Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:08:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193361 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #380 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 01:18:47 pm »


Đọc bài của bác thaiminhhung, bỗng dưng muốn...nhớ. Grin                                                                     Bờ Hồ là khu vực đông vui nhất. Hàng cây ven hồ được trang hoàng bằng những chiếc bóng điện tròn, quét  sơn xanh đỏ ( ban ngày không cần bật điện vẫn đẹp Grin)

Dịp này, Thành phố tổ chức nhiều loại hình vui chơi giải trí. Nhưng thứ mà tôi khoái xem nhất là lướt ván trên Hồ Gươm. Tiếng máy ca nô ròn rã và những động tác mềm dẻo nhưng mạnh mẽ của vận động viên khiến tôi mê mẩn xem không biết chán. Sau này không thấy tổ chức bộ môn lướt ván ở Hồ Gươm nữa.

...sau đó được vào cửa hàng bán trang phục thiếu nhi ở phố Đinh Tiên Hoàng mua áo hoặc quần mới...

Cửa hàng này hình như có tên hiệu là Đức Hạnh, phải không các bác?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #381 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 03:03:41 pm »


...sau đó được vào cửa hàng bán trang phục thiếu nhi ở phố Đinh Tiên Hoàng mua áo hoặc quần mới...

Cửa hàng này hình như có tên hiệu là Đức Hạnh, phải không các bác?
Bác tuanb5 ơi! Grin

 Cửa hàng Đức Hạnh chuyên may mặc đồ cho các cháu thiếu nhi năm xưa thời bao cấp đều nằm ở phố hàng Trống, chính xác nhất là gian hàng nằm ngay góc ngã 3 Bảo Khánh và hàng Trống, còn cả phố có rất nhiều cửa hàng may mặc đồ thiếu nhi.

 Còn trên đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện bến tàu điện Bờ Hồ cũ thẳng sang bên đường, cạnh nhà ông cụ Cứu Thế chuyên thuốc bắc thuốc nam là gian hàng 1.6 Thiếu nhi, đầu phố góc có bốt nhà Tròn từ thời Pháp thuộc là đồn CA, phía sau nó là mậu dịch 12 Bờ Hồ với 2 tầng có 2 mặt tiền, một quay về phía phố Cầu Gỗ, một quay ra mặt Bờ hồ. Cuối phố giáp với con phố Hồ Hoàn Kiếm ngắn nhất HN là hiệu sách Thiếu nhi, sang bên đường là rạp chiếu phim Hòa Bình cũ và bây giờ là rạp múa rối nước. Xưa cái rạp này đẹp lắm, thiết kế theo lối Pháp cổ và nguyên bản nó là nhà hát kịch, sau ngày tiếp quản Thủ đô ta chuyển sang thành rạp chiếu phim, quanh đó nhiều cửa hàng chụp hình, chụp ảnh của Kim Lai cũ, nước ảnh rất tốt, nhiều tấm hình gia đình BY chụp ở đó vẫn giữ mãi được đến tận bây giờ.  Giờ đây mỗi lần đi ngang đó ta vẫn có thói quen đưa mắt ngóng tìm bến tàu điện cũ chờ nghe tiếng leng keng năm xưa, bỗng chợt nhận ra. Ôi, thời đổi mới của thế kỷ 21 lâu rồi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #382 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 07:08:00 pm »

    Ký ức của BY1960, rất chuẩn. tôi còn nhớ hai bên rạp Hoà Bình là hai ông bán "thịt bò khô", đây là món khoái khẩu của bọn trẻ; thực chất là món nộm có cắt thêm một ít thịt bò khô bầy bên trên. Nhưng nghe tiếng khua kéo, tiếng rao của hai ông thì thật mê ly. Khi đó ở HN hai rạp Hoà Bình và Kim đồng có giá vé xem phim khá rẻ vì chủ yếu là phim thiếu nhi, giá vé chỉ 02 hào đồng hạng còn các rạp khác như Công Nhân, Tháng 8, Đại Đồng, Kinh Đô ...thì từ 03 hào đến 05 hào một vé.

    Còn cửa hàng Đức Hạnh chuyên bán quần áo cho học sinh, hiện tại còn có hai cửa hàng, một của tư nhân, một là của MDQD, nhưng trước đây chỉ có một của MDQD (khi đó Công tư hợp danh rồi), nhưng hình như ở số nhà 15(17) Hàng Trống, theo một người em đang ở trên phố Hàng Trống nói cửa hàng bên số chẵn mới là Đức Hạnh "xịn". Còn cửa hàng mà BY nói là cửa hàng bán quần áo người lớn nhưng khi mua phải có PHIẾU VẢI cơ và hiện nay vẫn đang tồn tại; nhưng trong cơ chế thị trường này thì chắc đang "ngắc ngoải" cũng giống như mấy cửa hàng cắt tóc ở phố Hàng Khay và Tràng Thi. Trước đây tôi hay cắt tóc ở đây, nhưng giờ đây quá vắng khách. Hôm vừa rồi thấy "nhơ nhớ" liền vào thử để cắt tóc, gặp lại những gương mặt cũ sau khi cắt tóc gội đầu xong phải trả 80.000đ ( hơi chát). Hỏi chuyện một số người dang muốn xin về hưu non nhưng chưa đủ tuổi vẫn còn phải kẽo kẹt cho đên khi đủ điều kiện thì mới có thể nghỉ được.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2013, 07:15:36 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #383 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 08:21:52 pm »

   Ký ức của BY1960, rất chuẩn. tôi còn nhớ hai bên rạp Hoà Bình là hai ông bán "thịt bò khô", đây là món khoái khẩu của bọn trẻ; thực chất là món nộm có cắt thêm một ít thịt bò khô bầy bên trên. Nhưng nghe tiếng khua kéo, tiếng rao của hai ông thì thật mê ly. Khi đó ở HN hai rạp Hoà Bình và Kim đồng có giá vé xem phim khá rẻ vì chủ yếu là phim thiếu nhi, giá vé chỉ 02 hào đồng hạng còn các rạp khác như Công Nhân, Tháng 8, Đại Đồng, Kinh Đô ...thì từ 03 hào đến 05 hào một vé.

    Còn cửa hàng Đức Hạnh chuyên bán quần áo cho học sinh, hiện tại còn có hai cửa hàng, một của tư nhân, một là của MDQD, nhưng trước đây chỉ có một của MDQD (khi đó Công tư hợp danh rồi), nhưng hình như ở số nhà 15(17) Hàng Trống, theo một người em đang ở trên phố Hàng Trống nói cửa hàng bên số chẵn mới là Đức Hạnh "xịn". Còn cửa hàng mà BY nói là cửa hàng bán quần áo người lớn nhưng khi mua phải có PHIẾU VẢI cơ và hiện nay vẫn đang tồn tại; nhưng trong cơ chế thị trường này thì chắc đang "ngắc ngoải" cũng giống như mấy cửa hàng cắt tóc ở phố Hàng Khay và Tràng Thi. Trước đây tôi hay cắt tóc ở đây, nhưng giờ đây quá vắng khách. Hôm vừa rồi thấy "nhơ nhớ" liền vào thử để cắt tóc, gặp lại những gương mặt cũ sau khi cắt tóc gội đầu xong phải trả 80.000đ ( hơi chát). Hỏi chuyện một số người dang muốn xin về hưu non nhưng chưa đủ tuổi vẫn còn phải kẽo kẹt cho đên khi đủ điều kiện thì mới có thể nghỉ được.
.....nhắc đến rạp Hòa Bình,thì em cùng phố với Binhyen1960...thì phải nhắc đến các hàng táo dầm, khế dầm,và bánh gối của mấy bà Tầu già bán hàng lọ dấm ớt ở trên có cắm ống lông ngỗng chỉ cần cắm thẳng vào bánh gối lấy vừa đủ là ăn liền không bao giờ sợ vỏ bánh bục ra ,vỏ bánh họ làm có bí quyết chứ ta bây giờ còn lâu mới bắt chước được....họ làm thì mới là đúng và họ mồi trẻ con bằng mấy quyển tam quốc chí,tây du ký...phải nói mấp quyển chuyện tranh này bọn Tầu vẽ đẹp thật...còn tiếng khua kéo để mời chào nộm là của mấy tay Tàu già Long vĩ Ổn...hay gọi là ông tầu già áo đen ở phố ngắn nhất Hà Thành cạnh đó là phố Hồ hoàn Kiếm .
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #384 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 10:43:40 pm »

Bánh gối của người Tàu bán ở cửa rạp chiếu phim ngon miễn chê! Sao họ chế được món nước chấm tài đến thế là cùng: mặn, ngọt, chua, cay thật vừa khéo. Rạp Dân Chủ, Kinh Đô đều có món này. Cạnh rạp Long Biên thì có mấy hàng mực nướng. Có lần bên ngoài "cháy" vé, hình như bộ phim Kỵ sĩ không đầu thì phải, 1 thằng nêu sáng kiến "sút" hết vé, làm trận rượu mực thoải mái. Đến khi khán giả tan rạp ra về, mấy thằng vẫn còn ngồi thiền ở đó  Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #385 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 11:59:19 pm »

 Trước 17.2.1979 người Hoa ở HN ào ạt về nước bỏ lại phía sau một HN hình như đã thiếu đi một cái gì đó từng của HN, lâu nay người VN chúng ta đã chấp nhận họ từ mấy đời nay cùng chung sống quanh khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm bấy giờ như một phần tất yếu, trẻ con cùng lứa của 2 dân tộc từng lớn lên học chung một mái trường, cùng chơi chung một khu phố, những nếp sống và bản sắc văn hóa dân tộc của nhau cùng chấp nhận như một sự hiển nhiên. Và rồi nó ăn sâu mãi vào tiềm thức của chúng ta, chỉ đến khi người Hoa đi gần hết chúng ta mới bừng tỉnh ra rằng năm xưa những tinh hoa của họ ở ngay bên cạnh mà chúng ta chẳng chịu học hỏi, vẫn biết đó là những điều nhỏ nhặt ở cuộc sống nhưng dư vị mà người Hoa từng mang đến và mang đi khỏi HN thì giờ đây vẫn còn thấy nhớ. Grin

 Người ta thường nói: Ăn Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật. Thôi thì Tây, Nhật nó xa vời quá và ta cứ bàn về ăn Tầu ở HN cho nó gần gũi.

 Món Sủi cảo mỳ vằn thắn của người Hoa năm xưa giờ mất tiệt, kể cả người Hoa hôm nay quay lại HN nấu ăn cũng chẳng có cái hương vị ấy, một số người Việt cũng bán món này nhưng khi ăn là ta biết ngay là đồ "giả cày", miếng vằn thắn, sủi cảo người Hoa làm nó khác cho dù vật liệu vẫn thế, nước dùng nó thơm vị nó ngọt của sá sùng, vài cọng hẹ tái cũng thấy hợp hơn với món ăn này, ngay tại SG quán người Hoa nấu thì cũng chỉ đáng hàng "xách dép" so với món sủi cảo mỳ vằn thắn người Hoa năm xưa. Xưa có hàng mỳ Tầu 56 hàng Bạc một thời là chốn ăn ngon, Nghi Xuân phố Lương Văn Can nổi tiếng, Lương Ngọc Quyến vài hàng của mấy ông bà Tầu già tuy không quá nổi bật nhưng ăn cũng không thấy tiếc tiền. Cheesy

 Cháo gà Lương Ngọc Quyến, cái hàng đối diện trường cấp I Trung Hoa ngay cửa cái ngõ rộng, ông Tầu luôn cái áo ba lỗ giống áo pull bây giờ đã ngả màu, bát cháo gà ngọt, thơm đầy khiêu gợi vị giác, thêm đĩa nhỏ gà chặt lát mỏng, mấy củ hành treo lủng lẳng trên giá, đĩa muối ớt hạt tiêu thêm vài lát gì đó của vị thuốc bắc, thật lạ là hành của ông Tầu này ăn không hăng, có vị ngọt và muốn xin thêm vài cọng hành nữa, bát cháo gà không đặc gạo và cũng không loãng nước, luôn sánh mềm mại ăn đến hết bát cháo vẫn còn nóng. Những đêm đầu đông sau buổi tối đi chơi về, thanh niên choai choai ghé làm bát cháo gà xong về đi ngủ thì thế nào đêm đó cũng mơ được gặp tiên. Grin

 Khoảng 5h sáng, ngay đầu ngã 4 Đinh Liệt, Gia Ngư có hàng cháo quẩy của 2 ông bà Tầu già bên chiếc xe đẩy bằng gỗ, cháo nấu với xương, không mỳ chính mà cứ ngọt lịm giọng, rau cải cúc dưới đáy bát rồi múc cháo đổ lên, lác đác có thịt vụn ở xương trong muôi cháo, cắt thêm ít quẩy lên trên, sáng sớm mùa đông đi học ghé qua làm một bát, có 2 loại giá, 5 hào và 3 hào một bát tùy lựa chọn, bát cháo nóng trong sáng sớm mùa đông khi bầu trời HN còn phủ một lớp sương mỏng, bát cháo nóng, ngon, rẻ cũng là cái đáng nhớ lắm chứ. Hai ông bà Tầu này không con mà nuôi 2 thằng con nuôi người VN. Thằng em tên Ba ở lại VN, thằng anh tên Chí theo 2 ông bà Tầu về nước, thằng Chí có nhiều kỷ niệm với tôi, nó làm việc nhà theo sự chỉ bảo của 2 ông bà Tầu nhà ở khoảng số 6 hoặc 8 phố Tạ Hiền gần rạp hát người Hoa cũ, nhà chật nên tối đến bất luận mùa hè hay mùa đông nó hay vác cái chiếu ra cửa rạp Chuông Vàng nơi mấy bậc thềm nằm ngủ, sáng ra ông bà Tầu phải gọi về dọn hàng, nó ngủ say như chết quên tuột tuột trời đất và hình như muỗi chê nó vì da dầy không cắn, lạnh nó có cái chăn đơn cuộn thêm cái chiếu vào người là nó ngủ. Một lần tôi nghĩ ra trò trêu chọc nó, lấy cái que kem tước thật mỏng, khều một chút phân ỉa bậy của ai đó ngay góc Đinh Liệt ngõ Trung Yên, lựa lúc nó ngủ say quệt vào 2 lỗ mũi nó, sáng ra nó ôm chiếu chạy về máy nước công cộng giữa phố Tạ Hiền sục qua cái miệng, quệt quệt qua cái mặt rồi lo dọn hàng. Cả ngày hôm đó nó cứ thắc mắc tại sao chỗ nào nó cũng thấy thối, thấy hôi, lâu lâu nó hít hà đi tìm kiếm nguồn gốc của mùi hôi ấy, chúng tôi bấm nhau cười không dám nói. Vài lần nó ngủ say bị bọn tôi lột cả quần đùi mà không biết, sáng ra phải cuốn chiếu vào người mà chạy về, có lần thì bị chúng tôi mang nhọ nồi chộn với mỡ lợn quệt cho người nó rằn rện râu ria khắp người. Nhiều lần nó chửi toàn bằng tiếng Tầu chẳng thằng nào nghe, chán rồi nó chuyển sang chửi tiếng Việt. Rồi năm đó nó phổng phao lớn nhanh như thổi, nó to cao lực lưỡng như thanh niên, lúc đó trêu nó nữa thì nó đánh cho bỏ mẹ, sang năm sau tôi đi lính, ngày về thì nó cũng đã đi TQ từ mấy năm trước.

 Ôi cái góc phố HN khu trung tâm quận Hoàn Kiếm có cả vạn những ký ức của tuổi thơ. Ngày đó trong KCCM người Hoa ở HN được chính quyền ta ưu ái nhiều chuyện nên cũng có nhiều trường hợp làm càn, vài thằng VN đặc sệt cả 100 đời nay cũng "giả cày" làm dân Tầu để dọa đời sống len lỏi khu người Hoa, sau năm 1979 chúng nó lại hóa thân là người Việt mình hàng xịn còn người Hoa ở lại VN lúc đó thì "ép rệp" như con gián, nói phải còn bị ăn đòn chứ đừng nói ngang như cua. Thời thế đã xoay vần họ cũng tản mát đi đâu hết cả, vài nhà kín cổng buôn bán lặt vặt qua ngày, họ bị ảnh hưởng đời sống của thói bá quyền nước lớn từ Cố quốc. Cũng phải vì mảnh đất này không bao giờ là của dân tộc họ cả, họ chỉ là dân góp nhưng một thời họ cũng làm lên một vài nét riêng cho HN của chúng ta. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #386 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 12:38:07 am »

Trước 17.2.1979 người Hoa ở HN ào ạt về nước bỏ lại phía sau một HN hình như đã thiếu đi một cái gì đó từng của HN, lâu nay người VN chúng ta đã chấp nhận họ từ mấy đời nay cùng chung sống quanh khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm bấy giờ như một phần tất yếu, trẻ con cùng lứa của 2 dân tộc từng lớn lên học chung một mái trường, cùng chơi chung một khu phố, những nếp sống và bản sắc văn hóa dân tộc của nhau cùng chấp nhận như một sự hiển nhiên. Và rồi nó ăn sâu mãi vào tiềm thức của chúng ta, chỉ đến khi người Hoa đi gần hết chúng ta mới bừng tỉnh ra rằng năm xưa những tinh hoa của họ ở ngay bên cạnh mà chúng ta chẳng chịu học hỏi, vẫn biết đó là những điều nhỏ nhặt ở cuộc sống nhưng dư vị mà người Hoa từng mang đến và mang đi khỏi HN thì giờ đây vẫn còn thấy nhớ. Grin

 Người ta thường nói: Ăn Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật. Thôi thì Tây, Nhật nó xa vời quá và ta cứ bàn về ăn Tầu ở HN cho nó gần gũi.

 Món Sủi cảo mỳ vằn thắn của người Hoa năm xưa giờ mất tiệt, kể cả người Hoa hôm nay quay lại HN nấu ăn cũng chẳng có cái hương vị ấy, một số người Việt cũng bán món này nhưng khi ăn là ta biết ngay là đồ "giả cày", miếng vằn thắn, sủi cảo người Hoa làm nó khác cho dù vật liệu vẫn thế, nước dùng nó thơm vị nó ngọt của sá sùng, vài cọng hẹ tái cũng thấy hợp hơn với món ăn này, ngay tại SG quán người Hoa nấu thì cũng chỉ đáng hàng "xách dép" so với món sủi cảo mỳ vằn thắn người Hoa năm xưa. Xưa có hàng mỳ Tầu 56 hàng Bạc một thời là chốn ăn ngon, Nghi Xuân phố Lương Văn Can nổi tiếng, Lương Ngọc Quyến vài hàng của mấy ông bà Tầu già tuy không quá nổi bật nhưng ăn cũng không thấy tiếc tiền. Cheesy

 Cháo gà Lương Ngọc Quyến, cái hàng đối diện trường cấp I Trung Hoa ngay cửa cái ngõ rộng, ông Tầu luôn cái áo ba lỗ giống áo pull bây giờ đã ngả màu, bát cháo gà ngọt, thơm đầy khiêu gợi vị giác, thêm đĩa nhỏ gà chặt lát mỏng, mấy củ hành treo lủng lẳng trên giá, đĩa muối ớt hạt tiêu thêm vài lát gì đó của vị thuốc bắc, thật lạ là hành của ông Tầu này ăn không hăng, có vị ngọt và muốn xin thêm vài cọng hành nữa, bát cháo gà không đặc gạo và cũng không loãng nước, luôn sánh mềm mại ăn đến hết bát cháo vẫn còn nóng. Những đêm đầu đông sau buổi tối đi chơi về, thanh niên choai choai ghé làm bát cháo gà xong về đi ngủ thì thế nào đêm đó cũng mơ được gặp tiên. Grin

 Khoảng 5h sáng, ngay đầu ngã 4 Đinh Liệt, Gia Ngư có hàng cháo quẩy của 2 ông bà Tầu già bên chiếc xe đẩy bằng gỗ, cháo nấu với xương, không mỳ chính mà cứ ngọt lịm giọng, rau cải cúc dưới đáy bát rồi múc cháo đổ lên, lác đác có thịt vụn ở xương trong muôi cháo, cắt thêm ít quẩy lên trên, sáng sớm mùa đông đi học ghé qua làm một bát, có 2 loại giá, 5 hào và 3 hào một bát tùy lựa chọn, bát cháo nóng trong sáng sớm mùa đông khi bầu trời HN còn phủ một lớp sương mỏng, bát cháo nóng, ngon, rẻ cũng là cái đáng nhớ lắm chứ. Hai ông bà Tầu này không con mà nuôi 2 thằng con nuôi người VN. Thằng em tên Ba ở lại VN, thằng anh tên Chí theo 2 ông bà Tầu về nước, thằng Chí có nhiều kỷ niệm với tôi, nó làm việc nhà theo sự chỉ bảo của 2 ông bà Tầu nhà ở khoảng số 6 hoặc 8 phố Tạ Hiền gần rạp hát người Hoa cũ, nhà chật nên tối đến bất luận mùa hè hay mùa đông nó hay vác cái chiếu ra cửa rạp Chuông Vàng nơi mấy bậc thềm nằm ngủ, sáng ra ông bà Tầu phải gọi về dọn hàng, nó ngủ say như chết quên tuột tuột trời đất và hình như muỗi chê nó vì da dầy không cắn, lạnh nó có cái chăn đơn cuộn thêm cái chiếu vào người là nó ngủ. Một lần tôi nghĩ ra trò trêu chọc nó, lấy cái que kem tước thật mỏng, khều một chút phân ỉa bậy của ai đó ngay góc Đinh Liệt ngõ Trung Yên, lựa lúc nó ngủ say quệt vào 2 lỗ mũi nó, sáng ra nó ôm chiếu chạy về máy nước công cộng giữa phố Tạ Hiền sục qua cái miệng, quệt quệt qua cái mặt rồi lo dọn hàng. Cả ngày hôm đó nó cứ thắc mắc tại sao chỗ nào nó cũng thấy thối, thấy hôi, lâu lâu nó hít hà đi tìm kiếm nguồn gốc của mùi hôi ấy, chúng tôi bấm nhau cười không dám nói. Vài lần nó ngủ say bị bọn tôi lột cả quần đùi mà không biết, sáng ra phải cuốn chiếu vào người mà chạy về, có lần thì bị chúng tôi mang nhọ nồi chộn với mỡ lợn quệt cho người nó rằn rện râu ria khắp người. Nhiều lần nó chửi toàn bằng tiếng Tầu chẳng thằng nào nghe, chán rồi nó chuyển sang chửi tiếng Việt. Rồi năm đó nó phổng phao lớn nhanh như thổi, nó to cao lực lưỡng như thanh niên, lúc đó trêu nó nữa thì nó đánh cho bỏ mẹ, sang năm sau tôi đi lính, ngày về thì nó cũng đã đi TQ từ mấy năm trước.

 Ôi cái góc phố HN khu trung tâm quận Hoàn Kiếm có cả vạn những ký ức của tuổi thơ. Ngày đó trong KCCM người Hoa ở HN được chính quyền ta ưu ái nhiều chuyện nên cũng có nhiều trường hợp làm càn, vài thằng VN đặc sệt cả 100 đời nay cũng "giả cày" làm dân Tầu để dọa đời sống len lỏi khu người Hoa, sau năm 1979 chúng nó lại hóa thân là người Việt mình hàng xịn còn người Hoa ở lại VN lúc đó thì "ép rệp" như con gián, nói phải còn bị ăn đòn chứ đừng nói ngang như cua. Thời thế đã xoay vần họ cũng tản mát đi đâu hết cả, vài nhà kín cổng buôn bán lặt vặt qua ngày, họ bị ảnh hưởng đời sống của thói bá quyền nước lớn từ Cố quốc. Cũng phải vì mảnh đất này không bao giờ là của dân tộc họ cả, họ chỉ là dân góp nhưng một thời họ cũng làm lên một vài nét riêng cho HN của chúng ta. Grin
....hóa ra Anh cũng biết thằng Chí à ? nó hơn em vài tuổi ...ở lớp bọn em trêu nó là Chí Phù ,nhà nó ở số 9 Tạ Hiện , cạnh nhà lão Tầu bán lạc rang húng lừu nổi tiếng,cạnh nhà nó hiện vẫn còn nhà hàng Thịnh Vượng 13 Tạ Hiện, họ tứ đại đồng đường cùng ở mà vẫn kinh doanh hàng ăn,nhưng họ không thuê người ngoài toàn con cháu họ làm,làm theo kiểu làm tất ăn cả,lãi ít thôi, như thế họ mới sống được ? họ làm ngon và rẻ ,thái độ phục vụ tốt ! không như kiểu mấy anh Việt Nam nhà mình ,mà dao cả ngày cho sắc vớ được khách là chặt chém vô tội vạ ,làm ăn kiểu chụp dật như vậy,thì làm sao so đo được với họ ?
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #387 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 06:43:34 pm »

Trước 17.2.1979 người Hoa ở HN ào ạt về nước bỏ lại phía sau một HN hình như đã thiếu đi một cái gì đó từng của HN, lâu nay người VN chúng ta đã chấp nhận họ từ mấy đời nay cùng chung sống quanh khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm bấy giờ như một phần tất yếu, trẻ con cùng lứa của 2 dân tộc từng lớn lên học chung một mái trường, cùng chơi chung một khu phố, những nếp sống và bản sắc văn hóa dân tộc của nhau cùng chấp nhận như một sự hiển nhiên. Và rồi nó ăn sâu mãi vào tiềm thức của chúng ta, chỉ đến khi người Hoa đi gần hết chúng ta mới bừng tỉnh ra rằng năm xưa những tinh hoa của họ ở ngay bên cạnh mà chúng ta chẳng chịu học hỏi, vẫn biết đó là những điều nhỏ nhặt ở cuộc sống nhưng dư vị mà người Hoa từng mang đến và mang đi khỏi HN thì giờ đây vẫn còn thấy nhớ. Grin


Món ăn của người Hoa ở Hà nội, tôi ít khi được thưởng thức nên không nhớ về nó nhiều lắm. Nhớ nhiều nhất lại là những món bình dân. Có thể vì nó gắn với tuổi thơ, ví dụ giọng lơ lớ của ông người Tàu bán kẹo kéo ở cổng trường học, món bánh gối thường ăn trước khi vào rạp xem phim, món nộm thịt bò khô, hay gói thịt quay người lớn mua trên phố Hàng Buồm...

Người Hoa ở Hà nội hồi đó có 1 tờ báo riêng của họ. Hình như là tờ Tân Việt Hoa. Trụ sở đặt ở bên lẻ phố Quán Thánh (quãng Quận đội BĐ)

Cạnh nhà tôi có 1 ông cụ người Hoa. Ông làm nghề chế biến và bán thuốc Cao đơn hoàn tán. Ông này nói tiếng Việt rất khó nghe, nên giao dịch với khách hàng người Việt đều phải qua bà vợ Việt Nam. Do nhỏ tuổi nên tôi cũng chẳng để ý gì lắm đến ông già người Hoa hiền lành ấy. Hồi ấy, tôi có người nhà bị bệnh vẩy nến ở chân (1 dạng nấm) đã chữa chạy nhiều năm ở các bệnh viện lớn không khỏi. Trông rất khiếp. Qua chuyện trò, tôi bảo cứ đến nhà ông ta chữa thử xem sao. Ấy thế mà bôi thuốc vài hôm đã thấy vết loét se miệng. Độ chục hôm thì lành hẳn, cho đến tận bây giờ.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #388 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2013, 08:15:04 pm »

Hiệu may Đức Hạnh chuyên may quần áo trẻ em ở số nhà 21 phố Hàng Trống. Con trai ông bà Đức Hạnh tên là Nguyễn Ly học cùng cấp I với tôi ở trường Albert Sarraut. Còn bên số nhà 19 và bên số chẵn là do Nhà nước công tư hợp doanh mở ra thêm.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #389 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2013, 05:41:39 pm »


... hiện tại còn có hai cửa hàng, một của tư nhân, một là của MDQD...

Thì ra cửa hàng Đức Hạnh đến ngày nay vẫn còn cơ à các bác!
Ngày còn bé, được dẫn đi mua quần áo ở Đức Hạnh là một niềm vui vô bờ Grin Tiếp theo, vào dịp Rằm tháng 8 được lên Hàng Mã mua Ca nô chạy bằng dầu hỏa. Ôi! Đúng là Thiên đường. Smiley
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM