Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 06:23:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh hùng (Phần 3)  (Đọc 175368 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #280 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 07:06:48 am »

bao thuốc trắng tinh không có hình chi hết,anh em gọi cô táp quân dụng chỉ các ông lớn và cố vấn TQ mới được dùng. ông sư phó không đeo ba lô người nhỏ con đi mà như chạy thằng cha liên lạc ba lô cao ngang đầu bị rớt hoài à,mình thương mấy anh hỏa lực thở không ra hơi,à nói đến đây mình lại nhớ đến Long người SG thôngtin tiểu đoàn hình như cùng đoàn với Tước,còn nhớ không.
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #281 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 08:21:03 am »

Đúng hết, tuanb à! Có lẽ các đơn vị bạn không có dịp thưởng thức loại thuốc chiến lợi phẩm này đâu!

Thật là quá tội cho đám mang hỏa lực, khi mới hành quân vào cửa mở Lò gò tôi sánh vai với 1 tay lính SG đang vác nòng DK 82mm. Lúc ấy, dù đã "giác ngộ Cách mạng" chút ít nhưng vẫn còn tư tưởng "tiểu tư sản" nên than mệt, anh bạn đó nói:"Đổi hôn?" và chúng tôi trao đổi...Chỉ 3 bước tôi đã vất cái nòng đó xuống ngay nhưng hắn không cằn nhằn chi cả mà lẳng lặng khom mình nhặt lấy, vừa bước, vừa phủi đất...tôi mới hiểu ra mình còn may mắn....

Trong lần hành quân CHẠY đó, hình ảnh mấy ông mang hỏa lực gây cho tôi một ấn tượng không quên.....đế cối 82mm, nòng, chân 12,8mm, từng gánh cối 82mm chạy lúp xúp trong rừng. Tôi đã biết rồi vì mới thử qua!

Cái hình ảnh cụ sĩ quan đó tôi vẫn còn nhớ, một cán bộ trung hay cao cấp vẫn hành quân miệt mài cùng lính, cùng sống, cùng chết thử hỏi ai có thể lùi bước?

Về tay thông tin, tôi chỉ nhớ lúc vào Cầu Cần đăng họ cho tôi đi học khóa y tá, thông tin trung đoàn,...tôi từ chối hết, chỉ xin đi chiến đấu. Sau đó có 1 tay lính SG cùng đợt tôi đi học khóa đó và trở về (hình như tên Tuấn (?), người thấp bé) làm thông tin của C hay E chi đó. Tôi nghe Anh Bảo C trưởng (tôi gặp anh trong nhà khách MT) hắn đã hy sinh trong một trận đánh lên núi nào đó.
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #282 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 08:41:35 am »

Ở c3,bạn còn nhớ Quyến nhỏ người đen mồm vâu không hay Dương da trắng hơi hâm hâm cả 2 là lính 77.Quyến hy sinh  trên đỉnh núi hồng trước Tuấn bị thương tròn 2 tháng,hắn mau mồm mau miệng,Dương bây giờ lên ông ngoại rồi,thế mới biết những thằng hy sinh quá thiệt

Tay Quyến này, lúc còn huấn luyện tại Sa mát, tuanb còn nhớ khoảng đất rất rộng sau D bộ? Chúng tôi tập chiến thuật hôm đó: 1 tổ chận đầu, 1 tổ khóa đuôi, 1 tổ đánh ngay đội hình chính giữa của Quân xanh đang khua lon lung tung (tổ này của tay Quyến chỉ huy). Khi đội hình địch (quân xanh) lọt vào trận địa phục kích, bọn ông Quyến hét lên:"Xung Pho...ong" thì phát hiện mấy chú thỏ rừng tung chạy phía trước, tay Quyến mở khóa AK chơi luôn mấy loạt, mấy thằng lính mới được dịp ăn ké...Tụi quân xanh gần ướt đủng quần....Chuyện xảy ra ngay sau D bộ nên có dấu cũng không xong. Chiều đó tha hồ mà nghe giảng....

Tay Dương thuộc khẩu đội cối 60, tay Bọ là khẩu đội trưởng, thằng Phước lính SG 78 gánh cối. Phụ thằng Tường là tay Củ chi tướng đi lòng khòng, mang đạn và chân đại liên.
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #283 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 05:25:22 pm »

Chào các CCB E88A anh hùng .Tôi là lính E88B đánh ở Quảng Trị năm 1972.Hiện nay tôi sống ở Hà Nội và có biết rất nhiều CCB E88A như anh Vũ Bẩy nguyên E trưởng,Ông thế Huệ nguyên phó chính ủy E và nhiều anh em các thế hệ đánh Mỹ rồi đánh K nữa.Thế các anh tham gia QSVN và có trang riêng thế này rất hay để nhớ về một thời và thông tin cho nhau.Chúc các anh khỏe,hạnh phúc  mong được liên lạc với nhau trên diễn đàn này .Tôi là Nguyễn Doãn Thọ hiện ở 19-ngõ 47-đường Hoàng Mai - quận Hoàng Mai -Hà nội .điện thoại 0913399503.Tháng 10 chúng tôi có tổ chức CCB ĐH Cơ Điện đi xuyên Việt từ Quảng Trị tới Nam Bộ mong có dịp được gặp nhau khoảng 12 ngày.Chàn quyết thắng.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #284 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 06:12:57 pm »

Chào các CCB E88A anh hùng .Tôi là lính E88B đánh ở Quảng Trị năm 1972.Hiện nay tôi sống ở Hà Nội và có biết rất nhiều CCB E88A như anh Vũ Bẩy nguyên E trưởng,Ông thế Huệ nguyên phó chính ủy E và nhiều anh em các thế hệ đánh Mỹ rồi đánh K nữa.Thế các anh tham gia QSVN và có trang riêng thế này rất hay để nhớ về một thời và thông tin cho nhau.Chúc các anh khỏe,hạnh phúc  mong được liên lạc với nhau trên diễn đàn này .Tôi là Nguyễn Doãn Thọ hiện ở 19-ngõ 47-đường Hoàng Mai - quận Hoàng Mai -Hà nội .điện thoại 0913399503.Tháng 10 chúng tôi có tổ chức CCB ĐH Cơ Điện đi xuyên Việt từ Quảng Trị tới Nam Bộ mong có dịp được gặp nhau khoảng 12 ngày.Chàn quyết thắng.
chào anh THỌ ! chúc mừng anh ra nhập MVH . thêm một người lính 88 ,lại là 88b thật là tuyệt vời .  tuấn què & tuocb41 cần biết những gì của trung đoàn 88 trước năm 1965 đã có anh thọ rồi nhé .
em còn biết anh thọ là người chỉ huy thi công "TƯỢNG ĐÀI TU VŨ ".
CHÚC ANH THỌ VÀ GIA ĐÌNH  MẠNH KHỎE HẠNH PHÚC .
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2012, 06:21:31 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #285 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 07:20:41 pm »

Chúng mình đang ở sông Mê công nhỉ.Mình muốn cùng Tước và mọi người quay lại Lò Gò chút xíu,cái buổi chiều cả d1 hành quân từ sa mát sang Lò Gò,các bạn thử tưởng tượng nào,tôi vào lính từ mái trường phổ thông xã hội XHCN,trong trí tưởng tượng nào "bài ca ra trận",nào "mở rừng trường sơn đi cứu nước" nào "giải phóng miền nam" vân vân,các nhà văn,đạo diễn đã vẽ trong tôi một cảnh ra trận hào hùng và hoành tráng,song lần đầu mình tận mắt cận cảnh các đơn vị bộ đội ở Lò Gò ra trận vào chiếm lĩnh các vị trí để chuẩn bị dáng cho quân thù những đòn chí mạng,nó quá sức .... tiếc thay chẳng có nhà văn hay nhà quay phim nào để ghi lại.Này nhé trên các nẻo đường quân đi như chảy hội đoàn ngược đoàn xuôi,đoàn đi đoàn nghỉ có cả đoàn chen ngang đi chèn lẫn vào đội hình bạn,tiếng chào hỏi râm ran í a í ói,rồi tiếng gọi tìm đồng hương,có cả những đoàn thanh niên xung phong tải đạn mặc trang phục đủ các màu,đấy là cảnh hai bên lộ còn giữa lộ là các đoàn xe quân sự cũng chạy ngược xuôi thi thoảng có xe chở thương,xe chở tử chạy từ trên chốt về, xe đi đến đâu thì chỗ đó im lặng như dành cho họ một sự trân trọng nào đó,xa xa tiếng súng bắn như cầm canh, pháo sáng luôn làm đúng nhiệm vụ của nó là soi sáng cho bộ đội vào vị trí tập kết trong đêm.Đấy là những gì mình muốn nói cho các thế hệ về sau biết.
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #286 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 06:06:51 am »


Rất hoành tráng khi toàn quân ra trận phải không tuanb? Cũng như tuanb, tôi vừa đổ vào ĐH và bước ngay vào một môi trường mà tôi nghe qua những bài thơ, câu hát:

"....Trường sơn ơi, trên đường ta qua không một dấu chân người,
Có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác, dừng lưng đèo mà nghe suối hát,
Ngắt một đoá hoa rừng, cài lên mũ, ta đi..
.."

Hay:

"...Cúc cu...Cúc cu, chim rừng ca trong nắng....."

Nghe rất ư là thơ mộng, nhưng chiến tranh rất hiếm những phút giây như thế! Chúng tôi hành quân miệt mài, chứng kiến các đồng đội bạn đang chuyển thương binh, tử sĩ ra từng đợt sau mỗi trận đánh rồi đến lúc đơn vị chúng tôi tiến lên nhận nhiệm vụ...Đây mới chính là thử thách lòng quả cảm và sự hào hùng của những người vào trận với tất cả niềm tin chiến thắng dù cá nhân có thể hy sinh.

Ngày ấy, thật khó mà  dùng hết từ ngữ để diễn tả hết cảm xúc của mình: tăng, pháo, xe, bộ binh, hậu cần, thanh niên xung phong,....mỗi đơn vị một nhiệm vụ một nhiệm vụ lầm lủi bước như những con ong miệt mài không quản thời gian....

Không khí ra trận ngày ấy, như tuanb nói, rất hào hùng đáng để các phóng viên ghi lại nhưng có thể vì một lý do nhạy cảm nào đó (quốc tế chẵng hạn) nên chẳng thấy ngay cả một đoạn phim tài liệu. Nhưng lập luận như trên cũng không đứng vững, vì chúng ta vẫn có những thước phim, tấm ảnh ghi lại những giây phút lịch sử khi một đơn vị của ta tiến vào Phnong Penh?

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2012, 06:37:19 am gửi bởi linh_8_78_88_68 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #287 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 09:56:17 am »

Cảm ơn anh Pha,xin được đưa một số thông tin về hoạt động của BLL CCB E88 Hà Nội hiện nay tới các ạnh:
-BLL CCB E88 tập hợp những CCB của E88 các thời kỳ trên cả nước hiện sống tại Hà Nội nhưng có liên lạc với các CCB E88 tại các tỉnh miền bắc và miền Nam
-Các bậc tiền bối thời chống Pháp nhiều lắm như : cụ Đặng quốc Bảo,cụ Nam Hà,cụ Đinh Đăng Định,cụ Ông Thế Huệ và cụ Đỗ Hạp đương kim trưởng Ban LL .v.v.
-Thời chống Mỹ tiêu biểu là :ô Phạn Duy Tân,Đào Thấn,Trần Trọng Kỳ...nguyên cán bộ cấp E hay Thọ tôi và nhiều người khác chỉ là trung sỹ quèn thôi thuộc 88B.Các ô Vũ Bảy,Hồng Lạc,Nguyễn Văn Nhậm,Nguyễn văn Oanh,Phan Diệu...nhiều lắm thuộc 88A.Thời đánh K 10 năm có nhiều CCB đang sinh hoạt riêng của quận Hai bà Trưng mà Tôi và ô Vũ Bảy và Ông Thế Huệ đã đến gặp mặt năm 2011.
-Ngoài việc tình nghĩa với các CCB E88 với nhau,BLL còn kết hợp với Ban CH 2 Trung đoàn 88 của F308 và F302 viết Lịch sử của E,sưu tầm bổ sung danh sách Liệt sỹ sau 60 năm chiến đấu được gần 6000 người.Phát hiện,kết hợp cùng gia đình Liệt sỹ đi tìm mộ , bốc,đưa,đón nhiều di cốt Liệt sỹ về Quê anh táng.
-Tổ chức đưa các CCB đi thăm chiến trường xưa như Điện Biên phủ 2004, CHDCND Lào năm 2007 hay Nghĩa Lộ,Tu Vũ -Phú Thọ,Ninh Bình,Quảng Trị...
-Xác định các địa điểm là di tích lịch sử quân sự có liên quan đến Trung đoàn như gò Pháo -Tân Cương- Thái nguyên hoạc chiến thắng Tu Vũ...Riêng phía Nam điều này chưa làm được nhiều
-Góp sức tham gia xây dựng tượng đài chiến thắng Tu Vũ với tỉnh Phú Thọ (Tôi không tham gia)
-Đặc biệt là tham gia với tư cách chủ Đầu tư toàn bộ khu "Lưu niêm và Tưởng niệm Liệt sỹ trung đoàn 88-Tu Vũ anh hùng"tai nơi phát tích của E  ở xóm gò Pháo- xã tân Cương -Thành phố Thái nguyên từ năm 2003 đến 2009 mới khánh thành và bàn giao cho Tỉnh thái nguyên.Theo tổng kết BBL đã vận đông CCB E88,các tổ chức, doanh nghiẹp,cá nhân khác  trong cả nước trên 2 tỷ đồng.Tổng giá trị công trình ước tính thời giá 2009 khoảng 5 tỷ đồng (Rất nhiều CCB,đơn vị cá nhân khác tham gia không tính công ...)
Đây mới là công trình tôi tham gia từ khi còn là dự án,đi vận động kinh phí,tham gia phụ thiết kế ,theo dõi ,giám sát kỹ thuật và nghiệm thu công trình cho đến bàn giao.Hiện nay BLL vẫn tiếp tục cùng UBND Tỉnh Thái nguyên vận động kinh phí để bổ sung thêm một hàng bia 10 chiếc nữa nhằm ghi tên nốt khoảng 2000 liệt sỹ của E cho đủ  tổng cộng khoảng 6000 Liệt sỹ.
-tôi cũng biết đầu tháng 8 này ô Vũ Bẩy nguyên E trưởng  và ô Tiến Uy sẽ vào Nam dự lễ khánh thành nhà Tưởng niệm ghi danh các Liệt sỹ của E88A tại F302-Long Thành.Kính chúc các Bạn CCB 88A và đương chức hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả đó và phát huy truyền thống Tu-Vũ anh hùng.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #288 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 12:10:11 pm »

Cảm ơn anh Pha,xin được đưa một số thông tin về hoạt động của BLL CCB E88 Hà Nội hiện nay tới các ạnh:
-BLL CCB E88 tập hợp những CCB của E88 các thời kỳ trên cả nước hiện sống tại Hà Nội nhưng có liên lạc với các CCB E88 tại các tỉnh miền bắc và miền Nam
-Các bậc tiền bối thời chống Pháp nhiều lắm như : cụ Đặng quốc Bảo,cụ Nam Hà,cụ Đinh Đăng Định,cụ Ông Thế Huệ và cụ Đỗ Hạp đương kim trưởng Ban LL .v.v.
-Thời chống Mỹ tiêu biểu là :ô Phạn Duy Tân,Đào Thấn,Trần Trọng Kỳ...nguyên cán bộ cấp E hay Thọ tôi và nhiều người khác chỉ là trung sỹ quèn thôi thuộc 88B.Các ô Vũ Bảy,Hồng Lạc,Nguyễn Văn Nhậm,Nguyễn văn Oanh,Phan Diệu...nhiều lắm thuộc 88A.Thời đánh K 10 năm có nhiều CCB đang sinh hoạt riêng của quận Hai bà Trưng mà Tôi và ô Vũ Bảy và Ông Thế Huệ đã đến gặp mặt năm 2011.
-Ngoài việc tình nghĩa với các CCB E88 với nhau,BLL còn kết hợp với Ban CH 2 Trung đoàn 88 của F308 và F302 viết Lịch sử của E,sưu tầm bổ sung danh sách Liệt sỹ sau 60 năm chiến đấu được gần 6000 người.Phát hiện,kết hợp cùng gia đình Liệt sỹ đi tìm mộ , bốc,đưa,đón nhiều di cốt Liệt sỹ về Quê anh táng.
-Tổ chức đưa các CCB đi thăm chiến trường xưa như Điện Biên phủ 2004, CHDCND Lào năm 2007 hay Nghĩa Lộ,Tu Vũ -Phú Thọ,Ninh Bình,Quảng Trị...
-Xác định các địa điểm là di tích lịch sử quân sự có liên quan đến Trung đoàn như gò Pháo -Tân Cương- Thái nguyên hoạc chiến thắng Tu Vũ...Riêng phía Nam điều này chưa làm được nhiều
-Góp sức tham gia xây dựng tượng đài chiến thắng Tu Vũ với tỉnh Phú Thọ (Tôi không tham gia)
-Đặc biệt là tham gia với tư cách chủ Đầu tư toàn bộ khu "Lưu niêm và Tưởng niệm Liệt sỹ trung đoàn 88-Tu Vũ anh hùng"tai nơi phát tích của E  ở xóm gò Pháo- xã tân Cương -Thành phố Thái nguyên từ năm 2003 đến 2009 mới khánh thành và bàn giao cho Tỉnh thái nguyên.Theo tổng kết BBL đã vận đông CCB E88,các tổ chức, doanh nghiẹp,cá nhân khác  trong cả nước trên 2 tỷ đồng.Tổng giá trị công trình ước tính thời giá 2009 khoảng 5 tỷ đồng (Rất nhiều CCB,đơn vị cá nhân khác tham gia không tính công ...)
Đây mới là công trình tôi tham gia từ khi còn là dự án,đi vận động kinh phí,tham gia phụ thiết kế ,theo dõi ,giám sát kỹ thuật và nghiệm thu công trình cho đến bàn giao.Hiện nay BLL vẫn tiếp tục cùng UBND Tỉnh Thái nguyên vận động kinh phí để bổ sung thêm một hàng bia 10 chiếc nữa nhằm ghi tên nốt khoảng 2000 liệt sỹ của E cho đủ  tổng cộng khoảng 6000 Liệt sỹ.
-tôi cũng biết đầu tháng 8 này ô Vũ Bẩy nguyên E trưởng  và ô Tiến Uy sẽ vào Nam dự lễ khánh thành nhà Tưởng niệm ghi danh các Liệt sỹ của E88A tại F302-Long Thành.Kính chúc các Bạn CCB 88A và đương chức hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả đó và phát huy truyền thống Tu-Vũ anh hùng.
anh THỌ bỏ xót 2 nhân vật cực Kỳ quan trọng nha :
1-CỤ : NGUYỄN VĂN THƯỢC (5 THƯỢC ) năm 1965 trung đoàn phó trung đoàn 88 .nguyên tư lệnh trưởng quân đoàn 4 ,nguyên tư lệnh mặt trận 479
2-ANH : NGUYỄN DUY NHIỆM nhập ngũ 1963 cùng thời anh VŨ BẨY .người chuyên gia chụp ảnh ở " BỘ TỔNG THAM MƯU " .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #289 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2012, 02:00:12 pm »


Tuoc_b41 xin thay mặt anh em chào mừng anh nguyendoantho đến với trang VMH này. Nay 88A và 88B tụ họp thật là đáng mừng.

Đây là Khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn Tu Vũ mà anh đề cập:



Khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn Tu Vũ

Khu lưu niệm truyền thống-tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 88-Tu Vũ Anh hùng có diện tích 1.200m2 được xây dựng tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.


    Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, ngày 23/7, tại xóm Gò Pháo, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, Ban Liên lạc Trung đoàn 88 -Tu Vũ đã tổ chức khánh thành Khu lưu niệm truyền thống-tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 88-Tu Vũ Anh hùng.

    Công trình có diện tích 1.200m2 được xây dựng theo kiến trúc cổ Phương Đông gồm đền liệt sĩ, nhà bia ghi danh 6.000 liệt sĩ của Trung đoàn qua các thời kỳ kháng chiến và làm nhiệm vụ quốc tế, trụ bia ghi lại thành tích trong các giai đoạn lịch sử chiến đấu của Trung đoàn, giá đặt thanh gươm Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng năm 1949, hồ sen, cầu đá. Tổng công trình có trị giá gần 2 tỷ đồng.

    Công trình được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 7/2004 và giai đoạn 2 được xây dựng và khánh thành nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trung đoàn.

    Tại nơi này cách đây tròn 60 năm, Trung đoàn 88 được thành lập trực thuộc Đại đoàn 308. Ngay sau khi thành lập, Trung đoàn đã lập công xuất sắc trong 10 chiến dịch lớn do Bộ Tổng tư lệnh mở trên các chiến trường chính Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chiến dịch Hòa Bình từ tháng 12/1951 đến tháng 2/1952, tiêu diệt cụm cứ điểm Tu Vũ, đánh địch trên đường số 6, bao vây tiến tới giải phóng thị xã Hòa Bình.

    Sau chiến thắng này, Trung đoàn được Bác Hồ đặt tên là "Trung đoàn Tu Vũ". Ngày 31/12/1965, Trung đoàn được bổ sung thêm quân số và phát triển thành 2 Trung Đoàn: Trung đoàn Tu Vũ 88A và Trung đoàn Tu Vũ 88B (Sư đoàn 308), trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung doàn Tu vũ 88B ngoài việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của Bộ Quốc phòng, Trung đoàn còn trực tiếp tham gia các mặt trận Khe Sanh; Đường 9 Nam Lào (Quảng Trị)… Trung đoàn Tu Vũ 88A trực tiếp tham gia các chiến trường ở Tây Nguyên; miền Đông Nam bộ... đánh chiếm Tổng nha cảnh sát; Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy và tiếp quản thành phố Sài Gòn.

    Sau giải phóng miền Nam 30/4/1975, Trung đoàn tham gia làm nhiệm vụ quốc tế (1979 - 1989) tại Cam Pu Chia; giúp nước bạn xây dựng và bảo vệ chính quyền.

    Trong suốt chặng đường chiến đấu, 6.000 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia... Trung đoàn đã 3 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào các năm 1979, 1989, 2000 và 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân./.


    (TTXVN/Vietnam+)

Trích nguồn: http://www.baomoi.com/Khu-tuong-niem-liet-si-Trung-doan-Tu-Vu/121/2976907.epi
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM