Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:36:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang  (Đọc 350247 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 11:17:05 am »

Cầu trên cùng và cầu dưới cùng đều là cầu mới làm bác Tuaans à. Chỉ có cái cầu ở giữa, cầu sắt là cầu cũ. Bác Đoàn sang Ngọc đường thì chỉ đi cầu sắt ấy thôi.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 11:32:26 am »

Có bác nào nhặt được cái này không nhỉ





Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 12:57:09 pm »

Có mấy cái ảnh do bọn tàu chụp.

1509? (nó chú thích là đỉnh Lão Sơn)




O-C là A6A và A6B, dựa vào bản đồ em đoán thử mấy chỗ còn lại, Q là đá Pháp, B là khu Đài, Cây khô, Cô X, Chuối.... N và P là khu Làng Lò, hang Dơi. Còn cái cụm E-F-G thì có lẽ là 685.







Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 11:13:26 am »

Trung tá Đoàn có lần nào nghe thấy giọng loa tâm lý chiến của mấy em giặc cái không? Giọng đặc Hải Phòng, nhỉ.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 11:39:48 am »

Trung tá Đoàn có lần nào nghe thấy giọng loa tâm lý chiến của mấy em giặc cái không? Giọng đặc Hải Phòng, nhỉ.
-----------------------------------------------------------
  Hì, có nghe chứ! Giọng HP thì dễ hiểu thôi, Hoa kiều gốc HP về nước hồi 78 đông nhất mà. Ấn tượng nhất là có lần nó phát cả "Hoa sim biên giới" cho mình nghe Grin

  He...he, còn quân hàm của Admin độc lập là Trung tướng đấy nhá, thượng sĩ! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #75 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:29:00 pm »

 Mấy cái hình vẽ hình như là truyền đơn tâm lý chiến của TQ phải không các bác?? Còn mấy tấm hình chụp,là đất của mình mà nó chú thích = chữ loằng ngoằng lên,nhìn thấy cứ cay cay thế nào ấy,cảm giác như nó đang ở trên đất của ông cha mình.Ghét quá!

Không sử dụng từ ngữ miệt thị, gọi đúng danh xưng của các bên
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2008, 10:06:43 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:46:38 am »

Hồi ức của bác phaphai ở e983/f314, copy từ topic cũ bên TTVNOL sang:

Từ nãy đọc chủ đề này thấy nói nhiều đến Trận Lão Sơn ngày 28 tháng 4 năm 1984 tại Hà Giang!
Không hiểu Lão Sơn có phải là Cao điểm 1509 không? Thời gian đó tôi cũng đang đánh nhau ở đó, nhưng không bao giờ được nghe đến Lão Sơn. Không biết thông tin từ phía nào nhưng những năm đó đánh nhau thì cứ 3 lính tầu 1 khẩu CKC với 2 ba lô lựu đạn. Ngoài trận trên đỉnh 1509 mà sau đó ta mất, các trận khác ít khi tập trung được quá 1 trung đội để tấn công vì địa hình vùng Hà Giang rất hiểm trở, nhiều mìn và cả phía ta lẫn phía Tầu đều nhiều pháo. Pháo nói chuyền nhiều hơn ngưòi. Một chiến dịch mà chết đến trăm người thì bọn tớ tải thương và tử sỹ sẽ chết trước.
Lại nói đến pháo Tầu. Đúng là trước đây (trong kháng chiến chống Pháp), pháo binh Việt Nam phải học của Tầu. Trước khi vào đánh nhau cũng nghe nói nhiều đến tài thiện xạ của pháo binh Tầu, nhưng chỉ vài lần chạy pháo bắn thẳng (85mm) của Tầu ở đoạn đường phản gương (khoảng hơn 2 cây số) mà không hề hấn gì thì chẳng còn tin những lời bình nữa. Dẫn chứng là đoạn đường từ km3 Hà Giang đến gần Làng P dài gần 18 km rất nhiều đoạn thẳng tăp, xe ta vẫn chạy cả ban ngày và ban đêm vẫn thắp đèn nhưng cả mấy năm tớ ở trên đấy không có một xe nào bị pháo Tầu bắn hỏng cả (toàn bộ dẫy Bình độ 800 và 1250 bên kia biên giới là các trận địa pháo Tầu). Có hôm từ trên đồi thấy 2 trận địa pháo Tầu bắn từ 6 giờ sáng đến gần 6 giời tối vào trận địa 105 dưói chân đồi bên bờ sông Lô, tớ nghĩ chắc sẽ không còn khẩu pháo nào nguyên vẹn, vì hàng ngày đi qua thấy hội pháo thủ thời sau này lười lắm, không như các anh thời đánh Mỹ, nắp hầm pháo nổi đắp đất dầy chưa quá 1 gang tay. Nhưng chiều tối xuống hỏi thăm thì thấy các khẩu pháo còn nguyên, hố đạn chi chít: Hỏi được nghe trả lời "1 ông bị thương, 1 khẩu pháo hỏng nghẹ". Hàng ngày chỉ thấy khổ cho các rừng cây và nương chè của dân chịu trận pháo Tầu (báo chí hồi ấy thưòng đưa tin - Hôm nay phía Trung Quốc pháo kích hơn 10.000 quả đạn... - Tụi tớ không đến được nhưng chắc không sai lắm đâu. Nhưng trên ấy lính ta quen rồi nên chết thêm 1 người cũng không dễ lắm đâu (có thời gian tớ cũng đã phải nằm trong hang phẫu để thống kê thương binh, tử sỹ)!!

Pháo binh Tầu tại các khu vực dọc biên giới sino-VN còn có lợi thế là từ cuối những năm 60'''' khi lính Tầu sang làm đường đã đo đạc tọa độ từng vị trí (không biết người Tầu đã có âm mưu từ lúc nào).
Tư liệu do bạn huyphuc1981_nb đưa ra: "Trận đó xảy ra vùng suối Vị Thuỷ, nơi có điạ thế thuận lợi cho Tầu nhất biên giới " chưa hoàn toàn chính xác: Suối đó là suối Thanh Thủy, nhưng nếu đó là trận đánh trên Cao điểm 1509 thì còn cách suối Thanh Thủy khá xa. Lợi thế trên đó không phải là do địa hình, mà là do đường giao thông từ Hà Nội lên (ngay cả bây giờ cũng vẫn là vấn đề lớn). Còn về địa hình thì lính ta lợi thế hơn nhiều do thông tạo và không ngờ nghệch như lính Tầu (ít nhất cũng trong những năm ấy).
"Quy mô và phạm vi của chiến cuộc 84-85 tuy nhỏ hơn 79 nhưng không kém phần khốc liệt. Tẹo nữa thì đã có tổng động viên roài "

Cái ông vothuong_81 này thông tin chẳng chính xác gì cả. Đấy chưa phải là 1 cuộc chiến tranh, chỉ là 1 cuộc xung đột biên giới "cứa cho VN chảy máu" là câu nói của phía Tầu. Sẽ không bao giờ có tổng động viên, tớ học đại học xong vẫn đi lính là do nghĩa vụ. Từ HGiang về đến HN khoảng gần 300 cây đi từ 6 giờ sáng đến tận gần 6 giời sáng hôm sau trên xe khách hồi bấy giờ vì vậy hồi năm 1979 phía bên này tương đối bình yên do khả năng tiến thẳng về HN của Tầu không thể có!

Còn đặc công, ở đâu không biết chứ ở trên ấy có bao giờ họ đi đến hơn 1 trung đội, thỉnh thoảng họ cũng có những trận rất hay vì thế bọn Tầu rất tức. Nhưng đổi nhau là các giàn H12 khi thấp thoáng bóng áo dù. Nhưng cũng không chỉ áo dù đâu mà cả áo chít be (áo sỹ quan), ngay cả khi thấy lính tóc ngắn (trong quân đội không được để tóc dài-nhưng lính ở lâu trên chốt sẽ không cắt tóc) cũng đều bị dọa bằng hàng giờ đạn pháo.

Lính thì lúc nào chả như nhau. Đang là thanh niên, xa gia đình... hàng tuần về thị xã HGiang nộp báo cáo, bao giờ tớ cũng có quả "cầu bi" của đặc công, mặc dù lệnh của Quân khu, lính từ trên chốt về thị xã không được mang lựu đạn trên người!

Lại nói đến tóc dài: lính ta tại khu vực Thanh Thủy kể cả sỹ quan đều để tóc dài, mặc quần đùi (mùa đông hay mùa hè đều vậy) để đi lại, leo dốc không vướng víu, cổ, tay đều đeo vòng nhôm tự làm lấy từ vỏ đạn. Vì vậy chính hôm đổi tiền mới (đổi tiền năm 1985) đơn vị đã bắt được 1 thám báo Tầu vì nó mặc một bộ Tô Châu mới cứng, tóc cắt ngắn rất chỉnh tề làm cho đám lính ta nghi ngay. (Khu trên ấy mặc dù hầm ta-Tầu chỉ cách nhau 1 tầm đá ném nhưng ít thám báo do mìn dầy đặc, chỉ cần bước ra khỏi lối mòn vào chỗ có cỏ là dính mìn cóc rồi).

Còn cuộc xung đột biên giới ấy thì tớ là người được tham gia. Ý đồ cao hơn của cấp trên thì không biết nhưng được chứng kiến những gì diễn ra hàng ngày trong thời gian ấy (nhập nhũ 9/83 ra quân 12/85 trừ 3 tháng huấn luyện).

Lính ta đánh nhau đoàng hoàng lắm chứ không lèm nhèm như phía Tầu đâu. Không mất công tổ chức bao nhiêu đài phát thanh ca ngợi TQTH vĩ đại để nhét vài viên thuốc vào trong cái nút phíc, gài quả lựu đạn vào trong gói hàng thả trôi trên sông... để hại mấy người thuyền chài...Tính gan dạ của lính VN thì phía Tầu cũng phẩi công nhận.

Nếu ai bây giờ lên Thanh Thủy, nhìn qua sông Lô là dãy 1250, trên sườn hồi ấy là các khẩu "cao xạ" 37, 12''''6 và DKZ để bắn rượt đuổi lính vận tải gạo, đạn vào hàng Dơi. Nhưng bọn này cũng ít khi bị dính ở đấy lắm, trừ các cậu dát quá không dám chạy nữa làm mục tiêu chết cho pháo phòng không nó ngắm bắn.

(Ai lên đó, ngang qua Thanh Thủy hòn núi đá tay trái là Điểm cao 685, nừa phía này lính ta, nửa phía kia hầm Tầu, còn hòn núi đá trước mặt bị lính Tầu chiếm hoàn toàn.

Trước khi ngoặt hồi ấy còn có xác 1 chiếc xe tăng và 1 chiếc zill 3 cầu của ta bị bắn hỏng từ 1979 là chỗ tụi này tập kết trước khi chuẩn bị chạy đến tận cầu "khỉ" qua suối Thanh Thủy để vào hang Giơi. Cánh đồng trước mặt rộng cũng khoảng 1 km. Nếu bị cối nó bắn thì phải vừa chạy vừa đếm để nằm xuống trước khi loạt cối tiếp nổ. Khu vực đó được gọi là cối xay thịt vì trừ các ngày 2-9, 1-10... lúc nào cũng ầm ầm của tiếng đạn nổ, nằm phía ngoài hang Giơi nhìn lên vách đá trông như hàn điện do mảnh đạn văng vào vách đá tóe lửa ra.

Như vậy đấy, để hiểu là cái trận gì đó mà phía Tầu nói nhiều về "chiến thắng" thật sự nó như thế nào.

Cậu vo_thuong_81 vẫn chưa hiểu thật đâu: Thực sự trên mặt trận Vị Xuyên 83-85 chỉ nằm trọn trong thung lũng Thanh Thủy thôi. Vì đến đầu năm 85 điểm cao 1509 đã bị Tầu chiếm mất rồi. Chắc bây giờ cũng không còn là bí mật, xung quanh cao điểm 685 chỉ có khoảng 2 đại đội thiếu của tiểu đoàn tớ. Ban đầu bọn tớ lên làm đơn vị tăng cường, sau đó trung đoàn tiếp quản từ đơn vị bạn, nhưng lực lượng phía trên chỉ có vậy, do vậy không thể có chuyện các gia đình... Cũng có một số đơn vị khác (không kể pháo binh) như công binh... từ HN lên và các cậu ấy số không may ở khu vục được bọn tớ coi là an toàn nhưng vẫn dính pháo.

Nếu nói đến tính ác liệt thì mật độ pháo đối với 1 diện tích hẹp như vậy nhiều người đã tham gia mặt trận Quảng Trị năm 1972 cũng nói là chưa hơn.

Nhưng cuộc sống của lính trên ấy tuy ác liệt nhưng cũng rất vui: các đồi chè sau khi bị pháo bắn như được đốn đao tha hồ nhặt đọt theo công thức "2 tôm 1 tép" và ngồi sao chè bằng tay, vì thế ở HGiang mà nói đến chè chốt thì không ai không biết. Lính gọi là chè mật chuột, nước pha xong cắm tăm xuống không được mà vẫn xanh ngắt. Đi đào ong đất, tổ chức không kém chuẩn bị chiếm lại 1 hầm của Tầu....

Chỉ buồn nhất là những lúc về Thị xã hồi ấy chỉ nghe các bài hát "tết này con không về", "rừng lá xanh"...


Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:48:49 am »

Thực ra 1509 đầu tiên là do 313 giữ, sau bị Tầu tấn công lấy mất (được giải thích là do lính 313 ở lâu quá không chịu được bỏ đi hết-lúc bọn tớ lên có cậu lính pháo 76 ly 2 đã ở lính đến 7 năm rồi - lên nhớ nghĩa vụ có 3 năm thôi), sau đó đầu năm 85 chỉ có mỗi trung đoàn 86 tấn công lấy lại được, giao lại cho 313 và họ vòng một mạch qua đất Tầu để về, nhưng về đến HG thì cũng đã thấy lính 313 ở đấy rồi. Bọn tớ (tiểu đoàn) đầu tiên lên tăng cường cho 313, sau đó cả trung, sư đoàn cũng lên và chính thức nhận tiếp quản của 313. Nhưng từ đó chỉ đánh nhau xung quanh bình độ 400, 685... không lên lại 1509. Phiên hiệu đơn vị hồi đấy thay đổi hết, bây giờ cũng không nhớ lắm, chỉ nhớ phiên hiệu chính thôi, các đơn vị bổ xung thưòng dưới hình thức đơn vị tăng cường của sư đoàn chính-có nghĩa là thường xuyên chỉ có 1 sư đoàn trong khu vực Vị Xuyên-Thanh Thủy (nếu là quân trực tiếp chỉ có 1 E thiếu thôi, 1/3 trên các hầm, 2/3 là vận tải nước, cơm, vũ khi cho các hầm của đơn vị-như tớ đã nói L. P. là kho hậu cần của E, chứ không phải F), F chỉ cùng QK hỗ trợ đằng sau (chắc là phòng ngự đề phòng Tầu tấn công xuống thị xã và hỗ trợ pháo). Vì vậy ở trên ấy ít khi có thể tập trung quân lớn được, kể cả những lúc ta (thường gọi là MK-lấy tên mùa khô ở Căm-Pu-Chia), hay Tầu mở chiến dịch, cho nên 1 trận mà chết nhiều thì không có đâu. Chỉ có nhiều pháo thôi. Các quả núi không bao giờ cỏ có thể mọc được do đạn pháo (tưởng tượng mùa mưa cỏ dễ mọc như vậy mà cũng phải chịu). Đỉnh 685 là núi đá, tụi lính bọn tớ bảo nhau có khi chỉ còn 645 do pháo Tầu bắn thường xuyên không để 1 hòn đá to nào còn lại để lính mình dựa vào đó làm hầm (trong thung lũng trừ các ngày lễ, tết không lúc nào ngớt tiếng đạn nổ). Còn chính tớ cũng đã nằm 1 tuần trong hang phẫu để thống kê thương binh, tử sỹ. Chỉ rất buồn là ở trên ấy, ngay cả vết thương ở phần mềm nhiều khi vẫn phải cưa cụt chân, tay! Lính mình đánh nhau cũng lỳ lắm, phía Tầu cũng phải bắn truyền đơn sang công nhận.
Đoạn đường mà Dongadoan nói đến tụi này gọi là đoạn mặt gương, 12 ly 8 hay DK-37 từ 1250 đều không bắng được đến đấy, từ trên đi xuống phía bên trái là mấy hầm pháo bắn thẳng của mình. Ngày xưa là 76 ly 2 sau đó mình thay bằng thằng "giơ cao đấm khẽ" 82 mm (tiếng đề pa rất to nhưng bên kia chỉ nghe bụp một cái thôi). Còn đối diện (vì thế gọi là mặt gương) cũng là các lỗ pháo bắn thẳng của Tầu (trông chỉ là các chấm đen đen thôi). Trên đấy ở các phía khác chắc cũng có dùng súng bắn tỉa, nhưng ở phía này mà thấy được miệng hầm thì pháo bắn thẳng nó nói chuyện trước (chạy ở đoạn mặt gưong ấy thỉnh thoảng cũng có 1 cái hầm ếch nhưng không ai dám chui vào vì 82 bên kia cũng được sử dụng để bắn tỉa-đã 1 lần đưa công văn mình đã phải chạy như vậy vì bắt đầu xuống nó đang bắn đạn khoan, nhưng được một lúc thấy khói đùm trên mặt đường chỉ còn cách vừa chạy vừa nằm như qua cánh đồng Hang Giơi. bữa đó hội sỹ quan trung đoàn bộ chạy ra đón họ chỉ trách tại sao liều vậy).
Đoạn đường mà Dongadoan nói đến tụi này gọi là đoạn mặt gương, 12 ly 8 hay DK-37 từ 1250 đều không bắn được đến đấy, từ trên đi xuống phía bên trái là mấy hầm pháo bắn thẳng của mình. Ngày xưa là 76 ly 2 sau đó mình thay bằng thằng "giơ cao đấm khẽ" 82 mm (tiếng đề pa rất to nhưng bên kia chỉ nghe bụp một cái thôi). Còn đối diện (vì thế gọi là mặt gương) cũng là các lỗ pháo bắng thẳng của Tầu (trông chỉ là các chấm đen đen thôi). Trên đấy ở các phía khác chắc cũng có dùng súng bắn tỉa, nhưng ở phía này mà thấy được miệng hầm thì pháo bắng thẳng nó nói chuyện trước (chạy ở đoạn mặt gưong ấy thỉnh thoảng cũng có 1 cái hầm ếch nhưng không ai dám chui vào vì 82 bên kia cũng được sử dụng để bắn tỉa-đã 1 lần đưa công văn mình đã phải chạy như vậy vì bắt đầu xuống nó đang bắn đạn khoan, nhưng được một lúc thấy khói đùm trên mặt đường chỉ còn cách vừa chạy vừa nằm như qua cánh đồng Hang Giơi. bữa đó hội sỹ quan trung đoàn bộ chạy ra đón họ chỉ trách tại sao liều vậy).
Về vũ khí trên Vi Xuyên hình như tâ có BKĐ (hình như 1 ngựa chỉ chở được 1 quả), pháo 122 (qua đầu bọn tớ nổ thêm 1 cái trước khi chui xuống đất), BM13 (quay đít lại hướng biên giới, xe nào bắng xong chạy ngay để hậu quả cho tụi lính xung quanh-tiêng kêu như hồi 1972 B52 ở Hà Nội). Mỗi MK (chiến dịch), nếu không phải tham gia trực tiếp tụi này chuẩn bị đón xem vì còn đẹp hơn cả pháo hoa ở Hà Nội bây giờ! nhưng chỉ sau gần 1 giờ là chui vào hầm cho nhanh để tránh phản pháo từ phía Tầu!
Quên mất, về vũ khí hồi đó ta cũng có thử AT1 hay AT2 gì đó (tên lửa dòng dây định để phá các trận địa bắn thẳng của pháo tầu), nhưng tụi điều khiển chúng hèn quá, vừa bắn đã lủi ngay vào hầm tên lửa mất điều khiển không thể bắn trúng được,sau thôi không sử dụng nữa!
Tớ không phải là pháo binh nên không thạo lắm, thấy nói là BM 13, giàn phóng là các thanh sắt như trong ảnh đặt trên xe GRAD, nhưng quả đạn dài gần hết giàn phóng chứ không ngắn như vậy đâu. Xe đỗ thành hàng ở con đường song song với đường HG-Thanh Thủy, quay đít lại phía mặt trận, xe nào bắn xong đi ngay. Các xe giàn phóng đi được một lúc pháo Tầu mới bắn trả lại. Tớ cũng không biết Tầu hồi ấy có rada hay không, nhưng hình như các trận địa 130 và 122 ở dọc đưòng đi (các trận địa 82 ở gần hơn) không bao giờ bị hỏng pháo cả. Cũng giống như hồi đánh Mỹ, một trận địa chính, có kèm theo mấy trận địa giả. Khi ta bắn pháo thấy lửa chớp ở mọi nơi. Còn xe chở đạn và thực phẩm vào L. P. chạy ngày không nói, chạy đêm đều bật đèn pha (tớ thỉnh thoảng vẫn phải theo xe ra và về từ TX HG). Thỉnh thoảng cũng có lính ở trên xe bị chết hoặc bị thương do mảnh đạn pháo nhưng cả thời gian tớ ở trên ấy không có xe nào bị bắn hỏng cả. Về sau mấy cậu ra quân sau nói có 1 xe chở thịt hộp, chắc lái xe mới, bị pháo bắn đuổi, chui xuống gầm cầu trốn, xe mới bị bắn hỏng! Dọc đường từ cây số 3 đến tận gần L. P. chỉ có mấy cây gạo và cây sữa là còn sống, những cũng hầu như công còn một cành lá nào. Ở khu vực ấy cũng không có 1 cái nhà dân nào vì đã bị bắn cháy hết. Nhưng hồi năm ngoái xem trên TV thấy ca ngợi xã ấy (hình như tên là Quyết Tiến, hay cái gì Tiến ấy) được khen ngợi là làm kinh tế giỏi!
Tớ có thể mô tả cái giàn phóng đó vì trước khi lên chốt, đơn vị nằm chờ ở Xã Tân Tiến (nằm cạnh HG), trưóc khi bắn các xe pháo đỗ ở trong thôn, chập tối mới bò ra con đường ấy, bắn xong đi ngay. Bọn tớ hay ra đấy hái rau dớn, thấy xe tên lửa ra là phải chạy về ngay để chui vào hầm vì ngay sau đó là Tầu phản pháo. Còn BKĐ (không biết tên thật của nó là gì) thì quả đạn rất to, lúc bay lên như một cái thuyền lửa, nổ phía bên kia rất to. Cối 160, quả đạn nặng gần 50 kg, hố to như hố bom B52. Bọn tớ trên đỉnh núi đá đạn rơi sát bên nghe tiếng đuôi nó lắc hút-hút và nổ dưới chân núi như bom. Trên ấy, pháo mình bắt sát hầm mình, Tầu chỉ dám bắn xa vị trí lính Tầu thôi, còn gần chúng chỉ dám dùng cối. Nhưng thỉnh thoảng tụi lính pháo binh cũng bị phạt, phải lên vác bê tông xây dựng hầm pháo bắn thẳng vì bảo quản vũ khí tồi, liều phóng ẩm pháo hụt tầm rơi cả vào hầm mình (miệng hầm mình hưóng về phía HG.)
Hồi ở trên đó cũng có biết mấy lần về các trận đánh của đặc công (bọn Tầu rất ghét mầu áo rằn), có 1 trận họ luồn sâu vào đất Tầu, đánh xong luồn đường khác trở về, nhưng không biết giết được bọn nào mà chỉ nói trước các hầm đều phơi áo may ô, chắc là bọn sỹ quan cấp to. Còn trận sau là lúc tớ vừa ra quân, còn ở ngoài TX HG. Ngay hôm quân 33 vừa lên tiếp quản thay bọn tớ (đã kể về lúc dẫn trinh sát họ đi -có mời họ lên húp mật ong trên 685), đã bị Tầu tấn công lấy mất 1 hầm, đặc công phải lên lấy lại nhưng bàn giao cho 33 xong họ lại bỏ mất, đặc công phải phòng ngự giữ hầm và vì không thạo phòng ngự bằng lính bộ binh nên đã mất 1 đại đội trưỏng - chắc là cái vụ này đấy!
Có 2 loại hầm trên ấy: ví dụ như vị trí 4 hầm (BĐ 400)-> đó là các hầm núi đất, đào sâu vào trong núi (cả hầm pháo bắn thẳng 83 hay 76,2 cũng như vậy) chống bằng cột bê tông. Các hầm này miệng hướng về phía Hà Giang (tất nhiên là hầm TQ thì hướng về phía TQ rồi), rất bị đe dọa bởi pháo ta hụt tầm (đơn vị tớ có 1 đại đội pháo 120 có hôm bị thương mất hơn chục người do 1 quả pháo nổ trong hầm, mà lúc đó chỉ có pháo ta đang bắn).
Còn ở các khu vực núi đá như 685 thì mỗi hầm chỉ có 1 hoặc 2 người dựng bằng các khúc gỗ ngắn dựa 1 bên vào khe đá lát bằng bao cát nhỏ và ngụy trang phía ngoài bằng đá (AK trong trường hợp này mang lên chỉ để chống hầm). Ở trong những hầm như vậy cả ngày chỉ cúi khom khom, đêm mới bò ra lập những cho bao cát hở ra do pháo bắn. Những hầm này thì đối mặt trực tiếp với pháo bắn thẳng của TQ, đặc biệt là DK. Những hầm do pháo bắn rung đã lở mất lộ bao cát (rất tiếc là hồi đó vỏ bao cát lại mầu xanh rêu thẫm) sẽ bị DK nó bắn vỡ. Những ngày trời mưa, cơm nắn đưa lên chỉ được ăn ở giữa, vì bùn trộn với phân và nước tiểu mà cầm tay ăn phải sẽ bị kiết ngay.

Còn chuyện vũ khí thì thực ra RPD cũng không nhiều, chủ yếu là lựu đạn (buộc dây chỉ ném ra còn để có ánh lửa quan sát nữa), M79, cối 61, B41 và M72... Lính ở đơn vị loại súng nào cũng dùng được (trong đơn vị có khoảng gần 20 đại học và cao đẳng!). Ngoài các chiến dịch lớn đạn bắn đẹp hơn pháo hoa bây giờ, còn lại nếu nói tấn công cấp trung đội chắc cả hai phía công lại chưa được 20 người nhưng pháo sẽ bắn hàng giờ (cũng cả 2 phía)! Hồi đó có thấy cả xe chuyên gia Nga lên tận đỉnh 812 (phía trên L. P.).

Cuối 83, đầu 84 Tâu nó chiếm mất 1509, ta có lấy lại nhưng sau đó không ai giũ lại bị nó lấy mất. Tại Thanh Thuỷ, nó lấn sâu vào nước ta hơn 1 km và xây dựng các loại hầm cố thủ tại những chỗ chiếm được. Phía ta cũng làm các hầm cố thủ. Hầm Tầu miệng quay về phía Tầu và hầm ta quay về phía ta. Sau thời gian đó chiếm thêm 1 hầm của nhau rất khó. Khi vận chuyển nuớc lên các hầm chốt của đơn vị bằng can nhựa (kiểu ba lô), nước phải đổ đầy, nếu không bọn tầu nghe thấy gọi pháo bắn, hoặc ném lựu đạn sang. Do vị trí miện hầm pháo từ phía sau có thể bắn lọt vào trong hầm được.

Đơn vị cũng mấy lần tham gia chiếm dịch để lấy lại vị trí 4 hầm ở 400 nhưng không được. Trước khi ra quân, đơn vị rút sang Yên Minh, Sư 31 lên tiếp quản làm ta bị mất mất 1 hầm và 1 đại trưởng đặc công!
(đơn vị trước khi rút sang Yên Minh còn bị 1 trận mưa lớn làm sập hầm nữa-nhưng hầm này là hầm lớn, đào sâu trong núi đất chứ không phải loại hầm cá nhân ở núi đá 685)
Nói chung đánh nhau hồi ấy nó cũng gần giống như bây giờ rồi, trên chốt thì chiến đấu, dưới này thì không thiếu cái gì cả, từ cà phê nhạc đến các kiểu tiêu cực (các thanh bê tông lính phải vác vai lên tận đỉnh núi làm hầm chốt bị rút hết xi măng, hầm vừa làm xong đã sụp-mà đất đào hầm phải vận chuyển tận sang bên kia triền núi để khỏi lộ).
Còn lúc đánh Bình độ 400 đơn vị tớ cũng làm thê đội dự bị, vào tấn công lão tiểu đoàn trưởng bắt lính mang cơ số phòng ngự, kể cả gạo ăn cho lên lúc nổ bộc phá, lính còn rải tới tận thung lũng Hang Giơi chưa vào xong. Nhưng mà bảo ta thiệt hại nhiều thì cũng chẳng có người mà chết đâu. Trận ấy cũng chẳng tấn công được, Mìn Claymor do công binh 313 chuẩn bị và bị lắp ngược, không quét đưọc hàng rào và mìn của Tầu mà lại quét lính ta đang chuẩn bị xung phong ở phía sau.

Trận ở Yên Minh tớ đã ra quân, chỉ nghe bọn về sau kể lại cũng chẳng có gì đặc biệt lăm, trân ấy đơn vị có 1 anh hùng, nhưng chúng chỉ bảo khi sang Yên Minh không còn ác liệt như ở Vị Xuyên vì pháo Tầu thưa hơn hẳn!

Đánh nhau hồi đó cũng buồn cười lắm, tuần nào cũng về Thị xã nộp báo cáo, muốn biết tuần tới đơn vị làm gì chỉ cần vào gặp bà bán nước, khai rõ tên đơn vị là các bà ấy đọc vanh vách tấn công ở đâu, chuẩn bị phải vác bao nhiêu đạn....

Bắt bộ đàm gặp mấy em Việt "gốc mít" vừa hô "thấu xẻng, chiêu thâu..." các em đã đọc vanh vách phiên hiệu đơn vị mình, còn phía mình chỉ được QK thông báo đang đánh nhau với quân đoàn nào thôi.

Nhưng lính mình thì phía Tầu cũng phải công nhận gan lì và đánh giỏi và xin các cậu đừng bao giờ tin những thông tin trên các trang của Tầu: lính mình hồi đó ở trên ấy không đông lắm đâu để mà chết như vậy. Cấp tiểu đoàn cũng chỉ biên chế hơn trăm 1 ít thôi! Bọn tớ có thể đọc trích ngang từn anh trong đơn vị (dù đơn vị cũng được bổ sung 1 đợt khoảng tháng 8-9/1985).
Hà Giang những năm 83-85 (đến 86 ít dần và hình như đến cuối 86 thì chấm dứt hẳn) không thể nói là chiến tranh (mặc dù cũng rất ác liệt). Phía Tầu nói là cứa để VN chảy máu!. Bọn tớ cứ theo rõi tình hình biên giới phía Tây Nam (thực chất là ở Căm Pu Chia), nếu mình mở chiến dịch truy quét tàn quân Polpot ở CPC thì trên ấy Tầu cũng bắt đầu đánh. Nếu tớ có biết được một ít thông tin chỉ vì là thống kê của 1 đơn vị, ngoài công việc 1 lính trơn của 1 đơn vi đang tham gia tác chiến dưới dạng tăng cường (lúc đầu là D tăng cường, sau đó E tăng cường) và khu vực phụ trách của F chính là phía trên (Yên Minh - Quảng Bạ, khi F31 vào thay thì đơn vị cũng rút hết sang hướng của F)-như tải đạn, cơm, thương binh, tử sỹ, tham gia trong thê đội dự bị tấn công, còn thường xuyên phải đi khắp các vị trí của D, thường xuyên phải về dưới thị xã nộp các loại báo cáo. Lúc ra quân chỉ mang quân hàm hạ sỹ !

Nhưng thực ra cũng chưa ngắm bắn trực tiếp vào một anh lính Tầu nào (hình như trong đơn vị cũng có rất ít người có cái may mắn này, mà chủ yếu là bắn gián tiếp-tớ đã nói là AK chỉ để cho sỹ quan thôi).

Lính trong đơn vị, số lên trực tiếp từ Bắc Quang, sử dụng vũ khí rất thành thạo do được tập rất kỹ, nếu phát cho 1 băng AK đầy thì hầu như lính ai cũng bắn đủ 16 nhịp, không 1 viên tắc cú (tuy vậy trận đầu tiên ở C6 vẫn có 1 khẩu cối 61 bị bỏ đạn ngược đầu vào-chiến tranh mà), chỉ có sỹ quan thì tớ đã chứng kiến buổi bắn tập K54 của 5 sỹ quan, sau 3 lần, bia số 8, 25 mét mà không một phát rách áo!.

Mấy ông sỹ quan đã tham gia ở Quảng Trị, lúc huấn luyện nói phét như thần, lên đó dúm dó lại.


Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:49:29 am »

Thực sự cũng không biết lai lịch của 2 cái xe tăng và cả cái ô tô này, vì sau năm 83 lên đấy đã thấy chúng ở đấy rồi, chỉ nghe nói là chúng dùng để chặn quân Trung Quốc băn 79 thôi. Trước khii đến chỗ 2 cái tăng đó là vị trí đại đội cối 120 của Trung đoàn tớ. Suốt dọc con đường ấy là các hố đạn cối 160 cảu tầu, và chỗ ngã ba Làng Ping là trân địa 105, bây giờ thì đường to lắm rồi ra đến tận của khẩu Thanh Thủy.

Cái ô tô này và sau đó có 1 cái nữa ở cầu cây gạo là 2 cái ô tô duy nhất bị bắn hỏng ở mặt trận Vị Xuyên này, mặc dù hàng ngày xe và ra rất nhiều và đường từ làng Ping về đến cây số 3 (khu vực pháo tầu thường bắn dài khoảng 18 km và có nhiều đoạn rất thẳng).

Giải thích đơn vị lên thay bị mang tên đơn vị cũ cũng không đúng hoàn toàn, mà đơn vị tăng cường bị mang phiên hiệu (cấp cao hơn) của đơn vị chính thì đúng hơn: Ví dụ như 983 chính là Trung đoàn tớ, mang biệt danh 983 vì lính khung chính nhập ngũ tháng 9 năm 83 (cả tớ). Trung đoàn 983 là E2 thuộc sư 314 (Hình như E982 là lính của F356).
Còn sư 31 (về từ Căm Pu Chia) lên thay thế bọn tớ (F314) và vào tháng 12/85 chứ không phải tháng 2 và cho 313!

Trên ấy trừ cuối năm 84 và đầu năm 85 trên 1509 hầu như không có trận đánh nào lớn cả vì vậy những thông tin về số lính chết nhiều cũng coi như tin vịt (và đơn vị tớ nằm suốt từ Làng Pinh, 812 (cứ), Thanh Thủy đến các khu vực 400, 685...).

Ở trên ấy chỉ sỹ quan mới được mang AK, còn lính thì ít nhất cũng RPD, M79 hay B41... các loại súng lục không thấy nếu không phải sỹ quan từ quân khu lên! Chắc kinh nghiệm dùng AK không phải ở Thanh Thủy (Vị Xuyên)!
Phiên hiệu các đơn vị lên đấy đều thay đổi, 983 chỉ có khi bọn tớ vào Tân Tiến (cũng thuộc Vị Xuyên, nhưng gần Hà Giang hơn) trước khi tăng cường cho F313, còn phiên hiệu chính là E881 mà bình thường được gọi tắt là E2. Bốn hầm bị mất vào tháng 11-84 và sau đó D tớ làm thê đội dự bị cho 1 D của Hải Phòng tấn công vào tháng 5/85 nhưng cũng không lấy lại được. Còn bọn lính trên đó đều biêt nhau hết, không thể nói lính cũ không biết có đơn vị mới vào. Khi 31 vào tớ là nguời xuống đón tiền trạm của họ!
Từ D cho đến E bọn tớ đều là lính tăng cường cho F313, thực tế sư đoàn chỉ chính thức vào sau tháng 12/85 và lên hướng Yên Minh, bàn giao lại Vị Xuyên cho F31!
" ...có một điểm đáng lưu ý là địa hình phòng ngự toàn là đá, các chốt, hầm đều là hang đá, hốc đá, sườn núi phía TQ dốc hơn, đối phương rất khó tấn công, đúng là không giống như các bác cựu binh Vị Xuyên mô tả."

Nếu bạn lên Vị Xuyên bây giờ thì sẽ thấy, núi đá chỉ có dọc Sông Lô từ Làng Pinh đến Hang Giơi. Nói như bạn chỉ đúng ở Điểm cao 685, một phần 400. Các khi vực khác đều là núi đất.
Còn tên các địa điểm trên ấy nghe rùng rợn thật và là do lính đặt, tên mỗi địa điểm là một kỷ niệm cho một sự kiện và thường chi có 1 tên thôi, không như bạn nào nói là có các tên khác nhau!

Thung lũng Ma chính là cả cái thung lũng trong Làng Ping còn Cối Xay thịt là cả cái cánh đồng trước thung lũng Hang Giơi do tiếng pháo không bao giờ dứt (trừ Tết, 1/8, 2/10 và cả 2/9 nữa), tiếng pháo vọng vào vách đá dội lại như tiếng cối xay lúa.... Còn các tên khác nằm dọc đường leo lên 812 từ thung lũng Hang Giơi... do lính vận tải đặt ra!
Cái ảnh chụp cậu lính đeo ba lô can nước cởi trần trùng trục ấy chắc là giai đoạn sau, còn thường lính trên ấy tóc dài, mặc áo không chít gấu với quần đùi khi gùi đạn hay lương thực lên hầm vừa đễ leo dốc vừa đỡ bị xây sát hơn khi phải ngã, lăn.... tránh đạn pháo và chỉ đi ban đêm nếu không phải những ngày ngừng bắn nói trên và cũng chỉ từ Làng Pinh vào Hang Giơi thôi (có những lần bọn tớ mang đạn vào Hang Giới sớm quá bị Trung đoàn ra chặn lại bắt đến tối mới cho đi tiếp)!



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
nguoilinh
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #79 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 11:29:15 pm »

Em xin hỏi bác Chiang một chút, theo như box GDQS thì như cao điểm 1509 đã thuộc về TQ sau cuộc chiến 84 - 88 phải không bác?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM