Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:44:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 5  (Đọc 231837 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #360 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2015, 08:59:54 pm »

Em chào bác maingocthanh! Thật quý quá,cái quán nước ven đường của bác C16@ hôm nay được hân hạnh đón tiếp bác maingocthanh. Bác C16@ đi đâu rồi?về pha trà quạu tiếp bác maingocthanh để cảm tạ bác đã cho nghe câu chuyện Lễ hội chôl thnam thmay,một cái Tết cổ truyền mà anh em chúng ta điều biết,nhưng điều mù tịt về sự tích,không phải ai cũng rành sáu câu như bác maingocthanh. Cảm ơn bác thật nhiều Grin,thỉnh thoảng khi nào bác có đi qua quán nước ven đường,bác ghé vào làm vài chén trà quạu của bác C16@,tiện thể cho anh em nghe vài câu chuyện bên xứ Chùa tháp bác nhé!

Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #361 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2015, 08:18:39 pm »

Tui đâu có bỏ quán, vẫn nước nôi đầy đủ để mời khách ghé chơi, là quán tập thể cho có vẽ tự nhiên như ra vô chỗ không người, không phân biệt chủ khách.
Kiếm bác Loc85c5 bên chuồng hươu không thấy, ai dè bác lỏn ra quán nước tiếp khách ở ngoải, còn trong giờ điều lệnh mà như vậy là không được rồi, bác vô chuồng tiếp khách lẹ đi, tui mà méc là bác nhận nhiệm vụ gánh nước, cưa củi cho chị nuôi 3 ngày đó Grin.
Logged
maingocthanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #362 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2015, 10:12:35 pm »

Chào bác loc85c5 và bác c16 cho phép em xin chia sẽ tiếp ********

Lễ hội Sen Đôlta

Lễ Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.

- Thời gian diễn ra Hội Sen Đôlta: Tổ chức trong suốt ba ngày, hàng năm, từ ngày 29 tháng Tám đến mùng 1 tháng Chín âm lịch. Trong ba ngày Đôn-ta có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau.
- Nơi diễn ra lễ hội: tại gia đình người Khmer. Trung tâm lễ hội tại các chùa Khmer và các Phum sóc Khmer.

- Các ngày lễ:
+ Ngày thứ nhất: Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẻ, trang hoàng lộng lẫy. Dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều, họ tắm rữa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như du kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…
+ Ngày thứ hai: Sau khi đã ở chùa suốt một ngày - đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.
+ Ngày thứ ba: Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là "cúng tiễn đưa". Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Đôn-ta xem như kết thúc.
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #363 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2015, 10:29:01 pm »

Hỏi nhỏ bác maingocthanh tí,làm sao bác rành phong tục tập quán của người khơ me thế? Trong khi em cũng có thời gian ngắn bên đất nước chùa tháp mà em vẫn mù tịt các lễ hội của người khơ me. Đừng bảo với em bác là người khơ me nhé  Grin.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #364 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2015, 10:47:18 pm »

Cảm ơn bác Maingocthanh nhiều lắm, bác ráng tranh thủ gõ nhiều để anh em có được thêm thông tin về xứ sở mình đã từng khóc cười với nó.
Thú thiệt, những lễ hội văn hóa, tôn giáo của CPC tui cũng biết phớt qua chớ không hiểu kỹ, canh me có lễ hội thì biết là bộ đội có khả năng được hưởng xái Grin. Lúc ở bển tui biết được rõ nhứt là tết Chô sơ năm thơ mây, lễ hội cốm dẹp, hình như kêu bằng "Pốc um bốc", trong phum tiếng chày giã cốm nện đều khắp và những lễ hội khác nữa, nhưng không hiểu là lễ hội gì.
Thấy dân của họ lễ hội nhiều ghê, đêm đêm nghe tiếng bụp bum bụp bum, thạ thừng thừng, tứng tứng tưng tưng tứng tứng tưng tưng, ..., không biết những âm thanh đó có sức hiệu triệu cỡ nào với họ, nhưng mình nghe thì rầu thúi ruột vì biết rằng mình ... đang còn ở bển Sad.
Logged
maingocthanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #365 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 12:02:45 am »

  Cảm ơn 2 bác em xin chia sẽ tiếp với hai bác********
 Diễn ra từ ngày 13-16/4 (từ ngày 25-28/2 âm lịch), Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang năm nay được Tỉnh ủy Kiên Giang chỉ đạo tổ chức với tinh thần đoàn kết, vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

Ngành chức năng của tỉnh phối hợp với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc Khmer tổ chức những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí bảo đảm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào.

Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang xây dựng nhiều chương trình văn nghệ phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết. Tỉnh tổ chức họp mặt, chúc Tết và thành lập các đoàn thăm, tặng quà các chùa Khmer trên địa bàn, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, các vị chức sắc, người có uy tín tiêu biểu của đồng bào Khmer.

Tỉnh vận động doanh nghiệp, tổ chức kinh tế giúp đỡ, hỗ trợ giúp đỡ những gia đình Khmer nghèo có hoàn cảnh khó khăn đón Tết vui tươi, đầm ấm. Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang xuất ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo dân tộc Khmer hơn 1,56 tỷ đồng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Kiên Giang hiện có gần 51.000 hộ đồng bào dân tộc Khmer với 216.860 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả các dự án và chính sách nâng cao đời sống, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số như đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất; hỗ trợ vốn vay, đất sản xuất, nhà ở…

Cơ sở hạ tầng với hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sạch… ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được đầu tư xây dựng.

Trước Tết Chôl Chnăm Thmây, Điện lực Sóc Trăng đã kéo điện thêm được 3.160 hộ Khmer có điện sử dụng, nâng tỷ lệ hộ Khmer tại địa phương có điện sử dụng đạt 96,6%, tương đương với 92.400 hộ Khmer có điện.

Hiện nay, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer còn 3.776 hộ (7,4%); hộ cận nghèo còn 4.031 hộ (7,9%). Toàn tỉnh có 29 điểm trường phổ thông dạy chữ Khmer cho con em đồng bào, với 168 lớp, khoảng 4.150 học sinh theo học.

Vào lễ cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ hàng năm, tỉnh tổ chức Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer thu hút hàng vạn người tham gia.

Song song với tổ chức đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào dân tộc Khmer hiểu và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa 9 đã đề ra và lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.

Tỉnh nâng cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn, hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên đồng bào dân tộc Khmer nêu cao ý thức tự lực, tự cường, ra sức thi đua sản xuất, đoàn kết giúp nhau xây dựng cuộc sống ổn định và phát triển./.



Đón Tết Chôl Chnam Thmây năm nay, hơn 300.000 đồng bào Khmer ở Trà Vinh lại có thêm một Tết cổ truyền vui tươi và đầm ấm. Có được những ngôi nhà mới, những mùa vụ nuôi tôm, trồng lúa, hoa màu bội thu, đồng bào Khmer ai ai cũng phấn khởi, háo hức đón Tết.

Về Trà Cú, một huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh Trà Vinh (chiếm hơn 70% dân số của huyện), đi đến đâu cũng thấy không khí rộn ràng của bà con Khmer sửa sang lại nhà cửa tươm tất để chuẩn bị đón Tết.

Ðứng trên bờ kênh 3/2, nhìn những vườn cây ăn trái, rẫy hoa màu xanh mơn mởn và những căn nhà mái tôn, ngói đỏ, của bà con ấp Chợ, Chợ Trên, Ô Rung..., Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phước Hưng Châu Thành Đô, phấn khởi cho biết trước đây, vùng đất này bị nhiễm phèn nặng, hiệu quả sản xuất thấp. Vì thế, cái nghèo cứ đeo bám mãi, đời sống bà con Khmer thường thiếu ăn vào mùa giáp hạt.

Nhưng từ khi được hưởng lợi từ các Chương trình 134, 135, 167 của Chính phủ và các dự án giảm nghèo, các công trình hạ tầng nông thôn, thủy lợi, nhà ở, khoa học kỹ thuật được đầu tư xây dựng, chuyển giao đã giúp đồng bào Khmer an tâm và thuận lợi phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đời sống được cải thiện đáng kể.

Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh, hiện chỉ còn 13 % (tiêu chí mới). Bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2014 đạt 18,5 triệu đồng, tăng hơn 9 triệu đồng so năm 2011.

Lão nông Thạch Sang, ở ấp Ô Rung, vui vẻ cho biết: "Mấy năm nay, tôi làm các giống lúa mới do cán bộ nông nghiệp xã khuyến cáo, năng suất đạt 8-9 tấn/ha, hơn gấp 2 lần trước kia."

Vui hơn khi ông Thạch Sang cho biết ở ấp Ô Rung không còn hộ Khmer nghèo nào phải đón Tết cổ truyền trong căn nhà ọp ẹp, xiêu vẹo. Từ Chương trình 167, hai năm qua, chính quyền địa phương đã xây dựng xong nhà mới cho các hộ Khmer nghèo khó khăn về nhà ở.

Ở xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, đồng bào Khmer chuẩn bị đón Chôl Chnam Thmây càng tươm tất hơn. Sau ba năm đồng bào Khmer được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để thực hiện việc chuyển đổi độc canh cây lúa sang sản xuất một vụ lúa-hai vụ màu đã đem lại thu nhập từ 80-90 triệu đồng/ha/năm.

Đặc biệt, mô hình thành lập Tổ liên kết trồng ngô giống kết hợp chăn nuôi bò có thu nhập cao vừa tạo nguồn tích lũy giúp bà con Khmer thoát nghèo bền vững.

Ông Thạch Ri, ở ấp Nô Lựa B, cho biết ba năm qua, ông tham gia vào Tổ liên kết trồng ngô giống được Công ty Giống cây trồng miền Nam hỗ trợ giống, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Trồng 1ha ngô giống bình quân cho lợi nhuận 35 triệu đồng/ha.

Gia đình ông còn nuôi thêm hai con bò sinh sản và tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, thu nhập gia đình tăng thêm 20 triệu đồng mỗi năm từ bê con.

Theo ông Thạch Ngọc Nghĩ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, hiện nay Nhị Trường đã thành lập 14 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Hơn 70% diện tích đất canh tác đã được cơ cấu hai vụ lúa-một vụ màu hoặc hai vụ màu-một vụ lúa.

Toàn xã phát triển đàn bò sinh sản được hơn 3.700 con. Nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển chăn nuôi và từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đời sống của đồng bào Khmer ở Nhị Trường đã không còn cảnh thiếu ăn, thiếu mặc.

Anh Hà Ngọc Chí, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, không giấu được niềm vui về sự chuyển biến tích cực kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở địa phương.

Anh Chí cho biết xã hoàn tất công việc cấp đất ở cho 112 hộ Khmer nghèo của xã theo quyết định số 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đón Chôl Chnam Thmây năm nay, bà con đều có nhà mới để vui Tết.

Xã Ngũ Lạc có 65% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Những năm qua, từ nguồn vốn các chương trình đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nối liền thông suốt với tỉnh lộ, quốc lộ.

Từ năm 2008, Ủy ban Nhân dân xã kêu gọi các doanh nhân là người của quê hương đang sản xuất, kinh doanh ở các khu công nghiệp lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác về đầu tư sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho lao động nghèo địa phương.

Với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư như doanh nghiệp được hỗ trợ từ 30-100% chi phí để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng được tính ở mức thấp; miễn thuế thu nhập từ 2-7 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm thuế từ 50% trong 6-7 năm tiếp theo tùy theo lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ chi phí dạy nghề cho người lao động, xã đã thu hút được bốn doanh nghiệp chế biến nông sản về đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ly nông nhưng không ly hương, lại có thu nhập khá và ổn định, nhiều bà con Khmer trong độ tuổi lao động của xã đi làm công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đến nay, toàn xã đã có hơn 1.200 lao động nghèo đi làm công nhân, trong đó có gần 1.000 lao động là người Khmer. Qua đó, góp phần cải thiện đáng kể đời sống gia đình nhiều người nghèo ở xã Ngũ Lạc.

Tết Chôl Chnam Thmây đang về với mỗi gia đình đồng bào Khmer Nam bộ và ở Trà Vinh, Tết Chôl Chnam Thmây này càng vui tươi, đầm ấm./.
Logged
khoquarung123
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #366 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2015, 07:17:58 pm »

EM XIN TỰ XÓA ,VÌ NHẦM
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2015, 07:24:13 pm gửi bởi khoquarung123 » Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #367 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2015, 05:08:04 pm »

Hịc...đúng là bác "khổ quá rung" đi lạc vào quán nước của bác Sáu,nặng vía thật đấy. Gần cả tuần nay không thấy ai đi nhỡ đường ghé quán,đến bác maingocthanh cũng bỏ quán ra đi Cry Cry.

Đành phải hạ giá nước,giảm giá kẹo,tung gói khuyến mãi,bác nào đi nhỡ đường vào "quán nước bác Sáu" dùng trà,kẹo...,thì được khuyến mãi một em chân dài tiếp chuyện các bác. Song song đó bác nào mệt mõi trên đường xa,thì khuyến mãi thêm đấm bóp,bóp...gì cũng chiều,miễn phí,miễn phí. Đôi khi bác nào dễ thương còn được tặng thêm quà,mời các bác ghé vào,gói khuyến mãi này giới hạn trong 3 ngày. Nhanh chân lên kẻo trễ các bác ơi!
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #368 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2015, 08:49:56 pm »

Bác thiệt ác, bên chuồng thì bác treo bảng tui già như trái cà, chạy qua quán thì bác hô quán ế như trái khế, không biết kiếm đường như cái giường nào để thoát cảnh già ế đây như gốc cây trơ trọi giữa rừng.
Quán có ế bác cũng đừng hê lớn, tâm lý khách ghé quán ai cũng ngại quán ế vì sợ quán dở nên không có khách hoặc sợ đồ không bán được, túc hoài quá đát, không an toàn thực phẩm. Mình cứ âm thầm vô quán, nổi lửa lên đốt bất cứ thứ gì, nhưng đừng đốt quán, có lửa thì có khói, ở xa xa khách nhìn vô thấy có khói sẽ nghĩ là chủ quán đang nấu nước, nấu cơm gì đó, tới kêu món chắc có, không phải chờ. Rồi mình lấy ly chén ra, trộn tới trộn lui xủng xẻng, giả bộ như dọn ăn tới nơi, khách sẽ nhào vô, mình phục vụ không kịp cho coi.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #369 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2015, 09:53:12 pm »

Thua buồn quán ế, đi rảo 1 vòng các quán coi sao, tình hình cũng vắng khách, có lẽ thời buổi khó khăn, ở nhà tự nấu uống, đỡ ra quán tốn kém, lần này về quán bàn với các cổ đông, hạ giá thêm chút nữa, ghi là quán chè chén miễn phí thử tình hình cạnh tranh có khá hơn không Sad.
Chuyên đề tám ở quán vẫn xoay quanh cơm áo gạo tiền, xe cán chó, tai nạn giao thông, tham nhũng, hôn ghế, tắm miễn phí, ... tùy gu của khách, nhưng có chuyên đề về sóng Biển Đông thì nghe nói nhiều nhứt.
Các bác có nghe gì không, tui chỉ loáng thoáng nghe tụi nó đẩy mạnh xây dựng, bồi lấp các đảo, bãi san hô đã dùng vũ khí chiếm năm 1974 và 1988, với tốc độ chưa từng thấy hòng biến thành các căn cứ quân sự, chuẩn bị cho độc chiếm Biển Đông, trước khi tiến hành thỏa thuận ký kết bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nếu thiệt vậy thì ký kết làm gì, khi mà chưa ký đã rắp tâm vi phạm hoàn toàn những điều sắp ký, làm vậy không được tử tế, không phải người đàng hoàng, éo chơi được.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM