Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:38:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 56043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #190 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:00:41 pm »


• 1 đến 6 tháng 5

Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất để tổng kết đợt thi đua ái quốc 1951 và đề cao những chiến sĩ thi đua có nhiều thành tích góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc, tăng cường lực lượng kháng chiến, cải thiện dân sinh, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công.

Dự Đại hội có 50 chiến sĩ thi đua công nghiệp, 50 chiến sĩ thi đua trong quân đội và 37 chiến sĩ thi đua trong nông nghiệp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và nói chuyện tại Đại hội. Chủ tịch phân tích mục đích, nội dung, ý nghĩa và cách thức của thi đua yêu nước và chỉ rõ: Thi đua là đoàn kết, là yêu nước, là tinh thần quốc tế góp sức giữ gìn hoà bình và dân chủ thế giới, là cải tạo con người. Đẩy mạnh phong trào thi đua nhằm thực hiện khẩu hiệu:

"Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất địch thua
"

Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng đã tổng kết bài học chủ nghĩa anh hùng mới cho Đại hội Đồng chí nói: “Chiến sĩ thi đua mới đồng thời là anh hùng mới", và vạch rõ quan hệ mật thiết giữa phong trào quần chúng thi đua và anh hùng mới.

Từ đại hội này, phong trào thi đua của nước ta lên những bước tiến mới như lời Hồ Chủ tịch nói: "Đại hội năm nay chúng ta có một đại đội chiến sĩ thi đua. Đại hội lần sau, chúng ta phải có hàng tiểu đoàn, hàng trung đoàn chiến sĩ thi đua". Đại hội đã bầu 7 anh hùng thi đua và 17 chiến sĩ để Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất.

• 1 tháng 5

Công nhân Biên Hoà phá huỷ 1 kho xăng của thực dân Pháp hơn 1 triệu lít.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #191 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:02:15 pm »


• 11 tháng 5

Trung ương mở lớp chỉnh đảng đầu tiên. Khai mạc lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trung ương rất mong rằng, trong cuộc chỉnh huấn này, các đồng chí cố gắng thi đua học tập rèn luyện để trở thành những cán bộ gương mẫu, xứng đáng với lòng trong mong, tin cậy của Đảng, của Chính phủ của quân đội và của nhân dân, trở nên những chiến sĩ đắc lực nhất trong sự nghiệp xây dựng Đảng và giúp Đảng đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công".

• 25 tháng 5

Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.

Hội nghị đã kiểm điểm hoạt động của Đoàn trong thời gian qua và đề ra 4 công tác lớn:

1. Tăng cường công tác đấu tranh vùng sau lưng địch.
2. Tích cực tham gia sản xuất tiết kiệm.
3. Tiếp tục vận động nhập ngũ, phục vụ tiền tuyến.
4. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ và đoàn viên.

• Tháng 5

Tổng quân uỷ quyết định thành lập Khu tả ngạn sông Hồng, xây dựng khu tả ngạn thành một căn cứ vững chắc ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #192 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:04:19 pm »


• 23 tháng 6 đến 27 tháng 6

Hội nghị lần thứ ba của ủy ban Liên - Việt toàn quốc.

Dự Hội nghị có chủ tịch mặt trận Liên - Việt Tôn Đức Thắng, các chiến sĩ thi đua, đại biểu các giáo giới và các nhà báo. Đặc biệt Hội nghị có mời 2 đại biểu của Mặt trận Ít-sa-la Lào đến dự. Đồng chí Tôn Đức Thắng đã báo cáo tình hình trong nước và thế giới, và đề ra những công tác chính trước mắt đó là: tăng gia sản xuất và tiết kiệm, duy trì, phát triển chiến tranh du kích, gây cơ sở Mặt trận ở sau lưng địch, chuẩn bị tham gia Hội nghị hoà bình Châu Á và Thái Bình Dương.

Tại Hội nghị đồng chí Trường Chinh đại biểu cho Đảng Lao động Việt Nam đề nghị những việc cụ thể mà Mặt trận cần làm để củng cố nền tảng của Mặt trận, bồi dưỡng lực lượng cho nông dân, một lực lượng lớn nhất của Mặt trận dân tộc thống nhất, hiện đang đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, đồng thời đề nghị sửa đổi một vài điểm trong 10 điều ghi nhớ của Liên - Việt.

Hội nghị đã quyết định những điều quan trọng:

- Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm...

- Định chính sách cụ thể của Mặt trận để vận động địa chủ phú nông, kể cả nhà chung thi hành giảm tô, giảm tức, xúc tiến việc tạm cấp ruộng của Pháp và Việt gian chia cho dân cày nghèo... xúc tiến, củng cố và phát triển công tác Mặt trận ở vùng sau lưng địch...

- Dự thảo chính sách cụ thể vận động đồng bào tôn giáo và thiểu số...

- Sửa đổi vài điểm trong 10 điều ghi nhớ của Liên Việt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #193 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:06:23 pm »


• 25 tháng 6

Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất được triệu tập. Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

"Một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ". Người căn dặn các cán bộ cung cấp phải yên tâm công tác "Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân... Không có việc sang, hèn. Công việc gì làm tròn, bổ ích cho kháng chiến, cho nhân dân đều là công việc sang, công việc gì bên ngoài có vẻ loè loẹt mà không làm tròn là công việc xấu".

• 1 tháng 7

Các thị xã Hội An (tỉnh Quảng Nam), Qui Nhơn (tỉnh Bình Định), Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên) đổi thành các xã đặc biệt trực thuộc tỉnh.

• 13 tháng 7

Hội nghị chiến tranh du kích.

Để tổng kết những kinh nghiệm quý báu nhất là kinh nghiệm chống địch càn quét và đề ra những nhiệm vụ cụ thể về chỉ đạo chiến lược, chiến thuật, tổ chức, xây dựng nhằm đưa chiến tranh du kích phát triển đến một trình độ cao.

Hồ Chủ tịch đã đến dự và trong bài nói tại Hội nghị, Người nêu rõ mục đích của chiến tranh du kích không phải là ăn to đánh lớn mà phải tỉa dần, đánh làm sao cho giặc ăn không ngon, ngủ không yên, bị hao mòn về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt, nhiệm vụ của du kích hiện nay là phá âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của địch "phá được âm mưu đó là góp một phần lớn vào công việc chuẩn bị tổng phản công"
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #194 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:08:13 pm »


• 15 tháng 7 đến 6 tháng 9

Chiến dịch Quảng Nam (Hè thu 1952) do Bộ tư lệnh Liên khu 5 tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy. Quy mô: Trung đoàn. Mục đích tiêu diệt sinh lực địch, phá vỡ hệ thống đồn bốt, tháp canh bên ngoài của địch, thu hẹp vùng địch tạm chiếm, mở rộng vùng du kích và thế làm chủ của ta.

Chiến dịch chia làm 3 đợt

Đợt 1 từ 15-7 đến 17-8, ta tiến công tiêu diệt vị trí Xuân Đài, khu hành chính Phú Ký và một số tháp canh, diệt đồn Vân Ly.

Đợi 2 từ 18-8 đến 15-9 ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Tuý Loan, khu hành chính Kỷ Lam, diệt tháp canh Thượng Phước, làm vỡ tung hệ thống cứ điểm của địch ở vùng Điện Bàn và Tây Hoà Vang.

Đợt 3 từ 16 đến 26-9, ta tiến công diệt cứ điểm Bà Dụ, tiền đồn Thượng Phước, cứ điểm Lê Sơn, diệt đồn Đốc Nhất trên đèo Hải Vân, kết thúc chiến dịch.

Kết quả: địch chết, bị thương, bị bắt khoảng 1.200 tên. Ta thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Vùng du kích bắc Quảng Nam được mở rộng đến sát ngoại ô thành phố Đà Nẵng và Hội An.

• 15 tháng 7

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng Cộng sản Nhật Bản, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư, thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam gửi điện chúc mừng và bày tỏ tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Nhật Bản.

• 15 tháng 7

Ban liên lạc nông dân toàn quốc chỉ thị cho các cấp của Hội thực hiện chủ trương xây dựng lớp bình dân học vụ trên cơ sở nông hội.

• 28 tháng 7

Tái lập lại huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Bình Định gồm các xã: Vĩnh Hưng, Vĩnh Nghĩa, Vĩnh Bình (trước nhập vào huyện Vĩnh Thạch), An Thuận (trước nhập vào huyện An Lão).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #195 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:09:55 pm »


• 2-13 tháng 8

Hội nghị Tổ chức toàn quân lần thứ nhất nhằm tăng cường công tác chi bộ Đảng lao động Việt Nam trong bộ đội chủ lực: Hội nghị đã xác định những nguyên tắc cơ bản của công tác chi bộ đại đội trong quân đội ta.

• 10 tháng 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 107-SL, tặng danh hiệu anh hùng thi đua ái quốc cho 7 chiến sĩ thi đua gồm 4 anh hùng quân đội: Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Cù Chính Lan (truy tặng); ba anh hùng lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.

• 31 tháng 8

Quân ta đột kích vị trí Phú Thọ (Nam Bộ) của địch, phá huỷ 1 kho xăng 3 triệu lít, 1 kho dầu 2 triệu lít, 1 kho vũ khí gồm 100 quả bom 500 cân và 2 triệu viên đạn, tiêu diệt 1 đại đội lính Âu Phi.

• tháng 8

Hội đồng Chính phủ đã thông qua "Chính sách giáo dục chuyên nghiệp"

Đây là lần đầu tiên có một văn bản chính thức của Chính phủ xác định đào tạo cán bộ chuyên nghiệp (sơ, trung và cao cấp)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #196 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:11:53 pm »


• 6 tháng 9

Sáp nhập Thành phố Đà Nẵng vào địa hạt tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam gọi là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

• 14 tháng 9

Hội nghị cán bộ liên minh nhân dân Việt- Lào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện tại Hội nghị, Người chỉ rõ: "Đoàn kết ở đây là đoàn kết trong tinh thần, đoàn kết trong hành động, đoàn kết trong đấu tranh chứ không phải đoàn kết ngoài miệng".

• 1 tháng 10

Đổi xã đặc biệt Tuy Hoà (trực thuộc tỉnh Phú Yên) thành xã Tuy Hoà (Trực thuộc huyện Tuy Hoà, cùng tỉnh)

• 1 tháng 10

Chính phủ công bố Tám điều mệnh lệnh đối với các vùng vừa giải phóng:

1. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân
2. Bảo vệ nghề nghiệp làm ăn của nhân dân
3. Tịch thu tài sản của giặc Pháp và bọn phản quốc
4. Bảo vệ nhà chùa, đền thờ, trường học, nhà thương và các cơ quan văn hóa xã hội khác
5. Thưởng người có công, phạt người có tội
6. Giữ gìn trật tự và trị an
7. Nhân dân, đặc biệt là nông dân nên tổ chức lại
8. Bảo vệ tính mạng và tài sản của kiều dân nước ngoài.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #197 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:13:33 pm »


• 2 đến 13 tháng 10

Hội nghị hòa bình Châu Á và khu vực Thái Bình Dương họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc)

Hội nghị có 429 đại biểu của 37 nước và 5 tổ chức quốc tế. Hội nghị đã thảo luận những vấn đề có liên quan đến vận mệnh và tương lai của các dân tộc Châu Á-Thái Bình Dương. Hội nghị rất chú ý đến vấn đề Việt-Miên-Lào. Trong 106 bản báo cáo và phát ngôn có 48 bản nói đến Việt Nam, trong 11 Nghị quyết có 4 nghị quyết nói đến Việt-Miên-Lào.

Vấn đề độc lập dân tộc được toàn thể đại biểu coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất; bản Nghị quyết về vấn đề này ghi rõ là: Cần ra sức đấu tranh, đòi đình chỉ ngay chiến tranh xâm lược Việt Nam.

• Từ 14 tháng 10 đến 10 tháng 12

Chiến dịch Tây Bắc

Tại Nghĩa Lộ, Sơn La, Lai Châu, Bộ Tổng tư lệnh tổ chức, chỉ đạo chỉ huy chiến dịch. Tư lệnh Võ Nguyên Giáp; tham mưu trưởng: Hoàng Văn Thái; chủ nhiệm chính trị: Nguyễn Chí Thanh. Quy mô: 3 đại đoàn. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân vùng Tây Bắc.

Chiến dịch chia làm 3 đợt.

Đợt 1 từ 14 đến 23-10-1952: ta tiến công đập vỡ tuyến phòng thủ Nghĩa Lộ, giải phóng vùng Tả Ngạn Sông Đà.

Đợt 2 từ 17 đến 23-11-1952: bộ đội ta vượt Sông Đà, đập vỡ khu phòng ngự Mộc Châu, giải phóng Sơn La, Điện Biên Phủ.

Đợt 3 từ 24-11 đến 10-12-1952: đột phá tập đoàn cứ điểm Nà Sản không đạt kết quả, ta chủ động kết thúc chiến dịch.

Kết quả toàn chiến dịch: địch bị tiêu diệt 1.005, bị bắt 5.024 tên, 4 tiểu đoàn và 28 đại đội bị tiêu diệt gọn. Ta thu 11 khẩu pháo từ 75 đến 105 mm, gần 4.000 súng các loại, nhiều quân trang quân dụng, bắn rơi 6 máy bay, giải phóng một vùng rộng 28.000 km2 (8/10 đất đai bị địch tạm chiếm ở Tây Bắc) với 25 vạn dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #198 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:14:52 pm »


• 18 tháng 11 đến 23 tháng 12

Quân ta đánh địch không những ở mặt trận Hoà Bình mà cả ở mặt trận sau lưng địch.

Các đại đoàn 308, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ động của địch ở mặt trận Hoà Bình. Hai đại đoàn 320, 316 phối hợp lực lượng vũ trang du kích ở vùng sau lưng địch.

Lực lượng địch ở Mặt trận Hoà Bình có trên 20 tiểu đoàn đóng thành 3 phân khu Sông Đà và phân khu Hoà Bình. Ở thị xã Hoà Bình, địch xây dựng một cụm cứ điểm tập trung gần 8 tiểu đoàn.

Tổng cộng toàn chiến dịch ta tiêu diệt 22.000 binh sĩ địch, 197 vị trí, 1.000 đồn hương dũng, phá huỷ 293 xe các loại, 23 ca nô, 43 máy bay, 9 đầu máy xe lửa và 29 toa, thu được 6.948 súng các loại, 116 tấn đạn, 129 máy vô tuyến điện và nhiều quân trang quân dụng khác.

Quân ta giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn: ở mặt trận Hoà Bình ta giải phóng 1.000 bản và 2 vạn dân. Thị xã Hoà Bình, giải phóng ngày 23-2-1952. Ở mặt trận sau lưng địch ta giải phóng 4.000 km2, 2 triệu dân, mở rộng và khôi phục nhiều căn cứ và khu du kích. Trong chiến dịch này, tại trận Giang Mỗ, cách thị xã Hoà Bình 8 km về phía Nam. Ngày 13-2-1951, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan một mình nhảy lên xe tăng địch ném lựu đạn vào buồng lái diệt địch, tạo điều kiện cho đồng đội hoàn thành trận đánh.

Chiến thắng Hoà Bình là chiến thắng lớn nhất của ta từ sau chiến dịch Biên giới, nó phá tan âm mưu địch lập "hành lang đông tây" làm thất bại âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của địch. Bên cạnh thắng lợi về quân sự, chiến thắng Hoà Bình còn là một thắng lợi lớn về chính trị: chúng ta đã giải tán nhiều tổ chức nguỵ quyền, phá tan nhiều đồn hương dũng, mở rộng vùng tự do, làm thất bại mưu mô của địch lập "xứ Mường tự trị" để chia rẽ dân tộc và lợi dụng đồng bào Mường chống lại kháng chiến. Chiến thắng Hoà Bình còn làm cho kế hoach "bình định" và âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt bị thất bại nặng nề.

• 18 tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 129 - SL, đặt các Bảng vàng danh dựBảng gia đình vẻ vang để thưởng các gia đình có người tòng quân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #199 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 03:16:08 pm »


• 20 tháng 12 (đêm)

Hàng ngàn nông dân ở đồn điền Cát-Hanh-Long (thuộc hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), sau khi được phát động, đã tham dự Đại hội vạch khổ đấu địa chủ Nguyễn Thị Năm.

Trong 6 giờ liền, gần 40 người đã lên vạch khổ và kể tội Nguyễn Thị Năm:

- Cấu kết với đế quốc Pháp - Nhật.
- Áp bức, bóc lột, khủng bố nông dân.

Đến 3 giờ sáng ngày 21-12, sau khi Nguyễn Thị Năm phải ký vào giấy nhận tội, đại hội mới kết thúc.

Nguyễn Thị Năm còn tiếp tục bị đấu, đến Cải cách ruộng đất thì bị xử bắn vào ngày 9 tháng 7 năm 1953.

Đây là một vụ xử điển hình, làm thí điểm trong phát động quần chúng nông dân đấu tranh với địa chủ, thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Đây cũng là một trường hợp bị xử lý oan. Bà Nguyễn Thị Năm, người làng Bưởi lấy chồng làng Đại Từ, nay đều thuộc Thành phố Hà Nội. Trước Cách mạng, bà là một nhà tư sản lớn, buôn bán hàng sắt ở Hà Nội, rồi xuống Hải Phòng. Năm 1943 lên Thái Nguyên mua đất lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp. Khi phong trào Việt Minh lan rộng, Bà đã cho hai người con trai duy nhất của mình tham gia Việt Minh từ đầu năm 1945 và đưa lên chiến khu ủng hộ Việt Minh tiền (20.000 đồng Đông Dương), thóc gạo, dụng cụ in ấn...

Sạu Cách mạng Tháng Tám, Bà hăng hái tham gia Tuần lễ vàng ở Hải Phòng và Thái Nguyên (riêng ở Hải Phòng là 100 lạng). Trong kháng chiến, Bà được cử làm Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và tham gia Ban Chấp hành Hội LHPN Liên khu I và Liên khu Việt Bắc. Bà đã tích cực tham gia công tác và ủng hộ kháng chiến như hiến tài sản, đỡ đầu nhiều đơn vị bộ đội, nuôi cán bộ, tổ chức thăm hỏi, khao quân...

Ngày 11 tháng 6 năm 1987, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái đã ra quyết định số 123/UB-QĐ sửa lại thành phần giai cấp cho Bà Nguyễn Thị Năm là "tư sản, địa chủ kháng chiến".

• 29 tháng 12

Phái đoàn Hướng đạo Việt Nam (của Chính phủ bù nhìn Sài Gòn) dự cuộc họp liên Thái Bình Dương tại thủ đô nước Úc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM