Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 04:38:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ...(phần 6)  (Đọc 193109 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
maingocthanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #430 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2014, 07:02:41 pm »

       Chào bác svailo và các bác cựu binh, có bác nào biết thêm kể cho em nghe với........... tháng 9/1989 sau khi Sư đoàn bộ 302 cùng cơ quan bốn phòng của quân đội ta rút quân về nước bàn giao lại cho comtop kampuchia vào đứng chân phải không bác ? còn ngoài chợ chôngkal các quán cù tiêu của 9 Sang , 2 mập , 6 chột và bà Má VN ở phum chăngtiên cũng không dám ở lại phải dẹp quán ra đi khỏi chôngkal ..... chỉ còn quán cù tiêu của bà mẹ changhai và cô con gái tên xoa ....... 
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #431 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 08:22:10 pm »

Nhớ lúc mở hươu phần 6, bác DK băn khoăn về đạn dược, định đặt tên là "Về chiến trường xưa" để mong quy tụ những anh hùng "về chiến trường xưa" gom đạn lại bắn cho kêu. Grin
Có lẽ bác ấy đoán được tình hình "or crộp" này nên mới tính đặt tên như vậy.
Chuyện biết được ở chiến trường kể 1 lát thì hết, những chuyện không thể kể thì ... không thể kể, ráng rặn chữ để viết sẽ không hay, mấy hôm rồi, vài lần tui đăng nhập vô trang hươu định viết hầu tàn cùng các bác, nhưng đọc lại thấy trống rỗng bèn xóa, thoát ra rồi buồn vu vơ. Sad
Đời lính, gió sương làm màn, cỏ cây gai góc làm giường chiếu, kiếm được bụi cây giữa đồng trú nắng quí như quán cà phê máy lạnh, tha hồ tám chuyện, nghỉ chút lại sức, chân ta lại bon bon dặm đường dài, mà lính già thì e là đường không còn dài mấy nữa.
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #432 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 09:17:11 pm »

Không loại trừ khả năng lịch sử sẽ lặp lại,cháu chắt chúng ta lại phải lên đường vượt sông Mê kông làm nghĩa hiệp như chúng ta đã làm cứu một dân tộc thoát họa diệt chủng.Mong rằng những người dân KPC chân chính nhận ra chân lý để tránh hậu họa nồi da nấu thịt
   Chuyện người Việt ta sang đó làm ăn thì còn dễ . Còn sang làm như các bác khi xưa thì khó lắm . Không dễ gì mà dựng lên được một chính quyền nào lại cứ thích gây sự với anh hàng xóm to khoẻ . Phần thiệt , hầu hết là thuộc về bên nhỏ yếu . Đọc comment của bác c16 em cũng muốn viết vài dòng với bác : làm gì đó , chúng ta có thể cố . Nhưng khi đã không muốn viết mà cố viết thì bài viết cũng chẳng thể có hồn . Cứ để nó trôi đi thôi bác ạ . Lính K , lính  mà em gặp ( vài người ) , họ phần lớn cũng không muốn nhắc lại thời gian đó . Chuyện đơn vị đánh trước thì chỉ trầy xước , đơn vị đi sau tơi tả ... 
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #433 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 09:00:54 pm »

Chiều cuối tuần mắc trận mưa lớn giữa đường, mưa như ai cầm thùng nước đứng phía trên trút thẳng xuống, gió thổi giựt ngược xe lại, hai bên lề nước ngập, làm bà con chạy né ra né vô loạn xạ thấy ghê.
Mắc mưa lại nhớ về những cơn mưa rừng CPC, mỗi cây mưa xả xuống 1 lượng nước không cây vũ kế nào đo nổi, kéo dài vài tiếng đồng hồ là thường, quang cảnh thay đổi tức khắc sau chỉ 1 cơn mưa.
Có nước thì có sự sống, nơi có khí hậu khắc nghiệt như vùng Xiêm Riệp dễ nhận thấy điều này. chỉ cần sau 1 cơn mưa, sáng ra cảnh vật như hồi sinh, cành lá xanh tươi, mầm non chen nhú.
Ngoài ruộng ếch nhái, ễnh ương đua nhau hát ca ầm ĩ, như mời gọi những mảnh đời thiếu đói của mùa khô ra vui mùa vụ mới, bọn chúng từ dưới đất chui lên (theo lời bác 2B) vô thiên lủng, chịu khó ướt một chút ra lượm của trời ban, mặc sức cải thiện sức khỏe.
Các bác nơi chiến sự căng thì hơi hạn chế việc này, vì ban ngày bọn chúng trốn đâu mất hết, dù mới hồi đêm chúng ngồi đặc đất, không có chỗ đặt bàn chưn. Shocked
Đi soi ếch ở CPC rất mê vì cứ chụp chụp bỏ vô bao riết phát ngây, hồi nhỏ tui có nghe kể chuyện mấy người lớn đi soi ếch cá bị ma dẫn không biết đường về, sáng ra mọi người tìm thấy ổng bị ma giấu trong bụi rậm, miệng ăn cục đất ??
Tui cũng có bị trường hợp tương tự, cứ nghe theo tiếng gọi mê hồn "quệt quệt", hai chưn tự bước đi không cần suy nghĩ, vừa mệt, vừa lạnh, đuối hồi nào không hay, chưn cứ bước đi mê, té xuống cái giếng, sâu ngang ngực, rọi đèn thấy lềnh bềnh ếch nhái nổi đen đặc, có cả rắn nữa, nhưng lại không "cảm" cái sợ rắn cắn mới lạ, cứ cứ bình tĩnh leo lên đi tiếp.
Không biết bao lâu sau, hình như "ma thả", tự nhiên tui lại muốn quay về, nhưng hỡi ôi, đi lung tung vô định, giờ làm sao biết đường nào mà về, lúc này có lẽ ma đã thả hẳn, đầu óc tỉnh táo làm việc cật lực, cố gắng thoát ra hoàn cảnh ngặt nghèo này.
Rốt cuộc tui cũng về tới nơi bình yên, chỉ bị gai quào chút xíu không ăn thua. Shocked
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #434 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 08:43:23 pm »

Khi ra được khỏi mê hồn trận quệt quệt, đầu tiên là đánh bù cạp khan 1 cái, để chứng tỏ tui đã tỉnh lại và bắt đầu sợ. Lúc con ma còn đeo bên mình, thấy con rắn mà như thấy con ếch, còn bây giờ bắt đầu sợ đủ thứ, sợ đi lạc sáng đêm không về đơn vị được rồi xỉu giữa đồng, nhất là sợ tiếng "lớt đay lơn" hoặc tiếng bờ - kịa vút phập vô và văng cái gì đó ra, mắt còn trợn ngược. Shocked, ...
Trước hết tui tắt đèn pin, thà không thấy đường còn hơn, bóng tối là đồng minh của kẻ yếu. Rồi căng mắt ra kiếm coi có gì khả dĩ tìm được đường về, trời thì tối như mực, mây vẫn vần vũ che mờ trên trời, loạng choạng bước đi ngược lại hướng nghi là chỗ cũ. Chưn giở lên muốn không nổi té lên té xuống liên tục.
"Đi ngược" lại một đoạn cũng không thấy gì khả quan, đâm lo, không khéo trật hướng, càng đi càng xa đơn vị thì chết dở, lại ngồi xuống định thần, lại mò mẫm đi tiếp, xà quần cả tiếng đồng hồ trong bóng tối vắng vẻ.
Nhìn ngang nhìn xuống không thể thấy gì, chỉ duy nhất nhìn lên thì còn thấy mờ mờ các ngọn cây in bóng đen lên bầu trời, có lúc tui phải mọp thiệt sát xuống để nhìn thấy được nhiều ngọn cây hơn.
Những nỗ lực kiệt cùng rồi cũng đem lại may mắn: Tui nhận ra được mấy ngọn thốt nốt quen mà mình từng "tác chiến", có điều ở đây xa chỗ đóng quân cả cây số, cự li này thì cũng có thể có chuyện xảy ra.
Xác định hướng rồi tui bươn 1 hơi về, trong bụng thầm cảm ơn trời phật còn thương thằng nhỏ, đã đánh đuổi yêu tinh ma quái trù ám, cứu được 1 mạng người khỏi nanh vuốt của chúng.  Roll Eyes, về gần tới nơi mở đèn lên lấp lóa đi vô, lúc này là "kẻ mạnh" không còn cần bóng tối nữa và cũng để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Kể lại với các bác vẫn còn nhớ cảm giác đánh bù cạp lúc đó. Smiley
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #435 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 09:13:26 pm »

Chuyện bác kể thiệt không đó bác ? Em là sợ ma lắm đó . Có lần em nghe có người kể chuyện ma mà hết hồn , chui lên giường ngủ thẳng . Chuyện rằng : có anh chạy xe ôm tối . Hôm đó , đang chạy xe không trên đường thì gặp một cô gái trẻ vẫy xe lại . Cổ kêu ảnh chở cổ về nhà . Đến cổng nhà cổ , cổ bảo anh xe chờ ngoài cổng , cổ vào nhà lấy tiền trả tiền xe . Nhưng cổ đi vào mà không thấy đi ra . Sốt ruột quá , anh xe ôm đi vào nhà để hỏi . Nhưng không thấy cô gái ấy , mà thấy ảnh cô trên ban thờ . Gia đình ấy cho biết : cô mới mất vì tai nạn ít hôm . Chỗ mà anh xe ôm gặp cô cũng chính là chỗ cô gặp nạn .
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #436 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2014, 08:01:57 am »

Không biết chuyện tui kể có "nghi vấn" nào làm bác Docmoc phải đặt ra câu trắc nghiệm? Còn tui thì vừa kể, vừa nhớ lại cảm giác lúc đó.
"Ma" chỗ tui hơi khác, chuyện ông xe ôm bác kể mang tính thuần tâm linh, là hiện tượng chưa "hiểu" được, tương tự hiện tượng thần giao cách cảm, ngoại cảm, báo mộng, ..., là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học cận tâm lý.
"Con ma" tui kể nó nằm "trong" tâm lý, đó là sự mê (muội), không biết bác có gặp trạng thái đó chưa: phát mê, phát ngây, ... làm hành động mất phần nào tự chủ, tay chưn cử động có phần vô thức 1 chút, như bị "ma" điều khiển vậy.
Rồi khi "ma thả" tui ra, biết được đường về, phải nói là có chút may mắn, nhờ mấy ngọn thốt nốt quen và cũng nhờ quá trình chịu khó bung ra lùng sục nước thốt nốt, gà qué, rau mướp, ... trước đó. Grin
Tại sao lại ngó ngọn cây để kiếm đường về, có thể do phản xạ mắt, xung quanh tối như mực, thỉnh thoảng chớp lóe lên, nhưng không kịp phát hiện được gì, rồi bóng tối lại ập xuống bao trùm, chỉ còn ngọn cây là hơi mờ mờ, thu hút ánh mắt chăng??
Còn chỗ "chút may mắn" thì chắc là tại .... hên. Grin
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #437 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2014, 08:31:59 pm »

Bữa trước bác kể chuyện người đi soi ếch , cá bị ma dẫn . Sáng ra mới thấy , miệng còn ăn cục đất ... Còn việc thỉnh thoảng bị ngây ra , nằm ở trạng thái vô thức thì nhiều . Rất nhiều người gặp . Hay thấy nhất là khi làm việc có tính chất lặp đi lặp lại , lặp đi lặp lại ... Hiện nay , máy móc được tự động hóa nhiều hơn , ít nguy hiểm hơn trước . Chứ như hồi trước , một số người làm việc với máy móc cũng do rơi vào tình trạng vô thức vậy mà bị mất tay , chân ( phần lớn là tay ) . Còn những người bị mộng du ( em chưa gặp ) cũng là do rơi vào trạng thái vô thức vậy nhưng sâu hơn . Tiểu thuyết " Tam quốc chí " cũng đưa ra trường hợp giống vậy . Đó là Tào Tháo với vụ giết lính canh khi đang ngủ . Còn bác c16 chỉ giết một cơ số ếch nhái mà thôi .
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #438 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2014, 09:42:04 pm »

Tình trạng "mê" tui gặp phải đó hình như có dính dáng tới chữ "ham" nữa, thấy ham quá thành ra mê, có thể vì vậy mà có từ "ham mê" chăng. Grin
Lần bị lạc đó không phải là lần đầu tui đi soi ếch. Mấy bữa đầu tui bắt ếch bằng cách cầm theo 1 que tre, cỡ ngón chưn cái, dài chừng mét rưỡi, chọn cây vừa tay để khi xuất thủ được chuẩn xác, rọi đèn thấy con ếch ngối, tui cho 1 gậy lật ngữa ra xong tới lượm bỏ vô bao, nhưng anh ở chung nói làm vậy không rọng để dành được, hầu hết bị chấn thương sọ não hoặc chết tại chỗ và ảnh chỉ cách bắt ếch sống.
Thói quen muốn rình cái gì thì mình len lén phía sau lưng đối thủ, vừa tầm thì ra tay là ăn chắc, ngủ đẳng huyền đai không bằng dao phai chém lén, Grin nhưng với con ếch thì không được, da của nó phản xạ rất tốt, vừa có hơi gió hoặc tay vừa chớm chạm vô da là chưn nó búng thiệt mạnh, sẩy liền.
Ảnh nói mình phải chụp đón, không nên chụp ngay hoặc chụp đuổi từ phía sau tới. Chụp đón bằng cách hướng hổ khẩu bàn tay (miệng cọp, nằm giữa ngón trỏ và ngón cái) theo chiều từ đầu tới chưn con ếch, con ếch phóng lên tức là phóng vô lòng bàn tay mình, kết hợp động tác ém nhẹ lòng bàn tay xuống thì nó nằm gọn trong tay một cách chắc chắn, hết giãy giụa.
Chính kiểu chụp ếch bằng tay như vậy đã làm tui bị "ham mê", chớ lúc đầu, đập bằng cây thì không có.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #439 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 08:51:12 pm »

Nhờ đi bộ đội mà biết được nhiều cái mới lạ, bắt ếch là 1 ví dụ, tưởng dễ như bắt ếch, nhưng thiệt ra lại khó như bắt ếch, còn mém xảy ra sự cố nữa chứ. Nhớ đời, những lần sau, cứ ít phút là tui định vị 1 lần, có lấy ra mấy ly giác thì nhớ bẻ vô mấy ly, bảo đảm cự ly với chỗ ở chừng trăm, trăm rưỡi mét trở lại, chắc ăn. Grin
Học nhiều thứ chứ không phải chỉ bắt ếch, thầy dạy thì chỉ dẫn vô tư tận tình, không vụ lợi, VD chỉ cách bắt ếch, cách lợp nhà, làm sạp ngủ, đào hầm, gài mìn, quăng lựu đạn, ... không tốn 1 đồng học phí, chỉ bỏ ra chút sức trẻ, mồ hôi, nước mắt, hoặc xui thì ... chút máu xương, thì được học mệt nghỉ.
Những điều được học hỏi, trải nghiệm đó, có việc ai cũng có thể học được, nhưng cũng có việc không phải ai cũng có thể tiếp thu được, dù cố gắng cách mấy đi nữa.
Do đó ra đường nhìn các CCB có vẽ gàn gàn làm sao, không dám nói hết, nhưng tự kiểm thấy hình như vậy. Grin  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM