Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 10:57:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273677 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #680 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:20:33 pm »

Tất cả những ước mơ của Piotr bây giờ đều hướng tới khi chàng sẽ được tự do. Thế nhưng về sau Piotr suốt đời sẽ nghĩ và nói một cách hân hoan đến cái tháng bị cầm tù này, đến những cảm giác mạnh mẽ và vui mừng không bao giờ trở còn lại, và nhất là đến cái tâm trạng hoàn toàn thư thái và tự do mà chỉ có thời gian ấy chàng mới được cảm thấy.
   
Sáng hôm đầu tiên, khi chàng thức dậy từ sớm tinh mơ bước ra ngoài nhà lán và trông thấy những chiếc mái vòm tối sẫm, những cây thập tự của tu viện Novedevichi, trông thấy những ngọn đồi Chim sẻ và dải bờ có rừng rậm uốn quaoh co trên sông và khuất dần trong cõi xa xăm phủ một làn sương tim tím, khi chàng cảm thấy làn không khí mát lạnh mơn man trên da thịt và nghe những tiếng vỗ cánh của những con quạ từ Moskva băng qua đồng tới đây, rồi sau đó, khi chân trời phía dông bỗng loé sáng lên, rồi vành trên của mặt trời trang trọng nhô lên khỏi đám mây, và chiếc mái vòm, những cây thập tự, những hạt sương, chân trời, dòng sông đều lung linh dưới làn ánh sáng vui tươi, Piotr có một cảm giác mát mẻ mà chàng chưa hề biết, cảm giác vui mừng và khoẻ mạnh của cuộc sống.
   
Và cảm giác này không những không lúc nào rời chàng trong suốt thời gian bị cầm tù, mà trái lại, tình cảnh của chàng càng khó khăn thì cảm giác đó lại càng mạnh mẽ.
     
Cái cảm giác sẵn sàng chờ đón tất cả ấy, cái cảm giác khiến người ta thấy sức mạnh tinh thần của mình được gom góp lại ấy lại càng được củng cố thêm trong lòng Piotr nhờ lòng kính phục của các bạn cầm tù đối với chàng ngay từ khi chàng đến gian nhà lán này, Piotr biết nhiều ngoại ngữ, quân lính Pháp rất kính nể chàng, ai xin gì chàng cũng cho một cách dễ dãi và giản dị (theo tiêu chuẩn của sĩ quan mỗi ngày chàng được cấp ba rúp), chàng có một sức mạnh phi thường, mà các binh sĩ đã từng được thấy rõ khi chàng dùng tay không ấn những cái đinh vào vách nhà lán, chàng đối xử rất hiền từ với các bạn, chàng có cái khả năng mà họ không sao hiểu nổi là có thể ngồi im hàng giờ không làm gì cả để suy nghĩ; những điều đó khiến cho binh sĩ thấy chàng là một con người siêu việt và có phần nào bí ẩn. Chính những đức tính của chàng mà trước kia, trong xã hội thượng lưu, nếu không phải là có hại thì cũng khiến chàng thấy là vướng víu; sức mạnh, thái độ coi thường những tiện nghi sinh hoạt, tính đãng trí, tính giản dị - thì ở đây, giữa những con người này, đã đưa lại cho chàng một địa vị gần như địa vị một bậc anh hùng. Và Piotr cảm thấy lòng kính nể đó đòi hỏi chàng phải đáp ứng lại cho xứng đáng.

13.
     
Đêm mồng sáu rạng ngày mồng bảy tháng mười, cuộc rút lui của quân Pháp bắt đầu: những gian nhà bếp, nhà lán bị phá đi, những chiếc xe chở đồ được thu xếp gọn ghẽ, và đoàn quân lính cùng những đoàn xe bắt đầu chuyển động.

Vào lúc bẩy giờ sáng một toán quân áp giải của Pháp, mặc binh phục hành quân, đầu đội mũ sa-cô, vai vác súng, mang bạc-đà và những cái đẫy to tướng, đến đứng trước mấy gian nhà lán và tiếng nói chuyện rôm rả đặc biệt của người Pháp xen lẫn tiếng thề rủa, vang dội khắp cả tuyến quân.
     
Trong lán ai nấy đều đã mặc áo, nai nịt, đi giầy xong xuôi và chỉ còn đợi lệnh ra ngoài, Xokolov, người lính bị ốm, xanh xao, gầy gò hai con mắt thâm quầng, vẫn ngồi một mình ở chỗ cũ, chưa mặc áo đi giày gì cả, chỉ đưa đôi mắt lồi hẳn lên vì mặt quá gầy nhìn các bạn có ý dò hỏi, trong khi họ không để ý gì đến anh ta cả, và cất tiếng rên khe khẽ và đều đều. Hình như anh ra rên rỉ như vậy vì đau rất ít - anh ta bị bệnh kiết lị - mà vì sợ buồn khi thấy anh phải ở lại một mình thì nhiều hơn.
     
Piotr, chân đi một đôi giày mà Karataiev đã khâu cho chàng bằng chỗ rẻo thừa của một miếng da do một tên lính Pháp mang lại nhờ anh ta chữa hộ đế giày, lưng thắt một sợi dây thừng đến cạnh người ốm và ngồi xổm xuống trước mặt anh ta.

- Thôi Xolokov ạ, họ không đi hẳn đâu mà! Ở đây họ còn để lại một bệnh xá. Có lẽ anh còn đỡ khổ hơn chúng tôi, - Piotr nói.

- Ôi lạy chúa! Tôi chết mất thôi! Ôi lạy chúa! - người lính cất tiếng kêu rên to.
   
Để tôi xin họ một lần nữa xem, - Piotr nói đoạn đứng dậy đi ra cửa nhà lán.
     
Trong khi Piotr đến cạnh cửa, từ bên ngoài bước tới hai người lính cùng đi với viên hạ sĩ hôm qua đã mời Piotr hút tẩu thuốc. Cả ba đều mặc binh phục hành quân, đeo bạc-đà, đội mũ sa-cô quai gài xuống cằm khiến cho khuôn mặt quen thuộc của họ trông lạ hẳn đi. Viên hạ sĩ đến đây là để đóng cửa lán lạỉ, theo lệnh cấp trên.
   
Trước khi xuất phát phải điểm lại số tù binh.

- Ông hạ sĩ ơi người ốm này biết tính thế nào đây? - Piotr mở đầu; nhưng ngay khi nói câu ấy chàng chợt nảy ra ý nghĩ hoặc không biết đây có phải là viên hạ sĩ chàng vẫn quen không, hay là một người lạ: lúc ấy viên hạ sĩ thật chẳng giống ngày thường chút nào. Hơn nữa, ngay khi Piotr nói câu ấy, thì từ hai phía bỗng nổi lên tiếng trống trận. Viên hạ sĩ nghe Piotr nói thì cau mày văng ra một câu chửi rủa vô nghĩa rồi đóng sập cửa lại. Trong lán tối lờ mờ, từ hai phía tiếng trống dồn dập gay gắt, át hẳn tiếng rên rỉ của người ốm.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #681 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:22:18 pm »

"Nó đấy! Lại nó đấy?" - Piotr tự nhủ, và bất giác chàng bỗng thấy lạnh toát sau sống lưng. Trong gương mặt thay đổi hẳn đi của viên hạ sĩ, trong giọng nói của hắn, trong tiếng trống thôi thúc ầm ĩ át hết mọi tiếng khác Piotr đã nhận ra cái sức mạnh huyền bí, dửng dưng, đã thúc đẩy con người phải giết đồng loại mặc dầu không muốn thế, cái sức mạnh mà chàng đã thấy tác động của nó trong buổi hành hình. Sợ sệt, trốn tránh sức mạnh này, cầu xin hay van lơn những người làm công cụ cho nó đều vô ích. Bây giờ Piotr đã biết rõ như vậy. Đành phải chờ đợi và chịu đựng thôi. Piotr không lại gần người ốm nữa và không nhìn về phía anh ta. Chàng cau mày lặng lẽ đứng bên cửa lán.
     
Khi mở cửa và đám tù binh như một bầy cừu chen chúc nhau ùa ra, Piotr chen ra phía trước và đến cạnh viên đại uý, chính đại uý mà viên hạ sĩ kia đã nói quả quyết với chàng là chàng cần gì ông ta cũng sẵn sàng giúp. Viên đại uý cũng mặc binh phục hành quân và trên khuôn mặt lạnh lùng của hắn cũng thấy có "nó", có cái mà Piotr đã nhận ra trong tiếng trống và trong giọng nói của viên hạ sĩ.
   
- Đi đi, đi đi! - viên đại uý nói, mày cau lại một cách nghiêm khắc và mắt nhìn những đám tù binh lũ lượt đi qua cạnh hắn. Piotr biết rằng mình sẽ uổng công, nhưng vẫn đến gặp hắn.

- Sao có việc gì thế hả? - viên đại uý ngoảnh lại nhìn, vẻ như không nhận ra Piotr. Piotr giãi bày tình cảnh người bệnh binh.

- Rồi nó sẽ đi được tốt, chứ quái gì! - Viên đại uý nói. - Đi đi, đi đi! - Hắn nói tiếp, mắt không nhìn Piotr.

- Không đi được đâu, anh ấy gần chết rồi! - Piotr bắt đầu nói.

- Thôi đủ rồi! - viên đại uý quát, mày cau lại, vẻ đanh ác.

- Đram - da - da - dam, dam, dram… tiếng trống vẫn đổ dồn, và Piotr hiểu rằng cái sức mạnh huyền bí kia đã khống chế hoàn toàn những con người ấy, và bây giờ có nói gì cũng vô ích mà thôi.
   
Những sĩ quan tù binh bị tách riêng ra khỏi các tù binh thường và bị dẫn đi trước. Số sĩ quan, trong đó có Piotr, là ba mươi người, lính thường thì có khoảng vài ba trăm.
   
Các sĩ quan tù binh ở các nhà lán khác thả ra đều lạ mặt, và ăn mặc tươm tất hơn Piotr rất nhiều. Họ nhìn chàng, nhìn đôi giày của chàng một cách bỡ ngỡ và nghi kỵ. Đi cách Piotr không xa có một viên thiếu tá to béo hình như được tất cả các bạn cùng bị giam kính nể. Ông ta mặc một chiếc áo dài nội tấm kiểu kazan, lưng thắt một chiếc khăn bông, mặt vàng vọt, phù thũng và cau có, một tay ông ta cầm túi thuốc lá đút dưới vạt áo, tay kia chống trên một cái tẩu thuốc dài. Viên thiếu tá thở hổn hển không ra hơi, luôn mồm lầu nhầu và cáu bẳn với mọi người vì ông ta cứ có cảm giác là họ xô đẩy mình, là ai nấy đều quá hấp tấp, tuy chẳng có việc gì mà phải vội là mọi người cứ lấy làm lạ về việc này việc nọ, tuy chẳng có chuyện gì đáng lấy làm lạ cả. Một người khác, một viên sĩ quan thấp bé và gầy gò, luôn mồm nói chuyện với khắp mọi người, phỏng đoán nào là bây giờ chúng đưa họ đi đâu, nào là trong ngày hôm nay liệu đi được bao xa. Một viên công chức đi ủng da, mặc quân phục quân nhu, chạy lăng xăng bên này bên kia để xem cảnh Moskva bị cháy, lớn tiếng loan báo cho mọi người biết những điều mình vừa quan sát được: chỗ nào đã bị cháy, và góc phố hiện có thể trông thấy là khu vực nào. Một viên sĩ quan thứ ba, mà nghe giọng nói có thể đoán là người quê ở Ba Lan, tranh luận với viên công chức quân nhu, chứng minh cho hắn ta thấy rằng hắn đã xác định sai cái khu phố Moskva.
   
- Các ông cãi vã gì thế? - Viên thiếu tá nói, giọng cáu kỉnh. - Nikolai hay Vlax cũng thế thôi; các ông không thấy là tất cả đều cháy trụi đấy sao? Chỉ có thế thôi… Sao ông lại cứ xô đẩy người ta thế, đường chật lắm hay sao? - ông ta bực tức quát một người đi phía sau tuy người này chẳng hề xô đẩy gì ông ta cả.
     
- Ái chà chà, chúng nó lệ quá. - Khi thì ở phía này, khi thì ở phía kia, có nhiều tiếng xuýt xoa của đám tù binh, đang ngắm cảnh hoang tàn của thành phố, - Cả khu Zamoxkvoretsye cả khu Zobovo, và cả Kreml nữa… các ông nhìn mà xem, không còn lấy được một nửa. Thì tôi đã bảo cả khu Zamoxkvoretsye mà, các ông thấy chưa.

- À ông đã biết là cháy rồi thì còn nói làm gì nữa! - viên thiếu tá nói. Khi đi ngang qua khu Khanovniki (một trong những khu phố hiếm hoi không bị cháy), qua một ngôi nhà thờ, cả đám tù binh bỗng đổ dồn về một phía. Có những tiếng kêu kinh hãi và ghê tởm.
   
- Chà cái quân khốn nạn! Thật là quân tà giáo! Đúng là một người chết, đúng là một người chết rồi, không biết chúng nó lấy cái gì bết vào mặt người ta thế!
   
Piotr cũng len về phía nhà thờ, nơi có cái vật gây nên những tiếng kêu đó, và thoáng thấy một vật gì tựa vào hàng rào nhà thờ.
   
Qua lời những người bạn thấy rõ hơn, chàng Piotr được biết rằng vật đó là một cái xác người đứng bên hàng rào mặt trát đầy mồ hóng.

- Đi đi, mẹ chúng mày, đi nhanh kên đồ quỷ sứ!

- có tiếng chửi rủa của toán quân đi áp giải, và bọn lính Pháp lại lấy sống gươm giận dữ xua đám tù binh đang nhìn cái xác chết.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #682 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:24:42 pm »

Phần XIII
Chương -14 -15

Qua các ngõ hẻm của khu Khamovniki chỉ có đoàn tù binh cùng đi với đội áp giải và những cỗ xe chở đồ của binh sĩ trong đội áp giải kéo theo sau; nhưng khi đi ngang qua các kho lương, họ lọt vào giữa một đoàn xe rất lớn của pháo binh  đang trẩy thành một khối dày đặc, chen lẫn với những chiếc xe tải của tư nhân.
   
Đến sát cầu, tất cả đều dừng lại đợi cho những đoàn đi trước kéo qua. Đứng ở đầu cẩu nhìn ra phía ttước và về phía sau, đám tù binh có thể trông thấy những dãy xe vô tận đang trẩy đi. Bên phải, nơi con đường Kuluga uốn vòng qua Naxkutsnoye và mất hút ở phía xa, có những đoàn quân lính và xe tải kéo dài không dứt. Đó là những dạo quân thuộc lữ đoàn Bôhame đã xuất phát trước tất cả các lữ đoàn khác; ở phía sau, dọc theo bờ sông vào vắt ngang qua cầu Kamenny, quân đoàn của Ney với những đoàn xe tải của nó đang lũ lượt trẩy đi.
   
Quân của Davu, trong đó có các đoàn tù binh, đang lội qua quãng sông cạn Krymxki và một bộ phận đã đổ ra đường. Nhưng các đoàn xe kéo dài đến nỗi những cỗ xe đi sau cùng của đoàn Bohame chưa ra khỏi Moskva và chưa tiến vào đường Kaluga mà tiền đạo của Ney đã ra khỏi Bolsaya Ordynka rồi.
   
Khi lội qua chỗ cạn Krymxki, đoàn tù binh đi vài bước rồi dừng lại, rồi lại bước đi, và bốn phía người và xe chen chúc nhà mỗi lúc một thêm dữ dội. Hơn một tiếng đồng hồ họ mới vượt qua cái khoảng cách một trăm thước giữa cáu và đường Kaluga, đi đến quảng trường nơi hai con đường Zamoxkvoretsye và Kaluga gặp nhau, đoàn tù binh ùn lại thành một cụm, dừng lại và đứng yên ở chỗ ngã ba này mấy tiếng đồng hồ liền. Bốn bề đều nghe tiếng bánh xe lăn ầm ầm, tiếng giày dẫm rầm rập, và những tiếng quát tháo chửi rủa hoà với nhau thành một tiếng ào ào không lúc nào ngớt, nghe như tiếng sóng bể, Piotr tựa sát người vào tường một ngôi nhà cháy dở lắng nghe âm thanh ấy; trong trí tưởng tượng của chàng, nó pha lẫn với tiếng trống.
   
Mấy người sĩ quan tù binh muốn xem cho rõ hơn đã leo lên trên tường của một ngôi nhà cháy dở nơi Piotr đang đứng.
   
- Đông quá! Chà đông ghê thật…! Đồ đạc được chất cả lên đại bác! Xem kìa, nó chở cả những bộ da lông. Quân khốn kiếp, chúng nó cướp nhiều thật… Xem chiếc xe tải của cái thằng ở phía sau kia kìa… Đúng là lấy ở tượng thánh ra rồi! Hẳn đó là bọn Đức. Có cả một lão mu-gich nhà ta nữa kia, đúng thế…! Chà quân khốn mạt…!

Xem kìa. Chất nhiều đến nỗi không đi được nữa…! kìa nữa, cả xe Droiki chúng cũng lấy? Xem thằng kia ngồi trên dống rương hòm kia…! Cha mẹ ơi! A chúng nó đánh nhau! Nó đánh vào mõm thằng kia, đúng vào mõm! Cứ thế này thì đợi đến tối cũng chưa đi được. Xem kìa, các ông xem kìa… Chính Napoléon đây rồi. Thấy không, toàn ngựa quý, có mang phù hiệu mũ miện! Một ngôi nhà xếp! Thằng kia đánh rơi cái đẫy mà không biết. Lại đánh nhau. Cái bà bế con kia, trông khá đáo để. Nhìn mà xem, đi mãi không thấy hết. Bọn đĩ Nga kia, đúng rồi! Chúng ngồi trên xe rất chễm chệ.
   
Cũng như khi đi qua nhà thờ Khamovniki, một làn sóng tò mò lại dồn lại tất cả những tù binh ra đường, và Piotr, nhờ vóc dáng người cao lớn, đã nhìn được qua đầu những người khác và trông thấy cái điều đã thu hút lòng tò mò của đám tù binh. Trên ba chiếc xe ngưạ, lạc vào giữa nhưng chiếc thùng đựng đạn có mấy người đàn bà ăn mặc diêm dúa, màu áo loè loẹt, mặt đánh phấn tô son, đang ngồi chồng chất lên nhau, mồm kêu the thé.
   
Từ cái phút Piotr thấy hiển hiện cái sức mạnh huyền bí kia, chàng không còn thấy cái gì kỳ lạ hay khủng khiếp nữa: dù là cái xác mà người ta đã lấy bồ hóng trát vào mặt để làm trò đùa, hay những người đàn bà kia, đang vội vã đi đâu không rõ, hay cảnh Moskva cháy tan hoan cũng vậy. Bây giờ tất cả những điều mà Piotr trông thấy hầu như không gây nên một ấn lượng gì chàng nữa. - tưởng chừng như trong khi sửa soạn bước vào một cuộc vật lộn khó khăn lòng chàng không chịu tiếp đón những ấn tượng có thể làm cho nó suy nhược đi.
   
Đoàn xe chở đàn bà đã đi qua. Theo sau lại có những đoàn xe chở đồ, những toán lính, những xe chở lương, những toán lính, những chiếc xe kiệu, những toán lính những hòm đạn, lại những toán lính, và thỉnh thoảng lại có những tốp đàn bà.
   
Piotr không thấy rõ từng người riêng biết, chàng chỉ thấy sự chuyển động của họ.
   
Tất cả những đoàn xe người ngựa ấy tựa hồ như đang bị một sức mạnh vô hình nào xua đi. Trong khoảng một tiếng đồng hồ, thời gian Piotr đứng nhìn họ, tất cả những những đoàn người ngựa ấy từ các phố đổ ra, cùng chung một nguyện vọng duy nhất là làm sao đi qua cho chóng; mỗi khi chạm phải nhau, họ đều phát cáu lên, đánh nhau; những hàm răng trắng nhe ra, nhưng đôi lông mày cau lại, những câu chửi bới ấy lại ném vào mặt nhau, và trên tất cả các gương mặt đều có cái vẻ cương quyết lạnh lùng và tàn nhẫn mà sáng hay Piotr đã trông thấy trên gương mặt của tên hạ sĩ trong khi tiếng trống đổ dồn.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #683 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:25:43 pm »

Đến chiều, viên sĩ quan chỉ huy đội quân áp giải tập hợp đơn vị lại và luôn mồm quát tháo và cãi vã, y mở một con đường trong đám xe cộ. Đoàn tù binh len ra con đường Kaluga.
   
Họ đi rất nhanh, không nghỉ, và mãi đến khi mặt trời đã bắt đầu lặn họ mới đứng lại. Những đoàn xe được xếp sát vào nhau, và đám người bắt đầu sửa soạn nghỉ đêm. Ai nấy đều có vẻ tức giận và cau có. Hồi lâu, bốn phía đều nghe những tiếng chửi rủa, nhưng tiếng quát tháo hằn học và những tiếng ẩu đả. Chiếc xe kiệu đi ở phía sau đội lính áp giải húc càng xe vào chiếc xe chở đồ của đội này, làm cho thùng xe vỡ toác ra. Từ bốn phía có mấy người lính chạy lại, người thì đánh vào đầu những con ngựa kéo chiếc xe kiệu và bắt chúng quay lại, người thì đánh nhau, và Piotr thấy rõ một người lính Đức bị trọng thương vì một nhát đoản kiếm chém vào đầu.
   
Hình như bây giờ, khi đã đứng lại giữa cánh đồng trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo của một của một chiều thu, tất cả những con người ấy đều cùng có một cảm giác khích động khó chịu vì cái tình trạng vội vã và phải di chuyển gấp gáp đến một nơi nào không rõ, cái cảm giác đã bao trùm lên mọi người khi xuất phát. Khi đã dừng lại ai nấy đều đã hiểu ra rằng chưa biết mình sẽ còn đi đâu nữa và trong chuyến đi này sẽ gặp nhiều khó khăn cực nhọc.
   
Ở trạm nghỉ đêm này lính áp giải đối xử với tù binh còn tệ hơn khi ra đi. Lần đầu tiên người ta phải thịt ngựa cho tù binh ăn.
   
Từ các sĩ quan đến người lính mạt hạng, ai nấy hình như đều có một mối thù riêng với mỗi tù binh. Sự thay đổi đột ngột trong thái độ rất thân mật trước kia của họ khiến cho người ta có một cảm giác rõ rệt như vậy.
   
Thái độ thù hằn này càng lộ rõ thêm khi họ điểm danh các tù binh và nhận thấy rằng sau khi rời Moskva một người lính Nga đã thừa lúc lộn xộn giả vờ đau bụng trốn mất. Piotr thấy một tên Pháp đánh một người lính Nga vì anh ta đi ra xa, và nghe tiếng viên đại uý bạn "chàng", trách mắng một viên hạ sĩ quan về tội đã kể cho người lính Nga tẩu thoát và hăm doạ sẽ đưa hắn ra toà. Khi viên hạ sĩ quan phân trần rằng người lính kia ốm không đi được, viên sĩ quan trả lời là đã có lệnh bắn chết những người tụt lại sau. Piotr cảm thấy cái sức mạnh oan nghiệt đã đè bẹp chàng trong buổi hành hình và đã tạm thời bị che khuất đi trong thời gian giam cầm, nay lại hiện ra khống chế cuộc sống của chàng. Chàng thấy sợ hãi; nhưng chàng lại cảm thấy rằng các sức mạnh oan nghiệt ấy càng ra sức đè nén chàng bao nhiêu, thì cái sinh lực trong tâm hồn chàng, không lệ thuộc vào sức mạnh kia, càng lớn mạnh lên bấy nhiêu.
     
Piotr ăn xúp bột mì đen nấu với thịt ngựa và nói chuyện với các bạn.
   
Piotr cũng như các bạn đồng hành của chàng không ai nhắc đến những điều họ đã trông thấy ở Moskva, đến thái độ thô bạo của quân Pháp hay đến cái lệnh bắn chết những người thụt lại sau: dường như để đối phó với tình cảnh hiện tại, mọi người đều vui vẻ và phấn trấn. Họ nói đến những kỉ niệm riêng, đến những câu chuyện buồn cười đã xảy ra trong khi chiến dịch, và mỗi khi câu chuyện đả động đến tình cảnh hiện tại họ nói lảng sang chuyện khác.
   
Mặt trời đã lặn từ lâu. Lác đác trên nền trời, vài ngôi sao đã bắt đầu lấp lánh; một cái ráng đỏ giống như một đám cháy hiện lên ở chân trời, mặt trăng rằm từ từ mọc lên, và quả cầu đỏ ối, to tướng ấy rung rinh một cách kỳ lạ trong bóng tối màu xám. Trời sáng dần lên. Buổi chiều đã tàn, nhưng đêm vẫn chưa xuống. Piotr đứng dậy, rời khỏi những người bạn mới và len giữa các đống lửa đi sang bên kia đường, nơi chàng nghe nói là các binh sĩ Nga bị bắt đang ngồi nghỉ. Chàng muốn nói chuyện với họ. Trên đường cái, một tên lính canh Pháp chặn chàng lại và ra lệnh cho chàng phải quay về. Piotr quay lại, nhưng không trở về đống lửa của các bạn tù binh, mà lại đến cạnh một chiếc xe tải đã tháo ngựa. Ở đây không có ai cả.
   
Chàng xếp chân ngồi xuống mặt đất lạnh lẽo bên cạnh bánh xe, đầu gục xuống. Chàng ngồi hồi lâu không nhúc nhích, trầm ngâm suy nghĩ. Hơn một giờ trôi qua, không ai đến quấy rầy chàng cả. Bỗng chàng cất tiếng cười hồn hậu, chàng cười to đến nỗi mọi người đều quay lại nhìn xem ai cười một mình mà nghe lạ lùng như vậy.
   
- Ha ha ha! -Piotr cười lớn. Và chàng nói to lên một mình - Tên lính kia không cho ta đi. Chúng nó bắt ta, giam ta. Chúng nó giữ ta lại làm tù binh. Ai? Ta? Ta à? Phải, ta, linh hồn bất diệt của ta? Ha ha ha! - Chàng cười đến nỗi trào nước mắt ra.
   
Có ai đó đứng dậy và lại gần để xem cái người to béo và kỳ quặc kia có chuyện gì mà ngồi cười một mình như vậy. Piotr im bặt, đứng dậy bỏ đi để tránh con người tò mò kia, và đưa mắt nhìn quanh.
   
Khu trại lộ thiên khổng lồ vô tận nãy giờ ầm ĩ những tiếng nói chuyện, tiếng củi lách tách nay đã im lặng; những đống lửa đang lụi dần. Vầng trăng tròn trĩnh treo cao trên nền trời trong sáng. Những khu rừng và những cánh đồng mà lúc nãy đớng trong phạm vi khu vực hạ trại không thể trông thấy, nay đã hiện rõ ra ở phía xa. Và xa hơn những khu rừng và những cánh đồng này nữa có thể thấy những khoảng không vô tận, sáng sủa, rung rinh, đang như kêu gọi lòng người về với nó.
   
Piotr nhìn nên trời, dõi theo những ngôi sao đang lấp lánh và như đang xa dần mãi, "Và tất cả những cái đó đều là của ta, đều ở trong ta, tất cả những cái đó đều là ta! - Piotr nghĩ, - Và tất cả những cái đó đã bị chúng bắt vào một gian nhà bằng ván!" Chàng mỉm cười và trở về dọn chỗ ngủ bên cạnh các bạn tù binh.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #684 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:27:21 pm »

15.
       
Vào những ngày đầu tháng mười lại có một sứ giả đem thư của Napoléon đến gặp Kutuzov đề nghị giảng hoà. Bức thư đề là gửi từ Moskva, nhưng thực ra bấy giờ Napoléon đang ở cách Kutuzov không xa, trên con đường Kaluga cũ. Kutuzov cững phúc đáp bức thư này giống như đã phúc đáp bức thư trước đây do Lonxton đưa lại: ông trả lời là không thể nói đến chuyện hoà giải được.
   
Ít lâu sau có tin của đội du kích Dorokhov, bấy giờ đang hành quân ở phía trái Tarutino, báo về là quân địch xuất hiện ở Fominxkoye: đó là sư đoàn của Bruxie, sư đoàn này cách biết với các đơn vị khác khá xa, cho nên có thể tiêu diệt nó một cách dễ dàng. Binh lính và sĩ quan lại đòi hành động. Các tướng tá ở các bộ phận tham mưu, được trận thắng dễ dàng ở Tarutino khích lệ, nằng nặc đòi Kutuzov thi hành lời đề nghị của Dorokhov. Kutuzov cho rằng lúc này không cần phải tấn công gì cả. Rốt cục người ta có được một cái gì nửa vời: đó chính là những việc sẽ được thực hiện.
   
Một đội quân nhỏ được phái đến Fominxkoye để tấn công Bruxie.
     
Do một sự ngẫu nhiên kỳ lạ, công việc này - một công việc hết sức khó khăn và quan trọng, như sau này người ta đã thấy rõ, - được giao cho Dorokhturov, chính cái ông Dorokhturov nhỏ bé, khiêm tốn mà không có ai miêu tả đang ngồi soạn kế hoạch tác chiến là đang phóng ngựa như bay trước các binh đoàn hay đang ném huân chương chữ thập lên các trận địa pháo, vân vân, con người vẫn bị coi là thiếu cương quyết, thiếu sáng suốt, nhưng lại chính là người mà trong suốt thời gian diễn ra những cuộc chiến tranh Nga - Pháp, từ Auxterlitx cho đến năm 1813, hễ nơi nào tình thế khó khăn là ta thấy đứng ở vị trí chỉ huy. Ở Auxterlitx, ông ta đã ở lại sau cùng bên đê Aoghext, tập hợp các trung đoàn, cứu vãn những gì còn cứu vãn được, trong khi mọi người đều đã bỏ chạy hay gục hết và ở hậu quân không có lấy một viên tướng. Chính ông ta, trong khi đang ốm đau, đang lên cơn sốt, đã đem hai vạn quân đến Smolensk để bảo vệ thành phố này, chống cự với toàn thể đại quân của Napoléon. Ở Smolensk, trong khi đang nằm thiu thiu ngủ ở gần cửa Malakhovki trong một cơn sốt cực kỳ dữ dội, tiếng đại bác oanh tạc Smolensk đã đánh thức ông ta dậy, và Smolensk đã kháng cự suốt một ngày ròng rã. Ở trận Bagration đã vỡ trận, các đơn vị ở cánh trái quân ta thương vong chỉ còn một phần chín và pháo binh Pháp tập trung hết hoả lực bắn vào đấy, người ra chẳng cử ai ngoài cái ông Dorokhturov thiếu cương quyết và thiếu sáng suốt ấy; Kutuzov cũng đã toan phái người khác, nhưng lại vội vàng chữa lại sai lầm. Và Dorokhturov, con người thấp bé hiền lành ấy đã phi ngựa đến đấy, và trận Borodino đã trở thành áng vinh quan lớn nhất của quân đội Nga. Người ta đã ca ngợi bằng văn xuôi và bằng thơ nhiều vị anh hùng trong trận Borodino, nhưng Dorokhturov thì hầu như chẳng có ai nhắc đến một câu.
   
Và chính Dorokhturov đã được cử đến Fominxkoye rồi từ đấy lại được cử đến Maly Yaroxlav, nơi đã xảy ra trận đánh cuối cùng với quân Pháp, và là nơi mà quá trình diệt vong của quân đội Pháp đã bắt đầu. Và người ta lại ca ngợi nhiều bị anh hùng và nhiều nhà cầm quân thiên tài đã lập công trong thời kỳ này, nhưng Dorokhturov thì chẳng ai nói đến, hoặc chỉ nói rất ít, hoặc nói với một thái độ hồ nghi. Và việc họ tảng lờ Dorokhturov đi như vậy chính là bằng chứng hiển nhiên nhất tỏ rõ tài năng và công lao của ông. Lẽ tự nhiên khi một người không hiểu hoạt động của máy móc mà nhìn vào bộ máy đang chạy, thì có thể tưởng đâu bộ phận quan trọng nhất là cái mảnh vỏ bào tình cờ rơi vào máy đang chạy loạn xạ giữa các bánh xe và cản trở hoạt động của máy. Một người không biết rõ cơ cấu của máy thì không thể hiểu rằng bộ phận quan trọng nhất trong máy không phải là cái mảnh vỏ bào kia, vốn chỉ làm cho máy khó chạy và hư hỏng đi, mà là cái trục chuyển tiếp nhỏ đang quay đều không tiếng động.
   
Ngày mồng mười tháng mười, chính cái ngày mà Dorokhturov đã đi được nửa đoạn đường dẫn đến Fominxkoye và dừng lại ở thôn Arixtovo chuẩn bị thi hành một cách chính xác mệnh lệnh đã nhận được, quân đội Pháp lúc bấy giờ trong cuộc hành quân hoảng hốt đã đi đến vị trí của Mura, có vẻ như định mở một trận đánh, thì bỗng nhiên vô cớ quay về bên trái, tiến về con đường Kaluga mới và bắt đầu tiến vào thôn Fominxkoye nơi mà trước đây chỉ có một mình Bruxie đóng. Lúc ấy dưới quyền chỉ huy của Dorokhturov, ngoài đội du kích của Dorokhturov ra còn có hai đội quân nhỏ của Figner và Xexlavin.
   
Tối hôm mười một tháng mười Xexlavin đem một tù binh trong đội cận vệ của Pháp vừa mới bắt được đến gặp thượng cấp ở Arixtovo. Tên tù binh cho biết rằng những đạo quân đến Fominxkoye hôm nay là tiểu đạo của đại quân, rằng Napoléon hiện có mặt ở đấy, rằng toàn quân đội đã ra khỏi Moskva được năm hôm nay. Cũng như tối hôm ấy, một người gia nô ở Borovxk đến kể lại rằng y đã thấy một đạo quân rất lớn tiến vào thành phố. Những người lính cô-dắc trong đội du kích của Dorokhturov báo cáo rằng họ đã trông thấy đội quân cận vệ của Pháp đi trên con đường dẫn đến Borovxk. Qua tất cả những tin tức ấy có thể thấy rõ rằng nơi mà trước đây người ta đã dự tính sẽ gặp một sư đoàn, thì nay là toàn thể quân đội Pháp từ Moskva đến theo một hướng đi bất ngờ - Theo con đường Kaluga cũ. Dorokhturov không muốn quyết định tiến hành một việc gì hết vì bây giờ ông ta không thấy rõ nhiệm vụ của ông là thế nào. Ông đã được lệnh tấn công Fominxkoye. Nhưng trước đây ở Fominxkoye chỉ có một mình Bruxie mà nay thì lại là toàn thể quân đội Pháp, Yermolov muốn hành động theo ý mình, nhưng Dorokhturov một mực nói rằng ông ta cần phải có lệnh của Điện hạ Tối quang minh. Họ bèn quyết định gửi báo cáo về đại bản doanh.

Với mục đích này họ chọn một viên sĩ quan thông minh, tên là Bokkhovitinov, ngoài việc đưa thư ra còn có nhiệm vụ trình bày hết tình hình hiện tại. Vào khoảng gần nửa đêm Bokhovitinov nhận phong thư và những lời căn dặn, rồi đem theo một người lính cô-dắc và mấy con ngựa dự bị, phi nước đại về đại bản doanh.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #685 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:29:30 pm »

Phần XIII
Chương -16 -17

Đêm hôm đấy là một đêm thu tối trời và ấm áp. Trời lâm thâm đã bốn ngày nay. Sau khi đổi ngựa hai lần và vượt ba mươi dặm đường bùn lầy nhớp nháp trong một tiếng rưỡi đồng hồ, Bokhovitinov đến Betasovka vào khoảng một giờ đêm. Đến trước một ngôi nhà có treo biểu "Đại bản danh" ở hàng rào, anh ta xuống ngựa và bước vào gian phòng ngoài tối om.

- Cần gặp vị tướng phiên trực ngay! Việc rất quan trọng - Fominxkoye. - Bolkhovitinov nói với một người nào vừa nhổm dậy và đang thở phì phì trong bóng tối của gian phòng ngoài.

- Từ tối hôm qua, tướng quân mệt nặng, đã ba đêm nay không ngủ, - tiếng người cần vụ thì thào khẩn khoản - ông hẵng đánh thức quan đại uý dậy đã.
   
- Quan trọng lắm, có tin của tướng quân   Dokhturov - Bokhovitinov vừa nói vừa lần mò bước vào cửa. Người cần vụ len vào trước và bắt đầu đánh thức một người nào không rõ.

- Thưa đại nhân, thưa đại nhân có "cung" văn?

- Cái gì thế, cái gì thế? Ai gửi đến? - có tiếng ai ngái ngủ hỏi lại.

- Do Dokhturov và Alekxey Petrovich phái đến…  Napoléon đã đến Fominxkoye! - Bokhovitinov nói, trong bóng tối anh ta không trông thấy người hỏi, nhưng nghe giọng nói ta đoán biết là không phải Konovnitxyn.
   
Người bị đánh thức ngáp dài và vươn vai.

- Tôi chẳng muốn đánh thức ông ta dậy một tí nào, - Người ấy vừa nói vừa sờ soạng tìm cái gì không rõ. - Đang ốm; chắc lại tin đồn thế thôi chứ gì?

- Báo cáo đấy, - Bokhovitinov nói, - Có lệnh phải chuyển ngay cho tướng phiên trực.

- Khoan đã, để tôi thắp nến. Thằng chết tiệt, mày để ở đâu thế? - Người kia vừa vươn vai vừ nói với người cần vụ - Đó là Serbinin, sĩ quan phụ tá của Konovnitxyn. - Đây rồi, đây rồi - anh ta nói thêm.

- Người cần vụ đánh đá lửa hạng bét, - anh ta nói, giọng ngán ngẩm. Trong ánh lửa loé ra. Bokhovitinov thấy khuôn mặt trẻ trung của Serbinin đang cầm nến ở góc phòng có một người nào vẫn đang ngủ. Khi lưu huỳnh xát vào cái bùi nhùi đã bùng cháy thành một ngọn lửa lúc đầu xanh lè, sau ngả thành mầu đỏ, Serbinin đốt ngay nến mỡ bò lên khiến cho mấy con gián đang gặm nến bỏ chạy toán loạn và ngước mắt lên nhìn người tín sứ. Bokhovitinov người lấm bùn be bét, đang lấy ống tay áo quệt lên mặt.

- Nhưng ai bảo? - Serbinin nói, tay cầm lấy phong thư.

- Tin chắc chắn đấy, - Bokhovitinov nói - Tù binh, lính cô-dắc, trinh sát viên đều nhất trí với nhau.

- Thôi đành phải đánh thức ông ấy dậy, - Serbinin nói đoạn đứng dậy bước đến cạnh phòng - ông Piotr Petrovich - Anh ta gọi.

Konovnitxyn không nhúc nhích.

- Lên đại bản doanh! - Anh ta nói thêm và mỉm cười, vì biết rằng mấy chữ này chắc chắn sẽ làm cho Konovnitxyn choàng dậy. Quả nhiên, cái đầu đội mũ chụp ban đêm lập tức nhấc lên. Trên khuôn mặt tuán tú, cương quyết của Konovnitxyn, với đôi má hum húp và đỏ ửng vì cơn sốt, trong một khoảng khắc vẫn còn lại cái thần sắc mơ màng của những giấc chiêm bao xa rời tình hình hiện tạl, nhưng rồi ông bỗng giật mình: gương mặt lại trở lại với vẻ điềm tĩnh và cương nghị thường ngày.

- Sao, có việc gì? Ai phái ông đến? -   Konovnitxyn hỏi ngay, nhưng không hấp tấp, mắt nhấp nháy vì chói ánh đèn. Trong khi nghe viên sĩ quan báo cáo, ông ta bóc thư ra đọc. Vừa đọc xong, ông đã bỏ đôi chân đi tất len xuống nền đất và bắt đầu xỏ giầy. Đoạn ông ta cất chiếc mũ chụp, chải lại món tóc mai rồi đội mũ lưỡi trai lên.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #686 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:30:42 pm »

- Anh đi đến đây có nhanh không? Ta đến gặp điện hạ đi, - Konovnitxyn hiểu ngay rằng tin vừa đưa lại có một tầm quan trọng rất lớn, và không thể chậm trễ được. Tin ấy lành dữ ra sao, ông không hề băn khoăn tự hỏi. Điều đó không quan trọng gì đối với ông. Ông nhìn nhận việc quân không phải bằng trí tuệ, băng óc xét đoán, mà bằng một cái gì khác. Trong tâm hồn ông có một niềm tin sâu sắc và không biểu lộ ra ngoài, rằng mọi việc đều sẽ tốt đẹp.
   
Nhưng ông lại cho rằng không nên tin như vậy và lại không nên nói ra, chỉ nên làm tròn bổn phận của mình. Và ông đã dốc hết sức lực ra làm việc đó.
   
Piotr Petrovich Konvovnitxyn, cũng như   Dorokhov, sở dĩ được ghi tên vào danh sách những người gọi là anh hùng của những Platov, những Miloradovich, chẳng qua cũng vì người ta sợ không ghi tên họ vào thì khó coi. Cũng như Dokhturov, ông ta thường được xem là một người năng lực và kiến thức rất hạn chế, và cũng như Dokhturov, Konovnitxyn không bao giờ soạn kế hoạch tác chiến, nhưng chỗ nào khó khăn nhất bao giờ cũng có mặt ông ta: từ khi nhận chức tướng phiên trực, ông bao giờ cũng để ngỏ cửa phòng trong khi ngủ và dặn là có tín sứ nào đều cũng phải đánh thức ông ta dậy; trong chiến trận, ông ta bao giờ cũng có mặt ở dưới hoả lực của địch, đến nỗi Kutuzov phải quở trách ông ta về việc đó và thường ngại không dám cử ông đi; và cũng như Dokhturov, ông ta là một trong những cái trục nhỏ im lặng quay đều, nhưng lại là bộ phận trọng yếu nhất của bộ máy.
     
Khi ra khỏi ngôi nhà gỗ bước vào bóng đêm tối mịt và ướt át, Konovnitxyn cay mày, phần vì đầu đang nhức buốt lại càng nhức buốt thêm, phần vì một ý nghĩ khó chịu vừa nảy ra trong óc, là bây giờ cả cái đám nhân vật trọng yếu ở bộ phận tham mưu kia sẽ tha hồ mà lăng xăng nhốn nháo, nhất là Benrigxen, sau trận Tarutino đã trở thành kẻ thù sâu cay của Kutuzov. Họ sẽ tha hồ đề nghị, tranh cãi, ra lệnh, bãi lệnh. Và ý nghĩ này làm cho Konovnitxyn khó chịu, tuy ông cũng biết rằng không thế thì không xong.
   
Quả nhiên ông vừa ghé vào nhà Toll báo tin, thì hắn ta lập tức trình bày ý kiến với viên tướng cùng ở chung nhà. Sau khi im lặng và mỏi mệt nghe Toll nói, Konovnitxyn nhắc hắn đến gặp Điện hạ Tối quang minh.

17.
     
Cũng như tất cả các cụ già, về đêm Kutuzov ngủ rất ít. Ban ngày thì ông hay ngủ gật bất thình lình, nhưng ban đêm thì ông cứ để nguyên áo quần nằm trên giường, thường không ngủ và trầm ngâm suy nghĩ.
   
Bây giờ cũng vậy, ông đang nằm trên giường, tựa cái đầu to bị thương tật lên bàn tay phốp pháp, chống khuỷu xuống đệm, trầm ngâm suy nghĩ, con mắt độc long mở thao láo vào bóng tối.
     
Từ khi được thư đi từ lại với hoàng thượng và trở thành người có thế lực nhất trong bộ tham mưu, Benrigxen đã tránh mặt ông ta, và Kutuzov được yên tâm hơn vì bây người ta không bắt quân đội của ông phải tham gia vào những cuộc hành binh tấn công vô ích nữa. Bài học của trận Tarutino và những việc xảy ra ngày hôm trước ông nhớ rất rõ những việc đó như người ta thường nhớ kỹ một kỷ niệm đau đớn - chắc cũng phải tác động đến họ, Kutuzov nghĩ thế.
     
"Họ phải hiểu rằng quân ta mà tấn công thì chỉ có thể thua thôi. Kiên nhẫn và thời gian: đó là hai chiến sĩ dũng mãnh nhất của ta!" -   Kutuzov nghĩ. Ông biết rằng không nên hái quả táo khi nó hãy còn xanh. Nó sẽ rụng xuống khi đã chín, còn nếu hái quả xanh thì chỉ hại quả, hại cây và hại cả mình nữa. Như một người thợ săn giàu kinh nghiệm, Kutuzov biết rằng con thú đã bị thương, và chỉ có toàn lực lượng của dân Nga mới có thể làm cho nó bị thương nặng đến như vậy được, nhưng vết thương có nguy hại đến tính mạng, thì vẫn còn là một vấn đề chưa được sáng tỏ. Bây giờ, cứ suy qua những chuyến đi của Lorixton và Berthelemy -, và những lời báo cáo của quân du kích, Kutuzov đã biết gần chắc rằng nó đã bị tử thương. Nhưng vẫn cần có thêm bằng chứng, vẫn cần phải đợi.
     
"Họ cứ muốn chạy ra xem xem họ đã đánh nó bí thương như thế nào. Hãy đợi đấy, rồi sẽ thấy. Cứ nói hành quân với tấn công mãi - Kutuzov nghĩ. - Để làm gì? Lúc nào cũng muốn tỏ ra xuất sắc! Làm như đánh nhau là một việc vui vẻ lắm không bằng. Họ chẳng khác những đứa trẻ mà khi có ai muốn hỏi xem sự việc đã xảy ra như thế nào thì cứ nói lung tung không thể nào hiểu được, bây giờ vấn đề không phải ở đấy".
   
"Mà bọn họ đề ra những cách hành quân mới tài tình chứ? Họ tưởng đâu nghĩ ra được hai ba trường hợp có thể xảy ra (ông nhớ lại bản kế hoạch tổng quát ở Petersburg) thế là dự tính được hết mọi trường hợp rồi đấy. Mà trường hợp có thể xảy ra thì vô số!".
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #687 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 08:32:21 pm »

Cái vấn đề chưa được giải quyết, là vết thương của con thú ở Borodino có nguy hại đến tính mệnh nó không, đã suốt một tháng ròng treo lơ lửng trên đầu Kutuzov. Một mặt thì quân Pháp đã chiếm Moskva. Mặt khác Kutuzov cảm thấy rõ rằng không còn chút hồ nghi, rằng cái vố kinh khủng mà ông ta đã cùng toàn dân Nga dốc hết sức lực giáng vào đầu nó, tất phải làm cho nó tử thương. Nhưng dù sao cũng phải có những bằng chứng, ông đợi những bằng chứng ấy đã một tháng nay, và thời gian trôi qua thì ông càng sốt ruột. Trong những đêm trường nằm thao thức không ngủ, Kutuzov cũng làm cái việc mà giới tướng tá trẻ tuổi vẫn làm, chính cái việc mà ông thường chê bai họ. Ông cứ nằm nghĩ ra tất cả những trường hợp có thể xảy ra, cũng đúng như bọn trẻ, chỉ khác một điều là là ông không lấy những điều dự tính ấy làm căn cứ để mưu tính việc gì cả, và không phải chỉ nghĩ ra vài ba trường hợp, mà hàng nghìn. Ông càng nghĩ lại càng thấy có thêm nhiều trường hợp. Ông nghĩ ra đủ các cách hành quân của Napoléon - di chuyển toàn quân hay từng bộ phận - hoặc tiến về Petersburg hoặc tiến đánh ông, hoặc đi vòng để vây bọc ông. Kutuzov nghĩ đến cả cái trường hợp mà ông sợ nhất, là Napoléon cũng dùng cái sách lược của chính ông để chống lại ông: ở lại Moskva đợi quân Nga, Kutuzov lại còn nghĩ đến trường hợp Napoléon cho quân lùi về Medyn và Yukhnov, nhưng là cái trường hợp duy nhất mà ông không thể ngờ được là trường hợp đã thực tế xảy ra, cái cuộc hành quân điên rồ, hốt hoảng của quân đội Napoléon trong khoảng mười một ngày đầu kể từ khi rời bỏ Moskva, một cuộc hành quân đã khiến cho cái việc mà hồi đó Kutuzov chưa dám nghĩ tới lại có khả năng trở thành sự thật: tiêu diệt hoàn toàn quân đội Pháp.

Những bản báo cáo của Dorokhov về sư đoàn Bruxie, tin tức của quân đu kích đưa về kể lại những thảm hoạ của quân Napoléon, những tin đồn về việc sửa soạn rời khỏi Moskva - mọi việc đều xác nhận ức thuyết cho rằng quân Pháp đã kiệt quệ và đang sửa soạn chạy dài, nhưng đó chỉ là những ước thuyết, giới thanh niên thì cho là quan trọng, nhưng Kutuzov thì không. Với cái lịch lãm của một ông già sáu mươi, Kutuzov biết rõ cách đánh giá các tin đồn, ông biết rằng khi người ta mong muốn một điều gì, người ta có thể tập hợp các tin tức một cách thế nào cho nó có vẻ xác nhận điều đang muốn, và sẵn sàng bỏ bớt tất cả những điều có thể chứng minh ngược lại. Và càng mong muốn điều gì đó, Kutuzov lại càng ít cho phép mình cả tin rằng nó đang trở thành hiện thực. Vấn đề này đã thu hút hết tinh lực của ông. Tất cả những việc khác đối với ông chỉ là cách thực hiện quen thuộc nếp sinh hoạt thường ngày: những cuộc nói chuyện với các sĩ quan trong bộ tham mưu, những bức thư gửi bà Mne de Stael viết từ Tarutino, đọc tiểu thuyết, ban phát huân chương, thư từ với Petersburg v.v… Nhưng sự diệt vong của quân Pháp, mà chỉ có một mình Kutuzov dự tính trước, là ước vọng tha thiết nhất, ước vọng duy nhất của ông.

Đêm mười một tháng mười ông chống khuỷu tay nằm nghĩ đến điều đó.
   
Ở phòng bên có tiếng sột soạt và tiếng bước chân của Toll, Konovnitxyn và Bolkhovitinov.

- Ai đấy? Vào, mời vào đi! Có tin gì mới? - vị nguyên soái gọi to.
   
Trong khi người cán vụ khắp nến, Toll liền kể lại các tin tức.

- Ai đem tin lại? - Kutuzov hỏi, và khi ngọn nến đã thắp lên, vẻ mặt lạnh lùng và nghiêm khắc của ông khiến Toll phải kinh ngạc.
 
- Thưa Điện hạ, không còn có thể nghi ngờ gì nữa ạ.
   
- Gọi người ấy vào đây, gọi vào đây.
   
Kutuzov ngồi buông thõng một chân xuống giường, cái bụng phệ đè lên chân kia đang xếp lại. Ông nheo con mắt độc long lại để nhìn cho rõ người tín sứ dường như muốn đọc trên nét mặt người ấy một lời giải đáp cho những điều đang khiến ông băn khoăn.

- Nói đi, nói đi anh bạn. - Kutuzov nói với  Bolkhovitinov với cái giọng trầm của các cụ già, tay cài cúc chiếc áo sơ mi hở ngực. - Lại đây, lại gần đây nào. Anh đem lại cho ta những tin gì thế? Napoléon đã rời Moskva à? Thật chứ? Hả?

Bolkhovitinov thuật lại tỉ mỉ từ đầu tất cả nhưng điều anh ta được lệnh báo cáo.

- Nói nhanh, nói nhanh đi, đừng làm ta suốt ruột, - Kutuzov ngắt lời viên tín sứ.

Bolkhovitinov đã báo cáo xong và lặng thinh đợi lệnh. Toll toan nói, nhưng Kutuzov đã ngắt lời.   Ông muốn nói một câu gì.
     
Nhưng bỗng nhiên mặt ông nhăn lại; ông khoát tay về phía Toll, quay mặt vào góc bàn thờ của gian nhà, nơi có một bức tượng Thánh tối mờ mờ.
   
- Lạy Chúa, đấng đã sáng tạo ra con! Người đã nghe lời cầu nguyện của chúng con… - Kutuzov chắp tay lại nói, giọng run run. - Nước Nga đã thoát nạn. Xin đội ơn Chúa! - Nói đoạn ông khóc nức nở.

======================================================

Chú thích:

(1) Mme de Stael (1776 - 1817) nhà văn hoá Pháp có xu hướng tự do bị Napoléon khủng bố phải lánh ra nước ngoài từ 1802, năm 1812 bà ở Nga.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #688 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 08:05:08 pm »

Phần XIII
Chương -18 -19

Từ khi được tin quân Pháp rút khỏi Moskva cho đến khi chiến dịch kết thúc, toàn bộ hoạt động của Kutuzov chỉ nhằm làm sao dùng quyền hành, dùng mưu mẹo, dùng những lời cầu xin để giữ cho quân đội khỏi lao vào những cuộc tấn công, những cuộc chuyển quân, những cuộc xung đột vô ích với một kẻ địch đang trên con đường diệt vong. Dokhturov tiến về phía Maly Yaroxlav; nhưng Kutuzov cứ chần chừ và ra lệnh rút khỏi Kaluga, cho rằng rất có thể còn phải rút xa hơn nữa.
   
Khắp các nơi Kutuzov đều rút lui, nhưng quân địch không đợi cho ông rút quân đã bỏ chạy về phía ngược lại.
     
Các sử gia của Napoléon kể lại cho chúng ta nghe cuộc hành quân khôn khéo của ông ta về phía Tarutino và Maly Yaroxlav, giả thiết những việc sẽ diễn ra nếu Napoléon kịp đem quân tới những tỉnh trù phú ở miền Nam.
     
Nhưng các sử gia đó quên mất rằng thật ra không có gì ngăn trở Napoléon tiến vào các tỉnh miền Nam này (vì quân đội Nga để cho ông ta đi lại tự do, họ lại còn quên rằng không có gì có thể cứu vãn được quân đội Napoléon, vì ngay từ lúc ấy nó đã mang trong người nó những điều kiện tất yếu của sự dồi dào ở Moskva nhưng không gìn giữ mà lại giẫm nát ra, một quân đội khi đến Smolensk đã không chịu chia lương cho quân lính mà lại phá huỷ đi, làm sao một quân đội như thế lại có thể phục hồi sinh lực ở tỉnh Kaluga, nơi mà dân cư vẫn là những người Nga như ở Moskva, và ở đấy lửa cũng có cái thuộc tính chung là đốt cháy những vật đưa vào.
     
Quân đội ấy dù ở nơi nào cũng không thể phục hồi sinh lực được. Từ trận Borodino và từ khi cướp phá Moskva, nó dường như dã mang trong mình đủ các điều kiện hoá học của sự giải thể rồi.
   
Bây giờ thì các quân đội ấy chỉ còn là một đám người bỏ chạy với những kẻ cầm đầu, chẳng biết mình chạy đi đâu, và chỉ mong có một điều (từ Napoléon cho đến từng tên lính một): làm thế nào cho bản thân mình thoát ra khỏi cái tình trạng mà do một trực giác mơ hồ họ đều biết là tuyệt vọng. Vì thế cho nên trong buổi họp hội đồng Maly Yaroxlav sau khi các tướng Pháp đưa ra nhiều ý kiến khác nhau rồi giả vờ tranh luận, thì ý kiến cuối cùng của tướng Mutong chất phác và ngây thơ, nói lên cái điểm mà ai nấy đã đang nghĩ là phải làm sao chuồn đi cho nhanh, ý kiến ấy đã làm cho mọi người câm miệng, và không có ai, ngay cả Napoléon, có thể nói một câu nào để bác lại cái sự thật mà mọi người đều công nhận.
     
Tuy ai nấy đều biết rằng cần phải rút đi, nhưng người ta vẫn xấu hổ khi nghĩ rằng mình phải bỏ chạy. Cần phải có một sức đẩy ở bên ngoài mới có thể thắng được sự xấu hổ ấy. Và cái sức đẩy đó đã đến đúng lúc. Đó chính là cái mà người Pháp gọi là "tiếng hô Ura của hoàng đế".
     
Sau hôm họp hội đồng, vào lúc sáng sớm Napoléon giả vờ muốn kiểm tra lại quân đội và quan sát cái địa điểm đã xảy ra và sắp xảy ra chiến trận, cùng với đoàn tuỳ giá gồm các thống chế và đội vệ binh cưỡi ngựa đi giữa tuyền quân. Một toán cô-dắc đang sục sạo để tìm chiến lợi phẩm tình cờ vấp phải hoàng đế và chỉ thiếu một ly nữa là bắt được ông ta. Sở dĩ lần này quân cô-dắc không bắt được Napoléon là vì cái đã đưa quân đội Pháp đến chỗ chết lại chính là cứu thoát ông ta: đó là chiến lợi phẩm. Ở đây cũng như ở Tarutino, quân cô-dắc đã bỏ người lao vào cướp chiến lợi phẩm cũ. Họ không để ý đến Napoléon, chỉ chú tâm vào chiến lợi phẩm cho nên Napoléon đã trốn thoát kịp.
   
Khi mà những đưa con đẻ của sông Đông đã có thể suýt bắt được đích thân vị hoàng đế ngay ở giữa quân đội của ngài, thì người ta có thể thấy rõ rằng không còn có thể làm gì khác hơn là chạy trốn cho nhanh theo con đường quen thuộc gần nhất.
   
Napoléon, với cái bụng phệ của một người tứ tuần, không còn cảm thấy mình tháo vát và gan dạ như trước, và đã hiểu được tầm quan trọng của sự kiện này. Do ảnh hưởng của nỗi sợ hãi mà toán quân cô-dắc đã gieo vào lòng ông ta, Napoléon lập tức đồng ý với Mutong và ra lệnh, như các sứ giả vẫn nói, rút lui về con đường Smolensk không có nghĩa là ông ta đã ra lệnh làm như thế, mà có nghĩa là những sức mạnh đang tác động vào toàn quân, hướng nó về con đường Mozaisk đồng thời cũng đã chi phối cả Napoléon.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #689 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 08:05:42 pm »

19.
       
Khi con người đang ở trong trạng thái chuyển động, bao giờ nó cũng nghĩ ra cho mình một mục tiêu của sự chuyển động đó. Muốn đi một nghìn dặm, con người cần phải nghĩ rằng cuối đoạn đường một nghìn dặm đó sẽ có một cái gì rất hay, phải tưởng tượng ra một "cõi đất hứa hẹn" mới có đủ sức mà đi như vậy được.
   
Cõi đất hứa hẹn của quân Pháp trong khi tấn công là Moskva còn trong khi rút lui thì lại là tổ quốc họ. Nhưng tổ quốc họ xa quá, và đối với một con người đang đi một nghìn dặm nhất thiết cần phải quên cái mục đích cuối cùng đi mà nghĩ rằng: "Hôm nay ta sẽ đến chỗ nghỉ đêm, sau khi đã đi bốn mươi dặm", và trong chặng đường đầu tiên, cái trạm nghỉ đêm ấy che lấp cả cái đích cuối cùng và thu hút hết mọi ước mong và hy vọng của người đi đường. Những ước vọng được biểu hiện trong từng người một bao giờ cũng khuyếch đại lên trong một đám đông.
     
Đối với cái đám người Pháp đang rút lui theo con đường Smolensk cũ, cái đích cuối cùng - tổ quốc - xa xôi quá, cho nên cái đích trước mắt tập trung tất cả những ước mong và hy vọng tăng lên gấp bội trong đám đông, cái đích trước mắt ấy là Smolensk. Như thế không phải vì họ biết rằng ở Smolensk có nhiều lương thực và nhiều quân dự trữ; không phải vì người ta nói với họ như vậy (trái lại, các giới cao cấp trong quân đội và cả Napoléon nữa cũng biết rằng ở đây rất ít lương thực), mà bởi vì chỉ có như thế họ mới có sức cử động và chịu đựng những nỗi thiếu thốn hiện tại. Những người biết sự thật cũng như những người không biết đều tự dối mình như nhau để hướng về Smolensk như hướng về một cõi đất hứa hẹn.
   
Trẩy ra con đường cái lớn, quân Pháp lao về cái mục tiêu do họ nghĩ ra với một quyết tâm phi thường, với một tốc độ chưa từng thấy. Ngoài cái nguyên nhân nói trên gắn bó đám binh sĩ Pháp thành một khối và cấp cho nó ít nhiều sức mạnh, thúc nó về một phía, còn có một nguyên nhân khác gắn bó họ với nhau. Đó là số lượng của họ. Khối người to lớn đó, dường như theo quy luật hấp dẫn trong vật lí học, thu hút vào bản thân nó những con người riêng lẻ như những nguyên tử. Cái khối hàng chục vạn người ấy chuyển động như cả một quốc gia.
     
Trong đám người ấy mỗi người đều có một mong ước là được quân địch bắt làm tù binh, thoát khỏi tất cả những nỗi khổ cực và tai ương khủng khiếp. Nhưng một mặt thì sức thu hút của mục tiêu Smolensk lôi kéo mọi người cùng lao về một phía, và mặt khác thì một quân đoàn không thể nào đi đầu hàng một đại đội, và tuy lính Pháp hễ có cơ hội thuận tiện là lập tức kiếm cách tách rời nhau ra, và hễ tìm được một lý do gì ổn ổn một chút là lập tức đầu hàng, song những cơ hội và lý do đó không phải bao giờ cũng có. Ngay cái số lượng của họ cũng như cuộc di chuyển nhanh chóng của họ làm cho họ mất cái khả năng đó và khiến người Nga không những khó lòng mà còn không thể nào ngăn chặn được cuộc di chuyển ấy, một cuộc di chuyển mà khối quân Pháp đã dồn hết sức lực của mình vào để thực hiện. Việc cắt xé một cơ thể ra bằng phương pháp cơ học không thể nào xúc tiến quá trình giải thể diễn ra nhanh hơn quá một giới hạn nào đấy.
     
Một khối tuyết không thể nào đun tan trong chốc lát được. Trong một giới hạn thời gian nhất định, dù có tăng nhiệt độ lên bao nhiêu cũng không thể làm cho tảng tuyết tan ra được, trái lại càng nóng thì chỗ tuyết còn lại càng rắn hơn.

Trong số các tướng Nga, chỉ có Kutuzov hiểu được điều đó.
     
Khi hướng tẩu thoát của quân Pháp trên con đường Smolensk đã rõ, thì cái việc mà Konovnitxyn đã dự đoán đêm mười một tháng mười bắt đầu thực hiện. Tất cả các tướng tá trong quân đội đều muốn lập công, muốn cắt đứt, muốn đuổi đánh, muốn tiêu diệt, muốn bắt sống quân Pháp, và tất cả đều đòi tấn công.
Chỉ riêng một mình Kutuzov là dốc hết sức lực (sức lực của một vị tổng tư lệnh nào cũtng vậy chẳng có được bao nhiêu) cưỡng lại chủ trương tấn công.
     
Ông không thể nói với họ cái điều mà ngày nay chúng ta vẫn nói: việc gì phải mở trận, phải chặn đường, phải mất quân lính và tàn sát những con người khốn khổ kia một cách vô nhân đạo? Việc gì phải làm như vậy, một khi từ Moskva đến Vyazma, tuy không đánh trận nào, đạo quân ấy cũng đã tiêu tan mất một phần ba? Nhưng ông đã dùng cái trí khôn già dặn của mình, lựa những điều mà họ có thể hiểu được để nói với họ: Ông kể cho họ nghe chuyện cái cầu vàng. Và họ liền chế nhạo ông ta, vu cáo ông ta, họ lăng xăng, cuống quýt, lên mặt anh hùng trước cái xác con thú đã chết.
   
Ở gần Vyazma, Yermolov, Miloradovich, Platov và một số tướng khác thấy quân Pháp gần quá, không sao cưỡng nổi ý muốn cắt đứt và đánh bật hai lữ đoàn Pháp. Để báo cáo cho Kutuzov biết việc này, họ gửi cho ông ta một phong bì đựng một tờ giấy trắng thay cho bản báo cáo.
   
Và tuy Kutuzov đã ra sức kìm giữ quân đội lại, quân đội vẫn tấn công, vẫn cố chặn đường quân Pháp. Như người ta vẫn thường kể, các trung đoàn bộ binh trong tiếng quân nhạc và tiếng trống trận, tiến lên công phá quân địch; họ giết chết và bị tổn thất hàng nghìn người.
     
Nhưng họ cắt được đường, mà cũng không đánh bật được ai. Và quân đội Pháp đứng trước nguy cơ, đã xiết chặt hàng ngũ lại, tiếp tục cuộc hành trình tai hoạ về Smolensk, trong khi vẫn tan rã một cách đều đặn.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM