Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:12:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh và thông tin về quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 581166 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
MiG-21VN
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #100 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 05:34:12 pm »

Pháo Binh 130mm
Logged
MiG-21VN
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #101 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 05:35:48 pm »

Boom!
Logged
MiG-21VN
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #102 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 05:38:28 pm »

Trực thăng Mi-24 ở Campuchia.
Logged
MiG-21VN
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #103 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 05:40:48 pm »

Máy bay trực thăng Mi-24
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 05:41:01 pm »

BM-21 VN chiến đấu ở Campuchia

BM-14.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #105 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 03:43:48 pm »

Nguồn Nhantimdongdoi.org

Hy sinh 30 năm vẫn chưa được công nhận liệt sỹ

 
Đơn thư kêu cứu của gia đình quân nhân Lê Đức Thắng.
Gần 30 năm đã trôi qua nhưng quân nhân Lê Đức Thắng, người đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ ở khu vực Biên giới Tây Nam vẫn chưa được công nhận là liệt sỹ, dù gia đình đã nhiều lần gửi đơn thư kiến nghị đến các cơ quan chức năng.


Trong ngôi nhà nhỏ ở ngõ Giếng Mứt, phường Trương Định (Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), hằng ngày nhà giáo ưu tú Lê Đắc Phong, bố ruột của quân nhân Lê Đức Thắng thường ngồi trầm ngâm bên đống giấy tờ liên quan đến người con trai hy sinh tại chiến trường Biên giới Tây Nam năm 1979.

Vợ ông, bà Lê Thị Nhàn, trước khi mất đi chỉ có một mong ước: Sự hy sinh của con trai được ghi nhận xứng đáng!


Uẩn khúc từ giấy báo tử


Năm 1978, anh Lê Đức Thắng nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, đủ tiêu chuẩn để đi nước ngoài. Cùng lúc này, anh cũng nhận được giấy triệu tập lên đường nhập ngũ. Anh Thắng tạm gác lại chuyện học hành, lên đường nhập ngũ vào tháng 8/1978, là chiến sỹ Trung đoàn 471, sư đoàn 47, Binh đoàn 16, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia.


Năm 1979, gia đình ông Phong nhận được giấy báo tử số 577/HN của Quân khu Thủ đô ghi quân nhân Lê Đức Thắng là tử sỹ, vì "tai nạn rủi ro". Tuy nhiên, trong giấy báo tử này lại ghi sai tên mẹ của anh Thắng nên gia đình ông thắc mắc.


Ngay sau đó, cơ quan này gửi đến gia đình ông một giấy báo tử khác không ghi số và lý do tử nạn lại ghi là "do bản thân gây nên", song ở giấy báo tử này lại vẫn ghi sai tên mẹ.


Tuy nhiên vào ngày 12/7/1996, gia đình ông được UBND xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội giao cho bằng Huân chương Chiến công hạng 3 ghi nhận quân nhân Lê Đức Thắng đã "anh dũng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ" (theo lệnh số 201/LCT ngày 21/12/1979 và đã ghi sổ số 339T/3277-QP của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký ngày 21/12/1979).


Rồi thông qua Hội cựu chiến binh TP Hà Nội, gia đình ông đã tìm được mộ của anh Thắng đang được an táng ở vị trí trang trọng trong nghĩa trang liệt sỹ Bến Cầu, Tây Ninh (giáp Campuchia).


Hành trình đi tìm sự thật


Thắc mắc tại sao con trai mình được Chủ tịch nước tặng huân chương song vẫn lại không được công nhận là liệt sỹ, gia đình ông Phong đã tìm đến các cơ quan có trách nhiệm gửi đơn đề nghị.


Bắt đầu từ ngày 16/7/1996, gia đình ông đã gửi nhiều đơn lên Ban quân sự huyện Đông Anh, phòng chính sách Quân khu Thủ đô, Cục chính sách Bộ quốc phòng để giải quyết tiếp chế độ cho anh Lê Đức Thắng.


Sau khi được Cục chính sách Bộ quốc phòng hướng dẫn, gia đình ông đã gửi đơn đến Tư lệnh Quân đoàn 4.


Sau khi xem xét và xác minh, ngày 6/5/1998, thủ trưởng đơn vị cũ của anh Thắng đã có công văn ghi rõ: "Đ/c: Lê Đức Thắng chiến sỹ, thuộc C20 của trung đoàn, đang cùng đơn vị làm nhiệm vụ chuyển cứ, ở khu vực Công-Pông-Chư-Pư (Căm-Pu-Chia) ngày 26/1/1979 hy sinh do tai nạn lật xe trên đường làm nhiệm vụ chuyển cứ ở khu vực Công Pông Chư Phư".


Bên cạnh đó, công văn cho biết thêm: Đơn vị đã xác nhận anh Thắng là Liệt sỹ, Huân chương Chiến công do đơn vị đề nghị.


Chờ đợi quá lâu không được Quân khu Thủ đô trả lời chính thức, gia đình ông đã gửi đơn và hồ sơ lên Bộ LĐTB&XH, UBND TP Hà Nội xem xét giải quyết.


Ngày 19/10/1999, UBND TP Hà Nội có công văn trả lời do không quản lý được hồ sơ gốc nên đã đề nghị xác nhận đồng chí Lê Đức Thắng là liệt sỹ, và khi phát hiện sai sót nên cho thu hồi công văn đề nghị trên và thông báo đến gia đình về trường hợp tử nạn của anh Thắng.


Không hài lòng với câu trả lời đó, gia đình ông tiếp tục gửi đơn đề nghị lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, lên đồng chí Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng và đều nhận được câu trả lời là đã chuyển hồ sơ sang Cục chính sách - Bộ Quốc phòng.


Kể từ đó đến nay, gia đình ông không hề nhận được bất kì câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng.


Chờ câu trả lời thỏa đáng


Theo thầy giáo Lê Đắc Phong, công văn của Thủ trưởng đơn vị E141-F47 về việc con trai thầy hy sinh ngày 26/1/1979 là hoàn toàn phù hợp với lệnh số 201/ LCT ngày 21/12/1979 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, thưởng Huân chương chiến công cho Lê Đức Thắng về thành tích "Anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ".


Mặt khác, phần mộ của Lê Đức Thắng đang được đặt ở Nghĩa trang Liệt sỹ Bến Cầu - Tây Ninh và có trong sổ mộ liệt sỹ mà Cục Liệt sỹ Bộ LĐTB&XH đang cất giữ.


Quyết định số 301-CP do Hội đồng Chính Phủ ban hành ngày 20/9/1980 bổ sung về tiêu chuẩn để xác nhận là liệt sỹ ghi rõ: "Người bị ốm đau, tai nạn dẫn đến bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Căm-Pu-Chia hoặc nước khác đều được công nhận là liệt sỹ".
 
Qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi còn phát hiện, nếu giả sử quân nhân Lê Đức Thắng chết vì "tai nạn rủi ro" là đúng thì anh vẫn được công nhận là Liệt sỹ theo nghị định số 301-CP.


Như vậy, việc quân nhân Lê Đức Thắng đến nay không được công nhận là liệt sỹ là do đâu? Cơ quan nào sẽ là nơi trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết chế độ cho anh? Đây là những câu hỏi cần sự trả lời thoả đáng từ các cấp chính quyền, có như vậy hương hồn của anh và mẹ anh mới có thể ngậm cười nơi chín suối.


Nguyễn Hùng

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2008, 03:46:55 pm gửi bởi trachvandung » Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #106 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 10:52:29 pm »

Chào các bác:

Bí Bếp cũng là một đọc giả thường xuyên của đề mục nầy.  Bí Bếp rất thích đọc những kinh nghiệm, bao sự khổ cực, hi sinh của người lính bình thường... và bao luôn bao chuyện "cười ra nước mắt"...

Bí Bếp có vài điều mong các bác giải thích thêm:

1) Các bác (những người có hiểu biết sâu rộng hơn về bài bản, chính sách của Khmer đỏ) cho biết thẩm định riêng của mình... nếu Việt Nam can thiệp vào đất Campuchia chừng 6 tháng, 1 hoặc 2 năm trễ hơn... thì tình hình của dân & nước Campuchia sẽ như thế nào?

2) Bí Bếp có chú em nọ (chú bảo rằng chú từng nắm chức tiểu đoàn trưởng đặc công ở bên Campuchia) nhưng ông già là sĩ quan VNCH cũ, sau đó chú ta bị khai trừ khỏi đảng vì lý lịch, v.v.  Chuyện dông dài, nhưng điều Bí Bếp muốn được kiểm chứng từ các bác là chú ta bảo khi bộ đội hành quân vào những vùng sâu, do Khmer đỏ còn chiếm đóng, những dân làng ở khu đó đều bị bộ đội VN "dọn sạch" hoàn toàn?

Mong các bác có giải thích kiểm chứng khách quan hơn về việc nầy.  Thành thật cám ơn.
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #107 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 11:12:45 pm »

Bác Bibep ạ,

Cho phép em chỉ nói lên đôi điều suy nghĩ của riêng cá nhân với nhưng băn khoăn của bác nhé :
1. Nếu tạm cho rằng bộ đội VN can thiệp vào tình hình CPC muộn 1,2 năm sẽ chắc chắn sảy ra :
- Chiến tranh biên giới TN sẽ phúc tạp hơn nhiều lần. Máu của người chiến sỹ, của người dân đất Việt sẽ đổ ra nhiều lần hơn nữa. Những địa danh ghi dấu tội ác của Pon pốt như Ba Chúc, Bến sỏi, Xa mát, Thiện ngôn sẽ nối dài hơn nữa. Thậm chí Tây Ninh, Sài gòn cũng không hề là ngoại lệ.
- Người dân Khơ me sẽ bị giết không chỉ 1, 2 triệu người.
- Lực lượng Pôn Pốt sẽ mạnh hơn nhiều lần ( do được nước ngoài hỗ trợ ), chúng ta khó mà can thiệp có kết quả như hiện tại.

2. Những thông tin " dọn sạch " ấy là ngụy tạo, là tầm bậy. Ở trang Quansuvn này cũng có những CCB chuyên hoạt động ở " vùng sâu, vùng xa " như bác Haanh, bác Tran479 mới đây là bác Y tá ... có thể CM điều em nói. Bộ đội khi đánh vào căn cứ của tàn quân, gặp dân còn phải chia sẻ phần lương thực , thuốc men giúp dân. Làm gì có chuyện " dọn sạch " bác Bibep ạ.

Thân mến!   
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #108 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 11:15:20 pm »

1/ nếu mình can thiệp trể hơn thì giờ này mình đang lao động trong các công xã của Pốt
2/ ông em bác nói dóc quá trời . Khâu xác minh lý lịch vào Đảng thời đó rất căng làm sao ổng lọt qua được ?  bọn em cũng đóng quân vùng sâu , ta kiểm soát ban ngày địch làm chủ ban đêm nếu dọn sạch thì bọn em đâu phải đổ máu giành quyền kiểm soát từng phum chi cho mất công ? phải nói là tụi em cũng thỉnh thoảng dọn sạch nhưng chỉ dọn gà , chó thôi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #109 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 01:34:18 am »

Bác LTT:

Trước kia Bí Bếp làm cho UNHCR nên cũng khá gần gủi cùng hiện trường; sau năm 1990, UNTAC thành lập tuy nhiên Bí Bếp không vào Campuchia mà các tùy viên địa phương (người Mã, Thái, v.v.) họ vào để sắp xếp chuyện "bầu cử" bên nớ.  Trước khi về lại Á Châu, Bí Bếp cũng có chút thời gian qua lại cùng "Dith Pran" (người thiệt trong chuyện "The Killing Fields") trong giai đoạn họ vận động sự chú ý đến thảm trạng mang tích cách "diệt chủng" của Khmer Đỏ.

Chuyện VN can thiệp vào Campuchia là chuyện "đã rồi" có điều mà Bí Bếp thấy là rất ít người có sự hiểu biết sâu sắc hơn và có sự thẩm định khách quan hơn về tình hình ở Campuchia sau 3 năm khủng khiếp dưới sự kiểm soát của quân Khmer đỏ.  Dĩ nhiên các nước láng giềng (khối ASEAN và ngay cả Mỹ) cũng thừa biết chuyện gì đã xảy ra trước khi quân VN đánh sang Campuchia; tuy nhiên hầu hết đều có vẻ "ắng" hoặc "ngó lơ" trong lúc tình trạng chung ở bên trong Campuchia đã gần quá mức "kiệt quệ". Sức chịu đựng của con người đều có hạn; Bí Bếp chưa nhận nguồn dữ kiện nào rõ ràng (ngoài sự phỏng đoán riêng dựa theo một số bài phỏng vấn từ các thành phần người tị nạn Khmer) trong lúc những nạn nhân trực tiếp họ cũng có khái niệm khá giới hạn về những gì xảy ra ở mức rộng lớn hơn (vì từ 1975-1978 bên Campuchia hầu như bị bưng bít hoàn toàn, mọi người đều sống trong bóng tối, không tiếp cận được cùng bất kỳ nguồn truyền thông, báo giới nào ...) thế nên những gì họ chứng kiến ...chỉ nằm trong phạm vi ... riêng họ đã thấy.

Thực tế thì khó ai trong chúng ta nắm rõ con số dân Khmer bị thảm sát trong 3 năm chế độ Khmer đỏ điều khiển (có thể từ 1/4 hoặc ngay cả 1/3 tổng số dân Khmer đã bị giết ... có nghĩa là từ 1.8 triệu cho đến 2.5 triệu người); tuy nhiên ... con số quá khủng khiếp mà khối ASEAN, TQ, và ngay cả Mỹ vẫn làm ngơ ....; Việt Nam can thiệp vào nội bộ Campuchia dĩ nhiên dựa theo công pháp quốc tế thì VN không có "danh chánh ngôn thuận"; tuy nhiên qua nổ lực riêng mà chấm dứt được chính sách "diệt chủng" của tập đoàn Khmer đỏ lại là điều "phúc đức" cho dân tộc Khmer.   Cry

Điều mà Bí Bếp vẫn chưa có sự trả lời thoả đáng nào là ... nếu Việt Nam đã can thiệp vào Campuchia trễ hơn chút nữa (sau 6 tháng, 1 năm, hoặc 2 năm) thì tỉ lệ người Khmer sẽ còn được là bao nhiêu theo cột mốc của thời gian?  Bí Bếp thấy rằng .. chỉ có Việt Nam mới có đủ khả năng can thiệp sang Campuchia chứ cả khối ASEAN (nhất là mí anh Thái) họ cũng chẳng sẽ làm chuyện đó ... Dĩ nhiên, khả năng quân sự của Khmer Đỏ làm răng mờ cự lại Việt Nam đặng ... trong lúc cả hơn triệu lính VNCH còn phải ... đầu hàng từ năm 1975 mờ!  Grin

Chuyện vào đảng & lý lịch về "ông em" nọ, dĩ nhiên Bí Bếp nào xác định được.  Chuyện kết nạp vào đảng nào phải là điều "tuyệt mật" chi mờ ai đó trong chúng để ý chút lại chẳng biết qui thức, v.v.   Các bác cũng thừa hiểu ai trong chúng ta lại chẳng có thân nhân đứng về cả hai phía trong cuộc chiến nhễ (ngay cả gia đình của ngài Võ Văn Kiệt, v.v.)!

Những chuyện mà dân Khmer đã thổi phồng như "bộ đội VN dùng sọ người Khmer kê làm bếp" hoặc "bộ đội VN lấy tim & gan người Khme để nấu ăn, v.v." Bí Bếp cũng từng nghe qua rồi.   Duy chuyện bộ đội VN dọn sạch những khu dân "thân Khmer đỏ", đó là điều Bí Bếp mong các bác giải thích và đính chính cho rõ ràng hơn ở đây.  Smiley
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 09:18:17 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM