lê) và một số đội binh ngoại phủ. Ngoại binh gồm thủy binh ngoại binh và bộ binh ngoại binh. Đơn vị tổ chức của quân bộ là dinh (doanh), cơ, đội (dinh, cơ, đội không có quan hệ thống thuộc về tổ chức); số lượng quân được biên chế tùy theo loại quân, vd: dinh có 160-800 người; cơ có 200-500 người; đội có 15-275 người. Đơn vị tổ chức cơ sở  của quân thủy là thuyền (tùy loại thuyền, có biên chế 20- 86 người); một số thuyền hợp lại thành cơ, đội thuyền. Có khoảng 500-600 chiến thuyền, mỗi chiến thuyền lớn gắn 3-5 pháo. Ngoài lực lượng chính quy (chủ yếu gồm ưu binh, nhất binh) đóng ở kinh đô và các nơi hiểm yếu (Thanh Hóa, Nghệ An. Bỏ Chính, Thái Nguyên), còn có: hương binh (ở đồng bằng) và thổ trước binh (ở vùng rừng núi). Hương binh được tổ chức thành tổng đoàn (gồm 4-6 xã, mỗi xã 10 người), do một huyện lại chỉ huy để canh phòng tại địa phương. Từ 1742 đặt thêm vệ binh ở các phủ trong bốn trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương); mỗi phủ một vệ gồm một số cơ (400 người), đội (300 người), do tuần thủ chỉ huy, dùng để bào vệ địa phương và đi đánh dẹp cùng với quân chính quy. Từ 1753 vệ binh được cho về làm ruộng và chỉ gọi ra khi cần thiết. Để bổ sung quân số, ngoài chế độ binh dịch theo nghĩa vụ, từ 1727 QĐHL áp dụng chế độ tuyển mộ (có trả lương; phục vụ tại ngũ lâu dài) vào lực lượng chính quy. Trong thời kì này, do có quan hệ với một số nước phương Tây (Hà Lan. Bồ Đào Nha...), đã sản xuất và đưa vào trang bị mới súng quá sơn, đạn hồ điệp tử, quả nổ... QĐHL cuối tk 18 chiến đấu kém. tan rã trước sức mạnh tiến công của quân đội Tây Sơn (x. trận Phú Xuân, 6.1786: hành quân ra Bắc lần 1 của Nguyễn Huệ, 1786).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:04:30 pm

        QUÂN ĐỘI HIỆN ĐẠI, quân đội được xây dựng trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, khoa học quân sự, kĩ thuật quân sự với phương thức tác chiến chủ yếu là hiệp đồng quân chủng, binh chủng. Ngày nay QĐHĐ được trang bị vũ khí công nghệ cao: tổ chức lực lượng tối ưu hóa; hệ thống chỉ huy tự động hóa: hệ thống thông tin QS hiện đại; khả năng tác chiến rộng, nhiều chiều (trên bộ, trên biển, trên không, trong vũ trụ, dưới đáy đại dương...); con người có sức khỏe và tri thức toàn diện. Trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân là cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng QĐHĐ. QĐND VN được xây dựng theo hướng CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

        QUÂN ĐỘI HOÀNG GIA CAMPUCHIA. QĐ của Chính phủ hoàng gia Campuchia. Thành lập 7.1993, được tổ chức trên cơ sở hợp nhất QĐ nhà nước Campuchia (Quân đội nhân dân Campuchia) với LLVT phái FUNCINPEC, phái Son San và Khơnte Đỏ li khai. Nhiệm vụ: bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, tham gia tái thiết đất nước. Cơ cấu chỉ huy QĐ có tổng tư lệnh, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân (thay tổng tham mưu trưởng). Nhà vua là tư lệnh tối cao. QĐHGC gồm: quân chính quy, quân địa phương, quân dự bị; tổ chức thành các quân chủng: lục quân, không quân và hải quân. Quân số 125 nghìn người (2003), trong đó quân thường trực: 80.000 (lục quân 75.000, không quân 2.000, hải quân 3.000), các lực lượng khác 45.000. Lục quân gồm: 6 quân khu, 22 sư đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn, 9 trung đoàn độc lập, 1 lữ đoàn bảo vệ, 4 trung đoàn công binh và một số tiểu đoàn trinh sát, pháo binh, phòng không độc lập. Không quân gồm: một phi đội máy bay chiến đấu (19 chiếc), 2 tiểu đoàn máy bay vận tải (7 chiếc), một tiểu đoàn máy bay trực thăng (15 chiếc) và 10 máy bay trinh sát, huấn luyện. Hải quân gồm: 2 tàu cao tốc tuần tra bờ biển, 2 tàu tuần tra trên sông, 7 tiểu đoàn hải quân đánh bộ, một tiểu đoàn pháo bờ biển. Thực hiện chế độ tuyển quân bắt buộc.

        QUÂN ĐỔI HỒ, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Hồ (1400-07). Thực chất là quân đội Trần (đã được cải cách khá mạnh mẽ trong khoảng 30 năm cuối thời Trần theo ý định của Hồ Quý Li - người nắm hầu hết quyền bính thời kì đó) chuyển thuộc một cách tự nhiên khi Hồ Quý Li bức vua Trần Thiếu Đế nhường ngôi để lập nên nhà Hồ (3.1400). Cùng với những cải cách mạnh bạo về kinh tế (hạn điển, phát hành tiền giấy...), xã hội (hạn nô, đặt cơ quan y tế...), văn hóa (chấn chỉnh chế độ thi cử, phát triển chữ nôm...), nhà Hồ tăng cường khả năng phòng thủ đất nước (cho đóng cọc gỗ ở một số cửa biển và những nơi xung yếu trên Sông Hồng, xây dựng thành Đa Bang...), chủ trương xây dựng QĐ vững mạnh (Hồ Quý Li mong “có 100 vạn quân để chống giặc Bắc”) nhằm đề phòng nạn ngoại xâm và nội chiến. QĐH bao gồm quân triều đình và hương quân (không tổ chức quân vương hầu như các thời Trần, Lí, Tiền Lê). Quân triều đình đóng ở kinh đô và các lộ, được biên chế thành quân, vệ. đội. Tùy theo tính chất nhiệm vụ, mỗi quân có thể gồm 4 vệ (như quân Điện hậu đòng, quân Điện hậu tây), 6 vệ (như quân Nam ban. quân Bắc ban), mỗi vệ gồm 18 đội. mỗi đội 18 người; hoặc gồm 20 đội (như Trung quân), 30 đội (như Đại quân). Sau khi đăng kí nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và phân loại số dân đinh 15-£0 tuổi trong cả nước (1401), quân triều đình được bổ sung, đưa tổng quân số lên tới trên 200.000 người (1402). Quân triều đình được chia thành quân bộ và quân thủy. Đã từng bước chuyên hóa chức năng hai loại quân (đặt các chức thủy quân đô tướng, bộ quân đô tướng), nhưng nhìn chung QĐH vẫn là QĐ hỗn hợp thủy - bộ, trong đó quân thủy là lực lượng vừa bảo đảm cơ động (chủ yếu bằng thuyền) vừa tác chiến thủy - bộ. Hương quân, còn gọi hương binh, đóng ở các làng xã, do điều kiện thực tế có nhiều trở ngại nên việc tổ chức chưa được chạt chẽ (triều đình lấy người có quan tước tạm trông coi). QĐH được trang bị cung nỏ, gươm, giáo...; riêng quân thủy được trang bị một số thuyền chiến lớn lấy danh nghĩa là tàu chở lương thực, như “trung tàu tải lương”, “cổ lâu thuyền tải lương” (hai loại thuyền này được liên kết các bộ phận bằng đinh sắt, cg thuyền đinh; tầng trên có đường sàn để đi lại và chiến đấu, tầng dưới có khoảng vài chục mái chèo, mỗi mái có hai người chèo). Một số thuyền có gắn súng thần cơ. Nhà nước lập bốn kho vũ khí, kén chọn thợ giỏi để sản xuất chiến cụ cung cấp cho QĐ. QĐH giành thắng lợi trong hoạt động QS ở phía nam (1402). Từ 1406 suy yếu nhanh, sau đó thất bại và tan rã trước sức tiến công của quân xâm lược Minh (TQ) 5.1407.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:05:07 pm
   
        QUÂN ĐỘI KIỂU MỚI, quân đội do chính đảng của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, bảo vệ tổ quốc XHCN. QĐKM mang bản chất của giai cấp công nhân; được xây dựng theo nguyên tắc: đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS và sự quản lí của nhà nước XHCN, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, thực hiện dân chủ nội bộ, kỉ luật tự giác nghiêm minh, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế....

        QUÂN ĐỘI LÍ, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Lí (1009-1226). Thực chất ban đầu là quân đội Tiền Lê chuyển thuộc một cách tự nhiên khi điện tiền chỉ huy sứ Lí Công Uẩn được tôn lập làm vua (lập nên nhà Lí) sau khi vua Lê Ngọa Triều chết (10.1009). Thời Lí, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực quan trọng: tổ chức bộ máy hành chính, hoạt động lập pháp, chính sách đối với các dân tộc thiếu số, chính sách ruộng đất, phát triển kinh tế, văn hóa...; việc xây dựng LLVT được coi trọng để chống ngoại xâm là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên. QĐL thuộc quyền sai khiến của nhà vua; được tổ chức theo nguyên tắc thân quân (với lực lượng thường trực chuyên nghiệp) và sương quân (với lực lượng bán chuyên nghiệp). Lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm quân cấm vệ của triều đình và quân vương hầu của các hoàng tử, thân vương, đại thần ở các lộ, phủ, châu. Quân cấm vệ được tổ chức, biên chế khác nhau tùy theo từng triều vua: dưới triều Lí Thái Tổ (1010-28), khoảng 3.000 người, gồm 6 quân (vệ), mỗi quân (vệ) 500 người; dưới triều Lí Thái Tống (1028-54), khoảng 2.000 người, gồm 10 vệ (Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Trừng Hải; đểu chia tả, hữu), mỏi vệ 200 người; dưới triều Lí Thánh Tông (1054-72), khoảng 3.200 người, gồm 16 quân (vệ) (Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bống Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp; đều chia tả, hữu); mỗi vệ 200 người... Đứng đầu quân cấm vệ là điện tiền chỉ huy sứ. Tùy theo mức độ tin cậy và tài nghệ, quân cấm vệ lại chia ra quân ngự tiền (bảo vệ nơi vua ở) và quân điện tiền (bảo vệ cấm thành). Các đơn vị quân ngự tiền thường tổ chức thành đô, hỏa; các quân (vệ) khác được chia thành giáp (mỗi giáp 15 người). Binh sĩ thuộc quân cấm vệ đều thích trên trán ba chữ “thiên tử quân”. Quân vương hầu được tổ chức theo quy định của triều đình (mỗi nơi khoảng 500 quân), khi có việc chinh chiến hoặc chiến tranh, được phát triển nhanh về số lượng, theo nguyên tắc thuộc quyền sai khiến của nhà vua. Lực lượng bán chuyên nghiệp trong ỌĐL là sương quân (cg quân tứ sương), được tổ chức ở kinh đô và các địa phương, chủ yếu phục dịch và canh gác vòng ngoài các cổng thành. Loại quân này được luân phiên nhau về làm ruộng để tự túc sau mỗi kì hạn phục dịch, canh gác (thường 1- 2 tháng). Nhà Lí xây dựng LLVT theo chính sách ngụ binh ư nông, trong thời bình chỉ duy trì lực lượng thường trực ở mức cần thiết, chú trọng đăng kí, phân hạng dân đinh trong nước (x. hoàng nam); khi cần thiết có thể huy động nhanh một số lượng lớn đinh tráng vào QĐ. QĐL có trên 10 vạn quân (1075), đã có xu hướng chuyên hóa dần quân thủy và quân bộ. Quân thủy, quân số trên 5 vạn người (1075), được trang bị nhiều loại thuyền chiến cỡ lớn (thuyền mông đồng, lâu thuyên, thuyền lưỡng phúc) và thuyền vận tải, có khả năng cơ động dài ngày trên biển và thực hiện những trận đánh thủy - bộ lớn. Quân bộ được xây dựng dần theo hướng chính quy, cơ động để đối phó với những đối tượng tác chiến vốn thạo bộ chiến. Việc huấn luyện QĐ cũng được quan tâm (lập Xạ đình - 1170 -  để tập bắn cung, cưỡi ngựa, luyện tập ưận pháp). QĐL được trang bị gươm, giáo, cung nỏ, lao, mộc, và tới 1075 có thêm máy bắn dá. Đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1075-77), bảo vệ vững chắc tổ quốc trong gần 200 năm. Từ triều vua Lí Cao Tông (1176-1210), QĐL suy yếu dần, tới 1.1226 chuyên thuộc nhà Trần.

        QUÂN ĐỘI MẠC, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Mạc và Hậu Mạc (1527-1667). Thực chất là quân đội Hậu Lê (thời Lê Sơ) chuyển sang sau khi Mạc Đăng Dung (người nắm binh quyền của nhà Hậu Lê) phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Cơ cấu, thành phần lực lượng và đơn vị tổ chức hầu hết vẫn được giữ nguyên. Nhà Mạc chỉ thay thế các tướng chỉ huy và bộ phận bảo vệ hoàng thành để tăng độ tin cậy, làm chỗ dựa cho vương triều. QĐM vẫn gồm: quân cấm vệ ở kinh đô và quân các đạo. Trong quân cấm vệ, 1528 tổ chức riêng bốn vệ mới, chuyên bảo vệ hoàng thành, gồm: vệ Hùng Quốc (lấy quân ở Hải Dương, quê của Mạc Đăng Dung), vệ Chiêu Vũ (lấy quân ở Sơn Nam), vệ Cẩm Y (lấy quân ở Sơn Tây) và vệ Kim Ngô (lấy quân ở Kinh Bắc); ở kinh đô, ngũ phủ quân vần coi sóc việc quân trong kinh và ngoài các đạo. Trong vệ quản các đạo, ở ti đô thuộc mỗi đạo đặt ba chức quan võ: chỉ huy sứ. chỉ huy đồng tri, chỉ huy thiêm sự, cùng trông coi việc quân (thay tổng binh sứ thời Lê Sơ). Để đối phó với nội chiến (x. nội chiến Lê - Mạc, 1527-92) và sự chống đối của quan lại cũ của nhà Lê, QĐM thường xuyên duy trì quân số trên 100.000 người; tuyển quân chủ yếu ở bốn trấn (Hải Dương, Sơn Nam. Sơn Tây, Kinh Bắc). Từ giữa tk 16, do địa bàn cai quản bị thu hẹp, chủ yếu còn lại bốn trấn (xung quanh Thăng Long), QĐM bị thu hẹp về tổ chức, còn: quân cấm vệ, gồm các vệ thuộc ngũ phủ quân và 4 vệ (tổ chức 1528); quân các đạo chia thành bốn đạo Đông, Tây, Nam, Bắc (theo khu vực địa lí bốn trấn). Bị QĐ Hậu Lê đánh tan 1592: lực lượng còn lại của nhà Mạc rút lên cát cứ ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, buộc nhà Hậu Lê phải tổ chức thú binh để chống giữ. Tàn quân nhà Mạc bị đánh dẹp hoàn toàn 1667.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:06:11 pm

        QUÂN ĐỘI NGUYỄN, LLVT của tập đoàn phong kiến các chúa Nguyễn cát cứ ở phương Nam và sau đó của nhà nước phong kiến triều đại Nguyễn. Trải qua hai thời kì tổ chức xây dựng: thời kì 1 (1558-1777), từ khi Nguyễn Hoàng đem quân đi trấn thủ Thuận Hóa tới khi chúa Nguyễn cuối cùng (Nguyễn Phúc Thuần) bị giết; thời kì 2 (1778-1945), từ lúc Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng đánh lại nhà Tây Sơn đến hết triều vua Nguyễn cuối cùng (Bảo Đại). Trong thời kì 1 (1558-1777), LLVT ban đầu khoảng 3.000 người, gồm quân bản dinh do Nguyễn Hoàng (con của Nguyễn Kim, đi Thuận Hóa tránh sự sát hại của Trịnh Kiểm) đem theo và quân hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ 1600 (khi Nguyễn Hoàng rời Thăng Long và bị quân chúa Trịnh truy đuổi) được xây dựng theo hướng trở thành QĐ của một vương triều, phục vụ cho mưu đồ cát cứ của chúa Nguyễn; gồm: bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh. Thủy binh và bộ binh được coi như quân thủy - bộ, trong đó bộ binh là lực lượng tác chiến, thủy binh là lực lượng bảo đảm cơ động với trên 200 chiến thuyền và nhiều thuyền vận tải. Quân số thường trực khoảng 40.000 người và tăng lên tới 100.000 người trong thời chiến; tổ chức thành dinh, cơ, đội, thuyền. Trang bị, ngoài vũ khí lạnh, còn có một số vũ khí mới như hỏa pháo, súng hóa mai, quả nổ ném (tạc đạn)... tự sản xuất được (có sự giúp đỡ của người Bồ Đào Nha). 1627- 72 bảy lần đánh nhau lớn với quân của chúa Trịnh (x. nội chiến Trịnh - Nguyễn, 1627-72) ở vùng Bô Chính (Quảng Bình ngày nay), Nghệ An. 1772-77 phần lớn tan rã trước sức mạnh tiến công của quân đội Tây Sơn (xt khởi nghĩa Tây Sơn, 1771-89). Thời kì 2 (1778-1945), những năm đầu QĐN chi còn lại một bộ phận ở đồng bằng sông Cửu Long; bị Nguyễn Huệ bốn lần đem quân tiến đánh, truy đuổi Nguyễn Ánh. Sau khi quân Xiêm thua tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút (19.1.1785), được sự giúp đỡ của giám mục Bá Đa Lộc và người Pháp, Nguyễn Ánh tổ chức được một đội quân (có cả lính đánh thuê), đánh lại nhà Tây Sơn (xt chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn, 1790-1802). Từ 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu Gia Long. QĐN được xây dựng lại theo mẫu hình QĐ của nhà nước phong kiến; trải qua hai giai đoạn xây dựng và tồn tại: giai đoạn 1 (1802-83), QĐ của vương triều, quốc gia độc lập; giai đoạn 2 (1884-1945), QĐ của nhà nước phong kiến mất chủ quyền. Trong giai đoạn 1, QĐN gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, pháo thủ binh và kị binh. Các loại quân này đã có cơ cấu tổ chức, chỉ huy khá hoàn chỉnh và chia thành hai lực lượng chính quy: vệ binh và cơ binh. Vệ binh là lực lượng đóng ở kinh đô (Phú Xuân), có khoảng 40.000 người, tổ chức thành doanh (gồm 5 vệ), vệ (gồm 10 đội, do vệ úy chỉ huy), đội (gồm 5 thập, do suất đội chỉ huy), thập (10 người, do chánh đội trưởng chỉ huy), ngũ (5 người, ngũ trướng chỉ huy). Vệ binh chia thành: thân binh (quân hầu cận vua, bảo vệ cấm thành), gồm doanh Vũ Lãm và 4 vệ (Cẩm Y, Kim Ngô, Loan Giá và Tuyển Phong); cấm binh (quân cơ động, bảo vệ kinh thành) gồm: 6 doanh (Thần Cơ, Long Vũ. Hổ Uy. Hùng Nhuệ, Tuyển Phong, Kì Vũ), 2 vệ tượng binh, 2 vệ kị binh, vệ Long Thuyền, vệ Võng Thành và một số đội; giản binh (cg tinh binh), gồm ngũ bảo (10 vệ) trong ngũ quân. 3 doanh thủy binh và một sô vệ. đội thuộc các phủ, viện, nha,... vệ binh thường tuyển người Đàng Trong (x. linh vệ). Cơ binh là lực lượng đóng giữ các tinh, trấn (ở các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... còn có các vệ thuộc ngạch cấm binh, lệ thuộc các doanh ở kinh đô, nhưng do quan tinh trực tiếp chỉ huy), tổ chức thành doanh (gồm một số liên cơ, do đề đốc chỉ huy), liên cơ (gồm một số cơ, do lãnh binh chỉ huy), cơ (tương đương vệ, do chưởng cơ hay quản cơ chỉ huy), đội, thập, ngũ. Dưới đời Gia Long, cơ binh có quân số đông (ước khoảng trên 150.000 người), sau giảm dần; tới 1880, ở miền Bắc có khoảng 60.000 người. Ngoài vệ binh và cơ binh, còn có lính trạm, lính lệ... (ở miền Bắc, 1880 có khoảng 5.000 lính trạm, 5.000 lính lệ). Trong giai đoạn này, thủy binh, tượng binh, pháo thủ binh được xây dựng như những binh chủng chiến đấu. Thủy binh có trên 20.000 người; số chiến thuyền (không kể thuyền vận tải) khoảng 800 chiếc, trong đó có một số chiếc kiểu châu Âu (có tới 36 pháo), 200 pháo thuyền (16-22 pháo), 100 đại chiến thuyền (50-70 mái chèo; có pháo và cự thạch pháo), 500 chiến thuyền khác (khoảng 40 mái chèo, 1 súng thần công). Đơn vị tổ chức của thủy binh là doanh (3 doanh ở kinh đô), vệ (hoặc cơ), đội. thuyên; thuyền là đơn vị chiến đấu cơ sở, có 50-60 người. Chỉ huy toàn bộ thủy binh thường là thủy sư đô thông. Tượng binh ban đầu có tới 500 thớt voi, tổ chức thành 5 vệ (1 doanh) ở kinh đô và 7 cơ ở các tỉnh quan trọng; sau số lượng voi giảm dần nên tổ chức lại thành 2 vệ ở kinh đô và các đội tượng thuộc cơ binh các tinh. Pháo thủ binh tổ chức thành doanh (có doanh Thần Cơ ở kinh đô), vệ (hoặc cơ, ở các tỉnh), đội. Vệ pháo binh gồm 500 người, có 10 khẩu thần công, 200 súng điểu sang; đội gồm 50 người, có 1 khẩu thần công. Các cơ, đội pháo thuộc cơ binh các tinh lệ thuộc doanh Thần Cơ (về huấn luyện và cung cấp súng đạn). Trang bị trong QĐN khá phát triển, có nhiều loại hỏa khí như ống phun lửa, quả nổ, súng điểu sang (thần cơ điểu sang, thạch cơ điểu sang, bắc cơ điểu sang), pháo (súng thần cơ, thần công thiết bác...). Quân số dưới đời Minh Mạng đến Tự Đức khoảng 120.000 người. Binh lính được tuyển trong đinh tráng, tại ngũ theo hạn (mỗi hạn là 10 năm đối với lính tuyển ở Nam Kì và các tinh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc; mỗi hạn là 15 năm đối với lính tuyển ở các tình từ Quảng Bình đến Khánh Hoà) và ở quân ngũ đến 50 tuổi (theo quy định từ 1868). Quan võ được tuyển qua các kì thi võ. Binh lính được cấp ruộng làng, lương ăn và một ít tiền. QĐN (trước 1858) sức chiến đấu kém (do trang bị lạc hậu: binh lính ít được tập luyện; triều đình xem thường việc quân...), không chống nổi quân Pháp (có số lượng ít hơn). Giai đoạn 2 (1884-1945), Pháp thống trị VN, chia VN thành ba kì (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì) với tính chất và hình thức cai trị khác nhau ở mỗi kì. QĐN vẫn gồm hai thành phần: vệ binh và cơ binh. Vệ binh chỉ còn lại thân binh, gồm trên 2.000 người, chia thành 4 vệ, mỗi vệ khoảng 500 người và đội quân nhạc 50 người (xt lính khố vàng). Cơ binh chủ yếu là bộ binh, chỉ còn lại ở Bắc Kì, do quan đầu tình người VN sử dụng dưới sự giám sát của công sứ Pháp; gồm trên 27.000 người (1886), chia thành 4 đạo: đạo Hà Nội và phần Sơn Tây (thời Nguyễn) hữu ngạn Sông Hồng, Mĩ Đức (6.260 người); đạo Bắc Ninh và phần Sơn Tây tà ngạn Sông Hồng (7.500 người); đạo Hải Dương. Hưng Yên (6.860 người); đạo Nam Định, Ninh Bình (6.900 người). Cơ binh được thành lập lại (do Pháp tổ chức, trang bị, trả lương) theo nghị định của toàn quyền Đông Dương (1891) với số lượng 4.000 người (sau giảm dần, X. lính cơ) để phục vụ quan lại người VN ở tình, huyện và canh gác công sở. Từ đây QĐN không còn là LLVT của một nhà nước phong kiến độc lập. Chấm dứt tồn tại cùng sự tiêu vong của nhà Nguyễn (Bảo Đại thoái vị) trong CM tháng Tám (1945).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:07:10 pm

        QUÂN ĐỘI NHÀ NGHỂ. quân đội mà các thành viên của nó lấy hoạt động QS làm nghề nghiệp, được tuyển mộ và được trả lương; chiến đấu theo yêu cầu của những người hoặc những tổ chức lập ra (lãnh chúa phong kiến, chính quyền nhà nước trung ương hoặc thành phố). QĐNN xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại (3.000 năm tcn), lúc đầu chủ yếu dùng người nước ngoài, cho đến tk 17, 18 mới dùng người trong nước. Bản chất chính trị của QĐNN phụ thuộc bản chất giai cấp. mục tiêu chính trị của nhà nước và tổ chức lập ra.

        QUÂN ĐỘI NHẢN DÂN, quân đội của nhà nước dân chú nhân dân, nhà nước XHCN hoặc phong trào chính trị do chính đảng của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo; một loại quân đội kiểu mới. QĐ nước CHDC nhân dân Lào. QĐ nước CHXHCN VN... là QDND (x. Quân đội nhân dân Lào; Quân đội nhân dân Việt Nam).

        QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CAMPUCHIA, LLVT của nhà nước và nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân CM Campuchia. Thành lập 19.6.1951 tại Cpông Toro Mông (h. Xrây Ompin, t. Cam Pốt) trên cơ sở hợp nhất các LLVT CM trong cả nước theo nghị quyết hội nghị toàn quốc Khơme Itxarăc (họp 17-19.4.1950). Tên gọi ban đầu là QĐ Itxarăc của chi bộ ĐCS Đông Dương ở Bátđombong. do Sơn Ngọc Minh (Acha Miên) chỉ huy (đã tiến công chiếm tx Xiêm Riệp 3 ngày, cuối 1946). Tới đóng xuân 1953-54, QĐNDC có hàng nghìn người thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cùng với hàng vạn dân quân du kích ở cơ sở, đã chiến đấu cùng Quân tình nguyện VN diệt hàng nghìn quân địch, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn và một số thị xã ở miền Đông, góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược, buộc Pháp phải kí hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954), rút quân Pháp ra khỏi Đông Dương. KCCP thắng lợi. QĐNDC và các lực lượng kháng chiến khác trở về sống hòa hợp trong cộng đồng dân tộc. Sau khi Mĩ can thiệp, lật đổ chính phú Xihanuc (x. đảo chính của Lon Non - Xìrích Matắc, 18.3.1970) và đưa quân xâm lược Campuchia, QĐNDC được quân tình nguyện VN giúp đỡ, phối hợp chiến đấu. đánh bại nhiều cuộc hành binh của địch (Chenla I, 9.1970; Toàn Thắng 1-71, 1.1971; Chenla II, 8.1971...), giải phóng 90% lãnh thổ với 5 triệu dân (cuối 1973) và 17.4.1975 giải phóng đất nước. Ngay sau đó, phái Khơme phản động (Pôn Pốt, Iêng Xari cầm đầu) tiếm quyền lãnh đạo đảng và QĐ. thi hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia, gây chiến chống VN (1975-78). Nhiều đơn vị QĐ, tiêu biểu là bộ đội thuộc Quân khu Đông đã cùng nhân dân nổi dậy, thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (2.12.1978). Được sự chi viện tích cực của quân tình nguyện VN, QĐNDC đã góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng (7.1.1979). Từ đó QĐNDC được xây dựng, phát triển nhanh chóng, có các sư đoàn bộ binh và những đơn vị binh chủng chiến đấu và bảo đảm; sát cánh chiến đấu với quân tình nguyện VN. giành nhiều thắng lợi (1979-89). Sau khi quân tình nguyện và chuyên gia VN rút hết về nước (9.1989). QĐNDC tự đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Thực hiện hiệp định Pari về Campuchia (1991), chính phủ dân tộc lâm thời Campuchia được thành lập; QĐNDC hợp nhất với LLVT các phái tham gia chính phủ thành Quân đội hoàng gia Campuchia (7.1993).

        QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO, LLVT của nhà nước và nhân dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân CM Lào. Ra đời 20.1.1949 tại chiến khu Xiềng Khọ (t. Sầm Nưa) với Đội Latxayông - đơn vị vũ trang chính quy đầu tiên, do Cayxỏn Phômvihản chỉ huy. Sau đó, lần lượt hợp nhất với các đội vũ trang khác trong cả nước: Xet Thathirat. Xulinha Vôngxa (ở Thượng Lào); Xayxét Thathilạt (ở Trung Lào); Xaychắc Capác, Chãmpa Xắc (ở Hạ Lào); Phà Ngừm (ở Viêng Chăn)... thành QĐ Lào Itxala (QĐ Lào tự do). Khi thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, còn gọi là lực lượng Pathét Lào (1957). Đổi thành QGP nhân dân Lào (20.1.1966), QĐNDL (từ 1975). Trong KCCP ở Lào. QĐNDL gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương (thuần tuý bộ binh); đơn vị tổ chức cao nhất là tiểu đoàn, trang bị chủ yếu bằng những vũ khí lấy được của địch; cùng với quân tình nguyện VN mở nhiều chiến dịch: Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Đông Xuân 1952-53), Thà Khẹt, Attapư. Phongxalì (Đóng Xuân 1953-54), góp phần quan trọng buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Lào (1954). Thi hành hiệp định này, các đơn vị QĐNDL chuyển quân về hai tỉnh tập kết (Sầm Nưa. Phôngxalì), riêng Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 sáp nhập vào QĐ vương quốc Lào. Nhưng ngay sau đó, Mĩ đã dùng áp lực thay thế thực dân Pháp, thành lập chính phủ thân Mĩ để thông qua đó can thiệp và xâm lược Lào mà mục tiêu trước tiên là đánh chiếm hai tỉnh tập kết, tiêu diệt LLVT CM. QĐNDL đã chiến đấu bảo vệ vững chắc hai tinh tập kết, loại khỏi chiến đấu hàng nghìn quân địch, buộc đối phương phai kí hiệp định Viêng Chăn, thành lập chính phủ liên hiệp (lán thứ nhất, 19.11.1957) có Neo Lào Hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước) tham gia. 1959 Mĩ và chính phủ phái hữu (thành lập 8.1958) phản bội chính sách hòa hợp dân tộc, bắt giam các thành viên thuộc Neo Lào Hắcxạt, cố ý đánh lừa để tiêu diệt Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2,... đã gây bất bình trong nhân dân và QĐ vương quốc, dẫn đến cuộc đảo chính của Coong Le lật đổ phái hữu (9.8.1960). Lợi dụng thời cơ, QĐNDL mờ rộng vùng giải phóng, tạo thế liên hoàn từ bắc đến nam và phối hợp với Quân tình nguyện VN tiến hành nhiều đợt hoạt động tác chiến và chiến dịch thắng lợi: Cánh Đồng Chum. Mường Sủi (1961), Nậm Thà (1962)... buộc Mĩ và tay sai phải kí hiệp định Giơnevơ về Lào. thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (lần thứ hai, 12.6.1962). Không từ bỏ âm mưu xâm lược, từ 1964, Mĩ không ngừng mở rộng và leo thang chiến tranh ở Lào. Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN, QĐNDL đã lần lượt đánh bại các cuộc hành quân của địch, giữ vững vùng giải phóng rộng lớn. tiêu biểu là thắng lợi trong các chiến dịch: Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (2.1970), Đường 9-Nam Lào (1971), loại khỏi chiến đấu hàng vạn quân địch, buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn, lập lại hòa bình, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (lần thứ ba, 21.2.1973), rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Lào. QĐNDL đã nhanh chóng triển khai lực lượng trên các chiến trường, chiếm lĩnh các vị trí xung yếu, làm hậu thuẫn vững chắc cho nhân dân nổi dậy giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn nước Lào 1975. Ngày nay, QĐNDL có các quân chủng: lục quân, phòng không, không quân và bộ đội giang thuyền, được trang bị ngày càng hiện đại: bổ sung quân số bằng tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ QS (trong KCCP, KCCM thực hiện chế độ tình nguyện). QĐNDL luôn thể hiện bản chất CM, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:07:57 pm

        QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, QĐ của nước CHXHCN VN (VN DCCH) đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐCS VN. thuộc quyền thống lĩnh của chủ tịch nước CHXHCN VN và chỉ huy điều hành của bộ trường BQP; một QĐ kiểu mới. QĐ của nhân dân do chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện; lực lượng nòng cốt của LLVTND VN trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc và báo vệ tổ quốc. QĐNDVN mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, có mục tiêu chiến đấu nhất quân “vì độc lập tự do của tổ quốc, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân”. QĐNDVN gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; các quân chủng: lục quân, hải quân, phòng không - không quân; lục quân không tổ chức thành quân chủng độc lập mà gồm các quân đoàn binh chủng hợp thành, các binh chủng: pháo binh, công binh, thông tin, hóa học, tăng thiết giáp, đặc công; trên các hướng chiến lược tổ chức các quân khu có các binh đoàn chủ lực trực thuộc quân khu và các đơn vị bộ đội địa phương (tinh, huyện) trên địa bàn quân khu; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kĩ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo sĩ quan, trường nghiệp vụ các cấp; các xí nghiệp quốc phòng; các binh đoàn làm kinh tế. Giúp bộ trường BQP có các cơ quan: BTTM. TCCT, TCHC, TCKT, TCCNQP. Tổng cục II và các tổ chức trực thuộc khác... ỌĐNDVN ra đời và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang CM của ĐCS Đông Dương trước CM tháng Tám 1945 (các đội tự vệ công nông, du kích trong khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, các trung đội Cífu quốc quân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân...), đã có các tên gọi: Việt Nam giải phóng quân (5.1945-11.1945), Vệ quốc đoàn (11.1945- 5.1946), QĐ quốc gia VN (5.1946-50), QĐNDVN (từ 1950 đến nay); trong KCCM, bộ phận QĐNDVN chiến đấu ở chiến trường miền Nam còn có tên gọi: Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên (22.12.1944) được lấy là ngày thành lập QĐNDVN. Từ 1945 đến 1989, QĐNDVN liên tục chiến đấu, cùng toàn dân tiến hành thắng lợi liên tiếp hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-54) và kháng chiến chống Mĩ (1954-75), chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới tây nam và biên giới phía bắc của tổ quốc (1976- 79); thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Lào (1945-54, 1960-75) và nhân dân Campuchia (1945-54, 1970-75, 1979- 89). Dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN, kế thừa và phát huy truyền thống QS của dân tộc, dựa vào sức mạnh của nhân dân và chiến tranh nhân dân Việt Nam, sự đoàn kết, giúp đỡ quốc tế, vừa chiến đấu vừa xây dựng, QĐNDVN đã phát triển đi từ nhỏ đến lớn, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn. Những chiến thắng: Biên Giới (1950). Điện Biên Phủ (1954), tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), Điện Biên Phủ trên không (1972), đại thắng mùa Xuân (1975), là những mốc lịch sử đánh dấu bước đường lớn mạnh và trưởng thành nhanh chóng của QĐNDVN. Trong giai đoạn mới của CM, QĐNDVN đang tập trung xây dựng về mọi mặt theo hướng CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, khó khăn chống lại những đội quân xâm lược lớn và hiện đại của CNĐQ. QĐND VN đã phát huy bản chất của QĐ CM: trung thành vô hạn với tổ quốc, với nhân dân. với ĐCS VN và CNXH; vừa là đội quân chiến đấu vừa là đội quân công tác và sản xuất; đoàn kết nội bộ. đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế; dân chủ rộng rãi, ki luật tự giác nghiêm minh. Bản chất đó được phát huy trong thực tế chiến đấu và xây dựng đã tạo nên truyền thống “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cùng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nhân dân VN đã ghi nhận và khen ngợi bản chất, truyền thống tốt đẹp của QĐNDVN bằng danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ.

        QUÂN ĐỘI PHẢN CÁCH MẠNG, quân đội được dùng làm công cụ đàn áp. chống phá phong trào CM hoặc lật đổ chính quyền CM.

        QUÂN ĐỘI SÀI GÒN X. QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:08:32 pm

        QUÂN ĐỘI TÂY SƠN, LLVT của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ trong khởi nghĩa Tây Sơ/1 (1771-89) và sau đó của nhà nước phong kiến VN triều đại Tây Sơn. Lực lượng ban đầu (1771) khoảng 3.000 người thuộc nhiều dân tộc (Việt, Chàm. Khơme, Hoa...) và nhiều tầng lớp xã hội (nông dân. thợ thủ công, quan lại cấp thấp...). Được nhân dân ủng hộ và phát triển nhanh trong chiến đấu. Đến 1773 đã có tới 26.000 người, hàng trăm chiến thuyền, voi chiến, làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Từ 1775, đại bộ phận QĐTS đặt dưới quyền chỉ huy  của Nguyễn Huệ. được xây dựng theo hướng thủy - bộ hóa, có tổ chức chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu tác chiến tiến công, gồm quân thủy và quân bộ. Quân thủy là loại quân tác chiến thực sự và có sự phân chia theo chức năng, thành bốn loại lực lượng: tác chiến trên biển (gồm các thuyền đại hiệu mang nhiều đại bác, chở nhiều quân), tác chiến sông - biển (gồm các chiến thuyền vừa, gắn đại bác), tuần tiễu (trang bị các du thuyền, chuyên tuần phòng, đánh cắt giao thông đường thủy), tiên phong (có các thuyền tuyển phong (thuyền buồm nhẹ), chuyên đi đầu trong thủy chiến). Số lượng chiến thuyền rất lớn; chỉ riêng quân thủy ở Thị Nại (Quy Nhơn. 1801), đã có: 9 thuyền đại hiệu, loại có 66 đại bác (bắn đạn 12kg) và 700 quân: 5 thuyền đại hiệu, loại 50 đại bác (bắn đạn 12kg). khoảng 600 quân; 40 thuyền đại hiệu, loại 16 đại bác (bắn đạn 6kg), 200 quân; 93 chiến thuyền, loại vừa, mỗi thuyền có 1 đại bác (bắn đạn 18kg), 150 quân; 300 thuyền loại nhỏ, mỗi thuyền có 1 đại bác, 50/quân và nhiều thuyền vận tải các loại. Mỗi chiến thuyền lớn (thuyền đại hiệu) và vừa được xem như pháo thuyền, là đơn vị chiến thuật cơ bản của quân thủy (tương đương cơ bộ binh). Quân bộ gồm: bộ binh, tượng binh, kị binh và pháo binh; được tổ chức theo nguyên tắc “ngũ ngũ chê” thành đội (60-100 người), cơ (gồm 5 đội, 300-500 người), đạo (gồm 5 cơ và một số đội, 1.500-2.500 người), doanh (gồm 5 đạo và một số cơ, khoảng 15.000 người). Doanh và đạo là loại đơn vị hỗn hợp (có các thành phần bộ binh, pháo binh, tượng binh và kị binh), có khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và sức đột kích lớn; có sự phối hợp chặt chẽ giữa pháo binh (dã chiến) và tượng binh (voi thường mang hoặc kéo theo đại bác khi hành quân). Ngoài vũ khí lạnh, QĐTS được trang bị nhiều loại hỏa khí, như đại bác, súng hỏa mai, hỏa cầu, hỏa hổ,... với số lượng lớn. Đặc biệt, đại bác của QĐTS có nhiều loại, vd: đại bác gắn trên thuyền đại hiệu cỡ nòng 14cm, dài 250cm, nặng 2.700kg, do 11 pháo thủ sử dụng, đại bác gắn trên thuyền vừa và nhỏ (có 1 khẩu) cỡ nòng 16cm, dài gần 300cm, nặng 3.700kg, do 14 pháo thủ sử dụng; đại bác trang bị cho quân bộ (pháo dã chiến) nhỏ hơn và có tới 1.000 khẩu. QĐTS có quân số khoảng 100.000, được bổ sung và phát triển nhanh khi cần thiết. Vd: đội quân của Nguyễn Huệ (cuối 1788, khi xuất quân đánh quân Thanh) từ 60.000 người, sau 10 ngày tuyển quân ở Thanh Hóa, Nghệ An, đã lên tới 100.000 người. Binh lính được huấn luyện tốt, có kỉ luật và tinh thần chiến đấu; có nhiều tướng giỏi chỉ huy. QĐTS dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ luôn chiến thắng, đã đánh tan tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn và quân xâm lược nước ngoài (xt trận Phú Yên, 1775, trận Rạch Gầm - Xoài Mút, 19.1.1785, trận Phú Xuân, 1786 hành quân ra Bác lần I của Nguyên Huệ, 1786, kháng chiến chống Thanh, 1788-89). Từ 1789 QĐTS được củng cố lại để đóng giữ, đối phó với các lực lượng thù địch trong nước và với âm mưu phục thù của nhà Thanh. Ngoài 5 doanh (tả, hữu, tiền, hậu, trung), thành lập thêm 11 đạo quân (với tên hiệu: Tả Bật, Hữu Bật, Ngũ Chế, Thiên Cán, Thiên Trường, Thiên Sách, Kiến Thành, Hổ Bôn, Hổ Hầu, Thị Lân, Thị Loan) để cơ động đánh dẹp khi chưa cần dùng tới doanh lớn; tổ chức lực lượng quân địa phương (chia thành đạo, cơ, đội) để đóng giữ các trấn, phủ, huyện (châu). Từ 1790 lập lại sổ đinh, chia dân đinh thành bốn hạng: vi cập cách (9-17 tuổi), tráng hạng (18-55 tuổi), lão hạng (56-60 tuổi), lão nhiêu (61 tuổi trở lên) và phát thẻ “Thiên hạ đại tín” (tín bài) để tiện kiểm tra và tuyển quân. Sau khi vua Quang Trung mất (1792), nhiều dự kiến trong xây dựng LLVT, hoạt động QS và các lĩnh vực khác không thực hiện được. QĐTS dần bị phân hóa, chia rẽ nội bộ và tan rã 1802 (xt chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn, 1790-1802).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:08:56 pm
   
        QUÂN ĐỘI THUỘC ĐỊA PHÁP ở Đông Dương, đội quân do Pháp tổ chức để xâm lược và bảo vệ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương; bộ phận của QĐ thuộc địa Pháp. Hình thành từ 1857; ban đầu là lực lượng hải quân do Rigô Đờ Giơnui làm tư lệnh, đến VN (1858) để tiếp tục chính sách “ngoại giao pháo hạm" (những năm 1817, 1821, 1824, 1830 và 1836... Pháp đưa tàu chiến tới VN để gây áp lực và khiêu khích; đặc biệt 15.4.1847 tàu chiến Pháp nổ súng bắn chìm 5 tàu của QĐ Nguyễn ở Đà Nẵng). Tới 31.8.1858, lực lượng xâm lược Pháp gồm 2.350 quân (trong đó có 850 quân của Tây Ban Nha và trên 200 quân (2 đại đội) người VN), 13 tàu chiến (10 tàu của Pháp; 3 tàu của Tây Ban Nha); mở đầu xâm lược VN 1.9.1858 ở Sơn Trà - Đà Nẵng. Ngay từ những năm đầu chiến tranh xâm lược VN, thực hiện âm mưu “dùng người bản xứ đánh người bản xứ”, Pháp đã tổ chức những đơn vị người VN: 2 đại đội đầu tiên ở Đà Nẵng (1858), 4 đại đội ở Nam Kì (1861). Cấp tổ chức đơn vị người bản xứ được nâng dần theo phạm vi chiếm đóng và yêu cầu chiến tranh: ở Nam Kì: 4 tiểu đoàn (1862), 1 trung đoàn (1879); ở Bắc Kì: 4 trung đoàn (1884-86), mỗi trung đoàn (1.800-2.250 người) gồm 9 đại đội (mỗi đại đội 200-250 người), chia thành hai tiểu đoàn (sau này mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn; mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội); ở Trung Kì (tới 1886) có 4 tiểu đoàn. Các đơn vị này đều do sĩ quan người Pháp chỉ huy. Lính người VN phục vụ trong QĐ thuộc địa Pháp được gọi là lính khố đỏ. QĐTĐPơĐD, tới 1884 (chỉ tính riêng ở Bắc Kì) có trên 20.000 người (trong đó có khoảng 7.300 người VN) gồm: Lữ đoàn 1 (gồm: Trung đoàn bộ binh dã chiến 1 Angiêri; Trung đoàn thủy quân lục chiến 2; Trung đoàn lính khố đỏ 2 Bắc Kì), Lữ đoàn 2 (gồm: Trung đoàn 3 Pháp; Trung đoàn lính khố đỏ 1 Bắc Kì), hải đội (26 tàu chiến), 8 pháo đội và một số đơn vị công binh, hậu cần,... trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa (1857-84); từ 1884 trực thuộc Bộ chiến tranh để thống nhất chỉ huy. Thường bố trí lực lượng theo khu vực để mở rộng chiến tranh và chiếm đóng thuộc địa. Riêng ở VN, Pháp chia các tỉnh Bắc Kì thành 2 quân khu (1885), thành 14 quân khu (gồm cả Thanh Hóa; 1887) và đến 1891 giải thể các quân khu để thành lập đạo quan binh nhằm tăng thêm quyền hạn cho giới QS, đối phó có hiệu quả hơn với các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân VN trong thời kì này. Theo luật tổ chức QĐ thuộc địa 7.7.1900, QĐTĐPơĐD là lực lượng chính quy, bao gồm quân người Pháp và người các nước thuộc địa của Pháp; trực thuộc Bộ chiến tranh, có nhiệm vụ chiếm đóng, bảo vệ các xứ thuộc địa và bảo hộ của Pháp: khi cần có thể bị điều động đến bất kì chiến trường nào (x. lính khố đỏ), có ngân sách riêng. Để bổ sung quân số cho QĐTĐP, 1.11.1904 Pháp ra sắc lệnh tổ chức lực lượng dự bị người bản xứ ở Đông Dương (lực lượng này mỗi năm phải dự huấn luyện QS tập trung tối đa 15 ngày, khi cần sẽ được huy động từng phần hoặc toàn bộ theo lệnh toàn quyền Đông Dương) và ra sắc lệnh bắt thanh niên Bắc Kì, Trung Kì gia nhập QĐ thuộc địa (tất cả dân đinh độ tuổi 22-28, khỏe mạnh, không can án đều trong diện phải đăng lính; số lượng cần tuyển chung và của từng tỉnh do toàn quyền Đông Dương quyết định; thời hạn tại ngũ bắt buộc là 5 năm, tối đa không quá 20 năm). Để hỗ trợ QĐTĐPơĐD, Pháp thành lập Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương và Quảng Châu Loan (xứ bảo hộ của Pháp ở TQ). Lực lượng này thuộc quyền chính quyền dân sự, nhưng khi cần thiết có thể chuyển một phần hoặc toàn bộ cho QĐTĐPơĐD. Đến 3.1945, QĐTĐPơĐD có khoảng 38.000 người (không kể 22.000 lính khố xanh), trong đó có khoảng 12.000 người Pháp; gồm ở Bắc Việt (miền Bắc VN): 6 trung đoàn bộ binh (có 4 trung đoàn lính khố đỏ), 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn pháo binh độc lập, 3 pháo đội phòng không và một sô pháo đội bờ biển; ở Trung Việt (miền Trung VN) và Lào: 2 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn lính khố đỏ), 1 tiểu đoàn người thiểu số), 1 tiểu đoàn thám kích Lào, 1 tiểu đoàn pháo dã chiến và một số pháo đội bờ biển; ở Nam Việt (miền Nam VN) và Campuchia: 4 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn Campuchia) và một số đơn VỊ pháo binh. Trang bị có: 5 tàu chiến; 60 máy bay; 30 xe tăng (sản xuất 1918); pháo cỡ nhỏ (25mm, 27mm và 75mm) và vũ khí bộ binh. Tan rã khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945).

        QUÂN ĐỘI TlỀN LÊ, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Tiền Lê (980-1009). Nguyên là quân đội Đinh chuyển thuộc một cách tự nhiên (7.980) khi thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tôn lập làm vua (Lê Đại Hành lập nên nhà Tiền Lê) thay Đinh Toàn để đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Tống (TQ). Dưới các triều vua Tiền Lê, đặc biệt dưới triều Lê Đại Hành (980-1005), QĐTL được quan tâm xây dựng, gồm hai lực lượng chính: quân cấm vệ và quân vương hầu. Quân cấm vệ (cg quân điện tiền, quản túc vệ) là lực lượng thường trực của triều đình, nòng cốt của QĐTL, quân số khoảng 3.000 người, được tổ chức khá hoàn chỉnh từ 986 trên cơ sở quân điện tiền thời Đinh, được lựa chọn, bổ sung thêm những đinh tráng khỏe mạnh nhất trong nước: gồm hai bộ phận: quân tùy long (canh gác nơi vua ở và làm việc) và quân tứ sương (canh gác bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư). Chi huy lực lượng quân cấm vệ là điện tiền chỉ huy sứ, có phó chỉ huy sứ giúp chỉ huy quân tứ sương. Binh sĩ cấm quân đều được thích trên trán ba chữ “thiên tử quân”. Quân vương hầu (cg quân vương phủ) là đội quân riêng của những người được phong tước vương, được tổ chức khoảng 991-95 (sau khi vua Lê Đại Hành phong tước vương cho thái tử, mười hoàng tứ, một con nuôi rồi cho bảy hoàng tử, một con nuôi đi trấn trị các địa phương), là lực lượng nòng cốt ở các đạo (đổi thành lộ, phủ, châu. 1002) nhưng về nguyên tắc vẫn thuộc quyền sai khiến của nhà vua. Khi có việc chinh chiến, triều đình huy động đinh tráng bổ sung cho QĐ. QĐTL được xây dựng theo hướng thủy - bộ hóa (cơ động chủ yếu bằng thuyền, có thể tác chiến trên sông, ven biển và trên bộ), trang bị gươm, giáo, cung nỏ, mộc gỗ, lao tre. Khả năng cơ động khá do nhà nước chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông thủy - bộ, đặc biệt là đào thêm một số sông ngòi nối liền các sông từ phía bấc đến Thanh Hóa, Nghệ An (x. sông đào nhà Lê). QĐTL đã đánh thắng quân xâm lược của nhà Tống đầu 981 (x. kháng chiến chống Tống lần I, 981), bảo vệ vững chắc tổ quốc, nhất là ở biên giới phía bắc (giáp nước Tống) và phía nam (giáp Chămpa), đánh bại lực lượng của một số thế lực phong kiến và tù trường định cát cứ một số khu vực ở miền xuôi và miền núi. Tới 10.1009 chuyển hóa trực tiếp và gần như hoàn toàn thành quân đội Lí.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:10:06 pm

        QUÂN ĐỘI TRẦN, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Trần (1226-1400). Ban đầu là QĐ Lí chuyển thuộc một cách tự nhiên khi Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi vua cho chồng là Trần Cảnh lập nên nhà Trần (1.1226). Để đối phó với tình hình nhiễu loạn trong nước (có từ cuối thời Lí) và mối đe dọa xâm lược của đế quốc Mông cổ (từ 1271 đổi quốc hiệu là Nguyên), nhà Trần đặc biệt quan tâm xây dựng LLVT. QĐT được cải cách nhanh chóng và kiên quyết: hầu hết tướng lĩnh thời Lí bị loại bỏ. thay bằng các tướng lĩnh là tôn thất nhà Trần: hầu hết binh sĩ cấm quân thời Lí được thay thế bằng những đinh tráng đồng hương, thân thuộc nhà Trần; tăng số lượng quân thường trực và khả năng huy động khi có chiến tranh: từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, biên chế, nâng cao chất lượng; chú trọng nghiên cứu phát triển lí luận QS và KTQS. Cũng như thời Lí, QĐT tổ chức theo nguyên tấc thân quân (đối với lực lượng thường trực chuyên nghiệp) và sương quân (đối với lực lượng bán chuyên nghiệp), nhưng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm: quân cấm vệ, quân các lộ quân vương hầu. Quân cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình, kinh thành (ở Thăng Long) và thái thượng hoàng (ở Thiên Trường, Long Hưng), vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Bộ phận trực tiếp bảo vệ vua, triều đình, kinh đô và thái thượng hoàng được tuyển chọn rất chặt chẽ từ những đinh tráng khỏe mạnh nhất, biết võ nghệ ở quê hương họ Trần (lộ Thiên Trường) và một số địa phương có công giúp họ Trần (các lộ Long Hưng, Hồng, Khoái, Trường Yên, Kiến Xương). Bộ phận còn lại gọi là du quân, đóng ở ngoài thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương khác. Trong những năm đầu, quân cấm vệ được biên chế thành 6 quân (Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh. Thánh Dực, Thần Sách, Củng Thần), mỗi quân gồm 2 vệ (tả, hữu). Từ 1267 biên chế thành quân và đô (mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 người). Tới đời Phế Đế (1377-88) quân cấm vệ được biên chế thành khoảng 20 quân (Thiên Đinh, Thiên Uy, Thiên Trường, Thánh Dực, Thị Vệ, Thần Dực, Thần Sách. Thần Vũ, Thần Khỏi, Thần Dũng. Bảo Tiệp, Long Tiệp, Hoa Ngạch, Thiết Sang, Thiết Giáp, Thiết Liêm, Thiết Hổ, ô Đổ...) và 5 đô độc lập (Chân Thượng, Chân Kim, Toàn Kim Cương, Thủy Dạ Xoa, Phù Liễn). Quân cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của thượng thư sảnh do đại hành khiển đứng đầu, từ 1342 về sau thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do hành khiển tri khu mật viện sự đứng đầu. Chì huy mỗi quân, vệ là một võ tướng, mỗi đô là một chánh (phó) đại đội. Ở quân và đô còn có một số chức quan nhỏ giúp việc sổ sách, cấp phát lương, lộc và chữa bệnh. Quân cấm vệ giữ lệ cũ, thích trên trán ba chữ “Thiên tử quân”, từ 1323 bỏ lệ này, chỉ riêng binh sĩ các đô cấm vệ độc lập thích trên trán quân hiệu của mình (Chân Thượng, Chân Kim...). Quân các lộ là bước phát triển mới trong QĐT (QĐ Lí không có), có nhiệm vụ bảo vệ địa phương và là công cụ quyền lực của bộ máy nhà nước ở lộ (cả nước có 12 lộ). Mỗi lộ tổ chức 1 quân và 20 đô phong đoàn để giữ gìn an ninh và bắt trộm cướp. Riêng lộ Sơn Nam có 4 quân, lộ Hải Đông có 2 quân (do vị trí địa lí quan trọng). Chỉ huy quân một lộ là tổng quân. Quân vương hầu phát triển mạnh, chiếm tỉ lệ cao trong QĐT. Nếu như thời Lí, mỗi vương hầu chỉ được phép tổ chức một đội quân riêng khoảng 500 người thì thời Trần, mỗi vương hầu được phép tuyển mộ đến 1.000 quân (theo quy chế của triều đình 1254). Lực lượng bán chuyên nghiệp trong QĐT là sương quân (cg quân tứ sương), được tổ chức ở kinh đô và địa phương, biên chế thành đô (đô 10 ngũ, ngũ 5-8 người). Loại quân này cứ sau mỗi kì hạn phục dịch và canh gác vòng ngoài các cổng thành được luân phiên về gia đình làm ruộng để tự túc. Nhà Trần xây dựng LLVT theo chính sách ngụ binh ư nông (kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau về sản xuất của sương quân). Để có thể bổ sung quân số cho QĐ được nhanh, việc đăng kí đinh tráng được mở rộng đến Thanh Hóa, Nghệ An và một số vùng ngoại vi đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia thành ba hạng: thượng (nhất), trung (nhì), hạ (ba) và tùy tính chất quan trọng của đơn vị và loại quân mà bổ sung (hạng nhất là người quê hương, thân thuộc nhà Trần, để bổ sung cho các đơn vị có quân hiệu Thiên, Thánh, Thần; hạng nhì sung vào quân các lộ; hạng ba sung vào quân chèo thuyền, khiêng vác...). QĐT được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (quân ít nhưng tinh nhuệ). 1253 lập Giảng Võ đường để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, luyện tập võ nghệ và thường xuyên duyệt đội ngũ. Trước khi có chiến sự, các loại quân được triệu tập về một nơi quy định (thường là bãi phủ sa ngã ba Bạch Hạc và khúc Sông Hồng nơi bên Đông Bộ Đầu) để tổng duyệt và để thống nhất quân lệnh, cách đánh, hiệp đồng... Lí luận QS cũng được coi trọng, binh thư dược phổ biến rộng rãi và có hệ thống trong toàn quân: về KTQS, QĐT đã chế tạo và đưa vào trang bị hàng nghìn thuyền chiến, phổ biến là loại thuyền 30 tay chèo và 25 lính chiến đấu. dài khoảng 20m, rộng khoảng 3m. Thuyền chiến được phân thành ba loại: đại chiến thuyền (như thuyền lầu, thuyền chở quân đổ bộ...), trung thuyền (như thuyên đối thủy), khinh thuyền (như thuyền liên lạc). Đặc biệt, 1390 đã xuất hiện loại hỏa khí hình ống (tương tự hỏa đồng, hòa tiễn các thời sau) với tư cách là vũ khí trên thuyền. Do phát triển về KTQS, do yêu cầu và đối tượng tác chiến, đã có xu hướng chuyên hóa quân bộ, quân thủy. Một số đơn vị chuyên đánh bộ ở miền Tây (như các đơn vị do Phạm Ngũ Lão chỉ huy), một vài đơn vị quân thủy độc lập hình thành (1349 lập quân Bình Hải ở trấn Vân Đồn. do Trần Khánh Dư chỉ huy), nhưng nhìn chung QĐT vẫn là một QĐ hỗn hợp thủy - bộ, việc cơ động chủ yếu bằng thuyền. Quân số cao nhất khoảng 300.000 người (1284), trang bị chủ yếu là cung nỏ, gươm, giáo, lao, mộc. QĐT ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông (x. kháng chiến chống Nguyên - Mông lấn 1, 1258; kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II, 1285; kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III, 1287-88), bảo vệ vững chắc tổ quốc. Từ đời vua Trần Nghệ Tông (1370-72) suy yếu dần và chuyển thuộc nhà Hồ (3.1400).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:11:26 pm

        QUÂN ĐỘI VÀ HẢI QUÂN LIÊN XÔ, tên gọi truyền thống của Lực lượng vũ trang Xô viết

        “QUÂN ĐỘI VÀ NHÂN DÂN”, bài viết của Lênin đăng trên báo “Tiếng vang” (Nga) số 10 (2.7.1906). Nội dung: phê phán hoạt động của nghị viện tư sản Nga và những người dân chủ - lập hiến sử dụng QĐ như một công cụ để đàn áp nhân dân: chỉ rõ phong trào nổi dậy trong QĐ tư sản Nga là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho một cao trào CM mới ở Nga. giai cấp vô sản phải nắm lấy thời cơ để lãnh đạo cuộc CM lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ mới thật sự dân chủ. CM: nêu ra luận điểm hủy bỏ QĐ mang tính đảng cấp, tách rời nhân dân để thành lập quân đội kiểu mới của nhân dân, chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, phê phán quan điểm “QĐ đứng ngoài chính trị”. “QĐVND” đã vạch trần bản chất phản nhân dân của giai cấp tư sản và những người dân chủ - lập hiến, góp phần làm phong phú thêm lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng QĐ kiểu mới của giai cấp công nhân.

        QUÂN GIẢI PHÓNG MIỂN NAM VIỆT NAM. bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu ở chiến trường miền Nam, nòng cốt của LLVTND miền Nam VN trong KCCM: được tổ chức thành hệ thống toàn miền và mang tên QGPMNVN để phù hợp với tình hình nhiệm vụ CM miền Nam theo chủ trương của BCT BCHTƯ ĐLĐ VN và chỉ thị của Tổng quân ủy (Quân ủy trung ương) từ 2.1961. QGPMNVN được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam (đã được tổ chức lại từ cuối 1956 trong phong trào đấu tranh của nhân dân chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. đàn áp, khủng bố những người yêu nước) và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên KTQS ở miền Bắc bổ sung, tăng cường từ cuối 1959 (sau khi có nghị quyết 15 của BCHTƯ ĐLĐ VN). QGPMNVN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất về mọi mặt của BCHTƯ ĐLĐ VN và sự chỉ huy thống nhất của BQP - tổng tư lệnh QĐND VN mà trực tiếp là Trung ương cục miền Nam và Ban QS trực thuộc Trung ương Cục (từ 10.1963 là Quân ủy Miền và BTL Miền). Khi cần thiết. Quân ủy trung ương và BQP - tổng tư lệnh QĐND VN có thể lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đến mặt trận và chiến dịch ở chiến trường miền Nam. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng bổ sung, tăng cường từ hậu phương lớn miền Bắc, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân miền Nam và sự phối hợp chiến đấu của nhân dân và LLVT CM Lào và Campuchia. QGPMNVN đã lớn mạnh, trưởng thành nhanh chóng. Từ đánh tập trung quy mô đại đội (1961), bộ đội chủ lực đã nhanh chóng tiến lên đánh tập trung quy mô tiểu đoàn, trung đoàn (cuối 1963-65), sư đoàn (cuối 1965), mở các chiến dịch tiến công với quy mô từ 2 hoặc 3 trung đoàn trở lên (1964- 68) như các chiến dịch: Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài. Plây Me, Lộc Ninh. Đường 9, Khe Sanh: đánh bại các cuộc càn quét quy mô lớn của hàng trăm nghìn quân Mĩ và QĐ Sài Gòn như: Attơnborơ, Xiđa Phôn. Gianxơn Xiti... Từ 1972 QGPMNVN đã tiến lên đánh tập trung quy mô nhiều sư đoàn rồi quân đoàn và nhiều quân đoàn, tác chiến hợp đồng binh chủng , quân chủng tiêu biểu là các chiến dịch: Trị Thiên. Đường 14 - Phước Long, Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. Những chiến công: Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964), Vạn Tường, Ia Đrăng (1965), Tết Mậu Thân. Khe Sanh (1968), Quảng Trị (1972) và tổng tiến công Xuân 1975 được ghi nhận như những mốc lịch sử đánh dấu sự lớn mạnh, trường thành của QGPMNVN và QĐND VN. Quá trình chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN tiếp tục khẳng định, hoàn thiện và làm phong phú thêm đường lối chiến tranh nhân dân và xây dựng LLVTND của ĐLĐ VN, góp phần phát triển khoa học và nghệ thuật QS VN lên đinh cao mới, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc và QĐND VN. KCCM kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, nhiệm vụ CM giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, sau 30.4.1975, QGPMNVN được gọi bằng chính tên truyền thống và thống nhất: QĐND VN.

        QUÂN GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC, QĐ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Gồm các quân chủng: lục quân, không quân, hải quân (x. Hải quân nhân dân Trung Quốc) và bộ đội tên lửa chiến lược. Có: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương: lực lượng dự bị động viên và dân binh cốt cán (tới 4.000.000 người, 1993). Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của ĐCS TQ. thông qua Quân ủy trung ương. BQP là cơ quan chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp; Tổng bộ chính trị chỉ đạo công tác chính trị trong toàn quân. QGPNDTQ được trang bị vũ khí, phương tiện KTQS hiện đại; có quân số thường trực đông nhất thế giới (khoảng 2.470.000 người, 2001), được bổ sung theo luật nghĩa vụ quân sự và chế độ tình nguyện. Ra đời do thay đổi nhiệm vụ chiến lược trong nội chiến CM (1946-49) trên cơ sở kế thừa và phát triển Bát lộ quân và Tân tứ quân (x. Hồng quân công nông Trung Quốc). Đến cuối 1949, QGPNDTQ đã đánh bại QĐ Quốc dân đảng của Tường Giới Thạch, giải phóng đại bộ phận lãnh thổ TQ. Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, được xây dựng theo hướng chính quy, hiện đại: chính thức thành lập các quân chủng, binh chủng, hệ thống nhà trường QS, các cơ sở nghiên cứu khoa học, KTQS; xây dựng cơ sở sản xuất quốc phòng (chế tạo các loại vũ khí, phương tiện KTQS hiện đại, kể cả xe tăng, máy bay, bom khinh khí, tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm nguyên từ.„). QGPNDTQ đang trong quá trình hiện đại hóa. Ngày truyền thống 1.8.1927 (ngày khởi nghĩa Nam Xương).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:13:23 pm
   
        QUÂN HÀM. cấp bậc trong ngạch QS. phong cho quân nhân trong QĐ (LLVT) phù hợp với chức vụ, năng lực công tác, phẩm chất, thành tích, niên hạn phục vụ,„. của quân nhân đó. Trong QĐND VN, QH lần đầu tiên được quy định trong sắc lệnh 33/SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH, phong cho một số cán bộ chỉ huy, lãnh đạo QĐ 1948. Hệ thống QH được quy định và áp dụng trong toàn quân từ 1958, được nhiều lần bổ sung, sửa đổi. QH chia thành các cấp: tướng (đỏ đốc), tá, úy (xt sĩ quan), hạ sĩ quan, binh sĩ; mỗi cấp lại chia thành các bậc. Riêng quân nhân chuyên nghiệp có từ thượng sĩ, chuẩn úy tới thượng tá chuyên nghiệp. Việc phong, thăng, giáng, tước QH được thực hiện theo các văn bản pháp quy của nhà nước (xt thăng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm).

        QUÂN HIỆU, biểu tượng của QĐ. Trong QĐND VN, QH hình tròn, nền đỏ, giữa có sao vàng, xung quanh có hai bông lúa đặt trên nửa bánh xe màu vàng; bằng kim loại. QH có đường kính 36mm đeo trên mũ cứng và 26mm đeo trên mũ mềm. Thời kì 1945-46. QH hình tròn, nền đò giữa có sao vàng: riêng QH của cán bộ tiểu đội, xung quanh có viền trắng, của cán bộ trung đội trở lên viền vàng. Trước 1988 còn phân biệt QH của quân chủng phòng không (nền màu xanh da trời), không quân (nền xanh da trời và thêm đôi cánh chim), hải quân (nền xanh nước biển có thêm mỏ neo).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67500001_459691644760721_3119168523536957440_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeEenxCfDtUqqfSthJmaW_ETpYORqrV2hKwo8Z9ro8yxGK9oduv5RsAMr6i7WmSfE4y6ACFYKwrE5bPiPYt0niJrwdSmMbxw4mLa4YOWxSZC1g&_nc_oc=AQk2odDCBrv2IxYN_a8SAO7Worl5GP5WNshciJDBlKioECPTiOC97VGXC4t6Q85qXig&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d8b977f15d75ceac6c18a4cf8a382b85&oe=5DD983BA)


        QUÂN KHU, tổ chức QS theo lãnh thổ (thường gồm một số tỉnh, thành phố giáp nhau, có liên quan với nhau về QS) trực thuộc BQP. Lực lượng thường có: một số binh đoàn (có khi liên binh đoàn), binh đội trực thuộc QK, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tinh, thành phố trong địa bàn QK. Cơ quan chỉ huy là BTL QK, có chức năng cơ bản là chỉ đạo công tác quốc phòng và xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình; chỉ đạo, chỉ huy LLVT của QK trong thời chiến để bảo vệ lãnh thổ QIC. Từ 1957 các QK được thành lập trên cơ sở các liên khu. Sau 1975 tổ chức lại thành Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 và Quân khu thủ đô Hà Nội.

        QUÂN KHU 1. quân khu phía bắc miền Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 45-LCT ngày 29.5.1976 của chủ tịch nước CHXHCN VN, trên cơ sở sáp nhập Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc; gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái (Bắc Cạn, Thái Nguyên), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái. một phần Nghĩa Lộ), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc. Phú Thọ), Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Sơn La. Lai Châu. Tổ chức ban đầu trong KCCP là Liên khu Việt Bắc. Được điều chỉnh  lại địa giới: thêm 2 tinh Hà Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), Quang Ninh (tách ra từ Quân khu 3, 1978); tách các tinh Vĩnh Phú, Hà Tuyên. Hoàng Liên Sơn, Sơn La. Lai Châu để thành lập Quân khu 2 (21.6.1978); tách Quảng Ninh để thành lập Đặc khu Quáng Ninh (19.4.1979). Đến 2004. QK1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh. Bắc giáp TQ (đường biên giới dài trên 564.5km). Tư lệnh kiêm chính úy đầu tiên: Đàm Quang Trung.

        QUÂN KHU 1 (T1) X. QUÂN KHU 7

        QUÂN KHU 2, quân khu ở phía tây bắc miền Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 62-LCT ngày 21.6.1978 của chủ tịch nước CHXHCN VN, gồm 5 tỉnh: Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai. Yên Bái, một phần Nghĩa Lộ), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu được tách ra từ Quân khu 1. Tổ chức tiền thân trong KCCP là Chiến khu 1 (16.10.1945), Chiến khu 10 (19.10.1946), Khu 14 (7.1947), Liên khu 10 (1948); trong KCCM là Quân khu Tây Bắc. Đến 2004. QK2 gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bắc giáp TQ (đường biên giới dài khoảng 784,5km); tây giáp Lào (đường biên giới dài 552km). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Bằng Giang, Bùi Quang Tạo.

        QUÂN KHU 2 (T2) X. QUÂN KHU 8


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:15:40 pm

        QUÂN KHU 3. quân khu đồng bằng Bắc Bộ. Thành lập 1.11.1963 trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tà Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn; gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Hà (Nam Định, Hà Nam), Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng, Hà Bắc (Bắc Giang. Bắc Ninh) và Thái Bình (Quảng Ninh tách riêng để thành lập Quân khu Đông Bắc lần thứ 2); có thêm thủ đô Hà Nội (1- 8.1964). Tổ chức ban đầu trong KCCP là Chiến khu 3 rồi Liên khu 3. Tách thành Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn (lần thứ 2) 27.3.1967. Sau KCCM. Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn hợp nhất để tái lập QK3 theo sắc lệnh 45-LCT ngày 29.5.1976 của chủ tịch nước CHXHCN VN, có điểu chỉnh lại địa giới: Thanh Hóa tách về Quân khu 4 (5.1976); Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh thuộc Quân khu I; năm 1987 Quảng Ninh sáp nhập trở lại QK3. Đến 2004, QK3 gồm các tỉnh: Hoà Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hài Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh. Đông bắc giáp TQ (đường biên giới dài 140km); đông và đông nam giáp biển (bờ biển dài 360km). Tư lệnh, chính ủy (1963): Hoàng Sâm, Trần Độ.

        QUÂN KHU 3 (T3) X. QUÂN KHU 9

        QUÂN KHU 4. quân khu ở Bắc Trung Bộ. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở Liên khu 4, từ giới tuyến quân sự tạm thời (xt Bến Hải) trở ra bắc; gồm: Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Điều chình lại địa giới, và có thêm các tinh thuộc Quân khu  Trị - Thiên và Thanh Hóa (theo sắc lệnh 45-LCT ngày 29.5.1976). Đến 2004, QK4 gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đông giáp biển (bờ biển dài 662km); tây và tây nam giáp Lào (đường biên giới dài 1.162km). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn, Chu Huy Màn.

        QUÂN KHU 4 (T4) X. QUÂN KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH

        QUÂN KHU 5. quân khu ở miền Nam Trung Bộ. Thành lập 1961 trên cơ sở Liên khu 5, gồm 9 tình: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai. Trong KCCM, địa bàn QK5 thay đổi nhiều: cuối 1963 có thêm t. Đắc Lắc, t. Khánh Hoà (tách từ Quân khu 6); 5.1964 tách Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc để thành lập Mặt trận Tây Nguyên (B3, do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy); 4.1966 tách Quảng Trị. Thừa Thiên để thành lập Quân khu Trị - Thiên (B4). Sau KCCM, QK5 được điều chỉnh lại địa giới (do sáp nhập B3 và Quân khu 6 vào QK5 và thay đổi địa giới, tên gọi một số tỉnh), 1999 tách tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng về Quân khu 7. Đến 2004, QK5 gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đông và đông nam giáp biển (bờ biển dài l.l00km); tây giáp Lào (đường biên giới 307km) và Campuchia (đường biên giới dài 409km), Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn.

        QUÂN KHU 6. quân khu ở Nam Trung Bộ trong KCCM. Thành lập 1961 trên cơ sở các tỉnh thuộc nam Liên khu 5 với tên gọi T6, do BTL Miền (BTL B2. X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo, gồm 7 tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Thuận. Bình Thuận. Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắc Lắc và Quảng Đức (tỉnh do chính quyền Sài Gòn thành lập 1959, gồm 3 huyện của Đắc Lắc ngày nay). Địa bàn QK6 thay đổi nhiều: cuối 1961 tách Lâm Đồng, Quảng Đức để cùng Phước Long (tách từ Quân khu 7) thành lập Khu 10 (còn gọi là Quân khu 10 (T10); do BTL Miền (B2) trực tiếp chỉ đạo). Đến 10.1963 có thêm các tỉnh Khu 10 (do Khu 10 giải thể) và tách Khánh Hoà, Đắc Lắc về Quân khu 5. Từ 1966, tách Quảng Đức. Phước Long để cùng Bình Long (tách ra từ Quân khu 7) tái lập Khu 10. Năm 1967-69 có thêm t. Bắc Bình (do chính quyền Sài Gòn thành lập, gồm 3 huyện Phan Lí, Hoà Đa và Tuy Phong; 1969 Bắc Bình được sáp nhập vào Bình Thuận và Bình Tuy (do chính quyền CM thành lập 1969, gồm 3 huyện Hàm Tân, Hoài Đức và Tánh Linh). 1972-75, QK6 gồm 6 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy, Tuyên Đức, Làm Đổng, Quảng Đức (Khu 10 giải thể 1971, Quảng Đức giải thể và sáp nhập vào Làm Đồng, Đắc Lắc, Phước Long; 1974 Quảng Đức được tái lập, thuộc QK6). Sau KCCM, QK6 sáp nhập vào Quân khu 5. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mô.

        QUÂN KHU 6 (T6) X. QUÂN KHU 6


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:16:34 pm

        QUÂN KHU 7, quân khu ở miền Đông Nam Bộ. Thành lập 1961 trên cơ sở Phân liên khu Miền Đông (xt Khu 7), với tên gọi Quân khu Miền Đông (Quân khu 1, Tl), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo; gồm các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Biên Hoà, Long Khánh, Bà Rịa và Phước Long. Địa bàn QK7 trong KCCM thay đổi nhiều: cuối 1961 tách Phước Long, cùng Quảng Đức, Lâm Đồng (tách từ Quân khu 6) để thành lập Khu 10; từ 10.1967 giải thể để thành lập khu trọng điểm gồm 7 phân khu (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) và 2 tỉnh (Bà Rịa, Tây Ninh) trực thuộc Miền (B2); tháng 3. 1968 QK7 (T7) được thành lập lại (gồm địa bàn Phân khu 4, Phân khu 7 và Bà Rịa); 4.1971 giải thể QK7, tái lập t. Bà Rịa (gồm Bà Rịa cũ và Phán khu 4); sáp nhập Phân khu 7 vào Phân khu 5. Năm 1972 giải thể 7 phân khu, khôi phục lại Quân khu Sài Gòn - Gia Định và Quân khu Miền Đông (T7) (gồm: Bà Rịa, Long Khánh. Biên Hoà, Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tây Ninh, Bình - Phước (Bình Long và Phước Long, tách từ Khu 10, 1971) và Long An (cuối 1972, Long An được sáp nhập trở lại Quàn khu 8); 1973 có thêm t. Đồng Nai (gồm 2 huyện Phú Giáo và Bù Cháp); từ 1974 Quân khu Miền Đông được thống nhất gọi là QK7; giải thể Đổng Nai và thành lập t. Tân Phú (gồm 3 huyện Tân Uyên, Phú Giáo và Độc Lập); đầu 1975 tách Tây Ninh, Bình Phước thành 2 tình độc lập, trực thuộc BTL Miền. 1976 QK7 được điều chỉnh lại địa giới (do sáp nhập, đổi tên một số tỉnh và giải thể Quân khu 8), đến 2004 gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Bắc và tây bắc giáp Campuchia (đường biên giới dài 650km); nam giáp biển (bờ biển dài gần 190km). Tư lệnh đầu tiên (1961) Nguyễn Hữu Xuyến.

        QUÂN KHƯ 7 (T7) X. QUÂN KHU 7

        QUÂN KHU 8, quân khu ở Trung Nam Bộ trong KCCM. Thành lập 1961 trên cơ sở Khu 8 trong KCCP (xt Phân liên khu Miền Tây), với tên gọi Quân khu 2 (T2), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo; gồm 6 tinh: Bến Tre, Mĩ Tho, Kiến Phong, An Giang, Kiến Tường và Long An. Trong KCCM, địa bàn QK8 thay đổi nhiều: cuối 1967 tách Long An về Khu trọng điểm (x. Quân khu 7); thành lập t. Gò Công (gồm Gò Công Đông và Hoà Đồng). 8.1973 Long An được sáp nhập trở lại QK8. Từ 1974, QK8 gồm: Bến Tre. Mĩ Tho, Kiến Tường, Gò Công, Long An, Sa Đéc và Long Châu Tiền (Sa Đéc và Long Châu Tiền được thành lập 8.1974 trên cơ sở giải thể Kiến Phong và An Giang). Sau KCCM. QK8 giải thể để sáp nhập vào Quân khu 9, t. Long An vào Quân khu 7. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Quốc Sản. Nguyễn Minh Đường.

        QUÂN KHU 9. quân khu ở miền Tày Nam Bộ. Thành lập 1961 trên cơ sở Phân liên khu Miền Tây (x. Khu 9), với tên gọi Quân khu 3 (T3), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo; gồm các tỉnh: Cà Mau, Rạch Giá, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh và Hà Tiên. Trong KCCM, được điều chỉnh địa giới và đổi tên gọi một số tỉnh. Từ 1974 Quân khu 3 (T3) được gọi là QK9 và có thêm tình Bạc Liêu. Đến 1976 có thêm một số tỉnh (do giải thể Quân khu 8) và sáp nhập, đổi tên một số tỉnh. Đến 2004, QK9 gồm các tỉnh: Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang và An Giang. Tây và tây bắc giáp Campuchia (đường biên giới dài 202,1km); đông, đông nam và tây nam giáp biển (bờ biển dài 743km). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩu), Nguyễn Văn Bé (Tám Tùng).

        QUÂN KHU ĐÔNG BẮC, quân khu ở đông bắc miền Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở khu Đông Bắc thuộc Liên khu Việt Bắc; gồm các tỉnh Lạng Sơn, Hải Ninh. Đầu 1958 giải thể và sáp nhập Lạng Sơn vào Quân khu Việt Bắc, Hải Ninh vào Quân khu Tả Ngạn. Thành lập lại 1.11.1963, gồm t. Quảng Ninh (Quảng Yên, Hải Ninh), h. Sơn Động (thuộc Bắc Giang), huyện đảo Cát Bà, Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ, Long Châu (thuộc Hải Phòng) (tư lệnh: Nguyễn Như Thiết; chính ủy: Đoàn Phụng). 3.1967 QKĐB hợp nhất với BTL hải quân (mang tên: BTL hải quân kiêm QKĐB), thành lập Tỉnh đội Quảng Ninh; 2.1970 tách khỏi BTL hải quân và sáp nhập vào Quân khu Tả Ngạn. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Đàm Quang Trung, Phạm Ngọc Hồ.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:17:52 pm
      
        QUÂN KHU HỮU NGẠN, quân khu ở hữu ngạn Sông Hồng (Bắc VN) trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017- SLngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH; gồm các tinh thuộc Liên khu 3 (trong KCCP): Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây (Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất), Hoà Bình và Thanh Hóa (thuộc Liên khu 4, trước 1957); tư lệnh: Vương Thừa Vũ, chính ủy: Trần Độ. Từ 1.11.1963 sáp nhập với Quân khu Tả Ngạn để thành lập Quân khu 3, có thêm thủ đô Hà Nội (1-8.1964). Đến 27.3.1967 tách khỏi Quân khu 3 để tổ chức lại QKHN; Tư lệnh: Hoàng Sâm, chính ủy: Tô Kí. Từ 5.1976, tách Thanh Hóa về thuộc Quân khu 4 và hợp nhất với Quân khu Tả Ngạn (lần thứ 2) thành Quân khu 3.

        QUÂN KHU MIẾN ĐÔNG X. QUÂN KHU 7

        QUÂN KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH, quân khu gồm tp Sài Gòn và các huyện (quận) ngoại thành (Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè. Thủ Đức, Dĩ An, Gò Vấp, Hóc Môn và Củ Chi) trong KCCM. Thành lập 1961 trên cơ sở Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trong KCCP (x. Khu 7), với tên gọi Quân khu 4 (T4), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo. Trong KCCM, QKSG-GĐ thay đổi tổ chức và địa giới, đầu 1965. được chấn chỉnh lại và tổ chức thành 5 cánh (mỗi cánh đều có quận vùng ven và nội thành) để tiện chỉ đạo đấu tranh vũ trang: cánh Bình Tân (Bình Tân, Bình Chánh, q. 7, q. 8), cánh Nhà Bè (Nhà Bè và q. 5, q. 6), cánh Thủ Đức (Thủ Đức, q. 9, q. 1), cánh Dĩ An (DI An, q. 3, q. 4), cánh Gờ Môn (Gò Vấp. Hóc Môn, q. 2). Từ 10.1967 QKSG-GĐ và Quân khu Miền Đông (x. Quân khu 7) giải thể và cùng với t. Long An (tách từ Quân khu 8) để thành lập khu trọng điểm, gồm 7 phân khu và 2 tinh trực thuộc, trong đó Phân khu 6 gồm các quận nội thành Sài Gòn. Cuối 1972, QKSG-GĐ được thành lập lại (vẫn gọi là Quân khu 4 (T4), gồm nội thành Sài Gòn và các quận vùng ven (Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức). Đổi thành: Thành đội Sài Gòn (1974); Bộ chỉ huy QS tp Hồ Chí Minh, thuộc Quân khu 7 (từ 1976). Tư lệnh đầu tiên (1961): Trần Hải Phụng.

        QUÂN KHU TẢ NGẠN, quân khu ở tả ngạn Sông Hồng (Bắc VN) trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở Liên khu 3; gồm các tỉnh: Thái Bình. Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Yên và Hà Bắc (Bắc Ninh, Bấc Giang: thuộc Liên khu Việt Bắc trước 1957); từ 1958 có thêm t. Hải Ninh (do giải thể Quản khu Đông Bắc); 1.11.1963 tách t. Quảng Ninh (Quảng Yên, Hải Ninh hợp nhất) để thành lập Quân khu Đông Bắc và sáp nhập với Quân khu Hữu Ngạn thành Quân khu 3. Ngày 27.3.1967 tách khỏi Quân khu 3 để tổ chức lại QKTN và 2.2.1970 có thêm t. Quảng Ninh tách khỏi BTL hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Từ 29.5.1976 hợp nhất với Quân khu Hữu Ngạn thành Quân khu 3. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Sâm, Nguyễn Quyết.

        QUÂN KHU TÂY BẮC, quân khu ở tây bắc miền Bắc VN trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở giải thể Liên khu Việt Bắc; gồm 2 tỉnh: Lai Châu, Sơn La. Từ 29.5.1976, hợp nhất với Quàn khu Việt Bắc để thành lập Quân khu 1. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Bằng Giang, Vũ Nhất.

       QUÂN KHU THỦ ĐÔ HÀ NỘI, quân khu gồm tp Hà Nội và t. Hà Tây, thành lập theo sắc lệnh 28-LCT ngày 5.3.1979 của chủ tịch nước CHXHCN VN. Tiền thân là Khu đặc biệt Hà Nội (10.1945), rồi Chiến khu 11 (cg Mặt trận Hà Nội, thành lập 11.1946), có tầm quan trọng đặc biệt và thường thay đổi để phù hợp với sự lãnh đạo, chỉ huy về QS đối với Hà Nội qua từng thời kì. Trong KCCP, sáp nhập vào Khu 2 (12.1946) và trực thuộc Liên khu 3 (1-11.1948); từ 5.1949 tách khỏi Liên khu 3 để thành lập Mặt trận Hà Nội (có ban chỉ huy riêng: chỉ huy trưởng, chính ủy đầu tiên: Phùng Thế Tài, Trần Quốc Hoàn). Trong KCCM, chuyển thành Thành đội Hà Nội (1957), trực thuộc Bộ tổng tư lệnh (1957-63) và Quân khu 3 (1-8.1964); từ 9.1964 là BTL Thủ Đô (tư lệnh, chính ủy: Lê Nam Thắng, Trần Vĩ). 1979 đổi thành QKTĐHN; từ 1999 gồm tp Hà Nội và t. Hà Tây. Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Đồng Sĩ Nguyên.

        QUÂN KHU TRỊ - THIÊN, quân khu ở Trung Trung Bộ trong KCCM. Thành lập 4.1966 trên cơ sở Phân khu Bắc của Quân khu 5, gồm 2 tỉnh: Quảng Trị (phần nam sông Bến Hải) và Thừa Thiên. Trong KCCM, QKT-T có nhiệm vụ xây dựng và chỉ huy LLVT thuộc quyền, chuẩn bị chiến trường (x. chiến trường B) và phối hợp tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch trên địa bàn quân khu (xt chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, 20.1-15.7.1968; chiến dịch Đườtig 9 -  Nam Lào, 30.1-23.3.1971; chiến dịch Trị Thiên, 30.3- 27.6.1972). Từ 1976 QKT-T sáp nhập vào Quân khu 4. Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Lê Chướng. Cg B4.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:24:06 pm
      
        QUÂN KHU VIỆT BẮC, quân khu ở miền Bắc VN trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH, trên cơ sở giải thể Liên khu Việt Bắc; gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái: 1958 thêm t. Lạng Sơn (do giải thể Quân khu Đông Bắc). Từ 29.5.1976 hợp nhất với Quân khu Tây Bắc thành Quản khu I. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Quảng Ba, Chu Văn Tấn.

        QUÂN KHỦNG BỐ, tổ chức vũ trang chuyên thực hiện các hoạt động khủng bố. QKB phần lớn là của các nhóm tôn giáo cực đoan hay các lực lượng li khai, đối lập ở một nước (một số nước). QKB thường được trang bị hiện đại (cả vũ khí giết người hàng loạt), sử dụng các thủ đoạn như: cướp máy bay, bắt cóc, ám sát, đánh bom, tấn công vũ trang, thả hơi ngạt. CNĐQ và các thế lực phản động thường ủng hộ hoặc sử dụng QKB để chống phá các quốc gia độc lập. phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. QKB trở thành mối đe dọa nguy hiểm thường xuyên đối với an ninh của nhiều quốc gia.

        QUÂN KÌ. cờ biểu tượng của QĐ. QK của QĐND VN là cờ đỏ sao vàng, ở góc trên phía cán cờ có hai chữ “quyết thắng” màu vàng, biểu thị ý chí quyết chiến, quyết thắng. Được Hội đồng chính phủ VN DCCH duyệt 25.12.1954. Có: QK toàn quân và QK đơn vị (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên), được phân biệt theo kích thước (và độ dài cán cờ). QK đơn vị có ghi tên đơn vị bằng chữ màu vàng cân đối phía dưới ngôi sao; được trao, nhận, chuyển giao, bảo quản, thu hồi,... theo quy định của BQP.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68268751_459701984759687_2454418860128862208_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeGKrCMIeQYpvL8jegjIchIRh-0BkBdVxDCchU5O4G_QHGBc7-6YqKKTUo7NFLfFNvDGyoUCO1BpNn5N7fhFnVUtatid_LScIBRxDOqbtcuWuQ&_nc_oc=AQlV5fYJNaW4-IIdQehRsfdVynG3lScamGgzI75ogglSlkb6q0eNs1cVkGizOlA7abQ&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=96f9c8be0d1df5316a751f61543da5ee&oe=5DDAB340)

        QUÂN LỆNH, lệnh của người chỉ huy trong QĐ quy định nhiệm vụ, thời gian bắt đầu. thời gian hoàn thành,... đối với đơn vị hoặc cá nhân. QL bao gồm: mệnh lệnh, chỉ lệnh, chỉ thị... Khi nhận QL mọi cán bộ, chiến sì phải quán triệt sâu sắc, kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quân nhân “phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì, đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác” (lời thề thứ 2 trong 10 lời thề danh dự của QĐND VN)

        QUÂN LỰC, 1) lực lượng QĐ, thường gồm quân số và trang bị vũ khí, phương tiện kĩ thuật chiến đấu; 2) ngành tham mưu về tổ chức lực lượng trong QĐND VN những năm 1945-79 và từ 9.1995 (1980-95 là ngành tổ chức động viên); 3) (dùng trong QĐ Sài Gòn) QĐ (Quân lực Việt Nam cộng hòa, QL đồng minh...).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:25:44 pm

        QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, QĐ của chính quyền Sài Gòn; công cụ để tiến hành chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ ở VN (1954-75); gồm lục quân, không quân và hải quân. Có hệ thống tổ chức QS lãnh thổ (quân khu, tiểu khu, chi khu), trường QS (26 trường; 13 trung tâm huấn luyện). Tổng tư lệnh tối cao là tổng thống VN cộng hòa; cơ quan chỉ huy cao nhất là BTTM QLVNCH. Quân số cao nhất (1972) gần 1.100.000 người, bổ sung theo chế độ quân dịch và tuyển mộ. Hình thành 26.10.1955 với tên gọi QĐ VN cộng hòa. trên cơ sở tiếp thu và cải tổ QĐ quốc gia VN do Pháp thành lập cho chính phủ Bảo Đại (1950, X. Vệ binh quốc gia); thống nhất gọi là QLVNCH từ 5.1964. Sau khi chuyển giao (4.1955), do TRIM (vt từ A. Training Relations Instruction Mission - Phái bộ liên lạc và huấn luyện Mĩ, thành lập 20.1.1955) trực tiếp tổ chức và huấn luyện. Đến 7.1955 có 10 sư đoàn bộ binh. 1 liên đoàn dù, 19 trung đoàn bộ binh (13 trung đoàn địa phương, 6 trung đoàn giáo phái), 4 trung đoàn thiết giáp. 11 tiểu đoàn pháo binh, với quân số khoảng 150.000 người. Đánh dẹp xong lực lượng giáo phái li khai (Cao Đài, Hoà Hảo) và Bình Xuyên (1955-56). QLVNCH, với sự chỉ huy và viện trợ của Mĩ, tiến hành xây dựng chính quy, hiện đại gồm 7 sư đoàn bộ binh, nhiều đơn vị hỏa lực mạnh và tăng cường không quân, hải quân. Chất lượng kém của QLVNCH, nguy cơ tan rã của nó trước phong trào đồng khởi (1960) của nhân dân miền Nam, buộc Mĩ phải tăng cường cố vấn quân sự, đưa một bộ phận lực lượng tác chiến Mĩ vào VN (từ 2.000 người, 1960 lên đến 26.200 người. 1964) và chuyển hướng sang chiến lược chiến tranh đặc biệt. Từ 1961-64, thành lập thêm 3 sư đoàn bộ binh, hiện đại hóa trang bị chiến đấu và phát triển không quân, hải quân: quân số (1962) trên 409.000 người (có khoảng 220.000 bảo an. dân vệ). Ngoài chủ lực quân (lực lượng chính quy), Mĩ giúp xây dựng bảo an đoàn và dân vệ đoàn thành lực lượng lãnh thổ để từng bước đưa chủ lực quân làm nhiệm vụ cơ động: tăng cường cố vấn QS tới cấp tiểu khu và tiểu đoàn: thành lập Bộ chỉ huy hỗn hợp Việt - Mĩ để nắm quyền chỉ huy. Từ 1964. QLVNCH chính thức gồm ba bộ phận hợp thành: chủ lực quân, địa phương quân (bảo an đoàn), nghĩa quân (dân vệ đoàn). Bị nhiều tổn thất, chia rẽ nội bộ và bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng chính trị triền miên của chính quyền Sài Gòn (từ 11.1963-6.1965 có 14 cuộc đảo chính QS; riêng 1964 có 5 cuộc đảo chính, 4 lần thay đổi thể chế chính quyền). Để cứu vãn tình thế, Mĩ buộc phải chuyên chiến lược chiến tranh cục bộ. Thời kì nàv, QLVNCH được Mĩ củng cố, quân số lên tới trên 800.000 người (1968), phối hợp hoạt động với 536.000 quân Mĩ và gần 66.000 quân thuộc một số nước đồng minh của Mĩ (1968). Sau thất bại của hai cuộc phân công chiến lược mùa khô (1965-66 và 1966-67), đặc biệt là sau tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thán (1968) của quân và dân miền Nam, trước phong trào đấu tranh của lực lượng hòa bình trên thế giới và ngay tại Mĩ chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tăng viện trợ QS, củng cố và hiện đại hóa QLVNCH, đưa quân số lên tới gần 1.000.000 người (1971), để từng bước rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Nam VN (đơn vị chiến đấu cuối cùng của Mì rút khỏi VN 29.3.1973). Đến 2.1975. QLVNCH có khoảng 966.000 người, gồm: lục quân (khoảng 860.000 người), có: 11 sư đoàn (1, 2, 3 5, 7, 9, 18. 21, 22, 23 và 25) bộ binh, sư đoàn dù, sư đoàn thủy quân lục chiến; 16 liên đoàn (48 tiểu đoàn) biệt động quân. 8 lữ đoàn kị binh thiết giáp (25 thiết đoàn), 51 chi đội với khoảng 2.200 xe tăng xe bọc thép các loại. 64 tiểu đoàn pháo mặt đất, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 48 pháo đội, 122 trung đội pháo với khoảng 2.000 khẩu (từ 105mm đến 175mm), 8 liên đoàn công binh (29 tiểu đoàn), 18 tiểu đoàn công binh độc lập, 5 liên đoàn truyền tin: hải quân (khoảng 39.000 người), có: 1 hạm đội, 5 vùng duyên phòng (1, 2, 3, 4 và 5), một số giang đoàn với trên 1.600 tàu thuyền các loại; không quân (khoảng 61.000 người), có: 6 sư đoàn (1, 2, 3, 4, 5 và 6), các phi đoàn độc lập (có khoảng 65 phi đoàn, kể cả phi đoàn thuộc sư đoàn) với trên 2.000 máy bay và máy bay trực thăng các loại. Tan rã hoàn toàn trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân VN.

        QUÂN LƯƠNG, 1) gọi chung các loại lương thực, thực phẩm dùng cho QS nhằm duy trì và tăng cường sức khỏe bộ đội. Được sản xuất, dự trữ, cung cấp, tiếp tế theo chế độ định lượng do BQP quy định cho từng đối tượng, nhiệm vụ cụ thể, báo đảm cho QĐ hoàn thành mọi nhiệm vụ. QL có thể được bảo đảm bằng tiền hoặc hiện vật và theo 3 phương thức: tại chỗ, cơ động từ nơi khác đến và kết hợp tại chỗ với cơ động từ nơi khác đến; 2) ngành chuyên môn phụ trách việc bảo đảm  quân lương.

        QUÂN NGỤY nh NGỤY QUÂN


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:27:13 pm

        QUÂN NGỰ TlỂN (cổ), bộ phận của quản điện tiền dưới thời Lí (1010-1225) trực tiếp bảo vệ vua, nơi vua ở và làm việc. Có chức năng tương tự quân tùy long trong quân đội Tiền Lê. Từ thời nhà Trần (trở về sau) trong quân cấm vệ không còn QNT nữa.

        QUÂN NHÂN, gọi chung sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhàn chuyên nghiệp phục vụ trong QĐ theo luật định. Trong QĐND VN, ngoài nghĩa vụ, quyển lợi theo luật nghĩa vụ QS, luật sĩ quan và các điểu lệnh, điều lệ của QĐ, QN còn có nghĩa vụ và quyền lợi của công dân quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN VN. Chức trách QN được quy định trong Điều lệnh quân lí bộ đội.

        QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, quân nhân có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ cần thiết cho QĐ như: bảo đảm  chỉ huy, bảo đảm chiến đấu, quản lí sản xuất và cùng cố quốc phòng; tự nguyện phục vụ trong QĐ dài hạn hoặc từng hạn 3 năm; nguồn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan QĐ. QNCN chia theo trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao cấp; được biên chế vào các đơn vị theo chức danh do bộ trường BQP quy định. Phù hiệu, cấp hiệu, chế độ phục vụ, nghĩa vụ và quyền lợi của QNCN quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Điều lệ QNCN và các văn bản pháp quy khác.

        QUÂN NHÂN DỰ BỊ, công dân trong ngạch dự bị của QĐ (gồm sĩ quan dự bị, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị), được phong, thăng quân hàm theo quy định của nhà nước. QNDB được tập trung huấn luyện, kiểm tra theo định kì (trong thời bình) hoặc được gọi nhập ngũ theo lệnh động viên (trong thời chiến). Trong QĐND VN, QNDB trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra, có đầy đủ nghĩa vụ và quyển lợi như quân nhân tại ngũ. Sĩ quan dự bị được chia hạng theo tuổi. Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị được chia hạng theo thời gian phục vụ tại ngũ và thời gian huấn luyện, đã qua chiến đấu và chia thành các nhóm A. B theo độ tuổi.

        QUÂN NHÂN DỰ NHIỆM, quân nhân tại ngũ, trong thời bình đã được bổ nhiệm sẵn chức vụ thứ hai theo cùng chuyên nghiệp quân sự ở một đơn vị dự bị động viên, áp dụng cho những chức vụ chỉ huy, cán bộ chủ chốt cơ quan, một số chuyên nghiệp QS đặc biệt phải đào tạo công phu và tích lũy kinh nghiệm. Trong QĐND VN, việc phân cấp bảo đảm QNDN do BQP quy định. Thời bình, QNDN được học tập, rèn luyện theo yêu cầu của chức vụ thứ hai. Khi có lệnh động viên, dược điều động về đơn vị dự bị động viên để thực hiện nhiệm vụ.

        QUÂN NHÂN TẠI NGŨ, quân nhân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của QĐ. Theo Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. QNTN gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ.

        QUÂN NHU, 1) gọi chung những thứ cần dùng cho việc ăn, mặc và một phần đời sống hàng ngày của QĐ, như lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng, nhu yếu phẩm; 2) ngành hậu cần quân đội đảm nhiệm công tác tạo nguồn, tiếp nhận, tổ chức sản xuất và quản lí để bảo đảm việc ăn. mặc và nhu yếu phẩm cho QĐ hoạt động và tác chiến. Trong QĐND VN, ngành QN được tổ chức chính thức từ 25.3.1946 thành hệ thống và theo từng cấp. Ở TCHC có cục QN: ở quân khu. quân đoàn, quân chủng, binh chủng có phòng QN; ở sư đoàn (lữ đoàn), tỉnh đội có ban QN; ở trung đoàn và tương đương trở xuống có trợ lí, chiến sĩ và nhân viên QN.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:29:27 pm

        QUÂN PHỤC, quần áo đồng phục của quân nhân, được sản xuất theo kiểu mẫu, quy cách thống nhất và mang mặc theo các quy định của điều lệnh QĐ. Bao gồm: QP thường dùng, QP nghi lễ, QP chuyên dụng (QP dã chiến và QP nghiệp vụ dùng khi làm nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ ở một số ngành và cho công việc đặc biệt). QP thường dùng và QP nghi lễ có kiểu mùa đông, mùa hè. Màu sắc QP được phân biệt theo từng quân chủng. Có QP riêng cho nam quân nhân và nữ quân nhân, cho sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67402052_459691664760719_2837006884634886144_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeE_WFTG4pbBklzq3ssgzmAS7n7MrSHqb0gjJMZwtsu7QWi0R-X3houlhtfXyQNWqvfwhwpI8okNfvoTmbISpdEKQAoXSPvfTnLODK7Yi4WfPA&_nc_oc=AQnnxtk3Z8WcULaspNEHUw_CpUeR3jrQiJPYJ7LJoBJC6v7bNzdLtGnojdE_0CuSrKI&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=eac045d7575d1ef4e7c3eab6513ef09f&oe=5DEA19BA)

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67807863_459691734760712_3428855074535768064_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEpBiaiGEnzPtqKIUYDmfSyTx3JaadHuzhPcmCeRcho2-4wqHnmsNH8e3IseTn_K9X2o1ZCa5PaMvkqymXJuBumpPjDpHIu15-YkdDt1c4jLQ&_nc_oc=AQma9WgLq2GqMnwi02TegxaW2B79ml0JxramGRjeeBJodlDYYDsdcsnJ2w2-Oe-zphY&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c22fdeec673aec9b6a98ebac6a2b43fb&oe=5DA4FF04)


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:31:19 pm
   
        QUÂN PHỤC CHUYÊN DỤNG, quân phục dùng riêng cho quân nhân khi làm nhiệm vụ thuộc các ngành nghiệp vụ. các hoạt động đặc thù và các công tác chuyên môn nhất định. Gồm quân phục nghiệp vụ và quân phục dã chiến. Quân phục nghiệp vụ có quân phục nghiệp vụ nghi lễ của bộ đội danh dự, bộ đội quân nhạc và bộ đội gác Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh: quân phục nghiệp vụ của văn công, của quân nhân khi làm công tác chuyên môn như lái máy bay, lái xe tăng, lái tàu. thợ máy, quân y...; quân phục của hạ sĩ quan, binh sĩ khi làm nhiệm vụ kiểm soát QS. Quân phục dã chiến của hạ sĩ quan, binh sĩ mặc khi huấn luyện, diễn tập. chiến đấu, lao động, hành quân, rèn luyện và hội thao QS.

        QUÂN PHỤC NGHI LỄ, quân phục được thiết kế theo kiểu mẫu riêng biệt để sử dụng trong các hoạt động nghi lễ: khi tiếp đón chính thức khách quốc tế, đi thăm, dự lễ ở nước ngoài, dự các cuộc hội họp trọng thể của nhà nước và các buổi lễ lớn. Có QPNL mùa hè và QPNL mùa đông. Có QPNL riêng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và cho hạ sĩ quan, binh sĩ; cho nam quân nhân và cho nữ quân nhân. Ngoài ra còn có quân phục nghiệp vụ nghi lễ của các lực lượng chuyên làm nhiệm vụ nghi lễ (bộ đội danh dự. bộ đội quân nhạc, bộ đội gác Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67342311_459691701427382_2679614406458867712_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHV-xa2zdzH6qxtNgs__IiUpJ688QR727GRBISlRLRQP3WhjeAIz1hFYKCU-p4cnpiFf_8S-CCIVMdpdaV0tnVmvfLBRljNrgyLoGbEN7EtRA&_nc_oc=AQkad4S2fh9pwHi54oaUy6WY3ihh0L55HXMRARq5RjlkJ-V-8pAjcLsPWnmSHWyRmoY&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=5a2e7e4df257e7a5725c8851d91fec07&oe=5DE7B5CD)


        QUÂN QUẢN, hình thức tổ chức quản lí, điều hành xã hội lâm thời theo quy chế QS đối với những khu vực mới chiếm được (thường là thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế,... quan trọng). Hệ thống cơ quan QQ các cấp (ủy ban QQ) thay cho cơ cấu chính quyền quản lí, điều hành toàn bộ công việc của địa phương (xt chế độ quân quản).

        QUÂN SỐ, nhân lực do QĐ quản lí, sử dụng để chiến đấu, công tác và làm các nhiệm vụ khác; là yếu tố quyết định sức mạnh chiến đấu của QĐ. Gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng. Tỉ lệ mỗi thành phần được xác định phù hợp trong kế hoạch tổ chức lực lượng, trong đó hạ sĩ quan, binh sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất. Có: QS chiến đấu, QS làm kinh tế... Mỗi loại QS đều có nhiều chức danh, chuyên nghiệp quân sự khác nhau và được bố trí sử dụng khác nhau trong hoạt động thực tế.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:33:23 pm

        QUÂN SỰ, 1) lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội (lực lượng vũ trang); 2) một trong những hoạt động cơ bàn trong QĐ cùng các hoạt động khác (chính trị, hậu cần, kĩ thuật...) tạo nên sức mạnh chiến đấu của QĐ.

        QUÂN SỰ HÓA, áp đặt cơ chế của hoạt động quân sự vào hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. tư tưởng...). Mục đích và tính chất QSH phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị - xã hội và nhà nước chủ trương QSH. QSH thường được sử dụng khi chuẩn bị hoặc tiến hành chiến tranh. Các nhà nước ĐQCN lợi dụng QSH để tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh và xâm lược nước khác.

        QUÂN THIỆN TRẠO (cổ), quân chèo thuyền trong biên chế các thuyền hoặc đội thuyền của thủy quân thời Trần, Hậu Lê, Thời Hậu Lê, thuyền lớn có biên chế 86 người, thuyền nhỏ 20 người. Theo lệ chọn, QTT có thể tuyển người thấp hơn lính bộ binh 5 phân (khoảng 2cm); cao 4 thước (khoảng 1.6m) trở lên và cho hưởng lương theo tầm vóc người, từ 8- 13 quan. Cg trạo nhi đội (đoàn).

        QUÂN THIẾT ĐỘT (cổ), lực lượng chủ lực cơ động của nghĩa quân Lam Sơn và quân đội Hậu Lê dưới thời Lê Sơ (1428-1527). Có từ khi bắt đầu khởi nghĩa (1418). Tới 1426 quân sô lên đến 200.000 người, chia làm 14 vệ. Giai đoạn 1428-48. tổ chức thành 5 quân, đóng giữ ở kinh đỏ và cơ động chiến đấu.

        QUÂN THỦY (cổ) nh THỦY QUÂN

        QUÂN TỊCH, quan hệ pháp lí xác nhận công dân là quân nhân tại ngũ và có quyền lợi. nghĩa vụ được luật pháp, điều lệnh, điều lệ QĐ và các văn bản pháp quy khác của nhà nước quy định.

        QUÂN TIẾP PHÒNG, lực lượng làm nhiệm vụ thay thế bộ phận QĐ Tưởng Giới Thạch ở VN 1946, gồm 15.000 quân Pháp và 10.000 quân của QĐND VN. Tổ chức ra theo tinh thần hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946): được cụ thể hóa tại hiệp định QS 3.4.1946 giữa VN và Pháp, theo đó số quân Pháp đóng tại Hà Nội: 5.000; Hải Phòng: 1.750; Hòn Gai: 1.025; Nam Định: 825; Huế: 825; Đà Nẵng: 225; Hải Dương: 650: Điện Biên Phủ: 825; các vùng biên giới: 2.755; số quân VN đóng tại Hà Nội: 952; Hài Dương: 904: Huế: 500: Phủ Lí: 500; Thái Bình: 500; Nam Định: 500: Thanh Hóa: 684; Đông Hà: 684; Đồng Hới: 220: Vinh: 904: Đà Nẵng: 904: Ninh Bình: 904. QTP của mỗi bên có bộ chỉ huy riêng. QTP VN thuộc quyền điều khiển của Cục tổng chỉ huy  QTP (tổng chỉ huy: Lê Thiết Hùng). Hoạt động của QTP có sự theo dõi, kiểm soát của các ủy ban liên lạc và kiểm soát Việt - Pháp (ủy ban này, ở trung ương gọi tắt là Ban liên kiểm trung ương: ở những địa phương có QTP đóng gọi tắt là ti liên kiểm).

        QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM, bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ CM Lào và Campuchia theo yêu cầu của nhân dân và chính quyền CM hai nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc (Lào: 1945-54 và 1960-75; Campuchia: 1945-54, 1970-75 và 1979-89). Nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ QTNVN (với hang triệu lượt người) đã sát cánh chiến đấu cùng các lực lượng kháng chiến của Lào và Campuchia, không ngại gian khổ. khó khăn, thiếu thốn, đới rét, bệnh tật, sẵn sàng làm mọi việc, chấp nhận mọi hi sinh, giúp bạn từ việc tuyên truyền giác ngộ, phát động quần chúng đấu tranh, xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng chính trị và LLVT CM, củng cố và mở rộng các căn cứ kháng chiến và vùng giải phóng... đến việc chiến đấu chống địch khùng bố, càn quét, lấn chiếm, bảo vệ nhân dân  và chính quyền CM, bảo vệ các thành quả CM. Được sự đùm bọc, chăm sóc của nhân dân và sự đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu của các LLVT CM hai nước Lào và Campuchia. QTNVN đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. QTNVN đã nêu một tấm gương tiêu biểu về bản chất CM và tinh thần quốc tế trong sáng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh chung vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân Lào và Campuchia.

        QUÂN TRANG. 1) gọi chung các loại trang phục được sử dụng  trong QĐ. gồm: quần áo, chăn màn, giày, dép, phủ hiệu, cấp hiệu,... được sản xuất theo quy định (quy cách, kiểu dáng, màu sắc) thống nhất của BQP. Có: QT dùng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp; QT dùng trong ngày lễ. QT thường dùng, QT dã ngoại và QT nghiệp vụ, QT hè, QT đông (xt minh họa giữa trang 832 và 833); 2) ngành chuyên môn phụ trách việc bảo đảm quân trang.

        QUÂN TRANG CHIẾN ĐẤU. gọi chung các loại quân trang được thiết kế, sản xuất phù hợp với điều kiện tác chiến, dã ngoại (như tăng, võng, mũ sắt...) và chỉ cấp phát cho quân nhân khi trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc huấn luyện, diễn tập, hành quân dã ngoại,... khi có lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:35:04 pm

        “QUẢN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”, tác phẩm tập hợp các bài viết của Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi gửi quân Minh và một số chi dụ gửi tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Nguyên bản bằng chữ Hán. Theo sự sưu tập chưa thật đầy đủ đến nay gồm 69 bài. Tác phẩm mang tính chiến đấu cao, nêu rõ sự nghiệp chính nghĩa, thế tất thắng của quân dân Đại Việt; vạch trần tính chất tàn bạo, gian xảo, thế thất bại không tránh khỏi của quân Minh. Bằng lập luận chặt chẽ, thấm đượm tinh thần nhân đạo, tác phẩm thể hiện chủ trương “tám công” (đánh vào lòng người) của nghĩa quân, góp phần làm tan rã ý chí chiến đấu của quân xâm lược.

        QUÂN TÚC VỆ nh QUÂN CẤM VỆ

        QUÂN TÙY LONG (cổ), bộ phận của quân điện tiến (quân cấm vệ). Được tổ chức trong quân đội Tiền Lê (980-1009), chuyên canh gác nơi vua ở, thiết triều và theo xa giá khi vua rời khỏi cấm thành.

        QUÂN TỨ SƯƠNG (cổ), lực lượng canh gác, bảo vệ bốn cửa, mặt thành và ngoại vi thành dưới các triều đại phong kiến VN. Ở kinh đô, QTS thường canh gác, tuần phòng từ hoàng thành tới kinh thành và cả khu vực ngoài kinh thành. Có trong tổ chức QĐ Tiền Lê, Lí, Trần và Hậu Lê (riêng thời Tiền Lê. QTS là bộ phận của quân điện tiền). Binh lính thuộc QTS thường được tuyển trong đinh tráng ngay tại địa phương (nơi có thành), chia phiên canh gác, luyện tập và sản xuất; khi cần thiết được huy động vào QĐ thường trực (x. ngụ binh ư nông). Chỉ huy QTS dưới thời Tiền Lê. Lí là viên tứ sương quân chỉ huy sứ; thời Hậu Lê là viên để lĩnh.

        QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG X. ĐẢNG ỦY QUẢN SỰ TRUNG ƯƠNG

        QUÂN Y, tổ chức y tế trong QĐ có chức năng sử dụng các biện pháp y học để phòng bệnh, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe, nàng cao thể lực bộ đội; cứu chữa thương binh, bệnh binh, khôi phục ở mức cao nhất khả năng chiến đấu và lao động của thương binh, bệnh binh. Trong QĐND VN hệ thống QY gồm; QY trực thuộc BQP (cục QY); QY quân khu. quân chủng, binh chủng, quân đoàn (phòng QY); QY sư đoàn và tương đương (ban QY); hệ thống tổ chức bảo đảm chuyên môn, cấp cứu, điều trị (bệnh viện, đội điều trị, bệnh xá, vệ sinh phòng dịch, cơ sở sản xuất thuốc và dụng cụ y tế, các nhà trường, học viện...).

        QUÂN Y SĨ, người thầy thuốc có trình độ trung học y khoa. phục vụ tại ngũ trong QĐ. Thường có: QYS chung (chưa đi sâu vào chuyên khoa nào), QYS chuyên khoa (được đào tạo sâu về một chuyên khoa, như QYS tai - mũi - họng, QYS mắt, QYS y học cổ truyền...). QYS được đào tạo tại trường trung học quân y hoặc trường trung học y khoa của nhà nước.

        QUÂN Y VIỆN nh BỆNH VIỆN QUÂN Y

        QUẦN ÁO PHÒNG ĐỘC, khí tài phòng da chuyên dùng để phòng ngừa chất độc, bụi phóng xạ và tác nhân sinh học rơi lên da, từ đó xâm nhập vào cơ thể gây tác hại cho người. QAPĐ còn có tác dụng giảm thiểu tác hại của bức xạ quang của vụ nổ hạt nhân. Theo kết cấu, có; QAPĐ loại kín. QAPĐ loại hờ. Theo tác dụng bảo vệ có các loại QAPĐ: kiểu cách li (vải tráng cao su), kiểu lọc (vải sợi bông tẩm than hoạt) và kiểu tẩm (quần áo thường tẩm hóa chất). Một số loại QAPĐ trong trang bị của QĐ các nước: L-l, OZK, OKZK (Nga); K66. M82 (TQ); T-202 (Đài Loan); LI, K66 (VN).

        QUẦN ĐẢO, tập hợp các đảo cùng với các thành phần tự nhiên có liên quan khác, phân bố tương đối tập trung trong một khu vực nhất định hoặc liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thực thể thống nhất về lịch sử, địa lí, kinh tế và chính trị. Mỗi QĐ có thể gồm nhiều QĐ nhỏ hơn, thuộc phạm vi lãnh thổ nhiều quốc gia, (như QĐ Mã Lai lớn nhất thế giới, gồm trên 20.000 đảo lớn nhỏ với tổng 2.475.000 km2. thuộc các nước Inđônêxia. Malaixia, Philippin), chiếm toàn bộ lãnh thổ một quốc gia (Xâysen...) hoặc lập thành những đơn vị hành chính các cấp khác nhau trong một quốc gia (các huyện đảo Trường Sa. Hoàng Sa của VN).„


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:36:45 pm

        QUẦN ĐẢO MACSAN (Cộng hòa Quần đảo Macsan; Marshallese Majol, A. Republic of the Marshall Islands), quốc gia trong quần đảo cùng tên thuộc quần đảo Micrônêxia ở tây Thái Bình Dương. Dt 181km2; ds 56 nghìn người (2003). Tôn giáo: đạo Tin Lành. Ngôn ngữ chính thức: thổ ngữ Macsan, tiếng Anh. Thủ đô: Magiurô. Chính thế cộng hòa lập hiến trong liên minh tự do với Mĩ, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Lãnh thổ gồm 34 đảo, chủ yếu đảo đá san hô, có các dải đá ngầm bao quanh, trải dài bắc - nam khoáng 800 hải lí. Khí hậu đại dương, ẩm, mưa nhiều. Ngành đánh cá, du lịch đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ. GDP 96 triệu USD (2002), bình quân đầu người 1.830 USD. Thành viên LHQ (17.9.1991).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67401878_459691714760714_4410811317116469248_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeGF6zU3axNQJaf4WVSYSezIL-3MtkwWy-JxKEiT_ZHgU6g0pEdk60k_waYsw0V3huNJNKRyLKAKNlcYpMf0iwEwnzHBx_Ht35J3EOKMZtc2rg&_nc_oc=AQnqGFbk8HxcrvHyRZo5c8-wrPhdthn1F7up1WuAFLhUDV017n443yJYuUEPNQoDePs&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=0bfe55403f83b77ef741ff77fc0fae5e&oe=5DABB2D6)


        QUẦN ĐẢO XÔLƠMƠNG (A. Solomon Islands), quốc gia quần đảo ở tây nam Thái Bình Dương. Dt 27.556km2; ds 509 nghìn người (2003); chủ yếu người Mêlanêdi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô Honiara. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp tối cao: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm các đảo núi lứa thuộc phần đông nam QĐX và quần đảo phụ cận Xanta Crudơ. Núi lửa Pôpômanaxiu cao 2.33lm. Khí hậu cận xích đạo. Nước nông nghiệp (90% lực lượng lao động). Sản phẩm xuất khẩu: cùi dừa, ca cao. Cảng biển và cảng hàng không quốc tế Honiara. GDP 264 triệu USD (2002), bình quân đầu người 610 USD. Thành viên LHQ (19.9.1978), Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 30.10.1996. Không có LLVT.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67641134_459691728094046_1875794200222498816_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeExxIjUFZ-WSPBSkHx0j2xKeAOedm4OW48tepxg4L7OjObasdiiQvmMvY8UIT4AGYef3WeBw2_pMOlal4ypumBiniLa9b5d8SwRN00Y-WMjKw&_nc_oc=AQmHZAAesnZIMTj0TAelBy6EsBmExYQy86teH5dquxkh4SqEzvOumcX2APtTNMk-F28&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=77f5b87e644fa4ad01cc80ffc3c16e68&oe=5DE72749)


        QUẬN TRƯỞNG, chức vụ đứng đầu cơ quan chính quyền quận ở miền Nam VN dưới chế độ Sài Gòn 1954-75. Thuộc quyền chỉ huy của tỉnh trưởng, chịu trách nhiệm điều hành các cơ quan, chỉ huy lực lượng (QS và bán QS) thuộc quyền, bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh trên địa bàn quận... Do nhu cầu QS, QT thường là sĩ quan QĐ Sài Gòn và kiêm nhiệm chức vụ chi khu trưởng.

        QUẤY RỐI, hoạt động tác chiến nhằm làm cho đối phương luôn ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, giảm sút tinh thần chiến đấu và tiêu hao sức chiến đấu. Thường được thực hiện bằng các biện pháp: bắn tỉa, tập kích hỏa lực, tiến công nghi binh...

        QUÉT VÀ GIỮ, chiến lược quân sự thay thế chiến lược tìm diệt và bình định của Mĩ trên chiến trường miền Nam VN, do Abram đề xướng sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tăng cường củng cố QĐ Sài Gòn, cải thiện thế phòng ngự, tìm kiếm lợi thế cho Mĩ trong đàm phán tại hội nghị Pari (1968-73), từng bước thực hiện chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh, tiến tới rút QĐ Mĩ ra khỏi miền Nam VN. Nội dung: sử dụng QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn làm hai lực lượng chiến lược vừa tổ chức phòng ngự chiều sâu vừa tiến hành càn quét, bình định giành lại những địa bàn đã mất, giữ các căn cứ QS, vùng đông dân nhiều của, giữ cho QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn khỏi bị thiệt hại nặng và thất bại lớn hơn. Thực hiện QVG, Abram sử dụng tới 50% QĐ Mĩ và chư hầu, 60% QĐ Sài Gòn để đẩy mạnh kế hoạch “bình định cấp tốc” (cuối 1968 đầu 1969), “bình định đặc biệt” (1969-70); lập được 2.000 ấp chiến lược, củng cố vùng ven đô, kiểm soát một số địa bàn xung yếu ở nông thôn đồng bằng, đẩy bộ đội chủ lực của QGPMN VN ra xa các đô thị và vùng đông dân, gây khó khăn cho lực lượng CM miền Nam.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:38:09 pm

        QUẾ LĂNG, địa danh cổ ở phía bắc kinh đô Đại Lương nước Ngụy thời Chiến Quốc, nay thuộc bắc h. Trường Viên, tp Tân Hương, t. Hà Nam, TQ. 353tcn diễn ra trận phục kích của 80 nghìn quân Tề do Điền Kị chỉ huy chặn đánh và làm thất bại nặng quân Ngụy do Bàng Quyên chỉ huy đang rút về giải vây kinh đô Đại Lương (nay là tp Khai Phong, t. Hà Nam) đang bị vây hãm theo kế vây Ngụy cứu Triệu của Tôn Tẫn (x. trận Quế Lăng, 353tcn).

        QUỐC DÂN ĐẠI HỘI (16.8.1945), đại hội đại biểu nhân dân cả nước quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ tọa, họp tại Tân Trào (t. Tuyên Quang). 60 đại biểu thay mặt cho các đoàn thể, đảng phái, dân tộc, tôn giáo cả nước và đại biểu Việt kiều ở Thái Lan, Lào đã về dự. QDĐH tán thành chủ trương của ĐCS Đông Dương: tranh thủ thời cơ thuận lợi, phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; thông qua lệnh tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, quy định quốc kì, quốc ca; cử ủy ban dân tộc giải phóng VN (tức Chính phủ lâm thời nước VN DCCH) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. QDĐH biểu thị sự đoàn kết, nhất trí của toàn dân trong thời điểm quyết định vận mệnh của dân tộc.

        QUỐC GIA QUẦN ĐẢO, quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đào và có khi còn gồm một số đảo khác nữa. Theo công ước của Liên hợp quốc về luật biến (1982), đường cơ sở của QGQĐ (gọi là đường cơ sở quân đảo) có thể được vạch bằng các đường nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi cạn của quần đảo. Chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của QGQĐ được tính từ đường cơ sở quần đảo. Nhật Bản, Philippin, Inđônêxia là những QGQĐ.

        QUỐC LỘ 1, quốc lộ chạy dọc lãnh thổ VN. từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan (biên giới Việt - Trung, thuộc t. Lạng Sơn) đến Năm Căn (t. Minh Hải), qua 31 tỉnh và thành phố: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Dài 2.300,5km. mặt đường rộng 10-12m. rải bê tông nhựa Đoạn Hữu Nghị Quan - Bắc Giang qua vùng đồi núi, mật độ dân cư thấp. Từ Bắc Giang đến Hà Tĩnh đường bằng, thẳng, dân cư đông đúc. Đoạn Hà Tĩnh - Khánh Hoà chạy sát ven biển miền Trung, nhiều đèo lớn (Đèo Ngang, Phước Tượng. Phú Gia, Hải Vân, Cù Mông, Đèo Cả...). Đoạn Khánh Hoà -  tp Hồ Chí Minh qua vùng đất đỏ, đông dân cư. Từ tp Hồ Chí Minh đến Cà Mau qua vùng đồng bằng sông Cừu Long, nhiều sông ngòi, dân cư đông đúc. Toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng phổ biến 25-30t. Có các đường rẽ nối liền với hầu hết các tỉnh trong cả nước. Trước 1985 đoạn từ tp Hồ Chí Minh đến Cà Mau là QL 4. Đoạn QL1 cũ từ tp Hồ Chí Minh đến Tây Ninh nay đổi thành QL 22. Hiện nay QL1 đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số đoạn đường tránh thành phố, thị xã. Đường hầm xuyên qua dãy Bạch Mã đã được mở thông, đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng, thay cho đèo Hải Ván.

        QUỐC LỘ 1B. quốc lộ từ thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cầu Gia Bẩy (Thái Nguyên), qua các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Đồng Hi, Võ Nhãi. Dài 148,5km. Đường cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5-7m. rải đá nhựa. Qua 50 cầu (tải trọng 10-30t), 2 ngầm, một số đèo dốc (Kéo Sình. Lũng La, Tam Canh. Nậm Dù. Bò Đái). Đoạn km 0 - km 42 chạy theo triền núi đất và hồ đập, mưa lớn có thế gây ngập: km 42 - km 126 theo triền núi đá, xen kẽ các thung lũng; km 126 - km 148+500 qua vùng đồi thấp, đông dân cư.

        QUỐC LỘ 2, quốc lộ từ Phủ Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) đến Thanh Thủy (Hà Giang) qua tp Việt Trì, tx Tuyên Quang, tx Hà Giang. Dài 313,5km, mặt đường trải nhựa hoặc bê tông. Độ dốc toàn tuyến nhỏ, không có đèo dốc lớn. Qua 98 cầu. tải trọng các cầu tối thiểu H10. Đoạn Phủ Lỗ - Việt Trì dài 136km. rộng 6-1 lm (riêng đoạn qua tp Việt Trì rộng 18m), qua các trọng điểm kinh tế và khu vực đông dân cư. Đoạn Việt Trì - Hà Giang rộng 5,5-9m, đường phẳng. Trong KCCP. dọc QL2 diễn ra nhiều trận đánh nổi tiếng, điển hình là trận Chân Mộng - Trạm Thản (17.11.1952).

        QUỐC LỘ 3, quốc lộ từ Cầu Đuống (Hà Nội), qua các tình Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng). Dài 350,44km. qua nhiều khu công nghiệp và vùng dân cư tập trung; 84 cầu, một số đèo dốc lớn (Đèo Giang, Đèo Gió, Mã Phục, Cao Bắc). Đoạn Cầu Đuống - Nà Pạc (192km) rộng phổ biến 5,5-7,5m. rải đá nhựa hoặc bê tông nhựa, đường bằng phẳng. Đoạn Nà Pạc - Tà Lùng (158km) rộng 3,5-5.5m. chủ yếu rãi đá nhựa, qua vùng núi cao. đường quanh co, vách tà luy cao, vực sâu; riêng đoạn Cao Bằng - Tà Lùng qua các thung lũng, dân cư thưa thớt, dễ bị ngập nước vào mùa mưa.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:39:29 pm

        QUỐC LỘ 4A. quốc lộ từ thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến tx Cao Bằng, qua Na Sầm, Thất Khê, Đông Khê. Dài 118km. mặt đường rộng 3,5-6,9m, chủ yếu rải đá nhựa hoặc đá răm, đi qua vùng đồi, núi, rừng, nhiều đèo quanh co (Bố Củng, Lũng Phầy, Ngườm Kim, Khản Khoang, Bàn Cờ), hai hầm với tổng chiều dài 65m, hai bên đường dân cư thưa thớt. Trong KCCP, trên QL4A các đơn vị QĐND VN tiến hành nhiều trận phục kích các đoàn xe QS Pháp, tiêu biểu là trận Bố Cùng - Lũng Vài (8.1.1948), trận Bông Lau - Lũng Phầy (25.9.1949).

        QUỐC LỘ 5, quốc lộ từ ngã ba Cầu Chui (Gia Lâm, Hà Nội). đến cảng Chùa Vẽ (tp Hải Phòng), qua tx Hải Dương. Dài 106km. phần lớn chạy song song với đường sắt qua vùng đồng băng dân cư đông đúc. Nền đường rộng 23-34m. mặt đường trải bê tông nhựa. Đường hai chiều, giữa có dải phân cách; mỗi chiều có 2 đến 3 làn xe cơ giới và một làn dành cho xe thô sơ. Toàn tuyến có 20 cầu, trong đó có các cầu lớn: Đồng Niên (176,6m), Phú Lương (509,5m), Lai Vu (172m), Quán Toan (184m). An Dương II (222m), Lạch Tray (23 lm); tải trọng các cầu H30. Trong KCCP. trên QL5 diễn ra nhiều trận đánh giao thông, làm hao tổn nặng nề sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân viễn chinh Pháp.

        QUỐC LỘ 6. quốc lộ từ Hà Nội đến tx Lai Châu (t. Điện Biên), qua tx Hà Đông, tx Hoà Bình, Mộc Châu, tx Sơn La. Tuần Giáo. Dài 494km. Đoạn Hà Nội - Hoà Bình qua vùng đồng bằng đòng dân cư, từ Xuân Mai đến Hoà Bình có đồi núi thấp: mặt đường rộng 12,5-33m. trải bê tông nhựa. Đoạn Hoà Bình - Lai Châu mặt đường rộng 5,5-6m. qua vùng núi hiểm trở. nhiều đèo cao (Trung Khe, Hứa Tát, Mộc Châu, Chiềng Đông, Sơn La. Chiềng Bắc, Pha Đin...), dốc lớn, nhiều cua gấp, vực sâu, mùa mưa đi lại khó khăn, nguy hiểm, đang được cải tạo, nâng cấp. Toàn truyến có 97 cầu. Trên QL6. trong chiến dịch Hoà Bình (10.12.1951-25.2 1952) đã diễn ra những trận đánh lớn giữa các đơn vị QĐND VN và QĐ Pháp.

        QUỐC LỘ 7, quốc lộ từ thị trấn Diễn Châu (Nghệ An) đến của khẩu Nậm cắn (biên giới Việt - Lào), qua các thị trấn Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Hoà Bình (t. Nghệ An). Dài 225km. có 164.5km rải đá nhựa. 59,5km cấp phối; mặt đường rộng 3,5-7m: qua 74 cầu. Đoạn Diễn Châu - Đô Lương đường bằng phẳng, qua khu vực đông dân cư. Đoạn Đô Lương -  Nậm Cắn (192km) chạy dọc Sông Cả. gần Nậm Cắn đường qua đèo Báctêlêmi (dài 20km. độ dốc 10-12%), đường hẹp, xe tránh nhau khó khăn, nhiều đoạn có vách taluy cao hay bị sạt lở vào mùa mưa.

        QUỐC LÔ 8. quốc lộ từ tx Hồng Lĩnh (km 842 QL 1) qua Đò Trai, Linh Cảm. Lạc Sao đến cửa khẩu Cầu Treo (biên giới Việt-Lào). Dài 85.3km. mặt đường rộng 6-16m, trải bê tông nhựa. Qua 36 cầu, trong đó có hai cầu lớn: Linh Cảm (228.8m), Hà Tân (171,7m). Đoạn Kim Sơn - biên giới Việt - Lào đường dốc, vách taluy cao, nhiều vực sâu hay bị sụt lở.

        QUỐC LỘ 9. quốc lộ từ tx Đông Hà qua thị trấn Cam Lộ, Hướng Hoá đến cửa khẩu Lao Bảo (t. Quảng Trị). Dài 83,5km. mặt đường rộng 6-2lm, trải bê tông nhựa; phần lớn chạy trên địa hình bằng phẳng, riêng đoạn Cà Tu - Khe Sanh men theo sườn núi cao. vực sâu, nhiều đèo dốc, dân cư thưa thớt. Qua 40 cầu, tải trọng trên 18t. Trong KCCM. trên QL9 diễn ra các chiến dịch lớn: chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20.1-15.7.1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (31.1- 3.3.1971).

        QUỐC LỘ 10. quốc lộ từ ngã ba Bí Chợ (t. Quảng Ninh) đến cầu Tào Xuyên (t. Thanh Hóa), qua tp Hài Phòng, tp Thái Bình, tp Nam Định, tx Ninh Bình, tp Thanh Hóa. Dài 230km. Đoạn Quảng Ninh - Hải Phòng trải bê tông nhựa, mặt đường rộng 11m. Đoạn Hải Phòng - Ninh Bình đang sửa chữa, nâng cấp. Đoạn qua t. Thanh Hóa đường hẹp. mặt đường rộng 3,5- 7m, trải đá nhựa, cấp phối và đất. Qua 34 cầu (trên QL10 mới), 42 cầu (trên QL10 cũ), qua các cầu lớn: Đá Bạc (505m), Cầu Kiền (1.186m), cầu vượt Quán Toan (640m), Tiên Cựu (2.196m), Quý Cao (504m), Tân Đệ (1.064,8nri). Trong KCCM là tuyến đường vận tải QS quan trọng từ cảng Hải Phòng vào miền Nam.

        QUỐC LỘ 13, quốc lộ từ ngã ba Vĩnh Bình (tp Hồ Chí Minh) qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Chơn Thành, Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (biên giới VN - Campuchia). Dài 142km, mặt đường rộng 5-7m, gồm các đoạn trải bê tông nhựa (99.6km), đá nhựa (14km) và đường đất (28.57km). Qua 9 cầu, tải trọng đến 25t.

        QUỐC LỘ 15, quốc lộ từ Tòng Đậu (km 118, QL 6, t. Hoà Bình) đến thị trấn Cam Lộ (t. Quảng Trị), qua các t. Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh. Quảng Bình. Dài 706km. mặt đường rộng 3,5-5m, chủ yếu là đường cấp phối. Chạy qua vùng rừng núi, nhiều đèo, dân cư thưa thớt. Qua 107 cầu (tải trọng 8- 30t), 33 ngầm và đập tràn. Là nền móng của đường Hồ Chí Minh, đang được nâng cấp giai đoạn 1.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:40:39 pm

        QUỐC LỘ 18. quốc lộ từ tx Bắc Ninh qua Phả Lại, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, Hòn Gai, Hà Tu, Tiên Yên, đến cửa khẩu Móng Cái (tx Móng Cái). Chiều dài toàn tuyến 310km. mặt đường rộng 11-14m, rải bê tông nhựa; qua 130 cầu, tải trọng các cầu chủ yếu 30t. Cùng với đường Nội Bài - Bắc Ninh mới xây dựng, QL18 trở thành tuyến đường quan trọng nối sân bay quốc tế Nội Bài với cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đảm bảo giao thông cho tam giác kinh tế trọng điểm các tỉnh phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (83km) qua vùng đồng bằng, Uông Bí - Tiên Yên (123km), qua vùng đồi thấp, ven biển, đông dân cư. Đoạn Tiên Yên - Móng Cái (103km), qua vùng đồi núi cao, sườn dốc quanh co, nhiều suối cắt ngang.

        QUỐC LÔ 19, quốc lộ từ cảng Quy Nhơn (t. Bình Định) đến cửa khẩu Lệ Thanh trên biên giới VN - Campuchia, qua Phú Tài. An Khê, Mang Yang, Plây Cu. Dài 248km, gồm các đoạn trải bê tông nhựa (156,9km), đá nhựa (52km), đường cấp phối (39.1km), mặt đường rộng 3,5-14m. Đoạn Quy Nhơn - An Khê đường bằng phảng, qua khu vực đông dân cư; đoạn An Khê - Mang Yang qua vùng núi, có hai đèo An Khê và Mang Yang; đoạn Mang Yang - biên giới chạy trên cao nguyên, đường bằng phẳng, dân cư thưa thớt. Toàn tuyến qua 51 cầu, tải trọng 18-25t.

        QUỐC LỘ 20. quốc lộ từ ngã ba Dầu Giây (km 1.832, QL 1, t. Đồng Nai) đến thị trấn Đran (km 200, QL 27, h. Đơn Dương, t. Lâm Đổng), qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Dạ Huoai, tx Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, tp Đà Lạt. Dài 268km, mặt đường rộng 5-8m, trải bê tông nhựa (235,6km), đá nhựa (32,4km); qua 29 cầu, tải trọng 18-25t. Đoạn qua t. Lâm Đồng chạy trên vùng núi, qua các đèo Đèo Chuối, Bảo Lộc, Đran, Pren). Trong KCCP, trên QL20 diễn ra nhiều trận đánh giao thông, điển hình là trận La Ngà (1.3.1948) của Chi đội 10 Vệ quốc đoàn và các LLVT địa phương.

        QUỐC LỘ 21, quốc lộ từ tx Sơn Tây đến cảng Hải Thịnh (t. Nam Định), qua Tùng Thiện, Hoà Lạc, Xuân Mai, Chi Nê, Phủ Lí. Dài 210 km, mặt đường rộng 3,5-14m, trải bê tông nhựa, đá nhựa, đá dăm; qua 80 cầu, 3 dốc, 1 bến phà. Đoạn Sơn Tây - Xuân Mai qua vùng đồi núi thấp, đường bằng phẳng; đoạn Xuân Mai - Phủ Lí qua vùng núi đá vôi, dân cư thưa; đoạn Phủ Lí - cảng Hải Thịnh qua vùng đồng bằng, đông dân cư.

        QUỐC LỘ 26. quốc lộ từ thị trấn Ninh Hoà (km 1420, QL 1, t. Khánh Hoà) đến tp Buôn Ma Thuột (t. Đắc Lắc), qua Dục Mĩ, đèo Phượng Hoàng, Crông Pách. Dài 151 km, mặt đường rộng 5-7m, trải bê tông nhựa; qua 48 cầu, tải trọng các cầu 25t. Đoạn thị trấn Ninh Hoà - đèo Phượng Hoàng (25km) đường bằng phẳng, qua vùng đông dân cư; đoạn đèo Phượng Hoàng - M'đranh (38km) qua vùng núi, vách taluy cao, vực sâu; đoạn M'đranh - tp Buôn Ma Thuột (88km) qua vùng đồi núi, đông dân cư.

        QUỐC LỘ 32, quốc lộ từ Hà Nội qua các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ. Yên Bái, Lào Cai đến Bình Lư (Lai Châu). Dài 404km, mặt đường rộng phổ biến 5-7m, riêng đoạn trên địa bàn Hà Nội rộng 9-15m, đoạn qua t. Yên Bái (km 147-332) rộng 3,5- 6,9m; mặt đường trải bê tông nhựa, đá nhựa, đá dăm; qua 101 cầu, tải trọng H13-H30. Đoạn Cầu Giấy - Ngọc Tháp (km 0- 91) đường bằng phảng, qua vùng đông dân cư; đoạn Ngọc Tháp - Bản Lùn (km 91-257) qua vùng đồi núi, thưa dân cư; đoạn Bản Lùn - Mường Kim qua vùng núi hiểm trở, vách taluy cao, vực sâu, mùa mưa để bị sụt lở, trơn lầy, qua hai đèo lớn (Khâu Pha, Vách Kim).

        QUỐC LỘ 51, quốc lộ từ Biên Hoà đến Vũng Tàu qua Long Bình, Long Thành, Bà Rịa. Đường cấp I đồng bằng, qua vùng đông dân cư (riêng đoạn Long Thành - Bà Rịa đi qua vùng rừng rậm và đầm lầy), dài 85,6km, mặt đường rộng 15-23m. trải bê tông nhựa. Qua 15 cầu, tải trọng 13-25t.

        QUỐC PHÒNG, công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về QS, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,... của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh QS là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. QP trở thành hoạt động của cả nước, trong đó LLVT làm nòng cốt. QP phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ. QP, an ninh phải kết hợp chặt chẽ với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ chức QP của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã hội. truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhiều nước quan niệm QP là một bộ phận của an ninh quốc gia.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:41:41 pm

        QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng: toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và phản động, bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN. Xây dựng nền QPTD là quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nền quốc phòng của nước CHXHCN VN, thuộc trách nhiệm của toàn dân. của cả hệ thống chính trị, trong đó LLVTND là nòng cốt.

        QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919-43), tổ chức chính trị quốc tế, trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới thời kì 1919-43. Thành lập 3.1919 tại Maxcơva (Nga), do Lênin sáng lập. QTCS ra đời kế tục Quốc tế I về mặt lịch sử và kế thừa những truyền thống tốt đẹp của Quốc tế II xuất phát từ yêu cầu đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong thời gian hoạt động, QTCS đã bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, góp phần giáo dục, đào tạo cán bộ lãnh đạo, xây dựng các chính đảng của giai cấp công nhân trường thành về tư tưởng, tổ chức và củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. ĐCS Đông Dương được công nhận là một chi bộ độc lập (1931) và chính thức (1935) của QTCS, Lê Hồng Phong được bầu là ủy viên BCH QTCS tại đại hội 7 (1935). Tháng 5.1943 trước tình hình CTTG-II lan rộng, hoạt động của tổ chức không còn phù hợp, đoàn chủ tịch BCH QTCS đã thông qua nghị quyết tự giải tán. Cg Quốc tế III.

        QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI QUỐC GIA, quy định của nhà nước về hoạt động ở khu vực biên giới, bao gồm: cư trú, đi lại, du lịch, sản xuất, kinh doanh đầu tư, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác; trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, các ngành, các lực lượng trong quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia. QCKVBGQG nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc đang có ý định vi phạm biên giới quốc gia; cơ sở pháp lí cho các lực lượng quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia hoạt động có hiệu quả. QCKVBGQG do chính phủ ban hành, chính quyền các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng chỉ đạo, kiểm tra thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn (bộ đội biên phòng, công an, QĐ, hải quân, kiểm dịch và chính quyền các cấp).

        QUY CHẾ LƯU THÔNG BIÊN GIỚI, quy định cụ thể của nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu,... buộc mọi đối tượng phái chấp hành trong hoạt động lưu thông biên giới. Nội dung của QCLTBG dược quy định trong: hiệp định biên giới, hiệp nghị miễn thị thực, hiệp định thương mại, du lịch, giao thông vận tải đã kí giữa các nước, phù hợp luật pháp quốc tế, pháp luật của các nước có chung biên giới và các quy định của chính quyền địa phương về quản lí đi lại qua cửa khẩu. QCLTBG thể hiện chủ quyền và quan hệ đối ngoại của quốc gia có chủ quyền, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, giao lưu kinh tế, hoạt động du lịch ương từng thời kì.

        QUY HOẠCH QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG, bộ phận trong quy hoạch tổng thể xây dựng địa phương (tỉnh, huyện), bảo đảm kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế. Gồm: xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật bảo đảm tác chiến; xây dựng lực lượng chính trị, LLVTND địa phương và sử dụng LLVTND địa phương làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. QHQPĐP dựa trên cơ sở kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản của tỉnh, huyện, các quy hoạch kinh tế - xã hội có liên quan ở địa phương, chi thị của người chỉ huy và cơ quan cấp trên. QHQPĐP do chỉ huy trường và một bộ phận hạn chế cơ quan QS địa phương tiến hành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của bí thư, cấp ủy đảng và chủ tịch UBND tỉnh, huyện; chỉ huy trưởng cơ quan QS cấp trên phê chuẩn.

        QUY HOẠCH TOÁN HỌC, môn toán học ứng dụng nghiên cứu phương pháp giải các bài toán tìm cực trị (giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất) của một hàm số nào đó (gọi là hàm mục tiêu) trên một tập các biến thỏa mãn những điều kiện ràng buộc cho trước. Tùy theo dạng của hàm mục tiêu và các hàm ràng buộc mà người ta chia các bài toán QHTH thành các bài toán quy hoạch phi tuyến, quy hoạch tuyến tính, quy hoạch toàn phương, quy hoạch lồi, quy hoạch lõm... Mục đích của QHTH là tìm lời giải tối ưu cho các bài toán (chương trình, kế hoạch) hành động. Trong QS, nó được ứng dụng trong việc chọn phương án và lập kế hoạch các hoạt động tác chiến, bố trí lực lượng, tổ chức hành quân...


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:44:19 pm

        QUY LUẬT CHIẾN TRANH, môi liên hệ bản chất, ổn định, tất yếu, khách quan giữa các mặt, các yếu tố cơ bản của chiến tranh quy định quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc chiến tranh. Có quy luật chung, phổ biến cho mọi cuộc chiến tranh (vd: chiến tranh là kế tục của chính trị; mạnh được yếu thua; hậu phương là nhân tố cơ bản thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh...) và quy luật đặc thù của mỗi loại hình chiến tranh. Hệ thống QLCT được chia thành: nhóm quy luật về nguồn gốc chiến tranh: nhóm quy luật về đấu tranh vũ trang và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh: nhóm quy luật về những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Trong chiến tranh, nhận thức và vận dụng đúng QLCT trở thành điều kiện cơ bản để giành thắng lợi. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng ở VN. ĐCS VN đã nhận thức đúng các QLCT. vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh VN, đề ra đường lối và nghệ thuật chỉ đạo  chiến tranh nhân dân trong thời đại mới, đánh thắng những cuộc chiến tranh xám lược của các nước đế quốc lớn và đang được phát triển trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân để bảo vệ vững chác tổ quốc VN XHCN.

        QUY LUẬT PHÂN BỐ CHUẨN, một trong những quy luật phân bố thường gặp nhất của lí thuyết xác suất, được đặc trưng bởi mật độ xác suất:

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67354018_459691744760711_3452949866836131840_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHXtvRuGFT-FQlYokOXJ1xuhX5AyFwFeQN1fGpPKhR7lbDG7bYoheJjV-W-gtJv8U2wnAvjpcHZKCBWdCCAwou98RvcrMNfQBN-6V28oqI5Fg&_nc_oc=AQnNrlS-kFs5ibjnRZC3sB2pcASlqcK530Qeoz7VejrYuPN50nNKb1MTg-rnEZwnOx4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=795758ed4c695bb90fd922737eb91340&oe=5DEAE07B)


        (a là kì vọng toán học, ơ: là phương sai của đại lượng ngẫu nhiên x). Họ các đường cong của QLPBC đối xứng qua trục song song với trục tung cắt trục hoành tại x=a và ở tại điểm này có giá trị lớn nhất P(a) = 1/(2*pi*ơ2)1/2 Diện tích bị giới hạn bởi các đường cong này và trục hoành luôn bằng một đơn vị. Nhiều đại lượng ngẫu nhiên thường gặp trong thực tế (vd: phân bố của sai số ngẫu nhiên của các phép đo, phép quan trắc...) có phân bố gần giống QLPBC. QLPBC được ứng dụng trong thống kê QS, KTQS, bắn pháo binh...

        QUY MÔ CHIẾN TRANH, mức độ lớn nhỏ về không gian, thời gian, lực lượng tham chiến của một cuộc chiến tranh. QMCT tùy thuộc vào mục đích của chiến tranh, lực lượng và phương tiện sử dụng, phương thức tiến hành. Trong lịch sử chiến tranh thế giới đến nay, CTTG-I và CTTG-II là những cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất.

        QUY MÔ TÁC CHIẾN, mức độ lớn nhỏ của tác chiến, được thể hiện bằng các chỉ số cơ bản: số lượng lực lượng tham chiến, chiều rộng và chiều sâu khu vực (dải) tác chiến, thời gian tiến hành tác chiến dài, ngắn, tốc độ tiến công. QMTC phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ và ý định tác chiến, đối tượng tác chiến; thành phần và khả năng tác chiến của bộ đội; khả năng bảo đảm hoạt động tác chiến và các điều kiện khác như địa hình, khí tượng, thủy văn... Có: QMTC chiến lược, QMTC chiến dịch, QMTC chiến thuật. Ở VN, QMTC còn được thể hiện bằng thuật ngữ: “đánh nhỏ”, “đánh vừa”, “đánh lớn".

        QUY PHẠM KĨ THUẬT, văn bản pháp quy xác định những điểu kiện, yêu cầu, quy định bắt buộc trong quá trình sản xuất và khai thác loại hoặc tổ hợp sản phẩm; một phần tài liệu thiết kế và là văn bản pháp lí chủ yếu, một nhân tố quyết định chất lượng của sản phẩm. Có QPKT chung và QPKT từng nguyên công hoặc công đoạn kiểm tra, sử dụng thiết bị, bao gói, vận chuyển...

        QUY TẮC AN TOÀN TRONG KHU NHIỄM. những quy định nghiêm ngặt bộ đội phái thực hiện khi hoạt động trong khu nhiễm nhằm hạn chế tác hại của vũ khí hủy diệt lớn, giữ vững sức chiến đấu. Nội dung chu yếu gồm: sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân và tập thể; sử dụng thuốc phòng và cấp cứu cho người; không tiếp xúc với các vật thể bị nhiễm, khi cần tiếp xúc phải có khí tài phòng da; tránh làm tung bụi và vận động ở nơi cỏ cao, bụi rậm; làm vệ sinh cho người và tiêu tẩy cho vũ khí, trang bị, khí tài; chấp hành nghiêm các quy định an toàn khác.

        QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, quá trình công nghệ chế tạo, lắp ráp hay sửa chữa sản phẩm được thể hiện dưới dạng tài liệu (vẽ hoặc viết), căn cứ chính để tổ chức sản xuất và tiến hành các thao tác sản xuất của người lao động. Theo hình thức thể hiện, có: QTCN sơ bộ (thể hiện dưới dạng tài liệu sơ bộ), QTCN chính thức (thể hiện dưới dạng tài liệu công nghệ và thiết kế chính thức). Theo đối tượng còng nghệ, có: QTCN đơn lẻ (cho các sản phẩm cùng tên, cùng kiểu cách và cùng kích thước), QTCN điển hình (thống nhất cho một nhóm sản phẩm có đặc điểm chung về kết cấu và chế tạo). Theo phạm vi sử dụng, có: QTCN nguyên công (nội dung từng công việc ghi rõ các bước công nghệ và chế tạo gia công). QTCN tạm thời (dùng tại xí nghiệp trong một thời hạn nhất định). QTCN tương lai (tương ứng với thành tựu tiên tiến của khoa học kĩ thuật).


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:46:13 pm

        QƯY TRÌNH KĨ THUẬT, tập hợp các nguyên công theo một trình tự nhất định trong quá trình sản xuất, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, niêm cất, bao gói, vận chuyển, hủy,... một hoặc một tổ hợp sản phẩm nhằm đạt hiệu quả về kinh tế, kĩ thuật, QS... QTKT bao gồm các nội dung: yêu cầu kĩ thuật; định mức thời gian, trình độ và số lượng người thực hiện; thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu sử dụng... và được trình bày trong tài liệu kĩ thuật của sản phẩm hoặc tổ hợp sản phẩm cụ thể. vd: QTKT sản xuất tiểu liên AK47, QTKT sửa chữa lớn xe tăng T55... Có thể lập QTKT điển hình cho các dạng hoặc nhóm sản phẩm nhất định.

        QUY ƯỚC LIÊN LẠC VÔ TUYẾN ĐIỆN, văn kiện mật thể hiện những quy định về nghiệp vụ vô tuyến điện, nhằm đảm bảo và giữ bí mật liên lạc. QƯLLVTĐ gồm: tên đài, tần số, thời gian liên lạc. bảng chữ mật nghiệp vụ và các quy định liên lạc vượt cấp, liên lạc qua đài (trạm) trung gian, các yếu tố để triển khai tên đài, các khóa mật, các quy định kiểm tra thông tin vô tuyến điện, thời gian thay đổi quy ước, khóa mật... QƯLLVTĐ phải chính xác, dễ nhớ và được quản lí theo chế độ bảo mật.

        QUỸ CÔNG LƯƠNG, quỹ lương thực để nuôi quân theo sắc lệnh 3/SL ngày 15.1.1950 của chính phủ VN DCCH trong KCCP, thay thế quỹ “tham gia kháng chiến”. Kết quả nhân dân đã góp được 30.997t thóc.

        QUỸ ĐẠO ĐẠN nh ĐƯỜNG ĐẠN

        QUỸ ĐẠO ĐỊA TĨNH, quỹ đạo mà khi chuyển động theo nó, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất luôn nằm phía trên một điểm xác định của xích đạo Trái Đất. Trong trường hợp lí tướng, QĐĐT là tròn, tâm sai và độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo so với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất bằng 0 và tốc độ góc của vệ tinh nhân tạo đối với tâm Trái Đất bằng tốc đ góc tự quay của Trái Đất. Bán kính a của nó được xác địn theo công thức:

a=(b/n2)1/3

trong đó b là tích của hằng số hấp dẫn với tổng khối lượng của Trái Đất và vệ tinh nhân tạo, n là tốc độ góc trung bình của vệ tinh nhân tạo; (a= 42.160km và khoảng cách từ QĐĐT đến bề mặt Trái Đất là 35.800km). QĐĐT được sử dụng cho các vệ tinh địa tĩnh để thực hiện thông tin liên lạc. truyền hình, nghiên cứu khí tượng, trinh sát QS... Trong điều kiện thực tế không tồn tại QĐĐT lí tưởng mà chỉ có các quỹ đạc gần với QĐĐT. Do nhiều yếu tố tác động, các vệ tinh nhân tạo bay trên QĐĐT thường bị lệch khỏi nó, vì vậy phải định kì hiệu chỉnh quỹ đạo của chúng.

        QUỸ ĐỘC LẬP. quỹ thu nhận tiền và đồ vật do nhân dân quyên giúp chính phủ VN DCCH xây dựng và bảo vệ nền độc lập sau CM tháng Tám 1945. Thành lập theo sắc lệnh 4-SL ngày 4.9.1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo quy định, ở Hà Nội do chính phủ tổ chức gọi là QĐL trung ương; ở các tỉnh, do UBND tỉnh tổ chức; đặt dưới sự kiểm soát của Bộ tài chính. QĐL được nhân dân cả nước hường ứng nên chỉ trong thời gian rất ngắn với Tuấn lễ vàng đã thu nhận hơn 20 triệu đồng tiền Đông Dương và 370kg vàng; góp phần quan trong giúp chính phủ giải quyết khó khăn về tài chính, ổn định tình hình và chuẩn bị thực lực cho cuộc KCCP.

        QUỸ ĐƠN VỊ, các khoản tiền của đơn vị thuộc lực lượng thường trực được hình thành từ kết quả lao động sản xuất, kinh doanh và các khoản thu khác theo chế độ quy định. QĐV dược sử dụng cho các mục đích: bổ sung vốn sản xuất, chi phúc lợi, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích. QĐV thuộc quyền quản lí và sử dụng của đơn vị trên nguyên tắc “có thu mới có chi” và theo đúng chế độ quân lí tài chính: thu, chi phải rõ ràng, rành mạch; có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ và phản ánh chính xác, kịp thời trên sổ kế toán, công khai trong toàn đơn vị và báo cáo với cấp trên tình hình thu, chi hàng năm. QĐV không sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

        QUYỂN CHỦ ĐỘNG CHIẾN TRANH, ưu thế cho phép một bên tham chiến có thể chủ động tiến hành chiến tranh, buộc đối phương bị động đối phó toàn diện, làm thất bại hoặc vô hiệu hóa mọi cố gắng của đối phương để thực hiện mục tiêu chiến tranh. Để giành QCĐCT phải tạo được sức mạnh tổng hợp vượt trội đối phương, trong đó sức mạnh quân sự, tiềm lực chiến tranh, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh,... là những nhân tố cơ bản, quyết định nhất.


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2019, 02:47:06 pm

        QUYỀN CHỦ QUYỀN, quyền cụ thể của một quốc gia xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, cho phép quốc gia đó áp dụng quyền lực của mình đối với các đối tượng và hành động của thể nhân hoặc pháp nhân cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia. QCQ quốc gia bên ngoài lãnh thổ quốc gia được quy định trong các điều ước quốc tế. Quốc gia ven biển thực hiện các QCQ đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của mình trong việc thăm dò, khai thác, bào vệ và quân lí tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác.

        QUYỂN TÀI PHÁN, quyền của các cơ quan hành pháp và tư pháp của một quốc gia xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. quốc gia thực hiện QTP đầy đủ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đó kí kết hoặc gia nhập có quy định khác. Quốc gia còn thực hiện QTP đối với: một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia (vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa...), các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình.

        QUYẾT TÂM BẢO VỆ BIÊN GIỚI, quyết định của chỉ huy  trường bộ đội biên phòng các cấp (tỉnh, tiểu khu, đồn biên phòng) về tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia; thuộc văn kiện tác chiến. Nội dung gồm: kết luận đánh giá tình hình, nhiệm vụ và ý định bảo vệ biên giới, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc quyền, những nội dung chính về tổ chức chỉ huy, tổ chức hiệp đồng, đảm bảo và các kiến nghị. QTBVBG được trình bày trên bản đồ, có thuyết minh. Tỉ lệ bản đồ quy định: bộ đội biên phòng tỉnh (thành) 1:100.000 hoặc 1:50.000: tiểu khu, đồn 1:25.000 hoặc 1:50.000. Kèm theo QTBVBG có các kế hoạch bảo đảm theo chuyên ngành. Thời gian thực hiện QTBVBG là một năm (từ 1.1 đến 31.12 hàng năm), thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh  từng mùa cho sát với tình hình thực tế ở địa bàn. QTB- VBG được chia làm hai loại: QTBVBG thường xuyên và QTBVBG tăng cường do chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng các cấp soạn thảo và cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

        QUYẾT TÂM TÁC CHIẾN, quyết định của người chỉ huy về chủ trương và phương pháp thực hiện nhiệm vụ tác chiến; thuộc văn kiện tác chiến. Nội dung gồm: ý định tác chiến (từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên có tư tưởng, phương châm chỉ đạo tác chiến), nhiệm vụ các đơn vị, những nội dung chính về hiệp đồng và bảo đảm tổ chức chỉ huy, thời gian hoàn thành chuẩn bị. Người chỉ huy hạ QTTC trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ, đánh giá mọi mặt tình hình. Cấp binh đội, binh đoàn trở lên thường hạ QTTC trên bản đồ và được bổ sung, hoàn chỉnh khi trinh sát thực địa; cấp phân đội hạ QTTC chủ yếu ở thực địa. QTTC phải được cấp trên phê chuẩn. Khi không có điều kiện báo cáo cấp trên, người chỉ huy hạ quyết tâm, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm.

        QUYẾT TỬ QUÂN nh CẢM TỬ QUÂN


Tiêu đề: Re: Q
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 06:57:50 pm
     
HẾT Q