Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:19:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội Nhớ về Hà Nội ( phần II)  (Đọc 193354 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #100 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 10:45:21 pm »

                                       Mùng năm, mười bốn, hăm ba
                                   Là ngày nguyệt kỵ chớ nên ra đường

Tôi được nghe những ngày này từ người sống từ thế kỷ trước rằng đó là những ngày Vua đi kinh lý nên quân lính dẹp chợ ,dân không được vui chơi ,thấy Vua đi qua phải cúi đầu cho nện những ngày này đi đâu làm gì cũng không thành công,buôn bán cũng không được .
 Không biết có thật không nhưng các cụ nói thường là đúng,bạn nào có ý kiến hay viết ra chúng ta cùng tham khảo.


Cháu thấy cách giải thích sau trong bài bác Chuongxedap khá có lí ạ:

Nhưng rất ít người biết rõ nguồn gốc của ba ngày này xuất phát từ đâu và lấy cơ sở nào để cho là ngày xấu. Theo sách lịch của Trung Quốc thì ba ngày này là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là “Ngày nguyệt kỵ”.

Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.

Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23) Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.



Số 5 hình như còn ứng với mệnh Thổ, Thổ màu Vàng là màu của Vua nên lại càng kiêng kị vuif làm gì trong những ngày này cũng là phạm húy theo quan niệm Ngũ Hành Bát Quái gì đó (Cái này cháu viết lại theo trí nhớ từ cuốn Cơ Sở VH VN của GS Trần Ngọc Thêm ạ)
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #101 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 03:08:41 pm »

 Trong cuộc đời này có nhiều chữ nhẫn, tạm tính với những thống kê của "NHẪN".

- Nhẫn đeo tay, thôi không tính vì nó chả liên quan gì đến chuyện nhẫn sẽ bàn. Nếu có, may ra nhẫn kim loạt quý thì còn có chút giá trị.
- Nhẫn nhịn.
- Nhẫn nhục.
- Kiên nhẫn.
- Nhẫn nại
- Nhẫn tâm. (nhẫn này chưa nghe xong đã thấy có gì ác độc rồi).
 
  Thật ra để cho hiểu hết chữ NHẪN cũng chẳng phải việc đơn giản.

  Nhà Phật có chữ NHẪN để dăn đe dạy bảo con người, nhiều người từng tâm đắc mà treo chữ NHẪN trong nhà lấy đó làm thích thú mà suy ngẫm chữ nhẫn ấy là cái gì? Chả là cái gì cả mà nó chỉ là ý kiến kiểu ba phải, không có chính kiến theo ý kiến của tôi.

  Hãy ngước nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam ta với danh tướng Lý Thường Kiệt (李常傑; 1019–1105) chống quân Tống với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của VN ta: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Vô cùng khẳng khái và quyết liệt để khẳng định rằng nước Nam này là có chủ. Tại sao nhà quân sự kiệt xuất này không dùng chữ "Nhẫn nhục, nhẫn nhịn" ở thời điểm đó để cho giặc Tống nó đồng hóa VN mà rồi đây thủ đô của chúng ta sẽ là Bắc Kinh chứ không phải Hà Nội như hiện nay? Tại sao ông ấy phải: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.?

 Nhà lãnh đạo số 1 của VN ta từng nói trong một cuộc thị sát cấp Quân khu: Nó muốn chiến tranh hả? Vậy thì hãy "đổ lửa" vào nhà chúng nó. Sao ông ấy không dùng chữ "nhẫn nhịn, nhẫn nhục" ở trường hợp đó để rồi phải Tổng động viên với cả triệu quân cùng chinh chiến ở 2 đầu đất nước?

 Bởi vì: Nhẫn nhịn, nhẫn nhục là điều mà ai cũng thấy là không thể chấp nhận được. Vậy thì chữ NHẪN của nhà Phật cũng chẳng có tác dụng gì cho những hoàn cảnh cụ thể ấy.

 Ông "Phật" hàng ngày được người ta cúng xôi oản hoa quả đều đều, vì thế lúc nào cũng muốn như thế đều đều nên cũng cố giữ sự ba phải đều đều và hưởng thụ đều đều. Vì thế quay sang bên này nhắc nhở NHẪN đi, quay sang bên kia cũng NHẪN đi cho nó yên chuyện là vì vậy. Nhiều người từng bình luận chuyện cõi "Phật" từ chính từ truyện Tây Du Ký. Cõi "Phật" cũng có bao che, cục bộ, cứ cái ác sắp bị tiêu diệt thì lại thấy ông "Phật" hay Di Lặc xuất hiện bao che với mang về "giáo dục" nội bộ, cũng hàng giả hàng nhái, cũng đòi hối lộ, dối trên lừa dưới đủ cả. Trong truyện này chỉ có Trư Bát Giới là phần người nhiều hơn cả mặc dù mình người lại mang bộ mặt họ Trư với tính cách: Tham ăn, mê gái, lười nhác, nóng nảy, đần độn, nhẹ dạ, cả tin, đôi khi ngu muội và cả dốt nát.

 Trong đạo Kito giáo cũng có câu: Nếu ai đó tát vào má bên này thì chìa nốt má bên kia cho họ tát. Chắc không phải sợ bị xưng và lệch mặt nên đưa má kia cho họ tát cho nó bị xưng đều nhau không bị lệch. Cũng lại "Ba phải" nữa, giả dối nữa nếu xét ở hoàn cảnh này.

 Khi đạo Tin Lành tách ra từ Kito giáo với lập luận hơi khác một chút về sự trinh tiết của Đức Mẹ, tức khắc Kito giáo cho rằng đó là những người dị giáo rồi những đạo quân Thánh chiến được kéo đến tàn sát họ không thương tiếc, chả thấy ai chìa nốt má kia cho người theo đạo Tin Lành tát họ cả.

 Ngược lại với thuyết "Ba phải" của 2 tôn giáo trên, Thánh Ala của người Hồi Giáo thì sòng phẳng hơn. Thánh chiến và Chiến đến cùng bằng tất cả những gì họ có, đánh họ 1 cái thì họ ăn miếng trả miếng lại. Đừng ai bảo họ không dạy cho tín đồ của họ những điều hay lẽ phải ở đời nhé. Họ và tôn giáo của họ vẫn tồn tại mấy ngàn năm nay mà không hề có chữ NHẪN, ông Lý Thường Kiệt hay nhà lãnh đạo số 1 VN những năm 197x hoặc những đạo quân Kito giáo Thánh chiến tiêu diệt dị giáo cũng chẳng có tý chữ NHẪN nào cả.

 Chữ NHẪN nó cũng chỉ có một giới hạn nhất định ở một cái mức để họ chấp nhận được và chữ NHẪN kia không phải là vô biên. Ai đó dám bước qua giới hạn chữ NHẪN của người khác thì phải đủ bản lĩnh để hứng chịu sự không NHẪN của họ. Đó là quy luật tự nhiên vì: Ân thì đền mà oán thì phải trả.

  Gần đây thị trường chứng khoán VN cho thấy rõ những ai đầu tư theo tính "bầy đàn" không có chính kiến rõ ràng về quan điểm nhận định kinh tế thì chết lòi "tỹ" ra, tham bại đến vỡ cả "tổng đài" nợ nần trồng chất, với quan điểm xã hội là một "bầy sói" lao vào kiếm mồi cũng đã lạc hậu lâu rồi. Hãy tìm cho mình một con đường của chính kiến và vô tư nói lên quan điểm của mình, dọn "món ăn" mới ra cho dù nó là cỏ, đừng nhai đi nhai lại bài ca cũ rích đó nữa.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:46:54 pm »

Góp sức với bác binhyen1960 về chữ NHẪN (Bài của Đại đức Thích Minh Tiến, Ủy viên thư ký Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Ngẫm về chữ Nhẫn
 
Hàm ý của chữ Nhẫn

Chữ Nhẫn có nguồn gốc Hán - Việt, được cấu thành bởi chữ Tâm và chữ Nhận. Theo nghĩa thông thường, Nhẫn là sự nhịn, sự nín và là sự chịu đựng. Với ý nghĩa này thì chữ Nhẫn đối trị lại sự nóng giận, oán thù và sự vô minh. Như vậy, chữ Nhẫn ở đây bao hàm sự chịu đựng trước những hoàn cảnh bất lợi khác nhau. Thấm nhuần ý nghĩa này thì mỗi con người sẽ tự giác ngộ cho mình một phương pháp giải quyết hài hoà những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

Muốn thấm nhuần và vận dụng được đạo của chữ Nhẫn, thì mỗi người phải hành trì trên ba phương diện là: thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn.

Thân nhẫn là thực hành chữ Nhẫn trên phương diện hành động. Trong cuộc sống mưu sinh của mỗi người luôn phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, phát triển và suy thoái, khách quan và chủ quan… Tất cả những yếu tố này luôn đan xen nhau và tồn tại trong một chủ thể. Hiểu được ý nghĩa của thân nhẫn sẽ giúp cho mỗi người có những việc làm phù hợp, kể cả có những lúc chấp nhận và hy sinh tạm thời để có thể đạt được những thành tựu to lớn hơn.

Khẩu nhẫn là thực hành chữ Nhẫn trên phương diện lời nói. Chức vụ càng lớn, vị trí càng cao trong xã hội, thì mỗi lời nói càng quan trọng. Vậy nên, dân gian vẫn thường nói: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Như vậy, người thực hành khẩu nhẫn là phải thận trọng khi phát ngôn, nếu gặp phải những lời nói thêu dệt, nói không thật, lời nói hai chiều của người khác, thì mỗi người cần chủ động bình tâm suy ngẫm để không dẫn đến khẩu chiến trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày. Bởi điều này sẽ làm tổn hại đến sự an lạc trong tâm thức và đốt cháy trí tuệ có trong mỗi người.

Ý nhẫn là thực hành chữ Nhẫn trên phương diện tư duy và nhận thức của con người. Tư duy và nhận thức của con người luôn là những yếu tố căn bản tạo nên sự thành bại của mỗi công việc. Nếu con người có trí tuệ, có sự am hiểu tường tận mỗi việc làm và thận trọng trong giải quyết, phân tích đúng nguyên nhân khách quan, chủ quan thì sẽ thành công.

    

Học đạo chữ Nhẫn

Chữ Nhẫn có công năng đối trị cái tham, cái sân hận và sự vô minh dốt nát tiềm tàng trong mỗi con người. Đối với cá nhân, nếu mỗi chúng ta hiểu đúng và thực hành đúng ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì bản thân mỗi người sẽ nhận được sự cảm mến của cộng sự xung quanh, lấy lời nói yêu thương sẻ chia, chân thành làm cách ứng xử với mọi người, tác phong nghiêm trang, uy đức được tôn kính.

Ở phương diện gia đình, mỗi thành viên trong gia đình biết kính trên nhường dưới, gia đình hiếu thuận, luân lý đạo đức được tôn nghiêm, bổn phận trách nhiệm của các thành viên gia đình được tôn vinh.

Đối với xã hội, hiểu và thực hành đúng chữ Nhẫn sẽ giúp cho xã hội ngày một đoàn kết, hợp tác chia sẻ và hòa bình trên cơ sở lợi ích chung.

Năm 2011, những diễn biến khó lường của sự suy giảm nền kinh tế thế giới đã và đang tác động nhiều chiều đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước, đến đời sống tâm lý của một bộ phận người dân. Để vượt qua những khó khăn này, đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ các cấp quản lý, mà cần sự hợp sức tận tâm, tận lực của đội ngũ doanh nhân đang trực tiếp quản trị, lãnh đạo DN, nhằm sớm vực dậy nền kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển bền vững trở lại của các DN nói riêng.

Hiểu và hành trì chữ Nhẫn thành công, mỗi chúng ta sẽ biết cách vượt qua được những thách thức và trở ngại hiện tại. Lý do là bởi chữ Nhẫn hoá giải tường tận quy luật phát triển và suy giảm là một hiện tượng mang tính khách quan, xuất phát trong nội tại của mỗi sự vật hiện tượng, chứ không phải là ngoại lệ với nền kinh tế, kể cả TTCK.

Trong giáo lý nhà Phật, khi tiếp cận vấn đề này thường được gọi là “sự vô thường” và vận hành theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không. Nói như vậy để mỗi chúng ta thấy rằng, sự vận động của nền kinh tế, của vòng đời DN, của TTCK có những lúc nghịch, lúc thuận là hoàn toàn bình thường. Như vậy, mỗi người cần có đức tin và kiên trì nhẫn nại để hành trì chữ Nhẫn, nhằm tự tin giải quyết hiệu quả những khó khăn trở ngại.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:54:17 pm »

Tiếp về chữ NHẪN:

Bàn về chữ "NHẪN"

Cổ nhân nói , người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết xung quanh chữ NHẪN.
 
NHẪN, không phải là sự cam chịu. Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ NHẪN lại có bộ đao phía trên, chữ tâm ở dưới biểu hiện của sự hiểm nguy cận kề như dao nhọn có thể đâm vào con tim ta, làm cho ta đớn đau. Nhưng NHẪN không phải là cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh, chữ NHẪN còn phải có sự tha thứ, phải có từ - bi - hỷ - xả. NHẪN là độ lượng, khoan dung, kiên tâm nhẫn nại... NHẪN, thể hiện chính bản lĩnh của CON NGƯỜI.
 
Khổng Tử nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn nhịn được, thì việc lớn ắt sẽ bất thành). Nhiều gia đình thường treo chữ NHẪN trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Tức là “một sự nhịn = chín sự lành”. Vậy nên, anh em có tranh nhau chút tài sản, vợ chồng có cơm chẳng lảnh, canh chẳng ngọt, có xích mích gì với hàng xóm, . . . thôi thì nhường nhịn chút vậy!
 
Ra đường thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị thua em, thành ra hậm hực, tức tới nổ con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt! Xưa, chồng có là nông dân một cục, hèn kém thì vợ cũng phải hầu hạ "nâng khăn sửa áo"; Nay, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì liệu hồn, vớ vẩn thì cũng xin ... tùng xẻo cái của nợ ấy ngay ...! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, . . . lơ mơ là “ông cho đi tầu suốt”! Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay cũng lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài, hành hạ lẫn nhau! Như vậy là chưa hiểu về chữ NHẪN. NHẪN là cái gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
 
NHẪN, cũng không phải là chịu nhục một cách hèn nhát. Câu Tiễn ngày xưa nằm gai nếm mật, nuốt nhục chỉ để chờ thời cơ làm chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành “độc chiêu” của một số người nhằm có được điều họ muốn.
 
Ngược lại, Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan”, thì lại làm lay động nhân tâm, đó là: “Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,  Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu...
 
Nhẫn ngày nay, nhiều khi thành nhẫn nhục hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra... nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự trọng. Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi, nhục để mong cầu có người khen, hay cất nhắc lên ghế nọ, chức kia, nhẫn nhục "để" khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình đẳng cấp hơn người, giỏi hơn người, không thèm chấp!
 
Hiểu sai chữ NHẪN nhất là khi ghép chữ NHẪN với chữ TÂM, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Nhưng nếu không biết NHẪN, bạn sẽ có một khuôn mặt... gớm giếc, chẳng ra hồn người!
 
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ NHẪN, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, như một kẻ tâm thần, bạn có thể phản ứng ngay, không thèm nghe một lời khuyên nhủ. “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ” – Các bậc tiền nhân nói vậy. Chữ NHẪN, giống như VÀNG.
 
Hãy đọc kỹ câu răn về chữ NHẪN, sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ NHẪN ẩn chứa những phương kế sống của một kiếp người. “... Có khi NHẪN để xoay vần, Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa, Có khi NHẪN để vị tha, Có khi NHẪN để thêm ta, bớt thù, Có khi NHẪN: tỉnh giả ngu, Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường, Có khi NHẪN để vô thường, Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai, Có khi NHẪN để lắng tai, Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng, Có khi NHẪN để bao dung, Ta vui, người cũng vui cùng có khi, Có khi NHẪN để tăng uy, Có khi NHẪN để kiên trì bền gan...”.
 
Lấy đức NHẪN làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ NHẪN. Mạnh Chiêu Quân khi luận về chữ NHẪN có viết: “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí...
 
Dân ta có câu: “Chữ NHẪN là chữ tương vàng, Ai mà NHẪN được, thì càng sống lâu”. Tìm được cho mình một chữ NHẪN thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống, sử dụng chữ NHẪN cho đúng cách, sẽ mang lại cho bạn sức mạnh!
 
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 05:04:25 pm »

Lại tiếp về chữ NHẪN:

Luận bàn về chữ Nhẫn

Có người nói rằng: “Trong chữ Nhẫn của người Trung Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và những giọt máu. Do vậy các cụ nói sống phải biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn thì cơ sự mới lành.”

Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! – Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý các bạn sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ nhẫn trước tiên.”

Có người lại trích lời Ðức Khổng Tử “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” và suy ra rằng việc nhỏ mà chẳng nhịn thì cái mưu lớn ắt phải hư hoại. Ở đời ta thường thấy những việc nhỏ bằng sợi tóc, vì không nhịn được mà xảy ra sóng  to gió lớn, nhiều khi gây nên tai họa giết hại lẫn nhau, là do chẳng chịu nhẫn mới sinh ra nông nỗi.

Có tích xưa: “Ông Quách Tử Nghi, đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học, một hôm ông xem kinh Phật thấy câu “Hắc phong xuy châu phiêu nhập chi khổ hải” nghĩa là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển khổ. Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một hòa thượng. Vị hòa thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách Tử Nghi rằng còn con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó. Ông Quách Tử Nghi thấy vị hòa thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm hầm tím mặt. Lúc ấy vị hòa thượng bèn ung dung cười mà cắt nghĩa cho ông Quách Tử Nghi biết rằng: “Sự thịnh nộ của công tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào biển khổ đó…” Ông Quách Tử Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn chắp tay tạ ơn vị hòa thượng, đã dùng một cách gián tiếp mà chỉ giáo.

Có sách kể Tử Trương hỏi Ðức Khổng Phu Tử về chữ Nhẫn. “Tử Trương dục hành từ ư Phu Tử, nguyện tứ nhứt ngôn vi tu nhân chỉ yếu”. (Tử Trương muốn đi làm việc chân chính bèn đến từ tạ Ðức Khổng Phu Tử, xin cho một lời để làm phép sửa mình.) Phu Tử viết: “Bá hạnh chi bổn nhẫn chi vi thượng”. (Trăm nết chung gốc chỉ có chữ Nhẫn là cao thượng hơn hết.) Tử Trương hỏi: “Hà vi nhẫn chi.” (Tại sao mà phải nhịn”. Phu Tử viết:

“Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,
Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.
Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,
Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,
Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,
Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế,
Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn.”

(Làm Vua mà biết nhịn thì trong nước không có điều tai hại, bậc chư hầu mà biết nhịn thì nên nghiệp lớn. Bậc quan lại mà biết nhịn thì phẩm vị đặng cao thăng. Anh em biết nhịn với nhau thì nhà cửa đặng giàu sang. Chồng vợ biết nhịn thì niềm ân ái mới đặng trọn đời. Bè bạn biết nhịn thì danh nghĩa chẳng hư, còn thân của mình mà biết nhịn chẳng lo tai họa.)

Tử Trương hỏi: “Bất nhẫn hà như”. (Còn chẳng nhịn thì ra sao?) Phu Tử viết:

“Thiên Tử bất nhẫn quốc khống hư
Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu
Quan lại bất nhẫn hình phạt tru
Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư
Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ
Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ.”

(Làm Vua mà chẳng nhịn thì nước phải trống không. Bậc chư hầu chẳng nhịn thì hư bại thân mình. Bậc quan lại không nhịn thì phải chịu hình phạt. Anh em chẳng biết nhịn nhau, thì chia của cắt nhà phân ly thủ túc. Chồng vợ chẳng nhịn thì tình nghĩa phai nhạt. Còn bản thân mình mà chẳng biết nhịn thì mọi việc hoạn họa chẳng dứt…)

Nghe Ðức Khổng Tử giải nghĩa xong, Tử Trương ngậm ngùi mà than rằng: “Phải lắm, phải lắm, thật là khó thay nếu không có chí kiên nhẫn thì cũng khổ cho bổn phận làm người.”

Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”. Một phen cơn giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệp chướng nảy sinh. Trong các kinh sách của Phật dạy nhân sinh lấy chữ Nhẫn làm đầu, mà nhiều người mơ màng chưa tỉnh ngộ. Sau một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm  Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn họa, khi biết tu tỉnh ăn năn thì việc đã muộn rồi.

Ngày xưa ông Trương Công Nghệ chín đời cùng ở với nhau một nhà. Có câu: “Trương Công Nghệ cửu thế đồng cư”. Vợ chồng con cháu có mấy trăm người mà trọn đời chưa có điều chi xích mích, trong gia đình bao giờ cũng đấm ấm như khí hòa mùa xuân. Ngày kia Vua nghe tin bèn ngự giá đến nhà ông mà hỏi rằng: “Nhà của ngươi dùng cách gì mà trong gia đình vui vẻ thuận hòa với nhau như vậy?” Ông Trương Công Nghệ bèn viết một chữ NHẪN thật lớn lên trên một tờ giấy mà dâng lên Vua… Vua xem rồi lấy làm kính phục, liền ban cho ông một trái lê thử coi ông xử sự ra sao. Ông bèn sai người cắt trái lê bỏ vào trong cái thùng lớn đổ nước nấu sôi, rồi kêu tất cả người trong nhà đến, cho mỗi người một muỗng, để gọi là chung hưởng ân Vua.

Nhà của ông có nuôi một trăm con chó, đến bữa ăn nếu thiếu một con thì cả bầy đều không ăn đứng đợi….

Quyền năng của chữ nhẫn

Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…

Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: “Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!”

Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này. Thời hiện đại ngày nay thì sao?

Nhẫn không phải là sự cam chịu tiêu cực.

Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.

Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.

Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.

Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ – bi – hỷ – xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại… Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành.

Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “chơi xấu” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.

Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.

Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm… đại gia.

Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời… cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.

Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt…

Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.

Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?

Nhẫn cũng không phải là nhục một cách hèn nhát.

Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:

“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu…”

Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra… nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.

Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.

“Tránh voi chẳng xấu mặt nào…”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!

Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chẳng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang… nhẫn một cách chính đáng.

Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.

Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn Ba La Mật.

Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt… xấu xí

Nếu không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc cũng căng ra, như một chảo lửa, ta có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ…

Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.

Những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt bỗng trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.

Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình…).

Có một chị kể rằng, thời mà chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen. Đêm hôm, không thấy chồng về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm…

Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.

Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình họ đã trở thành một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.

Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn, uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.

Chữ nhẫn giống như vàng.

Đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, ta sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.

“… Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”.

Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn.

Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”…

Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”. Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô biên!
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #105 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2012, 10:54:02 pm »

...lúc này thể hiện nữ tính nhé...em không biết món này ở Hà Nội gọi là gì, có ngon không hả anh Bình yên ơi...v.v..; nghe nói bánh tôm Hồ Tây là thế nào hả tư lệnh...

 Không khó đâu bác Xuanxoan ơi. Grin

 Món bánh tôm Hồ Tây thực ra là món ăn mới của HN mới được "phát minh" ra vài chục năm nay thôi, có lẽ từ thời bao cấp khi mọi vấn đề ăn uống còn khó khăn, công ty ăn uống Hồ Tây đã tận dụng chuyện câu tôm ở hồ Trúc Bạch hoặc Hồ Tây lên khi con tôm còn tươi nguyên nhảy tanh tách thì rán lên cùng với bột mỳ ăn kèm cùng rau sống cho nó đỡ ngấy, chấm với nước chấm pha theo kiểu bún chả, họ bán kèm với bia hơi lúc đó vì khi ấy còn nhiều khó khăn, lượng cung không đủ cầu. Vì vậy, ai muốn uống bia hơi từ nhà máy bia HN thì phải chấp nhận ăn kèm với bánh tôm Hồ Tây thì họ mới bán nên bánh tôm Hồ Tây một thời nổi tiếng là vì vậy.

 Thật ra thì món bánh tôm Hồ Tây nó thua xa món bánh gì (xèo hoặc khoái) của bà Dưỡng ở Đà Nẵng nhiều, kém món bánh khoái đường Đinh Tiên Hoàng thành phố Huế hoặc thua luôn cả món bánh xèo hải sản của Nha Trang rất xa và tất nhiên là cũng thua cả món bánh xèo SG. Hà Nội có món "quốc hồn" được Thạch Lam từng đưa vào cuốn 36 phố phường Hà Nội về nét văn hóa riêng cùng những vần thơ đầy ngầu hứng mà chúng ta không rõ tên tác giả:

        Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long.
        Bún chả là đây có phải không?..."

 Chỉ cần "ngửi" mùi mà tác giả đã xuất khẩu thành thơ và khẳng định chỉ có chốn này mới có cái hương vị này thì đủ biết độ "quyến rũ" của món bún chả HN rồi. Ăn bún chả HN không ai gọi là đĩa, bát, tô bún chả cả mà gọi là mẹt hoặc suất bún chả, không nhiều người ăn chung mà mỗi người riêng mỗi phần, nếu có chung thì chỉ chung rau sống hoặc bún, còn lại riêng phần được sắp sẵn riêng ra. Xưa kia, trên phố HN vẫn có những người bán bún chả dạo được gánh trên vai với 2 cái thúng khoét thủng 2 lỗ ở đầu hồi thúng mà đựng rau sống hay bát đĩa, ai gọi để ăn thì được chủ xếp riêng cho một cái mẹt nhỏ với đầy đủ của 1 suất ăn bún chả mà bê tới cho người ăn. Chả chỉ có 2 loại chủ yếu là chả miếng hoặc chả băm được tẩm ướp và nướng trên than hoa, không rán liên quan đến dầu mỡ gì cả, mùi chả nướng thơm nức mũi cùng khói trắng bốc lên từ lò than hoa, đi từ đầu phố đã ngửi thấy sực mùi và chẳng mấy người đừng được nuốt nước miếng vì thèm. Có người nói, bún chả phải có tý thịt chuột thì nó mới thơm khi quạt nướng, song có lẽ chả phải.

 Giờ đây, HN vẫn còn món bún chả Hàng Mành, món "quốc hồn" này cũng mai một nhiều, trong suất bún chả đã thấy có cả những thứ gì đâu lạc lõng như chả sương xông và phần thịt thì tú ụ lên nhìn đã thấy ớn, thêm món nem được rán đi rán lại bằng một thứ dầu rán hôi dình khăn khẳn, khê khê làm mất hứng của người thưởng thức, điều phản cảm hơn cả là thực khách chưa yên vị trong cái không gian chật chội ấy đã được hỏi: Quý khách uống gì? Họ làm như bún chả là món nhậu không bằng, tất nhiên chút men để đưa đẩy món ăn là cần thiết, song như thế có phải là đẩy đưa món bún chả HN mỗi ngày xa dần khỏi "bản chất" của nó chăng? Vài nhóm thanh niên chắc mới trúng quả ở phi vụ làm ăn đâu đó luôn ồn ào và cùng nhau đứng dậy chạm ly rồi đồng thanh hô: 1 2 3 dô ... 1 2 3 dô. Trời ơi lúc đó chỉ muốn đứng dậy đi về cho dù ở đó có là nem công chả phượng.

 Phải biết văn hóa HN hôm qua và biết văn hóa HN hôm nay để thấy được sự khác biệt đã đi đến đâu của cuộc sống HN. Người đến với HN để tìm lại kỷ niệm tuổi thơ của mình cũng đừng nên quá buồn khi không tìm thấy hình bóng HN ngày hôm qua, không thấy hình bóng mình lúc tuổi thơ giữa hàng triệu người HN đang hối hả đi trên đường.




Để bàn về Hà nội , sẵn bài của anh BY bên topic “ lính tây nguyên “ nhưng BH sợ nói bên ấy sẽ loãng mất , nên đem qua đây .

Trước hết xin nói về HN xưa và nay . Đúng là cái gì cũng có sự thay đổi từ con người cho đến sự vật chung quanh , ngày hôm qua đã khác ngày hôm nay nói chi là mấy chục năm về trước .

BH nhớ năm 2010 , sau 35 năm xa Hà nội , ngày nhớ đêm mong , chỉ mong quay về một lần để nhìn thấy một bông hoa đại rơi trên lề đường , thấy một gốc sấu già cỗi , hay nghe một tiếng nói nhẹ nhàng như hơi gió thoảng ..v.v , Mong rất nhiều , nhớ rất nhiều , mơ càng nhiều .

Lúc xuống khỏi sân bay thì như người mộng du , đến khi về đến khách sạn nhận phòng xong mới chắc chắn là mình đã quay về Hà nội .

Nhưng bắt đầu ra đường là … . Đi xe thì bị chặt chém , lừa gạt , phố xá thì đông đúc kèm theo những tiếng ầm ĩ của xe cộ , tiếng la hét của những người buôn bán , vỉa hè không thiếu rác , vào quán cà phê thì nghe tiếng thanh niên nam nữ cười nói như chốn không người , kèm theo là những tiếng lóng , tiếng chửi . Vào quán ăn thì bà bán hàng thì cứ the thé . Chẳng còn Hà nội ngọt ngào , lãng mạn , trầm tư , nên thơ , cổ kính …Nói chung tất cả không phải thế nhưng đã thay đổi rất nhiều , vì vậy nói về Hà nội để tìm lại kỷ niệm thì … đừng , vì càng tìm càng thấy xa lạ .

Còn nói về món ăn Hà nội , đúng là Hà nội có một vài món ngon , mà hương vị của nó cũng lan tỏa đến Sài gòn , như bún chả , phở , miến lươn . Bún chả Hà nội ngon nhưng mau ngán , bởi vì quá nhiều . Và có một điều mà dịch vụ kinh doanh của Hà nội không thể bằng Sài gòn , từ cách bài trí cho đến cách phục vụ , nếu có chỉ mới một vài điểm , còn ở Sài gòn điều đó trở thành công nghệ của ngành giải trí , ăn uống . Hơn nữa ở Sài gòn là nơi tập trung của tất cả của ngon vật lạ , từ những món đồng quê tới Á Âu thì sài gòn đều có . Nên nếu nói đến thú ăn chơi thì phải nói tới Sài gòn  .
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2012, 10:59:21 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #106 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2012, 11:37:48 pm »

Đúng là Sài gòn xưa, nay là TPHCM , tập trung nhiều món Âu-Á ,Đông Tây . Kim Cổ.
Nhưng nói về Hà nội với những món ăn rất bình dị , nhưng mang đậm tính dung dị - mà chỉ có xứ Kinh kỳ - Kẻ chợ mới có .
Ta hãy phiêu du vào văn học xem sao các bác nhé : Cụ Nguyễn Tuân có Phở Hà nội .
Và ai mà không trải qua thời thơ ấu với tiếng rao : Ai bánh khúc nóng ơ...ơ...( Đội tình báo TNBS của nhà văn Phạm Thắng )
Và khi cái không khí se lạnh bao phủ các con phố của thành Hà nội - Ta hãy tản bộ quanh thành phố xem sao?
Thì đây - Mời bạn hãy hoà vào những tốp thiếu niên nam ,nữ ,sinh viên v.v... Dưới các vỉa hè chỉ cần kê được một dãy bàn , vài chục chiếc ghế nhỏ, : Một cảnh tượng đầy chất HN , dân dã - nhưng không xô bồ : Những nồi ốc luộc bốc hơi nghi ngút , mùi lá chanh thơm gắt , mùi gừng ấm nồng , ... Những cái suýt xoa  trước món ăn bình dân này .Bạn đã thử chưa ?
Và những phiên Chợ đêm - Phố cổ  Đang chờ đón bạn .Hãy đến với chúng tôi . Hà nội -Kính chào du khách .
Mời bạn...!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2012, 11:46:07 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #107 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 12:00:51 am »

Không biết anh nguyenhongduc nói đúng không ? vậy hôm nào BH ra HN anh làm hướng dẫn viên được không ? Cheesy .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 08:06:24 am »

Những người nào nói về Hà Nội, nhắc về Hà Nội để tìm những kỷ niệm xưa thì thường là những kẻ rất yêu Hà Nội. Có câu thơ "khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn", tâm sự này rất đúng với tâm trạng của đa số, rằng chỉ cần sống một nơi nào đó đủ lâu (bất kể là ở đâu) thì mỗi người chúng ta cũng đều nẩy sinh một tình cảm nào đó nhất định. Người sinh ra ở Hà Nội nhưng vào Sài Gòn từ bé thì những ấn tượng, những cảm nhận về Hà Nội có còn được bao nhiêu. Mà thôi, nếu nhìn xa hơn, ít nhìn xuống đất đi một chút, để cho đầu óc thư thái đi một chút, sẵn sàng tiếp nhận mọi điều như trẻ thơ thì Hà Nội không đến nỗi nào đâu, các bác ạ!
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #109 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 09:11:12 am »

Không biết anh nguyenhongduc nói đúng không ? vậy hôm nào BH ra HN anh làm hướng dẫn viên được không ? Cheesy .


@Behienqyv7c. Bạn Bé hiền cứ yên tâm ra Hà nội chơi. Nếu tôi không tiếp đón được , thì đã có 2 hướng dẫn viên DL chuyên nghiệp là anh Sudoan5 và anh BY , bạn BH không lo bị lạc giữa Hà nội đâu .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM