Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 11:47:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273677 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 03:25:47 pm »

Phần I
Chương - 20
     
Piotr biết rất rõ cái gian phòng lớn có những dãy cột ngăn ra thành từng vòm. Trên tường chăng kín những tấm thảm Ba tư. Sau dãy cột, ở một bên có một chiếc giường gỗ đỏ cao chăng màn lụa, ở bên kia kê một chiếc tủ lớn mặt kính đựng tượng thánh. Tất cả phần này thắp đèn sáng rực như ở trong nhà thờ khi làm lễ chầu buổi tối.
   
Dưới các đường viền lấp lánh của chiếc tủ thờ có một chiếc ghế bành kiểu Volter rất lớn ở phía trên đặt những chiếc gối trắng tinh chưa có nếp nhăn, hẳn là vừa mới thay xong. Trên ghế bành một thân hình uy nghi rất quen thuộc đối với Piotr đang nằm yên, một chiếc chăn màu xanh lá cây đãp ngang bụng, và Piotr nhận ra cha chàng, bá tước Bezukhov, cũng vẫn mái tóc bạc loà xoà như bờm sư tử cũng vẫn vầng trán rộng và những nếp nhăn lớn có một vẻ gì cao quý và đặc biệt trên khuôn mặt đẹp đẽ phơn phớt màu gạch. Bá tước nằm sát dưới các tượng thánh. Hai bàn tay to phốp pháp đặt lên trên tấm chăn. Bàn tay phải úp xuống, giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt một cây nến bằng sáp ong do một người đầy tớ đứng sau ghế bành cúi lưng giữ cho thẳng. Bên chiếc ghế bành có mấy vi linh mục mặc những bộ trang phục rực rỡ và uy nghi của nhà thờ, mái tóc đài buông xoã trên áo, tay cầm những ngọn nến thắp sáng, đang khoan thai trang trọng làm lễ. Cách họ một quãng ở phía sau có hai tiểu thư, em gái công tước tiểu thư Ekaterina tay cầm mùi xoa đưa lên gần mắt, và trước mặt họ là cô chị cả, vẻ hằn học và quả quyết, mắt không lúc nào rời khỏi tượng thánh, dường như muốn nói với mọi người rằng nếu cô ta nhìn đi chỗ khác thì không còn giời đất nào nữa. Bà Anna Mikhailovna gương mặt buồn rầu nhẫn nhục và đầy vẻ từ bi tưởng chừng như sẵn lòng dung tha tất cả, và bà mệnh phụ không quen biết, thì đứng cạnh cửa vào. Công tước Vaxili đứng ở bên kia cửa, sau một chiếc ghế chạm lót nhung đặt gần chiếc ghế bành, tay trái có cầm nến tựa khuỷu vào lưng ghế, tay phải làm dấu thánh giá, cứ mỗi lần đưa ngón tay lên trán lại ngước mắt lên phía trên. Gương mặt của công tước biểu hiện vẻ ngoan đạo diềm tĩnh và phục tùng ý chí của Thượng đế. "Nếu các người không hiểu được những tình cảm này thì chỉ thiệt thân các người thôi", - vẻ mặt của công tước như muốn nói.
     
Sau lưng công tước là viên sĩ quan phụ tá, hai ông thầy thuốc và một người đầy tớ trai; như ở trong nhà thờ, nam nữ đứng riêng ra hai nơi. Mọi người đều im lãng làm dấu thánh giá, chỉ nghe thấy tiếng đọc thánh kinh, tiếng hát trầm trầm dè dặt và trong một phút im lặng có thể nghe thấy tiếng chuyển chân đứng và tiếng thở dài.
   
Bà Anna Mikhailovna, với cái vẻ quan trọng tỏ ra rằng bá tước rõ việc mình đang làm, bước ngang qua gian phòng đến gần Piotr và trao cho chàng một cây nến. Piotr thắp nến và lên vì mải lơ đễnh quan sát những người xung quanh, chàng cứ lấy tay đang cầm nến mà làm dấu thánh giá.
   
Công tước tiểu thư Sofia, một cô gái hay cười, nước da đỏ hồng có cái nết ruồi bên má, đứng nhìn Piotr, lấy khăn tay che mặt hồi lâu mới giở ra, nhưng đưa mắt nhìn Piotr, cô ta lại phì cười. Hình như cô ta không tài nào nhịn được cười khi nhìn Piotr, nhưng cũng không thể nào không nhìn anh ta được, cho nên khỏi bị cám dỗ, cô lặng lẽ lẩn ra sau một chiếc cột. Giữa chừng buổi lễ giọng hát của các giáo sĩ bỗng ngừng bặt, các linh mục thì thầm nói với nhau mấy tiếng gì không rõ, người lão bộc đang giữ cây nến trong tay bá tước đứng dậy và quay sang phía các bà. Bà Anna Mikhailovna bước lên phía trước, cúi mình trên người ốm và đưa lay ra sau lưng vẫy ngón tay ra hiệu cho Lorrain lại gần. Ông thầy thuốc người Pháp bấy giờ đang đứng tựa vào một chiếc cột, tay không cầm nến với dáng điệu cung kính của một người ngoại quốc tỏ ra rằng tuy khác tín ngưỡng, ông ta cũng hiểu hết tầm quan trọng của nghi lễ đang diễn ra và còn đồng tình nữa là khác. Với những bước đi không tiếng động của một người đang tuổi cường tráng, ông lại gần người ốm, đưa bàn tay có những ngón thon và trắng cầm lấy bàn tay không cầm nến của bá tước, nhấc lên khỏi chăn xanh, rồi quay mặt đi và bắt đầu thăm mạch, vẻ mặt trầm ngâm. Họ cho người ốm uống thuốc, lăng xăng quanh chiếc ghế bành một lúc, rồi lại tản về chỗ cũ, và buổi lễ lại tiếp tục.

Trong khoảng thời gian gián đoạn và rồi Piotr thấy công tước Vaxili rời cái lưng ghế đang vịn và vẫn cái vẻ mặt muốn cho người ta thấy rằng ông biết rõ việc mình đang làm, và nếu những người khác không hiểu ông ta thì chỉ thiệt cho họ thôi, công tước Vaxili không lại gần người ốm mà lại đi ngang kề bên, đến chỗ công tước tiểu thư Katerina đứng, rồi cùng cô đi về phía trong phòng ngủ, phía chiếc giường cao chăng màn lụa. Rời khỏi giường, cả hai khuất sau một cánh cửa ngách, nhưng trước khi buổi lễ chấm dứt, họ đã lần lượt kẻ trước người sau trở về chỗ cũ. Việc này Piotr cũng không chú ý gì hơn tất cả những việc khác vì trong lòng chàng yên chí là tất cả những việc diễn ra trước ra trước mắt mình tối hôm nay tất nhiên đều là tối cần thiết.

Tiếng hát thánh đường đã dứt, và người ta nghe giọng nói của vị linh mục đang kính cẩn mừng người ốm nhận phép nhiệm mầu.

Bá tước nằm im lìm như cũ. Chung quanh ông mọi người đều nhốn nháo, có tiếng chân bước và tiếng nói thầm, trong đó tiếng thì thầm của bà Anna Mikhailovna nghe trội hơn cả.

Piotr nghe thấy bà ta nói:

- Nhất định phải chuyển lên giường thôi, để đây thì không thể nào…
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 03:27:02 pm »

Các bác sĩ, các nữ công tước và các gia nhân vây kín lấy người ốm đến nỗi Piotr không còn trông thấy mái đầu tóc bạc loà xoà với khuôn mặt màu gạch mà nãy giờ trong buổi lễ chưa có lần nào vượt ra khỏi tầm mắt Piotr, mặc dầu trong khi đó chàng cũng vẫn trông thấy những người khác. Nhìn những cử chỉ thận trọng của mấy người đứng sát quanh chiếc ghế bành, Piotr đoán ra rằng người ta đang nâng người hấp hối lên và khiêng ông sang chỗ khác.

Có tiếng thì thào hoảng hốt của một gia nhân:

- Nắm lấy tay tôi, không buột rơi bây giờ…

- Đỡ lấy ở bên dưới… thêm một người nữa vào đây, - họ lại nói, và tiếng thở nặng nhọc cùng tiếng bước chân của các gia nhân lại càng vội vã thêm, dường như cái thân hình mà họ đang khiêng là nặng quá sức họ.

Những người khiêng bá tước, trong số đó có cả bà Anna Mikhailovna, đã đi ngang tầm chàng thanh niên, và trong một nháy mắt, ở phía sau những tấm lưng và những cái gáy của các gia nhân Piotr thoáng thấy lông ngực nở nang để trần, đôi vai vạm vỡ của người ốm nâng cao lên phía trên mấy người đầy tớ đang đỡ lấy nách ông, và mái tóc quăn loà xoà như bờm sư tử. Mái đầu ấy với vầng trán rộng khác thường, đôi gò má cao, tuy cái chết đã gần đến mà không hề biến dạng. Vẫn là mái đầu, khuôn mặt mà Piotr đã trông thấy ba tháng trước đây, khi bá tước cho chàng đi Petersburg. Nhưng hôm nay mái tóc yếu lắc lư theo những bước chân không đều của các gia nhân, và đôi mát lạnh lùng, đờ đẫn của bá tước không biết nhìn vào chỗ nào.

Người ta nhớn nhác quanh chiếc giường một lúc, rồi những người vừa khiêng bá tước tản ra. Bà Anna Mikhailovna chạm vào tay Piotr và nói; "Anh lại đây", Piotr đi với bà ta đến cạnh giường.

Trên giường người ta đã đặt người ốm nằm trong một tư thế trang trọng có lẽ là để cho thích hợp với cái phép huyền diệu vừa diễn ra.

Người ốm nằm tựa cao lên chồng gối. Hai tay ông đặt cân đối trên tấm chăn xanh bằng lụa, lòng bàn tay úp xuống dưới. Khi Piotr lại gần, bá tước nhìn thẳng vào chàng nhưng cái nhìn của bá tước thì con người không thể nào hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng. Có thể cái nhìn này chẳng nói lên điều gì hết, chẳng qua là một khi còn có mắt thì tất phải nhìn vào một chỗ nào đấy; cũng có thể cái nhìn đấy bao hàm nhiều ý nghĩa. Piotr dừng lại, không biết mình nên làm gì, và đưa mắt nhìn sang bà Anna Mikhailovna, người hướng dẫn mình, có ý dờ hỏi. Bà Anna Mikhailovna ra hiệu hấp tấp đưa mắt ra hiệu hôn bàn tay. Piotr thân trọng vươn cổ dài ra để khỏi vướng vào tấm chăn, làm theo ý bà Anna Mikhailovna và áp môi vào bàn tay rộng và đầy đặn của bá tước. Bàn tay vẫn im lìm; trên mặt bá tước cũng không có một thớ thịt nào khẽ động. Piotr lại đưa mắt hỏi bà.

Anna Mikhailovna xem bây giờ cần phải làm gì nữa. Bà Anna Mikhailovna chỉ cho Piotr chiếc ghế bành đặt cạnh giường. Piotr ngoan ngoãn ngồi xuống ghế, mắt có ý dò hỏi xem mình làm như vậy đã được chưa. Bà Anna Mikhailovna gật đầu khen được, Piotr lại lấy cái dáng điệu cân đối và ngây ngô của một pho tượng Ai Cập, hình như chàng rất lấy làm tiếc cái thân hình to béo và vụng về chiếm quá nhiều chỗ trong không gian, nên chàng đem vận dụng hết sức lực tinh thần ra để làm cho nó nhỏ bớt đi được chừng nào hay chừng ấy.

Chàng nhìn bá tước. Bá tước nhìn vào chỗ lúc nãy vừa có cái mặt của Piotr khi chàng đang đứng. Gương mặt bà Anna Mikhailovna tỏ ra rằng bà hiểu rõ cái giây phút gặp gỡ cuối cùng này giữa cha và con là quan trọng và cảm động đến nhường nào. Hai phút trôi qua mà Piotr tưởng chừng như cả tiếng đồng hồ. Đột nhiên những thớ thịt và những nếp nhăn trên má bá tước bắt đầu run rẩy, rồi mỗi lúc di chuyển mạnh hơn. Đôi môi đẹp đẽ của ông co rúm lại (mãi đến giờ Piotr mới hiểu cha mình gần cõi chết đến nhường nào), từ cái miệng méo xệch của ông ta đưa ra một tiếng ú ớ khàn khàn. Anna Mikhailovna nhìn kỹ vào mặt người ốm, cố đoán xem ông muốn gì bà chỉ vào Piotr, rồi chỉ vào chén thuốc, xong lại thầm đọc tên công tước Vaxili có ý dò hỏi, đoạn lại chỉ vào tấm chăn. Đôi mắt và nét mặt tỏ vẻ suốt ruột. Bá tước cố sức đưa mắt về phía người gia nô đang ngồi im ở đầu giường.

- Ngài muốn trở mình sang bên kia đấy, - người gia nô nói khẽ và đứng dậy để vàn tấm thân nặng nề của bả tước cho quay mặt vào tường.

Piotr đứng dậy để giúp người gia nô một tay.

Trong khi họ trở mình cho bá tước, một cánh tay của ông buông thõng ra sau lưng, bá tước cố đưa tay về phía trước, nhưng không sao nhấc lên nổi. Không biết bá tước có nhìn thấy cái vẻ kinh hãi của Piotr khi nhìn vào cánh tay cứng đờ này không, hay là trong giây lát có đó có ý nghĩ nào thoáng hiện lên trong cái trí óc đang chết dần của ông, chỉ thấy ông nhìn vào bàn tay không chịu tuân theo ý mình, rồi nhìn vẻ mặt kinh hãi của Piotr, rồi lại nhìn bàn tay, và trên gương mặt ông hiên lên một nụ cười yếu ớt, đau đớn, không hợp tí nào với nét mặt của ông, tưởng chừng như có ý giễu cợt sự bất lực của chính mình. Khi trông thấy nụ cười này, đột nhiên Piotr lông ngực run bắn lên, mũi tự dưng thấy cay xè và nước mắt rưng rưng không còn trông thấy rõ mọi vật xung quanh nữa. Người ốm đã được quay mình trở lại, mắt hướng về phía tường.
Ông thở dài một cái.

- Cụ đã thiếp đi rổi! - Anna Mikhailovna nói khi nhìn thấy nữ công tước đến thay phiên. - Ta đi đi!

Piotr ra ngoài.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:08:02 pm »

Phần I
Chương - 21
     
Trong phòng tiếp tân không còn ai, ngoài công tước Vaxili và công tước tiểu thư Katerina. Hai người đang ngồi dưới bức chân dung của nữ hoàng Ekaterina nói chuyện sôi nổi. Vừa trông thấy Piotr với bà Anna Mikhailovna, họ im bặt.

Piotr thấy hình như tay công tước tiểu thư thu một cái gì ấy. Cô ta nói thầm:

- Tôi không thể nhìn mặt bà ấy được.

- Katis đã sai dọn trà trong phong khách nhỏ - công tước Vaxili nói với bà Anna Mikhailovna. -  Khổ thân quá, bà vào trong đấy mà dùng cái gì cho lại sức, không thì quỵ mất đấy!

Với Piotr thì công tước không nói gì, chỉ nắm chặt lấy cánh tay chàng, ở phía dưới khuỷu tay một chút, ra vẻ ái ngại. Piotr cùng với bà Anna Mikhailovna đi vào một gian phòng khách nhỏ. Đó là một căn phòng nhỏ hình tròn ở giữa đặt một chiếc bàn trên có bày bộ đồ trà và mấy thức ăn nguội. Xung quanh bàn, tất cả các tân khách đến nhà bá tước Bezukhov đêm nay đều quây quần ăn lấy sức.

- Sau một đêm mất ngủ không có gì làm người ta lại sức bằng cách uống một tách nước chè Nga tuyệt diệu này - bác sĩ Lorrain nói, vẻ hoạt bát nhưng dè dặt, miệng nhấp ngụm nước trà pha trong chiếc chén tàu mỏng manh, không có quai.

Piotr nhớ rõ gian phòng khách nhỏ hình tròn này với những chiếc gương và những chiếc bàn con bày biện trong phòng. Trong những buổi vũ hội ở nhà bá tước, Piotr không biết khiêu vũ nên thích ngồi trong gian phòng này ngám các bà các cô mặc áo dài khiêu vũ, với những hạt kim cương và ngọc trai lấp lánh trên cổ và trên vai để trần, đi vượt qua phòng, ngắm mình trong những tấm gương rực sáng ánh đèn phản chiếu lại bóng họ thành ba hình. Bây giờ cũng gian phòng ấy chỉ thắp có hai cây nến sáng mờ mờ, và giữa đêm khuya trên chiếc bàn nhỏ lộn xộn một bộ đồ trà và mấy đĩa thức ăn, xung quanh có những người có dung mạo khác nhau, chẳng có vẻ gì là hội hè, đang thì thầm to nhỏ; môi cử động, mỗi lời nói của họ đều tỏ ra không có ai lãng quên cái sự việc hiện đang diễn ra và sắp diễn ra trong phòng ngủ. Piotr không ăn, tuy chàng rất muốn ăn.
   
Chàng đưa mắt nhìn người hướng dẫn mình có ý dò hỏi và thấy bà ta rón rén trở ra phòng tiếp tân, nơi công tước Vaxili ngồi lại một mình với nữ công tước Katerina. Piotr nghĩ bụng chắc phái như thế mới được; bèn chần chừ một lát rồi ra theo. Bà Anna Mikhailovna đứng bên nữ công tước và cả hai không ai nghe ai cùng tranh nhau nói một lúc, giọng thì thầm có vẻ xúc động mạnh.

- Xin công tước phu nhân tha lỗi tôi tự biết cái gì cần và cái gì không cần - công tước tiểu thư Katerina nói, hình như cô ta vẫn ở trong tâm trạng xúc động như lúc đóng sập cửa phòng riêng lại.

Anna Mikhailovna đứng chặn lối đi và phong ngủ, không để cho công tước tiểu thư đi. Bà nói giọng dịu dàng mà quả quyết:

- Nhưng thưa công tước tiểu thư, trong khi bác ấy đang cần nghỉ ngơi như thế này, e rằng như vậy sẽ làm bác phiền lòng, tội nghiệp. Trong những giờ phút như thế này lại đi nói chuyện thế tục, khi linh hồn bác đã sẵn sàng…

Công tước Vaxili ngồi trên ghế bành với cái dáng điệu quen thuộc của ông, một chân ghếch cao lên chân kia. Thớ thịt trên má công tước giật giật rất mạnh và trễ xuống, trông phía dưới mặt bạnh ra; nhưng ông vẫn có vẻ như không chú ý lắm tới câu chuyện của hai người đàn bà.

- Kìa bà Anna Mikhailovna, bà cứ để Kalis vào đi! Bà cũng biết bá tước quý mến tiểu thư như thế nào.

Công tước tiểu thư quay về phía công tước Vaxili và chỉ vào chiếc cặp da ghép mà cô đang cầm trong tay, nói:

- Tôi cũng không biết trong tờ giấy này có những gì nữa kia.

- Tôi chỉ biết ràng tờ di chúc thật hiện đang ở trong phòng giấy của bác ấy, còn đây chỉ là một tờ giấy bị bỏ quên…

Công tước tiểu thư định đi vòng qua bà Anna Mikhailovna, nhưng bà ta lại nhảy ra ngăn lại.

- Tôi biết lắm, công tước tiểu thư ạ, - bà Anna Mikhailovna nói, tay nắm lấy chiếc cặp, và nắm chặt đến nỗi có thể thấy rõ rằng bà ta không dễ gì buông nó ra đâu - Công tước tiểu thư ạ, tiểu thư là người tốt
bụng, đáng mến, tôi xin tiểu thư, tôi van tiểu thư hãy thương lấy bác ấy. Tôi xin cắn cỏ ngậm vành mà van tiểu thư như vậy.

Công tước tiểu thư lặng thinh. Chỉ còn nghe thấy tiếng hai ngưởi giằng co chiếc cặp da. Có thể thấy rõ lãng nếu công tước tiểu thư nói ra những lời lẽ của cô ta cũng chẳng có gì hay ho đối với bà Anna Mikhailovna cả. Bà Anna Mikhailovna giữ chiếc cặp rất chặt, nhưng tuy thế giọng của bà vẫn giữ được cái âm thanh trầm trầm và dịu ngọt như cũ.

- Piotr, anh lại đây một tí. Tôi nghĩ rằng trong hội đồng gia đình mà có anh ấy cũng chẳng thừa: có phải không, thưa công tước?

- Tại sao bác lại ngồi im thế hả bác? - công tước tiểu thư bỗng thét to lên, đến nỗi trong phòng bên kia khách khứa đều nghe thấy và có ý hoảng sợ. - Sao bác lại ngồi im, trong khi có kẻ không biết từ đâu đến dám tự xen vào công việc của người ta và gây chuyện ngay ở ngưỡng cửa phòng một người đang hấp hối? Đồ xảo quyệt! - Công tước tiểu thư hằn học rít lên và lấy hết sức lực giằng lấy chiếc cặp da, nhưng bà Anna Mikhailovna bước tới mấy bước để khỏi tuột và chuyển tay giữ lấy.

- Ô, - công tước Vaxili nói, giọng trách móc và ngạc nhiên - làm gì lố lăng thế kia? Hai bà buông chiếc cặp ra nào! Tôi xin hai bà!
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:08:45 pm »

Công tước tiểu thư buông ra.

- Cả bà nữa!

Bà Anna Mikhailovna không nghe.

- Bà buông ra cái nào. Tôi xin lĩnh lấy mọi phần trách nhiệm.

- Tôi sẽ vào hỏi bá tước. Tôi… thôi như thế đủ rồi bà ạ.

Nhưng thưa công tước - Bà Anna Mikhailovna nói, - sau một buổi lễ thiêng liêng như vậy công tước cũng nên để cho bác ấy được yên tĩnh một chút chứ. Đây này, anh Piotr, anh nghĩ thế nào hãy nói ra, - bà quay về phía Piotr bấy giờ vừa lại gần, ngạc nhiên trước vẻ mặt dữ tợn, mất hết vẻ lịch sự của công tước tiểu thư và cái mặt giật giật lên từng đợt của công tước Vaxili.

- Xin bà nhớ cho rằng bà sẽ chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả có thể xảy ra. - công tước Vaxili nói, giọng nghiêm nghị - bà không biết mình đang làm gì.

- Cái con mụ đê hèn này! - Công tước tiểu thư thét lên, rồi đột nhiên chồm lên người lên người bà Anna Mikhailovna và giật chiếc cặp da lại.

Công tước Vaxili cúi đầu và dang hai tay ra.

Vừa lúc ấy cánh cửa, cái cánh cửa khủng khiếp mà Piotr đã nhìn rất lâu và vừa lúc nãy mở ra rất khẽ,
bỗng mở toang ra đánh sầm vào tường một cái và cô công tước tiểu thư thứ hai chạy vụt ra, chắp tay trên ngực thốt lên, giọng tuyệt vọng:

- Các người làm sao thế? Bác ấy đang tắt nghỉ, thế mà các người để tôi ngồi một mình?

Nữ công tước tiểu thư Katerina thả rơi chiếc cặp da. Anna Mikhailovna cúi xuống lấy rất nhanh chộp lấy vật quý chạy vào phòng ngủ. Công tước tiểu thư Katerina công tước Vaxili và như sực tỉnh, liền chạy vào theo. Mấy phút sau công tước tiểu thư từ phòng ngủ bước ra trước tiên, gương mặt tái xanh và khô đét, răng cắn lấy môi dưới. Khi trông thấy Piotr, sắc mặt của cô ta lộ một vẻ hằn học không kìm giữ nổi. Công tước tiểu thư nói:

- Đấy bây giờ các người tha hồ mà ăn mừng, các người chỉ chờ có thế mà thôi!

Cô ta oà lên khóc nức nở, lấy khăn tay che mặt và bỏ chạy ra khỏi phòng.

Ra sau công tước tiểu thư là công tước Vaxili. Ông lảo đảo bước tới chiếc đi-văng Piotr đang ngồi gieo phịch người xuống, cánh tay đưa lên che mặt Piotr nhận thấy ông ta xanh nhợt đi, hàm dưới của ông rung rung như trong cơn sốt rét. Công tước nắm lấy khuỷu tay Piotr nói, giọng nghe thành thật và yếu ớt; Piotr chưa bao giờ nhận thấy công tước có một giọng nói như vậỵ:

- Trời, Piotr ạ. Chúng ta có tôi biết chừng nào, chúng ta dối trá biết chừng nào, và như thế để làm gì? Tôi đã hơn năm mươi tuổi đầu rồi… Rồi thì tôi cũng… Tất cả mọi sự đều kết thúc băng cái chết, tất cả, chết thật là khủng khiếp - Nói đến đây công tước khóc lên rưng rức.

Bà Anna Mikhailovna ra sau cùng. Bà ta rón rén bước chầm chậm lại gần Piotr.

- Piotr! - Bà nói.

Piotr nhìn bà có ý dò hỏi. Bà Anna Mikhailovna hôn lên trán Piotr, nước mắt ướt chảy cả mặt chàng. Bà im
lặng một lúc rồi nói:

- Cụ không còn nữa rồi!

Piotr nhìn bà Anna Mikhailovna qua đôi kính trắng.

- Thôi ta sẽ đưa anh về phòng. Anh cô khóc đi một chút. Không có gì có thể làm người ta khuây khoả cho bằng nước mắt.

Bà dẫn Piotr vào gian phòng khách tối mờ mờ, và Piotr lấy làm mừng rằng ở dây không ai trông thấy mặt mình. Anna Mikhailovna bỏ đi một lúc, và khi bà trở lại bà thấy chàng dang ngối đầu lên cánh tay ngủ rất say.

Sáng hôm sau Anna Mikhailovna bảo Piotr.

- Thật thế anh ạ, đây là một tổn thất lớn cho tất cả chúng ta, chứ chẳng phải mình anh. Anh thì Thượng đế sẽ phù hộ cho, anh còn trẻ thế mà nay đã nắm giữ cả một gia tài vô tận, tôi mong thế. Tờ di chúc chưa được mở ra. Tôi biết rõ anh, nên tin chắc rằng điều đó sẽ không làm anh loá mắt, nhưng người ta mà đã vào hoàn cảnh ấy tất phải có nhiều bổn phận, và phải cho xứng là người đàn ông?

Piotr im lặng.

- Có lẽ sau này tôi sẽ nói rõ cho anh rằng nếu không có tôi ở đây, thì cơ sự không biết sẽ ra sao. Anh có biết không, mới hôm kia đây cậu tôi vừa hứa với tôi là sẽ không quên thằng Boris. Nhưng cậu tôi không kịp trối trăng gì. Tôi hy vọng rằng anh sẽ làm tròn ý nghyện của cha anh!

Piotr không hiểu gì cả, chỉ im lặng nhìn công tước phu nhân Anna Mikhailovna, mặt đỏ ửng có vẻ e thẹn. Nói chuyện với Piotr xong, bà Anna Mikhailovna lên xe đến nhà bá tước Roxtov ngủ lại.

Đến sáng bà thức dậy, kể cho vợ chồng nhà Roxtov tất cả những người quen biết nghe những chi tiết về phút lâm chung của bá tước Bezukhov. Bà ta nói rằng bá tước đã từ trần đúng như chính bà ta muốn sau này mình sẽ từ trần, rằng phút lâm chung của bá tước rất cảm động, thậm chí còn có giá trị giáo dục; còn cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con bá tước thì cảm động đến nỗi hồi tưởng lại bà không thể nào cầm được nước mắt; rằng bà không biết trong hai cha con ai là người tỏ ra cao thượng hơn trong những giây phút kinh hoàng đó: người cha thì đến phút cuối cùng vẫn nhớ mọi việc và mọi người và đã nói với con những lời hết sức cảm động, còn người con thì ai nhìn cũng phải mủi lòng, anh ta đau khổ đến nỗi có thể chết đi được, ấy thế mà vẫn cố gắng dấu nỗi buồn để cho cha mình nhắm mắt được êm thấm. "Nhìn cảnh ấy thật là thương tâm, nhưng cũng thật bổ ích. Được trông thấy những người như bá tước và người con trai rất xứng đáng của ông thật thấy tâm mình như cao cả hơn lên". Bà Anna Mikhailovna nói. Về những hành động công tước tiểu thư Katerina và công tước Vaxili thì bà cũng có kể lại và tỏ ý không hài lòng, nhưng khi kể bà nói thầm rất khẽ và dặn mọi người giữ thật kín.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:26:24 pm »

Phần I
Chương - 22
     
Ở Lưxye Gorư, điền trang của công tước Nikolai Andreyevich Bolkonxki, cả nhà đang ngày ngày chờ đợi người con trai của chủ nhân là công tước Andrey và phu nhân; nhưng sự chờ đợi đó không hề đảo lộn trật tự nghiêm ngặt trong sinh hoạt của gia đình công tước. Từ ngày bị trích biếm về điền trang, dưới chiều Pavel đệ nhất, không được tham gia chính sự, nguyên soái tổng tư lệnh công tước Nikolai Andreyevich mà giới thượng lưu thường gọi đùa là quốc vương nước Phổ, vẫn sống ở điền trang Lưxye Gôrư này cùng cô con gái là công tước tiểu thư Maria và người tỳ nữ của nàng là cô Burien(1).   Dưới triều hoàng đế mới, tuy đã được phép trở lại hai kinh đô(2) công tước vẫn cứ ở lỳ nông thôn, không hề di đâu cả, và thường nói rằng có ai cần gặp công tước thì cứ việc đi một trăm năm mươi dặm(3) từ Moskva đến Lưxye Gôrư mà gặp, chứ riêng công tước thì không cần gì mà cũng không cần đến ai. Công tước thưòng nói rằng tật xấu của con người thường do hai nguyên nhân là ngồi không và mê tín, và ở đời chỉ có hai đức tính mà thôi, là hoạt động và trí tuệ. Công tước thân hành đảm nhận việc giáo dục con cái, để phát triển ở nàng hai dức tính chủ yếu này, công tước vừa dạy nàng đại số và hình học cho đến tuổi hai mươi, lại bố trí thời gian sao cho nàng lúc nào cũng có việc làm liên tiếp.
   
Chính bản thân công tước lúc nào cũng làm việc, hoặc viết tập hồi ức của đời mình, hoặc giải những bài toán cao cấp, hoặc tiện những chiếc hộp đựng thuốc lá, hoặc làm vườn và trông nom những công trình xây dựng lúc nào cũng có trong điền trang. Cho rằng trật tự là điều kiện cần nhất cho mọi hoạt động, công tước sắp đặt trật tự trong sinh hoạt của mình cực kỳ chính xác. Bữa ăn của công tước bao giờ cũng đúng giờ giấc, không phải chỉ đúng từng giờ mà còn đúng từng phút, bất di bất dịch. Đối với người nhà, từ con gái đến tôi tớ, công tước đều rất nghiêm khắc và lúc nào cũng khó tính, cho nên không hề ác mà vẫn làm cho người ta phải kính nể và e sợ hơn kẻ ác nhất thiên hạ. Tuy công tước đã về hưu và không còn ảnh hưởng gì đến công việc quốc gia, nhưng mỗi một quan tỉnh trưởng mới đổi đến địa phương này đều tự xem có bổn phận phải đến trình diện công tước và khi đến đều phải đến phòng tiếp tân chờ đợi giờ công tước ra tiếp khách đã quy định sẵn, chẳng khác gì viên kiến trúc sư trong nhà, người làm vườn hay công tước tiểu thư Maria. Và khi đã vào phòng ấy, mỗi người đều thấy tôn kính và sợ sệt hơn nữa khi cánh cửa cao và dày của phòng làm việc lại xịch mở và cái dáng mảnh khảnh của ông cụ hiện ra với bộ tóc giả(4) rắc phấn với đôi bàn tay khẳng khiu và và đôi lông mày rậm bạc trắng mà những khi cau lại thì che mờ bớt ánh sáng long lanh của đôi mắt sáng, trẻ và thông minh.

Buổi sáng hôm hai vợ chồng trẻ đến, theo thường lệ, công tước tiểu thư Maria vẻ lo sợ bước vào phòng tiếp tân, đúng giờ chào buổi sáng, vừa làm dấu thánh giá vừa đọc nhẩm một bài kinh. Ngày nào nàng cũng vào đây và cứ mỗi lần vào nàng lại đọc kinh, cầu cho cuộc gặp mặt hàng ngày diễn ra êm thấm.
   
Người lão bộc tóc rắc phấn nãy giờ ngồi trong phòng tiếp tân. lẳng lặng đứng dậy và nói thì thầm: "Xin mời tiểu thư vào".
     
Sau cánh cửa vẳng ra tiếng quay đều của một chiếc bàn tiện. Nữ Công tước rụt rè đẩy cánh cửa mở ra từ từ và dừng lại trên ngưỡng cửa. Công tước đang làm việc ở bàn tiện, ngoái nhìn về phía sau một cái rồi lại tiếp tục làm.
   
Phòng làm việc rộng thênh thang đầy những đồ đạc, rõ ràng là được dùng đến thường xuyên. Cái bàn lớn bày la liệt những sách và đồ án, những tủ kính cao đựng sách, chìa khoá đút ở ổ khoá, cái bàn nghiêng để đứng mà viết, trên mặt bàn còn một cuốn vở để mở, cái bàn tiện với những dụng cụ đặt ở xung quanh và những miếng vỏ bào rải rác, mọi thứ đều chứng tỏ một hoạt động không ngừng, về nhiều mặt và có thứ tự, ngăn nắp. Động tác của cái chân nhỏ đi ủng tartar thêu ngân tuyến, sức ấn mạnh của bàn tay khô và gân guốc tỏ ra công tước còn giữ được sức khoẻ bền bỉ và giỏi chịu đựng của một ông già quắc thước. Sau khi đạp dấn thêm vài vòng bánh xe, công tước nhấc chân ra khỏi bàn đạp, lau con dao tiện, ném nó vào một cái túi da móc ở bàn tiện rồi đi đến cạnh bàn, gọi con gái lại.

Công tước không bao giờ làm dấu thánh cầu phước cho con cái, chỉ đưa cái má lởm chởm râu ria sáng hôm nay chưa cạo, cho con hôn, rồi đưa mắt nhìn con một cách nghiêm nghị nhưng đồng thời có vẻ ân cần âu yếm, và chỉ nói:

- Đây bài ngày mai, - vừa nói vừa mở nhanh trang vở và lấy móng tay đánh dấu từ đoạn này đến đoạn kia.
     
Công tước tiểu thư cúi nhìn trang vở trên bàn.

Bỗng công tước nói:

- Khoan đã, con có cái thư đây - vừa nói vừa rút từ một cái túi treo trên bàn ra một chiếc phong bì, nét chữ đàn bà và ném lên bàn.

Nhìn thấy phong thư, mặt công tước tiểu thư đỏ ửng lên từng đám. Nàng vội vàng cầm lấy và cúi xuống xem.

- Cô Eloyza (5) à? - công tước hỏi, miệng mỉm một nụ cười lạnh lùng để lộ hai hàm răng màu vàng ngà nhưng còn chắc.

- Vâng ạ, của Juyly - tiểu thư Maria rụt rè liếc nhìn phong thư và mỉm cười bẽn lẽn.

- Cha cho phép con nhận hai bức thư nữa. - công tước lại nói, giọng nghiêm nghị - nhưng đến cái thứ ba thì cha đọc đấy. Cha ngại rằng thư chỉ viết những chuyện nhảm nhí. Cha sẽ đọc cái thứ ba đấy.

- Thưa cha, cha cứ đọc cái này cũng được ạ - nữ công tước vừa nói vừa đưa thư cho cha, mặt càng đỏ bừng.

Công tước gạt bức thư ra, và chỉ thốt lên mấy tiếng ngắn gọn:

- Cái thứ ba, đã bảo là cái thứ ba kia, - rồi chống khuỷu tay xuống bàn, kéo về phía mình cuốn vở đầy những hình vẽ hình học.

- Này tiểu thư nhìn đây, hai hình tam giác này đồng dạng: góc a b c… - Ông già bắt đầu giảng bài, đầu cúi xuống cuốn vở, gần sát mặt con và một tay vòng ra sau lưng ghế bành của công tước tiểu thư làm cho nàng cảm thấy bị bao trùm tứ phía giữa mùi thuốc lá và cái mùi găn gắt của người già mà nàng đã quen từ lâu.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #55 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:27:28 pm »

Tiểu thư Maria khiếp sợ nhìn đôi mắt cha sáng long lạnh ngay bên cạnh; mặt nàng lại đỏ lên từng đám, rõ ràng là nàng chẳng hiểu gì nàng sợ quá, và càng sợ lại càng không hiểu nổi những lời giảng của cha, dù giảng rõ đến đâu. Không biết đây là lỗi ông giáo hay lỗi người học trò, nhưng cái cảnh ấy ngày nào cũng lại diễn ra: mắt tiểu thư cứ hoa lên, nàng chẳng nhìn mà cũng chẳng nghe gì hết, nàng chỉ cảm thấy ngay sát mặt mình cái mặt khô khan của ngùời cha nghiêm khắc, chỉ nghe hơi thở và ngửi thay cái mùi của cha và chỉ mong sao ra khỏi cái buồng này cho nhanh để về buồng mình và tha hồ suy nghĩ về bài toán. Ông đã sốt ruột, dịch lui dịch tới, chiếc ghế bành kêu ầm ầm, cố dằn lòng cho khỏi nổi nóng và nỗi lần không nhịn được lại buông ra một tiếng rủa, có khi ném cả cuốn vở đi.
   
Công tước tiểu thư trả lời sai.

- Nào, sao mà ngu thế! - công tước kêu lên, tay ẩy cuốn vở, và quay mặt đi rất nhanh. Nhưng ông lại lập tức đứng phắt dậy, đi vài bước, rổi lấy tay chạm khẽ lên tóc con và lại ngồi xuống.
     
Công tước kéo ghế lại gần và giảng bài tiếp.
Khi công tước tiểu thư cầm lấy vở với những bài toán mới ra, gấp lại và sửa soạn đi ra thì công tước nói:

- Thế chẳng được đâu, con ạ, chẳng được đâu. Toán học quan trọng lắm con ạ. Ta không muốn con giống các bà phu nhân ngu ngốc thời nay. Con kiên nhẫn rồi thế nào cũng thích học. - Công tước vuốt má con rồi nói thêm - Rồi cái ngu sẽ ra khỏi đầu con.
     
Nàng đã toan đi ra, nhưng công tước ra hiệu bảo đứng lại và lấy trên bàn một cuốn sách mới chưa đọc.

- Này, còn cái "chìa khoá của cõi bí mật" gì đấy mà chàng Eloyza của cô vừa gửi đến. Sách tôn giáo. Ta không can thiệp vào tín ngưỡng của ai hết… ta chỉ lật xem qua. Cầm lấy. Thôi đi đi!
Công tước vỗ nhẹ vai con rồi thân hành ra đóng cửa phòng.
   
Công tước tiểu thư Maria trở về phòng riêng với cái vẻ buồn rầu và hoảng sợ không mấy khi rời khỏi nàng và càng làm cho bộ mặt ốm yếu và không hấp dẫn của nàng thêm tẻ đi; nàng ngồi vào bàn viết để la liệt những sách, những vở và những bước chân dung thu nhỏ. Cha nàng ngăn nắp bao nhiêu thì nàng lại lộn xộn bấy nhiêu. Nàng để cuốn vở hình học xuống và sết ruột bóc phong thư.

Đó là thư của người bạn ấu thời thân nhất của nàng, và chính nàng Juyly Karaghina đã có mặt ở ngày lễ của gia đình Roxtov.

Juyly viết:

Bạn hiền yêu quý,

Sự vắng mặt thật là khủng khiếp và đáng sợ. Tôi đã hoài công tự nhủ rằng một nửa cuộc đời tôi và hạnh phúc của tôi là ở bạn, và tuy xa cách nhau, lòng chúng la vẫn gắn bó khăng khít với nhau bằng những mối dây không có gì cởi bỏ được. Ấy thế mà lòng tôi vẫn nổi dậy phản kháng số phận và dù quanh tôi có bao nhiêu cuộc chơi và trò tiêu khiển, tôi cũng không thể nào thắng được một nỗi buồn u uủan ở tận đáy lòng từ khi chúng ta xa nhau. Tại sao chúng ta không được cùng nhau đoàn tụ như trong mùa hè vừa qua, trong căn phòng lớn của bạn, trén chiếc trường kỷ xanh, chiếc trường kỷ dành riêng cho những lời tâm sự? Tại sao tôi lại không có thể, như cách đây mới ba tháng, tìm lấy những sức mạnh tinh thẩn mới trong cái nhìn dịu dàng trầm tĩnh mà sâu sắc làm sao của bạn, cái nhìn của tôi hằng yêu quý, mà tôi tưởng như nhìn thấy trước mắt khi viết thư này.
     
Đọc đến đây tiểu thư Maria thở dài và liếc nhìn sang tấm gương áo bên tay phải nàng. Mặt gương phản chiếu lại cho nàng hình ảnh tấm thân yếu duối xấu xí và bộ mặt gầy gò của nàng. Đôi mắt, lúc nào cũng buồn, bây giờ ngãm nhìn mình ở trong gương lại còn lộ vẻ thất vọng khác thường. Nàng liền quay mặt đi và đọc nốt, vừa đọc vừa nghĩ: "Chị ấy nịnh mình". Nhưng Juyly không nịnh bạn: quả thật đôi mắt của công tước tiểu thư to, sâu và sáng (từ đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại toả ra từng luồng một) đẹp đến nỗi nhiều khi nó làm cho khuôn mặt vô vị có sức quyến rũ hơn là khuôn mặt đẹp. Nhưng nữ công tước không bao giờ thấy vẻ đẹp ấy của đôi mắt mình, vì vẻ ấy chỉ hiện ra những khi nàng không nghĩ đến mình. Cũng như mọi người hễ nàng nhìn vào gương và gương mặt nàng lại có một vẻ gò bó thiếu tự nhiên trông xấu hẳn đi.
Nàng đọc nốt bức thư.

Khắp Moskva chỉ toàn nói chuyện chiến tranh. Một trong hai anh tôi đã gặp ở nước ngoài, một anh đang theo quân quân cận vệ lên đường ra biên giới. Đức hoàng thượng kính mến của chúng ta đã từ giã Petersburg và theo nhiều người nói thì người định đem tấm thân vàng ngọc ra xông pha nơi mũi lên hòn đạn. Cầu Thượng đế cho con quái vật Corse bị tiêu diệt do bàn tay của thiên thần mà Đấng tối cao đã rủ lòng từ bi ban cho chúng ta làm chúa tể. Không nói đến hai anh tôi, cuộc chiến tranh này đã làm cho tôi mất một mối quan hệ thân thiết nhất đối với lòng tôi. Tôi muốn nói đến cậu: Nikolai Roxtov là người đã vì lòng nhiệt thành bồng bột mà không thể chịu nổi cảnh ngồi không và đã bỏ trường Đại học để tòng quân. Ấy Mari thân mến ạ, xin thú thật với bạn rằng, tuy tuổi cậu ta rất trẻ, nhưng cậu ta ra đi như vậy cũng là một nỗi buồn vô hạn cho tôi. Chàng thanh niên ấy mà tôi đã nói chuyện với bạn trong dịp hè từa qua, tâm hồn thật cao thượng, thật là trẻ trung, trong sáng, trong thế kỷ chúng ta đang sống đây thật khó mà gặp một người như thế giữa những ông lão hai mươi tuổi của chúng ta. Nhất là chàng thẳng thắn và có tình hết sức. Chàng trong trắng là nên thơ đến nỗi mối quan hệ của tôi với chàng, tuy ngắn ngủi, cũng là một trong những niềm vui sướng dịu dàng nhất cho quả tim đáng thương của tôi chưa chi đã phải trải qua biết bao đau khổ. Rồi tôi sẽ kể cho bạn nghe phút từ biệt giữa chúng tôi, những điều chúng tôi đã nói với nhau. Tất cả những việc ấy hãy còn quá mới mẻ. Ồ! Bạn thân mến, bạn thật sung sướng vì bạn không phải biết đến những niềm vui ấy và những nỗi khổ xót xa ấy. Bạn sung sướng vì những nỗi khổ thường vẫn mãnh liệt hơn những niềm vui! Tôi thừa biết rằng bá tước Nikolai trẻ quá nên đối với tôi chàng không bao giờ có thể là gì khác hơn là một người bạn, nhưng cái tình bạn dịu dàng ấy, những quan hệ thật là nên thơ, thật là trong trắng ấy quả là một nhu cầu của lòng tôi. Nhưng thôi đừng nói chuyện ấy nữa. Cái tin quan trọng nhất mấy hôm nay mà khắp Moskva đều bàn tán là tin bá tước Bezukhov chết và cái gia tài của bá tước để lại. Bạn hãy tưởng tượng là bà công tước tiểu thư chỉ được một phần rất nhỏ thôi, công tước Bazil(6) thì chẳng được chút gì còn chính ông Piotr thì lại được hưởng tất cả, đã thế lại còn được công nhận là con trai chính thức và vì vậy được lập tước của cha và trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những gia tài lớn nhất nước Nga.

Người ta còn kể lại công tước Bazil đã đóng góp một vai trò rất xấu xa trong tất cả câu chuyện ấy và ông ta đã phải tiu nghỉu mà trở về Petersburg.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #56 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:29:05 pm »

Tôi xin thú thật là tôi chẳng hiểu gì về tất cả những chuyện chúc thư và gia tài ấy cả, tôi chỉ biết rằng từ cái ngày anh chàng thanh niên mà tất cả chúng ta đều hiểu chỉ biết với cái tên là ông Piotr cộc lốc ấy nay trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những tài sản lớn nhất nước Nga, thì tôi rất buồn cười nhận thấy những sự thay đổi trong lời ăn tiếng nói, trong cách đối xử của những bà mẹ có nhiều con gái đến tuổi gả chồng và cả các tiểu thư nữa đối với cái anh chàng ấy mà xin nói thêm là xưa nay tôi vẫn cho là một người khờ khạo. Cũng như từ hai năm nay, người ta vẫn gán đùa cho tôi những vị hôn phu mà thường chính tôi không hề biết đến, ngày nay thời sự hôn nhân ở Moskva đã gọi tôi là bá tước phu nhân Bezukhov. Nhưng bạn cũng thấy rằng tôi không hề có ý muốn trở thành các bà phu nhân ấy một chút nào cả. Nhân việc gả bán, bạn có biết là mới gán đây thôi "bà dì nói chung" là Anna Mikhailovna có nói riêng với tôi một việc tối mật là việc dự định hôn nhân cho bạn. Người ấy chính là con trai công tước Bazil, chàng Anatol không hơn không kém. Người ta muốn ổn định cuộc sống cho chàng ta bằng cách kiếm cho chàng một người vợ giàu có, quyền quý, và người được bố mẹ chàng chọn chính là bạn. Tôi không biết bạn sẽ có thái độ như thế nào đối với việc này, nhưng tôi tự thấy có bổn phận báo trước cho bạn biết. Người ta bảo chàng rất đẹp trai nhưng hạnh kiểm kém lắm; tôi chỉ biết về chàng có thế thôi!

"Nhưng nói chuyện phiếm như thế đã nhiều quá rồi. Tôi đã viết hết đến tờ giấy thứ hai rồi và bà cụ tôi dang cho gọi di ăn bữa chiều ở nhà gia đình Apraksin. Bạn hãy đọc cuốn sách thần bí mà tôi gửi cho bạn, ở đây người ta đang tranh nhau dọc dữ lắm. Mặc dù trong ấy có những điều khó hiểu thấu đối với trí thông minh hèn kém của loài người, đó cũng là một cuốn sách tuyệt; đọc nó linh hồn ta sẽ được yên tĩnh và thanh cao. Chào bạn. Bạn cho tôi gửi lời kính chào lệnh nghiêm và thăm sức khoẻ cô Burien? Hôn bạn thân tiết như lòng tôi hằng yêu bạn.

Juyly

T.B - Bạn cho biết tin tức lệnh huynh và bà vợ xinh xắn dễ thương của ông ta
".
                                   
***
   
Nữ công tước suy nghĩ, rồi mỉm cười, đôi mắt long lanh làm khuôn mặt sáng lên và khác hẳn đi. Bỗng nàng đứng dậy, nặng nề bước tới bàn viết. Nàng lấy giấy ra, bắt đầu viết lia lịa.
Và đây là bức thư trả lời.

"Bạn hiền yêu quý,

Thư của bạn ngày 13 làm cho tôi thi sướng vô cùng, Juyly nên thơ của tôi ơi, thế ra bạn vẫn yêu tôi đấy ư? Sự xa cách mà bạn nguyền rủa nhiều thế, vẫn không hề ảnh hưởng gì tới bạn ư? Bạn phàn nàn về nỗi xa cách - tôi biết nói làm sao; một thân một mình, thiếu hết những người thân thiết, không biết tôi có dám phàn nàn hay không? Ôi! Nếu chúng tôi không có tôn giáo để an ủi, thì cuộc đời này sẽ buồn biết mấy. Tại sao khi bạn kể cho tôi nghe lòng yêu mến của bạn đối với chàng thanh niên ấy bạn lại cho là tôi sẽ nhìn bạn với đôi mắt nghiêm khắc? Về phương diện ấy, tôi chỉ nghiêm khắc với bản thân tôi mà thôi. Tôi hiểu những tình cảm ấy ở người khác và nếu tôi không thể tán thành vì tôi chưa hề biết đến những tình cảm ấy, thì tôi cũng không hề lên án nó bao giờ cả. Tôi chỉ nghĩ rằng lòng thương yêu của Cơ đốc giáo, lòng thương yêu đồng loại lòng thương yêu cả kẻ thù còn quý hơn, dịu dàng hơn, tốt đẹp hơn những tình cảm mà đôi mắt đẹp của một chàng thanh niên có thể thức tỉnh trong một thiếu nữ mơ mộng và có tình như bạn.

Tin bá tước Bezukhov mất, chúng tôi nhận được trước thư bạn, tin ấy làm cho cha tôi rất xúc động. Cha tôi bảo bá tước người đại diện gần cuối cùng của thế kỷ vĩ đại trước và bây giờ là đến lượi cha tôi, nhưng cha tôi sẽ cố hết sức làm cho lượt mình đến thật chậm. Cầu thượng đế giữ cho chúng tôi khỏi phải cái tai hoạ ghê gớm ấy.

Còn ý kiến của bạn lề Piotr thì tôi không tán thành, vì tôi biết Piotr từ thuở bé. Tôi nghĩ rằng anh ta bao giờ cũng rất tốt bụng vì đó là đức tính mà tôi quý nhất ở những người khác. Còn về gia tài của anh ta và về vai trò của công tước Bazil trong việc ấy thì thạt cũng đáng buồn cho cả hai người. Ôi! Bạn thân mến ạ. Chúa cứu thế thiêng lirng của chúng ta đã nói một cách ghê gớm: tôi phàn nàn cho công tước Bazil, nhưng tôi chỉ tiếc cho Piotr hơn nữa. Trẻ tuổi như vậy mà mang lấy gánh nặng của bấy nhiêu tài sản, anh ta sẽ phải chịu biết bao nhiêu là cám dỗ! Nếu có ai hỏi tôi mong muốn cái gì hơn hết trên đời thì xin thưa là tôi chỉ muốn nghèo hơn người hành khất nghèo nhất.

"Bạn thân mến ạ, xin cám ơn bạn nghìn lần về việc bạn đã gửi cho chôn sách mà ở chỗ bạn người ta đang tranh nhau đọc và bàn tán dữ dội. Nhưng vì bạn bảo rằng giữa nhiều điều rất hay, còn có những điều mà sức nhận định hèn kém của người đời không thể hiểu được thì còn thu được kết quả gì, và như vậy chỉ mất công vô ích. Tôi không bao giờ hiểu được một số người cứ say mê những sách thần bí để làm cho lý trí của mình rối như mớ bòng bong; những sách ấy chỉ làm cho óc họ nảy ra những mối hoài nghi, trí tưởng tượng của họ bị kích thích quá độ và tính tình họ trở nên quá khích, hoàn toàn trái với tính giản dị Cơ đốc. Chúng ta cần nên đọc sách Sứ đồ và Sách phúc âm. Không nên tìm hiểu những điều bí ẩn trong những sách ấy, vì chúng ta chỉ là những kẻ lội lỗi khốn khổ, làm sao chúng ta dám có tham vọng thâm nhập cào những bí ẩn ghê gớm và thiêng liêng của Thượng đê trong khi chúng ta còn mang cái hình hài xác thịt nó dựng nên giữa Đấng Vĩnh cửu với chúng ta một bức màn không nhòm qua được vậy? Chúng ta chỉ nên học những nguyên lý cao cả mà Chúa Cứu thế thiêng hêng của chúng ta đã truyền lại để dạy cho chúng ta cách xử sự trên thế gian này; Chúng ta phải cố theo đúng lời dạy của Người và phải tự nhủ rằng càng ít đưa trí thệ hèn kém của loài người bay bổng lên cao, chúng ta càng làm cho Thượng đế hài lòng, vì Thượng đế không thừa nhận bất cứ hiểu biết nào không phải do người đưa đến cho ta: ta càng ít đi sâu vào những điều mà Người đã có lòng không muốn cho ta hiểu biết thì Người càng sớm cho ta nhìn thấy những hiểu biết ấy do linh trí thần thánh của Người.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #57 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:31:01 pm »

"Cha tôi không nói năng gì với tôi về người cầu hôn, nhưng cho tôi biết là có nhận được một bức thư của công tước đến thăm. Còn về việc dự định hôn nhân cho tôi thì xin nói với bạn yêu quý rằng tôi nghĩ hôn nhân là một thể chế thiêng liêng mà ta phải thân theo. Nếu có lúc nào Đấng Tối cao ràng buộc cho tôi những bổn phận làm vợ làm mẹ, thì dù có nặng nề, cực khổ đến đâu tôi cũng sẽ cố hết sức một lòng trung thành làm tròn các bổn phận ấy, không băn khoăn suy tính gì về những tình cảm của mình đối với người mang Thượng đế sẽ ban cho mình làm chồng.

Tôi có nhận được một bưc thư của anh tôi báo tin sẽ cùng vợ về Lưxye Gôrư. Nhưng đó chỉ là một niềm vui ngắn ngủi vì anh tôi sẽ từ giã chúng tôi để tham gia trận chiến tranh khốn khổ mà chúng ta đang bị tôi cuốn vào, vì lẽ gì và bằng cách nào thì chỉ có Thượng đế mới biết được mà thôi. Không phải chỉ có chỗ bạn là nơi trung tâm sự vụ và giao thế người ta mới mới nói toàn chuyện chiến tranh, mà ở đây, giữa những nỗi khó nhọc của đời sống thôn đã và cảnh tĩnh mịch của thiên nhiên, như người thành thị vẫn thường hình dung chốn thôn quê, những tin đồn về chiến tranh cũng lan tới và gây một ấn tượng rất nặng nề. Cha tôi suốt ngày chỉ nói đến tiến quân và lui quân là những việc mà tôi không hiểu gì hết; và ngày hôm kia theo thường lệ đi dạo trên con đường làng, tôi được chứng kiến một cảnh não lòng… Phải thấy tình cảnh những bà mẹ, những người vợ, những đứa con của người ra đi, phải nghe tiếng khóc nức nở của kẻ ở cũng như người đi! Tựa hồ nhân loại đã quên hết phép tắc của Đấng Cứu thế thiêng liêng, đã thuyết giáo cho mọi người phải có lòng thương, phải biết tha thứ những điều xúc phạm là nhân loại chỉ còn cho giá trị lớn lớn lao nhất của mình là ở trong cái thuật chém giết lẫn nhau.

Chào bạn hiền yêu quý. Cầu xin Đấng Cứu thế thiêng liêng và Đức Mẹ chí Thánh của Người đặt bạn dưới sự che chở thiêng liêng và mạnh mẽ của mình.

"Mary!"


***

- À, tiểu thư gửi thư đấy à, tôi cũng vừa gửi thư về cho người mẹ đáng thương của tôi. - Cô Burien tươi cười nói liến thoắng, giọng kim thanh thanh uốn lưỡi nghe rất dễ chịu. Trong bầu không khí trầm lặng, buồn rầu, ủ rũ bao quanh tiểu thư Maria, cô ta mang đến một thế giới khác hẳn, vui vẻ, phù phiếm và tự mãn.

Cô ta lại hạ thấp giọng nói tiếp:

- Tiểu thư ạ, tôi phải báo trước để tiểu thư biết là công tước vừa mới to tiếng với Misel Ivanov, cô ta uốn lưỡi đặc biệt khi nóì hai chữ to tiếng và lấy làm thích thú thưởng thức tiếng nói của mình. - Công tước đang bực mình, gắt tợn. Phải dè chừng đấy tiểu thư ạ?

Công tước tiểu thư Maria đáp:

- Ở tôi đã yêu cầu cô đừng bao giờ báo trước cho tôi về thái độ của cha tôi cả. Tôi không hề dám tự tiện xét đoán gì về cha tôi và tôi không muốn những người khác xét đoán về cha tôi.

Tiểu thư liếc nhìn đồng hồ treo và thấy đã quá giờ tập dánh dương cầm mất năm phút; vẻ hoảng hốt, nàng đi vào phòng khách.
   
Theo đúng thời gian biểu đã định, từ giữa trưa đến hai giờ chiều lão công tước nghỉ, còn nàng thì đánh dương cầm.

==========================================

Chú thích:

(1) M.elle Bourienne. Một thiếu nữ được nuôi trong các gia đình quý tộc đề làm bạn với các tiểu thư.

(2) Petersburg và Moskva.

(3) Trong danh sách này chúng tôi có từ "dặm" để chỉ dặm Nga (vetxta) bằng 1,060 km: đối với các đơn vị đo khoảng cách khác thường dịch là dặm (mille, lieu v.v…) Chúng tôi sẽ ghi rõ là dặm Anh, hải lý v.v…

(4) Ở thế kỷ 18 những người thượng lưu mang một bộ tóc giả ngắn chỉ xuống đến cổ, phía sau gáy có một
cái bím ngắn thắt nơ. Bộ tóc giả đó màu nhạt và rắc phấn rất dày. Ở thế kỷ 19 không có mấy ai dùng nữa.

(5) Héleise. Ý công tước châm biếm nhắc đến nhân vật lãng mạn của Rousseau trong tiểu thuyết "Nàng
Eloyza mới".

(6) Basile (tên Pháp) tức là Vaxili.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #58 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:32:28 pm »

Phần I
Chương - 23

Người hầu buồng tóc bạc đang ngồi ngủ gật, tai lắng nghe tiếng ngáy của công tước ở trong phòng làm việc rộng thênh thang. Từ một căn phòng ở mãi phía bên kia nhà, qua mấy làn cửa đóng, vẳng đến những đoạn khó đánh của một bản sonata(1) của Dusek(2) tập đi tập lại đến hai mươi lần.
   
Đúng lúc ấy, một chiếc xe hòm song mã và một chiếc Britxka đỗ trước thềm; công tước Andrey từ trên xe hòm bước xuống, đỡ người vợ xinh xắn bước ra và nhường cho nàng bước lên trước.

Người lão bộc Tikhôn, đầu đội tóc giả, ló đầu qua cửa phòng đợi khe khẽ báo tin rằng công tước đang nghỉ trưa, rồi vội vàng đóng cửa lại. Tikhôn biết rằng con trai công tước đến hay bất cứ việc gì xảy ra, dù là việc phi thường đến đâu, cũng không thể sai lệch thời gian biểu hàng ngày. Hẳn công tước Andrey cũng biết như vậy, chàng nhìn đồng hồ như để kiểm nghiệm xem những thói quen của cha có thay đổi gì từ khi chàng vắng mặt không, và khi đã thấy rằng những thói quen ấy vẫn như cũ, chàng quay lại bảo vợ:

- Hai mươi phút nữa cha mới dậy. Ta vào phòng Maria đi.
   
Công tước phu nhân nhỏ nhắn dạo này có đẫy ra, nhưng khi nàng nói đôi mắt và cái môi ngắn có lông tơ vẫn cong lên vui vẻ và duyên dáng.

- Ồ thật là một cung điện. Thôi nhanh đi, nhanh đi. - Nàng vừa nói với chồng vừa nhìn sang quanh nhà, vẻ như đang khen vị chủ nhân của một buổi vũ hội. Nhìn quanh nàng, nàng mỉm cười với Tikhôn, với chồng, với người hầu đang dẫn họ vào.

- Maria đang tập đàn phải không? Đi khẽ chứ, làm cho cô ấy ngạc nhiên mới được!

Công tước Andrey đi theo nàng, vẻ lễ độ và buồn buồn. Đi qua mặt người lão bộc, chàng đưa tay cho ông lão hôn và nói:

- Lão rày già đi đấy, Tikhôn ạ.

Trước khi hai người đến căn phòng có tiếng dương cầm vẳng ra thì một cô gái người Pháp xinh xắn tóc bạch kim đã từ một cái cửa ngang nhanh nhẹn bước ra. Cô Burien tựa hồ phát điên lên vì vui sướng. Cô ta nói:

- A! đã về đây rồi. Công tước tiểu thư vẽ sung sướng biết chừng nào! Tôi phải vào báo với tiểu thư mới được!

Công tước phu nhân ôm hôn cô Burien và ngăn lại:

- Đừng, đừng, xin cô… Cô là Burien. Tôi đã biết cô vì tình bạn của cô em chồng tôi đối với cô.   Đừng báo, cô ấy không biết chúng tôi đến đâu.

Họ lại gần cánh cửa phòng khách, nơi vẫn vẳng ra cái đoạn nhạc đánh đi đánh lại mãi. Công tước Andrey dừng lại, cau mày như đang chờ đợi một điều gì khó chịu.

Công tước phu nhân bước vào. Tiếng nhạc ngừng bặt giữa chừng; người ta nghe một tiếng kêu, những bước chân nặng nề của tiểu thư Maria và tiếng hôn hít. Khi công tước Andrey vào thì hai người đang ôm nhau hôn lấy hôn để bạ chỗ nào thì hôn ngay vào chỗ ấy tuy hai người mới chỉ gặp nhau có một lần ngắn ngủi hôm lễ cưới của chàng. Cô Burien thì đứng bên cạnh, hai tay ép lên ngực và mỉm cười hể hả: rõ ràng lúc bấy giờ cô ta sẵn sàng khóc ngay hay cười ngay cũng được. Công tước Andrey nhún vai và cau mày, như người sành nhạc nghe phải một tiếng đàn sai cung bậc. Hai người buông nhau ra, rồi như sợ không còn có thì giờ nữa, lại nắm lấy tay nhau đưa lên môi hôn, giằng tay lại, rồi ôm lấy nhau và hôn hít, và thật là công tước không thể ngờ tí nào, cả hai oà lên khóc rồi lại ôm nhau hôn nữa. Cô Burien cũng khóc theo. Công tước Andrey thấy ngượng quá; nhưng hai người thì khóc rất tự nhiên, hình như họ không thể tưởng tượng cuộc gặp gỡ này có thể diễn ra cách nào khác. Bỗng cả hai đều nói và đều bật lên tiếng cười.

- A! Chị… A! Maria… Đêm qua em nằm mê thấy… Cô không biết chúng tôi đến hôm nay chứ? Ô! Maria, nom cô gầy đi… Còn chị thì đẫy ra…

Cô Burien chêm vào:

- Tôi nhận ra công tước phu nhân ngay.

Nữ công tước Maria nói:

- Thế mà em không hề ngờ đấy! Ồ Andrey, lúc nãy em chưa trông thấy anh.

Công tước Andrey hôn em; và cầm tay em, công tước bảo rằng nàng cũng vẫn hay khóc như xưa. Công tước tiểu thư Maria quay về phía anh và qua hàng mi, đôi mắt to sáng bây giờ rất đẹp của nàng nhìn lên mặt anh, cái nhìn âu yếm, ấm áp và dịu dàng.

Công tước phu nhân nói không ngớt miệng. Cái môi trên hơi ngắn, phơn phớt lông tơ chốc chốc lại hạ xuống, chạm rất đúng vào chỗ cái môi dưới đỏ thắm như son, rồi lại cong lên trong khi một nụ cười rạng rỡ ánh lên từ hàng răng trắng bóng và từ đôi mắt long lanh. Nàng kể lại việc không may mắn xảy ra cho hai vợ chồng ở núi Xpatxkaya suýt nguy hiểm đến cái thai của nàng, rồi ngay sau đó nàng bảo là nàng để lại tất cả áo xống ở Peterburg và đến đây không biết lấy gì mà mặc nữa, nào là Andrey đã thay đổi hẳn, nào là Kitty Ozytxova đã lấy một ông lão, người ta đã chọn cho tiểu thư Maria một vị hôn phu thật sự, nhưng việc đó sau này sẽ nói chuyện. Công tước tiểu thư Maria vẫn lẳng lặng nhìn anh, đôi mắt đẹp đẽ chứa chan âu yếm và buồn rầu. Rõ ràng là ý nghĩ của nàng đã quay sang một hướng khác, không liên quan gì đến những chuyện mà chị dâu nàng đang kể. Giữa lúc công tước phu nhân đang kể lại buổi dạ hội vừa qua ở Peterburg thì nàng quay sang phía anh thở dài rồi hỏi:

- Anh quyết ra trận thật đấy à, anh Andrey?

Liza cũng thở dài:

- Ừ, mai đã đi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #59 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 09:33:27 pm »

Anh ấy bỏ tôi ở đây; có trời biết tại sao, trong khi anh ấy có thể được thăng chức…

Nữ công tước tiểu thư Maria không để nàng nói hết và cứ theo dòng tư tưởng riêng của mình âu yếm nhìn vào cái bụng chị dâu hỏi:

- Chắc đấy chứ?

Công tước phu nhân biến sắc đi. Nàng thở dài nói:

- Vâng, chắc chứ? Ôi thật đáng sợ

Cái môi xinh xắn của Liza hạ xuống. Nàng ghé sát mặt vào mặt cô em chồng rồi bỗng dưng khóc oà lên.
Công tước Andrey cau mày nói:

- Liza cần nghỉ ngơi. Phải không mình? Em đưa chị sang phòng em, để anh sang chào cha. Không biết cha
thế nào, vẵn như trước chứ?

- Vâng vẫn thế, còn anh thì không biết anh sẽ thấy thế nào? - Maria vui vẻ đáp.

- Vẫn theo giờ giấc như trước? Vẫn đi dạo trong vườn chứ? Vẫn cái bàn tiện chứ? Công tước Andrey hỏi, khẽ nhếch miệng cười tỏ ra rằng dù thương yêu và kính trọng cha, chàng cũng biết rõ nhược điểm của cha.

- Vẫn giờ giấc ấy, và vẫn cái bàn tiện, rồi những bài toán và những bài hình học dạy cho em - nữ công tước tiểu thư Maria trả lời vui vẻ làm như những bài hình học là một trong những tiêu khiển lý thú nhất của
đời nàng.

Khi cái thời hạn hai mươi phút cần thiết cho mỗi buổi thức giấc lão công tước đã qua. Tikhôn mời công tước Andrey đến gặp ông. Nhân con trai về, lão công tước bỏ một cái lệ thường ngày và cho chàng vào ngay buồng riêng trong khi đang thay áo để ra ăn bữa chiều. Công tước ăn mặc theo lối cổ: áo kaftan dài, tóc rãc phấn. Và khi công tước Andrey bước vào phòng rửa mặt thì ông lão đang khoác chiếc áo choàng lông ngồi trong một chiếc ghế bành da dê rộng, đưa đầu cho Tikhôn chải. Andrey vào đây không phải với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt linh hoạt như khi nói chuyện với Piotr.

- A! Chàng chiến sĩ? Anh muốn đi đánh Buônapáctê đấy à?

Ông nói, đoạn lắc nhẹ mái tóc rắc phấn; bây giờ Tikhôn đang tết bím cho ông, nhưng đầu còn tự do ngần nào là ông lắc ngần ấy, và nói:

- Này là lo đối phó với hắn, kẻo hắn biến chúng ta thành thần dân của hắn hết cả bây giờ. Nào, chào anh.

- Rồi công tước chìa má cho con hôn.

Lão công tước đang lúc thư thái sau giấc ngủ trưa và trước bữa ăn chiều (ông thường nói là giấc ngủ sau bữa ăn chiều quý như bạc còn giấc ngủ trước bữa cơm chiều thì quý như vàng). Ông vui vẻ liếc nhìn con trai dưới hai hàng lông mày dậm nhô ra. Công tước Andrey đến hôn cha ở chỗ đã chỉ. Chàng không hưởng ứng đề tài nói chuyện mà cha chàng vẫn thích là nhạo báng các quân nhân thời nay và nhất là
Buônapáctê.

- Vâng, thưa cha con về đây, cả nhà con đang có mang cũng cùng về. Sức khoẻ của cha thế nào? - Công tước Andrey vừa nói vừa theo dõi từng nét mặt của cha trong một cái nhìn cung kính.

- Chỉ có bọn ngốc với bọn trác táng mới hay ốm đau. Còn ta thì anh vẫn biết: ta sống điều độ, làm việc từ sáng đến chìều nên ta vẫn mạnh.

- Đội ơn chúa! - Andrey mỉm cười nói.

- Chúa chẳng liên quan gì đến đấy cả - Rồi công tước lại quay về câu chuyện ưa thích - Thế nào kể cho ta nghe đi, người Đức họ dạy cho các anh đánh nhau với Buônnapactc như thế nào, theo cái khoa học mới của các anh mà người ta gọi là khoa chiến lược.

Công tước Andrey mỉm cười.

- Cha cho con thở đã chứ. Con mới về đã xếp đặt đồ đạc gì đâu? - Chàng vừa nói vừa mỉm cười tỏ rằng những nhược điểm của ông cụ không làm cho chàng bớt thương yêu và kính trọng cha.

Ông lão vẫy cái bím tóc xem tết có chắc không và nắm lấy cánh tay con trai nói lớn:

- Bậy nào, bậy nào, phòng của vợ anh đã dọn xong, sẵn sàng cả; Công tước tiểu thư Maria sẽ đưa vợ anh đến, chỉ cho chị ấy và sẽ kể hết chuyện này đến chuyện nọ, chẳng bao giờ xong được. Mặc họ, chuyện đàn bà. Ta cũng bằng lòng là vợ anh về đây với ta. Ngồi xuống đây, kể cho ta nghe đi. Đạo quân của Mikhelxon, ta hiểu, và đạo quân của Tolstoy nữa… đổ bộ cùng một lúc… Còn đạo quân phía nam sẽ làm gì? Nước Phổ, trung lập… ta biết. Còn nước Áo?(3) - Vừa nói công tước vừa đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Tikhôn phải lẽo đẽo theo sau đưa áo cho công tước mặc. - Còn nước Thuỵ Điển nữa? Thế cho quân tiến qua xứ Pomerani bằng cách nào?

Thấy cha thúc giục một cách thiết tha thật sự, công tước Andrey trình bày kế hoạch dự định của chiến dịch, mới đầu thì miễn cưỡng, nhưng càng nói càng hăng, và giữa chừng câu chuyện vô tình theo thói quen đang nói tiếng Nga lại chuyển sang tiếng Pháp. Chàng kể rằng một đạo quân chín vạn người sẽ uy hiếp nước Phổ buộc nó phải bỏ thái độ trung lập và tôi cuốn nó vào chiến tranh, rằng một bộ phận của đạo quân ấy phải tiến đến Strazund, họp với quân Thuỵ Điển, rằng hai mươi vạn quân Áo họp với mười vạn quân Nga sẽ mở mặt trận ở Ý và dọc sông Ranh, rằng năm vạn quân Nga và năm vạn quân Anh sẽ đổ bộ ở Naple và tất cả là năm mươi vạn quân sẽ tấn công quân Pháp khắp các mặt. Lão công tước không tỏ ra chú ý một chút nào trong khi con trình bày, tựa hồ không nghe gì hết, vừa đi đi lại lại vừa tiếp tục mặc áo và ngắt lời con ba lần một cách bất ngờ. Lần thứ nhất thì kêu lên:

- Cái trắng, cái trắng kia!

Như thế nghĩa là Tikhôn không đưa cho công tước đúng cái áo gi lê mà công tước muốn. Lần thứ hai công tước dừng lại để hỏi:

- Này, sắp đẻ đấy chứ? - rồi lắc đầu với vẻ trách móc, công tước nói thêm - Không tốt! Kể tiếp đi, kể tiểp đi.

Lần thứ ba, khi công tước Andrey kể gần xong, lão công tước cất tiếng hát với cái giọng ông già, sai cả điệu "Malbruk ra đi đánh trận. Có trời biết khi nào trở về".(4)

Andrey chỉ mỉm cười, chàng nói tiếp:

- Con không nói là con tán thành kế hoạch này, con chỉ kể lại cha nghe nó như thế nào. Chắc Napoléon cũng không có kế hoạch, không thua kém gì kế hoạch này đâu.

- Thật đấy mà, anh chẳng cho ta biết thêm điều gì mới cả. - Vẻ trầm ngâm, lão công tước nói một mình rất nhanh - "Có trời mới biết khi nào trở về". Thôi, đi ăn đi.

===========================================

Chú thích:

(1) Tấu khúc soạn cho nhạc cụ gồm ba hay bốn đoạn (sonata)

(2) Johan Vaixlievats Dusek nhà chơi dương cầm và soạn nhạc người Tiệp(1761-1821)

(3) Đây là ám chỉ kế hoạch của Vinixngerot nhàm tấn công vào Pháp từ cả ba mặt: quân Anh, Nga, Áo tấn
công vào mặt trung và liên quân Nga - Anh tấn công mặt nam.

(4) Malbrough s en va en guere. Dieu sait quand reviendra. (Dân ca Pháp có tính hài hước).

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM