Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:23:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85943 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #250 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2013, 07:24:55 pm »



     Theo mình không phải vấn đề nhận thức cao hay thấp mà chính là: thứ nhất: vấn đề dân chủ hóa - tự do trong khuôn khổ hiến pháp. thứ 2:vấn đề là nhà nước sử dụng nguồn lực đất nước ra sao - tiềm lực kinh tế tham nhũng phá hết; tiềm lực trong nhân dân - lòng tin bị giảm sút sao mà huy động được; tiềm năng thiên nhiên bị đào bới vô tổ chức như vậy còn đâu để lại cho con cháu sau này. thứ 3: Luôn biết cách khơi dậy tinh thần dân tộc trong phong ba bão tấp, cấp nguyên thủ phải là những người mẫu mực, đủ uy tín - nhất hô bá ứng chứ mất đoàn kết như vầy thì lấy đâu sức mạnh dân tộc nữa...dễ làm mồi cho ngoại xâm. 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #251 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 11:50:59 am »

Đổi gió tí các bác nhé:
http://www.nuocnga.net/default.aspx?tabid=327&ID=3733&CateID=224

Con bài biển đảo: Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Mỹ

(10:09, 04/09/2012)
Oleg Truvakhin (Topwar.ru)
Mugic (NuocNga.net) dịch

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh APEC Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Igor Shuvalov tuyên bố, Nga đang tiến hành đối thoại thành công cả về chính trị cũng như kinh tế với các thành viên APEC, trong đó có Việt Nam. “Chúng ta phối hợp ngày càng gần gũi và có trách nhiệm hơn với Việt Nam. Chúng ta có những quan hệ rất mật thiết và đã tiến rất gần đến việc bắt đầu xúc tiến nghiêm túc những thỏa thuận về khu vực tự do thương mại với Việt Nam”.

Trước hết Nga thành công với Việt Nam trong lĩnh vực bán vũ khí, thể hiện qua mối liên hệ bền chặt qua từng năm giữa Moskva và Hà Nội. Nga là nhà cung cấp vũ khí, khí tài lớn nhất cho người anh em Việt Nam: 90% vũ khí Chính phủ nước này mua theo các hợp đồng với Moskva. Theo đánh giá của giới chuyên môn, trong giai đoạn từ 1950 đến 2010, tổng giá trị các hợp đồng mua vũ khí giữa Nga và Việt Nam vượt 23,6 tỷ đô la.

Nga dành cho Việt Nam một khoản tín dụng rất lớn – 8 tỷ đô la để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước này (mà “Rosatom” sẽ thực hiện). Nga có kế hoạch tham gia xây dựng nhà máy sửa chữa tàu ở Việt Nam và căn cứ cho các tàu ngầm điện-đi-ê-zen ít tiếng ồn lớp 636 (“Kilo” theo phân loại của NATO) mà Hà Nội đã đặt hàng. Đồng thời Nga có thể được sử dụng cả nhà máy lẫn căn cứ. Hiện nay việc lắp ráp theo giấy phép các tàu tuần tiễu lớp 1241.8 “Tia chớp” được trang bị hệ thống tên lửa “Ural” của Nga cũng đang được thực hiện. Giá trị hợp đồng gần 1 tỷ đô la. Hai chiếc trong khuôn khổ hợp đồng này đã được Nga chuyển giao cho Việt Nam vào các năm 2007-2008, còn 10 chiếc khác do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự đóng dưới sự giám sát của các chuyên gia Nga.

Vừa qua Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng mở rộng hợp tác quân sự với Nga. Cuối tháng 7 Chủ tịch nước này có chuyến thăm Nga không chỉ đơn thuần. Ông Trương Tấn Sang nói thẳng đến việc nước mình sẵn sàng cung cấp cảng Cam Ranh cho Nga để xây dựng điểm phục vụ hậu cần-kỹ thuật. Ngoài ra, trong hội đàm cũng đề cập đến ý muốn củng cố cả về hợp tác quân sự giữa hai nước, dù đã rào đón trước: Việt Nam không giao lãnh thổ của mình cho các nước khác để xây dựng căn cứ quân sự.

“Phục vụ hậu cần-kỹ thuật ” và “hợp tác quân sự” trong bối cảnh cuộc chiến lớn giành các nguồn năng lượng không thể tách rời nhau. Thời buổi bây giờ khó có cái đầu mà thiếu cái sau. Đặc biệt ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc phát triển không chỉ về công nghiệp, mà còn tích cực đẩy mạnh chạy đua vũ trang (dù không đấu súng mà dùng ngoại giao hung hăng và tấn công truyền thông các đối thủ của mình bằng các phương tiện thông tin đại chúng).

Đề cập đến cảng Cam Ranh, ông Trương Tấn Sang nói: “Sau khi Nga chấm dứt sự hiện diện quân sự ở đó, Việt Nam nhận lại và quản lý toàn bộ. Trong bất kỳ trường hợp nào Việt Nam cũng không chủ trương hợp tác với bất cứ quốc gia nào trong việc sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự”.

Từ tháng 4 năm 2012 “Gazprom” bắt đầu hoạt động tại Biển Đông theo các hợp đồng đã ký kết với Việt Nam về thăm dò 2 mỏ khí đốt trên thềm lục địa gần quần đảo “tranh cãi” Trường Sa. Theo đánh giá, vùng Trường Sa có trữ lượng khổng lồ khí đốt (8.300 tỷ mét khối) và dầu mỏ (35 tỷ tấn). Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, Mã –lai-xi-a và Bru-nây đồng thanh tuyên bố các hòn đảo này là của mình. Hàng năm, quanh quần đảo này còn đánh bắt được 500 ngàn tấn hải sản. Tóm lại, đây là miếng bánh ngon. Không phải miếng, mà là cả đống.

Đối với Trung Quốc, cảng Cam Ranh là chìa khóa chiến lược để mở cửa tới các nguồn năng lượng này khi nó nằm khá gần Trường Sa (khoảng 600 km). Vì vậy mà Trung Quốc rất tức tối mấy tháng gần đây, khi cho rằng Hà Nội, với những hành động của mình, đang làm phức tạp tình hình quốc tế trong khu vực. Bắc Kinh khó chịu cả việc Chủ tịch Việt Nam tới Moskva, lẫn việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam. Trung Quốc không ngu và biết quá rõ là Mỹ đang rất quan tâm đến việc phân bố lực lượng ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương và thấy Trung Quốc là đối thủ toàn cầu chính của mình. Dù ai có là ông chủ Nhà trắng thì Trung Quốc vẫn mãi là đối thủ. Tại đại hội Đảng Cộng hòa Mỹ diễn ra ở Tamp, Thiên triều thạm chí còn được đưa vào tài liệu, đặt cùng hàng với I-ran, Triều Tiên và Nga - những đối thủ của Hoa Kỳ. Bắc Kinh hiểu, giữa Moskva, Oa-sinh-tơn và Hà Nội có thể xuất hiện tình hữu nghị chiến lược để chống lại một Trung Quốc đang mạnh lên. Moskva có thể được hưởng lợi từ những tranh chấp của các “con hổ” phương Đông...

Trung Quốc, những năm gần đây nổi tiếng bởi ngoại giao thô bỉ, đã buộc tội Việt Nam xâm lược. Ví dụ, Hứa Lý Bình, cán bộ khoa học của Viện Chiến lược thế giới và Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc tuyên bố rằng, Việt Nam, có lẽ lực lượng hạn chế, vì thế Hà Nội quyết định biến vịnh Cam Ranh thành điểm tựa, Trung Quốc sẽ bị tấn công từ đây.

Lý Bình lưu ý, tham vọng địa chính trị của Việt Nam trùng với các lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Đồng thời Lý cũng ngay lập tức “phẩy tay” đối với Nga khi chỉ ra rằng xác suất lập căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh là quá thấp, vì đối với Nga việc thuê cảng sẽ kéo theo những chi phí đáng kể mà chẳng đem lại ý nghĩa thực tế nào.

Người Trung Quốc này đã quên hoặc cố tình bỏ qua một thực tế là Nga và Việt Nam đã lâu, từ thời còn Liên Xô, đã biết thỏa thuận tốt với nhau về “ý nghĩa thực tế”. Đơn giản là Trung Quốc tức tối khi nhìn thấy Việt Nam hành động trên Biển Đông. Nếu như Việt Nam đơn độc, thì có vẻ như Nga và Mỹ sẽ bập vào...

Tháng 6 Trung Quốc triển khai quân đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa (đảo Phú Lâm), trước đó đã cho thành lập thành phố Tam Sa với 1.000 dân. Ngoại trưởng Mỹ không để yên khi tuyên bố Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền và “ngăn cản những cố gắng xây dựng vùng Châu Á-Thái Bình Dương ổn định và thịnh vượng kinh tế”. Phó Trưởng đoàn ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh Robert Van được tuyên bố thẳng thừng về sự “kiên quyết không chấp nhận” quan điểm của Hoa Kỳ về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Hải. Còn trên phương tiện thông tin đại chúng thì “Nhân dân nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với khẩu khí vốn có, khuyên Mỹ hãy ngậm miệng lại: “Tuyên bố của từ phía Mỹ đánh lạc hướng dư luận và phải bị bác bỏ không ngần ngại. Chúng ta đơn giản có thể quát Mỹ: câm mồm! ”

Obama thì có thể sẽ ngậm miệng, nhưng nếu Romney, người tại đại hội Đảng Cộng hòa hứa sẽ là một tổng thống trung thực và thẳng thắn, khác với người dân chủ “mềm dẻo” Obama, mà trở thành Tổng thống, thì ông sẽ tìm được cách để trả lời với cơ quan ngôn luận cộng sản và với Bắc Kinh nói chung, nơi thời gian gần đây thích đối đáp hung hăng hơn là ngoại giao truyền thống phương Đông mềm mại. Bắc Kinh cần thấy gương của Tokyo, đang đưa ra Tòa án quốc tế những hòn đảo “tranh cãi khác”(như Tocto) và công bố các bằng chứng lịch sử (thật ra Hàn Quốc mới được tìm thấy ở bảo tàng, mà lại, ha ha, trong sách giáo khoa và tập bản đồ Nhật cổ).

Rất không đơn giản để Trung Quốc giành được dầu và khí gần Trường Sa. Từ lâu Việt Nam đã thực hiện khoan tại các ô thăm dò trên Biển Đông. Các giấy phép họ cấp cho các đối tác nước ngoài (trong đó có “ExxonMobile” của Mỹ và “Gazprom” của Nga) có thời hạn vài chục năm. Hợp tác với Hà Nội còn có ONGC của Ấn Độ, có lúc chịu sức ép của Trung Quốc định bỏ cuộc nhưng sau đó đã nghĩ lại.Yêu sách của Trung Quốc đối với các hãng khai thác dầu khí ngay lập tức gây xung đột địa chính trị với vài quốc gia.

Xung đột căng thẳng hoàn toàn gây ra do bàn tay của Trung Quốc nói chung và Tập đoàn dầu khí CNOOC nói riêng. Chính Tập đoàn này ngày 23 tháng 6 đã mời thầu quốc tế thăm dò 9 lô ở Biển Đông với diện tích 160,1 ngàn km vuông. Nhưng các lô này, như tuyên bố của Chủ tịch “Petro Vietnam” Đỗ Văn Hậu, “nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam”! Bộ Ngoại giao Việt Nam coi việc Trung Quốc mời thầu quốc tế là sự đe dọa chủ quyền của mình.

Tập đoàn Trung Quốc CNOOC cho rằng, đối tác quốc tế sẽ chia sẻ với họ các lô 128-132 và 145-156. Nhưng vấn đề ở chỗ “Gazprom” từ năm 2007 đã tiến hành công việc tại 4 lô tại Việt Nam trong khuôn khổ xí nghiệp liên doanh với “PetroVietnam”. Còn từ năm 2008 “Gazprom” đã ký hợp đồng các lô 129, 130, 131, 132 với thời hạn 30 năm. Trong văn bản hợp đồng, các lô này nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Cuối cùng, vào mùa xuân năm nay “Gazprom” và “PetroVietnam” đã thỏa thuận dự án cùng khai thác các lô có giấy phép 05.2 và 05.3.

Như chúng ta đã thấy, một vài con số trùng nhau... Trung Quốc không có chỗ ở đây, - nếu như họ không muốn chống lại Việt Nam, chống lại “Gazprom”, tức là chống lại nước Nga. “Bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì đau” như tục ngữ đã dạy. “Vịnh Pếch-xích” nơi đây sẽ không để yên cho giới cầm quyền ở Trung Nam Hải.

Nhà phân tích Khương Lâm cho rằng, trong cuộc xung đột này Nga là nước có thể có lợi nhất: khi chạm trán nhau... không, không phải Việt Nam và Trung Quốc, mà Trung Quốc và Mỹ. Nga sẽ hợp tác với Việt Nam, Việt Nam sẽ kết bạn với Phi-líp-pin, còn đối với Mỹ, Trung Quốc chính xác là địch thủ. Mỹ không thể để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Cẩn Linh cho rằng, Trung Quốc đối với Mỹ cũng như Liên Xô đối với Mỹ trong thời chiến tranh lạnh.

Lại còn Ấn Độ nữa. Như người đứng đầu Lầu Năm góc Leon Panetta đã nhận định, Mỹ đặt hy vọng đặc biệt vào Ấn Độ trong việc hỗ trợ Áp-ga-ni-xtan. Ấn Độ chơi cả với Nga, dù chỉ trong khuôn khổ BRICS (nhóm 5 nước đang phát triển nhanh), và không thù địch với Mỹ.

Có ý kiến cho rằng, việc tiếp tục công việc trên thềm lục địa Việt Nam không phải do lãnh đạo tập đoàn quốc gia ONGC quyết định, mà do Chính phủ Ấn Độ với sự hậu thuẫn của Mỹ. Viện trưởng Viện Năng lượng quốc gia Sergei Pravosudov tin rằng “người Mỹ hàng động nhằm mục đích để có chuyện xảy ra tại các nước cung cấp dầu cho Trung Quốc như Iran, Su-đăng, Li-bi và một số nước khác. Ý đồ chiến lược của họ trên bàn cờ là thu hẹp dần không gian xoay sở của đối thủ, tức là cắt dần các nguồn cung cấp dầu tới Trung Quốc”.

Không lạ khi “ExxonMobile” hợp tác với Việt Nam cũng có động thái như ONGC của Ấn Độ (lúc thì hợp tác, lúc thì rút, sau đó lại tiếp tục). Đứng sau “ExxonMobile” (Công ty năng lượng lớn nhất thế giới), cũng như sau ONGC bây giờ, là Mỹ. Trong phạm vi nào đó, các trò khiêu khích địa chính trị của Trung Quốc lại có lợi cho Oa-sinh-tơn, khi đầu năm nay họ chọn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược.

Đứng trước nguồn dầu khí gần cứ trôi xa dần, Trung Quốc còn biết làm gì ngoài việc thô thiển với các nhân viên ngoại giao nước ngoài và ra lệnh cho Ngoại trưởng qua báo chí “ngậm miệng”. Trung Quốc đừng mơ chiếm đảo, dù đã xây xong cái thành phố tí hon với ngàn dân. Trong cuộc xung đột vì Trường Sa-Hoàng Sa, chính xác hơn là vì dầu và khí, Bắc Kinh vấp phải những lợi ích rất lớn của Việt Nam, Nga và Mỹ. Các nhà chính trị Trung Quốc sẽ không bước vào cuộc phiên lưu quốc tế như vậy. Đứng về phía Nga, Mỹ và Việt Nam sẽ còn có Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Bru-nei, những quốc gia cũng mơ về phần dầu khí của mình trên thềm lục địa.

Nhưng không nên nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sớm buông dầu và khí. Doanh trại trên đảo Phú Lâm có lẽ không phải để dọa dẫm các địch thủ tiềm năng, mà hoàn toàn là để cho việc phân chia tài nguyên và khu vực khai thác chúng có thể đang được hình thành. Giải pháp thực tế nhất để tháo gỡ xung đột là tìm được sự thỏa hiệp thông qua “trao đổi” hoặc cùng khai thác. Chính “PetroVietnam” và CNOOC cũng đã hợp tác trong các dự án khai thác dầu khí phía Bắc Vịnh Bắc bộ. Tổng cộng “PetroVietnam” có đến 60 đối tác nước ngoài. Ngay giữa mùa hè căng thẳng năm nay, Việt Nam một lần nữa nhắc lại lời mời Trung Quốc hợp tác, nhưng chỉ với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài và bình đẳng với các nhà đầu tư khác.

Ngoài ra, trong lĩnh vực đối ngoại Việt Nam tỏ ra khá thận trọng: giải tán cả một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra lẻ tẻ tại Hà Nội

Tóm lại, Hà Nội đã “ngầm mách” cho Bắc Kinh lối thoát ra khỏi tình thế căng thẳng hiện nay: hãy trở thành đối tác. Nhưng vấn đề là ở chỗ, Trung Quốc thấy con chim sẻ trong tay là quá ít – họ muốn con sếu đang bay lượn trên trời cơ./.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #252 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 01:21:18 pm »

Lạc tí nữa nào:

http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=93:lng-u-ch-thi-le-trnh-va-nhng-h-qu-lch-s-ca-no&catid=85:trit-hc-m-hc-vn-hoa-hc&Itemid=256

Lưỡng đầu chế thời Lê Trịnh và những hệ quả lịch sử của nó      
Written by PGS.TS.Trần Ngọc Vương     
Tuesday, 28 April 2009 00:50

Mọi cơ chế quyền lực ở bất cứ thời đại và dân tộc nào một khi đạt tới trạng thái định hình của một quá trình vận động đều hoặc tự lý thuyết hoá bản thân nó, hoặc đều xác định sự tòng thuộc của nó đối với một (hay một vài) lý thuyết ý thức hệ đã và đang lưu hành trong vùng văn hoá mà cộng đồng cư dân đó hiện diện.
Cho đến thời điểm hiện nay, người nghiên cứu nghiêm túc nếu muốn đề cập tới những đặc điểm loại hình của các thực thể quyền lực đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam vẫn phải tự bằng lòng với điểm vươn tới xa nhất là vương triều do Triệu Đà lập nên. Và cần nói ngay rằng, đó là một thiết chế quyền lực mang nhiều đặc điểm tương đồng loại hình với những thiết chế quyền lực hiện hữu ở ngoại vi (périphérique), những thiết chế chịu ảnh hưởng mà cũng là phản hưởng đối trọng trong mối quan hệ với cả lý thuyết lẫn thực tế quyền lực trên đất Hoa Hạ Trung Quốc.
Khảo sát lịch sử Việt Nam trong khung khổ từ thời điểm phục hồi chủ quyền và độc lập (938) cho tới tận khi thực dân Pháp áp đặt được sự “bảo hộ” lên Đông Dương (1884), hầu như mọi nhà nghiên cứu đều có thể dễ dàng thừa nhận rằng những đặc điểm mang tính loại hình của các triều đại ở Việt Nam càng về sau càng đậm tính chất Nho giáo hoá , nói khác đi, những đặc điểm loại hình nhà nước kiểu Nho giáo là những đặc điểm chủ đạo và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hơn chín thế kỷ tồn tại của các thiết chế quyền lực thực tế trên xứ sở này.
Tuy nhiên, từ phía khác, lại cần nhận ra và khẳng định một thực tế phức tạp: Cực kỳ hiếm có những thiết chế quyền lực thực tế lại chỉ là sản phẩm của một lý luận quyền lực nào đó, dù thứ lý luận ấy có tự khẳng định là hoàn thiện đến đâu chăng nữa. Hơn thế, trong toàn bộ lịch sử tồn tại của chúng, các thiết chế quyền lực đều luôn luôn có xu hướng tự điều tiết để thích nghi với hoàn cảnh cụ thể bằng cách bổ sung vào khung khổ lý thuyết của chúng những nguyên lý và xác tín của một hay những lý luận về quyền lực khác, hoặc bằng cách tự đề xuất những khái quát hoá mới.Việc bổ sung như thế thậm chí là điều kiện sống còn của các thiết chế quyền lực hiện thực.
Khoảng mươi lăm năm trở lại đây, trong khoa học xã hội ở ta, tuy chưa xuất hiện những công trình nghiên cứu ghi dấu những bước đột phá, nhưng nhiều vấn đề phong phú, phức tạp mà cả một thời gian dài bị né tránh hoặc được giải quyết một cách chiếu lệ đã được đặt lại một cách nghiêm túc, khách quan hơn, nhiều vấn đề mới cũng đã được đặt ra để suy nghĩ. Giữa những vấn đề thuộc lịch sử Việt Nam được nêu ra hoặc được đặt lại ấy, có việc xem xét, đánh giá lại vai trò của một số vương triều hay thế lực chính trị như nhà Triệu, nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Nguyễn, các dòng chúa Trịnh, chúa Nguyễn…Riêng chủ đề “Chúa Trịnh vị trí và vai trò lịch sử” cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, với một mốc cụ thể là cuộc Hội thảo khoa học do Tạp chí Nghiên cứu lịch sử - Viện Sử học Việt Nam và Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá phối hợp tổ chức năm 1995.Trong kỷ yếu của cuộc Hội thảo này, có tới trên dưới chục bản báo cáo trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới vấn đề “cơ cấu chính quyền “kép” Lê - Trịnh”.Dù sao, với những gì đã được công bố, chưa thể coi là vấn đề đã được triển khai đúng với tầm quan trọng của nó. Bài viết này lựa chọn chính vấn đề mà tác giả cho rằng còn cần được bàn tiếp, bàn thêm, sâu và kỹ hơn nữa ấy.
I.- QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN VÀ DUY TRÌ CƠ CHẾ LƯỠNG ĐẦU VỀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII.
Lịch sử chính trị thế giới trên những nét đại thể có thể được khái quát thành hai xu thế cơ bản là xu thế tập quyền và xu thế tản quyền. Trong bất cứ nền chính trị hiện thực nào cũng chứa chất vô số những biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giữa hai xu thế cơ bản ấy và mọi thiết chế chính trị đều là kết quả hiện thực mang tính cụ thể - lịch sử của cuộc đấu tranh, chuyển hoá và tác động qua lại phức tạp của hai xu thế này. Khi xu thế tản quyền bị khống chế tối thiểu hoá thì mọi quyền cơ bản của con người cá nhân, nhất là quyền cơ bản của mọi cá nhân thuộc tầng lớp bị cai trị, bị quản lý, bị lãnh đạo sẽ không được bảo đảm, ngược lại, khi xu thế tập quyền tỏ ra yếu đuối hoặc chưa tới ngưỡng, thì không thể xuất hiện những chính quyền mạnh, nhà nước mạnh, cộng đồng mạnh. Không thể có những cộng đồng mạnh mẽ đích thực nếu đó là tập hợp của những cá nhân, cá thể yếu đuối, cũng không có những cá nhân hạnh phúc đích thực và “phát triển bền vững” nếu những cá nhân đó không được bảo trợ bởi những đại diện cộng đồng đầy đủ sức mạnh. Tuy nhiên trong lịch sử hiện thực, những tương tác giữa cá nhân và cộng đồng bao giờ cũng được thể hiện ra bằng những mâu thuẫn biện chứng hết sức phức tạp, ở đó, những chu kỳ lịch sử thường xuyên được thể hiện ra như là chu kỳ của những sự thay thế lẫn nhau của những xu thế đó, dẫn tới những thành tựu thực tế cuối cùng là chúng làm tiền đề cho nhau phát triển.
“Lưỡng đầu chế” - hay “cơ cấu quyền lực kép” như có người định danh - ở Việt Nam thời Lê - Trịnh không phải là một cơ chế phân quyền, càng không phải là cơ chế tản quyền, mà là một trạng thái đặc dị, “nhộng tính”, xét cho cùng là một trạng thái tồn tại đặc thù, kết quả của một sự đấu tranh và “chuyển hoá giữa các mặt đối lập” giữa hai xu thế tản quyền với xu thế tập quyền đang được đề cập.
 ......
(PS: các bác và các bạn thích thì đọc tiếp theo link, khỏi dẫn dài nữa)
....
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #253 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 02:01:20 pm »


Thời gian gần đây, hết bộ GTVT lại đến bộ CA "dọa" sẽ phạt người đi xe cơ giới không chính chủ. Người dân nói chung và cá nhân tôi nói riêng, chỉ biết ta thán và chờ đợi tiếng còi của CSGT...
Hôm nay đọc báo, té ra cả 2 bộ trên quy định vậy mà không dựa trên cơ sở pháp luật nào cả. Thế mới tài! Grin
Mời các bác đọc nhé:

Không tìm thấy bất cứ một điều khoản nào của luật do Quốc hội ban hành qui định người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới (ô tô, xe máy, ...) khi xe được mua bán, cho, tặng.

khoản 2 Điều 58 nêu trên không bắt buộc người lái xe phải là người có tên trong "đăng ký xe". Điều này có nghĩa là Luật Giao thông đường bộ chỉ bắt buộc xe cơ giới muốn tham gia giao thông chỉ cần có bản "đăng ký xe" đi kèm mà không lệ thuộc vào người đứng tên trong "đăng ký xe". Và do đó, muốn tham gia giao thông, xe chỉ cần một lần đăng ký, hay nói cách khác là chỉ cần đăng ký lần đầu, để xe có được bản "đăng ký xe" đi kèm.

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/xe-khong-chinh-chu-xu-phat-la-pham-luat-709233.htm
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #254 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 02:32:36 pm »



      Mấy hôm nay không ngồi được máy tính cũng chỉ vì mấy cô lính CCBTT và Lính QY103 ghé thăm sông Hàn…mình cứ tưởng U60 rồi vô tư lự, ai ngờ…cũng vẫn e thẹn như ngày nào nhập ngũ mới chết – vẫn dại gái…lúc đi tiếp cứ tưởng bở…vô tư luôn nên khi gặp lại luống ca luống cuống chỉ mượn bia rượu nói chuyện như thủa nào…rồi say lúc nào không biết…cái chân được dịp không thuốc sưng ù thế là …xấu hổ quá không tiếp được người Sài Gòn ra, 2 nàng rủ đi hát hò..mình lại càng sợ cái miệng không quen ca hát, cái tay không biết làm gì; nàng “linh ngao” gia chủ lại đi về quê không đỡ đần hát hò, cản tay và đưa về nhà mình càng không dám đi... Nay họ vô nam rồi vẫn ngại quá. Đúng là lính binh bét vẫn là binh bét như má mình nói (người dân Nam thế hệ má mình hay dùng “binh bét” để chỉ người lính mới, lính hàm bực thấp nhất lính, vô tư, trẻ trung, vô sản nhất).

      Một nàng lính 71 thì tướng ngang tàng, sô ngay, sổ thẳng, tài hoa hay hát, chắc nấu ăn giỏi như như “linh ngao” nhà mình; một nàng lính 71 thì e thẹn, ít nói…ẩn chứa nhiều điều như người tình thủa ấy…mà cũng lại người Huế nữa mới chết…gặp là bị bắt bài rồi…lúng ta lúng túng…chỉ muốn chốn chạy…trong đời thường. Đời ngẫm nghĩ cũng lạ…khi một mình trước máy viết thì tía lia, múa thì tanh tách, mà khi gặp đối xứng thì thấy cái gì cũng thừa cả ví dụ nói thừa, uống thừa, ra vô không hợp lý… rõ ràng con người chỉ mang ý chí chủ quan cá nhân anh thôi – mời về nhà không được, ra quán bị người ta dẫn dắt…moi hết ruột gan không biết.

       Người ta nói dại gái là mất của mất tiền, mất …chủ yếu là mất vật chất; nhưng mình nghĩ dại gái còn có nghĩa khác là – mất bình tĩnh, anh không chủ động được công việc dự dịnh ban đầu. Dại gái, người ta thường nghĩ là tuổi trẻ, nhưng thực tế có người “giơ tay vẫy chào các em, anh vào thiên thu” vẫn dại gái. Đây có lẽ là một chứng bệnh tâm lý của loài người – chính xác là của cánh đàn ông. Ai không dại gái một lần giơ tay cho tôi đếm …
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #255 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 02:41:19 pm »



     Tuanb5 hay thật Grin

     Toàn đưa những chuyện rất thực tế đời thường của các quan đi lạc ...không theo hiến pháp, luật pháp nào cả...cứ ý mình thích thì đề xuất coi như sáng tạo, chỉ số AQ...chính truyện số 1. Chuyện này giờ mở báo ra là có ngay ấy mà...nói nhiều quá sợ lại bảo bất mãn...lính 71 hôm qua hỏi mình...anh có gì...không mà viết...

     Có lẽ mình nghỉ dàm đạo với đồng đôi ít thời gian để suy nghĩ, lấy lại phương hướng không dễ bị kết tội bất mãn quá. Thôi hẹn Tuanb5 và HuongHN76 và đồng đội  có dịp nhé.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #256 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 03:25:33 pm »

     Xin phép được xóa bài
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2013, 12:17:45 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #257 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 04:00:26 pm »

xóa .
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2013, 01:21:37 pm gửi bởi chiensivodanh » Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #258 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 04:28:23 pm »

           Xin phép mod ,thành viên tự xóa bài
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2013, 12:20:04 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #259 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2013, 10:43:17 am »

                          LẠC TRONG ĐỜI THƯỜNG



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM