Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:24:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh và thông tin về quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 581170 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #170 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:49:54 pm »

Có con top VN nào nhận ra mình hoặc người quen trong ảnh này không? Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #171 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:58:54 pm »

Bên Lèo!
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #172 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:06:19 pm »

Bên Lèo!
Đúng gồi! Cái mặt với tóc đó, TL. Hay làm bộ thử anh em? Hihihi.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #173 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 09:35:25 am »

Bên Lèo!
Đúng gồi! Cái mặt với tóc đó, TL. Hay làm bộ thử anh em? Hihihi.

Nhất là cái trò "buộc chỉ cổ tay" thì bên K không có  Grin
Logged
lehangiang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #174 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 12:09:51 pm »

Tôi có một anh bạn tên là Trần Quốc Phi, sinh năm 1968. Anh ta từng làm lính đặc công bên chiến trường K. Mặt trận 479, thuộc sư đoàn 302, tiểu đội đặc công D15 (Mã hiệu nhóm đặc công). Từng đánh một trận ác liệt năm 1986-1987.

Được biết thời điểm này anh ta có rất nhiều hình chụp lại nhưng vì thời gian đã làm hư mất, nay mong tìm lại các tấm hình ấy (lúc đó có rất nhiều người chụp anh ta, và lúc hành quân trở về anh ta có ngồi trên chiếc xe thứ 3 và được quay phim chụp hình mong tìm lại được đoạn phim và hình ảnh lúc ấy .

Mong các bạn giúp chúng tôi tìm lại hình ảnh vể nhóm đặc công D15 ấy.
Xin chân thành cảm ơn các bạn !
Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #175 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2008, 05:36:46 pm »


hình như là việc xảy ra giao tranh giữa VN và Thái Lan đã được đề cập trong bài viết "xung đột vũ trang ở Lào" rồi thì phải . em xin copy lại để mấy bác tiện theo dõi

Đây là bài viết về cuộc xung đột tại Lào từ năm 1975 trở về đây, trong đó VN đóng vai trò chính.
Sau khi nắm quyền lực, Pathet Lào thắt chặt quan hệ với Việt Nam và bắt đầu tổ chức lại quân đội chính quy, bao gồm cả lực lượng không quân mới- Không quân nhân dân Lào (LPLAAF). Pathet Lào đã từng nhận một số máy bay vận tải vào năm 1962, nhưng họ đã nhanh chóng chuyển giao cho Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam đã tổ chức và huấn luyện cho trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của Pathet Lào vào năm 1973 với khoảng nửa tá An-2 và An-24. Đơn vị này hoạt động tại căn cứ Wattay khi Viên Chăn trở thành thành phố trung lập, họ hỗ trợ các đơn vị Pathet địa phương và chuyên trở các nhân vật quan trọng của Pathet Lào. Một chiếc An-24 rớt tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 03 năm 1974, mang theo bộ trưởng ngoại giao Angieri và 15 nhà báo ngoại quốc.
Khi đa phần lực lượng phái trung lập và phe hữu Lào buông vũ khí, thì người Hmong vẫn tiến hành cuộc chiến cho dù không còn sự hỗ trợ của Mỹ. Các lực lượng của người Hmong chuyển xuống vùng đồng bằng, xây dựng các căn cứ chiến đấu cho cuộc chiến mới. Các trận đánh diễn ra tại cánh đồng Chum, khoảng 60,000 người Hmong phải tị nạn. Họ tổ chức lại trong một tổ chức gọi là Chao Fa trong dãy núi Phu Bia, và mở rộng các cuộc tấn công dọc đường 13, thậm chí còn tấn công các cứ điểm của Lào cách Viên Chăn chỉ có 60 cây số.
Quân đội giải phóng nhân dân Lào vẫn còn đang trong quá trình huấn luyện và tổ chức. Chuyên gia Việt Nam giúp đỡ bảo trì các máy bay Mỹ để lại, nhưng do thiếu thốn thiết bị và đạn dược nên khả năng tác chiến còn hạn chế. Máy bay T-28 được dùng để oanh tạc căn cứ của người Hmong, còn C-47 và C-123 dùng để chuyển quân. Các máy bay cũ của không lực hoàng gia Lào được điều động để hỗ trợ các chiến dịch quân sự, như máy bay DC-3, DC-4 và C-46. Không quân Lào có 29 chiếc T-29, 8 chiếc hoạt động tại Muang Phonsavan, một số khác đóng tại Long Tieng.Do thiếu nhân viên và phi công, chính phủ phải tha một số nhân viên chính quyền cũ và đưa họ vào sử dụng. Một số lợi dụng cơ hội để đào thoát sang Thái Lan. Khoảng 9 máy bay đã trốn sang Thái Lan từ năm 1975 cho đến 1977, bao gồm 1 T-28, 1 C-47, 1 An-2, 4 UH-34, và 1 T-41. Ngoại trừ chiếc An-2 đuợc trả về Lào, còn lại đều bị Thái Lan thu giữ.Hai chiếc UH bị người Hmong bắn hạ.
Với sự giúp đỡ của Việt Nam và Liên Xô, từ năm 1977 không quân Lào được mở rộng thêm. Trung đoàn tiêm kích được thành lập với 10 chiếc Mig-21 PFM, 2 chiếc Mig-21U, 6 An-24 và 4 Mi-8. Theo nguồn tin ko rõ ràng, còn có Mig-17 và Mig-15 UTI được chuyển giao, nhưng có lẽ là của không quân Việt Nam hỗ trợ thì đúng hơn.Liên Xô còn giúp xây dựng căn cứ radar nhằm theo dõi Thái Lan và Trung Quốc.Căn cứ Muang Phonsavan ở Cánh đồng Chum được xây dựng thành một căn cứ không quân hiện đại, một số sân bay khác cũng được sửa chữa.
Khi lực lượng đã sẵn sàng, quân đội Lào cùng với 40,000 quân tình nguyện Việt Nam tổ chức một chiến dịch tấn công phỉ Mẹo (tức người Hmong). Đầu năm 1977, nhiều căn cứ trên đồi bị quân đội VN bao vây với hỗ trợ của pháo 130mm. Không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay F-5A/E oanh tạc căn cứ phỉ Mẹo, các loại bom napal và bom bi đã được sử dụng.
VN còn sử dụng Mig-21s bay cùng với T-28 của Lào, Mig-21 đóng tại căn cứ Pakse ở miền nam đôi khi cũng tiến hành các vụ oanh tạc Khơme đỏ. Các đợt tấn công của VN có sử dụng trực thăng đổ bộ đặc công chiếm giữ các điểm cao. Sau đó trực thăng còn chuyên chở pháo tới đóng tại các vị trí đó. Sau các đợt oanh kích dữ dội bằng pháo và không quân, quân đội VN chiếm được căn cứ trong dãy núi Phu Bia, do 3000 quân phỉ Mẹo phòng thủ, vào mồng 03 tháng 12 năm 1978.



Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #176 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2008, 05:39:08 pm »

Một cuộc chiến không tuyên bố với Thái Lan
Trong cuộc chiến Campuchia, Thái Lan quay sang ủng hộ Khmer đỏ và các nhóm vũ trang Căm Bốt khác, cho dù trước đó Thái và Khmer đỏ đã từng đụng độ vào tháng bảy năm 1977. Phía Thái phản công dữ dội, không lực Thái sử dụng trực thăng yểm trợ ồ ạt cho bộ binh, có lẽ đây là nguyên nhân khiến Khmer đỏ phải chuyển hướng gây hấn sang Việt Nam. Trước đó Khmer đỏ chưa bao giờ thiết lập các căn cứ ổn định dọc biên giới Thái Lan. Nhưng sau khi bị VN tấn công, một số lớn quân Khmer đỏ chạy trốn sang Thái, xây dựng căn cứ mới và tăng cường tấn công VN. Đáp lại, VN bắt đầu hỗ trợ các nhóm cộ.ng s.ản trên đất Thái, số quân của họ lên đến gần 10,000 người. Trong suốt gần 20 năm, người Thái phải tiến hành chiến tranh chống du kích ở trong và ngoài biên giới của mình. Cuộc đụng độ lớn đầu tiên diễn ra vào ngày 23 tháng sáu năm 1980, VN tấn công căn cứ của phe NKPLF (tổ chức vũ trang chống VN không thuộc Khmer đỏ) tại khu vực Aranyaprathet, không lực Thái kết hợp với bộ binh phản công, nhưng bị VN bắn hạ một trực thăng và một máy bay trinh sát OV-1.
Vào năm 1982, tình hình Căm Bốt rất tồi tệ đến nỗi không đoàn xe tiếp tế nào của VN dám đi mà không có sự bảo vệ của một đơn vị tăng T-55. VN chỉ có một số lượng ít xe bọc thép M-113 và BTR-60, do đó thường bị tổn thất trong các cuộc phục kích dọc đường. Liên Xô phải cung cấp thêm các trực thăng Mi-8 và Mi-24, VN cũng thỉnh thoảng phải dùng lại các máy bay T-28 cổ lỗ từ thời Không lực hoàng gia Căm Bốt. Tình hình chẳng cải thiện bao nhiêu, rốt cục phải cần có một sự trả đũa. Có tin đồn rằng VN dùng An-2 tấn công các khu tập trung quân của Khmer bằng vũ khí chemical.
Vào năm 1982, không quân VN thỉnh thoảng tiến hành các phi vụ dọc biên giới Thái, đôi khi còn băng qua luôn. Đặc biệt, máy bay An-26 của VN trang bị hệ thống ELINT/SIGINT-gatherers (có lẽ là hệ thống trinh sát) đc dùng để theo dõi hoạt động của quân Thái, tìm ra các căn cứ của Khmer đỏ và hoạt động của chúng. Một chiếc bị rơi trong đất Thái vào tháng hai năm 1982 trong hoàn cảnh không rõ ràng. Vụ này có thể liên quan đến hoạt động của các tiêm kích cơ không quân Thái. Chúng bay trinh sát trong khu vực biên giới, thỉnh thoảng tiếp cận và ngăn chặn máy bay trinh sát VN. Cả hai phía VN và Thái đều không muốn mở rộng cuộc chiến, do đó họ rất thận trọng khi tiến hành các phi vụ.
Tháng tư 1983, quân đội VN tấn công phe NKPLF ở khu vực Aranyaprathet lần nữa, nhưng bị chống trả quyết liệt. Không quân Thái dùng hai chiếc F-5e ném bom, những ngày sau các phi vụ đc tiến hành bởi máy bay A-37, một chiếc A-37 bị Sa-7 bắn hạ vào ngày mùng 8. Cuối tháng ba 1984, VN tấn công căn cứ của Khmer đỏ tại dãy núi Dongrek, đối diện với tỉnh Sisaket. Khi quân đội VN tiến vào đất Thái, quân đội Thái pháo kích đáp trả và gọi A-37 tới ném bom. Các trận đánh kéo dài tới tháng tư, không quân Thái tăng cường ném bom khiến cho VN phải đưa thêm các đơn vị pháo phòng không. Ngày 14, một chiếc O-1 bị bắn hạ, hôm sau thêm một chiếc A-37B.

Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #177 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2008, 05:48:36 pm »


... Vào năm 1982, tình hình Căm Bốt rất tồi tệ đến nỗi không đoàn xe tiếp tế nào của VN dám đi mà không có sự bảo vệ của một đơn vị tăng T-55 ...


He he, vui thiệt.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #178 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2008, 06:36:19 pm »

TAYDOC711 CÓ THỂ  CHO BIẾT NGUỒN TƯ LIỆU KHÔNG?
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2008, 06:38:23 pm gửi bởi china » Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #179 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2008, 07:16:17 pm »

Sau khi đánh bại các lực lượng chủ lực của Khmer Đỏ, quân Việt Nam tiếp tục tiến hành truy kích tàn quân Khmer Đỏ đã chạy lên đến biên giới với Thái Lan. Quân Việt Nam đã tấn công vào đất Thái Lan và đã đụng độ với một số đơn vị quân đội Thái Lan ở biên giới và có nơi tiến sâu vào đất Thái Lan đến 5 km. Cụ thể là quân Việt Nam đã đụng đầu với Sư đoàn 7 Lục quân Hoàng gia Thái Lan và đã đánh cho sư đoàn này bị thiệt hại nặng . Thái Lan bắt đầu oanh tạc các vị trí của Việt Nam theo biên giới Thái-Campuchia, có ít nhất 7 máy bay chiến đấu của Thái Lan và một chiếc An-26 của Việt Nam bị bắn hạ. Kể từ đó quan hệ Việt-Thái luôn ở trong thế đối đầu chỉ đến khi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và chuyển từ đối đầu sang đối thoại với Thái Lan.
Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch bình định diễn ra tại Kompong Speu, nằm trên quốc lộ 4 nối hải cảng Kompong Sọm với Phnom Penh, cách Phnom Penh khoảng 50 cây số Thị xã này, sau khi quân Campuchia rút chạy vội vã, đã do trung đoàn 10 thuộc sư đoàn 339 của Việt nam chiếm đóng. Nhưng ít ngày sau, các lực lượng còn lại của các sư đoàn 703, 340, 221 từ tuyến phòng thủ Svayrieng chạy về đã tập trung lại được và dự định tái chiếm thị xã. Được tin, bộ tư lệnh quân đoàn 4 điều động sư đoàn 341 đến tăng cường. Trận đánh bắt đầu ngày 21.1 đến ngày 7.2 mới kết thúc. Dù bị tổn thất, bộ đội Việt nam vẫn giữ được Kompong Speu, các lực lượng của 3 sư đoàn Campuchia bị tiêu diệt và tan rã gần hết, chỉ còn là những nhóm nhỏ hoặc tiếp tục đánh du kích, hoặc rút về biên giới Thái lan. Giữ vững được Kompong Speu, bảo đảm được giao thông trên quốc lộ 4, quân Việt nam tiến đánh căn cứ Amleng, nơi mà bộ chỉ huy quân sự của Pol Pot từ Phnom Penh rút về trú đóng. Căn cứ này nằm trong một vùng rừng núi hiểm trở, cách Phnom Penh khoảng 100 cây số đường chim bay về phía tây nam. Lực lượng tấn công gồm sư đoàn 2, sư đoàn 7, sư đoàn 9, sư đoàn 341 của quân đoàn 4, được tăng cường thêm sư đoàn 5 của quân khu VII. Vì lực lượng tấn công quá hùng hậu, quân Khmer Đỏ sợ hãi rúẫichỵ, bỏ mặc cho căn cứ Amleng bị tràn ngập, nhưng chúng tìm đủ cách để gây khó khăn và tổn thất cho quân Việt nam khi họ rút lui khỏi căn cứ bằng đủ mọi phương tiện, hoặc phục kích, bắn tỉa, gài mìn, đốt rừng...
Chiếm xong được Amleng, quân Việt nam mở chiến dịch đánh chiếm thị xã Leach. Leach là một thị xã nhỏ nằm gần quốc lộ số 5 là con đường từ Phnom Penh đi B attambang, cách biên giới Thái lan khoảng tám chục cây số. Trước ngày 7-1-1979, Leach được Khmer Đỏ sử dụng làm căn cứ tiếp liệu. Ngay sau khi Phnom Penh thất thủ, khi quân Việt nam chưa có đủ thì giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một căn cứ phản công. Một phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại đây. Tuy quân số mang tiếng là gồm nhiều sư đoàn (264, 210, 104, 502, 260, 460), nhưng trên thực tế, mỗi sư đoàn chỉ có chưa lới một ngàn binh sĩ. Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly và vài xe thiết giáp. Để tấn công Leach, quân Việt nam đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn công làm bốn hướng: Hướng thứ nhất, do sư đoàn 341 thay thế sư đoàn 330 đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải toả quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã Pursat để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do sư đoàn 9 từ căn cứ Amleng mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do quân khu IX phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh Kokong, rồi từ đó, tấn công mặt nam. Hướng thứ tư, do sư đoàn 31, quân đoàn 3, từ biên giới Thái lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach. Vì đây là một trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Cuối cùng, do quân số bị hao hụt nặng nề mà không được bổ xung nên căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị sư đoàn 9 chiếm được ngày 29-4-1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất, các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở Pailin và Taxang sát biên giới Thái lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích. Các đơn vị quân sự của Việt nam bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Trung hoa và sự đồng tình làm ngơ của Thái lan, đội quân tan nát của một chính thể tàn bạo như Khmer Đỏ (còn khoảng ba chục ngàn quân) vẫn còn khả năng quấy phá. Chính quyền Việt nam, dù đang ở trong một tình trạng kinh tế yếu kém, vẫn phải duy trì một lực lượng lớn ở Capuchia và cho tới mười năm sau, sau khi quân đội Việt nam rút quân, Khmer Đỏ vẫn còn là một lực lượng đáng kể ở Campuchia.
Đánh đuổi được chính phủ Pol Pot trong một thời gian ngắn là một chiến thắng lớn về mặt quân sự của Việt nam.

Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM