Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:21:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
contop78
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2012, 10:45:06 am »

 Grin Ê!hailua!     Nói với cô hàng xóm là chửi đích danh thằng nào bảo cô ấy là "đĩ" nhé và đừng có vơ đũa cả nắm.Ở đây toàn người đứng đắn cả  đấy  Angry Angry
Logged
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 11:02:07 pm »

Trung thu đến xin gửi các bác vài hình ảnh Tết Trung thu HN xưa




Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 11:00:41 am »

 Kể ra sự đời cũng lắm thằng "ngu". Ngu từ ba đời bảy kiếp nhà nó ngu đi, đã ngu lại còn không chịu học hỏi. Phải nói sao cho đúng nhỉ? Thôi thì cứ cho nó là loại ngu truyền kiếp đi, ngu thông từ đời này sang đời khác vậy.

 Ai đời, nó mang thứ hoa nở về đêm, thứ hoa mà người ta có thể chơi, dùng, thưởng thức nhưng không bao giờ trọng mà bày lên bàn thờ nhà nó để cúng các cụ nhà nó bao giờ. Thứ hoa quỳnh, hoa nhài mà cũng mang đi cúng các cụ thì thôi ... hết biết mất rồi.

 Sự tinh tế ở đời chẳng phải ai cũng hiểu, nó là tinh hoa của cuộc đời mà chắt lọc từ nhiều đời nay, cái Tràng An trong con người là từ những sự tinh tế ấy. Nếu ai chưa hiểu thì tìm gặp mấy bà gánh hàng hoa Ngọc Hà từ thời xa xưa mà học hỏi, cái khổ trên đời này là loại người đó lại không chịu học hỏi nên mãi mãi chẳng có tý Tràng An nào trong tiềm thức của họ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 11:36:25 am »



     Hì ..hì...vui thật.
Logged
contop78
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 04:34:22 pm »

Ngoa ngoắt quá ông em BY.Mang câu thơ xưa đẻ người nay mổ xẻ tìm cái hay cái đẹp mà  ông em dùng từ ngữ hơi nặng đấy Grin

quote author=binhyen1960 link=topic=24866.msg390096#msg390096 date=1342716847]
 Hoa nhài là loại hoa thơm nhưng không quý, loài hoa chỉ nở về đêm nên không được trọng, người ta vẫn gọi hoa nhài là hoa con đĩ (BY xin lỗi vì đây là danh từ riêng). Vì vậy người Tràng An không bao giờ đưa loại hoa này vào những nơi trang trọng, sẽ không thấy có và trồng ở chùa hoặc những nơi tôn nghiêm.

 Vậy thì câu thơ: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài là câu ví von chẳng hay ho gì, chẳng ai dại gì lại đi ví von mình với loại "thấp cấp" như vậy và tất nhiên là người Tràng An được nhận xét là tinh tế cũng chẳng ngô ngọng gì mà tự ví mình như vậy.

 Câu thơ thật đúng của câu thơ này là: Chẳng thơm không thể hoa nhài. Ý muốn nói: Tôi cũng bình thường thôi, giống như mọi người cả, nhưng tôi bình thường chứ không phải là tầm thường.

 Lời lẽ khiêm tốn thể hiện được sự tinh tế trong giao tiếp và cũng mạnh mẽ khẳng định vị thế hay khả năng của mình. Ý nghĩa của câu thơ này khác hẳn với câu thơ trên đúng không các bác?

 Câu thơ đúng tiếp theo là: Không thanh lịch chẳng là người Tràng An. Ý muốn nói: Người Tràng An có nhiều loại và người không thanh lịch thì chẳng là người học sâu hiểu rộng, trọng nghĩa trọng tình.

 Ý nghĩa của 2 vế thơ kia hoàn toàn khác nhau trái ngược nhau hoàn toàn. Chẳng biết từ bao giờ người ta cứ truyền tai nhau cái vế thứ nhất và vế thứ hai tích cực hơn thì chẳng mấy người được biết, để rồi những bình luận về vế thơ thứ nhất kia chẳng mấy thiện cảm và hiểu đúng về người Tràng An. Grin
[/quote]

Bình luận kiều  này thì cô hàng xóm của hailuas nhảy xếch là phải rồi và rất mâu thuẫn nên phản bác lại  vài lời nhé BY
.Trong bình phẩm của BY có từ “hoa con đĩ
Xin bắtđầu từ chữ “con đĩ”là lời kinh miệt để chỉ chỉ những người đàn đã từ bỏ nhân cách đem than mình ra cho thiên hạ dày vò.Từ “làm đĩ” là chỉ một nghề kiếm tiền ,kinh doanh bằng vốn tự có của những người đàn bà con gái mà số phận không được may mắn,bị hoàn cảnh xô đẩy đén nghề này. Đàn bà con gái được sinh ra không ai muốn làm đĩ cả,(chỉ một số ít tự nguyên thì xứng đáng bị kinh miệt ),còn do hoàn cảnh xô đẩy họ vào nghề này thì đều đáng thương.
Nói 1 thì cũng phải có 2,có “cầu thì mới có cung”,có người “dê” thì mới có người làm “đĩ”.Không người “dê”thì hết người làm đĩ  nên BY hãy gắn hoa nhài vào mái tóc cô gái đi giày cao gót mặc váy mini Juyp đen cầm súng AK ở tư thế quỳ là sẽ có một lời cảnh cáo với họ nhà “dê”là :
  Ê ”dê xồm”! bóc “bánh gai” của bà mà không trả tiền là bà cho loạt AK chết mẹ giống “dễ xồm” luôn (đùa tí , đừng cáu BY ). Grin Grin
,Nếu chỉ căn cứ do hoa khoe hương sắc vào đêm mà chụp cho nó là”hoa con đĩ” thì BY lý giải thế nào về thú vui thức đêm đợi xem, ngắm hoa quỳnh nở của những người HN yêu hoa(Đừng có nói là người HN khoái xem đĩ khoe hàng nhé).Với kiểu chụp mũ như thế làm sao cô Nhài hang xóm hailua phải nổi .Cách lập luận của BY mâu thuẫn ở chỗ là khẳng định tính đúng đắn ở hai câu thơ:
Chẳng thơm không thể hoa nhài.
Nếu không thanh lịch,chẳng người Tràng an
Nhưng lại cho  là: “Hoa nhài là loại hoa thơm nhưng không quý, loài hoa chỉ nở về đêm nên không được trọng, người ta vẫn gọi hoa nhài là hoa con đĩ (BY xin lỗi vì đây là danh từ riêng). Vì vậy người Tràng An không bao giờ đưa loại hoa này vào những nơi trang trọng, sẽ không thấy có và trồng ở chùa hoặc những nơi tôn nghiêm.” .Nếu t/g cũng đông quan điểm với BY  thì sẽ không lấy  hoa nhài để ví von mà sẽ lấy hoa ngọc lan vì  tên của loại hoa này cũng rất quí phái và cũng rất thơm(theo anh ngh ĩ).
Bây giờ anh sẽ  thay chữ “hoa nhài” bằng “danh từ riêng “con đ ĩ”của BY vào câu thơ n ó sẽ là:
  Không thơm chẳng thể “con đĩ”.
Nếu không thanh lịch,chẳng người Tràng an.
và ý nghĩa của câu  này là : hương thơm của con đĩ giông như sự thanh lịch của người Tràng an hay sự thanh lịch của người Tràng an ví như hương thơm của đĩ.
Như vậy BY đ ã biến t/g thành tội đồ của người HN rồi và t/g ủa hai c âu thơ sai sẽ bắt tay BY : cám ơn cậu em nhé, đồng đôi cuả em chửi anh đến tối cả m ặt,em bênh vực anh thật tuyệt vời.
Hai câu thơ :
”Không thơm chẳng thể hoa nhài,
Nếu không thanh l ịch chẳng người Tràng an.
chứng tỏ t/g rất trân trọng và yêu thích hoa nhài nên mới lấy hương thơm của hoa nhài để so sanh với  sự thanh lịch của người đ ất kinh kỳ đấy BY.
….” Câu thơ thật đúng của câu thơ này là: Chẳng thơm không thể hoa nhài. Ý muốn nói: Tôi cũng bình thường thôi, giống như mọi người cả, nhưng tôi bình thường chứ không phải là tầm thường.”
Câu phân tích này của BYanh cũng thấy chưa hợp lý, vì câu thơ trên hoa nhài kiêu hãnh khẳng định giá trị của bản thân mình: “chị (anh) không thơm thì không thể là tôi được,
Tất cả các loại hoa đêu có giá trị không  nhiều thì ít,Trước mặt anh là lọ hoa mà “cọp nhà “ vừa mới mang về trong đó có mấy nhánh hoa cỏ màu sắc chẳng có gì bắt măt khép nép xen lẫn với các loại hoa khác  làm cho căn phong them tươi mát,vậy thì loại hoa  tầm thường nhất trong các loại hoa cũng có gíá trị tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống đấy chứ và nó cũng có cả trong thơ ca nữa.Trong bài thơ nói về tình yêu của lính có đoạn:
…………………………………….
…Anh gởi em mấy nhành hoa cỏ dại
    Để làm quà không về được em ơi.
    Không đi lễ cùng em nữa đêm nữa
    Thôi đừng buồn em nhé – lính mà em
…………………………………………
Hoa cỏ còn giá trị như vậy huống hồ hoa nhài.Nhìn tổng thể thì màu sắc trắng cuả hoa nhài đúng là"
Áo trắng em chưa lấm bụi đời.
Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi - là mầu của sự tinh khiết ,còn hương thơm thỉ anh ví hương sữa của trẻ thơ vậy nên không thể coi là hoa "con đĩ" được,Tố Hữu cũng có câu:
Thơm như hương nhụy hoa lài(nhài)
Trong như nước suối ban mai giữa rừng
Nếu người HN cũng cho là hoa con đĩ thì t/g của hai câu thơ trên sẽ bị người HN cho nhừ đòn.Quan niệm của người xưa đâu phải lúc nào cũng đúng.BY hãy vào goole để tìm công dụng của hoa nhài sẽ thấy ngay hoa nhài có tầm thường hay không.Mấy lời nom na xin được minh bạch cho hoa nhài
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2012, 04:49:19 pm gửi bởi contop78 » Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 05:03:50 pm »

 Hô ... hố. "Ông anh" contop78 hiểu sao thì tùy, nhưng "ông em" BY này thì có cách hiểu riêng và chẳng ai bắt ép nhau phải hiểu sao cho đúng. Grin

 Cái vấn đề quan niệm riêng của mỗi người mỗi vùng miền hay trên google mà ông anh contop78 đưa lên nó không nằm trong quan niệm của người Tràng An xưa và không phải là điều mà người ta không nghiên cứu, tìm hiểu. Bây giờ BY có một đề nghị riêng với bác thế này.

 Bác cứ thử mang cái thứ hoa đó vào đền, chùa quanh ở HN thì biết, nếu có thể bớt chút thời gian nghe sư sãi ở đó họ phân tích cho rồi hiểu, tranh luận không có căn cứ thì chẳng khác nào vạch đầu gối ra mà tranh luận cho nó xong. Bác cứ đổ tiếng oan nói BY "đanh đá" nhưng nhìn bài viết của bác chưa đọc hết đã thấy sự đanh đá của bác rồi. Mời bác tham khảo theo của báo CAND về thảo luận quanh câu thơ đó nhé. Từ google ra đấy. Grin

http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=95626

 Tạm trích dẫn một phần của bài thảo luận đó "ông anh" contop78 nhé. Grin

Bởi cứ theo văn phạm mà suy, câu thứ 1: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài". Ô kìa, sao lại thế được? Hoa nhài phải là thơm, nếu không thơm thì không phải là hoa nhài chứ?

Còn câu thứ 2: "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An", thì quả là vô lý quá. Người Tràng An (Hà Nội) là thanh lịch, nếu không thanh lịch sẽ không phải người Tràng An mới phải. Sao người Tràng An lại "vỗ ngực" nói một câu phản lại chính truyền thống thanh lịch của mình như vậy. Người đã mang tiếng là có văn hóa, thanh lịch sao có thể nói vô lý, ngỗ ngược khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm?

Vì thế, tôi nghĩ phải tìm một cách tiếp cận khác hai câu ca dao trên. Cách tiếp cận mới phải dựa trên văn bản, dựa trên truyền thống văn hóa, yếu tố lịch sử, thời điểm ra đời của hai câu thơ trên. Phải trả lời được câu hỏi địa danh Tràng An là đâu, có phải là Hà Nội không? Còn hoa nhài được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Nếu giải thích được rành mạch câu hỏi ấy, sẽ cho tiền đề để hiểu ai là chủ nhân của hai câu thơ này. Người Hà Nội hay người nơi khác?


 "Ông anh" contop78 chú ý nhé, ở phần tô đậm ấy. Hoa nhài cũng có nghĩa đen hay nghĩa bóng à? Tại sao vậy? Nó có cái lý do của nó, điều quan trọng là có hiểu hay không hiểu mà thôi, trên đời này bác đã thấy ai nói: Hoa hồng, hoa cúc hay hoa gì khác và nói về nghĩa đen và nghĩa bóng của nó bao giờ chưa? Tại sao chỉ nó nghĩa đen nghĩa bóng để tìm hiểu về hoa nhài?  Grin Bác đừng phân tích rộng sang suy nghĩ thời nay với quan điểm và công dụng của hoa nhài, điều chúng ta đang thảo luận cái chính là từ câu thơ cũng như lập luận, suy nghĩ về hoa nhài của người Tràng An. Grin

 Thêm nữa: Nhà văn Nguyễn Hà cũng không vô lý khi đưa ra những lập luận với những phản biện cho vế câu thơ (thứ nhất) và đưa ra câu (thứ hai), điều quan trọng là ai đọc và ai tìm đọc để hiểu sâu về nó ẩn chứa điều gì, chắt lọc được gì ở đó. Vậy thôi. Grin
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2012, 05:22:43 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 05:29:47 pm »

contop 78( bộ đội 78 ) bình yên cũng lính 1978 đấy ......
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 12:06:47 am »

Xin chào các bác ccb đang tham gia tranh luận về các loại hoa,
Tôi xin bỏ phiếu ủng hộ bác BY, :
-Hoa Nhài không được xếp vào các loại hoa qúy - lý do rất đơn giản :
- từ xa xưa đã có các xếp hạng cả Đông phương cũng như Tây phương :
-Hoa Hồng - Chúa các loài hoa- theo phương Tây.Cùng với hồng có laydơn, lưu ly, v.v... Là các loài hoa qúy.
-Phương đông có các loại hoa được  xếp đứng đầu như:
-Mai , Cúc  ( trong Tứ qúy : Tùng- Cúc -Trúc -Mai) ĐỀu tượng trưng cho người Quân tử !
Ngoài  ra  có HOA SEN  : cũng rất qúy : theo triết lý Phật giáo - Điều hiển nhiên là : các loại hoa trên đều được đặt lên  Bàn Thờ !
Còn hoa Nhài cũng rất thơm , cũng trắng , nhưng hoa Huệ thì khác hoa Nhài , dù cùng trắng như nhau.
Không biết hoa Nhài có cái gì đó " Tầm thường " không ? Mà người ta " Nỡ " ví von như sau :
-Con vợ khôn , lấy thằng chồng dại,
- Như bông hoa Nhài cắm bãi  ... trâu
,,,,,Kính.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2012, 12:14:30 am gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 09:07:21 am »

Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu.

"vợ khôn" được ví như "hoa nhài" thì rõ ràng hoa nhài "có giá" lắm chứ. Và nếu nó là loài hoa tầm thường thì sao các bậc chính nhân quân tử lại dùng nó để ướp hương trà như hoa cúc, nhụy sen để mà thưởng thức? Thế chẳng là tự hạ thấp mình cũng như các loại hoa quý khác sao?
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 10:39:08 am »

      Xin góp 1 tý hiểu biết vế hoa Nhài.

 Vì toàn nở về đêm nên hoa Nhài theo quan niệm của người xưa như thế là không chính chuyên nên hoa Nhài không đc thờ cúng và ban tặng cho nhau trong các dịp gặp gỡ, giao lưu.
 Nhưng hoa Nhài lại có mùi thơm dễ chịu, có sức quyến rũ nên các bậc chính nhân quân tử sành điệu vẫn dùng để ướp trà để thưởng thức ví đó là sở thích của mỗi loại người. Cũng như " Hát cô đầu " xưa các bà và 1 số thành phần trong xã hội rất ghét nhưng các ngài các ông vẫn tới chơi, thậm chí phải vụng trộm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM