Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:12:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lô lang thang Châu Âu - P1  (Đọc 220582 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #170 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 01:09:35 am »

DANNGOC @ Bác đã động viên , ít hôm nữa em viết một bài về thuốc lào .
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #171 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 05:55:14 am »


Đã kết thúc Unter den Linden. Như vậy là những thiết kế của Albert Speer đã không thay đổi gì đáng kể Unter den Linden. Tuy nhiên, đóng góp của Hitler là hệ thống xa lộ autobahn vô cùng hoành tráng cho nước Đức.


Trụ sở Reichstag cũ


Chi tiết trụ đèn


Ghế ngồi


Bức tường cũ. Bác nào biết tiếng Đức dịch dùm em mới
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2009, 09:04:21 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #172 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 06:02:57 am »


Công trình hiện đại kế cận. Khác với quan điểm của Mỹ là bảo tồn toàn bộ quần thể (do tụi Mỹ cũng ít công trình lịch sử), quan điểm Châu Âu sẵn sàng cho xây công trình hiện đại nằm cạnh, tương phản với kiến trúc cổ, xem đó như là hình ảnh của quá trình biến đổi phát triển đô thị. Ví dụ như ở SG, hình ảnh Nhà thờ Đức Bà bên cạnh những nhà cao tầng hiện đại không làm họ khó chịu mà lại xem đó là cái có thật, thể hiện nhiều ý nghĩa. Tất nhiên, tổng thể không gian phải hài hòa với nhau về đường nét, hình khối, màu s8a1c. Thường thì đường nét hình khối hiện đại phải đơn giản, làm nổi bật nét đẹp của khối kiến trúc cổ. Màu sắc cũng được áp cụng tương tự.


Thuyền du lịch trôi trên sông, kèm theo với âm nhạc vui vẻ náo nhiệt


Và nối kết với trụ sở Quốc hội hiện nay (Bundestag)
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #173 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 06:07:14 am »

Bundestag







Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #174 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 06:14:55 am »

Reichstag






Dòng chữ "Vì nhân dân Đức", có từ 1894




Vòm mái chính được thay bằng vòm kính, 1 sự kết hợp tinh tế của nghệ thuật. Có cầu thang cho khách leo lên ngắm quang cảnh xung quanh.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2009, 07:45:56 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #175 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 06:21:30 am »


Bãi cỏ phía trước là nơi mọi người ra nghỉ ngơi vui đùa, sinh hoạt giao lưu, rất tự nhiên và thoải mái. Không có cái không khí gượng ép, dòm dỏ lẫn nhau của các kỳ nghỉ hồng xanh đỏ tím vàng của ta, và chín chắn đúng mực chứ không nhí nhố, dở già dở trẻ của các hội thao, mít tinh.


Có 1 khu thẳng trước mặt nhà quốc hội bị rào lại. Có thể đây là nơi đặt chân máy ảnh đẹp nhất, cũng có thể có lý do khác.


Bãi cỏ này từng là nơi của mít tinh


Sau ngày 7-5-1945 thì nó ngổn ngang xác xe tăng, pháo, vũ khí, hố bom đạn, sắt thép cháy khét

Cuộc tiến công của Hồng quân tại đây vô cùng ác liệt, được xem như việc tiêu diệt biểu tượng cuối cùng của chủ nghĩa phát xít
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #176 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 06:37:12 am »

Reichstag là từ để chỉ Quốc hội Đức, bắt nguồn từ đầu tk 19, khi Đế chế La Mã Thần thánh sụp đổ (là liên minh các bộ tộc Đức) khi bị Napoleon gõ cửa. Theo em hiểu, thực ra chính sự xâm lược của Napoleon là tác nhân bên ngoài thúc đẩy việc đoàn kết các công quốc và hình thành quốc gia Đức. Như vậy, Reichstag ban đầu là nơi hội họp của các nhà đại quý tộc và đại diện các bang. Từ giữa tk 19, thành viên Reichstag được bầu phải là đàn ông từ 25 tuổi trở lên, không phân biệt gốc gác, do đó đây là quốc hội dân chủ nhất Châu Âu thời bấy giờ. Từ năm 1919 dưới nền CH Weimar, thành viên quốc hội được bầu cử trực tiếp công khai bởi toàn dân. Sau khi Hitler lên thì Reichstag bị biến đổi, phần lớn thành viên quốc hội cũ vào trại tập trung. Tuy vậy, Reichstag vẫn tiếp tục hoạt động cho đến ngày 26-4-1942 (lưu ý ngày 20-4 là sinh nhật của kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-kẻ-xấu-xa-ác-nhất).

Trụ sở Reichstag được xây năm 1871-1894.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #177 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:23:04 am »


Khinh khí cầu này có lẽ là của 1 nhóm nghệ sĩ nghiệp dư có đăng ký hoạt động.



Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #178 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:31:40 am »


Đi về Hauptbahnhof






Chú ý cái khinh khí cầu hình mũi tên
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #179 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:42:43 am »


Bây giờ em phải đi sân bay để tìm balo thực phẩm, trong đó có cái nồi cơm điện, vật quyết định tinh thần của chuyến đi. Đi chơi kiểu này mỗi mất mát nhỏ nhất trên đường đều là không thể bù đắp nổi; 1 cái mũ, đôi dép, nắp đậy máy ảnh, dây nối từ máy ảnh qua PC, đồ sạc pin, gói kẹo mà ở nhà mình không bao giờ thèm ăn... Hồi đi Nhật, em lạc mất 1 cái găng tay khi đến Hokkaido, bàn tay giá rét đến cứng ngắc không chụp nổi ảnh...


Vandalism - sự phá hoại tài sản công cộng, cùng với bọn chơi grafitti, là những thứ đáng ghét ở đây. Bản thân chữ vandal có gốc từ dân Đức: Vandal là 1 bộ tộc Goth thường xuyên đi đánh cướp đế quốc La Mã, đã chiếm Roma năm 455 SCN là phá hoại rất nhiều công trình và cổ vật vô giá.


Trên đường đi bus ra Tegel flukhafen


Chai nước táo có 2 loại nắp: nắp mút cho trẻ em và năp mở cho người lớn. Em ngốc đến mút hết 1 nửa chai mới nhận ra.

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2009, 07:48:40 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM