Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:59:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193376 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #60 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 12:09:11 pm »

Bác Nguyenquocchung thân mến. Trứớc kia đa số dân Việt nam mình thường chôn cất người thân đã qúa cố, chỉ các Hòa thượng , sư sãi, ... Mới hỏa thiêu.
Nay do đất đai có giá , thêm nữa mai táng gây ô nhiễm môi trường , nên mọi người chuyển sang hỏa táng - điện táng là hợp lẽ , chuyện đó không phải bàn cãi làm gì bác ạ!

Còn về nhiều gia đình đặt hoa nhài lên bàn thờ , cũng không chết ai? Chẳng có ai phạt tiền họ cả ...
Cũng không ai truy cứu : tại sao lại cho hoa nhài lên bàn thờ - Những việc như vậy không ai quy định cả , nhưng có một sự thật là : Chùa thì thờ Phật, Giáo đường thì thờ Chúa Giê su, Đình làng thì thờ Thành hoàng, đền thì thờ thánh - thần ...- không ai đảo lộn những trật tự đó .
Cũng như bó hoa của cô dâu - phải là một bó Layon màu trắng ( để chứng tỏ sự trong trắng của cô dâu)- còn ai đó dùng một bó layon đỏ hoặc hồng - chắc người đó “ ít nhất 1 lần vào Trâu qùy . Hic.“
Thân ái , chào đoàn kết.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #61 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 03:35:23 pm »

Hoa thì chọn : hồng, cúc, ngâu,v.v... Nhưng chưa thấy ai bày hoa nhài lên bàn thờ gia tiên,...

 
... Nhưng tôi đã từng thấy nhiều gia đình khác dùng hoa nhài cúng rồi đấy. Họ mua hoa về cho vào những cái đĩa rất đẹp sau đó bày lên bàn thờ cùng với các loại hoa quả khác vào ngày giỗ chạp, ngày rằm...Vậy, theo bác, những gia đình này có vấn đề gì về thần kinh hay không? Chắc là không!?

Bác thấy đấy, bản thân hoa nào có tội tình gì, tội ở loài người phức tạp chúng ta gán cho nó đấy chứ.

 Nhiều người từng ngộ nhận, Tràng An là một địa danh như đất Kinh kỳ Thăng Long xưa và Hà Nội nay, nơi tụ hội nhiều tinh hoa của đất nước để rồi tự cho rằng mỗi cá nhân sinh sống ở đó đều là người Tràng An cả. Nhầm to.

 Cái được gọi là Tràng An đâu phải là nguyên gốc của người Việt chúng ta, nó là từ biến thể vay mượn từ Tràng An của Trung Quốc mang về vì vậy nước Việt ta chắc chắn chẳng có địa danh nào được gọi là Tràng An cả. Vậy thì Tràng An là cái gì và ở đâu ra? Từ chính những điều ở cuộc sống hàng ngày trong mỗi con người cho dù họ ở bất cứ nơi đâu, sinh ra và lớn lên ở đâu đều là người Tràng An nếu hiểu và biết cách sống.

 Tràng An nó nằm trong tư duy cùng suy nghĩ của mỗi con người với phong cách sống và toát ra được sự nhẹ nhàng thanh tao, kín kẽ, cẩn trọng, thể hiện được là một con người sống có văn hóa, kính trên nhường dưới, nhìn trước đoán sau giữa xã hội mà hàng ngày chúng ta vẫn gặp thì đều là người Tràng An cả. Cái điều mà bạn nguyenhongduc nói nó thể hiện là người Tràng An đấy.

 Nếu chúng ta cứ lấy cái gọi là Cha trời Mẹ đất và hút sương đêm mà cho rằng cái gì cũng "tinh khiết" và sử dụng vào bất kể việc gì cũng được thì sao không chọn loại hoa này mà mang bày lên bàn thờ mà cúng các Cụ, hoặc bó thành bó hoa mang tặng nhau nhân ngày gì đó?

 http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y_c%E1%BB%A9t_l%E1%BB%A3n

 Sự tinh tế của người Tràng An trong mỗi con người là ở chỗ đó, nếu mang hoa đó mà đi cúng các Cụ hay tặng nhau thì tôi xin bảo đảm rằng người có Tràng An cùng mình chắc cũng phải phát khùng. Nhiều thứ để kiêng khem để không bao giờ mang tới những nơi tôn nghiêm hay dành hương khói tưởng nhớ đến người đã khuất, đâu phải chỉ có loài hoa nở về đêm thì không dùng ở những nơi đó, còn nhiều thứ khác mặc dù rất ngon, rất đẹp rất tốt và có giá trị kinh tế cao, người ta có thể dùng và thưởng thức, song tuyệt nhiên sẽ không bao giờ dùng ở những nơi nó không nên dùng.

 Hạt đỗ đen. Ai bảo nó không ngon, không tốt và không có giá trị? Xôi đỗ đen, chè đỗ đen người ta vẫn ăn, vẫn khen ngon, mát bổ đấy thôi. Nhưng nếu bảo mang cúng các cụ hay mang đến cúng ở những nơi tôn nghiêm thì chẳng ai làm bao giờ, trừ người không biết và không chịu học hỏi. Người biết và có Tràng An trong mỗi con người thì họ chẳng bao giờ làm việc đó. Vì sao vậy? Bởi vì tương truyền có ông quan VN đi sứ qua TQ mang về, khi qua cửa khẩu quan quân TQ khám rất kỹ vì họ không muốn cho người nước khác mang cái giống đỗ đen với nguồn dinh dưỡng cao này sang  nước khác, nếu có mang theo họ bắt bỏ lại hết tại biên ải không cho mang về. Ông quan kia nghĩ ra 1 kế, lộn bao khuy đầu của bộ "ấm chén" của mình ra mà nhét vào lên trong, sau đó kéo bao khuy đầu lộn trùm trở lại mà mang cái giống đỗ đen ấy về nước. Vì vậy, người có Tràng An sẽ không bao giờ cúng Cụ hay mang sản phẩm liên quan đến đỗ đen lên chùa cúng Phật, mặc dù họ vẫn ăn như một món ăn ngon hàng ngày. Điều đó là con người ấy tôn trọng người đã khuất hay Đức Phật ở nơi tôn nghiêm của tín ngưỡng. Cái Tràng An trong họ là ở chỗ đó.

 Thêm chuyện nữa mà nơi khác người có Tràng An vẫn kiêng kỵ. Xứ cố đô Huế, một thứ chuối rất thơm ngon và đẹp mã, người dân trồng ra sản phẩm ấy chỉ dùng để ăn, không bao giờ mang tới cúng ở những nơi tôn nghiêm hay cúng các Cụ trong nhà. Đó là giống chuối Bà Lùn, quả chuối to, tròn đều rất đẹp, vàng tươi khi chín tới, thơm phức, ăn cực kỳ ngon và bổ, song dù có thiếu đồ cúng bao nhiêu, kể cả cúng các Cụ bằng thứ chuối hột, chuối đá dày đặc hạt trong quả chuối không có mấy thịt chuối cũng được, con cháu có nghèo không có gì cúng, thắp hương cho tổ tiên các Cụ đại xá, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ cúng các Cụ bằng thứ chuối Bà Lùn kia cho dù có ê hề đầy vườn sẵn có. Nó có nguyên nhân cũng bắt đầu từ cái Tràng An mà ra cả. Cũng tương truyền, đời nhà Nguyễn trong cung cấm chỉ có 1 mình vua là bậc nam nhi, cung tần mỹ nữ thì vô số và đáp ứng "nhu cầu" cho các bà cung tần mỹ nữ trong cung cấm là thiếu hụt trầm trọng của lúc đó trong thời đại phong kiến. Các bà cung tần mỹ nữ thì nhàn dỗi mới bày cách chơi để giết thời gian và thỏa mãn sở thích bản năng của mỗi người, họ chọn chuối Bà Lùn làm công cụ. Vậy thôi, người ta tránh xa cái thứ từng bị làm "ô uế" ấy mỗi khi mang cúng người đã khuất hay đấng tâm linh, còn sử dụng thì vẫn bình thường. Cái Tràng An, cái thanh lịch trong mỗi con người hay vùng miền là chỗ đó, người không biết thì thôi, nhưng người biết thì họ sẽ cho rằng nếu mang những thứ đó cúng các Cụ hay đấng tâm linh thì tức là họ đã xúc phạm đến sự yên tĩnh của cõi vĩnh hằng hoặc sự thanh bạch của đấng tâm linh mà hàng ngày họ thờ phụng.

 Sự Tràng An, thanh lịch trong mỗi con người ở cuộc sống xã hội hôm nay cũng vậy, đừng đòi hỏi người khác phải cư xử Tràng An thanh lịch với mình, mà phải tự xét xem mình đã Tràng An thanh lịch với họ chưa? Khi họ không làm gì mình, họ vẫn tôn trọng mình bằng tình cảm đồng đội, đồng chí, anh em. Vậy mà bỗng nhiên giữa chỗ đông người, ngang nhiên chửi họ là: Đồ chó, thằng chó sau lưng họ...vv. Cũng đừng nghĩ họ không biết vì người nghe được trực tiếp họ thấy phản cảm, họ coi thường chính người phát ngôn mà không biết. Loại người như vậy thì cho dù có sinh ra lớn lên ở đất đô hội kinh kỳ, nơi tụ hội nhiều tinh hoa và cả văn minh hiện đại thời nay đến 50 đời rồi thì con người đó cũng chả có tý Tràng An, thanh lịch nào chảy trong huyết quản của họ. Đánh giá họ thuộc loại người gì thì chúng ta nên để cho đời nhận xét.

 Ngược lại, cái người sinh ra lớn lên ở những vùng "hèo leo hút gió", vùng sâu vùng xa đi chẳng hạn, khi gặp ta ngoài đường họ lễ phép hỏi: Chú bác anh chị ơi, cho con, cháu, em hỏi thăm đường từ đây đến điểm Z đi bằng đường nào? Đầy đủ chủ ngữ vị ngữ cùng thái độ lễ phép của họ thì ai cũng muốn giúp và nhận xét họ là người có giáo dục, tuy không sống ở nơi đô hội kinh kỳ song họ là người rất Tràng An, thanh lịch. Song nếu hỏi đường với thái độ hách dịch: Ê! Đường từ đây tới điểm Z đi đường nào? Vậy thì đáng ra đi về hướng Đông sẽ có người chỉ cho đi đường về hướng Tây mà tìm, nếu gặp người Tràng An, thanh lịch đàng hoàng tử tế, họ có chỉ đường cho thì ít nhất trong bụng họ cũng đánh giá: Đồ vô học.

 Sự Tràng An, thanh lịch nằm ở trong mỗi con người chúng ta chứ nó không phải là tên của một địa danh nào đó hoặc của riêng một nhóm người nào đó. Các Cụ xưa vẫn dạy cháu con: Nghèo cho sạch, rách cho thơm cũng là một phần muốn dạy cho cháu con sự Tràng An thanh lịch ở đời đấy.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #62 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 04:00:08 pm »

Tràng An - Thành Trường An là đô thị bậc nhất của Trung Hoa cổ đại thuộc vùng Tây An - Trung Quốc ngày nay. Thành Trường An là trung tâm văn hoá - lịch sử phát triển cực kỳ thịnh vượng của một vài triều đại phong kiến phương Bắc, trước cả thời nhà Hán, nghĩa là trước công nguyên. Cư dân trong thành dù xuất thân từ tầng lớp nào cũng mặc nhiên được coi như có lối sống văn minh hơn nhiều so với cư dân các vùng, miền khác. Cố đô Hoa Lư  - nước Đại Cồ Việt triều Vua Đinh Tiên Hoàng và Đại La thành Thăng Long nước Đại Việt triều vua Lý Công Uẩn lúc bấy giờ được sánh ngang với thành Trường An - Trung Hoa. Vì thế dân cư sinh sống ở hai cố đô này cũng là những thị dân số một của nước Việt chúng ta thời kỳ đấy.

Về câu ca dao:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Không biết tác giả là ai, nhưng có thể hiểu đây là sự so sánh về phong cách sống giữa người thành thị với người vùng khác.

Ở đây, tác giả mượn câu trên để nói ý câu dưới theo lối ví von.
Chẳng thơm - Dẫu không thanh lịch.
Cũng thể hoa nhài - Cũng người Tràng An (người Hà Nội).

Chẳng thơm đối với không thanh lịch.
Hoa nhài đối với người Tràng An(Hà Nội).

Như vậy, người xưa đâu có nghĩ  hoa nhài mang tiếng không tốt như người nay?! Vì người ta ví von hoa nhài với người kinh đô cơ mà.

Mà đúng, phong cách sống của đại bộ phận người Hà Nội trước kia "tràng an" thật. Cũng chả xa lắm,  khoảng trên dưới hai chục năm trước trở về trước nữa thôi, người Hà Nội trong nghèo khó nhưng vô cùng lịch duyệt, tử tế....Bây giờ tất nhiên vẫn thế, nhưng cái lịch duyệt, tử tế xưa cũ đáng tự hào ấy đang như chiếc xe không phanh trên đỉnh đèo đổ xuống.

Các phương tiện truyền thông thời gian gần đây ca thán nhiều rồi, nhắc lại làm gì. Chỉ kể ra đây vài chuyện vặt vãnh về văn hoá hành xử, ứng xử của cư dân "Tràng An" hôm nay mà mình chính là người trong cuộc. (cư dân Hà Nội ý là dân cư nói chung sống ở HN chứ không nhằm chỉ "người Hà Nội" theo danh từ riêng).

Giữa tháng 8 vừa rồi, tôi ra Hà Nội công tác một tuần, dự định xong việc sẽ ở lại thêm tuần nữa để thăm nhà cậu, dì và chơi bời với đám bạn học cũ vì tôi sinh ra & lớn lên ở Hà Nội, ít ra là có 50% dòng máu chảy trong người là gốc Hà Nội lâu lắm rồi, từ đời ông bà ngoại gì đấy.

Trên xe ra Hà Nội có bốn người, chỉ mình tôi gốc ngoài đó. Ba ông kia bảo: 
- Ông dù sao cũng rành Hà Nội hơn tụi này, ông là thổ công, có gì dẫn dắt đấy,  hồi này báo chí nói nhiều quá.
- Các ông vớ vẩn, bao  chí nó quá lên thế thôi chứ làm gì đến, yên tâm đi!

Xe chạy trên đường Đại Cồ Việt để rẽ vào phố Huế. Cách ngã tư trước mặt khoảng 30 m thì dừng đèn đỏ, đoán đấy là ngã tư  phố Huế nhưng tôi vẫn muốn hỏi cho chắc chắn. Vừa lúc một đôi nam - nữ trờ xe máy tới  sát cạnh, đôi trai gái rất đẹp, rất thời trang, nhất là cô gái, đúng gái Hà Nội có khác, tôi hạ kính xe xuống  hỏi: hai bạn ơi, làm ơn cho tôi hỏi, ngã tư phía trước rẽ vào phố Huế đúng không? Cậu trai ngoái sang nhìn tôi rồi thản nhiên quay đi.  Ánh mắt cậu ta không biết gọi là gì, kinh ngạc, khinh khỉnh, kiểu như đồ nhà quê hay đại loại thế. Đang ngơ ngác vì thái độ đó thì may quá, cô gái tuy cũng không một lời, nhưng ít nhất đã làm được động tác chỉ tay về hướng ngã tư kèm theo cái gật nhẹ. Tôi tự vấn chắc mình mất lịch sự quá nên mới thế, bụng bảo dạ lần sau muốn hỏi gì phải nhớ xuống xe cho đàng hoàng. Xe chúng tôi tiếp tục về khách sạn Sài Gòn trên phố Lý Thường Kiệt, loay hoay thế nào đến cổng chùa Quán Sứ thì tịt. Hôm đấy đúng rằm nên chùa rất đông. Rút kinh nghiệm, tôi xuống xe bước lên vỉa hè để hỏi.
  Người thứ nhất:
- Anh ơi, xin phép anh cho tôi hỏi đường ra Yết Kiêu đi thế nào ạ?
- Không biết!
  Người thứ hai:
- Vẫn câu hỏi đó
- không nhìn, không nói, đi thẳng (chắc anh ta không nghe thấy).
  Người thứ ba là một cô gái đang nhịp nhịp theo điệu nhạc phát ra từ chiếc iphone cầm trên tay.
- Em ơi, anh muốn tìm đường ra phố Yết Kiêu thì phải đi thế nào, hả em?
Cô gái mắt tròn xoe nhìn tôi như thể nhìn sinh vật lạ nào đó và:
- Ơ, ơ, em quên mất rồi!
Đúng lúc đang hoang mang thì một cặp chắc là vợ chồng đi ngang qua nghe thấy, mặc dù tôi chưa kịp hỏi họ đã bước lại cất giọng miền Trung nằng nặng nói:
- Đây, phố Yết Kiêu ngay kia kìa, anh chỉ cần vòng qua chỗ này một tí là đến.
Ôi chao, sao lại có người quý hoá thế không biết!

Hoá ra phố Yết Kiêu cách chỗ tôi hỏi đường chỉ một đoạn rất ngắn.

Về đến khách sạn mấy ông đi cùng cứ tủm tỉm cười. Cáu quá, tôi gắt, thôi, lần sau đi lạc thì đến lượt các ông nhá, tôi giọng Hà Nội đặc sệt thế này mà hỏi, vớ vẩn người ta lại tưởng tôi hỏi đểu ý chứ.

Đi đứng là thế, ăn uống cũng lắm chuyện, sốc nhất là sáng hôm ăn phở:
Quán phở cực nổi tiếng nằm trên con phố cổ, thực khách xếp hàng dài ngoài vỉa hè tay cầm sẵn tiền chờ đến lượt. Quán ngon, chỗ chật, người ăn lại đông, xếp hàng trả tiền trước là hoàn toàn bình thường, có sao đâu. Rồi cũng đến lượt chúng tôi bê được bát phở ra thì mới nhớ ra quên chưa mua quẩy, đặt bát phở xuống bàn quay lại nói với người bán phở: 
- Anh ơi, cho tôi thêm bát quẩy.
Anh ta trừng mắt, hất hàm quát:
- Ông trả tiền chưa?
Vài người xung quanh nhìn bọn tôi ái ngại như muốn nói muốn ăn phải trả tiền trước không thì rất có thể sẽ bị liệt vào loại "ăn bùng".
Bát phở sáng ấy vơi chưa đến nửa. Lúc đứng lên ra về hình như còn được tiễn bằng vài câu gì đó lầm bầm trong miệng.

Chửi bậy:
Trưa một hôm, tôi lang thang ghé thăm lại trường Phan Đình Phùng, nơi mình từng học những năm cấp III. Ngôi trường xưa vẫn cổ kính thế. Giờ tan trường cũng vừa đến, hàng hàng, lớp lớp nam nữ học sinh ùa ra. Đang bồi hồi nhớ về những ngày tháng học trò đã xa bỗng giật bắn mình vì xôn xao chung quanh là hàng tràng tiếng chửi phát ra từ những cái miệng trẻ trung, xinh đẹp khoác áo học trò. Nam chửi đã đành, nữ chửi nghe mới bủn rủn tay chân. Đồng ý rằng, người Việt chúng ta, ai mà chẳng từng ít nhất một lần trong đời chửi bậy, tôi cũng thế nhưng chỉ khi với bạn thân thiết trong lúc bia bọt mới văng ra một hai từ bậy thuộc loại nhẹ trong từ điển "tiếng tục Việt Nam", mà cũng chỉ trong phạm vi riêng nhóm bạn nghe thấy. Chứ cứ oang oang phun vào mặt nhau đủ thứ bộ phận trong cơ thể giữa chốn công cộng một cách hồn nhiên như thế, thậm chí có vần, có điệu như thơ nữa thì đúng là kinh dị. 

Mà không chỉ  trẻ chửi đâu nhé, già cũng chả kém tí nào, tất nhiên là không quá ồn ào như lớp trẻ. Ra Hà Nội, cô bạn học nhân tiện mời tôi và một vài bạn khác tới nhà ở Hàng Đào chơi, nhà đủ tam đại đồng đường, tiếp khách có cả chồng cô ấy, nghe ông chồng giảng thế nào là người Hà Nội gốc mà mê tít thò lò, chơi hoa ra sao, chơi chim, cá như thế nào, giỗ chạp phải như thế, như thế...tóm lại là thế mới ra người Hà Nội chứ.  Ở nhà thì thế, ra ngoài bia hơi Lý Nam Đế mọi sự tinh tế "tràng an" biến đâu mất cả, thay vào đó là thuốc lào phụt tung toé (ông này vác ống điếu từ nhà theo), chửi như liên thanh, thi thoảng lại khạc một phát. Có tí bia vui miệng tôi trêu, lúc nãy bác nói năng nhẹ nhàng lắm cơ mà, sao ra đây lại thế, bác cất cái "thanh lịch của người Hà Nội" ở nhà rồi à? Bác ta hơi sững lại sau cười phá lên bảo uống đi,  nhưng tuyệt không có câu trả lời. Biết ý nên tôi cũng vừa lảng sang chuyện khác vừa để ý xem có ai tỏ thái độ gì không thì không thấy, chỉ phát hiện thêm xung quanh nhiều người tuy không thuốc lào nhưng cũng chửi như pháo ran.  Choáng một tí sau thấy bình thường, vui ra phết. Được cái bác chồng cô bạn nói, chửi đều hay nên chả có tí thành kiến nào.

Tôi đến nhà ông anh con bà bác chơi, buột miệng kể lại mấy chuyện vui vui này, ông nghe xong cười khà khà bảo, mày thi thoảng mới ra lạ là phải, có quái gì, Hà Nội thế là thường. 

Ông anh ruột bà chị dâu họ nhà ngõ Phất Lộc lần đầu tiên vào SG thăm em gái, sau mấy ngày đi chơi phố về phán đúng một câu: Anh phát hiện một điều là người  miền Nam nói chung ít chửi bậy, con gái miền Nam nói chung không chửi bậy. Bác ấy hơi quá lời thôi,  người trong này vẫn thường chửi chứ, chỉ là không quá bậy. Con gái thì đúng là hiếm người chửi và có chửi cũng chả bậy lắm.

Tôi đọc báo thấy nhiều người cho rằng chính người nhập cư làm cho Hà Nội mang tiếng này nọ... Ô hay, đô thị lớn nào của Việt Nam mà chẳng đầy người nhập cư. Miền Bắc có Hà Nội, miền Trung có Đà Nẵng, miền Nam có TP.HCM.  Nhập cư vào Hà Nội chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, TP.HCM người nhập cư còn nhiều hơn, với đủ thành phần từ mọi miền đất nước ấy chứ. Chả phải khen chứ người từ các miền khác mang những tập quán tốt đẹp quê mình nhập cư vào SG  sẽ luôn được đón nhận, nhưng vác theo cả những thói tật nữa thì chắc chắn bị đào thải ngay.

Hôm vào, ông anh họ vỗ vai nhắn nhủ: đi nhé, có dịp lại ra chơi nhé. Vâng, em ra chứ, chắc chắn rồi, em sẽ lại ra chứ. Hà Nội trong em vẫn đẹp vô cùng. Hà Nội với những phố dài đổ bóng giữa hàng cây, những căn biệt thự cổ kính rêu phong ẩn hiện sau tán lá, và đâu đó vẫn còn rất nhiều những con người rất "Tràng An"  như cặp vợ chồng chỉ đường có giọng nói nằng nặng miền Trung.

Và tôi tin chắc một điều, sự lịch duyệt, tử tế đậm chất "Người Hà Nội" của trên dưới hai mươi năm trước trở về trước nữa đang chầm chậm quay về.

Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 07:16:39 pm »

http://Kính thưa các bác, tôi chỉ là kẻ nhà quê ra tỉnh (tôi từ Thái Bình ra Hà Nội năm 1960).
Các bác đã luận bàn nhiều về câu ca dao:
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Tôi thấy tâm đắc nhất lý giải sau này:
"Chúng ta biết hoa nhài là loại hoa đặc biệt thơm. Hương thơm của nó rất ít loài hoa loại khác sánh được. Còn người Tràng An (Mặc dầu Tràng An không phải là tên gọi của đất Thăng Long) - Ngày xưa các cụ hay gọi dân cư đất Kinh Kỳ là người Tràng An và người Tràng an ngày ấy nổi tiếng thanh lịch, là tấm gương cho người xứ khác về lối sống.
Hoa nhài thì thơm, Người Tràng An thì thanh lịch. Điều đó như là một lẽ tự nhiên, không có gì phải chối cãi. Thế nhưng mọi người nên chú ý vào kết cấu của hai câu thơ: Không thơm - cũng là hoa nhài, Không thanh lịch - Cũng là người Tràng An. Hoa nhài hẳn trăm bông thơm cả trăm. Thế người Tràng An thì sao? Đối với xã hội người Tràng An thì sao? Mặc dù họ thanh lịch thật đấy nhưng không như hoa nhài, thế nào cũng có kẻ chỉ mang danh là dân Tràng An, những kẻ đó cũng chẳng thanh lịch một tẹo nào...
Té ra, theo tôi, hai câu thơ trên chỉ là của kẻ đội lốt người Tràng An viết ra nhằm biện bạch cho những tính xấu của mình mà thôi.
Mọi người cứ ngẫm kỹ coi? Đã là hoa nhài dẫu héo cũng thơm nhưng 100 người Tràng An thế nào cũng có kẻ phàm phu tục tử. Như vậy câu Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An chỉ là một lời biện minh của kẻ là dân Kinh kỳ nhưng kênh kiệu, vêng vang với người xứ Đông xứ Đoài rằng ta đây dầu có xấu thì ta cũng là người Tràng An. Còn các vị có cao sang đến mấy cũng quê mùa chém to kho mặn mà thôi.
Tôi mong rằng, cũng như hoa nhài ấy, trăm người Tràng An thanh lịch cả một trăm."


Nguồn:http://ttvnol.com/tiengviet/464757

Riêng tôi, tôi rất thích bài hát Hà Nội và tôi của Lê Vinh:


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=4ko4sh0QH0I" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=4ko4sh0QH0I</a>
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2012, 03:55:18 am gửi bởi chienc3.1972 » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 11:33:46 pm »

Các bác đã nghĩ về câu thành ngữ "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" này ở nhiều góc nhìn khác nhau, cái nào cũng có cái lý của mình, nhưng em vẫn mạnh dạn cho ý kiến về chuyện này như sau: Trước hết là cứ theo câu chữ mà luận thôi. Hoa nhài thì có hương thơm đặc trưng quyến rũ rồi, và rồi vì cái mùi hương đó nó chỉ tỏa trong đêm mà để cho những đầu óc phàm phu tục tử khéo tưởng tượng mà thành chuyện không hay, nó cũng như việc nhìn vào bức ảnh khỏa thân người ta thấy nó đẹp hay là thấy dục tính tầm thường. Vậy hoa nhài thơm là đương nhiên, nhưng dù có không thơm đi chăng nữa thì nhìn vào hình dáng của bông hoa người ta cũng nhận ra đó là hoa nhài, chứ không phải là hồng, là cúc, là xyz. Cũng như vậy với vế sau của câu thành ngữ này, người Tràng An, người kinh kỳ, người thủ đô, người Hà Nội thì bao giờ và luôn có những thứ mà ở các vùng đất khác không có được, vì ở đất kinh kỳ, đất thủ đô là nơi hội tụ nhiều tinh túy của các vùng miền, con người ở đó nó có khả năng biết chọn lựa, gạn lọc lại những cái tốt nhất của người của các vùng miền và giữ lại làm nên cái cốt cách chung cho người kinh kỳ. Do vậy người Tràng An qua thời gian sẽ có những thứ đặc trưng về nếp sống, lối sống, lời ăn tiếng nói và nó ngấm vào những con người trưởng thành ở nơi đó. Và dù cho có ai đó chưa thật sự thanh lịch thì họ cũng phải luôn nhắc nhở bản thân rằng mình là người Tràng An, mình phải có trách nhiệm sao cho đừng để mọi người chê trách người Tràng An!

Tặng các bác bài hát "Hoa Tràng An" - "Dịu dàng Dịu dàng dịu dàng giọng nói/ Nhẹ nhàng nhẹ nhàng bước chân..."
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 12:16:23 am »

và rồi vì cái mùi hương đó nó chỉ tỏa trong đêm mà để cho những đầu óc phàm phu tục tử khéo tưởng tượng mà thành chuyện không hay, nó cũng như việc nhìn vào bức ảnh khỏa thân người ta thấy nó đẹp hay là thấy dục tính tầm thường.

 Bác chuongxedap đừng vội đánh giá người ta như thế, chắc gì họ đã phàm phu tục tử như bác nghĩ về họ đâu. Đừng vội đánh giá bằng cảm tính của mình. BY nói rồi: Không lẽ bác ví nhà thơ: Nguyễn Hà là loại phàm phu tục tử hay sao? Ở đây BY nói không phải bằng cảm nghĩ của riêng mình mà nói bằng sách với kiến thức trong sách cùng thực tế mà mình thấy hoặc hiểu từ cuộc sống hàng ngày.

 Bác có cần BY chụp lại nguyên văn đoạn bình về câu thơ này được in trên 1 cuốn sách viết chuyên về Hà Nội không? Không lẽ Nhà xuất bản văn hóa thông tin cũng toàn là dân "Phàm phu tục tử" nữa hay sao? Đừng vội, đừng vội, cuộc đời này còn nhiều điều lý thú lắm. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 08:11:35 am »

Thôi xin can các cụ...các cụ bàn nhiều về hoa nhài quá , xin chuyển đề tài về lính Hà nội nhớ HN đi, kẻo không các bác tôn vinh hoa nhài ghê quá - các nhà quản lý văn hoá của Hà nội lại cho nhổ hết hoa Hồng , Cúc , Lan .v.v... trong các vườn hoa, công viên mà trồng Hoa Nhài , thì nguy to ? Hic.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 09:05:49 am »

...
Tặng các bác bài hát "Hoa Tràng An" - "Dịu dàng Dịu dàng dịu dàng giọng nói/ Nhẹ nhàng nhẹ nhàng bước chân..."

Năm nào tụi em cũng phải đi thăm nuôi các bác ngoài đó mấy lần, iem thấy các bác ấy đúng là đi đứng nhẹ nhàng, giọng nói nhỏ nhẹ, và bàn tay cũng hờ hững dịu dàng ... nữa ạ!  Grin
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 09:22:21 am »

Bác Nguyen Hong Duc ơi, cần gì phải phiền đến các Nhà quản lý văn hóa Hà Nội ra tay. Hoa hòe trồng mới chỉ hé nụ thôi người ta đã vặt sạch rồi kia kìa. Họ bảo đấy là đi hái lộc!
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 11:30:44 am »

Nhân dịp 58 năm ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954-10/10/2012, xin giới thiệu với các bạn một bài thơ về Hà nội của Nguyễn Đình Thi, qua đấy mới thấy Hà Nội luôn luôn trong tâm khảm các thế hệ chiến sĩ qua các thời kỳ kịch sử và dường như phảng phất bóng hình của những thế hệ lính Hà Nội sau này.

NGÀY VỀ
                         Nguyễn Đình Thi

Hà Nội chiều nay mưa tầm tã
Ta lại về đây giữa phố xưa
Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá!
Tháp Rùa ơi lệ cười trong mưa.
Ta nhìn, hai mắt ta nhìn mãi
Lòng ta như lửa đốt, dầu sôi.
Nằm lại những chân rừng đầu núi
Hôm nay bao đồng đội đâu rồi?
Ta đứng khóc giữa trời mưa hắt
Leng keng chuông xe điện đổ hồi.
Lòng ta bỗng như dòng suối mát
Ta về đây, Hà Nội ơi!
Hà Nội trán em còn ứa đỏ
Những áo hoa còn lấm bùn nhơ.
Những góc tường bao nhiêu máu rỏ
Còn tươi nguyên như những lá cờ.
Từ khắp bốn phương trời lửa đạn
Đàn con về sau những tháng năm xa.
Cởi súng, gạt mồ hôi trên trán
Ta lại xây Hà nội của ta.

                                 8-10-1954

Lời bình của nhà thơ Trần Ninh Hồ

Sinh ở Luanprabăng (Lào) 1924, nhưng Nguyễn Đình Thi trưởng thành trong lòng Hà Nội. Thời bấy giờ, Nguyễn Đình Thi là một trong nhiều chàng trai giàu khát vọng, trí tuệ và tài hoa của Hà Nội. Mười chín tuổi, thi sĩ đã diễn thuyết trước sinh viên về triết học, về vẻ đẹp của thơ ca dân gian. Hai mươi tuổi viết ca khúc "Diệt phát xít". Và, năm 1946, trước khi rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc, với chiếc Piano nhà ai đó bỏ lại ở góc vườn hoang, Nguyễn Đình Thi viết tráng ca "Người Hà Nội", một nhạc phẩm lẫy lừng và bất hủ, với lời ca mở đầu "Đây hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm..." Nguyễn Đình Thi ra đi, để lại sau lưng là Hà Nội kháng chiến và những lời thơ đầy day dứt:" Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội. Những phố dài xao xác hơi may. Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá vơi đầy"...Người chiến sĩ trung đoàn Thủ đô, người thơ và người nhạc sĩ ra đi, "đầu không ngoảnh lại". Dường như, ông thấy mình có lỗi với thủ đô đang "khói lửa ngụt trời". Lòng thầm hẹn một "ngày về" với Thủ đô yêu dấu. Và ông đã trở về với tư cách người chiến sĩ trong đoàn quân chiến thắng chín năm sau.

Ngày trở về trong chiến thắng ấy lại là một ngày mưa tầm tã, 8-10-1954.

Và có lẽ do ngày mưa ấy mà ta có một bài thơ tuyệt đẹp của ông về một Hà Nội điềm tĩnh. Trầm lắng. Sâu xa..."Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá. Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa". Đúng là một niềm vui rơi lệ! Biết bao đổ nát, quả cảm hy sinh cho một ngày Hà Nội rợp cờ hoa. "Ta nhìn, hai mắt ta nhìn mãi. Lòng ta như lửa đốt, dầu sôi". Từ cái nhìn đăm đắm ấy, ta như thấy hiện về biết bao vóc hình cao quý của những người Vệ quốc quân đã "Nằm lại nơi chân rừng đầu núi". Như hiện lại những ngày Thủ đô Hà Nội giành giật từng tấc đất với quân thù, "Những góc tường bao nhiêu máu rỏ. Còn tươi nguyên như những lá cờ". Những dấu vết đau thương của một Hà Nội tạm chiếm vẫn còn đó "Hà Nội trán em còn ứa đỏ. Những áo hoa còn lấm bùn nhơ". Nhưng, một Hà Nội hồi sinh đầy mới mẻ như được cởi mở ra với những con người đầy khí phách, hào hoa và quả cảm: "Từ khắp bốn phương trời lửa đạn. Đàn con về sau những tháng năm xa. Cởi súng, gạt mồ hôi trên trán. Ta lại xây Hà Nội của ta!"

Nồng nhiệt một cách trầm tĩnh. Trí tuệ một cách giản dị. Cốt cách, giọng điệu đáng yêu ấy đã tạo nên bài thơ này. Và, cũng đã tạo nên những trang viết của đời văn Nguyễn Đình Thi như một "Dòng sông trong xanh" mang nhiều khao khát. Là thế hệ đi sau, tôi cảm thấy rất nhiều vinh hạnh khi được ghi vào kỷ yếu ngày vĩnh biệt ông (2003): "Ôm tráng ca đi suốt cuộc gieo neo. Ai biết lẫn trong mưa là nước mắt. Rưng rưng khóc. Rưng rưng cười. Lặng lẽ. Sông khát khao gạn lọc sắc hương trời !"

(Niềm khao khát của dòng sông - Trần Ninh Hồ)

   


 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 02:58:17 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM