Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 04:33:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 56063 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #170 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 05:23:29 pm »


• 2 tháng 5

Thực dân Pháp bắt và tra tấn, giam giữ 500 người cả đàn ông, đàn bà, trẻ em trong vụ càn quét ở Thái Bình.

• 6 tháng 5

Lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Có nhiệm vụ:

1. Phát hành giấy bạc ngân hàng, điều hành sự lưu thông tiền tệ.
2. Quản lý ngân quỹ Quốc gia, quản lý ngoại tệ.
3. Quản lý kim dụng bằng các thể lệ hành chính.
4. Đấu tranh tiền tệ với địch.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Lương Bằng giữ chức Tổng giám đốc và ông Lê Viết Lượng giữ chức Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Tiếp đó ngày 20-7-1951 theo Nghị quyết của Hội đồng chính phủ. Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định thành lập Kho bạc nhà nước đặt trong Ngân hàng quốc gia Việt Nam, thuộc Bộ Tài chính.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời để góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế tài chính, đẩy mạnh kháng chiến. Ngân hàng có kế hoạch cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất và giúp công thương nghiệp mở mang kinh doanh. Riêng trong năm 1953-1954 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ nông dân ở 620 xã phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất và lập được 8.605 quỹ vay mượn tương trợ, gồm 13 vạn gia đình với số vốn 3.370 tấn gạo và 22 triệu đồng.

• 9 và 10 tháng 5

Hội nghị ban Thường trực Ủy ban Liên-Việt toàn quốc lần thứ 2 dưới quyền chủ toạ của cụ Tôn Đức Thắng.

Hội nghị đã nghe báo cáo về tình hình thế giới và nhận định về tình hình trong nước từ Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt về các vấn đề: chính sách kinh tế của chính phủ và thuế nông nghiệp, phong trào thi đua ái quốc: "sản xuất lập công, đề cao chiến sĩ". Hội nghị đã quyết định những việc phải làm trong ba tháng tới và đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc đợt 2.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #171 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 05:26:05 pm »


• 11 đến 20 tháng 5

Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lần thứ nhất.

Có gần 200 đại biểu của 16 tỉnh về dự. Có 2 đảng viên được mời là anh Đông Phương Sóc, một chiến sĩ chuyên đánh mìn có nhiều thành tích ở Bắc Ninh và chị Ngô Thị Nọi, một nữ chiến sĩ người Thái ở Yên Bái. Đồng chí Hoàng Quốc Việt đại diện Trung ương về dự Đại hội.

Đại hội đã nghiên cứu kỹ chính cương và điều lệ Đảng, nghe báo cáo về tình hình mọi mặt trong liên khu, căn cứ vào dự án của liên khu uỷ, định một chương trình hành động cụ thể trong thời gian tới. Đại hội đã bầu Liên khu uỷ.

• Từ 12 đến 25 tháng 5

Chiến dịch Sóc Trăng II

Trên địa bàn các huyện Vĩnh Châu, Thạch Tri, Long Phú (thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ) do Bộ tư lệnh khu 9 tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy. Quy mô trung đoàn. Mục đích: giành nắm dân, phá thế kìm kẹp của địch đối với người Khơ-me ở Sóc Trăng và Bạc Liêu... giành cơ sở kinh tế về ta, phá kinh tế địch. Nối liền giao thông liên lạc giữa khu 9 và khu 8.

Chiến dịch chia 2 đợt. Đợt 1 từ 12-5 đến 9-6. Đợt 2 từ 10 đến 24-6

Kết quả địch chết, bị thương 204 tên, bị bắt 5 tên.

• 14 tháng 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương.

• 14 tháng 5

Lập sở mậu dịch.

Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập sở mậu dịch một cơ quan kinh doanh trong Bộ Công thương. Sở mậu dịch có nhiệm vụ:

1. Tổ chức việc buôn bán trong nước: điều hoà thị trường ổn định giá cả, giúp đỡ sản xuất, giúp đỡ hợp tác xã phát triển, cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho bộ đội, cơ quan và nhân dân, hướng dẫn, tập hợp thương nhân phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh.

2. Tổ chức việc buôn bán trao đổi với nước ngoài.

3. Tổ chức việc đấu tranh mậu dịch với địch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #172 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 05:27:33 pm »


• 15 tháng 5

Chỉ huy Pháp và tay sai ở khu Nam Hồng Hà đã ra "thông cáo" lập giữa vùng tự do và vùng tạm bị chiếm những khu vực không người mà chúng gọi là "khu vực trắng". Tiếp đó, ngày 13-6, tên bù nhìn Đặng Hữu Chí cũng ra một “nghị định" bắt phải lập ven vùng tạm chiếm một "giải kiểm soát" rộng từ 5 đến 10 km. (Tức là "khu vực trắng"). Nhằm mục đích:

1) Cắt rời vùng tạm bị chiếm và vùng tự do, bảo vệ chặt chẽ vùng tạm bị chiếm phòng quân ta tấn công, tạo điều kiện thực hiện kế hoạch "bình định" của địch.

2) Tập trung dân và tài sản thóc lúa của dân quanh các vị trí để chúng dễ kiểm soát và tiện việc cướp bóc, đồng thời mưu phá cơ sở của ta, bao vây ta về kinh tế.


• 19 tháng 5

Nhân dân Đà Lạt tổng đình công để phản đối những hành động dã man của giặc Pháp. Chợ không họp, phố xá đóng cửa, đường phố vắng tanh.

• 22 tháng 5

Hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Lâm Đồng.

• 27 tháng 5

Uỷ ban Liên - Việt toàn quốc quyết định phát động cuộc bán đấu giá công trái quốc gia 10.000 đồng của Hồ Chủ tịch do bà Vũ Kim Phúc ở Tuyên Quang tặng.

Chỉ trong 20 phút đầu của cuộc bán đấu giá, giá trả đã lên 41.000 đồng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #173 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 05:28:45 pm »


• 28 tháng 5 đến 20 tháng 6

Chiến dịch Quang Trung (tức chiến dịch Hà Nam Ninh).

Trên địa bàn các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình do Bộ Tổng tư lệnh tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy. Tư lệnh kiêm chính uỷ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quy mô 3 đại đoàn. Mục đích diệt sinh lực địch, phá khối nguỵ quân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tranh thủ nhân dân.

Chiến dịch chia làm 2 đợt.

Đợt 1 từ 28 đến 31-5-1951, trên hướng chính Ninh Bình ta tiêu diệt 1 đại đội ở nhà thờ Ninh Bình, tiêu diệt các vị trí Non Nước, Gối Hạc. Tiến công các vị trí Hoàng Đan, Chùa Dầu, Yên Vệ, Cổ Côi, Yên Mô Thượng, Lộc Cần, Bến xanh...

Đợt 2 từ 1 đến 20-6-1951, quân ta đã tiến công Chùa Cao, đánh viện đoạn Ninh Binh - Yên Phú, tiến công Ngọc Cầm (Hướng Thưởng)...

Kết quả chiến dịch địch bị tiêu diệt 4.000 tên (4% Âu Phi). Ta thu trên 1.000 súng các loại, bắn hỏng, bắn chìm một số xe lội nước, tàu, ca nô.

• 30 tháng 5

Con tướng De Lattre là Trung úy Jean de Lattre chết trận ở Ninh Bình.

• Mùa hè 1951

Nhóm học sinh đầu tiên gồm 21 người được cử sang Liên Xô học tập, mở đầu quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giữa ta và các nước anh em.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #174 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 03:01:13 pm »


• 10 tháng 6

Chính phủ phát hành giấy bạc "Ngân hàng Việt Nam".

• 16 tháng 6 đến 6 tháng 7

Bãi công lớn của công nhân mỏ Hà Tu (Hồng Gai)

Thực dân Pháp tăng cường khai thác than để phục vụ cho chiến tranh xâm lược, chúng bắt công nhân làm thêm giờ, tăng thêm chuyến xe mà không tăng lương. Tiếp tục cuộc đấu tranh đã phát động từ đầu năm, toàn thể công nhân mỏ Hà Tu tổ chức bãi công phản đối tăng giờ làm, tăng chuyến xe và đòi tăng lương.

Cuộc đấu tranh kiên quyết của công nhân mỏ Hà Tu đã thu được thắng lợi: chủ mỏ phải tăng lương cho công nhân 50 xu một ngày và rút 2 chuyến xe ở những nơi khó làm.

• 27 tháng 6

Thành lập các tỉnh: Long Châu Sa, Vĩnh Trà, Bà Rịa, Chợ Lớn.

• 28 tháng 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, chúc mừng nhân Kỷ niệm một năm ngày Triều Tiên kháng chiến Chống Mỹ.

• 28 tháng 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lện số 37-SL, bãi bỏ Vụ hợp tác xã nông nghiệp thuộc Bộ Canh nông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #175 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 03:03:07 pm »


• 1 tháng 7

Những chi điếm mậu dịch đầu tiên được tổ chức ở thị xã Thái Nguyên, Tuyên Quang. Mậu dịch bán hàng nội hoá với giá rẻ hợp cho nhân dân, gây được ảnh hưởng tốt cho quần chúng. Mậu dịch đã cùng cấp 35% nhu yếu phẩm cho bộ đội.

• 15 tháng 7

Chính phủ ra sắc lệnh số 40/SL ban hành điều lệ tạm thời về thuế nông nghiệp. Thuế nông nghiệp thay thế cho thuế điền thổ, thuế luỹ tiến và mọi thuế đóng góp khác của người nông dân trước đây.

• 15 tháng 7

Bảo đại ra "Đạo dụ tổng động viên" theo lệnh của thực dân Pháp, hòng vơ vét nhân tài, vật lực của nhân dân Việt Nam cho Pháp dốc vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

• 16 đến 21 tháng 7

Bộ Giáo dục triệu tập, Đại hội giáo dục toàn quốc tại Việt Bắc, nhằm rút kinh nghiệm các thí điểm vừa cải cách và quyết định triển khai hệ thống giáo dục mới. Đại hội có đông đảo đại biểu các vùng tự do, tạm chiếm, miền núi, đồng bằng... (Nam Bộ vắng mặt và cũng chưa thí điểm cải cách giáo dục). Đại hội còn đề nghị bổ sung nhiều điều quan trọng trong đề án cải cách giáo dục (phương châm giáo dục, xây dựng chương trình, xây dựng công đoàn ngành, tổ chức học sinh quân).

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội. Người nhắc nhở: "Đại hội nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân, với công cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc".

• 20 tháng 7

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ký bản tuyên bố: Vấn đề Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Khẳng định chỉ có Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Chính phủ duy nhất hợp pháp, đại diện cho nhân dân Việt Nam để tham dự ký hiệp ước hoà bình với Nhật Bản.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #176 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 03:05:44 pm »


• 22 tháng 7

Lập thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá.

Chính phủ ban hành sắc lệnh bãi bỏ thuế môn bài, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp và các thứ
thuế gián thu khác, đặt thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá.

• 23 tháng 7

Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Uỷ viên trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Tổng thanh tra Chính phủ, Hội trưởng Hội Việt-Hoa hữu nghị đã hy sinh trên đường đi công tác thanh tra ở Liên khu IV. Hồ Chủ tịch đã gửi bài điếu đến lễ tang đồng chí.

Ngày 27-8-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 50-SL truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh hạng ba cho nhà cách mạng lão thành trọn đời đấu tranh cho Tổ quốc, cho nhân dân.

• 23 tháng 7

Đoàn đại biểu Việt Nam do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm trưởng đoàn đã tới Bắc Kinh, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đoàn gồm đại biểu các giới và đại biểu Quân đội Quốc gia Việt Nam.   

• 29 tháng 7

Huyện Lập Vò thuộc tỉnh Long Châu Sa đổi tên là huyện Chợ Mới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #177 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 03:06:37 pm »


• 31 tháng 7

Diệt Thủ hiến Nam Phần Thái Lập Thành và tướng Chanson, ủy viên Cộng hòa Pháp.

Thủ hiến Nam Phần Thái Lập Thành và tướng Chanson đi Sa Đéc để chấn an tinh thần dân chúng sau những tổn thất dồn dập của quân Pháp.

Một chiến sĩ trong đội Cảm tử thành với hai trái lựu đạn đã giết được hai nhân vật quan trọng này tại Thị xã Sa Đéc.

Tướng Chanson là ủy viên Cộng hòa Pháp thứ hai bị Ban công tác thành (Sài Gòn) tiêu diệt, ủy viên Cộng hòa Pháp thứ nhất bị diệt ở Sài Gòn là Đại tá Hans Imfelt.

• Tháng 7

Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức được thành lập.

Công đoàn giáo dục là một thành viên của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thu hạp gần 11.000 đoàn viên gồm các giáo viên, kiểm soát viên Bình dân học vụ và công nhân viên thuộc ngành giáo dục. Công đoàn giáo dục đã thống nhất được lực lượng giáo giới trong cả nước.

• Tháng 7

Trường Chính trị trung cấp quân đội được thành lập - Hiện nay là Học viện chính trị quân sự. Cán bộ trung cấp, cao cấp trong quân đội được luân lưu về trường học để nắm vững hơn nữa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #178 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 03:08:21 pm »


• 1951 (sau tháng 7)

Trung tướng Nguyễn Bình (tên thật là Nguyễn Phương Thảo), Tư lệnh bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương
và dân quân du kích Nam Bộ đã hy sinh trên đường công tác ra Việt Bắc.

Ông sinh năm 1909 tại Bần Yên Nhân (nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên), hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, lúc đầu vào Việt Nam Quốc dân Đảng, bị Pháp bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Năm 1936 được ra tù, ông ly khai VNQDĐ, tiếp tục hoạt động chống Pháp. Trước Tổng khởi nghĩa, ông cùng một số đồng chí lập chiến khu Đông Triều (Đệ tứ chiến khu). Tháng 8-1945 được lệnh Tổng khởi nghĩa, Ông đã đưa bộ đội Đệ tứ chiến khu về chiếm Hải Phòng, Kiến An, Đồ Sơn.

Khi Nam Bộ bị Pháp xâm lược, Ông được cử vào giữ chức Khu trưởng Khu 7. Trong một hoàn cảnh rất khó khăn, Ông đã cùng mấy trăm chiến sĩ giữ vững khu căn cứ Lạc An và sau đó góp phần quan trọng vào việc Xây dựng bộ đội, chấn chỉnh chính quyềncủng cố Mặt trận Liên Việt Nam Bộ. Ông đã chỉ huy bộ đội đánh thắng nhiều trận lớn ở chiến trường Nam Bộ.

Ngày 24-2-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 84/SL truy tặng Trung tướng Nguyễn Bình Huân chương Quân công hạng nhất.

• 6 tháng 8

Ta tiến công Com-plông, một vị trí phân chi khu kiên cố, căn cứ bàn đạp chỉ huy, tiếp tế của địch.

Kết quả ta làm chủ trận địa, diệt tên đồn trưởng và 90 lính, bắt sống 195 tên, thu 200 súng, 20 tấn đạn.

Ngày 15 tháng 8, ta lại tiến công Com-plông lần thứ 2. Quân địch ở các đồn Công-cơ-leng và Công-ha-ma bỏ vị trí tháo chạy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #179 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 03:09:50 pm »


• 17 tháng 8

Sáp nhập và đổi tên một số huyện thuộc tỉnh Trà Vinh (cũ) như sau:

- Sáp nhập huyện Càng Long và huyện Tiểu Cần làm một huyện, lấy tên là huyện Càng Long.
- Đổi lại tên huyện Châu Thành là huyện Cái Ngang.
- Đổi lại tên huyện Măng Thít là huyện Vũng Liêm.
- Đổi lại tên huyện Ba là huyện Tam Bình.

• 21 đến 30 tháng 8

Hội nghị tuyên huấn toàn quân lần thứ nhất.

Hội nghị thống nhất nhận thức về vai trò trọng yếu của công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng trong quân đội ta. Nghị quyết của hội nghị nêu rõ "Việc lãnh đạo tư tưởng hiện nay phải đặt thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội". Trọng tâm lãnh đạo tư tưởng lúc này là rèn luyện cho cán bộ chiến sĩ có một cơ sở tư tưởng, chính trị vững chắc, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc, xây dựng tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và lòng tin tưởng nhất định thắng lợi.

• 22 tháng 8

Đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm trưởng đoàn đã sang thăm hữu nghị Triều Tiên nhằm "học tập những kinh nghiệm chiến đấu của nhân dân Triều Tiên", thắt chặt tình hữu nghị giữa 9 nước.

• Cuối tháng 8

Nha Giáo dục Nam Bộ triệu tập Hội nghị miền Tây Nam Bộ thông qua chủ trương và đề án sửa đổi một phần chương trình cho phù hợp với yêu cầu giáo dục, như bớt giờ học văn hóa, để học sinh có thời gian dạy Bình dân học vụ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM