Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:24:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 113992 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #130 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 09:28:58 pm »

Trích trong : Chính trị Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập  vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ông cho rằng “quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Đình Lộc (tại nhiệm từ năm 1992 đến 2002) thì cho là Việt Nam tuân theo mô hình "quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó" với một đảng lãnh đạo và cầm quyền.
1. Bác đừng lôi nguồn wiki về đây. Nó là nguồn mở, sửa chữa thế nào cũng được, chỉ cần reg cái ơ cao là xong hết.

2. Bác đọc xem nội dung cái đoạn trích ấy có khăm khẳm cái mùi bọn BBC Việt ngữ hay châu Á tự do RFA không?

3. trong Hiến pháp không nên quy định Đảng là thế nào bởi điều đó được quy định ở Điều lệ Đảng --> Cần phải quy định rõ ràng. Không thể hay không được động chạm vào điều 4, có chăng thì sửa đổi, bổ sung, làm rõ nội dung. Điều 88 hay 90 mới cũng thế.
Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #131 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 10:29:26 pm »

ĐÂY LÀ NGUỒN CỦA TUẦN VIỆT NAM :
Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ

Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.
 Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào... họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là "Cộng hoà dân chủ nhân dân...", họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ  XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.
Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.
Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.

(CÒN NỮA)
Logged
thainhi_vn
Thành viên
*
Bài viết: 705


« Trả lời #132 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 01:49:27 am »

Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).

Riêng về phần này thì cụ An suy diễn trật lấc. Người Việt có 2 cách đọc quốc hiệu: Hán Việt hoặc thuần Việt. Nếu đọc đúng Hán Việt thì phải là "Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Cộng hòa" (giống như Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa). Còn cách đọc hiện nay là thuần Việt (dù có hơi phiên phiến ở cụm từ "xã hội chủ nghĩa"). Nếu nói như cụ, thì phải đổi cách đọc toàn bộ như là Pháp Cộng hòa, Anh Vương quốc..., hay là Đồng Nai Nhân dân Ủy ban, Hà Nội Nhân dân Hội đồng... cả.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #133 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 06:06:08 am »

Trong những năm qua nhiều nơi trở thành “Điểm nóng” là xuất phát từ việc “giải phóng mặt bằng”, tức là liên quan đến vấn đề “công thổ quốc gia”.

Ủy ban TVQH  vừa họp đã thảo luận đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra chỉnh lý lại dự thảo Nghị quyết của theo hướng giao Chính phủ tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân từ ngày 1.2 đến hết ngày 31.3.2013 về toàn bộ dự luật Đất đai, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
 
Trước mắt tham gia về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013:

“Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.”

Cái khó, dễ phát sinh phức tạp ở đây là “lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.” Theo tôi cần thêm đoạn "Khi thu hồi đất, Nhà nước đền bù cho người đang sử dụng đất họp pháp một khoản kinh phí hợp lý".
Logged

hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #134 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 08:20:13 am »

Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25)
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.

Góp ý:
Điều 56:
-"trưng mua" thay cho "trưng mua hoặc trưng dụng"
-"...tỏ chức theo  đúng thời  giá thị trường" thay cho "theo giá thị trương"

Điều 56 :
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua  của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường.

Điều 58 (sửa đổi, bổ sung):
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài  hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Góp ý:
-Quy định "giao  đất 100 năm" thay cho "ổn định lâu dài hoặc có thời hạn"
-" bồi thường theo đúng thời giá của thị trường" thay cho "có bồi thường theo quy định của pháp luật"
- "trưng mua" thay cho "thu hồi"
Điều 58:
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài trong vòng 100 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước trưng mua đất do tổ chức, cá nhân sử dụng  theo đúng thời giá của thị trường  trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
4.Nhà nước khuyến khích và ghi nhận  các tổ chức, cá nhân hiến đất  vì  lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #135 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 10:22:45 am »


Góp ý:
Điều 56:
-"trưng mua" thay cho "trưng mua hoặc trưng dụng"
-"...tỏ chức theo  đúng thời  giá thị trường" thay cho "theo giá thị trương"

Điều 56 :
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua  của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường.

Điều 58 (sửa đổi, bổ sung):
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài  hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Góp ý:
-Quy định "giao  đất 100 năm" thay cho "ổn định lâu dài hoặc có thời hạn"
-" bồi thường theo đúng thời giá của thị trường" thay cho "có bồi thường theo quy định của pháp luật"
- "trưng mua" thay cho "thu hồi"
Điều 58:
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài trong vòng 100 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước trưng mua đất do tổ chức, cá nhân sử dụng  theo đúng thời giá của thị trường  trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
4.Nhà nước khuyến khích và ghi nhận  các tổ chức, cá nhân hiến đất  vì  lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

 Đất đai là tài sản chung của Quốc gia, của tất cả nhân dân, Nhà nước chỉ giao cho cá nhân hay tổ chức nào đó Quyền sử dụng đất. Cá nhân và tổ chức chỉ có quyền sử dụng và quản lý chứ không có quyền sở hữu. Vì vậy có thể khẳng định đất đai không phải là tài sản sở hữu của cá nhân hay tổ chức, nên không ai có quyền BÁN. Vì không có quyền BÁN nên cũng không ai có quyền MUA hoặc TRƯNG MUA cả, kể cả nhà nước. Nếu ai từng ghi trong giấy mua bán đất là hoàn toàn sai với luật pháp về luật đất đai, chỉ có thể là: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu có bán thì chỉ được phép bán tài sản cá nhân hay tổ chức trên mảnh đất đó.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #136 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 11:23:11 am »

Tôi xin được tham gia thảo luận về điều mà có người cho là "nhậy cảm" dễ bị cho "leo cột điện" nhất. Đó là:

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Theo tôi:

1. Giữ Điều 4 trong Hiến pháp 2013.

2. Về nội dung: trong Hiến pháp không nên quy định Đảng là thế nào bởi điều đó được quy định ở Điều lệ Đảng. Do vậy cần bỏ đoạn chữ bôi đỏ ở trên vì đoạn nay trong Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua vào ngày 19/01/2011 trong phần mở đầu “ĐẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG” đã ghi rõ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.”

Liên quan tới Điều 4 Hiến pháp năm 1992, do các lực lượng bên mình đấu tranh phê phán các thế lực phản động trong và ngoài nước xoay quanh vấn đề này mạnh quá, nên giờ đây việc thảo luận về nó có vẻ là nhạy cảm và cấm kỵ. Vậy nên hiểu Điều 4 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như thế nào?

Quy định về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trực tiếp trong điều văn hiến pháp được bắt nguồn từ Đạo luật cơ bản (Hiến pháp) của Liên Xô năm 1977, cụ thể là tại Điều 6 Chương 1 Về chế độ chính trị. Từ bản hiến pháp liên bang này, hiến pháp của các nước cộng hòa Xô-viết thuộc Liên Xô được ban hành năm 1978 cũng đều nêu tại Điều 6 về vị trí và vai trò của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội.

Hiến pháp năm 1980 của ta tiếp thu kỹ thuật và trình độ lập hiến đương thời từ Hiến pháp 1977 của Liên Xô và lần đầu tiên đã quy định về vị trí và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều văn hiến pháp, cụ thể tại Điều 4. Từ đó tới nay đã trên 30 năm và trải qua nhiều lần sửa đổi cũng như ban hành Hiến pháp năm 1992, Đảng ta có tư cách của một tổ chức chính trị hiến định.

Kết quả của những đợt đấu tranh chống các luận điệu phản động đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992 đã khiến vấn đề bàn về Điều 4 Hiến pháp trở nên nhạy cảm và tế nhị với chính những người có tâm huyết với Chế độ và đóng khung những người có trách nhiệm chuẩn bị bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vậy trong tình hình mới, chúng ta có nên sửa đổi nửa vời như Điều 4 dự thảo hoặc như đề xuất của bạn menthuong hay không?
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #137 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2013, 05:57:51 pm »

Mặc dù bám sát quan điểm chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc khẳng định vị thế và vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng, nhưng cách thể hiện như nội dung Điều 4 của bản dự thảo cho thấy sự rập khuôn cứng nhắc và chưa đạt được trình độ lập hiến mang tính đột phá.

Trình độ lập hiến chính là sự thể hiện ở mức độ cao nhất của trình độ đấu tranh và hợp tác chính trị của một chính đảng.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #138 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2013, 11:44:13 am »

Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều Cool
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.


Góp ý
“thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” : chúng ta hay hô khẩu hiệu ngay từ HP nhưng không thấy thực hiện trong cuộc sống:
-Trong các hội trường, trụ  sở có quá nhiều khẩu hiệu, để quanh năm, suốt tháng, không biết trong lòng DÂN  còn  lại bao nhiêu ?(trên thế giới chắc chỉ còn ở TQ,VN,TT)
-Khi các lãnh đạo về địa phương cờ quạt , khẩu hiệu đủ cả,có nhiều nơi còn tổ chức “bữa cơm thân mật” khách 3, chủ nhà 7.
Tiền đó ở đâu ra?
Quỹ công. Do ai đóng góp ?
Đó là tiền thuế của DÂN,  vì thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước/
Mời mọi người cho ý kiến sửa thế nào ?
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2013, 12:35:19 pm »

Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều Cool
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.


Góp ý
“thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” : chúng ta hay hô khẩu hiệu ngay từ HP nhưng không thấy thực hiện trong cuộc sống:
-Trong các hội trường, trụ  sở có quá nhiều khẩu hiệu, để quanh năm, suốt tháng, không biết trong lòng DÂN  còn  lại bao nhiêu ?(trên thế giới chắc chỉ còn ở TQ,VN,TT)
-Khi các lãnh đạo về địa phương cờ quạt , khẩu hiệu đủ cả,có nhiều nơi còn tổ chức “bữa cơm thân mật” khách 3, chủ nhà 7.
Tiền đó ở đâu ra?
Quỹ công. Do ai đóng góp ?
Đó là tiền thuế của DÂN,  vì thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước/
Mời mọi người cho ý kiến sửa thế nào ?

  Điều này ,theo tôi chả có gì phải sửa nữa vì,chỗ mà bác băn khoăn thì đã có :Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí rồi kia mà.Vấn đề ở chỗ là đề ra như thế nhưng việc thực hiện ra sao thôi,có nhiều hội nghị tổng kết:"Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí".Sau có liên hoan chè chén linh đình,mấy đồng tiết kiệm được lại "Âm" ngay,sau tổng kết ấy mà bác ơi Huh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM