Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 09:24:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193352 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #150 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 08:11:40 am »

Sao cái bác áo hường trong hình tay lại kẹp díp vào chân thế kia nhỉ ? Tay còn lại thì quắp vào, mặt cứ ngây ra. Hẳn sức chịu đựng của bác ý phải ghê gớm lắm.

Hồi xưa khổ quá, nhìn món gì cũng thấy thèm, ăn gì cũng cảm giác ngon hơn bây giờ. Bát phở mậu dịch lõng ba lõng bõng, nhạt thếch mà cũng xì xà xì xụp ra chiều hả hê lắm. Trẻ con thi thoảng lại "mẹ ơi con ốm". Bà mẹ thương con xách cặp lồng đi mua phở, không quên nhắc ông chủ quán cho nhiều nhiều nước dùng để về nhà vừa có phở cho con ăn lại thừa ra tí nước cho bố mẹ chan cơm húp gọi là cũng có vị.

Người đời có chung nhiều kiểu ốm, riêng người Việt chúng ta độc quyền "ốm phở".

Thế mà người Hà Nội đi xa nhớ gì không nhớ lại cứ miên man về cái thời nghèo khó đầy yêu thương ấy.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #151 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:26:53 am »

@BH thân mến:

     Hôm vừa rồi đi Tây Ninh, qua Củ Chi, lái xe dừng lại một quán phở rất lớn ở Củ Chi anh em vào ăn, hương vị và chất lượng cũng gần giống " Phở HN" thái độ phục vụ tốt hơn nhiều ở HN, nhưng giá thì hơi mắc. Nói chung để ăn một bát phở ngon ở TP HCM thì phải đi tương đối xa và giá bao giờ cũng gấp từ 1,5- 2 lần ở HN; vì từ khăn lau miệng, rau, trông xe máy đều tính tiền, còn ở HN những khoản này thì miễn phí  Cheesy Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #152 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:38:13 am »

Nếu anh Hùng nói quán phở ở Củ chi thì chỉ có một quán gần nhà BH , là phở Quỳnh Mai , quán có chỗ đậu xe rộng , quán cũng rộng , phở rất ngon , tái_ nạm_ gầu_ gân_ bò viên đủ cả , còn kèm theo chén tiết bò nữa phải không anh Hùng Cheesy , cạnh đấy có một quán bún bò huế cũng rất ngon , ngon hơn cả những quán nổi tiếng ở Sài gòn , vì có món sụn non bò rất độc chiêu , đối diện bên kia đường có quán nước mía Vườn cau cũng nổi tiếng và ngon , theo BH là ngon nhất sài gòn _ vì nó có bí quyết gì đó mà nước mía đặc biệt lắm  , quán nước mía nhưng mặt bằng rộng như quán nhậu , thứ 7 , chủ nhật là không còn chỗ ngồi . Đi xích lên khoảng 300m là quán bò tơ Vĩnh Xuân , là quán bò các anh chị lên chơi nhà BH vẫn mua món cháo dựng bò ở đấy , bình dân nhưng chất lượng rất ngon Cheesy , còn về tới Trảng bàng có một quán cháo lòng thì càng ngon Cheesy , chỉ nhìn mâm lòng của nó đã thấy thèm Smiley , cánh tài xế đi qua đó buổi sáng cứ ghé vào là 2 tô cháo + 1 đĩa lòng + nửa lít là cả ngày không cần ăn gì Grin .


Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #153 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:59:35 am »


Người đời có chung nhiều kiểu ốm, riêng người Việt chúng ta độc quyền "ốm phở".

Đọc câu này của anh nguyenquochung và câu chuyện " bát phở trâu " đang trên topic " lính tây nguyên " của anh Luân . BH nhớ lại chuyện về bát phở đầu tiên của BH , lần đầu tiên được mẹ mua cho bát phở gà nhưng chỉ có thể nhìn chứ chẳng ăn được Sad , chuyện cũng liên quan đến cái tội " mê hoa " Cheesy .

Ấy là khoảng năm 1973 , khi ấy BH mới 6 tuổi . Có một lần ở khu nhà Bh ở có một người đàn ông chết , theo Bh thì chắc ông ta cấp to lắm , vì dãy nhà ấy dành cho cấp tướng tá của bộ Quốc phòng , đám ma của ông ta rất nhiều vòng hoa , ngày đi chôn tất cả vòng hoa vứt đi , thế là bọn trẻ trong khu tập thể đến xin , BH được một búp sen , BH mê lắm vừa đi mà mắt không rời bông hoa , bỗng có một đứa từ phía sau chạy ào đến giựt phất cái hoa chạy mất , Bh nhìn thấy thì ra cái Thảo nhà ở dãy E , thế là vừa đi vừa khóc về đến nhà , mẹ Bh hỏi vì sao , BH nói và mẹ chạy lên nhà cái Thảo ( lúc ấy chắc nó cũng 12 tuổi ) , mẹ hỏi xin lại , nhưng Thảo bảo không lấy , thế là 2 mẹ con ra về . Vừa đến nhà thì thấy ba BH cũng đi làm về và cũng đúng lúc ấy mẹ Thảo chạy đến , bà ta tru tréo chửi là vu oan cho con mình , BH nhớ bà ta chửi ghê lắm , Ba BH vừa đi làm về mệt , bực mình  thế ông quay sang đánh BH một trận  , Bh chả nhớ ông đánh bao lâu , mọi người xúm đen đỏ cả sân nhưng không ai can được  , đến lúc ấy thì cái Thảo mới quăng bông hoa sen ra giữa sân . Và sau lần đó BH ốm một tuần Cheesy , nên bây giờ BH lập topic " thế giới hoa " cho thỏa cơn thèm Grin . Khi BH ốm là lần đầu tiên mẹ xách cắp lồng ra chợ Hàng Da mua một bát phở gà , cửa hàng phở mà mỗi lần đi qua đó đứa trẻ nào cũng nhìn vào một cách thèm thuồng , khi mẹ mua phở về thì BH cũng chỉ ngửi cho đỡ thèm thôi chứ chẳng ăn nổi  Cheesy .



Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #154 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:00:44 am »


NHỮNG CỬA Ô NÀO ĐÃ DẪN QUÂN TA VÀO GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ

QĐND - Thứ Sáu, 12/10/2012, 12:4 (GMT+7)

QĐND-“Trùng trùng quân đi như sóng
             Lớp lớp đoàn quân tiến về”

Từ đầu những năm 50 của thế kỷ 20, giữa những gian khó của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, tận xa trên núi rừng Việt Bắc, cố nhạc sĩ Văn Cao đã có những lời ca tiên tri đầy hào sảng như thế, dành cho ngày giải phóng Thủ đô 10-10-1954. Ca khúc “Tiến về Hà Nội” còn tưng bừng hát tiếp:

“Năm cửa ô đón mừng

Khi đoàn quân tiến về…”

Và thế là từ đấy, vì bài hát quá hay, được hát đi hát lại, thành ra hằn sâu trong nếp nghĩ mọi người, rằng Hà Nội xưa và đến lúc ấy, vẫn có 5 cửa ô, và: Quân ta đã về (vào) giải phóng Thủ đô bằng (qua) 5 cửa ô ấy!

Nhưng sự thực lịch sử lại không phải thế.

Trước hết, về số lượng cửa ô của Hà Nội.

Vào năm 1831, khi vua Minh Mạng cho thành lập “Tỉnh Hà Nội”, thì khu vực “tỉnh thành” (tức: “nội thành”) đã được vẽ bản đồ ngay. Ở tấm bản đồ “Tỉnh thành Hà Nội” năm 1831 ấy, thấy ghi rõ tên (chữ Hán) và vị trí của 16 cửa ô, như sau:

1- Ô Yên Hoa (sau, kiêng chữ “Hoa” (là tên mẹ vua Thiệu Trị) nên đổi gọi là “ô Yên Phụ”) ở chỗ ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên bây giờ;

2- Ô Yên Tĩnh (tức Yên Định, Yên Ninh về sau) ở chỗ ngã ba đê Yên Phụ - phố Cửa Bắc;

3- Ô Thụy Chương (Thụy Khuê) ở chỗ cổng Trường THPT Chu Văn An trông ra;

4- Ô Thạch Khối (tức: Nghĩa Lập về sau) ở chỗ đầu dốc Hàng Bún;

5- Ô Phúc Lâm (tức: Tiền Trung, nôm na gọi là “ô Hàng Đậu”) ở chỗ ngã ba Trần Nhật Duật – Hàng Đậu;

6- Ô Đông Hà (sau đổi là Thanh Hà, quen gọi là “ô Quan Chưởng”) ở chỗ ngã ba Trần Nhật Duật – Hàng Chiếu);

7- Ô Trường Thanh (sau đổi gọi là “Ưu Nghĩa”, nôm na gọi là “ô Hàng Mắm”) ở chỗ đầu phố Hàng Chĩnh bây giờ;

8- Ô Mỹ Lộc, ở chỗ ngã tư Hàng Thùng – Hàng Tre;

9- Ô Đông Yên, ở chỗ ngã tư Lò Sũ - Nguyễn Hữu Huân;

10- Ô Tây Luông (Tây Long, sau đổi gọi là Trường Long - Cựu Lâu), ở khu vực Nhà hát Lớn;

11- Ô Nhân Hòa, ở gần Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (ngã tư Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông);

12- Ô Thanh Lãng (sau đổi gọi là Lãng Yên, Lương Yên, quen gọi là “ô Đống Mác”) ở đầu đường Trần Khát Chân;

13- Ô Yên Thọ, (sau đổi gọi là Thịnh Yên, quen gọi là “ô Cầu Dền”, ở chỗ cuối phố Huế - đầu phố Bạch Mai);

14- Ô Kim Hoa (sau - vẫn vì kiêng chữ “Hoa” – đổi gọi là Kim Liên, tên dân gian là “ô Đồng Lầm”);

15- Ô Thịnh Quang (sau đổi là Thịnh Hào, quen gọi là “ô Chợ Dừa”, hoặc “ô Cầu Dừa”), ở chỗ ngã năm phố Khâm Thiên - Xã Đàn, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - La Thành);

16- Ô Thanh Bảo (quen gọi là “ô Cầu Giấy”) ở chỗ phố Kim Mã gặp phố Sơn Tây (trước bến xe Kim Mã).

Nhân dân chào đón bộ đội các đơn vị về tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954. Ảnh tư liệu.

Đến cuối thế kỷ 19, số lượng và vị trí những cửa ô Hà Nội từ năm 1831 này, gặp những biến động xã hội (chủ yếu là do thực dân Pháp “mở mang” (tây hóa) Hà Nội cổ) nên đã thay đổi theo hướng giảm thiểu. Nhưng một bài ca dân gian “vè lục bát” vẫn kể ra được đến 15 cửa ô vào lúc ấy còn tồn tại, là:

“Mười lăm ô đứng đường đường:

Yên Ninh, Yên Phụ, Thụy Chương một bề.

Tiền Trung, Nghĩa Lập gần kề

Thanh Hà, Ưu Nghĩa, dưới là

Đông Yên.

Cựu Lâu, Mỹ Lộc, Lương Yên

Thịnh Yên, Thanh Bảo, Kim Liên, Thịnh Hào.”

Sang thế kỷ 20, đến thời Cách mạng Tháng Tám, các cửa ô còn tiếp tục suy giảm hơn nữa, nhưng những cửa ô quan trọng – nhất là những tên gọi “nôm na” của chúng – thì vẫn còn được biết và nhớ nguyên, chắc chắn và ít nhất cũng là nhiều hơn con số 5: Cầu Giấy, Cầu Dền, Chợ Dừa, Hàng Đậu, Hàng Mắm, Đống Mác… và Yên Phụ, Kim Liên, Yên Ninh…

Thế thì vì sao lại có câu “năm cửa ô” Hà Nội?

Khảo sát những tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời sau ngày Cách mạng Tháng Tám – trong đó có thơ Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Vũ Hoàng Địch… thì thấy: Hình tượng ngôi sao vàng 5 cánh trên lá quốc kỳ đỏ thắm, chính là niềm cảm hứng mãnh liệt để sáng tác văn nghệ của nhiều tác giả thời này. Và, con số 5 của những cánh sao vàng thì đã được chuyển hóa để thành con số tượng trưng (phiếm chỉ) của và cho nhiều thực thể khác, trong đó có các cửa ô Hà Nội. Cố nhạc sĩ Văn Cao, trong nhiều lần “đàm đạo” cùng chúng tôi (L.V.L), đã nói rõ rằng ông viết lời ca của bài “Tiến về Hà Nội” với cảm hứng về “5 cánh sao vàng” như vậy.

Tuy nhiên, vấn đề tiếp theo là: Dù chỉ có “năm cửa ô”, nhưng không phải là quân ta đã sử dụng hết (đủ) số cửa ô đó, để tiến về (vào) giải phóng Thủ đô trong ngày 10-10-1954. Các tài liệu chính thức đều thống nhất ghi rõ các diễn biến của việc quân ta tiến vào nội thành Hà Nội, buổi sáng 10-10-1954 như sau:

- 8 giờ: Cánh quân phía Tây, xuất phát từ “Quần Ngựa” (nay là Cung thi đấu thể thao Quần Ngựa). Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ Đô”, dẫn đầu là Trung đoàn trưởng – Anh hùng Quân đội Nguyễn Quốc Trị. Đoàn đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút thì vào đóng trong “Thành cổ Hà Nội” bằng Cửa Đông.

- 8 giờ 45 phút: Cánh quân phía Nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ “Việt Nam học xá” (khu vực Đại học Bách khoa bây giờ), tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, rồi trở lại, theo hai hướng đông và tây của phố Trần Hưng Đạo, vào đóng quân ở các khu vực “Đồn Thủy” (Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị) và “Đấu Xảo” (Cung văn hóa Hữu Nghị).

- 9 giờ 30 phút: Đoàn cơ giới và pháo binh, cùng chỉ huy “tiếp quản Hà Nội”, do Chủ tịch Ủy ban Quân quản Vương Thừa Vũ, và Phó chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, xuất phát từ sân bay Bạch Mai, đi đến Ngã tư Vọng, sang Ngã tư Trung Hiền, theo đường Bạch Mai, phố Huế, qua Bờ Hồ, đi đường Hàng Đào, Hàng Ngang, qua chợ Đồng Xuân, lên Hàng Giấy, vườn hoa Hàng Đậu… vào “Thành cổ Hà Nội” bằng Cửa Bắc.

Như thế là: Với hai đường tiến binh từ mạn Tây và mạn Nam, sáng 10-10-1954, quân ta đã về (vào) giải phóng Thủ đô, chỉ bằng và qua hai cửa ô, là: Ô Cầu Giấy (tức: Ô Thanh Bảo), và: Ô Cầu Dền (tức: Ô Yên Thọ, ô Thịnh Yên).

GS Lê Văn Lan

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/84/84/84/210695/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #155 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:57:09 am »

          Chào bé Hiền ! Thật là khổ thân bé Hiền . Hôm nay mới được bé Hiền kể cho nghe lần đầu cái chuyện oan gia . Đúng là THỐI TAI CHAI ĐÍT thực sự , kể cũng lạ mỗi lần được nghe thấy bốn từ mỹ miều trên huonghn76 , cứ giật mình thon thót .Lại nghĩ đến cái đoạn bị đòn, roi ,mắng chửi .Có tồi lắm không khi phải nghe đến mấy từ kêu, kêu này mà mình hay liên tưởng . Ngày bé phải đi sơ tán tránh máy bay , hầu như ngày nào H. cũng được bà nội thưởng cho cái món đó .Cũng là chỉ vì về nông thôn mới năm sáu tuổi hay theo các bạn đi chơi , thả trâu ,bắt bướn ,đánh khăng đánh đáo . Mà cái vui thú của trẻ thơ thì lúc đó có dễ gì mà dứt ra được . Mà thật khổ các cụ ngày xưa theo quan điểm dạy con dạy cháu .yêu cho roi cho vọt -ghét cho ngọt cho bùi .
                                      Chào nhé
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #156 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:15:35 am »

Nói chung dịch vụ ăn uống ở Sài Gòn thường đắt hơn Hà Nội. Phở phổ biến ở mức 25, 30 nghìn/bát, có rau hay không cũng thế, khăn thì chỉ tính thêm tiền loại đóng trong bịch, gửi xe thì chỗ lấy tiền chỗ không. Và tất cả thứ ấy nếu có tính tiền thì người ta cũng tính riêng ra rất rõ ràng chứ không gộp chung vào bát phở. Một vài quán phở ngon ngay SG mà người Bắc hay tìm đến giá tầm 45 nghìn/bát, quẩy, khăn lạnh, nước uống tính riêng. Tóm lại khoảng 55 nghìn. Đặc biệt trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Q.3 có quán phở Bắc nổi tiếng từ lâu, riêng bát phở cơ bản nhất, không rau, không gì cả đã 65 nghìn. Quán này bảo người Bắc ăn phở chả ai cho đủ thứ rau linh tinh vào, mất cả vị phở. Điều này đúng, ít ra với tôi. Ai khen quán này ngon cứ việc, chứ tôi thấy cũng thường, được cái đắt.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #157 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:16:21 am »

Hihi , vay anh huonghn76 sướng rồi , có bà nội chiều mà Cheesy , còn BH thì từ nhỏ dù ba mẹ đều là công nhân viên cũng đầy đủ , nhưng chỉ dùng những gì theo tiêu chuẩn , chứ không mua ở ngoài Sad . Nhưng BH thấy mình còn sướng hơn nhiều bạn xung quanh , có nhà con bạn có 5 anh em mà mẹ nó chỉ luộc 1 quả trứng với rau muống luộc , thế là mẹ bạn dầm nát quả trứng ra để chấm Sad . Nhưng có lẽ cũng vì cái khổ ấy mà người ta khôn lớn nhiều hơn Cheesy .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #158 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 01:18:06 pm »

Đặc biệt trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Q.3 có quán phở Bắc nổi tiếng từ lâu, riêng bát phở cơ bản nhất, không rau, không gì cả đã 65 nghìn. Quán này bảo người Bắc ăn phở chả ai cho đủ thứ rau linh tinh vào, mất cả vị phở. Điều này đúng, ít ra với tôi.

     Quán phở trong hẻm đó là phở BÀ DẬU. Sáng thứ Bảy và Chủ nhật sau 8 giờ thì đông nghẹt, vào phải chịu khó đứng chờ một hồi mới có chỗ ngồi, khách toàn là người khá giả, trung lưu và việt kiều, không có khách bình dân vì tô nhỏ nhất là 65 ngàn, nước tiết 10 ngàn/ chén nhỏ ... không rau thơm, giá, tương đen  mà chỉ có tương ớt  bắc, dấm  tây, chanh, ớt và củ hành tây thái mỏng ...
     Ngày trước người ta quen gọi là phở ông KỲ, vì tướng Nguyễn Cao Kỳ trên đường ra sân bay cùng với nhiều sĩ quan không quân thường ghé đó ăn. Từ đó bà Tuyết Mai (vợ của tướng Kỳ - mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên) nói rằng vì ông Kỳ thích ăn phở "gu" Bắc nên bà ấy nói rằng bà nấu rất ngon. Mấy năm trước (sau khi ly dị với tướng Kỳ) bà Tuyết Mai về mở một tiệm phở  tên là PHỞ TA ở đường Lê Quý Đôn, ăn cũng thường nhưng có mỗi thứ là quá mắc và tô phở đúng là để cho Tây xơi, to như cái chậu ... và bây giờ không thấy nữa ...

Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #159 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 03:50:45 pm »

Quán phở bà Dậu BH cũng ăn rồi , ngày xưa thì không biết thế nào , nhưng sau này cũng không ngon lắm , bởi vì nó mang đặc trưng hương vị bắc hơn những quán phở bắc khác ở sài gòn nên được nhiều người tìm đến .

Còn quán " Phở Ta " của bà Mai thì đúng là phở ta nhưng giá Tây , lúc mới ra một tô phở đặc biệt là 60 ngàn , trong khi nơi khác chỉ 30 ngàn , sau này nó lên tới hơn 100 ngàn thì dẹp luôn Cheesy . Vì quá đắt mà cũng chỉ có tiếng chứ không ngon .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM