Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:28:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 114007 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #280 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 01:26:00 pm »

Có nhiều định nghĩa hiến pháp, bạn danhthanh nêu lên đều đúng, bạn cứ thấy cái nào gọn nhất thì lấy.
Ở đây quan trọng là chữ "bản chất giai cấp". Mà nói đến chuyện đó thì than ôi, sẽ cãi nhau suốt ngày. Tốt nhất lên gặp bác bí thư chi bộ hỏi ký vào đâu anh ơi, à chỗ ấy à, thế là ký rồi nộp cho xong và đi chơi game cho sướng. Nhanh lên không có GAME OVER thì toi.

Bác Mig đang nuôi cá phỏng ạ - bác chính là giai cấp công nhân nuôi cá đấy, ngẫm nghĩ kỹ đi bác sẽ thấy bác đâu phải giai cấp nông dân. Bao giờ lên CNCS sẽ hết bóc lột vì không làm cũng có ăn thì làm gì ai dại đi bóc lột ai cho mang tiếng ra.

Biết rồi , khổ lắm .. thế  thì viết cái điều 4 là đảng của toàn thể người việt nam , giai cấp , giai kiếc mà làm gì nhỉ ,

lại nói chuyện giai cấp .. . nhớ hồi  xưa buổi phát thanh nông nghiệp  5 giò rưỡi sáng , câu đầu tiên là giai cấp nông dân tập thể ....
giờ ạ , chả biết giai cấp công nhân họ tiền phong cỡ nào , chứ giai cấp nông dân tập thể nhà chúng em thì bằng   nhau gần hết ( nghèo và đói )  , trừ cán bộ htx thôi ,thành ra có câu ca dao đời mới :
MỖI NGƯỜI LÀM VIỆC BẰNG HAI
ĐỂ CHO CHỦ NHIỆM MUA ĐÀI MUA XE
MỖI NGƯỜI LÀM VIỆC BẰNG BA
ĐỂ CHO CÁN BỘ , XÂY NHÀ XÂY SÂN
-thực ra chuyện cào bằng nó ấu trĩ và ngu người ,bằng chứng là khi chia lại ruộng đất thì chia bằng nhau , nhưng thu nhập thì ngày càng chênh lệch
- các cụ kể lại khi thực hiện cải cách ruộng đất , chia cho từ cái liềm cái cuốc , đến con trâu , cái nhà .... nhưng chỉ sau vài năm thì MÈO LẠI HOÀN MÈO ( lại nghèo như xưa),tức là những người được chia tư liệu sản xuất,của cải  ấy , còn cái bọn bị truy tố , tước đoạt hết tài sản bởi bóc lột nhiều năm , không biết bằng cách nào ... nó lại giầu lên ít ra là khá hơn những người bần cố được chia quả thực  Grin
như vậy cái câu chuyện sở hữu tư liệu sản xuất ..v..v để bóc lot nó chỉ đúng phần nào thôi , không phải là tất cả ,  thực tế chứng minh ,rất nhiều người nước lã mà vã nên hồ , nên cơm nên cháo , nên tỉ phú ....
-------------------------------------
lại nói chuyện giai cấp công nhân là tiền phong .. khổ lắm thực tế hiện nay là nhiều  triệu công nhân , không biết , hoặc không đứng trong một tổ chức nào của đảng lập ra, nếu có chăng thì có công đoàn , nhưng thằng này lại ăn lương của chủ , nó sẽ bảo vệ quyền lợi của chủ , đời nào nó bảo vệ quyền lợi của giai cấp tiền phong này ... chỉ thương mấy em thợ may khu cn suốt ngày tiền phong cho chủ , thương quá cơ  Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2013, 04:37:22 pm gửi bởi mig21-58 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #281 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 01:37:28 pm »

Hi hi bác Mig có ý độc đáo. Chúc bác năm nay buôn may bán đắt, cá bác nuôi con nào cũng to như cá voi, đè chết cá nhập lậu TQ. Nhưng mà các cụ soạn cũng phải có lý chứ. Vậy giai cấp công nhân nếu hiểu vậy có phải là giai cấp chỉ gồm những người công nhân trực tiếp sản xuất không?
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #282 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 01:39:00 pm »

    Câu "giai cấp công nhân nghĩa là ở đỉnh cao trí tuệ loài người" càn xem lại...trí tuệ và giai cấp là 2 khái niệm khác nhau.

   phạm trù giai cấp nẩy sinh khi xã hội loài người phân chia gia cấp và đấu tranh giai cấp và chỉ khi công nghiệp "máy móc", hầm mỏ... xuất hiện mới có khái niệm gia cấp công nhân. Công nhân là lực lượng vật chất - mặt bằng  văn hóa giai cấp tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội...ví như mình mới dẫn chứng mới chỉ 1 doanh nghiệp tư nhân của Đà nẵng có cả ngàn người công nhân có bằng cử nhân đại học làm công việc đơn giản tay chân của công nhân phổ thông...

    Trí tuệ loài người...mình lấy ví dụ đơn giản của đồng đội trên trang đã từng dẫn chứng cho xuanxoan sự tích hổ có vằn vện...người nông dân và ông "ba mươi"...trí khôn đấy..trí tuệ là đây đấy..theo mình nghĩ giai cấp công nhân không phải là đỉnh cao của trí tuệ...sai...đúng...sai...đúng ...huề...hì hì..mà là....


Bác nói nghe hay lắm . nhưng nhà em vẫn thắc mắc thế này , mong bác giả nhời giúp em ,
đồng ý là công nhân họ sinh ra khi có hầm mỏ , nhà máy ......có chủ , có tớ ...
nhưng , hiện nhà máy , công xưởng , tư liệu sản xuất nói chung ... ( hồi bao cấp )đều là người của giai cấp tiền phong cả mà , nên mới có câu :NHÀ MÁY LÀ NHÀ , CÔNG NHÂN LÀ CHỦ tương tự hợp tác xã là nhà , xã viên là chủ , như vậy câu chuyện giai cấp không còn nữa , vậy sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế ,  ....
nhưng bây giờ có giai cấp , mọi cái khá hơn nhiều ,điều này ai cũng biết ....
thế ra xã hội có giai cấp , xướng hơn là xã hội không giai cấp hở bác  Grin
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #283 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 01:49:40 pm »

Hi hi bác Mig có ý độc đáo. Chúc bác năm nay buôn may bán đắt, cá bác nuôi con nào cũng to như cá voi, đè chết cá nhập lậu TQ. Nhưng mà các cụ soạn cũng phải có lý chứ. Vậy giai cấp công nhân nếu hiểu vậy có phải là giai cấp chỉ gồm những người công nhân trực tiếp sản xuất không?
HI Grin bọn cá tầm nó vẫn tràn sang nhiều lắm
mình đang nghĩ cách sống chung với lũ thôi ,đang định làm một dự án nuôi cá tầm ở gần biên giới , nhập cá tầm về ,hợp pháp hóa thành cá của mình , quay phim , nhà báo ....truyền hình tùm lum lên  ,...biến cá tàu thành cá ta , có nguồn gốc là ta nuôi , ta chở đi bán ... chứ tin vào mấy chú chống lậu thì chỉ khổ thôi , anh đếch tin nữa rồi , kể cả mồm nhôm , mồm sắt  Grin
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #284 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 02:06:40 pm »

lại nói chuyện giai cấp công nhân là tiền phong .. khổ lắm thực tế hiện nay là nhiều  triệu công nhân , không biết , hoặc không đứng trong một tổ chức nào của đảng lập ra, nếu có chăng thì có công đoàn , nhưng thằng này lại ăn lương của chủ , nó sẽ bảo vệ quyền lợi của chủ , đời nào nó bảo vệ quyền lợi của giai cấp tiền phong này ... chỉ thương mấy em thợ may khu cn suốt ngày tiền phong cho chủ , thương quá cơ  Grin

Mọi sự so sánh đều khập khiễng . nhưng nói kiểu này khéo hơn Nghị PHƯỚC chửi Nghị QUỐC nhiều .
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #285 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 04:34:13 pm »



      Mig21-58 thân mến!

      Khổ sướng không thể lấy cái hôm nay so sánh với cái ngày xưa khi các điều kiện cụ thể khác nhau ví dụ chiến tranh - hòa bình, nếu đồng đội muốn so sánh thì phải chung mặt bằng xã hội, khu vực, các nước tưng ứng cùng thời kỳ và điểm mốc thời gian cụ thể sẽ thấy được sướng - khổ của mỗi nước, mỗi dân tộc, vùng miền, tỉnh thành của đất nước...nếu thế thì rộng quá, giờ ta khoanh vùng nhé - thời bao cấp và thời định hướng hôm nay.

     Mic21 viết:...( hồi bao cấp ) đều là người của giai cấp tiền phong cả mà , nên mới có câu :NHÀ MÁY LÀ NHÀ , CÔNG NHÂN LÀ CHỦ tương tự hợp tác xã là nhà , xã viên là chủ , như vậy câu chuyện giai cấp không còn nữa , vậy sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế ,  ....mình thêm câu nữa nhé..súng là vợ, đạn là con...hì hì... kiểu này chết xuanxoan rồi Mic ơi...

    Thời kỳ đầu sau 1954 - 1959 ;Đây là thời kỳ lịch sử VN chuyện đấu tranh giai cấp vào hồi quyết liệt nhất, con người không tin nhau - thôi không nói chuyện này nữa. Tiếp đến 1960 - 1964 có lẽ đây là thời kỳ yên bình nhất và nhân dân Miền bắc cảm thấy hạnh phúc nhất trong tất cả các thời kỳ chiến tranh. Tiếp từ 1965 - 1975 bắt đầu có chiến tranh phá hoại:thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng về mặt tinh thần người dân sống thật sự có niền tin và có người lãnh đạo để tin. Còn ở Miền Nam chiến tranh mình không bàn. Thời kỳ này tôi tin người dân sẽ bảo còn sướng, tự do hơn so với bây chừ - tin hay không tin bạn tự kiểm chứng nhé.

   Thời kỳ 1975 - 1988: chiến tranh liên miên 2 đầu, làm tiềm lực kinh tế Việt nam suy sụp; cấm vận không chỉ của Mỹ mà ngay phe XHCN cũng đá hậu - Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa - trường sa, biên giới phía Bắc...thời kỳ này có lẽ đúng một phần như Mic 21 nói nhưng con người vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mặt tinh thần vẫn còn niềm tin và người để tin.

   Phân tích của xuanxoan 2 thời kỳ cơ bản như vậy, Mic 21 thấy người dân đâu đến nỗi như đồng đội nói...vẫn có hạnh phúc và niềm tin mãnh liệt đấy chứ...tuy nhiên Mic21 nói  sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế theo tôi chính thức từ khi Liên Xô tan vỡ...đến đầu thời đổi mới - có lẽ thời kỳ này là toàn diện nhất sự khốn cùng của triết học.

   Còn bây giờ, bạn bảo sướng hơn ngày xưa ư...tôi tin bạn sẽ phát biểu lại...sự sướng khổ đâu hẳn vật chất quyết định tất cả...giầu cũng khổ, nghèo cũng khổ...ngày xưa đâu có ăn mày ăn xin đầy đường thế này; thời tôi sống cửa ngõ chẳng cần khóa; đâu có cướp giập giết người công khai, trắng trợn như thế này; đâu có chuyện vào bệnh viện đông như trẩy hội thế này, đất trời rộng bao la bát ngát, con người được đắm mình trong môi trường trong lành - tôi đã kẻ chuyện bọn trẻ xuanxoan trốn học đi chùa Hương, túi không tiền vẫn thấy hạnh phúc đầy mình mà ; còn giờ bạn nghĩ sao Huh; ngày xưa đâu có chuyện công chức quen nhận phong bì như khỉ nhận chuối ở công viên sở thú thế; bọn trẻ chúng tôi cũng chẳng đến nỗi khốn khó như các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa bạn đã xem chưa Huh...; ngày xưa bọn tôi sẵn sàng xả thân bảo vệ lãnh đạo, cứ nghe nói là lãnh đạo thì sãn sàng bảo vệ không cần biết thủ trưởng ở đơn vị nào...còn bây giờ ư, nhiều khi bật ti vi lại tắt thà xem phim bậy bạ còn hơn nghe mấy thằng cuội nói ba sạo vô duyên. 

    Sướng khổ đây mới là cặp phạm trù cần trao đổi CSVD ơi - Vật chất quyết định ý thức ư...rác đầy đường sướng lắm ư Huh; có tiền có tất cả ư Huh luật pháp bỏ túi vì câu nói này đấy...Mic21 từng bay đi năm châu bốn biển...theo bạn ở đâu người dân cảm nhận hạnh phúc nhất Huh. Nếu cho tôi chọn, tôi chọn cái thời tuổi thơ khốn khó nhất chỉ biết chăn trâu, đổ dế, trốn học đi chùa Hương, cái thời mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cái thời tình thương đồng loại bao la như lời dạy của Phật tổ, cái thời còn có niềm tin và người để tin.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #286 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 04:59:10 pm »

Đọc bài bac xuanxoan tôi thấy thấm thía nỗi niềm của người Việt Nam yêu nước trong đó. Theo tôi những điều cần góp ý thì giới trí thức yêu nước đã lên tiếng rồi...
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #287 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 06:33:07 pm »



      Mig21-58 thân mến!

      Khổ sướng không thể lấy cái hôm nay so sánh với cái ngày xưa khi các điều kiện cụ thể khác nhau ví dụ chiến tranh - hòa bình, nếu đồng đội muốn so sánh thì phải chung mặt bằng xã hội, khu vực, các nước tưng ứng cùng thời kỳ và điểm mốc thời gian cụ thể sẽ thấy được sướng - khổ của mỗi nước, mỗi dân tộc, vùng miền, tỉnh thành của đất nước...nếu thế thì rộng quá, giờ ta khoanh vùng nhé - thời bao cấp và thời định hướng hôm nay.

     Mic21 viết:...( hồi bao cấp ) đều là người của giai cấp tiền phong cả mà , nên mới có câu :NHÀ MÁY LÀ NHÀ , CÔNG NHÂN LÀ CHỦ tương tự hợp tác xã là nhà , xã viên là chủ , như vậy câu chuyện giai cấp không còn nữa , vậy sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế ,  ....mình thêm câu nữa nhé..súng là vợ, đạn là con...hì hì... kiểu này chết xuanxoan rồi Mic ơi...

    Thời kỳ đầu sau 1954 - 1959 ;Đây là thời kỳ lịch sử VN chuyện đấu tranh giai cấp vào hồi quyết liệt nhất, con người không tin nhau - thôi không nói chuyện này nữa. Tiếp đến 1960 - 1964 có lẽ đây là thời kỳ yên bình nhất và nhân dân Miền bắc cảm thấy hạnh phúc nhất trong tất cả các thời kỳ chiến tranh. Tiếp từ 1965 - 1975 bắt đầu có chiến tranh phá hoại:thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng về mặt tinh thần người dân sống thật sự có niền tin và có người lãnh đạo để tin. Còn ở Miền Nam chiến tranh mình không bàn. Thời kỳ này tôi tin người dân sẽ bảo còn sướng, tự do hơn so với bây chừ - tin hay không tin bạn tự kiểm chứng nhé.

   Thời kỳ 1975 - 1988: chiến tranh liên miên 2 đầu, làm tiềm lực kinh tế Việt nam suy sụp; cấm vận không chỉ của Mỹ mà ngay phe XHCN cũng đá hậu - Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa - trường sa, biên giới phía Bắc...thời kỳ này có lẽ đúng một phần như Mic 21 nói nhưng con người vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mặt tinh thần vẫn còn niềm tin và người để tin.

   Phân tích của xuanxoan 2 thời kỳ cơ bản như vậy, Mic 21 thấy người dân đâu đến nỗi như đồng đội nói...vẫn có hạnh phúc và niềm tin mãnh liệt đấy chứ...tuy nhiên Mic21 nói  sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế theo tôi chính thức từ khi Liên Xô tan vỡ...đến đầu thời đổi mới - có lẽ thời kỳ này là toàn diện nhất sự khốn cùng của triết học.

   Còn bây giờ, bạn bảo sướng hơn ngày xưa ư...tôi tin bạn sẽ phát biểu lại...sự sướng khổ đâu hẳn vật chất quyết định tất cả...giầu cũng khổ, nghèo cũng khổ...ngày xưa đâu có ăn mày ăn xin đầy đường thế này; thời tôi sống cửa ngõ chẳng cần khóa; đâu có cướp giập giết người công khai, trắng trợn như thế này; đâu có chuyện vào bệnh viện đông như trẩy hội thế này, đất trời rộng bao la bát ngát, con người được đắm mình trong môi trường trong lành - tôi đã kẻ chuyện bọn trẻ xuanxoan trốn học đi chùa Hương, túi không tiền vẫn thấy hạnh phúc đầy mình mà ; còn giờ bạn nghĩ sao Huh; ngày xưa đâu có chuyện công chức quen nhận phong bì như khỉ nhận chuối ở công viên sở thú thế; bọn trẻ chúng tôi cũng chẳng đến nỗi khốn khó như các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa bạn đã xem chưa Huh...; ngày xưa bọn tôi sẵn sàng xả thân bảo vệ lãnh đạo, cứ nghe nói là lãnh đạo thì sãn sàng bảo vệ không cần biết thủ trưởng ở đơn vị nào...còn bây giờ ư, nhiều khi bật ti vi lại tắt thà xem phim bậy bạ còn hơn nghe mấy thằng cuội nói ba sạo vô duyên. 

    Sướng khổ đây mới là cặp phạm trù cần trao đổi CSVD ơi - Vật chất quyết định ý thức ư...rác đầy đường sướng lắm ư Huh; có tiền có tất cả ư Huh luật pháp bỏ túi vì câu nói này đấy...Mic21 từng bay đi năm châu bốn biển...theo bạn ở đâu người dân cảm nhận hạnh phúc nhất Huh. Nếu cho tôi chọn, tôi chọn cái thời tuổi thơ khốn khó nhất chỉ biết chăn trâu, đổ dế, trốn học đi chùa Hương, cái thời mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cái thời tình thương đồng loại bao la như lời dạy của Phật tổ, cái thời còn có niềm tin và người để tin.
HI  luận về cái này thật là bao la .. . . thống nhất với bác thời 60- 64 là hay nhất , tuy tôi còn bé lắm nhưng cảm nhận được
còn cuộc sống hiện tại tôi cảm thấy khá hài lòng hơn trước kia nhiều , mặc dù còn có cái nọ cái kia , nhưng chung quy đầy đủ hơn trước quá nhiều ...
còn bàn về chuyện hiến pháp .. nói cho nó vui thôi chứ , thưa bác , hết làm sao được giai với chả cấp . cứ là đảng cầm quyền tất , đại diện cho toàn thể người dân việt nam là được
theo em nghĩ , không hẳn cộng sản là xấu như một số người vẫn cao rao , bằng chứng là liên xô dám đối đầu với mỹ , trên mọi lĩnh vực , nhưng cũng là cộng sản nhưng ông mao ở tàu lại khác , đến tay đặng tiểu bình lại khác ....
cũng chả phải bọn tư bản nó xấu , nó xấu kiểu gì , thế nào .. thì mọi người biết rồi
bọn phong kiến nó cũng không lạc hậu , khi nước nhật chế tàu bay , tàu ngầm chơi thằng mỹ ......
có người cao rao việt nam độc tài ... ô hay thật , độc tài pac chung hy đã làm nên kỳ tích sông hàn , ông tưởng giới thạch làm cho đài loan giầu có , lý quang diệu độc tài làm cho sin ga po giàu ...
TÚM LẠI :chính là ở người cầm lái đất nước , ông ta giỏi thì dân nhờ , ông ta dốt thì dân khổ
không phải tại tư bản , hay cộng sản , phong kiến , độc tài ...gì hết  Grin
Đồng ý đảng cộng sản cầm quyền .. nhưng đảng phải hoạt động thế nào , chứ chơi kiểu vi na xin .. . hoạt động của đảng nghe nói tê liệt hết .....NẰM NGAY ĐƠ RA CHO NÓ SƯỚNG  Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #288 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 08:05:56 pm »

Hi hi hay quá, mặc dù thực ra em cũng chưa hiểu hay cái gì đâu ạ, giống như chuyện vui của Cụ Hồ. Đại khái khi ở Việt Bắc thời chống Pháp, Cụ Hồ thấy anh chị em cán bộ đi học về cười nói rộn rã. Cụ Hồ có hỏi
- các cô các chú đi học gì về mà vui thế
- thưa, chúng cháu đi học ông Mác và ông Lê về ạ
- thế học có thấy thầy dạy hay không
- thưa Bác thầy giáo dạy hay lắm ạ
- thế có hiểu gì không thì nói lại cho Bác nghe với
- thưa hay lắm nhưng không hiểu gì hết ạ
Nhưng có lẽ Aristotle nói đúng, rằng là "Con người về bản chất là một sinh vật chính trị".
Bác menthuong chủ topic lập ra topic này hay quá.
Cám ơn bác menthuong và các bác. Mời các bác và các bạn tiếp tục ạ.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #289 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 08:32:50 pm »


 Một thời gia đình trí thức nào cũng có đủ bộ hoặc gần đủ bộ với 36 cuốn Le Nin toàn tập. Nếu bạn chiensivodanh muốn hiểu trọn vẹn cả 6 cặp phạm trù triết học Mác xít thì về tìm đọc hết dùm cho. Ở đó có đầy đủ cả đấy. Từ nay nhớ gọi BY bằng thầy (sư phụ) nhé. Grin

Bài viết dưới đây được tôi sưu tầm dành riêng cho lão BÌNH YÊN nói về cặp phạm trù CÁI CHUNG -CÁI RIÊNG .

hy vọng lão cố đọc cho hết , đọc xong đừng có quay qua rủa tôi nhé .

"....1) Vị trí của cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" trong phép biện chứng.

Với tư cách một bộ môn khoa học, phép biện chứng có một hệ thống phạm trù riêng. Khi diễn đạt phép biện chứng, chúng ta không những cần phải làm rõ nội dung các phạm trù của nó, mà còn phải xác định đúng vị trí của các phạm trù ấy. Điều này là cần thiết cho việc tìm hiểu phép biện chứng, bởi vì sự hiểu biết về phạm trù trước sẽ là cơ sở cho sự hiểu biết phạm trù sau. "Cái riêng" và "cái chung" là một cặp phạm trù, nó chiếm vị trí nào trong hệ thống các phạm trù của phép biện chứng?

Một số tác giả đã trình bày cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" sau ba phạm trù "mâu thuẫn", "chất lượng", "phủ định của phủ định". Tuy nhiên, khi trình bày nội dung của ba phạm trù này, nội dung của phạm trù "cái chung" lại được sử dụng, chẳng hạn, ở các câu: mâu thuẫn có tính phổ biến, quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất là "quy luật phổ biến tác động trong tự nhiên, xã hội và tư duy" (chúng tôi nhấn mạnh - N.N.H). Sử dụng nội dung của phạm trù "phổ biến" ("cái chung") để giải thích nội dung của các phạm trù "mâu thuẫn", "chất - lượng", trong khi nội dung của phạm trù "cái chung" lại chưa được giải thích, điều đó, rõ ràng là không phù hợp với tiến trình của nhận thức và gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu phép biện chứng. Về mặt sư phạm, chúng ta không thể lấy cái mà người đọc chưa biết để giải thích cho họ cái họ chưa biết.

Trong một cuốn sách giáo khoa về triết học Mác-Lênin được xuất bản gần đây, các phạm trù "mâu thuẫn", "chất-lượng", "phủ đinh của phủ định" đã được trình bày sau cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung". Theo chúng tôi, sự trình bày như vậy hợp lý hơn, bởi vì sự hiểu biết về cái riêng và cái chung là cơ sở cho sự tìm hiểu về mâu thuẫn, về chất - lượng, về phủ định của phủ định, chứ không phải ngược lại. Chúng ta có thể và cần phải trình bày về cái riêng và cái chung trước khi trình bày về mâu thuẫn, về chất-lượng, về phủ định của phủ định, còn bởi vì, sự bất đồng về nhiều vấn đề của phép biện chứng đã xảy ra thường có nguyên nhân ở sự mơ hồ và sự không thống nhất trong việc lý giải cái riêng và cái chung. Về điều này, Lênin có nói : "Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung.

Trong “Bút ký triết học”, ở mục “Vấn đề phép biện chứng”, Lênin nhận xét rằng, phương pháp trình bày phép biện chứng nói chung phải giống như phương pháp mà C.Mác đã trình bày phép biện chứng của xã hội tư sản, nếu như trong "phép biện chứng của xã hội tư sản", C.Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất của xã hội tư sản - sự trao đổi hàng hóa, thì trong phép biện chứng nói chung cần phải bắt đầu từ cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất là bất cứ mệnh đề nào (chẳng hạn, "I-van là một người"...), nhưng trong bất cứ mệnh đề nào cũng đều đã có phép biện chứng của cái riêng và cái chung rồi. Với nhận xét như vậy, có thể nói chính Lênin cũng đã nghĩ tới việc phải bắt đầu phân tích từ cái riêng và cái chung trong sự trình bày phép biện chứng.

2) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với sự vật và thuộc tính.

Ở một số tài liệu, phạm trù "cái riêng" được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù "cái chung" được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Theo cách lý giải này thì muốn hiểu được cái riêng là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về kết cấu vật chất, muốn hiểu được cái chung là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về thuộc tính, về các mặt. Nhưng sự vật và thuộc tính là gì?

Trả lời câu hỏi: "sự vật là gì?" - đó là điều phức tạp, nhưng có thể trà lời câu hỏi: "cái gì là sự vật?" Theo chúng tôi, nói đến sự vật là nói đến, chẳng hạn, "cái cốc này" hoặc "cái cốc kia", "cái nhà này" hoặc "cái nhà kia", “người này" hoặc “người kia"... chứ không phải nói đến "cái cốc", đến "cái nhà" hay đến "người"... một cách chung chung. Khác với sự vật, thuộc tính (tính quy định) là cái tồn tại ở sự vặt mả nhờ đó chúng ta biết được sự vật là gì, sự giống nhau vả sự khác nhau giữa các sự vật như thế nào. Ví dụ: vận động, không gian, thời gian, khối lượng, màu xanh, màu trắng, nóng, lạnh, tốt, xấu, phản ánh, tư duy... là các thuộc tính.

Trong thế giới vật chất có vô vàn sự vật, mỗi sự vật lại có vô vàn thuộc tính. Ngoài các sự vật và các thuộc tính của các sự vật, trong thế giới vật chất không còn cái gì khác, ngay cả ý thức (tinh thần, tư duy) cũng chỉ là một thuộc tính của một dạng vật chất nhất định mà thôi. Sự vật và thuộc tính không tách rời nhau: không có sự vật nào mà lại không có thuộc tính, không có thuộc tính nào lại tồn tại gì ở ngoài sự vật.

Bất kỳ sự vật nào cũng đều chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, cũng đều có lúc xuất hiện và có lúc mất đi, không có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn cả. Một sự vật bất kỳ nào để bao giờ cũng có nhiều thuộc tính, trong đó có một số thuộc tính chỉ tồn tại ở sự vật ấy và mất đi khi sự vật ấy không còn nữa (những thuộc tính nảy được gọi là những thuộc tính riêng), đồng thời có một số thuộc tính không chỉ tồn tại ở sự vật ấy mà còn tồn tại ở nhiều sự vật khác, do đó chúng không mất đi khi sự vật ấy mất đi (những thuộc tính này được gọi là những thuộc tính không phải thuộc tính nào cũng là cái chung). Thuộc tính có hai loại: thuộc tính riêng và thuộc tính chung, song chỉ thuộc tính chung mới đồng nhất với cái chung. Cái chung là thuộc tính chung, ngược lại thuộc tính chung cũng là cái chung (một cái chung là một thuộc tính chung, một thuộc tính chung là một cái chung). Khi xác định quan hệ giữa cái chung và thuộc tính chung như vậy cũng cần hiểu cái chung và thuộc tính chung một cách mềm dẻo. Ví dụ, tính người lả một thuộc tính chung là một cái chung, nhưng tư duy - một trong nhiều thuộc tính tạo thành tính người - cũng là một thuộc tính chung, là một cái chung.

3) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với hiện tượng và bản chất.

Việc tìm hiểu cặp phạm trù "sự vật" và "thuộc tính" là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù trong "cái riêng” và "cái chung", đến lượt mình, việc tìm hiểu cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" lại là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù "hiện tượng" và "bản chất".

Để trả lời câu hỏi : "hiện tượng và bản chất là gì?", chúng ta không những cần phải xác định quan hệ giữa "hiện tượng" với "bản chất", mà còn cần phải xác định quan hệ giữa "hiện tượng", “bản chất" với các phạm trù khác, trước hết với cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung".

Quan hệ giữa hiện tượng với cái riêng có thể được xem giống như quan hệ giữa sự vật với cái riêng: cái riêng là hiện tượng, hiện tượng là cái riêng (một cái riêng là một hiện tượng, một hiện tượng là một cái riêng).

Về quan hệ giữa cái chung với bản chất đang có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng bản chất là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là bản chất. Có ý kiến cho rằng, bàn chất là cái chung, ngược lại mọi cái chung đều là bản chất.

Trong "Bút ký triết học", Lênin có trích dẫn quan niệm của Hêgen về vấn đề này như sau: “Cái chung là một quy định nghèo nàn biết nó như là bản chất". Khi dẫn lại quan niệm ấy, Lênin viết: "NB: cái chung" coi như là “bản chất”.

Khi xét quan hệ giữa "cái chung” với "bản chất" cần xét "cái chung” và “bản chất" với tính cách là những phạm trù của phép biện chứng, chứ không phải với tính cách là những, khái niệm của các bộ môn khoa học khác, hoặc của ngôn ngữ hàng ngày. Để xác định xem "cái chung” với tính cách một phạm trù của phép biện chứng có phải là "bản chất" không, chúng ta hãy phân tích mệnh đề “cái cốc này “màu trắng”. Ở đây, như đã biết, cái - cốc - này là một sự vật, là một hiện tượng, là một cái riêng, còn màu trắng là một thuộc tính, hơn nữa là một thuộc tính chung, là một cái chung. Ở mệnh đề "cái cốc này màu trắng" thì màu trắng còn phải được hiểu như một bản chất. Màu trắng là một bàn chất nhưng không phải là bản chất quan trọng của "cái - cốc - này". Một bản chất nào đó ở hiện tượng này có thểlà bản chất cấp 1, song ở hiện tượng kia lại là bản chất cấp 2, ở hiện tượng này có thể bản chất quan trọng, song ở hiện tượng kia lại là bản chất không quan trọng. Nếu xem xét bản chất một cách mềm dẻo như vậy, thì hoàn toàn có thể cho rằng, bất kỳ một cái chung nào cũng đều là một bản chất, dù bản chất để là quan trọng hay là không quan trọng.
4) Cái chung có tồn tại vĩnh hằng không?

Mỗi cái riêng khi xuất thân chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và khi mất đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng là cái không lặp lại. Khác với các riêng, cái chung tồn tại ở nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy không mất đi, vì nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.

Nhưng vấn đề là: nếu cái riêng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian có hạn thì cái chung có tồn tại vĩnh viễn, vô hạn trong thời gian không?

Có ý kiến cho rằng những cái chung như cái phản ánh, vận động, quảng tính... thi tồn tại vĩnh viễn, song có một số cái chung chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, theo ý kiến này, tư duy là một cái chung chỉ tồn tại cách đây vài triệu năm (trước đó không tồn tại).

Có ý kiến cho rằng bất kỳ một cái chung nào cũng đều tồn tại vĩnh viễn trong thời gian (vô tận cả về hai phía: quá khứ và tương lai). Nếu A là một cái chung nào đó thì trong thế giới vật chất vô tận không bao giờ không còn những cái riêng chứa đựng cái chung A.

Thế giới vật chất lả vô tận trong không gian và thời gian. Cứ cho rằng cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại trên Qủa đất thì điều này cũng không chứng tỏ lúc đó tư duy không tồn tại trong thế giới vật chất. Ngày nay, con người đã vươn "tầm mắt" của mình tới một khoảng cách 15 tỷ năm ánh sáng (một khoảng cách mả ánh sảng với vận tốc 300.000 km/s phải đi mất 15 tỷ năm). Trong khoảng cách bao la ấy, rất có thể đã và đang tồn tại một hoặc nhiều hành tinh có điều kiện giống như Qủa đất, nghĩa là có sự sống, thậm chí có tư duy.

Để xác định cái chung có tồn tại vĩnh viễn không, cũng cần lưu ý tới hai dạng của tồn tại: tồn tại dưới dạng hiện thực, hiện hữu vả tồn tại dưới dạng khả năng, tiềm thế. Cho dù cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại hiện thực, hiện hữu trên Quả đất thì điều đó cũng chưa có nghĩa lả lúc đó nó không tồn tại trên Quả đất dưới dạng khả năng, tiềm thế.

Về vấn đề "cái chung có tồn tại vĩnh viễn không'", F.Enghen đã đề cập đến khi viết rằng: "Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự chuyển hóa của nó, vật chất vẫn cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và vì thế, nếu như một ngày kia nó phải hủy diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái đất, tức là cái tinh thần đang tư duy thì nhất định nó lại phải... tái sinh ra cái tinh thần ấy ở một nơi nào khác và trong một thời gian khác.

“Thuộc tính của vật chất” mà Engen nói đến ở trên là thuộc tính của các sự vật trong thế giới vật chất. Không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi", từ luận điểm này của Engen có thể cho rằng không bao giờ một thuộc tính chung nào, một cái chung nào lại mất đi, lại không tồn tại. Cho rằng "sự sống, tư duy và mọi cái chung đều tồn tại vĩnh viễn trong thế giới vật chất vô tận và vĩnh viễn là một niềm tin, nhưng đó không phải là một niềm tin duy tâm, tôn giáo, mà là một niềm tin khoa học.

Trên đây là một số vấn đề về cái riêng và cái chung. Những vấn đề này ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng.
Theo Tạp chí Triết học.  ....."
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM