Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 11:17:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân  (Đọc 278432 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #180 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 04:07:47 pm »

Chúng ta lấy tạm một chiếc giầy trong hình làm ví dụ. Ký hiệu lỗ theo thứ tự trên hình vẽ. Số 1 ở trên cùng và tiến tới số lớn nhất ở dưới. Má bên kia cũng vậy. Tạm ký hiệu một má là bên A, má bên còn lại là B. Như vậy mỗi lỗ trên giầy sẽ có kí hiệu chữ và số (A1,B1,A2…) số lỗ trên một má giầy có thể là chẵn hay là lẻ. Đầu tiên cứ ví dụ làm trên giầy có số lỗ một má là chẵn, trường hợp này có 6 lỗ.
Dây giày phải đủ dài:
Chập đôi dây giày lại, cầm hai đầu dây cạnh nhau, xỏ một đầu dây từ trên xuống qua lỗ A1, đầu còn lại xỏ từ trên xuống qua lỗ A2. Đầu qua lỗ A1 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B5. Đầu qua lỗ A2 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B6. Như vây ta có hai đường dây bắt từ má bên này sang bên kia.
Tiếp tục đầu dây qua B6 được xỏ từ trên xuống qua lỗ A6, đầu dây qua B5 được xỏ từ trên xuống qua lỗ A5.
Tiếp nữa, đầu dây qua A6 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B4, đầu dây qua A5 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B3.   
Sau đó đầu dây qua lỗ B4 được xỏ từ trên xuống qua lỗ A4, đầu dây qua lỗ B3 được xỏ từ trên xuống qua A3.
Cuối cùng, đầu dây qua lỗ A4 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B2, đầu dây qua lỗ A3 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B1.
Đã xỏ xong dây giầy. bây giờ chỉ chỉnh cho dây giầy cân đối. Buộc hai đầu qua B1,B2 lại với nhau. Mỗi khi cần thít dây giầy chỉ cần kéo đầu chờ bên A1,2 và B1,2 lên. Bên A1,2 sẽ thít chặt tới tận vị trí qua lỗ 5 và 6. Bên B1,2 sẽ thít chặt các dây qua lỗ 3 và 4. 
Mỗi khi cần tháo gây giầy, ta có thể luồn ngón tay qua các dây ở vị trí 3,4,5,6 một lượt để nới lỏng các dây. Rất nhanh.
Nhìn hình dáng cũng được, phía bên trên thấy các đường dây đan một cách đều đặn từ hai má.
Các bác còn có kiểu buộc dây nào khác không?
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #181 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 05:13:13 pm »

Tỷ mỷ và chính xác! Bác Vanle có tố chất của nhà nghiên cứu thực nghiệm.
Em đi giày toàn để dây sẵn xỏ đại.  Grin
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #182 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2009, 05:44:34 pm »

@bác nvanlebinh:

         Bác mô tả hoàn toàn chính xác. Đây là cách buộc dây cho giày vải đã được phổ biến thống nhất cho bộ đội. Cách xỏ dây giày thế này khi buộc và tháo đều nhanh, không có hiện tượng 2 đầu dây lòng thòng khó rút như kiểu buộc giày da của sĩ quan.

       Giày da sĩ quan thì lại cấm buộc kiểu như giày vải thế này (vì nó sẽ xấu). Vẫn xỏ bình thường và thắt nút hình con bướm.

       Hồi trước đơn vị em đã làm vậy rồi mà.

       Mà ngay cả cách buộc ni-long khi đeo ba-lô hành quân cũng khác, không giống như trong phim, cứ quàng lên một cái là xong. Bác nvanlebinh còn nhớ không?
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #183 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 12:18:12 pm »

Cách quàng nilon che mưa! Tôi được mấy anh lính cựu dạy như thế này:
Tấm áo mưa hình chữ nhật ABCD ( AB>BC ). Trước hết buộc hai đầu A và B với nhau. Kéo thẳng hai góc mới hình thành ta có một tấm áo mưa gần như hình thang. Quàng lên vai, buộc hai đầu mới hình thành lại phí dước cằm. Đầu buộc AB nằm phía sau gáy. Kéo hai bên qua vai để tà áo mưa che kín phía trước ngực. Nếu tấm nilon đủ rộng, cách buộc này ta có thể đeo ba lô mà phía trước ngực vẫn không bị ướt!
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #184 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 01:39:54 pm »

      Hoan hô bác Thọ.

      Đúng là buộc nilon như thế đấy. Cách buộc đó sẽ che khín cả hai vạt áo ngực khi đeo ba lô.

       Tấm nilon được phát cùng cỡ như nhau rồi mà bác. (lính đi chiến trường ngoài các thứ khác thì có đủ bộ ba: Nilon, tấm tăng, võng.  Các liệt sĩ khi khâm liệm được bọc võng, sau đó mới bọc tấm tăng).

       Mà sao không phải bác buộc nilon như thế, mà lại "nghe lính cũ" kể. Bác không phải hành quân trời mưa bao giờ à.

     Em (à không, bác lính của em cơ) nói là thời trước 1975 tuy có thiếu nhưng mức độ rách rưới không như các bác thời K. Dù thế nào cũng phải giữ đủ 3 thứ nilon, tăng, võng. Nếu không thì chết trước khi đánh nhau (Vì thời trước mật độ tác chiến thưa lắm, không đồn dập như thời K)


Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #185 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 02:06:34 pm »

Tôi được dạy như thế! và khi gặp mưa thì tôi cũng làm như được dạy
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #186 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 03:06:19 pm »

       @ bác Lethaitho:

   Vậy là em hiểu chưa đầy đủ ý bác.
    Đầu xuân , xin được lượng thứ.
Logged
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #187 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 12:13:46 am »

Tôi thi khi mới đi bộ đội, quân trang chỉ có giầy bata có 3 lỗ mỗi bên thôi. Các đợt lĩnh quân trang sau cũng thế. Cái dây giầy ba ta thì quá ngắn (năm 78-80). Lính ở hậu phương phía bắc toàn dùng giầy đó, ra đường ai cũng đi giầy đó. Có thể vì thế mà không ai dạy cách đi giầy kiểu này. Chúng tôi mỗi người đi một kiểu. Toàn buộc sẵn chỉ xục chân vào kéo gót lên là đi. Cứ nhìn vào kiểu buộc dây mà nhận ra giầy của minh.Vì vậy tôi cứ tưởng cách đi giầy là tuỳ từng người.
Còn áo mưa thì có. Sau khi lĩnh quân trang, lúc đó nhập ngũ được khoảng 1 -2 tuần. Đang thêu tên -đơn vị lên áo, thì có báo động hành quân. Ra chỗ tập chung của B. lúc đó có nhiều thủ tục với quân trang nhưng trong đó có thực hành mặc áo mưa.
Như vậy trong huấn luyện thời đó:
1. Các phần phổ biến chưa thống nhất trong toàn quân. (bác Thọ được dạy từ lính cũ).
2. Có trong quân trang thời huấn luyện mới có phổ biến. (chúng tôi được phát giầy có 3 lỗ).

Bây giờ ra ngoài lính rồi thì phát triển cách đi giày lên để cho các đôi giầy 7,8,9,....lỗ.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2009, 12:39:34 am gửi bởi nvanlebinh » Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #188 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 12:31:42 am »

Cách quàng nilon che mưa! Tôi được mấy anh lính cựu dạy như thế này:
Tấm áo mưa hình chữ nhật ABCD ( AB>BC ). Trước hết buộc hai đầu A và B với nhau. Kéo thẳng hai góc mới hình thành ta có một tấm áo mưa gần như hình thang. Quàng lên vai, buộc hai đầu mới hình thành lại phí dước cằm. Đầu buộc AB nằm phía sau gáy. Kéo hai bên qua vai để tà áo mưa che kín phía trước ngực. Nếu tấm nilon đủ rộng, cách buộc này ta có thể đeo ba lô mà phía trước ngực vẫn không bị ướt!
Cách đeo áo mưa này dùng cho cả ba lô quàng phía đằng sau lưng mà người không ướt.
Sau khi quàng vai, phải buộc thít vào cổ. Nếu buộc lỏng ra đầu ngoài áo mưa có thể dẫn đến hở gáy, nước mưa từ trên mũ vẫn lọt vào trong áo mưa. Cái này là tôi bị trả giá: Hành quân di chuyển (thời huấn luyện thôi)
Mảnh nilon  còn mới, buộc sâu vào sợ hằn vết, nát mất cái nilon mới. Tôi buộc đầu ngoài thôi (khổ ngang nó cũng khá to). Nước mưa từ mũ xuống chạm vào ba lô. Khi nước mưa ngấm tới người thì quần áo trong balô cũng ướt. Lúc thằng khác phơi quần áo giặt khi mặc hành quân, thì mình phơi tư trang cất trong ba lô.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #189 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 05:34:27 pm »

 Các bác ơi em có mấy con cua suối với nắm ngót rừng . Nồi xoong ko có mần răng chừ ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM