Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:51:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #330 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 09:17:35 pm »

     Khi nói đến Phường Hàng Bạc không thể không nhắc tới đình Kim Ngân, qua biến cố của lịch sử nay đình vẫn được các cấp các ngành của Hà nội tôn tạo gìn giữ cho đến ngày nay, một ngôi đình giữa phố cổ Hà nội khu vực hồ Hoàn Kiếm và kinh thành Thăng Long xưa. Hôm nay, ngày hội của làng nghề Kim hoàn.

    Ông Hoàng công Khôi, chủ tịch Quận Hoàn kiếm cùng sở văn hóa Hà nội chính thức gắn biển di tích lịch sử văn hóa




    Những hoạt động chế tác sản phẩm nghề kim hoàn diễn ra trong đình








    Nhân dân Thủ đô nói chung và Phường Hàng Bạc nói riêng nô nức đến vui chung cùng sự kiện này




   
Logged

binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #331 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 08:54:23 pm »

 Ơi bác sudoan5 đâu rồi. Grin

 Đây nhé, không lại bảo các nhà văn chỉ "thiên vị" chả nhắc gì đến cái phố ngay đầu cầu Chương Dương với hai hàng xà cừ cổ thụ hàng ngày vẫn che phủ bóng mát cho người dân Thủ đô nằm ngay gần "ao" Hoàn Kiếm nhé. Grin

                                              Phố Bắc Ninh.

  Với khoảng hơn 400 phố hiện nay, Hà Nội thưa thớt dăm ba cái tên phố là địa danh nơi khác, so với phố có chữ Hàng thì quá ít. Đó là các phố Yên Thế, xóm Hà Hồi (@Hahoi cũng được ăn theo nhé), phố Huế, phố Tuyên Quang (nay là Cao Bá Quát) chợ Hòa Bình tức chợ Trời, thực ra thì chợ lập ra từ thời hòa bình (ông @Tuanb5 cũng dính tý). Cũng còn mấy cái tên nữa như Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử, Vân Đồn ... nằm ngoài đê Sông Hồng. Và Hà Nội từng có một phố mang tên Bắc Ninh. Cứ luẩn quẩn vu vơ nghĩ: Có phố Bắc Ninh sao không có phố Bắc Giang, phố Kinh Bắc hay bao nhiêu tên địa phương đáng yêu khác? Thôi đó là việc của một số nhà quản lý, còn chúng ta bằng lòng với những dòng tên ấy chứ sao.

  Thời thuộc Pháp, có một phố mang tên thống chế Pê tanh (Mare'chal Pe'tain), mang thêm tên phố Bắc Ninh, sau đổi thành phố Phan Thanh Giản và nay, tên chính thức là phố Nguyễn Hữu Huân, một đầu là chỗ ngã ba với phố Trần Nhật Duật, nhưng theo một góc nhọn chứ không phải góc thước thợ như những ngã ba thông thường khác. Sau khi lăn mình đi gần tròn 450 mét, nó kết thúc ở ngã tư Lý Thái Tổ và Lò Sũ, mà một thời Lý Thái Tổ được gọi là Hàng Vôi trên, phân biệt với Hàng Vôi đi song song và nhỏ hơn về phía Đông. Trường tiểu học Nguyễn Du từng được gọi là Trường Vôi cũng vì thế. (Ăn bớt đến kinh hoàng, xưa là trường cấp II rõ nét mà bảo là cấp I. BY là học sinh trường đó năm 1973 mà)

  Hà Nội là nơi tập trung nhiều thứ hàng, nhiều nghề, mỗi nghề cũng thường mang một nét gì đó tượng trưng, chẳng hạn các cửa hàng chữa điện thường mang chữ Quang, hàng đồ gỗ thường mang chữ Lâm, hàng vàng bạc mang chữ Kim ...vv. Khoảng những năm ba mươi, thân phụ tôi mở một cửa hàng chữa điện, đồng thời bán phụ tùng đồ điện như dây chì, dây bọc, bóng đèn, cái phích cắm ...vv có tên là hiệu Tiên Quang, ý là người Tiên Khoán và nối với chữ Quang là sáng, để nói điện là sáng, như thế. Sau đến người anh cả tôi nối nghiệp, tên ông là Trong, nên đổi là hiệu điện Quang Trung ở phố Cầu Gỗ. Còn nhiều hiệu khác cũng có chữ Quang như Cơ Quang, Tân Quang, Điện Quang, Minh Quang ...vv Còn những hiệu làm và bán đồ gỗ có chữ Lâm thì người ta tập trung khá nhiều ở phố Bắc Ninh: Những Quảng Lâm, Quảng Nam Lâm, Thành Lâm, Mỹ Lâm ...vv vì phố Bắc Ninh một thời gần như phố bán đồ mộc từ cái giường đôi, cái ghế đẩu, chạn bát, giá để sách, tủ đứng, bàn làm việc ...vv. Có nhà làm ngay đồ trên vỉa hè, có nhà buôn gỗ súc để hàng đống gỗ tròn, trẻ con trèo lên chơi, có nhà buôn thành phẩm ... cho đến thời 1997-1998 này, chỉ còn một hai nhà chế biến đồ gỗ, còn mấy chục nhà buôn, là cất hàng đóng sẵn từ nơi khác đến giường, tủ, ghế, bàn, tủ gương, tủ tường xa lông, những thứ ở Hà Đông Sơn Tây, Cổ Nhuế, có thứ gọi là đồ Sài Gòn nữa nhưng thực chất là đóng ở gần đâu đây thôi. Ngoài phố Bắc Ninh (Nguyễn Hữu Huân) nếu muốn mua đồ gỗ thì có thể đến La Thành, Giảng Võ, đến phố Quang Trung, Hàm Long (nửa đầu phố), thế là phố Bắc Ninh mất độc quyền đồ gỗ, nhưng giống như bất kể phố nào của Hà Nội thời mở cửa, phố Bắc Ninh cũng đủ nhà cao thấp, dù mặt hàng, từ ăn uống, khách sạn, vé máy bay tạp hóa ...vv.

  Phố Bắc Ninh từng có một ngôi nhà lụp xụp ngoài cửa treo tấm mành cũ, hai bên cửa lùa đóng im ỉm, nhưng rất nhiều văn nghệ sĩ lui tới> Đó chỉ là quán cà phê bình dân, nhưng ông chủ quán lại rất Mạnh Thường Quân, bán cà phê chịu, và lâu lâu, các họa sĩ mang trả bằng một bức tranh nào đó, bột màu, sơn dầu, giấy dó, lụa và thế là quán thành nơi tụ tập tranh giá trị của nhiều họa sĩ tài danh, treo la liệt trên tường từ dưới nhà lên gác, của Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân ...vv và nghiễm nhiên, ông chủ quán cà phê thành tỷ phú mà lúc đầu ông không hề nghĩ thế. Đó là quán cà phê Lâm, gọi thân mật là Lâm Toét vì mắt ông kém, để phân biệt với quán cà phê Ngọc Lâm phố Hàng Da, cà phê Lâm phố Tô Hiến Thành, ông này nguyên là người đi mắc dây cho hệ thống truyền thanh của Sở Văn Hóa (nay cũng có khá nhiều tranh treo tường).

  Chỗ đầu phố, trước khi có cây cầu Chương Dương đồ sộ, người Hà Nội quen gọi chỗ này là Cột Đồng Hồ vì có một cái đồng hồ công cộng, lúc chạy, lúc nghỉ. Còn hai bên phố có hai cái ngõ nhỏ, rất Hà nội. Một là ngõ Phất Lộc, vẫn còn ngôi đình, cổng có chiếc nậm rượu, không tròn mà bẹt, đứng nghiêng thì thấy như một tấm bìa, nay ngõ này có đủ mọi hàng quà sáng, quà chiều trên nền chữ chi ngoắt nghéo, nhà bên này tưởng giơ tay với được sang ban công nhà đối diện bên kia. Một con ngõ nữa tên chính thức là Ngõ Nguyễn Hữu Huân, trước đây có tên là Phố Bạch Thái Bưởi, tên một nhà doanh nghiệp dũng cảm nổi tiếng thời đầu thế kỷ, dám kinh doanh cả tàu thủy canh tranh với các hãng của người Hoa Kiều, người Pháp, lừng danh một thời, có người còn gọi ông là người anh hùng trong thương mại, trên các dòng sông Bắc Việt Nam. Khi tên phố đổi, thì tiếc sao, cái ngõ cũng phải đổi theo, Bạch Thái Bưởi chỉ còn là kỷ niệm trong lòng người Hà Nội.

  Người xưa nói: Trải qua một cuộc bể dâu ... có lý. Nguyên lòng phố Nguyễn Hữu Huân nay phẳng lỳ, thẳng tắp, nằm sâu trong lòng Hà Nội chứ khoảng trăm năm trước, đây còn là bờ sông, con đê chắn sóng còn nằm hùng vĩ trên lòng con đường ngày nay, cũng như khi Nguyễn Văn Siêu dựng Đài Nghiên, Tháp Bút và bắc cầu Thê Húc đứng ở bờ Hồ Hoàn Kiếm còn nhìn rõ ngàn dâu xanh ngắt bãi sông, ánh sáng mỗi ban mai còn lấp lánh ánh nước sông Hồng, chiếu vào tận mép nước Hồ Gươm, vào đỉnh tháp, nên cầu son mới mang tên cầu " Đón ánh sáng ban mai đậu lại".

  Phố Nguyễn Hữu Huân nằm gọn trong khu phố cổ, nhưng không còn dáng dấp một chút gì của mấy trăm năm trước. Cũng ít ai còn nhớ nó từng là đất của các thôn xóm Trừng Thanh, Mộc Sà, rồi Trang Lâu, Tả Túc, Ưu Nhất, Trung Nghĩa ... huyện Thọ Xương, cũng như ít ai biết nó từng mang tên phố Bắc Ninh có Đình Bảng, sông Tiêu, chùa Khám, có quan họ, Luy Lâu ...

  Nguyễn Hữu Huân là ai? Đó là Thủ khoan Huân, người làng Tịnh Hà, tỉnh Định Tường - nay thuộc tỉnh Tiền Giang - Nam Bộ. Ông thi đỗ Thủ khoa năm 1852, nên ông mang tên Thủ khoa Huân. Ông là một trong những người dấy binh chống Pháp oanh liệt một thời gian dài trên đất Nam Bộ, bị bắt nhiều lần, bị đầy sang đảo Ruy-uy-ni-ông, ông vẫn không chịu khuất phục. Năm 1875, chúng bắt lại, tuyên án tử hình, ông tự cắn lưỡi mà chết không chịu để Pháp chặt đầu. Ông cũng để lại nhiều văn thơ giá trị, còn trong nhiều tuyển tập do đời sau sưu tầm.

  Đi trên hè đường phố Nguyễn Hữu Huân, cứ mang máng nhớ đây là phố Bắc Ninh xưa. Hàng cây xà cừ lực lưỡng mới trồng mấy chục năm nay, loáng thoáng reo vui, bóng lá thưa thớt chỉ đủ cho gió lướt qua nhè nhẹ, mà mình hình dung là lơ thơ dòng nước sông Cầu, phảng phất tiếng ca quan họ, thấp thoáng tà áo đổi vai của liền chị ngày Xuân cùng cái ô anh Hai dùng dằng người ở ...

  Không hiểu trên các thành phố thị xã khác, có nơi nào có phố Hà Nội? Phố ấy dài ngắn ra sao, nắng mưa thế nào, người và cây, nhà và hàng họ có những gì? Còn Hà Nội mình đây, đã gom góp bao nhiêu tinh hoa của cả trăm vùng đất nước vào lòng, dù chỉ là thưa thoáng dăm ba, dù chỉ là bước đầu hội tụ. Phố Bắc Ninh - Nguyễn Hữu Huân là một trong số đó ...

                                                                                                                                                                  Băng Sơn
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #332 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 09:14:50 pm »

   Bác BY viết hay quá ! chuyển sang thể loại âm nhạc xem gu của người Hà nội thế nào đi bác !  Grin

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #333 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 09:58:25 pm »

    Cái radio của Liên xô ý mà Grin, thế còn 4 cái cọc chân chống của nó đâu ông Linh Quany làm củi rồi à? Grin
Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #334 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 10:08:56 pm »

    Cái radio của Liên xô ý mà Grin, thế còn 4 cái cọc chân chống của nó đâu ông Linh Quany làm củi rồi à? Grin

Chân đây bác !



Đây đâu phải radio. Em nhớ không nhầm thì máy chạy đĩa ( ngày xưa nhà em có dùng laoị máy chạy đĩa này , có hai loại 33 hay 43 vòng gì đấy tên là Meloria hay rigonda thì phải !



Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #335 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 10:29:56 pm »

    Cái radio của Liên xô ý mà Grin, thế còn 4 cái cọc chân chống của nó đâu ông Linh Quany làm củi rồi à? Grin

Chân đây bác !



Đây đâu phải radio. Em nhớ không nhầm thì máy chạy đĩa ( ngày xưa nhà em có dùng laoị máy chạy đĩa này , có hai loại 33 hay 43 vòng gì đấy tên là Meloria hay rigonda thì phải !




................
Linhquany thân mến . Chính xác đấy , đây là chiếc máy quay đĩa Made in CCCP
- hiệu MELODIA hoặc RIGOLDA ...dùng đía nhựa - tốc độ 33 1/2 vòng / ph
                                  45  1/2 vòng /ph
Thời 1974 trở về trước đây là mốt thời thượng của miền Bắc ( lưu ý : chỉ nhà nào có người nhà tu nghiệp ở LX mới có )
Còn sau 1975 , khi đất nước TN, hàng Nhật , Mỹ , Hà lan ,...tràn ngập ...thì loại này trở thành đồ cổ .Hic .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #336 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 10:32:50 pm »

tên là Meloria hay rigonda thì phải !
Đúng nó đấy, có cả đài, cái núm trắng dò tần số khi nào chuẩn mắt thần hiện xanh lè Grin
Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #337 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2013, 11:54:54 am »

    Phố Bắc Ninh thì khi còn bé đã nghe thấy, và lớn lên phố Phan thanh Giản, Bạch thái Bưởi từng biết, mấy chục năm rồi đã đổi tên bây giờ là Nguyễn hữu Huân và ngõ NHH.

   Phố Trần nhật Duật này nay nơi mà có hàng 1 tiểu đội thiếu CCB, thương binh các thời kỳ cùng phương tiện “thiết giáp”3 bánh phục vụ nhân dân Thủ đô chuyên chở hàng hóa, kể cả hàng lậu đều được an toàn




    Ngay cạnh có phố Chợ Gạo, nơi mà có nhiều hàng bia và quán RTC ngon - bổ - rẻ


    Vị trí cái cột đồng hồ thời Pháp nay đã được các cấp chính quyền cùng nhân dân Thủ đô nhổ đi làm đường dẫn lên cầu Chương Dương cùng dăm cột khác trong nội đô như chợ Hàng da, Đinh tiên Hoàng…đều mất tiêu


    Bên phải, đường vào phố Nguyễn hữu Huân
,
    Cái phố dài có mấy trăm mét mà nay đã mọc lên 25 hàng café.

Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #338 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2013, 12:14:59 pm »

Chào bác Sư Nằm làm ơn giúp tý .

ở xung quanh HỒ hoàn kiếm bây giờ có còn bán kem nữa không lâu quá không ra Hà nội nên lạc hậu . cả những đứa câu cá trộm của hồ nữa .

khi nào rảnh bác chụp cho em vài cảnh cửa hàng kem hồ gươm ,mấy đứa bưng thùng kem .cùng những cái lặt vặt đời thường xung quanh hồ cho em đỡ nhớ .

- còn cái vụ hoa nở về đêm ,xung quanh bờ hồ liệu có không nhỉ ?

TỪ ngày em tha phương cầu thực vào Sài gòn chẳng có dịp về lại thủ đô trong lòng day dứt lắm .

cố gắng giúp em ,khi nào gặp em sẽ hậu tạ bác gói thuốc lào an lão .
Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #339 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2013, 01:09:29 pm »

    @ Chiensyvodanh : Quanh hồ Hoàn Kiếm vẫn có một hàng kem.

    Nhà hàng “củi tạ” (Thủy tạ)


    Có khách quý cũng mời ra đây thưởng thức kem bồ hồ.

    Nhưng không ngồi ở trong nhà


     Mà ra đây


    Để ngắm kia cơ


    Có 2 ly kem trái cây, 2 cốc trà tráng miệng và 1 bao thuốc lá, kêu tình tiền các cháu báo giá mấy trăm K. Ô, cháu tính thế nào đấy!? cháu đưa phiếu thanh toán, đọc xong đầu óc choáng váng chẳng nhớ tên mình là gì nữa. Cho chết cái thằng sỹ diện. Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM