Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:53:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 56040 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 09:48:47 pm »


• 2 tháng 1

500 quân ta tập kích thị xã Biên Hoà, tiêu diệt một số địch, phá huỷ kho tàng, gây ảnh hưởng chính trị tốt.

• 2 tháng 1

Hồ Chủ tịch gửi thư cảm ơn Hội của một số quan lại cũ thành lập sau Cách mạng Tháng Tám nhằm động viên những quan lại trước đây tham gia các hoạt động kháng chiến, kiến quốc. Hồ Chủ tịch "Trân trọng cảm ơn quý Hội đã quyên nhà, quyên tiền giúp cho quỹ cứu tế, quỹ kháng chiến và quỹ Độc lập"

• 3 tháng 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp của Chính phủ liên hiệp lâm thời để kiểm tra lần cuối cùng công việc chuẩn bị Tổng tuyển cử.

• 4 tháng 1

Tại Tây Nguyên, Thực dân Pháp dùng máy bay ném bom lửa xuống 3 làng Ra Đê để khủng bố dân chúng. Hôm sau chúng lại tấn công vào một làng Ra Đê khác cách Buôn Ma Thuột 19 km.

• 6 tháng 1   

Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.

Lần đầu tiên mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ được hưởng quyền bầu cử và ứng cử. Cuộc bầu cử được tiến hành sôi nổi trong cả nước. Hơn 90% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Ở Hà Nội có 172.765 trong tổng số 187.880 tức là 91,95% cử tri đã đi bỏ phiếu, 6 người trong số 74 ứng cử viên được quần chúng chọn bầu làm đại biểu Quốc hội, trong đó người cao phiếu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh (được 98,4% số phiếu) và người ít phiếu nhất (được 52,5% số phiếu) là Hoàng Văn Đức. Ngay trong vùng đang có chiến tranh đồng bào vẫn tìm mọi cách tham gia bỏ phiếu. Kết quả nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên, trong đó, đàn ông: 96%, đàn bà 4%; Những người trong các đảng phái 57%, không đảng phái 34%, nông dân 22%, công nhân 6%, kỹ nghệ gia 6%, thương gia 5%.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta và cũng là lần đầu tiên của các nước châu Á, lần đầu tiên của các nước thuộc địa trên thế giới có một Quốc hội dân chủ, tiến bộ.

• 7 tháng 1

Khai giảng khoá thứ nhất Trường Hồ Chí Minh, huấn luyện cán bộ tự vệ do ông Võ Nguyên Giáp làm giám đốc. Hồ Chủ tịch đến dự. Trước 75 học viên, Người căn dặn "Muốn thành công, các đồng chí phải thực hành 3 chữ: Quyết tâm, tín tâm và đồng tâm".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 09:51:25 pm »


• 10 tháng 1

Thành lập Ủy ban ủng hộ Nam Bộ của tỉnh Bắc Ninh. Mục đích: ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng ở miền Nam, giúp đỡ gia đình các chiến sĩ về cả tinh thần và vật chất.

• 10 tháng 1

Hồ Chủ tịch đến thăm đồng bào tỉnh Hưng Yên (không báo trước cho địa phương). Người xem xét việc đắp đê phòng chống lụt; nói chuyện với nông dân và điền chủ Hưng Yên.

• 10 tháng 1

Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc họp cuộc họp đầu tiên. Hồ Chủ tịch tham dự và phát biểu. Người nói: "Các chiến sĩ đã hy sinh cho cách mạng thành công và đang hy sinh để giữ vững đất nước. Còn các Ngài đã đem tài năng trí thức lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội. Các Ngài xứng đáng là các chiến sĩ xung phong... Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cư chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.

Chúng ta phải thực hiện ngay:

1)   Làm cho dân có ăn.
2)   Làm cho dân có mặc.
3)   Làm cho dân có chỗ ở.
4)   Làm cho dân có học hành".

• 14 tháng 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Phát Diệm, thăm Giám mục Lê Hữu Từ và hơn 100 linh mục xứ Ninh Bình. Người nhắc lại nhiệm vụ của toàn dân lúc này là "chống ngoại xâm, trừ nạn đói".

• 17 tháng 1

Chủ tịch Hồ Chi Minh một mình đến thăm Bưu điện Trung ương Bờ Hồ. Người thăm các phòng làm việc, căn dặn cán bộ nên đi làm đúng giờ để làm gương cho anh em viên chức và động viên anh em gắng chịu đựng khó khăn cùng toàn dân vì lúc này là thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

• 17 tháng 1

Trong phiên họp các giám đốc và chủ tịch các ủy ban công sở Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã khuyên anh em viên chức nên cần, kiệm, liêm, chính để giúp vào công cuộc kiến quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 09:57:04 pm »


• Khoảng 19, 20 tháng 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến. Trong thư có đoạn: "Một năm khỏi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Vậy qua năm mới, các cháu phải thực hành xung phong "đời sống mới".... để trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà".

• 20 tháng 1

Sau một thời gian chuẩn bị, Ban chấp hành Trung ương của Việt Cách cải tổ làm lễ ra mắt tại Nhà hát lớn Hà Nội.

• 21 tháng 1

Tiếp và trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Hồ Chủ tịch nói: “… Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận.... Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

• 24 tháng 1

Chính phủ ban hành sắc lệnh số 13 về tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán, chuyển giao việc xét xử đó cho hệ thống toà án thường. Nền tư pháp Việt Nam bắt đầu được đặt cơ sở từ sắc lệnh căn bản này.

• 24 tháng 1

Chính phủ ban hành tiếp sắc lệnh số 11 quy định việc tổ chức chính quyền nhân dân tại các thị xã lớn.

• 26 tháng 1

Chủ tịch Nước ký Quốc lệnh quy định 10 điều thưởng và 10 điều phạt đối với người có công và kẻ có tội phản quốc.

Trong 10 điều thưởng có các điều:

1- Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng.
2- Ai lập được quân công sẽ được thưởng.

Trong 10 điều phạt có các điều:

1- Thông tin với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử.
2- Trái quân lệnh sẽ bị xử tử.
3- Ra trận tự ý rút lui sẽ bị xử tử.
4- Phá hoại quân chế sẽ bị xử tử.
5- Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 09:59:55 pm »


• 30 tháng 1

Thành lập Phòng canh nông Bắc Bộ.

• 30 tháng 1

Thành lập Nha Thể dục Trung ương.

• 30 tháng 1

Ra sắc lệnh số 15 bãi bỏ thuế thổ trạch. Một số loại thuế vô lý khác cũng được bãi bỏ. Riêng với Nam Bộ và Nam Trung Bộ, do hoàn cảnh chiến tranh, chính phủ tạm thời đình chỉ việc thu thuế.

• 31 tháng 1

Chính phủ ra sắc lệnh số 18b cho phát hành đồng bạc giấy Việt Nam tại miền Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyến 16 trở vào là nơi không có quân đội nước ngoài chiếm đóng. Chính phủ quy định mức đổi 1 đồng Đông Dương ăn 1 đồng VN. Đến tháng 8 giấy bạc này được lưu hành ra Miền Bắc Trung Bộ và cuối năm 1946 được lưu hành trong cả nước.

• tháng 1

Thành lập Phòng Nam Bộ trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ theo dõi phong trào kháng chiến, tổ chức chi viện cho Nam Bộ.

• tháng 1

Pháp tiếp tục chiếm các thị xã Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mâu, Hà Tiên. Ta thành lập căn cứ ở Đồng Tháp Mười, U Minh.

• tháng 1

Thành lập Trung ương Quân uỷ và hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội để giúp Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo Quân đội (sau đổi thành Tổng quân uỷ và từ năm 1951 gọi là Quân uỷ Trung ương).

• tháng 1

Quân ta dũng cảm phá vây tại Gò Dầu Hạ buộc địch phải rút, bỏ lại hơn 50 tên chết và 20 súng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 07:03:16 pm »


• Đầu tháng 2

Xứ uỷ Lâm thời Nam Bộ đã ra chỉ thị đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh địch ở khắp các mặt trận.

• 1 tháng 2

Liên quân Việt-Lào chiến thắng lớn ở Đồng Liêu, diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch.

• 2 tháng 2 (mồng một tết Bính Tuất)

Tết độc lập đầu tiên. Nhưng trên đất nước ta, chiến sự đang diễn ra ở nhiều nơi: Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, biên giới Việt Lào, Tây Bắc, Bắc Bộ.

Trưa 2-2 (mồng một Tết) tại buổi lễ mít tinh mừng Tết Độc lập đầu tiên ở Nhà hát lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thư chúc tết đồng bào và chiến sĩ.

Từ 30 đến mồng 2 tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một số gia đình ở Hà Nội, đọc thư chúc tết đồng bào và chiến sĩ, thăm thương bệnh binh, vui tết với các cháu nhi đồng v.v...

• 6 tháng 2

Bộ đội Khu 7 cùng lúc tập kích 12 vị trí địch từ Sài Gòn đến Cần Giuộc, tiêu diệt 2 vị trí.

• 10 tháng 2

Thành lập Giáo giới cứu quốc Đoàn tỉnh Hải Dương. Thành phần gồm có giáo viên tiểu học, hương sư và các giáo viên bình dân học vụ. Ban chấp hành chính thức của giáo giới đã được bầu.

• 14 tháng 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 21, ấn định về tổ chức của Toà án quân sự thiết lập ở Bắc, Trung và Nam Bộ gồm 16 điều.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 07:06:20 pm »


• 16 tháng 2

Dương Văn Dương, Khu bộ phó Khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Liên chi đội 2 và 3 bộ đội Bình Xuyên, bị trúng đạn và hy sinh tại ấp Bình Khương (Châu Bình, Giồng Trôm, Bến Tre).

Ông là vị chỉ huy có đức, có tài đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng bộ đội Bình Xuyên ở Nam Bộ.

• Giữa tháng 2

Bộ đội ta đánh địch ở Luân Châu, Tuần Giáo, thu 40 súng các loại. Sau đó lần lượt quét sạch Việt Nam Quốc dân đảng ở dọc hữu ngạn sông Đà.

• 20 tháng 2

Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha Công an Việt Nam.

Với nhiệm vụ điều khiển chung cả hai việc trật tự (cảnh sát) và điều tra (liêm phóng).

• 21 tháng 2

Chính phủ ban hành sắc lệnh hợp nhất các lực lượng Liêm phóng và Cảnh sát toàn quốc thành "Việt Nam Công an Vụ" để tìm kiếm, thu thập tin tức liên quan đến sự an toàn của quốc gia, đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hành động có thể làm rối trị an trong nước, truy tìm can phạm để toà án trừng trị.

• 22 tháng 2

Trước tình hình mới, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu, động viên quân dân miền Nam giữ vững và đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Người chỉ rõ: Kháng chiến của ta là phải toàn diện, toàn diện lâu dài, triệt để vận dụng cách đánh du kích, đánh địch khắp nơi "còn một tất đất, còn một người dân thì còn chiến đấu".

• 24 tháng 2

Lường trước âm mưu của Pháp và Tưởng, Thường vụ Trung ương Đảng ta chủ trương: "Ta nên nói chuyện với Pháp nhưng đồng thời phải chuẩn bị kháng chiến... Ta cho quân Pháp thay quân Tưởng, Pháp phải giải quyết vấn đề Nam Bộ thống nhất với cả nước".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 07:08:11 pm »


• 25 tháng 2

Sau nhiều lần thương lượng, Hội nghị liên tịch giữa Việt Minh, Dân Chủ, Việt Quốc, Việt Cách đã thống nhất:

1.Thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến chính thức gồm 10 bộ.
2.Thành lập Ủy ban kháng chiến hội để chuyên lo việc kháng chiến.
3.Thành lập Quốc gia cố vấn đoàn do Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy làm trưởng đoàn gồm các vị có đạo đức, kinh nghiệm để góp ý cho Chính phủ.

• 28 tháng 2

Sau 6 tháng thương lượng, Hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết tại Trùng Khánh (Trung Quốc). Đổi lại việc Tưởng rút quân về nước, giao cho Pháp tiếp quản Việt Nam và Lào, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán lại đoạn đường sắt Côn Minh-Hồ Kiều, miễn thuế cho Trung Hoa qua cảng Hải Phòng.

• Tháng 2

Thành lập Ban Trung ương vận động đời sống mới.

Ban trung ương lâm thời gồm có:

1) Trần Huy Liệu: Trưởng ban, đại biểu Bộ Tuyên truyền.
2) Nguyễn Huy Tưởng: Tổng thư ký, đại biểu văn hoá cứu quốc.
3) Dương Đức Hiền: nhân viên, đại biểu thanh niên.
4) Vũ Đình Hoè: nhân viên, đại biểu giáo dục.
5) Nguyễn Tấn Gi Trọng: nhân viên, đại biểu báo chí.
6) Nguyễn Quang Oánh: nhân viên, đại biểu nhân sự.
7) Đoàn Tâm Đan: nhân viên, đại biểu Phụ nữ.

• Tháng 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu vẻ vang THÀNH ĐỒNG TỔ QUỐC.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2016, 10:43:55 pm »


• 2 tháng 3

Quốc hội khóa I họp kỳ thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội. Hơn 300 đại biểu trên tổng số 333 vị được bầu đã về dự.

Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội tán thành việc mở rộng số đại biểu thêm 70 người nữa ở hải ngoại về gồm các đại biểu của Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mệnh đồng minh hội.

Quốc hội đã bầu Chủ tịch, và Phó Chủ tịch Chính phủ; bầu Ban Thường trực và Ban dự thảo Hiến pháp của Quốc Hội. Thành phần Chính phủ liên hiệp kháng chiến và danh sách các vị trong Cố vấn đoàn và Kháng chiến ủy viên hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cử được Quốc hội nhất trí công nhận.

Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm:

1. Chủ tịch: Hồ Chí Minh
2. Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguvễn Tường Tam
4. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ: Huỳnh Thúc Kháng
5. Bộ trưởng Bộ Kinh tế: Chu Bá Phượng
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Lê Văn Hiến
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Phan Anh
8. Bộ trưởng Bộ xã hội, kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động: Trương Đình Tri
9. Bộ trưởng Bộ giáo dục: Đặng Thai Mai
10. Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Vũ Đình Hòe
11. Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính: Trần Đăng Khoa
12. Bộ trưởng Bộ Canh nông: Bồ Xuân Luật

Cố vấn đoàn

Do Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đảm nhiệm

Kháng chiến ủy viên hội

Do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch và Vũ Hồng Khanh làm Phó Chủ tịch

Ban Thường trực Quốc hội

Gồm 15 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết do cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban, các ông Phạm Văn Đồng và Cung Đình Qùy làm Phó Trưởng ban.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2016, 10:46:55 pm »


• 3 tháng 3

Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị Tình hình và chủ trương. Chỉ thị đã nhận định một cách chính xác những âm mưu của thực dân Pháp và quân Tưởng trong việc ký hiệp ước Hoa - Pháp, nhất là âm mưu che giấu bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp. Sau khi phân tích tình hình cách mạng và âm mưu của thực dân Pháp, Chỉ thị chỉ rõ: "Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”.

• 3 tháng 3

Chiếm xong miền Trung và miền Đông Nam Bộ địch mở cuộc càn lớn với 2.000 quân chia làm 4 hướng đánh vào khu căn cứ An Phú Đông nhằm tiêu diệt cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và lực lượng vũ trang Gia Định. Ta tích cực chống càn, kết thúc trận càn địch bị tiêu diệt trên 100 tên. Căn cứ của ta được giữ vững.

• 4 tháng 3

Ủy ban Thường trực Quốc hội họp phiên đầu tiên cử ra một Ban thường vụ gồm 5 uỷ viên, cử thêm 4 đại biểu của Nam Bộ vào Ủy ban Thường trực và lập ra 3 tiểu ban của Quốc hội là: Tiểu ban Pháp - Chính; Tiểu ban Kinh tế và Tài chính; Tiểu ban xã hội.

• 4 tháng 3

Chính phủ liên hiệp kháng chiến họp phiên đầu tiên bàn về các vấn đề: nguyên tắc họp của Hội đồng chính phủ; Tuyên ngôn của chính phủ liên hiệp kháng chiến; chính sách đối với Pháp; quyền hạn của Bộ Quốc phòng và ủy ban kháng chiến. Hội đồng Chính phủ quyết định việc chuẩn bị kháng chiến, đồng thời đàm phán với Pháp trên nguyên tắc Việt Nam độc lập và cử một tiểu ban nghiên cứu những điều kiện của ta trong đàm phán. Tiểu ban này gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Chủ tịch và Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến.

• 5 tháng 3

Hạm đội Pháp tiến vào vùng biển Hải phòng, Ủy ban kháng chiến toàn quốc ra lời kêu gọi nhân dân cả nước sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước.

• 5 tháng 3

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) đã nhất trí tán thành chủ trương Hoà để tiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2016, 10:49:20 pm »


• 6 tháng 3

Sáng: Hạm đội Pháp tiến vào sông Cấm (Hải Phòng); xảy ra cuộc nổ súng giữa quân Pháp và quân Tưởng. Pháp bị bắn chìm 2 tàu, chết và bị thương 70 tên, Tưởng bị cháy một kho đạn. Vì đã thỏa thuận với Pháp qua hiệp ước Pháp-Hoa, nên cuối cùng quân Tưởng phải để cho quân Pháp vào.

• 6 tháng 3

Thực hiện chủ trương Hoà để tiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Nội dung cơ bản của Hiệp định sơ bộ là: Chính phủ Pháp công nhận Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định. Chính phủ ta đồng ý cho 15.000 quân Pháp được vào thay thế quân Tưởng rút về nước. Số quân đó phải đóng ở những nơi quy định và phải rút khỏi Việt Nam trong 5 năm, mỗi năm rút một phần năm quân số. Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí đóng quân.

Trong hoàn cảnh lúc đó, việc ký kết hiệp định sơ bộ là một biện pháp đúng đắn và sáng tạo. Nhờ đó chúng ta đã đuổi nhanh quân Tưởng về nước giành thêm thời gian hoà bình để xây dựng và củng cố lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Đồng bào Nam Bộ đã khéo lợi dụng điều kiện đó để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến.

Sau Hiệp định sơ bộ

Pháp có nhiều hành động vi phạm Hiệp định ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam: đóng quân trái phép; không chịu đình chỉ chiến sự, tiếp tục hành quân bình định, đánh úp bộ đội ta; lập "Nam kỳ quốc" tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam; mở rộng chiếm đóng ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ, Lào vv...

Ta một mặt nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định, mặt khác kiên quyết trừng trị các hoạt động vi phạm của địch, tranh thủ thời gian, củng cố lực lượng, phát triển lực lượng vũ trang, giành lại chính quyền ở cơ sở trong vùng địch chiếm, xây dựng chính quyền ta (ở Nam Bộ, có 1.100 xã trong tổng số 1.230 xã đã thành lập Ủy ban kháng chiến và các tổ chức quần chúng)

• 7 tháng 3

Quân Pháp vội vã đổ bộ lên Hải Phòng.

• 9 tháng 3

Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Hòa để tiến, giải thích cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ chủ trương tạm thời hòa hoãn với Pháp, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ cần kíp trong giai đoạn mới.

Chỉ thị vạch rõ, hòa với Pháp là nhằm: "tránh tình trạng bất lợi: bị cô lập, phải chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động. Bảo toàn thực lực, bồi dưỡng và củng cố phong trào... chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới...".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM