Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:32:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chi từ liêm hà nội
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #230 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 08:51:33 am »

Chào các bác.Mấy hôm mất điện không vào Dựng nước-giữ nước thấy nôn nao trong lòng.Dựng nước-giữ nước như một dòng sông cho lính cựu vẫy vùng.Đuọc gạt bỏ những bụi ,những cái gì cám dỗ làm có lúc ta quên đi ta -người lính chiến.Gạn đục khơi trong luôn là công việc của anh em ta .Để Dựng nước-giữ nước luôn là dòng sông trong sáng.Nhớ quãng đời lính,nhớ các Anh các Chị chúng ta lại đầm mình Dựng nước-giữ nước.Đây là văn hóa viết nên đề nghị các bác lưu ý từng câu chữ.Đã là lính ai mà chẳng tếu táo vui đùa nghịch ngợm.Khi viết là khó Nói uấn lưỡi ba lần còn khi viết phải uấn lưỡi bao lần?Hiện nay có hàng trăm các trang ưeb phản động...Khi vào Dựng nước máy tính phải ngon lành.Ai cũng phải có trách nhiêm bảo vệ trang web,đừng để trang web của ta bị đánh sập.Đây là một vấn đề khó nói song cũng mạnh dạn đôi lời.Mong các bác thông cảm.Xin chúc sức khỏe các bác trong ban quản trị các bác thành viên các bác là khách
Đời mình lại bước tếp những bước quân hành.Xin kính chào các bác
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #231 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:08:47 am »

Xin chào bác Chí Từ Liêm:

     Bác xưng danh như vậy là đủ rồi! Chỉ cần bác có những câu chuyện, những kỷ niệm đẹp về Hà Nội hoặc về vùng Từ Liêm quê bác là vui rồi, quê bác ở Chèm ? Nhưng đó chỉ là danh từ chung để chỉ khu vực đó, chứ ở đó thuộc xã Thụy Phương, hay Đông Ngạc, hay Liên Mạc địa bàn rộng lắm, và có nhiều đặc sản và địa danh nổi tiếng, bác nên viết về những cái đó trên topic này để các thành viên VMH cùng chiêm nghiệm Cheesy
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #232 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:52:57 am »



     Ngắn gọn, xúc tích nội dung như Thai Minh Hung, xuanxoan học tập;
   
     Mình đọc để tiếp thu được sự phê phán nhẹ nhàng; biết được cái hay, nhìn được cái đẹp của quê hương, thấy cái quá khứ gian nan vất vả của đồng đội và mình có nụ cười sảng khoái khi bạn có câu viết đùa tếu, hóm hỉnh...thế thôi.
   
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #233 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 09:27:12 pm »


Từ hồ Hoàn kiếm đi bộ dọc theo con phố Hàng Bài, phố Huế là ta tới Chợ Giời.
Đây là khu chợ được họp trên những con phố nhỏ và ngõ ngách liền kề. Nó sầm uất và phong phú với tất cả vật dụng, hàng hóa, phương tiện đáp ứng cho tiện nghi con người.
Nó có đủ từ con vít thô sơ cho đến giàn âm thanh cao cấp. Từ chiếc điện thoại bàn quay số cho đến thiết bị lướt web trên TV. Rồi vô vàn thứ mà ai không chuyên ngành, chắc chắn không biết nó là cái gì nữa.
Khách đến chợ cũng phong phú chẳng kém gì. Khách Hà nội đến đây tìm dăm món đồ cần mua giá rẻ. Khách phương xa mua buôn lỉnh kỉnh gói to, gói nhỏ. Vài sinh viên mặc cả ráo riết mấy món đồ điện, phục vụ cho bài tập thực hành nào đấy...

Đã lâu rồi, tôi không mua bán gì ở Chợ Giời, nhưng hễ có dịp tôi lại qua nơi này. Dẫu chỉ là ngó nghiêng, vô định. Như muốn tìm lại 1 cái gì ở thời đã xa, xa lắm...
Dãy bán linh kiện điện tử cạnh Chùa Vua vẫn còn đây, không còn những thứ được tháo ra từ xác máy bay Mỹ, có gắn  tranzitor, điện trở, tụ hóa... Hồi xưa chúng tôi mua nó về hí húi lắp đài thu thanh bán dẫn.
Hồi mới giải phóng Sài gòn, đây chính là nơi lén mua bán mặt hàng được coi là xa xỉ . Những chiếc máy quay băng cassete  có biệt danh cục gạch mang lại biết bao sự kỳ thú. Những băng cassete cũ kỹ, nhem nhuốc bởi thời gian, nội dung là Sơn ca 7, 18 ca khúc Lam Phương. Cho đến ngày hôm nay, nơi đây vẫn còn đâu đó máy nội địa từ những năm nào. Chủ yếu là Amplier bãi, thùng loa cũ kỹ.
Dãy xe đạp và phụ tùng xe đạp vẫn còn đó. Nhớ lại hồi bao cấp, tháng này cố mua cái ghi đông. Tháng sau phấn đấu mua đôi vành. Rồi mua đôi lốp...Tất thảy đều chạy ra Chợ Giời...

Lúc ngồi ở dãy cơ khí xem chiếc máy bắn vít, tình cờ nghe mọi người bàn chuyện sắp di dời Chợ Giời. Nghe chợt thoáng buồn. Thành phố quyết rồi, đã làm Chợ mới ở ngoại thành rồi...
Thế là không bao lâu nữa, Chợ Giời cuối Phố Huế không còn. Không còn 1 khu chợ đã từng gắn bó thân thiết với bao người dân, từ thời bao cấp khó khăn cho đến khi đất nước bước vào thời kỳ mới.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2012, 06:46:10 pm gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #234 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 02:29:17 pm »

      Hà Nội mấy hôm nay trời trở rét, mưa phùn và sương mù; đặc trưng cho mùa đông của miền Bắc, thời tiết lạnh mọi người ở trong nhà nhất là mấy ông CCB già. Chính vì vạymấy ông CCB, bạn tôi đang mở máy để viết những câu chuyện về mùa đông, vào các dịp Noel và tết Nguyên đán của những năm thời kỳ khó khăn của đất nước trên trang " Máu và hoa". Nhìn lại một năm qua mỗi người chúng ta đều "kiểm điểm" lại xem năm qua mình đã làm được những việc gì, đi được những đâu? và có kế hoạch chuẩn bị cho năm tới 2013. Nhìn lại và hồi tưởng là " bệnh" của những người lớn tuổi mà ở bất cứ đâu trên trái đất này.

     Vào những ngày này 40 năm về trước ( mùa đông năm 1972); sau khi cuộc đàm phán tại Pari giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Kissinger bị đổ vỡ, chúng ta đã biết trước được sẽ có một cuộc ném bom hủy diệt vào Hà Nội, Hải Phòng. Lúc đó theo lệnh hầu hết các đơn vị , cơ quan, trường học, công sở, và nhân dân Thủ đô đã rời Thủ Đô đẻ đi sơ tán về các vùng lân cận, nội thành Hà Nội khi đó vắng tanh, chỉ còn lại bộ đội, dân quân tự vệ, bảo vệ , dân phòng để bảo vệ Thủ đô, trên khắp các ngả đường các xe tải, xe khách, xe điện, xe bò , xích lô chở người nườm nượp rời Thủ đô yêu dấu và chuẩn bị cho trận chiến 12 ngày đêm chiến đấu với các máy bay cường kích và pháo đài bay B52 ném bom rải thảm. Đó là những kỷ niệm không bao giờ quên của những người dân Thủ Đô./.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 02:41:04 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #235 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 03:41:06 pm »

 
     Vào những ngày này cua 40 năm về trước; sau khi cuộc đàm phán tại Pari giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Kissinger bị đổ vỡ, chúng ta đã biết trước được sẽ có một cuộc ném bom hủy diệt vào Hà Nội, Hải Phòng. Lúc đó theo lệnh hầu hết các đơn vị , cơ quan, trường học, công sở, và nhân dân Thủ đô đã rời Thủ Đô đẻ đi sơ tán về các vùng lân cận, nội thành Hà Nội khi đó vắng tanh, chỉ còn lại bộ đội, dân quân tự vệ, bảo vệ , dân phòng để bảo vệ Thủ đô, trên khắp các ngả đường các xe tải, xe khách, xe điện, xe bò , xích lô chở người nườm nượp rời Thủ đô yêu dấu và chuẩn bị cho trận chiến 12 ngày đêm chiến đấu với các máy bay cường kích và pháo đài bay B52 ném bom rải thảm.

 BY em không rõ khi đó bác thaiminhhung đã nhập ngũ chưa? Nếu như bác đã nhập ngũ để có mặt ở chiến trường Thành Cổ Quảng Trị 1972 thì có lẽ lúc đó bác không có mặt tại Hà Nội. Có thể nguồn thông tin của bác từ đâu BY em không rõ, nhưng với người có mặt tại HN trong thời điểm Điện Biên Phủ trên không tháng 12.1972 thì có lẽ có vài điểm khác với thực tế (có dẫn chứng).

 Người HN quá chán nản sau nhiều lần phải sơ tán khỏi HN những năm KCCM, chuyện ăn nhờ ở đậu các tỉnh liền kề, chuyện học hành con cái và gia đình, chuyện ốm đau bệnh tật và thiếu hụt trăm bề nên đã có phần "chủ quan" trong dịp cuối năm 1972. Lệnh sơ tán dân HN ra khỏi thành phố chính quyền vẫn kêu gọi, mọi sinh hoạt xã hội như rạp hát, rạp chiếu phim đã dừng cung ứng, chỉ có số ít dân đi sơ tán lúc đó, con số ít chứ không phải nhiều so với mật độ dân số lúc đó, căn cứ vào số trẻ con cùng phố ra đường chơi khi đó thì gần như chả thiếu mặt mấy đứa. Chỉ đến khi máy bay Mỹ ném bom khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai, nhà ga Giáp Bát thì lúc đó người dân HN mới thật sự thấy sợ và tá hỏa tam tinh lên mà ào ào đi sơ tán khỏi thành phố. Trong đêm tối sau hôm Mỹ ném bom Khâm Thiên, tất cả các ngả ra khỏi nội thành thành phố đều tắc nghẽn bởi làn sóng người HN đi ra, thôi thì vô cùng nhiều kiểu để di chuyển chạy ra, HN tối thui không 1 bóng đèn. Hình ảnh ấy là ký ức để đời của những người có mặt ở HN khi đó. 12 ngày đêm trời HN luôn rực lửa, xác máy bay B52 cháy đỏ trời HN như một ngọn đuốc sáng cho người đứng xa HN vài chục km vẫn thấy rõ khoảng trời đỏ rực trong nội thành. Sau 12 ngày đêm ném bom của Mỹ, người HN lại trở về, lại đông vui như xưa, rất nhiều hộ gia đình HN không đi sơ tán khỏi HN khi đó, sinh ra lớn lên ở đất này, nếu có phải chết trên đất này họ đành cam chịu, nếu có sơ tán đi đâu thì cũng vậy cả, chưa biết chừng, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, vì khi đó trận địa pháo cao xạ, tên lửa phòng không của ta bố trí loạn lên cả khắp nơi, từ pháo cao xạ cơ động đến cố định bảo vệ kho tàng cầu cống đường xá, lôi thôi dân sơ tán vào trận địa "giả" của ta bố trí để rồi tự chui vào "túi đựng bom" thì chết dở. Vì vậy, lập luận của người dân là: HN dù gì cũng là khu dân cư, chắc Mỹ sẽ không ném bom vào khu dân sống, chỉ ném bom vào khu quân sự hoặc công trình công cộng và chỉ đến khi họ hiểu ra rằng: Khu người dân bình thường sinh sống, bệnh viện, trường học mà Mỹ cũng không từ thì lòng căm phẫn của người dân HN càng xục sôi hơn.

 Sang Tết ta năm đó, HN vẫn như xưa, vẫn chợ hoa, vẫn bánh chưng mứt Tết, cành đào Xuân cùng hoa layon, violet vẫn nở rộ, quất Tết vẫn chín vàng trĩu trịt quả. Điều đáng mừng hơn cả là liền sau đó Mỹ ký kết chấm dứt chiến tranh ở VN.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #236 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 08:48:03 am »

  BY em không rõ khi đó bác thaiminhhung đã nhập ngũ chưa? Nếu như bác đã nhập ngũ để có mặt ở chiến trường Thành Cổ Quảng Trị 1972 thì có lẽ lúc đó bác không có mặt tại Hà Nội.

BY thân mến:

BY là mod của trang "Máu và hoa" mà sang cả trang này và vào nhà của Anh để bắt lỗi  Cheesy Grin he he, nhưng bắt lỗi sai rồi đấy
BY chưa hiểu rõ về anh thì hôm nào ra 19c thì sẽ rõ, đây là diễn đàn ảo, nhiều người chưa biết anh, nên em thông cảm

     Năm 1972 Mỹ quay trở lại ném bom miền Bắc, khi đó khoa Cơ bản của Trường ĐHXD, đóng ở khu C xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú ( giờ đây đã là HN) mỗi lần lên trường chúng tôi phải đi phà Chèm qua sông Hồng, nhiều hôm phà ra giữa sông máy bay Mỹ bay trên đầu, lúc đó chỉ sợ nó tương cho một quả tên lửa thì đi đứt cả phà. Sau khi nhập ngũ và lên đường vào Quảng Trị, chúng tôi hành quân bằng tầu hỏa về đến gần ga Yên Viên thì buổi chiều hôm đó máy bay mỹ đã đánh sập cầu Đuống chúng tôi phải hành quân bộ từ khu vực Dốc Vân về Hà Nội qua Cầu treo sông Đuống về càu phao Bác Cổ, khi qua Gia Lâm, đường phố vắng tanh. Lúc đó chưa vào năm học mới nên các gia dình chưa cho các con đi sơ tán. ( Đoạn này đã được miêu tả kỹ trong những bài viết của mõ LXT).

    Khi đến Binh trạm 14 ( Thường Tín) một số anh em tranh thủ về nhà trên đường về gặp rất nhiều nơi bị ném bom, nhà cửa đổ nát lửa vẫn còn cháy ở khu vực ga Thường Tín, ga Văn Điển, Giáp bát...Nhiều người gia đình đi sơ tán nên khi trở về cũng không gặp được gia đình lần cuối trước khi vào chiến trường.Lệnh sơ tán đã được ban ra, nhưng lúc đó nhiều gia đình vẫn chưa đi vì hoàn cảnh rất khó khăn và cơ cực khi phải đi ăn nhờ ở đợ. Nhưng các Trường Đại học, và nhèu cơ quan đã phải rời HN để đi lên các vùng rừng núi dể sơ tán. Khi bước vào năm học mới thì , không thích vẫn phải đi. Chỉ có những gia đình không có điều kiện hoặc buộc phải " hy sinh" việc học của con em mình thì mới trụ lại HN. Xung quanh nhà tôi có rất nhiều GĐ như vậy. Khu vực phố cổ vì điều kiện còn phải làm ăn buôn bán nên nhiều nhà vẫn phải ở lại để bám trụ .

    Trong trận Điện Biên phủ trên không 12 ngày đêm, lúc đầu mọi người chỉ thấy đánh ở ngoại thành, khi còi báo động cất lên xung quanh nhà tôi có một số người không xuống hầm mà đạp xe chạy lên khu Ba Đình nơi có nhiều Đại Sứ quán các nước, họ lý luận rằng Mỹ không ném bom vào khu ngoại giao

mời các bác xem thêm ở link này http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/568144/tri-tue-ban-linh-thu-do-trong-thoi-khac-lich-su-
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #237 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 11:36:31 am »

Xin mời các bác thưởng thức ca khúc Hà Nội những đêm không ngủ của Nhạc sĩ Phạm Tuyên

http://baicakhongquen.net/nghe-bai-hat/5383/ha-noi-nhung-dem-khong-ngu.html
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #238 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 06:53:17 pm »


Câu nói của người xưa: "Thăng long phi chiến địa" không còn đúng nữa trong thế kỷ 20 đầy biến động. Mùa đông 1972, cư dân Hà nội lại thêm 1 lần trải nghiệm cảnh bom rơi, đạn nổ.
Những ngày đầu trong 12 ngày đêm không thể quên ấy, người dân ngoại thành ở huyện Gia lâm, Thanh trì, Đông anh phải hứng chịu nhiều mất mát, dau thương nhất.
Dân nội thành khi ấy vẫn còn ở lại khá đông. Dù vẫn được nhắc nhở về việc đi sơ tán, nhưng rõ ràng không có sự ráo riết thúc dục như thời 1965 khi Mỹ đe dọa ném bom lần đầu.
Nhiều người hẳn vẫn còn  nhớ nhà ga Hàng cỏ cũ, do Pháp xây dựng từ năm 1902. Một nhà ga rất đẹp, kiến trúc đúng phong cách châu Âu.
Nó đây ạ:


Với nội thành, đây là nơi hứng chịu đợt ném bom phá hoại (trước Khâm thiên 5 ngày). Mỹ dùng thiết bị hiện đại điều khiển trái bom rơi chính giữa tòa nhà.
Lúc ấy là trưa ngày 21-12-1972.


Sau chiến tranh, nhà ga được xây dựng,sửa chữa lại. Những phần không bị phá hoại ở 2 bên, vẫn giữ lại đôi nét xưa.
nó đây ạ:
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #239 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:11:28 pm »

PHỐ KHÂM THIÊN, MỘT MỤC TIÊU QUÂN SỰ HÀNG ĐẦU CỦA TỔNG THỐNG TỔNG TƯ LỆNH HOA-KỲ  


Thứ Năm 7:24 06/12/2012

LTS: Ngay khi Hà Nội còn chưa tan khói bom những đợt đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ (tháng 12-1972), nhà văn Nguyễn Tuân đã có nhiều bài viết đăng trên Báo Hànộimới với nội dung về quân và dân Thủ đô hiên ngang vượt qua đau thương, hạ gục siêu pháo đài bay B52. Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Hànộimới xin giới thiệu cùng bạn đọc.


Riêng Hà - Nội chúng ta vừa xơi tái hai mươi ba cỗ B.52 võ khí chiến lược Mỹ. Trong chiến công chói lọi của không quân ta, tên lửa ta, có phần của tự vệ gái trai Khâm - thiên nhất định trả thù cho phố Khâm - thiên đấy. Đêm 26 rạng 27-12-1972 của Khâm - thiên đó, nghe rền bom B.52 trút hàng trăm quả xuống Khâm - thiên của Hà - nội mới, Hà - nội cũ, trong cái mớ đông cảm nghĩ nhiều mặt, thật tình là tôi có tưởng nhớ tới một số lớn các bạn hiện nay đang phải xa vắng Hà - nội. Tội ác Hoa - kỳ phạm vào máu Hà - nội bằng B.52 xin tìm các báo miền Bắc từ sau 18-12-1972 thì rất tỏ tường. Riêng tội ác Hoa - kỳ ở Khâm - thiên, tóm tắt như thế này: một trăm quả bom phá nát một nghìn tòa nhà (kể cả nhà hát, nhà nhảy đầm ngày xưa); ngõ chợ Khâm - thiên thiệt hại to, riêng cái chợ này nhận gần một chục bom B.52. Phố Khâm - thiên dài một cây số hai trăm thước, với 26 ngõ răng bừa, một phố dài của Hà - nội thân mến, số nhà cả lẻ lẫn chẵn kéo tới con số 500. Dân số trên ba vạn người, thì gần tám ngàn người mất cửa mất nhà tại ba khối 46, 45, 47 hoàn toàn bị hủy diệt. Cao lâu Trung - sơn xưa vẫn đặt thồi rượu nghe hát thì vẫn còn. Phía sau Rex bar, phía sau Takara dancing (ngày xưa nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát chúng ta đã lẩy đàn contrebasse ở đấy) đều bị cả. Ở đây, tôi không nói đến cứ phải nói tới bà Sen tài sắc một thời đã bị hy sinh chuyến trước cũng vì bom đế quốc. Đền thờ tổ mà tại đó, tôi đã được nghe các bà luân phiên hát thờ ngày giỗ tổ trong giáo phường, hình như cũng bị nặng. Đền trong ngõ Thổ - quan thờ ba vị tướng của Hai Bà cũng mất rồi. Bà Bốn, bà Năm, bà Phúc Hậu, các bà Tích Tâm Niệm không sao. Riêng mấy tòa ba tầng bà Đốc tậu thì thiệt hại. Với bà Hoàn, bà Nhạn mà còn sống ở Nam - vang Sài - gòong để lao động tiếng ngâm hát thì tôi xin nói thêm: phố Khâm - thiên chỉ dãy số lẻ bị nặng, nhất là phía sau nhà, còn dãy chẵn đỡ hơn. À, trong ngõ chợ Khâm - thiên mà không việc gì, có nhà bà Hồ (Quách Thị). Bà đi sơ tán, cổng khóa, nhưng trong vườn vẫn kiều diễm một luống thược dược tổ ong màu huyết dụ. Nạn nhân cần đòi máu nặng nhất đối với Nhà băng Ních - xơn, có lẽ là nhà bà cụ Thành buôn trầu cau từ xưa (có lẽ các bà hát nhổ quết trầu vào ống phóng đồng bạch hẳn phải nhớ tên bà cụ này) là đau nhất "tứ đại đồng đường" cùng chết trong một vệt B.52. Thỉnh thoảng không ngủ được, có những đêm tôi được nghe bà Bản hát mưỡu hát nói ở trong đài ấy! Thưa bà, kẻ cướp Ních - xơn (tức là bố nuôi thằng tổng thống Thiệu trong ấy) đã bom vào tiếng hát ả đào của dân tộc đấy; nó bom vào xênh phách hãm hát Khâm - thiên quê gốc và ngay cả dưới Ấp (Thái Hà) nữa đó. Chao ôi, từ hôm nó B.52 phố Khâm - thiên, lòng bà Tình sôi lên như mỡ chả cá trên than hoa.

Sau đợt B.52 Hà - nội, các chợ thủ đô lấm chấm những vệt khăn ngang còn nguyên màu hồ. Rồi các chợ lặng hẳn đi. Nay thì họp lại rồi. Bà Bạch Ngọc đã trở về bày hàng ở chợ Hàng Da (bà đã mở cơm tám giò chả từ hồi Hà - nội chưa có Điện - biên - phủ). Bà cũng vừa có hai ông anh ở Khâm - thiên vừa ghi sổ máu với tổng thống kẻ cướp. Khách mua chả quế giò lụa kín đáo nhìn khăn mới của bà, bà nói khẽ: "Khâm - thiên đấy ông ạ".

Vợ tôi vừa ở sơ tán về để đong gạo sổ và dẫu phiếu, bần thần hỏi tôi: "Cái bà Hành vẫn đưa bánh giò hằng tháng cho nhà ta, cũng ở dưới Khâm - thiên ấy đấy. Lại còn bà Doanh vẫn đem chổi lúa đổi nước gạo nhà ta về nuôi lợn nái. Các bà ấy đều ở Khâm - thiên chả biết chuyến này có tai qua nạn khỏi không". Vừa nói xong, thì bà nước gạo sao mà thiêng thế, đã tiến vào cái ngõ cụt nhà chúng tôi ở sát nách ga Hàng Cỏ. Vợ chồng tôi vui gặp lại được bà nước gạo, như là thấy lại được một cái gì vừa giành lại được từ tay máu của sự Chết Hoa - kỳ.
* * *
Trong tuần lễ trời Hà - nội ra diệt B.52, cho tới lúc Nô - en Chúa sắp nằm vào máng cỏ cho "sáng danh Chúa trên khắp tầng trời…", chị Giôn Bê vẫn hát giữa Hà - nội. Chị Bê là danh ca Mỹ đứng hẳn vào phong trào nhân dân Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh Việt - nam. Mỗi lần chị ngồi xe hơi Hà - nội đi thăm các hiện trường tội ác Mỹ tại Hà - nội về, chị thường cầm đàn ghi - ta mà hát, hát giọng trầm trầm buồn buồn, - buồn cho nước (Mỹ) của chị đã chả có gì là văn minh như chúng vẫn tự khoe. Sau đêm B.52 hủy diệt phố Khâm - thiên của lao động mới và lao động nghệ thuật ả đào cổ truyền, Giôn Bê mặc bộ bà ba đen Việt - nam, vừa ở trận địa về, vặn đài Huê - kỳ, nhảy tuýt, lấy băng ri-cóoc - đơ ra thu lại một bài hát Mỹ, tại khách sạn "Hòa - bình" Hà - nội, và hát nhại lại, giọng xuống hẳn một octave, trầm trầm mà buồn buồn cho con người Hoa - kỳ. Và sau đó, bay luôn về Mỹ để tố Mỹ, - như chị Giên - phôn - đa đã từng vạch Mỹ.

Chao ôi, Monica Warnen - ska mà tôi vừa gặp! (Mô - ni - ca Oác - nen-xka được các báo nước ngoài gọi là "Việt cộng", mới từ thủ đô Ba - lan qua; đây là chuyến đi thứ mười của chị sang Hà - nội, trong ấy có một chuyến đi vào B, đi vào chiến khu Nam - bộ với bí danh là chị Ba. Chị Mô - ních Ba - lan, chị có thấy tội ác của Ních - xơn B.52 ở Khâm - thiên là tái diễn tội các Hít - le tại khu Ghét - tô Oác - gia - va của chị không? Và chị có thấy rằng những người bay vũ trụ Hoa - kỳ Apollo 17 chỉ tới xem khu phố Khâm - thiên này cũng đủ hình dung ra phần nào cái quang cảnh Mặt trăng họ vừa giã từ không!

Bị báo chí hỏi cụ thể chiến tranh sứ mạng của Hoa - kỳ trừu tượng và tội ác Hoa - kỳ cụ thể tại Việt - nam, - nhất là B.52 ở phố Khâm - thiên đông dân cư và trung tâm Hà - nội, tên phát ngôn chiến tranh Hoa - kỳ là Phờ - rít Hem nói là y không biết phố này. Có thể là tên này làm sao biết rằng Khâm - thiên dựng lên từ đời nhà Lý để làm đài khí tượng và làm lịch hằng năm; có thể là tình báo CIA Mỹ không hề báo cho Phờ - rít Hem biết rằng cách đây ba chục năm, Khâm - thiên là khu lao động nghệ thuật ngày xưa của các danh sỹ danh kỹ, của những người ái quốc lấy xóm hát làm hộp thư, mượn chén rượu ca để tổ chức họp kín mưu chống đế quốc thực dân; có thể Phờ - rít Hem mù tịt không biết gì về Khâm - thiên lao động nghệ thuật và lao động xã hội chủ nghĩa ngày nay. Như, chối quan làm gì, Phờ - rít Hem rất biết rằng Khâm - thiên là rất đông, đông tới ba vạn linh hồn lao động bình thường. Đánh vào đây, mục tiêu quân sự chả thấy đâu, mà chỉ toàn là dân lành!

Phải chăng mỗi cái đầu dân lành biết ghét xâm lược thì đều là mục tiêu để Hoa - kỳ tấn công bằng pháo đài bay chiến lược?

Ních - xơn vừa B.52 vào tiếng phách tiếng hát cổ truyền Hà - nội ta, người Hà - nội của Hà - nội hôm nay, người Hà - nội nay đang ở Huế, Sài - gòong, tất cả đều chửi Mỹ. Cả những tên giặc Mỹ bị bắt sống mà ta dẫn đi xem Khâm - thiên B.52 tận mắt đều chửi Ních - xơn.

Sau tội ác B.52 Mỹ, cần cẩu cứu sập làm việc tăng giờ. Và, các đội tự vệ trai gái Khâm - thiên và Đống - đa càng phát triển pháo tầm cao tầm thấp. Phối hợp với tên lửa và đại trung cao, xa xa sau ga Hàng Cỏ, vẫn nghe ròn tiếng pháo bốn nòng của cô gái Khâm - thiên trả thù cho cả phố mới phố cũ.


(Thư không tem gửi các bạn cố nhân Hà - nội đang sống ở Huế, Sài - gòong)

Đăng Báo Hànộimới số ra ngày 7-1-1973
Nguyễn Tuân

http://hanoimoi.com.vn/Uploads/anhthu/2012/12/6/nguyen-tuan.jpg
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM