Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:49:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193371 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
k_nhai55
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #70 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 01:22:06 pm »


 Embarrassed Embarrassed Bác Tố Hữu ơ! bác có hứa là:
Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng...
 bác và các bậc tiền bối c/m đã đấu tranh và đem lại quyền làm người cho loại người có thân phận thấp hèn trong xã hội.Bao nhiêu năm sống yên ổn... vậy mà bây giờ thế hệ con cháu lại "đóng sống" một câu: mày vẫn là  con đĩ.
Bao nhiêu công lao của các bậc tiền bối c/m đổ xương máu để xây dựng nên đã bị con cháu chà đạp không thương tiếc ,thật đau lòng lắm thay.Loại con cháu coi thường cha ông không biết là loaị con ...gì đây
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2012, 01:27:30 pm gửi bởi k_nhai55 » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #71 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 05:05:52 pm »

            Xin có 1 nhận xét của cá nhân về Hà nội thời bây giờ.
 
 Người Hà  nội gốc xưa ( rất gần với người Tràng an xưa ) hiện nay còn định cư ở Hà nội rất ít. Họ không hay lang thang ra đường khi không cần thiết, để tránh những phiền phức không đáng xẩy ra. Phần đa họ di cư chuyến vùng đi các thành phố lớn trong và ngoài nước qua các thời gian, thời kỳ biến động của đất nước.
 Bây giờ Hà nội đa phần là dân các nơi về sống làm ăn và định cư. Họ có 2 loại
Loại giầu có thì mua nhà đất, thuê cửa hàng là công dân loại 1 trọc phú
Loại làm thuê làm mướn để sinh sống thì ở nhà thuê ăn cơm bụi là công dân loại thấp.
 Chưa kể các thành phần khách vãng lai và sinh viên các trường học. Hoc thì ít, lang thang ngoài đường ngó nghiêng hàng quán...là chính nên Hà nôi giờ khác xưa nhiều lắm. Bác nào có việc phải hỏi thăm đường hay giao tiếp ơ HN bây giờ mấy khi gặp đc người HN gốc. Phải thật tinh ý mới nhận biết đc, chính xác nhất là giọng nói và cách nói chuyện chứ đừng nhìn nhận người HN qua quần áo giầy dép và cái xe...
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #72 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 06:45:44 pm »

Các bác CCB tham khảo thêm bài viết được đăng trên báo HNM cuối tuần của Nguyễn Ngọc Tiến ( trích)

Thế nào là thanh lịch và có hay không?
[/b]

   (HNM) - Trước khi bàn đến chuyện có hay không nếp sống thanh lịch thì cần phải làm rõ khái niệm này, vậy thế nào là thanh lịch? Có hai cách giải thích: Một số cho rằng "thanh lịch" là người có đạo đức, văn hóa, có chữ nghĩa và nói gọn lại là "phong cách sống cao đẹp". Vì có gốc từ chữ Hán nên một số khác lại tách hai chữ ra và giải thích từng chữ một.

    Theo họ thì thanh có nghĩa là “Cách suy nghĩ biết trọng điều thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cao thượng mà vẫn gần gũi bình dị, không ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường. Thanh liêm với của cải xã hội và của người khác. Thanh đạm, thanh bạch trong cuộc sống đời thường; thanh nhã trong cử chỉ, hành vi, nói năng... Còn lịch được cắt nghĩa như sau: “Lịch là sự lịch lãm, có nghĩa là xem nhiều, quan sát nhiều; lịch duyệt là người hiểu biết rộng; lịch thiệp là người từng đi nhiều, thành thạo trong giao tiếp còn lịch sự là thể hiện cách ứng xử văn hóa, văn minh thân thiện”.

    Họ cũng giải thích muốn có thanh thì con người phải rèn luyện, còn muốn có lịch thì phải từng trải, sàng lọc và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống mới có được. Và thanh phải đi với lịch mới trọn vẹn ý nghĩa vì trong cuộc sống có người chỉ có thanh mà không có lịch hoặc ngược lại.

    Nếu theo quan niệm thứ hai thì Thăng Long-Hà Nội có rất ít người thanh lịch vì tính đến cuối thế kỷ XIX, Thăng Long-Hà Nội vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông, một số ít làm hàng thủ công và buôn bán nên kinh tế nói chung là khó khăn. Mặt khác chỉ người có tuổi mới từng trải, mới có độ lịch lãm... Cho nên quan niệm thứ nhất là hợp lý hơn. Nếu nhìn từ góc độ đạo đức xã hội thì thanh lịch ra đời từ đòi hỏi của chính cuộc sống, nhưng cũng rất có thể thanh lịch được hình thành vì phong cách sống của người Thăng Long - Hà Nội khi còn là đất Kẻ Chợ chưa cao đẹp nên các bậc thức giả sĩ phu phải tạo dựng ra mẫu hình để mọi người hướng tới?

    Trong ca dao Hà Nội có khá nhiều câu liên quan đến thanh lịch, ví như người làng Láng nổi tiếng với cây húng có vị cay nhẹ, thơm thanh nhai hơi bùi mà khi bán còn phải: “... Mượn người thanh lịch gánh lên Kinh kỳ”. Tuy nhiên câu ca dao mà nhiều người hay nhắc đến là:

                Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
          Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

       Không chỉ trong ca dao, thơ hay các tác phẩm luận về thế sự, nhiều nhà Nho cũng không tiếc lời ngợi ca văn hóa và nét đẹp trong lối sống của người Thăng Long-Hà Nội, trong đó phải kể đến “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ (1768-1839). “Vũ trung tùy bút” bàn đến nhiều chuyện ở Thăng Long. Về uống rượu ông viết: “Chỉ vào dịp lễ tết người Thăng Long mới uống rượu, họ dùng những chén nhỏ và uống vừa đủ để câu chuyện thêm nồng”. Về thú chơi hoa, ông viết: “Chơi hoa với người Thăng Long không chỉ là chuyện bình thường mà mượn hoa, cây cảnh để nói lên đạo làm người, nói cách khác chỉ cần nhìn người chơi hoa cũng có thể biết đạo lý của người chơi hoa. Trong cách chơi vẫn ngụ cái ý về thế giáo thiên luân. Vậy nên mượn khóm hoa, tảng đá để ký thác hoài bão cao cả”.

      Trong bài viết “30 năm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa folklo ở Hà Nội”, GS Trần Quốc Vượng, một trong những nhà sử học có nhiều nghiên cứu thấu đáo về một số vấn đề trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội đã khẳng định: “Hà Nội có một phong độ văn hóa riêng, một tiếng nói riêng: Tiếng Hà Nội, một cung cách ứng xử giao tiếp riêng: ý nhị, tế vi, tao nhã, thanh lịch”. Không chỉ sách của các tác giả trong nước, các cuốn sách của những người ngoại quốc viết về xứ Đàng Ngoài mà chủ yếu ở Thăng Long như: “Miêu tả vương quốc xứ Đàng Ngoài” viết vào thế kỷ XVII của tác giả Samuel Baron. Baron sống mấy chục năm ở Thăng Long, là con lai giữa một người Hà Lan và phụ nữ Thăng Long, ông này làm việc cho Công ty Đông Ấn Anh ở Thăng Long. Về uống rượu, Baron viết: “Rất ít khi thấy người uống rượu mặt đỏ gay ở ngoài đường hay bị quá say nằm vạ vật”.

        Trong cuốn “Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài” của thầy tu Richard xuất bản vào thế kỷ XVIII, ông này ca ngợi cách ăn mặc của phụ nữ Thăng Long “Bên trong chiếc áo giản dị là cả thế giới mầu sắc kết hợp với nhau rất hài hòa để lộ ra cái yếm với các màu sắc nhã nhặn khác nhau”. Trong các bài viết của người Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, trong đó có cuốn “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” của bác sĩ Hocrquard, người theo chân đội quân viễn chinh xâm lược các nước Đông Dương thì ngoài những đoạn miệt thị, chê bai dân An Nam, người Thăng Long - Hà Nội thì cũng có rất nhiều đoạn văn miêu tả về nếp sống Hà Nội cùng với những nhận định rất khách quan. Dù các đoạn văn mô tả còn sơ sài và thiếu chi tiết nhưng nó cũng là những phác thảo về nếp sống đẹp qua các tập tục ở Thăng Long - Hà Nội.

           Như vậy có thể khẳng định nếp sống thanh lịch ở Thăng Long - Hà Nội là có thật. Tuy nhiên người không thanh lịch cũng không có nghĩa là người xấu, thanh lịch ở đây được hiểu như là lối sống ở tầng cao hơn lối sống thông thường có tính linh động để thích nghi với sự biến đổi của xã hội.

Thanh lịch có từ bao giờ?
[/b]

               Đến giữa thế kỷ XIX, thời vua Tự Đức thì phố Hà Nội vẫn nằm trong làng và phố không phải theo kiểu Châu Âu mà chỉ là nơi các gia đình làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công, chỗ ở và là cửa hàng bán hàng hóa thì liệu có nếp sống thanh lịch không trong khi nếp sống này cần phải có không gian văn hóa, có các quy định chặt chẽ của một đô thị. Trong chương trình “Nghĩ mở, nói thẳng” với chủ đề: “Bàn về thanh lịch của người Hà Nội” trên VTV2 (ghi hình ngày 20-9-2012), khách mời - nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng nếp sống đô thị kiểu Châu Âu mới xuất hiện vào năm 1888, năm mà Hà Nội trở thành thành phố thuộc địa của Pháp (với diện tích khá hẹp, từ phố Tràng Thi đến Cửa Nam hiện nay hắt lên đến bờ đê sông Hồng). Khi đó chính phủ Pháp ra quyết định tổ chức bộ máy dân sự theo mô hình các thành phố của Pháp gồm: Đốc lý (thị trưởng) do Toàn quyền Đông Dương chỉ định, hội đồng thành phố do dân bầu, có các quy định cụ thể và chi tiết cho hoạt động của một đô thị... và kèm theo đó là các hình thức xử phạt. Hằng ngày có cảnh sát đi tuần các phố phạt tiền tất cả những ai vi phạm nên thành phố dần dần đi vào nề nếp và điều này hình thành nếp sống quy củ.

     Thế còn các câu ca dao có các chữ thanh lịch, mà tiêu biểu là câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” ra đời khi nào? Cũng là khách mời trong chương trình nói trên cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc, GS Lê Văn Lan cho rằng câu thơ trên là của Nguyễn Công Trứ khi ông dẫn chứng trong luận văn tiến sỹ về ca trù, người ta đã phát hiện ra hai câu đó là câu mưỡu (câu hát mở đầu của các bài ca trù -NV) trong một bài ca trù của Nguyễn Công Trứ (1778-1858). Song GS Lê Văn Lan cũng không biết câu đó là của Nguyễn Công Trứ viết ra hay Nguyễn Công Trứ lấy từ ca dao Hà Nội. Đi tìm thời gian ra đời của một phong cách sống không thật dễ dàng vì nếp sống được tích tụ và sàng lọc theo chiều dài lịch sử nên khó có câu trả lời nếp sống thanh lịch có từ bao giờ. Nhưng dù thế nào thì đó cũng là căn cứ để có thể đưa ra kết luận: muộn nhất thì câu ca dao (hay câu mưỡu) đó xuất hiện vào thời Nguyễn Công Trứ.
                                                                        Nguyễn Ngọc Tiến
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 10:01:53 pm »

Theo tiêu chí uống rượu thì có lẽ không có người thanh lịch bởi bây giờ người ta cứ tì tì cả ngày, suốt năm suốt tháng, lí do nọ lí do kia, vân vân và vân vân.  Grin
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 10:31:22 pm »

và rồi vì cái mùi hương đó nó chỉ tỏa trong đêm mà để cho những đầu óc phàm phu tục tử khéo tưởng tượng mà thành chuyện không hay, nó cũng như việc nhìn vào bức ảnh khỏa thân người ta thấy nó đẹp hay là thấy dục tính tầm thường.

 Bác chuongxedap đừng vội đánh giá người ta như thế, chắc gì họ đã phàm phu tục tử như bác nghĩ về họ đâu. Đừng vội đánh giá bằng cảm tính của mình. BY nói rồi: Không lẽ bác ví nhà thơ: Nguyễn Hà là loại phàm phu tục tử hay sao? Ở đây BY nói không phải bằng cảm nghĩ của riêng mình mà nói bằng sách với kiến thức trong sách cùng thực tế mà mình thấy hoặc hiểu từ cuộc sống hàng ngày.

 Bác có cần BY chụp lại nguyên văn đoạn bình về câu thơ này được in trên 1 cuốn sách viết chuyên về Hà Nội không? Không lẽ Nhà xuất bản văn hóa thông tin cũng toàn là dân "Phàm phu tục tử" nữa hay sao? Đừng vội, đừng vội, cuộc đời này còn nhiều điều lý thú lắm. Grin

He he, em đâu dám, đâu dám kết luận ai đâu, chỉ là trộm nghĩ thôi mà. Dưng mà nhà thơ, nhà văn hóa hay nhà gì gì đi nữa thì cũng là từ dân gian mà ra, đem cái kiến thức của dân gian vào trong sách vở mà thôi. Tỉ như câu chuyện về quả chuối "lùn" của bác vậy, rằng nó không bao giờ được đem bày trên bàn thờ với lí do đã nêu, nhưng em thắc mắc là trước khi chuyện đó xẩy ra thì người ta vẫn cúng chứ nhỉ, bởi vì nó thơm ngon mà. Vậy thì lỗi đâu phải do giống chuối đó mà nên, vì thế lí do đó không thuyết phục, chắc phải là lí do kiểu như hình dáng nó xấu không phù hợp đặt trên bàn thờ may ra mới hợp lí.

Quay lại chuyện hoa nhài, vậy tại sao cũng tỏa hương khi đêm xuống nhưng hoa dạ hương lại không bị ví von là một loài hoa "đĩ" và lại còn được dùng trong gói hoa đặt trên bàn thờ mà các cụ hay mua. Vậy thì cái lý do gọi hoa nhài là "đĩ" không thuyết phục. Theo em nó nằm trong câu thành ngữ "Chẳng thơm..." là do giống hoa đó mọc nhiều ở đất kinh kỳ mà thôi và nói về nó thì ai cũng biết, vậy thôi.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 11:54:30 pm »

... một thứ chuối rất thơm ngon và đẹp mã, người dân trồng ra sản phẩm ấy chỉ dùng để ăn, không bao giờ mang tới cúng ở những nơi tôn nghiêm hay cúng các Cụ trong nhà. Đó là giống chuối Bà Lùn, quả chuối to, tròn đều rất đẹp, vàng tươi khi chín tới, thơm phức, ăn cực kỳ ngon và bổ, song dù có thiếu đồ cúng bao nhiêu ... Vậy thôi, người ta tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy mỗi khi mang cúng người đã khuất hay đấng tâm linh, còn sử dụng thì vẫn bình thường.

  ...Vậy thì lỗi đâu phải do giống chuối đó mà nên, vì thế lí do đó không thuyết phục, chắc phải là lí do kiểu như hình dáng nó xấu không phù hợp đặt trên bàn thờ may ra mới hợp lí...

 BY tôi nghĩ có lẽ bác chuongxedap cần kiểm tra lại phần tôi tạm tô đỏ ở trên để hiểu thêm về cái BY tôi đã viết cũng như cái bác đã hiểu và tô đỏ ở phần bài viết của bác. Grin

 Không lẽ cả triệu người họ không phân biệt nổi giữa quả chuối xấu và quả chuối đẹp hay sao hả bác? Hay chỉ có mình bác mới đủ trình độ để nhận biết là nó xấu?

 BY tôi đâu cần "thuyết phục" ai mà bác đưa chuyện thuyết phục hay không thuyết phục ở đây. Tôi đâu cần chứng minh rằng tôi đúng hay không đúng, cái tôi nói là cái dân gian từng nói và nhìn nhận như vậy. Vì vậy, nếu muốn phản bác lại điều gì theo ý kiến tôi bác nên tìm dẫn chứng khác có tính phản biện hợp lý hơn thì mới mong "thuyết phục" được cái lập luận tôi đang nói là không phù hợp.

 Bác chú ý chỗ này nhé để hiểu thêm cho chính xác.

 .. người ta tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy mỗi khi mang cúng người đã khuất hay đấng tâm linh, còn sử dụng thì vẫn bình thường.

 Bác có hiểu cái từ: Tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy ... Không?

 
bác và các bậc tiền bối c/m đã đấu tranh và đem lại quyền làm người cho loại người có thân phận thấp hèn trong xã hội.Bao nhiêu năm sống yên ổn... vậy mà bây giờ thế hệ con cháu lại "đóng sống" một câu: mày vẫn là  con đĩ.
Bao nhiêu công lao của các bậc tiền bối c/m đổ xương máu để xây dựng nên đã bị con cháu chà đạp không thương tiếc ,thật đau lòng lắm thay.Loại con cháu coi thường cha ông không biết là loaị con ...gì đây

 Xưa nay BY tôi chỉ có 1 nick trên VMH, dứt khoát không có hơn 1 nick. BY tôi chẳng "ngại" để đối mặt trước mọi vấn đề mỗi khi tranh luận điều gì, từ chuyện lính ở chiến trường hay chuyện "tầm phào cho vui" ở quán nước. Nếu @k_nhai55 thích tranh luận điều gì thì cứ chường mặt nick chính của mình ra mà nói. Kẻ giấu mặt để cố tình xúc phạm ai đó thì với tôi luôn là những "thằng hèn" bạn có biết không?

 Thằng ăn cắp thì mãi mãi nó vẫn là thằng ăn cắp. Một chiến sỹ thuộc Trung đoàn Thủ đô cũ từng có câu nói: Con chó mực thì dù có cạo sạch lông nó đi thì nó vẫn mọc ra lông màu đen. Ông ấy nay không còn nữa, nhưng câu nói ấy theo tôi thì vẫn luôn là câu nói hay cần xem như một câu ngạn ngữ ở đời đấy. Những chiến sỹ Cách mạng mà bạn đang nói đấy, họ cũng từng có câu nói gần giống: Bản chất con người không thay đổi. Chắc họ cũng suy ra từ chuyện con chó mực kia.

 Không dám dũng cảm đứng ra nói và chịu trách nhiệm lời nói của mình thì nó mãi mãi cũng chỉ là những thằng hèn.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 08:14:20 am »




        Mình không phải nhà giáo dục cũng không phải nhà văn và cũng chẳng dân Hà Nội mà chỉ là người  biết đọc, biết viết và nói ra được cái mình cảm nhận…như anh nông dân cày xong thửa ruộng thỏa mãn, ngả mình trên đống rơm ngắm trời xanh. Xa xa những thiếu nữ tung tăng, miệng cười tươi  đến trường với tà áo dài trắng bay, bay trong gió, tiếng thầy giáo giảng bài…chẳng thơm như thể hoa nhài, chẳng thanh cũng lịch như người thành đô…

       Thưa các bác và đồng đội:  Thước phim đó người xem cảm nhận như thế nào, có được gọi là thanh lịch không? (không nói nội dung hay bản chất, ta chỉ nói hình thức bề ngoài trước); Nếu đứng chung như Thai Minh Hung trích dẫn từ Nguyễn ngọc Tiến HNM và đứng riêng từng hình ảnh như thế thì bạn nghĩ như thế nào???.

       Khái niệm mỗi thời sẽ hiểu nhiều cách khác nhau nhưng bản chất không thay đổi nói toạt móng heo như BY1960..con chó đen cạo sạch lông thì nó vẫn là con chó lông đen thế thôi; còn gép chữ như cái ông bạn trên báo HNM tôi e không ổn.

       Nếu đưa đưa câu thơ trên đề nghị thầy cô giảng chắc sẽ…nhiều “canh gà Thọ xương” lắm, lắm…mấy bác ơi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 07:05:36 pm »


 BY tôi nghĩ có lẽ bác chuongxedap cần kiểm tra lại phần tôi tạm tô đỏ ở trên để hiểu thêm về cái BY tôi đã viết cũng như cái bác đã hiểu và tô đỏ ở phần bài viết của bác. Grin

 Không lẽ cả triệu người họ không phân biệt nổi giữa quả chuối xấu và quả chuối đẹp hay sao hả bác? Hay chỉ có mình bác mới đủ trình độ để nhận biết là nó xấu?

 BY tôi đâu cần "thuyết phục" ai mà bác đưa chuyện thuyết phục hay không thuyết phục ở đây. Tôi đâu cần chứng minh rằng tôi đúng hay không đúng, cái tôi nói là cái dân gian từng nói và nhìn nhận như vậy. Vì vậy, nếu muốn phản bác lại điều gì theo ý kiến tôi bác nên tìm dẫn chứng khác có tính phản biện hợp lý hơn thì mới mong "thuyết phục" được cái lập luận tôi đang nói là không phù hợp.

 Bác chú ý chỗ này nhé để hiểu thêm cho chính xác.

 .. người ta tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy mỗi khi mang cúng người đã khuất hay đấng tâm linh, còn sử dụng thì vẫn bình thường.

 Bác có hiểu cái từ: Tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy ... Không?

 

E hèm, ở đây em cũng không dám thuyết phục ai, chỉ là tìm sự logic trong vấn đề đang nêu thôi. Ừ thì giống chuối đó có vấn đề và "người ta tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy mỗi khi mang cúng người đã khuất hay đấng tâm linh...". Nhưng em xin hỏi là trước khi nó có vấn đề, trước khi nó bị làm cho ô uế thì thế nào? Dân gian của thời trước khi giống chuối đó bị làm cho ô uế thì người ta có sử dụng để cúng tổ tiên không? Còn chuyện của dân gian sau khi giống chuối đó bị làm ô uế thì như bác đã nói ta không bàn nữa, phải không ạ.

Cũng như vậy về những chuyện lan truyền trong dân gian, để rồi người ta chép vào sách, để rồi chúng ta chuyện phiếm ở đây, thì hoa nhài (cũng như giống chuối bà lùn) được (bị) dân gian đưa ra lý do "chính đáng" để không được dùng làm đồ thờ cúng. Vậy với hoa nhài em cũng xin hỏi tại sao trong rất nhiều loài hoa nở về đêm với hương thơm quyến rũ thì chỉ có mình nó được (bị) dân gian gán cho cái từ "con đĩ". Nếu chỉ vì hương thơm tỏa ra vào ban đêm thì có phải là bất công cho hoa nhài không? Vậy lý do chính xác là thế nào đây?

Xin cao kiến của các bác!
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 10:44:06 pm »

Tôi xin tiếp chiêu bác chuông giải thích một số sự việc liên quan đến hoa Nhài :
- Trong các loài hoa nở về đêm có : Hoa Quỳnh, Dạ hương , Hoa Nhài ,
- Dạ hương có hương man mát , dịu , nhiều người thích.
- Hoa Quỳnh cũng được ưa chuộng -Đại thi hào Nguyễn du đã xem chị em nàng Kiều như hoa Quỳnh : " ...Một vùng như thể cây Quỳnh , cành Dao..."
Duy chỉ có hoa Nhài bị cho là " hạ tiện " Có câu : Dâm chơi hoa lý , Đĩ chơi hoa Nhài . Còn tại sao lại như vậy , thì khác gì hỏi mà biết là không có lời giải : Ví như hỏi Tại sao Trái đất hình cầu, mà không phải hình vuông.
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #79 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 10:45:52 pm »

Trích dẫn từ bác ZinBaCau
"Người Hà  nội gốc xưa ( rất gần với người Tràng an xưa ) hiện nay còn định cư ở Hà nội rất ít. Họ không hay lang thang ra đường khi không cần thiết, để tránh những phiền phức không đáng xẩy ra. Phần đa họ di cư chuyến vùng đi các thành phố lớn trong và ngoài nước qua các thời gian, thời kỳ biến động của đất nước."

Một xã hội mà những người tử tế cứ phải về nhà đóng cửa "tránh những phiền phức" ... Thì đúng là một xã hội đang trong tình trạng báo động đỏ rồi, bác ZinBaCau nhỉ ?

Bác Chuông Xe Đạp:

Không hiểu sao tôi cứ nghĩ cái người ví hoa với những điều xấu xa thì dứt khoát phải là người có tâm địa hẹp hòi, bác ạ.

Bác Binhyen1960:
Tôi không biết bác là ai, là người văn minh như thế nào? Nhưng cái kiểu chửi đổng "thằng ngu", "ngu ba đời"... như bác từng thốt ra thì tôi thấy bác cũng chả phải người quân tử lắm. Đàn ông mà chua ngoa như bác thật cũng hiếm có.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM