Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:15:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193367 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #460 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 11:39:50 am »

  Ngày ngày, trên những con phố ồn ào tấp nập người qua lại. Hay những con ngõ nhỏ dích dắc rất khó tìm một địa chỉ nhà. Có biết bao người đã hoặc đang lặng lẽ cống hiến, cho cuộc đời những giá trị tinh thần không dễ gì đong đếm được.

 Điều này thì khó nói và cũng khó để nhận biết cho hết lắm bác tuanb5 ạ. Grin

 Đất lành thì chim đậu, mỗi người, mỗi nhóm người đến với HN hoặc tìm đến sống ở HN mang theo mỗi cách nghĩ khác nhau, của từng giai đoạn khác nhau. Đến để cùng xây dựng lên một HN, bổ sung thêm vốn lịch sử 4000 năm văn hiến cũng nhiều, đến vì bát cơm manh áo cũng có, đến vì cơ hội vì thực chất chúng là lũ cơ hội thì cũng không phải là hiếm.

 Chúng ta hãy đếm đi, 10, 100, 1000 hay 1 vạn người đến với HN để rồi họ cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần không dễ gì đong đếm được thì con số này vẫn còn là quá ít trên tổng số mà ngày nay chúng ta vẫn thấy "tấp nập" ngoài đường. Grin

 HN là gì? Là cái thùng đựng "hổ lốn" tất cả những gì của xã hội hiện nay, tốt cũng rất nhiều và xấu cũng không phải là ít. Thời mở cửa của kinh tế thị trườngđã khoác lên mình HN một diện mạo mới, nhưng cũng có kèm theo những điều mà người HN không mong đợi. 2 mặt của vấn đề, có lợi và cũng có nhiều cái hại. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #461 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 01:05:21 pm »


 HN là gì? Là cái thùng đựng "hổ lốn" tất cả những gì của xã hội hiện nay, tốt cũng rất nhiều và xấu cũng không phải là ít. Thời mở cửa của kinh tế thị trườngđã khoác lên mình HN một diện mạo mới, nhưng cũng có kèm theo những điều mà người HN không mong đợi. 2 mặt của vấn đề, có lợi và cũng có nhiều cái hại. Grin

Chào bác BY. Grin

Thì vưỡn biết vậy bác ơi! Ngay cả những mong muốn tưởng chừng như...không thể giản dị hơn như có 1 Hà Nội sạch sẽ, quy củ, đúng luật lệ...vv cũng còn phải phấn đấu dài dài. Huống chi những thứ không mong đợi mà Hà Nội đang phải ghánh thêm hàng ngày.

Lắm lúc nghĩ mà thấy ngao ngán cho những cái nhố nhăng, bất cập. Thậm chí vì lợi ích cho 1 nhóm người nào đó, đã làm xấu xí cho bộ mặt Hà Nội. Nhưng tôi thường để lại những điều tệ hại này bên ấm trà, hoặc bàn... bia hơi. Còn khi ngồi mổ cò từng con chữ, tôi vẫn muốn dành những điều tốt đẹp nhất, những suy nghĩ trong trẻo nhất cho Hà Nội. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #462 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 03:28:04 pm »

                                                         Hà Nội trong mắt Văn Vượng, nghệ sỹ ghita.

 Một thời người ta hay hỏi nhau: Đã xem phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai chưa nhỉ? Rồi họ bình luận, xì xào bàn tán về chủ đề phim tài liệu này. Mấy ai được xem vì phim bị cấm, cũng chẳng biết tại sao nó bị cấm hoặc không phổ biến rộng rãi, chỉ biết chẳng đâu chiếu bộ phim này, số ít may mắn được xem, chỉ gần đây khi thông tin mở rộng, hệ thống internet hoàn chỉnh thì bộ phim này có thấy trên you tube. Nếu có xem thì cũng chỉ thấy giới thiệu về Hà Nội bắt đầu từ nghệ sỹ Văn Vượng với cặp kính đen bên Tháp Búp với độc tấu ghita, vài bình luận có tính thời sự có phần đổi mới hơn so với tư duy của cái thời mà bộ phim được sản xuất. Chắc do thời đó nghe quen những bài hát như: HN cháy khói lửa ngập trời HN ầm ầm rung ... quen rồi nên khi nghe sự phản ánh trực tiếp hiện thực thì nó không hợp chăng?

 Văn Vượng ông là ai? Chẳng mấy người biết gốc gác con người này, chỉ biết một ông mù với cây đàn ghita, thỉnh thoảng vẫn thấy ông dò dẫm trên đường phố HN với cây đàn ghita treo trước ngực. Nhà ông ở phố nào, có vợ con gia đình gì không? Chẳng ai để ý, chỉ biết ông là Văn Vượng, người ta vẫn bảo thế. Ông có được học hành bài bản để trở thành một nghệ sỹ ghita hay chỉ là một "tay ngang" chơi ghita có tính ngang tắt thiếu cơ bản? Không mấy người rõ. Một điều mà ai cũng phải thừa nhận rằng Văn Vượng có đôi tay điêu luyện trên các phím đàn, nó như múa trên các cung bậc để rồi nhiều người phải thừa nhận ông là số 1 số 2 của nhạc cụ này. Ông ấy là nghệ sỹ ưu tú ghita đấy. Đơn giản vậy thôi.

 Vài người bình luận về bộ phim tài liệu: Hà nội trong mắt ai. "Đểu thật" Hà Nội trong mắt một ông mù thì nhìn thấy cái "quái" gì? Không rõ ông đạo diễn nào mà "thâm nho" thế? Ngay ông Văn Vượng từng ở HN mấy chục năm mà cũng chỉ ước vọng được nhìn thấy HN dù chỉ một lần. Như vậy có nghĩa ông Văn Vượng cũng chưa bao giờ được nhìn thấy HN dưới một lần và nói theo cách khác là: Chưa bao giờ thấy HN bằng con mắt của mình, dễ hiểu hơn nữa là ông Văn Vượng cho dù sinh ra và lớn lên tại HN nhưng lại bị mù bẩm sinh, ngày nay người ta dùng từ khác đi chút ít cho người mù đỡ chạnh lòng buồn vì bị phân biệt đó là: Người khiếm thị, sửa đổi câu chữ đi một chút nhưng tựu chung vẫn là: Không nhìn thấy gì.

 Ông Văn Vượng đã nhìn HN bằng nhãn quan khác, nhìn HN bằng phím đàn ghita được thể hiện trên 12 ca khúc độc tấu ghita của mình. Ông hiểu HN từ những con phố nhỏ với mùi hoàng lan qua ca khúc Em ơi HN phố. Hiểu HN với cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ ... mái nghiêng nhà cổ, mái ngói thâm nâu của ca khúc Nhớ mùa thu HN của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà ông T.C.Sơn lại chẳng phải người HN. Hiểu HN qua tác phẩm Tiến về HN của nhạc sỹ Văn Cao với điệp khúc: Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng cờ ngày nào tung bay trên phố. Và hiểu HN qua ca khúc Bài ca HN có đoan: Ôi thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi của nhạc sỹ Vũ Thanh và còn nhiều ca khúc viết về HN khác nữa.

 Vậy thì mấy ai hiểu được HN bằng ông Văn Vượng mặc dù ông là người khiếm thị. Ông cần gì phải ước vọng một lần được thấy HN làm gì nữa. Ông đã hiểu HN bằng cả trái tim mình giống như bao nhạc sỹ khác từng sáng tác những bài hát về HN rồi còn gì nữa. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #463 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 03:40:04 pm »

Ôi nhớ Hà nội quá !!!!!
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #464 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 07:07:32 pm »

Không phải người Hà Nội gốc (quê ở Hải Dương), 26 tuổi mới đặt chân lên Hà Nội nhưng ngay từ giây phút đầu tiên, nghệ sĩ guitarVăn Vượng đã “cảm” Hà Nội bằng tác phẩm Người Hà Nội được ông chuyển soạn cho cây đàn guitar.

Từ đó đến nay ông đã gắn bó với mảnh đất này 44 năm với biết bao kỉ niệm vui, buồn về cuộc sống cũng như  sự nghiệp.

Hà Nội trong mắt Văn Vượng !

Bị bệnh đậu mùa cướp đi sinh lực của đôi mắt từ năm 4 tuổi, nhưng đến đầu năm 1968, khi Hà Nội vẫn còn đang trong khói lửa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ, Văn Vượng vẫn quyết định lên Hà Nội. Chàng trai trẻ nghĩ rằng, Hà Nội dù có chiến tranh thì sau những trận bom cũng vẫn bình yên và đáng yêu, Hà Nội sẽ cho anh đất "dụng võ" nên anh cần phải đến với mảnh đất này.

Chỉ có điều, Văn Vượng kể lại: "Trước khi lên đây, tôi nghe đồn ở Hà Nội người ta "thế này, thế kia" lắm nên tôi cũng sợ. Sống ở quê, con người vốn thuần chất, dễ hiểu hơn chốn phồn hoa đô thị. Vậy nên, tôi đã phải "tu luyện trong nhà" trước khi ra cửa suốt một thời gian dài. Nhưng dần dần, tôi thấy Hà Nội cũng không đến nỗi như người ta đồn thổi vì có nhiều những người bạn, người quen chân thành và tử tế”.

Thời trẻ, mặc dù sống ở phố Hàng Bồ, nhưng Văn Vượng lại sinh hoạt trong đội văn nghệ của Tiểu khu (cách gọi tên Phường ngày xưa - PV) Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Đào Duy Từ vì ở đó ông có nhiều bạn bè. Từ 1970 - 1973, với các tiết mục độc tấu guitar, ba năm liền Văn Vượng đoạt giải A1 Hội diễn Nghệ thuật Toàn quốc nên anh không thi nữa và bắt đầu tham gia nhiều hơn các hoạt động văn nghệ ở các Tiểu khu.  

Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam mời anh đến thu âm tác phẩm Trường ca sông Lô của Văn Cao, Văn Vượng được biết đến nhiều hơn. Anh bắt đầu lên sân khấu biểu diễn cùng các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Có nhiều dịp anh đắt "sô" đến nỗi các vị trưởng đoàn phải tranh giành nhau để mời anh về diễn.
10 năm trở lại đây, Văn Vượng lại chọn cho mình cách hoạt động khác: tự tổ chức biểu diễn. Ông ý thức rất rõ ràng, việc này vừa cải thiện cuộc sống cho chính bản thân và quan trọng hơn là để chia sẻ với những trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Với những đêm diễn như vậy, ông đã đi khắp các vùng miền của đất nước, từ Bắc - Trung - Nam thực hiện thiện nguyện của mình. Một lần, được nghe ca khúc Cây đàn guitar một dây, Văn Vượng cảm động và đã gửi tặng Bộ đội Trường Sa 100 bộ dây đàn.

Một "dấu ấn" của Văn Vượng với Hà Nội, năm 1980, ông tham gia đóng phim Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy. Những ngày làm phim Văn Vượng với tổ đạo diễn yêu nghề và tài năng là những ngày đáng nhớ với ông. Chỉ một cảnh quay Văn Vượng đứng trên sân thượng, người ngả ra như đang muốn ôm không gian khi đoàn tàu lao về phía Hà Nội mà cả đoàn phim phải mất đến 5 ngày phơi nắng trên nóc nhà vào mùa hè bỏng cháy mới quay đạt yêu cầu. Khoảnh khắc làm diễn viên khiến ông nhớ mã
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #465 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 10:26:05 pm »

Nhớ Hà Nội cũ một chút, "Hà Nội không vội được đâu":

Viết Lại Một Bài Thơ Hà Nội
Tác giả: Lưu Quang Vũ
 
Thành phố tiếng cười thành phố nước mắt
Con gió đi về ngõ chợ mùa đông
Những bầy ve suốt mùa hè kêu khát
Những quả bóng màu bay mất
Những mặt hồ vụt mở giữa trưa xanh
Cái thành phố lam lũ mà chải chuốt
Cứng cỏi mà đau xót
Hay nhớ và hay quên
Nơi năm đói người kéo về nằm chết
Nơi những Giáng Kiều gặp gỡ Tú Uyên
 
Nơi tôi vào đời cùng với cuộc chiến tranh
Những năm khó khăn
Hè phố đầy hầm tường đầy khẩu hiệu
Quần áo và mặt người màu cỏ héo
Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà
Người đợi tàu ngủ chật sân ga
Trẻ con thiếu nơi học hành dạy dỗ
Các cô gái trở nên suồng sã
Những năm già trước tuổi
Những năm thương Hà Nội trăm lần hơn
 
Ngày ấy mắt còn trong trẻo trước tai ương
Em còn trẻ chúng mình sôi nổi lắm
Thích gặp nhau giữa đám đông bè bạn
Yêu em nhiều mà cứ cố quên đi
Tưởng như thế mới là người cứng rắn
 
Hôm nay từ mặt trận
Tôi trở về thành phố tuổi thơ
Trời trong veo dưới những vũng nước mưa
Người trên phố xếp hàng dài mua củi
Nghe loáng thoáng bên tai vài câu nói
Thấy bao mối lo bao việc nặng phải làm
Tôi nhớ quả đồi khét lẹt khói bom
Gian hầm nóng thiêu dưới đất
Máu ướt đẫm bàn tay khi tôi nâng xác bạn
Anh ấy chết cho Hà Nội của tôi
Cho mỗi ngôi nhà cho mỗi niềm vui
Các anh không về chúng ta còn lại
Thật vô cùng tội lỗi
Nếu ta thiếu lòng dũng cảm lớn lao
Dũng cảm trước quân thù dũng cảm với nhau
Để biến ước mơ thành sự thật
Vết thương thành tiếng hát
Mọi người thành anh em
Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp
Bằng áp phích trên tường bằng những lời đanh thép
Phải mang cho mọi người áo mặc cơm ăn
Phải có nhà trường cửa sổ trời xanh
Những bàn tay dám làm những tấm lòng dám thật
Cuộc đời chẳng dừng chân một phút
Những điều hôm qua tưởng tuyệt vời tốt đẹp
Đến nay thành không đủ nữa rồi
Những người tốt tự bằng lòng với hôm nay
Mai sẽ là kẻ xấu
 
Thành phố lớn lao bí mật tựa cuộc đời
Tốt đẹp mà dang dở
Tôi dâng trọn đời tôi còn chưa đủ
Không đắn đo tôi gửi hết niềm tin
Hà Nội một công trường ngổn ngang
Hà Nội bàn tay cô gái dệt
Vầng trán cụ già nhăn nheo dĩ vãng
Những ngọn đèn đọc sách thâu đêm
Những quán cà phê ngon
Những bức tranh sơn dầu đầy nắng
Hà Nội trái tim của những cuộc chiến đấu ở Đông Dương
Những cửa gương hy vọng
Trên chông gai trên ngói nát
Nhà mới sẽ cao lên
Sẽ có mái hồng sẽ có tổ chim
Nụ cười mới cơn mưa rào cũng mới
Anh vẫn như ngày mười bảy tuổi
Ngực bồn chồn ước ao
Như chưa hề có chuyện khổ đau
Đêm nay đi bên nhau tới sáng
Mặt trời từ vực sâu đen thẳm
Từ biển đêm trằn trọc
Sáng dần lên trên những ngón tay em
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #466 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 06:15:01 pm »


Khi viết về Hà Nội, các nhà văn nghệ thường gắn liền mảnh đất này cùng thời tiết. Ví như mùa Thu với gió heo may, có chút nắng vàng nhớ nhung, có bầy Sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời. Mùa Đông có mưa bụi, khăn San ai bay trong gió lạnh và thấp thoáng cây bàng mồ côi mùa Đông. Khi Xuân sang, Hà Nội lại bừng nên sắc Đào Nhật Tân, với mực Tàu giấy đỏ của ông đồ hay khói hương cảnh chùa đầu năm…

Nhưng mùa Hạ ít thấy được nhắc tới. Phải chăng đất chật người đông, không khí bức bối. Lại thêm sự cộng hưởng nhiệt của mái ngói, bê tông khiến thi nhân, nghệ sĩ chẳng còn hứng thú đâu mà thả hồn bay bổng.

Mà phải công nhận rằng cái nóng oi bức của Hà Nội thật khó chịu. Có những buổi chiều hè, cá ở Hồ Tây, hồ Bảy Mẫu chết nổi trắng mặt hồ. Tối tối, người dân đổ ra đường hoặc hè phố, mong hóng đón ngọn gió hiếm hoi xua đi phần nào sự oi nồng.

Chợt nhớ ra, thi sĩ Nguyễn Bính có viết:
Hà Nội cơ hồ loạn tiếng ve
Nắng dâng làm lụt cả trưa hè…

Nắng dìm cả Đô thành đông đúc người xe. Thật là 1 hình ảnh đầy sáng tạo, thật thần tình.

Hà Nội bây giờ đã văn minh hơn thuở nó là 1 thành phố xe đạp như người phương Tây thường gọi. Hồi đó, thật kinh hoàng là nạn tắc đường. Thật không may chịu cảnh tắc đường khi đi qua chắn tàu phố Khâm Thiên, ngã 5 Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở…Dưới cái nóng như thiêu như đốt, dòng người nhẫn nại nhích từng bước chậm chạp, trên mặt đường nhựa chảy mềm…

Như để bù trừ cho cái nắng nóng. Mùa Hạ lại dành cho Hà Nội 1 sản vật tuy dân dã nhưng cũng thật độc đáo. Ấy là Sấu.

Trên những khu phố Tây, những cây Sấu được trồng rất nhiều trên vỉa hè. Phố Lý Nam Đế, phố Phan Đình Phùng có lẽ nhiều Sấu nhất. Vị ngọt mà không sắc, Vị chua mà lại thanh, nó là thứ giải khát tuyệt hảo khi làm đồ uống. Nó là món ăn ngon trong món canh sườn của bữa cơm gia đình. Có ai quên được vị Sấu chua trong bữa ăn rau muống đạm bạc. Nó có thể gợi cho ta nhớ tới kỷ niệm thuở còn bé con cùng chúng bạn trèo Me trèo Sấu. Và có khi, nó là 1 khung trời thương nhớ với kẻ ly quê…
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #467 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 06:37:23 pm »

Bác tuanb5 có bài hay. Bây giờ những ngày hè nóng người Hà Nội vẫn lên Hồ Tây bơi mặc dù bể bơi Quảng bá không còn. Người ta bơi chủ yếu đoạn Võng Thị và đoạn Nghi Tàm. Buổi sáng sơm mà làm một vòng xe đạp quanh Hồ Tây thì tuyệt. Tiếc rằng người ta lấn hồ nhiều quá. Không biết 10-15 năm nữa hồ còn lại được bao nhiêu.

Còn cụ Nguyễn Bính nói về Hà Nội thì tôi nhớ mấy câu kêu than mà mình thì lại thấy hài hước cái cảnh các cụ chơi ngày xưa:
"Hôm nay bắt được thư Hà nội
Cho biết tin Dung đã đẻ rồi
Giờ Sửu tháng Ngâu ngày Nguyệt tận..."
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2013, 06:50:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #468 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 08:38:34 pm »

Bác tuanb5 có bài hay. Bây giờ những ngày hè nóng người Hà Nội vẫn lên Hồ Tây bơi mặc dù bể bơi Quảng bá không còn.

 Hồ Tây ... Tây Hồ. Ngó chuyện người rồi ngẫm sang ta. Nẫu hết cả người. Grin

 Truyền thuyết Ngọc Hoàng Thượng Đế soi gương (chẳng biết ông ấy soi gương làm gì vì mặt xấu tệ, ai nhìn mặt ông ấy cũng phải nhăn mặt lại), không may trượt tay đánh rơi làm vỡ chiếc gương làm 2 mảnh rơi xuống dương gian, 1 mảnh rơi xuống HN bây giờ và 1 mảnh rơi xuống Tô Châu mãi tận bên Trung quốc lận. Hai mảnh gương rơi xuống dương gian hoá thành 2 cái hồ nước lớn, to đẹp như nhau, hiếm có. Xứ An Nam gọi là Hồ Tây còn xứ Tàu Ô gọi là Tây Hồ.

 Chẳng phải là tôi quảng cáo cho ngành du lịch TQ, nhưng cái gì của họ hay thì nên học hỏi, mặc kệ họ là ai và theo chủ nghĩa nào. Nếu như ai có một lần đến với Tây Hồ TQ thì có lẽ khó có thể quên, người TQ họ giữ gìn bảo tồn và cả đầu tư cho Tây Hồ thành khu du lịch, khó có thể chê ở họ điều gì ở đó, họ biết nâng niu con gà đẻ trứng vàng này từ lâu rồi.

 Còn ở ta thì Hồ Tây ngày một bé đi, sau năm 1954 chính quyền ta cho đắp lên con đường Thanh Niên như hiện nay chia Hồ Tây thành 2 hồ, một bên là hồ Trúc Bạch giáp với làng Ngũ Xã và một bên là Hồ Tây. Từ lúc cái lứa chúng tôi còn là những đứa trẻ choai choai của HN đến giờ lại thấy Hồ Tây nó nhỏ thêm đi nhiều nữa, khách sạn Thắng Lợi được Cu Ba giúp đỡ xây dựng từ năm 1973 gì đó chiếm mất một vạt của Hồ Tây, ngày nào đi trên đường Nghi Tàm còn nhìn thấy Hồ Tây xiên qua các nhà nuôi cá cảnh giáp mép hồ, nay thì vẫn từ đường Nghi Tàm có mà chạy bở hơi tai cũng chưa tới mép hồ, khúc Quảng Bá cũng bị lấn lấn ra hồ quây lên vòng trong vòng ngoài những cái hồ con để rồi quanh đi quẩn lại là mất hút rồi nhà mọc lên, khu công viên nước cũng "chém" sạt một góc của Hồ Tây kéo theo ty tỷ dịch vụ vui chơi giải trí khác, vòng về đến Bưởi thì con đường Lạc Long Quân cũng làm tý chứ không kém miếng khó chịu, lại đường quai ven hồ bọc sau lưng làng Trích Sài cũng lấn không ít ra ngoài hồ. Tý sửu dần mòn, mỗi lúc một tý rồi nó thành đất của tôi, người ta nói dân thì gian là phải chẳng sai tý nào. Chẳng biết từ bao giờ và do ai cho phép, ấy vậy mà gần khách sạn Thắng Lợi cả một khu rộng lớn đã biến thành dãy nhà ven hồ cả, lấn sâu ra hồ khiến cho mới đây tôi đi vào còn bị lạc, cứ quanh co uốn éo mãi mới lên tới đầu dốc khách sạn Thắng Lợi, đứng nhìn lại thì giật mình. Ở chỗ này xưa là hồ cơ mà, sao bây giờ đã toàn là nhà thế này, hay nhỉ? Hỏi ra toàn là nhà của ông nọ bà kia cả. Cứ cái đà này thì chẳng mấy chốc sẽ có một "Quan bác" nào đó nổi máu lên cho san lấp cả Hồ Tây HN đi mà phân lô ấy chứ. Dám lắm chứ, gương vỡ của Ngọc Hoàng đánh rơi xuống dương gian chứ có phải là cái gì quý hiếm lắm đâu? Nếu một ngày nào đó Hồ Tây Hà Nội có bị san lấp mất hết đi thì ai đó nhớ giữ dùm tôi con trâu vàng, còn cái Chuông vàng thì mang vào đền Quán Thánh mà trả cho ông tượng Đồng Đen. Ôi Hồ Tây Hà Nội, đã có đẹp lên so với thủa Hồ Tây còn hoang sơ nhưng bị giằng xé mất nhiều quá, Hồ Tây nhỏ đi là phải và nhỏ đi nữa thì cũng vẫn là phải. Grin

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #469 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 08:59:48 pm »




      Bác Tuấnb5 ơ Hà nội còn tiếng chổi tre giữa đêm hè của nhà thơ Tố Hữu nữa đó . Hà nội còn tiếng ve râm ran , Hà nội có tiếng còi tầu vào ga đưa những người con ra trận của ngày đánh Mỹ làm nên mùa hè lịch sử Quảng Tri . Ta hãy yêu cả mùa hè Hà nội nóng bỏng đi bác ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM