Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:22:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85950 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
bagai
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #160 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2013, 04:21:04 pm »

Kiếm tiền không phạm pháp thì không thể gọi là suy thoái đạo đức được . Nói đến suy thoái đạo đức thì phải bàn đến  chuẩn mực đạo đức . Hiện nay chuẩn mực đạo đức của XH VN là như thế nào ? Xin mời các bác chém gió ạ  Grin
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #161 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2013, 04:43:04 pm »

khoan chưa bàn về chuản đạo đức trong xã hội hiên tại .xin mời các bác giải lao ít phút cho đỡ mệt .nghe lão chiến sĩ hát rồi tính - gừng càng già càng cay nhe .

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=pkQo6zpugM0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=pkQo6zpugM0</a>
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #162 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2013, 05:16:02 pm »



    Cám ơn đồng đội, những giây phút căng thẳng, đâu đầu vì những trao đổi thật lòng của lính binh bét như thế này...mà được nghe những bài ca của lính binh bét lại thấy yêu đời và khỏe ra...y như hồi vượt Trường Sơn thủa 20 mươi - hay thật.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #163 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2013, 11:07:28 pm »

   

       Đồng đội ới, trao đổi mấy ý ngày qua và hôm nay nhé - tôi có ý kiến đề nghị như thế này được không:

      1. Những ý kiến trao đổi trích dẫn phải căn cứ vào tư liệu các cơ quan của Đảng và báo chí nhà nước công khai nói thôi nhé -  toàn bộ sự thực phải từ miệng các nhà lãnh đạo tuyên bố, hình ảnh, bài viết mà báo chí chính thống của Đảng cho hoạt động công khai tại Việt Nam để phản ảnh một cách khách quan để tránh bị khép vào tội ...có tư tưởng quá khích chống Trung Quốc đấy - đây là nguyên tắc trao đổi nhé, không lấy tin, hình ảnh không chính thống nhé; xem thử trình độ - cao thủ của bạn tới đâu mà dám đối đầu với nhóm chủ trương "cờ Trung Quốc có 1 sao to và 5 sao nhỏ" nhé  .

     2. Tôi định tập hợp chuyện và hình ảnh về "kẻ thêm sao cờ TQ" thật 100% không bình luận thêm bớt gì từ tư liệu nguồn báo chí, sách vở chính thống như hành động đưa cờ 6 sao vào nước ta hoặc cố tình quên Hoàng sa - Trường sa là của Đất Việt Nam trên báo chí, trên sách vở giáo dục học sinh mầm non… đại loại như  chuyện Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch VN dự hội chợ ở Đức, những câu phát ngôn trước công chúng đại khái như "không được vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc" hoặc những khuôn mặt những kẻ cố tình cản trở thân nhân, đồng đội, dân đặt vòng hoa, hương khói trong những ngày 17/2 hoặc ngày 27/7 để tưởng niệm các Liệt Sĩ đã hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc Năm 1979; hy sinh ở Hoàng sa - Trường sa...mà mình chụp được, không biết có vi phạm sân chơi này không nhỉ  .

       3. "Chuyện thường ngày huyện":

       a.Trên đất liền :

      Báo Tiền Phong hôm nay: Nhiều lao động Trung Quốc nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương; thậm chí còn quan hệ sinh con với phụ nữ địa phương Huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng được xem là địa phương có đông người Trung Quốc sinh sống và làm việc nhất nước. Kể từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được triển khai (năm 2005) đến nay, cùng với việc các công ty Quảng Tây, Hồ Bắc và Đông Phương của Trung Quốc trúng thầu thi công và lắp đặt thiết bị thì hàng ngàn lao động Trung Quốc kéo đến làm việc tạo nên các làng Trung Quốc, phố tàu dọc các xã Tam Hưng, Ngũ Lão.

      b.Trên biển Việt nam:

      Bản tin Đất Việt … “TTXVN ngày 10/3 đưa tin, Trung Quốc đã tiến hành các chuyến tuần tra ngư chính thường kỳ tại vùng Biển Đông với lý do là "đảm bảo an toàn và các lợi ích hợp pháp của ngư dân Trung Quốc. Theo quan chức Cục Ngư nghiệp Hải Nam, phạm vi tuần tra bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các khu vực khác”

       Theo Đất Việt: Tổng cộng 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn của Trung Quốc cùng hơn 3.000 nhân sự đã ào ạt tiến ra Biển Đông và xâm phạm vào các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cùng ngày, lực lượng Biên phòng tỉnh Thanh Hóa thông báo, ngư dân tỉnh này đã bị tàu lạ đâm ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Cụ thể, tàu cá mang số hiệu TH 90599 TS có công suất 130 CV của ông Hoàng Văn Thảo sinh năm 1956 thường trú tại thôn Bắc Thọ (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã bị đâm khi đang đánh bắt hải sản tại toạ độ 19 độ 5 phút bắc-107 độ 19 phút Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ 26 hải lý. Hai ngư dân đã bị mất tích, 5 người được cứu hộ và đưa lên bờ. Sau khi đâm vào tàu cá kể trên, tàu lạ đã bỏ đi.


     Ôi ngư dân đất Việt cứ bị tầu lạ giết dần giết mòn thế này không biết, đến lúc nào đấy lấy ai ra khơi bám biển giữ biên cương nữa đây..

     4. Giờ liệu có ai dám (ví dụ người ở ban tuyên huấn chẳng hạn) mở diễn dàn để đối thoại công khai với người khác chính kiến trên nghị trường hoặc màn ảnh nhỏ nhỉ...tôi lấy ví dụ vì sao Đại tướng Võ nguyên Giáp 3 lần gửi thư căn ngăn dự án bauxite hoặc thư của đại tướng đề nghị không nên phá Hội trường nhà Quốc hội ở Ba Đình...những ông bà lớn có chức quyền ngày nay không trả lời, không đối thoại ...phá là phá ; hợp tác với "người lạ" khai thác bauxite Tây Nguyên là hợp tác...không cần biết rất nhiều ý kiến của dân, nguyên thần khai quốc, bô lão, trí thức, tuổi trẻ can ngăn - dám mở hội nghị Diên Hồng à...hãy đợi đấy nhé.

     5. Tiền…tất cả vì tiền… điều đó đang đúng nếu không đúng thì các “ông chủ” vẫn giầu to, còn “đầy tớ” thì phải nghèo rớt mùng tơi như thời thuộc Pháp chứ bộ…nay quy trình ngược là do các ông chủ dung dưỡng đầy tớ quá cho đầy tớ ở toàn biệt thự, giao ruộng vườn trang trại cho đầy tớ đứng tên chính chủ; diện tích còn gấp bao nhiêu lần hơn thời cải cách ruộng đất chứ bộ…Dân làm chủ kiểu này làm hư hỏng đầy tớ quá…cần phải cho đầy tớ biết cảnh khốn khó của ông chủ thôi…
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #164 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 07:18:29 am »

   

       Đồng đội ới, trao đổi mấy ý ngày qua và hôm nay nhé - tôi có ý kiến đề nghị như thế này được không:

      1. Những ý kiến trao đổi trích dẫn phải căn cứ vào tư liệu các cơ quan của Đảng và báo chí nhà nước công khai nói thôi nhé -  toàn bộ sự thực phải từ miệng các nhà lãnh đạo tuyên bố, hình ảnh, bài viết mà báo chí chính thống của Đảng cho hoạt động công khai tại Việt Nam để phản ảnh một cách khách quan để tránh bị khép vào tội ...có tư tưởng quá khích chống Trung Quốc đấy - đây là nguyên tắc trao đổi nhé, không lấy tin, hình ảnh không chính thống nhé; xem thử trình độ - cao thủ của bạn tới đâu mà dám đối đầu với nhóm chủ trương "cờ Trung Quốc có 1 sao to và 5 sao nhỏ" nhé  .

     2. Tôi định tập hợp chuyện và hình ảnh về "kẻ thêm sao cờ TQ" thật 100% không bình luận thêm bớt gì từ tư liệu nguồn báo chí, sách vở chính thống như hành động đưa cờ 6 sao vào nước ta hoặc cố tình quên Hoàng sa - Trường sa là của Đất Việt Nam trên báo chí, trên sách vở giáo dục học sinh mầm non… đại loại như  chuyện Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch VN dự hội chợ ở Đức, những câu phát ngôn trước công chúng đại khái như "không được vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc" hoặc những khuôn mặt những kẻ cố tình cản trở thân nhân, đồng đội, dân đặt vòng hoa, hương khói trong những ngày 17/2 hoặc ngày 27/7 để tưởng niệm các Liệt Sĩ đã hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc Năm 1979; hy sinh ở Hoàng sa - Trường sa...mà mình chụp được, không biết có vi phạm sân chơi này không nhỉ  .

       3. "Chuyện thường ngày huyện":

       a.Trên đất liền :

      Báo Tiền Phong hôm nay: Nhiều lao động Trung Quốc nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương; thậm chí còn quan hệ sinh con với phụ nữ địa phương Huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng được xem là địa phương có đông người Trung Quốc sinh sống và làm việc nhất nước. Kể từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được triển khai (năm 2005) đến nay, cùng với việc các công ty Quảng Tây, Hồ Bắc và Đông Phương của Trung Quốc trúng thầu thi công và lắp đặt thiết bị thì hàng ngàn lao động Trung Quốc kéo đến làm việc tạo nên các làng Trung Quốc, phố tàu dọc các xã Tam Hưng, Ngũ Lão.

      b.Trên biển Việt nam:

      Bản tin Đất Việt … “TTXVN ngày 10/3 đưa tin, Trung Quốc đã tiến hành các chuyến tuần tra ngư chính thường kỳ tại vùng Biển Đông với lý do là "đảm bảo an toàn và các lợi ích hợp pháp của ngư dân Trung Quốc. Theo quan chức Cục Ngư nghiệp Hải Nam, phạm vi tuần tra bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các khu vực khác”

       Theo Đất Việt: Tổng cộng 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn của Trung Quốc cùng hơn 3.000 nhân sự đã ào ạt tiến ra Biển Đông và xâm phạm vào các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cùng ngày, lực lượng Biên phòng tỉnh Thanh Hóa thông báo, ngư dân tỉnh này đã bị tàu lạ đâm ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Cụ thể, tàu cá mang số hiệu TH 90599 TS có công suất 130 CV của ông Hoàng Văn Thảo sinh năm 1956 thường trú tại thôn Bắc Thọ (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã bị đâm khi đang đánh bắt hải sản tại toạ độ 19 độ 5 phút bắc-107 độ 19 phút Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ 26 hải lý. Hai ngư dân đã bị mất tích, 5 người được cứu hộ và đưa lên bờ. Sau khi đâm vào tàu cá kể trên, tàu lạ đã bỏ đi.


     Ôi ngư dân đất Việt cứ bị tầu lạ giết dần giết mòn thế này không biết, đến lúc nào đấy lấy ai ra khơi bám biển giữ biên cương nữa đây..

     4. Giờ liệu có ai dám (ví dụ người ở ban tuyên huấn chẳng hạn) mở diễn dàn để đối thoại công khai với người khác chính kiến trên nghị trường hoặc màn ảnh nhỏ nhỉ...tôi lấy ví dụ vì sao Đại tướng Võ nguyên Giáp 3 lần gửi thư căn ngăn dự án bauxite hoặc thư của đại tướng đề nghị không nên phá Hội trường nhà Quốc hội ở Ba Đình...những ông bà lớn có chức quyền ngày nay không trả lời, không đối thoại ...phá là phá ; hợp tác với "người lạ" khai thác bauxite Tây Nguyên là hợp tác...không cần biết rất nhiều ý kiến của dân, nguyên thần khai quốc, bô lão, trí thức, tuổi trẻ can ngăn - dám mở hội nghị Diên Hồng à...hãy đợi đấy nhé.

     5. Tiền…tất cả vì tiền… điều đó đang đúng nếu không đúng thì các “ông chủ” vẫn giầu to, còn “đầy tớ” thì phải nghèo rớt mùng tơi như thời thuộc Pháp chứ bộ…nay quy trình ngược là do các ông chủ dung dưỡng đầy tớ quá cho đầy tớ ở toàn biệt thự, giao ruộng vườn trang trại cho đầy tớ đứng tên chính chủ; diện tích còn gấp bao nhiêu lần hơn thời cải cách ruộng đất chứ bộ…Dân làm chủ kiểu này làm hư hỏng đầy tớ quá…cần phải cho đầy tớ biết cảnh khốn khó của ông chủ thôi…

Hết sức bình tĩnh Bác ơi, không khéo mệt nhiều người lắm Angry
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #165 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 08:32:27 am »

      Thế thì thôi không bàn chủ đề này nữa nhé - Tuyệt đối các đồng đội không viết nữa nhé. 

      Tuy nhiên mình không xóa để sau này mở ra cũng nghĩ cũng có lúc mình manh động. cần bình tĩnh bắt chước con khỉ - 3 bịt và một chìa tức là: 01. Tự bịt miệng; 02. Tự bịt tai; 03. Tự bịt mắt và 01 (một) chìa - con khỉ ở trong chuồng, cứ thấy người đến là chìa ngay cái tay để chờ đút lót...quả chuối hay phong bì, phong bao, cục gạch cũng ok.

                                                  ------------------------------------

      Ta chuyển đề tài khác theo mọi người đi chùa ...cầu phước cầu may

     Nhưng mình theo mọi người đi chùa để được ăn oản, uống nước ở bầu sữa mẹ Việt Nam...

     Ngày xưa mình trốn học đi chùa Hương cùng nhóm bạn cấp III Thường tín...thằng Quang (giờ trưởng khoa đại học ở Mỏ địa chất, con Liệt sĩ thì nói dối mẹ...con đi thi chạy để mẹ xúc cho mấy lon gạo; Thằng Thông hiện là phó tổng xe khách khứa gì đó ở Hà Nội thì bảo con đi thi nhảy cao để kiếm máy cái tem bánh mỳ, Thằng Tùng con trai thứ 2 nhà văn hiện là cục phó ở Bộ tư pháp lính đánh Quảng trị thì nói dối ông nội...bảo con đi thi vật, thằng Hộ ở Sở XD Hà Nội và tôi tự do hơn vì tôi đi sơ tán sẵn xe đạp, tem bánh mỳ..lên hôm đó nghe thầy Phong dạy văn bài "đi chùa hương" hay quá mơ "con thuyền vô đạo..." và khi thầy kết "làm trai cho đáng nên trai, Phú xuân đã trải Đồng nai đã từng..."mình bàn chúng nó tút đi chơi chùa Hương thế là a lê hấp - lên đường...

     2 xe đạp và 5 thằng choai choai, ngoái mông, ngoái mặt...đèo nhau đi chùa hương...dọc đường khát mò xuống đống mía có cô bán mía tán tỉnh xin được vài cây vừa vác vừa ăn; đói nữa xuống ruộng dưa chuột đầu mùa..giả đò đi..để bứt mấy quả...sao hồi đó đi thấy xa thế không biết nữa.

    Đến Chùa hương gửi xe, mình tháo cái chuông xe đạp phượng hoàng, bán mấy lon gạo của thằng Quang và tem phiếu Bánh mỳ của mình lấy mấy hào mua vé đi đò vào bến đục...rồi chùa giải oan...dọc đường thấy các cụ bưng đề lễ nặng bọn mình bưng giúp...cứ dến am, chùa các cụ cúng xong gọi bọn mình đến cho oản, chuối...lên dốc, bước từng bước qua từng bậc đá mệt…người xuống khoẻ hơn lên chào luôn miệng Nam mô a di đà…còn mình mệt quá…miệng lúc thi Mô phật, lúc thì mô phập, mô… và ngồi bẹp xuống…nhưng miệng cứ phải mô phật trả phép các cụ….dọc đường đi không khí ngày hội vui thật đúng như trong lời bài thơ mà Thầy Phong dạy, thuyền ra chào thuyền vào, người xuống chào người lên, văn minh cửa Phật thật đúng nghĩa văn minh, không giả dối...thật đúng là vui như hội nhé (không phải xô bồ như ngày nay đâu)...đến động Hương Tích..tuyệt vời...thần tiên không còn nơi nào thần tiên hơn nữa...đẹp thật (hồi đó nhé, giờ khác 1 trời 1 vực rồi nhe)...

      Tối đói qua, nằm ở ao bèo mà không ngủ được…nhìn thấy con gà béo ngậy, oản sôi đầy tú hụ…không nén nổi lòng tham…mình đến quỳ lạy trước tượng phật mong phật rủ lòng từ bi hỷ sả cho bọn học trò con ít đồ cúng và nói nêu phật đồng ý cho con búng cây Hương làm tắt nến…mình lấy một cây hương búng vào ngọn nến…nến tắt thật…biết Phật rủ lòng thương mình mới lấy nải chuối, oản mang xuống gọi mấy đứa dậy ăn; chúng hỏi đâu đấy mình mình nói Phật thương học trò nghèo đi vãn cảnh chùa nên cho…

     Sáng ngày mình nói thật chúng hoảng quá đến vái lạy xì xụp, mình cũng vậy thôi, nhưng mình lại có lòng tin là Phật thương mình nghèo lên mới cho búng cây hương một cái là tắt nến cơ mà…các cụ thấy không còn chuối , oản chỉ có nói Nam mô a di đà thôi..khi ra qua bầu sữa mẹ đang nhỏ từng giọt mình bảo 4 thằng - năm nay nghĩa vụ đã khám không biết thằng nào đi bộ đội đây, thôi xin mẹ ít sữa uống mong được phúc: một là xanh cỏ nhưng quyết không đảo ngũ, hai là đỏ ngực mang vinh quang về cho gia đình trường học, bạn bè… thấy mình ngửa mặt uống lâu quá, mấy thằng đẩy ra cũng giành nhau uống… và quả thật mấy thằng mình đi chiến trường khong thằng nào chết cả, ra quân cũng đều học tiếp đại học. May thật, không biết có phải linh thiêng thế không, chắc đợi chúng nghỉ hưu hết 5 thằng lại rủ nhau đi chùa Hương…để được tắm mình vào quá khứ linh thiêng ấy.

    À quên, còn chuyện nữa phải nói không đồng đội bảo 5 thằng choai năm xưa chỉ quen ăn chực...ra bến đục vào lấy xe đạp dọc đường về 5 thằng lại đói...mình tháo tiếp gác đờ bu, gác đờ xen, phanh, đèn bán nốt...về nhà nhìn cái xe đạp mới biết thế nào là cái xe đạp cởi chuồng - hết sức sex xi, nhìn mấy bức ảnh xem xong cấm cười chưa cởi hết đồ bằng cái xe đạp của mình thủa ấy.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2013, 02:09:41 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #166 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 01:25:58 pm »


Hóa ra "miệng nhà quan có gang có thép" là đúng đấy, các bác ạ. Grin
Không tin, các bác đọc mà xem: http://dantri.com.vn/su-kien/pho-cuc-truong-canh-sat-mot-so-phong-vien-bi-thieu-nang--706148.htm

Ngay cả do không có tính khả thi, nên quy định xử phạt xe không chính chủ vừa được Bộ Giao thông Vận tải  công bố tạm rút khỏi Dự thảo Nghị định (lần 2) và Bộ trưởng Đinh la Thăng cũng lưu ý đến Ban soạn thảo Nghị định rằng lấy ý kiến là phải lắng nghe, khi rất nhiều người dân phản đối hay đồng tình đều phải tiếp thu những ý kiến đó.

Vậy mà ông quan này vẫn cương: Bộ Giao thông Vận tải không nên "chùn tay" khi xử phạt vi phạm xe không chính chủ.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 02:50:46 pm »

Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam



Trần Ngọc Vương

Sĩ phu, trí thức Việt Nam xưa.
Để xây dựng kinh tế tri thức trở thành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, chúng ta cần có một lực lượng lao động tương ứng là lao động có kiến thức cao, nói khác đi đòi hỏi mọi thành viên tham gia nền kinh tế này phải là người lao động trí tuệ hoặc sử dụng trí tuệ như công cụ lao động chủ yếu, đặc biệt là phải hình thành một giới trí thức tinh hoa.
Chỉ từ những điều sở tri sở kiến của mình, chúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ XX, mẫu hình trí thức tồn tại lâu dài nhất, có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần xã hội là nhà Nho. Tinh thần văn hóa Nho giáo thấm sâu vào thành truyền thống, thậm chí thành bản sắc của nền văn hóa dân tộc. Về mặt diện mạo tổng thể, nền văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XIV đến hết thế kỷ XIX là nền văn hóa Nho giáo. Nếu lưu ý đến “đặc điểm lớn nhất của xã hội Việt Nam thời đại ngày nay” là sự phát triển bỏ qua (hay ít nhất là cho đến nay cũng chưa thành một phương thức sản xuất/một hình thái kinh tế - xã hội hoàn chỉnh) đối với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thì phải đồng ý với nhiều nhà khoa học (1) rằng Việt Nam đi từ Nho giáo lên chủ nghĩa cộng sản.

Trước khi có nền học vấn Âu hóa của thời hiện đại, và cả khi nền học vấn đó đã, đang trở thành xu thế chủ đạo thì quán tính của nền học vấn truyền thống vẫn chi phối từng bước đi của lịch sử một cách mạnh mẽ, khá vô hình nhưng vẫn khá quyết liệt. La mort saisit le vif, - cái chết đang túm lấy cái sống. Sự “túm lấy” này, tuy không hoàn toàn chỉ mang nghĩa tiêu cực, nhưng những tác động tiêu cực của nó là điều không thể xem thường.

Trong vòng bảy, tám thế kỷ, đội ngũ trí thức - nhà Nho ở Việt Nam đã dần thay thế và cuối cùng là thay thế hẳn đội ngũ trí thức Phật giáo, tạo ra một nền học vấn kiểu nhà Nho, và vì thế, ngả theo mô hình của nền học vấn Trung Hoa. Nhưng khác với các trí thức Trung Hoa nói chung, tầng lớp nhà Nho Trung Hoa nói riêng, chưa bao giờ tầng lớp nhà Nho Việt Nam thực sự có được sự độc lập tương đối về chính trị, nhất là trong quan hệ với chế độ chuyên chế, để có thể có được những thành tựu độc lập trong sáng tạo tri thức và những giá trị tinh thần đủ để vinh danh chỉ riêng tầng lớp của mình.

Vào đầu thế kỷ XX, khi tự tỉnh và lay tỉnh quốc dân, nhằm “khai dân trí, chấn dân khí”, các nhà Nho duy tân đã đọc to lên tình trạng nghiệp dư quá quắt của tầng lớp mình:
Khỏi làng mắt chửa thấy xa
Lại toan mai mỉa hai nhà Khang, Lương
Ở nhà chân chửa ra đường
Lại toan ngang dọc bốn phương giang hồ
Hỏi: “Ông tu những đường mô?
Ông rằng: “Tu những làng nho đã thừa”
Hỏi: “Ông mộ những gì ư?
Ông rằng: “Mộ những người xưa là thầy”….
- Hỏi rằng: “Dây thép sao mau?”
Ông rằng: “Khí học cũng màu mà thôi”
Kìa như dây sắt, roi lôi
Nào ai bày đặt mọi ngôi cho đành?
Hỏi rằng: “Xe khí sao nhanh?”
Ông rằng: “nghề máy cũng lành mà thôi”
Kìa như lửa ống, nước nồi
Nào ai bày xét đến nơi nhiệm màu?
Năm châu tên gọi hay đâu
Lại chê người rợ mà gào ta hoa
Mắt nhìn chính học không ra
Lại chê người bá mà nhà ta vương” (4)
-“Hỏi cụ việc thực
Thì cụ làm thinh
Hỏi trận pháp binh thư thì cụ ù ù cạc cạc
Hỏi địa dư quan chế thì cụ u u minh minh;
Cụ chẳng biết kèn sao kêu, súng sao nổ?
Cụ không hay xe sao chóng, tàu sao lanh?
-“Khí học làm sao? Hóa học làm sao? Cụ dẫn Dịch tượng Thư trù chi Cổ đế
Cơ khí là thế, điện khí là thế, cụ rằng mộc ngưu lưu mã chi Khổng Minh
Cụ phải đeo thẻ đóng sưu, cụ muốn nước Nhật, nước Tàu sang bảo hộ
Cự mà ngâm thơ đọc phú, cụ mong ông Chèm, ông Gióng chi phục sinh
Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc
Ai dâng câu cổ thi cổ họa, cụ mừng hơn trẻ được cái đinh” (5)

Lý luận Nho giáo không được khái quát lên từ thực tế Việt Nam, mà lý luận đó chỉ phù hợp nên có thể vận dụng được trên thực tế Việt Nam ở những thời gian lịch sử nhất định, dù quãng thời gian lịch sử ấy có thể và trên thực tế đã kéo dài, thậm chí đã quá dài. Theo cách nhìn nhận cá nhân, tôi cho rằng tuy Phật giáo ở Việt Nam chỉ thật thịnh trong một khoảng thời gian không dài, nhưng lại có những thành tựu về sáng tạo tinh thần đột xuất và có những gương mặt trí tuệ đỉnh cao, khả dĩ vinh danh và đại diện cho trí tuệ Việt hơn cả những đóng góp mà nhà Nho tạo nên trong một thời kỳ lịch sử dài hơn nhiều.

Nhìn vào những sản phẩm đỉnh cao cuối cùng theo cách nhìn cấu trúc đồng đại hóa, sẽ thấy trong đội ngũ trí thức nhà Nho Việt Nam thiếu một cách nghiêm trọng những trí tuệ lý thuyết, những xung năng sáng tạo lớn. Các tác giả Trần Văn Giàu, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn đã nhiều lần lưu ý đến sự thiếu hụt ấy. Nói thiếu vắng hoàn toàn thì không phải, nhưng chắc chắn đội ngũ những người như vậy trong lịch sử Việt Nam khá thưa thớt, có những thế kỷ hầu như không tìm thấy được(2). Điều đáng cảm thán không chỉ là “ôi thương sao những thế kỷ vắng anh hùng” như Chế Lan Viên từng thốt lên, mà cũng cả “Ôi thương sao những thế kỷ vắng thiên tài”! Nhận xét tỷ mỷ hơn cả về điều này là ý kiến của cố học giả Trần Đình Hượu:

 a) Không có ai có hứng thú đi vào những tư tưởng triết học. Chưa có tác phẩm, tác giả chuyên về tư tưởng triết học. Những người mà ta phải tính là các nhà tư tưởng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhậm, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… đều là như vậy.

Loại hình chính là những nhà hoạt động yêu nước, những người làm văn học, học thuật (chủ yếu là sử học), và thông qua hoạt động chính trị, học thuật hay nghệ thuật của mình mà đề cập đến những vấn đề tư tưởng. Những ông thầy khi giảng kinh, sử cũng bàn những vấn đề tư tưởng, mà nhiều khi chính những ông thầy đó lại nói tư tưởng nhiều hơn, nói nhiều nhưng là nói lại, có hay không sửa chữa chút ít.

b) Ở đây chưa hình thành mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học kỹ thuật và triết học, tức là triết học làm cơ sở lý luận cho khoa học và phát triển theo sự phát triển của khoa học… Có thay đổi thì cũng chỉ là lấy, bỏ, thêm, bớt từ những cái có sẵn trong và ngoài từng hệ thống…

Nhìn chung, tư duy lý luận không phát triển. Những vấn đề nhận thức, logic, phương pháp không được bàn bạc. Ở đây phát triển một cách tư duy thực tiễn nhằm không phải vào sự chính xác mà sự hợp lý (phải khoảng). Cái ngự trị ở trong nhiều phạm vi là một cái lí - lẽ phải thông thường. Triết học không tách khỏi tôn giáo, học thuật. “Về căn bản, trong lịch sử chưa xảy ra một sự thay đổi nền móng sản xuất, tổ chức xã hội, văn hóa, học thuật. Tôi nói cả văn hóa, học thuật vì khi còn học theo, bắt chước, nói lại thì chưa gây ra tác động sâu từ khoa học sang triết học, không tạo ra cách mạng trong tư tưởng” (3).

Nền học vấn truyền thống theo Nho giáo ấy rốt cuộc ở lớp trên cùng chỉ đẻ ra được nhà Nho – ông quan (đường quan hay học quan, võ quan có học hay văn quan, kể cả loại “văn võ kiêm bị” đi nữa thì nói gọn lại, cũng chỉ là quan). Các loại hình trí thức then chốt của một xã hội trí thức, một kết cấu của tầng lớp trí thức thực thụ như nhà kỹ thuật, nhà khoa học (hay học giả), nhà nghệ sĩ, tiếp đến là nhà tư tưởng – nhà triết học loại thì xuất hiện thưa thớt, mở nhạt, loại thì hoàn toàn vắng bóng.

Học giả lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX là Lê Quý Đôn, người mà với tất cả sự ngưỡng mộ và lòng kính trọng cũng không thể gán cho là tác giả của bất cứ định lý, định luật hay nguyên lý, quy tắc nào, ý tưởng nào thực thụ mang tính đột phá tri thức, nên có lẽ danh xưng xứng đáng nhất trong việc phân loại chuyên gia khoa học thời hiện đại thì đúng nhất là xếp vào dạng nhà sưu tầm, nhà biên khảo hay nhà thư tịch học. Thật đau lòng khi phải nói lên điều này.

Nhà Nho thuộc loại hình trí thức nguyên hợp. Đó là loại trí thức điển hình cho một hình thái kinh tế-xã hội khi mà lao động trí óc chỉ mới là đặc quyền của một thiểu số rất nhỏ. Tuy so với loại quý tộc, loại người có được những đặc quyền chỉ nhờ quan hệ huyết thống với người hay dòng họ cầm quyền thì sự xuất hiện và phát huy tác động trong xã hội của trí thức nhà Nho là một bước tiến bộ, nhưng đến lượt họ, khi đã tự khẳng định và được khẳng định địa vị trong xã hội, trong cơ chế thì nhà Nho cũng từng bước một kiến tạo đặc quyền theo lối huyết thống hóa, tạo ra không phải những cá nhân người trí thức sáng tạo, mà những “thế gia, vọng tộc, cự môn”, vừa theo mô hình quý tộc hóa, vừa theo lối đẳng cấp giữ những chức năng đặc thù. Họ không ngần ngại gì mà không khẳng định “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao”, tự coi là người bề trên tự nhiên (và cũng thường được thừa nhận) là người đỡ đầu trực tiếp của các tầng lớp cư dân khác.

Với tôn chỉ “Nhất nghệ bất tri nho giả sở sỉ” (một nghề nào đó mà không biết thì kẻ làm nhà Nho tự thấy xấu hổ), họ thường kiêm luôn công việc của nhiều loại “chuyên gia” trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí khá xa lạ đối với nhau. Người dân gọi họ là “thầy”, và ở nông thôn xưa thì nhà Nho làm tất tật công việc của các thứ thầy như vậy: thầy đồ dạy học (nho), thầy thuốc chữa bệnh (y), thầy địa lý lo chuyện phong thủy (lý), thầy bói xem tướng số (số), cả chuyện làm…thầy dùi, “tư vấn” cho các bên tham gia vào các vụ kiện tụng.

Bộ phận hiển nho - các nhà Nho hữu danh và thành đạt – cũng hầu như không có ai đủ căn đảm để chỉ “đi đến cùng một con đường đã chọn” có lẽ trừ Hải Thượng Lãn Ông. Ngay Hải Thượng Lãn Ông cũng chọn con đường trở thành một danh y vào lúc tuổi đời không còn trẻ và tình huống cơ hồ không thể khác. Nói tổng quát, mẫu trí thức nhà Nho ở ta chuyên môn hóa khá muộn màng và không trở nên là đội ngũ chuyên gia thực thụ, ở hầu như bất cứ bình diện nào của lao động sáng tạo tinh thần. Trong các hoạt động nghệ thuật, chỉ thơ là có thành tựu nổi bật, nhưng không có ai, kể cả nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử văn học dân tộc là Nguyễn Du, cũng không trở thành nhà thơ “chuyên nghiêp”.

Một khi họat động sáng tạo tinh thần, lao động trí óc chưa được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, thì mọi hoạt động lao động khác gắn liền với các hệ thống tri thức chuyên nghiệp sẽ chỉ trở thành các loại lao động thủ công, nghiệp dư. Tình trạng đó là phổ biến từ các loại làng nghề gắn bó xa gần với hoạt động nghệ thuật cho chí các loại làng nghề sản xuất ra các sản phẩm thuần túy mang tính thương mại. “

Công tượng”, gọi nôm na là thợ, xếp loại ba, sau nông dân, còn được an ủi là xếp trên loại người tiêu thụ sản phẩm cho họ, tức thương nhân, tầng lớp “dưới đáy”, bị gọi miệt thị là loại “con buôn”. Giữ gìn phương tiện mưu sinh: theo ý tôi trong cách hành xử ấy còn tiềm ẩn cả tâm trạng ẩn ức, cả sự chống đối theo kiểu tiêu cực, cả niềm kiêu hãnh về những phẩm tính và kỹ năng ưu việt không được thừa nhận.

(còn tiếp)
---
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=3450
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #168 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 02:52:56 pm »

Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam (tiếp theo)

Trần Ngọc Vương
......

Gia nhập xã hội hiện đại theo con đường bị cưỡng bức, không hề được chuẩn bị đầy đủ về mọi phương diện để thích nghi, thiếu nghiêm trọng những kinh nghiệm và thực tế tương ứng được với xã hội hiện đại từ truyền thống, tóm lại, với tính nhược tiểu thể hiện khá “hoàn hảo”, giới trí thức Việt Nam khi trở thành “tầng lớp trí thức bản xứ” thêm một lần nữa bị chủ nghĩa thực dân vày vò, ép ướp hoàn toàn có chủ đích chỉ nhằm biến đổi họ thành đám vong quốc nô có chữ nghĩa. Lịch sử còn lưu lại vô số bằng chứng cả trực tiếp cả gián tiếp chứng minh cho đường lối chính trị, chính sách trí thức thuộc địa này của thực dân Pháp(6).

Hệ quả cuối cùng của chính sách thực dân, dù những chính sách cụ thể trong từng thời kỳ nhất định có đổi thay theo hướng xoa dịu sự phản ứng của một cư dân bản địa dù sao cũng có hàng nghìn năm lịch sử đồng thời trên từng bình diện nhất định phải đáp ứng những đòi hỏi của tình hình khó khăn mà “mẫu quốc” lâm vào, vẫn cứ là một tầng lớp trí thức bản xứ với rất ít cá nhân thực sự đạt tới trình độ tinh hoa, đội ngũ chuyên gia tuy có số lượng khá hơn nhưng không toàn diện, gắn bó quá trực tiếp với sự điều tiết từ chính quốc chứ không phải gắn bó với xã hội và nền kinh tế tại chỗ, và một lượng đông đảo nhất những trí thức cấp thấp. Chất lượng của một tầng lớp trí thức như vậy, xét trên tương quan của một sự so sánh lịch đại, nghĩa là so sánh về khả năng đáp ứng những nhu cầu phát triển từng thời điểm lịch sử khác nhau, chắn chắn là còn kém hơn thời kỳ tiền thực dân.

Từ sau Cách mạng tháng Tám, thân phận con người, thân phận công dân của người trí thức được đổi thay về chất. Đại đa số những trí thức trong xã hội cũ vì thế hăng hái tham gia bằng sở học của mình vào các công việc của xã hội mới. Thời gian kháng chiến chống Pháp, tuy có quá nhiều khó khăn khách quan, một thế hệ trí thức mới đã xuất hiện, trưởng thành. Đội ngũ này, tuy về số lượng không thật đông đảo, nhưng lại đặc biệt có chất lượng. Đa số những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và nghệ thuật thời gian qua ở ta là thuộc về hoặc cơ bản là thuộc về thế hệ này. Phần lớn họ là những người ra đời trong khoảng từ 1920-1932.

Không phải ngẫu nhiên tôi chọn những mốc này: cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, hầu hết họ đều đã có một thời kỳ học phổ thông và có được một “lưng vốn” tri thức nói chung, tiếng Pháp hay một ngoại ngữ nói riêng đủ để tự đọc sách và tự học tiếp tục. Những người sinh trước năm 1920 nếu thành danh thì đã thành danh trước Cách mạng, mà những người sinh sau năm 1932 thì “không kịp” có điều kiện như vừa tính tới.

Nhưng cũng từ sau Cách mạng tháng Tám xã hội Việt Nam trải qua hơn 30 năm là xã hội thời chiến hoặc bị chi phối mạnh mẽ bởi một hoàn cảnh thời chiến. Trừ một vài lĩnh vực đặc biệt, chiến tranh không phải là điều kiện dương tính cho sự phát triển của lĩnh vực lao động tri thức. Không quá khó khăn để chỉ ra các lĩnh vực đặc biệt ấy. Dù muốn dù không, tính phục vụ trực tiếp, tính ứng dụng là những yêu cầu được đặt lên hành đầu đối với lao động của người trí thức trong hoàn cảnh ấy. Cũng khó mà tạo ra những diện mạo trí thức, những tên tuổi lớn theo lối hàng loạt trong điều kiện như vậy. Xét cho cùng, sức sản xuất các giá trị tinh thần – cả trong khoa học xã hội lẫn khoa học nhân văn, cả trong nghệ thuật, trong văn hóa đều tùy thuộc vào nền sản xuất vật chất của xã hội. Ngay cả việc phản ứng lại một thực tiễn lớn cũng đòi hỏi tiền đề là sự tồn tại của cái thực tiễn ấy đã.

Mặt khác, kể từ sau Cách mạng tháng Tám, nền khoa học non trẻ của Việt Nam nhận được sự bổ sung về nguồn tri thức từ các nước xã hội chủ nghĩa có nền khoa học tiên tiến, chủ yếu là từ Liên Xô, và mức độ khác, từ Trung Quốc. Nhưng chỉ chưa hết một khóa học (đại học) từ sau năm 1954 thì giữa Liên Xô và Trung Quốc đã nổ ra những bất đồng. Vừa bối rối vì vấn đề phân liệt giữa các đảng cộng sản lớn cầm quyền, hết chống tệ sùng bái cá nhân lại rơi vào tình trạng phải đối phó với chủ nghĩa xét lại, người trí thức mới trẻ tuổi vừa còn phải “tuân thủ mọi yêu cầu của tổ chức, mọi nhiệm vụ được phân công” mà không phải lúc nào những yêu cầu ấy, những sự phân công ấy cũng được kế hoạch hóa, duy lý hóa. Tiếp theo đó là Đại Cách mạng văn hóa, mà một trong những đặc điểm nổi bật của cái gọi là cuộc Đại Cách mạng văn hóa này lại chính là ở tính chất phản văn hóa, phản tri thức của nó, tuy diễn ra và tác động tai hại trước hết và chủ yếu là ở Trung Quốc, nhưng không thể nói Việt Nam nằm ngoài vòng ảnh hưởng của biến cố kinh hoàng này.

Giới trí thức tinh hoa ở mọi dân tộc đều là báu vật, nói như ngôn từ được làm sống lại gần đây đối với những ý tưởng truyền thống, thì họ là “hiền tài”, là “nguyên khí quốc gia”. Vậy những nạn “chảy máu chất xám” đã là điều nguy hại, mà nạn “lãng phí chất xám”, thậm chí còn khó nhận dạng hơn và khó khắc phục hơn, theo thiển ý, cũng cần nêu lên thành vấn đề lớn hiện nay.

Có thể nói, ở ta mới có những người trí thức lớn,- không đông lắm mà nói thực thì cũng chưa được “lớn” lắm - nhưng chưa thể nói rằng đã có giới trí thức tinh hoa. Mà chừng nào trí thức tinh hoa chưa thành một giới, nôm na là núi không có đỉnh, thì khó lòng bàn đến “tầm” trí tuệ Việt Nam, tuy đó là điều không hiếm người thành tâm khao khát khẳng định.

---

(1) Tham khảo, chẳng hạn:
-    Trần Đình Hượu Đến hiện đại từ truyền thống. Nxb Văn hóa và Thông tin 1996.
-    Le contact colonial franco – vietnamien le premier demi – siècle (1858 – 1911) Nxb Universitè de Provence (PUP), 1999.
-    Trịnh Văn Thảo Vietnam du confucianisme au communisme. Nxb Presse Universitaire Francaise (PUF) 1992.

(2) Tham khảo những tài liệu liên quan đến cuộc thảo luận về việc viết lịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện Triết học, 1984.

(3) Trần Đình Hượu, Sđd

(4) Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 -1930) Nxb Văn học Hà Nội 1976.

(5) Các bộ lịch sử, lịch sử tư tưởng Việt Nam của cả các tác giả người Việt lẫn người Pháp đều cung cấp nhiều tài liệu liên quan đến điều này.

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=3450
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #169 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 03:06:22 pm »



        Tuanb5 ới!

       Một ông vụ trưởng Ngân hàng phát ngôn coi thường dân...chỉ quen kiểu hít không khí trời; nay thêm ông Cục phó cảnh sát phê phán đích danh cánh phóng viên luôn tự hào là bút đâm chẳng tà và cả những tờ báo; bạn đọc lại từ ngữ chửi thẳng báo chí nhé ( may mình không phải phóng viên, không phải báo) ... - “Có lẽ phóng viên của một số báo thiểu năng gì đó, kém gì đó. Các phóng viên đó không hiểu được thế nào là mũ giả, mũ rởm mà cứ phải diễn đạt bằng lời lẽ, bằng giải thích từ ngữ rồi đăng tải? ”.

       Chà giờ thì thêm nguồn tuyển dụng phóng viên từ các trung tâm từ thiện giáo dục trẻ em thiểu năng...mừng cho các cháu khuyết tật này quá...cám ơn ông Cục phó to như cây súng này vì câu phát biểu, diễn đạt để chỉ các báo cần tập trung tuyển dụng phóng viên ở các trung tâm này.

      Trời ạ...lính binh bét xuanxoan giờ chỉ ngửng mặt lên trời than...
     
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM