Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2020, 08:59:41 pm



Tiêu đề: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2020, 08:59:41 pm
        - Tên sách : Cuộc đối đầu không cân sức  (Tái bản lần thứ nhất)

        - Tác giả:  AHLLVTND trung tướng Phan Thu

        - Nhà xuất bản trẻ

        - Năm xuất bản :2014


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2020, 10:01:55 am
   
LỜI GIỚI THIỆU

       Bị thất bại thảm hại trên khởp các chiến trường, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc Việt Nam. Qua hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, đế quốc Mỹ đã sử dụng một lực lượng hùng hậu máy bay của không quân và hải quân, kể cả pháo đài bay B-52 hòng khuất phục nhân dân ta, ngăn chặn mọi sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ruột thịt. Trong cuộc đối đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Riêng trên mặt trận đối không, hàng nghìn máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, hàng trăm giặc lái Mỹ đã bị bắt làm tù binh. Thắng lợi trên mặt trận đối không là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, cùng với thắng lọi trên khắp các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao... đã buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại cay đắng trong chiến tranh Việt Nam.

       Trong mấy chục năm qua, nhiều chính khách và các nhà nghiên cứu phương Tây đã và vẫn đang tìm cách trả lời cho câu hỏi: "Vì sao Mỹ - một siêu cường hàng đầu thế giới với tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và tiềm lực quân sự khổng lồ lại thua trong chiến tranh Việt Nam?". Những thủ đoạn chiến tranh tinh vi với công nghệ tiên tiến nhất, trong đó có thủ đoạn tác chiến điện tử mà chủ yếu là trinh sát điện tử và gây nhiều điện tử của đế quốc Mỹ đã không thể làm tê liệt được hệ thống Phòng không - Không quân của Việt Nam. Điều đó góp phần cho thấy rõ: Quân và dân Việt Nam, trong đó có Bộ đội Phòng không -  Không quán kiên cường chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, chiến đấu và chiến thắng lực lượng không quân hùng hậu của kẻ thù, không những bằng bản lĩnh, ý chí, quyết tâm sát đá, bằng lòng tự tôn dân tộc mà còn bằng cả trí tuệ, sự thông minh, sáng tạo tuyệt vời. Cuốn sách Cuộc đối đầu không cân sức góp phần làm rõ thêm tri tuệ, sự thông minh sáng tạo tuyệt vời đó.

       Tác giả cuốn sách, trung tướng, anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Phó giáo sư Phan Thu là một trong những nhân chứng hàng đầu trên lính vực chống tác chiến điện tử - trinh sát điện tử và gây nhiễu điện tử trong chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Nhập ngũ tháng 5/1950, trưởng thành từ học viên Trường Lục quân Việt Nam, ông đã trái qua thực tiễn chiến tranh khốc liệt trên nhiều cương vị, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực rađa, nhiễu, nghiên cứu khoa học quân sự, quân báo, chỉ huy quân lý kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa 6, 7 và là đại biểu Quốc hội các khóa 8, 9.

       Năm 2006, trung tướng, PGS Phan Thu đã xuất bàn cuốn Bàn về đấu tranh điện tử trong chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ ra miền Bắc Việt Nam (1964- 1972). Tập sách Cuộc đối đầu không cân sức là sự tiếp nối, tổng kết thực tiễn có giá trị khoa học về tác chiến điện tử trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, là minh chứng cho thành công của Bộ đội Phòng không - Không quân trong chống nhiễu cho rađa và tên lửa phòng không của ta, được tác giá cho xuất bàn khi đã ở tuổi 83, thể hiện dưới dạng bút ký, có sự lắng đọng sâu sắc tinh cảm, tâm tư, chiêm nghiệm về những vấn đề lịch sử đặt ra, vé vai trò của con người trong chiến tranh, về bán lĩnh, ý chi quyết tâm, trí tuệ của Bộ đội Phòng không-Không quân và con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chi Minh.

       Chiến tranh đã đi qua, cùng với thời gian, nhiều giá trị lịch sử sẽ tiếp tục được làm rõ và kế thừa. Như ý của lời kết cuốn sách: "Bài học của Mỹ tại chiến trường Việt Nam cũng sẽ là bài học cho bất cứ kẻ nào có âm mưu xâm lược Việt Nam, xâm phạm bờ cõi đất liền, trên không và biển đảo của Tổ quốc ta. Một dân tộc hàng nghìn năm lịch sử, dựng nước và giữ nước với bao xương máu, mồ hôi và nước mắt của biết bao thế hệ, đã và sẽ luôn luôn là một khối thống nhất, triệu người như một, tạo sức mạnh vô địch để xây dựng và gìn giữ mảnh đất này. Một dân tộc như vậy, sẽ không thể bị khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lưọc tàn bạo nào".

       Bộ Tư lệnh Quân chúng Phòng không - Không quân hoan nghênh đồng chí trung tướng, anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, phó giáo sư Phan Thu đã dành thời gian viết tập bút ký Cuộc đối đầu không cân sức và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

BỘ TƯ LỆNH                                
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN      


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2020, 03:50:04 am

LỜI NÓI ĐẦU

       Chiến thắng thường nghiêng về kẻ mạnh, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Kẻ yếu có khi buộc kẻ mạnh phải "phơi áo". Ngụ ngôn cũng đã có câu chuyện: "Châu chấu đá lòi ruột voi" mà!

       Những năm 60-70 thế kỷ trước, đế quốc Mỹ đã hai lần leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam trên thế của kẻ mạnh, nhưng cuối cùng lại bị thua, với kết cục 4.181 máy bay các loại bị bắn rơi, trong đó có nhiều máy bay chiến lược B-52, con chủ bài cùa không lực Hoa Kỳ, nhiều phi công Mỹ đã bị bắt sống hoặc phải đền mạng. Thủ đoạn gây nhiễu rađa là thủ đoạn hàng đầu của Mỹ hòng vô hiệu hóa lực lượng phòng không Việt Nam. Những công nghệ cao nhất thời bấy giờ đã được Mỹ đem ra sử dụng, trong khi đó Việt Nam gần như chưa có gì về những phương tiện tác chiến điện tử. Mức độ hiện đại về vũ khí trang bị của Việt Nam thì mới ở trình độ trung bình, có thứ còn lạc hậu, kém xa so với vũ khí trang bị của Mỹ. Đây thực sự là cuộc đối đầu không cân sức. Việt Nam đã làm gì và làm thế nào, để có thể đối chọi lại cuộc chiến tranh phá hoại, trong đó có hoạt động tác chiến điện tử của Mỹ và đã giành thắng lợi một cách ngoạn mục như vậy? Điều kỳ diệu nào đã dẫn đến kết cục đó? Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ thực chất là chống tác chiến điện tử mà thủ đoạn chính là thủ đoạn gây nhiễu điện tử. Nhiệm vụ chống nhiễu là nhiệm vụ của toàn Quân chúng Phòng không - Không quân, ở mọi noi, mọi cấp và của mọi người, từ người tư lệnh Quân chúng đến người lính trên mâm pháo, bên bệ phóng, trong phòng thí nghiệm.

       Quyển sách này trên phương diện tác chiến điện tử, cố gắng góp phần trả lời câu hỏi: Vì sao ta thắng được Mỹ?. Quyển sách tập trung nhiều về tên lửa PK- SAM-2, đối tượng quan trọng nhất mà Mỹ đã phải tập trung đối phó. Sự vươn lên của kẻ yếu nhưng biết hành sự để tạo nên sức mạnh vượt lên trên kẻ thù là điều chúng tôi muốn kể ở đây. Năm mươi năm đã trôi qua, nhiều vấn đề bí một đã không còn. Năm 2012, kỷ niệm 40 năm chiến thắng B-52, tất cả đã được phơi bày. Là những người trong cuộc, chuyên trách nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu, chúng tôi viết về những việc mà Quân chúng Phòng không -  Không quân đã làm, có sử dụng một số tư liệu từ một số tổng kết, hồi ký của nhiều cá nhân, đơn vị. Quyển sách này không viết theo trình tự thời gian như hồi ký mà đưọc viết theo trí nhớ của tác giả về các sự kiện đã xảy ra.

       Chúng tôi cố gắng xuất bán sách vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ phát động chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam (5/8/1964 - 5/8/2014).

Tháng 8 năm 2014       
PHAN THU           


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2020, 05:24:07 am

Chương I

TỪ CHIẾC RAĐA ĐẦU TIÊN ẤY

       Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, trung đoàn 367 vói sáu tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm bất ngờ xuất hiện đã gây kinh hoàng cho lực lượng không quân của thực dân Pháp. Hỏa lực phòng không cộng với hỏa lực pháo binh của Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã khống chế không phận và sân bay, khiến không quân Pháp vô cùng lúng túng, góp phần tích cực vào thắng lợi của chiến dịch lịch sử quan trọng này.

       Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định cho sự cáo chung chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp, mở đường để ta giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

       Tiếp quản thành phố Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác, chúng ta đứng trước đòi hỏi phải xây dựng lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia vững mạnh và đồng bộ để bảo vệ vững chắc không phận của Tổ Quốc.
Thông qua Trung Quốc, Liên Xô đã viện trợ cho ta cả vũ khí trang bị và đào tạo cán bộ. Trong đó phải kể đến một loại pháo Phòng không tầng trung, cỡ 88mm, do Đức quốc xã sản xuất, là chiến lợi phẩm mà Liên Xô đã thu được khi tiến quân vào giải phóng Berlin. Lớp đào tạo cán bộ được tổ chức tại trường pháo binh ở thành phố Thẩm Dương, do chuyên gia Liên Xô huấn luyện cùng với giáo viên người Trung Quốc.

       Vào mùa thu năm 1954, hàng trăm cán bộ, từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn được tuyển lựa trong toàn quân để đi học. Số cán bộ đó là đội ngũ khung gần đủ cho ba trung đoàn pháo Phòng không cỡ trung. Sau này, số cán bộ đó là một trong những lực lượng nòng cốt cho sự phát triển Quân chủng Phòng không - Không quân của quân đội ta.

       Pháo PK-88mm là loại pháo có trang bị khí tài điều khiển bắn, gồm có máy chỉ huy và rađa. Lớp học về khí tài được tổ chức riêng, gồm 36 người, được chọn trong các cán bộ sơ cấp có trình độ văn hóa tương đối hơn, trong đó có 18 người học rađa và 18 người học máy chỉ huy. Tôi được phân công học về rađa và trực tiếp phụ trách khối học về khí tài. Chúng tôi là những người đầu tiên trong quân đội ta tiếp xúc với kỹ thuật rađa, và khi luyện tập ở thao trường, đã phải trải qua một mùa đông lạnh giá, với nhiệt độ xuống đến âm 25-30°C. Rađa mà chúng tôi được đào tạo có tên là RZ-2 là loại rađa pháo cao xạ mà quân Đức đã sử dụng trong Đại chiến thế giới lần thứ hai và cũng đã phát huy tác dụng góp phần bắn rơi nhiều máy bay của quân Đồng minh.

       Sau sáu - bảy tháng huấn luyện, tháng 3/1955 tất cả đoàn cán bộ chúng tôi, gồm cả pháo lẫn khí tài đều về nước, được điều về đại đoàn 367. Chúng tôi là những giáo viên huấn luyện chuyển binh chúng cho ba trung đoàn bộ binh thành ba trung đoàn pháo Phòng không (sau này, ba trung đoàn đó, là trung đoàn 240 bố trí bảo vệ Hải Phòng và hai trung đoàn 220, 250 bố trí bảo vệ Hà Nội).

       Riêng lớp học chuyển binh chúng về rađa, phải tổ chức tại Hà Nội để lợi dụng mạng điện thành phố và có máy bay để luyện tập. Lớp học rađa được khai giảng ngày 5/5/1955 và kết thúc 15/9/1955 tại sân bay Bạch Mai, Hà Nội. Học sinh lớp rađa này được chọn lựa từ cán bộ, chiến sĩ thuộc các sư đoàn bộ binh 304, 308, 312, 320..., tất cả 63 người, có trình độ văn hóa cấp 3 phổ thông, khá hiếm thời bấy giờ. Phụ trách lớp học là anh Cao Phong và anh Hoàng Văn Ngữ. Tôi được giao nhiệm vụ làm tổ trướng giáo viên. Đây là lớp rađa đầu tiên của lực lượng Phòng không và cũng là lớp rađa đầu tiên của quân đội ta, được mở tại Việt Nam.

       Trong lớp chuyển binh chủng này, có mấy việc mà chúng tỏi nhớ mãi. Hồi ấy, Hà Nội mới được giải phóng, nhiều việc còn rất bỡ ngỡ, chúng tôi phải trực tiếp kéo mạng điện thành phố cho rađa làm việc. Vì lý do bí mật và cả vì lý do không có kinh phí, chúng tôi phải tự đi thu nhặt hệ thống dây điện bao quanh tường sân bay, kéo đường điện ba pha vào ba vị trí cho ba chiếc rađa đặt ở ba vị trí khác nhau. Để bảo đảm bí mật, sau khi triển khai, rađa được che kín xung quanh bằng cót như các vựa thóc khổng lồ, mọc lên giữa bãi rộng.

       Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, trong khi các bộ phận chỉnh dòng của máy, hầu hết đều dùng bán dẫn và được đặt rất khít nhau nên các nguồn điện cao thế thường bị đánh lửa, gây chập mạch. Chúng tôi phải tháo một số khối nguồn điện ra, kê cao lên bằng sứ hoặc các chất kính nhựa Flexiglass dày có độ cách điện cao thì máy mới tạm làm việc được. Hiện nay, khi việc sử dụng rađa ở Việt Nam đã phổ biến thì thấy việc đó là bình thường, nhưng ở thời điểm đó, khi kỹ thuật rađa, kỹ thuật siêu cao tần còn là mói mẻ đối với nước ta thì thật là không đon giản chút nào.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2020, 06:41:37 pm

       Tôi không nhớ rõ thời gian cụ thể, nhưng khoảng tháng 7/1955, lớp học chúng tôi được vinh dự đón Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến xem xét rađa. Đại tướng đến thẳng chỗ đặt máy; cùng đi với đại tướng có anh Tạ Quang Bửu và còn có cô con gái của đại tướng, hồi đó còn rất nhỏ, đi theo bám tay bố. Sau này tôi được biết, cô bé đó tên Võ Hồng Anh, là một trong hai người phụ nữ Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại Liên Xô.

       Tôi được phân công giới thiệu về rađa RZ-2 cho đại tướng. Sau phần nói về tính năng chiến kỹ thuật của rađa, tôi định nói tiếp về nguyên lý làm việc, thì anh Tạ Quang Bửu đã giải thích luôn cho đại tướng, rất trôi chảy và phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa rađa và máy thu phát vô tuyến điện. Anh Tạ Quang Bửu là một nhà khoa học uyên thâm và hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Cuối cùng, tôi có trình bày thêm với đại tướng về tình hình ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam đến chế độ làm việc của rađa. Đại tướng nhắc nhở chúng tôi: "Phải chịu khó học tập để làm chủ các loại vũ khí, khí tài hiện đại, biết cách sử dụng cho phù hợp với con người và khí hậu Việt Nam. Rồi đây, chúng ta sẽ được trang bị nhiều thứ hiện đại hơn thế này”. Lời nói của đại tướng đã thành hiện thực. Chỉ sau đó vài năm, Binh chúng rađa được ra đời, một binh chủng rất quan trọng của Quân chúng Phòng không - Không quân, làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời của Tổ Quốc.

       Sắp đến ngày 2/9/1955, kỷ niệm 10 năm ngày Quốc khánh, bộ đội kéo về sân bay để luyện tập duyệt binh rất đông, việc che chắn của chúng tôi càng khó khăn nhưng sân bay trở nên nhộn nhịp, làm lính rađa chúng tôi đỡ buồn. Ngày 2/9, với ba chiếc rađa RZ-2, chúng tôi đã mở máy, nhận nhiệm vụ cảnh giới bầu trời bảo vệ cho cuộc mít-tinh và duyệt binh ở quảng trường Ba Đình, tuy loại rađa này chỉ quan sát được phạm vi 42km. Đến bây giờ, nghĩ lại thấy mình quá ấu trĩ nhưng chúng tôi cũng thấy rất tự hào. Vì dù sao, trong hoàn cảnh lúc đó, chúng ta chưa có một phương tiện nào có thể cảnh giới trên không một cự ly xa như vậy.

       Thời gian đó, chúng tôi chưa hiểu thế nào là nhiễu đối với rađa. Khi chúng tôi luyện tập, tín hiệu phản xạ của mục tiêu được nổi trên màn hình “trong xanh củ lạc” không một gợn nhiễu nào.

       Một thời đã qua, cái thời mà rađa RZ-2 chỉ có thể bám sát mục tiêu bằng tay và bán tự động nhưng mà lần đầu tiên lực lượng Phòng không chúng ta có được loại pháo bắn tới độ cao trung bình và có điều khiển, là một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của lực lượng Phòng không quốc gia.

       Ngày nay, tiếp cận với các loại rađa hiện đại, chúng tôi không bao giờ quên cái buổi ban đầu được làm chủ loại rađa RZ-2. Tuy loại rađa này hiện nay không được sử dụng nữa nhưng gần một trăm cán bộ, chiến sĩ của rađa RZ-2 được điều động đi xây dựng các đơn vị rađa khác đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Quân chúng Phòng không- Không quân và nhiều người đã trở thành cán bộ chỉ huy các cấp, từ cấp chiến thuật đến cấp chiến dịch và cả cấp chiến lược nữa của quân đội. Họ đều đã xứng đáng và không hổ thẹn là những người đầu tiên góp phần đặt nền móng cho ngành rađa của nước ta. Điển hình là Vũ Ngọc Diệp, chiến sĩ trẻ nhất lớp chuyển binh chủng rađa, sau này là thiếu tướng phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không -  Không quân và từng được giao giữ chức phó Chánh thanh tra quân đội nhân dân Việt Nam.

       Riêng tôi, đây là bước ngoặt đi vào chuyên ngành rađa và dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu trong gần hết cuộc đời binh nghiệp của mình.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2020, 05:49:11 am
     
Chương II

THỦ ĐOẠN TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MỸ RA MIỀN BẮC NƯỚC TA

       SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MỸ RA MIỀN BẮC VIỆT NAM

       Khi đưa máy bay ra bắn phá miền Bắc nước ta, quân đội Mỹ coi thủ đoạn tác chiến điện tử là thủ đoạn hàng đầu để giảm số máy bay của chúng bị lực lượng Phòng không - Không quân của ta bắn rơi. Bất kể loại vũ khí trang bị nào mà các nước XHCN viện trợ cho chúng ta thì tình báo của Mỹ cũng đều biết cả. Không những biết mà còn nắm được từng “chân tơ kẽ tóc” của các vũ khí trang bị đó. Vì vậy, hầu hết các loại rađa mà ta có đều bị địch gây nhiễu.

       Trong chiến tranh Việt Nam và qua chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã đưa tác chiến điện tử lên hàng những biện pháp chiến lược. Mỹ coi đây là trọng điểm thử thách và phát triển các phương tiện tác chiến điện tử. Tác chiến điện tử mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam chủ yếu là các hoạt động trinh sát điện tử và gây nhiễu điện tử. Thủ đoạn gây nhiễu được phát triển theo mức độ leo thang chiến tranh phá hoại nhưng ở một cách nhìn khác thì việc phát triển máy gây nhiễu cũng tạo ra các thủ đoạn và mức độ leo thang mới. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc nước ta, đánh phá được gắn liền với gây nhiễu. Các hoạt động gây nhiễu được gắn liền với sự phát triển các máy gây nhiễu, luôn luôn được cải tiến, đổi mới và thủ đoạn gây nhiễu được gắn liền với thủ đoạn sử dụng loại tên lửa chống rađa.

       Xin kể một cách tổng quát quá trình phát triển tác chiến điện tử trong chiến tranh phá hoại của Mỹ như sau:

       Để chuẩn bị cho bước theo thang chiến tranh, từ những năm đầu thập niên 60, không quân Mỹ đã sử dụng các loại máy bay U2, SR-71, EB-66, EC-121 và các loại máy bay trinh sát điện tử khác cùng hệ thống các máy bay báo động sớm AWACS, để tìm hiểu và thu thập các thông tin về hoạt động vô tuyến điện tử của Việt Nam.

       Trong những năm bắt đầu leo thang chiến tranh (1964- 1965), việc gây nhiễu của Mỹ còn đơn giản. Để yểm trợ cho máy bay cường kích vào đánh phá, máy bay EB-66 bay ở ngoài xa, trinh sát và gây nhiễu (hải quân Mỹ thì dùng máy bay EC-121, EA3B, EA6B... và phát nhiễu từ hạm tàu đỗ ngoài khơi biển Đông). Chúng tôi gọi loại nhiễu này là nhiễu ngoài đội hình nhằm ngụy trang cho hướng đột nhập của máy bay trinh sát, cường kích, tiêm kích. Khi các loại máy bay chiến thuật đó bay vào khu vực có hỏa lực phòng không thì thường thả những băng sợi kim loại làm nhiễu tiêu cực để tự ngụy trang. Khi chúng bay vào khu vực mục tiêu thường có lúc phải thoát ra khỏi hướng yểm hộ của nhiễu ngoài đội hình nên hỏa lực phòng không của ta vẫn có điều kiện bắn rơi chúng.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84413131_587172082012676_4168873266712150016_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ohc=jr0Z_WtgFZoAX8IJFvK&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=8bc3fd2fa8a12acd7e44c862f7cd1327&oe=5ECD269B)
Hình 1 - Các khu vực hoạt động nhiễu ngoài đội hình của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Hai, 2020, 03:45:54 pm
       
       Ngày 27/3/1965, tên lửa PK-SAM-2 xuất hiện ở Việt Nam và trận đánh đầu tiên xảy ra ngày 24/7/1965 và đã bắn rơi một F4C làm địch vô cùng lo lắng. Để tránh sự phát hiện của rađa ta và giảm sự đe dọa của tên lửa phòng không Việt Nam, Mỹ đã sử dụng thủ đoạn bay thấp. Nhưng bay thấp lại vấp phải thiên la địa võng hỏa lực phòng không tầng thấp ở khắp nơi nên máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bị bắn rơi.

       Năm 1966, máy bay cường kích của Mỹ phải bay cao trở lại cùng với việc xuất hiện loại máy gây nhiễu mới, được đeo dưới cánh máy bay, có tên là QRC-160A làm thần hộ mệnh để tự vệ mà chúng tôi đặt tên loại nhiễu này là nhiễu trong đội hình. Còn Mỹ đặt tên cho đội hình biên đội 4 chiếc máy bay cường kích mang máy gây nhiễu dưới cánh là đội hình QRC. Máy gây nhiễu đeo dưới cánh máy bay có tác dụng ngụy trang cho máy bay để tự bảo vệ, nhất là khi thoát ra ngoài hướng yểm trợ của nhiễu ngoài đội hình. Ngoài tác dụng tự bảo vệ của từng máy bay, đội hình QRC còn có tác dụng bảo vệ chung cho biên đội hoặc tốp máy bay nhằm đối phó với cách đánh 3 điểm của tên lửa phòng không. Để nâng cao hiệu quả gây nhiễu, địch tăng thêm số lượng máy gây nhiễu. Lúc đầu chỉ có hai chiếc trong biên đội bốn máy bay đeo máy gây nhiễu QRC-160A, sau đó biên đội cả 4 máy bay đều đeo máy gây nhiễu. Thậm chí trong biên đội 4 chiếc máy bay, có 2 chiếc đeo 2 máy gây nhiễu. Với thủ đoạn này, trên màn hiện sóng tên lửa, nhiễu rất nặng và cả biên đội được một dải nhiễu rộng và rất sáng bao phủ. Nếu ta phát sóng thì khó bắt được mục tiêu và nếu bắn bằng phương pháp 3 điểm vào dải nhiễu thì sẽ dễ bắn vào giữa đội hình máy bay mà không trúng vào chiếc nào cả.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84554345_587955051934379_4176978531424665600_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_ohc=ytR_wNzO-ogAX_2zJnA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=b74988fad6eecba1328dd6620c9df450&oe=5ED0668F)
Hình 2 - Đội hình QRC của biên đội máy bay mang máy gây nhiễu dưới cánh.
       
       Khi ta giải quyết được cách đánh 3 điểm đúng vào một chiếc trong biên đội thì địch lại có thủ đoạn mới. Đó là vào cuối năm 1966, đầu năm 1967, khi leo lên những nấc thang cao nhất của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Mỹ đưa vào sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 cũng đeo ở dưới cánh máy bay cường kích có công suất lớn hơn máy gây nhiễu QRC-160A và dải nhiễu trùm thêm sang rãnh đạn tên lửa, khiến đạn tên lửa của ta bị mất điều khiển, bay vút lên cao nổ khói trắng hoặc bị rơi xuống đất. Đây là thủ đoạn rất xảo quyệt của Mỹ. Trong khi đó, nhiễu ngoài đội hình cũng nặng hon do máy bay vào gần hơn với số lượng nhiều hơn.

       Ngày 1 /4/1968, Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chỉ bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, nhiễu ở phía Bắc nước ta có giảm đi, nhung ở vùng Quân khu 4 lại bị tăng cường hơn.

       Cuối năm 1971, Mỹ đưa B-52 vào ném bom trận địa quân ta ở chiến dịch Quảng Trị. Đầu năm 1972, địch dùng B-52 đánh phá vùng vĩ tuyến 17 và Quảng Bình. Từ 1/4/1972, Mỹ chính thức leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Tháng 12/1972, khi Mỹ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng thì cả một rừng nhiễu đủ loại vây kín các loại rađa phòng không của ta.

       Ngoài ra, cần phải nói đến thủ đoạn sử dụng tên lửa chống rađa mà chúng tôi cũng coi như một phạm trù mở rộng của tác chiến điện tử, vì thực chất nó cũng là một phương tiện chế áp điện tử, tận dụng năng lượng điện từ trường của rađa để chống rađa.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/83554772_587955041934380_2596436867213688832_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ohc=BOtOkTTsCYYAX8MDcOd&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=6425cb2036583e59f66ce7aec789ed8b&oe=5EBA80E2)
Hình 3 - Máy bay F-4 phóng tên lứa chống rađa AGM-45A (Shrike).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Hai, 2020, 03:49:19 pm
      
       HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VỀ TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ CỦA MỸ

       Hoạt động của máy bay Mỹ ra đánh phá miền Bắc nước ta trong chiến tranh phá hoại rất đa dạng vì vậy các thủ đoạn tác chiến điện tử cũng rất phức tạp, không theo một khuôn mẫu nào nhất định. Ta chỉ có thể nghiên cứu rút ra những điểm chung nhất trên cơ sở một số hoạt động điển hình của một số trận đánh, thông qua kết quả theo dõi của ta và tham khảo các lời cung của giặc lái bị bắt sống.

       1 / Đối với máy bay EB-66:

       Máy bay EB-66 thường bay kẹp đôi, một máy bay EB-66C vừa trinh sát vừa gây nhiễu và một EB-66B chuyên gây nhiễu.

       Ngày 25/2/1966, tiểu đoàn 63 bắn rơi một EB-66 và ngày 4/2/1967, tiểu đoàn 89 bắn rơi một EB-66, đã góp phần giúp chúng ta tìm hiểu về các thủ đoạn gây nhiễu ngoài đội hình của không quân Mỹ. Ngoài ra, ngày 2/4/1972, tiểu đoàn 64, trung đoàn 236b cũng đã bắn rơi một EB-66 ở xã Cam Tiến, Cam Lộ.

       Dưới đây là hoạt động của chiếc máy bay EB-66C bị bắn rơi ngày 4/2/1967 tại Bắc Cạn, trong đội hình 2 EB-66 đi trinh sát và gây nhiễu điện tử yểm hộ cho máy bay cường kích vào đánh phá khu bắc Hà Nội.

       Từ sân bay Takhli ở Thái Lan, chiếc EB-66C cất cánh lúc 13 giờ 30 và chiếc EB-66B cất cánh sau đó một phút. Sau khi lên đến độ cao 3.600m thì bắt đầu mở tất cả các máy để sấy nóng. Khi lên đến độ cao 8 - 9 km thì bay bằng và mở máy thu trinh sát rađa.

       Trên máy bay, ngoài lái chính, lái phụ và dẫn đường, có bốn nhân viên điện tử được phân công theo dõi các dải tần số khác nhau ghi chép lại, tiến hành gây nhiễu, phối hợp với tổ lái phòng tránh khi thu được tín hiệu điều khiển đạn của tên lửa phòng không và xác định vị trí của các rađa ở mặt đất. Máy bay EB-66B bay thấp hơn EB-66C 900m và bay sau 9km đến 14km, có nhiệm vụ chủ yếu là gây nhiễu rađa theo kế hoạch, từ khi bắt đầu vào vòng lượn cho đến khi rời khỏi vòng lượn. Tốp F-4C bay theo để yểm hộ cho tốp EB-66 thì bay cao hơn EB-66 300m và ở phía sau l,8km. Đường bay của tốp EB-66 như sau: từ Thái Lan qua Vientiane, Mường Xén (Lào), qua biên giới Lào-Việt, tiến tới khu vực vòng lượn ở Bắc Cạn. Từ trên đất Thái Lan, chiếc EB-66C đã bắt đầu thu được các tín hiệu rađa của ta, lần lượt từ rađa cảnh giới đến rađa cao xạ và rađa tên lửa. Thu được tín hiệu rađa nào thì lập tức gây nhiễu rađa đó luôn.

       Khi bay đến khu vực hoạt động, tốp EB-66 lượn vòng trong một đường bay khép kín, chiều dài của vòng lượn khoảng 60-90km, thẳng góc với hướng đột nhập của các tốp máy bay cường kích và chiều ngang của vòng lượn là 18-20km. Trong vòng lượn, tốp EB-66 phải giữ ổn định tốc độ, độ cao và đội hình bay. Ở đầu vòng lượn, EB-66C khó xác định được hướng của tín hiệu rađa ở mặt đất và đây chính là điểm yếu của EB-66C.

       Theo lời cung của giặc lái, trên vòng lượn chiếc EB-66C đó đã ba lần thu được tín hiệu của rađa tên lửa làm việc ở các dải tần số khác nhau ở Vĩnh Yên và Thái Nguyên. Nó đã bị bắn rơi khi đang bay vòng ra ở đầu vòng lượn với độ cao 8,5 - 9km, tốc độ 889km/giờ. Cả hai quả đạn đều nổ tốt, quả thứ nhất đẩy máy bay nghiêng, quả thứ hai mạnh hơn đẩy máy bay chúc xuống.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84631630_587955055267712_1961319901167616000_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ohc=2NMgAkJFXvAAX-IH_pH&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=795db7e5def797c06ce98ae2dd10c9cf&oe=5ECDC552)
Hình 4 - Hoạt động của chiếc EB-66C bị bắn rơi ngày 4/2/1967.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Hai, 2020, 03:49:59 pm

       Qua theo dõi hoạt động của EB-66 trên hướng tây bắc, ta có một số nhận xét sau đây:

       • Vùng biên giới Việt-Lào là khu vực bay để trinh sát và nhử cho rađa ta phát sóng, xác định các vị trí của rađa, nên EB-66 không gây nhiễu.

       • Mộc Châu, Bắc Cạn, Tuyên Quang là khu vực bay để yểm hộ các tốp máy bay cường kích vào đánh phá các mục tiêu ngoài vĩ tuyến 20 thì EB-66 có gây nhiễu. Vòng lượn của tốp EB-66 gần hoặc xa bao nhiêu so với mục tiêu dự định đánh phá lệ thuộc vào những gì mà địch đã trinh sát được về tình hình bố trí phòng không của ta. Vì vậy cần chú ý việc ngụy trang nghi binh và bí mật phát sóng, nhất là khi bố trí phục kích đánh EB-66.

       • Thời gian EB-66C xác định được vị trí của một trận địa tên lửa trung bình sau 30 giây và thường bắt đầu gây nhiễu trước khi tốp máy bay cường kích đến 5 phút. Có 3 chế độ gây nhiễu: gây nhiễu ngắm, gây nhiễu chặn và gây nhiễu quét. Những khi máy bay cường kích vào đánh các mục tiêu có nhiều trận địa tên lửa bố trí bảo vệ thì gây nhiễu chặn là bảo đảm nhanh và an toàn hơn. Việc gây nhiễu đối với máy bay Mig của ta thì EB-66 sử dụng một máy gây nhiễu tự động ALR-18 mà ăngten được đặt hướng về phía sau máy bay.

       • Thả nhiễu tiêu cực để ngụy trang hướng đột nhập của máy bay. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, việc thả nhiễu tiêu cực có quy mô rất lớn.

       • Máy bay gây nhiễu ngoài đội hình của Hải quân Mỹ là các máy bay EC-121, EA3B, EA6B/E... bay vào cách bờ biển khoảng 50km và tiến hành gây nhiễu yểm trợ trước 15-20 phút cho các tốp máy bay cường kích vào đánh phá. Hải quân Mỹ còn sử dụng máy gây nhiễu đặt trên các hạm tàu đỗ gần bờ ở biển Đông để kết họp yểm trợ nhiễu ngoài đội hình.

       21 Đối với các tốp máy bay cường kích:

       Khi địch tổ chức tập kích đường không bằng máy bay cường kích, cả không quân cũng như hải quân Mỹ đều kết họp với thủ đoạn tác chiến điện tử sau đây:

       • Trinh sát và gây nhiễu ngoài đội hình bằng máy bay EB-66 (không quân), EC-121, EA3B, EA6B, hạm tàu (hải quân).

       • Trinh sát và gây nhiễu trong đội hình bằng các máy thu trinh sát báo động có trong máy bay và máy gây nhiễu đeo ngoài máy bay. Máy bay F-111A và một số máy bay F-4 còn được trang bị máy gây nhiễu hai chức năng ALQ-101, vừa gây nhiễu tạp, vừa gây nhiễu xung trả lời.

       Khi Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền Bắc nước ta, máy bay cường kích không quân được trang bị máy gây nhiễu ALQ-87, là loại máy gây nhiễu được điều khiển tự động, có công suất lớn hơn máy gây nhiễu ALQ-71 nên đội hình biên đội bốn chiếc gồm hai tốp máy bay cường kích được giãn rộng hơn, chiếc cách chiếc 600m-750m so với 150m-300m, tốp cách tốp 900m so với 600m, độ chênh cao 300m so với 150m. Máy gây nhiễu ALQ-87 kết hợp gây nhiễu chặn với gây nhiễu ngắm tạo nên một dải nhiễu đủ mạnh để ngụy trang cho cả biên đội bốn chiếc. Thủ đoạn này đã gây khó khăn hơn cho tên lửa ta khi sử dụng cách đánh ba điểm. Riêng các tốp máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ được mang máy gây nhiễu xung trả lời để đánh lừa rađa và làm sai lệch phần tử mục tiêu của các rađa điều khiển hỏa lực phòng không.

       • Tổ chức chế áp các trận địa rađa và hỏa lực phòng không bằng các loại tên lửa chống rađa.

       • Tùy theo tính chất và quy mô của trận tập kích, tùy theo tình hình lực lượng phòng không bảo vệ mục tiêu của ta mà Mỹ bố trí số lượng máy bay yểm trợ nhiễu ngoài đội hình, số lượng máy bay đi thả nhiễu tiêu cực, số lượng máy bay tiêm kích đi theo hộ tống, số lượng máy bay mang tên lửa chống rađa.

       Qua theo dõi hoạt động của địch vào đánh phá thì tỷ lệ số lượng máy bay làm nhiệm vụ yểm trợ và phục vụ so với số lượng máy bay cường kích đi đánh phá mục tiêu là khoảng 2/1.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Hai, 2020, 10:52:59 am
    
       3/ Đối với máy bay B-52:

       Sự yểm hộ B-52 được thực hiện trên 3 lĩnh vực: tác chiến điện tử, chận kích và chế áp hỏa lực phòng không.

       Trên lĩnh vực tác chiến điện tử, đó là việc trinh sát điện tử và gây nhiễu ngoài đội hình bằng các loại máy bay EB-66. số lượng EB-66 được huy động phụ thuộc vào quy mô của cuộc tấn công (có trận số lượng EB-66 lên đến 6-8 chiếc). Các máy bay EB-66 bay ở vòng ngoài hỏa lực 100-120km, góc nhiễu khoảng 30-50 độ, nhiễu nặng cho tất cả các loại rađa. Trên màn hiện sóng rađa tên lửa, dải nhiễu rộng đến 5-6 độ với nhiều dạng điều chế khác nhau. Khi B-52 còn ở xa, góc tà của B-52 còn thấp, trùng với góc tà của EB-66 thì nhiễu rất nặng, có khi bị nhiễu toàn màn.

       Khi máy bay B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, máy bay EB-66 vào trước 30-45 phút tiến hành gây nhiễu trước 10-20 phút. Còn B-52, khi nhận được tín hiệu phát sóng của tên lửa thì gây nhiễu ngay.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84660236_587955085267709_2801691610532806656_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_ohc=IGFsX73Nzk8AX_YO6fH&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=42ee4636166dbf034ef34c80a439505f&oe=5ED27B23)
Hình 5- Pháo đài bay B-52 của không quân chiến lược Hoa Kỳ.


       Loại máy bay B-52 cải tiến nhất thời bấy giờ là máy bay B-52H cũng được đưa vào sử dụng với đầy đủ các máy trinh sát và gây nhiễu đã được đổi mới.

       Ngoài ra, B-52 còn được yểm hộ bằng nhiễu tiêu cực. Trong các trận B-52 vào ném bom Hà Nội, thường có các tốp máy bay chiến thuật đi thả nhiễu tiêu cực trên hướng mà

       B-52 sẽ vào. Các tốp máy bay thả nhiễu tiêu cực, thả từ độ cao 10km. Khi máy bay B-52 vào đến khu vực có nhiễu tiêu cực thì các vật liệu gây nhiễu đã rơi từ 10 km xuống còn 6km.

       Quan sát từ trận địa tên lửa bố trí ở gần cầu Mai Lĩnh, Hà Đông, nhiễu tiêu cực trải suốt phạm vi từ góc phương vị 60 độ đến góc phương vị 290 độ, cự ly từ 30km đến 60km. Riêng đêm 26/12/1972, trên màn hiện sóng đài rađa nhìn vòng, nhiễu tiêu cực phủ kín toàn màn 360 độ ở cự ly từ 0 km đến cự ly 30km. Tuy nhiên màn nhiễu này mật độ không lớn lắm và giảm đi rất nhanh khi rơi xuống thấp rồi mất hẳn.

       Trên một B-52, có cả một trung tâm trinh sát và gây nhiễu tất cả các loại rađa cảnh giới, dẫn đường, đo cao, rađa phòng không, rađa tên lửa phòng không, rađa ngắm bắn của Mig. Trong các trận đánh lớn của B-52, các đài thông tin tiếp sức của ta cũng đều bị nhiễu nặng.

       Như vậy, Mỹ đã tập trung cao độ để áp đảo chèn ép các thiết bị vô tuyến điện và rađa trong một thòi gian ngắn, một không gian hẹp với hy vọng bảo đảm cho B-52 vào và ra an toàn.

       Trên lĩnh vực chặn kích, để đề phòng Mig-21 tấn công B-52, việc sử dụng máy bay tiêm kích chận kích rất được coi trọng, thường đi trước 8-20 phút. Các tốp tiêm kích đi hộ tống chỉ đi trước 2-3 phút kèm ở hai bên và bay cao hơn B-52 2 km đến 2,5 km.

       Trên lĩnh vực chế áp hỏa lực phòng không, để đối phó với tên lửa phòng không, bảo vệ B-52 có các tốp cường kích mang tên lửa Shrike để tìm diệt các trận địa tên lửa. Trong 12 ngày đêm B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng, không quân Mỹ đã phóng khoảng 50-60 quả Shrike.

       Để yểm trợ cho các tốp B-52 vào ném bom mục tiêu, tỷ lệ giữa số lượng máy bay yểm hộ, phục vụ so với số lượng B-52 chiếm tỷ lệ cao, đến khoảng 5/1, chứng tỏ Mỹ thận trọng hơn khi tập kích chiến lược bằng B-52 so với khi tập kích chiến thuật bằng máy bay cường kích.

       Trên đây, chúng tôi đã khái quát về thủ đoạn tác chiến điện tử trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc nước ta, nhằm đối chứng với những gì chúng ta đã giải quyết được trong việc khắc phục nhiễu của Mỹ mà chúng tôi sẽ trình bày ở những mục sau.

       Dưới đây là hình ảnh các loại máy bay Mỹ đã sử dựng trong chiến tranh Việt Nam mà hầu hết đều nằm trong danh sách máy bay đã bị Quân chủng Phòng không - Không quân và lực lượng phòng không nhân dân Việt Nam bắn rơi (chỉ trừ các loại máy bay trinh sát chiến lược như U2, SR-71 bay quá cao hoặc quá nhanh và máy bay trinh sát báo động sớm AWACS, máy bay tiếp dầu KC-135 hoạt động bên ngoài lãnh thổ nước ta là chưa ăn đòn mà thôi).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2020, 05:25:41 pm
             
CÁC MÁY BAY TRINH SÁT VÀ GÂY NHIỀU ĐIỆN TỬ NGOÀI ĐỘI HÌNH CỦA MỸ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84687027_589287121801172_7263165872246620160_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=MNigslxM1hEAX-Jvr7-&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=2f0e583a1dbda72b3304991c80c07fe5&oe=5ECA8398)
Hình 6 - Máy bay trinh sát báo động sớm AWACS của Mỹ.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/85148587_589287131801171_6787998539185127424_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_ohc=z56PBzDOxSIAX__cO7V&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=c443eb5c7cce4d49feab2079ec5f0bbe&oe=5EBE0B8C)
Hình 7- Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tủ EB-66 (Không quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84596776_589287125134505_7561118344959492096_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_ohc=Kyl2KM_ObqIAX_cdJZ9&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=f966c796321f1e8e79b64b5a250ffec0&oe=5EC98DCB)
Hình 8- Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tứ EC-121 (Hải quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/83348872_589287185134499_3625211629165084672_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_ohc=9eGp8B6VyioAX-yyhCc&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=ba490494dec8efb20726cd6dea2e37dc&oe=5ED61700)
Hình 9- Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tứ EA-3B (Hải quân Mỹ).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84417842_589287191801165_7426219048599289856_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=DPrSMq3M-zEAX-bvbn2&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=a3f40a4b1652bc52f9755782c8da2727&oe=5ECE0615)
Hĩnh 10 - Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử EA-6B (Hải quân Mỹ).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2020, 06:08:02 pm
   
CÁC MÁY BAY CHIẾN THUẬT CỦA MỸ MANG MÁY GÂY NHIỄU TRONG ĐỘI HÌNH

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/85187559_589287215134496_2507842364890939392_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=uCKrIWzW2LoAX99v4jp&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0317e2db444e22e546b7bb8681569a5c&oe=5ECAEB84)
Hình 11 - Máy bay cường kích F-111A (cánh cụp cánh xòe) mang máy gây nhiễu hai chức năng (Không quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84720147_589287255134492_3912698692506746880_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_ohc=HxnV9Vav9rAAX9Yh71o&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=8a7674e007c4afdb267cbe6b01dae923&oe=5EDB7264)
Hình 12 - Máy bay cường kích F-105 mang máy gây nhiễu tạp (Không quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84776735_589287315134486_2361602005522186240_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_ohc=aAWx9HO145UAX9qZgFd&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=2f214ea0a1b1d956dfc765c5db664ce7&oe=5ED10A74)

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84539535_589287345134483_3230358642645532672_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=tiq9qvfcTd4AX-3GX9x&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=4b946097b08402e405037ab891e34d30&oe=5EC2B847)
Hình 14 - Máy bay cường kích A4 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2020, 06:14:03 pm
         
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/85066465_589287351801149_7572286861951893504_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ohc=4y1j5byK3OoAX-gkbhn&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=200b174d167b3be159d5efe96550f1a0&oe=5EC19C3B)
Hình 15- Máy bay cường kích A6 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84623113_589287361801148_2292620385457274880_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=LJo94CpkgJ8AX--JL-x&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e27e813f9f7a26dad2177dca5e8166d6&oe=5EB8EF73)
Hình 16 - Máy bay cường kích A 7 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84560598_589287395134478_4855976701592600576_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=kTGMdsWzjXYAX_E99pZ&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=8e1345a1f90acf4efaf0f53d1f1ab79f&oe=5EBFAF45)
Hình 17 - Máy bay tiêm kích F8 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ)

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84332739_589287405134477_5286452481872625664_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_ohc=YF8C9EEA9FAAX_z4LTg&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=562e3dc4b0ce86a2c065145f107deb47&oe=5EBF53F8)
Hình 18 - Máy bay RF-101 trinh sát trước và sau trận đánh (Không quân Mỹ).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84596776_589287415134476_2510709964230623232_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ohc=k13m4XHSk60AX_7Xk7E&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=8825ae64253d2e76e6a13fdca36bec4e&oe=5ECE3A5C)
Hình 19- Máy bay RA5C trinh sát trước và sau trận đánh (Hải quân Mỹ).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2020, 05:27:51 am
      
TẬP ẢNH NHIỄU

       Trong nghiên cứu thủ đoạn tác chiến điện tử của Mỹ thì việc nghiên cứu, phân tích các dạng nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa của ta là vô cùng quan trọng để nắm địch và hiểu địch. Tôi và anh La Văn Sàng thường mang theo máy chụp ảnh, máy quay phim giống như phóng viên chiến tranh đi chiến trường, nhưng không phải để chụp ảnh, quay phim đạn bay bom nổ, những đoàn người hành quân ra mặt trận hoặc xung phong vào đồn bốt địch trong khói lửa bập bùng mà là chụp ảnh, quay phim về nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa, tên lửa Phòng không trong chiến đấu. Đó là chiến trường của đội ngũ cán bộ nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu.

       Lúc đầu, máy ảnh, máy quay phim cùng với những cuộn phim siêu nhạy để có thể chụp được trong bóng tối đều do đoàn nghiên cứu nhiễu của Liên Xô mang sang, nhưng sau đó đều do phía Việt Nam tự túc. Chúng tôi "nằm vùng” cùng tham gia chiến đấu với rađa, pháo cao xạ, tên lửa phòng không để ghi lại những hình ảnh nhiễu, những diễn biến chiến đấu trên màn hiện sóng, công việc cũng vất vả gian nan và không kém phần nguy hiểm. Các trận địa phòng không, đặc biệt các trận địa tên lửa, đều là mục tiêu đánh phá của địch. Tên lửa Shrike, một loại tên lửa chống rađa của địch, có thể bắn vào bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã cùng sinh hoạt, cùng ăn, cùng ngủ, cùng lên máy khi có báo động với kíp trắc thủ. Những tấm ảnh, thước phim mà chúng tôi đã chụp hoặc quay được phục vụ cho chiến dấu đã khích lệ chúng tôi vượt qua khó khăn.

       Từ những "nhiếp ảnh gia” không chuyên, chúng tôi được chuyên môn hóa từng ngày, những ảnh nhiễu cũng đẹp dần, rõ dần qua từng trận chiến đấu.

       Dạng nhiễu thì đủ kiểu, đủ loại với các tên gọi khác nhau mà trắc thủ thường đặt tên theo hình dáng của chúng. Nào là “nhiễu quét”, “nhiễu giọt mưa”, "nhiễu cỏ may”, “nhiễu xoắn thừng”, "nhiễu phên liếp, "nhiễu râu” v.v... Ngoài việc chụp được những tấm ảnh chân thực, chúng tôi còn phải nghiên cứu tìm ra bản chất của chúng.

       Sau đây là một số hình ảnh nhiễu điển hình trích ra từ tập ảnh nhiễu, xin giới thiệu để độc giả có thể hình dung được hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa là như thế nào.

HÌNH ẢNH NHIỄU TRÊN MÀN HIỆN SÓNG CỦA CÁC RAĐA PHÒNG KHÔNG

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84510716_589603891769495_4311206472856895488_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ohc=DrJXd3p8z7YAX-Qw616&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=2507e4eda6a4ae8a32cdc285425352b9&oe=5EBA432C)
Hình 20 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa cảnh giới.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84738611_589603895102828_1310242239649153024_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=A7oCoDDIJNcAX-L7vVX&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=83b46c414e98b28abcf4b59ad6849a5f&oe=5E8DF378)
Hình 21 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa đo cao.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84636197_589603898436161_1786391672817451008_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_ohc=o0tVbRqofx0AX-whhJO&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=1a81f9efe6ad03143c56e6fc57cf55a1&oe=5EBB12BA)
Hình 22 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời trên màn hiện sóng rađa pháo Phòng không.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2020, 05:32:38 am
               
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/83824276_589603931769491_2932149373838032896_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_ohc=ABgnSV1oVIYAX-M7MPK&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=35590a62565ddfd5e04a34565fab88e0&oe=5ECD0776)
Hình 23 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không, (nhiễu của EB-66).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84591475_589603938436157_2302001229686898688_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_ohc=RHMKIzM400IAX_9V0cO&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=0f1ef8f123c126bfd905c134c99753a1&oe=5EC5BEEE)
Hình 24 - Hình ánh nhiễu trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không, (vệt sáng trong dải nhiễu quét ngang, quét dọc)

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/85044241_589603945102823_979698614496395264_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=4kaIEV65sKIAX9JunRo&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=bbfefab85e9a28f1aea7f351343d1e14&oe=5ECFE502)
Hình 25 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/83235936_589603991769485_2494328224524271616_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_ohc=FjXm1Q37hywAX-ndf7f&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=9e187ee5bb7c26173ce9914d7d3dbb4f&oe=5ED1483F)
Hình 26 - Hình ánh nhiễu của 3 chiếc B-52 trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2020, 05:36:01 am
           
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84671697_589603998436151_1736178063403646976_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ohc=l3oT9aGfMhYAX__8Ld2&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=621dbe1a6bb734dd583f37cae97ab9dc&oe=5EC652E8)
Hĩnh 27 - Hình ảnh nhiễu tiêu cực, (băng sợi kim loại) trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/83356541_589604005102817_3504759864054251520_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ohc=kjPfOCbSX6wAX8fjKoK&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=af4c6503e6373144fe3e7eccaa2e2d91&oe=5ED1A285)
Hình 28 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84701938_589604038436147_3612010012093710336_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=ZWlwj6JM2MkAX9xr5M0&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=e4c527441038c4be98b0057a9fa51371&oe=5ED220E8)
Hình 29 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84623113_589604045102813_2187055092958494720_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=luynMy4-Ia4AX9arw6o&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=8ac3a769ea760242d0ac0406f70f4609&oe=5EBEA800)
Hình 30 - Hình ánh nhiễu mục tiêu giả trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2020, 08:37:43 am
     
        Tại sao nhiễu lại có các hình dạng như vậy? Tại sao nhiễu lại quét? Nó quét như vậy thì bám sát vào đâu thì đúng? Tại sao có nhiễu “râu"? Với nhiễu “râu” thì đâu là nhân tín hiệu để bám sát, đâu là tín hiệu giả phải tránh, không bị địch đánh lừa.

       Cũng như vậy, còn phải phân biệt nhiễu tích cực với nhiễu tiêu cực, nhiễu ngụy trang với nhiễu đánh lừa, nhiễu ngoài đội hình và nhiễu trong đội hình. Làm cho rõ các câu hỏi và yêu cầu ưên là rất quan trọng để tránh nhầm lẫn giữa nhiễu trong đội hình với nhiễu ngoài đội hình và quyết định việc chọn điểm bám sát dải nhiễu trong cách đánh 3 điểm.

       Những người làm công tác nghiên cứu kỹ thuật quân sự chúng tôi phải tìm ra bản chất của các dạng nhiễu trên màn hiện sóng. Phải dựa trên nhiều yếu tố: hình dạng nhiễu thực tế, nguyên lý làm việc cụ thể của từng loại rađa, nguyên lý làm việc của các máy gây nhiễu mà ta thu được từ các máy bay địch bị các lực lượng phòng không ta bắn rơi, các bản cung giặc lái máy bay, v.v... Một tài liệu phân tích bản chất các dạng nhiễu trên màn hiện sóng tên lửa đã được chúng tôi biên soạn, trong đó giải thích tại sao các dải nhiễu có hình dạng khác nhau như vậy và muốn bám sát đúng mục tiêu thì cần bám sát vào đâu? Chúng tôi đã gửi tài liệu đó đến các tiểu đoàn tên lửa phòng không. Tư lệnh binh chủng tên lửa Đoàn Huyên hồi đó đã đánh giá cao chất lượng của tài liệu. Khi gặp tôi, với giọng Huế rất nhẹ nhàng, anh ấy hỏi: “Các cậu học ở đâu mà viết được tài liệu này?” và không chờ tôi trả lời, anh vỗ vai tôi và nói: “Các cậu khá lắm.”

       Tôi thầm cám ơn trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nơi tôi đã vất vả trong 5 năm vừa học vừa làm, đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản để hiểu được những việc mà tôi đang đảm nhiệm. Tôi không thể quên được thầy Ngọ dạy về siêu cao tần và rađa, thầy Lộ dạy về máy phát sóng vô tuyến điện, thầy Bùi Minh Tiêu dạy về ăng-ten và truyền sóng, người đã hướng dẫn tôi làm đồ án tốt nghiệp, và nhiều thầy khác nữa... Người thầy đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu đậm là thầy Bùi Minh Tiêu, người đã từng làm việc ở ngành Quân giới trong kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, thầy được đi tu nghiệp ở Trung Quốc, khi trở về, thầy dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Một thời gian sau, thầy được chọn đi dạy học tại một nước châu Phi và đã bị chết do ruồi vàng đốt. Năm 1963 là năm mà tôi đang phải khẩn trương chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp. Tôi có đến mời thầy dự lễ thành hôn của tôi với cô giáo Nguyễn Bích Hợp, dạy toán ở trường Trung cao cơ điện. Thầy Bùi Minh Tiêu vừa hỏi, vừa có ý nhắc nhở tôi: "Sao cậu làm nhiều việc quan trọng cùng một lúc vậy?” Biết thế nào được, tôi đã sang tuổi 32 rồi mà các cụ ta đã có câu: "Hỏi vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha”. Cũng đúng như vậy, cô giáo Bích Hợp đang có nhiều người vây quanh. Tôi đã phải hứa với thầy: “Em sẽ kết thúc khóa học tốt, không làm ảnh hưởng đến đồ án tốt nghiệp đâu ạ”. Và tôi đã giữ trọn lời hứa đó, đồ án tốt nghiệp của tôi đã đạt điểm ưu, được chọn trình bày trong một hội nghị khoa học ở khoa vô tuyến điện nhà trường. Tôi còn là một trong hai người đại diện cho khóa học được phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh phát bằng tốt nghiệp.

       Lời khen của tư lệnh binh chủng tên lửa Đoàn Huyên động viên chúng tôi rất nhiều và đã khuyến khích chúng tôi cho ra đời một tập ảnh nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa cảnh giới, rađa đo cao, rađa cao xạ, rađa tên lửa, bên cạnh tài liệu phân tích về bản chất các dạng nhiễu trên màn hiện sóng của rađa tên lửa. Tập ảnh này được sử dụng tại các hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu và được in ra nhiều bản gửi đến các đcm vị trong toàn Quân chủng. Hiện nay, nó còn được lưu ở các đơn vị làm tài liệu huấn luyện và ở các bảo tàng của các đơn vị, ghi nhận kết quả của việc bám sát chiến đấu, chụp ảnh nhiễu của chúng tôi.

       Tập ảnh nhiễu còn được sử dụng làm tài liệu giới thiệu với bạn bè quốc tế khi đến nước ta học tập, rút kinh nghiệm đánh Mỹ của nhân dân ta và nó cũng đã vượt biên giới Việt Nam làm tặng phẩm khi các đoàn cán bộ cấp cao của Quân chủng  Phòng không - Không quân đi thăm các nước bạn bè.

       Ngày 5/5/1979, từ vị trí cục trưởng cục Kỹ thuật Quân chủng  Phòng không, tôi được điều về làm viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Kỹ thuật nơi tôi công tác gần 10 năm. Trong thời gian đó, sợ lâu ngày sẽ quên nhiều tư liệu, nên tôi đã tranh thủ ngồi nhớ lại và viết một tài liệu tổng kết về đấu tranh điện tử trong chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Tài liệu được viết thành hai tập, trong đó tập một viết về các thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ và tập hai viết về các biện pháp đối phó chống nhiễu của ta. Năm 1986-1987, Viện Kỹ thuật Quân sự đã giúp tôi in ấn tài liệu này ra nhiều bản và tôi đã gửi tặng hầu hết các bạn bè và đơn vị trong Quân chủng Phòng không - Không quân. Sau đó, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, anh Đỗ Phúc, tùy viên quân sự Việt Nam tại Liên Xô hồi đó, đã xin tôi hai bộ để làm quà tặng cho Bộ Quốc phòng Liên Xô. Tôi được biết, Bộ Quốc phòng Liên Xô cũng đã rất hoan nghênh. Một số tư liệu của tài liệu này còn góp phần vào nội dung của hai luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công tại Liên Xô.

       Năm 2006, tôi đã chỉnh lý bổ sung tài liệu đó, xuất bản thành sách (nhà xuất bản Quân đội nhân dân) lấy tên là Bàn về đấu tranh điện tử trong chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ ra miền Bắc Việt Nam (1964-1972). Bộ Tư lệnh Quân chủng  Phòng không - Không quân đã viết lời giới thiệu cho quyển sách và đã cho đưa vào sử dụng trong Quân chủng làm tài liệu tham khảo chính thức.

       Nguyên phó Tổng tham mưu trưởng, nguyên tư lệnh Phòng không - Không quân, Phùng Thế Tài nhận xét về tập sách như sau: "Tập sách này là một tài liệu tống kết thực tiễn có giá trị khoa học về đấu tranh điện tử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc trong những năm 1964-1972, là minh chứng cho những thành công của bộ đội Phòng không- Không quân trong chống nhiễu cho rađa và tên lửa Phòng không của ta."


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2020, 08:39:17 am

Chương III

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG!

       Gây nhiễu rađa là điểm mạnh của Mỹ nhưng nhiễu cũng có những điểm yếu mà chúng ta đã khai thác chúng để chống lại Mỹ.

       GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG, XÉT TỪ KẾT QUẢ TRINH SÁT NHIỄU

       Do yêu cầu của việc nghiên cứu nhiễu, chống nhiễu và trên cơ sở Liên Xô trang bị cho ta một số khí tài trinh sát điện tử, ngày 10/1/1967 tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Phùng Thế Tài đã ký quyết định thành lập đội Nhiễu do tôi làm đội trưởng. Đó là cơ sở đầu tiên về lĩnh vực tác chiến điện tử của quân đội nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu.

       Khi vào đánh phá miền Bắc nước ta, thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ đã làm lộ ý đồ, hướng đột nhập của máy bay địch mà ta đã tận dụng để phòng tránh và sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 31/10/1968, Tổng thống Mỹ Johnson phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc nước ta trong đợt leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ thị cho đội Nhiễu cơ động vào phía trong, tìm hiểu nhiễu của địch, nhất là nhiễu của máy bay B-52. Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên, thay mặt Bộ Tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho chúng tôi và đã dặn dò rất kỹ lưỡng:

       “Địch sẽ đánh phá ác liệt các nút giao thông nhằm ngăn chận ta tiếp viện cho miền Nam, chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện cho không quân và tên lửa Phòng không của ta vào hoạt động ớ khu vực trong đó.

       Phải chuẩn bị cho nhiệm vụ lâu dài, địch có thể đánh trở lại miền Bắc, đặc biệt là địch có thể sử dụng B-52 nên việc trinh sát nhiễu cần rất coi trọng nghiên cứu nhiễu B-52.

       Các đồng chí cần có ý thức cảnh giác, đề phòng biệt kích, bom đạn của địch, cần đoàn kết với đơn vị bạn và nhân dân. Chú ý bảo đảm đời sống cho anh em, an toàn xe và máy móc.”

       Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên vốn là người chỉ huy tiểu đoàn 307 nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp ở khu 8, Nam bộ. Sau hội nghị Genève, anh được đi học tại Học viện Không quân ở Trung Quốc, về nước, anh đảm nhiệm Tham mưu trưởng cục Không quân, Bộ Quốc phòng. Khi quân chủng Phòng không - Không quân được thành lập, anh được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Quân chủng cho đến ngày tách Quân chủng Phòng không - Không quân thành hai quân chủng . Với kinh nghiệm lãnh đạo chỉ huy ngành Kỹ thuật Quân chủng, năm 1974 anh về Tổng cục Kỹ thuật và sau đó, cùng anh Lê Văn Tri, xây dựng ngành Kỹ thuật toàn quân và đã đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm kỹ thuật cho Quân đội ta làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia.

       Lời căn dặn của phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên đã theo chúng tôi suốt chặng đường tham gia chiến đấu trong tuyến lửa Quân khu 4 để thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhiễu, nghiên cứu nhiễu B-52.

       Ý định ban đầu là tổ chức một đợt trinh sát khoảng hai tháng từ 11/11/1968 tại Vĩnh Linh nhưng do hiệu quả của công tác trinh sát phục vụ cho nghiên cứu kỹ thuật và chiến đấu, đội trinh sát này, sau là đại đội 3 trinh sát nhiễu đã trụ lại ở phía trong, cho đến khi kết thúc hoàn toàn chiến tranh phá hoại của Mỹ.

       Nhân lực cho đợt trinh sát lần đầu này, lấy từ quân số của đội Nhiễu và một số cán bộ của phòng Khoa học quân sự - Bộ Tham mưu Quân chủng, được tổ chức thành một đoàn công tác gọn nhẹ gồm tôi cùng các đồng chí Phan Huy Thuần, Hoàng Văn Khoa, Lưu Công Hưng, Nguyễn Văn Khảm... và 12 trắc thủ, đủ kíp trực 3 ca, có cả báo vụ và cơ yếu với một số máy trinh sát và phân tích nhiễu vừa đủ, cùng máy thu phát R-102 để liên lạc về Quân chủng, về tổ chức Đảng, chúng tôi được thành lập một chi bộ thuộc liên chi của phòng Khoa học Quân sự - Bộ Tham mưu, tôi là phó phòng Khoa học Quân sự trực tiếp làm đoàn trưởng, bí thư chi bộ. Ngày 9/11/1968, chúng tôi họp chi bộ, chủ yếu để xác định nhiệm vụ chung cho đợt công tác và lãnh đạo hành quân. Khi đến vị trí mới sẽ họp để ra nghị quyết về công tác trinh sát và phân công đi bám sát chiến đấu với các tiểu đoàn tên lửa đang bố trí tại khu vực. Trọng tâm công tác của chúng tôi là nghiên cứu nhiễu B-52.

       Ngày 23/11/1968, chúng tôi vào đến Vĩnh Linh (Hồ Xá) làm công sự và đặt máy ở Vĩnh Nam. Ngày 27/11/1968, chúng tôi bắt đầu mở máy trinh sát, thu được rất nhiều tín hiệu của địch, cả tín hiệu thông tin và tín hiệu nhiễu, nhưng rất khó phát hiện được hướng xuất phát của tín hiệu. Đội trinh sát làm việc ở Vĩnh Nam 10 ngày, thường xuyên điện báo về Bộ Tư lệnh Quân chủng. Lần đầu tiên đi xa nhà, ở sát liền giới tuyến tạm thời, lúc làm việc mở máy trinh sát thì không sao nhưng những khi nhàn rỗi, nhất là tối thứ bảy, không khí trong đoàn trầm lắng hẳn đi. May sao, có chiếc đài thu thanh bán dẫn của anh Phan Huy Thuần, loại hiếm có hồi đó, là quà của gia đình từ Thái Lan về nước gửi tặng, mở đài cho mọi người cùng nghe những buổi ca nhạc, ngâm thơ, kể chuyện đêm khuya, giúp chúng tôi khuây khỏa nỗi nhớ nhà.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2020, 08:40:07 am

       Chiều 6/12/1968, chúng tôi nhận được lệnh của phó tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri điều chúng tôi đến Cà-Ròn. Chúng tôi tìm mài trên bản đồ, không thấy Cà-Ròn ở đâu nên chúng tôi nghĩ là trên điều chúng tôi ra Ròn. Chúng tôi hành quân ra bố trí trinh sát ở gần mũi Ròn, Quảng Bình, tại một rìa làng ở ven đường số 1. Dân làng đều sơ tán vào chân núi, nhường nhà cho chúng tôi ở và bố trí nơi đặt máy trinh sát. Để không bị che khuất, máy móc được bố trí ở sân nhà, dưới một cái bạt lớn để che mưa nắng. Chỗ chúng tôi bố trí ra bờ biển rất gần, các anh em trắc thủ không trong phiên trực thường ra ven biển bắt cua, cá về cải thiện. Tôi nhớ, có trắc thủ Nguyễn Xuân Vinh có kinh nghiệm bất cua rất lạ, nhử cua bằng ngón chân cái của mình, trông mà phát khiếp, thế mà cậu đó chỉ cười khì.

       Ngày 8/12/1968, chúng tôi mở máy trinh sát ở Ròn và một kết quả bất ngờ, các tín hiệu được định hướng rõ hơn, phân biệt được nhiễu nào là nhiễu từ hạm tàu, nhiễu nào là nhiễu từ máy bay yểm hộ ở hướng đường 12 hoặc đường 20. Kết quả thu được như vậy là do máy trinh sát đã được đặt xa nguồn phát tín hiệu. Ngoài việc phân tích những tính năng kỹ thuật của nhiễu, chúng tôi thấy có cái gì đó mang tính quy luật giữa thời gian xuất hiện nhiễu, thời điểm nhiễu rộ mạnh lên với những đợt B-52 ném bom đường 559. Điều này rất quan trọng để đội trinh sát nhiễu có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình sau này. Thật là may mắn, sự nhầm lẫn lệnh của Quân chủng đã vô tình giúp chúng tôi có những phát hiện hữu ích trên.

       Ngày 23/12/1968, chúng tôi nhận được lệnh di chuyển mới. Lần này lệnh ghi rõ hơn: "Cà-Ròn, vọng quan sát mắt 25, bố trí ở Km54 đường 20”. Ngày 24/12/1968, chúng tôi rời mũi Ròn, hướng đến đường 20, càng vào sâu, đường càng khó đi, lầy lội và nhiều ổ gà, ổ trâu và cả ổ voi nữa. Chiếc xe tải GAZ-63 hai cầu lốp đơn to và cứng, nên càng rất xóc. Từ Km 30 trở đi, xe chúng tôi phải chạy sát nhiều cánh rừng trống không, trơ gốc cây, do địch đã rải chất độc hóa học dioxin làm trụi hết lá cây. Chiều 25/12/1968, chúng tôi đến Km 54 đường 20. Địa điểm này gần đại đội 5 Thanh niên Xung phong thuộc binh trạm 14 và cũng gần bản làng dân tộc Kado. Vọng quan sát mắt 25 được đặt ở đỉnh núi 671, phía trái đường 20, theo hướng đi vào phía nam, có độ cao 67l m so với mặt nước biển. Tuy khoảng cách rất gần đường 20, nhưng phải đi sâu vào, qua nhiều ngọn đồi, khe suối, nên chúng tôi phải mất hai ngày để vận chuyển máy móc lên núi. Tất cả đều bằng sức người, mọi thành viên trong đoàn đều phải tham gia. Khó khăn nhất là cái máy phát điện công suất 4Kw (AB-4), vừa cồng kềnh vừa nặng. Một ấn tượng khó phai trong trí nhớ tôi là hình ảnh anh Hoàng Văn Khoa (nay anh đó không còn nữa), người gầy mảnh khảnh và nhiều trắc thủ nhỏ con, đã đeo những cỗ máy nặng trên lưng, rạp người leo lên sườn núi dốc và trơn. Việc gùi xăng để bảo đảm nhiên liệu cho máy phát điện hoạt động luôn luôn là vấn đề khó khăn thường trực.

        Cà-Ròn rất gần các trọng điểm như ngầm Tà-lê, đèo Phu- lê-nhích trên đường 20, gần biên giới Việt-Lào, nơi mà B-52 thường xuyên ném bom. Các máy bay trinh sát L-19, OV- 10 bay rất thấp dọc hai bên đường 20, thấp đến nỗi, chúng tôi cảm giác như, có thể chọc gậy trúng được chúng. Nếu không vì phải giữ bí mật trận địa để làm nhiệm vụ trinh sát thì chúng tôi có thể dùng súng AK bắn rơi chúng được.

        Để thông tin liên lạc được thông suốt, Bộ Tư lệnh Quân chủng  đã cho thay máy thu phát thông tin R-102 với công suất 2W bằng máy thu phát thông tin R-250 với công suất 50W và tăng cường thêm một số người của Không quân, trong đó có 2 cán bộ (đại úy Lê Minh Đức và thiếu úy Đặng Quang Nhượng) và 5 chiến sĩ thông tin, để tìm khả năng sử dụng máy bay tiêm kích Mig-21 của ta đánh B-52. Thiếu tá Đỗ Phúc, trưởng phòng Khoa học Quân sự cũng có lần lên kiểm tra trận địa của chúng tôi vì đội Nhiễu trực thuộc phòng Khoa học Quân sự và tôi đang đảm nhiệm chức phó phòng ở đó.

        Chúng tôi đã làm việc 24/24 giờ mỗi ngày và liên lạc về Bộ Tư lệnh Quân chủng cứ mỗi ba giờ một lần. Khi có tình huống bất thường thì thông báo ngay. Lúc đầu, chúng tôi thu được nhiều và các tín hiệu khác rất loạn xạ, mọi người cảm thấy hoang mang. Nhưng qua nhiều ngày, sau khi ghi chép đầy đủ từng chi tiết về thời gian xuất hiện các loại nhiễu khác nhau, thời điểm công suất nhiễu tăng vượt trội, bằng phương pháp thống kê các số liệu đó lại, so với thời điểm B-52 ném bom, chúng tôi đã tìm ra quy luật B-52 vào đánh thông qua các triệu chứng về gây nhiễu của chúng. Thời gian biết trước có thể sớm Từ 10 đến 15 phút. Chúng tôi thông báo kết quả về cho Bộ Tư lệnh Quân chủng, cho sở chỉ huy tiền phương của Không quân để nắm tình hình; cho các cơ quan, đơn vị của Bộ Tư lệnh 559, binh trạm 14, trung đoàn pháo cao xạ 280 để sẵn sàng chiến đấu; báo động B-52 cho các lực lượng công binh, Thanh niên Xung phong đang sửa chữa đường trên các trọng điểm vào nơi ẩn nấp và các đoàn xe vận chuyển ngừng qua các trọng điểm. Việc báo động B-52 được truyền trên tuyến đường, thực hiện thông qua việc bắn súng theo dây chuyền cho đến các trọng điểm. Ngày 19/12/1969, đội trinh sát nhiễu ở Cà-Ròn được giao nhiệm vụ phục vụ cho tiểu đoàn tên lửa 84 phục kích ở Km 49 đường 20 để đánh B-52 khi chúng vào ném bom đèo Phu-lê-nhích.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2020, 05:34:16 am
   
        Cuối năm 1969, chúng tôi được tăng cường thêm các thiết bị trinh sát điện tử, ngoài trinh sát nhiễu còn có khả năng trinh sát rađa. Đầu năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập tiểu đoàn Nhiễu lấy phiên hiệu là tiểu đoàn 8, với 3 đại đội trinh sát. Đội ngũ cán bộ đầu tiên của các đại đội trinh sát nhiễu gồm có:

        • Đội Nhiễu ở Cà-Ròn ở nguyên vị trí và có tên mới là đại đội 3, do anh Phan Huy Thuần làm đại đội trưởng, anh Dương Tuấn Kiệt làm chính trị viên đại đội, anh Bùi Công Hàm làm đại đội phó.

        • Đại đội 27 được bố trí ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, do anh La Văn Sàng làm đại đội trưởng, anh Lê Lộ làm chính trị viên đại đội, anh Trần Quang Hiển làm đại đội phó.

        • Đại đội 52 bố trí trên đồi Phủ Liễn - Kiến An, do anh Huỳnh Thanh cần làm đại đội trưởng, anh Lê Bá Chung làm chính trị viên đại đội, anh Lưu Công Hưng làm đại đội phó.

        Ngày 16/1/1970, tôi được bổ nhiệm làm phó phòng Quân báo kiêm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Nhiễu. Tiểu đoàn phó có các anh Nguyễn Xuân Đại, Đặng Đình Vinh. Chính trị viên tiểu đoàn là anh Huỳnh Năm và chính trị viên phó là anh Tô Minh Thường.

        Tháng 12 năm 1970, đại đội 3 được lệnh cử ra một bộ phận cơ động, lấy tên là B5 do anh La Vãn Sàng phụ trách, vào Km 68 đường 20, nơi máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Bộ phận này có nhiệm vụ phối hợp với tiểu đoàn 56, trung đoàn 238 bố trí ở Thanh Liêm (giáp tỉnh Khăm-Muộn của Lào, cách trận địa của bộ phận B5 khoảng l km và cũng gần trọng điểm Lùm-Bùm và ngầm Tà-Lê, noi mà B-52 thường xuyên ném bom tọa độ) đồng thời thông báo hoạt động của B-52 đến Bộ Tư lệnh 559 và Quân chủng. Ngày 1/1/1971, bộ phận B5 đã báo động B-52 cho tiểu đoàn 56 đánh trận thứ hai của tên lửa ở cửa khẩu đường 20, phát sóng bắt được 3 B-52, nhiễu rất nhẹ. Trận thứ nhất trước đó của tên lửa đánh B-52 ở cửa khẩu đường 20 là ngày 19/12/1969, do tiểu đoàn 84 đánh. Trong thời gian này, anh Ngô Huy Biên làm cục trưởng cục Tác chiến Phòng không đoàn 559, rất quan tâm đến hoạt động của bộ phận B5.

        Khi mùa mưa đổ xuống tuyến đường 559, việc vận chuyển tiếp tế bằng cơ giới phải ngừng lại thì hoạt động đánh phá tuyến đường cũng giảm. Đại đội 3 được rút về Hà Tĩnh để củng cố và chuẩn bị cho phục vụ vận chuyển mùa khô năm sau. Từ đó cho đến khi kết thúc chiến tranh, mùa khô năm nào cũng có mặt đại đội 3 trên đỉnh Cà-Ròn, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật vừa phục vụ chiến đấu, phục vụ vận chuyển trên tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam này. Báo động B-52 đã được Bộ Tư lệnh 559 rất hoan nghênh.

        Lợi dụng triệu chứng về nhiễu để báo động B-52 là một thành công của đội Nhiễu trong việc tìm tòi sáng tạo, sử dụng những thiết bị vốn dùng làm trinh sát, nghiên cứu nhiễu để phục vụ chiến đấu có hiệu quả và việc đó đã mở ra một loại hình quân báo mới thông qua hoạt động trinh sát điện tử. Đây cũng là cách lợi dụng địch để chống lại địch khiến “gậy ông lại đập vào lưng ông”.

        Qua kết quả hoạt động của các đại đội trinh sát nhiễu, các máy thu trinh sát đã hoạt động như những rađa thụ động, lợi dụng năng lượng của các tín hiệu nhiễu hoặc tín hiệu rađa trên máy bay địch nên đã cung cấp những thông tin về địch khá chính xác. Vì vậy khoảng cuối năm 1971, các đại đội Nhiễu được phối thuộc với các trung đoàn rađa để góp phần tăng khả năng phát hiện máy bay địch cho mạng tình báo rađa: đại đội 52 ở Kiến An được phối thuộc vào trung đoàn 291 rađa, đại đội 3 và đại đội 27 được phối thuộc vào trung đoàn 290 rađa.

        Tháng 8/1972, trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, đại đội 3 trinh sát nhiễu đã phục vụ thông báo kịp thời và chính xác thời điểm B-52 vào ném bom, được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3.

        Cuối năm 1972, khi Mỹ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, đại đội 3 trinh sát nhiễu, lúc đó do anh Nguyễn Ngọc Lương làm đại đội trưởng, đã thông báo trước 2 ngày triệu chứng địch có thể đánh lớn miền Bắc và 2 giờ trước khi có trận mở màn của B-52 ngày 18/12/1972. Ngay sau những đợt tập kích trong ngày đầu tiên của B-52 ra đánh Hà Nội, đại đội 3 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất. Từ đó cho đến khi kết thúc chiến dịch đánh B-52 cuối năm 1972, những thông tin báo động B-52 của đại đội 3, cùng những tín hiệu rađa trên B-52 mà đại đội 27, đại đội 52 của tiểu đoàn Nhiễu thu được (lúc đó các đại đội Nhiễu đang được phối thuộc với các trung đoàn rađa) đã được kết hợp với những thông tin của mạng tình báo rađa, xác định sớm và chính xác đường vào của các tốp B-52, góp phần cho các đơn vị hỏa lực Phòng không - Không quân bắn rơi nhiều B-52.

        Trong thời gian Mỹ ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, hai đại đội trinh sát nhiễu 52 và 27, bằng các máy thu trinh sát nhiễu và máy thu tín hiệu rađa Post-2M và Post-3M, đã phục vụ lực lượng Phòng không - Không quân ta bắn rơi nhiều máy bay không người lái của Mỹ, nhất là máy bay không người lái tầng thấp, được phóng đi từ máy bay C-130 bay ngoài Vịnh Bắc bộ. Sau khi phóng, máy bay C-130 phải có thời gian phát tín hiệu điều khiển máy bay không người lái vào quỹ đạo. Các đại đội trinh sát nhiễu 52 và 27 đã thu được các tín hiệu điều khiển của C-130 kết hợp với triệu chứng gây nhiễu trước 10 phút của hạm tàu, là các căn cứ để báo động máy bay không người lái, trước được khoảng 5 phút. Máy bay không người lái xâm nhập từ ngoài biển ở độ cao thấp nên mạng rađa của ta rất khó phát hiện được mục tiêu. Với thời gian thông báo sớm, tạm đủ để pháo, tên lửa Phòng không và Không quân ta chuyển cấp chiến đấu. Máy bay Mig của ta thường bay lên ở khu chờ, đón máy bay không người lái vào để bắn rơi nó. Lúc đó, tư lệnh binh chủng Không quân Đào Đình Luyện, vốn là một phi công lái máy bay tiêm kích, rất quan tâm theo dõi việc tận dụng những thông tin này.

        Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, từ tiểu đoàn 8 trinh sát nhiễu của Quân chủng Phòng không - Không quân, trên cơ sở những trang thiết bị tác chiến điện tử được tăng cường thêm, năm 1978, Quân chủng cho thành lập tiểu đoàn 878 và năm 1984 thành lập tiểu đoàn 884, là những cơ sở quan trọng để xây dựng ngành tác chiến điện tử của quân đội ta.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2020, 05:47:32 am

        GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG, XÉT TỪ VIỆC BÁM SÁT DẢI NHIỄU MÀ ĐÁNH

        Bộ khí tài tên lửa SAM-2 có khả năng không phải phát sóng mà vẫn bắn được máy bay địch bằng phương pháp 3 điểm, thông qua việc bám sát dải nhiễu. Để đối phó với khả năng này của tên lửa SAM-2, Mỹ đã phát triển máy gây nhiễu đeo dưới cánh máy bay cho các biên đội máy bay cường kích của không quân, khiến dải nhiễu trùm lên cả biên đội 4 máy bay. Nếu ta sử dụng phương pháp bám sát dải nhiễu mà bắn thì sẽ bắn vào không gian giữa biên đội máy bay mà không bắn trúng vào chiếc máy bay nào cả. Trong các ngày 23, 26, 30/3/1967 nhiều tốp máy bay vào Hà Nội, trung đoàn 236 không đánh được.

        Nhiễu rất nặng, dải nhiễu bao trùm kín màn hiện sóng, phát sóng không thể nào thấy được tín hiệu mục tiêu. Một vấn đề đặt ra là có cách nào để đánh địch hay không?
Đầu tháng 4/1967, người khởi xướng xin được bám sát dải nhiễu để đánh bằng phương pháp 3 điểm là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Hoàng Bát, nhưng lúc đầu chưa được chấp nhận. Một số người cho là phải tìm nhiễu trong đầu bộ đội do sợ tên lửa Shrike của địch mà ngại phát sóng. Đồng chí Hoàng Bát bị phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu vừa đùa vừa nhắc nhở: "Hãy tìm nhiễu trong cái đầu hói của cậu!” Chả là anh Hoàng Bát, tuổi còn trẻ nhưng trên đầu chỉ có vài sợi tóc. Những lúc bộ đội gặp khó khăn trong chiến đấu do bị địch gây nhiễu, cũng có lần tôi bị phó chính ủy hỏi đùa: "Thế nào, ông nhiễu nhung, phải làm thế nào chứ!". Không những không bực mình với những lời "khích tướng” của cấp trên, chúng tôi còn coi đó là những lời nhắc nhở của lãnh đạo đối với mình để làm tốt hơn chức trách đã được giao phó. Khi địch vào mà nhiều đơn vị đánh không được, có thể vì địch có nhũng thủ đoạn mới và cũng có thể do nguyên nhân về phía ta, chưa đổi mới cách đánh đáp ứng những thay đổi của địch hoặc có vấn đề về tư tưởng. Trong khi đó, chính ủy Quân chúng Đặng Tính và tư lệnh binh chủng tên lửa Đoàn Huyên thì thận trọng hơn trong việc đánh giá tình hình.

        Sau đó, bộ đội tên lửa cũng được phép sử dụng cách đánh 3 điểm và khởi sự chỉ mới cho tiểu đoàn 62 được đánh thử nghiệm vì tiểu đoàn trưởng Hoàng Bát là một cán bộ chỉ huy năng động, thông minh, nhanh nhạy và là người nắm chắc kỹ thuật.

        Nhưng sau tám trận, tiểu đoàn 62 đánh bằng phương pháp 3 điểm đều chưa thắng, Tư lệnh Phùng Thế Tài, khi gặp người tiểu đoàn trưởng năng động này ở một hội nghị bàn về cách đánh 3 điểm, đã truy hỏi: "Này anh Bát hói! Anh có biết anh đã đánh bao nhiêu điểm rồi không? Tám lần ba là 24. Hai mươi bốn điểm rồi! Anh xin Quân chủng đánh 3 điểm, anh đã đánh đến 24 điểm mà vẫn chưa nộp một chiếc máy bay nào!". Trước câu hỏi ví von hài hước đó, bông đùa nhưng cũng rất nghiêm khắc, đồng chí Hoàng Bát chỉ biết cười trừ. Tuy nhiên, đánh thắng trận đầu tiên bằng phương pháp 3 điểm lại là tiểu đoàn 63 trung đoàn 236.

        Lúc 16 giờ 03 ngày 12/8/1967, tiểu đoàn 63 đã bắn rơi một RF-4C bằng phương pháp 3 điểm. Tiếp theo, sang tháng 9/1967, tiểu đoàn 76 trung đoàn 257 và tiểu đoàn 88 trung đoàn 274 đều bắn rơi máy bay Mỹ bằng phương pháp 3 điểm.

        Đầu tháng 10/1967, tại Bộ Tư lệnh binh chủng tên lửa do đồng chí Đoàn Huyên chủ trì hội nghị tập huấn cho toàn binh chủng tên lửa về cách đánh 3 điểm. Chúng ta đã giải quyết được một loạt vấn đề trong việc thống nhất dải nhiễu để có thể bắn trúng vào đúng một chiếc trong tốp máy bay.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86196150_590834011646483_1643092468398292992_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ohc=L5m2VKtSFNsAX-ztSft&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=23f38e755990f51a5a77d4ba30aa7205&oe=5ED6B1DA)
Hình 31 - Tên lứa SAM-2 có cách bám sát dải nhiễu đánh địch.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2020, 05:49:12 am
         
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86177343_590834014979816_7366967376295755776_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_ohc=5DWoMJVoAPEAX8ZmRiK&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=538084cda0a266c52e5e47922c787ad6&oe=5EC139FF)
Hình 32 - Nhiễu rất nặng, dải nhiễu đã phú kín màn hiện sóng tên lửa Phòng không.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86174140_590834021646482_6720593610204512256_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_ohc=dHwqkgl5wqgAX8J9X5i&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=2c7e68755aaf5d97f2d28c297cb8b65d&oe=5ED68E67)
Hình 33 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời của hải quân Mỹ.


        Mấu chốt thành công của cách đánh bám sát vào dải nhiễu là phải phân biệt được nhiễu ngoài đội hình của các máy bay gây nhiễu từ xa như EB-66 với nhiễu trong đội hình của biên đội máy bay cường kích. Khi đã tóm đúng được dải nhiễu trong đội hình của biên đội máy bay cường kích rồi thì chỉ còn cần làm thế nào để bám sát đúng vào một chiếc trong biên đội máy bay đó. Làm được những điều đó là cả một quá trình chỉ đạo sát sao của Bộ tư lệnh Quân chủng, binh chủng tên lửa đến công phu nghiên cứu rèn luyện của bộ đội. Trong hai tháng 10 và 11 năm 1967 có đến 68% bộ đội tên lửa Hà Nội đã sử dụng cách đánh 3 điểm.

        Máy bay cường kích của không quân Mỹ khi vào đánh phá mang theo máy gây nhiễu, tưởng rằng nhiễu của nó đủ sức ngụy trang tự vệ nhưng với cách đánh ba điểm bám sát dải nhiễu của ta, máy bay Mỹ vẫn bị bắn rơi và nếu không gây nhiễu nữa, để làm mất cơ sở cho tên lửa ta bám sát dải nhiễu thì còn tệ hại hơn đối với Mỹ vì lúc đó tên lửa sẽ bắt được mục tiêu để đánh bằng phương pháp bắn đón. Không quân Mỹ tiến lên một bước, chúng ta lại tiến lên một bước dài hơn. Nhiều máy bay Mỹ vẫn bị bắn rơi bằng cách này.

        Giải quyết được cách đánh 3 điểm có kết quả đã mở toang cánh cửa cho tên lửa đa dạng hóa cách đánh địch, có thêm phương án tiêu diệt địch. Cách đánh cơ bản truyền thống của tên lửa là cách bắn đón vượt nửa góc đã có bạn đồng hành. Hai cách đánh này của tên lửa như là hai anh em sinh đôi trên con đường “vạn dặm” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ra đánh phá miền Bắc nước ta.

        Tận dụng nhiễu của địch để đánh địch phải được coi là “gậy ông lại đập lưng ông”.

        Trong khi đó, máy bay cường kích của hải quân Mỹ không dùng nhiễu dải như không quân Mỹ mà vẫn trung thành với loại nhiễu xung trả lời mà chúng tôi sẽ nói ở một mục khác.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2020, 06:46:48 am

Chương IV

LÀM CHỦ 100, LÀM THẦY COH-4!

        Vào cuối năm 1965, đầu năm 1966, Quân chủng Phòng không - Không quân được tiếp nhận một số trung đoàn pháo Phòng không 100mm, với rađa COH-4. Loại rađa này được lắp máy chỉ huy K7 ngay trong rađa mà không có máy đo xa, kính quang học như máy chỉ huy K6 đặt riêng, với rađa COH-9A. Vì vậy khi bị nhiễu nặng, rađa COH-4 không bắt được mục tiêu thì đại đội pháo chỉ có cách bắn trực tiếp, mà bắn trực tiếp phát một của pháo 100mm thì khó bắn trúng mục tiêu lắm.

        Bên cạnh đó, do khí tài mới về, có nhiều trục trặc, các bộ khí tài rađa COH-4 và máy chỉ huy K7 của các trung đoàn 221, 225, 226... đều không làm việc tốt, tư lệnh Quân chủng Phùng Thế Tài nêu lên một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực: “Chúng ta phải làm chủ 100, làm thầy COH-4”. Để thực hiện yêu cầu đó của đồng chí tư lệnh, tháng 10/1966, phòng huấn luyện Quân chủng đề nghị Bộ Tư lệnh cho tổ chức hội nghị tập huấn tại chỗ về nội dung: “Bắn trúng bắn rơi máy bay địch của pháo 100mm với rađa COH-4”. Ngoài ra, chúng tôi cũng cải tiến rađa COH-4 theo phương án sử dụng một máy đo xa DJA6 do Hungari sản xuất, vốn là máy đo xa của pháo mặt đất 85mm, để truyền phần tử mục tiêu từ kính quang học sang cho rađa, khi rađa bị nhiễu không bắt được mục tiêu. Đề xuất này bắt nguồn từ suy nghĩ: nhiễu có thể làm lóa mắt thần rađa chứ khống thể nào bịt được mắt người. Nếu trang bị thêm cho rađa COH-4 một máy đo xa thì trong điều kiện thời tiết tốt, rađa bị nhiễu, ta còn có cách đánh chính xác hơn là bắn trực tiếp. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thiết kế mạch điện để thống nhất phần tử mục tiêu giữa máy đo xa DJA6 và rađa COH-4 thông qua hệ thống đồng hồ chỉ “0”. Tổ cải tiến gồm tôi, Hoàng Văn Khoa và Phan Toản do tôi phụ trách, anh Phan Toản là trợ lý rađa trung đoàn 226. Anh Phan Hạo, cán bộ phòng Quân giới của Quân chủng cũng tham gia và cử hai thợ quân giới đến giúp đỡ. Anh Cao Mạnh Thông và một số anh khác ở cục Quân khí cũng trực tiếp xuống theo dõi.

        Đơn vị được chọn cải tiến là rađa COH-4 của đại đội 1, trung đoàn 226 đang làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Nội Bài. Cải tiến nhưng không được làm ảnh hưởng đến tập huấn và sẵn sàng chiến đấu của trung đoàn. Ban ngày, chúng tôi tham gia huấn luyện đội mẫu cho đại đội 1 theo nội dung của hội nghị tại chỗ, kết hợp với sẵn sàng chiến đấu (thời gian này, địch đã bắt đầu đánh các mục tiêu quanh khu vực sân bay). Việc cải tiến chỉ được tiến hành vào ban đêm nên thường xuyên, đêm nào chúng tôi cũng phải làm việc đến 2-3 giờ sáng mới đi nghỉ. Có đêm phải làm thông đến sáng, khi anh em trắc thủ thức dậy thì chúng tôi giao máy lại cho anh em để đơn vị chuẩn bị chiến đấu.

        Đến đêm thứ 10 thì mạch điện được lắp xong các nội dung bên trong đài rađa, có thể nối điện kiểm tra. Hôm đó, có mặt các anh trên cục Quân khí. Khi nối điện vào, có hiện tượng đánh lửa trong đồng hồ chỉ “0” và một loạt đồng hồ bị cháy khung quay. Lúc đó đã là 1 giờ sáng. Có người nói, các đồng hồ này đã lâu không nối điện, có thể do ẩm mà gây cháy chập thôi. Tôi quyết định cho mọi người đi nghỉ, mai sẽ tiếp tục nghiên cứu. Tôi về nằm, trằn trọc mãi không ngủ được, 2 giờ sáng tôi lại dậy, soi đèn pin mở tranh mạch điện xem lại, mạch điện hoàn toàn đúng, không có sai sót gì. Tôi nghĩ, do ẩm mà cháy một loạt đồng hồ như vậy là vô lý, nếu ẩm thì chỉ cháy riêng những đồng hồ bị ẩm thôi. Tôi ra máy đối chiếu mạch điện với thực tế. Đến 3 giờ sáng thì tôi tìm ra nguyên nhân, trong bộ phận công tắc chuyển mạch, một sợi dây của mạch điện cũ đáng lẽ phải được tháo ra trước khi lắp mạch điện mới, nhưng việc đó đã bỏ sót nên một điện trở 12 kiloohm bị ngắn mạch, bình thường điện trở đó chỉ chịu điện áp vài volt thôi mà nay phải gánh điện áp 110V thì làm sao mà không cháy! Tôi về đi nằm mà vẫn không ngủ được. Ngày mai sẽ nói sao đây với mọi người?, về mạch điện, tuy do thợ lắp nhưng tôi trực tiếp hướng dẫn từng đầu mối một, mình không thể trốn trách nhiệm được, do mình không kiểm tra kỹ nên khi sử dụng công tác chuyển mạch cũ đã coi như sử dụng công tắc chuyển mạch mới. Có một ý nghĩ thoáng qua đầu tôi: ngày mai cứ nói là thiết kế không có gì sai, do các đồng hồ chỉ “0" bị ẩm nên gây ra cháy chập, rồi bí mật tháo đoạn dây cũ ở công tắc chuyển mạch ra, giả vờ sấy máy và thay đồng hồ chỉ “0” khác, thì chẳng ai biết đấy là đâu! Nhưng một ý nghĩ khác lại đến với tôi: Không được làm như vậy! Dùng kỹ thuật để lừa dối, che giấu khuyết điểm là một hành vi xấu, vừa không phải về đạo đức người làm khoa học chân chính, vừa gây tác hại lớn về kỷ thuật sau này. Nếu không đem ra rút kinh nghiệm thì khi triển khai rộng cho nhiều bộ khí tài sẽ gây hư hỏng hàng loạt. Cuối cùng cái thiện đã thắng trong tôi và tôi đã nói rõ sự thật, tự nhận thiếu sót trong khâu kiểm tra của mình, trước mọi người. Kết quả, sau khi tháo đoạn dây cũ thừa đó ra thì mạch điện chạy tốt.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2020, 06:50:10 am

        Sau một tháng làm việc, đề tài cải tiến mới hoàn thành đầy đủ, vì còn phải lắp các mạch điện cho máy đo xa DJA6 và lắp thêm bộ phận truyền cự ly để có thể bắn bằng phần tử tổng hợp. Trong hội nghị tổng kết đợt tập huấn sử dụng pháo 100mm-COH-4 và cải tiến lắp thêm bộ phận quang học cho rađa, tư lệnh Quân chủng Phùng Thế Tài có đến tham dự, tỏ lời khen ngợi và quyết định cho triển khai việc cải tiến đó.

        Tư lệnh Quân chủng Phùng Thế Tài là người nổi tiếng mà cả nước ai cũng biết, là người bảo vệ Bác Hồ, người đã từng cõng Bác Hồ qua suối trong những năm tháng đấu tranh ác liệt của Cách mạng và suốt cuộc đời gắn liền với quá trình phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh là người thẳng thắn, cươmg trực, đã nói là làm và làm quyết liệt, làm bằng được. Bất kể ai, nếu sai sót, làm tổn hại đến lợi ích đất nước, lợi ích tập thể, anh nói thẳng, truy đến cùng. Kỷ luật quân đội là điều mà anh không bao giờ xem nhẹ. Có lúc phải nhận xét gay gắt nhưng tư lệnh là người rất yêu thương bộ đội. Nhiều việc tưởng là khó khản không vượt nổi thì với tư lệnh Phùng Thế Tài, phải quyết lao vào, làm đi, cứ làm đi sẽ tìm ra biện pháp. Chúng tôi, những người làm công tác nghiên cứu kỹ thuật trong chống nhiễu, được hưởng ở tư lệnh Phùng Thế Tài hai quyết định đúng đắn. Anh là người ký quyết định thành lập đội Nhiễu, đơn vị đầu tiên của một ngành kỹ thuật quân sự trong Quân chủng Phòng không- Không quân, ngành tác chiến điện tử. Anh cũng là người quyết tâm tìm cách nâng cao sức chiến đấu cho pháo Phòng không - 100mm với rađa COH-4 và ủng hộ việc cải tiến kỹ thuật lắp thêm kính quang học cho rađa COH-4. Anh rất quý trọng và tin tưởng anh em làm công tác kỹ thuật.

        Từ cương vị là tư lệnh binh chủng Phòng không, tháng 10/1963, anh được bổ nhiệm là tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cùng với chính ủy Đặng Tính lãnh đạo một Quân chủng kỹ thuật mới của quân đội. Sự “kết duyên” này quá đẹp, đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp rất ấn tượng. Họ đã bổ trợ cho nhau một cách tuyệt vời, là hòn đá tảng liên kết lực lượng Phòng không và lực lượng Không quân để hình thành một quân chủng vững mạnh, đủ sức đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc nước ta. Từ giữa năm 1967, theo yêu cầu công tác chỉ đạo chiến lược của Quân đội, tư lệnh Phùng Thế Tài được điều lên làm Tổng Tham mưu phó, vừa giúp Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Quốc phòng hiểu sâu sắc hơn các quân binh chủng, ra những chỉ thị, mệnh lệnh kịp thời và sáng suốt hơn, vừa có điều kiện hỗ trợ cho Quân chủng Phòng không - Không quân đối phó với cuộc leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ ra miền Bắc, trong đó có cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ ra Hà Nội, Hải Phòng. Tôi đang có trong tay bức ảnh được chụp sáng 19/12/1972.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86192448_591456718250879_7662101976800296960_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=-43jbxddKR8AX80SdgR&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=a5c834db0e7c6b82f68c17d7b60e85df&oe=5ED90B37)
Hình 34 - Hai tư lệnh Phòng không - Không quân trong hai cuộc leo thang chiến ưanh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2020, 06:50:51 am

        Trong ảnh có hai người đang quan sát mảnh chiếc máy bay có phù hiệu ‘‘Nắm đấm thép và tia chớp”, biểu tượng của không quân chiến lược Mỹ, bị tiểu đoàn 59, trung đoàn 261 bắn rơi tại chỗ đêm 18/12/1972. Hai người đó là nguyên tư lệnh Phùng Thế Tài và tư lệnh đương chức Lê Văn Tri. Trong “ván cờ” chống Mỹ leo thang chiến tranh lần thứ hai ra miền Bắc nước ta, họ đã sát cánh bên nhau như người ta thường nói, "cờ ngoài, bài trong”; người đứng ngoài, Phùng Thế Tài, đã giúp người trong cuộc, Lê Văn Tri, sáng suốt hơn và họ đã cùng bộ đội Phòng không - Không quân “chiếu tướng” B-52 thành công.

        Từ cuối năm 1966, đại đội 1 trung đoàn 226, pháo Phòng không 100mm với rađa COH-4 đã được cải tiến và đưa vào trực ban chiến đấu. Rađa COH-4 vốn là mắt thần đã được bổ sung thêm mắt người để chống nhiễu. Nhiều trường hợp, rađa bị nhiễu, máy đo xa quang học bắt được mục tiêu đã bảo đảm cho đại đội bắn máy bay địch và có điều mừng là đại đội 1 đã được công nhận bắn rơi một máy bay bằng phần tử quang học của bộ phận cải tiến. Một điều quan trọng nữa là máy đo xa quang học đã giúp cho rađa phân biệt máy bay ta và máy bay địch, vì lúc đó sử dụng máy hỏi giữa rađa hỏa lực Phòng không mặt đất và máy bay ta chưa triển khai hoạt động được, đặc biệt đối với trung đoàn 226 là trung đoàn Phòng không bố trí bảo vệ sân bay Nội Bài. Đoàn kỹ thuật quân sự của Trung Quốc và Triều Tiên sang họp tác nghiên cứu ở Việt Nam sau khi được trao đổi về đề tài cải tiến này đều rất hoan nghênh và đều xin bản vẽ thiết kế cải tiến của ta.

        Sau việc cải tiến thành công rađa COH-4 có máy đo xa quang học, bộ phận Nghiên cứu Kỹ thuật thuộc phòng Khoa học Quân sự đề xuất phương án cải tiến tương tự như vậy cho đài điều khiển tên lửa SAM-2. Quân chủng đã cho điều động một bộ khí tài đến gần xưởng A-34 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng, tận dụng các phương tiện cơ khí của A-34 để tiến hành cải tiến. Khi tổ cải tiến đang làm dở dang kế hoạch này thì Liên Xô đưa sang, lắp trên nóc xe thu phát của bộ khí tài tên lửa, hệ thống PA-00 để giúp tên lửa có thể sử dụng khí tài quang học TZK phục vụ đánh máy bay bằng phương pháp 3 điểm khi rađa tên lửa bị nhiễu nặng. Vì vậy phương án cải tiến mà phía Việt Nam đang làm đã phải ngừng lại, không tiến hành tiếp nữa. Dù sáng kiến của Việt Nam nhằm cải tiến cho rađa COH-4 và sau đó cho tên lửa SAM-2 để có thể bắt mục tiêu bằng quang học có là gợi ý cho Liên Xô cải tiến hệ thống PA-00 cho tên lửa SAM-2 hay không thì đó cũng là một việc làm đúng hướng trơng nghiên cứu chống nhiễu cho rađa của đội ngũ cán bộ kỹ thuật Việt Nam. Gần đây, một số hệ thống vũ khí trang bị Phòng không, bên cạnh ăng-ten rađa còn đặt thêm một hệ thống thu truyền hình để phối hợp mắt thần với mắt người càng chứng minh những suy nghĩ và cách giải quyết của chúng ta là đúng hướng.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2020, 11:42:29 am
           
Chương V

MẮT NGƯỜI HỖ TRỢ MẮT THẦN!

        Các nhà thiết kế tên lửa SAM-2, lúc đầu chỉ nhằm sử dụng rađa làm phương tiện tìm bắt mục tiêu và đánh địch. Trong trường hợp bị nhiễu nặng tên lửa SAM-2 đã có phương án bám sát dải nhiễu để đánh. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng chọn dải nhiễu được chính xác. Việc ra đời thêm một phương tiện quang học là yêu cầu nảy sinh từ thực tiễn chiến đấu, phát huy vai trò của mắt người để hỗ trợ trong các tình huống khó khăn đó. Hệ thống quang học PA-00 được đưa vào sử dụng năm 1968 nhằm hỗ trợ chống nhiễu cho đài điều khiển tên lửa chiến đấu ban ngày khi thời tiết tốt.

        Đó là phương án sử dụng kính nhìn xa TZK, có độ phóng đại đến 30 lần, đặt trên nóc ăng-ten xe thu phát và bố trí 2 trắc thủ (một trắc thủ ngắm góc phương vị, một trắc thủ ngắm góc tà). Từ vị trí đó, các trắc thủ TZK có thể liên hệ với các trắc thủ bên trong xe điều khiển và lại còn có cả hệ thống đuờng dây để trắc thủ TZK có thể điều khiển bằng tay, bám sát chiếc máy bay mà chính họ đã quan sát được ở ngoài trời. Hai trắc thủ TZK ngồi trong một cái buồng (cabin) mà anh em thường gọi là "chuồng chim cu PA-00”. Việc sử dụng hệ thống PA-00 lúc đầu không phải là đơn giản, về mặt kỹ thuật, khi điều khiển từ hệ thống PA-00 ăng-ten bị rung và lắc. Về mặt tâm lý, phải khắc phục tư tưởng lo lắng khi ngồi chót vót trên cao, trực tiếp quan sát không gian mà máy bay địch bay xung quanh, hay bổ nhào vào trận địa, khi trận địa tên lửa trực tiếp bị đánh phá. Đó là chưa nói việc ảnh hưởng đến sức khỏe khi ở rất gần nguồn phát sóng siêu cao tần có công suất lớn như rađa của tên lửa SAM-2. Khi địch phóng Shrike vào cánh sóng rađa thì chính những trắc thủ TZK là những người đầu tiên trông thấy tên lửa địch đang lao về phía trận địa mình. Các trắc thủ của chúng ta đã dũng cảm thực hiện nhiệm vụ của mình. Khắc phục hiện tượng bị rung lắc, khi điều khiển bằng hệ thống PA-00, trắc thủ phải luyện tập cách thao thác làm sao được nhẹ nhàng, đồng bộ, không giật cục mới có thể tiêu diệt máy bay địch. Nhưng trong thực tế chiến đấu, phổ biến là trắc thủ PA-00 thông báo để trắc thủ trong xe điều khiển, điều chỉnh việc bám sát cho đúng vào máy bay mà thôi.

        Hệ thống quang học PA-00 có nhiều đóng góp rất quan trọng trong chiến đấu ở những điểm như sau:

        * Chỉ thị mục tiêu khi đài rađa bị nhiễu hoàn toàn mà kính TZK thấy được mục tiêu. Nếu ban ngày thời tiết tốt, kính ngắm TZK có thể thấy mục tiêu từ 30km.

        * Giúp trắc thủ trong xe điều khiển bám sát chính xác mục tiêu khi trắc thủ bám sát dải nhiễu trong phương pháp bắn 3 điểm. Trong thực tiễn chiến đấu không phải không có trường hợp bám sát nhầm vảo dải nhiễu ngoài đội hình, hoặc bám sát vào khoảng trống trong biên đội 4 chiếc máy bay cường kích hoặc chỉ một trong 2 góc bám sát đúng vào máy bay.

        Do tác dụng nhiễu trong đội hình QRC của tốp máy bay cường kích không quân Mỹ, nên trong nhiều trận đánh, trong xe điều khiển đã bám sát dải nhiễu nhưng trên kính TZK của hệ thống quang học PA-00, đường ngắm quang học không ngắm đúng vào máy bay. Lúc đó trắc thủ PA-00 có thể thông báo cho trắc thủ trong xe điều khiển hiệu chỉnh để có thể bám sát chính xác cả hai góc. Ngay trong các trận đánh B-52 vào ném bom Hà Nội, trắc thủ TZK cũng đã bổ ượ cho kíp trắc thủ khẳng định đã bắt đúng B-52 hay chưa, vì máy bay B-52 khi bay phải bật đèn để khỏi va vào nhau trong đêm tối.

        * Hệ thống PA-00 có thể giúp báo động khi thấy tên lửa Shrike của địch bắn về trận địa, tuy rằng trắc thủ trong xe điều khiển vẫn có thể phát hiện tín hiệu phản xạ của Shrike khi Shrike mới rời bệ phóng từ máy bay nhưng ban ngày thòi tiết tốt mà trắc thủ PA-00 thấy được thì càng chính xác. Nếu đài điều khiển tên lửa ngừng phát sóng khi mà Shrike còn cách trận địa từ 10km trở lên và xử lý đối phó thì Shrike dễ rơi ra ngoài trận địa.

        Sang đầu năm 1972, máy bay cường kích của không quân Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-87 có công suất lớn hơn máy gây nhiễu ALQ-71, gây khó khăn nhiều hơn đối với tên lửa SAM-2. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ thị phải phối hợp với hệ thống quang học PA-00 để đánh máy bay địch.

        Ngày 27/6/1972, tại trận địa cổ Loa, tiểu đoàn 57 trung đoàn 257, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt, kíp trắc thủ quang học có các anh Nguyễn Đình Thanh và Đoàn Văn Súc đã chọn và bảo đảm cho trắc thủ trong đài điều khiển bám sát chính xác vào dải nhiễu của một chiếc trong tốp máy bay cường kích, đã bắn rơi chiếc F-4E xuống cánh đồng Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tiểu đoàn 57 đã lập công suất sắc, giành cờ thi đua bắn rơi chiếc máy bay thứ 3700 trên miền Bắc, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất và anh Đoàn Văn Súc là trắc thủ PA-00 đầu tiên, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

        Đầu tháng 7/1972, tiểu đoàn 76, trung đoàn 257 và tiểu đoàn 94, trung đoàn 261 cũng đã sử dụng hệ thống quang học PA-00 hỗ trợ đánh bốn trận, đều kịp thời phát hiện tên lửa Shrike của địch, tránh được Shrike mà vẫn tiêu diệt được ba F4. Còn nhiều trận khác nữa, máy bay địch cũng bị bắn rơi bằng phương pháp ba điểm kết hợp với PA-00 chọn đúng tốp, bám sát đúng chiếc bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

        Đặc biệt đối với máy bay của hải quân Mỹ sù dụng máy gây nhiễu xung trả lời, việc phát huy khí tài quang học PA-00 cũng có tác dụng kết hợp quan sát mục tiêu, phát sóng một lần “đánh nhanh có chuẩn bị” để tránh Shrike mà vẫn tiêu diệt được địch. Các tiểu đoàn 72, 74, trung đoàn 285 và các tiểu đoàn 82,83, trung đoàn 238 đã bắn rơi 7 máy bay của hải quân Mỹ bằng cách đánh này.

        Ngày 6/8/1972, tiểu đoàn 81, trung đoàn 238 cũng đã thực hiện cách “đánh nhanh có chuẩn bị’’ kết hợp sử dụng hệ thống PA-00, bắn rơi tại chỗ chiếc A7, là chiếc máy bay thứ 3.800 của Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc.

        Từ đó ta nhận thấy, dù vũ khí trang bị có hiện đại đến đâu, con người vẫn là yếu tố quyết định. Nhiễu có thể làm mù rađa nhưng không thé bịt mắt được con người, nhất là con người dám đánh và biết đánh.

        Cũng từ kinh nghiệm cải tiến hệ thống quang học PA-00 cho tên lửa SAM-2, những loại vũ khí phòng không được sản xuất sau đó, dù hiện đại đến đâu cũng không bỏ qua hệ thống quang học để tăng được khả năng chống nhiễu. Hệ thống quang học có thể là quang hình, quang truyền hình hoặc là quang lượng tử (laser).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2020, 11:45:54 am

Chương Vl

ĐẠI ÚY ĐI ĐẠI XA ĐẾN GẶP ĐẠI SỨ DỰ ĐẠI TIỆC!

        Việc này xảy ra vào năm 1969, anh em trong phòng quân báo và tiểu đoàn trinh sát nhiễu phong cho tôi 4 chữ “Đại”: "Đại úy đi Đại xa đến gặp Đại sứ dự Đại tiệc". Chẳng là, hồi đó tôi mang quân hàm Đại úy, sử dụng một xe lớn - đại xa, chuyển một máy bay KNL đã bị bộ đội Phòng không - Không quân bắn rơi đến sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và sau khi bàn giao xong, chúng tôi được Đại sứ tiếp và mời chúng tôi một bữa Đại tiệc. Thực ra chỉ là một chút liên hoan bánh ngọt nhưng anh em phóng đại lên là Đại tiệc cho xuôi vần về ngôn từ.

        Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc nước ta, nhiều máy bay Mỹ đã bị bắn rơi. Xác máy bay Mỹ, nhất là những thiết bị điện tử các loại, như máy thông tin liên lạc, máy trinh sát điện tử, máy gây nhiễu, thiết bị điều khiển vũ khí v.v... trên máy bay Mỹ là những thứ rất quan trọng để nghiên cứu kỹ thuật quân sự, đối phó lại các thủ đoạn của Mỹ và khi cần, nghiên cứu phát triển công nghiệp quốc phòng. Không những chúng ta quan tâm mà các nước XHCN hồi đó cũng rất muốn có được để nghiên cứu. Ở những năm 60-70 thế kỷ trước, thời kỳ còn Chiến tranh Lạnh, phải thừa nhận rằng, về một số lĩnh vực khoa học công nghệ, nhất là về công nghệ điện tử, vi xử lý, những phát triển về công nghệ điều khiển vũ khí..., các nước XHCN so với Mỹ còn kém hiện đại hơn. Vì vậy, thu được hiện vật để nghiên cứu là con đường ngắn nhất cho phát triển, so với việc tìm mua công nghệ và tình báo về kỹ thuật quân sự.

        Hồi đó, Liên Xô và Trung Quốc rất quan tâm đến các chiến lợi phẩm đặc biệt này. Chí tình với bạn bè nên Chính phủ và Bộ Quốc phòng ta đối xử với hai "ông anh” khi nào cũng cân đối. Khi cho Liên Xô cái gì thì cũng có một cái khác để cho Trung Quốc. Trong chiến tranh, mọi chiến lợi phẩm thu được đều có ý nghĩa, chúng đều được đổi bằng nhiều mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, nhất là các chiến lợi phẩm có trình độ khoa học và công nghệ cao. Như vậy chúng không những có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế. Các nước bạn bè giúp ta đánh Mỹ nhưng cũng thu hoạch được nhiều qua cuộc chiến tranh đó. Khi bạn nhận của ta những hiện vật chiến lợi phẩm thu được từ các máy bay Mỹ bị bắn rơi, bạn thường luôn hứa hẹn sau khi nghiên cứu, bạn sẽ cung cấp cho Việt Nam những kết quả nghiên cứu để Việt Nam nâng cao hơn hiệu suất chiến đấu với máy bay Mỹ. Nhưng chờ mãi, chờ mãi cho đến tận khi kết thúc chiến tranh mà chẳng có một hồi âm nào. Vì vậy lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam phải tự lo liệu lấy. Trong thời gian đánh Mỹ, phòng Khoa học Quân sự trước đó, và phòng Nghiên cứu Kỹ thuật sau này, được giao nhiệm vụ đi thu xác máy bay Mỹ bị bắn rơi, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học Kỹ thuật Quân sự trong chiến tranh và những hiện vật đó hiện nay còn lưu giữ ở các viện Bảo tàng của các đơn vị, cho nhiều đời sau, ghi nhận những thành tích và truyền thống chiến đấu oanh liệt của quân dân ta chống ngoại xâm trong thời đại Hồ Chí Minh.

        Lúc mới nghe, ai cũng tưởng rằng việc đi thu xác máy bay Mỹ bị bắn rơi là đơn giản, vì nó đã rơi và nằm trên đất nước mình, chỉ cần đến mà chở về thôi. Đi vào thực tế mới thấy phức tạp và không ít khó khăn. Tuy Bộ Quốc phòng đã gửi thông tri cho tất cả các địa phương, nơi nào có máy bay địch bị bắn rơi thì dân quân và bộ đội địa phương phải canh gác, chờ đội thu hồi đến tiếp nhận, nhưng có một số người dân, bất kể cả khi máy bay địch còn đang gầm rú trên trời, cứ ào tới để lấy khung nhôm về gác cầu ao, mảnh nhôm về đúc nồi niêu mâm chậu. Nguy hiểm nhất là khi họ phá tung các khối điện tử ra để lấy các bóng bán dẫn, bán cho những người lắp ráp các máy thu ga-len, hồi đó đang rất thịnh hành ở miền Bắc nước ta. Một việc phiền phức nữa là khi máy bay Mỹ bị bắn rơi ở đường 1 Bắc hoặc ở phía Tuyên Quang, Yên Bái, dân quân và bộ đội địa phương còn phải tranh chấp với những người đi thu nhật xác máy bay Mỹ của bộ đội cao xạ Trung Quốc. Máy bay Mỹ bị tên lửa ta bắn rơi hẳn hoi mà họ cứ bảo là do pháo cao xạ của họ bắn rơi. Vì vậy để khắc phục các tình trạng trên, chúng tôi đã phải tổ chức một đội thu hồi chuyên môn do thượng úy Nguyễn Quang Thị, một cán bộ có trách nhiệm phụ trách, sẵn sàng như chế độ trực chiến của phi công khi chuẩn bị xuất kích. Xe ôtô phải nạp xăng đầy đủ, cuốc xẻng vũ khí, bản đồ, lương thực nước uống sẵn sàng, khi có lệnh là lên đường được ngay.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2020, 11:46:09 am

        Lại có một chuyện đáng nhớ nữa, đối với tôi. Đó là thời kỳ đội Nhiễu vào làm nhiệm vụ trinh sát ở Cà-Ròn trên đường 20. Máy bay Mỷ bị lực lượng Phòng không-đoàn 559 bắn rơi trên tuyến đường cũng không ít, mà không có lực lượng nào thu hồi. Bộ đội và Thanh niên Xung phong ở các binh trạm, thường chỉ lấy các mảnh đuya-ra về làm các vật kỷ niệm như lược chải đầu, nhẫn, hộp đựng đường... Một hôm tôi thấy anh Dậu, là y tá của đội Nhiễu, mang về một tấm mạch điện tử, trên đó có rất nhiều bóng bán dẫn được tháo ra từ một khối điện tử của máy bay. Hỏi ra thì được biết, có một máy bay địch đã bị rơi ngay ở khu vực Km 54, gần nơi chúng tôi bố trí đội hình trinh sát nhiễu. Anh Hoàng Văn Khoa còn cho tôi biết, ở Km 39 cũng có một chiếc máy bay Mỹ rơi, anh ấy đã vào đó và thấy cả xác giặc lái đã bắt đầu bị tổ mối đắp đất lên người gần hết. Với ham mê nghiên cứu kỷ thuật của địch, nhân một ngày máy bay địch ít hoạt động, sau khi ăn cơm sáng (chúng tôi ăn bữa chính vào buổi sáng và buổi tối), tôi rủ anh Khoa xuống núi, đi tìm hiện vật máy bay rơi ở Km 54, xem có còn thứ gì có thể thu hồi được nữa không.

        Chúng tôi đến được chỗ máy bay địch rơi, là một khu rừng nứa gần đại đội 5 Thanh niên Xung phong thuộc binh trạm 14, cách đường 20 khoảng 500m. Những mảnh máy bay bị văng ra trên một diện tích rộng, các khối máy điện tử chỉ còn trơ khung máy, hình như đã có ai đó đã đến tháo các mảnh vi mạch và bán dẫn rồi. Tôi lấy chân lật một khối vỏ máy thì một con rắn xanh lè, tuy nhỏ thôi, nhưng chắc là một con rắn rất độc, đang vươn lên định mổ vào chân tôi. Nhưng may quá, tôi lùi lại được kịp thời nên không việc gì và con rắn cũng lủi đi mất.

        Không có gì có thể thu được, tôi bàn với anh Khoa đi về. Chúng tôi hướng trở lại đường cũ để rút ra nhưng không hiểu sao, càng đi chúng tôi càng không thấy lối ra và cảm thấy các hướng đều giống nhau. Lúc đó chúng tôi hoàn toàn không định hướng được nữa. Chúng tôi đã bị lạc vào khu rừng nứa bạt ngàn rồi. Tôi bắt đầu lo, xung quanh đã bắt đầu tối dần, tuy lúc đó mới khoảng 4 giờ chiều.

        Mãi về sau, đang cố gắng tìm đường ra thì may quá chúng tôi đến được một khe suối cạn. Gọi là suối nhưng thực chất nó là một rãnh lớn rộng khoảng 2 - 3m, dẫn nước mưa từ trên cao xuống, lâu ngày thành rãnh nhưng do thời tiết mùa khô nên không có nước. Như vậy, nếu cứ đi theo đường dốc xuống, thế nào cũng gặp suối nước chảy qua nơi ở của đại đội 5, Thanh niên Xung phong. Anh Khoa trườn xuống trước, tôi trườn xuống sau. Vừa đặt chân đến đất của suối nước cạn, tôi nghe anh thốt lên rất nhỏ: "Các cô Thanh niên Xung phong đang thay quần áo, anh ạ”. Tôi xấu hổ quá, núp sau gốc cây to, không dám nhìn. Vì ở ngoài suối, không có chỗ che nên các cô ấy cũng vào khe suối cạn để thay quần áo mà không hề hay biết phía trên cao một đoạn, đang có người. Lúc đó chúng tôi ở thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu xuất hiện hoặc để lộ mình, khiến các cố ấy mà la lên thì thật là “tình ngay lý gian”. Nếu chờ thì biết đến bao giờ? May quá, một lúc sau chúng tôi cũng được giải thoát, vội vàng xuống bờ suối và ven theo bờ suối đi về khu lán trại của đại đội Thanh niên Xung phong. Lúc này trời đã tối hẳn. Mệt và đói nhưng chúng tôi vẫn phải cố gắng leo lên núi, noi đóng quân của đội trinh sát nhiễu.

        Vừa thấy chúng tôi, anh Đặng Đình Vinh, tiểu đoàn phó tiểu đoàn Nhiễu mừng rỡ: “May quá, bọn tôi đang định đốt đuốc đi tìm các anh đây”.

        Thật là một ngày lao động vất vả nhưng chẳng có kết quả gì, ngoài một bài học đi rừng thiếu cẩn thận. Sau này đi rừng nhất thiết phải có địa bàn. Tối hôm đó trước khi ngủ, tôi có hoi tiếc: “Tại sao mình không nhìn một tí nhỉ?”. Nhưng ngay sau đó, tôi cũng tự vừa lòng: "Nếu tò mò thì sau này, kể với vợ ở nhà thế nào đây!”, và tôi đã yên trí, ngủ thiếp đi sau con mệt mỏi đi rừng.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2020, 06:40:56 pm
       
Chương VII

VỎ QUÍT DÀY CÓ MÓNG TAY NHỌN!

        Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng nhiều công nghệ cao vào việc chế tạo những máy gây nhiễu. Khi máy bay Mỹ bị lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam bắn rơi, những thiết bị đó đã là sở hữu của Việt Nam. Các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam cần phải tranh thủ nghiên cứu chúng, không thể chờ các nước bạn cung cấp các thông tin cần thiết cho ta, mà chờ thì không biết chờ đến bao giờ! Mỹ thay đổi thủ đoạn hàng ngày, không thể chờ đợi được.

        Tất nhiên không phải những thứ gì mà ta thu được cũng trao hết cho bạn, ta cần phải có cái của ta để tự ta phải tìm cách đối phó với các thủ đoạn của địch. Tuy "móng tay” của ta không nhọn bằng "móng tay” của các nước bạn có nền khoa học công nghệ tiên tiến hơn ta nhiều, nhưng cũng đủ nhọn để biết nên và có thể làm những gì mà chúng ta cần. Chỗ nào mà chúng tôi gặp khó khăn thì đã có sự giúp đỡ của Viện Kỹ thuật Quân sự cũng như Học viện Kỹ thuật Quần sự trong Bộ Quốc phòng và còn có cả các cơ quan khoa học kỹ thuật của Nhà nước nữa.

        Tôi xin kể dưới đây kết quả một số việc mà chúng tôi đã làm để bóc tách cái "vỏ dày” của các trang thiết bị trinh sát và gây nhiễu của Mỹ, phục vụ kịp thời cho chiến đấu của bộ đội ta:

        MÁY THU TRINH SÁT BÁO ĐỘNG APR-23 CỦA HẢI QUÂN MỸ

        Máy thu trinh sát báo động APR-23 do ta thu được từ một máy bay A4 của hải quần Mỹ bị lực lượng Phòng không ta bắn rơi, gồm hoàn chỉnh hệ thống ăng-ten, các thiết bị cao tần. Còn các thiết bị đầu ra thì không thu được đầy đủ. Tuy nhiên kết hợp với lời cung giặc lái, chúng ta cũng đã nghiên cứu để tìm ra một số kết quả liên quan đến tính nâng và cách sử dụng APR-23.

        Máy thu báo động APR-23 có 9 ăng-ten, trong đó có 3 ăng- ten làm việc ở dải sóng 10cm, 3 ăng-ten làm việc ở dải sóng 5cm, 3 ăng-ten làm việc ở dải sóng 3cm.

        APR-23 là loại máy thu có tác dụng chủ yếu là phát hiện các rađa điều khiển hỏa lực Phòng không - Không quân để cảnh giới báo động cho người lái biết mà phòng tránh. Nó còn có thể định hướng rađa đối phương để phóng tên lửa Shrike và xác định vị trí của đài rađa đối phương. Cùng họ với APR-23 có APR-27 của hải quân Mỹ và các máy thu trinh sát báo động APS-54, APR-25/26, APR-35/36 của không quân Mỹ.

        Qua phân tích bộ ăng-ten và bộ phận cao tần của APR-23, chúng ta được biết APR-23 có thể báo động các loại rađa làm việc ở các dải tần số ứng với sóng 10cm, sóng 5cm và sóng 3cm. Đây là các dải tần số làm việc của các loại tên lửa phòng không của Liên Xô. Các bộ ăng-ten sóng 10cm và sóng 5cm đều lắp ở bụng máy bay, nhằm để phát hiện các loại rađa hỏa lực phòng không mặt đất và trên hạm tàu. Còn bộ ãng- ten sóng 3cm thì có một ăng-ten được lắp ở đuôi máy bay, chủ yếu nhằm phát hiện rađa của máy bay Mig và 2 ăng-ten được lắp ở bụng máy bay để phát hiện rađa hỏa lực phòng không mặt đất và trên hạm tàu.

        Phi công có thể sử dụng tín hiệu của rađa đối phương để ngắm phóng tên lửa Shrike và càn cứ vào cường độ tín hiệu của rađa đối phương mà phán đoán cự ly để xác định thời điểm và góc phóng tên lửa Shrike.

        Để xác định vị trí cụ thể của đài rađa đối phương, phi công có thể giao hội hướng từ máy bay đến đài rađa, ở các điểm xuất phát khác nhau trên đường bay.

        Tóm lại với máy thu trinh sát báo động, phi công có thể phát hiện vùng có những hỏa lực đất đối không, hạm đối không, không đối không để phòng tránh hoặc để tấn công. Qua những hiểu biết về tính năng và cách sử dụng APR-23, chúng ta có thể nâng cao yêu cầu giữ bí mật trận địa, khả năng chọn thời cơ và và cự ly phát sóng để vừa tiêu diệt địch, vừa bảo vệ mình.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2020, 06:50:47 pm
   
        MÁY GÂY NHIỄU QRC-160 VÀ ALQ-71 CỦA KHÔNG QUÂN MỸ

        QRC-160A và ALQ-71 là hai loại máy gây nhiễu được đeo ở dưới cánh của các loại máy bay chiến thuật của không quân Mỹ, gây nhiễu để tự ngụy trang. Đối tượng gây nhiễu là các loại rađa làm việc ở dải sóng 10cm. Nó có hình thù như một quả bom dài. về cơ bản, QRC-160A và ALQ-71 cùng một chúng loại. Tuy nhiên, QRC-160A là loại máy gây nhiễu đang trong giai đoạn thử nghiệm còn ALQ-71 là máy gây nhiễu đã được đưa vào trang bị chính thức.

        Chúng tôi đã phục hồi và nối điện cho máy phát của chiếc máy gây nhiễu ALQ-71 mà chúng ta đã thu được tương đối hoàn chỉnh từ một máy bay Mỹ bị ta bắn rơi tháng 5/1967. Chúng tôi đã đo được công suất và phổ nhiễu làm việc của nó. So với máy gây nhiễu QRC-160A thì máy gây nhiễu ALQ-71 có công suất lớn hơn (150W so với 120W), điều chế phức tạp hơn và phổ nhiễu của ALQ-71 trùm rộng hơn về phía tần số của rãnh đạn so với máy gây nhiễu QRC-160A. về nguồn điện cung cấp cho máy gây nhiễu, ALQ-71 sử dụng nguồn điện từ trong máy bay ổn định hơn QRC-160A sử dụng sức gió do máy bay tạo ra khi bay để quay máy phát điện đặt ở đuôi máy gây nhiễu. Các máy gây nhiễu QRC-160A và ALQ-71 đều có 4 ăng-ten trong đó có 2 ăng-ten khe và 2 ăng-ten dipol (2 cực).

        Chúng tôi đã tập trung nghiên cứu vào 2 khâu:

        - Sơ đồ cánh sóng hệ thống 4 ăng-ten của ALQ-71.

        - Đo đạc phổ nhiễu, công suất nhiễu, cách điều chế nhiễu cũng như nguyên lý làm việc của ALQ-71.
 
SƠ ĐỒ CÁNH SÓNG NHIỄU CỦA MÁY GÂY NHIỄU ALQ-71

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84137080_592915294771688_1004805077753397248_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_ohc=aCCPGHBmdykAX9melh1&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d788f621a8d3066b6478777decb272de&oe=5EB90AAD)
a. Sơ đồ cánh sóng đo ở mặt phẳng thẳng nón 20 độ ứng với mặt phẳng đế ở tần số f = 2950MHz

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86180501_592915284771689_1072373438829559808_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=Zq4acg-ymo4AX8LT2sR&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=9ff8f491f546442980fa1e190f4d9c86&oe=5EFE6456)
b. Sơ đồ cánh sóng đo ở mặt phẳng thẳng đúng dọc hướng bay, ờ tần số f = 2950MHz

Hình 35 - Sơ đồ cánh sóng nhiễu ăng-ten khe của máy gây nhiễu ALQ- 71 dọc theo hướng bay của máy bay ở góc chúc xuống 20 độ.
       
        Biết sơ đồ cánh sóng của máy gây nhiễu trong đội hình là rất quan trọng, vì nó cho ta hình dung được nhiễu đã phát đi và phân bổ như thể nào, để người chỉ huy bố trí trận địa phòng không sao cho bị nhiễu nhẹ nhất, hy vọng bắt được mục tiêu để chọn phương pháp bắn đón, vượt nửa góc nhằm đạt được hiệu suất chiến đấu cao nhất. Sơ đồ cánh sóng nhiễu cho thấy, nếu tham số đường bay lớn hoặc bắn đuổi máy bay thì nhiễu có nhẹ hơn. Nhiều người cũng đề cập đến khu mù ở dưới bụng máy bay của cánh sóng nhiễu. Tuy nhiên điều đó sẽ là đúng khi máy bay đi đơn lẻ, còn nếu máy bay bay theo đội hình nhiều biên đội thì biên đội đi sau sẽ yểm trợ cho khu mù cánh sóng nhiễu của biên đội đi trước. Từ năm 1967, chúng tôi đã xác định đồ thị cánh sóng nhiễu của loại nhiễu trong đội hình của máy gây nhiễu ALQ-71. Từ đó xác định được khu mù của cánh sóng nhiễu cũng như tỷ lệ phân phối năng lượng nhiễu ở 2 bên sườn và ở phía đuôi.

        Việc xác định được phổ nhiễu của ALQ-71 đã góp phần khẳng định vai trò của ALQ-71 trong việc gây nhiễu rãnh đạn tên lửa SAM-2.

        Kết quả nghiên cứu máy gây nhiễu QRC-160A và máy gây nhiễu ALQ-71 đã giúp chúng ta hiểu về loại nhiễu trong đội hình của các loại máy bay chiến thuật không quân Mỹ và tìm cách hạn chế để bắn rơi nó.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84702789_592915288105022_4537381490773721088_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_ohc=pNYPk2tStZ8AX9YtZSb&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=ae057fa992adca9b1cea29c733b92904&oe=5EC1C452)
Hình 36- Máy gây nhiễu ALQ-71 đeo ở máy bay F-105 và F4 của Không quân Mỹ.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/84589054_592915351438349_7616588002206154752_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=nsw5fi-apbsAX-tBwvW&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=196a9b05cfd031a7f3e08cb3befcb1f7&oe=5ED2FDEB)
Hình 37 - Máy gây nhiễu ALQ-119 đeo ở máy bay F4 vàF-ll 1A của Không quân Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2020, 06:55:42 pm

        MÁY GÂY NHIỄU ALQ-87

        Khi quân đội Mỹ leo thang chiến tranh lần thứ hai ra miền Bắc nước ta, một số máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đã thay ALQ-71 bằng ALQ-87. Tháng 9/1972, Viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu và công bố tài liệu về máy gây nhiễu ALQ-87, trong đó có sơ đồ cánh sóng nhiễu của máy gây nhiễu ALQ-87, góp phần vào việc chống nhiễu đối với một số loại máy bay chiến thuật của không quân Mỹ trong những tháng còn lại của chiến tranh.

        Với công suất phát lớn hơn của ALQ-87, đội hình QRC của tốp máy bay cường kích không quân Mỹ có điều kiện nới rộng hơn, nhằm đối phó lại với việc bám sát dải nhiễu để thực hiện cách đánh 3 điểm của ta.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86191918_592918828104668_2987178668087836672_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_ohc=4raC3j_Yg0QAX-_mjyO&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=4da2b60aaef5c910a949fd43f7d74373&oe=5EC00054)
Hình 38 - Máy gây nhiễu ALQ-87.
       
        MÁY GÂY NHIỄU ALQ-51 CỦA HẢI QUÂN MỸ

        Máy gây nhiễu ALQ-51 là loại máy gây nhiễu trả lời (sau khi thu được tín hiệu rađa của ta thì phát nhiễu trả lời), được đeo trên các loại máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ (A4D, A4E, A6A, A7A, F8U, RA5C v.v...). Chúng ta còn phát hiện ALQ-51 được lắp trên máy bay KNL tầng cao 147F (Q2C) bị tên lửa Phòng không ta bắn rơi tháng 9/1966.

        Qua phân tích nghiên cứu, chúng tôi phát hiện một số tính năng của máy gây nhiễu ALQ-51 như sau:

        ALQ-51 có tác dụng gây nhiễu tự vệ, chuyên dùng để đánh lừa các loại rađa điều khiển hỏa lực phòng không làm việc ở dải sóng 10cm, ở chế độ phát sóng xung, phát sóng liên tục và nửa liên tục.

        Đối với đài rađa phát sóng liên tục hoặc nửa liên tục thì làm cho đài rađa không thể bám sát tự động theo tốc độ.

        Đối với đài rađa phát sóng xung thì làm cho đài rađa không thể tự động bám sát về cự ly và tọa độ góc. Việc làm mất bám sát tự động về tọa độ góc có thể tác động vào cả loại rađa có ăng-ten quét hở cũng như quét kín. ALQ-51 cũng có thể tạo ra mục tiêu giả.

        Phạm vi tần số làm việc: 2000 - 4000Mhz.

        Công suất phát: Phát liên tục: 50W và phát xung: l-2Kw.

        Cánh sóng nhiễu: Các máy bay A4, A6, A7 có ăng-ten được lắp ở đầu máy bay nên góc gây nhiễu về mặt phẳng nằm ngang là 110-150 độ và về mặt phẳng thẳng đứng là 120 độ.

        Cự ly gây nhiễu: khi bay ở độ cao 3km cự ly gây nhiễu đối với rađa tên lửa SAM-2 là 54km và đối với rađa pháo COH-9A là 45km. Khi bay ở độ cao 15km cự ly tác dụng tối đa là 96km.

        Gây sai lệch về cự ly là 700m và về tọa độ góc là 3-4 độ.

        Máy gây nhiễu ALQ-51 sử dụng cho máy bay KNL tầng cao chỉ khác các ALQ-51 sử dụng cho các loại máy bay chiến thuật ở chỗ được lắp thêm một hệ thống khống chế mở máy làm việc với tần số 700-850MHZ là tần số của tín hiệu RPK, tín hiệu điều khiển đạn tên lửa của SAM-2 khiến ALQ-51 chỉ mở máy gây nhiễu khi bị tên lửa SAM-2 bắn.

        Nguồn điện 28V một chiều và 115V-400HZ xoay chiều.

        Hải quân Mỹ kiên trì sử dụng máy gây nhiễu ALQ-51 suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.

        Trên đây là những nội dung có liên quan để phục vụ việc chống nhiễu xung trả lời của hải quân Mỹ khiến ta bắn không trúng được mục tiêu, nhất là khi máy bay của hải quân bay thấp, lợi dụng các tín hiệu phản xạ của núi non để lẩn vào đó làm cho việc phân biệt mục tiêu thật với nhiễu xung và tín hiệu phản xạ địa vật càng khó khăn hơn. Thời gian đầu, việc đánh các loại máy bay mang nhiễu xung trả lời rất khó, đạn luôn bị lệch rất xa.

        Khi trắc thủ rađa COH-9A và rađa SAM-2 kiên trì luyện tập bám sát mục tiêu bằng tay trong trường hợp có nhiễu xung trả lời thì việc bắn rơi máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ được nâng lên rõ rệt. Còn trong trường hợp có nhiễu mục tiêu giả, có cả một dãy xung không rõ xung nào là tín hiệu mục tiêu, xung nào tín hiệu giả thì ta có thể bắn bằng phương pháp 3 điểm trên cơ sở bám sát vào dãy xung nhiễu. Do đó cũng đã có một đề tài cải tiến thay đổi tần số xung phát cho rađa COH-9A để làm lộ mặt nhiễu giả của ALQ-51.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2020, 05:03:04 am

Chương VIII

KẺ ĐI LỪA CŨNG BỊ LỪA!

        Thủ đoạn gây nhiễu xung trả lời là biện pháp đánh lừa siêu hạng. Với thủ đoạn này, máy bay của hải quân Mỹ cũng nhiều phen thoát nạn. Tôi xin kể câu chuyện về kẻ đi lừa cũng bị lừa như thế nào:

        RACÓT ĐÂU CÓ PHẢI LÀ RAKÉT!

        Ngày 13/2/1965, Tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh đánh miền Bắc ra ngoài vĩ tuyến 20. Việc chống trả của lực lượng phòng không Việt Nam trở nên quyết liệt hơn.

        Ngày 27/3/1965, tên lửa PK-SAM-2 có mặt ở Việt Nam. Sau thời gian chuyển binh chủng, trung đoàn tên lửa đầu tiên 236 của Việt Nam ra quân, quyết đánh thắng trận đầu. Trung đoàn giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64 làm hai mũi xung kích. Bộ Tư lệnh Quân chủng cũng trực tiếp theo dõi chỉ đạo trận ra quân này. Đội hình chiến đấu có ba cụm: Cụm A có tiểu đoàn 63 bố trí ở chùa Ghề, Yên Kỳ, Trung Hà, với 5 đại đội pháo 57mm, 2 đại đội pháo phòng không tự hành bảo vệ. Cụm B có tiểu đoàn 64 bố trí ở khu rừng Vô Khuy, với ba đại đội pháo 57mm, một đại đội pháo 37mm, hai đại đội pháo phòng không tự hành bảo vệ. Cụm c là sở chỉ huy tiền phương Quân chủng và sở chỉ huy trung đoàn 236, với năm đại đội pháo 100mm, mười khẩu 14,5mm 4 nòng, một trung đội súng máy 14,5mm bố trí ở điểm cao 600 núi Ba Vì để đón lõng đánh máy bay địch bay thấp.

        Việc chuẩn bị cho tên lửa ra quân được thực hiện rất tỉ mỉ, chu đáo trong khi nhà cầm quyền Mỹ vẫn cho là sớm nhất thì giữa năm 1966 ta mới có thể huấn luyện xong bộ đội tên lửa Phòng không. Chúng ta triển khai xong đã 3 ngày mà quân địch chưa đến. Ngày 24/7/1965 lúc 15 giờ 30 toàn cụm được lệnh vào cấp 1, nhiều tốp máy bay địch bay đến khu vực Mộc Châu, Son La thì tách tốp. Có 2 RF-101 trinh sát phía tây thành phố Việt Trì, Phú Thọ, một tốp bốn F4 bay theo trục sông Đà, theo đỉnh núi Lưỡi Hái lên hướng bắc làm nhiệm vụ chặn kích, đối phó với máy bay Mig từ các sân bay Nội Bài và Hòa Lạc. Một tốp bốn F4 khác bay vào khu vực ta đang phục kích ở độ cao 7 km. Tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64 đều bắt được tốp máy bay này. Cả hai tiểu đoàn đều bắn, đạn của tiểu đoàn 63 gặp mục tiêu ở cự ly 25 km, đạn của tiểu đoàn 64 gặp mục tiêu ở cự ly 23 km. Một chiếc F4C bị tiêu diệt. Đây là chiếc máy bay thứ 400 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Sau chiến thắng cả hai tiểu đoàn đều di chuyển bảo đảm an toàn. Ngày 25/7/1965, các trận địa cũ của tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64 được thay bằng những quả tên lửa giả làm bằng tre nứa và cót, được gọi là "Racót" gần đồng âm với “Rakét” (rocket/ hỏa tiễn). Đội hình các cụm pháo cao xạ vẫn giữ tại chỗ để nhử địch trở lại, hốt thêm một mẻ nữa.

        Bị tên lửa Phòng không Việt Nam ra quân đánh thắng trận đầu, tổng thống Mỹ rất bực bội, và ngày 27/7/1965 đã ra lệnh hủy diệt hai trận địa tên lửa SAM-2 đó. Từ 6 giờ 45 sáng, hai RF-101 vào trinh sát từ hướng tây nam. Lúc 13 giờ 40 phút, có 50 máy bay cất cánh từ Thái Lan, trong đó có 36 F-105, máy bay tiêm kích F4, máy bay tiếp dầu, hai trực thăng HH-53 và hai AD6 hộ tống cho máy bay trực thăng. Rada COH-9A của các đại đội pháo cao xạ đã bắt được mục tiêu ở cự ly 30- 40km nhưng chúng hạ độ cao, lẻn vào địa vật ở dãy núi Ba Vì, Lưỡi Hái nên rađa bị mất mục tiêu. Đúng 14 giờ 10, pháo cao xạ đánh tốp F-105 từ bắc đỉnh núi Lưỡi Hái lao xuống trận địa tên lửa giả ở Chùa Ghề. Biên đội đi đầu bị đánh bất ngờ, quẳng bom bừa bãi rồi bay ra. Biên đội sau cứ hai chiếc một vào ném bom. Phút thứ 8, một F-105 bị bốc cháy. Một tốp F-105 khác từ khe núi phía tây núi Tản Viên bổ nhào vào trận địa giả Vô Khuy. Phút thứ 12, một F-105 rơi xuống rừng Thanh Sơn, Phú Thọ, phi công nhảy dù, được trực thăng của chúng cứu thoát. Phút thứ 15, hai trực thăng có hai AD6 yểm trợ lao vào cứu phi công, bị pháo 100mm bắn, một AD6 rơi ở chân núi Lưỡi Hái, các trực thăng tháo chạy. Đến phút 40, cụm A bắn rơi một F-105, cụm B cũng bắn rơi một F-105. Kết thúc trận đánh, ta đã bắn rơi năm máy bay tại chỗ.

        Trận ra quân của tên lửa Phòng không và trận nhử địch, đánh lừa địch bằng “Racót" đã thắng lợi giòn giã. Kẻ đi lừa đã bị lừa và thất bại nhục nhã. Sáng sớm ngày 28/7/1965, đài tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin: "Các phi công tham dự cuộc tấn công đã tường trình rằng, một trong 2 cơ sở phi đạn đất đối không của Bắc Việt bị hoàn toàn tiêu hủy và cơ sở thứ hai cũng bị thiệt hại nặng”. Mãi một tuần sau, Lầu Năm góc mới đánh giá lại: “Kết quả oanh tạc tuần trước vào hai căn cứ phi đạn ở tây bắc Hà Nội hiện đang bị những điều bí ẩn bao trùm!”.

        Bị đòn đau nhưng Mỹ vẫn chưa thấm, ngày 11/8/1965, tại trận địa Xích Thổ, tiểu đoàn 61 bắn rơi một F-4E và bắn bị thương một chiếc khác nhưng ngày 13/8/1965, Mỹ vẫn đánh nhầm vào trận địa giả ở Xích Thổ bằng nhiều tốp F4 và F8 bay thấp. Hai mươi ba đại đội pháo cao xạ cùng bộ đội địa phương huyện Gia Viễn, Ninh Bình nổ súng đánh địch quyết liệt, bắn rơi sáu máy bay Mỹ. Hôm sau, Đài tiếng nói Hoa Kỳ thú nhận: “Là một ngày thiệt hại nặng nề của không lực hạm đội”. Như vậy, trận hôm trước không quân Mỹ nhận đòn, để “công bằng” giữa không quân và hải quân, trận này ta cho hải quân Mỹ được thấm đòn nên tham mưu trưởng không quân Mỹ phải ra lệnh đình chỉ tức khắc việc “đánh trả đũa quá đắt đỏ”!


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2020, 05:03:36 am

        “CON MA”, "THẦN SẤM “ CŨNG SỢ MA!

        (“Con ma”, “Thần sấm” là tên mà Mỹ đặt cho máy bay F-4 và máy bay F105)

        Về tên lửa SAM-2, Mỹ đã rõ như trên lòng bàn tay vì chính Mỹ đã sở hữu loại tên lửa này, khi Israel thu được nó từ các cuộc chiến tranh ở Trung Đông. Hầu hết các tần số làm việc của bộ khí tài đều đã bị Mỹ gây nhiễu, ngoại trừ tần số làm việc ở sóng decimet để điều khiển tên lửa, có tên là rãnh sóng RPK. Ăng-ten máy thu rãnh sóng này lại được đặt ở đuôi tên lửa, hướng về phía đài điều khiển nên máy bay Mỹ từ xa bay vào rất khó gây nhiễu. Mặt khác, cự ly giữa đạn và đài điều khiển tên lửa lại gần hơn nhiều so với cự ly giữa máy bay và đạn. Do vậy, nếu muốn gây nhiễu máy thu tín hiệu RPK đặt ở đạn tên lửa thì máy bay Mỹ phải có một máy phát nhiễu hàng nghìn kilowatt, điều đó là không tưởng đối với bất kỳ loại máy bay nào. Vì vậy dải sóng decimet của rãnh RPK là bất khả xâm phạm suốt quá trình chiến tranh.

        Tuy vậy, trên các loại máy bay Mỹ đều có máy thu báo động làm việc ở dải tần số của rãnh RPK để phi công Mỹ biết được thời điểm mà tên lửa Phòng không của Việt Nam bắt đầu rời bệ phóng mà cơ động lẩn tránh đạn tên lửa. Vì lúc đó rãnh RPK được mở để phát tín hiệu điều khiển đạn.

        Lợi dụng điều này, chúng ta đã cải tiến lắp thêm mạch phát sóng RPK giả, nghĩa là máy bay Mỹ sẽ thu được tín hiệu RPK mà chẳng có quả tên lửa nào được phóng đi. Những trường hợp như vậy, phi công trên máy bay Mỹ nào có hay, chúng hoảng hốt cơ động lia lịa, đội hình QRC bị xé lẻ, khiến tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và cường độ nhiễu giảm, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch; có khi chúng còn va vào nhau. “Con ma”, “Thần sấm" cũng sợ ma, kẻ đi lừa cũng bị lừa. Trong chiến tranh Việt Nam, đây là việc duy nhất chúng ta đánh lại địch về lĩnh vực tác chiến điện tử, thực hiện gây nhiễu đánh lừa địch.

        Khi máy bay phải cơ động để tránh đạn tên lửa, đội hình dãn rộng ra, khiến nhiễu nhẹ đi và các dải nhiễu bị tách ra, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch. Tuy nhiên sau một vài lần bị lừa, kẻ địch cũng đã hiểu ra nhưng việc đánh lừa này vẫn còn nguyên tác dụng, do thật-thật, giả-giả mới là điều quan trọng. Tôi nhớ câu chuyện ngụ ngôn mà tôi được học từ thời niên thiếu: "Có một cậu bé tinh nghịch, nhà cậu ta không bị cháy nhưng cậu ta đã chạy quanh làng mà hô hoán cháy nhà, cháy nhà. Cả làng, người mang xô nước, kẻ mang thang, câu liêm đến để chữa cháy, nhưng đến nơi thì chẳng có đám cháy nào! Lần sau, nhà của cậu bé bị cháy thật, cậu ta hoảng hồn chạy khắp làng hô hoán cháy nhà mà chẳng có ai đến cứu lửa cháy cả, và nhà của cậu ta đã bị cháy trụi hoàn toàn”.

        Ngẫm trở lại câu chuyện “con ma, thần sấm cũng sợ ma”. Giả giả, thật thật, giả nghĩ là thật, thật cho là giả, điều đó tạo cho ta thời cơ để đánh hạ những con “ngáo ộp” sợ ma.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2020, 05:04:51 am

Chương IX

RAĐA C0H-9A LÁCH QUA CỬA HẸP!

        RAĐA C0H-9A KHẮC PHỤC PHẢN XẠ ĐỊA VẬT BẮT MÁY BAY BAY THẤP VÀ CHỐNG NHIỄU XUNG TRẢ LỜI

        Rađa pháo COH-9A được chế tạo ở Liên Xô, sử dụng trong địa hình đồng bằng và trong thời kỳ tác chiến điện tử chưa phát triển như trong chiến tranh Việt Nam, nên có một số nhược điểm trong việc bám sát mục tiêu bay thấp, bay lẩn vào các phản xạ địa vật, được coi như là một loại nhiễu tiêu cực. Mạch cự ly có hai chế độ bám sát (bám sát tự động và bám sát bằng tay), nhưng mạch góc tà và góc phương vị chỉ có một chế độ bám sát tự động mà thôi. Quay bằng tay về góc tà và góc phương vị, chỉ sử dụng để sục sạo và theo dõi mục tiêu nên không thể có phần tử chính xác về góc tà và góc phương vị của mục tiêu được. Tôi đã trực tiếp chứng kiến sự việc này trong rađa COH-9A, khi máy bay địch bay vào những vùng có nhiều rừng núi như các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang... Ngay ở thành phố Hà Nội khi máy bay địch bay thấp, xâm nhập từ hướng tây hoặc tây bắc cũng như hướng bắc và đông bắc, nếu rađa bám sát mục tiêu tự động thi ăng-ten rađa sẽ gục xuống bám sát các tín hiệu phản xạ địa vật và bị mất mục tiêu, nên không thể phục vụ đại đội bắn được. Chúng tôi nghĩ, với địa hình Việt Nam, có nhiều đồi núi, địch lại hay lợi dụng bay thấp, muốn bắn rơi được địch, nhất thiết rađa pháo phải có mạch bám sát mục tiêu bằng tay, thông qua xử lý linh hoạt của con người, sẻ khắc phục được sự cứng nhắc của máy móc.

        Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi nhớ đến nguyên lý bám sát mục tiêu của loại rađa RZ-2, là loại rađa pháo Phòng không 88 mm do Đức chế tạo. Việc đưa máy bay vào trục cánh sóng được thực hiện bằng cách so sánh biên độ hai tín hiệu trên mặt phẳng ngang để xác định góc phương vị và so sánh biên độ 2 tín hiệu trên mặt phẳng thẳng đứng để xác định góc tà. Để góc tà, góc phương vị đo được chính xác như khi bám sát tự động còn có thể sử dụng một đồng hồ chỉ “0" so sánh 2 điện áp hình bao của dãy xung phát của rađa, có tần số cùng tốc độ quay của đầu ăng-ten rađa COH-9A. Trong trường hợp bám sát tự động, hai điện áp này được so sánh để tạo ra tín hiệu điều khiển ăng-ten bám sát theo mục tiêu. Như vậy bám sát bằng tay cũng đảm bảo độ chính xác như bám sát tự động. Tháng 12 năm 1966, được Bộ Tư lệnh Quân chủng cho phép, tôi và anh Hoàng Văn Khoa tiến hành trên rađa COH-9A của đại đội 1, trung đoàn 220.

        Kế hoạch cải tiến bám sát bằng tay cho rađa COH-9A được triển khai qua hai bước: Bước 1, sử dụng các vật liệu của rađa RZ-2, bước 2 sử dụng các vật liệu của Liên Xô hoặc sẵn có trong nước để thuận lọi, khi phải triển khai rộng.

        Hệ thống bám sát bằng tay là một hệ thống riêng biệt lắp thêm vào rađa COH-9A, sử dụng như mạch bám sát mục tiêu thứ 2. Hệ thống gồm 5 khối: một khối hiện sóng, một khối khuếch đại, một khối đồng hồ chỉ “0”, một khối tiếp xúc quay, một khối nguồn điện. Tín hiệu mục tiêu được đưa vào hai đèn hiện sóng mới, một màn góc tà, một màn góc phương vị. Trên mỗi màn hiện sóng tín hiệu mục tiêu được nổi thành hai sóng. Nếu hai sóng có biên độ bằng nhau trên cả hai đèn thì mục tiêu đã được đưa vào trục cánh sóng rađa. Như vậy, công việc của trắc thủ chỉ là phải quay ăng-ten sao cho các sóng có biên độ bằng nhau. Để bảo đảm độ chính xác cao hơn, độ cao của hai sóng tuyệt đối bằng nhau, sẽ có một khối đồng hồ chỉ “0”. Nếu thấy hai sóng đã bằng nhau mà đồng hồ chỉ “0” còn chưa chỉ “0” thì tiếp tục quay ăng- ten chút ít cho các đồng hồ về con số “0”. Khi đó việc bám sát mục tiêu về tọa độ góc đã hoàn toàn chính xác.

        Khi thực hiện kế hoạch, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn vì phải làm trong điều kiện rất thiếu vật tư, vật liệu và về mặt phối hợp trở kháng giữa đầu ra các bộ phận của rađa với đầu vào của các khối cải tiến được lắp thêm vào cho rađa. Cũng phải thông qua một quá trình hiệu chỉnh, thay đổi nhiều lần mới bảo đảm phối hợp trở kháng. Theo đề nghị của anh Phan Toản, trợ lý rađa Bộ Tham mưu Quân chủng, chúng tôi còn tách riêng biệt hai mặt phẳng góc tà và góc phương vị nên ngoài việc bám sát cả hai góc bằng tay, mạch điện còn có khả năng bảo đảm một góc bám sát bằng tay còn góc kia vẫn có thể bám sát tự động.

        Mạch điện cải tiến còn có tác dụng chống nhiễu xung trả lời của máy bay hải quân Mỹ, một loại nhiễu gây sai lệch về phần tử mục tiêu, đặc biệt khi nó làm mất khả năng bám sát tự động của rađa.

        Trong vận dụng chiến đấu, đại đội 1, trung đoàn 220 bố trí ở trận địa Hòa Mục đã dùng phương pháp bám sát bằng tay trong điều kiện gặp nhiễu địa vật và nhiễu xung trả lời có kết quả. Đại đội đã được công nhận bắn rơi một máy bay Mỹ đột nhập bay thấp từ hướng tây, lẩn vào các dãy núi ở phía Hòa Bình bay vào Hà Nội.

        Trong hội nghị khoa học, xác minh sáng kiến tháng 6/1968, có sự tham gia của nhiều đơn vị Khoa học Kỹ thuật như cục Nghiên cứu Kỹ thuật, trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, trường Phòng không, trường Kỹ thuật của Quân chùng, một số cán bộ kỹ thuật của sư đoàn Phòng không, của cơ quan Quần chúng... đều thống nhất nhận định sáng kiến cải tiến kỹ thuật hệ thống bám sát bằng tay cho rađa COH- 9A mang tính khoa học, có tác dụng phục vụ thiết thực cho chiến đấu, giải quyết khó khăn cho đơn vị hiện-nay, phù hợp với địa hình, địch tình và quan điểm đề cao vai trò con người trong sử dụng vũ khí trang bị. Nó còn là một ý tưởng khoa học cho việc thiết kế chế tạo những rađa pháo sau này.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2020, 05:05:51 am

        RAĐA COH-9A CHUI VÀO XE XÍCH!

        Tháng 10/1971, nhà máy V-119, Tổng cục Hậu cần, do anh Trần Trọng Toản làm giám đốc, đã thực hiện việc cải tiến, tháo toàn bộ một rađa COH-9A và lắp vào một xe xích để đưa vào chiến trường miền Nam, trang bị cho đại đội pháo Phòng không 57mm. Làm được như vậy chứng tỏ nhà máy đã hiểu rất tường tận cấu trúc chế tạo của rađa COH-9A. Tôi vốn là phó phòng Khoa học Quân sự, vừa đi tập trung nghiên cứu chuyên đề trên đại học ở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự về lại cơ quan thì được biết Tổng cục Hậu cần yêu cầu Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân cho thử nghiệm và đánh giá kết quả. Tôi được Quân chủng giao nhiệm vụ này. Chúng tôi đã lập dự án xin một đường bay Mig-21 và hành quân bố trí rađa này trên đường 1B phía bắc, khu vực Bắc Sơn. Để tiện thông báo và liên lạc giữa Hà Nội và trận địa, chúng tôi tạm lập một bản mật mã đơn giản bằng số để liên lạc giữa Hà Nội và nơi thử nghiệm. Đợt công tác này, anh Hoàng Văn Khoa cùng đi công tác với tôi. Theo sự thống nhất trước, đúng 8 giờ ngày 13/10/1971, máy bay sẽ cất cánh. Chúng tôi đang chuẩn bị mở máy rađa thì anh Khoa hớt hải chạy đến, dáng điệu rất quan trọng: “có điện khẩn, có điện khẩn" làm tôi vô cùng lo lắng. Bao nhiêu công việc chuẩn bị công phu, nếu lại hoãn bay thì không biết chờ đến bao giờ? Riêng tôi, đang có một việc riêng (nói nhỏ thôi nhé, khi tôi bắt đầu hành quân, vợ tôi đang đau bụng đẻ, tâm trạng tôi lúc này đang nóng như lửa đốt), cũng muốn công việc được kết thúc nhanh chóng. Anh Khoa đưa tờ điện, nhưng lại rụt lại, làm tôi càng sốt ruột. Cuối cùng anh ấy cũng đưa tờ điện cho tôi. Tôi thở phào sung sướng, khi tờ điện viết như sau (tôi xin ghi lại nguyên văn):

        "Báo cáo đồng chí Phan Thu,
        20 giờ 40 ngày 11/10, đồng chí Hợp sinh hoàng tử nặng 2Kg600, mẹ tròn con vuông.
        7 giờ 05 ngày 13/10/1971
        Ký tên: Vũ Lai Trường"

        Người dịch mã: Thượng úy Hoàng Văn Khoa.
        Người hiệu đính: Nhung.


        Anh Vũ Lai Trường là trưởng phòng Khoa học Quân sự, Bộ Tham mưu Quân chủng.

        Thật là một niềm vui bất ngờ, vợ chồng tôi đã có một con gái, lần này vợ tôi sinh con trai, đúng là thỏa nỗi ước mong! Từ đó đến nay, đã tròn 42 năm, cậu bé năm nào, nay đã trở thành một nhà khoa học chuyên sâu về nghiên cứu cấu trúc gen tế bào, hiện đã là phó giáo sư và làm trưởng khoa vật lý của trường Đại học Công nghệ Nanyang, đại học lớn thứ hai ở Singapore. Tờ điện này, qua thời gian đả bạc màu nhưng bút tích của anh Trường, anh Khoa hãy còn đó, tôi vẫn lưu giữ để làm kỷ niệm.

        Ngay sau đó, chúng tôi nhận được thông tin máy bay bắt đầu cất cánh. Tôỉ cho mở máy rađa và rađa đã bắt ngay được mục tiêu từ cự ly rất xa, bám sát mục tiêu ổn định. Trước đó, rađa hành quân trên xe xích, cũng được thử thách trên một chặng đường dài gồ ghề, bảo đảm vững vàng và an toàn.

        Chuyến đi thử nghiệm thành công mỹ mãn. Tôi cho rút khỏi trận địa vào một ngày đẹp trời trong một niềm vui “kép”.

        Tôi tin tưởng và hy vọng chiếc rađa trên xe xích này sẽ tham gia bắn rơi nhiều máy bay của Mỹ, Ngụy trong chiến trường nóng bỏng góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2020, 05:07:13 am

Chương X

TRẬN ĐẤU GIỮA HAI “VÕ SĨ HẠNG NẶNG”!

        Ngày 29/6/1966, Tổng thống Mỹ Johnson leo lên nấc thang cao nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, mở đợt ném bom "Sấm rền 50" vào Hà Nội, Hải Phòng. Cùng ngày đó, không quân Mỹ đưa 36 lần chiếc máy bay (trong đó có 24 F-105D) vào đánh kho xăng Đức Giang, Hà Nội và hải quân Mỹ đưa 22 lần chiếc (A4E và F4) vào đánh kho xăng Thượng Lý, Hải Phòng. Lực lượng Phòng không của ta không bắn rơi chiếc máy bay nào, có hiện tượng đạn bị mất điều khiển.

        Từ giữa năm 1966 đã có những biểu hiện địch đưa ra thử nghiệm một loại máy gây nhiễu mới, khiến đạn tên lửa của ta bị rơi xuống đất hoặc vượt mục tiêu lên trời cao, nổ khói trắng.

        Ngày 20/6/1966 và ba ngày 3,7 và 8 tháng 7/1966, cả bốn tiểu đoàn của trung đoàn tên lửa 274 đều bắn nhưng không có máy bay rơi.

        Tháng 10/1966, tiểu đoàn 67 đánh 7 trận, không thắng trận nào.

        Sang năm 1967, do địch sử dụng phổ biến hơn loại máy gây nhiễu mới này nên đạn tên lửa của ta bị mất điều khiển càng nghiêm trọng hơn.

        Tháng 8/1967, địch lại tổ chức đánh lớn vào Hà Nội, đã có 57 lần tiểu đoàn tên lửa bắn thì 66,3% đạn tự huỷ và 6,3% đạn rơi đất. Đạn rơi đất, đã có đạn rơi vào nhà dân gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Biết được tình hình này, Bác Hồ rất đau lòng và Bác đã yêu cầu Quân chủng lên báo cáo với Bác. Phó chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu là người thay mặt Bộ Tư lệnh Quân chủng lên gặp Bác. Với một cảm xúc sâu lắng, thấy rõ trách nhiệm của Quân chủng, anh Nguyễn Xuân Mậu tường thuật lại trong hồi ký Bảo vệ bầu trời lời Bác nói: “Điều cần nhất là các chú phải thấy hết trách nhiệm của bản thân mình đối với tính mạng và tài sản của nhân dân và cũng phải giáo dục cho cấp dưới thấy rõ trách nhiệm đó.”. Bác còn căn dặn: “Từ nay về sau, nếu xảy ra những chuyện như thế, các chú phải đích thân giải quyết. Phải bồi thường cho dân thật thỏa đáng. Nhưng không phải chỉ là vấn đề tiền của đâu, mà phải chú ý đi lại thăm nom cho có tình có nghĩa. Phải xin lỗi dân, phải nhận thiếu sót trước dân. Đừng có lấy nê là mình đánh giặc thì muốn thế nào cũng được. ”. Hôm nay, khi ngồi ghi lại những lời này của Bác, tôi càng thấm thìa tấm lòng thương dân bao la và sự kính trọng của Bác đối với dân. Trong khi đó, hiện nay còn không ít cán bộ nhà nước lại rất vô cảm trước những nỗi khổ của dân!

        Từ 14/12/1967 đến 19/12/1967, không quân Mỹ tổ chức đợt đánh phá lần thứ 7 vào Hà Nội, đánh cầu Long Biên, cầu Đuống, hiệu suất chiến đấu của ta giảm một cách tệ hại do đạn không có điều khiển. Trong các trường hợp như vậy, có thể do nhiều nguyên nhân nhưng khi đạn mất điều khiển mang tính phổ biến thì phải do một nguyên nhân cũng mang tính hệ thống. Lãnh đạo, chỉ huy Quân chủng rất lo lắng. Ngày 16/12/1967, binh chủng tên lửa tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về đạn bị mất điều khiển. Nhiều nguyên nhân được nói tới, như do địch gây nhiễu rãnh đạn, do trình độ thao tác của trắc thủ, do nhầm lẫn phách và mã số của đạn, do chất lượng của khí tài, v.v... Để khẳng định đạn mất điều khiển có phải là do nhiễu rãnh đạn hay không, ngày 19/12/1967, đích thân chính ủy Quân chủng Đặng Tính và phó tư lệnh binh chủng tên lửa Hoàng Văn Khánh đã cùng tham gia chiến đấu với tiểu đoàn 62 trung đoàn 236. Đồng chí Trương Công Cẩn cũng xuống tiểu đoàn 61. Ở tiểu đoàn 61 cũng có hiện tượng rãnh đạn bị nhiễu. Còn ở tiểu đoàn 62, rađa bắt được máy bay địch nhưng khi kiểm tra phóng đạn thì đạn không bắt, tiểu đoàn trưởng Hoàng Bát báo cáo, nhiễu đạn rất nặng nếu phóng thì đạn sẽ không có điều khiển. Phó tư lệnh binh chủng có mặt trên xe điều khiển vẫn ra lệnh "phóng". Viên đạn rời bệ nhưng không bắt được vào cửa sóng chờ, nên đạn không được điều khiển. Các cấp lãnh đạo, chỉ huy đều thấy tận mắt, đạn mất điều khiển là do bị nhiễu rãnh đạn thật, chứ không phải là nhiễu tư tưởng.

        Bên cạnh những biểu hiện về nhiễu rãnh đạn trên đài điều khiển tên lửa, đội Nhiễu của Quân chủng cũng đã đo được tần số nhiễu rãnh đạn tên lửa và, sau khi phòng Khoa học Quân sự phục hồi làm việc cho một máy gây nhiễu ALQ-71, đã phân tích được tham số kỹ thuật của máy gây nhiễu này. Kết quả cho thấy phổ nhiễu của máy gây nhiễu ALQ-71 đã được mở rộng trùm sang rãnh đạn, khác với phổ nhiễu của máy gây nhiễu QRC-160A mà máy bay của không quân Mỹ đã sử dụng trước đó. Kết luận này đã được báo cáo lên Bộ Tư lệnh Quân chủng và thông báo cho chuyên gia Liên Xô, làm cơ sở để chống nhiễu rãnh đạn. Việc chống nhiễu rãnh đạn đã được giải quyết bằng hai biện pháp: dịch tần số rãnh đạn đi một đoạn và tăng công suất máy phát tín hiệu trả lời của đạn về đài điều khiển. Việc dịch tần số rãnh đạn chỉ có tác dụng làm giảm nhiễu chút ít nhưng việc tăng công suất máy phát tín hiệu trả lời của đạn, thay đèn phát cũ bàng những loại đèn phát sóng mới mới chính là biện pháp mang tính quyết định. Công suất đèn phát sóng tín hiệu trả lời của đạn đã được tăng lên rất nhiều lần khiến máy gây nhiễu của Mỹ không thể bám theo được, vì máy gây nhiễu của Mỹ lúc bấy giờ phải tập trung gây nhiễu rãnh mục tiêu. Ở đó còn nhiều loại rađa hỏa lực và rađa dẫn đường khác cũng cùng làm việc ở dải tần số với rãnh mục tiêu của rađa tên lửa, nếu tập trung sang gây nhiễu rãnh đạn thì rãnh mục tiêu bị hở, mà với công suất máy phát tín hiệu trả lời của đạn lớn như vậy thì nếu có tập trung gây nhiễu rãnh đạn cũng không chế áp nổi tín hiệu trả lời của đạn. Sau khi đạn được cải tiến, ngày 11/2/1968, tiểu đoàn 61 đã bắn rơi máy bay của không quân Mỹ có mang máy gây nhiễu ALQ-71.

        Từ đó về sau, hiện tượng nhiễu rãnh đạn đã được khắc phục, đạn không bị mất điều khiển nữa.

        Điều này rất thú vị, vì Mỹ đã hoàn toàn bất lực trong việc tiếp tục gây nhiễu rãnh đạn tên lửa. Chúng ta càng thấy giá trị của đề tài cải tiến này, vì nếu việc chống nhiễu rãnh đạn không thành công thì chúng ta không biết tình hình chiến đấu sau đó sẽ ra sao đây, đặc biệt khi Mỹ đưa máy bay B-52 ra ném bom Hà Nội!

        Đây là cuộc đối đầu về khoa học công nghệ giữa Mỹ và Liên Xô, coi như một trận đấu giữa hai “võ sĩ hạng nặng" mà phần thắng đã thuộc về “võ sĩ” mang đai đỏ (Liên Xô).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2020, 12:08:14 pm
 
Chương XI

CÓ THẬT SỰ SHRIKE THÀNH “VĂNG SAI”?

        Anh hùng Nguyễn Viết Xuân đã nói một câu bất hủ: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Vận dụng tư tưởng này vào việc đánh các máy bay Mỹ đi phóng tên lửa Shrike quả là rất cần thiết và thích hợp. Tên lửa Shrike, có ký hiệu là AGM-45A (Air Ground Missile), là loại tên lửa không đối đất của Mỹ, tự dẫn theo cánh sóng rađa. Mỹ còn gọi tên lửa này là loại tên lửa chống rađa (ARM-Anti Radar Missile). Muốn đánh địch, rađa phải phát sóng mà phát sóng thì Shrike có cơ sở để phóng vào.

        Đối phó với Shrike là một sự đối đầu khó khăn phức tạp. Shrike là một loại vũ khí đã gây tâm lý mạnh đến kíp trắc thủ rađa của ta. Đối phó với Shrike phải rất dũng cảm vì kíp trắc thủ đứng trước một quả tên lửa đang lừng lững lao về phía mình theo trục cánh sóng của chính rađa mà mình đang thao tác.

        Ta có thể hình dung như hai người đấu súng, nhưng ở đây không phái là rút thăm xem ai bắn trước ai bắn sau mà là ai đã khôn ngoan hơn, tranh thủ được điều kiện bắn trước, ai chịu đựng sự gan lỳ hơn ai. Hai quả tên lửa hướng vào nhau, cự ly cách nhau cứ nhỏ dần. Chúng ta phải làm sao, để vừa tiêu diệt địch vừa bảo vệ mình. Hai mặt đó, có quan hệ mật thiết với nhau, tiêu diệt địch để bảo vệ mình và bảo vệ mình để tiêu diệt địch. Trong thực tiễn chiến đấu, có khi chỉ thực hiện được một yêu cầu, người chiến sĩ quân đội nhân dân phải hạ quyết tâm một cách chính xác. Trắc thủ rađa, nếu sợ địch mà không phát sóng thì coi như thủ tiêu chiến đấu, nhưng nếu phát sóng ẩu để địch diệt ta, thì sự hy sinh đó có đáng không? Chúng ta dám đánh là đúng rồi nhưng còn phải biết đánh thắng mọi kẻ thù mới là điều quan trọng.

        Bộ đội Phòng không - Không quân đứng trước trách nhiệm phải tìm được cách đánh, đối với các máy bay sử dụng Shrike và đã cố gắng để thực hiện được yêu cầu đó ớ mức cao nhất.

        Tuy vậy, không phải lúc nào cũng được toại nguyện như ta mong muốn. Không ít rađa của ta đã bị đánh hỏng, không ít đồng đội của chúng ta đã phải hy sinh. Thủ đoạn sử dụng tên lửa Shrike của Mỹ song hành với thủ đoạn gây nhiễu, đã tạo thêm nhiều khó khăn cho ta.

        Đài rađa đầu tiên bị địch đánh bằng tên lửa Shrike là đài rađa COH-9A của đại đội 1, trung đoàn 230 vào ngày 30/4/1965, khi đang bố trí bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngay ngày hôm sau, tôi được đi cùng đoàn cán bộ của Quân chủng do chính ủy Quân chủng Đặng Tính dẫn đầu. Thành phần trong đoàn có thêm Tham mưu phó và phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng.

        Khi đến trận địa, đài rađa bị đánh hỏng đã được kéo đi rồi, nhưng dưới nền đất còn nồng nặc mùi máu, rất nhiều viên bi vuông, các chi tiết điện tử vương vãi còn dính máu ba trắc thủ trong đài rađa đã hy sinh, còn trắc thủ số 3, cũng ngồi trong máy, người giữ liên lạc với đại đội trưởng trong chiến đấu thì bị thương ở chân. Đồng chí đó tên là Đào Đức Viết, đồng hương với tôi, con trai của một vị lão thành Cách mạng là ông Đào Văn Thiên, một trong những đảng viên đầu tiên của chi bộ đảng Cộng sản Đông Dương ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nguyên thứ trưởng Bộ Lương thực. Ông đã gương mẫu động viên người con trai độc nhất của mình nhập ngũ.

        Trước thương vong của đồng đội, tôi vô cùng xúc động, thấy mắt mình cay cay và có gì đó nghẹn nơi cổ họng. Đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in lời cản dặn của chính ủy: “Địch sử dụng loại vũ khí mới, ta không nên coi thường, phải nghiêm túc nghiên cứu tìm được các điểm yếu của nó, quan tâm giáo dục chính trị cho bộ đội, và tìm biện pháp đánh chúng. Phải quán triệt tư tưởng tiêu diệt địch để bảo vệ mình. Tiêu diệt địch là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mình".

        Chính ủy Đặng Tính, nguyên là cán bộ Cách mạng tiền khỏi nghĩa, đã từng là bí thư huyện ủy Nam Sách, bí thư tỉnh ủy Hải Dương trước khi nhập ngũ cuối năm 1946. Anh đã tham gia chiến đấu chống Pháp ở mặt trận đường 5, Liên khu 3, Quân khu Tả Ngạn và đã từng công tác ở cục Tác chiến, một cơ quan chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh là cục trưởng đầu tiên của cục Hàng không dân dụng Việt Nam và sau đó là cục trưởng cục Không quân, Bộ Quốc phòng. Anh Đặng Tính là một cán bộ chính trị - quân sự song toàn, một nhà tư tưởng mà tôi rất ngưởng mộ, anh rất mẫu mực, sâu sát cơ sở, thương yêu chiến sĩ. Đối với đồng cấp và cấp trên, anh rất tôn trọng và chân thành. Phó chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu là một người rất chặt chẽ và nguyên tắc, nhưng đã không tiếc những lời tốt đẹp khi nói về người cấp trên của mình. Trong hồi ký Bảo vệ bầu trời, rất nhiều đoạn anh Nguyễn Xuân Mậu nói về anh Đặng Tính với những lời lẽ rất kính trọng và cảm động. Anh còn ghi nhận về anh Đặng Tính: “Một con người trông bề ngoài thật giản dị, mộc mạc nhưng chứa đựng bên trong một tình cảm mãnh liệt, sâu sắc, trong sáng và chân thành”.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2020, 12:08:32 pm

        Với những bước đi khập khiễng, do trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một y tá khi tiêm thuốc sốt rét vào mông anh, đã đụng phải đường gân nên anh ấy bị như vậy. Thế mà anh chẳng kêu ca gì, coi như một tai nạn nghề nghiệp của đồng đội. Hình ảnh đi lại khó khăn của anh nhưng vẫn nâng nổ gần gũi với chiến sĩ, luôn có mặt ở những nơi tác chiến ác liệt nhất, đã đi vào trái tim khối óc của bộ đội. Họ kính trọng quý mến, tin yêu chính ủy Đặng Tính như một người cha, người anh gần gũi thân thương của mình.

        Anh Đặng Tính có một cô con gái tên là Đặng Thị Nhu, tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về tham gia quân đội, công tác tại Ban thông tin khoa học, phòng Nghiên cứu Kỹ thuật mà ở đó tôi làm trưởng phòng. Anh rất gương mẫu và nghiêm khắc, không hề có một chút nào thể hiện ra, để con có thể dựa dẫm. Anh còn nhắc nhở tôi phải để cho cô ấy tự mình phấn đấu mà đi lên. Cô Nhu rất giống bố về mọi mật, là một sĩ quan chăm chỉ, nghiêm túc làm việc, chân thành đoàn kết và giúp đỡ mọi người. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, cô đã sưu tầm được nhiều tư liệu quý giúp cho việc nghiên cứu kỹ thuật của địch, góp phần tích cực vào nhiệm vụ nghiên cứu nhiễu, cải tiến kỹ thuật để chống nhiễu của phòng Nghiên cứu Kỹ thuật chúng tỏi.

        Anh Đặng Tính rất quan trọng đối với Quân chủng Phòng không - Không quân, nhất là khi anh ấy thay anh Phùng Thế Tài đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng để anh Phùng Thế Tài lên làm phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (6/1967).

        Sau này (4/1973), khi tôi được tin anh Đặng Tính hy sinh trên đường vận chuyển chiến lược, lúc anh làm chính ủy Đoàn 559, tội lặng đi, rất thương tiếc một người cấp trên đã in đậm trong trái tim mình và tôi tự nhắc nhở mình phải noi gương anh.

        Đến tháng 8/1965, địch lại sử dụng Shrike đánh vào một rađa COH-9A ở Nam Định. Hồi đó tôi cũng có mặt ở Nam Định, nhưng theo yêu cầu của trung đoàn tôi vừa rời đại đội về trung đoàn bộ để báo cáo tình hình. Được tin, tôi đã xuống ngay đại đội. Trước sự hy sinh của đồng đội tôi vô cùng xúc động, không kìm được nước mắt. Chỉ mới ngày hôm qua, tôi vừa ở đó, sinh hoạt ăn ở và tham gia huấn luyện chiến đấu cùng anh em.

        Quán triệt lời căn dặn của chính ủy Đặng Tính, tôi quyết tâm nghiên cứu và cố gắng hoàn thành một tài liệu hướng dẫn các biện pháp đối phó với Shrike cho đài rađa COH-9A, thống nhất với các trợ lý rađa trong phòng huấn luyện và thông qua Bộ Tư lệnh Quân chủng để thành văn bản chính thức hướng dẫn thao tác cho đài rađa COH-9A. Chúng tôi đã tổ chức làm 3 khu vực, phân công nhau đi phổ biến cho đơn vị. Tôi đi một khu vực, anh Tam trợ lý rađa trong tổ đi một khu vực, anh Hồ, giáo viên trường Phòng không được trưng tập về, đi một khu vực. Đi đến đâu cũng phải báo cáo tỉ mỉ nội dung cụ thể cho đảng ủy và thủ trưởng trung đoàn, tranh thủ sự chỉ đạo của trung đoàn vì đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề tư tưởng phải được sự lãnh đạo chặt chẽ về tư tưởng kết hợp với nội dung kỹ thuật.

        Với bốn biện pháp đối phó lại Shrike của rađa COH-9A, các đơn vị đã luyện tập thành thạo. Theo nguồn tin địch lúc bấy giờ, địch đã phải công nhận các biện pháp đối phó của ta đã làm cho chúng khó bắn Shrike và khiến Shrike chệch mục tiêu nhiều.

        Ngày 7/11/1965, tiểu đoàn 62, trung đoàn 236 bố trí trận địa ở Đồng Giao, Ninh Bình bị trúng Shrike.

        Từ năm 1966, địch bát đầu sử dụng phổ biến Shrike đánh vào đài điều khiển tên lửa SAM-2 và sau đó là các đài rađa dẫn đường, rađa đo cao làm việc ở dải sóng 10cm.

        Ngày 11/5/1966, tiểu đoàn 73, trung đoàn 285 bị địch dùng Shrike bắn trúng làm hỏng ăng-ten xe thu phát. Ngày 19/7/1966 tiểu đoàn 71, trung đoàn 285 cũng bị Shrike bắn trúng trận địa. Ngày 2/10/1966, anh Nguyễn Quang Tuyến, Tham mưu phó Quân chủng, là một trong ba trung đoàn trưởng bộ binh được củ đi học chuyển binh chủng pháo phòng không 88mm tại Thẩm Dương - Trung Quốc, nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 236, trung đoàn tên lửa đầu tiên của Quân đội ta, đi kiểm tra tiểu đoàn 92, trung đoàn 278 bố trí ở trận địa Mậu Đức. Có tài liệu nói là anh Tuyến bị tên lửa Bullpup bắn vào trận địa và bị thương nặng, nhưng thật ra theo tôi biết thì quả tên lửa đó là tên lửa Shrike, không trúng đài điều khiển nhưng lại vào giữa trận địa tiểu đoàn, trong lúc rađa đang phát sóng bắt mục tiêu. Một viên bi vuông của Shrike đã nằm trong đầu anh Tuyến, làm anh mất hoàn toàn trí nhớ (nếu là mảnh đạn của Bullpup thì nó sẽ phạt ngang đầu chứ không thể chỉ bị nhẹ như thế). Tôi đã nhiều lần vào thăm anh Tuyến tại bệnh viện của Quân chủng, trông thấy trạng thái mất trí của anh ấy, thật rất thương tâm. Nguyên Tham mưu phó Quân chủng Nguyễn Quang Tuyến đã ra đi vài năm sau đó.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2020, 12:12:09 pm

        Những thiệt hại trên đối với tên lửa như vậy là đáng kể. Lúc này vấn đề đối phó với Shrike, bảo vệ tên lửa phòng không của ta đã trở thành cấp bách và quan trọng hơn lúc nào hết. Toàn Quân chủng phải tìm cách đối phó với Shrike. Anh em trong phòng Khoa học Quân sự và phòng Nghiên cứu Kỹ thuật của Quân chủng đã tập trung bám sát chiến đấu ở các tiểu đoàn tên lửa để rút kinh nghiệm về phòng chống Shrike và tiến hành mọi công việc có thể, để nhằm tới việc xây dựng các biện pháp đối phó.

        Bây giờ, yên ổn hòa bình thì nói thế nào cũng được, nhưng trong chiến tranh, trước cái sống và cái chết, đố ai mà không phải suy nghĩ, chỉ có điều người đó có nói ra hay không, và có nói thật lòng mình hay không. Chúng tôi, những người làm công tác khoa học kỹ thuật quân sự, thường xuyên phải bám sát chiến đấu, rất biết mình nghĩ gì nên rất hiểu tâm lý của các trắc thủ trong chiến đấu khi mà lúc nào cũng phải đối đầu với loại tên lửa tự dẫn theo cánh sóng. Chúng tôi càng thấy hết trách nhiệm của mình trong việc cùng mọi người tìm cách đối phó lại tên lửa Shrike, trên tinh thần như chính ủy Đặng Tính đã nói: “Tiêu diệt địch là cách tốt nhất để bảo vệ mình”.

        Từ các mảnh vỡ của Shike và một quả tên lửa shrike khá hoàn chỉnh, chưa nổ, thu được từ máy bay Mỹ bị bắn rơi, được sự giúp đỡ của Viện Kỹ thuật Quần sự, Bộ Quốc phòng, từ thực tiễn chiến đấu kết hợp với lấy cung giặc lái máy bay Mỹ bị bắn rơi, cơ quan Nghiên cứu Kỹ thuật của Quân chủng đã tổng hợp và nghiên cứu nguyên lý làm việc của Shrike, cách sử dụng Shrike của địch, để kịp thời tìm cách đối phó lại Shrike.

        Về tính năng: Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số tham số có nhiều liên quan đến việc tìm cách đối phó của ta như: tần số làm việc của Shrike là 2.600-3.500MHZ - Tốc độ tên lửa cuối đoạn có lực đẩy là 1,7M - Phương pháp điều khiển: đơn xung so sánh biên độ - Phương pháp tự dẫn: thụ động trực tiếp - Góc mở cánh sóng ăng-ten khi dẫn tên lửa: +3,5 độ -  Phương pháp kích nổ: thụ động bằng vô tuyến điện và chạm nổ (bộ phận an toàn kích nổ được đưa vào hoạt động khi tên lửa hết lực đẩy) - Bộ phận chiến đấu: thuốc nổ ốctôgen trộn lẫn viên thép vuông (5x5x5)mm3, có khoảng 7.000 đến 8.000 viên, bán kính phá hoại mục tiêu có hiệu quả là 15-20m - Cự ly phóng xa nhất 40-45km, cự ly phóng gần nhất 5-9km, cự ly phóng hiệu quả: 18km - Shrike có loại đạn chỉ điểm được nạp khói thay thuốc nổ.
Về thủ đoạn bắn: Có thể sử dụng máy thu trinh sát báo động trên các loại máy bay cường kích hoặc hệ thống ILS (hệ thống hạ cất cánh) để ngắm bắn. Phương pháp bắn: có thể bắn thẳng và bắn cầu vồng. Bắn thẳng thì máy bay phải nằm trong cánh sóng rađa, bắn cầu vồng thì máy bay thường bay thấp ngoài cánh sóng và phóng ngược lên.

        Máy bay sử dụng: Ngoài tên lửa Shrike (AGM-45A), Mỹ còn đưa vào trang bị tên lửa AGM-78. Tên lửa AGM-78 có tên là tên lửa Standard, với sức công phá lớn hơn AGM-45A, và ta nghi ngờ là loại tên lửa này có bộ phận tích nhớ để có thể đánh được vào các loại rađa nhìn vòng như rađa cảnh giới, rađa dẫn đường của ta.

        Không quân Mỹ dùng máy bay F-105F, F-105G, phổ biến là mang tên lửa Shrike (cũng có trường hợp sử dụng máy bay F4). Nếu mang tên lửa Shrike thì mỗi máy bay F-105 F/G mang bốn quả; nếu chọn mang tên lửa AGM-78 thì mỗi máy bay chỉ mang hai quả; còn nếu mang cả tên lửa AGM-45A và AGM-78 thì chỉ mang ba tên lửa AGM-45A và một tên lửa AGM -78.

        Hải quân Mỹ dùng máy bay A4F, A6B, A7B/E, thường mang hai AGM-78, nếu mang thêm bom thì chỉ mang một AGM-45A. Máy bay của hải quân Mỹ đi tìm diệt tên lửa SAM-2 thường bay ở ngoài biển cách bờ 20-25km, khi phát hiện SAM-2 phát sóng thì bay vào phóng tên lửa chống rađa.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86353379_593988187997732_858357597881761792_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeHUdfNfD3wuoKBeVcex5xOieg_PTUBDaQTVAlrP3Xu5eeQweMWnoAw1Wvz6YKGjfbWSnAZWPkQW68BNxa9P2ewf45gqVvrSxNM3n3d7zEP8Zg&_nc_ohc=j0P6PsHwXQ8AX_8aoZ9&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=242982aeebcc5d8555c4e3ca7d982036&oe=5F0161F5)
Hình 39 - Tên lứa chống rađa AGM-45A (Shrike).


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2020, 12:13:58 pm
           
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86788737_593988184664399_5068222204265627648_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFggw5Qs-5joq5FuqwSoLEK0OaQcDUUvIMKkzBoEeC0du6kYn13AYJGN_KVzEGyS_W3CKOI_2GozRg6w-21Ho2NQKWJeBTQvGXKv24V5QKzvA&_nc_ohc=4p-2dV9kbjIAX_MlVx0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=68be82acf5df032d791daec7ed656755&oe=5EC10D07)
Hình 40 - Tên lửa chống rađa AGM-78 (Standard).

        Cách sử dụng:

        • Cách thứ nhất: Cùng bay trong đội hình cường kích vào đánh mục tiêu. Các máy bay mang Shrike vào trước, chế áp các trận địa tên lửa của ta. Có trường hợp dùng điểm nổ của Shrike để chi điểm trận địa tên lửa Phòng không của ta, các máy bay cường kích khác xúm vào ném bom trận địa.

        • Cách thứ hai: Bay theo đội hình 1 đến 2 chiếc, nhử cho tên lửa ta phát sóng để bắn Shrike. Cách này thường hay dùng vào ban đêm.

        Tấm ảnh kỳ diệu

        Ngày 22/12/1968, khi đội Nhiễu cơ động bố trí làm nhiệm vụ trinh sát nhiễu ở nông trường Đông Hiếu, Nghệ An, tôi và anh La Văn Sàng bám sát chiến đấu với tiểu đoàn tên lửa 67, trung đoàn 236. Khoảng 12 giờ đêm, có hai A6E của hải quân Mỹ đi tìm và đánh các trận địa tên lửa phòng không của ta bằng Shrike. Tiểu đoàn 67 hồi đó do đồng chí Biên chỉ huy rất chững chạc, rađa tên lửa phát sóng, bắt được mục tiêu ở cự ly 23km phóng hai đạn. Chúng tôi phân công nhau, mỗi người chụp ảnh trên một màn hiện sóng trong đài điều khiển suốt quá trình trắc thủ bám sát mục tiêu và điều khiển đạn. Tôi liên tục lên phim, bấm máy ảnh mong sao chụp được nhiều kiểu ảnh nhất. Trong 20 giây tôi đã chụp được bảy kiểu ảnh. Khi có tiếng nổ của quả Shrike do địch phóng về trận địa, cách trận địa vài chục mét, tôi mới bừng tỉnh. Kết quả đêm đó, máy bay địch bị trúng đạn và rơi tại chỗ. Đạn tên lửa của ta gặp mục tiêu trước khi Shrike đến được trận địa ta và bị chệch ra ngoài trận địa, do rađa đã tắt máy phát sau khi máy bay địch bị tiêu diệt, nên Shrike mất cơ sở để tự dẫn.

        Sáng hôm sau về sở chỉ huy của đội Nhiễu, chúng tôi tráng cuộn phim mà tôi đã chụp được, những ảnh nối tiếp nhau phản ảnh rất trung thực diễn biến chiến đấu. Thật bất ngờ, trong đó có một kiểu ảnh có tín hiệu phản xạ Shrike của địch khi bắt đầu rời máy bay, lao về phía trận địa ta. Chúng tôi, cả các chuyên gia nghiên cứu nhiễu của Liên Xô, rất vui mừng về tấm ảnh này.

        Qua đó, chúng tôi đã rút ra kết luận:

        1/ Nếu quan sát kỹ trên màn hiện sóng đài điều khiển tên lửa, trắc thủ hoàn toàn có thể thấy được tín hiệu phản xạ của Shrike cùng với tín hiệu phản xạ của máy bay nếu chiếc máy bay đó là máy bay đi phóng Shrike và sử dụng phương pháp phóng thẳng.

        2/ Nếu ta chọn cự ly phát sóng và cự ly phóng đạn thích hợp  thì không những có thể tiêu diệt được máy bay địch trước khi Shrike đến được trận địa ta mà còn tránh được Shrike.

        Tấm ảnh trên được rửa và gửi đến tất cả các tiểu đoàn tên lửa, làm tài liệu huấn luyện, góp phần ổn định tư tưởng cho kíp trắc thủ phòng tránh Shrike của địch. Chúng tôi đặt tên cho tấm ảnh đó là tấm ảnh kỳ diệu. Nói nó là tấm ảnh kỳ diệu vì hồi đó có hai khuynh hướng, có người cho là có thể thấy được tín hiệu phản xạ của Shrike nhưng cũng có người lại cho là không thể thấy được. Điều này rất quan trọng vì nó có liên quan đến biện pháp xử lý chống Shrike và tấm ảnh đó đã làm sáng tỏ là có thể thấy được tín hiệu phản xạ của Shrike, góp phần vào các biện pháp xử lý chống Shrike.

        Tấm ảnh đó dù có kỳ diệu nhưng lại gây cho tôi một tình huống rắc rối. Vào dịp mùa hè năm 1970, khi sư đoàn 367 bố trí để đánh máy bay địch ở nam Quân khu 4, Tư lệnh Quân chủng  Lê Văn Tri sau khi đi kiểm tra sư đoàn về có cho gọi tôi lên gấp, (lúc đó tôi là phó phòng Quân báo kiêm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Nhiễu) và lệnh cho tôi phải vào ngay sư đoàn 367, báo cáo với sư đoàn trưởng Dương Hán về khả năng thấy được phản xạ Shrike trên màn hiện sóng tên lửa và không quên nhắc tôi nhớ mang theo tấm ảnh có tín hiệu phán xạ Shrike. Lúc đó, tôi đang bị viêm họng, người ngây ngấy sốt nhưng không dám báo cáo vì nhiệm vụ đi vào chiến trường mà. Tôi được cấp một mình một xe con để vào sư đoàn 367, việc này cũng hiếm thấy xảy ra.

        Vào đến nơi, tôi không được gặp sư đoàn trưởng ngay và được thông báo là sư đoàn trưởng chưa bố trí được thời gian! Những ngày chờ đợi này thật phát ngán và rất mệt vì bệnh viêm họng vẫn chưa buông tha tôi nên ăn ngủ rất khó khăn và chểnh mảng. Tôi cảm giác như sư đoàn trưởng cố ý kéo dài thời gian. Đến ngày thứ tư tôi mới được gặp, tôi đem bộ ảnh đã chụp được tín hiệu Shrike ra giới thiệu và trình bày không quá 20 phút. Sư đoàn trưởng chẳng nói gì, khoát ngang tay (tôi rất hiểu anh Dương Hán, vì 6-7 năm trước tôi đã từng là trợ lý của anh, lúc đó là trưởng phòng huấn luyện của Bộ Tham mưu Quân chủng và động tác khoát ngang tay, là tác phong riêng của anh) như là đồng ý cho tỏi ra về. Thực ra, những tấm ảnh đó cũng đã có ở các đơn vị của sư đoàn 367 rồi. Tôi phân vân và tìm hiểu sự việc thì nghe đâu, trước đó giữa tư lệnh Quân chủng và sư đoàn trưởng 367 đã có tranh luận xung quanh việc chống Shrike và sức chiến đấu của sư đoàn.

        Tôi rời sư đoàn ra về, trong lòng thấy buồn, phải đi một chặng đường rất dài, chờ đợi bốn ngày và chỉ được làm việc chưa đầy 20 phút. Nhưng cũng tự an ủi mình, vì đã làm tròn trách nhiệm là người hòa giải giữa các thủ trưởng cấp trên.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2020, 12:14:37 pm
     
        Vài trận đánh máy bay địch đi phóng Shrike mang tính chất điển hình.

        1- Trận đánh ngày 17/2/1972 của tiểu đoàn 89, trung đoàn 274.

        Khoảng 13 giờ, có một máy bay A6A vào khu vực trận địa của tiểu đoàn 89. Tiểu đoàn 89 vào cấp 1, lúc đó máy bay đã quá gần, không kịp sử dụng đài rađa nhìn vòng của tiểu đoàn. Đài điều khiển tên lửa phát sóng, phát hiện ngay mục tiêu ở cự ly 14km đang bay ra. Đạn được phóng ngay hai quả ở cự ly 15km và 16km. Máy bay A6A bay ra nên tên phi công không phát hiện được đạn tên lửa của ta đã bắn lên, lượn vòng lại và bắn loại tên lửa chống rađa kiểu AGM-78. Điểm có cự ly xa nhất vòng lượn của máy bay là 16km và máy bay đã từ cự ly đó bay vào chuẩn bị bắn tên lửa AGM-78. Tên lửa của ta đã phóng từ trước đó, bay khoảng 28 giây và gặp máy bay ở cự ly 14km khi máy bay đang lao về phía trận địa, có nhiễu nhẹ không đáng kể, đạn có điều khiển, quả một nổ tốt, quả hai vượt mục tiêu. Khi quả một gần gặp mục tiêu (cách 2-3km) thấy tín hiệu phản xạ của AGM-78 được phóng đi từ máy bay, trên màn hiện sóng góc tà, tín hiệu phản xạ của AGM-78 có góc tà cao hơn góc tà mục tiêu một ít. Sau khi quả đạn 1 nổ tốt, mục tiêu bị tiêu diệt, lúc đó AGM-78 còn cách đài điều khiển lOkm, kíp trắc thủ kịp thời chuyển sang tương đương (năng lượng phát của rađa không được phát ra ngoài) và quay lệch ăng-ten đi, AGM-78 rơi ra ngoài trận địa, lệch sang phải l km.

        Trong trận đánh của tiểu đoàn 89 ngày 17/2/1972, tôi cũng có mặt trong đài điều khiển tên lửa, có nhận xét như sau:

        • Đây là trường hợp máy bay đi lẻ, tìm trận địa tên lửa Phòng không để đánh nên thường bay vào tầm hỏa lực Phòng không, nhử cho rađa ta phát sóng, dùng phương pháp bắn thẳng.

        • Trong trường hợp tốp lẻ tìm đánh trận địa rađa, địch muốn bắn loại tên lửa chống rađa phải dùng phương pháp bắn thẳng, phải hướng về phía trận địa. Nếu trên đường bay mà địch thu được tín hiệu phát sóng của rađa thì thế nào máy bay cũng bay vòng lại. Trường họp xảy ra đối với tiểu đoàn 89 ngày 17/2/1972 là như vậy. Nếu ta bắt đầu bắn khi địch bay ra là đã tranh thủ thời gian bắn trước địch và khi địch bay vòng trở lại, đạn của ta đã gần gặp mục tiêu, lúc đó địch mới phóng được tên lửa. Do đó, đạn ta gặp địch trong điều kiện rất thuận lợi, tiêu diệt địch khi Shrike còn cách đài điều khiển đến 10km, đủ thời gian xử lý an toàn và làm cho Shrike mất cơ sở để điều khiển, rơi chệch ra ngoài trận địa.

        • Đây là một trận đánh điển hình có hiệu suất chiến đấu cao, bắn rơi chiếc máy bay đi tìm diệt trận địa tên lửa Phòng không bằng tên lửa chống rađa và bảo vệ mình. Chiếc máy bay đi tìm diệt tên lửa lại bị chính tên lửa đó tiêu diệt.

        Qua các kết quả theo dõi của ta và những lời thú nhận của giặc lái đi phóng Shrike, địch cũng gặp những khó khăn và tên lửa chống rađa cũng có những điểm yếu của nó:

        • Khi đi phóng tên lửa chống rađa, người lái khó xác định chính xác cự ly từ máy bay đến đài rađa, nhất là khi thời tiết xấu hoặc ban đêm, không thấy được điểm kiểm tra nên dễ vượt cự ly, do chọn không đúng góc kéo lên trước khi phóng để đưa Shrike vào cánh sóng rađa. Còn về hướng bắn thì có dễ hơn nhung cũng có hạn độ.

        • Tên lửa chống rađa cũng có thể bị nhiễu. Nhiễu bởi máy gây nhiễu của bản thân (khi phóng phải tắt máy gây nhiễu), cũng như các máy gây nhiễu của các máy bay bên cạnh, nhiễu bởi nhiều đài rađa khác của đối phương cùng phát sóng.

        Vì vậy, chọn được thời điểm phóng tốt cũng không phải dễ và lúc đó thường bị hỏa lực Phòng không bắn rơi.

        • Tên lửa chống rađa kích nổ bằng vô tuyến điện nên nếu đài rađa ngừng phát sóng thì sẽ không có nguồn kích nổ, phải sử dụng chạm nổ và đó là tình huống dễ bị chệch, không đánh trúng ngay được đài thu phát của rađa.

        Để bắn các loại máy bay địch đi phóng tên lửa chống rađa, có mấy vấn đề mấu chốt cần quan tâm:

        • Rađa không nên phát sóng quá sớm, khi máy bay địch còn ở xa.

        • Phát sóng nhiều lần, thời gian ngắn đủ để theo dõi địch.

        • Thành thạo đánh nhanh, đánh gần, phát sóng bắt được mục tiêu, đánh ngay được, tranh thủ bắn trước khi địch kịp thời chỉnh hướng phóng tên lửa.

        • Chọn thời điểm phát sóng bắt mục tiêu, thời điểm phóng đạn thích hợp để đạn của ta gặp địch, tiêu diệt địch trước khi tên lửa địch đến đài rađa một thời gian đủ để quay ăng-ten đi và chuyển sang tương đương (hoặc tắt cao thế).

        • Quá trình đánh địch, chú ý quan sát màn hình để phát hiện địch phóng tên lửa. Có thể kết hợp với hệ thống PA-00 để quan sát trên không, khi địch phóng tên lửa chống rađa và kịp thời báo cho kíp trắc thủ trong rađa.

        Tất cả các điều kiện đó cần được quán triệt, vận dụng một cách lỉnh hoạt, sáng tạo để đạt yêu cầu tiêu diệt địch cao nhất và bảo vệ mình.

        2- Trận đánh ngày 6/8/1972 của tiểu đoàn 79, trung đoàn 257.

        Máy bay của hải quân Mỹ thường dùng loại nhiễu xung trả lời, không dùng loại nhiễu tạp ngụy trang nên muốn đánh địch nhất thiết phải phát sóng. Máy bay của hải quân Mỹ sử dụng tên lửa chống rađa đi săn lùng tên lửa phòng không phổ biến hơn máy bay của không quân Mỹ.

        Máy bay hải quân Mỹ vào đánh khu vực cầu Diễn, Ngã tư Canh, tiểu đoàn 79 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Vân Chiến, rađa tên lửa phát sóng bắt được mục tiêu gây nhiễu xung trả lời. Tiểu đoàn đã sử dụng hệ thống quang học PA-00 hỗ trợ báo động có Shrike. Sau khi tiêu diệt được máy bay, kíp trắc thủ xử lý chống Shrike khiến Shrike nổ cách xa trận địa 400m.

        Thành công của bộ đội Phòng không - Không quân trong việc đối phó với tên lửa chống rađa của quân đội Mỹ là điều rất ấn tượng. Tuy nhiên, có không ít khó khăn, phức tạp. Đánh giá tỷ lệ bắn trúng các đài rađa của ta bằng tên lửa chống rađa của Mỹ chưa được kiểm chứng. Thời gian đầu, ta có bị thiệt hại nhiều hơn nhưng càng về sau do ta đã có kinh nghiệm thì hiệu suất đánh trúng của địch có bị giảm nên có người cho tên lửa Shrike là tên lửa "Văng sai". Tuy nhiên, tên lửa chống rađa vẫn là một loại vũ khí đáng gờm. Đối với các loại máy bay đi tìm trận địa rađa của ta để phóng tên lửa Shrike, ta đã có những phương án đối phó có hiệu quả nhưng đối với các loại máy bay lợi dụng khi ta tập trung đánh tốp máy bay cường kích hoặc đánh B-52 để phóng Shrike thì đó là điều khó khăn hơn. Trong 12 ngày đêm B-52 ném bom Hà Nội, máy bay Mỹ đã 53 lần sử dụng Shrike đánh vào các trận địa rađa cao xạ, dẫn đường, đo cao, tên lửa của ta và đã phá hủy 6 xe thu phát của các bộ khí tài tên lửa. Sau chiến tranh Việt Nam, có tin Mỹ phát triển loại tên lửa chống rađa có tốc độ nhanh có tên là tên lửa HARM (High Speed Anti Radar Missile). Trong chiến tranh tương lai, thủ đoạn sử dụng loại tên lửa chống rađa sẽ còn được dùng phổ biến ở các cuộc tập kích đường không mà chúng ta không thể chủ quan và coi thường được.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2020, 07:23:18 am

Chương XII

TRẬN CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG!

        Ngày 18/6/1965, lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đưa 30 B-52 từ sân bay ở Guam vào ném bom Bến Cát thì đúng một tháng sau, ngày 19/7/1965, Bác Hồ đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân đã nói ở sân bay Bạch Mai: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay “Bê” gì chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa, mà đã đánh là nhất định thắng”.

        Bác Hồ còn dự báo: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua”... “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

        Lời nói và lời dự báo của Bác Hồ vừa là nhận xét vừa là chỉ thị cho quân dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trận chiến đấu cuối cùng này đã diễn biến trong tương quan lực lượng như thế nào?

        B-52 VÀ SAM-2 NGANG TÀI, NGANG SỨC CỦA HAI "VÕ SĨ”!

        Chúng ta hây xét tương quan sức mạnh của tên lửa phòng không SAM-2 và máy bay B-52, coi như hai "võ sĩ” trên võ đài, một cách độc lập, khách quan về lĩnh vực kỹ thuật:

        B-52 là máy bay ném bom chiến lược, pháo đài bay, con chủ bài của không lực Hoa Kỳ.

        Máy bay B-52 là loại máy bay lớn, 8 động cơ mang theo 30 tấn bom, gấp 10 lần bom mang trên một máy bay cường kích, có trần bay cao là 20km, ném bom được từ độ cao 17km nhưng hiệu quả nhất là ném bom ở độ cao 9 - 11 km.
         
(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86379324_594533001276584_2248335596143509504_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHVlsU4T2Bva2fdul71f4af1TKmWwpPxYSfX6DKvmR3-H604Xp3stxSE8APn3OQNckgnni0O5ROnxD2xDDHfUXxXF7ODcs47K9vQOK6oALIxA&_nc_ohc=shVr3bFhYM0AX8ZaYb4&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=02b88f14af3e13871257d560c47fecbe&oe=5EB85E85)
Hình 41 - Máy bay B-52 rải bom xuống mục tiêu.

        Khi B-52 vào ném bom, bay cùng B-52 có nhiều tốp máy bay cường kích đi trước khống chế các sân bay, trận địa Phòng không dưới mặt đất, nhiều tốp máy bay tiêm kích bảo vệ hai bên sườn đề phòng Mig tấn công B-52. Bên ngoài có nhiều tốp máy bay trinh sát gây nhiễu EB-66, EC-121, EA6A... và hạm tàu, gây nhiễu ngoài đội hình yểm hộ hướng đột nhập và hướng rút về của B-52.

        Trên B-52 có một trung tâm tác chiến điện tử, đầy đủ các máy trinh sát điện tử và gây nhiễu rađa, đủ các loại tần số, với số lượng 14 máy phát nhiễu tích cực được phân bố như sau: 3 máy gây nhiễu rađa sóng mét và mạng thông tin tiếp sức, 1 máy gây nhiễu rađa sóng decimet, 9 máy gây nhiễu rađa sóng 10cm và một máy gây nhiễu tự động rađa sóng 3cm đặt ăng-ten ở phía đuôi máy bay B-52 để gây nhiễu rađa ngắm bắn của Mig. Khi cần thiết B-52 có thể thả các bó nhiễu từ hai máy tung nhiễu tiêu cực để đánh lừa rađa và có hai máy thả pháo sáng đặt ở dưới hai cánh ngang của đuôi để tạo nguồn nhiệt giả. Vì rađa trên máy bay Mig-21 của ta thường bị nhiễu nên phi công ta ít sử dụng loại tên lửa không đối không kiểu K5 là loại tên lửa điều khiển theo lệnh từ rađa ngắm bắn mà thường sử dụng tên lửa không đối không kiểu K13 là loại tên lửa tự dẫn hồng ngoại, bám theo nguồn nhiệt động cơ của B-52. Vì vậy khi bị Mig-21 bám đuôi, B-52 thường bắn pháo sáng để đánh lừa loại tên lửa K13 của máy bay ta.

        Trên đây là sức mạnh vốn có của B-52 khi vào ném bom các mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2020, 07:25:41 am
 
        SAM-2 là loại tên lửa không đối đất do Liên Xô chế tạo, có tên gọi là Dvina với ký hiệu là SA-75 có thể bắn xa nhất là 30km và cao nhất là 25km. SAM-2 được Liên Xô triển khai vào năm 1957, năm 1960 đã bắn rơi máy bay trinh sát tầng cao U2 của Mỹ và đã được thử thách trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1965, đã bắn rơi nhiều loại máy bay của Mỹ từ máy bay trinh sát gây nhiễu EB-66, nhiều loại máy bay chiến thuật như RF-101, RA5C, F-111, F-105, F4, F8, A4, A6, A7, nhiều loại máy bay KNL tầng cao, tầng thấp v.v...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86261561_594533004609917_2380137435104280576_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeFTvf2gUiGuSVkf8NG_FN3H44MNe0Udq9oWP7JL-jjRxwpESWY0IBpPrnxuhe7HMaSiJ-1U3R3EWNyh2dDltNsCW5wKgVrmKOx50IpGfSVTRA&_nc_ohc=zE91nF8hNyQAX91OV2z&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d1e7756f6311c95ecda4722aac9c1086&oe=5EB8CAAB)         
Hình 42 - Tên lửa SAM-2 khai hỏa.

        Có thể nói hầu hết các máy bay của Mỹ đem ra trinh sát, đánh phá miền Bắc Việt Nam đều đã bị “nếm đòn” bởi SAM-2. Riêng B-52, tính cho đến trước trận tập kích đường không bằng B-52 ra Hà Nội cuối năm 1972 thì SAM-2 cũng đã bắn rơi B-52 nhưng chưa có một B-52 nào bị rơi tại chỗ.

        Qua thử thách trong chiến đấu, SAM-2 đã nhiều lần được cải tiến, có tất cả 4 đợt cải tiến lớn với tổng số 40 nội dung lớn nhỏ cụ thể, nhằm nâng cao tính hiện đại của bộ khí tài và đối phó với các thủ đoạn kỹ thuật và thủ đoạn đánh của máy bay Mỹ như bay cơ động, bay thấp, bay nhanh, gây nhiễu, sử dụng loại tên lửa chống rađa (Shrike)... coi như SAM-2 đã được cập nhật hóa, hiện đại hóa.

        Từ quý hai năm 1966, phòng Kỹ thuật tên lửa do đồng chí Đỗ Đức Dục làm trưởng phòng và đồng chí Lê Hãn làm phó phòng được thành lập, đã góp phần quan trọng vào các nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cải tiến kỹ thuật cho bộ khí tài tên lửa và rất thành công trong việc kéo dài niên hạn sử dụng cho đạn tên lửa, nhất là trong thời gian Mỹ xuống thang chiến tranh chỉ đánh phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, số đạn tên lửa sẵn sàng chiến đấu ở phía Bắc được nạp nhiên liệu đã hết thời gian sử dụng phải được xử lý kỹ thuật.

        Đặc biệt, trong gần 6 tháng, từ tháng 11/1971 đến tháng 4/1972 trước khi Mỹ đưa B-52 ra đánh Hà Nội cuối năm 1972, có một đoàn chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam thực hiện một đợt cải tiến kỹ thuật cho SAM-2. Thật ra, việc cải tiến kỹ thuật cho SAM-2, Việt Nam và Liên Xô đã thực hiện suốt quá trình chiến tranh đánh Mỹ, chứ không phải chỉ khi đoàn chuyên gia sang lần này mới làm. Tuy nhiên đợt cải tiến này cũng rất kịp thời, có vai trò quan trọng cho tên lửa SAM-2 chiến đấu với B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972. Ở đợt cải tiến này có 53 đài điều khiển, 296 bệ phóng, 333 quả đạn tên lửa đã được cải tiến. Có thể nhận xét, SAM-2 năm 1972 khác xa SAM-2 năm 1965, năm mà SAM-2 mới xuất hiện ở Việt Nam.

        Cuộc đối đầu lịch sử giữa SAM-2 và B-52 trong trận chiến đấu cuối cùng chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc Việt Nam, là sự đối đầu giữa hai “võ sĩ” hạng nặng ngang tài, ngang sức.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2020, 07:27:26 am

        BỬU BỐI CỦA ANH CHÀNG “LỰC SĨ” VIỆT NAM!

        Bước vào trận chiến đấu cuối cùng, phía Việt Nam đã thu lượm được những kinh nghiệm gì để có thể giành ưu thế? Từ năm 1967, cả 5 tiểu đoàn của trung đoàn tên lửa 238 đều đã có mặt trên đất Vĩnh Linh để nghiên cứu đánh B-52. Ngày 17/9/1967 trên trận địa Vĩnh Linh, tiểu đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi hai B-52. Trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào đầu năm 1971 và trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị từ tháng 4/1972 đến tháng 8/1972, các trung đoàn 274, 237, 236b đã bắn rơi chín B-52, trong đó có một B52 bị thương phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng. Như vậy trên chiến trường Quân khu 4 và vùng cửa khẩu giới tuyến bộ đội, tên lửa đã bắn rơi 13 B-52 nhưng không có chiếc nào bị rơi tại chỗ. Những kinh nghiệm bắn rơi và nhiều trận bắn không rơi B-52 đã giúp bộ đội tên lửa rút ra được những bài học rất bổ ích để xây dựng cách đánh B-52 sau này.

        Đường 20 chứng kiến tên lửa đánh B-52.

        Đầu năm 1968, Bộ Chính trị đã có nghị quyết xác định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã chuyển sang thời kỳ mới, thòi kỳ giành thắng lợi quyết định. Ở miền Nam, địch phải chuyển từ phòng ngự cơ động sang phòng ngự bị động, bế tắc về chiến lược chỉ đạo chiến tranh, vấp phải nhiều mâu thuẫn, không thể cứu vãn nổi.

        Ở miền Bắc, Mỹ phải xuống thang chiến tranh phá hoại, rút dần giới tuyến đánh phá. Cho đến cuối 1968, Mỹ phải ngừng đánh phá miền Bắc nước ta. Dự kiến và đề phòng địch đánh phá trở lại miền Bắc, khi thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam phát triển mạnh, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã hết sức quan tâm đến việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó nếu địch đánh phá miền Bắc trở lại, đặc biệt là khi Mỹ sử dụng B-52.

        Vào mùa khô năm 1969-1970, để rút kinh nghiệm đánh B-52, trung đoàn 238 vào sát giới tuyến để nghiên cứu đánh B-52. Chúng tôi còn nhớ, ngày 19/12/1969, tiểu đoàn 84 được đưa vào đường 20 để đánh B-52 khi B-52 vào ném bom các trọng điểm ngầm Tà-Lê, đèo Phu-lê-nhích... Do địa hình quá chật hẹp, tiểu đoàn 84 chỉ bố trí được 2 bệ phóng ngay bên đường 20 ở Km49/50, chỉ cách đại đội 3, tiểu đoàn trinh sát nhiễu có 4-5km nên thông báo máy bay B-52 được truyền trực tiếp từ đại đội 3 đến đài điều khiển của tiểu đoàn 84.

        Tiểu đoàn 84 bố trí phục kích ở đây hai đêm. Cả hai đêm, đại đội 3 trinh sát nhiễu đều thông báo chính xác thời gian xuất hiện B-52 trước 15 phút để tiểu đoàn 84 vào cấp 1, mở máy chiến đấu và chỉ rõ hướng bay vào của B-52 để tiểu đoàn 84 sục sạo bắt mục tiêu. Đêm thứ nhất, để đánh chắc thắng, tên lửa chỉ mới mở máy thu để nghiên cứu nhiễu B-52 mà chưa đánh. Tất cả mọi người đều thấy dải nhiễu B-52 khi B-52 bay vào, góc tà dải nhiễu tăng dần và tăng nhanh rõ rệt. Đêm thứ hai, tình huống cũng diễn ra như vậy, đài điều khiển tên lửa theo dõi và bám sát dải nhiễu ở hướng mà đại đội 3 trinh sát nhiễu thông báo, phát sóng bắt ngay được B-52 ở cự ly 23km, phóng 2 đạn. Máy bay B-52 cắt bom và lượn vòng bay ra, tín hiệu phản xạ giảm đi rất nhanh nên bắn đón đã trở thành bắn đuổi, tín hiệu mục tiêu mờ dần rồi không thấy nữa, chìm trong các dải nhiễu của máy bay EB-66. Cả hai đạn đều không được điều khiển, tiểu đoàn phải rút khỏi trận địa ngay. Tôi và đồng chí La Văn Sàng, người đã cùng tôi theo dõi trận chiến đấu này, quay về đại đội 3 ở Cà-Ròn Km54, nhưng vì mệt quá, chúng tôi không leo lên đỉnh núi, noi bố trí trinh sát của đại đội 3 được mà phải nghỉ lại ở lán dưới chân núi. Vừa đặt lưng, đã có một tốp máy bay cường kích bay thấp thả bom bi, bom vướng ven đường 20 suốt dọc từ chỗ chúng tôi nghĩ đến Km49, một số bom bi đã nổ cách lán của chúng tôi có vài mét. Địch biết được tên lửa SAM-2 đánh vì sau khi ta phóng đạn, máy bay B-52 và máy bay EB-66 đều có thể thu được tín hiệu điều khiển đạn. Trong trận chiến đấu này, ta chưa bắn rơi B-52 nhưng tư lệnh Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên, cũng đã gửi thư hoan nghênh Quân chủng Phòng không - Không quân đã đưa tên lửa vào đường 20, khiến B-52 phải ngừng ném bom tuyến đường một thời gian mà Đoàn 559 đã triệt để tận dụng, đẩy cao tốc độ mùa vận chuyển phục vụ cho chiến trường miền Nam. Trận chiến đấu này không thành công, những cũng cho ta một kết luận là, rađa của tên lửa SAM-2 hoàn toàn có thể bắt được B-52 khi B-52 bay vào đến một cự ly nhất định ngay trên nền nhiễu của bản thân nó.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86274912_594532994609918_5831107523880419328_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGSRUU-SFLKaL_2kG3mDuSsAroMJ7hvzd2ryjxbX4P1wlQvbM1qqgeL3PNXLPTfskUVPes3GQsCUReqAbh0Kc_wYB30Us4VfHxULwyLmyXR4A&_nc_ohc=62ZYl5kcd0gAX9xTTI0&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=dd2c2ccab3ca6ee8f19738ae1b57f0e5&oe=5EC2EC0E)
Hình 43 - Tín hiệu B-52 có thể xuất hiện trên nền nhiễu của bản thân nó.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2020, 07:28:05 am
       
        Xung quanh việc tên lửa bắt B-52, thời bấy giờ cũng có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho là nhiễu B-52 nặng lắm không thể bắt được mục tiêu trong nhiễu nên những người có nhận xét theo ý kiến này thì cổ vũ việc bám sát vào dải nhiễu B-52 để đánh bằng phương pháp 3 điểm. Loại ý kiến thứ hai cho là khi máy bay B-52 bay vào đến một cự ly nhất định tín hiệu phản xạ của B-52 có thể nổi được trên nền nhiễu, thường là từ 25km trở vào. Những người nhận xét theo ý kiến thứ hai này không phản đối cách đánh 3 điểm vào dải nhiễu B-52 nhưng khuyên vẫn nên phát sóng bắt B-52 chuẩn bị khả năng đánh bằng phương pháp bắn đón là phương pháp bắn chính xác nhất của bộ khí tài SAM-2. Chúng tôi thuộc loại ý kiến thứ hai và sau khi theo dõi chiến đấu ở tiểu đoàn 84 về, chúng tôi đã báo cáo với tư lệnh Quân chủng Phòng không -  Không quân Lê Văn Tri về nhận xét, đánh giá của chúng tôi. Trong cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu ở sư đoàn Phòng không Hà Nội, tư lệnh đã xúc động phát biểu với các cán bộ, chiến sĩ: "Thay mặt Bộ Tư lệnh Quân chủng, tôi thiết tha kêu gọi các đồng chí hãy tích cực phát sóng đánh địch". Điều này đã là cơ sở để xây dựng cách đánh B52 và thực hành đánh B-52 sau này. Thực tiễn chiến đấu với B-52 vào ném bom Hà Nội cuối năm 1972 đã chứng minh, một số tiểu đoàn phát sóng đã bắt được B-52 và bắn rơi tại chỗ bằng phương pháp bắn đón, vượt nửa góc.

        Tại sao tín hiệu phản xạ của B-52 lại nổi lên được trên nền nhiễu của bản thân nó? Xét trên góc độ khoa học, máy phát nhiễu trên B-52 có công suất phát khoảng 300W, nếu phải gây nhiễu chặn với phổ nhiễu 100MHz thì mật độ nhiễu chỉ đạt 3W/Mhz, chưa phải là quá lớn so công suất phát cực lớn (700Kw) của rađa tên lửa SAM-2. Còn nếu gây nhiễu ngắm với phổ nhiễu 10Mhz thì mật độ nhiễu sẽ lớn hơn, có thể đạt đến 30W/Mhz, tác dụng nhiễu sẽ mạnh hơn nhưng sẽ không an toàn khi bay vào các khu vực có nhiều tiểu đoàn tên lửa Phòng không có tần số làm việc được trải rộng ra ngoài phổ nhiễu ngắm. Vì vậy B-52 phải thực hiện việc gây nhiễu chặn là chủ yếu nên mức độ tự ngụy trang nên nhiễu của B-52 có bị hạn chế. Trong khi đó máy bay B-52 lại có diện tích phản xạ hiệu dụng (50m2), lớn gấp 5 lần diện tích phản xạ hiệu dụng của một máy bay cường kích (10m2). Tất cả các điều đó, khiến ta có thể hiểu được, vì sao khi B-52 bay vào đến một cự ly nhất định, rađa tên lửa SAM-2 lại có thể bắt được B-52 để bắn rơi nó bằng phương pháp bắn đón, vượt nửa góc.

        Nhưng tại sao, chỉ khi B-52 vào đến một cự ly nào đó rađa SAM-2 mới có thể bắt được mục tiêu? Vì rằng, càng vào gần, tốc độ thay đổi cường độ tín hiệu phản xạ của máy bay lớn nhanh hơn tốc độ thay đổi cường độ của nhiễu và đến một cự ly nào đó thì cường độ tín hiệu phản xạ máy bay sẽ vượt lên cường độ của nhiễu, vì tín hiệu mục tiêu phải đi hai chiều, với sóng phát đi và sóng phản xạ về, còn tín hiệu nhiễu chi đi có một chiều từ máy bay đến đài rađa mà thôi. Cái giới hạn về cự ly mà rađa SAM-2 có thể bắt được B-52 còn phụ thuộc vào đường bay của B-52 theo hướng nhìn từ trận địa tên lửa. Chúng ta chưa có sơ đồ phân bố năng lượng cánh sóng nhiễu của máy bay B-52, tuy nhiên từ thực tiễn đánh B-52 vào ném bom Hà Nội cũng cho ta nhận xét về lời khai của giặc lái B-52 đã bị ta bắt sống là có thể chấp nhận được. Theo lời cung giặc lái B-52 thì tác dụng của cánh sóng chính là 160km, của cánh sóng đuôi là 80km và cánh sóng bên cạnh sườn chỉ còn 48km. Như vậy có nghĩa là đối với đường bay B-52 bay ngang và bay đi thì rađa tên lửa của ta dễ bắt được B-52 hơn. Đường bay có khoảng cách p càng lớn nhiễu càng nhẹ. Điều này giải thích được việc tiểu đoàn 77, trung đoàn 257, do có vị trí bố trí trận địa thuận lợi đối với các đường bay xâm nhập của B-52 khi vào đánh Hà Nội, đã phát sóng bắt được B-52 từ xa. Khi đó B-52 đã phơi bụng cho tiểu đoàn 77 bắn rơi tại chỗ bằng phương pháp bắn đón, vượt nửa góc, bám sát tự động cả 3 màn. Những chuyên gia nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị của Mỹ không phải không biết điều này vì nếu muốn gây nhiễu mạnh cả 360 độ, theo tất cả mọi hướng thì công suất máy phát nhiễu phải rất lớn. Điều đó là không tưởng vì máy bay còn phải dành trọng lượng để mang bom đạn. Đây là điểm yếu của nhiễu mà máy bay của Mỹ không dễ gì khắc phục. Vì vậy, đối với chúng ta, việc bố trí đội hình cho các đơn vị hỏa lực Phòng không là rất quan trọng để đánh địch trong nhiễu.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2020, 07:28:39 am
 
       CẨM NANG ĐÁNH B-52.

        Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc nhở Quân chủng Phòng không - Không quân xây dựng phương án đánh B-52 từ rất sớm. Kế hoạch đầu tiên đánh B-52 được hình thành trong căn phòng của tư lệnh kiêm chính ủy Đặng Tính bên đĩa sắn nướng, có thêm phó tư lệnh Lê Văn Tri và phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu... Họ đưa ra những phác thảo ban đầu về kế hoạch đánh B-52. Phác thảo này viết bằng chữ đỏ, nét đậm, chưa được đánh máy, đề ngày 27/2/1968, hiện được lưu giữ tại bảo mật Phòng không - Không quân. Từ sau ngày hôm đó, cơ quan Quân chủng đã nhiều lần hoàn chỉnh các phương án đánh B-52. Đến phương án cuối cùng là phương án 11 đã được đại tướng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng phê chuẩn ngày 24 tháng 11 năm 1972.

        Quán triệt các phương án đánh B-52, trên cơ sở rút kinh nghiệm bắn rơi B-52 của các trung đoàn tên lửa 238, 237, 274, 236b ở chiến trường Quân khu 4, trong chiến dịch đường

        9-Nam Lào và trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, tư lệnh Lê Văn Tri trực tiếp giao nhiệm vụ cho phó Tham mưu trưởng Quân chủng Vũ Xuân Vinh chỉ đạo việc biên soạn tài liệu Cẩm nang đánh B-52. Tổ chức việc xây dựng được thực hiện trên cơ sở phối hợp 2 bộ phận: tổ nghiên cứu, biên soạn của Bộ Tham mưu do anh Nguyễn Sinh Huy phụ trách và tổ nghiên cứu, biên soạn của sư đoàn 361 do anh Trần Xanh phụ trách. Các cán bộ quân báo, tác huấn, khoa học quân sự của Bộ Tham mưu Quân chủng và sư đoàn Phòng không 361, như các anh Lê Tư, Chu Thái, Tô Ngội, Nguyễn Xuân Minh, La Văn Sàng, Hoàng Bảo... đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành cẩm nang đánh B-52. Cuối cùng tài liệu đã được trao đổi, thống nhất qua hội nghị ngày 31/10/1971 do tư lệnh Lê Văn Tri chủ trì. Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự Hoàng Đình Phu và phân viện trưởng điện tử Trần Thúc Vân cũng đã tham dự hội nghị bàn về cách đánh B-52 của Quân chủng  Phòng không - Không quân. Tính cho đến ngày Mỹ mở chiến dịch Linebacker II, Quân chủng còn hơn một năm để phổ biến, tổ chức huấn luyện cho tất cả các tiểu đoàn, trung đoàn tên lửa trong toàn Quân chủng. Chất lượng tài liệu "cẩm nang đánh B-52” đã được kiểm nghiệm và khẳng định qua trận bắn rơi B-52 đêm 22/11/1972 của tiểu đoàn 43 và tiểu đoàn 44, trung đoàn 263 mà Mỹ đã phải công nhận. Chiếc máy bay B-52 đó đã bị rơi ở biên giới Lào - Thái Lan, gần sân bay Nakhon Phanom. Như vậy bước vào trận chiến đấu cuối cùng vô cùng quan trọng này, bộ đội tên lửa Phòng không Việt Nam đã có trong tay “bửu bối”: cấm nang đánh B-52. Cẩm nang này đã góp phần làm lệch cán cân lực lượng cho SAM-2 so với B-52.

        Tôi muốn viết đôi dòng về tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Lê Văn Tri: Anh Lê Văn Tri gắn bó với bộ đội Phòng không từ thời kỳ còn kháng chiến chống Pháp, tháng 3/1953 với cương vị là trung đoàn trưởng trung đoàn pháo cao xạ 37mm tham gia chiến dịch Điện Biên lịch sử. Trung đoàn có 6 tiểu đoàn 37 và đó là lý do để mang tên truyền thống, trung đoàn 367. Tháng 9/1954, khi đại đoàn Phòng không 367 được thành lập, anh là đại đoàn phó. Năm 1957, anh được đi đào tạo về tham mưu chỉ huy tại trường Sĩ quan pháo binh ở Liên Xô. Cùng đi đào tạo còn có đồng chí Lê Thanh Cảnh, sau này cũng gắn bó với cơ quan tác chiến Quân chủng và trung đoàn tên lửa rồi sư đoàn Phòng không. Tháng 11/1963, khi thành lập Quân chủng Phòng không -  Không quân, anh Lê Văn Tri là phó tư lệnh Quân chủng, đã có một thời gian lên công tác tại Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu với cương vị cục phó. Năm 1970, đồng chí được giao nhiệm vụ làm tư lệnh Quân chủng cùng với chính ủy Hoàng Phương chủ trì lãnh đạo chỉ huy Quân chủng khi Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai và là người đứng đầu Quân chủng trong chiến dịch quyết liệt đánh trả B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối năm 1972.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2020, 03:32:56 pm

        Anh Lê Văn Tri là người trầm tính, khiêm tốn, sâu sắc trong lãnh đạo chỉ huy, sâu sát đơn vị, thường xuyên đi cơ sở theo dõi chiến đấu. Khi Mỹ xuống thang, chỉ bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, anh thường xuyên có mặt ở Quân khu 4, nơi mà các đơn vị hỏa lực Phòng không - Không quân của Quân chủng phải đối mặt với máy bay Mỹ. Anh Lê Văn Tri là người chỉ huy quân sự am hiểu về kỹ thuật, rất tin tưởng và ủng hộ anh em nghiên cứu kỹ thuật chúng tôi về các đề xuất chống nhiễu cho rađa, tên lửa, nhất là những vấn đề thuộc phạm vi cải tiến kỹ thuật, phải thay đổi những bộ phận của vũ khí trang bị. Chúng tôi thường nói với nhau: Bộ Tư lệnh Quân chủng  đương đầu với các cuộc leo thang chiến tranh phá hoại của Mỹ gồm những anh như Phùng Thế Tài, Đặng Tính, Lê Văn Tri, Nguyễn Văn Tiên, Hoàng Phương, Nguyễn Xuân Mậu, Đỗ Đức Kiên, Đoàn Huyên, Trương Công Cẩn, Hoàng Văn Khánh, Nguyễn Quang Bích..., là những người dám làm và dám cho làm mà trong đó, người quyết đoán là các đồng chí tư lệnh. Mọi thành công của công tác nghiên cứu nhiễu của chúng tôi sẽ không thể có được nếu thiếu sự nhạy bén của những người chỉ huy cao nhất đó của Quân chủng. Khi Quân chủng gặp những khó khăn, ngay cả về lĩnh vực kỹ thuật trong chiến đấu, Bộ Tư lệnh vẫn phải chủ trì đứng ra phát động quân chủng gỡ rối. Tôi rất cảm động khi đọc lại nhận xét của nguyên tư lệnh Phòng không - Không quân Lê Văn Tri viết ngày 26/10/1999 về hoạt động của phòng Nghiên cứu kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân:" Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân do đồng chí Phan Thu làm trưởng phòng trực tiếp nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu nên góp phần vào thắng lợi đánh thắng không quân Mỹ. Tôi đã trực tiếp chỉ đạo và nắm được những đề tài của phòng Nghiên cứu, thường xuyên làm việc với đồng chí Phan Thu".

        Trong quá trình làm nhiệm vụ của mình, tôi thường xuyên được tư lệnh Lê Văn Tri gọi đi cùng xuống các đơn vị. Có những lúc tôi tự cảm thấy mình như là một trợ lý kỹ thuật của tư lệnh vậy. Tôi đã mạnh dạn trực tiếp đề xuất những nhận xét, đánh giá và yêu cầu cho công tác nghiên cứu của mình và từ đó tôi cũng hiểu biết thêm những tâm sự của người cấp trên của mình. Thí dụ vì sao anh đã bỏ được thuốc lào? Có một lần, anh được đến làm việc với Đại tướng Văn Tiến Dũng, bị đại tướng phản ứng gay gắt vì hơi khói và hơi thở đặc mùi thuốc lào của anh. Vì tức quá và với lòng tự trọng dâng cao anh đã quyết tâm bỏ được thuốc lào. Khi kể chuyện này với tôi, anh không hề có gì trách móc thái độ của cấp trên mà còn coi đó là động lực để bỏ thuốc. Có một lần anh gọi tôi cùng đi công tác vào Quảng Bình, vừa vượt sông Gianh thì trời tối, anh đưa tôi về quê anh, một làng hẻo lánh gần bờ phía nam sông. Quê anh còn nghèo lấm, nước ngọt rất thiếu. Một chậu nước ngọt không đầy mà phải làm đủ mọi việc, từ rửa mặt, lau mình đến rửa chân tay. Bà con biết anh về kéo đến thăm rất đông, mang đến cho anh tình cảm mặn nồng của dòng sông quê hương, trong khi máy bay Mỹ vẫn đang ném bom bên bờ bắc. Gia đình anh không ít khó khăn. Anh có bốn người con, ba trai một gái, trong đó có hai cậu con trai khiến anh phải bận tâm nhiều nhất. Cậu con trai lớn thì bị bại liệt trong đợt dịch cúm bại liệt ở Hà Nội những năm đầu của thập niên 60, cậu con trai út thì bị chó dại cắn nên di chứng của sự việc đó đã ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của cậu bé.

        Anh còn nói với tôi là anh rất muốn viết hồi ký về những năm tháng anh tham gia chiến đấu chống Pháp ở vị trí người lính bộ binh và những năm tháng chống Mỹ, anh đã trăn trở nhiều để tìm cách nâng cao sức chiến đấu cho Quân chủng Phòng không - Không quân. Lần lữa mãi, anh chưa viết được. Anh dự định khi nào về nghỉ sẽ viết nhưng lại bề bộn việc gia đình, vợ con đau ốm. Sau khi vợ anh bị xuất huyết não và bỏ anh đi trước, anh vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng của mình. Từ đó, sức khỏe của anh càng giảm sút nhiều và anh đã ra đi sau một thời gian bị tai biến mạch máu não, mang theo những câu chuyện chiến đấu của anh và của những đơn vị anh từng công tác mà anh chưa kịp viết ra.

        Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, anh đã chỉ đạo Không quân ta sử dụng máy bay A-37 thu được của địch khi giải phóng Đà Nẵng, Phan Rang bay vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất góp phần vào sự tan rã nhanh chóng của quân Ngụy ở Sài Gòn. Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, anh được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 4 một cách xứng đáng. Năm 1977, anh lĩnh trách nhiệm xây dựng ngành Kỹ thuật của quân đội ta với cương vị người chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Kỹ thuật, mà sau này Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là đơn vị kế tục. Anh là người có công xây dựng ngành Kỹ thuật quân sự và ngành Công nghiệp Quốc phòng nước ta. Hiện nay, trong lịch sử của Quân chủng Phòng không - Không quân của Tổng cục Kỹ thuật, chúng ta có ít tư liệu về người cán bộ năng nổ, sâu sát chiến đấu và có tính quyết đoán này, anh Lê Văn Tri.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2020, 03:33:28 pm

        Hà Nội, khắc tinh của B-52

        Ngày 16/4/1972, từ 3 giờ sáng đến 16 giờ chiều, Mỹ huy động 270 lần chiếc máy bay trong đó có chín B-52 vào đánh Hải Phòng và pháo hạm phối hợp bắn vào khu vực Đồ Sơn. Ở đây, ta có hai trung đoàn tên lửa 238 và 285 đã đánh trả quyết liệt, phóng đến 93 quả đạn tên lửa nhưng không bắn rơi một chiếc B-52 nào. Cùng ngày, từ 9 giờ đến 10 giờ, Mỹ sử dụng 60 lần chiếc máy bay chiến thuật bay ở độ cao 7 km đến 8 km đột nhập bầu trời phía tây Hà Nội. Bộ đội rađa cảnh giới thông báo nhầm là B-52 vào đánh Hà Nội. Hai trung đoàn tên lửa 261 và 257 bảo vệ Hà Nội cũng đã phóng 36 quả đạn tên lửa, đạn đều vượt mục tiêu, tự hủy. Sau các trận đánh đó, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng họp, kịp thời rút kinh nghiệm, tự phê bình và đã nhắc nhở, phê bình bộ đội. Lúc đó, Quân chủng  cũng có đánh giá, cho là địch có thủ đoạn đánh phá mới, cải tiến các thiết bị gây nhiễu mới mà ta thì chưa thay đổi cách đánh cho phù hợp. Đánh giá như vậy có thể đúng một phần, nhất là riêng đối với trường hợp máy bay cường kích đột nhập bầu trời phía tây Hà Nội. Nhưng sẽ phải trả lời sao đây, chỉ sau đó một thời gian ngắn, vẫn những thủ đoạn và thiết bị gây nhiễu đó của Mỹ, các trung đoàn tên lửa 261, 257 đã đánh những trận tuyệt vời bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 ra ném bom Hà Nội, và ngay tiểu đoàn 72, trung đoàn 285 từ Hải Phòng lên tăng cường cho Hà Nội cũng đã bắn rơi tại chỗ B-52 xuống làng Ngọc Hà. Tất cả cái đó nói lên điều gì?

        Sự kiện B-52 vào đánh Hải Phòng và sự kiện nhầm lẫn B-52 với cường kích vào Hà Nội ngày 16/4/1972 là nghiêm trọng, cần được đưa ra xem xét nghiên cứu. Tuy nhiên thắng lợi sau đó của ta, khi B-52 vào ném bom Hà Nội, đã phần nào làm nhẹ tính nghiêm trọng mà cho đến tận gần đây, tháng 12/2012, khi kỷ niệm 40 năm đánh thắng B-52, các nhà báo vẫn đặt câu hỏi tại sao lại như vậy? Có người đặt vấn đề về trình độ của bộ đội tên lửa ở Hải Phòng kém. Có người còn hỏi đùa: “Có phải tên lửa ta đánh lừa địch để địch chủ quan, ngạo mạn, bẫy địch vào Hà Nội để cất “mẻ lưới” lớn hơn?”. Chẳng phải trình độ tên lửa Hải Phòng kém và cũng chẳng phải là đánh lừa địch gì hết, mà chính là ở đây có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Những nhà khoa học quân sự Phòng không - Không quân nên đặt lên bàn xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho tương lai.

        Tôi xin mạnh dạn nêu lên một vài suy nghĩ như sau:

        • Thứ nhất là, máy bay B-52 vào đánh Hà Nội, xuất hiện nhiều điểm yếu hơn so với khi vào đánh Hải Phòng. Khi B-52 vào đánh Hà Nội, chúng ta đã tận dụng được và làm sâu sắc hơn những điểm yếu đó, khiến B-52 không kịp xoay sở (những điểm yếu này khi B-52 vào Hà Nội sẽ được phân tích, làm rõ hơn ở đoạn tiếp theo). Trong khi B-52 vào đánh Hải Phòng lại không xuất hiện những điểm yếu đó, hoặc nếu có thì không rõ ràng. Do vậy, khi B-52 vào Hải Phòng, B-52 được nhiễu ngoài đội hình của EC-121, EA6A và hạm tàu vào gần hơn, yểm hộ hiệu quả hơn nên cường độ nhiễu cũng nặng hơn. Nhiễu quá nặng khiến ta khó bắt được B-52 để đánh bằng phương pháp bắn đón. Nhiễu B-52 trùng khớp với nhiễu ngoài đội hình cả về góc tà và góc phương vị, khiến ta không phân biệt được dải nhiễu ngoài đội hình và dải nhiễu trong đội hình nên khó chọn đúng dải nhiễu của B-52 để đánh bằng phương pháp 3 điểm. Ở Hà Nội còn có 2 tiểu đoàn được trang bị rađa K8-60 và sau lễ Noel, các rađa K8-60 trên yếu địa Hà Nội đều được sử dụng để bắt B-52 phục vụ cho chỉ huy.

        • Thứ hai, đường bay B-52 đánh Hải Phòng, vào nhanh, ra nhanh và hầu hết là trên biển, rất khó triển khai cách đánh mà Cẩm nang đánh B-52 đã đề ra. Đường bay B-52 vào đánh Hà Nội đúng như ta đã dự đoán, theo hướng tây nam, tây bắc là chính, cũng có trường hợp theo hướng đông bắc, có các điểm kiểm tra nhất định, B-52 bay một đoạn bay dài trên đất Thái Lan, ta có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

        • Còn đối với trường hợp máy bay chiến thuật bay ở độ cao 7 km - 8 km xâm nhập từ phía tây vào Hà Nội, cả hai trung đoàn tên lửa 261 và 257 đều bắn đến 36 quả đạn nhưng không bắn trúng chiếc máy bay nào là do bị nhầm lẫn là B-52 nên đã sử dụng cách đánh B-52, trong khi địch sử dụng máy bay chiến thuật, bay rất cơ động với tốc độ lớn và máy gây nhiễu ALQ-87 có công suất lớn, tên lửa ta phát sóng không bắt được mục tiêu; còn khi sử dụng bám sát dải nhiễu để bắn bằng 3 điểm thì đã không bám sát chính xác đúng được vào dải nhiễu của một chiếc máy bay, trong khi địch bay với đội hình tốp cách tốp và chiếc cách chiếc xa nhau hơn.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2020, 04:12:38 pm

        Tôi nghĩ, sự thất bại của ta trong hai trận địch đánh vào Hải Phòng và Hà Nội ngày 16/4/1972 là ở trong tình huống khác với khi Mỹ đưa B-52 vào đánh Hà Nội cuối năm 1972.

        • Đối với Hà Nội, thiên thời địa lợi của Hà Nội, đã tạo thêm sức mạnh cho SAM-2 và giảm đi nanh vuốt của con "ngáo ộp" B-52. Một điều thú vị là, khi B-52 vào đánh Hà Nội, thiên thời địa lợi đã không ủng hộ B-52. Vì sao vậy? Vì rằng, Hà Nội ở sâu trong đất liền, khi B-52 càng bay vào thì góc tà của nó càng bị nâng cao, nên đã thoát ra khỏi sự yểm trợ của các cơ sở gây nhiễu từ xa ngoài đội hình như nhiễu của máy bay EB-66, EC-121, EA6A và hạm tàu, luôn giữ ở góc tà thấp, khiến B-52 lúc này chỉ còn dựa vào máy gây nhiễu của bản thân, tạo điều kiện cho rađa tên lửa SAM-2 bắt được B-52. Mặt khác, do các dải nhiễu B-52 đã thoát ra khỏi dải nhiễu ngoài đội hình, với đội hình bay của tốp B-52 rộng hơn so với đội hình của tốp máy bay cường kích nên dải nhiễu của B-52 thường bị tách dải, dải nhiễu xuất hiện rõ và gọn hơn. Trong trường hợp đó, chỉ cần phải chọn dải nhiễu góc tà hoặc điểm ngắm của dải nhiễu góc tà sao cho phù họp với dải nhiễu góc phương vị để thống nhất vào một chiếc B-52 mà thôi.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86790876_595355377861013_5992797357354254336_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeG2mkxV4HrxkYW87gXoWFZM_OlBfB74cv_K7hvfY3iVQ6MnC3nvTtchK5uBXfB0wYQSHZXLpPJcUZvgs9IuWLPV3gvRfQOgOBA3CsVPcKOBEQ&_nc_ohc=7CinZm-J81sAX961z3L&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=20263ffec62ad38e4df36c33f969d680&oe=5EC25B4F)
Hình 44 - Càng vào gần, B-52 càng tách khỏi sự yểm trợ nhiễu ngoài đội hình.

        Về nhân hòa thì phải khẳng định quyết tâm của phía Việt Nam từ trên đến dưới một lòng quyết tâm bắn rơi B-52. Còn về phía Mỹ, sau trận B-52 vào đánh Hải Phòng và máy bay chiến thuật bay giả B-52 vào Hà Nội ngày 16/4/1972, SAM-2 của ta đã bắn nhưng không rơi một chiếc máy bay nào càng làm cho Mỹ ngạo mạn.

        Nhà sử học không quân Mỹ Greenwood đã viết: "Năm trận đánh của B-52 hồi tháng 4 năm 1972, đặc biệt trận đánh Hải Phòng đã làm mê hoặc các nhà hoạch định chính sách Mỹ”. Các tướng lĩnh ở Lầu Năm góc đưa ra những lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột: "Bằng kỹ thuật điện tử, không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống rađa Bắc Việt, có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương” - “Giờ đây không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi vào chỗ không người” - “B-52 chi có thể bị rơi do thời tiết hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của bộ đội Phòng không - Không quân Bắc Việt”. Sự kiêu ngạo của Mỹ đã làm hại B-52 và các phi công lái B-52 vào đánh Hà Nội sau đó.

        Một thuận lợi lớn nữa cho SAM-2 và Hà Nội là từ 9/9/1972 đến 7/10/1972, các rađa cảnh giới dẫn đường P-35, PRV-11, P12 đã được tiến hành một đợt cải tiến kỹ thuật, góp phần phát hiện sớm B-52 giúp cho SAM-2 và Hà Nội chủ động sẵn sàng chiến đấu. Nói đến vai trò của binh chủng rađa đối với việc bắt B-52 phải kể đến giai đoạn luyện tập bắt B-52 dưới một khẩu hiệu nổi tiếng “vạch nhiễu tìm thù” của binh chủng  rađa, mà tư lệnh binh chủng Lương Hữu Sắt là người đã tổ chức một cách quyết liệt và khoa học cho trắc thủ rađa từ những năm 1967-1968. Tư lệnh binh chủng rađa Lương Hữu Sắt là người rất chín chắn và rất kiên định với các quyết định của mình. Khi địch leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ 2, cục trưởng cục Kỹ thuật Lương Hữu Sắt là người đã đôn đốc và tự mình bám sát chiến đấu để bảo đảm kỹ thuật cho tên lửa, sửa chữa khí tài và bảo đảm đạn cho bộ đội tên lửa chiến đấu đánh B-52.

        Tất cả những điều đó khiến SAM-2 được tăng điểm so với B-52. Hà Nội đã trở thành khắc tinh của B-52.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2020, 04:21:38 pm
     
       “ANH CHÀNG CỔ LỖ SĨ” VẠCH MẶT B-52!

        Người đặt tên một loại rađa là “anh chàng cổ lỗ sĩ” là thiếu tướng Nguyễn Xuân Mậu (nay là trung tướng), nguyên phó chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân. Trong hồi ký Bảo vệ bầu trời do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 1982, ở trang 304, ông viết: "Rõ rằng, dù phương tiện chiến tranh có phát triển hiện đại đến đâu, đôi khi một biện pháp thô sơ cũng góp phần làm nên chiến thắng. Xuất phát từ suy nghĩ như thế, đồng chí Phan Thu đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Tư lệnh Quân chủng cho sứ dụng loại rađa thuộc thế hệ sắp đưa vào bảo tàng, dùng để bắt B-52. Và kết quả thật bất ngờ! Trong chiến dịch 12 ngày đêm, chính loại máy này đã bắt được B-52 dễ dàng hơn các loại máy khác, bởi hai lẽ:

        Một là, trong khi nghiên cứu chế tạo máy gây nhiễu, những nhà khoa học Mỹ đã không đếm xỉa gì đến cái anh chàng “cổ lỗ sĩ” ấy.

        Hai là, đây mới là chủ yếu - rằng chúng ta đã biết sắp xếp cho anh chàng này đứng đúng vị trí của mình (đúng như thế nào - đó là điều bí mật quân sự, mong bạn đọc thông cảm) nên mắt thần của anh chàng lạc hậu đó đã sáng trở lại, dễ dàng rọi lên tận chín tầng mây vạch nhiễu, nhìn rõ B-52 để báo cho tên lửa ta tiến công chúng”.

        Đài rađa đó, cái “anh chàng cổ lỗ sĩ" đó, có tên là rađa K8-60 trang bị cho pháo Phòng không tiểu cao 57mm. Anh Nguyễn Xuân Mậu thi vị hóa, gọi nó là anh chàng “cổ lỗ sĩ” chứ thực ra nó là loại hiện đại thời bấy giờ, nó còn hiện đại hơn cả rađa COH-9A vì nó chính là rađa COH-9A nhưng có thêm một tần số làm việc ở dải sóng 3cm.

        Hiện nay, không còn yếu tố bí mật nữa, tôi xin được trình bày đôi nét về đề tài cải tiến lắp truyền phần tử mục tiêu từ rađa K8-60 sang đài điều khiển tên lửa SAM-2.

        Việc chuẩn bị đánh B-52 đã được Quân chủng Phòng không - Không quân bắt đầu từ năm 1968, tuy thời gian này, máy bay B-52 chưa ra đánh phá miền Bắc Việt Nam. Việc trinh sát, phân tích nhiễu B-52 cũng được tiến hành ngay từ khi trong tay chúng ta chưa có một xác máy bay B-52 nào để đối chứng chính xác về các thiết bị trinh sát và gây nhiễu trên máy bay B-52. Nhưng qua kết quả trinh sát nhiễu suốt từ năm 1968 đến năm 1970 của đại đội trinh sát nhiễu bố trí Ở Cà-Ròn Km54 đường 20, khi B-52 vào đánh các trọng điểm trên tuyến đường 559, chúng tôi phát hiện B-52 không gây nhiễu đối với các rađa của lực lượng Phòng không mặt đất làm việc ở dải sóng 3cm. Trong khi đó, trang bị của chúng ta lại có một loại rađa pháo làm việc ở dải sóng đó. Phát hiện đúng sơ hở này của Mỹ, phòng Nghiên cứu Kỹ thuật đã đề xuất một đề tài cải tiến kỹ thuật để giúp rađa tên lửa SAM-2 chống nhiễu B-52. Việc ghép hai loại rađa phải đảm bảo chính xác về phần tử mục tiêu, thuận tiện trong thao tác và không làm ảnh hưởng đến các chế độ làm việc của bộ khí tài tên lửa. Tôi được giao chỉ đạo và triển khai đề tài cải tiến này, có sự tham gia của của các anh: Hoàng Văn Khoa, Hoàng Thế Kỳ, Nguyễn Văn Tham, Nguyễn Quý Quốc, Trịnh Ngọc Xiển, La Văn Sàng. Họ đều là các kỹ sư của phòng Nghiên cứu Kỹ thuật, Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Nội dung cải tiến được lắp ở 3 nơi: trong xe rađa K8-60, trong xe điều khiển (xe PA) và trên nóc xe thu phát (xe YA) của SAM-2. Việc truyền phần tử được tự động, thông qua một hệ thống selsyn phát selsyn thu và selsyn biến thế.

        Để đề tài cải tiến được chấp nhận và đưa vào phục vụ chiến đấu phải trải qua nhiều công đoạn, có sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng. Quá trình đó đã được thực hiện như sau:

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86698518_595355841194300_2351906125441400832_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeGw8RFhMq9EjGwHgo2RfDUkRsHndLneQ8nquXw8HwyBwDXdUiMt8EaOoYLqKohSAIRJVsiUJ8fkeblTcqy0G_FQiE_wQI9K5MeW5WlR3R3gOQ&_nc_ohc=G3MRuCemhFkAX-K6MGP&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=75af5631d527ee6d3a8005611b2f21b7&oe=5EC65C18)
Hình 45 - Sơ đồ liên hệ giữa rađa K8-60, xe thu Phát (PA) và xe điều khiển (YA)

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86790876_595355851194299_8279563599307866112_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeEcUG0bGKg8whhix1YVJHUkQ6oiEwOvnia3Pi_o-dl4iNPs7lKv5IUAB2gdaG2lA83Yrnx4Fx-qQRvP5eQwLYG0KoOro-GxOpv-mEZ9Yyyxog&_nc_ohc=9WFyp5W7K2kAX9Xp6n0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=ec1b69614fa44d1ddefbec8b53f1ba75&oe=5EC9F1CB)
Hình 46 - Sơ đồ mạch điện giữa rađa K8-60 với xe thu phát và xe điều khiến.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2020, 04:23:06 pm
     
       1- Triển khai thử nghiệm:

        a- Việc thiết kế và chế tạo bộ cải tiến đầu tiên, hoàn toàn là do tổ đề tài của phòng Nghiên cứu Kỹ thuật thực hiện. Bộ khí tài được chọn lắp thử nghiệm là bộ khí tài của tiểu đoàn 76, trung đoàn 257, được kéo về làm ở sân bay Bạch Mai.

        b- Sau khi thử nghiệm thành công bước đầu ở tiểu đoàn 76, tháng 2/1972 Bộ Tư lệnh quân chủng cho đưa vào tiểu đoàn 89, trung đoàn 274, lúc đó bố trí ở Quảng Bình để cùng tham gia chiến đấu với tiểu đoàn 89, đồng thời kiểm nghiệm khả năng bắt B-52, chống nhiễu B-52 và chống tên lửa Shrike. Ngày 30/3/1972, tiểu đoàn 89 cơ động về trận địa ở Cổ Kiềng để nghiên cứu đánh B-52. Bộ khí tài tiểu đoàn 89 lúc đó đã được cải tiến lắp ráp bộ phận nhận phần tử mục tiêu của rađa K8-60. Sau khi lắp ráp hệ thống truyền phần tử mục tiêu cho tiểu đoàn 89 xong, tôi cho anh em rút về, chỉ còn tôi và anh Hoàng Thế Kỳ ở lại cùng tham gia chiến đấu với tiểu đoàn 89. Tôi thường trực ở đài điều khiển còn anh Hoàng Thế Kỳ thường trực ở rađa K8-60. Để phần tử của rađa K8-60 và đài điều khiển tên lửa thống nhất với nhau thì trong công tác chuẩn bị chiến đấu phải lấy hướng chuẩn chung giữa ăng-ten rađa K8-60 và ăng-ten của xe thu phát rađa tên lửa, thông qua việc thống nhất đường ngắm của hệ thống quang học PA-00 và đường ngắm của ăng-ten rađa K8-60. Đường ngắm quang học của ăng-ten rađa K8-60 đã được hiệu chuẩn ở nhà máy sản xuất còn đường ngắm quang học của PA-00 thì đã được hiệu chuẩn thống nhất giữa trục điện của rađa tên lửa và trục quang của hệ thống PA-00 bằng máy bay thử nghiệm khi lắp hệ thống PA-00 lên nóc của xe thu phát.

        Trong thời gian gần hai tháng (22/2/1972 - 6/4/1972), rađa K8-60 đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có hai lần bắt được B-52, cự ly bắt được mục tiêu xa nhất là 65km, trung bình 35km đến 45km, bám sát tự động từ cự ly 30km. Dưới đây là một số trận mà rađa K8-60 đã phục vụ tiểu đoàn 89 bắt và bắn máy bay địch:

        • 15 giờ 30 ngày 2/4/1972, thông báo mục tiêu ở cự ly 45 km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 42 km, khi máy bay đến cự ly 30 km thì rađa K8-60 bám sát mục tiêu tự động truyền phần tử sang đài điều khiển tên lửa, phát sóng ở cự ly 26 km, phóng đạn ở cự ly 23km.

        • 14 giờ ngày 4/4/1972, thông báo mục tiêu ở cự ly 70 km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu 68 km, độ cao 8 km truyền phần tử cho đài điều khiển. Đài điều khiển phát sóng bất được mục tiêu ở cự ly 45km, phóng đạn ở cự ly 42 km, máy bay B-52 bay vào đến cự ly 32km thì bay ra. Tốp này có ba tiểu đoàn cùng đánh (89, 67, 64). Rađa K8-60 thấy rõ ba mục tiêu B-52, sau khi đánh chỉ còn ba mục tiêu.

        • 2 giờ ngày 5/4/1972, thông báo mục tiêu ở cự ly 70km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 65km, độ cao 9km. Sau khi nhận phần tử của K8-60, đài điều khiển phát sóng bắt được mục tiêu ở cự ly 40km. Trận này cấp trên không cho đánh.

        • Ngày 6/4/1972, rađa K8-60 phục vụ đánh 4 trận:

        + 8 giờ, thông báo mục tiêu ở cự ly 40km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ớ cự ly 35km, bám sát tự động từ cự ly 30km, độ cao 4km truyền phần tử mục tiêu cho đài điều khiển, đài điều khiển bị nhiễu nặng, phát sóng không bắt được mục tiêu, thực hiện phương pháp bắn bằng 3 điểm bám sát dải nhiễu, kết hợp so kim phần tử K8-60, bắn 2 đạn.

        + 10 giờ, thông báo mục tiêu ở cự ly 41km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 37km, bám sát tự động từ cự ly 33km, độ cao 3km truyền phần tử mục tiêu sang đài điều khiển phát sóng bắt được mục tiêu ở cự ly 31km, phóng một đạn ở cự ly 25km.

        + 11 giờ 40, thông báo mục tiêu ở cự ly 40km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 30km truyền phần từ mục tiêu cho đài điều khiển phát sóng bắt được mục tiêu ở cự ly 25km, phóng một đạn ỡ cự ly 23km.

        + 14 giờ 20, thông báo mục tiêu ở cự ly 43km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 39km, bám sát tự động từ cự ly 32km truyền phần tử cho đài điều khiển phát sóng, bắt được mục tiêu ở cự ly 25km, phóng 2 đạn, quả 1 ở cự ly 23km.

        • Qua đó, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét:

        + Rađa K8-60 bắt được mục tiêu rất tốt, kể cả khi bắt máy bay cường kích hay bắt máy bay B-52 và không hề bị tên lửa Shrike bắn vào. Vì vậy, anh Thức lúc đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 89 đã cho rađa K8-60 mở máy, phát sóng đàng hoàng từ xa nên đã thông báo mục tiêu rất chính xác cho tên lửa chọn thòi cơ phát sóng thích hợp.

        + Hệ thống truyền phần tử mục tiêu giữa rađa K8-60 và đài điều khiển thiết kế ổn định, chính xác nên từ phần tử của rađa K8-60 truyền sang, đài điều khiển tên lửa sau khi so kim thống nhất, phát sóng bắt được ngay mục tiêu.
 
        c- Trên cơ sở kết quả thử nghiệm ở tiểu đoàn 89, trung đoàn 274, tháng 6/1972 tư lệnh Lê Văn Tri chỉ thị triển khai, theo mẫu đã thử nghiệm kết quả, nhân lên 6 bộ nữa cho khu vực Hà Nội để chuẩn bị đối phó với B-52. Để thực hiện kế hoạch đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã đề nghị Tổng cục Hậu cần giúp đỡ. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện giao nhiệm vụ cho nhà máy V-119, lúc đó do anh Trần Trọng Toản làm giám đốc. Cho đến tháng 9/1972, nhà máy Z-119 mới chỉ làm được một bộ, cộng với bộ cải tiến do phòng Nghiên cứu Kỹ thuật làm trước đó thì ở khu vực Hà Nội mới có 2 bộ khí tài được cải tiến. Đó là bộ khí tài của tiểu đoàn 57, trung đoàn 261 và bộ khí tài của tiểu đoàn 79, trung đoàn 257. Tiểu đoàn 79 đã đưa bộ khí tài đã được cải tiến vào trực ban chiến đấu từ tháng 9/1972. Trong trận đánh máy bay cường kích của không quân Mỹ vào Hà Nội ngày 6/10/1972, rađa K8-60 đã 3 lần phát hiện mục tiêu, trong đó một lần từ cự ly 60km, một lần từ cự ly 50km, một lần từ cự ly 30km và đều tự động bám sát mục tiêu tốt. Thời gian này, tiểu đoàn 79 chưa sử dụng phần tử của rađa K8-60.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2020, 06:12:24 pm

        2- Kiểm nghiệm độ chính xác của đề tài cải tiến:

        Để chuẩn bị việc đưa bộ khí tài đã được cải tiến vào sử dụng trong chiến đấu, nhất là phục vụ đánh B-52, việc khẳng định độ chính xác và độ tin cậy của bộ khí tài cải tiến là quan trọng để củng cố lòng tin cho người sử dụng. Được phép của Bộ Tư lệnh Quân chủng, ngày 19/11/1972 (trước ngày B-52 vào đánh Hà Nội đúng 1 tháng), phòng Nghiên cứu Kỷ thuật Quân chủng đã tổ chức một hội nghị tại chỗ ở tiểu đoàn 79, lúc đó bố trí trận địa ở gần cầu Mai Lĩnh, Hà Đông. Máy bay để kiểm tra là một IL-18 và một Mig-21 bay riêng rẽ vào hai thời điểm khác nhau. Tại hội nghị này, có mặt phó Tham mưu trưởng Quân chủng Vũ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự Hoàng Đình Phu, một số đại diện cục Quân giới Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh rađa, cục Kỹ thuật tên lửa Quân chủng. Cuộc thử nghiệm được diễn ra như sau:

        Lúc đầu rađa tên lửa chưa phát sóng, chỉ có rađa K8-60 phát sóng bắt mục tiêu, bám sát tự động mục tiêu từ 35km và truyền phần tử mục tiêu sang xe điều khiển của tiểu đoàn 79, trắc thủ góc tà và góc phương vị của đài điều khiển bám sát mục tiêu bằng phương pháp so kim thống nhất với phần tử mục tiêu do rađa K8-60 truyền sang. Đến cự ly 28km thì tiểu đoàn trướng tiểu đoàn 79 hạ lệnh cho đài điều khiển phát sóng. Kết quả, mọi người đều thấy, tín hiệu phản xạ mục tiêu xuất hiện đúng giữa đường ngắm của màn hiện sóng góc phương vị và của màn hiện sóng góc tà, trắc thủ đài điều khiển tên lửa vẫn tiếp tục so kim và mọi người quan sát xem tín hiệu phản xạ mục tiêu có bị sai lệch với các đường ngắm hay không? Sau một thời gian, tiểu đoàn trường lại hạ lệnh cho đài điều khiển tên lửa bám sát tự động mục tiêu và mọi người quan sát xem các bộ kim của góc tà và góc phương vị trên khối selsyn có trùng khớp hay không. Thật là bất ngờ, nhất là đối với máy bay IL-18, với tốc độ bay tương đương như B-52, thì sự ăn khớp rất khít với nhau. Còn đối với Mig-21, hai kim có dao động đôi chút khi máy bay vào gần dưới 10km, sai số chỉ là 1 - 2 ly giác do máy bay Mig-21 bay cơ động.

        Hội nghị tại chỗ đã kết luận đánh giá như sau: a- Đánh bằng phương pháp 3 điểm vào tốp máy bay mang máy gây nhiễu, như B-52 chẳng hạn, nếu bám sát theo so kim với phần tử mục tiêu của K8-60 sẽ chính xác hơn bám sát vào dải nhiễu, vì bám sát theo so kim với phần tử của rađa K8-60 chắc chắn là bám sát vào chiếc máy bay còn bám sát theo dải nhiễu dễ bị bám sát vào tốp máy bay, nhất là khi dải nhiễu chưa tách dải, thường xảy ra đối với góc tà của tốp B-52.

        b- Do cánh sóng của rađa K8-60 rất hẹp (1,4 độ) nên khả năng chống nhiễu địa vật của rađa K8-60 rất cao, có điều kiện bắt mục tiêu bay qua vùng đồi núi hoặc bay thấp.

        c- Trong tình hình gây nhiễu của quân đội Mỹ những năm 1970-1972 ở chiến trường Việt Nam, rađa K8-60 chưa bị nhiễu nên hoạt động bắt mục tiêu rất bình thường và không bị tên lửa Shrike bắn vào vì tên lửa Shrike chỉ làm việc ở dải sóng 10cm.

        3- Anh chàng "cổ lỗ sĩ” tham chiến, vạch mặt B-52:

        Đưa anh chàng "cổ lỗ sĩ” vào tham gia cuộc chiến đã phục vụ tên lửa SAM-2 bắt B-52, góp phần vạch mặt B-52.

        Trong 12 ngày đêm B-52 vào đánh Hà Nội, các rađa K8-60 trang bị cho tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 đã nhiều lần bắt được B-52 và đóng vai trò quan trọng chỉ dẫn chính xác vị trí B-52 cho đài điều khiển tên lửa bất B-52 và đánh B-52. Rađa K8-60 ở tiểu đoàn 57 đã 18 lần và rađa K8-60 ở tiểu đoàn 79 đã 12 lần phục vụ đài điều khiển tên lửa bắt B-52. Những số liệu này chúng tôi ghi lại từ sổ ghi chép chiến đấu của hai đài rađa K8-60, đã phối thuộc với tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 suốt 12 ngày đêm của chiến dịch.

        Tài liệu Lịch sử bộ đội tên lửa Phòng không (1965-2005) - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (Hà Nội, 2005), trong phần viết về các trận đánh B-52 của tiểu đoàn 79 đêm 20/12/1972 và đêm 26/12/1972, đã ghi nhận: "tiểu đoàn 79 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chiến chỉ huy đã sử dụng phần tử của rađa K8-60 phát sóng bắt được B-52, chuyển sang đánh bằng phương pháp bắn đón, bắn rơi tại chỗ hai B-52”. Ngoài ra, theo thông tin do phó tiến sĩ Trần Xuân Nam, công tác ở Học viện Phòng không viết ở trang 58 trong tập san thông tin chuyên đề Kỷ niệm 25 năm chiến thắng B-52 (số tháng 12/1997) của Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Môi trường Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô cùng phát hành, thì tiểu đoàn 79 đã có trận đánh B-52 hoàn toàn bằng phần tử mục tiêu do rađa K8-60 truyền đến và được công nhận đã bắn rơi B-52.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2020, 06:19:40 pm
       
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86757037_595983011131583_9008668996844650496_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHIcD6cg0_ps9t6XrsSp4ydbXTrBZh43sqU7BVQQjh-pj_snZsoEf3na-Uolmva7l1UoGW6RoXJ4ObIghiXYdEUcaVLGl4yGiUcI_EoBE3vlQ&_nc_ohc=K9FtqdATPcMAX9FVwwM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d978309895287ad4c72c7eb8f777fbae&oe=5ECE1A94)
Hình 47 – Dải nhiễu tốp B-52

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86457077_595983014464916_4687526228817608704_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGH8yswAPQxV98PXXUyjg1jyvOwwRIDpFjMyf55zzCFJTX5200Jf_BxTgIivIFQtb8-g067yssh1fW6CGMi2SwvC_sYk883sTXkthKKHxVlbA&_nc_ohc=XqfxtUouS-gAX_ai2Lt&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=4214b25c90803f62b1b547bd79d97399&oe=5EBFDBAD)
Hình 48 – Dải nhiễu tốp B-52 trên màn góc tà (trên màn góc phương vị.)

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86934486_595983017798249_3845231774263148544_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEbjoe7oq-qqopI3_KpFJGrbFPMkxXeVkjUi0b93FoXoqBXDy3LGrCIBH4nbxM0KLmwFkWPwMqnuAWltfqawbBx-oBtua3lLlYh7v-0CSj6_A&_nc_ohc=7FdwGkz-JBgAX9dT5oe&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=35345973c7e745d59779f0a20d83477d&oe=5ECA2556)
Hình 51 - Nhiễu tốp B-52 đã tách dải.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86686872_595983064464911_5649481010564300800_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeE_2pKBlsxreCGgo5T05eJAmf08-jUE3N0yBKRUwoQREe5GcYbBASRoyk6c605bhTrw7aF2w2ez-CtJ6tgIsxHGE0ulUxxXUtTJQSfvxiIIaA&_nc_ohc=ybsCs0GG_B8AX987H2t&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=634f3c9479b552a63eadf5525fbb4cfe&oe=5EB60DD5)
 Hình 52 - Tín hiệu B-52 nối trên nền thành 3 dải nhiễu của 3B-52 (góc). Nhiễu của chiếc B-52 bay giữa tốp.



Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2020, 06:20:24 pm

        Hình ảnh trên đây được chụp tại tiểu đoàn 79, trung đoàn 257 đêm 20/12/1972: một ảnh chụp màn góc tà, một ảnh chụp màn góc phương vị sau khi đài điều khiển nhận được phần tử mục tiêu B-52 do rađa K8-60 truyền sang và đã so kim thống nhất. Khi đó, rađa K8-60 đang bắt và bám sát chiếc B-52 bay giữa đội hình.

        Trong hồi ký của anh hùng Lưu Huy Chao có tên là Chúng tôi và Mig-17 ở trang 382, đã dựa theo bản thành tích chiến công của anh hùng Nguyễn Văn Phiệt, tiểu đoàn trướng tiểu đoàn 57, viết như sau:

        "... Tại trận địa Đại Đồng, trong điều kiện nhiễu điện tử nặng, có rađa K8-60 bổ trợ, chỉ trong 5 phút, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy tiểu đoàn 57 đánh hai trận (mỗi trận bắn một quả đạn) bắn rơi 2 B-52 (một chiếc rơi tại chỗ)...”. Như vậy, ở tiểu đoàn 57, rađa K8-60 cũng góp phần bổ trợ tên lửa bắn rơi B-52.

        Trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh B-52, tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 là hai tiểu đoàn đánh chắc tay, có hiệu suất chiến đấu cao, không hề bị Shrike của địch bắn vào. Các trận bắn rơi B-52 của hai tiểu đoàn này đều có dấu ấn góp phần của rađa K8-60.

        Trong hội nghị rút kinh nghiệm đánh B-52 đêm Noel 24/12/1972, tại sở chỉ huy Quân chủng ở hầm trong núi chùa Trầm, tư lệnh Lê Văn Tri đã chỉ thị cho tất cả các rađa K8-60 nằm trên địa bàn Hà Nội, từ 25/12/1972 phải mở máy bắt B-52. Nếu phát hiện được B-52 thì phải thông báo ngược về sở chỉ huy trung đoàn, sư đoàn và quân chủng.

        Do đặc điểm riêng của tín hiệu phản xạ của B-52 trên màn hiện sóng của rađa K8-60 nên rađa K8-60 còn có khả năng phân biệt B-52 thật với các máy bay chiến thuật giả B-52.

        Đánh giá của thường vụ và Bộ Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân, đánh giá của nguyên phó chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu trong tập hồi ký Bảo vệ bầu trời, hai huân chương chiến công hạng nhất và hạng nhì cho cá nhân và tập thể về đề tài cải tiến rađa K8-60 và hai huân chương chiến công hạng nhất và hạng ba cho đại đội trinh sát nhiễu phục vụ báo động B-52 cùng với những phát biểu của nhiều nhân chứng lịch sử đã nói lên đầy đủ hơn những lời giải thích về hiệu quả công tác trinh sát nhiễu và hiệu quả của đề tài cải tiến rađa K8-60.

        Thành công của đề tài cải tiến rađa K8-60 là thành công của tập thể có sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh quân chủng , có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ chiến sĩ ở đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu, ở phòng Nghiên cứu Kỹ thuật; của nhà máy V-119; của hai trung đội rađa K8-60 đã cùng tham gia chiến đấu suốt 12 ngày đêm trong đội hình chiến đấu của tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 và cũng có những đóng góp khác cho thắng lợi chung của chiến dịch, trong đó còn có vai trò quan trọng của anh Đỗ Phúc, trưởng phòng Khoa học Quân sự, anh Lê Tư, trưởng phòng Quân báo, là các thủ trưởng cấp trên trực tiếp đã giúp đỡ và chỉ đạo sát sao đối với chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu nhiễu, chống nhiễu.

        Rất tiếc là suốt thời gian tổ chức kỷ niệm 40 năm đánh thắng B-52 năm 2012 vừa qua, hội thảo khoa học, các buổi giao lưu mừng chiến thắng, phim thời sự nhiều tập các phương tiện thông tin đại chúng không hề nói về trinh sát nhiễu và cải tiến rađa K8-60. Như vậy là đã bỏ qua một sự thật lịch sử và không đúng với những gì mà nhiều tư liệu đã xác nhận về các sự kiện đó.

        Đài truyền hình VTV đã đưa vấn đề này vào buổi giao lưu cuối cùng trên VTV1 đêm 29/12/2012 lấy tên là: “Hà Nội 12 ngày đêm - Khát vọng và vinh quang” mà các anh chị trong đài đã dày công xây dựng. Những người trong cuộc chúng tôi rất cảm ơn đài truyền hình VTV đã sưu tầm và không bỏ qua một sự thật lịch sử đã góp phần vào chiến thắng chung.

        Việc cải tiến này là một bất ngờ đối với Mỹ. Sau chiến dịch 12 ngày đêm chống tập kích đường không bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tôi có dịp đi cùng cơ quan tình báo của ta, lúc đó là cục 2, đến nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội để hỏi cung tù binh. Tôi đã hỏi một sĩ quan điện tử trên B-52: “Khi bay vào đánh Hà Nội, anh có thu được rađa mặt đất làm việc ở dải sóng 3cm không?” Anh ta trả lời: “Thưa ngài có.” - Tôi lại hỏi: "Anh đã xử lý thế nào?” - Trả lời: “Tôi không quan tâm đến nó vì đó là một rađa của loại pháo Phòng không tầm thấp, không uy hiếp gì đến B-52”. Anh ta còn tiết lộ các phương án mà anh ta đã sử dụng để gây nhiễu SAM-2 và các rađa khác làm việc ở dải sóng 10cm, trong đó không hề có phương án nào gây nhiễu dải sóng 3cm của rađa Phòng không dưới mặt đất cả.

        Máy bay B-52 chỉ có một máy gây nhiễu ALR-18 làm việc tự động ở dải sóng 3cm mà ăng-ten của nó được đặt ở phía đuôi máy bay để gây nhiễu cho rađa của Mig-21.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2020, 06:21:57 pm

        Thế là đã rõ, Mỹ đã bất ngờ về việc ta đã sử dụng rađa K8-60 của pháo Phòng không phục vụ cho SAM-2 bắt B-52 và chống nhiễu, chống Shrike. Câu trả lời của tên tù binh Mỹ còn chứng tỏ Mỹ hoàn toàn biết về việc hai trung đoàn tên lửa SAM-3 của ta chưa về đến Việt Nam, có nghĩa là chưa tham chiến. Tại sao mà Mỹ biết được điều đó thì đây còn là một dấu hỏi. Tôi nghĩ khi nói về rađa của một loại pháo Phòng không tầm thấp, có thể tên tù binh đó nói về rađa của pháo Phòng không tự hành 23mm có tên là ZSU-23 của Liên Xô mà ta đã được trang bị từ lâu. Rada K8-60 mới đưa sang Việt Nam, có thể lúc đó Mỹ chưa biết.

        Sau thất bại này, có thể Mỹ đã hiểu hết tất cả. Nhưng nếu công nhận đã để bỏ lọt một dải tần số không gây nhiễu thì chẳng nhẽ tình báo, trinh sát của Mỹ lại kém như vậy sao! Chẳng nhẽ lại thừa nhận điểm yếu kém này của B-52 sao! Vì vậy Mỹ chỉ giải thích là B-52 bị bắn rơi vì bị hở sườn khi bay vòng ra là xuôi tai và dễ dàng nhất.

        Hiện nay, ở bộ khí tài tên lửa SAM-2M có tên là Volga (SA- 75M), ta thấy ngoài đôi ăng-ten làm việc ờ dải sóng 10cm như loại tên lửa SAM-2 cũ có tên là Dvina (SA-75) còn có thêm đôi ăng-ten nữa làm việc ở dải sóng khác, phải chăng các nhà thiết kế tên lửa đã rút kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam?

        Hôm nay, khi viết lại những dòng bút ký này, tôi có 3 điều luyến tiếc:

        Thứ nhất là, nếu đề tài cải tiến này được triển khai sớm hơn và nỗ lực hơn thì số tiểu đoàn tên lửa được trang bị thêm rađa K8-60 sẽ nhiều hơn, việc đánh B-52 có thể sẽ hiệu quả hơn. Việc này không phải là không thể, vì trong 6 tháng từ khi có lệnh của Bộ Tư lệnh Quân chủng cho triển khai mở rộng, chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế, chứ không chỉ thêm được có một bộ cải tiến mà V-119 đã hoàn thành.

        Thứ hai là, khi biết tiến độ lắp ráp cho tên lửa không thể kịp thời gian đảm bảo số lượng cải tiến 6 bộ khí tài theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Quân chủng thì tại sao hồi đó chúng ta không nghĩ ra việc thay rađa K8-60 vào cho rađa COH-9A của một số đại đội pháo 100mm để phục vụ pháo 100mm đánh B-52, trong khi chúng ta vẫn còn một số rađa K8-60 trang bị cho pháo phòng không 57mm. Kể cả sau buổi sơ kết trong ngày nghỉ lễ Noel, chúng ta cũng có thể thực hiện ý định này. Việc làm này rất đơn giản vì không phải thiết kế lắp ráp thêm bất cứ chi tiết nào cả.

        Thứ ba là, tên lửa SAM-3 (Pechora) về chậm không kịp đưa vào phục vụ đánh B-52. Rađa của SAM-3 làm việc ở dải sóng 3cm mà đèn máy phát của nó cùng tên cùng loại với đèn máy phát của rađa K8-60, đó là đèn phát sóng Mangétron Mi-90, không bị nhiễu và không bị Shrike bắn vào.

        Ngày 22/6/1972, Quân chủng Phòng không - Không quân đã quyết định thành lập hai trung đoàn tên lửa SAM-3, là trung đoàn 276 và trung đoàn 277 và đưa sang đào tạo ở Liên Xô. Tôi nghe nói đã học xong rồi mà dùng dằng mãi mới về. Ngày 5/12/1972, trung đoàn 277 mới về đến Hà Nội và đêm 18/12/1972 trung đoàn 276 mới về đến ga Kép. Trong khi đó, khí tài và đạn của 2 trung đoàn tên lửa SAM-3 còn “lang thang" ở đâu đó mà chưa về đến ga Bằng Tường! Khi khí tài về triển khai máy móc xong thì đạn lại chưa về. Đến khi tiểu đoàn 169, trung đoàn 276 đã có 4 quả đạn đặt trên bệ phóng, sẵn sàng tham chiến thì cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng của Mỹ kết thúc.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86280080_595983071131577_4597220452610342912_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeFkem6AQ3OzQd7yHO3QrUxWdcy495Z-u-RJvTO17xvVpaKGKPygCjfX2m3gXlFWcyc_7htgso9h0T1nln7fpObulubuh2UwEAn2Wyg2Wl4yzA&_nc_ohc=m1rKDS-8m54AX9x9bHi&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=65c8417e68cd31349375fed34ea15c62&oe=5EF914C7)
Hình 49 - Tên lứa Phòng không - SAM-3 (SA-125) của Liên Xô.

        Việc tên lửa SAM-3 về chậm đâ làm cho nhiều cán bộ được đi đào tạo ở Liên Xô về SAM-3 thắc mắc về nguyên nhân về chậm, trong đó có các anh Hoàng Tích Lạc, Nguyễn Ngọc Quý đã giữ trong lòng những thắc mắc đó suốt 40 năm qua. Riêng tôi là người hiểu rõ tình hình gây nhiễu của B-52, càng luyến tiếc về việc tên lửa SAM-3 không về kịp để được tham gia vào chiến dịch đánh B-52.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2020, 06:23:03 pm

        Châu chấu đá lời ruột voi!

        Khi bước vào trận đánh sinh tử với B-52 vào 12 ngày đêm cuối năm 1972, nếu tính thêm cả những yếu tố phụ thì SAM-2 trong nhiều trường hợp đã đứng ở vị thế trên, vì lúc đó nanh vuốt của con “ngáo ộp” B-52 đã không còn nhọn nữa, các điểm yếu của nó đã bị phoi bày mà những người sử dụng SAM-2 đã khai thác được một cách tuyệt vời. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa của Hà Nội đã làm cho B-52 tưởng như bất khả xâm phạm đã hiện nguyên hình trên nền nhiễu của bản thân nó. Trong khi SAM-2 và những người sử dụng SAM-2 đã được chuẩn bị kỹ càng, trong tay có cẩm nang làm bửu bối, có phương tiện không bị nhiễu để vạch mặt B-52. Việc quật đổ B-52, đưa thần tượng B-52 xuống bùn đen theo nghĩa bóng và xuống bùn đen ở Ngọc Hà theo nghĩa đen, là điều dễ hiểu và khá thú vị.

        Quân chủng Phòng không - Không quân bước vào chiến dịch với một tư thế sẵn sàng và tự tin. Trực ban chỉ huy ở sở chỉ huy Quân chủng ngày khởi đầu chiến dịch, ngày 18/12/1972, là phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích và phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu. Tuy vậy, từ chập tối đêm 18/12/1972, tư lệnh Lê Văn Tri, chính ủy Hoàng Phương và gần như toàn bộ Bộ Tư lệnh Quân chủng đều có mặt ở sở chỉ huy Quân chủng. Hai mươi chín trận bắn rơi B-52 trong đó có 16 trận bắn rơi B-52 tại chỗ, mỗi trận một vẻ, đều là những trận thắng đẹp, đều đáng được vinh danh để rút kinh nghiệm. Dưới đây, tôi xin lược ghi lại 16 trận mà tên lửa Phòng không ta đã bắn rơi tại chỗ B-52, để thấy được tính đa dạng về cách đánh B-52 của tên lửa Phòng không Việt Nam và không chút hoài nghi về những đánh giá trên.

        Chiếc B-52 thứ nhất:

        Lúc 20 giờ 13 phút ngày 18/12/1972, tốp B-52 từ sườn Tam Đảo xuống đánh Đông Anh, tiểu đoàn 59, trung đoàn 261, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng cùng sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận, kíp trắc thủ đã bình tĩnh dũng cảm bám sát chính xác giữa dải nhiễu B-52, dùng phương pháp bắn 3 điểm, với 2 đạn. Chiếc B-52 trúng đạn bốc cháy như một bó đuốc khổng lồ rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, cách trận địa chưa đầy 10km.

        Chiếc B-52 thứ hai:

        Đêm ngày 18/12/1972 rạng sáng ngày 19/12/1972 lúc 4 giờ 39 phút, nhiều tốp B-52 từ hướng tây bắc vào, tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 từ trận địa Chèm, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức cùng kíp trắc thủ rađa và trắc thủ PA-00 đã phát hiện tốp B-52, với tham số khoảng cách đường bay lớn (trên 10km). Tiểu đoàn trưởng ra lệnh phát sóng từ cự ly 40km, phát hiện rất rõ 3 tín hiệu B-52 trên nền dải nhiễu và hạ quyết tâm bắn bằng phương pháp bắn đón, bám sát tự động, với hai đạn, ở cự ly phóng là 36km. Quỹ đạo đạn bay rất ổn định và đạn nổ trùm lên mục tiêu. Chiếc B-52 bốc cháy sáng rực, rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

        Chiếc B-52 thứ ba:

        Lúc 20 giờ 02 phút ngày 20/12/1972, hai tốp B-52 vào ném bom khu vực Yên Viên, Gia Lâm, tiểu đoàn 93 trung đoàn 257, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hạ lệnh phát sóng nhưng không bắt được mục tiêu nên đã bắn tốp thứ nhất bằng phương pháp 3 điểm, với hai đạn, ở cự ly 38km. Đạn đã vượt mục tiêu tự huỷ. Nhưng ngay lúc đó, sĩ quan điều khiển và kíp trắc thủ đã phát hiện 3 tín hiệu B-52 của tốp thứ hai trên nền dải nhiễu. Tiểu đoàn trưởng nhanh chóng ra lệnh chuyển phương pháp bắn 3 điểm sang phương pháp bắn đón và phóng tiếp quả đạn thứ 3. Chiếc B-52 bốc cháy sáng rực, đâm đầu xuống địa phận xã Yên Thường gần nhà ga Yên Viên lúc 20 giờ 10 phút.

        Chiếc B-52 thứ tư:

        Lúc 20 giờ 30 phút ngày 20/12/1972, một tốp B-52 từ tây bắc xuống, tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 tại trận địa Chèm, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn cùng sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức và kíp trắc thủ vẫn tận dụng đường bay có tham số khoảng cách lớn, phát sóng ở cự ly 35km, phát hiện rõ tín hiệu phản xạ của ba B-52 trên nền dải nhiễu. Tiểu đoàn trưởng hạ quyết tâm đánh bằng phương pháp bắn đón, bám sát mục tiêu tự động, quỹ đạo đạn bay rất đẹp. Đạn nổ trùm mục tiêu, chiếc B-52 bốc cháy, rơi xuống khu vực tỉnh Hòa Bình.

        Chiếc B-52 thứ năm:

        Đêm 20/12/1972, rạng sáng 21/12/1972 lúc 5 giờ 10 phút, một tốp B-52 từ ngã ba sông Việt Trì bay vào Hà Nội, có đường bay với tham số khoảng cách lớn. Cũng tương tự như hai trận đánh thắng trước, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 Đinh Thế Văn vẫn cho phát sóng sớm và tín hiệu B-52 nổi trên nền nhiễu, sử dụng phương pháp bắn đón, với hai đạn, đã bắn rơi một B-52 xuống thị xã Phúc Yên.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2020, 04:14:05 am
   
        Chiếc B-52 thứ sáu:

        Lúc 5 giờ 14 phút ngày 21/12/1972, một tốp B-52 từ hướng Việt Trì đột nhập Hà Nội, tiểu đoàn 79 trung đoàn 257 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chiến, đã sử dụng rađa K8-60 hỗ trợ phát sóng phát hiện mục tiêu, sử dụng phương pháp bắn đón, với hai đạn. Chiếc B-52 bốc cháy, đâm đầu xuống khu vực Chí Linh, Hải Dương.

        Chiếc B-52 thứ bảy:

        Lúc 5 giờ 19 phút ngày 21/12/1972, một tốp B-52 bay vào, tiểu đoàn 57 trung đoàn 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy, phát sóng không bắt được mục tiêu, đã tận dụng rađa K8-60, đánh bằng phương pháp 3 điểm, với một đạn (quả đạn cuối cùng còn trên bệ phóng). Chiếc B-52 bốc cháy, rơi xuống khu vực chợ Thá gần núi Đôi.

        Chiếc B-52 thứ tám, thứ chín, thứ mười:

        Sau thất bại nặng nề trong đêm 20/12 rạng sáng 21/12/1972, cường độ đánh của B-52 trong đêm 21/12/1972 giảm đáng kể nhưng bộ đội tên lửa Phòng không đã lập công suất sắc. Trong 14 phút, 3 tiểu đoàn tên lửa 57, 93, 78 đã bắn rơi tại chỗ ba B-52: một chiếc rơi ở chợ Bến (Hòa Bình), một chiếc rơi ở Quỳnh Côi (Thái Bình), một chiếc rơi ở Thanh Miện (Hải Dương).

        Chiếc B-52 thứ mười một:

        Lúc 22 giờ ngày 26/12/1972, nhiều tốp B-52 từ các hướng tây bắc, tây nam vào đánh Hà Nội, tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chấn cùng sĩ quan điều khiển Đinh Trọng Đức và kíp trắc thủ bám sát dải nhiễu B-52, phóng hai đạn vào một tốp B-52. Khi hai quả tên lửa vừa phóng lên, sĩ quan điều khiển phát sóng, kíp trắc thủ thấy rõ ngay tín hiệu phản xạ của B-52 trên nền nhiễu. Tiểu đoàn trưởng đã kịp thời hạ lệnh chuyển phương pháp điều khiển từ 3 điểm sang bắn đón, bám sát hỗn họp. Chiếc B-52 trúng đạn bốc cháy sáng rực bầu trời nội thành Hà Nội, rơi xuống xã Định Công, Thanh Trì, Hà Nội vào lúc 22 giờ 29 phút.

        Chiếc B-52 thứ mười hai:

        Lúc 22 giờ 30 phút ngày 26/12/1972, một tốp B-52 từ hướng tây nam vào đánh Hà Nội, tiểu đoàn 76 trung đoàn 257 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hệ cùng sĩ quan điều khiển Hoàng Văn Lịch và kíp trắc thủ rađa phối hợp với kíp trắc thủ PA-00, sau khi phóng giả xác định đúng tốp B-52, tiểu đoàn trưởng hạ lệnh bám sát dải nhiễu B-52 đánh bằng phương pháp 3 điểm, 2 đạn. Chiếc B-52 trúng đạn bốc cháy, đâm đầu xuống gần cửa hàng ăn uống Tương Mai.

        Chiếc B-52 thứ mười ba:

        Lúc 22 giờ 40 phút ngày 26/12/1972, nhiều tốp B-52 vào đánh Hà Nội từ hướng đông bắc, tiểu đoàn 93 dưới sự chi huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rađa bám sát dải nhiễu B-52, đến cự ly 32km, tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh phát sóng. Cả kíp trắc thủ đều thấy rõ tín hiệu B-52 trên 3 màn hiện sóng, tiểu đoàn trưởng nhanh chóng cho chuyển sang đánh bằng phương pháp bắn đón, bám sát tự động. Đạn nổ trùm tín hiệu B-52, chiếc B-52 bốc cháy rơi xuống đèo Khế, Tuyên Quang.

        Chiếc B-52 thứ mười bốn:

        Lúc 0 giờ 45 phút đêm 26/12/1972, nhiều tốp B-52 vào đánh Hà Nội từ hướng tây nam, tiểu đoàn 79 trung đoàn 257, kết hợp rađa K8-60 hỗ trợ, phát sóng phát hiện được tín hiệu B-52, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Chiến cho chuyển phương pháp bắn từ 3 điểm sang bắn đón, phóng một đạn, giữa lúc địch lượn vòng, hở sườn bay ra. Đạn nổ trúng mục tiêu, chiếc B-52 bốc cháy, rơi xuống địa phận Sơn La.

        Chiếc B-52 thứ mười lăm:

        Đêm 27/12/1972, nhiều tốp B-52 vào đánh các mục tiêu ngoại vi Hà Nội. Lúc 22 giờ 58 phút, tiểu đoàn 94 do tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng chỉ huy đã bắn rơi một B-52 ở Quế Võ.

        Chiếc B-52 thứ mười sáu:

        Lúc 23 giờ 02 phút ngày 27/12/1972, tiểu đoàn 72 trung đoàn 285, từ Hải Phòng lên chi viện ở hướng đông bắc cho Hà Nội. Khi B-52 vào đánh Hà Nội, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 72 Phạm Vãn Chắt cho rađa tên lửa phát sóng nhưng không phát hiện được mục tiêu nên tiểu đoàn trưởng cho kíp trắc thủ bám sát vào dải nhiễu B-52 bắn bằng phương pháp 3 điểm, với 2 đạn. Tên lửa nổ trúng mục tiêu, chiếc B-52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn, rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

        Mười sáu B-52 trên bị tên lửa Phòng không bắn rơi tại chỗ đã được xác định rõ tác giả các “công trình” của từng chiến tích, thời gian và địa điểm bị rơi. Không quân chiến lược Mỹ không có cách nào che giấu được mà phải thừa nhận thất bại cay đắng của mình. Đó là chưa kể những chiếc B-52 bị rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam, bị thương và bị loại khỏi thực lực chiến đấu. Nếu nhìn ra ngoài thế giới, Mỹ đã can thiệp vào nhiều nơi, từ Kosovo, Trung Đông, đến Afghanistan, Iraq, Libya v.v... không ở đâu bắn rơi được B-52 của Mỹ, dù chỉ là một chiếc, càng thấy hiệu suất chiến đấu cao của tên lửa Phòng không Việt Nam và thắng lọi của chúng ta là vô cùng to lớn.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86809157_596287191101165_248909203232522240_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeEwq7XRE2Ya8du98c1yoxySErWIkmeXfZwWtbrIa-wSVDfSKFfRfma58V3G1ifJg2axomO6h0UbAzppqmYt4m603VOpmByMIvSjrKa2R8wZ7w&_nc_ohc=tzV_4ZVc-14AX_qiOK1&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=735b672fc84d12949e0e1be76ef2967d&oe=5EBC5C87)
Hình 50 - Xác chiếc B-52 nằm chềnh ềnh giữa ao làng Ngọc Hà.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2020, 04:17:19 am
             
BẢNC THÔNG KÊ CÁC TRẬN ĐÁNH B-52 CỦA BỘ ĐỘI TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG
(Tổng hợp từ tài liệu Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không 1965-2005)


(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/86738772_596287221101162_9107432564385120256_o.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeF89V3n_VP7Lz6ed6gtj5VCIN9eOXHUUjZ6eDaVwc7oskf-WphIORQq8qKNsn7RsdCKxAv4evzZjVWE54imPb4BOlng01pYT6ISSP3cIJkkwA&_nc_ohc=waiU95X9jkMAX8b5P67&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&_nc_tp=7&oh=5825f6eeaa5884c28faf98d07955e706&oe=5ECC1AE3)


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2020, 04:21:20 am

BẢNG THỐNG KÊ SỐ B-52 BỊ BẮN RƠI, TÍNH THEO ĐƠN VỊ BẮN
(Tổng hợp tử tài liệu Lịch sử bộ đội tên lủa không 1965-2005)


(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/87004844_596287207767830_8251603413750513664_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeGPrVwty12uGxDYL0Muazb5VlC7zdi084tfxjVy3bzGYDQDmJVAFnPxAfUTJpehTgLyChNam0DZJkxifAvSHUklTAIx7jEeDW3gvr1lkzo6Dg&_nc_ohc=BRx0nWdlae8AX_q4jSX&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d65bdf714e90a48eea0f3ca6355a5e60&oe=5EBE8490)


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2020, 04:26:23 am
           
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86934492_596287237767827_1500398695454081024_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeFF7DyUSXzKnSzjPp4_99T6IJpx1TiVY0dihl2fnezqtiO51jZdcW_CBdq_Vn2-dfAKSoyW5bxrW-yW_8IElGfabVhchq_PdTh0fFjguSWYOw&_nc_ohc=6CX0qxd7naAAX_UOECp&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=185aad6fb6c66fd6c6a875c44518567e&oe=5EFCCB5E)
Hình 53 - Máy bay Mig-21 cũng là một khắc tinh của B-52. (Mỹ coi Mig-21 là hung thần trên không).


        Phối hợp với bộ đội tên lửa, Không quân ta và bộ đội pháo Phòng không cũng đã lập công suất sắc:

        22 giờ 20 ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân xuất kích từ sân bay Yên Bái bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên cho bộ đội Không quân trên vùng trời tỉnh Hòa Bình. (Trước đó, ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một B-52 trên bầu trời Quân khu 4 mà Mỹ cũng đã phải thừa nhận).

        21 giờ 40 ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa đã mưu trí, sáng tạo bắn rơi 1 B-52 trên bầu trời Sơn La và anh đã anh dũng hy sinh.

        Pháo phòng không l00 mm đã bắn rơi ba B-52: đêm 23/12/1972 trung đoàn 256 bắn rơi một B-52 và đêm 26/12/1972 trung đoàn 256 và trung đoàn 252, mỗi trung đoàn đã bắn rơi một B-52.

        Mỹ thường chỉ thừa nhận những B-52 bị bắn rơi tại chỗ, vì không thể không nhận, còn những chiếc B-52 khác bị rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc phải hạ cánh bắt buộc ở các nước đồng minh của Mỹ cũng như lết về được căn cứ mà không bao giờ bay lên được nữa thì Mỹ ỉm đi cho đỡ mất mặt. Do đó đã có sự xác nhận khác nhau về số máy bay B-52 bị bắn rơi giữa ta và Mỹ. Gần đây các nhà quân sự Mỹ giải thích rằng B-52 bị bắn rơi ở thòi điểm bay nghiêng lượn vòng ra nhằm bào chữa cho việc bị rơi nhiều B-52. Nếu giải thích như vậy thì trả lời sao được rằng, trong 29 B-52 bị bộ đội tên lửa Phòng không bắn rơi, chỉ có 3 B-52 do tiểu đoàn 77, bố trí ở vị trí thuận lợi so với các đường bay của B-52, đã phát sóng bắt được B-52 từ xa, còn 26 B-52 khác bị bắn rơi, không ở trong tình huống mà các nhà quân sự Mỹ giải thích thì chỉ có thể trả lời là, tên lửa Phòng không Việt Nam đã đánh quá hay, quá giỏi.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86875439_596287247767826_3528136533527756800_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEXNFKXKa9iZyp5i43dp2eGwntLAAqlTZ7Pj5DbDW0LGBHm9dcI4cqvGM1ryoisX81S4ZwnDCFSjQIOco2z2viZwXbd6eTvX1qtD0pFxwF6fw&_nc_ohc=FmFy75kHqAUAX-odG5X&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=6c67b4c16d55445ccc6e2437258924bd&oe=5EF8605B)
Hình 54 - Pháo Phòng không 100mm cũng đã bắn rơi B-52.

        Trong dư luận cũng có thông tin cho rằng sở dĩ đánh được B-52 là do tên lửa SAM-2 được nối tầng. Điều này là không đúng vì tên lửa SAM-2 có khả năng bắn tới tận độ cao 25km mà B-52 vào đánh Hà Nội, Hải Phòng chỉ bay ở độ cao 10- 1lkm thì cần gì phải nối tầng chứ!.

        Đánh B-52 vào ném bom Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, tên lửa SAM-2 đã có nhiều phương án đánh để lựa chọn. Dưới đây, là phân tích các phương pháp bắn mà tên lửa ta đã lựa chọn và đã thành công trong việc bắn rơi B-52 của Mỹ:

        Đã có 9 trên tổng số 16 B-52 bị tên lửa Phòng không bắn rơi tại chỗ được bắn bằng phương pháp bắn đón vượt nửa góc. Trong 9 trận sử dụng phương pháp bắn đón, chỉ có 3 trận được phát sóng từ xa, 6 trận còn lại là sử dụng cách đánh kết hợp, chuyển từ bắn 3 điểm sang bắn đón. Phương pháp đánh kết hợp là cách đánh thông minh và rất sáng tạo, vừa tiêu diệt địch vừa bảo đảm chống Shrike có hiệu quả. Đây là xương sống của cách đánh B-52 trong chiến dịch Mỹ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2020, 04:32:12 am

        Phương pháp bắn 3 điểm là phương pháp bám sát dải nhiễu để bắn, nghĩa là bắn vào chiếc máy gây nhiễu đặt trên B-52, bắn trúng máy gây nhiễu là bắn trúng máy bay. Bắn bằng phương pháp 3 điểm, tuy hiệu suất không được như bắn bằng phương pháp bắn đón nhưng do không phải phát sóng nên tránh hoàn toàn được tên lửa Shrike, tuy nhiên lại gặp một số khó khăn như: phân biệt dải nhiễu B-52 với dải nhiễu của máy bay cường kích và dải nhiễu của máy bay gây nhiễu ngoài đội hình cũng như thống nhất bám sát vào dải nhiễu của một chiếc B-52. Các khó khăn này đã được các kíp trắc thủ rèn luyện và có cách để hóa giải, đặc biệt có hệ thống quang học PA-00 và rađa K8-60 hỗ trợ. Mặt khác, chính yếu tố thiên thời địa lọi của Hà Nội đã tạo điều kiện cho việc chọn dải nhiễu B-52 được dễ dàng hơn. Theo thống kê, phương pháp bắn 3 điểm đã đem đến 7 trên 16 B-52 bị bắn rơi tại chỗ. Còn 13 B-52 khác bị bắn rơi nhưng không rơi tại chỗ thì chưa được tổng hợp về phương pháp bắn.

        Như vậy, ở trận chiến đấu cuối cùng, “châu chấu” đã được tôi luyện, càng và cựa của châu chấu đã cứng như thép và đã “đá lời ruột của voi”. Sự đối đầu không cân sức không còn ngự trị nữa. Nếu B-52 là “voi” thì “voi” đã bị mất ngà, cụt vòi. Nếu B-52 là "ngáo ộp” thì “ngáo ộp” đã bị mòn nanh vuốt. Anh chàng “lực sĩ” khổng lồ đã bị “đo ván” một cách thảm hại.

        Chúng ta đã giành thắng lợi bằng chính thực lực, sức mạnh của mình mà không hề có sự may rủi nào! Chúng ta đã đánh thắng Mỹ trên cơ sở khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại. Mỹ đã phải chịu thua, đúng như Bác Hồ đã tiên đoán: “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

        Kissinger, nhà ngoại giao, cố vấn số một của Tổng thống Mỹ cũng phải thú nhận: “Không lực Hoa Kỳ đã vấp phải một hệ thống Phòng không hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, với kỹ thuật hiện đại chống lại kỹ thuật hiện đại của Mỹ”. Phó tư lệnh không quân chiến lược Mỹ George Etter đã phải thú nhận: “Tổn thất về máy bay chiến lược B-52 cùng các nhân viên phi hành là hết sức nặng nề, là đòn choáng váng đánh thẳng vào giới hoạch định chính sách của Lầu Năm góc”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara cũng phải thừa nhận: “Những cuộc ném bom huỷ diệt của Mỹ không thể tiêu diệt được ý chí của cả một dân tộc”. Tạp chí Không lực Hoa Kỳ cũng cay đắng thừa nhận: “B-52 được tung ra với số lượng chưa từng có, để cuối cùng Tổng thống phải chấp nhận một kết cục bi thảm chưa từng thấy”.

        7 giờ sáng ngày 30/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và ngày 16/1/1973, phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam.

        Trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng, quân dân Việt Nam đã bắn rơi tất cả 34 máy bay B-52 và 47 máy bay các loại khác của Mỹ, lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội vang dội toàn cầu.

        Bộ đội tên lửa phòng không đã thể hiện được sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí và trí tuệ của dân tộc Việt Nam, được nhân dân trong nước và thế giới ca ngợi. Với những thành tích xuất sắc trong chống chiến tranh phá hoại và chiến dịch 12 ngày đêm ở Hà Nội, ngày 11/1/1973, Nhà nước đã tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang cho bộ đội tên lửa Phòng không.

        Bộ đội tên lửa Phòng không lập được thành tích huy hoàng như vậy, ngoài sức mạnh và tài trí của bản thân còn do có sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với các binh chủng trong quân chủng, trong đó có sự bảo vệ hết mình của bộ đội cao xạ cho tên lửa an toàn đánh địch. Đây là sức mạnh tổng hợp, lập công tập thể của toàn Quân chủng.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2020, 03:57:37 am
     
***

        Tôi cũng còn nhớ một kỷ niệm sâu sắc về chuyện tôi và anh Vũ Lai Trường được Quân chủng cử đi báo cáo nhanh với Bí thư thứ nhất và Ban bí thư Ban chấp hành Trung ưcmg Đảng sau khi ta đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972. Lúc đó tôi là trường phòng Nghiên cứu Kỹ thuật và anh Vũ Lai Trường là trưởng phòng Khoa học Quân sự của Quân chủng.

        Sau chiến thắng chưa đến hai ngày, vào một ngày đầu năm 1973, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn hẹn đúng 14 giờ chúng tôi phải có mặt ở nhà riêng của anh. Tôi và anh Vũ Lai Trường đến nhà anh Lê Duẩn, kéo chuông. Thật bất ngờ, không phải người bảo vệ hoặc người công vụ ra mở cổng cho chúng tôi mà đích thân anh Lê Duẩn đón chúng tôi ngay ở cổng và dẫn chúng tôi vào nhà. Ở đó, đã có anh Trần Quỳnh đang chờ. Tôi được cử báo cáo trước về tình hình gây nhiễu của địch, đặc biệt về nhiễu của máy bay B-52, các dạng nhiễu và kết quả khắc phục của ta. Tôi đã mang theo một tờ bìa lớn trên đó dán các ảnh nhiễu được phóng to, nên đã trình bày được rõ ràng, đầy đủ. Anh Vũ Lai Trường báo cáo về kết quả đánh rơi B-52. Nghe xong, anh Lê Duẩn quay lại anh Trần Quỳnh như muốn anh Trần Quỳnh phát biểu. Tôi đã biết anh Trần Quỳnh là trợ lý rất gần gũi của Bí thư thứ nhất Lẽ Duẩn về lĩnh vực khoa học, đã từng công tác ở ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước. Anh Trần Quỳnh không nói gì. Sau một lúc yên lặng, anh Lê Duẩn khen ngợi quân chủng Phòng không - Không quân trong trận chống tập kích đường không bằng B-52 của địch, nói về ý nghĩa thắng lợi này đối với kết quả đàm phán giữa ta và Mỹ, đã tạo thêm thế và lực cho phái đoàn ta ở hội nghị Paris và nhắc phải tiếp tục nghiên cứu địch, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn. Tôi thoáng nhớ đến lời động viên và nhắc nhở Quân chủng đêm Noel 24/12/1972 của anh Lê Duẩn; hôm ấy anh đã xuống sở chỉ huy Quân chủng ở Chùa Trầm, nói chuyện với toàn hội nghị sơ kết đánh B-52 vào cái đêm mà địch nghỉ đánh.

        Sáng hôm sau, tôi và anh Vũ Lai Trường lại đến trụ sở của Ban bí thư Trung ương Đảng báo cáo những gì mà chúng tôi đã báo cáo với bí thư thứ nhất Lê Duẩn ngày hôm trước. Ban bí thư có các anh Lê Văn Lương, Nguyễn Trân nghe báo cáo. Sự vui mừng hồ hởi nổi rõ trên nét mặt hai anh đó.

        Thế đấy, Đảng đã theo dõi từng bước đi, bước trưởng thành của Quân đội. Sự động viên của Đảng là nguồn cổ vũ và làm nhẹ nỗi gian nan, mệt nhọc của Quân đội mà trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc nước ta thì Quân chủng Phòng không - Không quân là nòng cốt.

        Chúng tôi về báo cáo với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng  sự cổ vũ động viên của Đảng với Quân chủng, niềm vui của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, một niềm vui bắt nguồn từ chiến thắng to lớn của Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Nghe mãi về bom và đạn, tôi muốn dừng lại chút ít để kể một câu chuyện về tình yêu, tình yêu của tôi trong những ngày đó. Chắc rằng, mỗi gia đình chúng ta cũng đều có một vài kỷ niệm nho nhỏ trong những ngày lịch sử này.

        Vào cuối tháng 10/1972, sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân ở Bạch Mai được di chuyển về sở chỉ huy K12 đặt trong hang của Chùa Trầm, huyện Chương Mỹ, Hà

        Đông. Đơn vị tôi cũng đóng quân ở gần đó, cùng địa điểm trường cấp 3 Trưng Vương, nơi vợ tôi dạy học, sơ tán về (xã Tân Phú, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây). Cả hai nơi đó đều rất gần quê tôi là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, họp thành ba đỉnh của một tam giác. Vì vậy, vợ tôi đưa hai con và bà ngoại các cháu về sơ tán ở quê tôi, tiện lợi cho cả tôi và vợ tôi khi muốn về thăm mẹ vợ, các con và cả ba mẹ đẻ của tôi, lúc đó cũng sơ tán ở đó.

        Khi thấy tình hình im ắng, vợ tôi lại đưa hai con tôi và bà ngoại các cháu về Hà Nội. Nhưng sau đó, tình hình đột ngột căng thẳng và nhiều khả năng, Mỹ sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội. Vợ chồng chúng tôi bàn bạc và quyết định đưa gia đình sơ tán về quê ngoại ở xã Long Hưng, huyện Vãn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tôi xin nghỉ một buổi chiều để đưa gia đình đi sơ tán. Với hai chiếc xe đạp, vợ tôi đèo bà ngoại, tôi phải làm sao đèo cho được hai đứa con, một đứa chị 8 tuổi và đứa em trai mới 14 tháng tuổi. Tôi đóng một cái hộp bằng gỗ đủ lớn để thằng bé có thể nằm vừa, bốn cạnh hộp được viền cao khoảng lOcm. Hộp được cố định vào ghi-đông xe đạp. Lòng hộp được trải vải êm và con trai tôi được buộc chặt vào đó. Đằng sau xe, tôi đèo con gái Thu Hà.

        Khi đi từ nhà đến cầu Long Biên thì tạm được, nhưng khi lên đến cầu, vì mặt cầu có những tấm ván đặt ngang gồ ghề nên bánh xe trước cứ nảy lên. Thằng bé vừa bị nảy vừa bị lắc lư theo chiều lái của ghi-đông xe đạp. Không chịu được độ nảy và sự lắc lư đó, nó cứ ngóc đầu dậy và khóc, tôi phải xuống xe và dắt xe qua hết cầu Long Biên. Xét thấy con đường đê đi từ Gia Lâm đến Văn Giang đường xấu, có nhiều ổ gà, còn khó khăn hơn khi đi trên cầu nhiều, chúng tôi phải tìm cách khác để có thể về được quê ngoại. Khi qua phố Gia Lâm, vợ chồng tôi đã thuê được một chiếc xe xích lô để đi, còn gần hai chục kilomet nữa. Xe xích lô chở ba bà cháu, còn tôi và vợ tôi thì đạp xe.

        Sáng hôm sau, khi trời chưa sáng, tôi đã phải đạp xe trở lại Hà Nội, qua ngả Phú Thụy, đường số 5 và Gia Lâm. Chiều và tối hôm đó, tôi đã phải có mặt ở trận địa tên lửa để theo dõi chiến đấu.

        Sau khi địch dội bom đánh phá bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên, vợ tôi lại đi nhờ xe con của anh Thịnh, trưởng phòng Quân khí, cục Kỹ thuật Quân chủng, mang hai con về Hà Nội tại căn hộ của chúng tôi ở nhà 8A khu tập thể Nam Đồng mà tôi không hề hay biết gì, trong khi B-52 vẫn còn đang ném bom Hà Nội.

        Sau ngày B-52 ngừng ném bom, tôi mới về xem nhà cửa, bất ngờ bắt gặp vợ con, tôi quá bàng hoàng, ôm chầm lấy họ, những người liều lĩnh không thể tưởng tượng được. Tôi bật hỏi vợ tôi: "Sao em lại dám thi gan với B-52 hả?”. Mãi sau vợ tôi mới thổ lộ: “Em nhớ và lo cho anh quá, cái chết không làm em sợ hơn là mất anh". Thế đấy, sức mạnh của tình yêu còn quyết liệt hơn cả B-52! Tôi cảm động, không nói được gì hơn, chỉ dặn lại vợ tôi: “Lần sau, đừng làm thế, em đã đành nhưng các con thì sao?”.

        Làm gì có lần sau chứ!


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2020, 03:58:45 am
   
       Về những người đồng đội của tôi

        Chiến thắng B-52 làm tôi nhớ đến các đồng đội của tôi trong cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc ta, đặc biệt các đồng đội trong Tiểu đoàn trinh sát nhiễu, Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Thời kỳ hoạt động trong đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu là thòi kỳ mà tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất. Ở đó, tôi đã được rèn luyện qua thử thách và trưởng thành. Các đồng đội của tôi đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc mà tôi không thể nào quên. Tôi được họ tin yêu và tôi cũng yêu mến họ. Chúng tôi sống cùng nhau chan hòa đoàn kết trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và sẵn sàng khám phá hoạt động của một lĩnh vực Kỷ thuật Quân sự mới mẻ. Đến hôm nay, đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu không còn nữa nhưng tất cả các thành viên đã từng công tác và chiến đấu trong đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau vào ngày 10 tháng 01 hàng năm, ngày thành lập đội Nhiễu, trong Hội truyền thống các bạn chiến đấu cũ. Tất cả đã lên chức ông, chức bà rồi, có người đã lên chức cụ mà vẫn vui trẻ như ngày nào còn cùng nhau “đội mây” trên đỉnh Trường Sơn, lặn lội trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Dù vất vả gian nan nhưng vô cùng tự hào vì đã cống hiến tuổi trẻ sôi nổi cho cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Sự trầm tính nhưng sâu sắc của anh Nguyễn Xuân Đại và sự cởi mở nhưng hiệu quả của anh Đặng Đình Vinh đã hỗ trợ cho nhau ở vị trí hai tiểu đoàn phó của tiểu đoàn, khiến tôi yên tâm và rất tin tưởng.

        Tôi làm sao quên được gương mặt vui nhộn của anh Lưu Công Hưng; tính tình hiền lành nhưng rất nỗ lực vượt khó của các anh Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Lương.

        Tôi vô cùng ngượng mộ tinh thần năng nổ trong nhiệm vụ, tìm kiếm rau rừng, chắt lọc các chất đạm hiếm hoi trên nẻo đường Trường Son để cải thiện đời sống cho bộ đội của anh Nguyễn Đảng Cung và nhiều anh chị em khác nữa, không quản khó khăn gian khổ trong chiến tranh để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

        Những tiếng cười đùa nhí nhảnh của các cô gái Hà Tây quê lụa ngày nào trên đồi Phủ Liễn, Kiến An đã làm nhẹ nỗi nhọc nhằn bên các máy thu trinh sát vô tri nhưng dưới bàn tay của các cô đã trở thành hữu hồn. Và bây giờ tiếng cười đùa của các cỏ vẫn làm cho những buổi gặp gỡ hàng năm của chúng tôi thêm phần vui vẻ.

        Tôi vô cùng thương tiếc các anh đã mất, Nguyễn Xuân Đại, Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Lương, Lưu Công Hưng và một số anh em khác, những người đã cống hiến hết mình cho nhiệm vụ trinh sát nhiễu, nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu mà hiện nay không còn nữa.

        Tình cảm của tôi đối với đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu thì có nói bao nhiêu cũng không đủ. Tất cả đã in sâu trong tâm tri tôi.

        Tôi vô cùng biết on về sự lãnh đạo chỉ huy sâu sát của trưởng phòng Khoa học Quân sự Đỗ Phúc, trưởng phòng quân báo Lê Tư, trưởng phòng chính trị Bộ Tham mưu Nông Văn Chân và sự cộng tác tận tình của các anh trong Ban chỉ huy tiểu đoàn Nhiễu.

        Tôi không bao giờ quên công sức của các đại đội trưởng đầu tiên của tiểu đoàn nhiễu như các anh Phan Huy Thuần, Huỳnh Thanh cần, La Văn Sàng, đều là những cán bộ kỹ thuật của các binh chủng rađa, tên lửa Phòng không, được điều về đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu, đã giúp cho bộ đội trinh sát nhiễu nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ của mình.

        Chỉ còn không đầy 3 năm nữa, chúng tôi sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đội Nhiễu (10/01/1967 - 10/01/2017). Tôi sẽ cố gắng gìn giữ sức khỏe, sao cho có thể sống tốt đến ngày hôm đó, ngày mà tôi đã ở tuổi 86, xưa nay quá hiếm, mong được gặp gở mọi người, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm không bao giờ quên, từ nửa thế kỷ trước.

        Tôi muốn dành đôi dòng viết về hai người đồng đội của tôi: anh La Văn Sàng và anh Hoàng Văn Khoa.

        Tôi ghi sâu trong lòng những kỷ niệm cùng anh La Văn Sàng, người mà tôi đã hoàn toàn tin cậy để giới thiệu vào Đảng. Anh đã cùng tôi mang máy ảnh đến các trận địa Phòng không rực lửa theo dõi chiến đấu, ghi lại nhũng tấm ảnh nhiễu của địch tuy đơn sơ nhưng vô cùng có ý nghĩa. Quê của anh ấy ở Bình Định, tận phía nam miền Trung xa xôi, năm 1954 tập kết ra miền Bắc, đi học Đại học Bách khoa và nhập ngũ vào bộ đội tên lửa, sau đó về phòng Khoa học Quân sự và về đội Nhiễu. Ở đó chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết, gần gũi của nhau. Thật vậy, không gì có thể gắn chặt nhau hơn là trong khói lửa của chiến tranh bên lề giữa cái sống và cái chết. Không dưới bốn lần, chúng tôi gặp hoàn cảnh như vậy, trong đó ba lần trên đài điều khiển tên lửa khi địch bắn tên lửa Shrike về phía trận địa, một lần trên đường 20 khi địch rải bom bi, bom vướng ngay gần chỗ chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2020, 03:59:25 am

        Tôi còn nhớ tôi và anh Lê Trọng Kiên đã mang quân phục với quân hàm chỉnh tề đi hỏi vợ cho anh Sàng, một cô gái trong một gia đình nề nếp gia giáo, gia đình một luật sư nổi tiếng, luật sư Lưu Văn Đạt, đã có thời từng làm tổng thư ký Hội luật gia Việt Nam. Uy tín của quân đội nhân dân mà chúng tôi là người đại diện, khiến ông đã tin tưởng mà gả “con gái rượu” của ông cho một cán bộ miền Nam tập kết, không lo bị lừa vì đã có vợ trong đó. Chúng tôi cũng bảo đảm với ông luật sư về sự độc thân trong sáng của bạn chúng tôi. Nay anh La Văn Sàng rất hạnh phúc bên người vợ hiền lành, đảm đang với hai người con đều đã trưởng thành. Chúng tôi, những “ông tơ” cho bạn mình cũng cảm thấy yên tâm và luôn chúc mừng hạnh phúc của bạn.

        Anh đã đảm nhiệm trưởng ban Tác chiến điện tử Bộ Tham mưu Quân chủng trước khi được nghỉ hưu.

        Hiện nay anh lại thay tôi làm trưởng ban liên lạc Hội truyền thống các bạn chiến đấu cũ của đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu.

        Tôi không thể không viết về anh Hoàng Văn Khoa, người học trò và người cộng tác viên rất đắc lực của tôi. Tôi biết anh Hoàng Văn Khoa từ năm 1954 khi anh được chọn về lớp học chuyển binh chủng rađa pháo RZ-2. Anh là lớp chiến sĩ tình nguyện nhập ngũ vào những năm cuối của cuộc Kháng chiến chống Pháp, là một trong vài chục chiến sĩ trẻ, có trình độ văn hóa, khá hiếm thời bấy giờ, được chọn từ các sư đoàn chủ lực trong toàn quân để về xây dựng ngành rađa đầu tiên của Quân đội ta.

        Anh đi bộ đội, để lại phía sau xóm làng quê anh và mái truờng thuộc vùng tự do suốt những năm tháng chống Pháp. Trời đất Nghệ Tĩnh quê anh đã rèn luyện cho anh đức tính chịu đựng gian khổ và cho anh thừa hưởng chí hiếu học, lòng yêu nước, yêu quê hương xứ sở.

        Từ năm 1960, để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác kỹ thuật ngành rađa quân sự, tôi đã động viên các bạn trẻ trong đó có anh Hoàng Văn Khoa theo học Đại học Bách khoa ban đêm, khoa Vô tuyến điện. Tất cả các kỹ sư này sau đó đều phát triển vững chắc, đảm nhiệm nhiều vị trí công tác kỹ thuật quan trọng trong Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Anh và những người bạn trẻ của anh, mà hồi đó tôi có điều kiện dìu dắt, đều là những người bạn tốt của tôi như các anh Hoàng Văn Khoa, Vũ Ngọc Diệp, Hoàng Thế Kỳ, Nguyễn Xuân Bình, Phạm Quang Tích, Nguyễn Thành Loan, Phạm Văn Viễn, Nguyễn Ngọc Kết, v.v... Nhưng riêng đối với anh Hoàng Văn Khoa, tôi có những kỷ niệm và tình cảm đặc biệt. Chúng tôi đã cùng làm việc bên nhau từ năm 1954 đến khi tôi rời Quân chủng Phòng không - Không quân năm 1979. Chúng tôi đã cùng nhau tham gia nhiều đề tài cải tiến Kỹ thuật quân sự. số mệnh đã ghép chúng tôi lại với nhau trong một thời gian dài, ở cùng một đơn vị. Khi tôi chuyển về công tác tại Viện Kỹ thuật Quân sự - Tổng cục Kỹ thuật thì anh ở lại Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không với cương vị trưởng Ban Kế hoạch của Viện.

        Tôi nhớ mãi hình ảnh anh Hoàng Văn Khoa, với một thân hình mảnh khảnh, đã gò lưng đeo những máy thu trinh sát nhiễu, nặng khéo gần bằng trọng lượng người anh lên điểm cao 671, Km54 đường 20. Anh không đảm nhiệm bất cứ một chức vụ gì trong đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu, nhưng dấu ấn tham gia của anh trên các nẻo đường hoạt động của đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Vĩnh Linh đều rất đậm nét. Mọi người trong đơn vị đều biết anh và quý mến anh. Nhiều lần đi công tác với tôi, vượt phà Bến Thuỷ, sang ngã ba Vọt, anh chỉ cho tôi quê anh, sau dãy tre làng, nhìn thấy trong tầm mắt trên cánh đồng lúa bên đường, mà rất ít lần anh được rẽ qua thăm nhà vì công việc “nhà binh” trong chiến tranh không cho phép.

        Tôi còn nhớ mãi, những đêm không ngủ, tôi và anh cùng nhau bò ra để dò các mạch điện rađa hoặc chui vào gầm máy đo đạc kiểm tra các mạch điện trong các đề tài cải tiến rađa COH-9A, rađa COH-4. Tuy không phải là thợ sửa chữa rađa, nhưng mỗi khi đi bám sát chiến đấu, chúng tôi vẫn thường cùng nhau giúp đơn vị sửa chữa khí tài, bảo đảm hệ số sẵn sàng chiến đấu cao cho đơn vị. Dù vất vả thế nào, anh cũng chảng kêu ca gì.

        Khi đất nước được hòa bình thống nhất, anh đã góp sức mình xây dựng Viện Kỹ thuật Phòng không cho đến khi anh nghỉ hưu. Bệnh huyết áp cao đã hành hạ anh trong nhiều năm, anh đã bị xuất huyết não nhẹ làm anh rất khó nhọc trong đi lại và sau đó một thời gian, một cơn xuất huyết não cấp đã cướp đi một con người cần cù tích cực khiêm tốn giản dị, người bạn của tôi, một người bạn của mọi người.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2020, 04:00:26 am
       
LỜI BẠT

        Tính từ 5/8/1964, ngày mà Mỹ phát động chiến tranh phá hoại đến 16/1/1973, ngày mà Mỹ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, tính ra được 8 năm 5 tháng có lẻ, vừa tròn 3.084 ngày đêm. Mỹ đã sử dụng những thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt, đánh phá các cáu đường, kho tàng, đô thị, khu dân cư, làm thiệt hại bao nhiêu tài sản của đất nước, giết chết rất nhiều dán thường, đau thương không sao kể xiết.

        Hơn ba nghìn ngày đêm chiến tranh là hơn ba nghìn ngày đêm mà nhân dân miền Bắc căng thẳng chịu đựng bom đạn của địch nhưng lòng dân không hề nao núng, vẫn một lòng kiên định. Quân chủng Phòng không - Không quân, cùng lực lượng phòng không ba thứ quân đã bám trụ trận địa bảo vệ giao thông vận tài, bảo vệ các mục tiêu quan trọng quốc gia bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đã bắn rơi một số lượng lớn máy bay Mỹ (2.635 chiếc trong tổng số 4.181 chiếc), tiêu diệt nhiều giặc lái, trong đó có những tên sừng sỏ, "người hùng'' của không lực Hoa Kỳ, gây cho đế quốc Mỹ những tổn thất nặng nề, làm cho uy tín của chúng bị giảm sút chưa từng thấy trong lịch sử xây dựng và chiến đấu.

        Thắng lợi của miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ là thắng lợi của cả nước trong tác chiến phòng không nhân dân. Toàn dân tộc Việt Nam, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương trên cá nước đã làm hết sức mình để góp phần đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi. Đây là thắng lợi của ý chí và trí tuệ Việt Nam, thắng lợi của lương tri loài người.

        Mười hai sự kiện quan trọng viết trong quyển sách này đã tổng hợp mười hai câu chuyện có liên quan đến việc chống tác chiến điện tử mà trực tiếp là chống thủ đoạn gây nhiễu và sử dụng tên lửa chống rađa của Mỹ. Mỗi câu chuyện là một thành công trên bước đường chống nhiễu và phát triển trưởng thành của Phòng không - Không quân Việt Nam, góp phần làm rõ thêm câu hỏi, vì sao ta đánh thắng Mỹ. Mỗi câu chuyện là một sự kiện lịch sử thể hiện lòng dũng cảm, trí thông minh của nhân dân và quân đội Việt Nam đã tạo nên điều kỳ diệu đó.

        Sự kiện thứ mười hai, được gọi tên là "Trận chiến đấu cuối cùng" là sự kiện quan trọng nhất, chiếm dung lượng nhiều nhất của quyển sách. Mọi chiến thắng dù nhỏ nhoi cũng đều vĩ đại, góp phần dẫn đến thắng lợi cuối cùng. Gió đã góp thành bão, "con bão" chiến thắng B-52 là ấn tượng nhất, đã gói gọn và làm nổi bật thành tích của 3.084 ngày đêm chiến đấu gian khổ, hy sinh của quân dân miền Bắc nước ta.

        Lúc 19 giờ ngày 18/12/1972, Mỹ mở đầu chiến dịch Linebacker II, hòng ép ta phài ký kết hiệp định Paris theo yêu cầu của Mỹ. Nixon đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng B-52 của Hoa Kỳ sẽ nuốt chửng Hà Nội và còn hăm dọa: "Những nhà lãnh đạo Bác Việt sẽ phải đứng trước một bản án nghiêm khác dành cho kẻ chiến bại" và "Hà Nội không còn cách lựa chọn nào khác là phải chấp nhận các yêu cầu của Mỹ". Nhưng thực tế, không phải Mỹ ép được ta mà chính lại bị ta ép lại, buộc phải trở về tất cả các thỏa thuận trước đó. Cuộc chiến ở miền Bắc Việt Nam về cơ bản, đã khép lại sau chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không". Chiến thắng rất to lớn này đã vang tới hội nghị Paris và khắp năm châu.

        Kissinger kể: "Trước khi tôi lên đường trở lại Paris ngày 6/1/1973, Tổng thống Nixon dặn tôi: 'Cho dù điều kiện của đối phương đưa ra thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải chấp nhận một giải pháp. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận trở lại những điều khoản của văn bản hiệp định tháng 10"'. Và kết cục, hiệp định đã được ký ngày 27/1/1973 mà nội dung không có chút nào khác với những thỏa thuận ngày 8/10/1972 trong đó điều quan trọng nhất là, Mỹ và quân đồng minh của Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam còn quân đội Bắc Việt thì vẫn còn ở lại đó. Tháng lợi "Điện Biên Phủ trên không" đã góp phần quan trọng theo lời nói của Bác Hồ: "Đánh cho Mỹ cút" để rồi "đánh cho ngụy nhào" Thật là một lời dạy, một mệnh lệnh, một lời tiên đoán tài tình của Bác.

        Ngày 28/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã phải gửi công hàm cho Chính phủ ta, xin nối lại hội nghị Paris để bàn việc ký kết hiệp định. Ngày 6/1/1973, phái đoàn Việt Nam trở lại hội nghị Paris ở tư thế ngẩng cao đầu của người chiến thắng.

        Thế mà, ngày 27/1/2013 vừa rồi, khi thế giới nói về 40 năm ngày ký hiệp định Paris, một vài chính khách Mỹ đã xuyên tạc sự thật. Họ đưa lên truyền thông quốc tế ràng chính cuộc ném bom Hà Nội bằng B-52 của Mỹ đã buộc Việt Nam phải trở lại vòng đàm phán Paris để ký kết hiệp định theo yêu cầu của Mỹ! Gần đây nhất, trong một bài viết đăng ngày 29/7/2013 trên BBC, Pierre Asselin, phó giáo sư sử học tại trường Hawaii Pacific University ở Honolulu, nói về cuộc ném bom bằng B-52 tháng 12 năm 1972 của Mỹ: "Nixon đã tìm cách chuyển thông điệp của ông nhằm đạt được "hòa bình trong danh dự" cho Hà Nội..., chỉ nhằm mục tiêu thuyết phục Hà Nội tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình bị đình chỉ và thừa nhận hai vấn đề còn lại để một thỏa thuận có thể được hoàn tất...". "Hòa bình trong danh dự" cho Mỹ hay cho Việt Nam? "Hai vấn đề còn lại" sẽ thỏa thuận theo chiều hướng nào? Mỹ định ép Việt Nam nhưng chính Mỹ đã bị Việt Nam ép lại trong các thỏa thuận đó! Các chính khách và nhà sử học Mỹ quên những điều mà Tổng thống Nixon căn dặn Kissinger khi trở lại hội nghị Paris ngày 6/1/1973 rồi sao! Thật là trơ trẽn. Mới 40 năm mà đã định đổi trắng thay đen.


Tiêu đề: Re: Cuộc đối đầu không cân sức
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2020, 04:09:50 am
     
        Trên truyền thông mạng còn có một câu chuyện: một nhà điện ảnh Mỹ đã quay một cuốn phim thời sự về Việt Nam, trong đó có một đoạn ghi hình về phòng trưng bày chiến tích bắn rơi B-52 của Việt Nam, có xác chiếc B-52 bị tiểu đoàn 72, trung đoàn 285 bắn rơi tại chỗ xuống làng Ngọc Hà, đã bị một số người Mỹ phản đối vì đã làm nhục quân đội Mỹ. Thế mới biết, sự thật đau đớn thường rất khó quên và khó chấp nhận!

        Qua việc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bác nước ta, chúng ta cũng trưởng thành và có nhiều bài học kinh nghiệm trên mọi mặt, cả về chính trị tư tưởng, ngoại giao lấn chiến kỹ thuật quân sự. Chúng ta không hề chủ trương lấy kỹ thuật để chống lại kỹ thuật của Mỹ, tuy rằng chúng ta cũng đã xử lý thành công nhiều vấn đề về khoa học kỹ thuật. Điều quan trọng hơn là chúng ta đã đề cao vai trò của con người trong chiến tranh, trong nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu, thể hiện sự kết hợp hài hòa "Con người và vũ khí trang bị'' - "Chính trị tư tưởng và Kỹ thuật" - "Kỹ thuật và Chiến thuật - "Cái tiến kỹ thuật nâng cao khả năng cho vũ khí trang bị và Huấn luyện bảo đảm thành thạo trong thao tác sử dụng vũ khí trang bị của người chiến binh, quyết tâm vạch nhiễu tìm thù". Những điều cụ thể về kỹ thuật quân sự sẽ không còn thích hợp trong bối cành mới nhưng về nguyên tắc và tinh thần của nó thì vẫn còn nguyên giá trị.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/86788693_596869397709611_2204069142045130752_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeG6ynLdtlHGgUza4828lfbiRni82jJERe5RIaLkD2eR6FJjspIohy-zGhrxc9QB_gMGQl-4ec7IBGe3YIe1G4OFnfYK-AAFHBEPTRBhXqrLrQ&_nc_ohc=BVKDGR6s7TMAX9Bdmfn&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e636c1888d89b10df2d28fc0c8b669aa&oe=5EF77FF3)
Hình 55 - Dân quân du kích Việt Nam thu hồi xác máy bay Mỹ bị bắn rơi.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/87053611_596869391042945_3850614411962089472_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGNXc3GlbrhnUofk8IOEVZP37v9DVN7cVRcSAD4iA-1o5cV-I1lguelwvKmD8emBgARIOFc6IXEQYke7VPtnMMXe3RSrwmaKmR_ufY4J1uIKg&_nc_ohc=ptUir_khTl0AX-Yva8w&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=39ea0270c8d629d788753d7196203f19&oe=5EFD1EFF)
Hình 56 - Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi chất đống ở các viện Bảo tàng Việt Nam.

        Về phía đối phương, chiến tranh Việt Nam là bài học đau đớn của Mỹ và cũng là bài học cho bất cứ kẻ nào có âm mưu xâm lược Việt Nam, xâm phạm bờ cõi đất liền, trên không và trên biển đảo của Tổ quốc ta. Một dân tộc đã có hàng nghìn năm lịch sử, dựng nước và giữ nước, bao nhiêu xương máu và mồ hôi nước mắt của cha ông, nhiều thế hệ, đã đổ ra để có và giữ được mảnh đất này, một dân tộc như vậy, trăm người như một, triệu người như một, sẽ không kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được.

Tháng 8 năm 2014        
PHAN THU            

MỤC LỤC

        Lời giới thiệu
        Lời nói đầu
        Chương I Từ chiếc rađa đầu tiên ấy
        Chương II Thủ đoạn tác chiến điện tử trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc nước ta
        Chương III Gậy ông đập lưng ông!
        Chương IV Làm chủ 100, làm thầy COH-4!
        Chương V Mắt người hỗ trợ mắt thần!
        Chương VI Đại úy đi đại xa đến gặp Đại sứ dự Đại tiệc!
        Chương VII vỏ quít dày có móng tay nhọn!
        Chương VIII Kẻ đi lừa cũng bị lừa!
        Chương IX Rada COH-9A lách qua cửa hẹp!
        Chương X Trận đấu giữa hai “võ sĩ hạng nặng”! Chương XI Có thật sự Shrike thành “văng sai”? Chương XII Trận chiến đấu cuối cùng!
        Lời bạt

HẾT