Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:47:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 113995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #120 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 10:12:44 pm »

Sao không ai chú ý tới Điều 16 (mới) ạ?

1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #121 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 10:35:20 pm »

Thường người ta không coi nhân dân là số ít đâu. Ít quá chẳng bõ cai trị, ít quá thì làm được cái gì để nuôi mình đây, ít quá lấy đâu ra lực lượng để làm cách mạng, để đi bộ đội, để quen chết như bác Luân đen kể đồng bào Tây Nguyên hồi xưa vẫn nói chẳng hạn. Vì vậy nhân dân chưa bao giờ là số ít, đương nhiên là số nhiều, nhưng về ngữ pháp lại thuộc dạng danh từ không đếm được.

Trẻ con đẻ ra nếu là con vua thì hoặc là hoàng tử - công chúa. Nếu con dân thường thì có tiềm năng là nhân dân và cũng có tiềm năng là cán bộ. Các bác có chứng minh nhân dân hẳn hoi, có hành vi năng lực dân sự hẳn hoi nhưng bị lộ hiện đang nhập kho thì tạm thời không được là nhân dân cũng chẳng là cán bộ mà là "hàng trong kho". Bao giờ các bác ấy "xuất kho" thì lại là nhân dân.
Chà, rắc rối ra phết đấy các bác ạ.

Quá rắc rối ấy chứ.
Bác phân tích vậy, tôi vẫn chưa thấy "sáng" ra, bởi khi được "xuất kho", các bác ấy sẽ có quyền công dân là điều đương nhiên. Nhưng...lại là nhân dân thì tôi thấy thế nào ấy. Hay phải có thời kỳ quá độ (!) hay...như thế nào hả bác qtdc?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #122 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 10:43:56 pm »

À nói vui thôi, bác tuanb5. Xem ra cái topic này muốn đóng góp được gì cho thảo luận dự thảo thì phải có những định nghĩa cơ bản để thống nhất cách hiểu đã, ví dụ như định nghĩa của bác Buff chẳng hạn.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #123 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 10:46:57 pm »

À bác xuanxoan, lời của cụ TBT thì em nhắc ở trang trước rồi, các bác thích tranh luận thì cứ tranh luận miễn không phạm luật NN và nội quy của trang VMH là được.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #124 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 11:12:18 pm »

Xin chào các bác đang tham gia thảo luận , tôi xin chen ngang tí...hic.
Chúng ta đang xây dựng VN trở thành nước XHCN, một nhà nước Pháp quyền.
Tại các trụ sở Dân-Chính -Đảng thường có treo tấm biểu ngữ :
Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Chủ tịch Hồ chí Minh lúc sinh thời có dạy rằng :
Cán bộ , Đảng viên là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
ĐảngCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân VN.
Vậy thì Nhân dân là nhất rồi.
Nhưng người dân phải tuân thủ luật pháp của nước CHXNCNVN.
Ai vi phạm pháp luật sẽ bị xét xử theo luật pháp -cho dù họ ở cương vị nào...
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #125 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 11:21:06 pm »

     Từ bào thai lọt lòng mẹ đến lúc nhắm mắt vẫy chào, mấy em ở lại anh vào thiên thu...đã nằm trọng lòng hai chữ nhân dân rồi...nhân dân từ già đến trẻ, từ phụ nữ, ấu thơ, không phân biệt tôn giáo chứng kiến...thậm chí cả bộ phận dân cư bị khép tội, phạt giam, tù đầy vẫn nằm trong khái niệm nhân dân, nhưng họ không có quyền công dân theo luật phát quy định mà thôi.

     Theo tôi nói theo hiến pháp 1946 về nhân dân là hay nhất, chuẩn nhất - "Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà".  Tổ quốc - dân cư sống trong lòng tổ quốc ấy - đấy là nhân dân.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2013, 08:58:46 am gửi bởi xuanxoan » Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #126 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 08:19:59 am »

Trích trong : Chính trị Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập  vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ông cho rằng “quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Đình Lộc (tại nhiệm từ năm 1992 đến 2002) thì cho là Việt Nam tuân theo mô hình "quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó" với một đảng lãnh đạo và cầm quyền.

Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #127 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 08:51:52 am »

Góp ý bản DTHP ... qua công thông tin của chính phủ:

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan?_piref135_27935_135_27927_27927.mode=reply&_piref135_27935_135_27927_27927.id=748

Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #128 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 12:35:24 pm »

Quốc gia có ba yếu tố rất quan trọng cần được chế định trong đạo luật cơ bản gồm: lãnh thổ, cư dân và nhà nước. Xoay quanh ba yếu tố này sẽ là các điều khoản cụ thể thể hiện trình độ và kỹ năng lập hiến.

Hiến pháp năm 1992 của nước ta được xây dựng dựa trên việc kế thừa có điều chỉnh Hiến pháp năm 1980 và tiếp thu có chọn lọc khung nội dung, hình thức của bản Hiến pháp Liên Xô năm 1977. Tới lần sửa đổi này, kỹ năng lập hiến liên quan tới ba yếu tố quốc gia được tiếp thu từ bản Hiến pháp Liên Xô 1977 vẫn chưa có nhiều chuyển biến đốt phá. Vì thế, thay vì đi ngay vào góp ý từng điều khoản sửa đổi, chúng ta hãy cố gắng làm rõ từng khái niệm cơ bản của ba yếu tố trên để có được cái nhìn xuyên suốt toàn bộ nội dung và hình thức của bản dự thảo.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #129 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 08:56:01 pm »

Một thí dụ "tam quyền phân lập" ở nước ta:

Mô hình nhà nước XHCNVN
                                                                                         ĐCSVN
                                                                                             I
                                                                                   I         I         I
                                                                            I                I                   I
                                                                   I                         I                           I
                                                              LẬP PHÁP          HÀNH PHÁP            TƯ PHÁP


Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường :    ĐBQH (LP)              BT( HP)               BTTP ( TP)

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM