Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:24:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 113992 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #210 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 09:03:01 pm »

Đây là 1 dịp hay: người hiểu biết thì góp ý, người chưa hiểu biết thì tìm hiểu để biết. Người hiểu biết thì qua góp ý có thể giúp người hiểu biết ít hơn mình hiểu được nhiều hơn. Nhưng có lẽ nên tìm hiểu từ những khái niệm gốc. Vậy đề nghị bác nào góp ý nên trình bày cho mọi người được rõ tại sao mình lại góp ý như vậy, căn cứ vào đâu, cảm tính của tôi là như thế thôi, hay tôi căn cứ vào lý luận này kia thực tế ở nước này nước kia chẳng hạn. Như thế có lẽ mọi người dễ hiểu hơn và dễ bàn luận hơn.   
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #211 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 09:21:31 pm »

Thưa các thành viên DNGN tôi thấy ý kiến của các bác VMH, Loneesome, Thaiminhhung, Qtdc. rất đầy đủ .Anh em chúng ta thảo luận quanh bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 để vui vẻ, tăng thêm hiểu biết về pháp luật , và qua đó gắn kết các thành viên với nhau . Còn ai đó muốn chứng tỏ mình giỏi dang- thì xin mời đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ để được cấp bằng Phát minh, sáng chế . Hiền tài là nguyên khí của quốc gia mà .
Có thể hình tượng  Ý kiến của các ccb chúng ta là của lực lượng dân quân tự vệ . Còn  ý kiến của các chuyên gia , các  nhà soạn thảo HP mới là quân chủ lực
Chúc các bác thảo luận vui vẻ
Kính. .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #212 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 11:33:39 am »



Trích :
menthuong
Ngày 28/12/2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số: 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chung sức, chung tâm với toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013), các thành viên Diễn đàn này cũng cần tham gia.
 Tôi mở mục này theo đúng tinh thần và nội dung Nghị quyết của Quốc hội chứ chả có "động cơ, mục đích" khác gì. Trong Nghị quyết có hạn chế không sửa điều nào đâu. Nhưng quả là sửa thế nào, sửa câu chữ gì là phải được thảo luận nghiêm túc.
thaiminhhung
Trên mạng này chúng ta thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui
Lắng nghe ý dân khi sửa Hiến pháp
09:04 | 21/01/2013
“Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp (HP) và sửa đổi HP. Việc lấy ý kiến nhân dân về HP là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự”. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi HP nhấn mạnh như trên tại Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi HP năm 1992 tại Hà Nội (tổ chức trực tuyến với các tỉnh, thành phố), ngày 8/1.
(http://www.petrotimes.vn/news/vn/gop-y-sua-doi-hien-phap/lang-nghe-y-dan-khi-sua-hien-phap.html)
(hết trích)

Mục đích chúng ta không phải “thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui”,
mà “lấy ý kiến nhân dân về HP là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự”.
Do đó tôi đề nghị :
Ban QT nên tập hợp (có chọn  lọc) các ý kiền về HP
-   bàn luận chung
-   góp ý cụ thể từng điều của HP 1992
gửi vào diễn đàn :
-http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html
     http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6

như bạn chiensivodanh có ý kiến ở trang 3
Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #213 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 01:50:34 pm »

@hnamhai198: Bác thật có tâm huyết! Em chỉ e ngại là đề nghị của bác chưa cụ thể cho ban QT khi triển khai Grin
1. "Ban QT nên tập hợp (có chọn  lọc) các ý kiền về HP": theo tiêu chí nào hả bác?
2. "gửi vào diễn đàn...": sao cá nhân có ý kiến không gửi thẳng luôn ạ? Như vậy mới biết ý kiến của ai chứ!
Em thì nghĩ VMH là diễn đàn mở, chứ tập hợp kiến nghị, góp ý rồi thì "trình lên" dưới tên ai, tư cách nào? Nếu bên nhận được đánh giá  cao một ý kiến nào đó, cần liên hệ trao đổi thêm phần lý luận thì giao cho ai làm được ạ! Bác cho xin cái giải pháp tổng thể đi ạ, biết đâu ban QT cũng ủng hộ Grin 
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #214 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 06:09:28 pm »


Do đó tôi đề nghị :
Ban QT nên tập hợp (có chọn  lọc) các ý kiền về HP
-   bàn luận chung
-   góp ý cụ thể từng điều của HP 1992
gửi vào diễn đàn :
-http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html
     http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6

như bạn chiensivodanh có ý kiến ở trang 3

Đây ạ
Chuyện các bác, các bạn bình luận về việc đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi trước hết không sai vì nó đã được sự cho phép của Nhà nước. Tuy nhiên, Diễn đàn không có tư cách pháp nhân nên không thể làm cái việc tổng hợp ý kiến mọi người đề đạt lên Quốc hội được. Về điều này mod Selene0802 nói đúng rồi đó.

Hãy coi topic này như một cuộc trò chuyện giữa những người bạn về cùng một chủ đề thôi. Cao hơn nữa thì có thể đóng góp cho nhau, ví dụ: bác menthuong định góp ý như thế A, đưa ra đây để mọi người cùng phân tích xem góp ý thế đúng hay chưa, nhất trí rồi thì bác menthuong thông qua các kênh đã có gửi góp ý của mình lên Quốc hội với tư cách cá nhân.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #215 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 08:43:29 pm »

 Hai Ruộng cũng định không tham gia vào việc dự thảo sửa đổi Hiến Pháp , vì thấy tầm hiểu biết của mình còn có hạn , chưa nhìn xa thấy rộng . Tuy nhiên khi đọc bản dự thảo Hiến Pháp mới . lại thấy có điểm mình chưa thực sự hiểu hết nội dung như là Hiến Pháp củ . Mình xin nêu ra để các bác bàn bạc với :
 Ở chương I - điều số 6 ( Hiến Pháp củ ) :
 Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng cuả nhân dân , do nhân dân bầu ra và chiệu trách nhiệm trước nhân dân .
 Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ .

 Dự thảo sửa đổi ở Hiến Pháp mới :
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp , dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân vàthông qua các cơ quan khác của Nhà Nước .

 Tôi nghĩ rằng Hiến Pháp Nhà Nước khi ban hành sửa đổi phải nghiên cứu kỹ từng lời từng chử , để sao cho Hiến Pháp thực sự là tấm lá chắn cho an ninh của đất nước , bảo vệ được quyền lợi chính đánh của nhân dân và quyền lợi của đất nước . Hiến Pháp không những chỉ có giá trị cho nhân dân trong nước mà còn là lời tuyên bố của đất nước với các nước trên thế giới có quan tâm đến nước chủ nhà .
 Mấy mươi năm qua ở điều 6 chương I nầy gần như ổn định . Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được dân ta áp dụng thành qui trình thuận lợi và quen thuộc  .
  Bây giờ dự thảo mới lại đề ra thêm một hình thức dân chủ mới ( dân chủ trực tiếp ) . Cần phải giải thích rỏ dân chủ trực tiếp nầy là như thế nào ? Hình thức  người dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp nói lên hàm ý gì ? Người dân có quyền trực tiếp đứng ra tranh cử vào các vị trí lãnh đạo trong nhà nước hay không ? Không khéo là các thế lực đế quốc họ lợi dụng vào điều nầy để đổ tiền của vào để mua láphiếu cho một cá nhân nào đó mà họ dễ lèo lái , hòng  thực hiên cho mưu đồ của họ sao khi cá nhân nầy thắng cử  .
   Xin các bác cao kiến bàn bạc thêm
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2013, 08:52:57 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #216 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 08:58:55 pm »

Điều 120 (mới)
 
1.
....
Trên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, tôi mang ra bàn với các bác thôi, chứ không mong điều cao xa gì đâu ạ. Grin

Bác tuanb5 có thể tham khảo thêm bài này trên Tuần Việt Nam:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/su-kien-nong/2013-01-28-nhung-van-de-de-ngo-trong-du-thao-hien-phap
Logged
CaoBaLanh
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #217 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 10:58:00 pm »

Hai Ruộng cũng định không tham gia vào việc dự thảo sửa đổi Hiến Pháp , vì thấy tầm hiểu biết của mình còn có hạn , chưa nhìn xa thấy rộng . Tuy nhiên khi đọc bản dự thảo Hiến Pháp mới . lại thấy có điểm mình chưa thực sự hiểu hết nội dung như là Hiến Pháp củ . Mình xin nêu ra để các bác bàn bạc với :
 Ở chương I - điều số 6 ( Hiến Pháp củ ) :
 Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng cuả nhân dân , do nhân dân bầu ra và chiệu trách nhiệm trước nhân dân .
 Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ .

 Dự thảo sửa đổi ở Hiến Pháp mới :
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp , dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân vàthông qua các cơ quan khác của Nhà Nước .

 Tôi nghĩ rằng Hiến Pháp Nhà Nước khi ban hành sửa đổi phải nghiên cứu kỹ từng lời từng chử , để sao cho Hiến Pháp thực sự là tấm lá chắn cho an ninh của đất nước , bảo vệ được quyền lợi chính đánh của nhân dân và quyền lợi của đất nước . Hiến Pháp không những chỉ có giá trị cho nhân dân trong nước mà còn là lời tuyên bố của đất nước với các nước trên thế giới có quan tâm đến nước chủ nhà .
 Mấy mươi năm qua ở điều 6 chương I nầy gần như ổn định . Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được dân ta áp dụng thành qui trình thuận lợi và quen thuộc  .
  Bây giờ dự thảo mới lại đề ra thêm một hình thức dân chủ mới ( dân chủ trực tiếp ) . Cần phải giải thích rỏ dân chủ trực tiếp nầy là như thế nào ? Hình thức  người dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp nói lên hàm ý gì ? Người dân có quyền trực tiếp đứng ra tranh cử vào các vị trí lãnh đạo trong nhà nước hay không ? Không khéo là các thế lực đế quốc họ lợi dụng vào điều nầy để đổ tiền của vào để mua láphiếu cho một cá nhân nào đó mà họ dễ lèo lái , hòng  thực hiên cho mưu đồ của họ sao khi cá nhân nầy thắng cử  .
   Xin các bác cao kiến bàn bạc thêm

Dân chủ trực tiếp không phải hình thức dân chủ mới ở nước ta bác Hai ạ. Dân chủ trực tiếp tức là nhân dân (cử tri) bỏ phiếu trực tiếp để quyết định vấn đề gì đó, không cần thông qua người đại diện của mình (đại biểu QH, HDND ấy mà). Hiểu như vậy, thì tức là ít nhất ta đã dân chủ trực tiếp trong việc... bầu ra người đại diện của mình đấy chứ (đâu có cái loại đại cử tri như xứ nào đó đâu).

Nhưng quy định thẳng và Hiến pháp thế này cũng có cái hay, nó mở đường cho ta sắp tới sẽ tăng cường trưng cầu dân ý trực tiếp bằng phiếu phổ thông đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước, tỷ như: có xây đường sắt cao tốc 50 tỷ đô hay không, có tín nhiệm vị Tứ trụ nào đó không vv...
Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #218 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 11:25:06 am »

Các bạn thử giải thích :
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều Cool

1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
..........

Cụm từ "nguyên tắc tập trung dân chủ " nghe quen quen hình như áp dụng trong 1 tổ chức chính trị .Có thể bê nguyên áp dụng cho Nhà nước không?
Hình như 2 cái này có khác nhau đấy.
Xin các đại ca chỉ giáo.
Chúc mọi người khỏe.
Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #219 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 02:12:56 pm »

Công dân Việt Nam
Luật số 24/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam
HP 1992:
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49)

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Như thế công dân Việt Nam có độ tuổi từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc quy tiên. Đứa trẻ có biết gì đâu  mà :
- “Công dân phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”
- “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
-“ Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”
-“ Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”
-“ Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định.”

Tôi thấy các chuyên gia nghìn tỷ không thể coi trẻ em Việt Nam là Thánh Gióng, ăn hết nồi cơm mà trở thành anh hùng.

Xin ACE khai trí hộ !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM