Lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá - Thể thao - Giao lưu => Quán nước cổng doanh trại => Tác giả chủ đề:: menthuong trong 06 Tháng Giêng, 2013, 06:44:04 am



Tiêu đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 06 Tháng Giêng, 2013, 06:44:04 am
Nếu vậy theo bác BY nên sửa điều mấy của HP , điều 4 hay điều 88 ?
Sửa Điều nào đâu có quan trọng mà quan trọng nhứt là sửa thế nào thôi!
Có lẽ Diễn đàn ta nên có hẳn một mục về đề tài này!
À mời Bác menthuong lập topic và mở đầu đi ;D
Đề nghị rất hợp lý, những CCB từng sống chết vì Tổ quốc, những người quan tâm "Dựng nước - Giữ nước", không lý gì không đáp ứng lời kêu gọi, cùng nhau góp ý xây dựng bản Hiến pháp thật phù hợp, tiến bộ, có khả năng tạo khung sườn phát triển cho đất nước.
C16 xin biểu quyết 1 phiếu về thành lập topic này.
Ngày 28/12/2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số: 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chung sức, chung tâm với toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013), các thành viên Diễn đàn này cũng cần tham gia.

Nghĩ vậy và để tiện tham gia có lẽ trước hết là về LỜI NÓI ĐẦU.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 06 Tháng Giêng, 2013, 06:47:51 am
Nguyên văn Dự thảo LỜI NÓI ĐẦU theo Báo ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN:

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Với khát vọng độc lập, tự do, bằng tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế; xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân  Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
   
Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-*-

Riêng tôi thấy chữ "ghi nhận" không hiểu có đúng với bản chất và nội dung Hiến pháp không?



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Omon trong 06 Tháng Giêng, 2013, 06:59:29 am
Nếu vậy theo bác BY nên sửa điều mấy của HP , điều 4 hay điều 88 ?
Sửa Điều nào đâu có quan trọng mà quan trọng nhứt là sửa thế nào thôi!
Có lẽ Diễn đàn ta nên có hẳn một mục về đề tài này!

Điều 4

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.



Điều 88 về Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

B) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

C) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Dĩ nhiên các bị cáo sẽ dựa vào các nhân quyền được khắc ghi trong hiến pháp 1992, cùng những công ước quốc tế liên hệ, để biện minh cho sự vô tội của mình.


Các bác có chán sống thì cũng nên để hương khói cho con, cho cháu đời sau. Đấy là tương lai xa. Còn tương lai gần thì các bác để bọn em còn có chỗ mà chơi.
Các bác làm sao thì làm.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: loc85c5 trong 06 Tháng Giêng, 2013, 08:30:59 am
Hà.hà.hà... :D ;D ;D....cho em xin một vé...sống nốt cái tuổi già hom hem!hề.hề.hề... :P ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 06 Tháng Giêng, 2013, 08:45:28 am
Nếu vậy theo bác BY nên sửa điều mấy của HP , điều 4 hay điều 88 ?
Sửa Điều nào đâu có quan trọng mà quan trọng nhứt là sửa thế nào thôi!
Có lẽ Diễn đàn ta nên có hẳn một mục về đề tài này!
À mời Bác menthuong lập topic và mở đầu đi ;D
Đề nghị rất hợp lý, những CCB từng sống chết vì Tổ quốc, những người quan tâm "Dựng nước - Giữ nước", không lý gì không đáp ứng lời kêu gọi, cùng nhau góp ý xây dựng bản Hiến pháp thật phù hợp, tiến bộ, có khả năng tạo khung sườn phát triển cho đất nước.
C16 xin biểu quyết 1 phiếu về thành lập topic này.
Ngày 28/12/2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số: 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chung sức, chung tâm với toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013), các thành viên Diễn đàn này cũng cần tham gia.

Nghĩ vậy và để tiện tham gia có lẽ trước hết là về LỜI NÓI ĐẦU.

Bác Menthuong thiệt lẹ, sáng nay thấy topic mới của bác. Bữa nay chủ nhật, hơi lu bu một chút, chắc "chào một tiếng" với các bác rồi chạy công chuyện, tối về vô tiếp.
Bác để topic trong "quán nước .." cho dễ nói chuyện phải không, cũng có "ý tưởng".
Đề nghị với bác Menthuong như vầy, bác hướng dẫn các đường link chỉ dẫn đến bản gốc của Hiến pháp 1992, Thông báo của Quốc hội về góp ý sửa đổi Hiếp pháp, hay hướng dẫn ... của ..., để thành viên tham gia góp ý sát hơn, đặt ngay bài đầu của topic cho dễ lấy. Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 06 Tháng Giêng, 2013, 10:12:10 am
Em đã có ý kiến rằng Điều 4 của HP là rất thiêng liêng, là xương máu của nhiều thế hệ. Vậy sao @omon vẫn định chém gió thế nhỉ ??? Nói thật là bác nên tôn trọng diễn đàn và các thành viên khác. Cá nhân tôi không nghĩ bác đủ trình độ để góp ý vào Điều này đâu!
Đề nghị mod/min xem lại động cơ của topic này. Cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 06 Tháng Giêng, 2013, 11:58:31 am
Em đã có ý kiến rằng Điều 4 của HP là rất thiêng liêng, là xương máu của nhiều thế hệ. Vậy sao @omon vẫn định chém gió thế nhỉ ??? Nói thật là bác nên tôn trọng diễn đàn và các thành viên khác. Cá nhân tôi không nghĩ bác đủ trình độ để góp ý vào Điều này đâu!
Đề nghị mod/min xem lại động cơ của topic này. Cảm ơn.

bạn ô môi à không omon nói giống như suy nghĩ của bạn đấy chứ đâu phải chém gió . Tốt nhất là không nên bàn mấy cái chuyện sửa đổi HP ở đây để bảo vệ sân chơi chung vì sẽ có những kẻ thừa gió bẻ măng ở cái điều 4 này đấy .
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mọi đạo luật nên muốn bàn về sửa đổi HP một cách nghiêm túc thì  phải cần có chút kiến thức pháp luật hoặc có trình độ lý luận về chính trị nhất định chứ nếu không e rằng chổ này sẽ thành danlambao hay quanlam bao mất .
Ví dụ cụ thể em chỉ thử hỏi sửa điều 4 hay 88 bác menthuong trả lời sửa điều nào cũng không quan trọng thì em cũng bó tay luôn . Điều 4 là bất khả xâm phạm đấy bác menthuong ạ .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: con_ech_gia trong 06 Tháng Giêng, 2013, 12:59:41 pm
Em đã có ý kiến rằng Điều 4 của HP là rất thiêng liêng, là xương máu của nhiều thế hệ. Vậy sao @omon vẫn định chém gió thế nhỉ ??? Nói thật là bác nên tôn trọng diễn đàn và các thành viên khác. Cá nhân tôi không nghĩ bác đủ trình độ để góp ý vào Điều này đâu!
Đề nghị mod/min xem lại động cơ của topic này. Cảm ơn.
Em không định tham gia vào topic này, cũng chẳng có ý định tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp. Tuy nhiên, thấy những phát biểu kiểu này nó bốc mùi quá, nên có ý kiến chút.
Theo như tinh thần của Nghị quyết của Quốc hội, thì mọi nội dung của dự thảo Hiến pháp đều có thể được góp ý, không loại trừ bất cứ nội dung nào: "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả". (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103205/khong-co-cam-ky-khi-gop-y-sua-hien-phap.html)
Mọi công dân Việt Nam, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài đều có thể tham gia góp ý. Nghị quyết không đề ra tiêu chuẩn trình độ như thế nào mới được góp ý. Nếu góp ý hay, có lý, và được nhiều người ủng hộ thì (có thể) được chấp nhận và sửa đổi theo, không thì thôi.
Vì vậy, phát biểu của HAN_DCT là vớ vẩn, thể hiện sự thiếu tìm hiểu trước khi phát biểu, hay nói thẳng tưng ra là dốt mà cứ thích thể hiện, thích chê bai.
Yêu nước, yêu chế độ phải dựa trên sự hiểu biết, chứ hô khẩu hiệu một cách mù quáng thì chỉ là một loại "hồng vệ binh" thời CMVH bên Tàu thôi, chỉ gây phản cảm, có khi tác dụng ngược.
Nhân tiện, bác nào quan tâm có thể vào đây tham gia góp ý: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103389/moi-doc-gia-vietnamnet-gop-y-sua-hien-phap.html


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 06 Tháng Giêng, 2013, 03:33:23 pm
Vì vậy, phát biểu của HAN_DCT là vớ vẩn, thể hiện sự thiếu tìm hiểu trước khi phát biểu, hay nói thẳng tưng ra là dốt mà cứ thích thể hiện, thích chê bai.
Cảm ơn bác con_ech_gia ;D
Tôi chỉ nói đến Điều 4 đấy nhé, không phải phạm vi được góp ý vào dự thảo HP đâu. Tôi sẽ chia sẻ một phần cái "dốt" của tôi để bác sáng thêm một chút nhé (thiện chí, miễn phí và không quan trọng bác là ai)
Lí do: từ bản HP 1992 đến nay, các thế lực, lực lượng, nhóm chống đối nhà nước CHXHCN Việt Nam (tạm gọi là Phe chống đối) luôn tìm cách đòi xóa bỏ hoặc sửa đổi Điều 4 của bản HP. Dưới quan điểm về chính trị, việc copy Điều 4 vào đây để "góp ý" sẽ gián tiếp đẩy VMH thành trang thông tin của Phe chống đối. Hậu quả thì BQT diễn đàn phải chịu, còn những nick như bác và tôi thì... vô tư rồi. Tôi không muốn VMH bị một vài nick lợi dụng rồi làm ảnh hưởng đến quyền lợi các thành viên khác. Thực tế, đã bao nhiêu xương máu của các thế hệ đổ xuống để bảo vệ nội dung Điều 4 này. Nếu đủ trình độ, bản lĩnh lý luận để trực tiếp góp ý/yêu cầu xem lại Điều này thì chắc bác/các bác không ngồi đây để "manh nha" ý tưởng đâu nhỉ! Vì không có cả 2 cái trên đây nên mới mượn diễn đàn để tát nước theo kiểu "được thì được - không cũng là tập thể dục" cho quan điểm của mình... Nên như thế là làm ảnh hưởng xấu đến sân chơi chung của các CCB và những thành viên yêu mến lịch sử dựng nước - giữ nước. Ai cũng có quyền góp ý, đóng góp nhưng tinh thần để làm việc đó tựu chung chỉ là một trong 3 mục đích: xây dựng hoặc phá bỏ hoặc... chém gió! Nếu để xây dựng thì lưu ý phần tôi trình bày trên đây. Nếu để phá bỏ thì đi chứng minh bằng trình độ, bản lĩnh lý luận ở nơi phù hợp hơn là Quán nước! Còn để chém gió thì nên xem lại bản thân xem mình muốn gì đi đã, có đáng để hậu quả cho BQT phải giải quyết không!
Tôi tạm dừng để bác tự khai sáng. Còn nếu muốn tranh luận tiếp tôi xin sẵn sàng, kể cả tiếp kiến bác trực tiếp để tranh luận.
Mong cả bác và tôi đều đỡ "dốt" hơn :)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Omon trong 06 Tháng Giêng, 2013, 05:16:57 pm
Dạ,

Nếu vậy theo bác BY nên sửa điều mấy của HP , điều 4 hay điều 88 ? ---> Sửa Điều nào đâu có quan trọng mà quan trọng nhứt là sửa thế nào

-----> không phải vì câu sau thì em đã không chép nguyên điều 4 với điều 88 ra đây.  Em hỏi bác chứ thiên hạ có bao nhiêu người biết điều 4 với điều 88 có nội dung như thế nào? Em chép nguyên ra để nếu bác/bạn/chú em nào thích ngoáy thích học theo các "trí thức rồng lộn" mà động vào các điều 4 với điều 88 thì cũng biết "khôn" mà lượn ra chỗ khác, ngoài phạm vi cái diễn đàn này mà phán, chém. Để chỗ cho dạng dân đen như em có nơi ra vào, giao lưu, hóng hớt hồi ký các cụ CCB.
Ý bác bảo em chép 2 điều ấy ra để thảo luận hay đẩy trang nhà thành nơi nọ kia thì bác nhầm. Em không muốn và cũng không có thời gian để mà đi tù.
Mà cũng qua một số vụ việc trên mạng như facebook vừa rồi, em mới hiểu thế nào là tầng lớp mới, gọi là "văn nhân lộn nhèo".


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HaHoi trong 06 Tháng Giêng, 2013, 05:51:51 pm
Dạ,



-----> không phải vì câu sau thì em đã không chép nguyên điều 4 với điều 88 ra đây.  Em hỏi bác chứ thiên hạ có bao nhiêu người biết điều 4 với điều 88 có nội dung như thế nào? Em chép nguyên ra để nếu bác/bạn/chú em nào thích ngoáy thích học theo các "trí thức rồng lộn" mà động vào các điều 4 với điều 88 thì cũng biết "khôn" mà lượn ra chỗ khác, ngoài phạm vi cái diễn đàn này mà phán, chém. Để chỗ cho dạng dân đen như em có nơi ra vào, giao lưu, hóng hớt hồi ký các cụ CCB.
Ý bác bảo em chép 2 điều ấy ra để thảo luận hay đẩy trang nhà thành nơi nọ kia thì bác nhầm. Em không muốn và cũng không có thời gian để mà đi tù.
Mà cũng qua một số vụ việc trên mạng như facebook vừa rồi, em mới hiểu thế nào là tầng lớp mới, gọi là "văn nhân lộn nhèo".

Tôi thấy rằng anh @Omon đi ra chỗ khác, diễn đàn khác, tầng lớp khác mà ăn nói kiểu bẩn thỉu ở trên . Chỗ này, không phải là chỗ để anh nói tục.
@con_ech_gia : bác nói người khác khó ngửi nhưng bác nói một cách thiếu tôn trọng người khác vậy mới là không chấp nhận được. Mỗi người đều có nhân sinh quan của mình, bác bảo họ bảo thủ, hô khẩu hiệu, nhưng tôi thấy rằng cách chỉ trích của bác nó không hợp thời đại ( nếu bác thích làm người hợp thời đại ), văn minh và dân chủ ( nếu bác thích làm người dân chủ ). Tất cả những văn minh, dân chủ, tự do ngôn luận đều phải dựa trên sự tôn trọng người khác. Sự tôn trọng người với người mới là nền tảng xã hội.
Bác lưu ý trên diễn đàn này không phải ai cũng phải là cùng ý với bác nhé.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: loc85c5 trong 06 Tháng Giêng, 2013, 05:53:24 pm
Hì.hì.hì. :D! Bác Han lo xa quá ;D tay nào muốn chống Chế độ thì có ngày con Tắc Kè nó sẽ kêu...mút..mù.a... :D ;D :P
CCB sọ trắng! ;D :D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 06 Tháng Giêng, 2013, 07:17:16 pm
@omon: nếu tôi hiểu sai ý bạn thì tôi xin lỗi riêng bạn! Nhưng việc bạn copy nội dung Đ4 vào một topic có tên gọi rõ ràng như nêu ở đây thì tôi vẫn cho rằng sẽ làm bất lợi cho VMH! Chúc bạn sức khỏe.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 06 Tháng Giêng, 2013, 07:54:20 pm

Nếu vậy theo bác BY nên sửa điều mấy của HP , điều 4 hay điều 88 ? ---> Sửa Điều nào đâu có quan trọng mà quan trọng nhứt là sửa thế nào

-----> không phải vì câu sau thì em đã không chép nguyên điều 4 với điều 88 ra đây.  Em hỏi bác chứ thiên hạ có bao nhiêu người biết điều 4 với điều 88 có nội dung như thế nào? Em chép nguyên ra để nếu bác/bạn/chú em nào thích ngoáy thích học theo các "trí thức rồng lộn" mà động vào các điều 4 với điều 88 thì cũng biết "khôn" mà lượn ra chỗ khác, ngoài phạm vi cái diễn đàn này mà phán, chém. Để chỗ cho dạng dân đen như em có nơi ra vào, giao lưu, hóng hớt hồi ký các cụ CCB.
Ý bác bảo em chép 2 điều ấy ra để thảo luận hay đẩy trang nhà thành nơi nọ kia thì bác nhầm. Em không muốn và cũng không có thời gian để mà đi tù.

 Thế mới biết tay bagai thật là "xỏ lá". ;D Hắn cố tình nhét chữ sửa điều 4 và điều 88 của hiến pháp vào mồm tôi. ;D

 Các "bố nhớn" và nhiều chữ ơi. Ngay ở đường link trích dẫn hiến pháp (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan.html) trên mỗi ĐIỀU đều có mới, sửa đổi, bổ sung. Vậy thì bản hiến pháp 2013 đã được làm mới, sửa đổi và cả bổ sung thêm hoặc giữ nguyên như 124 điều và tất nhiên là gồm có cả điều 4 và điều 88. ;D

 BY tôi nói: Bản hiến pháp này có mới, có sửa đổi, có bổ sung thêm rồi và điều đã có thêm mới, có sửa đổi, có bổ sung thêm ấy cũng để đưa đất nước đi lên, loại bỏ những gì mà bây giờ không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, đổi mới nó đi và loại bỏ những gì đang "nhức nhối" để xã hội phát triển hơn, ổn định hơn. Vậy thì khi QH hay Ủy ban dự thảo sửa đổi HP đã sửa đổi thì đó là điều cần thiết, họ sửa vì cái tốt đẹp hơn thì tại sao chúng ta phải thảo luận mãi chuyện này. Tuy nhiên BY tôi vẫn không thích bị "nhét cơm" vào mồm kiểu CCB chúng ta ăn cơm của nhà nước CHXHCNVN cũng như nhận xét ai đó ngược quan điểm, nhận thức với mình là đồ "sâu bọ" sẽ lên làm người.

 Còn đối với tay "bagai" ấy mà. Phần tô đỏ ở bài viết của Omo@ càng cho thấy tay bagai này thật là Ba Gai khi hắn muốn nhét "án" cho BY tôi. Đểu không gì tả hết. ;D Đồ đểu. ;D  Tôi hiểu Omo@ như Omo@ đã nói, chỉ có tay bagai là dứt khoát tôi không hiểu. ;D

 Thôi, sửa đổi Hiến pháp là điều vô cùng nhạy cảm, tầm cỡ chúng ta không đủ trình đâu mà bàn với chả bạc, đề nghị với cả khiếu nại gì, vẫn biết Ủy ban sửa đổi hiến pháp kêu gọi mọi công dân đóng góp trên tinh thần xây dựng, nhưng đó không phải là chuyện chơi để chúng ta: Ăn cơm mèo nói leo chuyện các Cụ. Vì vậy nên dừng lại ở đây cho nó lành. Tuy nhiên nếu Quốc Hội hay Ủy ban sửa đổi Hiến Pháp và nhân dân quyết định là sẽ sửa đổi theo điều khoản mới của 124 điều thuộc Hiến pháp 2013 thì chúng ta ủng hộ, đơn giản là đổi mới, sửa đổi sẽ là những gì tốt đẹp hơn cái cũ. Thế thôi. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: china trong 06 Tháng Giêng, 2013, 08:44:05 pm
Em cũng nghĩ như Bác BY, dù chính phủ có kêu gọi góp ý kiến sửa đổi hiến pháp, nhưng muốn góp ý kiến về hiến pháp phải đủ trình , nếu không thì hoặc trở thành chém gió ;D, hoặc đi tù theo điều 88 vì thực hiện luận điệu tâm lý chiến chống phá nhà nước, tùy các bác lựa chọn, chứ em thì theo trường phái chém gió :D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: con_ech_gia trong 06 Tháng Giêng, 2013, 09:17:04 pm
Vì vậy, phát biểu của HAN_DCT là vớ vẩn, thể hiện sự thiếu tìm hiểu trước khi phát biểu, hay nói thẳng tưng ra là dốt mà cứ thích thể hiện, thích chê bai.
Cảm ơn bác con_ech_gia ;D
Tôi chỉ nói đến Điều 4 đấy nhé, không phải phạm vi được góp ý vào dự thảo HP đâu. Tôi sẽ chia sẻ một phần cái "dốt" của tôi để bác sáng thêm một chút nhé (thiện chí, miễn phí và không quan trọng bác là ai)
Lí do: từ bản HP 1992 đến nay, các thế lực, lực lượng, nhóm chống đối nhà nước CHXHCN Việt Nam (tạm gọi là Phe chống đối) luôn tìm cách đòi xóa bỏ hoặc sửa đổi Điều 4 của bản HP. Dưới quan điểm về chính trị, việc copy Điều 4 vào đây để "góp ý" sẽ gián tiếp đẩy VMH thành trang thông tin của Phe chống đối. Hậu quả thì BQT diễn đàn phải chịu, còn những nick như bác và tôi thì... vô tư rồi. Tôi không muốn VMH bị một vài nick lợi dụng rồi làm ảnh hưởng đến quyền lợi các thành viên khác. Thực tế, đã bao nhiêu xương máu của các thế hệ đổ xuống để bảo vệ nội dung Điều 4 này. Nếu đủ trình độ, bản lĩnh lý luận để trực tiếp góp ý/yêu cầu xem lại Điều này thì chắc bác/các bác không ngồi đây để "manh nha" ý tưởng đâu nhỉ! Vì không có cả 2 cái trên đây nên mới mượn diễn đàn để tát nước theo kiểu "được thì được - không cũng là tập thể dục" cho quan điểm của mình... Nên như thế là làm ảnh hưởng xấu đến sân chơi chung của các CCB và những thành viên yêu mến lịch sử dựng nước - giữ nước. Ai cũng có quyền góp ý, đóng góp nhưng tinh thần để làm việc đó tựu chung chỉ là một trong 3 mục đích: xây dựng hoặc phá bỏ hoặc... chém gió! Nếu để xây dựng thì lưu ý phần tôi trình bày trên đây. Nếu để phá bỏ thì đi chứng minh bằng trình độ, bản lĩnh lý luận ở nơi phù hợp hơn là Quán nước! Còn để chém gió thì nên xem lại bản thân xem mình muốn gì đi đã, có đáng để hậu quả cho BQT phải giải quyết không!
Tôi tạm dừng để bác tự khai sáng. Còn nếu muốn tranh luận tiếp tôi xin sẵn sàng, kể cả tiếp kiến bác trực tiếp để tranh luận.
Mong cả bác và tôi đều đỡ "dốt" hơn :)

Vì sự an toàn của diễn đàn - Điều này tốt.
Vì tránh sự lợi dụng - Điều này tốt.
Nhưng đừng lợi dụng những lý do trên, đừng vì người khác không có sự "nhạy cảm chính trị" giống mình rồi chụp mũ họ này nọ, thậm chí kết luận về trình độ, hiểu biết của họ luôn ngay trong post đầu của mình, qua đó thể hiện sự ấu trĩ, "ngu xuẩn chính trị" (cái thuật ngữ này là em mới tạo ra) của mình, trong khi họ đang thực hiện nghị quyết của Quốc hội. Cố thể hiện mình là dân chính trị, nhưng lại rất non về chính trị, càng khiến người khác mất thiện cảm.
À, bác đang thách thức tranh luận, nhưng tôi chưa rõ bác đang muốn tranh luận về cái gì.

Trích dẫn
Tôi thấy rằng anh @Omon đi ra chỗ khác, diễn đàn khác, tầng lớp khác mà ăn nói kiểu bẩn thỉu ở trên . Chỗ này, không phải là chỗ để anh nói tục.
@con_ech_gia : bác nói người khác khó ngửi nhưng bác nói một cách thiếu tôn trọng người khác vậy mới là không chấp nhận được. Mỗi người đều có nhân sinh quan của mình, bác bảo họ bảo thủ, hô khẩu hiệu, nhưng tôi thấy rằng cách chỉ trích của bác nó không hợp thời đại ( nếu bác thích làm người hợp thời đại ), văn minh và dân chủ ( nếu bác thích làm người dân chủ ). Tất cả những văn minh, dân chủ, tự do ngôn luận đều phải dựa trên sự tôn trọng người khác. Sự tôn trọng người với người mới là nền tảng xã hội.
Bác lưu ý trên diễn đàn này không phải ai cũng phải là cùng ý với bác nhé.
Bác nói hay lắm, nhưng tôi thấy bác tư duy logic không được tốt. Bác hãy xem sự "không tôn trọng" bắt nguồn từ đâu nhé.
Tôi cũng biết lịch sự, nhưng với thành phần thiếu tôn trọng người khác trước, thích chụp mũ thể hiện thì tôi không ngại thể hiện thái độ của tôi.
Tôi không bao giờ hy vọng tất cả mọi người cùng quan điểm với tôi. Nhưng tôi cũng lưu ý bác, không phải ai trên diễn đàn này đều cùng ý với bác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 06 Tháng Giêng, 2013, 09:37:38 pm
Em thấy các bác nhạy cảm quá. Việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến Pháp lần này đã được "bật đèn xanh", theo link của bác BY thì cũng đã có nội dung sửa đổi để mọi người góp ý: Được/chưa được/Thiếu/Đủ/Ý kiến khác (đại loại thế). Vì thế theo quan điểm cá nhân em, việc chúng ta cùng tham gia bàn luận về các nội dung sửa đổi như trong link http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan.html chả có gì phải ngại VỚI ĐIỀU KIỆN nội dung thảo luận không đi ra ngoài nội dung diễn đàn và không trái pháp luật hiện hành là được.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2013, 09:53:03 pm
Điều 4 trong Dự thảo cũng được sửa đổi, bổ sung để làm rõ thêm về nội dung ;D

Em thấy các bác nhạy cảm quá.
Đài địch nhan nhản trên in tờ nét đòi sửa nội dung, đòi bỏ yếu tố quan trọng nhất nên các bác nhạy cảm cũng đúng mà anh ;D.

Thôi em đi xem đá bóng ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: con_ech_gia trong 06 Tháng Giêng, 2013, 09:58:30 pm
Điều 4 trong Dự thảo cũng được sửa đổi, bổ sung để làm rõ thêm về nội dung ;D

Em thấy các bác nhạy cảm quá.
Đài địch nhan nhản trên in tờ nét đòi sửa nội dung, đòi bỏ yếu tố quan trọng nhất nên các bác nhạy cảm cũng đúng mà anh ;D.

Thôi em đi xem đá bóng ;D

Xông vào chỗ "nhạy cảm" mà vẫn không phạm chỗ "nhạy cảm", thế mới là Đệ nhất kiếm pháp, Đại bàng đen à.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 06 Tháng Giêng, 2013, 10:10:47 pm
Bác Menthuong lập topic này là có ý gì, ngay bài đầu bác Menthuong đã nêu.
Ở đây ta góp ý theo là theo chủ trương, theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, muốn phát huy (bảo đảm) dân chủ khi sửa đổi Hiến pháp, chứ đâu phải có ý muốn kêu gọi chống phá gì khi chỉ đạo tổ chức việc lấy ý kiến.
Tui thấy những thành viên của VMH rất dày dạn trong suy nghĩ, hiểu biết rộng, có những CCB từng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", đến nay có nhiều "Cựu" đã hưu trí, thuộc vào  hàng bô lão của đất nước này, sao không mạnh dạn tham dự "Hội nghị Diên Hồng".
Tui dám đoan chắc ai thử phát biểu "chọc ngoáy" sẽ bị phát hiện và tẩy chay liền, VMH chứ đâu phải giỡn, "thử 1 lần thì biết ngay". ;D ;D
Cũng có bác sợ trình độ , kiến thức pháp luật yếu không đủ sức, hoặc nói sai, mang tội, như vậy e rằng chủ trương đúng đắn này triển khai không đạt hiệu quả.
Và cũng có điều lạ là khi đề cập việc sửa đổi Hiến pháp thì lập tức nhìn vào Điều 4, Điều 88, đó là yêu cầu của những thế lực "..." và những người "bấm lộn nút", dân mình đâu có yêu cầu này, còn nếu có, thì cứ trình bày thẳng thắn tại sao sửa, sửa ra sao và ý kiến đóng góp có đúng, được ghi nhận để sửa không.
Bản Hiến pháp chưa được ý kiến đóng góp nào, nhưng ý kiến đóng góp nhau thì nhiều, thành ra tui cũng hoang mang, không biết có dám ủng hộ topic tiếp hay không.
Chắc chờ thêm ý kiến các bác tui mới dám :-\




Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 06 Tháng Giêng, 2013, 11:57:38 pm
Em thấy các bác nhạy cảm quá. Việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến Pháp lần này đã được "bật đèn xanh", theo link của bác BY thì cũng đã có nội dung sửa đổi để mọi người góp ý: Được/chưa được/Thiếu/Đủ/Ý kiến khác (đại loại thế). Vì thế theo quan điểm cá nhân em, việc chúng ta cùng tham gia bàn luận về các nội dung sửa đổi như trong link http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan.html chả có gì phải ngại VỚI ĐIỀU KIỆN nội dung thảo luận không đi ra ngoài nội dung diễn đàn và không trái pháp luật hiện hành là được.

Cái đỏ đầu phải đi kèm cái đỏ kế tiếp thì bố ai dám có ý kiến khác  ;D Còn nếu chỉ nhìn vào cái sườn bài có sẵng rồi gật hay lắc thì còn gì là đóng với chả góp ?
Bác BY cứ nghĩ xấu về em , đấy là em đưa bóng cho bác sút như bạn HANDCT ấy chứ có phải em đá đểu bác đâu  ;D
À mà ngày xưa nghe nói là giai cấp công nông gì đấy sao giờ không thấy ông nông nằm chổ nào nhỉ ? Thế mới hiểu vì sao bác mig21-58 cáu với ông 4// Thanh . Nông dân bọn em thiệt thòi quá chuyến này em bán hết ruộng lên thành phố làm công nhân xem có đổi đời không .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 12:08:15 am
Em thấy các bác nhạy cảm quá. Việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến Pháp lần này đã được "bật đèn xanh", theo link của bác BY thì cũng đã có nội dung sửa đổi để mọi người góp ý: Được/chưa được/Thiếu/Đủ/Ý kiến khác (đại loại thế). Vì thế theo quan điểm cá nhân em, việc chúng ta cùng tham gia bàn luận về các nội dung sửa đổi như trong link http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan.html chả có gì phải ngại VỚI ĐIỀU KIỆN nội dung thảo luận không đi ra ngoài nội dung diễn đàn và không trái pháp luật hiện hành là được.

Cái đỏ đầu phải đi kèm cái đỏ kế tiếp thì bố ai dám có ý kiến khác  ;D Còn nếu chỉ nhìn vào cái sườn bài có sẵng rồi gật hay lắc thì còn gì là đóng với chả góp ?
Bác BY cứ nghĩ xấu về em , đấy là em đưa bóng cho bác sút như bạn HANDCT ấy chứ có phải em đá đểu bác đâu  ;D
À mà ngày xưa nghe nói là giai cấp công nông gì đấy sao giờ không thấy ông nông nằm chổ nào nhỉ ? Thế mới hiểu vì sao bác mig21-58 cáu với ông 4// Thanh . Nông dân bọn em thiệt thòi quá chuyến này em bán hết ruộng lên thành phố làm công nhân xem có đổi đời không .
Nếu bác cứ nghĩ ai cũng nói những điều trái pháp luật thì có vẻ như bác đang giật mình


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Omon trong 07 Tháng Giêng, 2013, 12:34:02 am
Đây rồi, chạy đâu nữa hả con. Xổng xích cái là hoắng loạn lên, cái đồ bú dù >:(

Em thấy các bác nhạy cảm quá. Việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến Pháp lần này đã được "bật đèn xanh", theo link của bác BY thì cũng đã có nội dung sửa đổi để mọi người góp ý: Được/chưa được/Thiếu/Đủ/Ý kiến khác (đại loại thế). Vì thế theo quan điểm cá nhân em, việc chúng ta cùng tham gia bàn luận về các nội dung sửa đổi như trong link http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan.html chả có gì phải ngại VỚI ĐIỀU KIỆN nội dung thảo luận không đi ra ngoài nội dung diễn đàn và không trái pháp luật hiện hành là được.

Cái đỏ đầu phải đi kèm cái đỏ kế tiếp thì bố ai dám có ý kiến khác  ;D Còn nếu chỉ nhìn vào cái sườn bài có sẵng rồi gật hay lắc thì còn gì là đóng với chả góp ?
Bác BY cứ nghĩ xấu về em , đấy là em đưa bóng cho bác sút như bạn HANDCT ấy chứ có phải em đá đểu bác đâu  ;D
À mà ngày xưa nghe nói là giai cấp công nông gì đấy sao giờ không thấy ông nông nằm chổ nào nhỉ ? Thế mới hiểu vì sao bác mig21-58 cáu với ông 4// Thanh . Nông dân bọn em thiệt thòi quá chuyến này em bán hết ruộng lên thành phố làm công nhân xem có đổi đời không .
Công nhân và nhân dân lao động. Trong nhân dân lao động gồm có cả nông dân rồi đó bác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 07 Tháng Giêng, 2013, 12:36:58 am
Tui thấy hiến pháp năm 1946 hay phết!
Đàn ông thay cho Nam giới, đàn bà thay cho phụ nữ, Tre con thay cho thiếu nhi ... Đó là vì hiến pháp viết cho toàn dân đọc hiểu, không chỉ dành riêng giới có học thức cao. Bây giờ đọc các Văn bản pháp quy thì toát mồ hôi hột, đến các luật gia còn hiểu khác nhau nữa là dân ít chữ!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1870 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 02:09:02 am
Em thấy việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo luật là một việc hết sức bình thường, nó thể hiện quyền cơ bản của công dân. Qua hoạt động này lại càng làm rõ hơn bản chất pháp quyền, của dân của Nhà nước ta. Còn Anh góp ý như thế nào thì nó sẽ thể hhiện bản chất của Anh thôi ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 07 Tháng Giêng, 2013, 03:07:55 am
Em đã có ý kiến rằng Điều 4 của HP là rất thiêng liêng, là xương máu của nhiều thế hệ. Vậy sao @omon vẫn định chém gió thế nhỉ ??? Nói thật là bác nên tôn trọng diễn đàn và các thành viên khác. Cá nhân tôi không nghĩ bác đủ trình độ để góp ý vào Điều này đâu!
Đề nghị mod/min xem lại động cơ của topic này. Cảm ơn.
bạn ô môi à không omon nói giống như suy nghĩ của bạn đấy chứ đâu phải chém gió . Tốt nhất là không nên bàn mấy cái chuyện sửa đổi HP ở đây để bảo vệ sân chơi chung vì sẽ có những kẻ thừa gió bẻ măng ở cái điều 4 này đấy .
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mọi đạo luật nên muốn bàn về sửa đổi HP một cách nghiêm túc thì  phải cần có chút kiến thức pháp luật hoặc có trình độ lý luận về chính trị nhất định chứ nếu không e rằng chổ này sẽ thành danlambao hay quanlam bao mất .
Ví dụ cụ thể em chỉ thử hỏi sửa điều 4 hay 88 bác menthuong trả lời sửa điều nào cũng không quan trọng thì em cũng bó tay luôn . Điều 4 là bất khả xâm phạm đấy bác menthuong ạ .
Tôi mở mục này theo đúng tinh thần và nội dung Nghị quyết của Quốc hội chứ chả có "động cơ, mục đích" khác gì. Trong Nghị quyết có hạn chế không sửa điều nào đâu. Nhưng quả là sửa thế nào, sửa câu chữ gì là phải được thảo luận nghiêm túc. Còn nếu để xẩy ra cái điều đo đỏ ấy thì đã có cái kéo của Diễn đàn rôi! Hơn nữa đa phần, trong đó có tôi chỉ xem báo do "báo" làm ra mấy ai xem được "quan, dân làm báo" mà biết mặt mũi nó ra chi!

Nãy chừ có một số bác thảo luận về “sửa đổi Điều 88”! Khổ nỗi chả ai nói rõ Điều 88 nào?. Điều 88 Hiến pháp 1992  được đề nghị sửa đổi bằng Điều 90 nói về Luật, nghị quyết của Quốc hội còn Điều 88 trong “Dự thảo...” là đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 86 HP1992, tức là nói về việc họp của Quốc hội ?!

Chắc bác muốn nói tới Điều 88 trong Chương XI: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 78 - 92) của Bộ luật sửa đổi bổ sung này có số 37/2009/QH12 được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 nhằm sửa đổi bổ sung cho Bộ luật Hình sự 1999, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2010 về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (http://vi.wikisource.org/wiki/B%E1%BB%99_lu%E1%BA%ADt_H%C3%ACnh_s%E1%BB%B1_Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%ADa_%C4%91%E1%BB%95i,_b%E1%BB%95_sung_2009)

Như vậy, theo tôi hơi quá rộng so với phạm vi của đề tài. Hơn nữa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây chả chính quyền nào dung nạp hành vi tuyên truyền chống mình. Việc “Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng” ; “Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang” đối với nội dung khác ở ngay Diễn đàn này còn bị cho “leo cột điện” nữa là làm như vậy với Nhà nước!




Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 07 Tháng Giêng, 2013, 08:49:44 am
“DỰ THẢO…” ban chuyên đã soạn xong,
Tham gia cốt phải ấm Tâm hồng.
Diễn đàn cựu binh luôn sôi nổi,
Góp sức xây nên sự nghiệp chung:
Sửa chữ, đổi từ cân nhắc nghĩ,
Trừ câu, bỏ đoạn đắn đo trông.
Xin đừng ném đá, đua bình “loạn”,
Mượn đất Diễn đàn gõ lung tung.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: loc85c5 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 08:58:53 am
Sự đời nó lạ làm sao ấy! :D ;D. Nhà Nước chủ trương lấy ý kiến toàn dân,có cả việt kiều ở hải ngoại cũng được quyền đóng góp!
Thì bác nào có trình độ hiểu biết về HP,yêu Nước yêu dân thì đóng góp vào. Niếu Nhà Nước thấy có chất xám trong đóng góp HP của bác nào đó biết đâu Nhà Nước OK thì sao? :D,cớ đâu tranh cãi chả được gì cả có khi Tắc Kè kêu lên mút...mù..a...thì toi mạng đừng luyến tiếc chi nữa các bác nhé!hề.hề.. :P :D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 07 Tháng Giêng, 2013, 09:58:25 am
hôm nay trời rét quá không ra đòng được nên vào đây chém tí gió cho đời nó vui  ;D
@ô môi : Cậu đánh đồng giai cấp nông dân của tớ với nhân dân lao động là tớ ứ chịu đâu . Ông bà xưa đã dạy : Nhất sĩ nhì nông - hết gạo chạy rông - nhất nông nhì sĩ . Nông dân chúng tớ cũng có vai trò quan trọng trong xã hội lắm chứ , nhất là trong cái thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay người ta không thể ăn mớ giấy lộn cổ phiếu mà sống được . Chúng tớ trực tiếp làm ra lương thực , thực phẩm nuôi sống XH nhưng do trình độ thấp kém về khoa học kỹ thuật nên chúng tớ liên minh với anh công nhân là người sản xuất ra tư liệu lao động cái cái cày cái cuốc ..cho chúng tớ tăng năng suất lao động . Tình bạn giữa chúng tớ với anh công gắn bó như keo sơn , anh công lên thì anh nông cũng phải lên theo chứ giờ lại dìm hàng bọn tớ xuống là không công bằng xã hội , là xem thường bọn tớ , bọn tớ đông lắm nhé ( chiếm 70 % dân số - Đấy là số liệu cũ chứ giờ bọn tớ ít hơn nhiều vì còn đất đâu nữa mà làm nông , buồn ghê lắm ) bỏ ra đánh tay đôi với nhau là bọn tớ thắng chắc nên đừng xem thường bọn tớ nhé .
Mà cái anh công xem ra cũng chẳng khá gì hơn bọn tớ . Tuy địa vị chính trị anh công đứng cao hơn nhưng đó chỉ là lý thuyết vì anh ấy bị cái kinh tế thị trường đè đầu cưỡi cổ , vẫn bị tư bản bóc lột nên phải đình công ì xèo như xa xưa .
Đấy anh em chúng tớ khổ thế đấy , mong các bác đèn giời soi xét sửa chữ đóng góp cái gì đó thì cứ làm đi nhưng xin cho chúng em tí danh phận để được ngẩng mặt với đời , ngoi lên sánh vai cùng với bạn bè năm châu  à không cái này thì quá đáng rồi nhưng sánh vai cùng các đại gia đất đai , chứng khoán là chúng em vui roài ( các bác mà không bảo vệ quyền lợi cho chúng em chúng em cúp gạo thì các bác đốt núi tiền ra mà ăn nhá )


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 07 Tháng Giêng, 2013, 10:39:48 am
Thấy các bác hăng hái bàn về đóng góp sửa đổi hiến pháo quá kể cũng vui . Em cũng tính đóng góp sửa đổi hiến pháp nhưng khổ nỗi không có người ghi biên bản ,không có người chịu làm liên lạc truyền đạt ý kiến của em (là phó thường dân ) lên các tổ chức nhà nước có trách nhiệm - vậy là em thôi không đóng góp .

 ông Huỳnh Đảm  - chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN - tại hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, được tổ chức ngày 3-1.khẳng định :

“Mặt trận không thể đến gặp từng người dân để hỏi ý kiến về dự thảo hiến pháp, nhưng mặt trận có 46 tổ chức thành viên đại diện cho tất cả các giai tầng xã hội, tôi đề nghị các tổ chức phải có trách nhiệm cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất và hình thức hiệu quả nhất để nhân dân đóng góp ý kiến. Người dân không có điều kiện tham gia hội thảo, tọa đàm thì có thể gửi góp ý bằng văn bản đến cơ quan MTTQ VN. Chúng ta mong muốn làm sao khi Quốc hội thông qua hiến pháp thì đó sẽ là bản hiến pháp tập hợp tất cả tâm huyết và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, đó thật sự là bản hiến pháp của nhân dân” .

 Còn tại đây bác nào có nhiệt huyết thì nhắn tin hỏi ông Ban quản trị diễn đàn xem ông ấy có đồng ý làm liên lạc cho không rồi hẵng đóng góp .


Tóm lại các bác muốn góp ý thì phải tìm đến người hay chỗ có danh phận mà góp ý - còn ở đây ban quản trị chưa thấy thông báo tự nhận chức năng liên lạc ấy .

để cho chắc chắn em đưa nguồn bài viết trên báo tuổi trẻ online (một tờ báo lớn trên toàn quốc).vào đây làm tin .

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: loc85c5 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 10:40:52 am
Ôi!thôi rồi! Bác @Ô mo chạm vào tự ái " con nhà nông " chính hiệu con nay vàng của bác bagai nên bác ấy "giận"quá mới chém gió đây ;D! Thôi bác bagai!mũi dại thì lái chịu đòn bác ạ!cho em xin..các bác nông cứ cày cấy bình thường các bác nhá! Hịc..tội em lắm bác ạ...! :D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 07 Tháng Giêng, 2013, 11:07:26 am
nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Tức là các bác chỉ nên đóng góp cho cái bản dự thảo sửa đổi HP 1992 chứ không phải là các bác đóng góp sửa đổi bản HP 1992. Vấn đề là chỗ đó!

Khung sườn có sẵn rồi, các bác góp gì thì góp loanh quanh trong đó thôi  ;D

Đây là khung hiện tại:
HP 1992 (http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243)

Khung mới dự kiến:
bản dự thảo sửa đổi HP 1992 (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chinh-thuc-cong-bo-Du-thao-sua-doi-Hien-phap-1992/20131/158230.vgp)

Đây là sườn hướng dẫn triển khai lấy ý kiến:  
Nghị quyết ... (http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/848/To_trinh_Quoc_hoi_ve_HP_(trinh_ky)(19.10.2012).doc)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 07 Tháng Giêng, 2013, 11:58:10 am
Vì sự an toàn của diễn đàn - Điều này tốt.
Vì tránh sự lợi dụng - Điều này tốt.
@con_ech_gia: Đấy bác cũng sáng ra rồi đấy chứ! Còn phần tôi không trích thì khỏi bình luận vì nó là sản phẩm riêng của bác, tự "dịch" rồi tự "diễn", chắc từ "khối hờn" cá nhân nào đó. Bác nói tôi "dốt" tôi cũng chẳng chấp làm gì, vì còn có những người như bác thì người dốt như tôi vẫn còn lí do để lạc quan về mình ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: con_ech_gia trong 07 Tháng Giêng, 2013, 12:42:38 pm
Vì sự an toàn của diễn đàn - Điều này tốt.
Vì tránh sự lợi dụng - Điều này tốt.
@con_ech_gia: Đấy bác cũng sáng ra rồi đấy chứ! Còn phần tôi không trích thì khỏi bình luận vì nó là sản phẩm riêng của bác, tự "dịch" rồi tự "diễn", chắc từ "khối hờn" cá nhân nào đó. Bác nói tôi "dốt" tôi cũng chẳng chấp làm gì, vì còn có những người như bác thì người dốt như tôi vẫn còn lí do để lạc quan về mình ;)
Tôi nghĩ HAN_DCT có vấn đề về đọc hiểu hay sao nhỉ?
Hãy đọc cho hết để biết người khác nói gì, nếu có quote thì cũng nên quote cho hết. Thêm nữa, lảng tránh vấn đề, đánh tráo chủ đề, khiêu khích ngầm là những trò tôi đã gặp ở một số người kiểu như HAN_DCT trong trường hợp này, nên trò đó không ăn thua đâu, nói thẳng ra là còn non lắm. Biết rằng, giải thích để một thằng ngu công nhận nó ngu còn khó hơn lên trời, nhưng tôi cũng thử leo cao một chuyến. Lúc nào mệt thì thôi vậy, giờ thì chưa.
Còn vấn đề "khối hờn" hay cái của nợ gì đại loại thế mà HAN_DCT đề cập, tôi nghĩ HAN_DCT lại hơi tham rồi. Chụp mũ người lập ra topic này còn chưa xong, bị chửi tùm lum tà la rồi mà đã vội tính chuyện chụp mũ, suy diễn người khác nữa e rằng càng ngày càng hố thêm, HAN_DCT ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 07 Tháng Giêng, 2013, 01:02:05 pm
Bó tay với @con_ech_gia! Bác không có khả năng đọc và hiểu những gì bác tự viết ra à? Tôi chẳng muốn nói chuyện với bác nữa rồi. Chúc bác vui vẻ :)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: con_ech_gia trong 07 Tháng Giêng, 2013, 02:46:47 pm
Bó tay với @con_ech_gia! Bác không có khả năng đọc và hiểu những gì bác tự viết ra à? Tôi chẳng muốn nói chuyện với bác nữa rồi. Chúc bác vui vẻ :)
Tóm lại, lần sau nếu muốn chụp mũ hay chê bai ai, HAN_DCT chịu khó nhìn trước ngó sau một chút là được rồi. Chắc cũng chẳng khó lắm, nhỉ?
Chúc vui.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 07 Tháng Giêng, 2013, 02:57:25 pm
Quay lại chủ đề đi các bác!
Tôi xin có nhời tham gia vào CHƯƠNG IV BẢO VỆ TỔ QUỐC, chương mà chắc ngườ lính hay cựu lính nào cũng rõ cả. Dự thảo viết:

"Điều 69 (sửa đổi, bổ sung Điều 44)
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do luật định.
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)   
Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)
Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 73 (giữ nguyên Điều 48)
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội; xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sỹ, công nhân, nhân viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước."

Theo tôi cần thêm đoạn “lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư được xây dựng rộng khắp ở mọi địa bàn, cùng với Công an nhân dân” vào Điều Điều 72 .

Do vậy điều này được viết là: Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư được xây dựng rộng khắp ở mọi địa bàn, cùng với Công an nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Các bác thấy sao?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 07 Tháng Giêng, 2013, 03:31:33 pm
Các bác có thể gửi ý kiến đóng góp tại đây http://www.tienphong.vn/xa-hoi/608467/Moi-ban-doc-gop-y-Du-thao-Hien-phap-nam-1992-tpov.html


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 04:12:01 pm
... Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư được xây dựng rộng khắp ở mọi địa bàn, cùng với Công an nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

 Tôi thì không dám bàn đến chuyện thêm hay bớt đi ở Hiến Pháp kể cả được phép góp ý trên tinh thần xây dựng. Chỉ xin nêu ra hiện tượng ở phần mà bạn menthuong xin đưa thêm vào HP thôi nhé. (phần to đỏ)

 Lâu lắm rồi, tôi đọc báo đâu có vụ việc tai nạn giao thông xảy ra trên đường, người đi đường thấy nạn nhân nằm đó thấy tội nghiệp quá nên đưa họ đi bệnh viện, vào tới BV thì họ bị CA giữ lại lấy lời khai, người nhà nạn nhân tới chẳng túm được ai là người gây lên tai nạn khiến thân nhân của họ bị nạn. Vì vậy họ tóm luôn ông kia và đổ diệt cho ông đó là thủ phạm. Kết thúc phải chi trả tiền BV và lĩnh án 2 năm tù rất "oan gia". ;D

 Tiếp nhé. Mới đây có vụ ở Bình Dương cũng đăng trên báo, ông chuyên bắt cướp giữ an ninh đường phố, từng có thành tích bắt rất nhiều vụ cướp, báo nói tới trên 2000 vụ bắt cướp chứ không ít. Nhóm lừa đảo xe ô tô ở nơi cho thuê xe tự lái mang sang K bán, chủ xe nhờ ông này đứng ra làm trung gian đi chuộc xe dùm mang theo đâu trên 200 triệu. Loanh quanh thế nào mà họ ghép cho ông này cái tội "đồng bọn" với nhóm lừa đảo kia. Tình ngay lý gian khi ông chủ xe đến nhờ và giao tiền có chụp hình đàng hoàng, sau lấy hình làm bằng chứng đưa ông bắt cướp kia "nhập kho". Từ đó ông bắt cướp cũng hết vía vì suốt ngày bị gọi lên "quan tâm, săn sóc".

 Vì vậy nên thôi. Nhân dân thì là nhân dân đi, ai ăn cơm của nhà nước để họ làm, dùng nhân dân mà không có chế tài bảo vệ họ thì họ tránh đi đâu khi bị trở cờ kiểu như trên. Tôi ví dụ ông dân phòng ở địa phương tham gia bắt cướp, cứ cho là có hiệu quả đi nhưng đồng bọn nó quay lại chém ông dân phòng kia thì ai chịu? Vợ con ông dân phòng chịu nhớ. Trong lúc loạn xạ ấy nếu ông dân phòng có lỡ tay đánh chết thằng cướp hay đồng bọn của nó thì nếu ông dân phòng ấy không đi TÙ thì tôi chớ kể.

 Thôi tôi xin ông menthuong THƯƠNG lấy người dân mà cho họ né xa chỗ đó đi, nhường phần xả thân vì dân cho lực lượng "ăn cơm" nhà nước họ làm. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 04:56:12 pm
       
              Chào các bác tham gia diễn đàn này ! Em thấy bác mến thương và bác Bình yên nói hay hay nên cũng xin phát biểu.Tất nhiên là em không dám tham gia chỉnh sửa cái gì .Điều mà em quan tâm là cái chỗ đo đỏ của bác Mến Thương thôi .
               Một đất nước ,có một thể chế quốc gia ,mà ra đường đâu đâu cũng gặp lượng an ninh,thì sợ quá .Chỗ nào cũng gặp các ông các bà hàm ,hiệu ,sao ve nhiều khủng khiếp .Khách nước ngoài họ đến Việt Nam họ cứ tưởng là là quân đội .Chưa nói đến gậy ,dùi cui ,còng tay chết khiếp .Ai cũng quyền PHẠT xé biên lai ầm ầm .Các bác cứ quan sát xem có đúng thế không ? Nay mà thêm nữa cái chức năng quyền hạn (ở chỗ đo đỏ ) liệu dân có thở nổi không? .Nó phản ảnh cái gì ,có phải là vì mát an ninh nên mới lắm thế .Cho nên cái gì cần giảm thì giảm nó đi .Giao cho ai quyền hạn thì phải ró ràng ,đúng chức năng.Chứ ông giao thông thêm ông113 +ông an ninh...Và các ông giời ông biển gì nữa ,hiệu quả thì không cao .Chỉ tổ chết dân.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 07 Tháng Giêng, 2013, 10:27:12 pm
Thấy các bác hăng hái bàn về đóng góp sửa đổi hiến pháo quá kể cũng vui .
...
 ông Huỳnh Đảm  ...khẳng định :
“...Chúng ta mong muốn làm sao khi Quốc hội thông qua hiến pháp thì đó sẽ là bản hiến pháp tập hợp tất cả tâm huyết và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, đó thật sự là bản hiến pháp của nhân dân” .
...
Tóm lại các bác muốn góp ý thì phải tìm đến người hay chỗ có danh phận mà góp ý - còn ở đây ban quản trị chưa thấy thông báo tự nhận chức năng liên lạc ấy .
Tôi đồ chừng trong các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp dân ý cũng có người ghé đọc Diễn đàn này bởi thiếu chi CCB trong đó!

Vậy nên bởi yêu Diễn đàn này tôi vẫn bày tỏ chính kiến của mình đến khi các "xếp" ở đây cúp thì thôi!

Chuyện rằng: sôi lên một lát về Điều 4, giờ lại lắng. Quốc hội có Nghị quyết, công dân ta cứ thảo luận. “Biết đến đâu, tâu đến đấy” mà!. Để minh chứng cho lời “biện hộ” của tôi và cũng là tiện theo dõi, tôi chép lại nội dung của Điều 4 Hiến pháp 1992 (HP1992) và Điều 4 Dự thảo sửa đổi 2013 (DTSĐ2013):

HIẾN PHÁP 1992 (http://vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=2394&type=html)   

Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
   
DỰ THẢO SỬA ĐỔI 2013 (http://phapluattp.vn/2013010210273906p0c1013/du-thao-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-nam-1992-sua-doi-nam-2013.htm)

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy rõ là :

- Về hình thức và kỹ thuật Điều 4 DTSĐ2013 có 3 khoản và được đánh số còn ở HP1992 chỉ có 2 khoản và không được đánh số.

- Về nội dung: Điều 4 DTSĐ2013 rõ và cụ thể hơn.

Nếu nhận thức được rằng “Điều 4 của HP là rất thiêng liêng, là xương máu của nhiều thế hệ” như @ HAN_DCT. phát biểu thì cần đồng tâm hiệp sức giữ Điều 4 lại.

Còn việc tham gia góp ý sửa Điều đó thì chính Ban Soạn thảo Hiến pháp sửa đổi đã có sửa trong Dự thảo đưa ra và Nghị quyết Quốc hội có cấm sửa đâu! Chả việc gì phải lo ngại. Có điều “tham gia góp ý”, theo tôi là, khác với việc “trưng cầu ý dân” nên không thể chỉ “tích” vào mục chọn là đã “biểu quyết” rồi và càng phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ từ cái Tâm mình khi gõ lên bàn phím những chữ đề nghị sửa đổi thôi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 11:16:26 am
nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Tức là các bác chỉ nên đóng góp cho cái bản dự thảo sửa đổi HP 1992 chứ không phải là các bác đóng góp sửa đổi bản HP 1992. Vấn đề là chỗ đó!

Khung sườn có sẵn rồi, các bác góp gì thì góp loanh quanh trong đó thôi  ;D

Đây là khung hiện tại:
HP 1992 (http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243)

Khung mới dự kiến:
bản dự thảo sửa đổi HP 1992 (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chinh-thuc-cong-bo-Du-thao-sua-doi-Hien-phap-1992/20131/158230.vgp)

Đây là sườn hướng dẫn triển khai lấy ý kiến:  
Nghị quyết ... (http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/848/To_trinh_Quoc_hoi_ve_HP_(trinh_ky)(19.10.2012).doc)
Cảm ơn bác Quocngoaicu chỉ giùm các đường dẫn, các đường dẫn này nếu để ngay trang đầu, bài đầu sẽ tiện hơn.
Đúng như bác Binhyen nói, đóng góp cho bản Hiến pháp quá khó, nói lòng vòng bên ngoài thì dễ, mạnh miệng hô hào, ủng hộ, tới chừng “mời phát biểu” chính thức, cụ thể thì không biết đường mà lần.
Tuy nhiên, tui cũng có những băn khoăn muốn nêu để cấp có thẩm quyền xem xét:
1/ Về nghĩa vụ quân sự: Thấy chỉ nêu “Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự …” mà không dùng từ có tính ràng buộc hơn là: “bắt buộc”.
Như vậy sẽ rõ hơn khi xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự.
Trên các trang mạng, có các bài viết của các cháu đang hoặc đã làm NVQS xong, ý tứ bài viết thực tế, tích cực, bạn bè trên mạng trả lời cũng rất hăm hở, thấy được quân đội là môi trường rèn luyện thực sự cho thanh niên. Có cháu gái nói “phải chi thời gian NVQS ngắn một chút thì cũng đăng ký đi”.
Ở CPC, không biết là tất cả hay chỉ một số, từ nhỏ lớn lên phải vô chùa học phật pháp, làm công quả một thời gian, sau đó mới được “ra đời”.
Ở một đất nước luôn bị chiến tranh rình rập bởi tham vọng của những láng giềng gần xa, nếu không làm cho gân cốt của thanh niên cứng cáp một chút, có khi cảm thấy bất an khi xảy ra vụ việc, không dám tự mình, mà ngó tới ngó lui xem có ai giúp giữ nước cũng kỳ.
2/ Nhiệm vụ bảo vệ rừng (thường gần biên giới) nếu để cho kiểm lâm, công an đối phó sợ không kham nổi, đôi lúc cũng cần đến đơn vị quân đội để tiêu diệt bọn “giặc rừng” ở những cao điểm đốn phá, các đơn vị qua đó cũng thể hiện được bản chất QĐND.
Bác Menthuong@: Nếu đóng góp sửa đổi Hiến pháp chỉ để ở đây thì là chuyện ‘quán nước” người có trách nhiệm đọc được cũng không thể đưa vô phần ý kiến đóng góp được, bác chủ topic phải copy gởi vô một trang góp ý chính thức nào đó, ý kiến mới “phát huy” được.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 08 Tháng Giêng, 2013, 09:17:27 pm
Xin chào các bác đang tham gia to pic  Theo bạn C16 @ thì phải để ở đâu mới xứng đáng ?
Theo tiêu chí của trang VMH ( lịch sử Quân sự Việt nam ) Vậy thì những vấn đề không thuộc lĩnh vực Quân sự , cho dù để ở Quán nước cũng là qúa rồi , các bác nên cẩn trọng một chút .
Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 09:50:14 pm
Xin chào các bác đang tham gia to pic  Theo bạn C16 @ thì phải để ở đâu mới xứng đáng ?
Theo tiêu chí của trang VMH ( lịch sử Quân sự Việt nam ) Vậy thì những vấn đề không thuộc lĩnh vực Quân sự , cho dù để ở Quán nước cũng là qúa rồi , các bác nên cẩn trọng một chút .
Kính.
Chắc bác nguyenhongduc@ hiểu lầm câu chữ nào của tui rồi đó. ;D ;D
Xin tham gia tiếp topic.
Tui cũng xin mạnh dạn nói về Điều 4 Hiến pháp (Min, mod canh chừng giùm, lỡ tui trợt khỏi lề, bị á khẩu thì bấm huyệt liền).
Vì là bộ luật áp dụng chung cho cả nước, Hiến pháp có tác động đến mọi người dân và mối quan hệ với các quốc gia khác, do đó nội dung phải mang tính chung nhất, phù hợp với tất cả những đối tượng mà Hiến pháp có tác động.
Nhìn tổng thể những đối tượng Hiến pháp có tác động, việc nêu vai trò, vị trí của Đảng cộng sản Việt Nam như trong Điều 4 sửa đổi là hợp lý, vừa có tính lịch sử (Vì Đảng đã làm như vậy), vừa có tính thực tiễn (Vì đến nay chưa có đường hướng lãnh đạo nào hay hơn, ngoài những hô hào chung chung, thiếu thực tế, đôi khi mang ý đồ xấu).
Ngoài ra đây cũng là điều công bằng khi công nhận những gì “của Sesar phải thuộc về Sesar”, không công nhận hay nói khác đi thì không hợp lẽ công bằng.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 11:15:55 pm
   Thưa các bác !Việc tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi hiến pháp là một việc lớn,rất lớn.Bởi vì , hiến pháp là đạo luật cao nhất của mỗi quốc gia và ở Việt nam ta hiến pháp cũng được đề cao như thế.Việc xây dựng hiến pháp phải coi người dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước,là chủ thể của quyền lập hiến và lập pháp.

  Chính vì thế ,nên ngay phần đấu người viết đã lưu ý rằng :Không có cấm kị khi góp ý sửa hiến pháp,tuy nhiên (theo tôi) cũng đúng như các bác ở trên đã tham gia:" Nếu không có trình",mà theo tôi vẫn còn chưa đủ :có trình là phải trình cao cao chứ trình ...lùn,lùn ??? như mấy chúng tôi đây,thì cũng đừng tham gia làm gì cho thêm mất việc.Đúng như các cụ ngày xưa đã nói :"Biết thì thưa thớt.không biết thì dựa cột mà nghe".Thôi thì bác nào có nhiều chất xám thì cứ tham gia,khi nào đến thời hạn quốc hội thông qua ,rồi mang ra áp dụng trong cuộc sống là người dân tôi xin chấp hành


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 11:22:41 am
Là nông dân gốc, c16 rất quan tâm việc đất đai, xin có ý kiến đóng góp.
Điều 57 sửa đổi, bổ sung Điều 17, 18 Hiến pháp:
Qui định “đất đai là tài sản công, thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”.
Điều 58 sửa đổi, bổ sung Điều 18 Hiến pháp:
Qui định: “quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ”.
Như vậy có gì mâu thuẫn giữa tài sản công và tài sản tư, trong tài sản công có tài sản tư?
Thời gian qua việc áp dụng Luật đất đai xảy ra nhiều vướng mắc: tranh chấp, mâu thuẫn, áp dụng không đồng bộ, bị lợi dụng khe hở để trục lợi, …
Do đó các khái niệm (định nghĩa), quy định cần rành mạch, rõ ràng nhằm khắc phục được những vướng mắc về đất đai như vừa qua.
(Đúng ra đây chỉ nêu nguyện vọng, chưa được gọi là đóng góp, vì ... "bí". :-\)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 09 Tháng Giêng, 2013, 12:52:50 pm
Các bác tham khảo link này : http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Xu-ly-viec-loi-dung-lay-y-kien-ve-sua-doi-Hien-phap-de-xuyen-tac-cong-kich-chong-pha-Dang/98454.bld :D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: loc85c5 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 01:47:20 pm
Nói rồi..khổ lắm!..nói mãi..mút..mùa..mút..m.ù..a... :D! :P :P ::)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Giêng, 2013, 02:36:59 pm
Mỗi lần vào lại Topic này em cứ lăn tăn mãi ,xong lại quay ra chẳng dám còm (comment) gì -đôi lúc lại nghe có mùi thuốc súng trong đây .

Thôi thì em cố bòn vài chữ trong này để cho các bác biết là vưỡn có người vào đọc.

Phần 1/ Ông Huỳnh Đảm .là chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt nam- người có trách nhiệm cao nhất trong việc thu thập ý kiến đóng góp sau đó gửi cho quốc hội , ông ấy khẳng định chắc như đinh đóng cột ,bắt buộc rằng :

"....Mọi ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi hiến pháp phải bằng văn bản...." (tức là giấy tờ) hẳn nhiên ta phải hiểu là :phải xưng danh tánh,nơi cư ngụ ,chứng minh nhân dân .và còn quyền công dân -có chữ ký bên dưới sau đó mới gửi văn bản này cho  văn phòng các cấp của mặt trận tổ quốc VN các cấp ở địa phương NƠI NGƯỜI ẤY cư ngụ.

còn việc còm (comment) trên các trang mạng về vấn đề này không thấy ông ấy cho phép chấp thuận .

vậy tại sao một số trang báo điện tử lại cho phép độc giả comment góp ý ? là vì sau đó ban quản trị trang báo ấy tổng hợp thành văn bản có ký tên của tổng biên tập chịu trách nhiệm của tờ báo cụ thể ấy  và gửi đến cho MTTQ.VN . Còn ở đây ai đứng ra tổng hợp bằng văn bản việc này ,sau đó thì gửi cho văn phòng MTTQ VN cấp phường chẳng hạn .

nguồn :http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html).


phần 2

Sẵn nơi đây diễn đàn là nơi giao lưu ,học hỏi lẫn nhau em xin kể câu chuyện ngụ ngôn góp vui cho các bác ,có tựa đề : CHO MÈO ĐEO CHUÔNG

Câu chuyện như sau : " Dòng họ nhà chuột một hôm phải họp lại để bàn tính cách sống tốt hơn và bớt phải hy sinh khi đi kiếm ăn . Mọi ý kiến đều thống nhất rằng sở dĩ chuột mình chết nhiều là do con mèo bắt . nó bắt được là do nó rình rập một cách êm ái ,bất ngờ từ phia sau hoặc trước mèo nhảy ra chụp ,làm chuột trở tay không kịp . Vậy để làm mất yếu tố thầm lặng và bất ngờ trên của mèo ,họ nhà chuột tán thành việc đeo một cái chuông vào cổ mèo ,khi mèo đi đến đâu chuông kêu reng reng chuột biết trước mà lẩn trốn . ý kiến thì rất hay nhưng cho đến nay chẳng con chuột nào treo được chuông lên cổ mèo ."

LỜI BÌNH : Nói thì dễ nhưng làm mới khó .

trên đây chỉ là chuyện ngụ ngôn em sưu tầm trong dân gian ,nói cho vui lúc trà dư tửu hậu - bác nào mà đòi guồn thì em chịu .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 09 Tháng Giêng, 2013, 08:01:16 pm
“ỦY BAN DỰ THẢO…” soạn đã xong,
Diễn đàn cũng đã được khối dòng.
Còn lắm băn khoăn: nên hay chớ ?,
Tiếp tục tham gia hay lặng không ?.
Lợi quyền, nghĩa vụ sao cho thỏa,
Trí giả, bình dân muốn góp công.
Mong ngài Tư lệnh mau lên tiếng,
Không hợp xin cho nhát kéo: DỪNG!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 08:57:54 pm
“ỦY BAN DỰ THẢO…” soạn đã xong,
Diễn đàn cũng đã được khối dòng.
Còn lắm băn khoăn: nên hay chớ ?,
Tiếp tục tham gia hay lặng không ?.
Lợi quyền, nghĩa vụ sao cho thỏa,
Trí giả, bình dân muốn góp công.
Mong ngài Tư lệnh mau lên tiếng,
Không hợp xin cho nhát kéo: DỪNG!

Bác Menthuong ơi, bác yêu cầu Tư lệnh xách cái kéo tới làm tui rét quá, chỉ cần 1 vài ngày không vô, ra topic là nó dừng không cần kéo, bác lo gì. ;D
Mà cũng là khó thiệt đó bác, phần thiếu ý, phần các bác "khoan, đừng" cho nên tít tìn ... tịt luôn. Bác để "...." tự nhiên cho nó êm, khỏi đụng dao kéo chi nha bác. :-\


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 11:36:47 pm
Thấy các bác hăng hái bàn về đóng góp sửa đổi hiến pháo quá kể cũng vui . Em cũng tính đóng góp sửa đổi hiến pháp nhưng khổ nỗi không có người ghi biên bản ,không có người chịu làm liên lạc truyền đạt ý kiến của em (là phó thường dân ) lên các tổ chức nhà nước có trách nhiệm - vậy là em thôi không đóng góp .

 ông Huỳnh Đảm  - chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN - tại hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, được tổ chức ngày 3-1.khẳng định :

“Mặt trận không thể đến gặp từng người dân để hỏi ý kiến về dự thảo hiến pháp, nhưng mặt trận có 46 tổ chức thành viên đại diện cho tất cả các giai tầng xã hội, tôi đề nghị các tổ chức phải có trách nhiệm cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất và hình thức hiệu quả nhất để nhân dân đóng góp ý kiến. Người dân không có điều kiện tham gia hội thảo, tọa đàm thì có thể gửi góp ý bằng văn bản đến cơ quan MTTQ VN. Chúng ta mong muốn làm sao khi Quốc hội thông qua hiến pháp thì đó sẽ là bản hiến pháp tập hợp tất cả tâm huyết và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, đó thật sự là bản hiến pháp của nhân dân” .

 Còn tại đây bác nào có nhiệt huyết thì nhắn tin hỏi ông Ban quản trị diễn đàn xem ông ấy có đồng ý làm liên lạc cho không rồi hẵng đóng góp .


Tóm lại các bác muốn góp ý thì phải tìm đến người hay chỗ có danh phận mà góp ý - còn ở đây ban quản trị chưa thấy thông báo tự nhận chức năng liên lạc ấy .

để cho chắc chắn em đưa nguồn bài viết trên báo tuổi trẻ online (một tờ báo lớn trên toàn quốc).vào đây làm tin .

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html)
Mỗi lần vào lại Topic này em cứ lăn tăn mãi ,xong lại quay ra chẳng dám còm (comment) gì -đôi lúc lại nghe có mùi thuốc súng trong đây .

Thôi thì em cố bòn vài chữ trong này để cho các bác biết là vưỡn có người vào đọc.

Phần 1/ Ông Huỳnh Đảm .là chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt nam- người có trách nhiệm cao nhất trong việc thu thập ý kiến đóng góp sau đó gửi cho quốc hội , ông ấy khẳng định chắc như đinh đóng cột ,bắt buộc rằng :

"....Mọi ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi hiến pháp phải bằng văn bản...." (tức là giấy tờ) hẳn nhiên ta phải hiểu là :phải xưng danh tánh,nơi cư ngụ ,chứng minh nhân dân .và còn quyền công dân -có chữ ký bên dưới sau đó mới gửi văn bản này cho  văn phòng các cấp của mặt trận tổ quốc VN các cấp ở địa phương NƠI NGƯỜI ẤY cư ngụ.

còn việc còm (comment) trên các trang mạng về vấn đề này không thấy ông ấy cho phép chấp thuận .

vậy tại sao một số trang báo điện tử lại cho phép độc giả comment góp ý ? là vì sau đó ban quản trị trang báo ấy tổng hợp thành văn bản có ký tên của tổng biên tập chịu trách nhiệm của tờ báo cụ thể ấy  và gửi đến cho MTTQ.VN . Còn ở đây ai đứng ra tổng hợp bằng văn bản việc này ,sau đó thì gửi cho văn phòng MTTQ VN cấp phường chẳng hạn .

nguồn :http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html).


phần 2

Sẵn nơi đây diễn đàn là nơi giao lưu ,học hỏi lẫn nhau em xin kể câu chuyện ngụ ngôn góp vui cho các bác ,có tựa đề : CHO MÈO ĐEO CHUÔNG

Câu chuyện như sau : " Dòng họ nhà chuột một hôm phải họp lại để bàn tính cách sống tốt hơn và bớt phải hy sinh khi đi kiếm ăn . Mọi ý kiến đều thống nhất rằng sở dĩ chuột mình chết nhiều là do con mèo bắt . nó bắt được là do nó rình rập một cách êm ái ,bất ngờ từ phia sau hoặc trước mèo nhảy ra chụp ,làm chuột trở tay không kịp . Vậy để làm mất yếu tố thầm lặng và bất ngờ trên của mèo ,họ nhà chuột tán thành việc đeo một cái chuông vào cổ mèo ,khi mèo đi đến đâu chuông kêu reng reng chuột biết trước mà lẩn trốn . ý kiến thì rất hay nhưng cho đến nay chẳng con chuột nào treo được chuông lên cổ mèo ."

LỜI BÌNH : Nói thì dễ nhưng làm mới khó .

trên đây chỉ là chuyện ngụ ngôn em sưu tầm trong dân gian ,nói cho vui lúc trà dư tửu hậu - bác nào mà đòi guồn thì em chịu .
Tòa báo có tư cách pháp nhân, là một tổ chức được nhà nước công nhận, cấp phép, còn diễn đàn có hay không hả bác ? Bác gửi đơn khiếu nại lên phường với danh nghĩa: trang web xyz thì phường sẽ gửi trả bác cái gì ? Bác thích thì làm, thích thì ý kiến, gửi đơn với tư cách mình (bác là công dân, bác có quyền nói, quyền ý kiến cơ mà), sao cứ phải lôi người khác vào và nói đi nói lại mãi thế ?

Em nghĩ mọi người bình luận trong diễn đàn là cho vui, quán nước mà, trà dư tửu hậu, còn nếu thật sự nghiêm túc, thì tất nhiên sẽ phải làm văn bản với tên mình


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 08:49:15 am

Tòa báo có tư cách pháp nhân, là một tổ chức được nhà nước công nhận, cấp phép, còn diễn đàn có hay không hả bác ? Bác gửi đơn khiếu nại lên phường với danh nghĩa: trang web xyz thì phường sẽ gửi trả bác cái gì ? Bác thích thì làm, thích thì ý kiến, gửi đơn với tư cách mình (bác là công dân, bác có quyền nói, quyền ý kiến cơ mà), sao cứ phải lôi người khác vào và nói đi nói lại mãi thế ?

Em nghĩ mọi người bình luận trong diễn đàn là cho vui, quán nước mà, trà dư tửu hậu, còn nếu thật sự nghiêm túc, thì tất nhiên sẽ phải làm văn bản với tên mình

Đâu có lôi kéo hay khiếu nại gì đâu , bác nói vậy là oan ức cho em .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Giêng, 2013, 09:25:37 am
Chuyện các bác, các bạn bình luận về việc đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi trước hết không sai vì nó đã được sự cho phép của Nhà nước. Tuy nhiên, Diễn đàn không có tư cách pháp nhân nên không thể làm cái việc tổng hợp ý kiến mọi người đề đạt lên Quốc hội được. Về điều này mod Selene0802 nói đúng rồi đó.

Hãy coi topic này như một cuộc trò chuyện giữa những người bạn về cùng một chủ đề thôi. Cao hơn nữa thì có thể đóng góp cho nhau, ví dụ: bác menthuong định góp ý như thế A, đưa ra đây để mọi người cùng phân tích xem góp ý thế đúng hay chưa, nhất trí rồi thì bác menthuong thông qua các kênh đã có gửi góp ý của mình lên Quốc hội với tư cách cá nhân.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 10 Tháng Giêng, 2013, 10:18:34 am


       Hoàn toàn chính xác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 12:26:48 pm
Chuyện các bác, các bạn bình luận về việc đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi trước hết không sai vì nó đã được sự cho phép của Nhà nước. Tuy nhiên, Diễn đàn không có tư cách pháp nhân nên không thể làm cái việc tổng hợp ý kiến mọi người đề đạt lên Quốc hội được. Về điều này mod Selene0802 nói đúng rồi đó.

Hãy coi topic này như một cuộc trò chuyện giữa những người bạn về cùng một chủ đề thôi. Cao hơn nữa thì có thể đóng góp cho nhau, ví dụ: bác menthuong định góp ý như thế A, đưa ra đây để mọi người cùng phân tích xem góp ý thế đúng hay chưa, nhất trí rồi thì bác menthuong thông qua các kênh đã có gửi góp ý của mình lên Quốc hội với tư cách cá nhân.

E hèm ! Được lời ông tư lệnh VMH như trên coi như mở tấm lòng đối với các member .

Vậy để tái bàn luận và trao đổi việc góp ý sửa đổi hiến pháp ở đây , em xin mở đầu với một thắc mắc nhỏ : Thế nào là cơ quan LẬP PHÁP-TƯ PHÁP và HÀNH PHÁP . ba cơ quan này là thế nào ? có gì khác nhau ? em chỉ cần bác nào hiểu giải thích hộ em ( chỉ cần khái niệm thôi ,không cần định nghĩa ) TRên cơ sở ấy em xin được học hỏi , sau nữa là chúng ta cùng bàn luận . Mong các bác chiếu cố giải thích hộ . em xin được cám ơn .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Giêng, 2013, 12:46:20 pm
Khái niệm rộng hơn định nghĩa nhiều đấy đồng chí chiensivodanh ạ ;) Buff tôi định nghĩa tắt theo từ nguyên: Lập pháp là làm ra luật, Tư pháp là xét xử theo luật, còn Hành pháp là thi hành theo luật. Chỗ tôi đang có tranh luận khoa học về khái niệm "Nhân dân" trong bản Dự thảo Hiến pháp năm 2013. Dám hỏi các bác thế nào là "Nhân dân" trong giai đoạn hiện nay?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 12:58:31 pm
Khái niệm rộng hơn định nghĩa nhiều đấy đồng chí chiensivodanh ạ ;) Buff tôi định nghĩa tắt theo từ nguyên: Lập pháp là làm ra luật, Tư pháp là xét xử theo luật, còn Hành pháp là thi hành theo luật. Chỗ tôi đang có tranh luận khoa học về khái niệm "Nhân dân" trong bản Dự thảo Hiến pháp năm 2013. Dám hỏi các bác thế nào là "Nhân dân" trong giai đoạn hiện nay?

Hi hi ! chào người bạn chưa quen . xin anh vui lòng cho cái ví dụ cụ thể về các cơ quan này trong bộ máy nhà nước của ta thì em mới tỏ ạ .

- còn câu hỏi của bạn thế nào là " Nhân dân " -theo ý tôi là cứ bám chặt vào từ điển tiếng việt mà ứng xử trong giai đoạn hiện nay . lý do : bộ từ điển ấy chí ít cũng được bộ giáo dục hoặc một số bộ liên quan thừa nhận . cứ bám theo đa số sẽ thắng thiểu số .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 10 Tháng Giêng, 2013, 01:17:00 pm
@chiensivodanh: bác chịu khó vào google tra cụn từ Tam quyền phân lập là hiểu hết. Ở nước ta thì tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc khác so với TQPL ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 01:39:41 pm
Không phải như vậy đâu HẬN ơi . trong google họ giải thích tam quyền phân phập rất chung chung ,và rất quan trọng là họ không có ví dụ cụ thể trong và cho bộ máy nhà nước ta . do vậy không phải ai đọc cũng hiểu .

 Cái cần ở đây là làm sao cho mọi giới trong XH việt nam hiểu thế nào là : cơ quan LẬP PHÁP,HÀNH PHÁP,TƯ PHÁP . - Việt nam ta ,trong thực tiễn vẫn áp dụng cụm từ trên để khái niệm và phân chia các cơ quan cụ thể trong bộ máy nhà nước đó tạm gọi là lề lối làm việc .

trước hết để một số bác có ý kiến đi đã .rồi tôi sẽ cho ví dụ cụ thể cơ quan nào ở nước ta là HÀNH PHÁP -TƯ PHÁP-LẬP PHÁP .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Giêng, 2013, 02:54:49 pm
Không phải cán bộ nhà nước, đồng thời được nhà nước công nhận là nhân dân đích thị đó là nhân dân. Nhân dân chia ra thành: nhân dân có tiềm năng thành cán bộ, nhân dân có tiềm năng thành nhân dân từ cán bộ sắp hạ cánh v.v.... Được chưa bác Buff và các bác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:03:21 pm
Nhân dân là tầng lớp bị trị , thế thôi .
@chiénivodanh : Quốc hội - TAND , VKS - CP ( bao gồm CA , QĐ ) . Bác muốn phê phán VN không có tam quyền phân lập thì nói phức ra cho rồi lòng vòng chi cho mất thời gian ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:07:46 pm
Dám hỏi các bác thế nào là "Nhân dân" trong giai đoạn hiện nay?
Hóc búa quá! Cho em thử với tư cách là "nhân dân" nếu khái niệm bác Trâu già nhé ;D
"Nhân dân là tập hợp (khái niệm theo số nhiều) con người/cá nhân (chữ Nhân) có các quyền và nghĩa vụ của công dân (chữ Dân) theo các qui định của một nhà nước được công nhận"
Mong các bác góp ý ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:10:44 pm
...Cái cần ở đây là làm sao cho mọi giới trong XH việt nam hiểu thế nào là : cơ quan LẬP PHÁP,HÀNH PHÁP,TƯ PHÁP . - Việt nam ta ,trong thực tiễn vẫn áp dụng cụm từ trên để khái niệm và phân chia các cơ quan cụ thể trong bộ máy nhà nước đó tạm gọi là lề lối làm việc .

 Sống ở trong xã hội mà không hiểu những cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp là cái gì thì: Một là dạng "ngáo ơ" và hai là dân "ơ ngáo". ;D

 Tuy nhiên, nghiên cứu và tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này sâu hơn hay tìm hiểu pháp luật kỹ hơn cũng là việc khá cần để trang bị cho bộ kiến thức xã hội của mỗi công dân. Diễn đàn VMH chúng ta không thiếu những ông là luật sư mà thời đế quốc sói lang vẫn gọi là Thầy cãi. Vì vậy cũng rất mong các ông Thầy cãi qua topic này "khai sáng" thêm cho Nhân dân còn nhiều "tăm tối" và u mê về Luật pháp của nước CHXHCNVN chúng ta. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:14:22 pm
Nhân dân là tầng lớp bị trị , thế thôi .


hì hì, tranh luận thì phải vừa vui vừa thoải mái chứ; cảm giác cá nhân em bác nên đổi nick sang "ba...ngang" thì cực chuẩn với những bài bác đã "còm"  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:30:51 pm
Nhân dân là tầng lớp bị trị , thế thôi .
@chiénivodanh : Quốc hội - TAND , VKS - CP ( bao gồm CA , QĐ ) . Bác muốn phê phán VN không có tam quyền phân lập thì nói phức ra cho rồi lòng vòng chi cho mất thời gian ?

Ông ơi ! chỗ người ta đang thảo luận vui vẻ về kiến thức pháp luật ,ông vào đây ông gài cờ triệt . không những vậy còn gắp lửa bỏ vào tay người . Đã vậy vào đây chơi với các bạn bằng " clone " không ,chứ không thèm dùng nick chính .
kiểu này ai mà dám bàn với trao đổi nữa hả trời .

 - Còn về việc 3 cơ quan : HÀNH PHÁP- LẬP PHÁP- TƯ PHÁP . Trong bộ máy nhà nước ta như sau :

1/ Cơ quan LẬP PHÁP .

Là quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam .

2/ Cơ quan TƯ PHÁP.

Là Công an , viện kiểm sát và Tòa án .

3/ Cơ quan HÀNH PHÁP .

là ủy ban nhân dân các cấp và các bộ ngành liên quan ....

(chỉ dám nói nhiêu đó thôi không dám phân tích thêm -sợ kẻ xấu lợi dụng .)

ghi chú : Theo nghiên cứu của cá nhân tôi Cái anh chàng CÙ HUY HÀ VŨ mang tiếng là luật sư nhưng vì dốt cũng chẳng hiểu được điều này . sau đó thì ty toe mần chính trị và kết quả là một bản án xứng đáng với 7 năm bóc lịch . Hy vọng rằng sau khi mãn án xong anh ấy gặp được qưới nhân khai sáng cho  ,chắc chắn anh ta sẽ từ bỏ hệ tư tưởng cũ ,đi làm công nhân lao động trực tiếp cho lành .
-Nhiệt tình cách mạng cộng với dốt nát thành phá hoại .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:35:12 pm
Chuyện vui bên lề về bác họ Cù:

- đi kiện, bác ấy chả biết chúng ta hay dùng T. M và K.T; ô hay, cá nhân ký - nhưng là thay mặt cả một tập thể đấy chứ , có phải tôi ký đâu - tôi ký tôi chịu trách nhiệm ngay - đằng này là thay mặt tập thể. Vì vậy, nếu kiện  - xin mời anh kiện tập thể nhá.  :D :D :D



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:47:59 pm
Xem các bác bình loạn cũng góp vài câu:
GÓP Ý KIẾN  THAM GIA HIẾN PHÁP NĂM 2013

Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1)
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Góp ý : ĐIỀU 1:Tên Nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là do Cụ Hồ đặt cho một thời kỳ dài hàng trăm năm thực hiện quyền dân chủ cho DÂN, theo thể chế  cộng hòa
Còn XHCN là mục đích lâu dài hơn,  theo bản chất nước ta chưa phải là nước XHCN.
Cụm từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay thế cho tất cả cụm từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong HP này

Điều 1 :

Nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm :
-đất liền,vùng lòng đất
-hải đảo, vùng biển (theo Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước Luật biển 1982)
-và vùng trời.
(Bạn nào có thể sửa lại cho gọn hơn nhưng không thay đổi nội dung ?)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 03:53:50 pm
Nên cụ thể hơn, nói chung chung ai nói chả được :
Điều 115 (sửa đổi, bổ sung Điều 118 )
1. Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Góp ý:
Điều 115 :
1.   Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố Đà Nẵng có huyện đảo  Hoàng  Sa, thành phố Khánh Hòa có huyện đảo Trường Sa là  thành phố trực thuộc Trung ương.
Quangcan xem file đính kèm .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 10 Tháng Giêng, 2013, 04:22:04 pm
Nên cụ thể hơn, nói chung chung ai nói chả được :
Điều 115 (sửa đổi, bổ sung Điều 118 )
1. Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Góp ý:
Điều 115 :
1.   Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố Đà Nẵng có huyện đảo  Hoàng  Sa, thành phố Khánh Hòa có huyện đảo Trường Sa là  thành phố trực thuộc Trung ương.
Quangcan xem file đính kèm .

Nên ghi thêm là Quảng Ngãi có huyện đảo Lý Sơn, BR-VT có huyện đảo Côn Đảo, Quảng Ninh có huyện đảo Cát Bà, v.v và v.v ...   ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 10 Tháng Giêng, 2013, 04:25:10 pm

1/ Cơ quan LẬP PHÁP .

Là quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam .

2/ Cơ quan TƯ PHÁP.

Là Công an , viện kiểm sát và Tòa án .

3/ Cơ quan HÀNH PHÁP .

là ủy ban nhân dân các cấp và các bộ ngành liên quan ....

(chỉ dám nói nhiêu đó thôi không dám phân tích thêm -sợ kẻ xấu lợi dụng .)

ghi chú : Theo nghiên cứu của cá nhân tôi Cái anh chàng CÙ HUY HÀ VŨ mang tiếng là luật sư nhưng vì dốt cũng chẳng hiểu được điều này . sau đó thì ty toe mần chính trị và kết quả là một bản án xứng đáng với 7 năm bóc lịch . Hy vọng rằng sau khi mãn án xong anh ấy gặp được qưới nhân khai sáng cho  ,chắc chắn anh ta sẽ từ bỏ hệ tư tưởng cũ ,đi làm công nhân lao động trực tiếp cho lành .
-Nhiệt tình cách mạng cộng với dốt nát thành phá hoại .
CA là hành pháp
Cù tiến sĩ không phải là luật sư (người có chứng chỉ hành nghề luật sư)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Giêng, 2013, 04:45:37 pm
...Quangcan xem file đính kèm...

ý bác là gì ạ, em không hiểu.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 05:03:59 pm
CA là hành pháp

Công an là Tư pháp bác ạ . lý do : nó nằm trong hệ thống điều tra ,công tố và xét xử. (không nên hiểu có chữ " hành" là chấp hành pháp luật).

để em dẫn cho bác cái nguồn của báo pháp luật .(nơi thày dạy luật và sinh viên vấn đáp) bác chịu khó đọc kỹ ạ .

http://phapluattp.vn/2012011601054940p0c1063/chuyen-xua-chuyen-nay-tu-phap-la-co-quan-nao.htm (http://phapluattp.vn/2012011601054940p0c1063/chuyen-xua-chuyen-nay-tu-phap-la-co-quan-nao.htm).





Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 10 Tháng Giêng, 2013, 05:23:25 pm
Nên cụ thể hơn, nói chung chung ai nói chả được :
Góp ý:
Điều 115 :
1.   Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố Đà Nẵng có huyện đảo  Hoàng  Sa, thành phố Khánh Hòa có huyện đảo Trường Sa là  thành phố trực thuộc Trung ương.
Quangcan xem file đính kèm .

Thế thì dài quá và ở dưới đã có "Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;..." rồi mà!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Giêng, 2013, 05:24:58 pm
Kính các bác: Có 1 loại cảnh sát gọi là cảnh sát tư pháp - cảnh sát đi dạo mát - đấy là tư an. Còn công an thuộc chính quyền tức là thừa hành pháp luật, thuộc họ các bà bán hành tên là pháp ở chợ. Đã là công thì không thuộc tư đâu.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 10 Tháng Giêng, 2013, 05:33:36 pm
Nick này có từ trước khi ông vào chơi trong này đấy ông csvd ạ , ông tưởng ai cũng thích dùng nick clone như ông hả ?
CA không phải là cơ quan tư pháp vì nó trực thuộc chính phủ ( cơ quan hành pháp ) . Bản thân tác giả bài báo cũng mâu thuẫn trong cách giải thích của mình .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 10 Tháng Giêng, 2013, 05:36:55 pm
Về: Điều 106 (sửa đổi, bổ sung Điều 111)
 Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.

Theo tôi bỏ 2 từ  có gạch chân ("được mời")  mà phải coi đó là lẽ đương nhiên. Tất nhiên trong thực tế thì cơ quan triệu tập họp phải có Thông báo không Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội làm sao biết mà đến dự họp được!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 10 Tháng Giêng, 2013, 05:38:15 pm
Kính các bác: Có 1 loại cảnh sát gọi là cảnh sát tư pháp - cảnh sát đi dạo mát - đấy là tư an. Còn công an thuộc chính quyền tức là thừa hành pháp luật, thuộc họ các bà bán hành tên là pháp ở chợ. Đã là công thì không thuộc tư đâu.

Hiện nay anh tư an này cũng chưa thật sự là tư bác ạ vì ảnh đang trực thuộc bộ CA và bộ Tư Pháp cũng đang muốn kéo anh này về nhà mình . Ảnh chỉ chính thức là tư khi ảnh dưới quyền Tòa án ( giống như nước ngoài )


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 10 Tháng Giêng, 2013, 06:05:21 pm
Kính các bác: Có 1 loại cảnh sát gọi là cảnh sát tư pháp - cảnh sát đi dạo mát - đấy là tư an. Còn công an thuộc chính quyền tức là thừa hành pháp luật, thuộc họ các bà bán hành tên là pháp ở chợ. Đã là công thì không thuộc tư đâu.
Hiện nay anh tư an này cũng chưa thật sự là tư bác ạ vì ảnh đang trực thuộc bộ CA và bộ Tư Pháp cũng đang muốn kéo anh này về nhà mình . Ảnh chỉ chính thức là tư khi ảnh dưới quyền Tòa án ( giống như nước ngoài )
Nick này có từ trước khi ông vào chơi trong này đấy ông csvd ạ , ông tưởng ai cũng thích dùng nick clone như ông hả ?
CA không phải là cơ quan tư pháp vì nó trực thuộc chính phủ ( cơ quan hành pháp ) . Bản thân tác giả bài báo cũng mâu thuẫn trong cách giải thích của mình .
1. Bình tĩnh các bác. Tham gia góp ý vào đại văn kiện (đạo luật gốc) mà các bác cứ thế thì còn đâu sáng suốt và đất Diến đàn nữa
2. “Tư pháp” mà tiếng Hán viết là 司法 được hiểu là: “Bảo vệ pháp luật”, “Điều chỉnh quan hệ pháp lý”, “Hoạt động xét xử các vụ án”… tùy theo phạm vi nghiên cứu và thời điểm. Do vậy muốn cho ngã ngũ cần những nhà ngôn ngữ học vào cuộc và ta sử dụng nó dưới góc hẹp hay góc rộng.
Tôi thấy trong Công an có đơn vị thuộc “tư pháp” như Cơ quan điều tra; có đơn vị thuộc nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp, như: dẫn giải, Thi hành án; có đơn vị thuộc về quản lý Nhà nước, như: Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Giao thông, Phòng cháy; có đơn vị lại thuộc hệ bổ trợ tư pháp, như giám định…Mà đây đâu cần phân rạch ròi thế!
3. Cái đo đỏ đó có chắc không và cũng đâu thuộc phạm vị tham gia đợt này! Còn vô khối văn bản dưới Hiến pháp cơ mà!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Giêng, 2013, 06:46:01 pm

1. Bình tĩnh các bác. Tham gia góp ý vào đại văn kiện (đạo luật gốc) mà các bác cứ thế thì còn đâu sáng suốt và đất Diến đàn nữa
2. “Tư pháp” mà tiếng Hán viết là 司法 được hiểu là: “Bảo vệ pháp luật”, “Điều chỉnh quan hệ pháp lý”, “Hoạt động xét xử các vụ án”… tùy theo phạm vi nghiên cứu và thời điểm. Do vậy muốn cho ngã ngũ cần những nhà ngôn ngữ học vào cuộc và ta sử dụng nó dưới góc hẹp hay góc rộng.
Tôi thấy trong Công an có đơn vị thuộc “tư pháp” như Cơ quan điều tra; có đơn vị thuộc nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp, như: dẫn giải, Thi hành án; có đơn vị thuộc về quản lý Nhà nước, như: Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Giao thông, Phòng cháy; có đơn vị lại thuộc hệ bổ trợ tư pháp, như giám định…Mà đây đâu cần phân rạch ròi thế!
3. Cái đo đỏ đó có chắc không và cũng đâu thuộc phạm vị tham gia đợt này! Còn vô khối văn bản dưới Hiến pháp cơ mà!


Theo như lý luận của bác trên đây nghe thì có vẻ tạm ổn . nhưng những điều em nói đây là căn cứ vào thực tiễn bản bân trong quá trình công tác và chiến đấu lâu năm trong ngành chấp pháp . được các thủ trưởng các cơ quan chính quy của nhà nước huấn thị . nếu một công chức hay một cán bộ hay chiến sĩ trong một cơ quan công quyền của nhà nước mà không tiếp thu thì người ấy bị kẹt nhiều bề .

Còn đây trên mạng ảo chỉ là mạn đàm - chí ít cũng mua vui được vài trống canh không bắt buộc mọi người phải chấp hành . Cũng còn may là em chưa đưa 2 chữ "TỐ TỤNG" vào đây . Nếu có đưa vào chắc chắn topic sẽ nổ như bắp rang . kính chào thân ái các bác .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 07:33:27 pm
Bác menthuong không thấy huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa hay sao?(Hoàng Sa bị bọn Trung Quốc xâm lược và chiếm giữ từ năm 1974 và mãi đến những năm 90 của thế kỷ trước còn sinh ra 16 chữ vàng:láng giềng khốn nạn,...)
Góp ý HP 2013:
Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84)

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

Động từ "làm" dân gian hay dùng:làm lụng, làm việc và làm... đĩ. Sao không dùng từ"soạn thảo" như sau:

Điều 75 :

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo và sửa đổi Hiến pháp; pháp luật


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 08:30:07 pm
Góp yHP213
Quy định giao  đất 100 năm và  bồi thường theo đúng thời giá của thị trường và trưng mua theo thời giá thị trườn chứ không thu hồi
Điều 58

1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài trong vòng 100 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước trưng mua đất do tổ chức, cá nhân sử dụng  theo đúng thời giá của thị trường  trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
4.Nhà nước khuyến khích và ghi nhận  các tổ chức, cá nhân hiến đất  vì  lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Mời ACE đóng góp xây dựng HP 2013 và cho 50 năm, sau.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 08:33:41 pm
Góp ý HP2013:
Góp ý:
Điều 76 khoản 1 sửa lại : nhiệm kỳ của  QH là 4 năm
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là bốn năm.
Điều 76 khoản 2 sửa lại :
2. Chậm nhất là sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

Điều 98 (giữ nguyên Điều 108)
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến hết nhiệm kỳ

Góp ý:
Điều 98 (Sửa đổi)
Khi Chủ tịch nước không làm việc liên tục  trong thời gian 30 ngày vì lý do sức khỏe  thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 08:35:43 pm
Góp ý HP2013:
Điều 103 (sửa đổi, bổ sung Điều 114)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:


Điều 103 :
Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu, bãi miễn  và Quốc hội   thông qua , là người đứng đầu Chính phủ, nhiệm kỳ của Thủ tướng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 08:37:38 pm
Góp ý chung:
*Cụm từ hay dùng :
…theo quy định của luật.
…do luật định

Nên thống nhất dùng : …theo quy định của pháp luật.

* Nên chăng nhờ 1 chuyên gia luật giỏi tiếng Anh,  tiếng Pháp, tiếng Đức dịch toàn bộ Dự thảo HP sẽ dễ dàng hơn khi dùng các động từ và danh từ cho phù hợp với thông lệ quốc tế (chúng ta đang hội nhập mà).  Tiếng Việt ta rất phong phú (nhưng chưa chặt chẽ) 1 hành động có thể dùng nhiều từ để diễn tả nhưng đa số  đều hiểu.
*Hiến pháp này sau khi đã thông qua về nội dung chỉ nên  1 ngừoi giỏi về văn phong  viết lại  để   được thống nhất

Mong sao chúng ta có 1 bản HIẾN PHÁP  đầy đủ  về nội dung, chặt chẽ về  luật lệ. khúc chiết về văn phong và được đông đảo nhân dân ủng hộ, thực thi  cho đến năm 2050.
Hãy tham góp  ý kiến cho HIẾN PHÁP 2013.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Thống Biệu trong 10 Tháng Giêng, 2013, 08:59:15 pm
đến những năm 90 của thế kỷ trước còn sinh ra 16 chữ vàng:láng giềng khốn nạn,...)
Con lạy Thánh ạ!!! Mười sáu chữ vàng người ta như thế này ạ: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai

Thánh viết liên thiên, chính xác ra là Thánh tha cái rác rưởi ở chỗ khác về đất này kích động để giết người không dao à? Thánh nghĩ nơi này là đất lành Thánh đậu, Thánh muốn viết cái gì cũng được à?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 10 Tháng Giêng, 2013, 09:27:22 pm
Nick này có từ trước khi ông vào chơi trong này đấy ông csvd ạ , ông tưởng ai cũng thích dùng nick clone như ông hả ?
CA không phải là cơ quan tư pháp vì nó trực thuộc chính phủ ( cơ quan hành pháp ) . Bản thân tác giả bài báo cũng mâu thuẫn trong cách giải thích của mình .
Xin chào các bác đang tham gia to pic.
Theo cá nhân tôi thì bác CSVD@ cũng có lý khi nói CA cũng thuộc ngành Tư pháp. Vì tuy Bộ Công an nằm trong Chính phủ - Nhưng Tổng cục Cảnh sát nhân dân - trực thuộc Bộ CA lại có các ngành sau :
- Cục CS Hình sự
- Cục CS Giao thông
-CS phòng cháy CC
-Cục CS bảo vệ
- Cảnh sát Hỗ trợ Tư Pháp.( ở các nước tư bản lực lượng này gọi là Hiến binh )
Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 10 Tháng Giêng, 2013, 09:56:02 pm
Bạn Thống Biên không xem hết các phần trong diễn đàn nên hiểu sai 180 độ rùi! Hãy đọc kỹ trước khi viết nhé !Chúng ta là con cháu của Vũ Trọng Phụng mà !Cái câu láng giềng khốn nạn là cái "nháy nháy" sau mỗi bài viết của 1 thành viên thôi .
Chúc bạn khỏe.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 10 Tháng Giêng, 2013, 10:03:41 pm

Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84)

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp;

Theo ông NV An thì cái quyền này là do quốc hội sau quốc hội năm 46 tự chuyển từ của dân sang cho mình.
Link: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Giêng, 2013, 10:44:56 pm
Thời điểm 46 là gì:
1. đa đảng;
2. đảng cộng sản tự giải tán, hoạt động bí mật dưới tên gọi "hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác", thay vào đó là mặt trận Việt-minh.

Vậy nên năm 46 với hiện nay có khác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 10 Tháng Giêng, 2013, 10:58:45 pm
Nick này có từ trước khi ông vào chơi trong này đấy ông csvd ạ , ông tưởng ai cũng thích dùng nick clone như ông hả ?
CA không phải là cơ quan tư pháp vì nó trực thuộc chính phủ ( cơ quan hành pháp ) . Bản thân tác giả bài báo cũng mâu thuẫn trong cách giải thích của mình .
Xin chào các bác đang tham gia to pic.
Theo cá nhân tôi thì bác CSVD@ cũng có lý khi nói CA cũng thuộc ngành Tư pháp. Vì tuy Bộ Công an nằm trong Chính phủ - Nhưng Tổng cục Cảnh sát nhân dân - trực thuộc Bộ CA lại có các ngành sau :
- Cục CS Hình sự
- Cục CS Giao thông
-CS phòng cháy CC
-Cục CS bảo vệ
- Cảnh sát Hỗ trợ Tư Pháp.( ở các nước tư bản lực lượng này gọi là Hiến binh )
Kính.

 Dạ ở đây không phải là có lý hay không có lý bác ạ mà nguyên tắc của tam quyền phân lập nó phải vậy - nghĩa là CP là cơ quan hành pháp thì những bộ phận dưới quyền CP không thể là cơ quan tư pháp được . Còn nếu như bác nghĩ CA có quyền điều tra tội phạm hay nói cách khác là tham gia tố tụng hình sự thì trở thành cơ quan tư pháp ....thì xin thưa có 1 số cơ quan khác cũng có quyền này chứ không riêng CA như quân đội , kiêm lâm ....
Nói về tam quyền phân lập tức là nói đến cơ chế vận hành của cả một bộ máy nhà nước , của một thể chế chính trị . Đấy là cả một trời phức tạp về lý luận khoa học cũng như thực tiễn và giới chuyên môn cũng có nhiều tranh cãi chứ không phải đơn giản là nghe xếp nói hay căn cứ vào 1 bài báo là ta có thể kết luận về cái tam quyền phân lập chắc như đinh đóng cột được .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: DKZ trong 10 Tháng Giêng, 2013, 11:07:13 pm
Chuyện vui bên lề về bác họ Cù:

- đi kiện, bác ấy chả biết chúng ta hay dùng T. M và K.T; ô hay, cá nhân ký - nhưng là thay mặt cả một tập thể đấy chứ , có phải tôi ký đâu - tôi ký tôi chịu trách nhiệm ngay - đằng này là thay mặt tập thể. Vì vậy, nếu kiện  - xin mời anh kiện tập thể nhá.  :D :D :D




Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 11 Tháng Giêng, 2013, 10:47:14 am
Xin chào các bác đang tham gia topic.
Xin hỏi bạn  Bagai@:
 Vậy thì bộ Tư pháp nằm trong hệ thống nào ?
-Cơ quan Hành pháp ?
- Cơ quan Tư pháp ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Giêng, 2013, 11:09:26 am
Bác nguyenhongduc có câu hỏi hay. Bộ Tư pháp dù ở nước nào cũng thuộc chính phủ. Có một thằng JICA nó hỏi tôi ủy ban phòng chống tham nhũng của nước chúng mày thuộc ai quản lý, khi biết thuộc chính phủ nó cười lăn ra. Vậy nên bác Trọng mới thu nó về.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 11 Tháng Giêng, 2013, 12:15:03 pm
Xin chào các bác đang tham gia topic.
Xin hỏi bạn  Bagai@:
 Vậy thì bộ Tư pháp nằm trong hệ thống nào ?
-Cơ quan Hành pháp ?
- Cơ quan Tư pháp ?

hu hu giờ già thật rồi , uống có 12 chai ken mà xỉn quắc cần câu , trả lời lung tung , bác thông cảm cho em nhé , bộ tư pháp trực thuộc CP nên vẫn là cơ quan hành pháp bác ạ , mong bác trâu già và bạn hận đời vào giải thích cụ tỉ  giúp em vì em phải đi tăng hai nữa mới giảm trết được  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 11 Tháng Giêng, 2013, 12:50:21 pm
Chào buổi trưa các bác ! 
xem ra chúng ta đây sắp sửa trở thành "luật gia " hết rồi ,lý do suốt ngày search google (sệch gu gồ ) để tìm hiểu về luật và hiến pháp .

Cá nhân em thấy điều 26 sửa đổi của hiến pháp ghi như thế này :

"Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69)
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."

Tức là điều 26 cho phép "dân"biểu tình theo quy định của pháp luật . mà dân thì có nhiều loại : điêu dân ,lương dân và thảo dân .. thế thì người ta tức là nhóm dân nào đó ,lấy lý do nhân đạo nào đó tụ tập biểu tình , sau khi đã được phép tụ họp số đông tại nơi công cộng ,một nhóm  đối lập nào đó với nhà nước tại đây, sẽ sách động dân chúng thay đổi mục đích và nguyện vọng của cuộc biểu tình lúc ban đầu nhu đã xin phép .

 Tiếp đến là Khiêu khích chủ động, bạo động đốt phá , hẳn nhiên lúc này Công an và chính quyền vào cuộc ngăn chặn , cũng nhóm đối lập ấy cho phần tử xấu trà trộn vào đám đông lúc lộn xộn ,cố ý gây thương tích nặng cho một số người dân vô tội ,tiếp đến là lu loa lên cho rằng việc gây thương tích ấy là do chính quyền đàn áp vô nhân đạo

- chứng minh xã hội VN không có nhân quyền . tạo phẫn nộ trong xã hội trong và ngoài nước . lúc này các tổ chức NHÂN ĐẠO phi chính phủ và các thế lực xấu nhảy vào tiếp tay, họ sẽ cung cấp tiền bạc và vũ khí cho phe biểu tình - kể từ đây bạo lực sẽ leo thang -kẻ bắn qua người bắn lại . cuối cùng là quân đội của liên hợp quốc nhảy vào can thiệp ,chính phủ mất dần quyền kiểm soát ,họ sẽ lật đổ chế độ và thể chế chính trị hiện tại .

diễn tiến trên là bài bản  là kịch bản ở các nước châu phi hiện tại . Họ đang làm "cách mạng "từng ngày .cụ thể như Ly-bi ,Sy-ry ......

Phận làm phó thường dân như em nhìn thì thấy như thế ,nhưng nói đến ý kiến ý cò sửa đổi hiến pháp thì em không dám và không có .

ghi chú : đây là mạn đàm trao đổi và tìm hiểu thôi không góp ý .
NGUỒN TÌM HIỂU :

http://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-thuc-cong-bo-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-680453.htm (http://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-thuc-cong-bo-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-680453.htm)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Giêng, 2013, 01:27:14 pm
Bác nguyenhongduc có câu hỏi hay. Bộ Tư pháp dù ở nước nào cũng thuộc chính phủ. Có một thằng JICA nó hỏi tôi ủy ban phòng chống tham nhũng của nước chúng mày thuộc ai quản lý, khi biết thuộc chính phủ nó cười lăn ra. Vậy nên bác Trọng mới thu nó về.

Tôi nghĩ căn bệnh tham nhũng thì bất kể chính phủ nào trên thế giới đều phải đối mặt với nó. Và ủy ban phòng chống tham nhũng (hoặc tương tự) là điều cần thiết, làm nhiệm vụ "chốt hãm" cho vấn nạn này.
Bác qtdc có hỏi ngược lại tay JICA đó xem bên họ thì ai quản lý cơ quan này không? Hay nó đứng độc lập nhỉ? Nếu độc lập, nó chắc phải có nguồn lực đủ mạnh mới đủ sức làm công việc khó khăn này.
Vấn đề này với tôi quá lớn và quá mới mẻ, rất mong được nghe ý kiến các bác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Giêng, 2013, 01:41:56 pm
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng như bác Trọng nói tại lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI họp tại Hà Nội từ 07 đến 15.05.2012:
 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam quyền phân lập.”

Nghĩa là nhà nước ta chỉ sử dụng những yếu tố hợp lý của TQPL theo quan điểm của nhà nước ta mà thôi. Vậy nên nếu chúng ta mang TQPL theo quan điểm của nước ngoài vào VN để xét sẽ không hợp. Thực tế thì tùy theo trình độ phát triển nội tại từng quốc gia mà mỗi nước cũng có cách vận dụng riêng. Phải hiểu cặn kẽ TQPL là gì, các bước tiến hóa của nó từ thời cổ đại đến nay ra sao, cùng rất nhiều vấn đề khác, thì góp ý mới có chất được. Tóm lại "hoa đến thì hoa nở".

Bác tuanb5: tôi bảo nó là chúng mày chưa tiến hóa bằng chúng tao.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: thaiminhhung trong 11 Tháng Giêng, 2013, 02:47:01 pm
Xin góp một số ý kiến về vấn đề tam quyền :

     Trong hệ thống Luật pháp của một số nước thì đó là:
1. Cơ quan lập pháp : thuộc Quốc hội, ở Mỹ là Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện
2. Cơ quan Hành pháp :  ở ta là Chủ tịch nước và Chính Phủ, ở Mỹ là Chính phủ do Tổng thống đứng đầu( không có Thủ tướng)
3. Cơ quan Tư pháp : Tòa án, Viện kiểm sát , cơ quan điều tra Ở Mỹ là Viện Công tố, Tòa án, Cục điều tra

Theo Hiến pháp của ta: Quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, 3 quyền trên có sự phân công, phân nhiệm và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Chính vì vậy Các ông Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Nước, Viện Trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án Tòa án ND Tối cao, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đều là UV BCT, hoặc UVTU. Những ngành TA, VKS, Điều tra ... do Ban Nội Chính Trung ương giúp BCT, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo .

Trong Lịch sử  sau Cách mạng Tháng 8 Thành công, và dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đất nước ta đã tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa 1, có nhiều Đảng phái, nhân sĩ yêu nước tham gia, nhưng sau đó lấy cớ vào giải giáp vũ khí của Phát xít Nhật, quân Tầu Tưởng đã kéo vào mang theo bọn Quốc dân Đảng vào và đòi một số ghế trong Chính phủ, Hồ Chủ tịch phải đồng ý nhường một số ghế trong nội các, cho Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam...và gây ra những vụ khiêu khích ở Hà Nội điển hình là vụ Ôn Như Hầu bắt và thủ tiêu cán bộ của ta. Lúc đó Sở Liêm phóng do Cụ Lê Giản đứng đầu đã phá được vụ này. Trong thời gian này Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán ( thực chất là đi vào hoạt động bí mật) để huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc bước vào cuộc kháng chiến Chống Thực dân Pháp. Sau này theo sự chỉ đạo của Hồ Chủ tịch đến ngày 3.3.1951 Đảng được thành lập lại lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam, và hai nước Lào và Cambodia cũng thành lập các Đảng riêng của mình để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày hôm nay một số kẻ đang kêu goi tự do dân chủ, hầu hết khi ra mặt trận đều" hô xung phong trong hầm", trong cuộc sống đời thường thì vi phạm pháp luật, khi có quyền lợi cố tranh giành bằng được, là tay sai của ngoại bang về phá hoại hòa bình và ổn định của đất nước và xã hội, nếu mà tin và theo chúng sẽ có cảnh" nồi da nấu thịt", nội chiến tranh giành quyền lực, tấm gương điển hình như Đất nước Iraq ngày nay, hoặc như Sirya hiện nay, chiến tranh , bạo loạn, chỉ béo bọn nước ngoài. Sau khi đánh nhau xong chúng sẽ cử người về để đè đầu cưỡi cổ nhân dân Như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam...Ngô Đình Diệm
Vài lời lan man như vậy để góp vui thôi./.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 11 Tháng Giêng, 2013, 03:27:17 pm
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng như bác Trọng nói tại lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI họp tại Hà Nội từ 07 đến 15.05.2012:
 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam quyền phân lập.”

Nghĩa là nhà nước ta chỉ sử dụng những yếu tố hợp lý của TQPL theo quan điểm của nhà nước ta mà thôi. Vậy nên nếu chúng ta mang TQPL theo quan điểm của nước ngoài vào VN để xét sẽ không hợp. Thực tế thì tùy theo trình độ phát triển nội tại từng quốc gia mà mỗi nước cũng có cách vận dụng riêng. Phải hiểu cặn kẽ TQPL là gì, các bước tiến hóa của nó từ thời cổ đại đến nay ra sao, cùng rất nhiều vấn đề khác, thì góp ý mới có chất được. Tóm lại "hoa đến thì hoa nở".

Bác tuanb5: tôi bảo nó là chúng mày chưa tiến hóa bằng chúng tao.

Quá chính xác ! Nhất là những giòng đo đỏ  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 11 Tháng Giêng, 2013, 03:47:10 pm
Xin góp một số ý kiến về vấn đề tam quyền :

     Trong hệ thống Luật pháp của một số nước thì đó là:
1. Cơ quan lập pháp : thuộc Quốc hội, ở Mỹ là Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện
2. Cơ quan Hành pháp :  ở ta là Chủ tịch nước và Chính Phủ, ở Mỹ là Chính phủ do Tổng thống đứng đầu( không có Thủ tướng)
3. Cơ quan Tư pháp : Tòa án, Viện kiểm sát , cơ quan điều tra Ở Mỹ là Viện Công tố, Tòa án, Cục điều tra

Theo Hiến pháp của ta: Quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, 3 quyền trên có sự phân công, phân nhiệm và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Chính vì vậy Các ông Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Nước, Viện Trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án Tòa án ND Tối cao, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đều là UV BCT, hoặc UVTU. Những ngành TA, VKS, Điều tra ... do Ban Nội Chính Trung ương giúp BCT, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo .

Trong Lịch sử  sau Cách mạng Tháng 8 Thành công, và dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đất nước ta đã tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa 1, có nhiều Đảng phái, nhân sĩ yêu nước tham gia, nhưng sau đó lấy cớ vào giải giáp vũ khí của Phát xít Nhật, quân Tầu Tưởng đã kéo vào mang theo bọn Quốc dân Đảng vào và đòi một số ghế trong Chính phủ, Hồ Chủ tịch phải đồng ý nhường một số ghế trong nội các, cho Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam...và gây ra những vụ khiêu khích ở Hà Nội điển hình là vụ Ôn Như Hầu bắt và thủ tiêu cán bộ của ta. Lúc đó Sở Liêm phóng do Cụ Lê Giản đứng đầu đã phá được vụ này. Trong thời gian này Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán ( thực chất là đi vào hoạt động bí mật) để huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc bước vào cuộc kháng chiến Chống Thực dân Pháp. Sau này theo sự chỉ đạo của Hồ Chủ tịch đến ngày 3.3.1951 Đảng được thành lập lại lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam, và hai nước Lào và Cambodia cũng thành lập các Đảng riêng của mình để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày hôm nay một số kẻ đang kêu goi tự do dân chủ, hầu hết khi ra mặt trận đều" hô xung phong trong hầm", trong cuộc sống đời thường thì vi phạm pháp luật, khi có quyền lợi cố tranh giành bằng được, là tay sai của ngoại bang về phá hoại hòa bình và ổn định của đất nước và xã hội, nếu mà tin và theo chúng sẽ có cảnh" nồi da nấu thịt", nội chiến tranh giành quyền lực, tấm gương điển hình như Đất nước Iraq ngày nay, hoặc như Sirya hiện nay, chiến tranh , bạo loạn, chỉ béo bọn nước ngoài. Sau khi đánh nhau xong chúng sẽ cử người về để đè đầu cưỡi cổ nhân dân Như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam...Ngô Đình Diệm
Vài lời lan man như vậy để góp vui thôi./.


Tôi thích bài viết này của Thái Tiên sinh .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 11 Tháng Giêng, 2013, 04:47:58 pm
Các bạn xem mô hình của chúng ta (xem file đính kèm) thì hết bàn cãi.



 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 11 Tháng Giêng, 2013, 05:41:44 pm
hu hu giờ già thật rồi , uống có 12 chai ken mà xỉn quắc cần câu , trả lời lung tung , bác thông cảm cho em nhé , bộ tư pháp trực thuộc CP nên vẫn là cơ quan hành pháp bác ạ , mong bác trâu già và bạn hận đời vào giải thích cụ tỉ  giúp em vì em phải đi tăng hai nữa mới giảm trết được  ;D
he he Bác cứ đùa dai! Qui nạp luôn đi: Bộ TP thuộc Chính phủ -> Hành pháp. Còn chức năng cụ thể thì đây ạ: Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Nhà nước ta có phân chia - phân nhiệm nhưng không theo nguyên tắc Tam quyền phân lập chính thống, vì ở ta có 4 cơ quan: Lập pháp - Hành pháp - Tòa án - Viện Kiệm soát. Như vậy thì đâu dựa vào tên gọi để áp dụng TQPL được phải không các bác ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 11 Tháng Giêng, 2013, 06:56:07 pm
vì ở ta có 4 cơ quan: Lập pháp - Hành pháp - Tòa án - Viện Kiệm soát.

Anh 8 vía ơi chỉ có Viện kiểm sát thôi ,Không có viện kiểm soát ,chỉ có trạm kiểm soát .
 
lý do Viện này mang tên ấy là vì chức năng kiểm tra và giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan điều tra ,sau nữa là giữ quyền công tố , hoàn thành cáo trạng ,bưng ra cho tòa án ông ấy xữ . Nếu là vụ việc quan trọng thì phải ngồi lại với nhau giữa ba ông :  công an-viện kiểm sát - tòa án để họp và bàn sau nữa là thống nhất cái gọi là đường lối xử lý vụ án.  nếu vụ này quan trọng quá lại phải xin ý kiến ông ỡ tận Hà nội .ông ấy chỉ đạo làm sao thì cứ như rứa mần tới cấm có cãi   . cái vụ họp này gọi là họp khối nội chính . và cuối cùng là để cho tòa án diễn . và phải diễn cho xuất sắc ấy . còn ý kiến của luật sư bào chữa chỉ là" còm " vu vơ ,tình có cũng như không .

như vậy ta có thể hiểu CA-VKS-TÒA ÁN là như răng với môi . môi hở thì răng lạnh .  hay diễn nôm như giới bình dân thế này cho dễ hiểu : công an là người bỏ công sức đi chợ mua đồ ăn , viện kiểm sát là người nấu nướng bưng bê còn tòa án là người được xơi .

 giời ơi giời còn nhiều rắc rối lắm nói ra nhức đầu .......



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Giêng, 2013, 08:05:54 pm
vì ở ta có 4 cơ quan: Lập pháp - Hành pháp - Tòa án - Viện Kiệm soát.
..chỉ có Viện kiểm sát thôi ,Không có viện kiểm soát ,chỉ có trạm kiểm soát .

 Vô cùng cám ơn các bác đã cho dân hiểu biết "ỡm ờ" về luật hiểu hơn về luật pháp. ;D

 Nhất chí quan điểm với @chiensivodanh là Viện kiểm sát vì thực tế nó là SÁT chứ không phải soát thật.

 Như vậy là ở Ta phải gọi là Tứ Quyền Phân Lập (Lập pháp - Hành pháp - Tòa án - Viện Kiệm sát) chứ không còn là Tam Quyền Phân Lập như nước Mỹ đúng không @HAN_DCT? Dân èng èng về luật cứ suy luận thế chả biết có đúng không nữa?

 Với lập luận này thì tôi cho rằng Ta văn minh hơn Mỹ là điều chắc chắn vì Mỹ chỉ có Tam Quyền và Ta thì có hơn 1 Quyền và là Tứ Quyền. Cũng xét từ quyền này thì tôi cho là ý kiến của bác qtdc là đúng.

... tôi bảo nó là chúng mày chưa tiến hóa bằng chúng tao.

 Thêm nữa suy luận của cá nhân tôi từ câu nói này: "chúng mày chưa tiến hóa bằng chúng tao" cũng đúng bởi: Người họ vẫn còn nhiều lông lá hơn Ta. Lý do: Động vật chưa tiến hóa hết nên còn sót lại nhiều lông lá đến tận hôm nay. Ta tiến hóa sớm hơn nên "sạch bong" nguồn gốc động vật leo trèo. Đại loại thế. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 11 Tháng Giêng, 2013, 08:11:41 pm


    hà hà....cười một chút cho vui mà...tỉnh táo lại đọc tiếp...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 11 Tháng Giêng, 2013, 10:01:18 pm
Xin chào các bác đang tham gia thảo luận .
Có bác nào hiểu biết về luật , thì cho biết :
Các bước tố chức Tòa án Quân sự ( Tòa án binh )
Tòa án Quân sự chịu sự chỉ đạo của cơ quan nào ?
1.Tổng tham mưu trưởng .
2. Chánh án TANDTC.
3. Chủ tịch nước .CHXHCCN Việt nam.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Giêng, 2013, 10:44:27 pm
Xin chào các bác đang tham gia thảo luận .
Có bác nào hiểu biết về luật , thì cho biết :
Các bước tố chức Tòa án Quân sự ( Tòa án binh )
Tòa án Quân sự chịu sự chỉ đạo của cơ quan nào ?
1.Tổng tham mưu trưởng .
2. Chánh án TANDTC.
3. Chủ tịch nước .CHXHCCN Việt nam.


Bác tìm đọc Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Giêng, 2013, 11:33:40 pm
Dám hỏi các bác thế nào là "Nhân dân" trong giai đoạn hiện nay?
Hóc búa quá! Cho em thử với tư cách là "nhân dân" nếu khái niệm bác Trâu già nhé ;D
"Nhân dân là tập hợp (khái niệm theo số nhiều) con người/cá nhân (chữ Nhân) có các quyền và nghĩa vụ của công dân (chữ Dân) theo các qui định của một nhà nước được công nhận"
Mong các bác góp ý ;D

Thuật ngữ "Nhân dân" trước nay bị chính trị hóa làm mất đi tính chặt chẽ pháp lý cần thiết trong bản văn Hiến pháp - đạo luật cơ bản.

Buff tôi nghĩ đơn giản "nhân dân là tập hợp những công dân có đủ năng lực hành vi dân sự".


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1870 trong 11 Tháng Giêng, 2013, 11:41:33 pm
Vẫn là Tam quyền thôi ạ, nhưng lại có 4 hệ thống cơ quan độc lập thực hiện ;D. Quyền Tư pháp do 2 hệ thống cùng thực hiện là hệ thống Xét xử (Tòa án) và hệ thống Kiểm sát (Viện ks)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1870 trong 11 Tháng Giêng, 2013, 11:49:31 pm
Trích dẫn
Thuật ngữ "Nhân dân" trước nay bị chính trị hóa làm mất đi tính chặt chẽ pháp lý cần thiết trong bản văn Hiến pháp - đạo luật cơ bản.

Buff tôi nghĩ đơn giản "nhân dân là tập hợp những công dân có đủ năng lực hành vi dân sự".
Theo em nhân dân để chỉ con người nói chung, 1 đứa trẻ mới sinh ra cũng là nhân dân rồi ;D, do đó em dùng từ nhân dân là cá nhân có năng lực pháp luật ạ ;D
Kính bác ạ


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Giêng, 2013, 12:09:46 am
Thường người ta không coi nhân dân là số ít đâu. Ít quá chẳng bõ cai trị, ít quá thì làm được cái gì để nuôi mình đây, ít quá lấy đâu ra lực lượng để làm cách mạng, để đi bộ đội, để quen chết như bác Luân đen kể đồng bào Tây Nguyên hồi xưa vẫn nói chẳng hạn. Vì vậy nhân dân chưa bao giờ là số ít, đương nhiên là số nhiều, nhưng về ngữ pháp lại thuộc dạng danh từ không đếm được.

Trẻ con đẻ ra nếu là con vua thì hoặc là hoàng tử - công chúa. Nếu con dân thường thì có tiềm năng là nhân dân và cũng có tiềm năng là cán bộ. Các bác có chứng minh nhân dân hẳn hoi, có hành vi năng lực dân sự hẳn hoi nhưng bị lộ hiện đang nhập kho thì tạm thời không được là nhân dân cũng chẳng là cán bộ mà là "hàng trong kho". Bao giờ các bác ấy "xuất kho" thì lại là nhân dân.
Chà, rắc rối ra phết đấy các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 12 Tháng Giêng, 2013, 12:12:06 am
Trích dẫn
Thuật ngữ "Nhân dân" trước nay bị chính trị hóa làm mất đi tính chặt chẽ pháp lý cần thiết trong bản văn Hiến pháp - đạo luật cơ bản.

Buff tôi nghĩ đơn giản "nhân dân là tập hợp những công dân có đủ năng lực hành vi dân sự".
Theo em nhân dân để chỉ con người nói chung, 1 đứa trẻ mới sinh ra cũng là nhân dân rồi ;D, do đó em dùng từ nhân dân là cá nhân có năng lực pháp luật ạ ;D
Kính bác ạ

Trong mối quan hệ với Nhân dân, Nhà nước chỉ là một tổ chức chính trị xã hội đặc biệt đại diện cho quyền lực chính trị của Nhân dân. Nói cách khác, Nhà nước được tập hợp những công dân có đủ năng lực hành vi dân sự trao gửi quyền lực chính trị thông qua lá phiếu trong các kỳ bầu cử.

Một đứa trẻ là con của công dân Việt Nam mới chỉ có năng lực pháp luật dân sự thì mới chỉ là một cá thể của Nhân dân mang tính chính trị, chứ không phải của Nhân dân mang tính pháp lý.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 12 Tháng Giêng, 2013, 06:15:39 am
Tôi xin được tham gia thảo luận về điều mà có người cho là "nhậy cảm" dễ bị cho "leo cột điện" nhất. Đó là:

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Theo tôi:

1. Giữ Điều 4 trong Hiến pháp 2013.

2. Về nội dung: trong Hiến pháp không nên quy định Đảng là thế nào bởi điều đó được quy định ở Điều lệ Đảng. Do vậy cần bỏ đoạn chữ bôi đỏ ở trên vì đoạn nay trong Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam (http://Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua vào ngày 19/01/2011 trong phần mở đầu “ĐẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG” đã ghi rõ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.”


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: thaiminhhung trong 12 Tháng Giêng, 2013, 08:15:11 am
Tôi xin được tham gia thảo luận về điều mà có người cho là "nhậy cảm" dễ bị cho "leo cột điện" nhất. Đó là:

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Theo tôi:

1. Giữ Điều 4 trong Hiến pháp 2013.

2. Về nội dung: trong Hiến pháp không nên quy định Đảng là thế nào bởi điều đó được quy định ở Điều lệ Đảng. Do vậy cần bỏ đoạn chữ bôi đỏ ở trên vì đoạn nay trong Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam (http://Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua vào ngày 19/01/2011 trong phần mở đầu “ĐẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG” đã ghi rõ....

@menthuong:

Theo tôi không thể bỏ được vì :
- Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản nhất của Quốc gia
- Tất cả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các Đoàn thể chính trị xã hội, những hội nghề nghiệp đều phải tuân theo Hiến pháp, và pháp luật
- Mỗi tổ chức, mỗi Đoàn thể  đều có Điều lệ , qui chế hoạt động riêng của mình và không được trái Pháp Luật
- Đảng CSVN là một tổ chức chính trị đặc biệt, là một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc VN có chức năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật ( phần bôi đỏ của menthuong theo tôi hiểu đó là phần "định nghĩa", để giải thích về Đảng, nên phải đưa vào Hiến pháp là chuẩn./.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 12 Tháng Giêng, 2013, 08:58:20 am
Chào hội " luật gia" cựu chiến binh .

Theo tử điển tiếng Việt thì 2 từ nhân dân từ điển ghi thế này :

"
nhân dân

    Danh từ :dt (H. nhân: người; dân: người dân) Toàn thể người dân trong một nước hay một địa phương: Bất kì việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm (HCM); Sự nhất trí trong Đảng và trong nhân dân (PhVKhải).
    Tính từ :tt Thuộc về mọi người trong nước hoặc ở một địa phương: Toà án ; Tính dân tộc và tính nhân dân.
 "


nguồn đây: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/)

(các bác muốn xem chữ gì thì gõ chữ ấy vào )


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 12 Tháng Giêng, 2013, 09:07:16 am
Công nhận mọi giới tính:
Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)
1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Góp ý: Ngày nay còn tồn tại giới tính  thứ 3 nên sửa lại như sau  ;

Điều 39:
1.   Công dân Việt Nam có quyền kết hôn . Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2.    Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em trước và sau hôn nhân.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Giêng, 2013, 09:41:44 am
Bác hnamhai cũng có ý đúng. Nhưng ý của bác NN là không khuyến khích ly hôn, không khuyến khích gt thứ 3 nên bác NN bác ấy để thế đấy. Tôi thấy thế hiện nay là hợp lý. Chắc các bác cũng biết một trong những lý do Romney mất phiếu là ở chỗ không ủng hộ hôn nhân đồng giới.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 14 Tháng Giêng, 2013, 09:47:09 pm
Nước ta làm gì có tam quyền, vì lập pháp, hành pháp, tư pháp Đcs nắm hế. Bạn thử vẽ 3 cái hộp chữ nhật có chứa 3 quyền đó nhưng trên nó có 1 hình chữ nhật đề là : ĐCSVN.Đó là tam quyền phân lập của nước ta từ khi VNDCCH ra đời !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Giêng, 2013, 09:55:22 pm


      Đông đội nào trích dân câu nói của Tổng bí thư ở đại hội gì đó về tam quyền đi - dể anh em khỏi bàn luận ở trang này...vì ý chúa đã quyết rồi, các chú khỏi bàn.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 14 Tháng Giêng, 2013, 10:12:44 pm
Sao không ai chú ý tới Điều 16 (mới) ạ?

1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Giêng, 2013, 10:35:20 pm
Thường người ta không coi nhân dân là số ít đâu. Ít quá chẳng bõ cai trị, ít quá thì làm được cái gì để nuôi mình đây, ít quá lấy đâu ra lực lượng để làm cách mạng, để đi bộ đội, để quen chết như bác Luân đen kể đồng bào Tây Nguyên hồi xưa vẫn nói chẳng hạn. Vì vậy nhân dân chưa bao giờ là số ít, đương nhiên là số nhiều, nhưng về ngữ pháp lại thuộc dạng danh từ không đếm được.

Trẻ con đẻ ra nếu là con vua thì hoặc là hoàng tử - công chúa. Nếu con dân thường thì có tiềm năng là nhân dân và cũng có tiềm năng là cán bộ. Các bác có chứng minh nhân dân hẳn hoi, có hành vi năng lực dân sự hẳn hoi nhưng bị lộ hiện đang nhập kho thì tạm thời không được là nhân dân cũng chẳng là cán bộ mà là "hàng trong kho". Bao giờ các bác ấy "xuất kho" thì lại là nhân dân.
Chà, rắc rối ra phết đấy các bác ạ.

Quá rắc rối ấy chứ.
Bác phân tích vậy, tôi vẫn chưa thấy "sáng" ra, bởi khi được "xuất kho", các bác ấy sẽ có quyền công dân là điều đương nhiên. Nhưng...lại là nhân dân thì tôi thấy thế nào ấy. Hay phải có thời kỳ quá độ (!) hay...như thế nào hả bác qtdc?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Giêng, 2013, 10:43:56 pm
À nói vui thôi, bác tuanb5. Xem ra cái topic này muốn đóng góp được gì cho thảo luận dự thảo thì phải có những định nghĩa cơ bản để thống nhất cách hiểu đã, ví dụ như định nghĩa của bác Buff chẳng hạn.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Giêng, 2013, 10:46:57 pm
À bác xuanxoan, lời của cụ TBT thì em nhắc ở trang trước rồi, các bác thích tranh luận thì cứ tranh luận miễn không phạm luật NN và nội quy của trang VMH là được.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 14 Tháng Giêng, 2013, 11:12:18 pm
Xin chào các bác đang tham gia thảo luận , tôi xin chen ngang tí...hic.
Chúng ta đang xây dựng VN trở thành nước XHCN, một nhà nước Pháp quyền.
Tại các trụ sở Dân-Chính -Đảng thường có treo tấm biểu ngữ :
Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Chủ tịch Hồ chí Minh lúc sinh thời có dạy rằng :
Cán bộ , Đảng viên là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
ĐảngCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân VN.
Vậy thì Nhân dân là nhất rồi.
Nhưng người dân phải tuân thủ luật pháp của nước CHXNCNVN.
Ai vi phạm pháp luật sẽ bị xét xử theo luật pháp -cho dù họ ở cương vị nào...
Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Giêng, 2013, 11:21:06 pm
     Từ bào thai lọt lòng mẹ đến lúc nhắm mắt vẫy chào, mấy em ở lại anh vào thiên thu...đã nằm trọng lòng hai chữ nhân dân rồi...nhân dân từ già đến trẻ, từ phụ nữ, ấu thơ, không phân biệt tôn giáo chứng kiến...thậm chí cả bộ phận dân cư bị khép tội, phạt giam, tù đầy vẫn nằm trong khái niệm nhân dân, nhưng họ không có quyền công dân theo luật phát quy định mà thôi.

     Theo tôi nói theo hiến pháp 1946 về nhân dân là hay nhất, chuẩn nhất - "Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà".  Tổ quốc - dân cư sống trong lòng tổ quốc ấy - đấy là nhân dân.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 15 Tháng Giêng, 2013, 08:19:59 am
Trích trong : Chính trị Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập  vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ông cho rằng “quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Đình Lộc (tại nhiệm từ năm 1992 đến 2002) thì cho là Việt Nam tuân theo mô hình "quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó" với một đảng lãnh đạo và cầm quyền.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 15 Tháng Giêng, 2013, 08:51:52 am
Góp ý bản DTHP ... qua công thông tin của chính phủ:

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan?_piref135_27935_135_27927_27927.mode=reply&_piref135_27935_135_27927_27927.id=748

(http://nu4.upanh.com/b4.s32.d1/7918ea3be41d2fddb7c366633d7863ce_52586314.gopydt.jpg)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Giêng, 2013, 12:35:24 pm
Quốc gia có ba yếu tố rất quan trọng cần được chế định trong đạo luật cơ bản gồm: lãnh thổ, cư dân và nhà nước. Xoay quanh ba yếu tố này sẽ là các điều khoản cụ thể thể hiện trình độ và kỹ năng lập hiến.

Hiến pháp năm 1992 của nước ta được xây dựng dựa trên việc kế thừa có điều chỉnh Hiến pháp năm 1980 và tiếp thu có chọn lọc khung nội dung, hình thức của bản Hiến pháp Liên Xô năm 1977. Tới lần sửa đổi này, kỹ năng lập hiến liên quan tới ba yếu tố quốc gia được tiếp thu từ bản Hiến pháp Liên Xô 1977 vẫn chưa có nhiều chuyển biến đốt phá. Vì thế, thay vì đi ngay vào góp ý từng điều khoản sửa đổi, chúng ta hãy cố gắng làm rõ từng khái niệm cơ bản của ba yếu tố trên để có được cái nhìn xuyên suốt toàn bộ nội dung và hình thức của bản dự thảo.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 15 Tháng Giêng, 2013, 08:56:01 pm
Một thí dụ "tam quyền phân lập" ở nước ta:

Mô hình nhà nước XHCNVN
                                                                                         ĐCSVN
                                                                                             I
                                                                                   I         I         I
                                                                            I                I                   I
                                                                   I                         I                           I
                                                              LẬP PHÁP          HÀNH PHÁP            TƯ PHÁP


Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường :    ĐBQH (LP)              BT( HP)               BTTP ( TP)



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Omon trong 15 Tháng Giêng, 2013, 09:28:58 pm
Trích trong : Chính trị Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập  vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ông cho rằng “quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Đình Lộc (tại nhiệm từ năm 1992 đến 2002) thì cho là Việt Nam tuân theo mô hình "quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó" với một đảng lãnh đạo và cầm quyền.
1. Bác đừng lôi nguồn wiki về đây. Nó là nguồn mở, sửa chữa thế nào cũng được, chỉ cần reg cái ơ cao là xong hết.

2. Bác đọc xem nội dung cái đoạn trích ấy có khăm khẳm cái mùi bọn BBC Việt ngữ hay châu Á tự do RFA không?

3. trong Hiến pháp không nên quy định Đảng là thế nào bởi điều đó được quy định ở Điều lệ Đảng --> Cần phải quy định rõ ràng. Không thể hay không được động chạm vào điều 4, có chăng thì sửa đổi, bổ sung, làm rõ nội dung. Điều 88 hay 90 mới cũng thế.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 15 Tháng Giêng, 2013, 10:29:26 pm
ĐÂY LÀ NGUỒN CỦA TUẦN VIỆT NAM :
Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ

Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.
 Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào... họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là "Cộng hoà dân chủ nhân dân...", họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ  XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.
Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.
Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.

(CÒN NỮA)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: thainhi_vn trong 16 Tháng Giêng, 2013, 01:49:27 am
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).

Riêng về phần này thì cụ An suy diễn trật lấc. Người Việt có 2 cách đọc quốc hiệu: Hán Việt hoặc thuần Việt. Nếu đọc đúng Hán Việt thì phải là "Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Cộng hòa" (giống như Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa). Còn cách đọc hiện nay là thuần Việt (dù có hơi phiên phiến ở cụm từ "xã hội chủ nghĩa"). Nếu nói như cụ, thì phải đổi cách đọc toàn bộ như là Pháp Cộng hòa, Anh Vương quốc..., hay là Đồng Nai Nhân dân Ủy ban, Hà Nội Nhân dân Hội đồng... cả.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 16 Tháng Giêng, 2013, 06:06:08 am
Trong những năm qua nhiều nơi trở thành “Điểm nóng” là xuất phát từ việc “giải phóng mặt bằng”, tức là liên quan đến vấn đề “công thổ quốc gia”.

Ủy ban TVQH  vừa họp đã thảo luận đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra chỉnh lý lại dự thảo Nghị quyết của theo hướng giao Chính phủ tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân từ ngày 1.2 đến hết ngày 31.3.2013 về toàn bộ dự luật Đất đai, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
 
Trước mắt tham gia về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013:

“Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.”

Cái khó, dễ phát sinh phức tạp ở đây là “lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.” Theo tôi cần thêm đoạn "Khi thu hồi đất, Nhà nước đền bù cho người đang sử dụng đất họp pháp một khoản kinh phí hợp lý".


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 16 Tháng Giêng, 2013, 08:20:13 am
Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25)
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.

Góp ý:
Điều 56:
-"trưng mua" thay cho "trưng mua hoặc trưng dụng"
-"...tỏ chức theo  đúng thời  giá thị trường" thay cho "theo giá thị trương"

Điều 56 :
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua  của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường.

Điều 58 (sửa đổi, bổ sung):
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài  hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Góp ý:
-Quy định "giao  đất 100 năm" thay cho "ổn định lâu dài hoặc có thời hạn"
-" bồi thường theo đúng thời giá của thị trường" thay cho "có bồi thường theo quy định của pháp luật"
- "trưng mua" thay cho "thu hồi"
Điều 58:
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài trong vòng 100 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước trưng mua đất do tổ chức, cá nhân sử dụng  theo đúng thời giá của thị trường  trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
4.Nhà nước khuyến khích và ghi nhận  các tổ chức, cá nhân hiến đất  vì  lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Giêng, 2013, 10:22:45 am

Góp ý:
Điều 56:
-"trưng mua" thay cho "trưng mua hoặc trưng dụng"
-"...tỏ chức theo  đúng thời  giá thị trường" thay cho "theo giá thị trương"

Điều 56 :
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua  của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường.

Điều 58 (sửa đổi, bổ sung):
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài  hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Góp ý:
-Quy định "giao  đất 100 năm" thay cho "ổn định lâu dài hoặc có thời hạn"
-" bồi thường theo đúng thời giá của thị trường" thay cho "có bồi thường theo quy định của pháp luật"
- "trưng mua" thay cho "thu hồi"
Điều 58:
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài trong vòng 100 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước trưng mua đất do tổ chức, cá nhân sử dụng  theo đúng thời giá của thị trường  trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
4.Nhà nước khuyến khích và ghi nhận  các tổ chức, cá nhân hiến đất  vì  lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

 Đất đai là tài sản chung của Quốc gia, của tất cả nhân dân, Nhà nước chỉ giao cho cá nhân hay tổ chức nào đó Quyền sử dụng đất. Cá nhân và tổ chức chỉ có quyền sử dụng và quản lý chứ không có quyền sở hữu. Vì vậy có thể khẳng định đất đai không phải là tài sản sở hữu của cá nhân hay tổ chức, nên không ai có quyền BÁN. Vì không có quyền BÁN nên cũng không ai có quyền MUA hoặc TRƯNG MUA cả, kể cả nhà nước. Nếu ai từng ghi trong giấy mua bán đất là hoàn toàn sai với luật pháp về luật đất đai, chỉ có thể là: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu có bán thì chỉ được phép bán tài sản cá nhân hay tổ chức trên mảnh đất đó.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 16 Tháng Giêng, 2013, 11:23:11 am
Tôi xin được tham gia thảo luận về điều mà có người cho là "nhậy cảm" dễ bị cho "leo cột điện" nhất. Đó là:

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Theo tôi:

1. Giữ Điều 4 trong Hiến pháp 2013.

2. Về nội dung: trong Hiến pháp không nên quy định Đảng là thế nào bởi điều đó được quy định ở Điều lệ Đảng. Do vậy cần bỏ đoạn chữ bôi đỏ ở trên vì đoạn nay trong Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam (http://Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua vào ngày 19/01/2011 trong phần mở đầu “ĐẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG” đã ghi rõ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.”

Liên quan tới Điều 4 Hiến pháp năm 1992, do các lực lượng bên mình đấu tranh phê phán các thế lực phản động trong và ngoài nước xoay quanh vấn đề này mạnh quá, nên giờ đây việc thảo luận về nó có vẻ là nhạy cảm và cấm kỵ. Vậy nên hiểu Điều 4 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như thế nào?

Quy định về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trực tiếp trong điều văn hiến pháp được bắt nguồn từ Đạo luật cơ bản (Hiến pháp) của Liên Xô năm 1977, cụ thể là tại Điều 6 Chương 1 Về chế độ chính trị. Từ bản hiến pháp liên bang này, hiến pháp của các nước cộng hòa Xô-viết thuộc Liên Xô được ban hành năm 1978 cũng đều nêu tại Điều 6 về vị trí và vai trò của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội.

Hiến pháp năm 1980 của ta tiếp thu kỹ thuật và trình độ lập hiến đương thời từ Hiến pháp 1977 của Liên Xô và lần đầu tiên đã quy định về vị trí và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều văn hiến pháp, cụ thể tại Điều 4. Từ đó tới nay đã trên 30 năm và trải qua nhiều lần sửa đổi cũng như ban hành Hiến pháp năm 1992, Đảng ta có tư cách của một tổ chức chính trị hiến định.

Kết quả của những đợt đấu tranh chống các luận điệu phản động đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992 đã khiến vấn đề bàn về Điều 4 Hiến pháp trở nên nhạy cảm và tế nhị với chính những người có tâm huyết với Chế độ và đóng khung những người có trách nhiệm chuẩn bị bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vậy trong tình hình mới, chúng ta có nên sửa đổi nửa vời như Điều 4 dự thảo hoặc như đề xuất của bạn menthuong hay không?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Giêng, 2013, 05:57:51 pm
Mặc dù bám sát quan điểm chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc khẳng định vị thế và vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng, nhưng cách thể hiện như nội dung Điều 4 của bản dự thảo cho thấy sự rập khuôn cứng nhắc và chưa đạt được trình độ lập hiến mang tính đột phá.

Trình độ lập hiến chính là sự thể hiện ở mức độ cao nhất của trình độ đấu tranh và hợp tác chính trị của một chính đảng.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 20 Tháng Giêng, 2013, 11:44:13 am
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.


Góp ý
“thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” : chúng ta hay hô khẩu hiệu ngay từ HP nhưng không thấy thực hiện trong cuộc sống:
-Trong các hội trường, trụ  sở có quá nhiều khẩu hiệu, để quanh năm, suốt tháng, không biết trong lòng DÂN  còn  lại bao nhiêu ?(trên thế giới chắc chỉ còn ở TQ,VN,TT)
-Khi các lãnh đạo về địa phương cờ quạt , khẩu hiệu đủ cả,có nhiều nơi còn tổ chức “bữa cơm thân mật” khách 3, chủ nhà 7.
Tiền đó ở đâu ra?
Quỹ công. Do ai đóng góp ?
Đó là tiền thuế của DÂN,  vì thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước/
Mời mọi người cho ý kiến sửa thế nào ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 20 Tháng Giêng, 2013, 12:35:19 pm
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.


Góp ý
“thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” : chúng ta hay hô khẩu hiệu ngay từ HP nhưng không thấy thực hiện trong cuộc sống:
-Trong các hội trường, trụ  sở có quá nhiều khẩu hiệu, để quanh năm, suốt tháng, không biết trong lòng DÂN  còn  lại bao nhiêu ?(trên thế giới chắc chỉ còn ở TQ,VN,TT)
-Khi các lãnh đạo về địa phương cờ quạt , khẩu hiệu đủ cả,có nhiều nơi còn tổ chức “bữa cơm thân mật” khách 3, chủ nhà 7.
Tiền đó ở đâu ra?
Quỹ công. Do ai đóng góp ?
Đó là tiền thuế của DÂN,  vì thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước/
Mời mọi người cho ý kiến sửa thế nào ?

  Điều này ,theo tôi chả có gì phải sửa nữa vì,chỗ mà bác băn khoăn thì đã có :Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí rồi kia mà.Vấn đề ở chỗ là đề ra như thế nhưng việc thực hiện ra sao thôi,có nhiều hội nghị tổng kết:"Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí".Sau có liên hoan chè chén linh đình,mấy đồng tiết kiệm được lại "Âm" ngay,sau tổng kết ấy mà bác ơi ???


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 22 Tháng Giêng, 2013, 01:52:32 pm
Nội dung HP 1993 là sao y bản chính HP1977 của Liên bang Xô Viết đã bị khai tử.
 Bây giờ HP2013 copy lại là sao?
Trên cơ sở HP1946 , nhiều điều đến nay vẫn còn thời sự, soạn lại HP2013 theo đúng như đời sống, xã hội VN đương đại đang hội nhập, rõ ràng,...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Giêng, 2013, 06:16:12 pm
Nội dung HP 1993 là sao y bản chính HP1977 của Liên bang Xô Viết đã bị khai tử.
 Bây giờ HP2013 copy lại là sao?
Trên cơ sở HP1946 , nhiều điều đến nay vẫn còn thời sự, soạn lại HP2013 theo đúng như đời sống, xã hội VN đương đại đang hội nhập, rõ ràng,...

 Căn cứ vào đâu để bác nói: Hiến pháp của nước CHXHCNVN đã sửa đổi năm 1992 là bản coppi của HP 1977 của Liên bang Xô Viết?

 Tôi nghĩ đương nhiên là trước khi viết ra Hiến pháp thì cần có sự tham khảo Hiến pháp của nhiều quốc gia khác. Song mỗi nước đều có hoàn cảnh, điều kiện riêng kể cả trong cùng phe XHCN hay TBCN. Vì vậy bản Hiến pháp của nước này thì không thể giống nước kia được, bởi nó có những bản sắc riêng, nếu có giống nhau chút ít thì đó cũng là quan điểm chung chứ không thể là sao y bản chính được.

 Nói như bác, liệu có phải là quá chủ quan hay không? Giữa VN và LBXV những năm tháng xa xưa là những nước đồng minh cùng hệ tư tưởng và đường lối CS chứ không thể là một nước VN phiên thuộc của ai cả. Hãy cẩn thận lời nói của mình.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 22 Tháng Giêng, 2013, 08:06:17 pm
Nội dung HP 1993 là sao y bản chính HP1977 của Liên bang Xô Viết đã bị khai tử.
 Bây giờ HP2013 copy lại là sao?
Trên cơ sở HP1946 , nhiều điều đến nay vẫn còn thời sự, soạn lại HP2013 theo đúng như đời sống, xã hội VN đương đại đang hội nhập, rõ ràng,...
Chúng ta đang "Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992" chứ đâu phải bầy tỏ ý kiến để như cái đo đỏ bác viết! Ta hãy cứ bám đúng Nghị quyết của quốc hội và chủ đề của Diễn đàn, phải không mấy bác?.

Tôi xin có ý kiến về điều đầu tiên. Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1) “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Theo tôi muốn có dân chủ phải được độc lập nên đề nghị đưa “độc lập” lên trước, thành ra: Điều 1 “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 22 Tháng Giêng, 2013, 09:28:22 pm
Bạn binhyen1960 :
Bạn hãy đọc lại HP1946,1960 không có nội dung của điều 4 (1980, 1992, 2013).Năm 1977 HP LBXV đưa nội dung đó vào và 3 năm sau ta cũng đưa vào.Ngày nay người ta bỏ rồi sao ta cứ kiên quyết giữ.
Ngày nay ta độc lập rồi thì v/đ trước hết là dân chủ trong mọi lĩnh vực mà dân chủ trong chinh trị là hàng đầu.
Theo tôi có nhiều cách góp ý dự thảo HP:
-xác định đúng sai từng điều và nêu ý sửa thế nào
-nêu quan điểm chung
Theo tôi với ý đồ chỉ  góp ý sửa đổi HP theo HP2013 là không ổn :
- không theo tinh thần HP1946
-nhiều v/đ còn có tranh cãi " Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết" như HP1946 quy định không?
.-thời gian quả ngắn (90 ngày lại rơi vào dịp Tết, hội lễ, tháng Giêng...)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 22 Tháng Giêng, 2013, 10:16:21 pm
Nội dung HP 1993 là sao y bản chính HP1977 của Liên bang Xô Viết đã bị khai tử.
 Bây giờ HP2013 copy lại là sao?
Trên cơ sở HP1946 , nhiều điều đến nay vẫn còn thời sự, soạn lại HP2013 theo đúng như đời sống, xã hội VN đương đại đang hội nhập, rõ ràng,...



Theo tôi bác nhận định:"Sao y bản chính HP1977 của liên bang Xô viết" là không phải ,vì nước nào khi làm hiến pháp thì cũng đều có Tham khảo hiến pháp của nhiều nước khác trên thế giới.Từ đó Vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng bản hiến pháp của nước mình,ở ta cũng vậy.Không riêng gì Liên xô,mà ngay bản hiến pháp của Mỹ (Một đế quốc),ta vẫn học tập họ xây dựng hiến pháp.Còn nước ta dù còn nghèo nàn,lạc hậu nhưng làm gì đến nỗi phải :"Sao y bản chính của Liên xô về làm của mình " ???


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Giêng, 2013, 11:17:32 pm
Bạn binhyen1960 :
Bạn hãy đọc lại HP1946,1960 không có nội dung của điều 4 (1980, 1992, 2013).Năm 1977 HP LBXV đưa nội dung đó vào và 3 năm sau ta cũng đưa vào.Ngày nay người ta bỏ rồi sao ta cứ kiên quyết giữ.
Ngày nay ta độc lập rồi thì v/đ trước hết là dân chủ trong mọi lĩnh vực mà dân chủ trong chinh trị là hàng đầu.
Theo tôi có nhiều cách góp ý dự thảo HP:
-xác định đúng sai từng điều và nêu ý sửa thế nào
-nêu quan điểm chung
Theo tôi với ý đồ chỉ  góp ý sửa đổi HP theo HP2013 là không ổn :
- không theo tinh thần HP1946
-nhiều v/đ còn có tranh cãi " Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết" như HP1946 quy định không?
.-thời gian quả ngắn (90 ngày lại rơi vào dịp Tết, hội lễ, tháng Giêng...)

 Hi ..hi! BY tôi lại phải xin mời bạn đọc lại Quốc hiệu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày khai sinh đầu tiên 2.9.1945 để hiểu hơn những gì bạn đang muốn hỏi. ;D

 Hiến pháp năm 1946 khi mới khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong bối cảnh nào và trải qua những gì gần 30 năm để đổi Quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu hiểu được điều đó thì BY tôi tin rằng bạn sẽ không hỏi về điều 4 (1980 1992 và 2013)

 Tôi cũng đã bắt đầu có những nghi ngờ về sự hiểu biết của bạn trong vấn đề này. ;D

1- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có tổ chức nào mang tên là nghị viện.

2- Trong hệ thống bầu cử các cấp bầu lên đại biểu của mình, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước, cơ quan cao nhất là Quốc Hội và đại biểu Quốc hội là những người đại diện cho nhân dân. Vì vậy, sẽ không có chuyện trưng cầu dân ý đến từng người dân ở một sự việc cụ thể nào đó, nếu cần thì đại biểu Quốc hội sẽ thay mặt nhân dân mà "phúc quyết" những vấn đề của Quốc gia. ;D

 Hình như bạn đang nhầm lẫn giữa thể chế bầu cử của nước CHXHVN và bầu cử của nước Mỹ thì phải. ;D

 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Giêng, 2013, 11:28:57 pm
Năm 1977 HP LBXV ... . Ngày nay người ta bỏ rồi sao ta cứ kiên quyết giữ.

=> "Ngày nay" có còn LBXV nữa đâu? "Người ta" ở "ngày nay" cũng không phải là "người ta" ở năm 1977 ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 07:18:13 am
HP1946

CHƯƠNG VII
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều thứ 70
Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết./.
 Tôi trích câu cuối cùng của HP 1946 chứ không phải của HP Hoa Kỳ đâu bạn ạ. HP đó."Trước hết phải thấy rằng Hiến pháp năm 1946 có giá trị lâu dài, gắn với tên tuổi, sự nghiệp, quá trình lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh"(Lời ô. Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Tư pháp)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 23 Tháng Giêng, 2013, 08:22:57 am
Nên bám sát vào những gì mà "nhà nước" cho phép!

Ở đây chúng ta không bàn về việc sửa đổi Hiến pháp mà là góp ý cho Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp đã công bố.

Nếu bác nào không thích chuyện nhà nước cho phép mà cứ thích sửa đổi HP thì lập blog, trang cá nhân, hay vào những chỗ khác mà bàn việc đó!

 ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Giêng, 2013, 02:06:39 pm
Quan điểm chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là không kiêng kỵ bất cứ điều gì, kể cả góp ý sửa đổi Điều 4. Tuy nhiên các đồng chí lưu ý không được phép phủ nhận công trạng và vị thế của Đảng ta, cũng không được tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 04:24:41 pm
Điều 92 (giữ nguyên Điều 102)
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới.

Góp ý: Ít nhất có  2 người  ứng cử chức chủ tịch nước và vận động tranh cử công khai, công bằng
Điều 92
Chủ tịch nước do nhân dân bầu cùng với thời gian bầu các  đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội và không  quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 04:26:20 pm
Điều 98 (giữ nguyên Điều 108)
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến hết nhiệm kỳ

Góp ý:
Điều 98 (Sửa đổi)
Khi Chủ tịch nước không làm việc liên tục  trong thời gian 30 ngày vì lý do sức khỏe  thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 04:27:28 pm
Điều 103 (sửa đổi, bổ sung Điều 114)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Góp ý:
Điều 103 :
Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu, bãi miễn  và Quốc hội   thông qua , là người đứng đầu Chính phủ, nhiệm kỳ của Thủ tướng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 04:29:40 pm
Điều 124 (sửa đổi, bổ sung Điều 147)
Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:
Góp ý:
Điều 124
Việc soạn thảo Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 04:31:46 pm
GÓP Ý:
* Nên chăng nhờ 1 chuyên gia luật giỏi tiếng Anh,  tiếng Pháp, tiếng Đức dịch toàn bộ Dự thảo HP sẽ dễ dàng hơn khi dùng các động từ và danh từ cho phù hợp với thông lệ quốc tế (chúng ta đang hội nhập mà).  Tiếng Việt ta rất phong phú (nhưng chưa chặt chẽ) 1 hành động có thể dùng nhiều từ để diễn tả nhưng đa số  đều hiểu.
*Hiến pháp này sau khi đã thông qua về nội dung chỉ nên  1 ngừoi giỏi về văn phong  viết lại  để   được thống nhất

Mong sao chúng ta có 1 bản HIẾN PHÁP  đầy đủ  về nội dung, chặt chẽ về  luật lệ. khúc chiết về văn phong và được đông đảo nhân dân ủng hộ, thực thi  cho đến năm 2050.
Hãy tham góp  ý kiến cho HIẾN PHÁP 2013.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 10:20:09 pm
Đúng như dự đoán, nhân dân không trực tiếp phúc quyết HP2013 như ý Cụ Hồ trong HP 1946

   
Thư của CT QH cho các đại biểu QH:
"...Đồng thời, với trách nhiệm cao cả của người đại biểu nhân dân, cần dành thời gian thích đáng nghiên cứu, chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị ý kiến của chính mình để thảo luận, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 và nhất là để thay mặt nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013)."


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 23 Tháng Giêng, 2013, 10:34:40 pm
Nhân dân không phải ai cũng là trí thức như bác (đơn cử là em, ngoài những cái em làm việc hàng ngày, tất cả với em chỉ là chung chung) bởi thế nên mới có đại biểu quốc hội. Mà còn câu này nữa này:

...chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 23 Tháng Giêng, 2013, 11:23:45 pm
 ;D ;D dạ thưa các bác, em còn ít tuổi không dám nói nhiều, bác hnamhai198 có nhiều ý kiến về sừa đổi hiến pháp nhưng em có vài ý kiến thế này:
+  do chúng ta là chế độ dân chủ qua đại diện nên chuyện để các đb qh thay mặt thông qua HP là bình thường ạ
+ cần gì phải dịch ra tiếng nước ngoài làm gì hả bác - Hiến Pháp VN là của Nhân Dân VN - viết bằng Tiếng Việt và để Nhân dân hiểu rõ là được chứ ai cũng biết ngoại ngữ đâu mà dịch ra làm gì ạ (vì mỗi 1 thứ tiếng nó có sự khác nhau rất nhiều về câu, chữ, dịch nghĩa là do ngữ cảnh mà bác).
 ;D ;D ;D
dạ em là sinh viên đang định làm 1 nghiên cứu nhỏ về mối quan hệ giữa nhân dân và  nhà nước trong tư tưởng hồ chí minh  thì liệu nghiên cứu qua hiến pháp 1946 được không các bác nhỉ.. - vì Hiến pháp là thể hiện tập trung điều này đúng không ạ.. ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 24 Tháng Giêng, 2013, 09:37:41 am
Chào selene0802:
Sao bạn nói y chang 1 ông nghị thế: "trình độ dân trí của ta chưa cao.." khi bàn về đương cao tốc Bắc-Nam" :
kết quả ông bị cử tri và dân mạng ném đá đó.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 24 Tháng Giêng, 2013, 09:52:48 am
Đúng như dự đoán, nhân dân không trực tiếp phúc quyết HP2013 như ý Cụ Hồ trong HP 1946

   
Thư của CT QH cho các đại biểu QH:
"...Đồng thời, với trách nhiệm cao cả của người đại biểu nhân dân, cần dành thời gian thích đáng nghiên cứu, chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị ý kiến của chính mình để thảo luận, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 và nhất là để thay mặt nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013)."
Hiến pháp năm 1946 đã được nhân dân phúc quyết chưa bác Tạ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Giêng, 2013, 12:19:31 pm
Các đồng chí cần tìm hiểu thế nào là "phúc quyết" đã rồi hẵng thảo luận ;)

Trong "phúc quyết", "phúc" có nghĩa là xem xét lại cho kỹ và "quyết" là thể hiện việc đồng ý về việc gì đó. Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 theo quy trình hiện nay cũng có thể nói là nhân dân đã được trao quyền phúc quyết gần đầy đủ. Nhân dân toàn quyền thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện bản dự thảo để Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nắm bắt, tổng hợp, hoàn chỉnh trước khi trình các đại biểu nhân dân thông qua.

Quan điểm được đa số nhân dân ủng hộ hiện nay là dân phải được trực tiếp bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu ý dân để thông qua hoặc bác bỏ toàn văn bản dự thảo hiến pháp đã được các đại biểu của mình biểu quyết thông qua trước đó tại phiên họp Quốc hội lập hiến.

Các vấn đề cần được các đồng chí nhân dân ở đây thảo luận cho ý kiến gồm: sáng quyền lập hay tu chính hiến pháp, trình tự và thủ tục dự thảo hiến pháp và tu chính hiến pháp, quyền phúc quyết trực tiếp của nhân dân khi thông qua hiến pháp hay tu chính hiến pháp.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 24 Tháng Giêng, 2013, 02:19:56 pm
Nhân dân ta đâu có thì giờ phúc quyết vì giặc Pháp xé bỏ hiệp định sơ bộ, Nam Bộ rồi toàn quốc tiến hành kháng chiến 9 năm...Uốc mơ của Cụ Hồ cho đến hôm nay cũng chưa được thực hiện.Bây giờ có người lại bảo dân ta "dân trí chưa cao" để cho họ định đoạt số phận theo ý muốn..Bótay.com!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 24 Tháng Giêng, 2013, 09:48:32 pm
Chào selene0802:
Sao bạn nói y chang 1 ông nghị thế: "trình độ dân trí của ta chưa cao.." khi bàn về đương cao tốc Bắc-Nam" :
kết quả ông bị cử tri và dân mạng ném đá đó.
À, bác cứ về mấy vùng quê xem, mà nói gì cho xa, bác ra một khu lao động nghèo của 1 thành phố lớn là thấy, nó phản ánh dân trí đến mức nào (nhiều khi ngay cả trong công sở cũng thế)...em chưa tin dân trí nước mình cao cho tới khi nào bớt người coi thường mạng mình và mạng người khác trên đường phố, dân trí cao nó phản ánh ý thức trong những cái sinh hoạt nhỏ nhặt như văn háo giao thông hay ứng xử đấy ạ. Ông nghị bị ném đá vì ông ấy đụng đến thành phần anh hùng bàn phím nhiều quá, khổ thân, nhiều khi nói thẳng, nói thật thì lại bị ném đá...em thì em dốt thôi, nhưng em không dấu dốt...
Lấy một ví dụ đơn giản thế này, bác vô một gia đình mà người ta toàn học đến lớp 2-3 người ta nghỉ, cũng do mưu sinh cả, rất thông cảm, em đố bác nhờ người ta giải thích được sự khác biệt giữa hiến pháp và luật pháp đấy  ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 24 Tháng Giêng, 2013, 10:03:54 pm
Nhân dân ta đâu có thì giờ phúc quyết vì giặc Pháp xé bỏ hiệp định sơ bộ, Nam Bộ rồi toàn quốc tiến hành kháng chiến 9 năm...Uốc mơ của Cụ Hồ cho đến hôm nay cũng chưa được thực hiện.Bây giờ có người lại bảo dân ta "dân trí chưa cao" để cho họ định đoạt số phận theo ý muốn..Bótay.com!
Họ là ai thế ạ ? Bác được quyền nói, quyền ý kiến, quyền gửi ý kiến đóng góp cơ mà, ai cấm bác mà bác sợ bị "họ" định đoạt số phận nào ? Bác đừng tự cho mình là toàn bộ "nhân dân" thế, bác hay em, đều chỉ là một phần tử nhỏ trong cái tập hợp "nhân dân" ấy thôi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 25 Tháng Giêng, 2013, 09:12:16 am
Chào binhyen1960:
-Tôi không đề cập đến v/đ đa đảng (đảng DÂN CHỦ và XÃ HỘI thành lập là do muốn tập hợp các tầng lớp khác đoàn kết để giải phóng dân tộc)
-So sánh GDP/đầu người : Indonesia gần giống ta cũng gấp đôi, Singapore có diện tích như đảo Phú Quốc (chỉ là 1 thương cảng, không có rừng vàng biển bạc) cũng gấp ta 35 lần
Đó là các con số từ năm 2011.
Theo bạn tại sao?



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 25 Tháng Giêng, 2013, 10:27:31 am
Theo em hiểu thì bác đang lái topic ra hướng khác đấy  ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Kebaothu trong 25 Tháng Giêng, 2013, 11:09:28 am
"Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân ... đại biểu trung thành của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội".

Đây là điều 4 của Hiến Pháp, một điều tuyệt vời giúp giữ gìn sự ổn định của chúng ta.

Để phụ giúp thực hiện điều 4 này em xin đề suất một ý kiến hòng giảm tối đa tham nhũng.

Đó là trong Hiến Pháp, có một điều khoản về việc thành lập một Tổng Hội Giám Sát - do dân trực tiếp bầu, danh sách ứng cử không giống như Quốc Hội là phải được Mặt Trận phê chuẩn.

Xin nói rõ là Tổng Hội Giám Sát là một dạng Quốc Hội mà không có quyền Lập Pháp, chỉ có quyền Giám Sát, và hoàn toàn không có quyền Tư Pháp cho nên không phải là một dạng Tam Quyền Phân Lập, không phải một dạng Toàn Án Hiến Pháp.

Lưu ý: cũng không phải dạng quyền lực tập trung như tên gọi Tổng Hội. Tổng Hội có quyền biết tất cả mọi thứ để giám sát, chứ không phải là tất cả những việc giám sát đều tập trung vào đây.

Thành phần: Hội này không cần được thông qua bởi quốc hội, các đại biểu không cần phải thông qua trong Mặt trận dân tộc, tất cả đều là tự ứng cử, dân bầu trực tiếp, thành phần tùy ý.

Số lượng: 1/3 tới 1/5 Quốc hội. Khoảng 100 người là tốt nhất, các tỉnh vài người, ưu tiên tỉnh trọng yếu.

Nhiệm vụ: chỉ để giám sát chính phủ, giám sát các cơ quan địa phương có làm đúng pháp luật do Quốc Hội lập hay không, và thông báo thông tin giám sát cho quốc hội để quốc hội xử lý. Toàn bộ được thu và báo cáo trên phương tiện thông tin đại chúng. Không có bất kỳ quyền Lập pháp hay Hành pháp nào.

Nhiệm vụ 2: thậm chí có thể giám sát và báo cáo việc quốc hội có nhân đủ thông tin giám sát mà Hội này đã thu thập được hay chưa.

thời gian làm chỉ bán thời gian, không cần toàn bộ.

Lưu ý: Quốc hội cũng có quyền giám sát lại Tổng Hội Giám sát này xem đã thực hiện đúng chưa và trình toàn dân thông qua thông tin đại chúng.

Thời gian bầu: cứ theo lịch quốc hội, nhưng sẽ bầu giữa kỳ.

Quyền lực : được miễn một số trách nhiệm (do thành viên xấu nếu có xuất hiện trong chính phủ đổ cho), được tiếp cận một số tài liệu trong chính phủ nếu có liên quan tới vấn đề, được báo cáo với nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Lý do thành công: tính độc lập cao, do dân trực tiếp giám sát.

Bất lợi: phát sinh chi phí bầu cử.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 25 Tháng Giêng, 2013, 11:11:16 am
Chào binhyen1960:
-Tôi không đề cập đến v/đ đa đảng (đảng DÂN CHỦ và XÃ HỘI thành lập là do muốn tập hợp các tầng lớp khác đoàn kết để giải phóng dân tộc)
-So sánh GDP/đầu người : Indonesia gần giống ta cũng gấp đôi, Singapore có diện tích như đảo Phú Quốc (chỉ là 1 thương cảng, không có rừng vàng biển bạc) cũng gấp ta 35 lần
Đó là các con số từ năm 2011.
Theo bạn tại sao?


         Những cái này sao lại có ở đây-Lạc đề rồi ???


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Giêng, 2013, 01:00:59 pm
Chào binhyen1960:
-Tôi không đề cập đến v/đ đa đảng (đảng DÂN CHỦ và XÃ HỘI thành lập là do muốn tập hợp các tầng lớp khác đoàn kết để giải phóng dân tộc)
-So sánh GDP/đầu người : Indonesia gần giống ta cũng gấp đôi, Singapore có diện tích như đảo Phú Quốc (chỉ là 1 thương cảng, không có rừng vàng biển bạc) cũng gấp ta 35 lần
Đó là các con số từ năm 2011.
Theo bạn tại sao?
         Những cái này sao lại có ở đây-Lạc đề rồi ???

 Thôi được. ;D Lạc đề chút ít cũng không sao vì Hiến pháp là gốc của mọi vấn đề trên một Quốc gia, dưới HP sẽ là những cơ quan khác làm việc theo HP và PL trong đó có cả phần kinh tế. Vì vậy bác hnamhai198 có hỏi sang GDP chút ít cũng không lạc đề lắm.  ;D

 Trước khi trả lời bác hnamhai198 thì BY yêu cầu bác hnamhai198 nhìn lại lịch sử chiến tranh và quốc phòng của VN từ năm 1945 đến năm 2013 này và thử tính xem VN chúng ta có được bao nhiêu năm người dân VN thật sự được sống trong hòa bình cái đã? Bác có tính ra không? ;D

 Chúng ta ai cũng biết rằng chiến tranh là tiêu phí với giá cả cực kỳ đắt đỏ, chưa nói đến hậu quả do chiến tranh để lại từng tàn phá từ con người đến quê hương, đất nước VN của chúng ta. Vậy thì một sớm một chiều hay vài chục năm hòa bình với những hậu quả đó thì không thể mang so sánh với những quốc gia khác không có chiến tranh. Rừng vàng biển bạc không phải là thứ để con cháu chỉ việc ngồi đó cắt ra mà ăn, rất cần bàn tay con người khai thác nuôi dưỡng, giữ gìn và lưu truyền cho những thế hệ mai sau. Nếu chúng ta mang so sánh với những quốc gia láng giềng như vậy sẽ vô cùng lệch lạc, Singapore đúng chỉ là một cảng biển với diện tích bằng HN xưa nhưng thế mạnh kinh tế của họ bác có biết không? Bác cần xem lại bản đồ thế giới để hiểu hơn rằng Singapore nằm ở vị trí nào tại khu vực Đông Nam Á, nguồn thu chính của họ nằm ở cảng biển và tuyến đường vận tải biển vận chuyển hàng hóa đi lên biển Thái Bình Dương và ngược lại, dân số Singapore ít, khoảng 1 triệu người nếu so sánh với 1 quận nội thành HN chắc họ còn ít hơn, chuyện này có thể phân tích cho bác hnamhai198 dễ hiểu nhất là nó gần giống như chuyện gia đình đông con và gia đình ít con vậy, đương nhiên là gia đình ít con thì cuộc sống nó sẽ khá hơn nhà có nhiều con. Với Indonesia thì cũng chẳng khá khẩm gì hơn VN chúng ta nếu về những vùng sâu vùng xa của họ, quá dễ để thấy được tại sao hiện nay GDP của họ cao hơn ta, đất nước này lâu nay đâu có chiến tranh và với thời gian đó thì bước tiến kinh tế của Indonesia cũng chẳng phải là cái gì để chúng ta phải lấy đó làm "ngưỡng mộ".

 Đại loại chuyện đơn giản này thì mấy cháu học cấp I chúng nó cũng thấy và hiểu. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 25 Tháng Giêng, 2013, 08:15:09 pm
Bạn binhyen1960:
Bạn có xem chương trình giải trí trên VTV3 : “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”?
Nếu bạn tham dự chắc không phải nói câu”Tôi binhyen1960 không thông minh học sinh lớp 5” Tôi tự hỏi :
-   Sao Tổng công ty than-khoáng  sản  chỉ khai thác than ở dưới lòng đất mà cũng nhiều năm lỗ
-   Tại sao phải vội vã bóc đất Tây Nguyên để bán nguyên liệu thô cho nước ngoài thế ? Thế con cháu sau này “gặm đất mà ăn à”?
- Theo ISI, trong vòng 11 năm, từ tháng 1/1997-12/2007, các nhà khoa học Việt Nam thuộc 17 ngành (y học lâm sàng; vật lý; động, thực vật học; toán; kỹ thuật; sinh học và hoá sinh; hoá; nông nghiệp; vi sinh; môi trường; khoa học vật liệu; miễn dịch học; dược; sinh học phân tử và di truyền; khoa học thần kinh; toán; kinh tế) đã công bố tổng cộng 4.667 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực.
Trong khi đó, số công bố quốc tế ISI các ngành của
-Thái Lan là 20.672 bài báo;
- Malaysia: 13.059;
Từ các con số trên có thể thấy rằng các công bố quốc tế đến từ tất cả các lĩnh vực, và chủ yếu là từ các lĩnh vực khoa học ứng dụng, chứ không phải là đặc thù riêng của các lĩnh vực lý thuyết như Toán hay Vật lý
Căn cứ vào các con số nói trên, dễ dàng thấy rằng các công bố quốc tế của Việt Nam là rất yếu.
Tại sao chế độ ta ưu việt mà kém thế ?(bạn đừng đổ lỗi cho chiến tranh nữa nhé )
Thực ra tôi còn nhiều câu hỏi tại sao nữa nhưng ngoài chủ đề nên không nêu ra ở đây.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Giêng, 2013, 09:28:33 pm
 Bác hnamhai198 xem lại chỉ số "thông minh" của mình. Và BY tôi chưa từng nói mình là người thông minh hơn ai cả. ;D

 Hình như bác đang nhầm lẫn giữa thảo luận sửa đổi Hiến pháp sang chuyện kinh tế xã hội hiện nay.

 Bác cũng đừng vội nhìn thành quả kinh tế của ai cả mà hãy nhìn từ chặng đường họ đã đi qua, tất cả mọi thành quả đều trải qua từng bước tiến chứ không thể một bước tiến tới đại nhảy vọt lên được. Vậy thì bác thấy đường xá cầu cống từ Bắc vào Nam hạ tầng cơ sở, điện khí hóa toàn quốc, y tế xã hội, chi trả bảo hiểm xã hội, nuôi thương binh gia đình liệt sỹ, giúp đỡ người nghèo, đầu tư quốc phòng cùng cả triệu việc khác của cấp nhà nước phải lo thì lãnh đạo nhà nước họ vặt lá rừng ra mà chi trả à? Tại sao chúng ta cứ phải ôm và giữ chặt lấy nguyên liệu thô trong khi chưa biết đến bao giờ chúng ta đủ khả năng chế biến nguyên liệu ấy? Bác không thấy nhà máy lọc dầu Dung Quất đang ra sản phẩm với giá cao hơn thị trường Thế giới à? Tôi khác bác ở chỗ là tôi đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của lãnh đạo nhà nước ở tầm quản lý vĩ mô và ghi nhận những gì họ đạt được, không phải loại bới lông tìm vết trong khi mình chả là cái quái gì cả. Thật lạ khi tôi nghe bác chê VN là yếu trong khi bác không thừa nhận nguyên nhân yếu xuất phát bởi chiến tranh và hiện nay vẫn đang còn khắc phục hậu quả đó. Vô vàn liệt sỹ và nhân dân VN đã hy sinh ở mấy cuộc chiến tranh liên miên gần nửa thế kỷ liền, bác đừng nói là họ chỉ ngửi mùi thuốc súng rồi viêm họng mà chết nhé.  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: spirou trong 25 Tháng Giêng, 2013, 11:57:26 pm

 Vậy thì bác thấy đường xá cầu cống từ Bắc vào Nam hạ tầng cơ sở, điện khí hóa toàn quốc, y tế xã hội, chi trả bảo hiểm xã hội, nuôi thương binh gia đình liệt sỹ, giúp đỡ người nghèo, đầu tư quốc phòng cùng cả triệu việc khác của cấp nhà nước phải lo thì lãnh đạo nhà nước họ vặt lá rừng ra mà chi trả à? Tại sao chúng ta cứ phải ôm và giữ chặt lấy nguyên liệu thô trong khi chưa biết đến bao giờ chúng ta đủ khả năng chế biến nguyên liệu ấy? Bác không thấy nhà máy lọc dầu Dung Quất đang ra sản phẩm với giá cao hơn thị trường Thế giới à?
Ơ, cháu níu áo cụ cái kẻo cụ quên, tiền còn cho cái thể loại Vina để chúng ta nhảy vọt nữa chứ, và còn đây...
http://dantri.com.vn/su-kien/vu-nguyen-tong-gd-agribank-bi-bat-tam-giam-con-nhung-ai-chiu-trach-nhiem-689476.htm

Còn vụ Dung Quất thì cụ giải thích giùm cháu với, sao giá sản phẩm lại không rẻ hơn được?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 12:31:20 am

   ...Lạc đề chút ít cũng không sao ...
Đúng là 1 chút thì không sao! Nhưng tôi thấy lạc...hơi bị xa rồi. ;D
Tôi nghĩ, đánh giá về thành công cũng như những tồn tại yếu kém nhiều mặt của Việt nam thì phải có... nhiều bản báo cáo chưa chắc đã chuyển tải hết. ;D Với khuôn khổ có giới hạn, bây giờ ta bàn rộng ra Dung quất, Bô xít, Ngân hàng vv...tôi e sẽ rối mù lên, chẳng biết đi đến đâu!
Theo ý kiến tôi, các bác nên dừng ở đây thôi ạ, trả lại cho topic Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hơn cả.

Mảng kinh tế nước ta quả thật cũng nhiều chuyện đáng bàn, ví dụ hiệu quả cũng như hệ lụy của các tập đoàn kinh tế chẳng hạn. Hứa hẹn nhiều cái hay lắm, các bác ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 26 Tháng Giêng, 2013, 07:03:43 am

   ...Lạc đề chút ít cũng không sao ...
Đúng là 1 chút thì không sao! Nhưng tôi thấy lạc...hơi bị xa rồi. ;D
Tôi nghĩ, đánh giá về thành công cũng như những tồn tại yếu kém nhiều mặt của Việt nam thì phải có... nhiều bản báo cáo chưa chắc đã chuyển tải hết. ;D Với khuôn khổ có giới hạn, bây giờ ta bàn rộng ra Dung quất, Bô xít, Ngân hàng vv...tôi e sẽ rối mù lên, chẳng biết đi đến đâu!
Theo ý kiến tôi, các bác nên dừng ở đây thôi ạ, trả lại cho topic Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hơn cả.

Mảng kinh tế nước ta quả thật cũng nhiều chuyện đáng bàn, ví dụ hiệu quả cũng như hệ lụy của các tập đoàn kinh tế chẳng hạn. Hứa hẹn nhiều cái hay lắm, các bác ạ. ;D

Tôi xin biểu quyết đồng ý cả 2 tay cái dòng chữ đỏ ấy, nhất là với bác @hnamhai198 !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 09:41:02 am
Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)
1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Góp ý: Điều này phù hợp với điều 28
Điều 7 :

1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Mọi công dân từ hai mươi mốt tuổi  trở  lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân nếu có đủ đạo đức, tài năng , được ít nhất một trăm chữ ký bằng văn bản của công dân nơi ứng cử và có chương trình vận động tranh cử công khai  để phục vụ cộng đồng .

Rút kinh nghiệm kỳ bầu cử QH vừa qua, một số người tự ứng cử đã bị out từ ngay vòng đầu


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 09:44:33 am
Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.

Góp ý: Hạn chế về tuổi
Hạn chế dưới về tuổi  dành cho người thanh niên trưởng thành
Hạn chế trên về tuổi   dành cho người lởn tuổi : phải có đầy đủ năng lực về sức khỏe và trí tuệ minh mẫn để đảm nhiệm công tác mà nhân dân giao phó, dành thời gian cho nghỉ ngơi, chăm sóc thế hệ trẻ (có thể tham gia  công tác trong MTTQ, Hội NCT…) và bỏ phần “và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp”  đã nhắc trong điều 7”


Điều 28:
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử . Đại biểu QH và đại biểu HĐND được tham gia các khóa không giới  hạn nhưng không quá 75 tuổi


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 09:47:47 am
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)

Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội Nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)

Công an Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Góp ý: Hai từ "nhân dân " hay bị lạm dụng. Đề nghị bỏ chữ “nhân dân” trong cụm từ “:
- Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Công an Nhân dân Việt Nam
- Tòa án Nhân dân
- Viện kiểm sát Nhân dân


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 10:03:14 am
CHƯƠNG VIII: TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Góp ý :
CHƯƠNG VIII: TÒA ÁN , VIỆN CÔNG TỐ


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 11:49:36 am
Điều 79 (sửa đổi, bổ sung Điều 91)

Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

.........
11. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Góp ý :Câu cuối cùng của HP1946 :"Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết " nhưng trải qua 67 năm chưa lần nào thực hiện nguyện vọng của Cụ Hồ.
Theo CT QH :"với trách nhiệm cao cả của người đại biểu nhân dân, cần dành thời gian thích đáng nghiên cứu, chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị ý kiến của chính mình để thảo luận, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 và nhất là để thay mặt nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013). "
Thế là chúng ta lại một lần nữa mất cơ hội để "toàn dân phúc quyết" và "tổ chức trưng cầu ý dân ..".Bao giờ cho đến tháng mười ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 26 Tháng Giêng, 2013, 05:21:55 pm
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)

Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội Nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)

Công an Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Góp ý: Hai từ "nhân dân " hay bị lạm dụng. Đề nghị bỏ chữ “nhân dân” trong cụm từ “:
- Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Công an Nhân dân Việt Nam
- Tòa án Nhân dân
- Viện kiểm sát Nhân dân


Bác nầy hăng hái quá, có khi phải xem lại xem bác đang ở đâu?
 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 06:06:57 pm
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)



Góp ý: Hai từ "nhân dân " hay bị lạm dụng. Đề nghị bỏ chữ “nhân dân” trong cụm từ “:
- Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Công an Nhân dân Việt Nam
- Tòa án Nhân dân
- Viện kiểm sát Nhân dân


   Những cái tên đã gắn bó với người dân Việt nam qua bao thế hệ mà bác lại đòi thay ,thì tôi không hiểu là thế nào nữa ??? (Ai lạm dụng (?),bác không thấy với những cái tên ấy nó đã từng đánh bại bao nhiêu kẻ thù rồi à).Chỉ nguyên cái tên Quân đội nhân dân-Do chủ tịch Hồ chí Minh đặt với ý nghĩa:Từ nhân dân mà ra,vì nhân dân mà chiến đấu,vì nhân dân mà phục vụ.Bác thử bỏ chữ Nhân dân đi xem,tôi quả quyết là nhiều người sẽ tưởng đó là một quân đội nào.Chứ không phải đang gọi tên quân đội ta ???


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 26 Tháng Giêng, 2013, 06:51:53 pm
Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)
Hạn chế dưới về tuổi  dành cho người thanh niên trưởng thành
Hạn chế trên về tuổi   dành cho người lởn tuổi : phải có đầy đủ năng lực về sức khỏe và trí tuệ minh mẫn để đảm nhiệm công tác mà nhân dân giao phó, dành thời gian cho nghỉ ngơi, chăm sóc thế hệ trẻ (có thể tham gia  công tác trong MTTQ, Hội NCT…)

 Nói thật nhé. Không nhịn nổi cười bởi chữ nhân dân ở phần tô đỏ trên.

 Quân đội nhân dân Việt Nam mà không có chữ nhân dân.

 Công an nhân dân Việt Nam mà không có chữ nhân dân.

 Toà án nhân dân mà không có chữ nhân dân

 Viện kiểm sát nhân dân mà không có chữ nhân dân.

 Vậy thì bác lấy ai giao phó trách nhiệm cho lực lượng thực hiện công vụ? Nói vậy chẳng khác nào bác thừa nhận nhân dân có quyền giao phó và các tổ chức như Quân đội, CA, Viện Kiểm sát, Tòa án thì không làm việc vì trách nhiệm mà nhân dân giao phó.

 Hà Nội đang mùa Đông và sắp vào Xuân, độ ẩm không khí cao, sương và bụi nước giăng mù mịt. Ẩm lắm, mang sấy đi thôi. ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 27 Tháng Giêng, 2013, 01:27:13 am
 ;D ;D ;D hì đọc các ý kiến của các bác em thấy hay quá lại phải nhảy vô chút xíu:
thưa bác hnamhai198 - em đã nhận được tin nhắn từ bác nhưng vì còn ngẫm nghĩ nên chưa dám trả lời ạ.
còn về 2 từ "Nhân Dân" - mà bác đề nghị bỏ nó đi trong các cụm từ  :
- Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Công an Nhân dân Việt Nam
- Tòa án Nhân dân
- Viện kiểm sát Nhân dân
--> thì đây là SAI LẦM : nhân dân là người làm ra lịch sử - là lực lượng làm nên xã hội - là chủ nhân của xã hội...
những cơ quan trên là để nhằm bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân VN, nhằm xóa bỏ mọi áp bức,  bất công, xóa bỏ bóc lột giai cấp trong xã hội ta, để mà xây dựng đất nước  độc lập - tự do - hạnh phúc... - các cơ quan đó là vì Nhân Dân mà được lập ra ạ. ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 09:57:42 am
Bạn binhyen1960 :
Dân ta hay có câu :Ở trong chăn mới thấy rận
Tôi cũng đã ở 1 trong 4 lực lượng đó 30 năm tròn, rất nhiều trải nghiệm, bức xúc và theo HP có chút vi phạm có tổ chức (là người thực hiện mà)
Tục ngữ Hung có câu : "Jobb késo", mint soha " (muộn còn hơn không bao giờ ).
Có phải xưng tội không nhỉ ? Nhưng chúng ta không theo Thiên chúa giáo.
Vừa qua có 1 đợt xưng tội đấy, nhưng chỉ có 3 từ "Tôi xin lỗi " lthế à xong...Huề cả làng Vũ Đại.
Ngày xưa về làng, nhà Bá Kiến to nhất, còn nay bạn thấy ai hay .....nào có cơ sở hoành tráng nhất ?
Chúc bạn khỏe.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 12:41:04 pm
Bạn binhyen1960 :
Dân ta hay có câu :Ở trong chăn mới thấy rận
Tôi cũng đã ở 1 trong 4 lực lượng đó 30 năm tròn, rất nhiều trải nghiệm, bức xúc và theo HP có chút vi phạm có tổ chức (là người thực hiện mà)
Tục ngữ Hung có câu : "Jobb késo", mint soha " (muộn còn hơn không bao giờ ).
Có phải xưng tội không nhỉ ? Nhưng chúng ta không theo Thiên chúa giáo.
Vừa qua có 1 đợt xưng tội đấy, nhưng chỉ có 3 từ "Tôi xin lỗi " lthế à xong...Huề cả làng Vũ Đại.
Ngày xưa về làng, nhà Bá Kiến to nhất, còn nay bạn thấy ai hay .....nào có cơ sở hoành tráng nhất ?
Chúc bạn khỏe.
Nói chung là bác bất mãn nên đòi bỏ cái ấy  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 27 Tháng Giêng, 2013, 02:11:06 pm
Trong khi nghiên cứu tự dưng tối thấy bí khi có người hỏi “công dân” là gì, có gì giống và khác với “nhân dân”, “người dân” ?. Câu cửa miệng mà trả lời ra ngô ra khoai thì bí xị!

Dự thảo sơ sơ đến 45 lần nhắc tới từ “công dân”. Tại Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) có ghi: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”. Nhưng tại  Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54) quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.”

Bác nào rành giải thích dùm, trừ bác @hnamhai (và 3 số ký hiệu một BV của ngành CA) tôi thấy chắc có giải thích tôi cũng chả biết đường nào mà lần!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 02:26:16 pm
Theo bạn binhyen1960 là gì nhỉ ? Còn BV19-8 có tên gọi khác là "10 chết 8" đấy bạn ạ . Nếu không biết thì chớ đoán mò .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 04:29:53 pm
Theo bạn binhyen1960 là gì nhỉ ? Còn BV19-8 có tên gọi khác là "10 chết 8" đấy bạn ạ . Nếu không biết thì chớ đoán mò .


                     Chẳng còn hiểu bác này nói cái gì !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 06:15:47 pm
Theo bạn binhyen1960 là gì nhỉ ? Còn BV19-8 có tên gọi khác là "10 chết 8" đấy bạn ạ . Nếu không biết thì chớ đoán mò .
             Chẳng còn hiểu bác này nói cái gì !

 Đơn giản thôi mà bác? Việc gì mà phải đoán mò, trẻ con lớp 1 nó cũng tính ra. 10 chết 8 thì còn 2 và sống hay chết cũng là lẽ thường của cuộc sống, ai mà tránh cho khỏi cái chết? Chúng tôi cũng đã từng 10 chết 9 và cả từng chết gần hết rồi ấy chứ, lạ lẫm gì chuyện chết này nữa. Mấy phút trước còn khỏe mạnh như trâu, ấy vậy mà vài phút sau đã chết, biết chết đấy mà vẫn bước lên với một chân lý đơn giản vô cùng đó là: Chết thì thôi. Có gì ghê ghớm lắm đâu mà phải sợ run lên thế. Thấy chết mãi rồi nó cũng quen, đôi khi còn thấy được cái chết còn là điều may mắn ấy chứ.

 À! Mà này bác hnamhai198. BY tôi cũng có khá nhiều câu hỏi dành cho bác, ấy vậy mà toàn thấy bác né không trả lời thẳng vào vấn đề đấy, lưu ý ở 3 bài tôi đã viết ở topic này đấy. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 06:56:47 pm
Theo bạn binhyen1960 là gì nhỉ ? Còn BV19-8 có tên gọi khác là "10 chết 8" đấy bạn ạ . Nếu không biết thì chớ đoán mò .
             Chẳng còn hiểu bác này nói cái gì !

 Đơn giản thôi mà bác? Việc gì mà phải đoán mò, trẻ con lớp 1 nó cũng tính ra. 10 chết 8 thì còn 2 và sống hay chết cũng là lẽ thường của cuộc sống, ai mà tránh cho khỏi cái chết? Chúng tôi cũng đã từng 10 chết 9 và cả từng chết gần hết rồi ấy chứ, lạ lẫm gì chuyện chết này nữa. Mấy phút trước còn khỏe mạnh như trâu, ấy vậy mà vài phút sau đã chết, biết chết đấy mà vẫn bước lên với một chân lý đơn giản vô cùng đó là: Chết thì thôi. Có gì ghê ghớm không biết thì cholắm đâu mà phải sợ run lên thế. Thấy chết mãi rồi nó cũng quen, đôi khi còn thấy được cái chết còn là điều may mắn ấy chứ.

 À! Mà này bác hnamhai198. BY tôi cũng có khá nhiều câu hỏi dành cho bác, ấy vậy mà toàn thấy bác né không trả lời thẳng vào vấn đề đấy, lưu ý ở 3 bài tôi đã viết ở topic này đấy. ;D

                   KHÔNG ,KHÔNG MÀ ;D Nếu giải thích đúng ý,người ra câu hỏi mà  bác BY trả lời ấy mà thì đúng , thì như bác nói ,trẻ con lớp 1 nó cũng biết ,thậm trí cả trẻ chăn trâu .Tôi đã viết trả lời rồi đấy chứ nhưng e rằng chưa đúng ý tác giả hỏi vì có cái câu sau "Không biết thì chớ đoán mò " nên sợ phát run ,đành phải chữa bài rồi hỏi lại .
      Vì rằng nó có chữ. "BV19-8 " tôi chỉ luận ra là bệnh viện 19 tháng 8 .Mà bệnh viện CA lấy ngày khởi nghĩa cách mạng tháng tám ,đánh đuổi thực dân ,đánh đổ phong kiến ,dựng nên một nhà nước Việt Nam độc lập ,cho dân ta được tự do .Mà vào cái viện này 10 người chết 8 thì bố ai còn dám vào .Tôi mới nghe thấy câu này lần đầu ,nên hoảng quá .Không biết bác ấy có phải muốn nói thế không ?. Chứ còn đúng mà như vậy ,thì câu nói này NGUY HIỂM quá .Còn bác nào thông thái xin giải thích hộ .Chứ bác BY chắc chưa trả lời trúng cái ý "thâm nho "của tác giả đâu  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vutaoE1F9 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 07:16:46 pm
hnamhai198 :10 Chết 8.Tức là đưa ra 10 ý sửa đổi HP thì bị các Bác phản đối hết 8 ý đó mà


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 27 Tháng Giêng, 2013, 07:50:36 pm
Theo bạn binhyen1960 là gì nhỉ ? Còn BV19-8 có tên gọi khác là "10 chết 8" đấy bạn ạ . Nếu không biết thì chớ đoán mò .
Theo tôi, tốt nhất là không ai nên tham gia ý kiến ý cót chi với bác nầy nữa bởi hình như trên mọi phương diện "Hờ Nấm Hại Một Cẩu Tõm" này đều có vấn đề! Và đề nghị bác để anh em yên còn có thời gian suy ngẫm thực hiện quyền công dân! Kính bác !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 08:22:34 pm
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam tức là khi anh/chị sinh ra cho đến khi qua đời là công dân VN.
Các quyền công dân có thể bị tước gồm: quyền bầu cử, quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hạn chế một số quyền của công dân là khái niệm rộng, nó áp dụng cho cả một số người không có hành vi vi phạm pháp luật.
Ở nơi giam giữ, họ không mất quyền công dân, mà chỉ bị hạn chế một số quyền công dân theo quy định của pháp luật. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không có thẩm quyền tước quyền công dân, chỉ có Tòa án mới có quyền tước quyền công dân, khi tuyên phạt người phạm tội và bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 08:30:09 pm
Tôi thấy hai bạn
spirou
tuanb5
có các nhận xét rất xác đáng, nên học hỏi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 09:44:01 pm
 Tại sao CT HCM không tham khảo HP Liên Xô ?

Có một điều cũng đáng suy ngẫm rằng, vì sao nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã từng trải ở nước Nga Xôviết, rồi Công xã Quảng Châu, học tập nhiều lý luận về chủ nghĩa cộng sản với tư cách một chiến sĩ của Quốc tế Cộng sản, mà khi giành được chính quyền trong tay thì không lựa chọn mô hình Xôviết (mô hình đã từng một lần vận dụng một cách ấu trĩ trong thời kỳ 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh)?

"Điều dễ thấy là Hiến pháp 1946 là văn kiện  lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam được soạn thảo, nó chỉ kế thừa duy nhất là tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình Lịch sử ngày 2.9.1945 và nó được coi là thành tựu trực tiếp của cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập với ngoại bang và chấm dứt chế độ quân chủ đã từng tồn tại cả ngàn năm ở trong nước. Cũng có thể nói, nó tựa như Hiến pháp Hoa Kỳ bắt nguồn từ những tư tưởng của bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776  hay Hiến pháp của nền Cộng hoà Pháp bắt nguồn từ những nguyên lý của bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” gắn với cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ 1789..."


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 09:57:16 pm
Thế sau cùng bác muốn gì ?  Muốn đóng góp thảo luận cùng mọi người hay muốn lái topic thành chỗ SỬA hiến pháp theo ý bác ? Hay bác muốn topic thành nơi phục vụ mục đích cá nhân nào đó của bác.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 27 Tháng Giêng, 2013, 10:45:34 pm
Tại sao CT HCM không tham khảo HP Liên Xô ?

Có một điều cũng đáng suy ngẫm rằng, vì sao nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã từng trải ở nước Nga Xôviết, rồi Công xã Quảng Châu, học tập nhiều lý luận về chủ nghĩa cộng sản với tư cách một chiến sĩ của Quốc tế Cộng sản, mà khi giành được chính quyền trong tay thì không lựa chọn mô hình Xôviết (mô hình đã từng một lần vận dụng một cách ấu trĩ trong thời kỳ 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh)?

"Điều dễ thấy là Hiến pháp 1946 là văn kiện  lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam được soạn thảo, nó chỉ kế thừa duy nhất là tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình Lịch sử ngày 2.9.1945 và nó được coi là thành tựu trực tiếp của cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập với ngoại bang và chấm dứt chế độ quân chủ đã từng tồn tại cả ngàn năm ở trong nước. Cũng có thể nói, nó tựa như Hiến pháp Hoa Kỳ bắt nguồn từ những tư tưởng của bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776  hay Hiến pháp của nền Cộng hoà Pháp bắt nguồn từ những nguyên lý của bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” gắn với cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ 1789..."

Bác nên đọc cuốn "OSS và Hồ Chí Minh - Đồng minh bất ngờ trong WWII" để thấy rõ hoàn cảnh lịch sử lúc đó thế nào và tại sao Cụ Hồ phải mượn các câu mở đầu của TNDL Mỹ cũng như TNNQ và DQ Pháp.
Và ở đây chúng ta đang thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, không phải bàn việc soạn thảo Hiến Pháp mới cho nước CH XHCN Việt Nam cũng như tìm cách viết lại lịch sử. Mong bác quay về chủ đề chính ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 27 Tháng Giêng, 2013, 11:07:56 pm
Thưa các thành viên DNGN. Theo như tên gọi của to pic : Thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Vậy thì các bác cứ thảo luận theo chủ đề của topic. Tránh lạc đề nhé các bác.
Tôi cũng xin các bác lưu ý cho : Mặc dù đây là Quán nước - nhưng vẫn trong khuôn khổ của diễn đàn DNGN. Nên mọi bài viết đều phải theo nội quy của diễn đàn DNGN.
Và một điều này -xin các bác nhớ : các bài viết không có nghĩa là các vị trong ban dự thảo Hiến pháp của QH sẽ tham khảo .
Muốn ý kiến của mình tới được ban dụ thảo sửa đổi HP1992 - các bác phải gửi bài về cơ quan có chức năng của QH .Hoặc UBTVQH .
Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 28 Tháng Giêng, 2013, 06:36:47 am
MỜI ACE, CÁC BẠN XEM CÁC ĐƯƠNG LINK DƯỚI ĐÂY:
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6
-ý kiến người dân
-ý kiến chuyên gia
-ý kiến ĐBQH

http://baodientu.chinhphu.vn/home/lay-y-kien-nhan-dan-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992.vgp

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/97283/dan-phai-duoc-quyen-phuc-quyet-hien-phap.html

http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/gop-y-cho-hien-phap-sua-doi-%E2%80%9Ckhong-co-gi-cam-ky-ca%E2%80%9D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 28 Tháng Giêng, 2013, 08:40:18 am
Theo bạn binhyen1960 là gì nhỉ ? Còn BV19-8 có tên gọi khác là "10 chết 8" đấy bạn ạ . Nếu không biết thì chớ đoán mò .
Ừ, các bác chớ thấy cái tên mà đoán mò ... con số đó có thể là số nhà, số cuối điện thoại ... cũng có khi là ngày sinh của bác này thì sao!  ;D

Còn việc thảo luận góp ý cho bản dự thảo sửa đổi HP thì chúng ta vẫn cứ kiên định đường lối là không bàn về sửa HP mà chỉ bàn về cái bản dự thảo kia thôi. Giả như các bác chạy xe vi phạm luật giao thông bị CA tuýt lại, lập biên bản. Biên bản lập xong, các bác có quyền góp ý sửa đổi rằng xe của tôi là  Amity Suzuki 125cc sao anh ghi có 124 phân khối, đề nghị anh sửa lại tôi mới ký!   ;D

Vui vẻ thảo luận lên các bác!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 28 Tháng Giêng, 2013, 08:57:23 am
MỜI ACE, CÁC BẠN XEM CÁC ĐƯƠNG LINK DƯỚI ĐÂY:
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6
-ý kiến người dân
-ý kiến chuyên gia
-ý kiến ĐBQH

http://baodientu.chinhphu.vn/home/lay-y-kien-nhan-dan-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992.vgp

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/97283/dan-phai-duoc-quyen-phuc-quyet-hien-phap.html

http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/gop-y-cho-hien-phap-sua-doi-%E2%80%9Ckhong-co-gi-cam-ky-ca%E2%80%9D


Bác cho nhà cháu hỏi, trong các link đó có chỗ nào nói đến chuyện tranh cãi quanh việc tại sao Bác Hồ không dùng Hiến Pháp Liên Xôn (cũ) và chuyện dùng các câu trong TNDL và TNDQ&NQ của Mỹ và Pháp để viết TNDL của VIệt Nam không ạ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: quangcan trong 28 Tháng Giêng, 2013, 12:58:55 pm
Hì hì, .... "đừng đùa với chúng em".... nhá  ;):

http://www.baomoi.com/Tong-cuc-An-ninh-I-quan-triet-thuc-hien-cong-tac-cai-cach-tu-phap/122/8262812.epi


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 28 Tháng Giêng, 2013, 05:55:33 pm
Mời bạn vào các link sau đây, đừng làm bẩn diễn đàn DNGN :


http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6
-ý kiến người dân
-ý kiến chuyên gia
-ý kiến ĐBQH

http://baodientu.chinhphu.vn/home/lay-y-kien-nhan-dan-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992.vgp

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/97283/dan-phai-duoc-quyen-phuc-quyet-hien-phap.html

http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/gop-y-cho-hien-phap-sua-doi-%E2%80%9Ckhong-co-gi-cam-ky-ca%E2%80%9D

Hết biết!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: VMH trong 28 Tháng Giêng, 2013, 06:20:00 pm
Thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 là không sai nhưng nếu không hiểu rõ vì sao phải sửa đổi và cần sửa đổi thế nào thì tốt nhất là không nên phát biểu!

Hiến pháp năm 1992 tuy đã được sửa đổi để phù hợp hơn những bản HP trước, đặc biệt là do tác động của quá trình Đổi mới nên không còn cứng nhắc trong những điều khoản liên quan đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 92 đến nay đã có nhiều thay đổi, kinh tế tri thức lớn mạnh, xu thế toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập,... đã khiến có những điều khoản trong đó không còn phù hợp nữa. Hơn nữa, HP là Luật gốc vì vậy không thể không sửa đổi nó để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN (nêu cao, tăng cường pháp trị) - cái mà HP 1992 còn có thiếu sót.

Những điều nêu trên là lý do chính để cần có sửa đổi, việc này không đồng nghĩa với việc thay đổi bản chất của HP 1992 và những tiền bối của nó là Bản Hiến pháp của 1 nước VN xã hội chủ nghĩa.

Các bác và các bạn khi thảo luận nên xác định rõ điều này để thảo luận tập trung và tránh sa vào những thứ ảo tưởng, quá khích và thiếu hiểu biết như ý kiến đòi bỏ chữ "nhân dân" của thành viên hnamhai198.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 29 Tháng Giêng, 2013, 09:41:46 am
Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)

Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)


-“Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, trong tổng số đơn khiếu nại, tố cáo (KNTC) hàng năm, 70% liên quan đến đất đai, trong đó khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài, phức tạp xuất hiện ngày càng nhiều.”
Nguồn:
 http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p=&id=483120

-“Vụ cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng:
Vụ ông Đoàn Văn Vươn: Khởi tố bốn quan chức huyện, xã
Hôm nay (22-10), Công an TP Hải Phòng đã tống đạt quyết định khởi tố và bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng. Ngoài ra còn có ba quan chức bị khởi tố nhưng được cho tại ngoại hầu tra.”
Nguồn:
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/596709/Vu-ong-Doan-Van-Vuon-Khoi-to-bon-quan-chuc-huyen-xa-tpov.html

-“Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất?
 Hơn 10 ngày trôi qua, câu chuyện về vụ cưỡng chế thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận.
Người ta không hiểu được vì sao có sự “đối đầu” gay gắt giữa một bộ phận nông dân có đất ở đây với chủ đầu tư và chính quyền trong việc này. Họ kiên trì bám trụ, thậm chí dùng xẻng, cuốc, gạch, đá… để giữ đất.
Từ vụ việc này, phải chăng chính sách, luật pháp hiện hành liên quan việc quy hoạch, phê duyệt dự án, đền bù - bồi thường thu hồi đất… đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần sớm xem xét, hoàn thiện. “
Nguồn:
http://phapluattp.vn/20120507124723944p0c1015/vi-sao-nguoi-dan-quyet-liet-bam-giu-dat.htm
-“Vụ cưỡng chế ở Quảng Ngãi: Trách nhiệm thuộc huyện Sơn Tịnh
 Liên quan đến vụ cưỡng chế vườn cây cảnh trị giá nhiều tỷ đồng của ông Đỗ Hữu Trí tại thôn Liên Hiệp I, thị trấn Sơn Tịnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu huyện Sơn Tịnh cần khẩn trương bồi thường thiệt hại đối với gia đình ông Trí.”
Nguồn:
http://dantri.com.vn/ban-doc/vu-cuong-che-o-quang-ngai-trach-nhiem-thuoc-huyen-son-tinh-680339.htm


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: thaiminhhung trong 29 Tháng Giêng, 2013, 04:30:34 pm
       Trên mạng này chúng ta thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui và để mọi người hiểu biết thêm về luật gốc của đất nước. Dự thảo này còn được bàn chán trong các Đại biểu Quốc Hội và sửa từng câu, từng chữ. Tôi đã từng nghe người có trách nhiệm nói :" Mỗi một từ trong HP tương đương 01 chỉ vàng 9999". Ban dự thảo HP và những người trực tiếp làm là những chuyên gia, những người am hiểu Pháp luật và rất rất giỏi văn phong. Chứ không ABC như các CCB như chúng ta đâu.
 @ Bác hnamhai198 cứ hay " đùa" toàn mang "BÁO CŨ" để anh em cập nhật . he he :D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 29 Tháng Giêng, 2013, 05:30:53 pm
       Trên mạng này chúng ta thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui và để mọi người hiểu biết thêm về luật gốc của đất nước. Dự thảo này còn được bàn chán trong các Đại biểu Quốc Hội và sửa từng câu, từng chữ. Tôi đã từng nghe người có trách nhiệm nói :" Mỗi một từ trong HP tương đương 01 chỉ vàng 9999". Ban dự thảo HP và những người trực tiếp làm là những chuyên gia, những người am hiểu Pháp luật và rất rất giỏi văn phong. Chứ không ABC như các CCB như chúng ta đâu.

Tinh thần những lời trên tôi cho là chí lý .

Dẫu biết rằng chẳng tới đâu .
Nhưng dù gì cũng để các anh em cựu chiến binh ,hưởng ứng lời kêu gọi của mặt trận tổ quốc VN là : Toàn dân tham gia thảo luận dự thảo sửa đổi hiến pháp.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 29 Tháng Giêng, 2013, 06:03:02 pm
       Trên mạng này chúng ta thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui và để mọi người hiểu biết thêm về luật gốc của đất nước. Dự thảo này còn được bàn chán trong các Đại biểu Quốc Hội và sửa từng câu, từng chữ. Tôi đã từng nghe người có trách nhiệm nói :" Mỗi một từ trong HP tương đương 01 chỉ vàng 9999". Ban dự thảo HP và những người trực tiếp làm là những chuyên gia, những người am hiểu Pháp luật và rất rất giỏi văn phong. Chứ không ABC như các CCB như chúng ta đâu.
 @ Bác hnamhai198 cứ hay " đùa" toàn mang "BÁO CŨ" để anh em cập nhật . he he :D ;D
Vì vậy riêng với bác này, để đảm bảo tính nghiêm túc của cuộc thảo luận, tôi mời chuyển vô trang: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16163.msg424604.html#msg424604


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 29 Tháng Giêng, 2013, 06:10:04 pm
Điều 120 (mới)
 
1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
 
2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.
 
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.

Chào các bác!
Việc có Hội đồng Hiến pháp là điều tất yếu phải có. Nhưng bên cạnh đó nên chăng có 1 tòa án hiến pháp. Nhằm bảo vệ sự nghiêm minh và thiết thực của Hiến pháp nước ta.
Tôi có suy nghĩ như vậy, do trong thực tế rất dễ có chuyện các cơ quan vì lợi ích cục bộ, để xảy ra chuyện vi hiến . Nếu cơ quan A ban hành văn bản vi hiến, bên bị hại có thể khởi kiện cơ quan đó ra tòa. Và tòa án hiến pháp là nơi trực tiếp "ngay và luôn" xử lý vấn đề: Cơ quan A có vi phạm hiến pháp hay không!
Trường hợp cấm dân nội thành Hà nội được mua xe máy thứ 2 là 1 ví dụ. Nếu hồi đó có tòa án Hiến pháp thì cư dân Hà nội có thể kiện cơ quan đã ra quy định vi hiến đó từ lúc...chuẩn bị thực hiện. Tránh được rất nhiều hệ lụy cho người dân, trên thực tế quy định đó áp dụng 1 thời gian cũng bị đào thải.
Trên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, tôi mang ra bàn với các bác thôi, chứ không mong điều cao xa gì đâu ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: lonesome trong 29 Tháng Giêng, 2013, 08:10:26 pm
       Trên mạng này chúng ta thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui và để mọi người hiểu biết thêm về luật gốc của đất nước. Dự thảo này còn được bàn chán trong các Đại biểu Quốc Hội và sửa từng câu, từng chữ. Tôi đã từng nghe người có trách nhiệm nói :" Mỗi một từ trong HP tương đương 01 chỉ vàng 9999". Ban dự thảo HP và những người trực tiếp làm là những chuyên gia, những người am hiểu Pháp luật và rất rất giỏi văn phong. Chứ không ABC như các CCB như chúng ta đâu.
 @ Bác hnamhai198 cứ hay " đùa" toàn mang "BÁO CŨ" để anh em cập nhật . he he :D ;D

Ngày xưa Lã Bất Vi cho người viết Lã Thị Xuân Thu xong còn treo sách giữa chợ thách ai sửa được 1 chũ thì thưởng nghìn lượng vàng - từ đó có câu "Nhất tự thiên kim". Nay 1 chữ mới bằng 1 chỉ vàng thì chuyện được/bị góp ý laf bình thường. Có điều cách góp ý nó còn trị giá hơn vàng bạc nhiều, bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Giêng, 2013, 09:03:01 pm
Đây là 1 dịp hay: người hiểu biết thì góp ý, người chưa hiểu biết thì tìm hiểu để biết. Người hiểu biết thì qua góp ý có thể giúp người hiểu biết ít hơn mình hiểu được nhiều hơn. Nhưng có lẽ nên tìm hiểu từ những khái niệm gốc. Vậy đề nghị bác nào góp ý nên trình bày cho mọi người được rõ tại sao mình lại góp ý như vậy, căn cứ vào đâu, cảm tính của tôi là như thế thôi, hay tôi căn cứ vào lý luận này kia thực tế ở nước này nước kia chẳng hạn. Như thế có lẽ mọi người dễ hiểu hơn và dễ bàn luận hơn.   


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 29 Tháng Giêng, 2013, 09:21:31 pm
Thưa các thành viên DNGN tôi thấy ý kiến của các bác VMH, Loneesome, Thaiminhhung, Qtdc. rất đầy đủ .Anh em chúng ta thảo luận quanh bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 để vui vẻ, tăng thêm hiểu biết về pháp luật , và qua đó gắn kết các thành viên với nhau . Còn ai đó muốn chứng tỏ mình giỏi dang- thì xin mời đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ để được cấp bằng Phát minh, sáng chế . Hiền tài là nguyên khí của quốc gia mà .
Có thể hình tượng  Ý kiến của các ccb chúng ta là của lực lượng dân quân tự vệ . Còn  ý kiến của các chuyên gia , các  nhà soạn thảo HP mới là quân chủ lực
Chúc các bác thảo luận vui vẻ
Kính. .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 30 Tháng Giêng, 2013, 11:33:39 am


Trích :
menthuong
Ngày 28/12/2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số: 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chung sức, chung tâm với toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013), các thành viên Diễn đàn này cũng cần tham gia.
 Tôi mở mục này theo đúng tinh thần và nội dung Nghị quyết của Quốc hội chứ chả có "động cơ, mục đích" khác gì. Trong Nghị quyết có hạn chế không sửa điều nào đâu. Nhưng quả là sửa thế nào, sửa câu chữ gì là phải được thảo luận nghiêm túc.
thaiminhhung
Trên mạng này chúng ta thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui
Lắng nghe ý dân khi sửa Hiến pháp
09:04 | 21/01/2013
“Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp (HP) và sửa đổi HP. Việc lấy ý kiến nhân dân về HP là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự”. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi HP nhấn mạnh như trên tại Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi HP năm 1992 tại Hà Nội (tổ chức trực tuyến với các tỉnh, thành phố), ngày 8/1.
(http://www.petrotimes.vn/news/vn/gop-y-sua-doi-hien-phap/lang-nghe-y-dan-khi-sua-hien-phap.html)
(hết trích)

Mục đích chúng ta không phải “thảo luận về Dự thảo sửa đổi HP 1992 cho nó vui”,
mà “lấy ý kiến nhân dân về HP là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự”.
Do đó tôi đề nghị :
Ban QT nên tập hợp (có chọn  lọc) các ý kiền về HP
-   bàn luận chung
-   góp ý cụ thể từng điều của HP 1992
gửi vào diễn đàn :
-http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html
     http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6

như bạn chiensivodanh có ý kiến ở trang 3


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 30 Tháng Giêng, 2013, 01:50:34 pm
@hnamhai198: Bác thật có tâm huyết! Em chỉ e ngại là đề nghị của bác chưa cụ thể cho ban QT khi triển khai ;D
1. "Ban QT nên tập hợp (có chọn  lọc) các ý kiền về HP": theo tiêu chí nào hả bác?
2. "gửi vào diễn đàn...": sao cá nhân có ý kiến không gửi thẳng luôn ạ? Như vậy mới biết ý kiến của ai chứ!
Em thì nghĩ VMH là diễn đàn mở, chứ tập hợp kiến nghị, góp ý rồi thì "trình lên" dưới tên ai, tư cách nào? Nếu bên nhận được đánh giá  cao một ý kiến nào đó, cần liên hệ trao đổi thêm phần lý luận thì giao cho ai làm được ạ! Bác cho xin cái giải pháp tổng thể đi ạ, biết đâu ban QT cũng ủng hộ ;D 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 30 Tháng Giêng, 2013, 06:09:28 pm

Do đó tôi đề nghị :
Ban QT nên tập hợp (có chọn  lọc) các ý kiền về HP
-   bàn luận chung
-   góp ý cụ thể từng điều của HP 1992
gửi vào diễn đàn :
-http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/528106/Tiep-nhan-moi-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap.html
     http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=6

như bạn chiensivodanh có ý kiến ở trang 3

Đây ạ
Chuyện các bác, các bạn bình luận về việc đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi trước hết không sai vì nó đã được sự cho phép của Nhà nước. Tuy nhiên, Diễn đàn không có tư cách pháp nhân nên không thể làm cái việc tổng hợp ý kiến mọi người đề đạt lên Quốc hội được. Về điều này mod Selene0802 nói đúng rồi đó.

Hãy coi topic này như một cuộc trò chuyện giữa những người bạn về cùng một chủ đề thôi. Cao hơn nữa thì có thể đóng góp cho nhau, ví dụ: bác menthuong định góp ý như thế A, đưa ra đây để mọi người cùng phân tích xem góp ý thế đúng hay chưa, nhất trí rồi thì bác menthuong thông qua các kênh đã có gửi góp ý của mình lên Quốc hội với tư cách cá nhân.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 30 Tháng Giêng, 2013, 08:43:29 pm
 Hai Ruộng cũng định không tham gia vào việc dự thảo sửa đổi Hiến Pháp , vì thấy tầm hiểu biết của mình còn có hạn , chưa nhìn xa thấy rộng . Tuy nhiên khi đọc bản dự thảo Hiến Pháp mới . lại thấy có điểm mình chưa thực sự hiểu hết nội dung như là Hiến Pháp củ . Mình xin nêu ra để các bác bàn bạc với :
 Ở chương I - điều số 6 ( Hiến Pháp củ ) :
 Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng cuả nhân dân , do nhân dân bầu ra và chiệu trách nhiệm trước nhân dân .
 Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ .
 Dự thảo sửa đổi ở Hiến Pháp mới :
 Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp , dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân vàthông qua các cơ quan khác của Nhà Nước .

 Tôi nghĩ rằng Hiến Pháp Nhà Nước khi ban hành sửa đổi phải nghiên cứu kỹ từng lời từng chử , để sao cho Hiến Pháp thực sự là tấm lá chắn cho an ninh của đất nước , bảo vệ được quyền lợi chính đánh của nhân dân và quyền lợi của đất nước . Hiến Pháp không những chỉ có giá trị cho nhân dân trong nước mà còn là lời tuyên bố của đất nước với các nước trên thế giới có quan tâm đến nước chủ nhà .
 Mấy mươi năm qua ở điều 6 chương I nầy gần như ổn định . Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được dân ta áp dụng thành qui trình thuận lợi và quen thuộc  .
  Bây giờ dự thảo mới lại đề ra thêm một hình thức dân chủ mới ( dân chủ trực tiếp ) . Cần phải giải thích rỏ dân chủ trực tiếp nầy là như thế nào ? Hình thức  người dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp nói lên hàm ý gì ? Người dân có quyền trực tiếp đứng ra tranh cử vào các vị trí lãnh đạo trong nhà nước hay không ? Không khéo là các thế lực đế quốc họ lợi dụng vào điều nầy để đổ tiền của vào để mua láphiếu cho một cá nhân nào đó mà họ dễ lèo lái , hòng  thực hiên cho mưu đồ của họ sao khi cá nhân nầy thắng cử  .
   Xin các bác cao kiến bàn bạc thêm


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Giêng, 2013, 08:58:55 pm
Điều 120 (mới)
 
1.
....
Trên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, tôi mang ra bàn với các bác thôi, chứ không mong điều cao xa gì đâu ạ. ;D

Bác tuanb5 có thể tham khảo thêm bài này trên Tuần Việt Nam:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/su-kien-nong/2013-01-28-nhung-van-de-de-ngo-trong-du-thao-hien-phap


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: CaoBaLanh trong 30 Tháng Giêng, 2013, 10:58:00 pm
Hai Ruộng cũng định không tham gia vào việc dự thảo sửa đổi Hiến Pháp , vì thấy tầm hiểu biết của mình còn có hạn , chưa nhìn xa thấy rộng . Tuy nhiên khi đọc bản dự thảo Hiến Pháp mới . lại thấy có điểm mình chưa thực sự hiểu hết nội dung như là Hiến Pháp củ . Mình xin nêu ra để các bác bàn bạc với :
 Ở chương I - điều số 6 ( Hiến Pháp củ ) :
 Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng cuả nhân dân , do nhân dân bầu ra và chiệu trách nhiệm trước nhân dân .
 Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ .
 Dự thảo sửa đổi ở Hiến Pháp mới :
 Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp , dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội , Hội Đồng Nhân Dân vàthông qua các cơ quan khác của Nhà Nước .

 Tôi nghĩ rằng Hiến Pháp Nhà Nước khi ban hành sửa đổi phải nghiên cứu kỹ từng lời từng chử , để sao cho Hiến Pháp thực sự là tấm lá chắn cho an ninh của đất nước , bảo vệ được quyền lợi chính đánh của nhân dân và quyền lợi của đất nước . Hiến Pháp không những chỉ có giá trị cho nhân dân trong nước mà còn là lời tuyên bố của đất nước với các nước trên thế giới có quan tâm đến nước chủ nhà .
 Mấy mươi năm qua ở điều 6 chương I nầy gần như ổn định . Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được dân ta áp dụng thành qui trình thuận lợi và quen thuộc  .
  Bây giờ dự thảo mới lại đề ra thêm một hình thức dân chủ mới ( dân chủ trực tiếp ) . Cần phải giải thích rỏ dân chủ trực tiếp nầy là như thế nào ? Hình thức  người dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp nói lên hàm ý gì ? Người dân có quyền trực tiếp đứng ra tranh cử vào các vị trí lãnh đạo trong nhà nước hay không ? Không khéo là các thế lực đế quốc họ lợi dụng vào điều nầy để đổ tiền của vào để mua láphiếu cho một cá nhân nào đó mà họ dễ lèo lái , hòng  thực hiên cho mưu đồ của họ sao khi cá nhân nầy thắng cử  .
   Xin các bác cao kiến bàn bạc thêm

Dân chủ trực tiếp không phải hình thức dân chủ mới ở nước ta bác Hai ạ. Dân chủ trực tiếp tức là nhân dân (cử tri) bỏ phiếu trực tiếp để quyết định vấn đề gì đó, không cần thông qua người đại diện của mình (đại biểu QH, HDND ấy mà). Hiểu như vậy, thì tức là ít nhất ta đã dân chủ trực tiếp trong việc... bầu ra người đại diện của mình đấy chứ (đâu có cái loại đại cử tri như xứ nào đó đâu).

Nhưng quy định thẳng và Hiến pháp thế này cũng có cái hay, nó mở đường cho ta sắp tới sẽ tăng cường trưng cầu dân ý trực tiếp bằng phiếu phổ thông đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước, tỷ như: có xây đường sắt cao tốc 50 tỷ đô hay không, có tín nhiệm vị Tứ trụ nào đó không vv...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 31 Tháng Giêng, 2013, 11:25:06 am
Các bạn thử giải thích :
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)

1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
..........

Cụm từ "nguyên tắc tập trung dân chủ " nghe quen quen hình như áp dụng trong 1 tổ chức chính trị .Có thể bê nguyên áp dụng cho Nhà nước không?
Hình như 2 cái này có khác nhau đấy.
Xin các đại ca chỉ giáo.
Chúc mọi người khỏe.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 31 Tháng Giêng, 2013, 02:12:56 pm
Công dân Việt Nam
Luật số 24/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam
HP 1992:
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49)

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Như thế công dân Việt Nam có độ tuổi từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc quy tiên. Đứa trẻ có biết gì đâu  mà :
- “Công dân phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”
- “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
-“ Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”
-“ Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”
-“ Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định.”

Tôi thấy các chuyên gia nghìn tỷ không thể coi trẻ em Việt Nam là Thánh Gióng, ăn hết nồi cơm mà trở thành anh hùng.

Xin ACE khai trí hộ !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: thaiminhhung trong 31 Tháng Giêng, 2013, 02:38:42 pm
Các bạn thử giải thích :
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)

1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
..........

Cụm từ "nguyên tắc tập trung dân chủ " nghe quen quen hình như áp dụng trong 1 tổ chức chính trị .Có thể bê nguyên áp dụng cho Nhà nước không?
Hình như 2 cái này có khác nhau đấy.
Xin các đại ca chỉ giáo.
Chúc mọi người khỏe.

@ hnamhai198:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản mà mỗi cán bộ, đảng viên, công dân của nhà nước CHXHCN VN PHẢI BIẾT, xin hãy đọc ở đây;

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/120/120/120/123703/Default.aspx (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/120/120/120/123703/Default.aspx)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 31 Tháng Giêng, 2013, 03:08:00 pm
Trưa nay lục lọi mãi trong các báo lề phải, cò bài này:
Hiến pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ
(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106296/hien-phap-va-nguyen-tac-tap-trung-dan-chu.html)
Tác giả :Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương)
Chớ ném đá tác giả vì ông chưa bất mãn đâu. Tôi thấy có 1 số điểm khác với cái link mà bạn đưa ra để mọi người tham khảo
".Anh em chúng ta thảo luận quanh bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 để vui vẻ, tăng thêm hiểu biết về pháp luật , và qua đó gắn kết các thành viên với nhau ."
Chúc diễn đàn DNGN trong năm mới 2013 có nhiều khởi sắc, để thế hệ hậu sinh  và gia đình  thắp 1 nén hương trên mộ   các bậc tiền nhân  là liệt sĩ trong 2 cuộc kháng chiến vì giang sơn , gấm vóc Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 31 Tháng Giêng, 2013, 03:49:33 pm
Trưa nay lục lọi mãi trong các báo lề phải, cò bài này:
Hiến pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ
(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106296/hien-phap-va-nguyen-tac-tap-trung-dan-chu.html)
Tác giả :Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương)
Chớ ném đá tác giả vì ông chưa bất mãn đâu. Tôi thấy có 1 số điểm khác với cái link mà bạn đưa ra để mọi người tham khảo
".Anh em chúng ta thảo luận quanh bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 để vui vẻ, tăng thêm hiểu biết về pháp luật , và qua đó gắn kết các thành viên với nhau ."
Chúc diễn đàn DNGN trong năm mới 2013 có nhiều khởi sắc, để thế hệ hậu sinh  và gia đình  thắp 1 nén hương trên mộ   các bậc tiền nhân  là liệt sĩ trong 2 cuộc kháng chiến vì giang sơn , gấm vóc Việt Nam.
Cái bác đó nói rất là nhùng nhằng, khó hiểu ...
Chuyện "nguyên tắc tập trung dân chủ" là lẽ đương nhiên. Cái cần là làm sao luật hóa nó với các điều cụ thể thì cụ đó lại không bàn tới!

Thí dụ cơ quan bác trước đây bỏ phiếu lấy tín nhiệm cán bộ nhằm chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các chức danh thì đó là tập trung dân chủ (lấy ý kiến số đông dưới 1 hình thức thống nhất) Nhưng kết quả bỏ phiếu lại không được công khai, cấp U, lãnh đạo đơn vị lúc thì nói kết quả bỏ phiếu tín nhiệm chỉ để tham khảo, lúc thì nói căn cứ vào kết quả đó để bổ nhiệm hay không bổ nhiệm... nghĩa là rất tùy tiện trong cái tập trung dân chủ, rốt cuộc đã vô hiệu hóa nguyên tắc tập trung dân chủ!  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 02 Tháng Hai, 2013, 11:12:49 pm
 Như vậythì từ trước đến nay , trong nguyên tắc tập trung dân chủ đã có đầy đủ quyền " dân chủ trực tiếp " , tức là người dân có quyền tiếp xúc trực tiếp với các vị lãnh đạo nhà nước qua hình thức tiếp dân , hoặc là góp ý , bỏ phiếu tín nhiệm cho các cán bộ chủ chốt rồi . Còn thực hiện nghiêm hay không là do từng cơ quan , từng địa phương . Nay muốn đẩy mạnh thêm quyền nầy nữa thì chỉ cần nhắc nhở thêm trong phần " nguyên tắc tập trung dân chủ " . Tôi thấy không nên đưa thêm vào quyền dân chủ trực tiếp bên cạnh quyền thiực hiện dân chủ thông qua Quốc Hội hay HDND và các cơ quan Nhà Nước như bản dự thảo ở điều 6 chương I . Vì đưa vào như thế rất dể sơ hở , dể cho các thế lực khác lợi dụng để lái nội dung hiến pháp theo mục đích khác .
  Nếu tôi nhớ không lầm thì Liên Xô sụp đổ một phần cũng bắt đầu từ sửa đổi hiến pháp của Liên Xô thời Gọc- Ba - Chóp .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: hnamhai198 trong 03 Tháng Hai, 2013, 04:36:01 pm
Đề nghị lập Hội đồng Hiến pháp độc lập
Nghị quyết Đại hội X & XI đặt ra mục đích :
"Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp".
Trong khi Nghị quyết và nhân dân chờ đợi một cơ chế "phán quyết" thì Dự thảo lại đưa ra một cơ chế
"kiến nghị, yêu cầu, tham vấn"
hay có thể gọi là cơ chế phản biện sau. Cơ chế này không có khả năng vô hiệu hoá, dừng hiệu lực thi hành một hành vi vi hiến.
Hay nói cách khác, quyền lợi của người dân bị vi xâm phạm bởi hành vi vi hiến sẽ phải tiếp tục chờ đợi cho đến chừng nào các cơ quan được "kiến nghị, yêu cầu" lắng nghe và tiếp thu; nếu các cơ quan này không tiếp thu ý kiến của Hội đồng Hiến pháp hoặc chưa có thời gian để chỉnh sửa thì  đạo luật vi hiến vẫn tiếp tục đi vào cuộc sống.
Kể cả với mục đích khiêm tốn: "tạo ra cơ chế phản biện sau" đối với cách hành vi có dấu hiệu vi hiến, thì những quy định trong Dự thảo để trống nhiều vấn đề có thể dẫn tới rủi ro cho sự phát triển hiến pháp về sau.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 06 Tháng Hai, 2013, 02:14:50 pm


    Trước đây đã có lần mình viết ý này, nay thấy ông Vũ Mão đề xuất thẳng trên báo Vietnamnet nên mình gửi đồng đội tham khảo:

    Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946

   - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng cần trở lại tinh thần của Hiến pháp tinh khôi năm 1946, viết sao cho “ngắn lời dài ý", sức sống của bản Hiến pháp sẽ dài.

    mỗi người có quan điểm riêng, không nên chụp mũ nhau phản động hay không phản động, hãy tôn trọng những ý kiến khác biệt.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 06 Tháng Hai, 2013, 03:22:27 pm


    Trước đây đã có lần mình viết ý này, nay thấy ông Vũ Mão đề xuất thẳng trên báo Vietnamnet nên mình gửi đồng đội tham khảo:

    Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946

   - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng cần trở lại tinh thần của Hiến pháp tinh khôi năm 1946, viết sao cho “ngắn lời dài ý", sức sống của bản Hiến pháp sẽ dài.

    mỗi người có quan điểm riêng, không nên chụp mũ nhau phản động hay không phản động, hãy tôn trọng những ý kiến khác biệt.

Cái này trong topic này em cũng đã phát biểu ...  ;D

Ngày xưa các cụ viết được cái HP đấy thì đã phải "kinh qua bao gian khổ" ngâm cứu các bản HP tân tiến nhất trên thế giới lúc bấy giờ, cũng như phải hiểu sâu sắc về ngôn ngữ học như tiếng Ta, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Pháp cùng hàng loạt các tư tưởng triết học tiến bộ nhứt thời đại và hưởng sái văn minh của nhân loại ... để viết ra được các dòng chữ mà người nào biết chữ, có sự hiểu biết xã hội một chút đến các đại nhân sĩ râu dài, áo thâm ... đều hiểu và quan trọng nhứt là hiểu gần như nhau!

Ngày nay thì không dám chắc à nha ...  Đến cái nghị định "thẻ xanh phạt giao thông" mà còn mỗi nơi hiểu một nẻo, làm một cách!  ;D

Riêng chuyện chụp mũ phản động thì hổng dám! Nhưng đây là chỗ chơi chung của anh iem ta, nội qui đã ghi rõ, nhà nước đã hướng dẫn rõ ... cứ thế mà làm. Ai thích bàn những nội hàm xa sâu, những ngoại hàm nông cạn gì đó thì cứ việc mà vào những chỗ người ta mời đó, hay là tự lập ra nơi mà nói, mà viết, thoải mái nhé!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 08 Tháng Hai, 2013, 12:44:58 am
 :D :D thưa  các bác em thấy các bác có ý kiến rất nhiều và nhiều ý kiến rất hay, ở đây ai cũng có những quan điêm khác nhau về sửa HP.
em xin có ý kiến là mỗi bản HP là kết quả của 1 thời kỳ lịch sử nhất định - lịch sử luôn luôn tiến lên do vậy không có bản HP nào  là đúng vĩnh viễn cả, do HP 1992 đã không còn đúng với thời kỳ hiện nay nên mới cần sừa đổi là hoàn toàn chính xác ạ.
 ;D ;D  các bác khi có ý kiến đều có ý là nên tham khảo HP 1946 nhưng các bác chưa so sánh điểm giống và khác nhau về các điều trong 2 bản HP, do vậy em kính xin các bác khi đề nghị sừa 1 điều nào đó trong HP 1992 thì so sánh vs điều tương  ứng trong HP 1946  - nhất là bác  hnamhai198  ý ạ.
em cũng đang nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước qua HP 1946 - nên rất mong bác cho ý kiến tham khảo  ;D ;D

- bác  hnamhai198  có ý kiến :
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Như thế công dân Việt Nam có độ tuổi từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc quy tiên. Đứa trẻ có biết gì đâu  mà...

 - :) :)cái này em cũng có ý kiến với bác là - Luật nhà nước mình cũng quy định là công dân từ đủ 18 tuổi trờ lên mới có đầy đủ quyền công dân  - mà những điều bác đề cập ở trên thì mọi công dân phải từ 18 tuổi trở đi mới phải thực hiện  ạ - còn dưới 18 - nhất là dưới 16 thì đã có quyền trẻ em bảo vệ rồi ạ ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 13 Tháng Hai, 2013, 08:39:08 pm
 Nhất trí với các bác xã hội luôn tiến triển thay đổi thì Hiến Pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp có tính ngày càng tích cực và gần gũi với sự phát triển của xã hội của đất nước hơn . Trong bản dự thảo Hiến Pháp cũng có nhiều điểm rỏ ràng hơn Hiến Pháp củ . Tuy nhiên khi đưa ra một phạm trù mới ta phải định nghĩa rỏ ràng phạm trù mới đó bao hàm những nội dung gì , ý nghĩa gì . Tự nhiên chúng ta đưa ra phạm trù " DÂN CHỦ TRỰC TIẾP "mà chúng ta không định nghĩa rỏ dân chủ trực tiếp là như thế nào , dễ cho người ta hiểu lầm ở hướng không có lợi cho việc ổN định  chính trị cho đất nước .
 Trong khi hiến pháp củ cũng có quy định ở điều 54 chương II : Công dân trên 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc Hội hay HĐND .
 Tôi thấy trong bản dựthảo Hiến Pháp mới  ở Điều 6 , chương I nên giữ nguyên như củ , không cần phải đưa vào phạm trù : Dân chủ trực tiếp làm gì


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Hai, 2013, 09:42:14 pm
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/610984/nhan-dan-la-chu-the-toi-cao-cua-quyen-luc-tpp.html

Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?

Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

Không ít người, kể cả đại biểu Quốc hội, nhiều chính khách cho rằng Quốc hội có quyền lựa chọn và quyết định hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu vv...

Tôi cho rằng hiểu như vậy chứng tỏ chưa hiểu bản chất của Hiến pháp. Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và quyết định những điều đó. Chính vì thế, phúc quyết của nhân dân đối với bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi phải được coi là quyền đương nhiên của nhân dân.

Dù có đưa vào Hiến pháp quyền phúc quyết hay không, các cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải có trách nhiệm đảm bảo để nhân dân thực hiện nó. Đương nhiên chính là ở chỗ đó.

Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.

Tôi không thấy có lý do nào để không qui định quyền phúc quyết của nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi lần này. Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, thù trong giặc ngoài bao vây, chống phá, đa số người dân còn mù chữ, song Đảng và Bác Hồ vẫn chủ trương để nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước.

....


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Hai, 2013, 10:29:10 pm
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/610984/nhan-dan-la-chu-the-toi-cao-cua-quyen-luc-tpp.html

Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?

Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

....

Tôi nghĩ đây là điều tất yếu của 1 bản Hiến pháp dựa trên nền tảng dân chủ. Nó có tính phổ quát ở mọi Quốc gia trong xã hội văn minh. Cũng nhờ nó, sự bền vững lâu dài, sức thuyết phục rộng rãi của Hiến pháp trong xã hội được bảo đảm.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 17 Tháng Hai, 2013, 11:53:00 pm
Hết Tết rồi, các đồng chí tiếp tục thảo luận về bản dự thảo Hiến pháp nhé ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 18 Tháng Hai, 2013, 08:31:34 am
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/610984/nhan-dan-la-chu-the-toi-cao-cua-quyen-luc-tpp.html

Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?

Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

....

Tôi nghĩ đây là điều tất yếu của 1 bản Hiến pháp dựa trên nền tảng dân chủ. Nó có tính phổ quát ở mọi Quốc gia trong xã hội văn minh. Cũng nhờ nó, sự bền vững lâu dài, sức thuyết phục rộng rãi của Hiến pháp trong xã hội được bảo đảm.
Tôi rất tán thành với ý kiến của bác,vì không có nhân dân thì làm gì có Quốc hội,tòa án...v/v.Còn các chức danh:Chủ tịch,thủ tướng cũng là do bầu chọn từ sự tín nhiệm của nhân dân.Như thế, quyền lực thuộc về nhân dân và tất cả các cơ quan kia làm việc đều vì nhân dân...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 18 Tháng Hai, 2013, 02:09:04 pm
  Góp ý sửa đổi hiến pháp :
 
 " Chúng ta không thể vượt lên phía trước với chiếc vòng kim cô ở quanh đầu và tấm mai rùa ở trên lưng.Sửa đổi hiến pháp vì vậy là cơ hội rất quan trọng để thiết kế tương lai",TS Nguyễn sĩ Dũng,phó chủ nhiệm văn phòng QH nói về cơ hội vàng của năm 2013

     Nguần :http://dantri.com.vn/su-kien/khong-the-vuot-len-voi-vong-kim-co-quanh-dau-697495.htm (http://dantri.com.vn/su-kien/khong-the-vuot-len-voi-vong-kim-co-quanh-dau-697495.htm)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vutaoE1F9 trong 18 Tháng Hai, 2013, 03:21:05 pm
Dân Mỹ và EU khi quan hệ với các cấp Chính Quyền chưa bao giờ e sợ-rụt rè nên không có chuyện xin cho (không phát sinh tham nhũng) vì họ hiểu rằng nhờ lá phiếu của mình mà cái tay đó được ngồi ghế đó,nếu không làm được việc thì lần sau bầu người khác,còn dám quậy ra scandal là xuống ngay (không chịu Tao biểu tình,buộc phải biến ngay),thà 1 nhà khóc còn hơn cả thành phố-cả nước phải khóc


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Hai, 2013, 03:22:20 pm
Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
 
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.


Tôi nhận thấy, đây là điểu cực kỳ quan trọng của 1 bản Hiến pháp. Không phải ngẫu nhiên nó được xếp thứ 2.
Để dễ hình dung, tôi lấy câu nói của người xưa: Đầu có xuôi , đuôi mới lọt. Đây là cấp cao đại diện cho toàn dân điều hành xã hội, từ đây sẽ sinh ra các luật và văn bản dưới luật.

Các quy phạm Hiến pháp (trong điều 2) vẫn đảm bảo về quyền lực tối cao tập trung của Quốc hội. Thế nhưng trong thực tế cho thấy tính hình thức trong thực thi quyền lực của Quốc hội, và thật khó kiểm soát sự đúng sai của các cơ quan cấp cao này.

Nên chăng, trong Hiến pháp cần có quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để 1 cơ quan chuyên trách nào đó (Và tất cả người dân) có điều kiện tăng cường sự quản lý, kiểm soát sự hoạt động cuả những cơ quan quyền lực này.

Sự chặt chẽ và luôn được kiểm soát bằng ánh sáng Hiến pháp, sẽ khiến bất kỳ ai đảm nhiệm chức trách sẽ tự tin khi làm tốt công việc người dân giao phó .Và không thể thoái thác, tìm cách trút bỏ tránh nhiệm khi có khó khăn hay sai phạm.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vutaoE1F9 trong 18 Tháng Hai, 2013, 10:01:01 pm
Nhà nước Pháp Quyền là Nhà nước mà ở đó quyền lực của Luật Pháp là Tối Thượng.HP phải được bảo vệ bởi Tòa Án Hiến Pháp với nhân sự được bổ nhiệm suốt đời (để khỏi bị mua chuộc,gây sức ép) và các Nghị sỹ chuyên trách phải hết lòng bảo vệ HP và cử tri của mình...vẫn chỉ là mơ ước mà thôi,lần sửa đổi này sẽ na ná như củ...Bàn thêm làm chi để đau lòng con Quốc Quốc...nghĩ lại đôi lúc thấy mình thua váy đàn bà vì không được cởi (đạp) sóng Biển đông-chém kình ngư như Bà Triệu.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vutaoE1F9 trong 19 Tháng Hai, 2013, 07:40:59 pm
Quyền cơ bản trong vương quốc dân chủ hàng đầu thế giới
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6174
Chế độ nào cũng vậy, dù quân chủ hay dân chủ, thần quyền hay đảng quyền, quyền lực cũng được trao cho bộ máy nhà nước thực thi. Bộ máy đó không phải siêu tự nhiên từ trên trời rơi xuống toàn tâm toàn ý vì dân mà cũng chỉ do một bộ phận từ nhân dân đảm đương, với mục đích mưu sinh, hiếm ai tránh khỏi tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố đời thường. Hiến pháp vì vậy chỉ có giá trị sử dụng, một khi nó đưa ra được những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự đủ sức chế tài trách nhiệm nhà nước, tức những người được dân trao quyền lực, phải bảo đảm quyền cơ bản cho người dân, bằng không nó chỉ có giá trị trên văn bản !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 20 Tháng Hai, 2013, 05:35:37 am
Tổ quốc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130220/to-quoc-va-nhan-dan-phai-duoc-dat-len-hang-dau.aspx


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Hai, 2013, 11:07:08 am
Nhà nước Pháp Quyền là Nhà nước mà ở đó quyền lực của Luật Pháp là Tối Thượng.HP phải được bảo vệ bởi Tòa Án Hiến Pháp với nhân sự được bổ nhiệm suốt đời (để khỏi bị mua chuộc,gây sức ép) và các Nghị sỹ chuyên trách phải hết lòng bảo vệ HP và cử tri của mình...vẫn chỉ là mơ ước mà thôi,lần sửa đổi này sẽ na ná như củ...Bàn thêm làm chi để đau lòng con Quốc Quốc...nghĩ lại đôi lúc thấy mình thua váy đàn bà vì không được cởi (đạp) sóng Biển đông-chém kình ngư như Bà Triệu.

Bác vutaoE1F9 có vẻ sốt ruột quá nhỉ. ;D Cứ bình tĩnh thôi bác ạ, có thể chậm nhưng chắc cũng là tốt rồi bác ạ.
Mời các bác cùng đọc bài báo này, chắc hẳn nhiều người quan tâm:

Hội đồng Hiến pháp không thể chỉ 'kiến nghị'

- Hội đồng Hiến pháp nên được đổi tên thành Tòa án Hiến pháp và phải được ra phán quyết chứ không chỉ nêu kiến nghị chung chung - các thành viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
...
Dự thảo sửa đổi chỉ quy định thẩm quyền “kiến nghị” của Hội đồng Hiến pháp chứ không có thẩm quyền “phán quyết” đối với các luật, văn bản pháp quy và quyết định không phù hợp với Hiến pháp của các cơ quan nhà nước. Mà nếu chỉ dừng ở kiểm tra rồi kiến nghị thì thực chất, đây chỉ là cơ quan tư vấn của QH, chưa phải là thiết chế kiểm soát quyền lực, không có khả năng bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp.

Ông Hằng đề xuất đổi tên thành “Hội đồng bảo hiến”, có thẩm quyền phán quyết đối với các luật, văn bản và quyết định không phù hợp với Hiến pháp của tất cả các cơ quan nhà nước.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109577/hoi-dong-hien-phap-khong-the-chi--kien-nghi-.html





Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vutaoE1F9 trong 20 Tháng Hai, 2013, 03:47:21 pm
Hiến Pháp mới phải đoàn kết cả dân tộc thành 1 khối như Hội nghị Diên Hồng năm xưa.Đồng bào cả nước thề sống chết đứng sau lưng Chính Phủ,có vậy Ta mới ung dung-bình thản bước vào trận sinh tử với kẻ thù trên Biển Đông khi Chúng xuống sâu phía nam (đụng vào các mỏ dầu-cái bao tử của Ta).


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 28 Tháng Hai, 2013, 11:50:29 pm
 ;D ;D  :D ngày nào cũng lên hóng mà chả thấy bác nào có ý kiến, em  mạn phép xin các bác cho ý kiến :
có nên đổi mệnh đề đầu trong Điều 2 - HP 1992 sửa đổi năm 2001"
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"
thành : "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bị (hoặc được) nhân dân kiểm soát, phục tùng ý chí của nhân dân."
được không các bác.. ??? ??? kính mong các bác cho em ý kiến


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Ba, 2013, 12:44:23 am
Có 2 xu hướng thảo hiến pháp:
+ thêm cho rõ ý
+ ngắn gọn súc tích, phần triển khai để cho luật thực hiện
Ví dụ hôm nay trên ti vi, cụ Vũ Mão nói thêm này thêm nọ, một cụ khác ở viện lãnh tụ đại ý cho rằng không thêm chân cho rắn, hiến pháp cần ngắn gọn, luật sẽ thể hiện cụ thể sau.

Xét trường hợp này phải định nghĩa và tìm hiểu:
+ pháp quyền XHCN là gì
+ pháp quyền XHCN có đương nhiên của dân, do dân, vì dân không?

Cũng như:
+ kinh tế thị trường là gì
+ kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì
Nếu lầm lẫn giữa khái niệm kinh tế và khái niệm chính trị, chính sách xã hội thì có thể đi ngược quy luật kinh tế rồi dẫn đến chỗ cả nhà nước lẫn nhân dân cùng hết lực để làm chính sách Xh chẳng hạn.

Trở lại:
+ nếu pháp quyền XHCN đương nhiên của dân, do dân, vì dân thì thậm chí lược bớt được những chữ "của dân, do dân, vì dân".
+ nếu pháp quyền XHCN đương nhiên của dân, do dân, vì dân thì cũng đương nhiên phải phục tùng nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Vậy cần gì đưa thêm vào nữa?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: fddinh trong 02 Tháng Ba, 2013, 11:18:53 am
Lão FAV bên TTVNOl tha đâu được cái này, thấy hay hay nên em mạn phép chép về đây hầu các bác:

Trích dẫn
Có bạn chế thơ lục bát về hiến pháp nước nhà nhắng quá, câu về đây cho anh em đọc chơi :))

(http://sphotos-e.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/555059_10151273302016491_582136267_n.jpg)
Về vụ sửa Hiến pháp mình chỉ khuyên Đảng và nhà nước nên chuyển hết sang thơ lục bát cho dân dễ đọc dễ thuộc ví dụ như:

Điều 1:

Nước ta là nước Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa rất là Việt Nam
Non sông biển đảo đất trời
Chủ quyền độc lập chẳng vơi chút nào

Điều 2:

Do dân không biết lái thuyền
Nên nhà nước phải nắm quyền cho dân
Nắm rồi sẽ cố vì dân
Công nông sĩ phú rất cần liên minh

Điều 3:

Nước nhà bảo đảm người dân
Phát huy tự chủ ái ân công bằng
Ai mà phản quốc phản dân
Thẳng tay nghiêm trị chẳng phân túng giàu

Điều 4:

Đảng mình là đảng tiên phong
Công nhân giai cấp nhong nhong đi đầu
Trung thành tuyệt đối Mác Lê
Nhưng luôn tâm niệm về quê Bác Hồ :))

http://www.facebook.com/photo.php?fbid=10151273302016491&set=a.116892436490.111651.704841490&type=1&theater


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 03 Tháng Ba, 2013, 12:00:52 am
 ;D ;D ;D nhà em thấy chuyển thành thơ lục bát thì dễ nge dễ đọc - nhưng hổng phù hợp ạ ;D ;D
vì Hp là luật - do vậy cần chính xác về ngôn từ, kết cấu chặt chẽ và nội hàm rõ ràng, chứ thơ lục bát với từ ngữ Vn thiên biến vạn hóa về nghĩa dễ gây hiểu nhầm  nên không ổn ạ..
Em cám ơn bác qtdc - bác giải thích hết sức rõ ràng v chuẩn xác...em không có ý kiến, theo cách bác trả lời em đoán bác làm hoặc có liên quan đến các ngành Triết, chính trị, Luật... ;D ;D ;D đúng không ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Ba, 2013, 12:54:27 am
Bạn danhthanh ơi, cám ơn bạn nhưng tớ nói vui vậy thôi. Hiến pháp quan trọng thật, nhưng hiểu theo nghĩa nào đó nó cũng như lý tưởng. Lý tưởng đẹp mà không luật hóa được một cách chính xác để đưa vào cuộc sống thì cũng lý suông mà thôi. Thời điểm trước 1992 một chút thiếu gì nhà nước pháp quyền XHCN trên thế giới có hiến pháp đẹp như mơ, có hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội mà đến bây giờ Việt Nam ta cũng đang mơ, có quân đội hùng mạnh, có an ninh chìm nổi đầy rấy, thế nhưng đã tan rã mà người dân những nước ấy sao chẳng ra tay cùng đảng cầm quyền, cùng chính quyền giữ lại. Vậy nên nói vậy mà không hẳn như vậy, vấn đề tiếp theo là LÀM ra sao.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 03 Tháng Ba, 2013, 11:47:08 am
Xin chào các bác , các văn bản pháp luật phải chính xác đến từng dấu chấm , dấu phẩy . Nhưng phải khúc chiết , dễ hiểu - thì mới được đông đảo người dân nhận thức được . Khi xưa Hồ chủ tịch có dạy rằng : ... Khi viết phải : mười phần rút 7 còn 3...rút 2 còn 1 ...mới là văn hay .
có HP hay rồi , còn phụ thuộc vào lãnh đạo, và người dân có đồng thuận không ? Nếu lãnh đạo và nhân dân không tìm thấy sự thông cảm và tin tưởng vào nhau - thì e rằng khó mà thực thi .
Bác Hồ có dạy rằng : Dễ vạn lần , không dân cũng chịu.
Khó vạn lần , dân liệu cũng xong .
Xưa cụ Nguyễn trãi có câu :
- Nước để trở thuyền , nhưng nước cũng làm lật thuyền .
Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Ba, 2013, 01:25:33 pm
Tham khảo:
“Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/admins/Tailieu/3-Chuyen%20de%20Nha%20nuoc%20phap%20quyen%20CVC%202012.pdf)

Ý kiến trong phiên họp sáng 16/11/2012
Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.
Kính thưa Quốc hội.
Trước hết, tôi xin đề nghị một quan điểm, một nguyên tắc. Hiến pháp 1992 là cột mốc rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta, nó thể chế hóa đường lối đổi mới của Đại hội VI và thực ra tạo ra một động lực hết sức to lớn cho sự phát triển toàn diện của đất nước từ 20 năm qua.
Thành tựu của Hiến pháp 1992 cần được bảo vệ và tiếp tục phát huy, đặc biệt nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, phát huy các quyền tự do cơ bản của nhân dân trên mọi mặt. Do đó, chỉ nên sửa đổi Hiến pháp 1992 nếu phát huy hơn nữa các quyền tự do, dân chủ, chú trọng đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế, nhờ thế tạo động lực mạnh mẽ hơn cho giai đoạn cách mạng mới. Nếu không làm được như vậy thì không nên sửa lặt vặt.
Đi vào cụ thể, tôi xin góp ý thứ nhất, ở Điều 2. Trong này có thay tầng lớp trí thức bằng đội ngũ trí thức. Như vậy, phải chăng không muốn công nhận ở Việt Nam có tầng lớp trí thức là những người sống chủ yếu bằng lao động trí óc, sản phẩm của họ là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và chịu trách nhiệm chính về giáo dục của đất nước.
Đảng là Đảng của trí tuệ, vì vậy không nên hạ thấp vai trò của trí thức. Quy định như dự thảo thực chất là hạ thấp vai trò của trí thức.
Về Điều 4, hiện nay về Đảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của Đảng; Thứ ba là đảng viên. Nhưng khi thiết kế Điều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là Đảng cho nên chúng ta chỉ quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở đằng trước, tức là "Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật".
Điều 11, tôi hết sức hoan nghênh điều này có sửa chữa lại so với Điều 13 cũ, tôi chỉ xin thêm một ý ở Khoản 2 là: "Mọi hành vi chống lại độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân". Tôi đề nghị sửa lại là "xâm hại lợi ích của đất nước và nhân dân đều bị nghiêm trị", tôi xin thêm là "đều bị cấm và nghiêm trị". Vì sao thêm chữ "cấm" vì Hiến pháp của nhiều nước người ta thiết kế một điều khoản mà khái niệm hay gọi là Publicpolice tức là điều, khoản, cái gì trái với cái đó đều là vô hiệu, cho dù là Chính phủ, là các bộ ngành, các địa phương, các quan chức có những hành vi ký kết những thỏa thuận trái thì đều bị nghiêm trị. Tại sao theo điều cấm là vì chúng ta nói nghiêm trị cũng có thể hiểu là cấm nhưng nó không phải là một điều khoản cấm, theo nghĩa về mặt pháp lý thêm chữ "cấm" vào, "nghiêm trị" có khi chưa chắc đã là cấm nếu nói về mặt logic cho nên tôi đề nghị thêm chữ cấm vào. Trước đây tôi đề nghị một luật gọi là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, thực chất nếu có Điều 11 này và thêm như tôi đề nghị thì không cần có luật đó nữa, chỉ một điều trong Hiến pháp tôi thấy là đủ.
Điều 15, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền con người, quyền công dân tôi đề nghị thêm vào là quyền cơ bản của công dân. Các quyền hiến định nó có khái niệm thống nhất đó là các quyền cơ bản bởi vì công dân còn rất nhiều quyền nữa nhưng nó không phải là quyền cơ bản và nó không mang tầm hiến định. Do đó, luật pháp có thể điều chỉnh các quyền đấy nhưng đã là quyền cơ bản hiến định thì luật pháp không được thay đổi mà chỉ được cụ thể hóa.
Điều 17 mọi người bình đẳng trong pháp luật và không bị phân biệt đối xử thì chúng tôi đề nghị thêm "mọi hành vi xâm phạm quyền con người, quyền cơ bản của công dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật" nói rằng chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích đất nước. Trong luật để là "trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng" tôi thấy quá dài và quá rộng. Tôi chỉ đề nghị là "chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích đất nước, tức là hai cụm từ để cho phép được giới hạn các quyền cơ bản này bằng luật pháp. Còn trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe thì tôi cho nó quá dài, nó không sai nhưng thực ra nó quá dài, từ chỗ quá dài thì đôi khi có thể bị lạm dụng.
Từ "quyền sống" nói là mọi người đều có quyền sống, theo tôi nên sửa lại thế này: quyền sống được bảo đảm bằng nhà nước pháp luật, bởi vì chuyện mà nói mọi người có quyền sống thì nó thừa nằm ở trong các công ước và thực ra nó cũng không cần thiết.
Về Điều 23, tôi đề nghị thêm tức là mọi người có quyền bí mật thư tín v.v... tôi đề nghị: "nghiêm cấm việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại trừ những trường hợp do luật định". Thiết kế của chúng ta là chúng ta cho phép bóc, mở theo trường hợp do luật định, tôi đề nghị thiết kế theo hình thức phủ định, tức là nghiêm cấm việc bóc, mở trừ những trường hợp do luật định.
Điều 31, tôi đề nghị khẳng định công dân được quyền trưng cầu ý dân về những vấn đề hệ trọng quốc gia và về thay đổi Hiến pháp như Hiến pháp năm 46. Trong này chúng ta có nói là: khi nhà nước tổ chức thì công dân được trưng cầu dân ý hay Quốc hội tổ chức trưng cầu dân ý nhưng chúng ta không có quyền như là một quyền cơ bản. Tôi đề nghị Điều 31 khẳng định có quyền cơ bản như vậy.
Điều 94, về Chủ tịch nước, tôi cho rằng chúng ta nói nhiều về cơ chế kiểm soát, tôi cho là định chế Chủ tịch nước là một trong những định chế để có thể tham gia vào việc điều tiết cân bằng và kiểm soát giữa các quyền. Do đó, tôi đề nghị thiết kế Chủ tịch nước có một số quyền là nó thể  hiện được vai trò kiểm soát đó. Trong này có quyền là bãi bỏ văn bản của Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ trái với lệnh quyết định của Chủ tịch nước. Tôi đề nghị, không phải trái với lệnh quyết định của Chủ tịch nước mà bãi bỏ văn bản Chính phủ, Thủ tướng, thành viên Chính phủ trái với Hiến pháp và pháp luật.
Về Hội đồng Hiến pháp, tôi thống nhất với phương án 2 là thành lập một cơ quan bảo vệ Hiến pháp, có thể tên của nó là Hội đồng Hiến pháp. Tôi đề nghị Hội đồng Hiến pháp có thể giao cho Chủ tịch nước làm Chủ tịch, có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và Chủ tịch Quốc hội.
Trong Điều 102 quy định của Chính phủ chúng ta có cụm từ thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia quản lý nhà nước về cán bộ, công chức. Lâu nay các luật giao cho Chính phủ chúng ta cứ giao Chính phủ quản lý nhà nước, tôi cho đây là cách dùng sai vì Chính phủ chỉ có quyền quản lý hành chính nhà nước, còn quản lý nhà nước phải là nhiệm vụ chung của tất cả nhà nước trong đó có cả Quốc hội và các định chế khác, do đó tất cả những gì chúng ta giao cho Chính phủ thì chỉ nên gọi là quản lý hành chính nhà nước, không gọi là quản lý nhà nước. Xin cảm ơn Quốc hội.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: fddinh trong 06 Tháng Ba, 2013, 02:36:40 am
GS Ngô Bảo Châu than gia nhóm khởi xướng (gồm cả người trong và ngoài nước) trang Cùng Viết Hiến Pháp (http://hienphap.net/gioi-thieu/) hiêện có khá nhiều ý kiến trên đó.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 12 Tháng Ba, 2013, 09:39:26 am
Chết em rồi các bác ơi ! ở địa phương nơi em cư trú họ triển khai lấy ý kiến ND về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đến từng tổ dân phố . họ phát cho em cuốn như hình dưới và đề nghị có trách nhiệm góp ý .

1/ có biết gì đâu mà góp ý -nói tầm bậy tầm bạ người ta cười cho .
2/ không nói được câu nào cũng sợ người ta cười cho là dốt .

vậy là bây giờ kẹt cứng tiến thoái lưỡng nan. (rơm khô mà đem buộc vào người - ai ngứa tay nó cho mồi lửa có mà cháy). chắc phải chơi bài : "nhất lý nhì lỳ."

(http://i417.photobucket.com/albums/pp254/giadinhannhieu/IMG_3509.jpg)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Ba, 2013, 10:31:27 am
Chuyện này dễ mà: bác cứ ghi chữ "nhất trí" vào tất cả các điều, rồi mang lên nộp sớm, sẽ có lời khen từ lãnh đạo.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 12 Tháng Ba, 2013, 10:43:08 am
Chuyện này dễ mà: bác cứ ghi chữ "nhất trí" vào tất cả các điều, rồi mang lên nộp sớm, sẽ có lời khen từ lãnh đạo.

OK !Thank bác cao thủ ,khỏi phải chơi đoạn "tình vờ" (http://fgt.vnexpress.net/images/smilies/daigia.gif)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 12 Tháng Ba, 2013, 10:55:26 am
Cái giấy này ở tổ dân phố phát cho mỗi nhà đây mà!
- ngoài chuyện ghi đồng ý hay không đồng ý điểm nào thì còn phải ghi tên tuổi, số nhà và số điện thoại nữa.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: H3 Hùng trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:17:46 am
Cái giấy này ở tổ dân phố phát cho mỗi nhà đây mà!
- ngoài chuyện ghi đồng ý hay không đồng ý điểm nào thì còn phải ghi tên tuổi, số nhà và số điện thoại nữa.


Hihi nếu tôi không ký tên không nộp tờ giấy đó thì có ảnh hưởng gì không? ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:23:24 am
Cái giấy này ở tổ dân phố phát cho mỗi nhà đây mà!
- ngoài chuyện ghi đồng ý hay không đồng ý điểm nào thì còn phải ghi tên tuổi, số nhà và số điện thoại nữa.


Hihi nếu tôi bỏ phiếu trắng thì có ảnh hưởng gì không? ;D

Bỏ phiếu trắng tức là bác ...không có ý tán thành hay phản đối . Tức là...thế nào cũng được !  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: H3 Hùng trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:25:56 am
Bỏ phiếu trắng tức là bác ...không có ý tán thành hay phản đối . Tức là...thế nào cũng được !  ;D

Những lúc ở trong tình thế khó khăn tôi lại nhớ câu dạy về đối nhân xử thế của ông bà để lại: "im lặng là vàng" ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Ba, 2013, 12:07:48 pm
Hiến pháp là gì, đọc thử Tia Sáng của Bộ Khoa học-Công nghệ tìm hiểu xem:
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6171

Chín người Mười Ý là gì, lại Tia Sáng:
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6181

Đảng ta là đạo đức là văn minh là gì, lại Tia Sáng:
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=3425

Tia Sáng nhiều quá chói cả mắt, rốt cuộc có đồng ý hay không đồng ý thì ký vào. Cứ chọn giải pháp không "đồng ý" cũng không "không đồng ý" mà là "nhất trí" thể nào cũng ổn.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Kon tiahien trong 12 Tháng Ba, 2013, 01:50:59 pm
Cái giấy này ở tổ dân phố phát cho mỗi nhà đây mà!
- ngoài chuyện ghi đồng ý hay không đồng ý điểm nào thì còn phải ghi tên tuổi, số nhà và số điện thoại nữa.


Hihi nếu tôi không ký tên không nộp tờ giấy đó thì có ảnh hưởng gì không? ;D
Tiahien thích ghi vào góp ý câu sau:
“ nhất trí với Hiến pháp 1992”
Nếu có sửa đổi thì có sai đâu mà sửa. Còn cho phép sửa, đề nghị sửa ngay cái tựa chính: Thay vì “ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” nên là “ Dự thảo chỉnh lý Hiến pháp 1992” còn có cơ dễ góp ý hơn…


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:10:06 pm
Xem các bác tham gia xôm tụ quá ,  ;D thấy vui vui , tôi có thắc mắc về điều 4 hiến pháp thế này :
_về giai cấp công  nhân , theo tôi hiểu , thì giai cấp công nhân ở ta có còn bị bóc lột , theo cái tinh thần mác xít trước kia không nhỉ ?
và nếu còn bị bóc lột thì mấy mươi năm nay , cách mạng chưa xong à  ;D
-theo tôi đọc lịch sử thì thấy mấy cuộc kháng chiến , chống ngoại xâm , chả có mấy người là công nhân cả , mà toàn thấy nông dân
mà cũng chả thấy mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả


+mấy thắc mắc , các bác chỉ giáo
xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:21:28 pm
Xem các bác tham gia xôm tụ quá ,  ;D thấy vui vui , tôi có thắc mắc về điều 4 hiến pháp thế này :
_về giai cấp công  nhân , theo tôi hiểu , thì giai cấp công nhân ở ta có còn bị bóc lột , theo cái tinh thần mác xít trước kia không nhỉ ?
và nếu còn bị bóc lột thì mấy mươi năm nay , cách mạng chưa xong à  ;D
-theo tôi đọc lịch sử thì thấy mấy cuộc kháng chiến , chống ngoại xâm , chả có mấy người là công nhân cả , mà toàn thấy nông dân
mà cũng chả thấy mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả


+mấy thắc mắc , các bác chỉ giáo
xin cảm ơn

Thắc mắc của bác phải cỡ tiến sĩ hoặc thạc sĩ ,là giảng viên học viện chính trị mới trả lời nổi .
  Nhưng em gợi ý bác tìm đọc tài liệu :  chủ nghĩa Mác Lê Nin trong giai đoạn hiện nay .   nếu ai ngộ tính cao (tức thông minh) thì cỡ 3 năm mới lĩnh hội được phần nào tư tưởng học thuyết ấy . còn người thường thì cả đời cũng chẳng ăn thua . (http://fgt.vnexpress.net/images/smilies/daigia.gif)

bác seach thử Google xem có tài liệu này không ? rồi ngâm cứu .

Nói thêm:  bác nói thế nào ấy chứ ,ngày xưa có ông chủ tịch nước TÔN ĐỨC THẮNG xuất thân từ người công nhân đóng tàu của xưởng BA SON sài gòn ,.....còn nữa đấy .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:27:29 pm
 ;D ;D đọc bài của bác qtdc làm em thấy thú vị thật, nhưng cái em cần tìm là 1 định nghĩa rõ ràng về hp chả có.. :-\ :-\
qua 1 thời gian nghiên cứu về hp 1946 em có tích góp được mấy cái dng về hp, mong hầu chuyện các bác cho ý kiến:
-   Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của một nhà nước, một xã hội như : Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa – xã hội, địa vị pháp lý của công dân đặc biệt là tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp thể hiện một cách tập trung nhất ý chí của giai cấp thống trị, bản chất giai cấp của nhà nước.
-   Hiến pháp :  Đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vu công dân, tổ chức bộ máy nhà nước" (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, 2008,Trang 387).
-   “Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
-    Hiến pháp là văn bản quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước, là văn bản khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy có thể nói rằng, Hiến pháp là bản văn khẳng định việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.  Đây là nội dung hẹp hay còn gọi là cơ bản của Hiến pháp.(Nguyễn Đăng Dung, Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước,Nxb giao thông vận tải,Hà Nội, 2002, tr.28)
---> nhà em thì theo các cụ Mác - Lê, các bác cho em ý kiến xem cái dng nào chuẩn hơn nhé ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 12 Tháng Ba, 2013, 11:41:38 pm
..
Xem các bác tham gia xôm tụ quá ,  ;D thấy vui vui , tôi có thắc mắc về điều 4 hiến pháp thế này :
_về giai cấp công  nhân , theo tôi hiểu , thì giai cấp công nhân ở ta có còn bị bóc lột , theo cái tinh thần mác xít trước kia không nhỉ ?
và nếu còn bị bóc lột thì mấy mươi năm nay , cách mạng chưa xong à  ;D
-theo tôi đọc lịch sử thì thấy mấy cuộc kháng chiến , chống ngoại xâm , chả có mấy người là công nhân cả , mà toàn thấy nông dân
mà cũng chả thấy mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả


+mấy thắc mắc , các bác chỉ giáo
xin cảm ơn
em thì chưa đến mấy cỡ to như bác chiensivodanh nêu, nhưng vấn đề mà bác mig21-58 nêu ra em có ý kiến như sau:
-t1: công nhân nước ta vẫn bị bóc lột - đúng theo tinh thần Mác - xít ạ, vì vẫn là công nhân làm thuê là chủ yếu, vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư, tiền công được trả quá thấp.... - cách mạng là cả một quá trình dài, quanh co, phức tạp nên đến bây giờ chưa xong và không biết bao giờ xong -vì  chúng ta vẫn đang làm CM để "quá đô" đi lên CNXH đấy chứ ạ- quá độ bjo xong em không dám khẳng định..
- còn về ls thì : bác nhớ lại nhé : nông dân là lực lượng CM lớn, mạnh  nhất nhưng không có hệ tư tưởng của mình dẫn  đường do vậy để CM thành công, gc công nhân phải liên minh được với nông dân thì mới làm được CM v CM mới đến cùng.
- mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả  : thì bác hơi nhầm, các cụ hồi xưa lãnh đạo CM đều xuất thân từ gc Công nhân đấy chứ ạ, kể cả cụ Hồ (giai đoạn tìm đường cứu nước), Bác Tôn... ;D ;D
-


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 12:04:39 am
..
Xem các bác tham gia xôm tụ quá ,  ;D thấy vui vui , tôi có thắc mắc về điều 4 hiến pháp thế này :
_về giai cấp công  nhân , theo tôi hiểu , thì giai cấp công nhân ở ta có còn bị bóc lột , theo cái tinh thần mác xít trước kia không nhỉ ?
và nếu còn bị bóc lột thì mấy mươi năm nay , cách mạng chưa xong à  ;D
-theo tôi đọc lịch sử thì thấy mấy cuộc kháng chiến , chống ngoại xâm , chả có mấy người là công nhân cả , mà toàn thấy nông dân
mà cũng chả thấy mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả


+mấy thắc mắc , các bác chỉ giáo
xin cảm ơn
em thì chưa đến mấy cỡ to như bác chiensivodanh nêu, nhưng vấn đề mà bác mig21-58 nêu ra em có ý kiến như sau:
-t1: công nhân nước ta vẫn bị bóc lột - đúng theo tinh thần Mác - xít ạ, vì vẫn là công nhân làm thuê là chủ yếu, vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư, tiền công được trả quá thấp.... - cách mạng là cả một quá trình dài, quanh co, phức tạp nên đến bây giờ chưa xong và không biết bao giờ xong -vì  chúng ta vẫn đang làm CM để "quá đô" đi lên CNXH đấy chứ ạ- quá độ bjo xong em không dám khẳng định..
- còn về ls thì : bác nhớ lại nhé : nông dân là lực lượng CM lớn, mạnh  nhất nhưng không có hệ tư tưởng của mình dẫn  đường do vậy để CM thành công, gc công nhân phải liên minh được với nông dân thì mới làm được CM v CM mới đến cùng.
- mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả  : thì bác hơi nhầm, các cụ hồi xưa lãnh đạo CM đều xuất thân từ gc Công nhân đấy chứ ạ, kể cả cụ Hồ (giai đoạn tìm đường cứu nước), Bác Tôn... ;D ;D

Tôi hiểu rồi
nhưng vẫn thắc mắc là : sao công nhân vẫn bị bó lột ...
thế mờ nhà nước vẫn mời gọi bọn nó đến để bóc lột công nhân ta à , bọn bóc lột đó còn đước các quan lớn , các đảng viên gộc mác xít tiếp đón long trọng cơ đấy
THẾ LÀ SAO NHỈ ?CÁC BÁC
-


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 12:14:01 am
Có nhiều định nghĩa hiến pháp, bạn danhthanh nêu lên đều đúng, bạn cứ thấy cái nào gọn nhất thì lấy.
Ở đây quan trọng là chữ "bản chất giai cấp". Mà nói đến chuyện đó thì than ôi, sẽ cãi nhau suốt ngày. Tốt nhất lên gặp bác bí thư chi bộ hỏi ký vào đâu anh ơi, à chỗ ấy à, thế là ký rồi nộp cho xong và đi chơi game cho sướng. Nhanh lên không có GAME OVER thì toi.

Bác Mig đang nuôi cá phỏng ạ - bác chính là giai cấp công nhân nuôi cá đấy, ngẫm nghĩ kỹ đi bác sẽ thấy bác đâu phải giai cấp nông dân. Bao giờ lên CNCS sẽ hết bóc lột vì không làm cũng có ăn thì làm gì ai dại đi bóc lột ai cho mang tiếng ra.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Ba, 2013, 07:37:31 am


       Hì hì...mình định giã từ tham gia trang này...nhưng thấy mấy "cụ" xôm quá...nên ghé vài câu:

      01. Cách mạng đã xong đâu mà các cụ bàn cãi hỉ..trong nước, nước ngoài còn quân đội phản cách mạng, cảnh sát phản cách mạng nên hiến pháp mới vẫn dùng từ này này các cụ ới:

Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)

Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)

Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)


     02. Nhưng chính sách đối với gia đình Liệt sĩ. thương binh, những người đổ máu bảo vệ biên cương tổ quốc lại bị coi nhẹ hơn những hiến pháp trước đấy các cụ ạ:

Điều 67 (hiến pháp 1992)

Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định.

Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc.

Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.

Điều 63 (sửa đổi, bổ sung Điều 67) dự thảo mới 2013

1. Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.


     nếu thật sự được mở mồn tự do nói như lời Bác Hồ tôi không ngại gì hàng ngày ngồi đàm đạo với các bác từng câu chữ trong dự thảo mới...nhưng sợ mở mồn tham gia dự thảo của quốc hội, lại bị quy vô đạo đức thoái hóa, biến chất ra ngõ hàng xóm chỉ trỏ...nghe nói gia đình ni có thằng phản động...chết con en bác ơi...hoặc tham gia góp ý  nhiều dễ tâm thần lắm, bác ơi, bác ơi...thôi tốt nhất như QTDC...thưa bí thư ký ở đâu để em ký ạ...chào nhé.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: spirou trong 13 Tháng Ba, 2013, 08:29:48 am
Trích dẫn từ: danhthanh link=topic=26441.msg429574#msg429574
- mấy ông công nhân nào , làm lãnh đạo cả  : thì bác hơi nhầm, các cụ hồi xưa lãnh đạo CM đều xuất thân từ gc Công nhân đấy chứ ạ, kể cả cụ Hồ (giai đoạn tìm đường cứu nước), Bác Tôn... ;D ;D

Mình nghĩ bạn nên thực tế một chút là: ở Việt Nam hiện nay đại đa số lãnh đạo từ cấp xã, phường cho đến cấp cao chót vót rất hiếm người xuất thân từ công nhân. Những ví dụ  bạn nêu ra chỉ là một vài hiện tượng nhỏ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:12:41 am
Mình nghĩ bạn nên thực tế một chút là: ở Việt Nam hiện nay đại đa số lãnh đạo từ cấp xã, phường cho đến cấp cao chót vót rất hiếm người xuất thân từ công nhân. Những ví dụ  bạn nêu ra chỉ là một vài hiện tượng nhỏ.

ẦY ầy .... Cựu tổng bí thư đảng CS VN NÔNG ĐỨC MẠNH xuất thân tử người có trình độ Trung cấp lâm nghiệp .......và bước vào đời bằng tấm bằng đó .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:25:03 am
Chà bác xuanxoan có bi quan quá không? Em thấy dự thảo thế cũng có lý của nó đấy chứ. Nhân dân nào? Nhân dân cách mạng nhé. Có nhân dân không cách mạng đấy chứ. Nhân dân không cách mạng không chịu giao đất cho nhà nước đúng hạn, đòi giá trên trời này, dùng súng hoa cải bòm LLVT này, dùng mìn tự tạo bẫy LLVT này, gây thương tích cho người thừa hành công vụ này, nhân dân xây nhà trái phép siêu mỏng làm xấu thủ đô này, nhân dân không chịu đội mũ bảo hiểm có tem lại đòi kiện chính phủ này, nhân dân tè bậy trên vỉa hè hàng rào này, nhân dân ngày ngày dắt chó ra ị ngoài đường công cộng này v.v..... Vì thế nên phải thêm từ cách mạng vào sau từ quân đội nhân dân và công an nhân dân có phải không ạ.

Công nhân đây hiểu là giai cấp công nhân nghĩa là ở đỉnh cao trí tuệ loài người chứ không phải bác công nhân cụ thể. Nếu hiểu thế thì câu "giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản" phải hiểu thế nào. Chà lẽ chỉ có bác đào huyệt chôn Henri Ford, chôn Rockerfeller mới là công nhân thôi, hoặc các bác công nhân đào huyệt ở các nghĩa trang nước ta chẳng hạn vì nhà tư sản Việt Nam chết cũng chôn chứ mang đi đâu.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:02:40 am
..................................................................

Công nhân đây hiểu là giai cấp công nhân nghĩa là ở đỉnh cao trí tuệ loài người chứ không phải bác công nhân cụ thể. Nếu hiểu thế thì câu "giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản" phải hiểu thế nào. Chà lẽ chỉ có bác đào huyệt chôn Henri Ford, chôn Rockerfeller mới là công nhân thôi, hoặc các bác công nhân đào huyệt ở các nghĩa trang nước ta chẳng hạn vì nhà tư sản Việt Nam chết cũng chôn chứ mang đi đâu.

Hôm nay em đọc cái này tự dưng ngộ ra thấy hay thật đấy ! Bác QTDC ơi ! Bác giải thích thêm được không ạ ! Em ít khi nghiên cứu chuyện chính trị hay giai cấp vì sợ bị ....rối loạn hệ thần kinh lắm nhưng vô tình ghé xem các bác tranh luận lại thấy hay và sáng ra nhiều thứ .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:05:06 am

     Trong lời các cụ có câu"gậy ông đập lưng ông", QTDC ơi; Mình cũng mượn lời đồng đội là Tốt nhất lên gặp bác bí thư chi bộ hỏi ký vào đâu anh ơi, à chỗ ấy à, thế là ký rồi nộp cho xong và đi chơi game cho sướng. Nhanh lên không có GAME OVER thì toi. hì hì đi chơi cho sướng cái thân...đồng đội ở đâu hôm nào tớ chốn vợ tạt qua uống rượu trộm nhé...dám không  ???.

     Nếu mình góp ý thì mình bảo mấy ông biên soạn ...bỏ mấy chữ "cách mạng" trong cụm từ QĐNDCM đi...vì hòa bình thống nhất đất nước rồi; nước Việt Nam chỉ có một nhà nước và chỉ có 1 bộ quốc phòng và 1 quân đội nhân dân Việt Nam làm gì có 2 quân đội như thời trước 1975 - chẳng lẽ hiện còn có quân đội phản cách mạng nửa hả...ở đâu vậy mấy cha nội...học hành được vài chữ như xuanxoan đã tuy toe viết hiến pháp...mấy cha nội; công an cũng vậy chỉ có 1 bộ công an nhân dân là đủ rồi chứ còn có Bộ công an phản cách mạng nữa cha nội...vớ vẩn... đó mình mà góp ý mình nói như vây đấy. bạn nghĩ sao ???


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:08:02 am
Bạn LinhQuany ơi phải động não đi chứ. Có những điều giống như là tiên đề trong toán học, khỏi chứng minh. Ví dụ dân gian có câu "lấy vợ đàn bà làm nhà hướng nam". Bạn có lấy vợ đàn ông không nào?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:12:38 am
Bác xuanxoan bác nói cũng đúng ạ, em vẫn bảo bác chỉ được cái nói đúng. Nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ chống diễn biến hòa bình thì các cụ lãnh đạo đề ra như vậy. Thế là lý của mình không giống lý của các cụ vì tầm của mình chưa là tầm của giai cấp công nhân bác ơi. Cứ nghĩ vậy thì thấy các cụ có lý hơn và tự nhiên mình được "giác ngộ cách mạng", hi hi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:18:56 am
Bạn LinhQuany ơi phải động não đi chứ. Có những điều giống như là tiên đề trong toán học, khỏi chứng minh. Ví dụ dân gian có câu "lấy vợ đàn bà làm nhà hướng nam". Bạn có lấy vợ đàn ông không nào?

Khó cho em quá ! vì em là giai cấp công nhân thuần túy  ;D ! Nếu bảo em ngồi nghiên cứu bằng sách thì em ...chịu vì chưa kịp động não đã buồn ngủ rồi. Giống như hồi đi lính, học chính trị đồng chí chính trị viên nào từng kinh qua chiến đấu hay từng trải nghiệm giảng thì anh em rất thích nghe và ngấm sâu , còn đồng chí nào bài bản theo sách thì đơn vị cứ lần lượt kéo nhau ra đứng cột cờ .

Ý em nói là thấy các bác tranh luận em ngộ ra nhanh hơn !  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:22:34 am
    Câu "giai cấp công nhân nghĩa là ở đỉnh cao trí tuệ loài người" càn xem lại...trí tuệ và giai cấp là 2 khái niệm khác nhau.

   phạm trù giai cấp nẩy sinh khi xã hội loài người phân chia gia cấp và đấu tranh giai cấp và chỉ khi công nghiệp "máy móc", hầm mỏ... xuất hiện mới có khái niệm gia cấp công nhân. Công nhân là lực lượng vật chất - mặt bằng  văn hóa giai cấp tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội...ví như mình mới dẫn chứng mới chỉ 1 doanh nghiệp tư nhân của Đà nẵng có cả ngàn người công nhân có bằng cử nhân đại học làm công việc đơn giản tay chân của công nhân phổ thông...

    Trí tuệ loài người...mình lấy ví dụ đơn giản của đồng đội trên trang đã từng dẫn chứng cho xuanxoan sự tích hổ có vằn vện...người nông dân và ông "ba mươi"...trí khôn đấy..trí tuệ là đây đấy..theo mình nghĩ giai cấp công nhân không phải là đỉnh cao của trí tuệ...sai...đúng...sai...đúng ...huề...hì hì..mà là....


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:45:53 am
Em cảnh báo rồi . dính đến giai cấp là dính đến Triết học Mác xít , Nhất là giai cấp công nhân . mà trong triết học có tới 6 cặp phạm trù cơ bản theo em nhớ như sau :

Em nhớ được mỗi tên 6 cặp phạm trù triết học [[:|]]
1- Cái riêng - cái chung - cái đơn nhất.
2- Nguyên nhân - kết quả.
3- Tất nhiên - ngẫu nhiên.
4- Nội dung - hình thức.
5- Bản chất - hiện tượng.
6- Khả năng - hiện thực.

do đã học lâu năm nay kiến thức quên hết
Bác nào mà ngon lành cắt nghĩa được cho em quả này em phục sát đất . gặp "người" bất cứ ở đâu gọi bằng thày ở đó .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Ba, 2013, 11:07:38 am

     cái này CSVD nói đúng, nhưng nhiều khi viết có thể vượt quá giới hạn của nội dung phạm trù, nội dung khái niệm...nhưng về cơ bản không đáng trách. Đơn giản một sân chơi dân giả không thể đúng 100%, nhiều khi chỉ đúng ít % nhưng cũng gợi mở suy nghĩ cho người đọc vì ta đang trực tiếp đối thoại...quan còn phát biểu chém gió ào ào đâu biết mình nói gì, viết gì cơ mà, phải không đồng đội ;D...vui vẻ đi, đồng đội.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 11:39:26 am
Nói đến góp ý sửa đổi hiến pháp là một điều cực kỳ khó . vì hiến pháp là nền tảng cho các sắc luật ra đời . hay nói cách khác ra các loại luật phải dựa vào hiến pháp.cho dù bất cứ bộ luật nào : Hình sự ,dân sự ,đất đai,hàng hải,hàng không hay hôn nhân và gia đình....vv...vv ...

cho dù anh có là tiến sĩ nhưng chỉ là tiến sĩ của chuyên ngành đó thôi lĩnh vực khác họ không biết .

Bởi những lý do trên em không dám góp ý sửa đổi hiến pháp là vậy ,vì cái nhận thức hay cái tầm ,cái tâm của mình chưa tới .

mai sau này thế nào nhà nước cũng kêu gọi dân góp ý về sửa đổi một số bộ luật : như hình sự ,Tố tụng hình sự ,hôn nhân ,đất đai ...thì cơ hội góp ý của dân mới có nhiều . lý do : luật cần cụ thể rõ ràng bất cứ ai cũng nhận thức được ,chỉ cần tổng hợp ý kiến của đa số là được . ví dụ như : Thế nào là mại dâm ? ,khung hình phạt như thế nào là phù hợp ?..... cái này người dân sẽ hăng hái góp ý .

CÒN bây giờ góp ý cho hiến pháp rất trừu tượng ,mỗi điều của hiến pháp đều phải có cửa tiến và cửa lùi cho luật sau này .

vậy muốn góp ý được cho hiến pháp chỉ dành cho những người chuyên nghiên cứu về hiến pháp và luật gọi là chuyên gia . phó thường dân như em thì xin khiếu .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 13 Tháng Ba, 2013, 11:52:04 am
Em cảnh báo rồi . dính đến giai cấp là dính đến Triết học Mác xít , Nhất là giai cấp công nhân . mà trong triết học có tới 6 cặp phạm trù cơ bản theo em nhớ như sau :

Em nhớ được mỗi tên 6 cặp phạm trù triết học [[:|]]
1- Cái riêng - cái chung - cái đơn nhất.
2- Nguyên nhân - kết quả.
3- Tất nhiên - ngẫu nhiên.
4- Nội dung - hình thức.
5- Bản chất - hiện tượng.
6- Khả năng - hiện thực.

do đã học lâu năm nay kiến thức quên hết
Bác nào mà ngon lành cắt nghĩa được cho em quả này em phục sát đất . gặp "người" bất cứ ở đâu gọi bằng thày ở đó .

 Một thời gia đình trí thức nào cũng có đủ bộ hoặc gần đủ bộ với 36 cuốn Le Nin toàn tập. Nếu bạn chiensivodanh muốn hiểu trọn vẹn cả 6 cặp phạm trù triết học Mác xít thì về tìm đọc hết dùm cho. Ở đó có đầy đủ cả đấy. Từ nay nhớ gọi BY bằng thầy (sư phụ) nhé. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 13 Tháng Ba, 2013, 12:10:10 pm
6 cặp phạm trù chỉ nhớ mỗi cái chung trong cái chai thôi!
Ở đây có bài ngắn gọn ... nhưng đọc nhức đầu bỏ xừ.  ;D
http://phuctriethoc.blogspot.com/2012/01/nhung-cap-pham-tru-co-ban-cua-triet-hoc.html

6 cặp phạm trù này dùng biểu tượng âm-dương cũng miễn cưỡng giải thích được!

(http://www.americanstandard.com.vn/uploads/UploadEditor/UserFiles/Image/thang%201009/bedroom%201.png)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 01:24:04 pm
Nếu ai đã là đảng viên đảng cộng sản trong giai đoạn sau 1975, thì trước khi kết nạp đảng ít nhiều người đó cũng được cơ sở gửi di học một vài khóa bồi dưỡng chính trị .(trừ những người được kết nạp tại chiến trường ngay tại trận địa vì có công lớn với tổ quốc) trong lớp chính trị ngắn hạn này người ta dùng triết học Mác lê nin hệ sơ cấp để nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên tương lai - khóa đối tượng đảng này người được gửi đi học thì nhiều nhưng không phải ai cũng được kết nạp vào đảng với những lý do khác nhau.

TẠI ĐÂY người ta bồi dưỡng VỀ : CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG ,CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ -trong đó có 6 cặp phạm trù trên . việc học hành bồi dưỡng thì nhiều nhưng không phải ai cũng lĩnh hội được ý nghĩa thâm thúy sâu xa của môn triết . vậy là có anh suốt ngày học nhiều quá bị ù tai ,cứ lẩm bẩm :" Chủ nghĩa mác cũng như lao ....."  nhưng khi hỏi đến vật chất với ý thức cái nào có trước thì ú ớ .



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 01:26:00 pm
Có nhiều định nghĩa hiến pháp, bạn danhthanh nêu lên đều đúng, bạn cứ thấy cái nào gọn nhất thì lấy.
Ở đây quan trọng là chữ "bản chất giai cấp". Mà nói đến chuyện đó thì than ôi, sẽ cãi nhau suốt ngày. Tốt nhất lên gặp bác bí thư chi bộ hỏi ký vào đâu anh ơi, à chỗ ấy à, thế là ký rồi nộp cho xong và đi chơi game cho sướng. Nhanh lên không có GAME OVER thì toi.

Bác Mig đang nuôi cá phỏng ạ - bác chính là giai cấp công nhân nuôi cá đấy, ngẫm nghĩ kỹ đi bác sẽ thấy bác đâu phải giai cấp nông dân. Bao giờ lên CNCS sẽ hết bóc lột vì không làm cũng có ăn thì làm gì ai dại đi bóc lột ai cho mang tiếng ra.

Biết rồi , khổ lắm .. thế  thì viết cái điều 4 là đảng của toàn thể người việt nam , giai cấp , giai kiếc mà làm gì nhỉ ,

lại nói chuyện giai cấp .. . nhớ hồi  xưa buổi phát thanh nông nghiệp  5 giò rưỡi sáng , câu đầu tiên là giai cấp nông dân tập thể ....
giờ ạ , chả biết giai cấp công nhân họ tiền phong cỡ nào , chứ giai cấp nông dân tập thể nhà chúng em thì bằng   nhau gần hết ( nghèo và đói )  , trừ cán bộ htx thôi ,thành ra có câu ca dao đời mới :
MỖI NGƯỜI LÀM VIỆC BẰNG HAI
ĐỂ CHO CHỦ NHIỆM MUA ĐÀI MUA XE
MỖI NGƯỜI LÀM VIỆC BẰNG BA
ĐỂ CHO CÁN BỘ , XÂY NHÀ XÂY SÂN
-thực ra chuyện cào bằng nó ấu trĩ và ngu người ,bằng chứng là khi chia lại ruộng đất thì chia bằng nhau , nhưng thu nhập thì ngày càng chênh lệch
- các cụ kể lại khi thực hiện cải cách ruộng đất , chia cho từ cái liềm cái cuốc , đến con trâu , cái nhà .... nhưng chỉ sau vài năm thì MÈO LẠI HOÀN MÈO ( lại nghèo như xưa),tức là những người được chia tư liệu sản xuất,của cải  ấy , còn cái bọn bị truy tố , tước đoạt hết tài sản bởi bóc lột nhiều năm , không biết bằng cách nào ... nó lại giầu lên ít ra là khá hơn những người bần cố được chia quả thực  ;D
như vậy cái câu chuyện sở hữu tư liệu sản xuất ..v..v để bóc lot nó chỉ đúng phần nào thôi , không phải là tất cả ,  thực tế chứng minh ,rất nhiều người nước lã mà vã nên hồ , nên cơm nên cháo , nên tỉ phú ....
-------------------------------------
lại nói chuyện giai cấp công nhân là tiền phong .. khổ lắm thực tế hiện nay là nhiều  triệu công nhân , không biết , hoặc không đứng trong một tổ chức nào của đảng lập ra, nếu có chăng thì có công đoàn , nhưng thằng này lại ăn lương của chủ , nó sẽ bảo vệ quyền lợi của chủ , đời nào nó bảo vệ quyền lợi của giai cấp tiền phong này ... chỉ thương mấy em thợ may khu cn suốt ngày tiền phong cho chủ , thương quá cơ  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 01:37:28 pm
Hi hi bác Mig có ý độc đáo. Chúc bác năm nay buôn may bán đắt, cá bác nuôi con nào cũng to như cá voi, đè chết cá nhập lậu TQ. Nhưng mà các cụ soạn cũng phải có lý chứ. Vậy giai cấp công nhân nếu hiểu vậy có phải là giai cấp chỉ gồm những người công nhân trực tiếp sản xuất không?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 01:39:00 pm
    Câu "giai cấp công nhân nghĩa là ở đỉnh cao trí tuệ loài người" càn xem lại...trí tuệ và giai cấp là 2 khái niệm khác nhau.

   phạm trù giai cấp nẩy sinh khi xã hội loài người phân chia gia cấp và đấu tranh giai cấp và chỉ khi công nghiệp "máy móc", hầm mỏ... xuất hiện mới có khái niệm gia cấp công nhân. Công nhân là lực lượng vật chất - mặt bằng  văn hóa giai cấp tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội...ví như mình mới dẫn chứng mới chỉ 1 doanh nghiệp tư nhân của Đà nẵng có cả ngàn người công nhân có bằng cử nhân đại học làm công việc đơn giản tay chân của công nhân phổ thông...

    Trí tuệ loài người...mình lấy ví dụ đơn giản của đồng đội trên trang đã từng dẫn chứng cho xuanxoan sự tích hổ có vằn vện...người nông dân và ông "ba mươi"...trí khôn đấy..trí tuệ là đây đấy..theo mình nghĩ giai cấp công nhân không phải là đỉnh cao của trí tuệ...sai...đúng...sai...đúng ...huề...hì hì..mà là....


Bác nói nghe hay lắm . nhưng nhà em vẫn thắc mắc thế này , mong bác giả nhời giúp em ,
đồng ý là công nhân họ sinh ra khi có hầm mỏ , nhà máy ......có chủ , có tớ ...
nhưng , hiện nhà máy , công xưởng , tư liệu sản xuất nói chung ... ( hồi bao cấp )đều là người của giai cấp tiền phong cả mà , nên mới có câu :NHÀ MÁY LÀ NHÀ , CÔNG NHÂN LÀ CHỦ tương tự hợp tác xã là nhà , xã viên là chủ , như vậy câu chuyện giai cấp không còn nữa , vậy sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế ,  ....
nhưng bây giờ có giai cấp , mọi cái khá hơn nhiều ,điều này ai cũng biết ....
thế ra xã hội có giai cấp , xướng hơn là xã hội không giai cấp hở bác  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 01:49:40 pm
Hi hi bác Mig có ý độc đáo. Chúc bác năm nay buôn may bán đắt, cá bác nuôi con nào cũng to như cá voi, đè chết cá nhập lậu TQ. Nhưng mà các cụ soạn cũng phải có lý chứ. Vậy giai cấp công nhân nếu hiểu vậy có phải là giai cấp chỉ gồm những người công nhân trực tiếp sản xuất không?
HI ;D bọn cá tầm nó vẫn tràn sang nhiều lắm
mình đang nghĩ cách sống chung với lũ thôi ,đang định làm một dự án nuôi cá tầm ở gần biên giới , nhập cá tầm về ,hợp pháp hóa thành cá của mình , quay phim , nhà báo ....truyền hình tùm lum lên  ,...biến cá tàu thành cá ta , có nguồn gốc là ta nuôi , ta chở đi bán ... chứ tin vào mấy chú chống lậu thì chỉ khổ thôi , anh đếch tin nữa rồi , kể cả mồm nhôm , mồm sắt  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 02:06:40 pm
lại nói chuyện giai cấp công nhân là tiền phong .. khổ lắm thực tế hiện nay là nhiều  triệu công nhân , không biết , hoặc không đứng trong một tổ chức nào của đảng lập ra, nếu có chăng thì có công đoàn , nhưng thằng này lại ăn lương của chủ , nó sẽ bảo vệ quyền lợi của chủ , đời nào nó bảo vệ quyền lợi của giai cấp tiền phong này ... chỉ thương mấy em thợ may khu cn suốt ngày tiền phong cho chủ , thương quá cơ  ;D

Mọi sự so sánh đều khập khiễng . nhưng nói kiểu này khéo hơn Nghị PHƯỚC chửi Nghị QUỐC nhiều .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Ba, 2013, 04:34:13 pm


      Mig21-58 thân mến!

      Khổ sướng không thể lấy cái hôm nay so sánh với cái ngày xưa khi các điều kiện cụ thể khác nhau ví dụ chiến tranh - hòa bình, nếu đồng đội muốn so sánh thì phải chung mặt bằng xã hội, khu vực, các nước tưng ứng cùng thời kỳ và điểm mốc thời gian cụ thể sẽ thấy được sướng - khổ của mỗi nước, mỗi dân tộc, vùng miền, tỉnh thành của đất nước...nếu thế thì rộng quá, giờ ta khoanh vùng nhé - thời bao cấp và thời định hướng hôm nay.

     Mic21 viết:...( hồi bao cấp ) đều là người của giai cấp tiền phong cả mà , nên mới có câu :NHÀ MÁY LÀ NHÀ , CÔNG NHÂN LÀ CHỦ tương tự hợp tác xã là nhà , xã viên là chủ , như vậy câu chuyện giai cấp không còn nữa , vậy sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế ,  ....mình thêm câu nữa nhé..súng là vợ, đạn là con...hì hì... kiểu này chết xuanxoan rồi Mic ơi...

    Thời kỳ đầu sau 1954 - 1959 ;Đây là thời kỳ lịch sử VN chuyện đấu tranh giai cấp vào hồi quyết liệt nhất, con người không tin nhau - thôi không nói chuyện này nữa. Tiếp đến 1960 - 1964 có lẽ đây là thời kỳ yên bình nhất và nhân dân Miền bắc cảm thấy hạnh phúc nhất trong tất cả các thời kỳ chiến tranh. Tiếp từ 1965 - 1975 bắt đầu có chiến tranh phá hoại:thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng về mặt tinh thần người dân sống thật sự có niền tin và có người lãnh đạo để tin. Còn ở Miền Nam chiến tranh mình không bàn. Thời kỳ này tôi tin người dân sẽ bảo còn sướng, tự do hơn so với bây chừ - tin hay không tin bạn tự kiểm chứng nhé.

   Thời kỳ 1975 - 1988: chiến tranh liên miên 2 đầu, làm tiềm lực kinh tế Việt nam suy sụp; cấm vận không chỉ của Mỹ mà ngay phe XHCN cũng đá hậu - Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa - trường sa, biên giới phía Bắc...thời kỳ này có lẽ đúng một phần như Mic 21 nói nhưng con người vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mặt tinh thần vẫn còn niềm tin và người để tin.

   Phân tích của xuanxoan 2 thời kỳ cơ bản như vậy, Mic 21 thấy người dân đâu đến nỗi như đồng đội nói...vẫn có hạnh phúc và niềm tin mãnh liệt đấy chứ...tuy nhiên Mic21 nói  sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế theo tôi chính thức từ khi Liên Xô tan vỡ...đến đầu thời đổi mới - có lẽ thời kỳ này là toàn diện nhất sự khốn cùng của triết học.

   Còn bây giờ, bạn bảo sướng hơn ngày xưa ư...tôi tin bạn sẽ phát biểu lại...sự sướng khổ đâu hẳn vật chất quyết định tất cả...giầu cũng khổ, nghèo cũng khổ...ngày xưa đâu có ăn mày ăn xin đầy đường thế này; thời tôi sống cửa ngõ chẳng cần khóa; đâu có cướp giập giết người công khai, trắng trợn như thế này; đâu có chuyện vào bệnh viện đông như trẩy hội thế này, đất trời rộng bao la bát ngát, con người được đắm mình trong môi trường trong lành - tôi đã kẻ chuyện bọn trẻ xuanxoan trốn học đi chùa Hương, túi không tiền vẫn thấy hạnh phúc đầy mình mà ; còn giờ bạn nghĩ sao ???; ngày xưa đâu có chuyện công chức quen nhận phong bì như khỉ nhận chuối ở công viên sở thú thế; bọn trẻ chúng tôi cũng chẳng đến nỗi khốn khó như các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa bạn đã xem chưa ???...; ngày xưa bọn tôi sẵn sàng xả thân bảo vệ lãnh đạo, cứ nghe nói là lãnh đạo thì sãn sàng bảo vệ không cần biết thủ trưởng ở đơn vị nào...còn bây giờ ư, nhiều khi bật ti vi lại tắt thà xem phim bậy bạ còn hơn nghe mấy thằng cuội nói ba sạo vô duyên. 

    Sướng khổ đây mới là cặp phạm trù cần trao đổi CSVD ơi - Vật chất quyết định ý thức ư...rác đầy đường sướng lắm ư ???; có tiền có tất cả ư ??? luật pháp bỏ túi vì câu nói này đấy...Mic21 từng bay đi năm châu bốn biển...theo bạn ở đâu người dân cảm nhận hạnh phúc nhất ???. Nếu cho tôi chọn, tôi chọn cái thời tuổi thơ khốn khó nhất chỉ biết chăn trâu, đổ dế, trốn học đi chùa Hương, cái thời mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cái thời tình thương đồng loại bao la như lời dạy của Phật tổ, cái thời còn có niềm tin và người để tin.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: H3 Hùng trong 13 Tháng Ba, 2013, 04:59:10 pm
Đọc bài bac xuanxoan tôi thấy thấm thía nỗi niềm của người Việt Nam yêu nước trong đó. Theo tôi những điều cần góp ý thì giới trí thức yêu nước đã lên tiếng rồi...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 06:33:07 pm


      Mig21-58 thân mến!

      Khổ sướng không thể lấy cái hôm nay so sánh với cái ngày xưa khi các điều kiện cụ thể khác nhau ví dụ chiến tranh - hòa bình, nếu đồng đội muốn so sánh thì phải chung mặt bằng xã hội, khu vực, các nước tưng ứng cùng thời kỳ và điểm mốc thời gian cụ thể sẽ thấy được sướng - khổ của mỗi nước, mỗi dân tộc, vùng miền, tỉnh thành của đất nước...nếu thế thì rộng quá, giờ ta khoanh vùng nhé - thời bao cấp và thời định hướng hôm nay.

     Mic21 viết:...( hồi bao cấp ) đều là người của giai cấp tiền phong cả mà , nên mới có câu :NHÀ MÁY LÀ NHÀ , CÔNG NHÂN LÀ CHỦ tương tự hợp tác xã là nhà , xã viên là chủ , như vậy câu chuyện giai cấp không còn nữa , vậy sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế ,  ....mình thêm câu nữa nhé..súng là vợ, đạn là con...hì hì... kiểu này chết xuanxoan rồi Mic ơi...

    Thời kỳ đầu sau 1954 - 1959 ;Đây là thời kỳ lịch sử VN chuyện đấu tranh giai cấp vào hồi quyết liệt nhất, con người không tin nhau - thôi không nói chuyện này nữa. Tiếp đến 1960 - 1964 có lẽ đây là thời kỳ yên bình nhất và nhân dân Miền bắc cảm thấy hạnh phúc nhất trong tất cả các thời kỳ chiến tranh. Tiếp từ 1965 - 1975 bắt đầu có chiến tranh phá hoại:thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng về mặt tinh thần người dân sống thật sự có niền tin và có người lãnh đạo để tin. Còn ở Miền Nam chiến tranh mình không bàn. Thời kỳ này tôi tin người dân sẽ bảo còn sướng, tự do hơn so với bây chừ - tin hay không tin bạn tự kiểm chứng nhé.

   Thời kỳ 1975 - 1988: chiến tranh liên miên 2 đầu, làm tiềm lực kinh tế Việt nam suy sụp; cấm vận không chỉ của Mỹ mà ngay phe XHCN cũng đá hậu - Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa - trường sa, biên giới phía Bắc...thời kỳ này có lẽ đúng một phần như Mic 21 nói nhưng con người vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mặt tinh thần vẫn còn niềm tin và người để tin.

   Phân tích của xuanxoan 2 thời kỳ cơ bản như vậy, Mic 21 thấy người dân đâu đến nỗi như đồng đội nói...vẫn có hạnh phúc và niềm tin mãnh liệt đấy chứ...tuy nhiên Mic21 nói  sao lúc ấy nghèo thế , đói thế , khổ thế , rét thế theo tôi chính thức từ khi Liên Xô tan vỡ...đến đầu thời đổi mới - có lẽ thời kỳ này là toàn diện nhất sự khốn cùng của triết học.

   Còn bây giờ, bạn bảo sướng hơn ngày xưa ư...tôi tin bạn sẽ phát biểu lại...sự sướng khổ đâu hẳn vật chất quyết định tất cả...giầu cũng khổ, nghèo cũng khổ...ngày xưa đâu có ăn mày ăn xin đầy đường thế này; thời tôi sống cửa ngõ chẳng cần khóa; đâu có cướp giập giết người công khai, trắng trợn như thế này; đâu có chuyện vào bệnh viện đông như trẩy hội thế này, đất trời rộng bao la bát ngát, con người được đắm mình trong môi trường trong lành - tôi đã kẻ chuyện bọn trẻ xuanxoan trốn học đi chùa Hương, túi không tiền vẫn thấy hạnh phúc đầy mình mà ; còn giờ bạn nghĩ sao ???; ngày xưa đâu có chuyện công chức quen nhận phong bì như khỉ nhận chuối ở công viên sở thú thế; bọn trẻ chúng tôi cũng chẳng đến nỗi khốn khó như các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa bạn đã xem chưa ???...; ngày xưa bọn tôi sẵn sàng xả thân bảo vệ lãnh đạo, cứ nghe nói là lãnh đạo thì sãn sàng bảo vệ không cần biết thủ trưởng ở đơn vị nào...còn bây giờ ư, nhiều khi bật ti vi lại tắt thà xem phim bậy bạ còn hơn nghe mấy thằng cuội nói ba sạo vô duyên. 

    Sướng khổ đây mới là cặp phạm trù cần trao đổi CSVD ơi - Vật chất quyết định ý thức ư...rác đầy đường sướng lắm ư ???; có tiền có tất cả ư ??? luật pháp bỏ túi vì câu nói này đấy...Mic21 từng bay đi năm châu bốn biển...theo bạn ở đâu người dân cảm nhận hạnh phúc nhất ???. Nếu cho tôi chọn, tôi chọn cái thời tuổi thơ khốn khó nhất chỉ biết chăn trâu, đổ dế, trốn học đi chùa Hương, cái thời mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cái thời tình thương đồng loại bao la như lời dạy của Phật tổ, cái thời còn có niềm tin và người để tin.
HI  luận về cái này thật là bao la .. . . thống nhất với bác thời 60- 64 là hay nhất , tuy tôi còn bé lắm nhưng cảm nhận được
còn cuộc sống hiện tại tôi cảm thấy khá hài lòng hơn trước kia nhiều , mặc dù còn có cái nọ cái kia , nhưng chung quy đầy đủ hơn trước quá nhiều ...
còn bàn về chuyện hiến pháp .. nói cho nó vui thôi chứ , thưa bác , hết làm sao được giai với chả cấp . cứ là đảng cầm quyền tất , đại diện cho toàn thể người dân việt nam là được
theo em nghĩ , không hẳn cộng sản là xấu như một số người vẫn cao rao , bằng chứng là liên xô dám đối đầu với mỹ , trên mọi lĩnh vực , nhưng cũng là cộng sản nhưng ông mao ở tàu lại khác , đến tay đặng tiểu bình lại khác ....
cũng chả phải bọn tư bản nó xấu , nó xấu kiểu gì , thế nào .. thì mọi người biết rồi
bọn phong kiến nó cũng không lạc hậu , khi nước nhật chế tàu bay , tàu ngầm chơi thằng mỹ ......
có người cao rao việt nam độc tài ... ô hay thật , độc tài pac chung hy đã làm nên kỳ tích sông hàn , ông tưởng giới thạch làm cho đài loan giầu có , lý quang diệu độc tài làm cho sin ga po giàu ...
TÚM LẠI :chính là ở người cầm lái đất nước , ông ta giỏi thì dân nhờ , ông ta dốt thì dân khổ
không phải tại tư bản , hay cộng sản , phong kiến , độc tài ...gì hết  ;D
Đồng ý đảng cộng sản cầm quyền .. nhưng đảng phải hoạt động thế nào , chứ chơi kiểu vi na xin .. . hoạt động của đảng nghe nói tê liệt hết .....NẰM NGAY ĐƠ RA CHO NÓ SƯỚNG  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 08:05:56 pm
Hi hi hay quá, mặc dù thực ra em cũng chưa hiểu hay cái gì đâu ạ, giống như chuyện vui của Cụ Hồ. Đại khái khi ở Việt Bắc thời chống Pháp, Cụ Hồ thấy anh chị em cán bộ đi học về cười nói rộn rã. Cụ Hồ có hỏi
- các cô các chú đi học gì về mà vui thế
- thưa, chúng cháu đi học ông Mác và ông Lê về ạ
- thế học có thấy thầy dạy hay không
- thưa Bác thầy giáo dạy hay lắm ạ
- thế có hiểu gì không thì nói lại cho Bác nghe với
- thưa hay lắm nhưng không hiểu gì hết ạ
Nhưng có lẽ Aristotle nói đúng, rằng là "Con người về bản chất là một sinh vật chính trị".
Bác menthuong chủ topic lập ra topic này hay quá.
Cám ơn bác menthuong và các bác. Mời các bác và các bạn tiếp tục ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 08:32:50 pm

 Một thời gia đình trí thức nào cũng có đủ bộ hoặc gần đủ bộ với 36 cuốn Le Nin toàn tập. Nếu bạn chiensivodanh muốn hiểu trọn vẹn cả 6 cặp phạm trù triết học Mác xít thì về tìm đọc hết dùm cho. Ở đó có đầy đủ cả đấy. Từ nay nhớ gọi BY bằng thầy (sư phụ) nhé. ;D

Bài viết dưới đây được tôi sưu tầm dành riêng cho lão BÌNH YÊN nói về cặp phạm trù CÁI CHUNG -CÁI RIÊNG .

hy vọng lão cố đọc cho hết , đọc xong đừng có quay qua rủa tôi nhé .

"....1) Vị trí của cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" trong phép biện chứng.

Với tư cách một bộ môn khoa học, phép biện chứng có một hệ thống phạm trù riêng. Khi diễn đạt phép biện chứng, chúng ta không những cần phải làm rõ nội dung các phạm trù của nó, mà còn phải xác định đúng vị trí của các phạm trù ấy. Điều này là cần thiết cho việc tìm hiểu phép biện chứng, bởi vì sự hiểu biết về phạm trù trước sẽ là cơ sở cho sự hiểu biết phạm trù sau. "Cái riêng" và "cái chung" là một cặp phạm trù, nó chiếm vị trí nào trong hệ thống các phạm trù của phép biện chứng?

Một số tác giả đã trình bày cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" sau ba phạm trù "mâu thuẫn", "chất lượng", "phủ định của phủ định". Tuy nhiên, khi trình bày nội dung của ba phạm trù này, nội dung của phạm trù "cái chung" lại được sử dụng, chẳng hạn, ở các câu: mâu thuẫn có tính phổ biến, quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất là "quy luật phổ biến tác động trong tự nhiên, xã hội và tư duy" (chúng tôi nhấn mạnh - N.N.H). Sử dụng nội dung của phạm trù "phổ biến" ("cái chung") để giải thích nội dung của các phạm trù "mâu thuẫn", "chất - lượng", trong khi nội dung của phạm trù "cái chung" lại chưa được giải thích, điều đó, rõ ràng là không phù hợp với tiến trình của nhận thức và gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu phép biện chứng. Về mặt sư phạm, chúng ta không thể lấy cái mà người đọc chưa biết để giải thích cho họ cái họ chưa biết.

Trong một cuốn sách giáo khoa về triết học Mác-Lênin được xuất bản gần đây, các phạm trù "mâu thuẫn", "chất-lượng", "phủ đinh của phủ định" đã được trình bày sau cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung". Theo chúng tôi, sự trình bày như vậy hợp lý hơn, bởi vì sự hiểu biết về cái riêng và cái chung là cơ sở cho sự tìm hiểu về mâu thuẫn, về chất - lượng, về phủ định của phủ định, chứ không phải ngược lại. Chúng ta có thể và cần phải trình bày về cái riêng và cái chung trước khi trình bày về mâu thuẫn, về chất-lượng, về phủ định của phủ định, còn bởi vì, sự bất đồng về nhiều vấn đề của phép biện chứng đã xảy ra thường có nguyên nhân ở sự mơ hồ và sự không thống nhất trong việc lý giải cái riêng và cái chung. Về điều này, Lênin có nói : "Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung.

Trong “Bút ký triết học”, ở mục “Vấn đề phép biện chứng”, Lênin nhận xét rằng, phương pháp trình bày phép biện chứng nói chung phải giống như phương pháp mà C.Mác đã trình bày phép biện chứng của xã hội tư sản, nếu như trong "phép biện chứng của xã hội tư sản", C.Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất của xã hội tư sản - sự trao đổi hàng hóa, thì trong phép biện chứng nói chung cần phải bắt đầu từ cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất là bất cứ mệnh đề nào (chẳng hạn, "I-van là một người"...), nhưng trong bất cứ mệnh đề nào cũng đều đã có phép biện chứng của cái riêng và cái chung rồi. Với nhận xét như vậy, có thể nói chính Lênin cũng đã nghĩ tới việc phải bắt đầu phân tích từ cái riêng và cái chung trong sự trình bày phép biện chứng.

2) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với sự vật và thuộc tính.

Ở một số tài liệu, phạm trù "cái riêng" được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù "cái chung" được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Theo cách lý giải này thì muốn hiểu được cái riêng là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về kết cấu vật chất, muốn hiểu được cái chung là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về thuộc tính, về các mặt. Nhưng sự vật và thuộc tính là gì?

Trả lời câu hỏi: "sự vật là gì?" - đó là điều phức tạp, nhưng có thể trà lời câu hỏi: "cái gì là sự vật?" Theo chúng tôi, nói đến sự vật là nói đến, chẳng hạn, "cái cốc này" hoặc "cái cốc kia", "cái nhà này" hoặc "cái nhà kia", “người này" hoặc “người kia"... chứ không phải nói đến "cái cốc", đến "cái nhà" hay đến "người"... một cách chung chung. Khác với sự vật, thuộc tính (tính quy định) là cái tồn tại ở sự vặt mả nhờ đó chúng ta biết được sự vật là gì, sự giống nhau vả sự khác nhau giữa các sự vật như thế nào. Ví dụ: vận động, không gian, thời gian, khối lượng, màu xanh, màu trắng, nóng, lạnh, tốt, xấu, phản ánh, tư duy... là các thuộc tính.

Trong thế giới vật chất có vô vàn sự vật, mỗi sự vật lại có vô vàn thuộc tính. Ngoài các sự vật và các thuộc tính của các sự vật, trong thế giới vật chất không còn cái gì khác, ngay cả ý thức (tinh thần, tư duy) cũng chỉ là một thuộc tính của một dạng vật chất nhất định mà thôi. Sự vật và thuộc tính không tách rời nhau: không có sự vật nào mà lại không có thuộc tính, không có thuộc tính nào lại tồn tại gì ở ngoài sự vật.

Bất kỳ sự vật nào cũng đều chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, cũng đều có lúc xuất hiện và có lúc mất đi, không có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn cả. Một sự vật bất kỳ nào để bao giờ cũng có nhiều thuộc tính, trong đó có một số thuộc tính chỉ tồn tại ở sự vật ấy và mất đi khi sự vật ấy không còn nữa (những thuộc tính nảy được gọi là những thuộc tính riêng), đồng thời có một số thuộc tính không chỉ tồn tại ở sự vật ấy mà còn tồn tại ở nhiều sự vật khác, do đó chúng không mất đi khi sự vật ấy mất đi (những thuộc tính này được gọi là những thuộc tính không phải thuộc tính nào cũng là cái chung). Thuộc tính có hai loại: thuộc tính riêng và thuộc tính chung, song chỉ thuộc tính chung mới đồng nhất với cái chung. Cái chung là thuộc tính chung, ngược lại thuộc tính chung cũng là cái chung (một cái chung là một thuộc tính chung, một thuộc tính chung là một cái chung). Khi xác định quan hệ giữa cái chung và thuộc tính chung như vậy cũng cần hiểu cái chung và thuộc tính chung một cách mềm dẻo. Ví dụ, tính người lả một thuộc tính chung là một cái chung, nhưng tư duy - một trong nhiều thuộc tính tạo thành tính người - cũng là một thuộc tính chung, là một cái chung.

3) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với hiện tượng và bản chất.

Việc tìm hiểu cặp phạm trù "sự vật" và "thuộc tính" là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù trong "cái riêng” và "cái chung", đến lượt mình, việc tìm hiểu cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" lại là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù "hiện tượng" và "bản chất".

Để trả lời câu hỏi : "hiện tượng và bản chất là gì?", chúng ta không những cần phải xác định quan hệ giữa "hiện tượng" với "bản chất", mà còn cần phải xác định quan hệ giữa "hiện tượng", “bản chất" với các phạm trù khác, trước hết với cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung".

Quan hệ giữa hiện tượng với cái riêng có thể được xem giống như quan hệ giữa sự vật với cái riêng: cái riêng là hiện tượng, hiện tượng là cái riêng (một cái riêng là một hiện tượng, một hiện tượng là một cái riêng).

Về quan hệ giữa cái chung với bản chất đang có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng bản chất là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là bản chất. Có ý kiến cho rằng, bàn chất là cái chung, ngược lại mọi cái chung đều là bản chất.

Trong "Bút ký triết học", Lênin có trích dẫn quan niệm của Hêgen về vấn đề này như sau: “Cái chung là một quy định nghèo nàn biết nó như là bản chất". Khi dẫn lại quan niệm ấy, Lênin viết: "NB: cái chung" coi như là “bản chất”.

Khi xét quan hệ giữa "cái chung” với "bản chất" cần xét "cái chung” và “bản chất" với tính cách là những phạm trù của phép biện chứng, chứ không phải với tính cách là những, khái niệm của các bộ môn khoa học khác, hoặc của ngôn ngữ hàng ngày. Để xác định xem "cái chung” với tính cách một phạm trù của phép biện chứng có phải là "bản chất" không, chúng ta hãy phân tích mệnh đề “cái cốc này “màu trắng”. Ở đây, như đã biết, cái - cốc - này là một sự vật, là một hiện tượng, là một cái riêng, còn màu trắng là một thuộc tính, hơn nữa là một thuộc tính chung, là một cái chung. Ở mệnh đề "cái cốc này màu trắng" thì màu trắng còn phải được hiểu như một bản chất. Màu trắng là một bàn chất nhưng không phải là bản chất quan trọng của "cái - cốc - này". Một bản chất nào đó ở hiện tượng này có thểlà bản chất cấp 1, song ở hiện tượng kia lại là bản chất cấp 2, ở hiện tượng này có thể bản chất quan trọng, song ở hiện tượng kia lại là bản chất không quan trọng. Nếu xem xét bản chất một cách mềm dẻo như vậy, thì hoàn toàn có thể cho rằng, bất kỳ một cái chung nào cũng đều là một bản chất, dù bản chất để là quan trọng hay là không quan trọng.
4) Cái chung có tồn tại vĩnh hằng không?

Mỗi cái riêng khi xuất thân chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và khi mất đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng là cái không lặp lại. Khác với các riêng, cái chung tồn tại ở nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy không mất đi, vì nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.

Nhưng vấn đề là: nếu cái riêng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian có hạn thì cái chung có tồn tại vĩnh viễn, vô hạn trong thời gian không?

Có ý kiến cho rằng những cái chung như cái phản ánh, vận động, quảng tính... thi tồn tại vĩnh viễn, song có một số cái chung chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, theo ý kiến này, tư duy là một cái chung chỉ tồn tại cách đây vài triệu năm (trước đó không tồn tại).

Có ý kiến cho rằng bất kỳ một cái chung nào cũng đều tồn tại vĩnh viễn trong thời gian (vô tận cả về hai phía: quá khứ và tương lai). Nếu A là một cái chung nào đó thì trong thế giới vật chất vô tận không bao giờ không còn những cái riêng chứa đựng cái chung A.

Thế giới vật chất lả vô tận trong không gian và thời gian. Cứ cho rằng cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại trên Qủa đất thì điều này cũng không chứng tỏ lúc đó tư duy không tồn tại trong thế giới vật chất. Ngày nay, con người đã vươn "tầm mắt" của mình tới một khoảng cách 15 tỷ năm ánh sáng (một khoảng cách mả ánh sảng với vận tốc 300.000 km/s phải đi mất 15 tỷ năm). Trong khoảng cách bao la ấy, rất có thể đã và đang tồn tại một hoặc nhiều hành tinh có điều kiện giống như Qủa đất, nghĩa là có sự sống, thậm chí có tư duy.

Để xác định cái chung có tồn tại vĩnh viễn không, cũng cần lưu ý tới hai dạng của tồn tại: tồn tại dưới dạng hiện thực, hiện hữu vả tồn tại dưới dạng khả năng, tiềm thế. Cho dù cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại hiện thực, hiện hữu trên Quả đất thì điều đó cũng chưa có nghĩa lả lúc đó nó không tồn tại trên Quả đất dưới dạng khả năng, tiềm thế.

Về vấn đề "cái chung có tồn tại vĩnh viễn không'", F.Enghen đã đề cập đến khi viết rằng: "Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự chuyển hóa của nó, vật chất vẫn cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và vì thế, nếu như một ngày kia nó phải hủy diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái đất, tức là cái tinh thần đang tư duy thì nhất định nó lại phải... tái sinh ra cái tinh thần ấy ở một nơi nào khác và trong một thời gian khác.

“Thuộc tính của vật chất” mà Engen nói đến ở trên là thuộc tính của các sự vật trong thế giới vật chất. Không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi", từ luận điểm này của Engen có thể cho rằng không bao giờ một thuộc tính chung nào, một cái chung nào lại mất đi, lại không tồn tại. Cho rằng "sự sống, tư duy và mọi cái chung đều tồn tại vĩnh viễn trong thế giới vật chất vô tận và vĩnh viễn là một niềm tin, nhưng đó không phải là một niềm tin duy tâm, tôn giáo, mà là một niềm tin khoa học.

Trên đây là một số vấn đề về cái riêng và cái chung. Những vấn đề này ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng.
Theo Tạp chí Triết học.  ....."


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 13 Tháng Ba, 2013, 08:42:11 pm
   Ù hết cả tai rồi bác Chiensivodanh ạ !  :-\

   Thôi các bác cứ tiếp đi ! em hóng !  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 13 Tháng Ba, 2013, 08:44:48 pm


   
HI  luận về cái này thật là bao la .. . . thống nhất với bác thời 60- 64 là hay nhất , tuy tôi còn bé lắm nhưng cảm nhận được
còn cuộc sống hiện tại tôi cảm thấy khá hài lòng hơn trước kia nhiều , mặc dù còn có cái nọ cái kia , nhưng chung quy đầy đủ hơn trước quá nhiều ...
còn bàn về chuyện hiến pháp .. nói cho nó vui thôi chứ , thưa bác , hết làm sao được giai với chả cấp . cứ là đảng cầm quyền tất , đại diện cho toàn thể người dân việt nam là được
theo em nghĩ , không hẳn cộng sản là xấu như một số người vẫn cao rao , bằng chứng là liên xô dám đối đầu với mỹ , trên mọi lĩnh vực , nhưng cũng là cộng sản nhưng ông mao ở tàu lại khác , đến tay đặng tiểu bình lại khác ....
cũng chả phải bọn tư bản nó xấu , nó xấu kiểu gì , thế nào .. thì mọi người biết rồi
bọn phong kiến nó cũng không lạc hậu , khi nước nhật chế tàu bay , tàu ngầm chơi thằng mỹ ......
có người cao rao việt nam độc tài ... ô hay thật , độc tài pac chung hy đã làm nên kỳ tích sông hàn , ông tưởng giới thạch làm cho đài loan giầu có , lý quang diệu độc tài làm cho sin ga po giàu ...
TÚM LẠI :chính là ở người cầm lái đất nước , ông ta giỏi thì dân nhờ , ông ta dốt thì dân khổ
không phải tại tư bản , hay cộng sản , phong kiến , độc tài ...gì hết  ;D
Đồng ý đảng cộng sản cầm quyền .. nhưng đảng phải hoạt động thế nào , chứ chơi kiểu vi na xin .. . hoạt động của đảng nghe nói tê liệt hết .....NẰM NGAY ĐƠ RA CHO NÓ SƯỚNG  ;D
   Kiểu luận của bác mig21 tôi thấy là hay,những việc như này nên nói thẳng ,nói thật  và cởi mở.Đúng ,cứ để đảng cộng sản lãnh đạo là được rồi,không cần đa đảng làm gì cho đấu đá nhau.Nhưng đảng phải thực sự không phụ lòng tin của dân,là chỗ để dân tin cậy.Chứ thỉnh thoảng  vài cụ cấp cao làm mất đi đâu vài ngàn tỉ,để những Vina vi niếc nối đuôi nhau trên mặt báo thì cũng thật sự đáng sợ đấy  ??? và nếu đảng không làm được như lòng tin của dân,thì phải chịu thế nào trước pháp luật chứ ?.Nói chung đảng cũng phải hoạt động theo Pháp luật


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:04:22 pm
   Ù hết cả tai rồi bác Chiensivodanh ạ !  :-\

   Thôi các bác cứ tiếp đi ! em hóng !  ;D
Công nhận đọc bài của bác vô danh ù cả đầu  ;D
hồi em được học ông thầy bẩu : tiền chỉ là phương tiện , nó không làm ra hàng hóa ...nó chỉ là giấy , đến một lúc nào đó không cần tiền nữa  ;D thương nghiệp(chợ) cũng vậy , nó chỉ làm phân phối lưu thông , không làm ra của cải ....
đâu chỉ năm sau thôi trên đài ta , lên án bọn pon pốt không có tiền , không có chợ ...là địa ngục ...
thật chả biết đằng nào mà lần cả


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:08:29 pm
Em sưu tầm góp vui với các bác một chút ạ, sau đó mời các bác lại nghiên cứu triết hoặc hiến pháp ạ:

Thơ tình triết học (P1): Anh gửi em

(http://cuoi24h.com.vn/data/cnn_420x252/2013/1/23/23113tho3.jpg)

Hiện thực cho rằng khả năng anh yêu em là lớn
Lớn hơn cả cái hiện tượng bên ngoài là bản chất trong em
Em không đẹp ở hình thức khô khan mà đẹp ở nội dung tâm hồn phong phú
Ngẫu nhiên anh gặp em trong cái tất nhiên của trời cao nhường chỗ
Hệ quả là tình yêu trao nhau mà chẳng biết nguyên nhân
Để trong cái đơn nhất, cái riêng giữa anh và em trở thành cái chung tuyệt đối
Anh sẽ dùng quy luật phủ định để nói lên một lời không đổi
Phải đấu tranh giữa các mặt đối lập để nói lời thống nhất yêu em
Đó là sự thay đổi về lượng theo ngày tháng, để chuyển hóa thành sự thay đổi về chất trong anh
Và đó là mối liên hệ phổ biến mong manh
Của những người không nâng niu chắp cánh cho tình yêu phát triển
Ôi một điều đơn giản vậy mà mọi người không nghĩ đến
Giờ hiểu rõ rồi rút ra nguyên tắc
Để mà học triết với để mà yêu!!!

Thơ tình triết học (P2): Em gửi anh

(http://cuoi24h.com.vn/data/cnn_420x252/2013/1/27/5113yeu3.jpg)

Anh phức tạp như phạm trù vật chất
Em chẳng thể nào nhận thức được anh.
Giữa vũ trụ không một ánh đèn
Mà tình anh chẳng hề vận động.
Nó tồn tại khách quan bên ngoài cuộc sống,
Em đành cô đơn biện chứng với lòng mình
"Em đâu hề theo khuynh hướng tả khuynh"
Để nôn nao tự đốt thiêu giai đoạn
Tình ta đang tiến về quá trình nhảy vọt
Anh lại quay lưng phủ định với chính mình
Thôi đành quay về với phương pháp siêu hình
Đặt lòng em trong tách rời hiện tại
Quả tim anh cùng ai chung nhịp đập
Em thấy rồi mà thực tiễn của lòng em

Còn cái này là khoa học tự nhiên chứ không phải triết học ạ:

Nếu như em là cột

(http://cuoi24h.com.vn/data/news/2013/1/21/57/21113thojpg1358760918.jpg)

Rồi các bác có khi nào đến chơi nhà bác gái hiện nay khi đang cưa cẩm mà gặp cảnh này không ạ:

(http://cuoi24h.com.vn/data/cnn_420x252/2013/1/7/7113tho1.jpg)

Bước đến nhà em

Anh đến nhà em, ui chà chà…
Tường cao ngõ vắng, em chẳng ra!
Gâu gâu trước ngõ, vài con chó
Ngó thấy bên trong bóng bố già!
Cửa mở, chó ra, kêu ẳng ẳng
Vắt cẳng lên vai, anh chạy ra…
Quay đầu nhìn lại anh hoảng hốt!
Một mảnh quần anh, chó đang tha…


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:13:47 pm
  Ù hết cả tai rồi bác Chiensivodanh ạ !  :-\

   Thôi các bác cứ tiếp đi ! em hóng !  ;D
Công nhận đọc bài của bác vô danh ù cả đầu  ;D
hồi em được học ông thầy bẩu : tiền chỉ là phương tiện , nó không làm ra hàng hóa ...nó chỉ là giấy , đến một lúc nào đó không cần tiền nữa  ;D thương nghiệp(chợ) cũng vậy , nó chỉ làm phân phối lưu thông , không làm ra của cải ....
đâu chỉ năm sau thôi trên đài ta , lên án bọn pon pốt không có tiền , không có chợ ...là địa ngục ...
thật chả biết đằng nào mà lần cả


Bác Mig ơi, có một câu thơ thế này:
"Đảng của ta lúc lịm đi không sống nữa
Sẽ để lại cuộc đời rực rỡ có Tình Yêu".
Ầy dà, bác tác giả ấy cũng cán bộ cao đấy, bị cạo "gần chết".

Vậy nên ngẫm ra:
Mọi lý thuyết đều màu xám chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:14:43 pm
Bước đến nhà em

Anh đến nhà em, ui chà chà…
Tường cao ngõ vắng, em chẳng ra!
Gâu gâu trước ngõ, vài con chó
Ngó thấy bên trong bóng bố già!
Cửa mở, chó ra, kêu ẳng ẳng
Vắt cẳng lên vai, anh chạy ra…
Quay đầu nhìn lại anh hoảng hốt!
Một mảnh quần anh, chó đang tha…
Vào hùa với bác chút cho vui ;D

Bước tới nhà em, bóng xế tà.

Đứng chờ 5 phút, bố em ra.

Đằng đằng đứng trước, vài con chó.

Phe phẩy đằng sau, chiếc chổi chà.

Sợ quá anh chuồn, quên đôi dép.

Ông già ngoác mơ, đứng chửi la.

Làm anh sợ vãi, lần sau sẽ

Có đến nhà em, tránh ông già....

(đoạn sau em tự chế lại cho dễ đọc hơn ;D ;D ;D ;D)

Các bác bàn tiếp. Em đi "đánh võng" đây ;D. Các bác "nhất trí" hay "đồng ý" thì gọi một tiếng, em chạy về bấm nút "like" ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:33:26 pm
 Thưa các thấy các bác nêu vấn đề em thấy chỉ có mà đúng quá .Đảng ta là Đảng cầm quyền mà , nên từ ngày em ra đời đến nay em đã thấy "Đời ta có Đảng" Đảng ở trong nhà nước ,  Đảng ở trong chính phủ ,đến mặt trận ,đoàn thể , lực lượng vũ trang ... Đâu ,đâu chẳng là Đảng lãnh đạo . Có gì mà phải bàn xét


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:38:45 pm
  Ù hết cả tai rồi bác Chiensivodanh ạ !  :-\

   Thôi các bác cứ tiếp đi ! em hóng !  ;D
Công nhận đọc bài của bác vô danh ù cả đầu  ;D
hồi em được học ông thầy bẩu : tiền chỉ là phương tiện , nó không làm ra hàng hóa ...nó chỉ là giấy , đến một lúc nào đó không cần tiền nữa  ;D thương nghiệp(chợ) cũng vậy , nó chỉ làm phân phối lưu thông , không làm ra của cải ....
đâu chỉ năm sau thôi trên đài ta , lên án bọn pon pốt không có tiền , không có chợ ...là địa ngục ...
thật chả biết đằng nào mà lần cả


Bác Mig ơi, có một câu thơ thế này:
"Đảng của ta lúc lịm đi không sống nữa
Sẽ để lại cuộc đời rực rỡ có Tình Yêu".
Ầy dà, bác tác giả ấy cũng cán bộ cao đấy, bị cạo "gần chết".

Vậy nên ngẫm ra:
Mọi lý thuyết đều màu xám chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi.

Chết thì cũng khó đấy ,
nhưng hãy sống cho đáng sống
sống cho cuộc đời rực rỡ , có tình ...iêu  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2013, 09:52:05 pm
Những bài chính trị đó là dành cho quan lớn học trong các trường lý luận chính trị cao cấp ( Trường đảng) .

học viên ở đây đều đang giữ chức vụ như : Tỉnh ủy viên , chánh văn phòng ủy ban của tỉnh  ....là những người đã được cơ cấu ( cán bộ nguồn) học xong chờ mấy ông ,đương nhiệm là chủ tịch tỉnh hoặc bí thơ  nghỉ hưu hoặc chuyển công tác luân phiên là nguồn này lên thay ngay tắp lự .

còn người bình thường học hay phấn đấu - ù tai cũng là lẽ đương nhiên .


QUA ĐÓ MỚI THẤY LÀM QUAN KHÓ HƠN LÀM DÂN NHIỀU .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 10:18:32 pm
Nào hãy cho trẻ làm quen với triết:
http://phapluattp.vn/20121224010930190p1021c1088/hoc-triet-tu-thua-con-tho.htm

Học triết từ thủa còn thơ

Từ những câu chuyện kể mang gợi ý phù hợp, cha mẹ khơi gợi cho trẻ tự tin, biết nêu ý kiến, biết cách tư duy, biết bao dung, tôn trọng ý kiến người khác…
Ngày 20-12, tại Viện Trao đổi văn hóa với Pháp (IDÉCAF), các nhà nghiên cứu đã có buổi trao đổi về việc cho trẻ em tiếp cận những kiến thức, thông tin về triết học, về suy tư của nhân loại ngay từ những năm đầu của cuộc đời. Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng: “Mỗi đứa trẻ chính là mỗi triết gia tiềm tàng với những thắc mắc, ngạc nhiên: tại sao, tại sao về thế giới không ngừng. Triết học sẽ giải đáp những câu hỏi tự nhiên nhưng sâu sắc của trẻ”.

(http://phapluattp.vcmedia.vn/Rpg7DiB2SyW22i2esZK04OmnfDjccc/Image/2012/12/24/8-chot-cad0d.jpg)
Trẻ sẽ tự tin,dám đưa ra ý kiến của bản thân khi cha mẹ tập thói quen cho trẻ tiếp cận những kiến thức, thông tin về triết học. Ảnh: HTD

Hãy khiến trẻ thắc mắc

Trong suy nghĩ của nhiều người, triết học là một môn học khó lĩnh hội, ngay cả với người lớn, liệu dạy triết cho trẻ em có là chuyện viển vông, nặng nề? Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn giải thích: Dạy triết học cho trẻ không có nghĩa là đào tạo một triết gia, một ông cụ non bằng cách nhồi nhét những kiến thức khó hiểu mông lung. Cho trẻ tiếp cận với triết học là tập cho trẻ suy nghĩ tới những vấn đề mà trẻ thường không nghĩ tới bằng cách kể những mẩu chuyện nhỏ tạo cảm xúc cho trẻ.

Với trẻ độ tuổi 7-10, phụ huynh có thể kể những mẩu chuyện nhỏ khiến cho trẻ thắc mắc và hình thành trong đầu các khái niệm. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn ví dụ: Kể cho trẻ nghe câu chuyện về một ông lão có hai cô con gái. Một cô con gái làm nghề trồng lúa. Cô gái còn lại làm nghề đóng gạch. Một hôm, ông lão đến thăm hai cô con gái và hỏi mỗi người đang cầu mong điều gì, điều gì làm cho họ hạnh phúc nhất. Cô làm nghề trồng lúa đáp: “Con mong trời mưa để lúa lên xanh tốt, như thế là hạnh phúc nhất”. Cô con gái làm nghề đóng gạch lại đáp: “Con mong trời nắng để phơi gạch, như thế là hạnh phúc nhất”. Từ câu chuyện trên, cha mẹ gợi cho trẻ biết suy ngẫm về khái niệm hạnh phúc là gì, hạnh phúc của mỗi người sẽ khác nhau… Hoặc tương tự, để trẻ hình thành khái niệm về cái đẹp, phụ huynh có thể kể câu chuyện về cuộc thi hoa hậu giữa các con vật trong rừng: Có một con khỉ mẹ đưa khỉ con đến dự thi. Ban giám khảo cho rằng khỉ con là loài xấu xí nhất cuộc thi. Nhưng khỉ mẹ phản bác: Đây là đứa con của tôi, với tôi nó là con vật đẹp nhất. Câu chuyện này giúp trẻ hình thành thao tác tư duy: Cái đẹp là tương đối và cũng tùy thuộc vào mỗi người.

Cùng con đọc sách

Bà Hoàng Thanh Thủy, Trưởng ban Biên tập sách khoa học NXB Kim Đồng, cũng đồng tình khẳng định trẻ em hoàn toàn có thể tiếp cận với triết học. Bà Thủy lý giải triết học ra đời từ rất sớm, khi con người ngạc nhiên về thế giới. Trẻ em nào cũng thường ngạc nhiên về thế giới với những câu hỏi tại sao. Có những câu hỏi của trẻ rất khó trả lời. Cha mẹ không nên dập tắt óc khám phá của con bằng né tránh, trả lời hời hợt hay phản ứng khiến trẻ thấy việc hỏi là làm phiền. Do đó cha mẹ cần trang bị những kiến thức triết học phù hợp để câu trả lời có sự gợi mở cho trẻ suy nghĩ. Bà Thủy gợi ý một số cách trả lời thắc mắc của trẻ đã được hướng dẫn trong tập sách Tại sao lại thế? - Những câu hỏi lớn của các bạn nhỏ (NXB Kim Đồng). Ví dụ khi trẻ hỏi: Tại sao con có mặt trên đời? Cha mẹ có thể trả lời theo nhiều cách: Vì đó là mơ ước của bố mẹ. Bố mẹ mong muốn có con để yêu thương; hoặc với trẻ lớn hơn thì có thể trả lời: Vì bố đã gieo vào mẹ một hạt mầm để có con…

Với trẻ ở độ tuổi 11-12, ông Phạm Toàn, người hiệu đính bộ sách Thú vui tư duy (NXB Tri thức), cho biết bộ sách không chỉ có ích cho trẻ em mà còn cho người lớn. Ông khuyên các bậc phụ huynh nên đọc sách trước để có thể trao đổi, tranh luận cùng con những vấn đề trẻ thắc mắc. Các tập sách trong bộ Thú vui tư duy không trả lời cụ thể, tận cùng các câu hỏi tại sao của trẻ mà cung cấp kiến thức chung để trẻ tự lý giải những thắc mắc của mình hoặc cha mẹ sẽ dựa trên đó để có cách trao đổi hợp lý với con. Ông Toàn lấy ví dụ với tập sách Con người là gì (bộ sách Thú vui tư duy). Bằng hình thức đối thoại giữa con chó tên Léo thông minh và ông bạn triết gia của nó, tác giả đã lý giải con người khác với con vật ở chỗ con người sống chung thành xã hội còn con vật sống bầy đàn; con người lao động còn con vật sống theo bản năng và tập tính loài; con người sử dụng ngôn ngữ còn con vật dùng tiếng kêu; con người còn có ngôn ngữ cấu âm: điệu bộ, cử chỉ diễn tả cho người khác hiểu… Bằng những điều cơ bản trên, phụ huynh có thể giải tỏa những thắc mắc của trẻ: Tại sao con người lại sống chung với nhau, loài vật có lao động hay không, liệu lao động có làm con người hạnh phúc hay không…


Tiêu điểm

Lợi ích cho trẻ tiếp cận với triết học

- Khiến trẻ tự tin, dám đưa ra ý kiến của bản thân;

- Trẻ nhận thấy mối liên hệ giữa các môn học;

- Tập thói quen hình thành các khái niệm trừu tượng;

- Trẻ có thể sử dụng những khái niệm trừu tượng, phát biểu ngôn ngữ một cách lập luận, có hệ thống chứ không theo cảm tính;

- Trẻ bao dung, tôn trọng lập luận của người khác, dân chủ trong tư tưởng, không có tinh thần giáo điều;

- Trẻ đi vào thế giới khoa học tư tưởng một cách bổ ích và lý thú.

(Theo nhà nghiên cứu
Bùi Văn Nam Sơn)

***

Một số sách triết học dành cho trẻ em

- Bộ sách Thú vui tư duy (NXB Tri thức) dành cho trẻ từ 11 tuổi. Gồm 14 tựa sách lý giải về các chủ đề: Con người là gì, Tại sao con người gây ra chiến tranh, Sao lại là cái chết, Tranh cãi về thượng đế, Cái đẹp là gì…

- Tủ sách Triết học dành cho thiếu nhi (NXB Kim Đồng) gồm các tựa sách: Cuốn sách về những sự trái ngược mang tính triết học (dành cho trẻ 6-7 tuổi): Sách đưa ra khái niệm đơn giản, dễ hiểu về các mặt đối lập: Lý trí và đam mê, tự nhiên và văn hóa, nhất thể và phức thể, vô hạn và hữu hạn, chủ động và bị động… Sách cũng phân tích các khái niệm trên đối lập nhau như thế nào...

- Cuốn sách về những sự trái ngược mang tính tâm lí (dành cho trẻ 6-7 tuổi): Sách viết chuyên sâu về tâm lí con người, giới thiệu 10 cặp tính cách đối lập. Ví dụ: Con người giao hòa với xã hội là như thế nào, con người sống co mình lại sẽ như thế nào…

- Tại sao lại thế? - Những câu hỏi lớn của các bạn nhỏ (dành cho trẻ 6-7 tuổi). Giải đáp những câu hỏi thú vị: Sao lại có chiến tranh, tại sao đôi lúc tớ lại sợ…

- Bộ sách Triết gia nhí (dành cho trẻ 5-6 tuổi) diễn tả hành trình của một cậu bé và chú gấu đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Cô ơi, tại sao con phải đến trường? Bố ơi, tại sao yêu con? Ông ơi, tại sao con không được làm điều muốn? Mẹ ơi, tại sao con có mặt trên đời?

TRÀ GIANG


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Ba, 2013, 11:38:08 pm

Mon men đến...Triết học. ;D

Đau đầu, ù tai ư! Chẳng qua ta cứ phức tạp nó lên mà thôi. ;D Ta thử lại gần và...đơn giản hóa triết học, xem có tiếp thụ được gì không nhỉ?

Đây là một ví dụ nhỏ về triết, rút ra từ phép loại suy - nếu hai sự việc có cùng kết quả, chúng ắt phải có cùng nguyên nhân.

Một lão ông 90 tuổi đi gặp bác sĩ, hỏi: “Nè bác sĩ, cô vợ 18 tuổi của tôi sắp sinh con”.

Bác sĩ bảo: “Để tôi kể ông nghe một câu chuyện. Một gã đi săn, nhưng thay vì lấy súng lại lấy nhầm cái dù. Khi một con gấu ào đến tấn công, gã bèn giương dù lên, bắn, gấu lăn ra chết”.

Ông lão thốt lên: “Vô lý. Chắc có ai bắn gấu từ hướng khác”.
Bác sĩ nói: “Đấy, tôi cũng nghĩ vậy”.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 14 Tháng Ba, 2013, 01:34:37 am
 :-[ :-[ các bác nói chuyện về Triết học hay quá, thía cho nhà em hỏi là thế theo các bác có cần Triết học trong vụ sửa đổi Hp này không ạ.. ??? ???
em nói thiệt chứ ví dụ bác tuanb5 nêu ra thuộc logic hình thức, khó hiểu bỏ xừ ý nếu ko để ý kĩ, mà triết học chính là học logic đấy các bác ựa..


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Ba, 2013, 06:42:58 am
Nghe bác VÔ DANH giảng bài em cũng thấy hay hay
- nhân chuyện giáo điều ... duy ý chí ....
trong thập niên 60 của thế kỷ trước , tôi nghe đài mát cơ va , họ bẩu trung quốc GIÁO ĐIỀU , gần như ngày nào cũng nói , tương tự chú tàu cùng suốt ngày trên đài phát thanh bắc  kinh nói liên xô XÉT LẠI .. ;D
đấy là chuyện trên giời ngày xưa ,
 chuyện dưới đất ngày xưa về triết thì tôi cũng đã nói về cái chợ của pốt , chuyện việt nam ta thì thế này :hồi htx nông nghiệp tiến lên pháo đài kinh tế huyện , chuyên con trâu tập thể , xưa nay các cụ vẫn có câu ca : TRÂU CHUNG , BÒ CHẠ , ý nói con bò , con trâu mà nuôi chung , làm chung thì nó không ra gì , nó sẽ chóng chết cái tài sản ( tư liệu sản xuất)vốn nó là thứ tài sản rất thật là to lúc đó ví với chuyện lấy vợ làm nhà ( tậu  trâu lấy vợ , làm nhà )ý nói trong đời người đàn ông có 3 chuyện lớn đó
trở lại con trâu của htx , thời htx là nhà , xã viên là chủ .. con trâu nó cũng khổ , phải làm nhiều , ăn ít và chỉ có rơm cỏ , chất cháo bồi dưỡng người húp hết rồi , nhưng nguy hiểm nhất là chuồng trại không che chắn kỹ vào mùa đông .. trâu bò gầy yếu chết rét rất nhiều .... thay vì buồn vì tư liệu sản xuất bị chết mất đi , các xã viên vui ra mặt , vì kiểu gì hôm nay cũng được bữa thịt trâu  rồi ...
- vậy thì chính lúc đó thời đó ... các đỉnh cao vẫn nói là đúng quy luật , hợp quy luật ... đúng những gì mờ các thầy đã dậy đấy chứ  ;D



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Ba, 2013, 07:05:11 am
Hi hi, nếu được bầu thì em bầu cụ Mig làm chủ nhiệm liên minh công - nông xã em để giết trâu đánh chén. Bây giờ người ta dùng trâu sắt rồi, không ngả ra đánh chén thì làm gì? à hay là trải lọng cho nó để làm du lịch đồng bằng Bắc Bộ kiểu như xích lô xăng xu xi ở kinh kỳ ấy hoặc như ngựa ở Đà lạt như ghe ở Nam Bộ bác Mig nhỉ.

Còn nói triết ư, cần lắm. Trong Hiến pháp 1946 có cả những thứ bây giờ vẫn nói là quyền con người chẳng hạn v.v... Tóm lại trong đó có chính trị, kinh tế, có triết, có mỹ học. Nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển. Nước VNDCCH mới 1 tuổi nhưng đã biên soạn được một kiệt tác.

Nó chưa có 1 trong 3 phát minh vĩ đại của loài người theo ý của Cố TBT Lê Duẩn là "làm chủ tập thể".


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Ba, 2013, 07:22:45 am


    Ý này của QTDC là chuẩn...Thật sự Hiến pháp 1946 mang tính bao quát của quá khứ - hiện tại - tương lai muôn đời của Đất Việt; tôi tin các thế hệ con cháu mình sau này cũng sẽ nói...Hiến pháp 1946... "chính trị, kinh tế, có triết, có mỹ học. Nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển. Nước VNDCCH mới 1 tuổi nhưng đã biên soạn được một kiệt tác"

    Rất mừng vì mình có thêm được một chiến hữu ngưỡng mộ Hiến pháp Việt Nam năm 1946 như mình. Đọc lại càng ngậm ngùi luống tiếc...Nó trí tuệ quá, đỉnh cao trí tuệ của tri thức Việt Nam là đây, ...nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Ba, 2013, 07:27:10 am
Đã là đỉnh cao trí tuệ thì đích thị là giai cấp công nhân, là Đảng ta rồi bác xuanxoan ơi - vậy thì áp dụng thôi, ta cứ đi tìm ở đâu nhỉ, hi hi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 14 Tháng Ba, 2013, 10:19:15 am


    Ý này của QTDC là chuẩn...Thật sự Hiến pháp 1946 mang tính bao quát của quá khứ - hiện tại - tương lai muôn đời của Đất Việt; tôi tin các thế hệ con cháu mình sau này cũng sẽ nói...Hiến pháp 1946... "chính trị, kinh tế, có triết, có mỹ học. Nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển. Nước VNDCCH mới 1 tuổi nhưng đã biên soạn được một kiệt tác"

    Rất mừng vì mình có thêm được một chiến hữu ngưỡng mộ Hiến pháp Việt Nam năm 1946 như mình. Đọc lại càng ngậm ngùi luống tiếc...Nó trí tuệ quá, đỉnh cao trí tuệ của tri thức Việt Nam là đây, ...nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển.
-----------------
Xin chào các cụ . Tôi cũng đồng ý với các cụ là bản HP năm 1946 rất hoàn hảo - vì nó được một tập thể những trí thức lỗi lạc lúc đó soạn ra .
Nhưng có những cái rất đẹp , nhưng khi mang dùng mà kém hiệu qủa , thì cũng không được ưa chuộng .
Tôi xin lấy ví dụ : Chiếc đầu Video Hifi V8 B made in Japan ở giai đoạn 1990 là đỉnh cao của công nghệ và kỹ thuật nghe nhìn - nó là ước mơ của nhiều gia đình trung lưu ở Hà nội .
Nhưng nếu bây giờ các bác bày ở phòng khách của gia đình , thì sẽ được xem là đồ cổ rồi .
Có nhũng sự việc trong quá khứ là đỉnh cao , là tuyệt vời , v.v... Nhưng đem áp dụng cho hiện tại thì không phù hợp các cụ ạ .
Nhìn lại nền nông nghiệp của ta xem nhé :
Sau CMT8 năm 1945 Khẩu hiệu của thời kỳ đó là : người cày có ruộng .
Đến năm 1956 thì cải cách ruộng đất , tập thể hoá nông nghiệp - HTX nông nghiệp ra đời .
Đén khi Tông bí thư Nguyễn văn Linh chủ trương đổi mới - lại trở về chia ruộng cho bà con nông dân - thực hiện phương thức khoán ....Ấy vậy nên ta có thể thấy rằng trong mỗi giai đoạn cụ thể - cần phải có đường lối , chủ trương hợp lý .
Tình hình chính trị thế giới hiện đang rất phức tạp , vị thế của Việt nam trên trường QT cũng khác nhiều so với giai đoạn 1945 -1946 , vậy thì sửa đổi HP 1992 chắc  chắn là khác so với HP 1946 rồi . Mặc dù HP 1946 rất hoàn hảo .
Kính các cụ .
Thân ái .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Ba, 2013, 10:49:01 am

          Bác nguyễn Hồng Đức ơi!

         Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, tôi tin có nhiều ý kiến muốn quay trở lại Hiến pháp 1946 lắm đấy. Theo tôi, bởi những lý do sau:

        - Hiến pháp năm 1946 thể hiện rất sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh.

        - Đó là một Hiến pháp thực sự dân chủ, khẳng định quyết tâm bảo vệ một đất nước của toàn dân, xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, một chế độ bảo đảm quyền tự do dân chủ đích thực của mọi công dân, không phân biệt giai cấp.

        - Chính Bác Hồ đã có nhận xét: “Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp... Chúng ta không mong gì hơn và chúng ta không chịu gì kém” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, 1995, trang 440).

       Vì vậy, ai cũng thích là thế đấy đồng đội ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Ba, 2013, 12:22:23 pm
Các bác ai cũng có ý đúng, em thấy rằng không có cách đi nhanh đâu, đi từ từ rồi cũng phải đến cái đích mà Cụ Hồ mong mỏi. Trên cả nước mọi người từ người dân tới các trí thức, các vị lãnh đạo, các đại biểu Quốc hội vừa qua có nhiều ý kiến dù có thể khác nhau nhưng rất tâm huyết, rất xây dựng. Thời gian vẫn còn dài, còn kịp để cho mọi người đóng góp. Rõ ràng dân chủ là một quá trình không thể đảo ngược. 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Ba, 2013, 02:51:29 pm
Hi hi, nếu được bầu thì em bầu cụ Mig làm chủ nhiệm liên minh công - nông xã em để giết trâu đánh chén. Bây giờ người ta dùng trâu sắt rồi, không ngả ra đánh chén thì làm gì? à hay là trải lọng cho nó để làm du lịch đồng bằng Bắc Bộ kiểu như xích lô xăng xu xi ở kinh kỳ ấy hoặc như ngựa ở Đà lạt như ghe ở Nam Bộ bác Mig nhỉ.

Còn nói triết ư, cần lắm. Trong Hiến pháp 1946 có cả những thứ bây giờ vẫn nói là quyền con người chẳng hạn v.v... Tóm lại trong đó có chính trị, kinh tế, có triết, có mỹ học. Nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển. Nước VNDCCH mới 1 tuổi nhưng đã biên soạn được một kiệt tác.

Nó chưa có 1 trong 3 phát minh vĩ đại của loài người theo ý của Cố TBT Lê Duẩn là "làm chủ tập thể".
hi  Vẫn còn thiếu đấy nhé :
LÀM CHỦ TẬP THỂ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Ba, 2013, 03:04:15 pm


    Ý này của QTDC là chuẩn...Thật sự Hiến pháp 1946 mang tính bao quát của quá khứ - hiện tại - tương lai muôn đời của Đất Việt; tôi tin các thế hệ con cháu mình sau này cũng sẽ nói...Hiến pháp 1946... "chính trị, kinh tế, có triết, có mỹ học. Nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển. Nước VNDCCH mới 1 tuổi nhưng đã biên soạn được một kiệt tác"

    Rất mừng vì mình có thêm được một chiến hữu ngưỡng mộ Hiến pháp Việt Nam năm 1946 như mình. Đọc lại càng ngậm ngùi luống tiếc...Nó trí tuệ quá, đỉnh cao trí tuệ của tri thức Việt Nam là đây, ...nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển.
-----------------
Xin chào các cụ . Tôi cũng đồng ý với các cụ là bản HP năm 1946 rất hoàn hảo - vì nó được một tập thể những trí thức lỗi lạc lúc đó soạn ra .
Nhưng có những cái rất đẹp , nhưng khi mang dùng mà kém hiệu qủa , thì cũng không được ưa chuộng .
Tôi xin lấy ví dụ : Chiếc đầu Video Hifi V8 B made in Japan ở giai đoạn 1990 là đỉnh cao của công nghệ và kỹ thuật nghe nhìn - nó là ước mơ của nhiều gia đình trung lưu ở Hà nội .
Nhưng nếu bây giờ các bác bày ở phòng khách của gia đình , thì sẽ được xem là đồ cổ rồi .
Có nhũng sự việc trong quá khứ là đỉnh cao , là tuyệt vời , v.v... Nhưng đem áp dụng cho hiện tại thì không phù hợp các cụ ạ .
Nhìn lại nền nông nghiệp của ta xem nhé :
Sau CMT8 năm 1945 Khẩu hiệu của thời kỳ đó là : người cày có ruộng .
Đến năm 1956 thì cải cách ruộng đất , tập thể hoá nông nghiệp - HTX nông nghiệp ra đời .
Đén khi Tông bí thư Nguyễn văn Linh chủ trương đổi mới - lại trở về chia ruộng cho bà con nông dân - thực hiện phương thức khoán ....Ấy vậy nên ta có thể thấy rằng trong mỗi giai đoạn cụ thể - cần phải có đường lối , chủ trương hợp lý .
Tình hình chính trị thế giới hiện đang rất phức tạp , vị thế của Việt nam trên trường QT cũng khác nhiều so với giai đoạn 1945 -1946 , vậy thì sửa đổi HP 1992 chắc  chắn là khác so với HP 1946 rồi . Mặc dù HP 1946 rất hoàn hảo .
Kính các cụ .
Thân ái .

Em thì em không câu lệ gì cũ hay mới , nếu cũ mà vẫn hay , vẫn dùng tốt  thì sao phải vất đi  ;D

Chắc bác còn nhớ thời mới đổi mới , trên truyền hình , đài phát thanh , họ có cái  chương trình quảng cáo thế nào không ?
thay vì nói CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO  thì nói là THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI , họ thấy nó triết hơn , nó giai cấp hơn đấy  ;D nói  là quảng cáo , nó tư bản quá , nó cũ quá , nó xấu xa quá  ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Ba, 2013, 03:23:21 pm


    Ý này của QTDC là chuẩn...Thật sự Hiến pháp 1946 mang tính bao quát của quá khứ - hiện tại - tương lai muôn đời của Đất Việt; tôi tin các thế hệ con cháu mình sau này cũng sẽ nói...Hiến pháp 1946... "chính trị, kinh tế, có triết, có mỹ học. Nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển. Nước VNDCCH mới 1 tuổi nhưng đã biên soạn được một kiệt tác"

    Rất mừng vì mình có thêm được một chiến hữu ngưỡng mộ Hiến pháp Việt Nam năm 1946 như mình. Đọc lại càng ngậm ngùi luống tiếc...Nó trí tuệ quá, đỉnh cao trí tuệ của tri thức Việt Nam là đây, ...nó đẹp như một bức tượng Hy Lạp cổ điển.
-----------------
Xin chào các cụ . Tôi cũng đồng ý với các cụ là bản HP năm 1946 rất hoàn hảo - vì nó được một tập thể những trí thức lỗi lạc lúc đó soạn ra .
Nhưng có những cái rất đẹp , nhưng khi mang dùng mà kém hiệu qủa , thì cũng không được ưa chuộng .
Tôi xin lấy ví dụ : Chiếc đầu Video Hifi V8 B made in Japan ở giai đoạn 1990 là đỉnh cao của công nghệ và kỹ thuật nghe nhìn - nó là ước mơ của nhiều gia đình trung lưu ở Hà nội .
Nhưng nếu bây giờ các bác bày ở phòng khách của gia đình , thì sẽ được xem là đồ cổ rồi .
Có nhũng sự việc trong quá khứ là đỉnh cao , là tuyệt vời , v.v... Nhưng đem áp dụng cho hiện tại thì không phù hợp các cụ ạ .
Nhìn lại nền nông nghiệp của ta xem nhé :
Sau CMT8 năm 1945 Khẩu hiệu của thời kỳ đó là : người cày có ruộng .
Đến năm 1956 thì cải cách ruộng đất , tập thể hoá nông nghiệp - HTX nông nghiệp ra đời .
Đén khi Tông bí thư Nguyễn văn Linh chủ trương đổi mới - lại trở về chia ruộng cho bà con nông dân - thực hiện phương thức khoán ....Ấy vậy nên ta có thể thấy rằng trong mỗi giai đoạn cụ thể - cần phải có đường lối , chủ trương hợp lý .
Tình hình chính trị thế giới hiện đang rất phức tạp , vị thế của Việt nam trên trường QT cũng khác nhiều so với giai đoạn 1945 -1946 , vậy thì sửa đổi HP 1992 chắc  chắn là khác so với HP 1946 rồi . Mặc dù HP 1946 rất hoàn hảo .
Kính các cụ .
Thân ái .

Em thì em không câu lệ gì cũ hay mới , nếu cũ mà vẫn hay , vẫn dùng tốt  thì sao phải vất đi  ;D

Chắc bác còn nhớ thời mới đổi mới , trên truyền hình , đài phát thanh , họ có cái  chương trình quảng cáo thế nào không ?
thay vì nói CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO  thì nói là THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI , họ thấy nó triết hơn , nó giai cấp hơn đấy  ;D nói  là quảng cáo , nó tư bản quá , nó cũ quá , nó xấu xa quá  ;)


           
                       Làm cách mạng ,là thay cũ , đổi mới các bác ạ .Bỏ cái cũ không còn phù hợp ,thay bằng cái mới ,văn minh hơn ,hiện đại hơn ,cấp tiến hơn .Cũng như ta phát triển từ nhà tranh lên nhà ngói rồi nhà mái bằng ...vv...hay là thay xe đạp bằng xe máy và sau nữa là ô tô .Mọi điều tốt hơn hay chưa ạ ,hay là các bác thích ngược lại .Những quá khứ và những gì tốt đẹp thì bảo lưu phát huy nó lên ,còn không phù hợp nữa thì phải cải cách ,thay đổi nó đi .Chứ chẳng lẽ cứ ôm khư khư như vật gia bảo mà cho nó là hay.Đó chỉ là sự hoài cổ .Triết ,chiếc thì em ít học không biết ,nhưng theo quy luật em nghĩ như thế .Có gì không phải mong các bác chỉ giáo .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Ba, 2013, 03:54:28 pm


     Cái này thì mình lại không đồng tình với Huong HN76 rồi...cứ nhân danh đổi mới rồi đập hết phá hết...y xì như cái hồi đi nhìn mái chùa cong cũng bảo "phong kiến, cổ hủ" cưa cho thẳng; Hiến pháp năm 1946 không quy định HDND cấp huyện các anh nhân danh đổi mới thành lập HDND cấp Huyện nay lại thí điểm bỏ HDND cấp quận huyện...vui hỉ, mới rười rượi..

      Hiến pháp 1946: Điều thứ 58

Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính.

Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra.


     SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều thứ 70

Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết./.


      Giờ chúng ta lại bàn có nên cho dân phúc quyết hiên pháp không mới là lạ....Hiến pháp của Cụ Hồ 1946 đã có dành dành...giờ mấy ânh lại đi bàn...hay nhỉ.

     Đồng đội nào đang ở nước ngoài xem hiến pháp những nước kinh tế phát triển xem họ có thường xuyên thay đổi hiến pháp như thay đổi các bộ luật, các nghị định chính sách không nhé...Theo mình Hiến pháp mà thay đổi liên tục...thì đất nước đó dứt khoát do những những nguyên nhân:

    Thứ nhất: Tầm nhìn của các nhà biện soạn hiến pháp trước đây không có, nên vòng đời hiến pháp ngắn.

    Thứ 2: Thay đổi chế độ.

    Thứ 3: Hiến pháp đang trở thành rào cản của các động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội và dân chủ đất nước. Có nghĩa là việc sửa hiến pháp là nhu cầu tất yếu, sự đòi hỏi của nhân dân.

    Có lẽ đồng đồng đội đang nói việc sửa hiến pháp của ta ở ý 3 này chăng, hay còn ý nào nữa...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Ba, 2013, 04:11:08 pm
    
                Bác Xoan ơi ,bác chưa đọc kỹ bài em rồi .Mà em vẫn để nguyên đấy nhé .Có câu " Những quá khứ và những gì tốt đẹp thì bảo lưu ,phát huy nó lên..." Chứ ai dám bảo đập phá di sản văn hóa tốt đẹp ông cha ta để lại ... ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Ba, 2013, 06:23:48 pm


          
                       Làm cách mạng ,là thay cũ , đổi mới các bác ạ .Bỏ cái cũ không còn phù hợp ,thay bằng cái mới ,văn minh hơn ,hiện đại hơn ,cấp tiến hơn .Cũng như ta phát triển từ nhà tranh lên nhà ngói rồi nhà mái bằng ...vv...hay là thay xe đạp bằng xe máy và sau nữa là ô tô .Mọi điều tốt hơn hay chưa ạ ,hay là các bác thích ngược lại .Những quá khứ và những gì tốt đẹp thì bảo lưu phát huy nó lên ,còn không phù hợp nữa thì phải cải cách ,thay đổi nó đi .Chứ chẳng lẽ cứ ôm khư khư như vật gia bảo mà cho nó là hay.Đó chỉ là sự hoài cổ .Triết ,chiếc thì em ít học không biết ,nhưng theo quy luật em nghĩ như thế .Có gì không phải mong các bác chỉ giáo .
=======================================================================================================================
[/quote]

Tôi thấy thực tế lại khác đấy , nó rất buồn và còn đau nữa đấy , mà chính là cái cách mạng , hay nhân danh cách mạng
_trước hết , ở thế giới , có : ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA VÔ SẢN  của người khách tàu , nó có các HỒNG VỆ BINH , TIỂU HỒNG VỆ BINH , .....
hậu quă của nó thế nào , bạn vào gúc tìm hiểu nó hay lắm đấy
-Còn ở ta , thì sao ?tôi không hề bảo thủ ,hay hoài cổ gì đâu , chỉ có những việc nó  đã xảy ra , và cũng  nói là làm cách mạng đấy chứ :
-Chuyện HỢP TÁC XÃ LÀ NHÀ , XÃ VIÊN LÀ CHỦ , đi làm theo tiếng kẻng , tiếng trống ... nó hay đến mức thế này :
chiêm mùa cờ đỏ ven đê
sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn .... ;D
và như ta đã biết ,htx kiểu đó đã chết , bởi một năm ta phải nhập nhiều triệu tấn lương thực , mà dân vẫn đói
nhưng chỉ cần giải tán cái htx này  hiện khoán 10 thì lập tức, dân no ngay , và còn bán cả ra nước ngoài , mà bán rất nhiều , phải chăng là cách mạng
+ chuyện phá đình , phá chùa , đền thờ miếu mạo ... cũng  bẩu là làm cách mạng đấy chứ , biết bao công trình tiền nhân để lại bị phá , đốt, đâpl ....
chuyện này tôi sẽ kể chi tiết một số vụ mà tôi trực tiếp được biết , nó buồn cười lắm , tạm hiểu nhanh nó thế này : mấy vị trước đập bụt , đốt tượng ngày xưa , ngoài mấy vị đã chết , nghe nói bị quả báo bởi chết bất đắc kỳ tử , chết lạ , ... còn mấy vị nay bỏ thời gian , công sức , dựng chùa ,tô tượng đúc chuông ... nhiều người nói bọn này đang chuộc tội .....
----------------------------------------------------
Cách mạng , đúng là thay cũ đổi , nhưng không thể thay tất , thay cả .... ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Ba, 2013, 06:25:54 pm
Đây là một đánh giá về Hiến pháp 1946, mặt ưu mặt hạn chế (theo tác giả):
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=4708

Một bài trao đổi lại với GS Cao Huy Thuần (bài Hiến pháp là gì):
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6177

Cám ơn các bác, các bác đã trao đổi rất thẳng thắn trên tinh thần hiểu biết của bản thân, với thái độ ôn hòa và vui vẻ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Ba, 2013, 06:55:41 pm


          
-Chuyện HỢP TÁC XÃ LÀ NHÀ , XÃ VIÊN LÀ CHỦ , đi làm theo tiếng kẻng , tiếng trống ... nó hay đến mức thế này :
chiêm mùa cờ đỏ ven đê
sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn .... ;D
và như ta đã biết ,htx kiểu đó đã chết , bởi một năm ta phải nhập nhiều triệu tấn lương thực , mà dân vẫn đói
nhưng chỉ cần giải tán cái htx này  hiện khoán 10 thì lập tức, dân no ngay , và còn bán cả ra nước ngoài , mà bán rất nhiều , phải chăng là cách mạng


Văn học viết về nông thôn hồi đó hay có motip như thế này: Cô gái xinh đẹp yêu anh Bí thư chi đoàn. Khổ nỗi ông bố cô gái lạc hậu không chịu vào HTX. Mâu thuẫn cứ thế được nhà văn đẩy cao lên...
Không vào HTX hồi ấy là 1 tội trọng. Con cái khó có cơ hội bay nhảy lắm. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Ba, 2013, 06:58:53 pm

    Cái này thì mình nhận thiếu sót với Huong HN76 ...vì nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, một nữa sự thực thì lại là giả dối...mình mới nhận xét 1 vế của Huong HN76 nên sai - nhận lỗi. Vì câu nhân danh người ta dùng sai quá nhiều trong thời gian vừa qua nên mình rất cảnh giác với từ ngữ nhân danh - cảnh giác đến nỗi sợ hãi không dám dùng từ ngữ đó.

   Sửa hiến pháp đó là việc trong đại lắm, không làm hời hợt được đâu...mình đọc những bài viết mà QTDC gửi thấy thời đó đã như thế thì bây giờ sao lại thụt lùi phải không đồng đội...tôi hy vọng các nhà trí thức đầu ngành cần tham gia (tránh loại cứ có bằng cử nhân, COCC...đưa vô ban biên soạn, tổng hợp...) giá như Quốc hội mời các nhà trí thức, các thành phần như hồi năm 1946 hỉ...tôi tin đất nước mình sẽ có bản hiến pháp tuyệt vời.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: haanh trong 14 Tháng Ba, 2013, 07:07:43 pm
hehe cái ông mig21 -58 coi vậy mà thâm phết , toàn nêu ra những vấn đề nhức đầu  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Ba, 2013, 07:24:10 pm
      
               Chào bác mig21-58 và các bác !
            Trong sự đi lên ,đổi mới của công cuộc CM có nhiều vấn đề hiện nay ta nhận thấy nó thực ấu trĩ không còn phù hợp và có cả những cái sai .Nhân danh người đứng đầu Đảng Tổng bí thư N.P.T. đã chỉ ra ,nhận lỗi ,sửa chữa .Đấy cũng là cách mạng ,đó là sự nhìn nhận khách  quan và khoa học .Tôi nghĩ rằng chỉ có tư tưởng của người cộng sản chân chính mới dám làm và giải quyết như vậy .
           Chúng ta đều biết rằng hiến pháp 1946 là một sự tiến bộ vượt bực của nhà nước dân chủ cộng hòa .Có những điều khoản như người cày có ruộng ,thế mà mãi đến năm 1956 ta mới thực hiện được ,vì sao vậy ta phải tập trung để đánh Pháp và tiếp sau đó là lại tập chung đánh Mỹ mấy chục năm trời ,có nhiều vấn đề tại thời điểm lúc đó là phù hợp ,nhưng đến nay thì không còn phù hợp nữa . Tôi đơn cử như hợp tác xã ,tất cả đàn ông ,thanh niên có sức lực đều ra mặt trận ,còn hậu phương là ông bà già ,phụ nữ ,trẻ nhỏ ,người yếu .Hợp tác xã là chỗ dự và giúp nhau cùng sản xuất .
        Hòa bình rồi nó không còn phù hợp nữa .Hay ngày xưa ta dương cao ngọn cờ Gió đại phong ,sóng duyên hải ,cờ Bắc lý .Khí thể cao trào lúc đó lên ầm ầm .Nhưng nếu là bây giờ không thể có được .Hiện nay các bác đã biết có những ý kiến nêu là đất đai thuộc quyền sử hữu của cá nhân ,do cá nhân quả lý .Điều đó không thể được .Các cụ có câu "Nhất điền thiên vạn chủ " mấy chục năm chiến tranh ,là máu của bao thế hệ đã đổ, người chết thì không được gì ,người sống thì đòi hỏi quá nhiều .Hơn nữa sẽ xuất hiện tầng lớp địa chủ ,chủ nô mới .Các bác còn nhớ việc ông Chu Văn Tấn đòi lập khu tự trị không ?... Nói ra thì có nhiêu vấn đề lắm như cải cách ruộng đất có những cái sai .Sai thì sửa ,cán bộ ở địa phương thời chiến tranh văn hóa thấp cho phá chùa chiền miếu mạo ,cái gì cũng đổ cho mê tín dị đoan ,vì người giỏi ,có tài đã phải tập trung công sức trí tuệ đánh giặc .
       Trong sự phát triển đi lên của xã hội ,không có khuôn mẫu ,mỗi quốc gia ,mỗi dân tộc có đặc thù riêng của họ ,chúng ta dám làm vì sự đi lên và phát triển đó vì quốc gia dân tộc. Ta tiếp thu cái hay ,sửa chữa khuyết điểm ,đó cũng là cuộc cách mạng về tư tưởng về nhận thức . Chứ chỉ có phê phán không thì ai chẳng nói  được . Tôi cũng có rất nhiều vấn đề ,có nhiều  dẫn chứng để viết ra đây .Nhưng nó mất nhiều thời gian lắm .Mong các bác thông cảm
                    Hôm qua kỷ niệm 25 Gạc Ma ,không biết những chiến sĩ hải quân hy sinh đó họ mong muốn cái gì và họ được những gì .Đó là một điều trăn trở đối với chúng ta những người CCB được may mắn đã sống, hôm nay .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Ba, 2013, 09:16:34 pm
hehe cái ông mig21 -58 coi vậy mà thâm phết , toàn nêu ra những vấn đề nhức đầu  ;D


           Chào đồng đội Haanh .huonghn76 mê tín bạn đã lâu ,rất mong được trao đổi trên VMH .Chúc mừng bạn đã quay trở lại giao lưu với anh em .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Ba, 2013, 09:29:07 pm


    Huong HN76 ơi!

   Cái chàng đòi tay bo với xuanxoan mới về, không biết tranh thủ gặp anh chàng này lúc nào đây để hỏi thăm sức khỏe Haanh nhỉ ???... 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 14 Tháng Ba, 2013, 10:02:46 pm
hehe cái ông mig21 -58 coi vậy mà thâm phết , toàn nêu ra những vấn đề nhức đầu  ;D
-----------
Xin chúc mừng Haanh đã trở lại đội ngũ .
Thưa các bác năm 1924 lúc bác Hồ sang LX để mong gặp Lênin, thì lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới đã ra đi trong tiếc thương vô hạn của GCVS quốc tế .
Khi lãnh đạo nước Nga xây dựng CNXH , V.I.Lê nin đã có câu nói nổi tiếng :
- Chủ nghĩa xã hội là : Chính quyền xô viết + Điện khí hóa toàn quốc . Theo các bác ta đã đủ điều kiện trở thành nước XHCN chưa ?
Theo lý luận của Các Mác : Chủ nghĩa Cộng Sản là một xã hội mà mọi người làm theo Năng lực , hưởng theo Nhu cầu .
Nếu Đảng CSVN kiên trì đường lối của chủ nghĩa Mác -Lê nin , muốn nước ta trở thành nước CSCN , thì bản HP 1992 phải sửa đổi khá nhiều đấy các bác ạ.có đúng không ạ .
Thân ái .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 14 Tháng Ba, 2013, 10:11:52 pm
hehe cái ông mig21 -58 coi vậy mà thâm phết , toàn nêu ra những vấn đề nhức đầu  ;D
-----------
Xin chúc mừng Haanh đã trở lại đội ngũ .
Thưa các bác năm 1924 lúc bác Hồ sang LX để mong gặp Lênin, thì lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới đã ra đi trong tiếc thương vô hạn của GCVS quốc tế .
Khi lãnh đạo nước Nga xây dựng CNXH , V.I.Lê nin đã có câu nói nổi tiếng :
- Chủ nghĩa xã hội là : Chính quyền xô viết + Điện khí hóa toàn quốc . Theo các bác ta đã đủ điều kiện trở thành nước XHCN chưa ?
Theo lý luận của Các Mác : Chủ nghĩa Cộng Sản là một xã hội mà mọi người làm theo Năng lực , hưởng theo Nhu cầu .
Nếu Đảng CSVN kiên trì đường lối của chủ nghĩa Mác -Lê nin , muốn nước ta trở thành nước CSCN , thì bản HP 1992 phải sửa đổi khá nhiều đấy các bác ạ.có đúng không ạ .
Thân ái .
  Chắc chưa phải sửa đổi nhiều đâu bác hongduc ạ,vì từ đây đến chủ nghĩa cộng sản còn xa lắm.Chắc phải vài lần (Thậm trí vài chục lần),sửa đổi HP nữa bác nhỉ  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Ba, 2013, 10:37:14 pm


          
-Chuyện HỢP TÁC XÃ LÀ NHÀ , XÃ VIÊN LÀ CHỦ , đi làm theo tiếng kẻng , tiếng trống ... nó hay đến mức thế này :
chiêm mùa cờ đỏ ven đê
sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn .... ;D
và như ta đã biết ,htx kiểu đó đã chết , bởi một năm ta phải nhập nhiều triệu tấn lương thực , mà dân vẫn đói
nhưng chỉ cần giải tán cái htx này  hiện khoán 10 thì lập tức, dân no ngay , và còn bán cả ra nước ngoài , mà bán rất nhiều , phải chăng là cách mạng


Văn học viết về nông thôn hồi đó hay có motip như thế này: Cô gái xinh đẹp yêu anh Bí thư chi đoàn. Khổ nỗi ông bố cô gái lạc hậu không chịu vào HTX. Mâu thuẫn cứ thế được nhà văn đẩy cao lên...
Không vào HTX hồi ấy là 1 tội trọng. Con cái khó có cơ hội bay nhảy lắm. ;D
Giời ạ tôi đọc khá kỹ cái tiểu thuyết này đấy  ;D
Tiểu thuyết CÁI SÂN GẠCH của nhà văn đào vũ , viết tại xã nam đồng , huyện nam sách , tỉnh hải dương , thời đó tôi được biết có một số nhà văn , nhà thơ , nhà nhạc .. xuống học tập ba cùng , với nông dân để viết
nhớ hai nhân vật trong chuyện này là cô CHẤM , anh TRỌNG ... nhà cô chấm (hay anh trọng lâu rồi cũng quên )có trâu , có ruộng , có sân gạch .... ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Ba, 2013, 10:52:41 pm
     
               Chào bác mig21-58 và các bác !
            Trong sự đi lên ,đổi mới của công cuộc CM có nhiều vấn đề hiện nay ta nhận thấy nó thực ấu trĩ không còn phù hợp và có cả những cái sai .Nhân danh người đứng đầu Đảng Tổng bí thư N.P.T. đã chỉ ra ,nhận lỗi ,sửa chữa .Đấy cũng là cách mạng ,đó là sự nhìn nhận khách  quan và khoa học .Tôi nghĩ rằng chỉ có tư tưởng của người cộng sản chân chính mới dám làm và giải quyết như vậy .
           Chúng ta đều biết rằng hiến pháp 1946 là một sự tiến bộ vượt bực của nhà nước dân chủ cộng hòa .Có những điều khoản như người cày có ruộng ,thế mà mãi đến năm 1956 ta mới thực hiện được ,vì sao vậy ta phải tập trung để đánh Pháp và tiếp sau đó là lại tập chung đánh Mỹ mấy chục năm trời ,có nhiều vấn đề tại thời điểm lúc đó là phù hợp ,nhưng đến nay thì không còn phù hợp nữa . Tôi đơn cử như hợp tác xã ,tất cả đàn ông ,thanh niên có sức lực đều ra mặt trận ,còn hậu phương là ông bà già ,phụ nữ ,trẻ nhỏ ,người yếu .Hợp tác xã là chỗ dự và giúp nhau cùng sản xuất .
        Hòa bình rồi nó không còn phù hợp nữa .Hay ngày xưa ta dương cao ngọn cờ Gió đại phong ,sóng duyên hải ,cờ Bắc lý .Khí thể cao trào lúc đó lên ầm ầm .Nhưng nếu là bây giờ không thể có được .Hiện nay các bác đã biết có những ý kiến nêu là đất đai thuộc quyền sử hữu của cá nhân ,do cá nhân quả lý .Điều đó không thể được .Các cụ có câu "Nhất điền thiên vạn chủ " mấy chục năm chiến tranh ,là máu của bao thế hệ đã đổ, người chết thì không được gì ,người sống thì đòi hỏi quá nhiều .Hơn nữa sẽ xuất hiện tầng lớp địa chủ ,chủ nô mới .Các bác còn nhớ việc ông Chu Văn Tấn đòi lập khu tự trị không ?... Nói ra thì có nhiêu vấn đề lắm như cải cách ruộng đất có những cái sai .Sai thì sửa ,cán bộ ở địa phương thời chiến tranh văn hóa thấp cho phá chùa chiền miếu mạo ,cái gì cũng đổ cho mê tín dị đoan ,vì người giỏi ,có tài đã phải tập trung công sức trí tuệ đánh giặc .
       Trong sự phát triển đi lên của xã hội ,không có khuôn mẫu ,mỗi quốc gia ,mỗi dân tộc có đặc thù riêng của họ ,chúng ta dám làm vì sự đi lên và phát triển đó vì quốc gia dân tộc. Ta tiếp thu cái hay ,sửa chữa khuyết điểm ,đó cũng là cuộc cách mạng về tư tưởng về nhận thức . Chứ chỉ có phê phán không thì ai chẳng nói  được . Tôi cũng có rất nhiều vấn đề ,có nhiều  dẫn chứng để viết ra đây .Nhưng nó mất nhiều thời gian lắm .Mong các bác thông cảm
                    Hôm qua kỷ niệm 25 Gạc Ma ,không biết những chiến sĩ hải quân hy sinh đó họ mong muốn cái gì và họ được những gì .Đó là một điều trăn trở đối với chúng ta những người CCB được may mắn đã sống, hôm nay .
Bạn có thể lẫn lộn chuyện nọ sang chuyện kia rồi đấy
cũng chẳng công thần gì đâu , chúng tôi đi lính chỉ để mong hòa bình nhanh , để về quê với mẹ , lấy vợ , đẻ con , con trâu đi trước , cái cày theo sau thôi , chả ai mong chết cả , nhưng cũng chả sợ , vì nếu sợ thì đảo ngũ rồi  ;D
- chuyện tư hữu ruộng đất tôi không bàn , nhưng xin thưa với bạn rằng nhà nước ta , đảng ta , đang khuyến khích phấn đấu thành địa chủ , chủ nô đấy bạn ạ
vì không có CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN thì muôn thuở nền nông nghiệp việt nam không khá lên được , không đưa tiến bộ kỹ thuật vào được , cơ giới hóa sao đây khi ruộng chỉ bằng cái bàn tay ?
cào bằng ruộng đất , chia đều rồi , ai làm giỏi thì có thu nhập cao , không có kỹ thuật , làm không giỏi thì chuyển nhượng ( thực chất là bán nói thế cho nhanh )cho người giỏi ... hiện đang khuyến khích các nông dân tiến lên làm ông chủ ( chủ nô cũng  là môn ấy cả )
NHẤT ĐỊNH PHẢI TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT , còn sở hữu kiểu gì , thì đỉnh cao trí tuệ còn đang ngâm kíu , riêng tôi không muốn sở hữu tư nhân lắm , nhưng nếu đất nhằm mục đích an ninh , quốc phòng, cầu cốn đường xá , giao thông .. thì kiểu gì cũng ô ki , nhưng để thu hồi cho mấy tên cai đầu dài , nó xây nhà nó bán đắt gấp vạn lần thì không , tôi quyết chiến đấu với tụi này

+ tuy nhiên hiện nay trên thực tế đã có nhiều địa chủ rồi đấy , nếu là địa chủ chính tông thì tốt quá rồi , nhưng khốn nỗi có một tầng  lớp địa chủ , đại địa chủ rởm ,họ chiếm đất rồi bỏ hoang nhiều lắm , chuyện này huyện tỉnh nào mà chả có , nhiều tay nông dân nhanh nhạy tậu vài con bò , nhận trông khu hoang đó rồi thả bò ... thành ra giầu đấy


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Ba, 2013, 11:33:36 pm
Bác Mig nói có lý đấy. Phải có sản xuất lớn, lớn không phải chỉ là diện tích, mà ở cái khác, ví dụ như Israel:
http://vneconomy.vn/2011122205183649P0C99/nong-nghiep-israel-ky-tich-tren-hoang-mac.htm


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Ba, 2013, 11:49:14 pm

Các bác còn nhớ việc ông Chu Văn Tấn đòi lập khu tự trị không ?.

 Cái này thì tôi...cố nhớ mà không sao nhớ được, bác huonghn76 ạ. ;D
Tôi chỉ nhớ Ông thượng tướng Chu văn Tấn làm chủ tịch kiêm bí thư khu tự trị Việt bắc. Khu tự trị này do Hồ chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập từ năm 1956 cho đến sau giải phóng miền Nam thì giải thể.
Ngót 2 chục năm làm chủ tịch 1 vùng rộng lớn và quan trọng, vậy mà Ông Chu văn Tấn vẫn muốn lập thêm khu tự trị gì nữa vậy hả bác?



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 12:09:51 am

Các bác còn nhớ việc ông Chu Văn Tấn đòi lập khu tự trị không ?.

 Cái này thì tôi...cố nhớ mà không sao nhớ được, bác huonghn76 ạ. ;D
Tôi chỉ nhớ Ông thượng tướng Chu văn Tấn làm chủ tịch kiêm bí thư khu tự trị Việt bắc. Khu tự trị này do Hồ chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập từ năm 1956 cho đến sau giải phóng miền Nam thì giải thể.
Ngót 2 chục năm làm chủ tịch 1 vùng rộng lớn và quan trọng, vậy mà Ông Chu văn Tấn vẫn muốn lập thêm khu tự trị gì nữa vậy hả bác?


Tôi thực lòng cũng không biết vụ này , hôm nọ lên ông cậu chơi thấy cái ảnh tập thể , chụp bác hồ , cùng với ônh chu văn tấn , ông đinh đức thiện cùng chuyên gia tàu ,chụp chung với công nhân luyện gang ở thái nguyên , năm 1963


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 12:13:28 am
hehe cái ông mig21 -58 coi vậy mà thâm phết , toàn nêu ra những vấn đề nhức đầu  ;D
Khiếp nhà bác lâu lắm mới gặp  ;D
Thâm thiếc gì đâu bác ,  ;D già thì nó phải xuống cấp , phải thâm rồi , đang định tô son vào cho nó đẹp , nếu chưa đẹp thì ngụy trang tăng cường vào , trông nó đỡ xấu hơn  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 15 Tháng Ba, 2013, 12:18:40 am
 ;D ;D ;D các bác lại đi xa chủ đề quá rùi kìa..trở lại chủ đề chính đi các bác ơi
câu hỏi của bác  nguyenhongduc thì em xin có ý kiến:
1: Khi lãnh đạo nước Nga xây dựng CNXH , V.I.Lê nin đã có câu nói nổi tiếng :
- Chủ nghĩa xã hội là : Chính quyền xô viết + Điện khí hóa toàn quốc . Theo các bác ta đã đủ điều kiện trở thành nước XHCN chưa ?
 ;D ;D cái này thì phải có quan điểm lịch sử cụ thể - vào hoàn cảnh LX lúc đó và tình hình thế giới thời bấy giờ thì Lênin đặt ra yêu cầu như vậy - còn đúng hay không thì chúng ta không nên bàn bác nhé
- Vn thì vấn đang trong quá trình "Quá độ" mà bác, nước ta   ;) ;)những điều kiện cơ bản của 1 nước ở trình độ TBCN  còn chưa đủ mà bác - cái nỳ còn lâu ạ.. ;D ;D
2. Theo lý luận của Các Mác : Chủ nghĩa Cộng Sản là một xã hội mà mọi người làm theo Năng lực , hưởng theo Nhu cầu .
Nếu Đảng CSVN kiên trì đường lối của chủ nghĩa Mác -Lê nin , muốn nước ta trở thành nước CSCN , thì bản HP 1992 phải sửa đổi khá nhiều:
CNCS nó là Xh lý tưởng mà chúng ta hướng tới, và nó cũng chỉ là 1 cách tiếp cận theo Mác xít về việc Xh phát triển mà thôi bác ơi,
còn theo hướng này thì còn phải sửa Hp nhiều, vì Hp nó phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước, thế giới, nó là hành lang pháp lsy để cho đất nước đi lên, nếu nó lạc hậu là lực cản thì đương nhiên là lại phải sửa ạ. :D :D
ý em là vậy, mới các bác chém tiếp a.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 12:37:58 am
;D ;D ;D các bác lại đi xa chủ đề quá rùi kìa..trở lại chủ đề chính đi các bác ơi
câu hỏi của bác  nguyenhongduc thì em xin có ý kiến:
1: Khi lãnh đạo nước Nga xây dựng CNXH , V.I.Lê nin đã có câu nói nổi tiếng :
- Chủ nghĩa xã hội là : Chính quyền xô viết + Điện khí hóa toàn quốc . Theo các bác ta đã đủ điều kiện trở thành nước XHCN chưa ?
 ;D ;D cái này thì phải có quan điểm lịch sử cụ thể - vào hoàn cảnh LX lúc đó và tình hình thế giới thời bấy giờ thì Lênin đặt ra yêu cầu như vậy - còn đúng hay không thì chúng ta không nên bàn bác nhé
- Vn thì vấn đang trong quá trình "Quá độ" mà bác, nước ta   ;) ;)những điều kiện cơ bản của 1 nước ở trình độ TBCN  còn chưa đủ mà bác - cái nỳ còn lâu ạ.. ;D ;D
2. Theo lý luận của Các Mác : Chủ nghĩa Cộng Sản là một xã hội mà mọi người làm theo Năng lực , hưởng theo Nhu cầu .
Nếu Đảng CSVN kiên trì đường lối của chủ nghĩa Mác -Lê nin , muốn nước ta trở thành nước CSCN , thì bản HP 1992 phải sửa đổi khá nhiều:
CNCS nó là Xh lý tưởng mà chúng ta hướng tới, và nó cũng chỉ là 1 cách tiếp cận theo Mác xít về việc Xh phát triển mà thôi bác ơi,
còn theo hướng này thì còn phải sửa Hp nhiều, vì Hp nó phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước, thế giới, nó là hành lang pháp lsy để cho đất nước đi lên, nếu nó lạc hậu là lực cản thì đương nhiên là lại phải sửa ạ. :D :D
ý em là vậy, mới các bác chém tiếp a.

Ờ thì chém  ;D
bác cho em hỏi , Lê nin toàn tập có nói ( chắc chắn có , nhưng nằm chỗ mô không biết )các nước tiến bộ hơn , giầu có hơn , tức là tiến lên xhcn trước , có thể sẽ giúp đở các nước đi sau tiến lên cnxh , câu này nói đến thuộc lòng trong nhưng năm 1978- 1985
-nhà bác nói phải đi qua tư bản , vậy là chuyện TIẾN THẲNG LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI là sai à ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Ba, 2013, 01:05:19 am
Bạn danhthanh nói đúng đấy bác Mig ạ. Vẫn là tiến thẳng nhưng trên đường đi thì ghé qua TBCN (TBCN nó nằm ngay trên đường thẳng, nếu tránh nó thì phải đi vòng té ra lại mất thời gian). Nhưng TBCN dưới sự quản lý của NN XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện. Câu KTTT định hướng XHCN nó là thế. Các bác lãnh đạo sâu sắc lắm. Ví dụ tổng công ty, tập đoàn NN cũng phải có tư bản mới hoạt động được chứ. Chỉ có điều tư bản ấy là của toàn dân giao cho NN đại diện quản lý (A), giao lại cho Bộ chủ quản hoặc các bác thích uống sữa bò (B), giao tiếp cho Hội đồng Quản trị (B 1 phẩy), giao tiếp Tổng giám đốc (B 2 phảy) v.v....Tư bản này có bóc lột nhưng bóc ra lợi nhuận lại giao lại cho nhân dân (ông chủ thực sự, sướng thế chứ).
Không hiểu em nhận thức như vậy có đúng không các bác?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 06:34:23 am
Bạn danhthanh nói đúng đấy bác Mig ạ. Vẫn là tiến thẳng nhưng trên đường đi thì ghé qua TBCN (TBCN nó nằm ngay trên đường thẳng, nếu tránh nó thì phải đi vòng té ra lại mất thời gian). Nhưng TBCN dưới sự quản lý của NN XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện. Câu KTTT định hướng XHCN nó là thế. Các bác lãnh đạo sâu sắc lắm. Ví dụ tổng công ty, tập đoàn NN cũng phải có tư bản mới hoạt động được chứ. Chỉ có điều tư bản ấy là của toàn dân giao cho NN đại diện quản lý (A), giao lại cho Bộ chủ quản hoặc các bác thích uống sữa bò (B), giao tiếp cho Hội đồng Quản trị (B 1 phẩy), giao tiếp Tổng giám đốc (B 2 phảy) v.v....Tư bản này có bóc lột nhưng bóc ra lợi nhuận lại giao lại cho nhân dân (ông chủ thực sự, sướng thế chứ).
Không hiểu em nhận thức như vậy có đúng không các bác?
Nhận thức như vầy là giỏi lắm rồi đó , có thể tạo nguồn tầm bộ trưởng , cho đến.... tể tướng  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 15 Tháng Ba, 2013, 07:31:16 am
(http://www.24h.com.vn/upload/1-2013/images/2013-03-11/1362987587-dinh-co-ong-truong-to1.jpg)

      Chiếc cổng vào trang trại của "đầy tớ" Nguyên CT UBND tỉnh NTT của bà con nông dân Hà Giang. Muốn xem cụ thể bên trong thì xem trên báo ngày 12/3...vua người "mông" ngày xưa chào thua.

      Đây chỉ là một hình ảnh minh chứng và trả lời cho Nguyễn Hồng Đức và đồng đội chuyện đi thẳng lên CNXH đấy. bạn nào nói đây là hình ảnh cá biệt không phải cái chung trong cặp phạm trù cái riêng và cái chung của CSVD...hãy đi hết cổng nhà các quan chụp thử có khác nhau nhiều không (không tính mấy đồng tiền lẻ tẻ gửi ngân hàng nước ngoài).

      Lê Nin từng nói một câu rất hay....tôi sẵn sàng đổi hàng tá đảng viên đảng cộng sản tồi để lấy một chuyên gia giỏi của chủ nghĩa Tư bản...có lẽ là ý này đây.

     Khi chúng ta đi tắt đón đầu như bây giờ hay nói, hay viết trong báo cáo, thì ngày xưa bọn tôi hay dùng từ "cửa miệng" bỏ qua giai đoạn phát triển ...tôi cho đây là khuyết tật lớn nhất của sự phát triển không tuần tự từ thấp lên cao theo quy luật vì:

    - Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật
 
    - Tiềm lực kinh tế

    - Không có đội ngũ tri thức phù hợp

    - con người không quen sống và làm việc theo lối công nghiệp khoa học...

    Và Lê Nin, người từng nói...phải bắc những chiếc cầu nho nhỏ đi qua chủ nghĩa Tư bản.

    Có lẽ những chiếc cầu nho nhỏ từ chủ nghĩa phong kiến sang xã hội - xã hội chủ nghĩa là những quyết sách phù hợp trong từng thời kỳ từng giai đoạn...chứ không được nóng vội bắc ngay nhưng con cầu hiện đại mà nền móng chưa vững chắc chăng ???.

   Trước đây... giờ ngoảnh lại nhìn quá khứ, liệu có vị lãnh đạo nào nói chính sách mình thời kỳ đó nóng vội, sai quá chưa ??? - không, tôi chưa thấy ai nói về cái sai trong đường lối chỉ đạo...chỉ nhân danh cách mạng là đổi mới để sửa đổi chính sách theo ý chí cá nhân như Huong HN76 từng viết...cách mạng là đổi mới... nên tôi rất sợ câu nhân danh cách mạng này; người lãnh đạo nhân danh hô hào  thì thật tệ hại nguy hiểm, chẳng theo quy luật của biện chứng được học cả...giờ cán bộ từ trung cấp (cấp sở) đã được học lý luận chính trị cao cấp 2 năm ở các học viện Hồ Chí Minh cả - 100% đấy nhé, trong mình 2 -3 bằng đại học là thường (ít nhất là một bằng chuyên môn, một bằng chính trị)...nhưng phẩm chất chính trị có bằng "góc" các cụ lãnh đạo ngày xưa ít học không hè.Tầm nhìn chiên lược, tư duy lãnh đạo giờ thấy ngắn ngày như giống lúa ngắn ngày của nông dân vậy.

   Rất tiếc Lê Nin chết sớm, khi mới giành chính quyền nên người chưa biết, chưa viết những nguyên tắc xây dựng CHXH...không kinh qua chủ nghĩa tư bản mà ta bây chừ đang phát triển theo định hướng XHCN. Đồng đội hãy mở các nghị quyết trước đây...chúng ta đang đi trên con đường của xã hội, xã hội chủ nghĩa từ nhiều chục năm trước rồi nhé...đồng đội ơi..giờ ta lại đang đi trên con đường định hướng XHCN đấy- hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau đấy bác Nguyễn Hồng Đức nhé...Chính quyền Xô viết là gì ??? ; CN hóa là gì ??? điện khí hóa là gì ??? giờ vùng sâu, vùng xa của ta cũng có điện rồi nhe, liệu có gọi là điện khí hóa không ???; ta có chính quyền Xô viết rồi nhé - Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hẳn hoi thì tại sao cương lĩnh của Đảng và chính sách của nhà nước thời kỳ này lại nói...thời kỳ đính hướng XHCN là sao vậy đồng đội.

  Bàn chuyện này, chúng ta nói và giải thích còn hay hơn các ban tuyên huấn của rồi đấy...không tin cán bộ tuyên huấn các cấp cùng hàng ngàn "định hướng viên" mới thành lập của các địa phương vào trao đổi thử chuyên đề này với Nguyễn Hồng Đức cùng các chú lính binh bét đi..., trước mắt bác hoặc đồng tình cách lý giải của lính binh bét này nhé...những câu Lê Nin viết không đóng ngoặc là vì quên mất số trang, số tập trong Lê Nin toàn tập nên mình thả tự do theo luật định và dạng "ý" thôi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 15 Tháng Ba, 2013, 08:11:41 am
             Chào bác Xoan và các bác !
             Dẫn chứng bác nêu rất đúng đầy tính thuyết phục .Chịu bác thật ,cách mạng là sự đổi mới nhưng đổi mới thế nào cho nó đúng ,nó phù hợp với nhân sinh quan ,thế giới quan thì còn nhiều điều tranh luận ,nó khác hẳn với cái gì đó vội vã không khoa học ,người ta hay gọi là nhảy dù .Có nhiều cái đi tắt đón đầu thì hay ,nhưng cũng nhiều vấn đê nó phải có trình tự phát triển của nó .Trái với quy luật ắt sẽ sinh chuyện .Một vấn đề lớn nó là tổng hợp bao hàm của nhiều vấn đề nhỏ cộng lại ,cái đánh giá mà mọi người nhìn thấy ở đây phải chăng là tính nóng vội (tăng trưởng nóng)nên nó không bền vững ,đồng thời nó đẻ ra các hệ lụy .Nó đẻ ra nhiều vấn đề khác như các bác đã nói xuốt trong nhiều bài viết trên .
          Bác Xoan ạ viết đến đây làm em nhớ tới anh Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của ông Lê Lựu .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 15 Tháng Ba, 2013, 08:52:42 am
Hoan hô bác Xuanxoan . Nếu lập luận của bác đúng .( không hiểu trước kia bác đã tập huấn bồi dưỡng cán bộ chính trị cc không mà phán khiếp thế ? Hic.
Với công thức của V.I.Lê nin và những gì ta đã biết qua lập luận của bác Xuan xoan , tại sao ta không đốt pháo ăn mừng VN sắp xây dụng thanh công CNXH nhỉ các bác ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 09:33:28 am
(http://www.24h.com.vn/upload/1-2013/images/2013-03-11/1362987587-dinh-co-ong-truong-to1.jpg)

      Chiếc cổng vào trang trại của "đầy tớ" Nguyên CT UBND tỉnh NTT của bà con nông dân Hà Giang. Muốn xem cụ thể bên trong thì xem trên báo ngày 12/3...vua người "mông" ngày xưa chào thua.

      Đây chỉ là một hình ảnh minh chứng và trả lời cho Nguyễn Hồng Đức và đồng đội chuyện đi thẳng lên CNXH đấy. bạn nào nói đây là hình ảnh cá biệt không phải cái chung trong cặp phạm trù cái riêng và cái chung của CSVD...hãy đi hết cổng nhà các quan chụp thử có khác nhau nhiều không (không tính mấy đồng tiền lẻ tẻ gửi ngân hàng nước ngoài).

      Lê Nin từng nói một câu rất hay....tôi sẵn sàng đổi hàng tá đảng viên đảng cộng sản tồi để lấy một chuyên gia giỏi của chủ nghĩa Tư bản...có lẽ là ý này đây.

     Khi chúng ta đi tắt đón đầu như bây giờ hay nói, hay viết trong báo cáo, thì ngày xưa bọn tôi hay dùng từ "cửa miệng" bỏ qua giai đoạn phát triển ...tôi cho đây là khuyết tật lớn nhất của sự phát triển không tuần tự từ thấp lên cao theo quy luật vì:

    - Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật
 
    - Tiềm lực kinh tế

    - Không có đội ngũ tri thức phù hợp

    - con người không quen sống và làm việc theo lối công nghiệp khoa học...

    Và Lê Nin, người từng nói...phải bắc những chiếc cầu nho nhỏ đi qua chủ nghĩa Tư bản.

    Có lẽ những chiếc cầu nho nhỏ từ chủ nghĩa phong kiến sang xã hội - xã hội chủ nghĩa là những quyết sách phù hợp trong từng thời kỳ từng giai đoạn...chứ không được nóng vội bắc ngay nhưng con cầu hiện đại mà nền móng chưa vững chắc chăng ???.

   Trước đây... giờ ngoảnh lại nhìn quá khứ, liệu có vị lãnh đạo nào nói chính sách mình thời kỳ đó nóng vội, sai quá chưa ??? - không, tôi chưa thấy ai nói về cái sai trong đường lối chỉ đạo...chỉ nhân danh cách mạng là đổi mới để sửa đổi chính sách theo ý chí cá nhân như Huong HN76 từng viết...cách mạng là đổi mới... nên tôi rất sợ câu nhân danh cách mạng này; người lãnh đạo nhân danh hô hào  thì thật tệ hại nguy hiểm, chẳng theo quy luật của biện chứng được học cả...giờ cán bộ từ trung cấp (cấp sở) đã được học lý luận chính trị cao cấp 2 năm ở các học viện Hồ Chí Minh cả - 100% đấy nhé, trong mình 2 -3 bằng đại học là thường (ít nhất là một bằng chuyên môn, một bằng chính trị)...nhưng phẩm chất chính trị có bằng "góc" các cụ lãnh đạo ngày xưa ít học không hè.Tầm nhìn chiên lược, tư duy lãnh đạo giờ thấy ngắn ngày như giống lúa ngắn ngày của nông dân vậy.

   Rất tiếc Lê Nin chết sớm, khi mới giành chính quyền nên người chưa biết, chưa viết những nguyên tắc xây dựng CHXH...không kinh qua chủ nghĩa tư bản mà ta bây chừ đang phát triển theo định hướng XHCN. Đồng đội hãy mở các nghị quyết trước đây...chúng ta đang đi trên con đường của xã hội, xã hội chủ nghĩa từ nhiều chục năm trước rồi nhé...đồng đội ơi..giờ ta lại đang đi trên con đường định hướng XHCN đấy- hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau đấy bác Nguyễn Hồng Đức nhé...Chính quyền Xô viết là gì ??? ; CN hóa là gì ??? điện khí hóa là gì ??? giờ vùng sâu, vùng xa của ta cũng có điện rồi nhe, liệu có gọi là điện khí hóa không ???; ta có chính quyền Xô viết rồi nhé - Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hẳn hoi thì tại sao cương lĩnh của Đảng và chính sách của nhà nước thời kỳ này lại nói...thời kỳ đính hướng XHCN là sao vậy đồng đội.

  Bàn chuyện này, chúng ta nói và giải thích còn hay hơn các ban tuyên huấn của rồi đấy...không tin cán bộ tuyên huấn các cấp cùng hàng ngàn "định hướng viên" mới thành lập của các địa phương vào trao đổi thử chuyên đề này với Nguyễn Hồng Đức cùng các chú lính binh bét đi..., trước mắt bác hoặc đồng tình cách lý giải của línđã ..h binh bét này nhé...những câu Lê Nin viết không đóng ngoặc là vì quên mất số trang, số tập trong Lê Nin toàn tập nên mình thả tự do theo luật định và dạng "ý" thôi.
nhà bác nói hay thế nhỉ  ;D
tôi cũng nói ý nói nhị cái việc này rồi đấy , quảng cáo thì cứ nói toạc ra cho dễ nhớ dễ hiểu ... nay lại nói : THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI ,cho nó "chiết "cho nó xhcn , cho nó cộng sản
tương tự : TIẾN NHA NH , TIẾN MẠNH LÊN CNXH , BỎ QUA GIAI ĐOAN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA , cái bài đó  họ cũng vẫn nói là theo quy .. luật đấy chứ
nay nói : ĐỊNH HƯỚNG XHCN , tức là chưa đến xhcn , chưa đến xhcn nghĩa là nó đang ở chỗ nào ?nó ở chỗ nào thì nên để nó đúng với chỗ nó phải đứng , đấy là theo học thuyết mác xít lê nin nít hẳn hoi đấy nhé


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Ba, 2013, 09:42:16 am
Thưa các bác ,em cũng nghe ông Lê Nin nói thế này :

"...Giành được chính quyền đã khó ,nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn ..."

Em xin được hiểu như sau :

 Việc sửa đổi hiến pháp là nhằm vào việc giữ cho chính quyền vững hơn . KHÔNG HIỂU đất nước Liên xô cũ CÓ sửa đổi hay không sửa đổi hiến pháp theo cái kiểu gì ( pa-ghét-trôi-ca) chăng ? mà vào năm 1990 ,Liên xô là thành trì vững chắc của CHỦ NGHĨA XÃ HỘI bị sụp đổ . Xóa bỏ thể chế chính trị cũ ,cho phép đa nguyên đa đảng hoạt động ,nhà nước hoạt động theo chế độ tam quyền phân lập , vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản bị tước bỏ . có bầu tổng thống ,rập khuôn như mô hình các nước TƯ BẢN CHỦ NGHĨA . QUÂN ĐỘI không còn nằm trong tay -hoặc sai bảo của ĐẢNG CỘNG SẢN NỮA . do vậy mới có sự kiện tổng thống BÔ RÍT EN-XIN ra lệnh cho xe tăng nã pháo vào tòa nhà quốc hội

bắt các đại biểu dân cử phải đầu hàng . Đấy ! chủ nghĩa tư bản đang trên đà giãy chết mà nó giãy làm sao khỏe quá chăng ? làm cho thành trì vững chắc của chủ nghĩa  xã hội bị sụp đổ .

Vấn đề trên cũng đã được cụ Lê NIN và CÁC MÁC dạy rằng : " Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội luôn quanh co ,khúc khuỷu ,ghập ghềnh ,có lúc lại thụt lùi ..."

vậy các bác cứ yên chí đi chỉ thụt lùi chút xíu rồi lại tiến lên . Cố gắng nhiều hơn nữa để mai này tiến lên CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN  Con người sẽ được hưởng theo nhu cầu ,làm theo năng lực .  

Cũng ông LÊ NIN ông ấy nói : " Hãy để cho người nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ ..."
câu này thì em dốt quá không hiểu bác nào am hiểu cắt nghĩa được không ?



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 15 Tháng Ba, 2013, 09:54:48 am

          Bác chiensivodanh dạo này tài ghê ,nói chuyện về chính trị mà thông vanh vách , tui nghe thấy thích rùi đó  ;D
         @bác mig21-58 vấn đề cách gọi âu nó cũng chỉ là cách dùng từ cũng không có gìnghiêm trọng lắm ví như gọi lính thủy đánh bộ hay thủy quân lục chiến như nhau mà .Còn cái gọi như chủ tịch hội đồng bộ trưởng hay thủ tướng cũng là một nhưng mà nó xuất phát từ các bối cảnh khác nhau đấy ạ


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 15 Tháng Ba, 2013, 10:23:47 am
Thưa các bác mọi tranh luận của chúng ta là nhằm mục đích thảo luận xung quan vấn đề : dụ thảo sửa đổi HP1992 . Nhưng nhìn lại ta phải xác định rõ :
Cách mạng VN đang ở giai đoạn nào trên con đường tiến lên CNCS . Phải xác định được chính xác , thì mới có chiến lược đúng đắn :CÁI GÌ XÂY , CÁI GÌ CHỐNG . Chứ , phải không các cụ .
Cũng từ đó mới có thể sửa HP 1992 cho sát với tình hình hiện nay của CM Việt nam chứ các cụ .
Nhưng có một điều rất rõ ràng : Nếu ta vẫn đi theo con đường của chủ nghĩa Mác -Lê nin , thì kẻ thù truyền kiếp của CNCS là CNTB , vậy thì ta phải chống CNTB . Mà CNTB TRÊN THẾ GIỚI BÂY GIỜ là ai ? Điều này phải được xác định rõ trong HP mới .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 15 Tháng Ba, 2013, 10:33:34 am


      Cái này CSVD viết không biết có đúng không ???...vì mình không biết tiếng Nga nên không đọc được hiến pháp của họ thời đó...nhưng mình hiểu Việt Nam mình hồi đó chủ yếu tham khảo hiến pháp Nga và bài học thực tiến sự sụp đổ của phe XHCN để bổ sung Hiến pháp 1992, nghe nói Trung Quốc không có nhiều điều khoản như Nga và Việt Nam.

     Viện dẫn của bác CSVD...do vậy mới có sự kiện tổng thống BÔ RÍT EN-XIN ra lệnh cho xe tăng nã pháo vào tòa nhà quốc hội - có lẽ đây là lý do mình sửa Điều 45 của Hiến pháp 1992 chăng...bác CSVD lo xa thật đấy...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Ba, 2013, 12:55:28 pm
em là :" cứ việc người thì sáng ,việc nhà thì quáng " đây mời các bác đọc bài báo về việc tranh giành quyền lực giữa phe hành pháp và phe lập pháp của NGA . và đỉnh điểm của sự tranh giành là máu đã đổ ,nhiều người phải tù tội . còn kết cục ai thắng ai thua ,ai xấu ai tốt thế nào thì bản thân chưa đủ tầm để nhận xét .

http://vietbao.vn/The-gioi/Xe-tang-na-phao-o-Matxcova-10-nam-nhin-lai/10835453/162/ (http://vietbao.vn/The-gioi/Xe-tang-na-phao-o-Matxcova-10-nam-nhin-lai/10835453/162/)]


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: CCBTT trong 15 Tháng Ba, 2013, 01:22:46 pm
Sáng nay tổ trưởng dân phố đưa 1 xấp 78 trang, nhìn lướt thấy: BAN CHỈ ĐẠO....TÀI LIỆU TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN....
Mình vừa nhận tt đưa ngay 1 tờ và cây viết nói: Chị ký ghi rõ họ tên xong ghi chữ đồng ý chỗ này ạ, mình cười rất chi là tươi  ;D, nói :Ủa vậy ra từ 1992 họ làm sai hiến pháp nên giờ sửa hả em?
Đố các bác biết tổ trưởng chỗ em ở trả lời ntn ạ....?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Ba, 2013, 02:32:00 pm

   Rất tiếc Lê Nin chết sớm, khi mới giành chính quyền nên người chưa biết, chưa viết những nguyên tắc xây dựng CHXH...không kinh qua chủ nghĩa tư bản mà ta bây chừ đang phát triển theo định hướng XHCN. Đồng đội hãy mở các nghị quyết trước đây...chúng ta đang đi trên con đường của xã hội, xã hội chủ nghĩa từ nhiều chục năm trước rồi nhé...đồng đội ơi..giờ ta lại đang đi trên con đường định hướng XHCN đấy- hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau đấy bác Nguyễn Hồng Đức nhé...Chính quyền Xô viết là gì ??? ; CN hóa là gì ??? điện khí hóa là gì ??? giờ vùng sâu, vùng xa của ta cũng có điện rồi nhe, liệu có gọi là điện khí hóa không ???; ta có chính quyền Xô viết rồi nhé - Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hẳn hoi thì tại sao cương lĩnh của Đảng và chính sách của nhà nước thời kỳ này lại nói...thời kỳ đính hướng XHCN là sao vậy đồng đội.


Kiến trúc sư trưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học V. Lê nin tạ thế vào tháng 2 năm 1924. Tuy cách mạng thành công năm 1917 nhưng vì nội chiến nên 1920 Ông mới có điều kiện thực hiện những ý tưởng kinh tế của mình: Công nghiệp hóa và điện khí hóa, tập thể hóa nông nghiệp, kế hoạch hóa tập trung trên phạm vi toàn quốc…

Đúng như bác XX đã viết, rất tiếc Lê nin mất sớm bởi mọi việc còn đang dang dở. Quan trọng nhất là khi cỗ máy bắt đầu hoạt động, Ông đã phát hiện ra những khiếm khuyết, sự chưa hoàn chỉnh của cỗ máy vĩ đại đó. Với bộ óc thiên tài và sự tự tin hiếm thấy, Ông đã chỉ đích danh những sai sót đó và muốn bắt tay vào sửa chữa. Nhưng tiếc rằng cái chết đã ngăn cản Ông.

Câu nói nổi tiếng mà các bác trích dẫn: Chính quyền Xô viết + Điện khí hóa toàn Nga = Chủ nghĩa cộng sản, là câu nói từ năm 1921. Sau này Ông đã nhìn nhận lại: Chúng ta cũng chưa đủ khả năng để có thể trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có được những tiền đề chính trị về mặt đó.(Lê-nin toàn tập, “Thà ít mà tốt”, tập 45, tr. 458.)

Trong nông nghiệp, vấn đề HTX hoặc nông trang cấp cao-Vốn là đề tài Ông rất quan tâm và ra nhiều quyết sách lớn-Ông cũng phát hiện ra những điều không ổn. Trong: Những trang nhật ký ngày 2-1-1923, Ông viết rằng: Không thể đưa ngay vào nông thôn những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa một cách vô điều kiện. Chừng nào chúng ta còn chưa có được một cơ sở vật chất ở nông thôn cho chủ nghĩa cộng sản, thì làm như thế có thể nói là một việc có hại, một việc nguy hiểm cho chủ nghĩa cộng sản.

Không ai có thể tránh hết được những sai sót. Điều quan trọng là nhận biết điều còn hạn chế và kiên quyết sửa chữa. Nó là yếu tố quyết định sự phát triển. Xét theo khía cạnh đó thì tấm gương của V.I Lê nin rất đáng để mọi người học tập.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Ba, 2013, 02:34:24 pm
Sáng nay tổ trưởng dân phố đưa 1 xấp 78 trang, nhìn lướt thấy: BAN CHỈ ĐẠO....TÀI LIỆU TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN....
Mình vừa nhận tt đưa ngay 1 tờ và cây viết nói: Chị ký ghi rõ họ tên xong ghi chữ đồng ý chỗ này ạ, mình cười rất chi là tươi  ;D, nói :Ủa vậy ra từ 1992 họ làm sai hiến pháp nên giờ sửa hả em?
Đố các bác biết tổ trưởng chỗ em ở trả lời ntn ạ....?

 Bà chị CCBTT chỉ được cái bắt ne bắt nét "làm khó" cán bộ cấp cơ sở. ;D

 Một xấp tài liệu tới 78 trang của sửa đổi hiến pháp 1992 nếu đọc và ngâm cứu cho kỹ để hiểu được từng câu từng chữ một cách cặn kẽ nhất thì ít nhất cũng phải mất 1 tháng, đọc nhanh, đọc để gọi là đọc và đọc xong mà chưa hiểu gì nhiều thì cũng hết 1 ngày là ít. Vậy mà đưa xấp tài liệu và đưa luôn cho cây bút bảo ký thì khác nào các ông các bà cán bộ cấp cơ sở ký luôn cho khỏi rách việc. ;D

 Ghi rõ họ tên và địa chỉ. ;D Ý kiến "xuôi chiều" thì không sao, ý kiến "ngược chiều" thì bà chị CCBTT được đi ăn "cơm cân" là cái chắc. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 15 Tháng Ba, 2013, 02:49:09 pm
Sáng nay tổ trưởng dân phố đưa 1 xấp 78 trang, nhìn lướt thấy: BAN CHỈ ĐẠO....TÀI LIỆU TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN....
Mình vừa nhận tt đưa ngay 1 tờ và cây viết nói: Chị ký ghi rõ họ tên xong ghi chữ đồng ý chỗ này ạ, mình cười rất chi là tươi  ;D, nói :Ủa vậy ra từ 1992 họ làm sai hiến pháp nên giờ sửa hả em?
Đố các bác biết tổ trưởng chỗ em ở trả lời ntn ạ....?

 Bà chị CCBTT chỉ được cái bắt ne bắt nét "làm khó" cán bộ cấp cơ sở. ;D

 Một xấp tài liệu tới 78 trang của sửa đổi hiến pháp 1992 nếu đọc và ngâm cứu cho kỹ để hiểu được từng câu từng chữ một cách cặn kẽ nhất thì ít nhất cũng phải mất 1 tháng, đọc nhanh, đọc để gọi là đọc và đọc xong mà chưa hiểu gì nhiều thì cũng hết 1 ngày là ít. Vậy mà đưa xấp tài liệu và đưa luôn cho cây bút bảo ký thì khác nào các ông các bà cán bộ cấp cơ sở ký luôn cho khỏi rách việc. ;D

 Ghi rõ họ tên và địa chỉ. ;D Ý kiến "xuôi chiều" thì không sao, ý kiến "ngược chiều" thì bà chị CCBTT được đi ăn "cơm cân" là cái chắc. ;D


             Chào các bác CCB ! Cứ theo nội dung bài viết cuả bác BY thì các CCB nhà mình quả là có tinh thần dũng khí của người lính , không sợ "TỐN" thời gian thi đua thảo luận ngược xuôi để có ý kiến đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi HP .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 05:48:55 pm
Sáng nay tổ trưởng dân phố đưa 1 xấp 78 trang, nhìn lướt thấy: BAN CHỈ ĐẠO....TÀI LIỆU TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN....
Mình vừa nhận tt đưa ngay 1 tờ và cây viết nói: Chị ký ghi rõ họ tên xong ghi chữ đồng ý chỗ này ạ, mình cười rất chi là tươi  ;D, nói :Ủa vậy ra từ 1992 họ làm sai hiến pháp nên giờ sửa hả em?
Đố các bác biết tổ trưởng chỗ em ở trả lời ntn ạ....?

 Bà chị CCBTT chỉ được cái bắt ne bắt nét "làm khó" cán bộ cấp cơ sở. ;D

 Một xấp tài liệu tới 78 trang của sửa đổi hiến pháp 1992 nếu đọc và ngâm cứu cho kỹ để hiểu được từng câu từng chữ một cách cặn kẽ nhất thì ít nhất cũng phải mất 1 tháng, đọc nhanh, đọc để gọi là đọc và đọc xong mà chưa hiểu gì nhiều thì cũng hết 1 ngày là ít. Vậy mà đưa xấp tài liệu và đưa luôn cho cây bút bảo ký thì khác nào các ông các bà cán bộ cấp cơ sở ký luôn cho khỏi rách việc. ;D

 Ghi rõ họ tên và địa chỉ. ;D Ý kiến "xuôi chiều" thì không sao, ý kiến "ngược chiều" thì bà chị CCBTT được đi ăn "cơm cân" là cái chắc. ;D

Tôi chắc cũng sẽ vặn vẹo như thế thôi , nhưng sẽ bẩu là để tôi còn đọc và ngâm kíu đã ,vài hôm trả lại và sẽ bẩu là không ý kiến gì cả , nói đọc không hiểu , hoặc cáo ốm không chơi nữa  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 15 Tháng Ba, 2013, 05:56:44 pm

          Bác chiensivodanh dạo này tài ghê ,nói chuyện về chính trị mà thông vanh vách , tui nghe thấy thích rùi đó  ;D
         @bác mig21-58 vấn đề cách gọi âu nó cũng chỉ là cách dùng từ cũng không có gìnghiêm trọng lắm ví như gọi lính thủy đánh bộ hay thủy quân lục chiến như nhau mà .Còn cái gọi như chủ tịch hội đồng bộ trưởng hay thủ tướng cũng là một nhưng mà nó xuất phát từ các bối cảnh khác nhau đấy ạ
Tacuws mổ xẻ , bình loạn thế thôi , chứ riêng tôi , vẫn cho là : độc tài , tư bản , vua chúa hay cộng sản .. chả quan trọng , quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu nhà nước(minh chúa) phải có tài , còn cộng sản mà như mao trạch đông thì dân khổ , độc tài như pác chung hi , lý quang diệu thì dân giàu , cộng sản như đặng tiểu bình dân cũng giàu  .... ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Ba, 2013, 08:23:45 pm
Hi hi, xem ra các bác CCB nhà ta đóng góp chưa được mấy nhưng tán vào tán ra thì nhiều. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Ba, 2013, 11:06:17 pm

Tacuws mổ xẻ , bình loạn thế thôi , chứ riêng tôi , vẫn cho là : độc tài , tư bản , vua chúa hay cộng sản .. chả quan trọng , quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu nhà nước(minh chúa) phải có tài , còn cộng sản mà như mao trạch đông thì dân khổ , độc tài như pác chung hi , lý quang diệu thì dân giàu , cộng sản như đặng tiểu bình dân cũng giàu  .... ;D

Ông Đặng Tiểu Bình là một vị lãnh đạo cao cấp trong đảng cộng sản Trung quốc ,người được nhận giải thưởng NOBEL về hòa bình có nói như thế này  Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là:
“    Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.    ”

Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, ông nói một câu khó quên được Trung Quốc truyền hình trực tiếp:
“    Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học.    ”

- Theo em nghĩ ống ấy nói " Mèo đen và mèo trắng " là ống ấy ám chỉ chế độ chính trị nào cũng được miễn sao cho dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh . Cũng vì có tư tưởng đó nên ông ta bị đảng cs TRUNG QUỐC đánh giá là theo Tư bản chủ nghĩa ,bị cách chức tước bỏ mọi quyền lợi . một thời gian sau lại được phục chức . Và ông ấy chủ động đánh VN năm 1979 .

nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh)



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 16 Tháng Ba, 2013, 12:31:06 am
 ;D ;D các bác tán nhiều, nhà em đọc cũng thấy khoái ựa.. ;D ;D
em nhớ ko nhầm thì câu :   Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.- câu nỳ có từ xưa roài mà - hềnh như là liên quan đến Nho học - chứ ổng Đặng chỉ phát ngôn lại thôi-
theo nhà em thì với câu này phải xét trên nhiều bình diện - chớ cuối cùng " để cho dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh " thì chế độ chính trị nào cũng có thể nêu ra, như kiểu :tự do - bình đẳng - bác ái kiểu mấy bố Pháp mà chả bao giờ thực hiện thì -- :D :D nhà em chả chơi ;D ;D
 :-\ :-\ riêng về ảnh láng giềng láng tỏi trung quốc thì - ảnh cứ rêu rao là lấy CN Mác theo đặc sắc tq - nhưng bản chất là tư duy dân tộc hẹp hòi, đòi là nước lớn - toàn chơi bẩn, ném đá giấu tay - ngậm máu phun người - chỉ lấy CN Mác là vỏ bọc công cụ để rêu rao thôi ạ.
 ;) ;) ;) chuyển về chủ đề chính :
hôm nay trên thời sự vtv có nói vấn đề về 1 số kẻ đòi đổi tên nước - vấn đề này hơi giông giống nên em xin trích câu của cụ Hồ khi nói về đổi quốc kỳ:"... Bây giờ thì trừ hai mươi lăm triệu đồng bào ra còn không ai có quyền gì mà đòi thay đổi quốc kỳ " (nguồn :Văn phòng Quốc Hội, Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam. Nxb  Chính trị quốc gia, 1998.tr 29)
suy ra với vấn đề trên thì : "bây giờ trừ chín mươi triệu đồng bào ra còn không ai có quyền gì mà đòi thay đổi tên nước" ;D ;D
ý các bác thế nào ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2013, 01:22:23 am
Bạn danhthanh vừa bắn Abram vừa bàn chính trị giỏi thế. Theo tớ bây giờ chẳng có đổi gì nữa, không có tiền làm việc đó đâu và cũng chẳng có lý do gì xác đáng, tên nước thể hiện lý tưởng của nhân dân ta cơ mà. Tớ lại khoái ý bác xuanxoan. Từ vườn hoa Canh Nông, Lê-nin quan sát thực tiễn Việt Nam và Người rút ra kết luận như sau: chủ nghĩa xã hội là chính quyền xô viết+kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Người đang viết "Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng" thay cho cuốn cũ "Nhà nước và Cách mạng", khi nào xong sẽ kêu gọi toàn thế giới làm cách mạng vô sản lần nữa. Còn một ý nữa Người đang chờ bác nguyenhongduc vì mới được vế XÂY thôi, hi hi.  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 16 Tháng Ba, 2013, 08:10:41 am
;D ;D các bác tán nhiều, nhà em đọc cũng thấy khoái ựa.. ;D ;D
em nhớ ko nhầm thì câu :   Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.- câu nỳ có từ xưa roài mà - hềnh như là liên quan đến Nho học - chứ ổng Đặng chỉ phát ngôn lại thôi-
theo nhà em thì với câu này phải xét trên nhiều bình diện - chớ cuối cùng " để cho dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh " thì chế độ chính trị nào cũng có thể nêu ra, như kiểu :tự do - bình đẳng - bác ái kiểu mấy bố Pháp mà chả bao giờ thực hiện thì -- :D :D nhà em chả chơi ;D ;D
 :-\ :-\ riêng về ảnh láng giềng láng tỏi trung quốc thì - ảnh cứ rêu rao là lấy CN Mác theo đặc sắc tq - nhưng bản chất là tư duy dân tộc hẹp hòi, đòi là nước lớn - toàn chơi bẩn, ném đá giấu tay - ngậm máu phun người - chỉ lấy CN Mác là vỏ bọc công cụ để rêu rao thôi ạ.
 ;) ;) ;) chuyển về chủ đề chính :
hôm nay trên thời sự vtv có nói vấn đề về 1 số kẻ đòi đổi tên nước - vấn đề này hơi giông giống nên em xin trích câu của cụ Hồ khi nói về đổi quốc kỳ:"... Bây giờ thì trừ hai mươi lăm triệu đồng bào ra còn không ai có quyền gì mà đòi thay đổi quốc kỳ " (nguồn :Văn phòng Quốc Hội, Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam. Nxb  Chính trị quốc gia, 1998.tr 29)
suy ra với vấn đề trên thì : "bây giờ trừ chín mươi triệu đồng bào ra còn không ai có quyền gì mà đòi thay đổi tên nước" ;D ;D
ý các bác thế nào ạ.

Tên là gì cũng chả quan trọng , có thể một số ngài (vị)muốn đổi tên nước để nhằm mục đích khác
riêng tôi tên là gì không quan trọng , cứ để CHXHCNVN , nhưng cái cốt lõi là làm thế nào để dân giàu , nước mạnh , đấy mới là cốt lõi của vấn đề
-Ta lại quay lại điều 4 , cái điều mà nhiều thế lực muốn bác bỏ , riêng tôi không bác bỏ nó , mà điều cốt tử , chính là đảng ấy hoạt động thế nào thôi , nếu là đảng vì dân , do dân ... thì nên để cho dân giám sát thật sự , có cơ chế thật sự dân chủ trong đảng , đảng ấy phải thật sự trong sạch và vững mạnh , một cá nhân ( độc tài )nó còn làm cho dân giàu , nước mạnh được cơ mà .còn nếu cứ như mấy năm nay .. thì thực sự là  đảng không còn mạnh nữa
+ nhân chuyện này tôi kể một câu chuyện của tôi , xảy ra vài năm rồi ,hồi đó đang triển khai học tập đạo đức bác hồ , lấy ý kiến dân về mức độ tín nhiệm ,tay cán bộ tổ chức đảng ủy ( tay này lính sư 320 đánh pốt về)xuống làm việc , cùng các ban nghàng đoàn thể , khi dân chúng đã đông , hắn nói mục đích , yêu cầu .... vân vân .
có vài ý kiến người dân , rồi tôi có ý kiến , tôi nói rằng chuyện phiếu thấp hay cao có ảnh hưởng gì đến chức vụ , quyền lực mà các đảng viên họ đang nắm hay không ? hắn nói có ,và một tràng linh tinh nữa ,tội mới nói rằng , dân ở đây họ không quan tâm lắm tới việc đó đâu ,nó thế nào kỉ luật ra sao .. là việc của các vị . riêng tôi , chỉ quan tâm tới một việc rất nhỏ , đó là kết quả của cuộc thăm dò hôm nay , phải được công khại ngay , đồng thời phát trên loa phường thôi , lý do thì đã rõ chúng tôi muốn biết kết quả nó ra sao , đồng thời vinh danh những đảng viên có đạo đức , lối sống tốt , và vạch mặt những ai không tốt .. để họ có hướng phấn đấu , nếu không thực hiện được điều này , thì chúng tôi không thăm dò , bỏ phiếu gì hết vì đây không phải là bầu cử , chúng tôi không có nghĩa vụ hay trách nhiệm gì ở đây cả , bà còn vỗ tay rầm rầm .
tay này ngĩ một lúc , rồi nói đồng ý như vậy , cuộc thăm dò diễn ra , nhưng kết quả không công bố công khai ....
nói về  chuyện này , để nói lên rằng cơ chế giám sát chưa minh bạch , đảng viên không có động lực để phấn đấu tu dưỡng
tất cả nó biến hóa thành : bằng lòng , bằng tiền , bằng tình .....dẫn đến uy tín , tính chiến đấu không còn nữa , và đảng yếu dần đi , lụn bại đi , ngay cái chuyện khai tài sản thôi , đã làm được đến đâu ? kết quả thế nào , để làm gì ... gần chục năm nay rồi triển khai để làm gì nhỉ ?

Vậy thỉ rất đơn giản và ngắn gọn : ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN . ô ki , tốt thôi , nhưng vấn đề cốt tử chính là đảng hoạt động thế nào , cơ chế giám sát của dân ra sao , có sát thực tế không , có hiệu lực không , có hiệu quả không ?
còn nếu không , dù đảng có cố tình cầm quyền chắc là được thôi , nhưng chính đảng bị yếu đi , bị phân hóa ....
chuyện đông âu năm 1989 về cơ bản trừ ba lan , tiệp khắc ., còn cầm quyền sau khi lật đổ chính quyền , thì toàn là đảng viên cộng sản gộc đấy chứ  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 16 Tháng Ba, 2013, 08:55:59 am
Hi hi, xem ra các bác CCB nhà ta đóng góp chưa được mấy nhưng tán vào tán ra thì nhiều. ;D

    Đùa mà thật đấy anh hai à...cái "lý", cái "thú" việc góp ý đều ở trang này đấy, nó không khô như bộ xương, không ươt át như trái tim non -  bộ xương già ấp ủ trái tim non là đây đấy...hi hì..


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2013, 09:01:08 am
Hi hi, thế đấy bác xuanxoan ạ. Bác Mig nói đúng ra phết nhể, cái mà người dân người ta băn khoăn rồi bức xúc nọ kia chính là chỗ đó. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 16 Tháng Ba, 2013, 09:19:50 am

Tacuws mổ xẻ , bình loạn thế thôi , chứ riêng tôi , vẫn cho là : độc tài , tư bản , vua chúa hay cộng sản .. chả quan trọng , quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu nhà nước(minh chúa) phải có tài , còn cộng sản mà như mao trạch đông thì dân khổ , độc tài như pác chung hi , lý quang diệu thì dân giàu , cộng sản như đặng tiểu bình dân cũng giàu  .... ;D

Ông Đặng Tiểu Bình là một vị lãnh đạo cao cấp trong đảng cộng sản Trung quốc ,người được nhận giải thưởng NOBEL về hòa bình có nói như thế này  Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là:
“    Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.    ”

Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, ông nói một câu khó quên được Trung Quốc truyền hình trực tiếp:
“    Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học.    ”

- Theo em nghĩ ống ấy nói " Mèo đen và mèo trắng " là ống ấy ám chỉ chế độ chính trị nào cũng được miễn sao cho dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh . Cũng vì có tư tưởng đó nên ông ta bị đảng cs TRUNG QUỐC đánh giá là theo Tư bản chủ nghĩa ,bị cách chức tước bỏ mọi quyền lợi . một thời gian sau lại được phục chức . Và ông ấy chủ động đánh VN năm 1979 .

nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh)


-----------
Thưa các bác Người đứng đầu nhà nước chưa chắc đã quyết định được vận mệnh của một quốc gia đâu các bác ạ. Tôi xin lấy nước Mỹ để chứng minh : khi Mỹ tiến hàng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam , tổng thống Mỹ lúc đó J.F.Kennedy vì đi lệch đường lối của đảng cầm quyền mà bị ám sát đó sao , Ngô đình Diệm -Tổng thống VNCH cũng cùng số phận đó .Sau này R.Rigân vị TT diều  hâu cũng bị ám sát hụt ...từ đó cho thấy : trong thế giới tư bản : quyền lực tối cao nằm trong tay các tập đoàn tư bản .
Ở nước ta  Đảng CSVN là đảng cầm quyền -tức là Đảng để ra chủ trương , đường lối và THÔNG QUA NHÀ NƯỚC để thục hiện những chủ trương , đường lối đó ....
Kính.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 16 Tháng Ba, 2013, 10:13:52 am

Tacuws mổ xẻ , bình loạn thế thôi , chứ riêng tôi , vẫn cho là : độc tài , tư bản , vua chúa hay cộng sản .. chả quan trọng , quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu nhà nước(minh chúa) phải có tài , còn cộng sản mà như mao trạch đông thì dân khổ , độc tài như pác chung hi , lý quang diệu thì dân giàu , cộng sản như đặng tiểu bình dân cũng giàu  .... ;D

Ông Đặng Tiểu Bình là một vị lãnh đạo cao cấp trong đảng cộng sản Trung quốc ,người được nhận giải thưởng NOBEL về hòa bình có nói như thế này  Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là:
“    Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.    ”

Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, ông nói một câu khó quên được Trung Quốc truyền hình trực tiếp:
“    Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học.    ”

- Theo em nghĩ ống ấy nói " Mèo đen và mèo trắng " là ống ấy ám chỉ chế độ chính trị nào cũng được miễn sao cho dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh . Cũng vì có tư tưởng đó nên ông ta bị đảng cs TRUNG QUỐC đánh giá là theo Tư bản chủ nghĩa ,bị cách chức tước bỏ mọi quyền lợi . một thời gian sau lại được phục chức . Và ông ấy chủ động đánh VN năm 1979 .

nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh)


-----------
Thưa các bác Người đứng đầu nhà nước chưa chắc đã quyết định được vận mệnh của một quốc gia đâu các bác ạ. Tôi xin lấy nước Mỹ để chứng minh : khi Mỹ tiến hàng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam , tổng thống Mỹ lúc đó J.F.Kennedy vì đi lệch đường lối của đảng cầm quyền mà bị ám sát đó sao , Ngô đình Diệm -Tổng thống VNCH cũng cùng số phận đó .Sau này R.Rigân vị TT diều  hâu cũng bị ám sát hụt ...từ đó cho thấy : trong thế giới tư bản : quyền lực tối cao nằm trong tay các tập đoàn tư bản .
Ở nước ta  Đảng CSVN là đảng cầm quyền -tức là Đảng để ra chủ trương , đường lối và THÔNG QUA NHÀ NƯỚC để thục hiện những chủ trương , đường lối đó ....
Kính.

Theo tôi MINH CHÚA vẫn là điều kiện tiên quyết , tất nhiên làm chính trị phải có rủi ro , phải có thủ đoạn , bản chất trần trụi của nó là thủ đoạn
nếu minh chúa nào giỏi thì trị được hết , khi xem phim THỜI ĐẠI ANH HÙNG của hàn quốc , thấy pac chung hy nó thiết quân luật luôn , thằng nào chống đối bắt tù luôn , nếu quá khích bắn luôn , lịch sử hàn quốc có lẽ chỉ như mã lai,nếu không có pac chung hi
--------------------------------------------------
lại nói chuyện thời kỳ quá độ , tiến nhanh , tiến mạnh , tiến vững chắc lên cnxh .thời đó cái gì cũng chung , sân phơi chung , trâu bò nông cụ chung , máy móc chung bếp ăn chung ..... những có lẽ sợ nhất , hãi nhất đó là cái HỐ XÍ CÔNG CỘNG , nhất là hố xí công cộng bệnh viện ,bác nào lắm văn tả hộ cái này cái  ;D
 -chuyện htx bậc cao thời đó , có nhiều chuyện cười ra nước mắt .
chả là ngoài chuyện máy cày ( trâu đỏ )của xí nghiệp cơ khí nông nghiệp huyện , thì htx nào khá thì có 1-2  con trâu đỏ nữa , đến vụ xuống đồng ,cờ rong trống đánh , mở hội xuống đồng , nhưng chết nổi của chung chả ai là chủ cả ,các chú lái máy làm dối , cày lỏi , bừa dối .... thành ra ban quản trị nghĩ cách bồi dưỡng , thế là mọi việc hanh thông , nhưng dân thì bức xúc chửi thầm , rồi chửi ra mặt .
họ có bài vè khá nổi tiếng thế này :TRÂU ĐEN ĂN CỎ , TRÂU ĐỎ ĂN GÀ ,TRÂU GIÀ DA BỊ LỘT . trâu đỏ ăn gà , thì phải có người tiếp , thôi thì từ chủ nhiệm đến đội trưởng , thư ký ... nhiều lắm ,đóng vai ăn theo , như vậy lẽ ra 1 con gà cho trâu đỏ , thì nay phải thêm vài con nữa , thế nên htx làm sao mà phát triển được , không rã đám mới là lạ
-htx nào khá lại có trại chăn nuôi lợn , có hẳn 1 phó chủ nhiệm chăn nuôi hẳn hoi , lợn nuôi nhiều , cứ thóc kho mà cho nó ăn , mà đã chăn nuôi thì phải có dịch ,bệnh , thi thoảng một con lăn ra chết , ban chủ nhiệm lại thịt đánh chén , lúc đầu thì lợn chết , sau chén nhiều thành quen   không dịch cũng chết, để phục vụ cho cái khoái khẩu của cán bộ htx ,để cho tiện , họ làm hẳn một cái hố vừa con lợn tạ, bằng bê tông hăn hoi  ,chọc tiết xong thả lợn vào đó giội i nước sôi vào cho tiện, ăn nhiều quá , chén nhiều quá ... dân sống ở gần biết được quy luật , nên vào ăn vụng , cứ rình lúc trụ sở htx đỏ lửa là rình gần bếp , chờ sơ hở là vào , hôm thì làm cái xỏ , hôm cỗ lòng , hôm bát tiết canh ... họ biết nhưng không dám kêu
gần đó có chú thương binh , cũng thực hiện cái môn đó ( ăn vụng ). m ất nhiều quá thành ra cán bộ cay ,canh giữ cẩn thận hơn ,ăn vũng ngày một khó , chú thương binh này tức quá , lẻn vào bổ cứt vào nồi luộc thịt , khi ăn các cán bộ cứ đổ tại thằng bếp làm lòng không kỹ , cãi nhau ỏm tổi , chú thương binh say rượu chạy ra sân trụ sở nói luôn , là ông bỏ cứt vào nồi thịt đấy  ;D mấy bố ăn mất rồi ,mửa ra không được nữa , chỉ khạc nhổ thôi
câu chuyện này có thật 100% đấy , chú thương binh ấy hiện đã chết mấy năm rồi , vì uống nhiều rượu quá  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 16 Tháng Ba, 2013, 01:46:09 pm

Thưa các bác Người đứng đầu nhà nước chưa chắc đã quyết định được vận mệnh của một quốc gia đâu các bác ạ. Tôi xin lấy nước Mỹ để chứng minh : khi Mỹ tiến hàng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam , tổng thống Mỹ lúc đó J.F.Kennedy vì đi lệch đường lối của đảng cầm quyền mà bị ám sát đó sao , Ngô đình Diệm -Tổng thống VNCH cũng cùng số phận đó .Sau này R.Rigân vị TT diều  hâu cũng bị ám sát hụt ...từ đó cho thấy : trong thế giới tư bản : quyền lực tối cao nằm trong tay các tập đoàn tư bản .
Ở nước ta  Đảng CSVN là đảng cầm quyền -tức là Đảng để ra chủ trương , đường lối và THÔNG QUA NHÀ NƯỚC để thục hiện những chủ trương , đường lối đó ....
Kính.

Ý kiến của bác là đúng rùi, nhưng trong những tình hình cụ thể hoặc 1 giai đoạn cụ thể, thì vai trò của cá nhân rất quan trọng.
Điều này, bác mig21-58 dẫn chứng và chứng minh nhiều lần rồi mà. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 16 Tháng Ba, 2013, 01:54:31 pm

Thưa các bác Người đứng đầu nhà nước chưa chắc đã quyết định được vận mệnh của một quốc gia đâu các bác ạ. Tôi xin lấy nước Mỹ để chứng minh : khi Mỹ tiến hàng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam , tổng thống Mỹ lúc đó J.F.Kennedy vì đi lệch đường lối của đảng cầm quyền mà bị ám sát đó sao , Ngô đình Diệm -Tổng thống VNCH cũng cùng số phận đó .Sau này R.Rigân vị TT diều  hâu cũng bị ám sát hụt ...từ đó cho thấy : trong thế giới tư bản : quyền lực tối cao nằm trong tay các tập đoàn tư bản .
Ở nước ta  Đảng CSVN là đảng cầm quyền -tức là Đảng để ra chủ trương , đường lối và THÔNG QUA NHÀ NƯỚC để thục hiện những chủ trương , đường lối đó ....
Kính.

Ý kiến của bác là đúng rùi, nhưng trong những tình hình cụ thể hoặc 1 giai đoạn cụ thể, thì vai trò của cá nhân rất quan trọng.
Điều này, bác mig21-58 dẫn chứng và chứng minh nhiều lần rồi mà. ;D

                 Các bác nhớ lại xem sau năm 1969 ,quyết định mọi vấn đề của đất nước có phải là bộ chính trị mà đứng đầu là tổng bí thư Lê Duẩn hay không .Căn cứ đó sẽ là cơ sở để so sánh với bây giờ .TQ tổng bí thư với chủ tịch nước thì đã sao .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 16 Tháng Ba, 2013, 02:24:38 pm
                 Các bác nhớ lại xem sau năm 1969 ,quyết định mọi vấn đề của đất nước có phải là bộ chính trị mà đứng đầu là tổng bí thư Lê Duẩn hay không .Căn cứ đó sẽ là cơ sở để so sánh với bây giờ .TQ tổng bí thư với chủ tịch nước thì đã sao .

Bây giờ vẫn thế Bộ chính trị có 14 ông bà cả thảy , gọi là 14 ủy viên bộ chính trị Đứng đầu là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng . CÁI QUAN TRỌNG LÀ : trong đó phải có : Tổng bí thư ,Chủ tịch nước , chủ tịch quốc hội ,thủ tướng , bộ trưởng quốc phòng ,bộ trưởng công an ...và một số vị đứng đầu một số cơ quan ngang hoặc lớn hơn bộ , có cả bí thư thành ủy của một thành phố đông dân nhất nước .

CHắc chắn vận mệnh đất nước ,những quyết định quan trọng -đối nội hoặc ngoại đều phải được 14 ông này đồng thuận .

đây mời các bác xem mặt và lý lịch của 14 ông bà lớn đây :

http://dantri.com.vn/su-kien/danh-sach-va-tieu-su-14-uy-vien-bo-chinh-tri-khoa-xi-452256.htm (http://dantri.com.vn/su-kien/danh-sach-va-tieu-su-14-uy-vien-bo-chinh-tri-khoa-xi-452256.htm)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2013, 03:54:22 pm
Theo link của bác chiensivodanh xem thì thấy không có cụ nào trong 14 cụ xuất thân công nhân cả các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 16 Tháng Ba, 2013, 04:31:18 pm
Em đố các bác trong 14 ủy viên bộ chính trị hiện hành ,ai là người xuất thân từ y tá trong kháng chiến .?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2013, 04:40:28 pm
Hầy dà, nhạy cảm à, bác chiensivodanh đóng góp cho dự thảo đi thôi, không đi sâu đời tư nhá.
Hợp nhất TBT với Chủ tịch Nước theo tôi là chuẩn nhất, chắc rồi sớm muộn cũng theo hướng đó. Có lẽ các cụ chưa quyết nên chưa đưa vào dự thảo.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 16 Tháng Ba, 2013, 05:07:14 pm
Em đố các bác trong 14 ủy viên bộ chính trị hiện hành ,ai là người xuất thân từ y tá trong kháng chiến .?

   Bác CSVD hài hước ghê ! Đọc theo đường link của bác ai chả nhìn thấy rành rành đồng chí nào từng phục vụ trong kháng chiến, đồng chí nào có nhõn mỗi cái ' ngày tham gia cách mạng " .

  Chỉ sợ bác hỏi trên đời này có ai học hai năm lấy 3 bằng cử nhân không thì ...em chịu !  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 16 Tháng Ba, 2013, 08:37:41 pm
Em đố các bác trong 14 ủy viên bộ chính trị hiện hành ,ai là người xuất thân từ y tá trong kháng chiến .?
Tôi nghĩ điều này chả có gì quan trọng cả đâu , ngay ông bộ trưởng y tế trước kia cũng là y sĩ trong kc chống mỹ , chiến đấu ở quảng trị


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2013, 01:10:09 am
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/du-thao-hien-phap-chua-the-hien-ro-quyen-cua-dan/

Dự thảo Hiến pháp chưa thể hiện rõ quyền của dân

Góp ý sửa đổi Hiến pháp ngày 22/2, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo chưa thể hiện được tinh thần quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và đề nghị soạn thảo lại văn bản này.
> 'Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng'

Ngày 22/2, Văn phòng Quốc hội và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông Nguyễn Văn Yểu, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, yêu cầu tối cao của việc sửa đổi hiến pháp là tập trung làm rõ mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, quyền con người, quyền công dân. Đối chiếu với yêu cầu đó, ông Yểu cho rằng, nội dung thể hiện của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là chưa đạt yêu cầu.

"Nhân dân mong đợi Hiến pháp phải thể hiện cho được trên thực tế quyền lực thuộc về nhân dân cũng như thể hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam", nguyên Phó chủ tịch Quốc hội nói.

Ngoài ra, liên quan tới cơ chế bảo hiến mà ông nhận định là "hiện nay hiệu quả thấp", ông Nguyễn Văn Yểu cho rằng, nếu quy định hội đồng này chỉ có chức năng "tư vấn" thì phải bàn lại. Nếu cần, phải bàn ở cấp Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương.

Còn nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển thì nêu lại hai nguyên tắc mà Đảng đề ra lúc sửa hiến pháp, đó là phải đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát thực hiện giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. "Nhưng tại điều 74, 75 của dự thảo này lại nói Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, cơ quan giám sát tối cao. Thế thì có thống nhất với nhau không?", ông Khiển đặt câu hỏi.

Dẫn ra những quy định cụ thể tại các điều 6, 30, 124 của dự thảo với các cụm từ "Quốc hội quyết định" việc trưng cầu ý dân, quyết định phúc quyết, ông Khiển đặt câu hỏi: "Thế thì nhân dân thực hiện quyền dân chủ chỗ nào? Hình như ban soạn thảo vẫn theo xu hướng tập trung quyền cho Quốc hội, như vậy không đạt yêu cầu của Đảng đề ra".

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật còn nêu hàng loạt quy định cụ thể mà ông cho rằng chưa hợp lý trong dự thảo và đề nghị Ban biên tập giúp ban dự thảo nghiên cứu soạn thảo lại dự thảo hiến pháp. "Không phủ nhận những điểm mới trong dự thảo nhưng dường như nó mới nhú lên thôi, chưa nở hoa, nở lá", ông Khiển nói.

Đề cập tới việc phân chia, kiểm soát quyền lực, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội) cho rằng, khác với các nước, hiến pháp của các nước XHCN phải thể hiện được mối quan hệ giữa ba bên là nhân dân, Đảng Cộng sản cầm quyền và nhà nước.

Giáo sư Thuyết cho rằng, cần quy định rõ phương thức lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối hiện nay. "Không có những quy định này, rất có thể dẫn đến xung đột quyền lực hoặc quyền lực của nhiều chủ thể mang tính hình thức", ông Nguyễn Minh Thuyết nói.

Dẫn chứng cụ thể theo ông là quy định về Chủ tịch nước (tại điều 93 dự thảo) "thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân" trong khi người thực sự thống lĩnh là Bí thư Quân ủy trung ương (tức Tổng bí thư); hay hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng nhưng Chủ tịch nước không thể thực hiện điều này nếu không có nghị quyết của Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành trung ương.

Trước ảnh hưởng quyết định của hiến pháp tới đất nước, nhân dân, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đề nghị, dự thảo sửa đổi cần được chuẩn bị một cách chu đáo nhất. "Nếu cần thì kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến để có một bản hiến pháp thực sự văn minh, dân chủ, tạo bước ngoặt mới cho đất nước cất cánh bay lên", ông nói.

Nguyễn Hưng


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2013, 01:13:03 am
Em đố các bác trong 14 ủy viên bộ chính trị hiện hành ,ai là người xuất thân từ y tá trong kháng chiến .?

   Bác CSVD hài hước ghê ! Đọc theo đường link của bác ai chả nhìn thấy rành rành đồng chí nào từng phục vụ trong kháng chiến, đồng chí nào có nhõn mỗi cái ' ngày tham gia cách mạng " .

  Chỉ sợ bác hỏi trên đời này có ai học hai năm lấy 3 bằng cử nhân không thì ...em chịu !  ;D
Các cụ làm lãnh đạo nên không cần học kiểu ta thường nghĩ đâu. Có thể 1 năm các cụ học xong vài chục trường đại học là thường.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2013, 01:18:11 am
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/can-co-luat-ve-su-lanh-dao-cua-dang/

'Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng'

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng, việc có luật về sự lãnh đạo của Đảng là phù hợp với tư duy về nhà nước pháp quyền. Đảng vẫn giữ quyền lãnh đạo nhưng không làm thay Quốc hội, không làm thay Chính phủ.
> 'Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải thực chất'

- Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác định tới 9 nội dung cơ bản của việc sửa đổi. Theo ông, vấn đề mấu chốt nhất là gì?

- Việc đưa ra được 9 nội dung cơ bản của việc sửa đổi là một cố gắng lớn của Uỷ ban. Nhiều nội dung đã được nghiên cứu công phu, có lập luận rõ ràng, chắc chắn sẽ được ủng hộ cao như Điều 54 về sự bình đẳng của các thành phần kinh tế.

Trong toàn bộ bản Hiến pháp lần này, tôi cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất là xác định rõ mối quan hệ quyền lực giữa Đảng và các cơ quan nhà nước, giữa Đảng và người dân. Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng, trong dự thảo lần này bổ sung thêm nội dung ở Khoản 2 (Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình) là đúng. Nhưng nếu chỉ dừng ở đấy thôi thì chỉ như một khẩu hiệu và chưa có cơ chế nào để đảm bảo sự giám sát của nhân dân cũng như đảm bảo Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân.

- Theo ông, việc thực thi Điều 4 Hiến pháp năm 1992 có vướng mắc, trở ngại gì trong thực tế?

- Do ngoài việc quy định như trong Điều 4 của Hiến pháp thì không có một văn bản pháp luật nào khác quy định về sự lãnh đạo của Đảng nên việc thực hiện điều này tùy thuộc vào từng nhiệm kỳ và tuỳ theo ý chí của từng đồng chí lãnh đạo.

Tôi lấy ví dụ, ở nhiệm kỳ khoá VI, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nêu quan điểm: Bộ Chính trị còn bận rất nhiều công việc lớn nên chỉ những vấn đề thuộc đường lối chủ trương trong hoạt động của Quốc hội mới thảo luận ở Bộ Chính trị. Như vậy, Hội đồng Nhà nước chủ động bàn và đưa ra Quốc hội quyết định. Đồng chí Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Đảng. Tôi cho nhiệm kỳ đó là hài hòa và thông thoáng nhất về mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội. Tôi hiểu khi đó Chính phủ cũng như thế.

Nhưng sang Trung ương Đảng khóa 7 thì khác, sau khi đồng chí Nguyễn Văn Linh nghỉ, rất nhiều vấn đề luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội phải đưa ra để Bộ Chính trị xem xét, có kết luận thì mới được thực hiện. Quy trình này không chỉ gây nên tình trạng chậm trễ mà nhiều vấn đề khi đưa ra Quốc hội bàn rất khó vì đã có kết luận của Bộ Chính trị rồi. Tôi cho như vậy là không nên.

- Để khắc phục hạn chế đó, theo ông, Điều 4 cần được bổ sung như thế nào?

- Nếu chúng ta nhận thức sâu sắc và có tư duy về Nhà nước pháp quyền thì việc có Luật về sự lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn cần thiết. Tôi nhớ lại trong những lần trao đổi kinh nghiệm với lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, các đồng chí cho biết: Thời kỳ Đại Cách mạng văn hoá đã gây ra biết bao thảm hoạ, bởi khi đó quản lý nhà nước theo “nhân trị”, đến năm 1971 thì Trung Quốc quyết tâm chuyển sang xây dựng nhà nước “pháp trị”. Có nghĩa là phải xây dựng nhà nước pháp quyền với hệ thống pháp luật đầy đủ.

"Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp này như là một cơ quan bảo hiến là cần thiết. Tuy nhiên, điều tôi còn băn khoăn là thành phần Hội đồng này như thế nào. Hội đồng cần có nhiều thành phần khác ngoài đại biểu Quốc hội. Họ có thể là nhà chính trị, luật gia, kinh tế, nhất là các đồng chí từng trải, có nhiều kinh nghiệm, đã nghỉ hưu, còn sức khoẻ, có thời gian tham gia. Số đại biểu Quốc hội nên giữ ở mức không quá 50%, vì đại biểu còn làm nhiệm vụ nặng nề khác".
Như vậy, muốn đổi mới đất nước ở lĩnh vực nào thì phải xây dựng đầy đủ các văn bản pháp luật ở lĩnh vực đó thì mới có điều kiện quản lý và thực thi pháp luật.

Trong Nhà nước pháp quyền, nội dung lãnh đạo của Đảng cần được quy định rõ. Việc có được một đạo luật về sự lãnh đạo của Đảng là một đòi hỏi khách quan. Trong đạo luật ấy, nội dung lãnh đạo của Đảng là gì, mối quan hệ với Quốc hội, với Chính phủ, với các cơ quan tư pháp cần được làm rõ.

Một việc làm đơn giản mà rất có ý nghĩa là thêm cụm từ "do luật định" vào nội dung mới được bổ sung: "Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân cũng như chịu trách nhiệm về những quyết định của mình do luật định". Viết như thế có nghĩa là, sau khi bản Hiến pháp mới được thông qua, sẽ có luật quy định về sự lãnh đạo của Đảng. Luật đó quy định rõ nội dung lãnh đạo của Đảng, phạm vi lãnh đạo đến đâu; đồng thời quy định về cơ chế giám sát của nhân dân cũng như cơ chế chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Phân tích như vậy, thấy rằng quy định này không những không "bó tay" Đảng mà càng làm sáng tỏ vai trò của Đảng, nâng cao uy tín của Đảng. Vấn đề quy định cụ thể nội dung về sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề nhạy cảm, không cẩn thận thì dễ bị chụp mũ. Nhưng tôi tin rằng, chúng ta sẽ cởi mở trình bày có chiều sâu những nghiên cứu của mình để mọi người được thảo luận là điều rất cần trong đời sống chính trị của đất nước.

- Từng là Ủy viên Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để có bản Hiến pháp năm 1992, ông thấy vấn đề này được đặt ra như thế nào cách đây 20 năm?

- Năm 1992, trong bức thư gửi Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo đã đề nghị nghiên cứu để có một đạo luật về sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ lúc ấy tôi cũng có chung quan điểm này. Đồng chí Lê Quang Đạo đã phân tích, nếu có luật để cụ thể hóa điều này, định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với Nhà nước, đối với nhân dân thì mới có căn cứ đầy đủ về luật pháp, vừa phát huy đầy đủ quyền lãnh đạo của Đảng, vừa ngăn chặn tình trạng coi như quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền, ảnh hưởng xấu đến vai trò và uy tín của Đảng.

Thực ra, loại ý kiến này không phải là quá mới mẻ, trước đây có nhiều người đã nghĩ như vậy. Đơn cử như Chủ tich Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ (giai đoạn 1981-1987), một luật gia nổi tiếng đã mong muốn như thế. Khi sửa đổi Hiến pháp 1980 vấn đề này cũng tranh cãi rất nhiều nhưng rồi bị gác lại vì chưa có điều kiện bàn bạc.

Sự nghiệp đổi mới đã diễn ra gần 30 năm và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc bởi vấn đề phân công quyền lực trong hệ thống chính trị vẫn chưa được làm rõ nên đã hạn chế những kết quả đạt được.

Ông Vũ Mão: "Tôi nhất trí việc trước khi dự thảo trở thành Hiến pháp chính thức phải để cho người dân phúc quyết. Dù chúng ta chưa chủ trương nhưng bây giờ làm vẫn là chưa muộn và có thể làm được. Làm việc này cũng là theo đúng tinh thần của Bác Hồ và theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 1946 là trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng và toàn bộ bản Hiến pháp. Quy định như vậy nhằm để người dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong việc thông qua Hiến pháp.
Bên cạnh đó, với việc thay đổi nhiều chương mục, sửa đổi, bổ sung gần 100 điều và thêm 11 điều mới, tức là sửa đa phần, thì tôi cho rằng nên đặt tên mới cho bản Hiến pháp. Nên chủ động gọi là Hiến pháp 2013 hoặc Hiến pháp 2014 tùy theo thời điểm công bố".

Nguyễn Hưng thực hiện


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Ba, 2013, 05:20:32 pm

Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp này như là một cơ quan bảo hiến là cần thiết.

Tôi thích nhất ý kiến này của bác Vũ Mão, bởi trong nhà nước pháp quyền điều này vô cùng quan trọng. Không một ai, không một cơ quan nào trong hoạt động của mình không tiềm ẩn khả năng phạm sai lầm, kể cả cơ quan lập pháp. Khi có địa chỉ cụ thể chịu trách nhiệm chính thực hiện chức năng bảo hiến sẽ giúp hạn chế tối đa những quyết định, hành vi vi hiến.

Tôi nhất trí việc trước khi dự thảo trở thành Hiến pháp chính thức phải để cho người dân phúc quyết.

Về ý kiến trên, cá nhân tôi không...thích lắm. Lý do là ở thời điểm này, tiến hành 1 công việc lớn như vậy rất tốn kém về thời gian và tiền bạc ( vừa rồi đã triển khai ký đồng ý...) rồi kéo theo nhiều việc trong công tác tổ chức. Tóm lại, xây dựng 1 bản Hiến pháp tốt, có sự đóng góp của những trí thức, chuyên gia am hiểu Lập pháp, được Quốc hội thông qua là OK rùi. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 17 Tháng Ba, 2013, 07:13:24 pm

     Tuanb5 ơi...cái ý 2 này thì xuanxoan lại khác ý với đồng đội dùi...hiến pháp có khi 10 -20 -50 - 100 năm mới sửa, không thể không có mặt nhân dân phúc quyết; còn các bộ Luật còn cần ý dân; nghị định ...ban hành soành soạch...không cần cũng được. Thậm chí sau này sửa...biết đâu anh em mình còn đi bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đấy nhé...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 17 Tháng Ba, 2013, 09:34:57 pm

     Tuanb5 ơi...cái ý 2 này thì xuanxoan lại khác ý với đồng đội dùi...hiến pháp có khi 10 -20 -50 - 100 năm mới sửa, không thể không có mặt nhân dân phúc quyết; còn các bộ Luật còn cần ý dân; nghị định ...ban hành soành soạch...không cần cũng được. Thậm chí sau này sửa...biết đâu anh em mình còn đi bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đấy nhé...

Em lại chả tin chuyện hp  nó bền cỡ đó đâu  ;D mới mấy chục năm , có vài bản rồi , bác tin không chỉ 15 năm là cùng , cái này lại sủa đổi đấy  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2013, 09:58:02 pm

     Tuanb5 ơi...cái ý 2 này thì xuanxoan lại khác ý với đồng đội dùi...hiến pháp có khi 10 -20 -50 - 100 năm mới sửa, không thể không có mặt nhân dân phúc quyết; còn các bộ Luật còn cần ý dân; nghị định ...ban hành soành soạch...không cần cũng được. Thậm chí sau này sửa...biết đâu anh em mình còn đi bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đấy nhé...

Em lại chả tin chuyện hp  nó bền cỡ đó đâu  ;D mới mấy chục năm , có vài bản rồi , bác tin không chỉ 15 năm là cùng , cái này lại sủa đổi đấy  ;D
Thế thì chứng tỏ xã hội ta phát triển rất nhanh và các bậc bề trên của chúng ta cũng rất tài giỏi và nhạy bén bác Mig nhỉ.   


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Ba, 2013, 11:49:06 pm

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở điều 54, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật".

Thế là giờ đây những doanh nghiệp ngoài Quốc doanh như bác mig21-58, về danh nghĩa sẽ "ngang cơ" với doanh nghiệp trong Quốc doanh rồi nhá, không còn bị đối xử "con nuôi con đẻ" nữa nhá. ;D
Nhưng sẽ phải có cơ chế nào đó, đảm bảo cho sự bình đẳng đúng với thực chất.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Ba, 2013, 12:34:53 am

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở điều 54, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật".

Thế là giờ đây những doanh nghiệp ngoài Quốc doanh như bác mig21-58, về danh nghĩa sẽ "ngang cơ" với doanh nghiệp trong Quốc doanh rồi nhá, không còn bị đối xử "con nuôi con đẻ" nữa nhá. ;D
Nhưng sẽ phải có cơ chế nào đó, đảm bảo cho sự bình đẳng đúng với thực chất.
Cái khó là bác Mig muốn nhà nước dựng hàng rào thuế quan cấm cá tầm nhập từ tàu vào cơ, cái món này khó đây. Hiện tại 90 phần trăm cá tầm là cá tàu, bình quân khoảng 100-120 ngàn/ký vào nhà hàng thì lên 700 ngàn ký. Phải "hỏi thăm" các bác QLTT và hải quan với thuế vụ thôi bác Mig ơi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: xuanxoan trong 18 Tháng Ba, 2013, 08:28:24 am


     Mình nói ở đây 2 vấn đề:
 
     Thứ nhất: Hiến pháp luôn thay đổi có thể mới ban hành năm trước, năm sau thay đổi bởi vì:

     - Chính quyền bị lật đổ;
     - Bản chất chế độ thay đổi;
     - Tầm nhìn hiến pháp quá ngắn - Hiến pháp viết thì dài lê thê, nhưng nội dung chỉ phán ánh cái cụ thể trước mắt. không thấy tương lai đất nước và thế giới nhiều chục năm về sau.
     - ý chí của kẻ nắm quyền điều hành đất nước, khi đất nước đó rơi vào tình hình chính trị độc tài

     như lần trước tôi đã hỏi có bạn đọc nào biết hiến pháp nước nào có thời gian sống dài nhất nói cho mình biết với.

     Thứ 2: QTDC ơi, từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thì mọi doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp Luật rồi - như nhau. Mig21-58 cũng bệ vệ như ai chứ bộ - miễn là có tiền.

     Nhưng tiền thuế dân như sữa con bò ...không phải ai muốn vắt cũng được,...mà phải do chủ con bò sữa đó quyết định vắt hay không...sữa đó vắt để cho ai - rõ ràng thời gian vừa qua đã chứng minh nhóm lợi ích đã sử dụng như thế nào sữa bò rồi đấy. Chính vì sữa bò này mà các doanh nghiệp của loại hình Mig21-58 hiện giờ vẫn chưa được bình đẳng trước pháp luật theo Luật Doanh nghiệp.

    Bạn hãy đợi đấy...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:58:58 am
Hi hi bác xuanxoan ơi, hít một hơi lấy lại lạp xường rồi thì choa cứ đường choa choa đi thôi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 18 Tháng Ba, 2013, 09:28:20 pm

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở điều 54, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật".

Thế là giờ đây những doanh nghiệp ngoài Quốc doanh như bác mig21-58, về danh nghĩa sẽ "ngang cơ" với doanh nghiệp trong Quốc doanh rồi nhá, không còn bị đối xử "con nuôi con đẻ" nữa nhá. ;D
Nhưng sẽ phải có cơ chế nào đó, đảm bảo cho sự bình đẳng đúng với thực chất.
Chắc còn lâu lắm , đồng chí ơi , nói chuyện này có mờ cả năm chả hết  ;D , nguyên cái đoạn lợi thế về vị trí , đất đai thời xưa để lại đã là một nguồn vốn cực lớn , nhưng bằng nhiều cách ( thủ đoạn ) đã biến thành của tư rồi , hoặc nếu còn thì họ cho thuê , cho mượn nội bộ với nhau , ....giá ảo , giá thật , chỉ chết dân thôi , không phải ai cũng thuê mướn được đâu

còn bọn chống lậu , hải quan , qltt ... họ vẫn thường xuyên , cắt tiết các ngàng sản xuất trong nước đấy chứ hỉ ,  ;D trong đó nông dân thiệt nhất , mà cũng thế nào ấy chứ , vừa qua bộ nn lại còn định cho nhập sách bò ,lòng bò(thực phẩm trắng ) về nuữa cơ đấy , bị phản đối quyết liệt , nay chưa rõ ra sao , khổ cái thứ đó thích hợp với dân nhẩu bia rượu ... chứ nước : á căn đình , hay pa ra goay ... họ chỉ chế tạo ra thức ăn gia súc thôi , vì thứ đó có nhiều co let te ron  ,  ;D
còn chuyện bằng vai phải lứa với doanh nghiệp nhà nước ư ? theo tôi hiểu là không có chuyện đó , vì nếu vậy , thị định hướng xhcn không còn nữa nhỉ ?
và hãy xem : nhà nước đang xoay sở tìm cách cứu nhà giàu , đại ca bất động sản , chứ như bọn cá tra , ba sa đang kêu giời ... đấy ,công ăn việc làm của cả triệu nông dân , công nhân nghèo đấy . đã có biện pháp nào đâu , và chưa bao giờ có , họ chỉ khuyến cáo cơ cấu lại , quy hoạch lại ... khổ nỗi , vấn đề nông nghiệp nói chung , con tra , ba sa nói riêng ..  các thầy ấy , các bố ấy ,đã quy hoạch được cái gì đâu , đợi quy hoạch thì đói rã họng ,càng quy hoạch càng vất đi ,mà cũng chả quy hoạch được , bởi cơ chế thị trường vốn dĩ nó là chiến trường rồi  ;D

Các bác nào muốn xài cá tầm rẻ , cứ đến 43 hồ mễ trì ( ngay ngã tư khuất duy tiến , đại lộ thăng long , sau tòa nhà vi gra cẻa ) giá rẻ giật mình luôn , bao nhiêu cũng có . đt 0913237685 nhà  luân nga , nó hoạt động suốt ngày đêm , phục vụ tử tế


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 18 Tháng Ba, 2013, 09:55:57 pm

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở điều 54, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật".

Thế là giờ đây những doanh nghiệp ngoài Quốc doanh như bác mig21-58, về danh nghĩa sẽ "ngang cơ" với doanh nghiệp trong Quốc doanh rồi nhá, không còn bị đối xử "con nuôi con đẻ" nữa nhá. ;D
Nhưng sẽ phải có cơ chế nào đó, đảm bảo cho sự bình đẳng đúng với thực chất.
Chắc còn lâu lắm , đồng chí ơi , nói chuyện này có mờ cả năm chả hết  ;D , nguyên cái đoạn lợi thế về vị trí , đất đai thời xưa để lại đã là một nguồn vốn cực lớn , nhưng bằng nhiều cách ( thủ đoạn ) đã biến thành của tư rồi , hoặc nếu còn thì họ cho thuê , cho mượn nội bộ với nhau , ....giá ảo , giá thật , chỉ chết dân thôi , không phải ai cũng thuê mướn được đâu

còn bọn chống lậu , hải quan , qltt ... họ vẫn thường xuyên , cắt tiết các ngàng sản xuất trong nước đấy chứ hỉ ,  ;D trong đó nông dân thiệt nhất , mà cũng thế nào ấy chứ , vừa qua bộ nn lại còn định cho nhập sách bò ,lòng bò(thực phẩm trắng ) về nuữa cơ đấy , bị phản đối quyết liệt , nay chưa rõ ra sao , khổ cái thứ đó thích hợp với dân nhẩu bia rượu ... chứ nước : á căn đình , hay pa ra goay ... họ chỉ chế tạo ra thức ăn gia súc thôi , vì thứ đó có nhiều co let te ron  ,  ;D
còn chuyện bằng vai phải lứa với doanh nghiệp nhà nước ư ? theo tôi hiểu là không có chuyện đó , vì nếu vậy , thị định hướng xhcn không còn nữa nhỉ ?
và hãy xem : nhà nước đang xoay sở tìm cách cứu nhà giàu , đại ca bất động sản , chứ như bọn cá tra , ba sa đang kêu giời ... đấy ,công ăn việc làm của cả triệu nông dân , công nhân nghèo đấy . đã có biện pháp nào đâu , và chưa bao giờ có , họ chỉ khuyến cáo cơ cấu lại , quy hoạch lại ... khổ nỗi , vấn đề nông nghiệp nói chung , con tra , ba sa nói riêng ..  các thầy ấy , các bố ấy ,đã quy hoạch được cái gì đâu , đợi quy hoạch thì đói rã họng ,càng quy hoạch càng vất đi ,mà cũng chả quy hoạch được , bởi cơ chế thị trường vốn dĩ nó là chiến trường rồi  ;D

Các bác nào muốn xài cá tầm rẻ , cứ đến 43 hồ mễ trì ( ngay ngã tư khuất duy tiến , đại lộ thăng long , sau tòa nhà vi gra cẻa ) giá rẻ giật mình luôn , bao nhiêu cũng có . đt 0913237685 nhà  luân nga , nó hoạt động suốt ngày đêm , phục vụ tử tế

 Thế ... thế! Đại loại ý bác bây giờ định sao? Giải quyết chỗ cá sản xuất trong nước còn "tồn kho" và cả vụ sách bò, lòng bò nhập khẩu như thế nào đây? ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:38:39 pm

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở điều 54, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật".

Thế là giờ đây những doanh nghiệp ngoài Quốc doanh như bác mig21-58, về danh nghĩa sẽ "ngang cơ" với doanh nghiệp trong Quốc doanh rồi nhá, không còn bị đối xử "con nuôi con đẻ" nữa nhá. ;D
Nhưng sẽ phải có cơ chế nào đó, đảm bảo cho sự bình đẳng đúng với thực chất.
Chắc còn lâu lắm , đồng chí ơi , nói chuyện này có mờ cả năm chả hết  ;D , nguyên cái đoạn lợi thế về vị trí , đất đai thời xưa để lại đã là một nguồn vốn cực lớn , nhưng bằng nhiều cách ( thủ đoạn ) đã biến thành của tư rồi , hoặc nếu còn thì họ cho thuê , cho mượn nội bộ với nhau , ....giá ảo , giá thật , chỉ chết dân thôi , không phải ai cũng thuê mướn được đâu

còn bọn chống lậu , hải quan , qltt ... họ vẫn thường xuyên , cắt tiết các ngàng sản xuất trong nước đấy chứ hỉ ,  ;D trong đó nông dân thiệt nhất , mà cũng thế nào ấy chứ , vừa qua bộ nn lại còn định cho nhập sách bò ,lòng bò(thực phẩm trắng ) về nuữa cơ đấy , bị phản đối quyết liệt , nay chưa rõ ra sao , khổ cái thứ đó thích hợp với dân nhẩu bia rượu ... chứ nước : á căn đình , hay pa ra goay ... họ chỉ chế tạo ra thức ăn gia súc thôi , vì thứ đó có nhiều co let te ron  ,  ;D
còn chuyện bằng vai phải lứa với doanh nghiệp nhà nước ư ? theo tôi hiểu là không có chuyện đó , vì nếu vậy , thị định hướng xhcn không còn nữa nhỉ ?
và hãy xem : nhà nước đang xoay sở tìm cách cứu nhà giàu , đại ca bất động sản , chứ như bọn cá tra , ba sa đang kêu giời ... đấy ,công ăn việc làm của cả triệu nông dân , công nhân nghèo đấy . đã có biện pháp nào đâu , và chưa bao giờ có , họ chỉ khuyến cáo cơ cấu lại , quy hoạch lại ... khổ nỗi , vấn đề nông nghiệp nói chung , con tra , ba sa nói riêng ..  các thầy ấy , các bố ấy ,đã quy hoạch được cái gì đâu , đợi quy hoạch thì đói rã họng ,càng quy hoạch càng vất đi ,mà cũng chả quy hoạch được , bởi cơ chế thị trường vốn dĩ nó là chiến trường rồi  ;D

Các bác nào muốn xài cá tầm rẻ , cứ đến 43 hồ mễ trì ( ngay ngã tư khuất duy tiến , đại lộ thăng long , sau tòa nhà vi gra cẻa ) giá rẻ giật mình luôn , bao nhiêu cũng có . đt 0913237685 nhà  luân nga , nó hoạt động suốt ngày đêm , phục vụ tử tế

 Thế ... thế! Đại loại ý bác bây giờ định sao? Giải quyết chỗ cá sản xuất trong nước còn "tồn kho" và cả vụ sách bò, lòng bò nhập khẩu như thế nào đây? ;D
Ô hay nhỉ ,  ;D quá đơn giản , Tồn kho là thị trường nội địa , hàng nội , khách cũng gần như nội nốt , cứ để kệ nó , cao rồi phải thấp , thấp rồi phải cao ... thị trường nó là vậy , nay các nhà giầu cứ đòi cứu trợ .... khác gì bóc lột dân nghèo kiểu mới , tinh vi hơn
sách bò , lòng heo thì cấm tiệt  ;D
cá tầm , gà già .. rau quá kiểm tra kỹ càng dư lượng kháng sinh , thuốc tăng trưởng , thuốc kháng nấm  ...không đạt chuẩn không cho vào
nếu hàng đạt chuẩn thì cho vào , nhưng lằng nhằng vài ngày là nản ...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 19 Tháng Ba, 2013, 12:21:07 am
 >:( >:( các bác bàn nhiều vấn đề trên trời đói bụng nên kiếm cái lót dạ thì cho em ăn với, nhưng mà là hàng việt nam chất lượng cao nhé :P :P

 :D :D về câu hỏi của bác xuanxoan thì theo nhà em nghiên cứu và kiếm thông tin thêm thì Hp Mỹ nó soạn ra từ năm 1776 đến nay chưa thay đổi ạ ;D ;D và đây là bản Hp được coi là "mẫu mực" cho các bản Hp các nước khác noi theo.. :-\ :-\
về vụ này em chả khoái ;D ;Di vì mỗi nước mỗi khác điều kiện khác nhau, nên nhà mềnh học nó thì có cải biến đúng tình hình nước mềnh là được còn đừng áp dụng "nguyên xi"  ;D ;D
em dẫn 1 ví dụ :
"ở Nga -  Xôviết , phiếu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân. Hay ở Mỹ, hiến pháp Mỹ được thông qua năm 1787, bản hiến pháp đầu tiên của thế giới và trở thành khuôn mẫu cho nhiều hiến pháp trên thế giới, mà phải sau 133 năm, tức năm 1920, phụ nữ Mỹ mới có quyền bầu cử, ứng cử." (bài NCKH của em ;D ;D)
trong khi Hp 1946 đã quy định : Điều thứ 18:  “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.”


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2013, 01:37:25 am
Bác Mig nói đúng: thương trường như chiến trường. Nhưng không phải cứ cấm là cấm được, có luật buôn bán quốc tế, vào đa bờ liu ti âu rồi. Muốn thì phải dựng hàng rào kỹ thuật mà đối thủ nó cũng đâu có ngu hơn mình, vài ngày nó lại đáp ứng được, không phải dễ, hoặc nó cũng dựng hàng rào kỹ thuật với mình thì mình cũng móm.

Còn vụ sách bò này kia thì bợm nhậu nước mình nhiều, các bác ấy cũng hy vọng là năm nay kinh tế khó khăn, qua đông đảo bợm nhậu trên cả dải đất chữ S này có thêm nguồn thu thuế để lại phục vụ nhân dân thôi, ít nhất về tinh thần cũng đáng khen đấy chứ.

Bạn danhthanh kêu bác Mig gửi cho một chú cá tầm là tối xơi mệt nghỉ. Cá Nam Sách nhiều phốt pho nên đầu óc sẽ sáng trưng ấy chứ, hiến pháp hay công pháp quốc tế gì cũng "lướt" hết, hi hi. Bác Mig khuyến mại cá tầm cho anh em quân sử đi thôi, anh em cũng ưu tiên xơi cá tầm của bác, không có cá tầm xơi nên anh em cứ lạc đề mãi. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 19 Tháng Ba, 2013, 08:00:13 am
Bác Mig nói đúng: thương trường như chiến trường. Nhưng không phải cứ cấm là cấm được, có luật buôn bán quốc tế, vào đa bờ liu ti âu rồi. Muốn thì phải dựng hàng rào kỹ thuật mà đối thủ nó cũng đâu có ngu hơn mình, vài ngày nó lại đáp ứng được, không phải dễ, hoặc nó cũng dựng hàng rào kỹ thuật với mình thì mình cũng móm.

Còn vụ sách bò này kia thì bợm nhậu nước mình nhiều, các bác ấy cũng hy vọng là năm nay kinh tế khó khăn, qua đông đảo bợm nhậu trên cả dải đất chữ S này có thêm nguồn thu thuế để lại phục vụ nhân dân thôi, ít nhất về tinh thần cũng đáng khen đấy chứ.

Bạn danhthanh kêu bác Mig gửi cho một chú cá tầm là tối xơi mệt nghỉ. Cá Nam Sách nhiều phốt pho nên đầu óc sẽ sáng trưng ấy chứ, hiến pháp hay công pháp quốc tế gì cũng "lướt" hết, hi hi. Bác Mig khuyến mại cá tầm cho anh em quân sử đi thôi, anh em cũng ưu tiên xơi cá tầm của bác, không có cá tầm xơi nên anh em cứ lạc đề mãi. ;D
HỊ cá tầm là của chú khách nhập lậu đấy chứ  ;D, nhà mình chỉ có cá rô hồng , cá ngạnh thôi , chắc anh em thế nào cũng được xơi cá ngạnh của nhà mình rồi , riêng cá ngạch chúng tôi đã đẩy được chú khách rồi , còn cá tầm thì chịu , vì họ có thiên thời , địa lợi , cái này chỉ trông vào mấy chú hải quan, biên phòng ... thôi  ;D giá 110 ngàn là giá  cực thấp rồi đấy , theo tôi được biết
Còn chuyện đúp tê ô thì hiểu rồi , nhưng chúng cho cá tầm sống trong môi trường thuuốc an thần , chống sì trét (để sống lâu)mang sang ta bán , quân nhà ta thừa biết , nhưng cứ cố tiền là qua thôi , hiện cá tầm tràn ngập thị trường , nhưng 100% hàng tàu nhiễm thuốc an thần 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 19 Tháng Ba, 2013, 03:27:15 pm
.......................................
Còn chuyện đúp tê ô thì hiểu rồi , nhưng chúng cho cá tầm sống trong môi trường thuuốc an thần , chống sì trét (để sống lâu)mang sang ta bán , quân nhà ta thừa biết , nhưng cứ cố tiền là qua thôi , hiện cá tầm tràn ngập thị trường , nhưng 100% hàng tàu nhiễm thuốc an thần 

   Bác mig cho em hỏi cái ! Có phải đúng thông tin của bác nói là sự thực không ạ !

   Nếu đúng thì ...xong em rồi . vì quê em có nuôi cá tầm ( Trên hồ thủy điện Na hang - Tuyên quang ). em cứ tự hào là đặc sản. Mỗi lần công ty có khách tỉnh khác đến chơi hay nhiều khi liên hoan bạn bè toàn kéo nhau ra ăn cá tầm thôi. Ngày trước rất đắt, dạo này cũng thấy rẻ rẻ nên ...chơi được. Đọc xong câu trên của bác em tự dưng sởn hết gai ốc, hóa ra không cẩn thận em toàn xơi loại thuốc an thần của Tàu vào người có chết không .

   Hu hu ! Nếu vậy thì em thề không thèm dùng loại này bao giờ nữa, cứ vào nhà bố vợ câu cá rô phi ăn cho lành !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Ba, 2013, 03:50:41 pm
>:( >:( các bác bàn nhiều vấn đề trên trời đói bụng nên kiếm cái lót dạ thì cho em ăn với, nhưng mà là hàng việt nam chất lượng cao nhé :P :P

 :D :D về câu hỏi của bác xuanxoan thì theo nhà em nghiên cứu và kiếm thông tin thêm thì Hp Mỹ nó soạn ra từ năm 1776 đến nay chưa thay đổi ạ ;D ;D và đây là bản Hp được coi là "mẫu mực" cho các bản Hp các nước khác noi theo.. :-\ :-\
về vụ này em chả khoái ;D ;Di vì mỗi nước mỗi khác điều kiện khác nhau, nên nhà mềnh học nó thì có cải biến đúng tình hình nước mềnh là được còn đừng áp dụng "nguyên xi"  ;D ;D
em dẫn 1 ví dụ :
"ở Nga -  Xôviết , phiếu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân. Hay ở Mỹ, hiến pháp Mỹ được thông qua năm 1787, bản hiến pháp đầu tiên của thế giới và trở thành khuôn mẫu cho nhiều hiến pháp trên thế giới, mà phải sau 133 năm, tức năm 1920, phụ nữ Mỹ mới có quyền bầu cử, ứng cử." (bài NCKH của em ;D ;D)
trong khi Hp 1946 đã quy định : Điều thứ 18:  “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.”

Buff tôi không biết bạn làm nghiên cứu khoa học pháp lý ở đâu, nhưng có mấy điểm sai về hiến pháp nước ngoài trong bài viết của bạn. Thứ nhất, từ thời điểm ban hành tới nay, bản Hiến pháp Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã trải qua hơn hai mươi lần thay đổi lớn nhỏ được gọi là các tu chính án hiến pháp. Thứ hai, không hề có sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân. Bạn có thể đọc thêm điều này ở các Chương 11 Hiến pháp Liên Xô năm 1936 và Chương 13 Hiến pháp Liên Xô năm 1977.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 19 Tháng Ba, 2013, 04:57:01 pm
.......................................
Còn chuyện đúp tê ô thì hiểu rồi , nhưng chúng cho cá tầm sống trong môi trường thuuốc an thần , chống sì trét (để sống lâu)mang sang ta bán , quân nhà ta thừa biết , nhưng cứ cố tiền là qua thôi , hiện cá tầm tràn ngập thị trường , nhưng 100% hàng tàu nhiễm thuốc an thần  

   Bác mig cho em hỏi cái ! Có phải đúng thông tin của bác nói là sự thực không ạ !

   Nếu đúng thì ...xong em rồi . vì quê em có nuôi cá tầm ( Trên hồ thủy điện Na hang - Tuyên quang ). em cứ tự hào là đặc sản. Mỗi lần công ty có khách tỉnh khác đến chơi hay nhiều khi liên hoan bạn bè toàn kéo nhau ra ăn cá tầm thôi. Ngày trước rất đắt, dạo này cũng thấy rẻ rẻ nên ...chơi được. Đọc xong câu trên của bác em tự dưng sởn hết gai ốc, hóa ra không cẩn thận em toàn xơi loại thuốc an thần của Tàu vào người có chết không .

   Hu hu ! Nếu vậy thì em thề không thèm dùng loại này bao giờ nữa, cứ vào nhà bố vợ câu cá rô phi ăn cho lành !


Cá tầm ta nuôi ở hồ tuyên quang , hồ thác bà thì ô ki rất tốt , trên đó dự án cá tầm của công ty phương bắc (hồ thác bà ) nhưng giá thành rất cao , bởi thức ăn , giống phải nhập , nước không lạnh như nước tàu , thành ra làm ra cân cá nó khoảng hơn 200 ngàn .hình như năm nay họ  chịu không nhập cá giống nữa , mặc dù công nghẹ khá tiên tiến của na uy
http://catamphuongbac.com/Home/Default.aspx
người tàu làm ra cân cá tầm chưa đến 100 ngàn , vì giống của nó làm ra  , nước nó lạnh , thức ăn nó  làm ra .giá thành nó rẻ lắm
nhưng yếu điểm của nó là vận chuyển đi xa , sang nước việt ta khí hậu lại nóng , nên nó rất dễ bị chết mặc dù giống này rất khỏe , khắc phục bằng cách cho thuốc an thần nhẹ vào nước , cho nó hô hấp qua mang , nó trở về trạng thái ngủ không sì trét , mang đi được rất xa , tỉ lệ hư hao ít , họ lãi nhiều
muốn  mua  giá rẻ ở hà nội , ra khu tam trinh giáp yên sở giá rất rẻ
Thông tin trên sự thật 100% tôi trong nghề biết quá rõ mà


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2013, 05:10:09 pm
Đây là bài năm 2007:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/187737/ban-hien-phap-sau-muoi-nam-truoc-va-nhung-mon-no-lich-su.html

Đây là bài năm 2011:
http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Y-kien-chuyen-gia/7756/Nhin-lai-mot-phuong-phap-xay-dung-Hien-phap-cua-dan-do-dan-va-vi-dan

Nhìn lại một phương pháp xây dựng Hiến pháp của dân do dân và vì dân

65 năm trước, lúc vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vào một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân tộc vừa mới giành được đang đứng trước nguy cơ mất còn. Vì vậy, ngày 3.9.1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã xác định, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là phải xây dựng cho được một bản Hiến pháp. Người chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”. Hãy cùng nhìn lại Hiến pháp 1946 qua cuộc trò chuyện cùng GS NGUYỄN ĐĂNG DUNG với Pv Báo ĐBND.
PV: Thưa Giáo sư, Hồ Chí Minh là người của Quốc tế 3, một tổ chức chịu ảnh hưởng đậm nét Stalin – người “khai sinh” ra Hiến pháp Liên Xô 1936. Vậy, nhưng Hiến pháp 1946 do Hồ Chủ tịch chủ trì soạn thảo lại không thấy bóng dáng Hiến pháp 1936 của Liên Xô.  Gs lý giải điều này như thế nào?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Hiến pháp 1946 được rất nhiều người ca ngợi; và cứ mỗi lần đề cập việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành thì người ta đều nhắc lại những giá trị của Hiến pháp 1946. Rõ ràng, so với các Hiến pháp sau này (1959, 1980, 1992) thì Hiến pháp 1946 có sự khác biệt rất rõ nét.

Vậy, vì sao Hồ Chí Minh là người của Quốc tế 3, chịu sự ảnh hưởng lớn của luận thuyết Stalin nhưng khi về giải phóng Việt Nam, rồi chủ trì soạn thảo Hiến pháp 1946 thì lại không nhất mực theo luận thuyết này?

Cần nhớ rằng, khi Cụ Hồ còn là một thanh niên mang tên Nguyễn Ái Quốc học ở Liên Xô thì Người đã phát hiện ra rằng Chủ nghĩa Mác được sinh ra ở phương Tây, mà phương Tây không phải là tất cả thế giới. Nguyễn Ái Quốc nói rằng việc áp dụng Chủ nghĩa Mác phải theo tinh thần của người phương Đông, nơi có đặc điểm KT-XH, văn hóa rất khác biệt với phương Tây. Đây là lý do thứ nhất. Vì vậy, khi áp dụng Chủ nghĩa Mác vào điều kiện ở Việt Nam, Người đặc biệt chú ý đến tinh thần sáng tạo, điều đó có nghĩa là phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Lý do thứ 2 là ngay sau khi tuyên bố thành lập nước, Hồ Chủ tịch lập tức tập hợp lực lượng để soạn thảo Hiến pháp 1946 (ban soạn thảo lần thứ nhất có 7 người; đến ban soạn thảo lần thứ 2 thì số lượng tăng lên do có sự tham gia của thành viên các đảng phái khác) - những người này chịu ảnh hưởng rất lớn tinh thần dân chủ tư sản phương Tây (phần lớn được Pháp đào tạo hoặc ảnh hưởng nền học thuật Pháp). Chẳng hạn như các ông Cù Huy Cận, Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền… Vì vậy, những tinh hoa dân chủ trong các hiến văn Phương Tây được họ chắt lọc và có phần nào đó được thể hiện trong các bản dự thảo Hiến pháp Việt Nam đầu tiên.

Lý do thứ 3, Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân phong kiến có màu sắc của cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Với chủ trương đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chủ tịch muốn thu hút tất cả mọi lực lượng tham gia cuộc giải phóng dân tộc, thậm chí là không phân biệt tài sản, giai cấp để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng Nhà nước kiểu mới không có thực dân, không có phong kiến. Cho nên, bản Hiến pháp 1946 mang tinh thần ấy.

PV: Hiến pháp 1946 thừa nhận tất cả các quyền cơ bản của con người trong thế giới văn minh, đặc biệt là quyền tư hữu. Giáo sư đánh giá như thế nào về giá trị này?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Tôi thấy đây là thành công rất lớn. Có thể khẳng định trong lịch sử phát triển của nhân loại thì quyền tư hữu chính là động lực. Sau này, khi tuyên bố xây dựng CNXH, chúng ta vội vàng xóa bỏ quyền tư hữu bởi nhận thức cũ về Chủ nghĩa Mác. Tất nhiên, từ chế độ tư hữu chuyển sang công hữu thì nó cũng có tác dụng nhất định trong việc tập hợp lực lượng để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng sau ngày giải phóng, việc duy trì quá lâu chế độ công hữu lại là nguyên nhân của sự trì trệ. Đến Hiến pháp 1992, với sự nhận thức lại, chúng ta đã khẳng định sở hữu tư nhân như quy định của Hiến pháp năm 1946. Đó là một thay đổi lớn nhất trong nhận thức của chúng ta. Chính sự thay đổi này đã tạo nên sự thành công của công cuộc đổi mới với kết quả như hiện nay.

PV: Cách thức tổ chức nhà nước trong Hiến pháp 1946 mang đặc điểm rất khác biệt với Hiến pháp nhiều nước XHCN, đặc biệt là ở thiết chế Chủ tịch Nước có quyền lực rất lớn (không khác gì so với Tổng thống Mỹ hay Tổng thống Nga bây giờ)… Xin Giáo sư cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Thiết chế Chủ tịch Nước ở Hiến pháp 1946, cũng như trên thực tế điều hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 1946 cho đến 1959  rất khác so với hiện nay. Trước hết về mặt chế định của Hiến pháp, đây là một sự sáng tạo rất lớn của những người viết bản hiến văn này. Đây chính là một mô hình của chế độ nhà nước mới mà sau này người ta gọi là chế độ lưỡng tính (có sự pha tạp giữa chế độ cộng hòa tổng thống và chế độ đại nghị). Nói là chế độ cộng hoà – tổng thống, vì Hồ Chủ tịch không những là nguyên thủ quốc gia, mà còn là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp, thông qua việc Chủ tịch chủ tọa các phiên họp của Chính phủ /Nội các, tức là Chính phủ /Nội các phải chịu trách nhiệm thực sự trước Chủ tịch Nước. Bên cạnh đó, Chính phủ này vẫn phải chịu trách nhiệm trước QH, một đặc điểm cơ bản của chế độ đại nghị, không có ở chế độ Tổng thống. Việc nguyên thủ quốc gia lãnh đạo thủ tướng và nội các được các nhà nghiên cứu Hiến pháp cũng như các nhà khoa học xã hội khác khái quát thành đặc điểm cơ bản của chế độ lưỡng tính, kể từ khi có Hiến pháp Pháp quốc năm 1958 của tướng De Gaule.

Trên thực tế khi điều hành đất nước trong giai đoạn sau 1946, chức danh Thủ tướng Chính phủ không được thành lập, mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điểm đáng chú ý là dù cho Hiến pháp quy định Chủ tịch Nước không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, trừ tội phản bội Tổ quốc (đặc điểm của chế độ đại nghị), nhưng Cụ Hồ vẫn phải chịu trách nhiệm trong quá trình điều hành Chính phủ của mình. Cụ Hồ đã ra trả lời chất vấn trước QH. Vì vậy, với việc điều hành như trên chế độ chính trị của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa lúc bấy giờ gần như của Tổng thống Cộng hòa của Mỹ quốc có pha tạp với chế độ đại nghị hiện nay.

PV: Hiến pháp 1946 đã quy định Tòa án được tổ chức không theo cấp hành chính. Và đến nay chúng ta cải cách tư pháp theo hướng xây dựng các toà án khu vực thì có vẻ như đang trở lại với giá trị cũ?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Tòa án không tổ chức theo đơn vị hành chính là rất đúng. Đó là một trong nhiều biện pháp cơ bản để bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc độc lập của tư pháp. Vì đơn vị hành chính được định ra để cai trị, quản lý, tức là phục vụ cho sự điều hành của hành pháp. Nếu đem lãnh thổ hành chính áp cho lãnh thổ tư pháp, thì rõ ràng những người làm tư pháp  - tòa án khó có thể độc lập trước người đứng đầu ở địa phương.

PV: Với cách thức tổ chức nhà nước như vậy, Hiến pháp 1946 vừa bảo đảm và bảo vệ được quyền dân chủ, tự do của người dân, vừa quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước và người đứng đầu Nhà nước, Thưa Giáo sư?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Đương nhiên là chế độ cá nhân thì luôn gắn với trách nhiệm cá nhân hơn, khác với chế độ tập thể rất khó quy trách nhiệm cho từng người. Theo tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm rất nặng nề khi đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, trước nhất ở chỗ là Cụ phải chọn được những cá nhân có tài năng và uy tín vào bộ máy hành pháp. Đây cũng là vấn đề đầu tiên tạo điều kiện cho việc chịu trách nhiệm của hành pháp - chính phủ, mà thiếu nó thì rất khó cho việc quy kết trách nhiệm cũng như sự giải trình của hành pháp, một tiêu chí dân chủ hiện nay.

PV: Với tất cả những giá trị như vậy, Hiến pháp 1946 là bản hiến văn đặt nền tảng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Đúng như vậy. Và nó được thể hiện bằng phát biểu nổi tiếng của Hồ Chủ tịch rằng: “Chính phủ thì từ Chủ tịch Nước đến chủ tịch làng rất nhiều người, vì vậy tôi rất mong mọi người giám sát và trong trường hợp Chính phủ không làm được việc thì đuổi Chính phủ đi”. Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của người Mỹ cách đó gần 200 năm. Đó là tư tưởng giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân là tư tưởng chính của nhà nước pháp quyền của tinh thần Chủ nghĩa Hiến pháp.

PV: Hiến pháp 1946 mang lại gợi ý gì cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới, thưa Giáo sư?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Tôi thấy gợi ý tốt nhất là tạo điều kiện cho sự bàn bạc, tranh luận, thậm chí là chấp nhận các khuynh hướng đề xuất xây dựng hiến pháp khác nhau, như năm 1946 (lúc đó có đồng thời 2 ban soạn thảo, một do Hồ Chí Minh chủ trì, một do luật sư Phan Anh chủ trì, cả hai bản dự thảo hiến pháp của hai ban đều được QH thảo luận và QH đồng ý lấy bản của nhóm Hồ Chí Minh) để chọn ra bản hiến pháp tối ưu nhất.

PV: Hiến pháp 1946 đã trao quyền phúc quyết cho người dân. Sửa đổi Hiến pháp lần này, vấn đề đó được thể hiện như thế nào?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Trưng cầu dân ý thì tôi ủng hộ. Đó là một trong những hình thức đích thực của việc thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhưng đây là một việc khó, nhiều nhà khoa học đã từng cảnh báo rằng, mặc dù quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng nhân dân có những trình độ rất khác nhau; họ chỉ có khả năng bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý về một vấn đề nào đó rất đơn giản mà mọi người dân đều hiểu, mà trước hết là bỏ phiếu ai là người đại diện cho họ, thay mặt nhân dân giải quyết các vấn đề phức tạp của Nhà nước. Vì vậy, về mặt Hiến pháp, trước hết phải viết hiến pháp làm sao cho rất dễ hiểu; đồng thời phải có sự tuyên truyền, giải thích hết sức rộng rãi thì người dân mới bỏ phiếu được cái gì đúng, cái gì là sai. Điều này, tạo điều kiện nâng cao vị trí pháp lý của Hiến pháp như là một đạo luật tối cao (Khế ước xã hội) đứng trên các đạo luật khác, kể cả Quốc hội - lập pháp cũng phải tuân thủ.

PV: Nói đến Hiến pháp 1946 hầu như mọi người đều thấy giá trị của nó là cơ bản, vậy theo Giáo sư có gì là hạn chế không?

Gs Nguyễn Đăng Dung: Không thể có một bản văn hiến pháp nào là hoàn hảo một cách tuyệt đối, kể cả của Mỹ với bản Hiến văn đầu tiên. Con người có khuyết tật, thì bản văn của họ cũng không tránh khỏi khuyết tật. Thậm chí sự hoàn hảo của ngày hôm nay không có thể là của ngày mai, hoặc là ngược lại. Tôi có thể chỉ ra những hạn chế của bản Hiến pháp này, chẳng hạn quy định Chủ tịch Nước không phải chịu trách nhiệm, trừ tội phản bội Tổ quốc, mà ngay từ bấy giờ khi thực hiện Hồ Chí Minh vẫn phải chịu trả lời chất vấn trước QH là một minh chứng; hoặc quy định trong thành phần tòa án, có cả thẩm phán xét xử và thẩm phán buộc tội là quy định không phân biệt rõ quyền tư pháp và hành pháp…; tất cả các cơ quan tư pháp đều trực thuộc Chính phủ. Đây là một trong những quy định, mà thời dân chủ hiện nay không thể áp dụng được.

PV: Xin trân trọng cám ơn Giáo sư!

Phùng Thanh Hương thực hiện
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Ba, 2013, 06:53:10 pm
Đây là bài năm 2007:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/187737/ban-hien-phap-sau-muoi-nam-truoc-va-nhung-mon-no-lich-su.html

Đây là bài năm 2011:
http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Y-kien-chuyen-gia/7756/Nhin-lai-mot-phuong-phap-xay-dung-Hien-phap-cua-dan-do-dan-va-vi-dan

Nhìn lại một phương pháp xây dựng Hiến pháp của dân do dân và vì dân


Gs Nguyễn Đăng Dung: Thiết chế Chủ tịch Nước ở Hiến pháp 1946, cũng như trên thực tế điều hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 1946 cho đến 1959  rất khác so với hiện nay. Trước hết về mặt chế định của Hiến pháp, đây là một sự sáng tạo rất lớn của những người viết bản hiến văn này. Đây chính là một mô hình của chế độ nhà nước mới mà sau này người ta gọi là chế độ lưỡng tính (có sự pha tạp giữa chế độ cộng hòa tổng thống và chế độ đại nghị). Nói là chế độ cộng hoà – tổng thống, vì Hồ Chủ tịch không những là nguyên thủ quốc gia, mà còn là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp...


Bài viết thật hay, cám ơn bác qtdc.
Riêng phần viết về thiết chế Chủ tịch nước tôi rất tâm đắc. Rõ ràng vai trò cá nhân được hiến định đã tạo ra vị thế đặc biệt để Hồ chủ Tịch chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Trong giai đoạn nhiều có nhiều thách thức của mỗi Quốc gia, rất cần sự đóng góp có tính quyết định của vai trò cá nhân. Muốn vậy, cá nhân đó phải có đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn để thực thi trọng trách mà Quốc dân giao phó. Xuất phát từ suy nghĩ này, có lần tôi phát biểu muốn được mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, kiêm luôn Tổng tư lệnh Quân đội.

Nếu như hồng phúc đất nước, xuất hiện người thực tài gánh vác nhiệm vụ này (bác mig21-58 gọi là Minh chúa. ;D) không có lý gì đất nước không phát triển mạnh mẽ. Nếu còn khiếm khuyết, Quốc hội và nhân dân sẽ điều chỉnh. Chứ quyền lực phân bố không tập trung (tập thể) thì thật là khó.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2013, 07:33:08 pm
Nhất trí với bác tuanb5 nhưng "minh chúa" còn phải có tham mưu ngon. Toàn những bác thấy tiền mắt sáng quắc bao vây thì "minh chúa" còn chết trước bộ hạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 19 Tháng Ba, 2013, 09:00:16 pm
Nhất trí với bác tuanb5 nhưng "minh chúa" còn phải có tham mưu ngon. Toàn những bác thấy tiền mắt sáng quắc bao vây thì "minh chúa" còn chết trước bộ hạ.

Ơ này , người tài ( minh chúa ) họ có thể chon bộ hạ kia mà , thực ra cái tài của họ là : chỉ cần chọn bộ hạ giỏi là được rồi
THÂN THIÊNG BỞI BỆ HẠ
câu này các cụ nói xưa lắm rồi , anh dốt anh dùng bệ hạ đểu , giỏi  thì tìm , dùng bệ hạ ngon  ;D

Tại sao bên cạnh ông HỒ CHÍ MINH có nhiều người tài đến vậy , và ông HỒ chiêu được họ , đoàn kết được họ ?

TẠI VÌ ÔNG HỒ TÀI  ;D
- ngày xưa cách nay vài chục năm , ít luật hơn bây giờ nhiều , nhưng xem ra nghiêm hơn , nay lắm luật , nhiều nghị định ..
nhưng vẫn chẳng đâu vào đâu , vấn đề nhà cầm quyền thực thi nó thế nào thôi , tôi chả tin lắm , vẫn hãy đợi xem thôi


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2013, 09:06:15 pm
Thế bác bảo các Cụ hiện nay không tài à? Hi hi em thấy cứ lãnh đạo là tài hết.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 19 Tháng Ba, 2013, 09:38:49 pm
Thế bác bảo các Cụ hiện nay không tài à? Hi hi em thấy cứ lãnh đạo là tài hết.
BÁO CÁO , nhà em chả dám bẩu gì đâu , hĩ ..  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 19 Tháng Ba, 2013, 11:11:33 pm
 ;D ;D thưa bác OldBuff, Nhà em thì chỉ làm 1 cái Nckh sinh viên nho nhỏ về mối quan hệ giữa Nhân Dân và nhà nước  qua khảo cứu Hp 1946, do trình độ và lượng tài liệu  tham khảo còn hạn chế nên không tránh được sai sót về 2 điểm bác chỉ nhà em sai thì em có ý kiến như này:
1. về Hp Mỹ, như bác nói là có " đã trải qua hơn hai mươi lần thay đổi lớn nhỏ được gọi là các tu chính án hiến pháp" - phần này em xin nhận sai, vì trong các tl mà em tiếp cận được hầu hết chỉ nói là Hp 1776 của Mỹ nó mẫu mực chứ ko có nói có sửa đổi - nên em nhầm tưởng là không thay đổi từ trước đến nay vì theo em biết Hp Mỹ khá ngắn.
2. về  sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân - em không dám nói láo ạ : em trích từ cuốn sách của Văn phòng Quốc Hội- "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam,(1998),  Nxb  Chính trị quốc gia." trong  bài viết "Hp 1946 của nước Việt Nam: một mô hình mới - hiến pháp Dân tộc và dân chủ" của Cụ Vũ Đình Hòe, trang 72 phần 2 - Quyền lợi công dân.
bác đọc phần "về chính trị" sẽ thấy đoạn này : " Quyền bầu cử và ứng cử như trên đã nói (điều 17,18) để đảm bảo một chế độ tuyển cử, phổ thông cực kỳ chưa từng có ở đâu. Ở, Nga Xô viết, phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân...". :) :)   
 ;D ;D còn nếu các bác đồng ý thì em xin phép đăng 1 phần cái đề tài của em được không ạ.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Ba, 2013, 12:18:36 am

Bác danhthanh ạ, ta đang thảo luận về dự thảo hiến pháp mà!
Bác đưa lên đi, phần mà bác ưng nhất ý. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2013, 12:36:15 am
Em xin phép đóng góp tài liệu:

Hiến pháp Hoa Kỳ (http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html) - tại trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ (tiếng Việt):
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html

Hiến pháp Liên Xô năm 1924 (http://ru.wikisource.org/wiki/%D0%9A%D0%BE%D0%BD%D1%81%D1%82%D0%B8%D1%82%D1%83%D1%86%D0%B8%D1%8F_%D0%A1%D0%A1%D0%A1%D0%A0_(1924)_%D0%BF%D0%B5%D1%80%D0%B2%D0%BE%D0%BD%D0%B0%D1%87%D0%B0%D0%BB%D1%8C%D0%BD%D0%B0%D1%8F_%D1%80%D0%B5%D0%B4%D0%B0%D0%BA%D1%86%D0%B8%D1%8F)

Hiến pháp Liên Xô năm 1936 (http://ru.wikisource.org/wiki/%D0%9A%D0%BE%D0%BD%D1%81%D1%82%D0%B8%D1%82%D1%83%D1%86%D0%B8%D1%8F_%D0%A1%D0%A1%D0%A1%D0%A0_(1936)_%D1%80%D0%B5%D0%B4%D0%B0%D0%BA%D1%86%D0%B8%D1%8F_5.12.1936_%D0%B3.)

Hiến pháp Liên Xô năm 1977 (http://www.hist.msu.ru/ER/Etext/cnst1977.htm)

Hiến pháp Liên Xô năm 1990 (http://constitution.garant.ru/history/ussr-rsfsr/1977/red_1977/1549448/)

Các bác nào quan tâm có thể dùng Gúc dịch tiếng Nga sang tiếng Anh xem tạm, hoặc tìm trên Internet bản tiếng Anh chắc cũng có.

Các Hiến pháp của ta các năm 1946, 1959, 1980, 1992 thì khỏi phải đưa link nữa, chắc ai cũng biết cả.

Hiến pháp LX năm 1990 là của bác Chốp, xong cái đó là LX đổ đánh rầm, rồi đến TT Nga và QH Nga uýnh nhau tóe lửa, Nhà QH dính khói pháo xe tăng đen thui.

Bạn danhthanh có ý kiến cứ trao đổi nhé.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 20 Tháng Ba, 2013, 12:46:53 am
;D ;D thưa bác OldBuff, Nhà em thì chỉ làm 1 cái Nckh sinh viên nho nhỏ về mối quan hệ giữa Nhân Dân và nhà nước  qua khảo cứu Hp 1946, do trình độ và lượng tài liệu  tham khảo còn hạn chế nên không tránh được sai sót về 2 điểm bác chỉ nhà em sai thì em có ý kiến như này:
1. về Hp Mỹ, như bác nói là có " đã trải qua hơn hai mươi lần thay đổi lớn nhỏ được gọi là các tu chính án hiến pháp" - phần này em xin nhận sai, vì trong các tl mà em tiếp cận được hầu hết chỉ nói là Hp 1776 của Mỹ nó mẫu mực chứ ko có nói có sửa đổi - nên em nhầm tưởng là không thay đổi từ trước đến nay vì theo em biết Hp Mỹ khá ngắn.
2. về  sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân - em không dám nói láo ạ : em trích từ cuốn sách của Văn phòng Quốc Hội- "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam,(1998),  Nxb  Chính trị quốc gia." trong  bài viết "Hp 1946 của nước Việt Nam: một mô hình mới - hiến pháp Dân tộc và dân chủ" của Cụ Vũ Đình Hòe, trang 72 phần 2 - Quyền lợi công dân.
bác đọc phần "về chính trị" sẽ thấy đoạn này : " Quyền bầu cử và ứng cử như trên đã nói (điều 17,18) để đảm bảo một chế độ tuyển cử, phổ thông cực kỳ chưa từng có ở đâu. Ở, Nga Xô viết, phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân...". :) :)   
 ;D ;D còn nếu các bác đồng ý thì em xin phép đăng 1 phần cái đề tài của em được không ạ.


 Vâng, mời bạn cứ đưa lên để chúng ta cùng có tư liệu mà tham khảo thêm. ;D

 Bác qtdc cứ chơi khó nhau thôi. Lại còn bắt dịch Hiến pháp Liên Xô từ tiếng Nga sang tiếng Anh và từ tiếng Anh dịch về tiếng Việt để hiểu. Bất kể Hiến pháp của nước nào, câu chữ lằng nhằng lắm bác ạ, để dịch đúng và hiểu đúng từng câu từng chữ thì đã "ốm đòn" rồi, chứ đừng nói đến chuyện Cu Chốp sang đến Tổng thống Nga và vụ Quốc hội Nga phang nhau lung tung xòe và cả nã pháo 100ly vào mặt nhau trong nhà Quốc hội Nga nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Ba, 2013, 12:56:44 am
 ;D ;D dạ các bác cho phép thì em xin đăng, nhưng xin các bác thứ lỗi là trình độ còn hạn chế, tiếp cận tài liệu được ít, văn phong còn kém cỏi lắm ạ và em là chỉ nghiên cứu về Hp 1946 thôi các bác nhé, em đăng có lỗi gì thì các bác giúp em sửa cho hòan thiện hơn, cám ơn các bác nhiều ạ:
 Nhân dân – chủ thể quyền lực nhà nước
Hiến pháp 1946 tuyên bố trong Lời nói đầu và điều thứ 1 , Chương I “Chính thể” : “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Sau khi xác định thể chế chính trị của nước Việt Nam mới là “một nước dân chủ cộng hòa”. Hiến pháp1946 đã khẳng định  trong chế độ công hòa dân chủ Việt Nam quyền lực thuộc về “toàn thể nhân dân Việt Nam”.
Điều 1 này thể hiện một trong những đặc trưng cơ bản của nền lập hiến Việt Nam và cũng là nguyên tắc xây dựng Hiến pháp 1946 đó là đoàn kết toàn dân. Bởi Hiến pháp1946 ra đời đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của  Nhà Nước Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta cũng như ở Đông Nam Á một nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, và  cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hình thức chính thể là hình thức cộng hòa. Đây là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ; quy định trên đây cũng đề cao tính dân tộc của nhà nước. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh là Nhà Nước độc lập của một dân tộc mà nhân dân ở xứ sở này đã hơn tám mươi năm đấu tranh để giành lại chủ quyền cho đất nước, phá bỏ ách áp bức  của bọn thực dân và phế bỏ chế độ vua quan phong kiến. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, không những chỉ có sự tham gia của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, binh lính – mà còn có sự tham gia của những người xuất thân từ tầng lớp địa chủ, tư sản nhưng yêu nước thương nòi.
Và trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, khi nhiệm vụ dân tộc chi phối, gắn bó mật thiết  với nhau, nhất là trong năm đầu của chính quyền cách mạng, khi mà nhiệm vụ “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn” nổi lên hàng đầu thì “đoàn kết toàn dân” là phương cách thể hiện phù hợp nhất.
 Vì thế nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của ta là Nhà Nước đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không phân biệt không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Đồng thời vì là một nước dân chủ cộng hòa, do vậy lời nói đầu của Hiến pháp này cũng đã khẳng định “chính thể dân chủ rộng rãi”.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân dân là một phạm trù có nội dung giai cấp. theo tinh thần đó , khái niệm nhân dân không đồng nhất với dân cư trong một nước. Tuy nhiên, trong một nền dân chủ rộng rãi, khái niệm nhân dân được mở rộng, bao gồm các tầng lớp dân cư rộng rãi nhất, trừ một bộ phận nhỏ thù địch với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Với tính chất trên đây, không những khái niệm giai cấp và dân tộc mà cả nhân dân đều hòa quyện vào nhau trong Hiến pháp1946 để cùng hướng tới một mục tiêu chung : bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia  trên nền tảng dân chủ . Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khi Hiến pháp1946 khẳng định nhiệm vụ kiến thiết quốc gia được thực hiện trên nền tảng dân chủ thì như vậy, Hiến pháp cũng đã xác định nội dung dân chủ của mục tiêu đấu tranh và vì vậy đã xác định tính chất, khuôn khổ dân chủ của sự nghiệp xây dựng, kiến thiết quốc gia.
Xét về mặt này, ở 3 Hiến pháp sau : 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi cách thể hiện có những khác biệt nhưng đều nhất quán ở sự khẳng định tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nhiệm vụ cách mạng và tính chất chính quyền và từ đó xác định cả cơ sở xã hội của nó.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2013, 12:59:36 am
Hi, bác Binhyen: chỉ anh em mình thôi, còn các bạn thanh niên giỏi lắm bác ơi. Các bạn ấy đọc vèo vèo ấy chứ.
Còn trong chương 11 Hiến pháp 1936 và chương 13 Hiến pháp 1977 của LX thì không có điều nào quy định phiếu bầu của nông dân kém giá trị so với công nhân đâu.
Hiến pháp Mỹ thì tu chính lần nào họ đều ghi rõ trên văn bản HP Hoa Kỳ tại trang web của họ rồi.

Tổng quan về Hiến pháp của CH Pháp đây, nó có điểm hay về Hồi đồng Hiến pháp đấy các bác ạ:
http://niemtin.free.fr/hienphapphap.htm
và : http://www.consulfrance-hcm.org/Tong-quan-nuoc-Phap,321

Bác nào xem Hiến pháp Anh thì tìm thêm, còn Hiến pháp của các nước có chữ tượng hình thì em chịu cứng.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Ba, 2013, 01:04:26 am
Theo cụ Buff đây ạ

Chương 11 năm 1936: http://ru.wikisource.org/wiki/Конституция_СССР_(1936)_редакция_5.12.1936_г.#.D0.93.D0.BB.D0.B0.D0.B2.D0.B0_XI_.D0.98.D0.B7.D0.B1.D0.B8.D1.80.D0.B0.D1.82.D0.B5.D0.BB.D1.8C.D0.BD.D0.B0.D1.8F_.D1.81.D0.B8.D1.81.D1.82.D0.B5.D0.BC.D0.B0, mục 136

Chương 13 năm 1977: http://www.hist.msu.ru/ER/Etext/cnst1977.htm#13, mục 96

Em đọc xong mà chả hiểu gì :'(. Chắc phải nhờ bác danhthanh đọc, dịch giúp em :)

2. về  sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân - em không dám nói láo ạ : em trích từ cuốn sách của Văn phòng Quốc Hội- "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam,(1998),  Nxb  Chính trị quốc gia." trong  bài viết "Hp 1946 của nước Việt Nam: một mô hình mới - hiến pháp Dân tộc và dân chủ" của Cụ Vũ Đình Hòe, trang 72 phần 2 - Quyền lợi công dân.
bác đọc phần "về chính trị" sẽ thấy đoạn này : " Quyền bầu cử và ứng cử như trên đã nói (điều 17,18) để đảm bảo một chế độ tuyển cử, phổ thông cực kỳ chưa từng có ở đâu. Ở, Nga Xô viết, phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân...". :) :)  
 ;D ;D còn nếu các bác đồng ý thì em xin phép đăng 1 phần cái đề tài của em được không ạ.



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Ba, 2013, 01:05:38 am
Em post nhầm.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Ba, 2013, 01:13:09 am
 :-[ :-[ ầy bác daibangden chơi khó em quá, nhà em dốt nát món ngoại ngữ lắm ạ, món này em xin kiếu ạ ;D ;D
 còn về vụ "phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân" thì em đã trích nguồn đầy đủ đấy ạ,
 các bác sáng ra có thể lên thư viện nào đó kiếm qyển sách kia tìm đúng trang phần mà em trích là sẽ thấy, em dám viết vào bài vì nó là bài của cụ Vũ Đình Hòe "nguyên bộ trưởng trong chính phủ lâm thời chính phủ liên hiệp lâm htời và chính phủ kháng chiến của nước VNDCCH"  ( đúng theo sách ghi đấy ạ) - nói có sách mách có chứng đấy a.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Ba, 2013, 01:29:45 am

Đồng ý là bác danhthanh không dám ...bịa chuyện này. ;D Cụ Hòe vốn là nhà trí thức tiếng tăm hồi giữa thế kỷ 20 không ai dám nghi ngờ khả năng của cụ. Nhưng có thể do hạn chế của công nghệ thời ấy nên việc dịch thuật văn bản từ Nga văn sang Pháp văn có khâu nào đó chưa chuẩn chăng?

Tôi cũng tin các nhà lập hiến Liên xô là những người tài. ;D Họ không bao giờ có sai sót như vậy đâu.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2013, 02:16:46 am
Bác tuanb5, bạn danhthanh và các bác: mọi người cứ bình tĩnh, chúng ta trao đổi với nhau để thêm hiểu biết thôi, còn cũng chẳng bề trên nào quan tâm đến ý kiến của ta đâu. Nhưng: nên xem kỹ văn bản các bên, có Hiến pháp, có luật bầu cử, có nghị định nọ kia, nhiều thứ lắm. Còn trong Hiến pháp nguyên bản tiếng Nga, đó là các chương quy định hệ thống bầu cử. Trong đó không có quy định giá trị phiếu bầu loại này loại kia, và nói rất rõ mọi công dân đều bình đẳng. Trong đó chỉ có từ "công dân", từ "người lao động", từ "quân nhân", từ "đàn ông" và "đàn bà", không có từ "công nhân", cũng không có từ "nông dân", vậy thôi. Ráng đọc được bản gốc rồi tìm hiểu tiếp thì hay hơn. Cụ Hòe nói trong văn cảnh nào, nói đến ý nào cũng phải tìm hiểu, có thể có nhầm lẫn cũng có thể không, khoan kết luận ai đúng ai sai vội.

Còn chuyện giá trị phiếu bầu khác nhau thì các bác chắc biết phiếu Đại cử tri ở Mỹ khác với cử tri thường, nhưng đó lại là chuyện khác rồi.

Bạn danhthanh cứ trao đổi tiếp trên tinh thần mọi người cùng bình đẳng.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 20 Tháng Ba, 2013, 09:02:22 am
...
 còn về vụ "phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân" thì em đã trích nguồn đầy đủ đấy ạ,
 các bác sáng ra có thể lên thư viện nào đó kiếm qyển sách kia tìm đúng trang phần mà em trích là sẽ thấy, em dám viết vào bài vì nó là bài của cụ Vũ Đình Hòe "nguyên bộ trưởng trong chính phủ lâm thời chính phủ liên hiệp lâm htời và chính phủ kháng chiến của nước VNDCCH"  ( đúng theo sách ghi đấy ạ) - nói có sách mách có chứng đấy a.
1. Nhân tiện bạn có thể chụp ảnh cái trang sách đó và post lên đây được không?
2. Nếu cụ Hòe có viết như thế thì bạn hãy tìm xem cụ nói đến bản hiến pháp nào của Liên Xô rồi trích dẫn - bằng tiếng Nga, bằng link cũng được - để mọi người cùng khảo chứng!
Cảm ơn nhiều!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Ba, 2013, 10:49:31 am
Nghiên cứu khoa học càng tiếp cận được nguồn tài liệu gốc càng tốt. Nếu dùng nguồn thứ phát thì nhà nghiên cứu cần có tư duy hoài nghi khoa học để tránh mắc sai lầm trong nghiên cứu ban danhthanh ạ!

Các đồng chí khác có thể cho biết Điều 6 Hiến pháp Liên Xô thực chất dùng để khống chế nhà nước hay chuyên chính giai cấp trong nhân dân?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 20 Tháng Ba, 2013, 04:38:22 pm
Nghiên cứu khoa học càng tiếp cận được nguồn tài liệu gốc càng tốt. Nếu dùng nguồn thứ phát thì nhà nghiên cứu cần có tư duy hoài nghi khoa học để tránh mắc sai lầm trong nghiên cứu ban danhthanh ạ!

Các đồng chí khác có thể cho biết Điều 6 Hiến pháp Liên Xô thực chất dùng để khống chế nhà nước hay chuyên chính giai cấp trong nhân dân?
CẢ HAI  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Ba, 2013, 09:57:27 am
Nghiên cứu khoa học càng tiếp cận được nguồn tài liệu gốc càng tốt. Nếu dùng nguồn thứ phát thì nhà nghiên cứu cần có tư duy hoài nghi khoa học để tránh mắc sai lầm trong nghiên cứu ban danhthanh ạ!

Các đồng chí khác có thể cho biết Điều 6 Hiến pháp Liên Xô thực chất dùng để khống chế nhà nước hay chuyên chính giai cấp trong nhân dân?
CẢ HAI  ;D
Xét một cách cơ bản nhất thì điều này dùng để khống chế quyền lực nhà nước.

Bối cảnh ra đời của Điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1977 xuất phát từ lý luận nội bộ về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, Đảng không làm thay nhưng phải quản chặt quyền lực nhà nước, cũng như tác động từ bên ngoài từ sự kiện Mùa Xuân Praha 1968 và Phong trào Hiến chương 77 của Tiệp Khắc.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 22 Tháng Ba, 2013, 12:27:25 am
 :D :D :D em cám ơn bác OldBuff rất nhiều ạ, em biết nguyên tắc đó nhưng cũng không nên quá đặt nặng vấn đề đó tránh "siêu hình" bác ơi..
thì nhà em làm NCKH về Hp 146, thì cuốn "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam" của VP Quốc hội là nguồn mà em thấy có những thông tin hết sức quý giá về Hp 1946 nên em mới dám trích, em đã xem lại thì Cụ Hòe chỉ ghi thế thôi chứ ko nói rõ là trong HP nòa của LX ạ, em xin nhận sai vấn đề này, v sẽ sửa chữa trong bài của mình..cám ơn các bác rất nhiều..
 :-\ :-\về vụ kiểm soát quyền lực em xin luận giải như sau các bác cho em ý kiến nhé:
"... Trong Hiến pháp 1946 và các hiến pháp sau kế thừa thể hiện đó là mô hình tổ chức quyền lực theo nguyên tắc : thực hiện chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân.  Để thực hiện được nguyên tắc này nảy sinh việc phải kiểm soát quyền lực nhà nước để nhà nước ấy luôn là chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân.
Vấn đề cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước là làm cho bộ máy nhà nước không những có khả năng kiểm soát được xã hội, mà không kém phần quan trọng là buộc nhà nước phải tự kiểm soát được chính mình.
Phải kiểm soát quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, khắc phục sự tha hóa, đưa quyền lực nhà nước trở về với đúng nghĩa của nó là quyền lực của nhân dân, điều này thực sự là cực  kỳ cần thiết. Ngoài việc nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện (thông qua Quốc hội và HĐND và các cơ quan khác của nhà nước) còn thực hiện bằng các hình thức dân chủ trực tiếp như bầu cử và bãi nhiệm. 
Để thực hiện việc kiểm soát quyền lực trong  Hiến pháp 1946 đã quy định, đầu tiên đó là coi Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến. Khi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến thì nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước và nhân dân là chủ thể phân công quyền lực nhà nước. Hay nói cách khác là phương tiện để giới hạn quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện qua quyền phúc quyết của nhân dân về việc sửa hiến pháp  trong điều 70  – Hiến pháp 1946 : “… Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng thuận thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết" .” Khi đã xác nhận nhân dân là chủ thể của quyền lập pháp, Quốc hội -  Nghị viện nhân dân chỉ có quyền :” Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các  pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà chính phủ ký với nước ngoài". chứ Quốc hội không còn là thiết chế duy nhất có quyền lập hiến như hiến pháp hiện hành.
Nhà nước là của dân, do nhân dân bầu ra và được nhân dân tín nhiệm giao phó trách nhiệm quản lý mọi mặt đời sống xã hội . Đồng thời người dân có quyền giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Điều này được ghi nhận trong Hiến pháp 1946: “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra...”( điều 20) và “Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những quan hệ liên quan đến vận mệnh quốc gia. "điều 21)... ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Ba, 2013, 01:34:31 am
Ấy bạn danhthanh, Cụ Hòe nói sai hay không sai? Mới chỉ là nghi vấn chưa có căn cứ bác bỏ hoàn toàn đã nhận sai thì hơi thành khẩn quá, nhỡ sếp bảo cậu giả vờ thật thà thì cũng móm,  ;D. Nếu nói về Hiến pháp LX thành văn từ 1936 trở đi thì như bác Buff nói là chuẩn. Nhưng ban đầu CM Nga chỉ có Xô Viết đại biểu công nhân thôi. Rồi to nhất là cái ông Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd năm 1917, ông ấy đóng vai trò quan trọng trong CM Tháng Mười đấy. Bởi vì đơn giản là theo học thuyết M-L thì giai cấp công nhân phải lãnh đạo CM. Vậy có thể ý Cụ Hòe hơi khác cách ta hiểu một chút và Cụ nói đến một giai đoạn khác trong CM Nga đầu thế kỷ XX. Chuyện ấy tìm hiểu thêm rồi sửa cũng chưa muộn mà.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Ba, 2013, 12:58:47 pm
Ở nước Nga Xô viết, cả hai cuộc cách mạng tháng 2 và tháng 10 đều dẫn tới yêu cầu soạn thảo hiến pháp. Cuộc cách mạng tháng 10/1917, Quốc hội lập hiến của nước Nga dân chủ dự thảo Hiến pháp 1917. Nhưng rồi cả cơ quan lập hiến lẫn bản dự thảo hiến pháp đều bị phế bỏ ngay trong kỳ họp công bố dự thảo hiến pháp diễn ra tại Petrograd trong tháng 01/1918. Tháng 07/1918, bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga được Uỷ ban chấp hành trung ương toàn Nga dự thảo và Đại hội đại biểu các Xô viết toàn Nga thông qua tại kỳ họp thứ 5. Bản dự thảo Hiến pháp 1917 và bản Hiến pháp Nga Xô viết 1918 đều không có quy định nào phân biệt đối xử về giá trị phiếu bầu giữa công nhân và nông dân.

Tuy nhiên, đối với hình thức dân chủ đại diện ở các hội đồng xô viết địa phương, Hiến pháp Nga Xô viết năm 1918 có quy định về số lượng dân cư khác nhau giữa đô thị và nông thôn mà một đại biểu được phép đại diện. Các đồng chí và các bạn thử tìm hiểu xem có phải bác Vũ Đình Hòe dựa vào quy định này để phân tích vấn đề của mình hay không.

Có thể nói rằng dự thảo Hiến pháp năm 1917 của Nga có giá trị dân chủ nhân dân tương tự Hiến pháp năm 1946 của nước ta. Tới bản hiến pháp năm 1918 chính thức của Nga, yếu tố dân chủ nhân dân bị xói mòn và bị thay thế bằng yếu tố cách mạng XHCN chủ đạo.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: MUCTAU trong 30 Tháng Ba, 2013, 02:00:07 am
19 h ngày 28 tháng 3. Bác hàng xóm gọi cổng đưa em cuốn sách dày 134 trang với tờ giấy có đề mục '' Phiếu xin ý kiến ......''. Bẩu em đọc kỹ rồi viết ý kiến vào đấy. Hẹn ngày 30 tháng 3 nộp lại.
Biết mình đầu óc ngu si, thời hạn lại quá ngắn. Em thức hai đêm liền đọc hết 41 trang hầu cọp vài ý để thể hiện cái quyền lợi tối cao của thằng công dân Việt nam dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa. Rốt cuộc, em chẳng cọp được chữ nào. Đầu óc lại càng tối thêm. Đành xin các bác vài ý cụ thể để em kíp nộp trong ngày hôm nay ( 30 /3 ).

(http://i1258.photobucket.com/albums/ii534/dochanhv/DSC08346-1.jpg)

Các bác cho em hỏi '' Phiếu xin ý kiến ....'' ở đây là ai xin ai ạ ? Cả chủ cả vị đều ẩn thế này em thấy ...Run run !

(http://i1258.photobucket.com/albums/ii534/dochanhv/DSC08346.jpg)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 30 Tháng Ba, 2013, 02:14:20 am
 ;D ;D ;D hì bác MUCTAU ở HN giống nhà em, khiếp, chiều về được ông cụ ở nhà đưa cho xem cái quyển dày cộm và tờ giấy bảo: mày đi học có chữ thì ghi vào chứ tao chịu, biết cái gì đâu mà ghi?..
 :D :D em cũng cười khoái trá..hì đúng chuyên môn rùi,mờ em cũng chịu các bố bên tư pháp thiệt, chịu chơi ghê,in thành quyển so sánh 2 cái bản hp 1992 và cái sửa đổi để dân tự so sánh hay thiệt nhưng đưa muộn quá, mừ đã chơi in sách rồi thì chịu chơi cho vài tờ giấy đi, đẳng này cho được mỗi tờ a4 bé tẹo bảo ghi ý kiến, em không biết viết cái j ít cho nó đủ tở a4 này đây.. :-\ :-\
các bác nhà mềnh dạo này chán tranh luận rùi hay sao ý nhỉ, em đợt này nhiều kiểm tra nên ít vào..chắc các bác mệt hay đang nghiên cứu cũng nên.
 ;D ;D tối kiến nhà em thì cụ MUCTAU cứ ghi là đồng ý với bản dự thảo..hết ;D ;D
 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 30 Tháng Ba, 2013, 05:25:03 pm
@danthanh :HP do các chuyên gia hàng đầu của VN về luật soạn thảo , ký hay không ký thì nói 1 tiếng chứ ý kiến ý cò gì . Thấy bản kiến nghị 72 không ? Cựu bộ trưởng BTP mà còn chỉ có ký chứ không được có ý kiến sửa đổi gì kìa  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: menthuong trong 14 Tháng Tư, 2013, 06:18:00 am
http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-phuong-an-moi-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-718809.htm


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 14 Tháng Tư, 2013, 10:41:03 pm
http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-phuong-an-moi-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-718809.htm
VNDCCH?
Nhất trí
Giơ 2 tay
Đồng ý ngay
Hay.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 14 Tháng Tư, 2013, 11:55:29 pm
 ;D ;D bác Quocngoaicu ơi cứ bình tĩnh, đề xuất là 1 chuyện còn muốn đổi dc hay ko nó là chuyện khác cơ mà, đâu phải muốn đổi là đổi được đâu.. mỗi cái "tên" nước là nó phản ánh chế độ chính trị của 1 nước mừ..em thấy để  nước  "CHXHCNVN" vẫn hay hơn..:)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: quanghung1951 trong 15 Tháng Tư, 2013, 12:34:44 am

VNDCCH?
Nhất t
http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-phuong-an-moi-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-718809.htm

Giơ 2 tay
Đồng ý ngay
Hay.
Tôi không hiểu ngày đó mình bắt chước hay có sự trùng lặp mà tên nước thay đổi đã đành ,người dân còn gặp khó khăn khi nói và hiểu về :chủ tịch hội đồng bộ trưởng ,chủ tịch hội đồng nhà nước v v nghe nó cứ ngô ngố thế nào ấy !!!.chả là ngày ấy tên đầy đủ của Liên Xô là :liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết ,gọi tắt là Liên Xô,viết tắt là CCCP  .Người ta cứ bê nguyên xi về lắp vào cho Việt Nam vì có lẽ họ cho rằng chẳng mấy ai trên thế giới biết nước ta là nước XHCN .Bây giờ thì nước họ đã có tổng thống từ lâu còn ta vẫn loay hoay tìm lại chính mình .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: haanh trong 15 Tháng Tư, 2013, 01:16:10 am
hehe VNDCCH và CHXHCNVN là 2 chính thể nhà nước khác nhau nên muốn đổi tên thì phải đổi luôn hệ thống chính trị . Việc đổi tên mà vẫn giữ nguyên nội dung theo kiểu bình cũ rượu mới là mị dận là trò cười cho quốc tế và gây lãng phí cho xã hội .
Mấy ông dự thảo đưa ra cái ý này cần phải đi học lại lịch sử Đảng , nếu thuộc mà vẫn cố tình đề nghị thì phải điều tra lầm rỏ động cơ mục đích việc đề nghị đổi tên nước .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 15 Tháng Tư, 2013, 07:56:24 am
hehe VNDCCH và CHXHCNVN là 2 chính thể nhà nước khác nhau nên muốn đổi tên thì phải đổi luôn hệ thống chính trị . Việc đổi tên mà vẫn giữ nguyên nội dung theo kiểu bình cũ rượu mới là mị dận là trò cười cho quốc tế và gây lãng phí cho xã hội .
Mấy ông dự thảo đưa ra cái ý này cần phải đi học lại lịch sử Đảng , nếu thuộc mà vẫn cố tình đề nghị thì phải điều tra lầm rỏ động cơ mục đích việc đề nghị đổi tên nước .


            Haanh nói có lý đấy ,thay đổi tên nước là thay đổi hệ thống chính trị , thay đổi mục tiêu và lý tưởng của Đảng và hiện nay Đảng ta là Đảng cầm quyền ... Ai mơ hồ về vấn đề này xin suy xét lại .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 15 Tháng Tư, 2013, 09:40:21 am
Thông tin đề xuất đổi tên nước này mới được đưa trên mạng và có những lý luận rất "chuối", kiểu như: đổi thành VNDCCH cho nó phù hợp hoàn cảnh thực tiễn về kinh tế, nhưng vẫn phải hướng đến CNXH(!) Em thấy nó nó sặc mùi "diễn biến hòa bình": thay đổi tên gọi -> thay đổi chính thể -> thay đối lực lượng chính trị -> thay nốt điều 4 -> XONG! 


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Tư, 2013, 11:44:30 am
Thông tin đề xuất đổi tên nước này mới được đưa trên mạng và có những lý luận rất "chuối", kiểu như: đổi thành VNDCCH cho nó phù hợp hoàn cảnh thực tiễn về kinh tế, nhưng vẫn phải hướng đến CNXH(!) Em thấy nó nó sặc mùi "diễn biến hòa bình": thay đổi tên gọi -> thay đổi chính thể -> thay đối lực lượng chính trị -> thay nốt điều 4 -> XONG! 

Vào đây tám với anh "HẬN đang cần tiền" một tý cho vui nhe .

Từ nói đến làm được là cả một vấn đề và lâu dài lắm ,nhà nước ta đã có thành lập hội đồng lập pháp quốc gia từ lâu rồi .toàn các chuyên gia trình độ giáo sư tiến sĩ về luật trở lên ,họ chỉ lãnh lương và nghiên cứu chuyên về luật và hiến pháp ,các nước lẫn Việt nam .

 còn việc lấy ý kiến toàn thể nhân dân chỉ là một trong nhiều những công đoạn về quá trình sửa đổi hiến pháp .

Vậy mà một số phần tử cứ ngây thơ nghĩ rằng tiếng nói mình có trọng lượng ,nên cứ ý kiến ,thay đổi điều nọ điều kia trong hiến pháp . nhằm thỏa mãn cái suy nghĩ cá nhân của mình .


TRong số các ý kiến ấy , tuy không công khai ,trực diên nói thẳng nhưng họ muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN. muốn VN phải dập khuôn theo các nước tư bản là phải đa nguyên đa đảng . còn quân đội không chịu sự lãnh đạo của đảng nữa mà chịu sự lãnh đạo của tòa án hiến pháp ....vv.....

Bản thân những người có ý kiến kia ,không hề hiểu thế nào là NHÀ NƯỚC ,thế nào là GIAI CẤP , thế nào là hình thái KINH TẾ .

Cứ theo triết học mà nói : " Nhà nước là sự thống trị của một giai cấp,khi giai cấp ấy thống trị về mặt kinh tế . trong một xã hội có giai cấp đối kháng ." nội cái định nghĩa thế nào là nhà nước này ,những người ấy phải học 5 năm về triết trở lên mới tạm hiểu , hay nói khác đi còn nhà nước là còn giai cấp , còn nhà nước là còn sự thống trị - thì thử hỏi những ý kiến như trên liệu có giá trị gì ? trong xã hội ,cụ thể là VN hiện tại .

Vậy anh HẬN  cứ yên tâm .

-vấn đề hai (thuộc về lịch sử ):

nhìn chung các nước trên thế giới đều có quy luật chung , cho dù phương đông hay phương tây . mỗi triều đại phong kiến thường tồn tại từ 200 đến 300 năm , đời cha thì kiến tạo xây dựng lên một đế chế ,đời con thì kế thừa và giữ vững cái đế chế ấy ,đến đời chàu thì suy yếu dần ,đến đời chắt là sụp đổ và mất luôn đế chế ấy . để một thế lực khác nên nắm quyền cai trị .
ví dụ như ở Trung quốc : NHÀ THANH cầm quyền được 300 năm . đến năm 1949 thì nhà nước TQ rơi vào tay MAO TRẠCH ĐÔNG và đảng CS TQ .

Còn ở nước ta triều đình NHÀ NGUYỄN cũng cầm quyền được trên 200 năm . và đến ngày 19-8-1945 vua BẢO ĐẠI phải trao ấn kiếm đầu hàng Việt minh TẠI HUẾ ,Từ lúc này Đảng CSVN đứng đầu là chủ tịch HỒ CHÍ MINH lãnh đạo nhân dân kháng chiến đánh đuổi thực dân và đế quốc .phải đến ngày 30-4-1975 đất nước mới chính thức thống nhất .

-Vậy là từ 1975 cho đến nay 2013 là chưa đến 40 năm , dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN nhân dân ta từng bước đi lên về kinh tế ,còn chính trị thì ổn định , có chỗ dứng vững chắc và sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới một cách bình đẳng  .

Tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn cực phát của của một quốc gia , giai đoạn cực phát của một đảng lãnh đạo .( nói theo từ ngữ phong kiến là giai doạn cực thịnh của một triều đại ) .

Vây có lý nào nhân dân lại trao quyền hành vào tay một đảng bá dơ nào đó ,ví dụ như :người chồng làm đảng trưởng ,vợ làm đảng phó, con cái là các ủy viên trung ương ,quyền hành đất nước nằm hết trong một gia đình .kiểu gia đình trị như thời của tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM ( thời ngô đình Diệm gọi là nền đệ nhất cộng hòa ) .cho đến ngày 11-11-1963 chế độ này bị đảo chính lật đổ - anh em nhà DIỆM- NHU bị giết NHƯNG KHÔNG CÓ ĐẤT ĐỂ CHÔN . Thay thế cho chế độ này là chế độ NGUYỄN VĂN THIỆU lên cầm quyền gọi là nền ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA và cầm quyền đến 30-4-1975 thì chấm dứt .

các bác lưu ý cho chữ ĐẢO CHÍNH khác nghĩa hoàn toàn với chữ CÁCH MẠNG .

Vậy qua các bài học lịch sử và thực tiễn tại VN hiên nay ,theo ý kiến cá nhân  :

ĐỂ thay thế được vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản VN ,thì ít ra cũng phải trên 100 năm nữa . khi những người NHƯ lớp chúng ta đây đã chết từ lâu vì già ,lúc ấy là đời chắt đời cháu chúng ta lên cầm quyền thì lúc ấy mới có thể hoặc có khả năng thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng CS tại VIỆT NAM .

kính các bác ăn no ngủ kỹ -sức khỏe nhiều .



Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: quanghung1951 trong 15 Tháng Tư, 2013, 01:14:38 pm
hehe VNDCCH và CHXHCNVN là 2 chính thể nhà nước khác nhau nên muốn đổi tên thì phải đổi luôn hệ thống chính trị . Việc đổi tên mà vẫn giữ nguyên nội dung theo kiểu bình cũ rượu mới là mị dận là trò cười cho quốc tế và gây lãng phí cho xã hội .
Mấy ông dự thảo đưa ra cái ý này cần phải đi học lại lịch sử Đảng , nếu thuộc mà vẫn cố tình đề nghị thì phải điều tra lầm rỏ động cơ mục đích việc đề nghị đổi tên nước .

[/quote Cũng không chắc VNDCCH và CHXHCNVN là hai chính thể khác nhau đâu ,mời các bác xem trên trang nhất :VN EXPRESS ngày hôm nay 15/4 có bài trả lời phỏng vấn của giáo sư :Nguyễn minh Thuyết về việc :Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: rex trong 15 Tháng Tư, 2013, 01:17:44 pm
Thánh Nguyễn Minh Thuyết nè các bác

Cái tên cũng giống như bức tượng Phật trong nhà. Có tượng hay không có tượng, tượng gỗ hay tượng đồng thì thế gian vẫn có Phật. Cái tên không phải là chỉ dấu cho một sự đổi hướng nào. Lấy tên nào thì mục tiêu của chúng ta vẫn là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Đương nhiên, đổi tên nước sẽ dẫn đến việc chi tiêu một khoản tiền nhất định để đổi con dấu, biển hiệu của cơ quan nhà nước, giấy tờ giao dịch... Tốn kém là có, nhưng cũng không lớn đến nỗi không nên làm. Nếu so sánh thì lợi ích đem lại lớn hơn nhiều. Và cũng phải cân nhắc, những gì không nhất thiết phải đổi như đồng tiền chẳng hạn thì không nên đổi.


.....

- Tôi ủng hộ việc trở lại tên nước lúc mới giành độc lập. Song, tên này cần sửa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt, là "Cộng hòa Dân chủ Việt Nam".

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/doi-lai-ten-nuoc-la-tro-ve-dung-ban-chat-che-do/

Chỗ đậm thì em không hiểu ý của thánh Thuyết lắm. Ý của thánh Thuyết là nếu đổi tên nước là VNDCCH,thì trên tiền vẫn ghi là CHXHCNVN chứ không cần in lại tiền mới hoặc nếu có in và tiến hành đổi tiền mới thì tiền cũ vẫn có thể lưu hành song song được phỏng ạ?

Với em muốn hỏi là nếu đổi tên là VNDCCH rồi thì đến lúc nào đó, không phải thấy thừa dân chủ rồi mà là do "nhiều tầng lớp nhân dân" chưa cảm thấy dân chủ thì có vì "nhiều tầng lớp nhân dân" mà tạm bỏ chữ "dân chủ" trong tên nước đi để trở thành ví dụ là nền Đệ tam Cộng hòa hay không?. Rồi đến lúc nào mà "nhiều tầng lớp nhân dân" thây "dân chủ" rồi thì mới đề xuất khôi phục lại từ "dân chủ" trong tên nước không?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: haanh trong 15 Tháng Tư, 2013, 04:19:36 pm
hehe VNDCCH và CHXHCNVN là 2 chính thể nhà nước khác nhau nên muốn đổi tên thì phải đổi luôn hệ thống chính trị . Việc đổi tên mà vẫn giữ nguyên nội dung theo kiểu bình cũ rượu mới là mị dận là trò cười cho quốc tế và gây lãng phí cho xã hội .
Mấy ông dự thảo đưa ra cái ý này cần phải đi học lại lịch sử Đảng , nếu thuộc mà vẫn cố tình đề nghị thì phải điều tra lầm rỏ động cơ mục đích việc đề nghị đổi tên nước .

[/quote Cũng không chắc VNDCCH và CHXHCNVN là hai chính thể khác nhau đâu ,mời các bác xem trên trang nhất :VN EXPRESS ngày hôm nay 15/4 có bài trả lời phỏng vấn của giáo sư :Nguyễn minh Thuyết về việc :Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ .

hehe thánh Thuyết chắc chưa học qua môn nhà nước và pháp luật bác ạ . Ở đây dù là quán nước nhưng những vấn đề trọng đại như thế thì em không dám chém gió hay đưa ra quan điểm cá nhân của mình như 1 số thánh mà em đưa ra vấn đề thực tiễn của pháp luật bác ạ . Bác có thể tìm đọc 1 số bài trên mạng phản bác lại việc đổi tên nước được viết trên cơ sở khoa học pháp luật rất có giá trị .
Để hiểu được những vấn đề chuyên sâu như vây cần phải có kiến thức chuyên môn chứ không thể chắc hay có lẽ hoặc dường như vv ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 15 Tháng Tư, 2013, 04:49:05 pm

hehe thánh Thuyết chắc chưa học qua môn nhà nước và pháp luật bác ạ . Ở đây dù là quán nước nhưng những vấn đề trọng đại như thế thì em không dám chém gió hay đưa ra quan điểm cá nhân của mình như 1 số thánh mà em đưa ra vấn đề thực tiễn của pháp luật bác ạ . Bác có thể tìm đọc 1 số bài trên mạng phản bác lại việc đổi tên nước được viết trên cơ sở khoa học pháp luật rất có giá trị .
Để hiểu được những vấn đề chuyên sâu như vây cần phải có kiến thức chuyên môn chứ không thể chắc hay có lẽ hoặc dường như vv ;D

Mấy bác có chuyên môn nói sao thì tùy.
Với tôi thì thể chế DCCH (VNDCCH) là thời cha tôi chứng kiến nó được lập ra, đã chiến đấu vì nó, đã được nó đào tạo từ thằng nông dân thành trí thức, đã nếm mùi bom Mỹ những năm 6x, 7x ... để rồi thằng tôi cũng sinh ra trong thể chế đó, học hành từ đó, ăn bơ sữa lúa mì viện trợ cũng thời đó... nói tóm lại là toàn kỷ niệm đẹp !  ;D

Thế nên khi UB soạn thảo sửa đổi HP nói là có 2 luồng ý kiến về việc đổi hay để nguyên tên nước và cái UB này thiên về đề xuất đổi tên lại ... như cũ thì cũng là phản ánh hiện tượng khách quan là một số lượng người không nhỏ có ý muốn như thế. Vì họ nghĩ đơn giản thì cũng rứa cả! Bản chất có thay đổi đâu, an tâm lun ;D
----------------------
Còn vấn đề sâu xa như đổi tên thì sẽ làm đổi chế độ, đổi điều 4, thay đổi thể chế ... thì là việc của các nhà chính trị, chính em... không quan tâm lắm và cũng đừng ai hù dọa các thành viên khác làm gì vì người ta chẳng làm những cái chuyện mà ai đó tưởng tượng người ta sẽ làm và đừng làm thay việc của an ninh chính quyền làm gì. Cứ tuân thủ nội qui diễn đàn mà làm thôi!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: haanh trong 15 Tháng Tư, 2013, 05:05:27 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 15 Tháng Tư, 2013, 05:29:14 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

Bac haanh qua loi roi.
Thoi tui va cha tui lam dech gi con may cai thanh phan nhu luc moi lap ra? May thu do lam gi ma di khang chien noi?
Them nua, nick quocngoai cu chua nop giay chuyen sinh hoat dang ve cai chi bo VMH nay dau nha!  :)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: haanh trong 15 Tháng Tư, 2013, 05:52:04 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

Bac haanh qua loi roi.
Thoi tui va cha tui lam dech gi con may cai thanh phan nhu luc moi lap ra? May thu do lam gi ma di khang chien noi?
Them nua, nick quocngoai cu chua nop giay chuyen sinh hoat dang ve cai chi bo VMH nay dau nha!  :)

hehe cóc cần biết bác có chuyển sinh hoạt chưa nhưng phải viết bản kiểm điểm trong tuần này nộp cho tui nghe chửa  ;D ( nóng quá 61 Hàng Lược không ổn tìm chổ nào mát mẻ thích hợp cho buổi phê và tự pjhê )


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: c16 trong 15 Tháng Tư, 2013, 08:40:52 pm
hehe cóc cần biết bác có chuyển sinh hoạt chưa nhưng phải viết bản kiểm điểm trong tuần này nộp cho tui nghe chửa  ;D ( nóng quá 61 Hàng Lược không ổn tìm chổ nào mát mẻ thích hợp cho buổi phê và tự pjhê )
Ái chà! Tổ chức phê tự phê má có tí cay vô là "cao trào" luôn đó các bác à, chắc tui phải tháp tùng theo làm trọng tài, với lại ... có người kêu xe chở về nữa chớ. ;D ;D ;D
Ý kiến phát biểu ngược - xuôi đọc thấy mở mang tầm mắt ra, tuy thiếu "ný nuận" nhưng tui cũng có chính kiến đó, có nhờ cảm nhận qua cuộc sống, chừng nào thảo luận hết ý kiến, qua phần biểu quyết, giúp kêu giùm để tui giơ tay "trưng cầu" với. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 15 Tháng Tư, 2013, 10:17:14 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

Bac haanh qua loi roi.
Thoi tui va cha tui lam dech gi con may cai thanh phan nhu luc moi lap ra? May thu do lam gi ma di khang chien noi?
Them nua, nick quocngoai cu chua nop giay chuyen sinh hoat dang ve cai chi bo VMH nay dau nha!  :)

hehe cóc cần biết bác có chuyển sinh hoạt chưa nhưng phải viết bản kiểm điểm trong tuần này nộp cho tui nghe chửa  ;D ( nóng quá 61 Hàng Lược không ổn tìm chổ nào mát mẻ thích hợp cho buổi phê và tự pjhê )
................
Thưa các bác , tôi thấy vấn đề ở đây cũng chẳng có gì to tát , tên họ gì thì cũng không quan trọng lắm :
- Nếu để CHXHCN Việt nam thì là theo kiểu tên gọi của liên bang CHXHCN xô viết .
- Nếu đổi lại Việt nam DCCH , thì theo cách của  Trung hoa Nhân dân cộng hòa Quốc .
...Ta hãy bình tĩnh các bác ạ , tránh sa vào cãi cọ , sứt mẻ tình anh em , đồng đội ... Các bác muốn tranh luận thoải mái - thì xin sang quán chè xanh kẹo lạc ...tôi xin mở rộng cửa quán chào đón mọi người . Hic.
...Ta hãy nhìn nước Nga , tuy họ từ bỏ con đường XHCN , nhưng ngày 1-5-2012 họ vẫn tổ chức diễu binh kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc năm 1941 -1945 đó ...hy vọng rằng chân lý vẫn còn ở lại các bác ạ . Chúng ta hãy bình tĩnh chờ các bác nhé .
...
Thân ái & Đoàn kết .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: bagai trong 15 Tháng Tư, 2013, 10:59:54 pm
Đúng là đổi tên nước chẳng có gì ầm ỉ các bác ạ , hơn nữa việc đổi tên nước được các quan chức nhà nước bật đèn xanh thì chúng ta cứ mạnh dạn có ý kiến thôi .
Trước phong trào dân chủ lên cao trên trường quốc tế và đặc biệt là trong nước nhà nhà làm dân chủ , người người làm dân chủ , dân chủ từ quán nhậu ra đến vĩ hè , dân chủ từ bàn phím đến báo mạng phây búc thì việc đưa chữ dân chủ vào tên nước là việc làm thức thời , là hòa nhập với thế giới , là phù hợp với xu hướng của thời đại .
Em tên thật là Nguyễn Văn Tèo ( nông dân 100 % ), đi ký kết HĐ bán gạo với các đối tác nước ngoài thấy quê quá nên em ký với cái tên TôNy Tèo công việc làm ân  rát suôn sẻ và đói tác cũng nể vì tưởng em là VK Cali ( cái nôi của dân chủ ) . Vừa được tiếng vừa được miến mắc gì mình hổng đổi tên hả các bác .
Sắp tới em làm ăn với Hàn Quốc em sẽ đổi tên là Hiếp Xông Dông cho giống minh tinh màn bạc .
Em là con người hoài cổ , em yêu cụ Hồ , em cũng yêu cụ Nguyễn Hải Thần, Huỳnh Thúc Kháng ,yêu nhà văn Nhất Linh tức ông bộ trưởng Nguyễn Tường Tam trong nội các của nhà nước VNDCCH hồi 45 - 46 . Vì vậy em ủng hộ quan điểm lấy lại tên nước cũ .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Tư, 2013, 11:34:24 pm
Tên Hiếp Xông Dông lộ liễu quá ;D. Bác đổi tên thành Choi Sung Yong á. Tên cầu thủ đội tuyển quốc gia Hàn Quốc đấy. Dùng tên ấy nổi tiếng, có sức hút hơn ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 15 Tháng Tư, 2013, 11:36:37 pm
He he, Tony Tèo là Sao hót của Người Lao động mờ! :)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 15 Tháng Tư, 2013, 11:49:04 pm
 ;D ;D hì hì nhà em lâu lắm mới thấy các bác có ý kiến xôm tụ thế này, thích quá ạ.
về vụ tên nước em vẫn giữ quan điểm ở bài trước và  đồng ý với hầu hết các bác trong này, đổi cái  "Tên" tuy tưởng là nhỏ, nhưng cái chính là âm mưu và sự dốt nát ẩn náu ở đằng sau nó mới là nguy hiểm.
đúng là "dân chủ" thì anh em ta cứ có ý kiến nhưng trước mỗi 1 vấn đề hệ trọng đến đất nước thì cần phải suy xét cẩn thận.
 :) :)em thấy thích ý kiến của bác "chiensivodanh" nhưng em có ý kiến là :
- về khái niệm nhà nước - giai cấp bác nói thì cơ bản là ok em cũng không muốn nói thêm
- về vấn đề hai (thuộc về lịch sử )  của bác thì em không đồng ý với nhận định của bác về "giai đoạn cực phát" vì  cái này rất khó đánh giá, bởi nếu đã là cực phát thì tất yếu là nó sắp phải đi xuống tất nhiên là sẽ sụp đổ - mà hiện nay nhà nước - đảng CS VN như hiện giờ em nghĩ nó chưa phải và không bao giờ là "cực phát" đâu nếu nó đi đúng với nguyên lý mácxít, chỉ sợ các bố nhà mình toàn là mác xịt thì mới nguy hiểm ạ.
 >:( >:( còn bác bagai ơi bác thích ký tên là gì mà công việc xuôi chèo mát mái thì không sao cả, nhưng trong giấy khai sinh, cmt hay các giấy tờ khác của bác có thay đổi được theo chữ ký của bác đâu đúng không ạ ;D ;D
còn bác hoài cổ nhưng cũng nên phân biệt cho rõ và chính xác từng nhân vật, từng người là có  công và có tội với nước chứ, sao bác đánh đồng lãnh tụ, chí sĩ yêu nước với việt gian  :-\ :-\


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: vanson307 trong 16 Tháng Tư, 2013, 02:41:47 am
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

  @Haanh ơi, Bác Quocngoaicu bác ý không nói về thời kỳ 1946 đâu vì lúc ấy tất cả anh em mình đều chưa ra đời. Còn sau khi thắng Pháp và ký hiệp định hòa bình năm 1954 thì tất cả những thành tựu cũng như chiến thắng Đế quốc Mỹ của chúng ta đều diễn ra dưới thể chế Việt nam dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam( Sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt nam) vì vậy em cũng nhất trí đổi lại tên cũ là VNDCCH.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: MUCTAU trong 16 Tháng Tư, 2013, 04:16:57 pm
 Cảm ơn các bác đã cho ý kiến.
Em không rành mấy cái thuật ngữ chính trị, các thuật ngữ hành chính nên không dám bàn việc thay tên nước. Em chỉ thấy khi còn là  VNDCCH.Thời ấy dân chưa giàu, nước chưa mạnh lại bị hai đế quốc sừng sỏ vào hùa quyết tâm xâm lược. Ngoại xâm đã vậy, giặc trong cũng không phải yếu thế. Chỗ dựa là phe XHCN thì không ổn định. Hết bạo động chỗ nọ chỗ kia lại quay ra đối kháng nhau. Vậy mà đảng Lao động Việt nam non trẻ đứng ra chèo lái. Tập hợp được sự đoàn kết của các đảng phái, đoàn thể cùng toàn dân tộc từ Bắc chí Nam hai lần chiến thắng lẫy lừng thế giới. Cuộc cách mạng nào cũng có khi cao trào, lúc thoái trào. Sau sai lầm cải cách ruộng đất. Đảng, chủ tịch nước đã thấy sai. Đã nhận lỗi trước quốc dân đồng bào. Đã sửa sai và tổng bí thư Đảng đã từ nhiệm. Ngày ấy quốc chưa thái nhưng dân an. Dân có an mới theo Đảng làm cuộc cách mạng thống nhất dân tộc thành công.
Thời CHXHCNVN. Kế thừa truyền thống đảng lao động VN, đảng Cộng sản VN đưa nước ta vào thời kỳ mới. Cùng sự biến thiên của lịch sử thế giới. những thành tựu của Đảng đến nay ai cũng rõ. Khỏi bàn nhiều.
Mà thôi, để em vào Bình dương góp ý kiến cho xôm tụ.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130404/nhan-duoc-44-trieu-y-kien-gop-y-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992.aspx


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 16 Tháng Tư, 2013, 04:21:07 pm
He he, vui nhỉ, cứ cho cả tỉnh dân số 4 triệu, mỗi người đóng góp cả 10 ý kiến thì cũng chỉ có 4 chục triệu thôi! ;D
Chả biết báo nó gõ sai thêm chữ hay thống kê của BD quá hoành?


Tiêu đề: Re:Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: QuangHieu trong 16 Tháng Tư, 2013, 04:31:21 pm
Nhà em vốn không thạo về chính trị chính em mà chỉ thạo cái vấn đề hơi thực dụng một chút là cơm áo gạo tiền thôi ;D, thế nên em co cái thắc mắc nho nhỏ thế này: Nếu bây giờ đổi tên nước thì tiền lưu hành trong dân sẽ làm sao vì bất cứ tờ tiền nào cũng đều có in chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" hết, mà đâu chỉ có tiền đâu, còn có nhiều thứ khác nữa... ???. Em nghĩ nhà ta chắc cũng có phương án và kinh phí rồi phải không các bác?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Tư, 2013, 04:41:11 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

 @Haanh ơi, Bác Quocngoaicu bác ý không nói về thời kỳ 1946 đâu vì lúc ấy tất cả anh em mình đều chưa ra đời. Còn sau khi thắng Pháp và ký hiệp định hòa bình năm 1954 thì tất cả những thành tựu cũng như chiến thắng Đế quốc Mỹ của chúng ta đều diễn ra dưới thể chế Việt nam dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam( Sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt nam) vì vậy em cũng nhất trí đổi lại tên cũ là VNDCCH.

hehe em hiểu ý bác cu ngoại quốc mà anh  ;D Cái em muốn là phản biện lại bài viết của GS Thuyết kìa  ;D
Bác Thuyết cho rằng lấy lại tên cũ là trở về bản chất chế độ .
Hehe mô hình nhà nước cộng hòa chính là sản phẩm của cách mạng tư sản và tính đến nay mô hình nhà nước cộng hòa vẫn mang tính ưu việt và được đa số các nước trên TG áp dụng . Như vậy dù nuốn dù không các nước XHCN cũng phải vay mượn cái mô hình này trong thời kỳ quá độ .
Trong bối cảnh lịch sử năm 1945 khi thế và lực của ĐCS chưa mạnh thì sự vay mượn này của bác Hồ là hết sức khôn ngoan khéo léo phù hợp với tình hình chính trị lúc đó là phải đoàn kết mọi tầng lớp để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . Cụ thể là trong thành phần nội các của nhà nước VNDCCH còn có các đảng phái khác chứ không chỉ có mình ĐCS ( gọi theo bây giờ la đa nguyên đa đảng đấy )
Chính anh cũng biết đã có lúc ĐCS phải đổi tên là Đảng lao động cũng không ngoài mục đích mềm dẻo để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cũng như trong nước . Miền nam VN lúc đó lại xuất hiện chính thể VNCH rồi tiếp theo là Miền Nam cộng hòa (?) của MTGPDTMN . Như vậy có thể nói ba chính thể này xuất hiện để thực hiện ý đồ riêng của mình trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và GPDT .
Sau 75 đất nước thống nhất nhiệm vụ đã hoàn thành việc đổi tên thành CHXHCNVN là hoàn toàn đúng đắng , là sự khẳng định thể chế chính trị của VN , đây mới đúng là bản chất của chế độ .
Bây giờ nói như GS Thuyết lấy lại tên cũ là trở về cái bản chất chế độ cũ là sao ? là 1 nhà nước đa nguyên đa đảng , là đổi tên Đảng CS , là phải sử dụng tiểu xảo để thực hiện nhiện vụ đấu tranh gì đó để lấy lòng mấy anh tư bản kiếm chút tiền xu à ?
Muốn phát huy dân chủ thì có nhiều cách làm lắm khôg nhất thiết phải đổi tên nước , mà 1 khi muốn đổi tên nước thì phải đổi theo nhiều cái chứ  đổi tên cơ học như vậy dân chủ không từ trên trời rơi xuống .
Lẽ nào các nhà đại trí thức không biết điều này ? Họ biết đấy nhưng họ giả ngu để khi đạt được mục tiêu cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý sau đó họ sẽ đòi đổi tiếp cái này cái nọ . Lúc đấy mà không đổi những cái tiếp theo thì khốn nạn với quốc tế ngay .
hehe đây là ít lý luận cùn của em còn cá nhân em thì chẳng quan tâm đổi hay không đổi vì chẳng dính gì đến nồi cơm của em  ;D ( không có sổ hưu nên không sợ mất ;D )


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: HAN_DCT trong 16 Tháng Tư, 2013, 04:45:32 pm
He he, vui nhỉ, cứ cho cả tỉnh dân số 4 triệu, mỗi người đóng góp cả 10 ý kiến thì cũng chỉ có 4 chục triệu thôi! ;D
Chả biết báo nó gõ sai thêm chữ hay thống kê của BD quá hoành?
Nó còn viết ở trên thế này "Toàn tỉnh đã phát 258.091  phiếu lấy ý kiến nhân dân, thu về 220.885  phiếu (đạt 85%).". Có lẽ còn hình thức góp ý bằng miệng hoặc qua tin nhắn bác ạ :D
Bác nhớ thanh toán bản quyền "he he" tại 61 Hàng Lược nhé ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 16 Tháng Tư, 2013, 09:58:41 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

 @Haanh ơi, Bác Quocngoaicu bác ý không nói về thời kỳ 1946 đâu vì lúc ấy tất cả anh em mình đều chưa ra đời. Còn sau khi thắng Pháp và ký hiệp định hòa bình năm 1954 thì tất cả những thành tựu cũng như chiến thắng Đế quốc Mỹ của chúng ta đều diễn ra dưới thể chế Việt nam dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam( Sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt nam) vì vậy em cũng nhất trí đổi lại tên cũ là VNDCCH.

hehe em hiểu ý bác cu ngoại quốc mà anh  ;D Cái em muốn là phản biện lại bài viết của GS Thuyết kìa  ;D
Bác Thuyết cho rằng lấy lại tên cũ là trở về bản chất chế độ .
Hehe mô hình nhà nước cộng hòa chính là sản phẩm của cách mạng tư sản và tính đến nay mô hình nhà nước cộng hòa vẫn mang tính ưu việt và được đa số các nước trên TG áp dụng . Như vậy dù nuốn dù không các nước XHCN cũng phải vay mượn cái mô hình này trong thời kỳ quá độ .
Trong bối cảnh lịch sử năm 1945 khi thế và lực của ĐCS chưa mạnh thì sự vay mượn này của bác Hồ là hết sức khôn ngoan khéo léo phù hợp với tình hình chính trị lúc đó là phải đoàn kết mọi tầng lớp để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . Cụ thể là trong thành phần nội các của nhà nước VNDCCH còn có các đảng phái khác chứ không chỉ có mình ĐCS ( gọi theo bây giờ la đa nguyên đa đảng đấy )
Chính anh cũng biết đã có lúc ĐCS phải đổi tên là Đảng lao động cũng không ngoài mục đích mềm dẻo để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cũng như trong nước . Miền nam VN lúc đó lại xuất hiện chính thể VNCH rồi tiếp theo là Miền Nam cộng hòa (?) của MTGPDTMN . Như vậy có thể nói ba chính thể này xuất hiện để thực hiện ý đồ riêng của mình trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và GPDT .
Sau 75 đất nước thống nhất nhiệm vụ đã hoàn thành việc đổi tên thành CHXHCNVN là hoàn toàn đúng đắng , là sự khẳng định thể chế chính trị của VN , đây mới đúng là bản chất của chế độ .
Bây giờ nói như GS Thuyết lấy lại tên cũ là trở về cái bản chất chế độ cũ là sao ? là 1 nhà nước đa nguyên đa đảng , là đổi tên Đảng CS , là phải sử dụng tiểu xảo để thực hiện nhiện vụ đấu tranh gì đó để lấy lòng mấy anh tư bản kiếm chút tiền xu à ?
Muốn phát huy dân chủ thì có nhiều cách làm lắm khôg nhất thiết phải đổi tên nước , mà 1 khi muốn đổi tên nước thì phải đổi theo nhiều cái chứ  đổi tên cơ học như vậy dân chủ không từ trên trời rơi xuống .
Lẽ nào các nhà đại trí thức không biết điều này ? Họ biết đấy nhưng họ giả ngu để khi đạt được mục tiêu cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý sau đó họ sẽ đòi đổi tiếp cái này cái nọ . Lúc đấy mà không đổi những cái tiếp theo thì khốn nạn với quốc tế ngay .
hehe đây là ít lý luận cùn của em còn cá nhân em thì chẳng quan tâm đổi hay không đổi vì chẳng dính gì đến nồi cơm của em  ;D ( không có sổ hưu nên không sợ mất ;D )


Chính vậy , đổi hay không , chả thấy quan trọng mấy  ;D kiểu gì mà chả phải làm lấy mà ăn


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: selene0802 trong 17 Tháng Tư, 2013, 12:26:43 am
Đổi lại tốn thêm cả 1 mớ tiền bạc, đình trệ đủ thứ một thời gian (tuy ngắn nhưng thiệt hại và chi phí cơ hội thì khó tính nổi)  :-\. Trong khi doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đều khó khăn thì việc này chả hay gì mấy, cái cần bây giờ là giảm chi phí, giảm chi tiêu...qua khủng hoảng rồi làm gì thì làm, tha hồ chế tác...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 17 Tháng Tư, 2013, 09:14:39 am
Đổi lại tốn thêm cả 1 mớ tiền bạc, đình trệ đủ thứ một thời gian (tuy ngắn nhưng thiệt hại và chi phí cơ hội thì khó tính nổi)  :-\. Trong khi doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đều khó khăn thì việc này chả hay gì mấy, cái cần bây giờ là giảm chi phí, giảm chi tiêu...qua khủng hoảng rồi làm gì thì làm, tha hồ chế tác...
Vâng , chính thế , cái cần là chống tham nhũng , làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo , cơ cấu lại ngay cái đội ngũ đó , trợ giá cho nông nghiệp , giám thuế cho doanh nghiệp .....


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 17 Tháng Tư, 2013, 09:50:06 am
Đổi lại tốn thêm cả 1 mớ tiền bạc, đình trệ đủ thứ một thời gian (tuy ngắn nhưng thiệt hại và chi phí cơ hội thì khó tính nổi)  :-\. Trong khi doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đều khó khăn thì việc này chả hay gì mấy, cái cần bây giờ là giảm chi phí, giảm chi tiêu...qua khủng hoảng rồi làm gì thì làm, tha hồ chế tác...
Vâng , chính thế , cái cần là chống tham nhũng , làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo , cơ cấu lại ngay cái đội ngũ đó , trợ giá cho nông nghiệp , giám thuế cho doanh nghiệp .....
  Tôi cũng có cùng suy nghĩ với các bác,cái tên nước dù có giát vàng .Còn xã hội thì đầy rẫy tham nhũng,lãng phí ,quan chức thì lạm dụng chức quyền làm nhiều điều trái .Dân chúng nghèo đói ,thì tên hay nào có ý nghĩa gì.Hãy tập trung vào làm sạch xã hội đi đã...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tư, 2013, 11:36:34 am
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6279

Bạn nào muốn tìm hiểu thì tìm mà đọc

Nhân sự kiện xuất bản sách của Plato và Aristotle ở Việt Nam
David Pickus*

(http://tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/ImageHandlerLarge.ashx?width=250&height=173&HomeDirectory=%2fPortals%2f0%2fVietTotal.Articles%2fChinhtrixahoi%2f&fileName=cong+hoa+va+chinh+tri+luan.jpg&portalid=0&i=6169&q=1)

Thật là một tin mừng đối với những người như tôi khi nghe được tin này. Hai tác phẩm lớn nhất của nền chính trị học phương tây đã được xuất bản tại Việt Nam. Đó là Cộng hòa1 của Plato và Chính trị luận2 của Aristotle.
Lý do khiến tôi vui mừng đến vậy là vì những cuốn sách cũ này không chỉ là những tác phẩm cổ điển từ ngày xa xưa (thế kỷ V và IV trước CN) mà một giáo viên như tôi muốn sinh viên của mình đọc. Mà đó còn là những cuốn sách đòi hỏi mọi người suy nghĩ về tương lai. Thời điểm này, công luận Việt Nam đang bàn thảo về Hiến pháp, cũng như tìm kiếm các cách thức để bảo đảm một Việt Nam có thể tồn tại, phát triển và hạnh phúc trong thế kỷ XXI này, những tranh luận của thế giới cổ xưa là con đường đúng đắn để nhìn nhận thế giới của chúng ta rõ ràng hơn. Cả Plato và Aristotle đều đưa ra những câu hỏi mà thế kỷ XXI cần đặt ra, cho dù chúng ta có thể trả lời chúng theo những cách thức khác biệt hoàn toàn với họ. Tôi muốn đưa ra một vài lý giải đang chiếm ưu thế trong tranh luận này một cách chung nhất.

Tôi sẽ bắt đầu với câu hỏi về hiến pháp. Trong khía cạnh này có vẻ như đây là một câu hỏi về pháp luật đơn thuần, đưa ra ý nghĩa gì đó cho những chuyên gia ở các trường luật và những chuyên viên khác. Tuy nhiên, vì khái niệm về hiến pháp khởi nguồn từ Hy Lạp cổ đại thời kỳ mà Plato và Aristotle sinh sống, nó được nhìn nhận tương xứng với cách mà họ hiểu về khái niệm này. Nó cũng tương xứng với điều mà họ cho là quan trọng nhất trong một bản hiến pháp, và tạo sao những hiến pháp trong thế kỷ XXI lại có vài khía cạnh khác biệt hoàn toàn.

Ngày nay, khi chúng ta nói tới hiến pháp, hầu hết chúng ta đều muốn nói tới khung pháp lý cơ bản; đó là luật pháp cơ bản làm nền tảng cho các bộ luật khác. Theo lý thuyết chung ngày nay - ở các quốc gia khác nhau – nếu có gì đó bị đánh giá là mâu thuẫn với hiến pháp thì sẽ bị hủy bỏ hoặc sửa đổi, cho dù đó có là một bộ luật khác do chính phủ ban hành, hoặc là một thông lệ lâu đời được sự chấp thuận của phần đa trong xã hội đi nữa.
Có một cách giải thích khác là coi những chức năng của hiến pháp như những đường biên của một sân bóng, nhưng tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Nếu như không có giao kèo về trận đấu trên sân bắt đầu và kết thúc thì sẽ chẳng ai biết khi nào họ cần hoặc không cần lắng nghe trọng tài. Do vậy, cũng không có giao kèo về các luật lệ chơi bóng, và cũng không có cách thức thống nhất để tổ chức các đội bóng.

Điều làm cho ví dụ này bị giới hạn là đã có một thỏa thuận mang tính toàn cầu về sân bóng, và chẳng có nhiều lắm tranh cãi về các luật chơi đã được chấp nhận. Tuy nhiên, không có hiến pháp có thể chấp nhận được – hoặc những bộ luật thực hiện chức năng như hiến pháp – sẽ thật là khó khăn để đạt tới một thỏa thuận về các quy định cơ bản trong xã hội. Thật khó khăn để biết bộ luật nào cụ thể hơn để thực hiện và tuân thủ, và nói chung người dân sẽ không biết họ có thể trông đợi được điều gì từ chính quyền. Nói một cách ngắn gọn, những nội dung và tư tưởng về hiến pháp cũng chính là mục đích của các nội dung của pháp luật.

Plato và Aristotle hiểu điều này theo cách của họ. Họ sống trong thời kỳ mà bản chất của nhà nước và pháp luật dễ đổ vỡ hơn bây giờ nhiều. Kết quả của sự bất an toàn này là khi họ nghĩ về thứ mà chúng ta gọi là một bản hiến pháp thì họ không hạn chế bản thân trong những câu hỏi thiên về pháp luật và theo nghĩa hẹp. Họ hỏi về mục đích bao quát toàn bộ của pháp luật và những sự dàn xếp về chính trị nói chung. Bởi vì họ đặt ra những câu hỏi cơ bản này khi đã nhận thức được rằng họ không thể chỉ đơn thuần dựa trên mỗi truyền thống. Đó là họ đã nhận ra rằng họ không thể nói rằng “chúng ta nên làm mọi việc theo cách này vì đó là cách chúng ta vẫn thường làm.” Đúng ra là họ đã phải đưa ra những lý do để thuyết phục bất cứ ai lắng nghe, và họ đã phải lôi cuốn cảm xúc rộng mở hơn của chủ nghĩa yêu nước và công lý cho chính dân tộc mình.

Vậy thì điều gì đã khiến những nhà tư tưởng cổ đại nói rằng điều đó vô cùng lý thú? Trong tiểu luận tiếp theo của loạt bài này tôi sẽ giải thích cách thức phản ánh của pháp luật và đạo đức đã dẫn dắt Plato tới tranh luận rằng chỉ có một bản hiến pháp là không đủ, đúng hơn là hiến pháp là một bản kế hoạch cho một xã hội hoàn hảo, và rằng chính bản thân ông đã biết xã hội không tưởng đó như thế nào. Trong tiểu luận sau đó tôi sẽ lý giải cách thức Aristotle tranh luận rằng pháp luật và hiến pháp sẽ vô nghĩa trừ khi chúng ta tìm được cách thức nào đó để đối phó với sức mạnh đen tối của đồng tiền.

Đến giờ, chúng ta có thể nhắc nhở bản thân về điểm mấu chốt: một vài nhà tư tưởng cổ đại đặt câu hỏi về mục đích cơ bản của pháp luật, chính trị và xã hội. Xem xét những câu trả lời của họ là cách thức kích thích bản thân chúng ta đưa ra những câu trả lời tốt hơn của chính mình.

Đặng Ly dịch

* Trường ưu tú Barrett, thuộc Đại học Bang Arizona

1 Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan; NXB Thế giới và AlphaBooks ấn hành; Giá bìa: 169.000 VND

2 Dịch giả: Nông Duy Trường; NXB Thế giới v�Alphabooks ấn hành; Giá bìa: 119.000 VND

PS: Bản dịch của cựu giảng viên Đại học Văn khoa Sài Gòn Đỗ Khánh Hoan rất tốt. Ông là người dịch Tagore thành công nhất ở VN trước năm 1975.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: CaoBaLanh trong 22 Tháng Tư, 2013, 01:35:47 pm
hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

 @Haanh ơi, Bác Quocngoaicu bác ý không nói về thời kỳ 1946 đâu vì lúc ấy tất cả anh em mình đều chưa ra đời. Còn sau khi thắng Pháp và ký hiệp định hòa bình năm 1954 thì tất cả những thành tựu cũng như chiến thắng Đế quốc Mỹ của chúng ta đều diễn ra dưới thể chế Việt nam dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam( Sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt nam) vì vậy em cũng nhất trí đổi lại tên cũ là VNDCCH.

hehe em hiểu ý bác cu ngoại quốc mà anh  ;D Cái em muốn là phản biện lại bài viết của GS Thuyết kìa  ;D
Bác Thuyết cho rằng lấy lại tên cũ là trở về bản chất chế độ .
Hehe mô hình nhà nước cộng hòa chính là sản phẩm của cách mạng tư sản và tính đến nay mô hình nhà nước cộng hòa vẫn mang tính ưu việt và được đa số các nước trên TG áp dụng . Như vậy dù nuốn dù không các nước XHCN cũng phải vay mượn cái mô hình này trong thời kỳ quá độ .
Trong bối cảnh lịch sử năm 1945 khi thế và lực của ĐCS chưa mạnh thì sự vay mượn này của bác Hồ là hết sức khôn ngoan khéo léo phù hợp với tình hình chính trị lúc đó là phải đoàn kết mọi tầng lớp để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . Cụ thể là trong thành phần nội các của nhà nước VNDCCH còn có các đảng phái khác chứ không chỉ có mình ĐCS ( gọi theo bây giờ la đa nguyên đa đảng đấy )
Chính anh cũng biết đã có lúc ĐCS phải đổi tên là Đảng lao động cũng không ngoài mục đích mềm dẻo để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cũng như trong nước . Miền nam VN lúc đó lại xuất hiện chính thể VNCH rồi tiếp theo là Miền Nam cộng hòa (?) của MTGPDTMN . Như vậy có thể nói ba chính thể này xuất hiện để thực hiện ý đồ riêng của mình trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và GPDT .
Sau 75 đất nước thống nhất nhiệm vụ đã hoàn thành việc đổi tên thành CHXHCNVN là hoàn toàn đúng đắng , là sự khẳng định thể chế chính trị của VN , đây mới đúng là bản chất của chế độ .
Bây giờ nói như GS Thuyết lấy lại tên cũ là trở về cái bản chất chế độ cũ là sao ? là 1 nhà nước đa nguyên đa đảng , là đổi tên Đảng CS , là phải sử dụng tiểu xảo để thực hiện nhiện vụ đấu tranh gì đó để lấy lòng mấy anh tư bản kiếm chút tiền xu à ?
Muốn phát huy dân chủ thì có nhiều cách làm lắm khôg nhất thiết phải đổi tên nước , mà 1 khi muốn đổi tên nước thì phải đổi theo nhiều cái chứ  đổi tên cơ học như vậy dân chủ không từ trên trời rơi xuống .
Lẽ nào các nhà đại trí thức không biết điều này ? Họ biết đấy nhưng họ giả ngu để khi đạt được mục tiêu cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý sau đó họ sẽ đòi đổi tiếp cái này cái nọ . Lúc đấy mà không đổi những cái tiếp theo thì khốn nạn với quốc tế ngay .
hehe đây là ít lý luận cùn của em còn cá nhân em thì chẳng quan tâm đổi hay không đổi vì chẳng dính gì đến nồi cơm của em  ;D ( không có sổ hưu nên không sợ mất ;D )


Em nhất trí cao nhất với cụ này. Đổi tên nước là chuyện của những người thích đùa, chính xác hơn là người thích đùa cợt với an nguy của đất nước.

Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

Sở dĩ có chuyện ồn ào này là do có mấy chấy sỹ như cái đỏ đỏ trên đây tìm được hướng "đấu tranh hợp pháp" mới thôi, bản chất vẫn là mấy cái điều 4, bánh đa, rân chủ nhập khẩu gì gì đó thôi, không mới.

Kinh tế đang lao đao thế này, chi mấy chục nghìn tỷ vào việc vô bổ, thể mà cũng nghĩ ra rồi chém như đúng rồi! IQ cao hơn vụ đường sắt cao tốc nhiều.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 29 Tháng Tư, 2013, 09:39:40 pm

[/quote]
CaoBaLanh
Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

[/quote]
Vậy cái Hiến pháp 1992 nó xấu ở chổ nào ? Mà bây giờ người ta lại thay đổi cho nó tốn kém nhỉ ? Chính bác lại ngụy biện rồi !  ::) ::) :-*


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: CaoBaLanh trong 29 Tháng Tư, 2013, 09:51:32 pm

CaoBaLanh
Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

[/quote]
Vậy cái Hiến pháp 1992 nó xấu ở chổ nào ? Mà bây giờ người ta lại thay đổi cho nó tốn kém nhỉ ? Chính bác lại ngụy biện rồi !  ::) ::) :-*
[/quote]

Ấy chết, người ta chỉ sửa đổi Hiến pháp 1992 chứ thay đổi hồi nào hả bác?

Mà năm 1959 người ta thay hẳn Hiến pháp mới cũng đâu có phải đổi tên nước đâu? có phải lần nào sửa đổi hay thay đổi Hiến pháp cũng gắn với đổi tên nước đâu hả bác?

Hiến pháp 1992 có nhiều cái không còn phù hợp thì phải sửa, nhưng cái món tên nước em cho là không thuộc diện này nên không cần phải sửa, thế thôi ::)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: caytrevietnam trong 29 Tháng Tư, 2013, 10:42:01 pm
Các bác tranh luận ghê phết, ơ nhưng mà các bác đã có góp ý ghi vào tờ giấy mà bác dân phố đưa cho chưa?  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: danhthanh trong 29 Tháng Tư, 2013, 11:49:42 pm
 ;D ;D ;D bác caytrevietnam rất vui tính nhé..đùa rất đúng lúc... ;D ;D đang tranh luận hay thì bác hỏi ngay 1 câu hết sức thực tế, sát sườn..hì hì bác ơi cái góp ý đấy còn dài thời gian mà.. cứ để anh em tranh luận cho ra vấn đề đã rùi hãy ghi và đề xuất bác ơi...

về vấn đề đổi tên nước: em thấy như cụ Hồ hồi xưa khẳng định về đổi quốc kỳ như bài trước em đăng đó là : ngoại trừ gần 90 triệu dân nước Việt thì không ai có quyền đổi tên nước ---> suy rộng ra nếu muốn đổi tên nước, thì cả HP phải đưa ra toàn dân phúc quyết ... :) :) :)
đây là tối kiến của nhà em , xin các bác góp ý nhiệt tình, xin đừng ném đá em...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 30 Tháng Tư, 2013, 07:00:58 pm
Các bác tranh luận ghê phết, ơ nhưng mà các bác đã có góp ý ghi vào tờ giấy mà bác dân phố đưa cho chưa?  ;D


Thực tế tôi thấy  việc này vô cùng tốn kém , một quyển sách in đẹp , giấy tốt , phát cho mỗi gia đình một cuốn
nhưng tôi thấy thực tế là chả có ai đọc cả , không tin các bạn cứ tìm hiểu mà xem
vậy dân không đọc , dẫn tới câu chuyện này cũng ít giá trị đối với  số đông dân chúng


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 30 Tháng Tư, 2013, 08:39:10 pm

CaoBaLanh
Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

Vậy cái Hiến pháp 1992 nó xấu ở chổ nào ? Mà bây giờ người ta lại thay đổi cho nó tốn kém nhỉ ? Chính bác lại ngụy biện rồi !  ::) ::) :-*


Trích dẫn
Hiến pháp 1992 có nhiều cái không còn phù hợp thì phải sửa, nhưng cái món tên nước em cho là không thuộc diện này nên không cần phải sửa, thế thôi ::)

Đó là ý kiến riêng của bác. Còn giáo sư Thuyết và nhiều người khác thì lại thấy đổi tên nước là phù hợp với giai đoạn hiện nay. Không hề ngụy biện gì cả !


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 30 Tháng Tư, 2013, 09:03:50 pm

CaoBaLanh
Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

Vậy cái Hiến pháp 1992 nó xấu ở chổ nào ? Mà bây giờ người ta lại thay đổi cho nó tốn kém nhỉ ? Chính bác lại ngụy biện rồi !  ::) ::) :-*


Trích dẫn
Hiến pháp 1992 có nhiều cái không còn phù hợp thì phải sửa, nhưng cái món tên nước em cho là không thuộc diện này nên không cần phải sửa, thế thôi ::)

Đó là ý kiến riêng của bác. Còn giáo sư Thuyết và nhiều người khác thì lại thấy đổi tên nước là phù hợp với giai đoạn hiện nay. Không hề ngụy biện gì cả !
Đó là chuyện của giáo sư ... còn với đại đa số quần chúng tôi thấy chả mấy ai quan tâm
nếu không tin , bạn cứ kiểm chứng


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Tư, 2013, 09:49:42 pm
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6281

Muốn có dân chủ thì cũng phải học. Còn thảo luận thì .... đảng và nhà nước cứ quyết, nhân dân đã trao quyền rồi còn gì.

Đọc "Cộng hòa" của Plato
David Pickus*

(http://tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/ImageHandlerLarge.ashx?width=167&height=250&HomeDirectory=%2fPortals%2f0%2fVietTotal.Articles%2fChinhtrixahoi%2f&fileName=plato.jpg&portalid=0&i=6171&q=1)
Bản sao chân dung Plato
từ tác phẩm của nhà điêu khắc
trước công nguyên Silanion

Tại sao mọi người tuân thủ pháp luật? Trong cuốn Cộng hòa của Plato đã đưa ra một câu trả lời rất khó chịu. Mọi người tuân thủ pháp luật khi họ nghĩ có ai đó đang quan sát mình. Nếu họ có một chiếc nhẫn thần cho phép họ làm điều họ muốn mà không bị bất cứ ai nhòm ngó, thì họ sẽ cư xử khác hoàn toàn, tệ hơn rất rất nhiều.
Plato không phải là người duy nhất có những mối nghi ngờ kiểu này. Bất cứ ai đã quan sát một người thay đổi hành xử của mình khi xuất hiện với vai trò của một ông chủ… đều biết sự thật mà Plato đang nói tới (tuy vậy chúng ta lại không có khuynh hướng chú ý đến sự thay đổi của chính mình trong hành xử). Tuy nhiên, Plato không chỉ dừng ở đó. Điều đó không đủ cho ông chỉ ra rằng mọi người đều không chân thành và mâu thuẫn một cách điển hình theo cách thức mà chúng ta định nghĩa về công lý. Đúng hơn, ông nói rằng chúng ta không thể nói về bất cứ điều gì theo cách đó: pháp luật, hình phạt, hiến pháp không kèm với việc nói về bản thân công lý. Rằng khẳng định căn cốt của Cộng hòa: trừ khi chúng ta quan tâm đầy đủ tới việc suy nghĩ về công lý thực sự nghĩa là gì, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tạo ra một kiểu nhà nước mà mọi người thật sự cần thiết.

Tác phẩm cổ điển này có liên quan gì tới thế kỷ XXI? Khởi đầu, thật là hữu dụng khi lắng nghe những cách thức mà những người khác tổ chức xã hội và chính phủ của mình, đặc biệt là nếu họ là những thiên tài như Plato. Bằng việc so sánh các ý tưởng được thực thi bởi những người khác nhau, chúng ta có thể hiểu được vấn đề nào mà mọi người cho là khẩn thiết nhất, nguy hiểm nhất, và cần kíp nhất. Trên thực tế, đó chính là phương pháp của Plato. Ông miêu tả một nhà nước lý tưởng vì vậy mà mọi người có thể nhận ra được hoàn cảnh hiện tại không thỏa đáng đến mức nào.

Một vài nhận xét về hoàn cảnh của chính Plato khiến cho ý nghĩa của ông đối với tình trạng hiện nay của chúng ta còn sáng tỏ hơn. Plato là một nhà quý tộc ở Athens, mà vào năm ông ra đời (năm 429 TCN) hùng mạnh nhất trong tất cả các thành bang của Hy Lạp. Không giống như ngày nay là chỉ có một đất nước Hy Lạp duy nhất. Thay vào đó, mỗi thành phố lớn (mà Hy Lạp có rất nhiều) thành lập một chính phủ, và đấu tranh với các thành bang khác. Vì vậy, Plato dễ dàng cho rằng thế giới là không an toàn và không bền vững là điều hiển nhiên. Luôn luôn có các phe nhóm trong chính thành bang muốn giành được quyền lực cho mục đích riêng của mình, và cũng luôn luôn có những nhà nước khác âm mưu hỗ trợ cho phe nhóm này hoặc phe nhóm khác, chỉ để thống trị các nước láng giềng của mình.

Điểm chung mà Plato có với chúng ta chính là ý tưởng về tranh chấp đang diễn ra và sự uổng phí mục đích là không thể chấp nhận được, chẳng chóng thì chầy cuộc chiến cũng đi đến hồi kết, và mọi người sẽ tranh đấu chỉ để giành chiến thắng mà không có bất cứ ý thức gì về việc tại sao họ lại đánh nhau, hay họ sẽ làm gì với quyền lực khi mà họ nắm được nó.

Thực vậy, Plato đã trải qua cuộc chiến kiểu này trong suốt cuộc đời mình. Thành bang Athens mà Plato vô cùng tự hào đã sa vào một cuộc nội chiến đồng minh Hy Lạp với đối thủ chính của nó là Sparta. Cuộc chiến này được gọi là Cuộc chiến Peloponnesian (434-404 TCN), là một trong những cuộc chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử phương Tây, chính xác là vì tính chất vô cùng hủy diệt của nó. Giống hệt những cuộc chiến sau này giữa các siêu cường quốc xâm chiếm các quốc gia nhỏ hơn bao quanh họ, cũng hủy diệt như vậy, cuộc chiến mà Plato trải qua đã lôi kéo tất cả các thành bang lân cận cho tới khi sự hủy diệt lan rộng ra một cách toàn bộ. Cuối cùng, Sparta đánh bại hoàn toàn Athens, nhưng kiệt sức đến mức tự sụp đổ chẳng lâu sau chiến thắng của mình.

Đến đây chúng ta đã tới điểm mấu chốt. Plato đã trải qua cả cuộc đời mình để nhận thức trọn vẹn được về những thiệt hại mà cuộc chiến đó có thể gây ra. Điều ý nghĩa nhất đối với ông chính là thực tế rằng những người đồng bào của ông quá giận dữ sau thất bại của họ đến mức họ đã thử thách và xử tử nhà triết học Socrates (469-399 TCN). Đối với Plato, đó chính là điều sai lầm, vì ông nghĩ cách duy nhất mà một nhà triết học như Socrates có thể giúp đỡ đồng bào của ông suy nghĩ thẳng thắn về kiểu xã hội mà họ nên có. Vì lòng kính trọng với Socrates mà Plato đã biến Socrate thành một anh hùng trong Cộng hòa, cho dù những quan điểm cụ thể mà Plato biến Socrates như vậy thể hiện chắc chắn là của chính Plato.

Vậy thì vị anh hùng của Plato, Socrates muốn chúng ta làm điều gì với vấn đề của chính phủ? Câu trả lời quá phong phú và thú vị để tóm tắt lại một cách ngắn gọn. Nếu các bạn quan tâm, các bạn hãy đọc Cộng hòa và tự tìm câu trả lời cho bản thân mình. Nhưng chúng tôi có thể nói rằng: Plato nghĩ con đường duy nhất chúng ta có thể kiên định trong hành xử về mặt chính trị của chúng ta là chúng ta hăng hái nỗ lực để nhận thức được các lý tưởng cao đẹp nhất của mình. Và những lý tưởng này, ông cho rằng, không phải đưa vào thực tiễn từng phần từng phần một. Đúng hơn, chúng ta cần phải được chỉ dẫn bởi một nhà triết học (có thể đoán chính là ông) cho tới chừng nào chúng ta thấy một viễn cảnh về xã hội không tưởng mà con người có thể tạo ra. Khi chúng ta nắm được bản chất của xã hội không tưởng đó, chúng ta mới khao khát đưa nó vào thực tiễn.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 01 Tháng Năm, 2013, 05:24:45 am


Đó là chuyện của giáo sư ... còn với đại đa số quần chúng tôi thấy chả mấy ai quan tâm
nếu không tin , bạn cứ kiểm chứng
[/quote]
Kiểm chứng bằng cách nào ? Bác chỉ dùm với . Những số liệu mà nhà nước công bố , liệu có chính xác ? Khi mà :
Trích dẫn
Tại sao mọi người tuân thủ pháp luật? Trong cuốn Cộng hòa của Plato đã đưa ra một câu trả lời rất khó chịu. Mọi người tuân thủ pháp luật khi họ nghĩ có ai đó đang quan sát mình. Nếu họ có một chiếc nhẫn thần cho phép họ làm điều họ muốn mà không bị bất cứ ai nhòm ngó, thì họ sẽ cư xử khác hoàn toàn, tệ hơn rất rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 01 Tháng Năm, 2013, 07:17:52 am


Đó là chuyện của giáo sư ... còn với đại đa số quần chúng tôi thấy chả mấy ai quan tâm
nếu không tin , bạn cứ kiểm chứng
Kiểm chứng bằng cách nào ? Bác chỉ dùm với . Những số liệu mà nhà nước công bố , liệu có chính xác ? Khi mà :
Trích dẫn
Tại sao mọi người tuân thủ pháp luật? Trong cuốn Cộng hòa của Plato đã đưa ra một câu trả lời rất khó chịu. Mọi người tuân thủ pháp luật khi họ nghĩ có ai đó đang quan sát mình. Nếu họ có một chiếc nhẫn thần cho phép họ làm điều họ muốn mà không bị bất cứ ai nhòm ngó, thì họ sẽ cư xử khác hoàn toàn, tệ hơn rất rất nhiều.
[/quote]

Thưa : những số liệu một số địa  phương vừa công bố , chính xác đến đâu có lẽ chúa mới hiểu , khi mà bệnh thành tích nó ăn sâu vào các nhà quan rồi
còn kiểm chứng ư? ngay chúng ta đây thực tế quan tâm khá nhiều về vấn đề này , hơn nữa tranh luận cũng khá là xôm tụ , nhưng thử hỏi đã có mấy ai đọc hết và hiểu hết cái cuốn dự thảo đó chưa? tôi thì chưa , và đã có sẵn một câu trả lời rằng : chưa hiểu và không có ý kiến gì cả  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: binhyen1960 trong 01 Tháng Năm, 2013, 03:20:29 pm
Thưa : những số liệu một số địa  phương vừa công bố , chính xác đến đâu có lẽ chúa mới hiểu , khi mà bệnh thành tích nó ăn sâu vào các nhà quan rồi
còn kiểm chứng ư? ngay chúng ta đây thực tế quan tâm khá nhiều về vấn đề này , hơn nữa tranh luận cũng khá là xôm tụ , nhưng thử hỏi đã có mấy ai đọc hết và hiểu hết cái cuốn dự thảo đó chưa? tôi thì chưa , và đã có sẵn một câu trả lời rằng : chưa hiểu và không có ý kiến gì cả  ;D

 Không những thế, tờ khai góp ý xây dựng Hiến Pháp yêu cầu ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại rõ ràng.

 Tự nhận: Trình độ thấp, nói chuyện chính trị và phân tích câu chữ trong Hiến pháp thấp hơn con vịt, nói lăng nhăng, vớ vẩn nhỡ mai đi tù thì "ốm". Nên cẩn tắc vô áy náy, chuẩn bị sẵn câu trả lời: Đồng ý, hoặc không ý kiến cho nó lành. Nếu hỏi mình thêm câu nữa thì trả lời: Xin cấp trên xét duyệt cấp thêm cho QD số 62 nữa vào sổ lương hàng tháng, mỗi tháng 4,5 triệu đồng lĩnh đều như viên chức nhà nước thì tốt, nếu không được thì thôi. Nhà em nông dân "mắt toét" chả mong điều gì hơn thế nữa. ;D

 Nhà em nói thế có đúng và trúng ý lãnh đạo không bác mig21-58? ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: huonghn76 trong 01 Tháng Năm, 2013, 04:24:05 pm
Thưa : những số liệu một số địa  phương vừa công bố , chính xác đến đâu có lẽ chúa mới hiểu , khi mà bệnh thành tích nó ăn sâu vào các nhà quan rồi
còn kiểm chứng ư? ngay chúng ta đây thực tế quan tâm khá nhiều về vấn đề này , hơn nữa tranh luận cũng khá là xôm tụ , nhưng thử hỏi đã có mấy ai đọc hết và hiểu hết cái cuốn dự thảo đó chưa? tôi thì chưa , và đã có sẵn một câu trả lời rằng : chưa hiểu và không có ý kiến gì cả  ;D

 Không những thế, tờ khai góp ý xây dựng Hiến Pháp yêu cầu ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại rõ ràng.

 Tự nhận: Trình độ thấp, nói chuyện chính trị và phân tích câu chữ trong Hiến pháp thấp hơn con vịt, nói lăng nhăng, vớ vẩn nhỡ mai đi tù thì "ốm". Nên cẩn tắc vô áy náy, chuẩn bị sẵn câu trả lời: Đồng ý, hoặc không ý kiến cho nó lành. Nếu hỏi mình thêm câu nữa thì trả lời: Xin cấp trên xét duyệt cấp thêm cho QD số 62 nữa vào sổ lương hàng tháng, mỗi tháng 4,5 triệu đồng lĩnh đều như viên chức nhà nước thì tốt, nếu không được thì thôi. Nhà em nông dân "mắt toét" chả mong điều gì hơn thế nữa. ;D

 Nhà em nói thế có đúng và trúng ý lãnh đạo không bác mig21-58? ;D

                   Cái nhà bác Bình Yên chỉ được cái khéo vẽ cho đồng đội  ;D ...Em đây đang lúc ăn cơm ,tổ trưởng dân phố đưa cho một có một tờ giấy và một quyển sách bảo có góp ý kiến gì thì ghi vào ,em bảo ông cho tôi mượn cây bút và ghi luôn tôi nhất trí với bản dự thảo .Thế em cũng là thêm một ý kiến tán thành đấy nhé . Chứ quyển sách kia nó dầy lắm ,đọc ,ngâm cứu ,đau đầu em làm gì có thời gian ,mà các bác to to học hàm vị hẳn hoi đã nghĩ soạn ra rồi ,là dân đen như em biết cái quái gì mà hỏi ,mà bảo góp nọ góp kia .Nói đúng chẳng ai khen ,mà sai hay nói vớ vỉn lại lôi thôi ấy chứ ...Nên em là cứ thế đấy .


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: Linh Quany trong 01 Tháng Năm, 2013, 05:05:17 pm
  Tự dưng em nghĩ thế này : Đọc bài của các bác thấy không biết phải các bác có ..cầu toàn quá không nhỉ ?

  Đóng góp dự thảo HP được chính phủ khuyến khích cho phép cơ mà. Lúc cho thì các bác chẳng chịu làm, lúc không cho thì lại bảo...thiếu dân chủ !

   Bác nào cũng ghi cho rõ ý kiến của mình thì chắc chẳng sao đâu. Nhà tù nào mà chứa hết các bác !

   Tiếc là em không biết vụ này chứ chỗ em mà có em cũng ghi tuốt . Chỉ có điều...không biết ghi gì thôi vì em là người làm thuê có lương mới đong được gạo. Cho nên nhưng cái gì cao cao em không hiểu lắm.

   Em đùa đấy nhé !  ;D  ;D  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Năm, 2013, 05:54:25 pm
... Chỉ có điều...không biết ghi gì thôi vì em là người làm thuê có lương mới đong được gạo. Cho nên nhưng cái gì cao cao em không hiểu lắm.


Tự dưng tôi nghĩ thế này: Không biết  Linh quany có ...cầu toàn quá không nhỉ? ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: laoshan1234 trong 01 Tháng Năm, 2013, 07:25:14 pm


Đó là chuyện của giáo sư ... còn với đại đa số quần chúng tôi thấy chả mấy ai quan tâm
nếu không tin , bạn cứ kiểm chứng
Kiểm chứng bằng cách nào ? Bác chỉ dùm với . Những số liệu mà nhà nước công bố , liệu có chính xác ? Khi mà :
Trích dẫn
Tại sao mọi người tuân thủ pháp luật? Trong cuốn Cộng hòa của Plato đã đưa ra một câu trả lời rất khó chịu. Mọi người tuân thủ pháp luật khi họ nghĩ có ai đó đang quan sát mình. Nếu họ có một chiếc nhẫn thần cho phép họ làm điều họ muốn mà không bị bất cứ ai nhòm ngó, thì họ sẽ cư xử khác hoàn toàn, tệ hơn rất rất nhiều.

Thưa : những số liệu một số địa  phương vừa công bố , chính xác đến đâu có lẽ chúa mới hiểu , khi mà bệnh thành tích nó ăn sâu vào các nhà quan rồi
còn kiểm chứng ư? ngay chúng ta đây thực tế quan tâm khá nhiều về vấn đề này , hơn nữa tranh luận cũng khá là xôm tụ , nhưng thử hỏi đã có mấy ai đọc hết và hiểu hết cái cuốn dự thảo đó chưa? tôi thì chưa , và đã có sẵn một câu trả lời rằng : chưa hiểu và không có ý kiến gì cả  ;D
[/quote]  

  
  Theo tôi thì rất ít người dân lao động Việt nam hiểu biết về HP,không tin các bác cứ về hỏi người trong nhà mình xem.Suất ngày làm ăn tối mắt,tối mũi còn nghe nói gì.Chuyện HP thì hàng chục năm,cần sửa đổi gì đó mới lôi ra để nói .Bình thường ai nói chuyện HP làm gì.? ;D

 Thỉnh thoảng được mời đi họp khu phố,thôn,ấp,nghe cán bộ đọc ào ào mười mấy chương,hơn trăm điều.Các bà,các ông lâu ngày gặp nhau xì xào chuyện to,chuyện nhỏ sau cùng là giơ tay nhất trí 100%.Buổi họp kết thúc,nhất trí cao.Còn hiến pháp gì,đâu ai biết ?  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: mig21-58 trong 01 Tháng Năm, 2013, 09:43:51 pm
Thưa : những số liệu một số địa  phương vừa công bố , chính xác đến đâu có lẽ chúa mới hiểu , khi mà bệnh thành tích nó ăn sâu vào các nhà quan rồi
còn kiểm chứng ư? ngay chúng ta đây thực tế quan tâm khá nhiều về vấn đề này , hơn nữa tranh luận cũng khá là xôm tụ , nhưng thử hỏi đã có mấy ai đọc hết và hiểu hết cái cuốn dự thảo đó chưa? tôi thì chưa , và đã có sẵn một câu trả lời rằng : chưa hiểu và không có ý kiến gì cả  ;D

 Không những thế, tờ khai góp ý xây dựng Hiến Pháp yêu cầu ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại rõ ràng.

 Tự nhận: Trình độ thấp, nói chuyện chính trị và phân tích câu chữ trong Hiến pháp thấp hơn con vịt, nói lăng nhăng, vớ vẩn nhỡ mai đi tù thì "ốm". Nên cẩn tắc vô áy náy, chuẩn bị sẵn câu trả lời: Đồng ý, hoặc không ý kiến cho nó lành. Nếu hỏi mình thêm câu nữa thì trả lời: Xin cấp trên xét duyệt cấp thêm cho QD số 62 nữa vào sổ lương hàng tháng, mỗi tháng 4,5 triệu đồng lĩnh đều như viên chức nhà nước thì tốt, nếu không được thì thôi. Nhà em nông dân "mắt toét" chả mong điều gì hơn thế nữa. ;D

 Nhà em nói thế có đúng và trúng ý lãnh đạo không bác mig21-58? ;D

QUÁ CHUẨN  ;D KHỎI CẦN CHỈNH
tôi chỉ xin 2 t thôi ,lãnh thường xuyên  ;D mấy em chân dài lại chả mừng lắm đây  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười, 2013, 11:11:33 pm
Một bài trên Tuổi Trẻ ngày 13/10/2013.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/574318/dai-tuong-vo-nguyen-giap-va-ban-hien-phap-dau-tien.html

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản Hiến pháp đầu tiên

TTO - Trong cuộc đời binh nghiệp gần nửa thế kỷ của mình, trong đó có 30 năm làm báo, cũng từng trải qua nhiều sự kiện lớn, nhỏ khác nhau, nhưng chỉ trong hơn 10 năm được làm người giúp việc “ngoài biên chế” cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại trong tôi những kỷ niệm không bao giờ quên.

(http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=664020)

Tôi như được trải qua một lớp học đặc biệt và trưởng thành nhiều mặt. Làm gì, viết gì cũng phải cân nhắc toàn diện mọi mặt.

Một ngày cuối năm 1995, có một đợt gió đông bắc mới tràn về. Tôi đang nằm nghỉ trưa trong chăn ấm ở phòng làm việc của Ban lịch sử Quân chủng Phòng không không quân thì có điện của anh Nguyễn Huyên, bí thư riêng, chánh văn phòng của Đại tướng. Giọng xứ Nghệ của anh trầm và ấm:

- Cụ bảo 15g cậu lên làm việc tiếp bài Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên. Nhớ chuẩn bị tốt những gì cụ dặn trong buổi làm việc trước.

Hôm ấy, Đại tướng bị cảm nhẹ nên ngồi làm việc ngay trong nhà. Anh Huyên dẫn tôi vào tận nơi rồi trở ra ngay. Trong phòng làm việc chỉ còn tôi và Đại tướng. Sau khi niềm nở bắt tay tôi, hỏi han vài câu ngắn về tình hình vợ con tôi, về quê hương Hà Tĩnh của tôi và không quên hỏi thăm sức khỏe đồng chí Vũ Kỳ (tác giả từng là người giúp việc cho ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ - TS), ông đi vào nội dung làm việc luôn.

- Thế nào, cậu xem lại kỹ điều 10 chưa?

- Báo cáo anh – tôi lúng túng trả lời – Đúng là sót chữ “và” trong câu thứ hai của điều 10.

Nở nụ cười hiền hậu, độ lượng, ông nói với tôi:

- Là cử nhân văn học chắc cậu hiểu chữ “và” ấy quan trọng như thế nào?

Rồi ông đọc rõ, nhấn mạnh từng chữ trong câu:

- Công dân Việt Nam có các quyền tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nước.

Nghe ông đọc xong, tôi liền chống chế:

- Có lẽ vì phải nộp bài cho kịp yêu cầu của anh nên các cháu đánh sót mất chữ “và”, còn em thì nhận thiếu sót kiểm tra không kỹ.

Nghe tôi nói vậy, ông hơi nghiêm sắc mặt:

- Nhận thiếu sót thôi à? Suy ra đây là khuyết điểm rất nặng. Nếu cứ in ra như thế thì nhân dân sẽ bảo Võ Nguyên Giáp bớt mất của dân một quyền rất quan trọng mà Bác đã trao cho dân ngay sau ngày lập nước. Đó là quyền tự do lập hội. Vì nếu chỉ có “tự do tổ chức hội họp” thì quá đơn giản. Tổ chức một trận đá bóng, họp lại để bàn, tổ chức một cuộc câu cá, họp lại để bàn... Còn trong văn bản ghi rõ “tự do tổ chức” thì ý nghĩa khác hoàn toàn.

Rồi ông lại nở một nụ cười hiền hậu, vỗ vai tôi:

- Cậu không nghe người ta nói “Tổ chức, tổ chức, tổ chức. Hãy cho tôi một tổ chức, tôi sẽ nâng bổng quả địa cầu” để nói lên tầm quan trọng của tổ chức đó sao?

Nghe ông nói, tôi thực sự thấm thía về thiếu sót của mình. Tôi bỗng nhớ đến những bài học lịch sử. Dưới thời đế quốc thực dân, bọn cầm quyền ngày đêm tung tay chân đi lục soát khắp nơi, hễ đánh hơi thấy có một nhóm nào tụ tập mà chúng gọi là “hội kín”, lập tức chúng tung ra cả bộ máy chuyên chính, mở các cuộc đàn áp dã man, dập tắt cho kỳ được ngay từ trong trứng nước. Nhóm Tân Việt của ông thành lập từ năm 1927, chỉ tồn tại được trên dưới 1 năm, bản thân ông thì bị bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên - Huế.

Tôi thấy ông đưa mắt nhìn qua cửa sổ nét mặt đượm buồn, giọng như trùng hẳn xuống.

- Biết bao nhiêu hi sinh tổn thất, bao nhiêu con người ưu tú đã ngã xuống chúng ta mới có được điều 10 của Hiến pháp.

Rồi ông nhìn sang tôi đang ngồi rất gần ông.

- Cho nên trong bài viết này chúng ta phải cố gắng thể hiện được tinh thần đó, thấy công lao to lớn của Bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển, tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, rồi bắt tay xây dựng một xã hội mới. Việc quyết tâm tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử tự do ngay khi vừa giành được chính quyền là nhãn quan chính trị thiên tài của Hồ Chí Minh. Tôi nhớ là hồi ấy có một số đồng chí không tin là chúng ta có thể tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử, với lý do là trình độ dân trí còn thấp. Nhưng Bác có một lòng tin tuyệt đối vào nhân dân. Và thực tế diễn ra chứng tỏ lòng tin của Bác là chính xác.

Tôi yên lặng ngồi nghe ông nói và trân trọng những giây phút hồi tưởng quý báu của ông.

Hôm ấy tôi ra về khi đường đã lên đèn. Trong giá lạnh mùa đông, tôi thong thả đạp xe từ phố Hoàng Diệu về sân bay Bạch Mai, vừa đi vừa suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với bài viết sao cho xứng đáng với lòng tin của Đại tướng. Văn phòng Quốc hội đã nói rõ trong kỷ yếu 50 năm Quốc hội, bài viết “Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên” của đại biểu Quốc hội khóa I Võ Nguyên Giáp sẽ là bài trung tâm. Chính vì vậy mà cách đây hơn một tháng ông đã cho gọi tôi lên giao nhiệm vụ.

Đêm hôm đó, tôi gần như thức suốt đêm để thể hiện cho được những gợi ý của ông. Bài viết khá tốt và được ông biểu dương, được Ban tổ chức kỷ niệm 50 năm Quốc hội Việt Nam đánh giá cao, được đăng đầu tiên ở cuốn kỷ yếu.

Tuy nhiên, cũng có một chút trục trặc trước khi bản thảo được đưa vào in ấn. Số là ngay sáng hôm sau ông lại cho gọi tôi lên. Vì thức khuya nên tôi dậy muộn. Hơn 9g tôi mới có mặt, trong lúc các anh trong tổ thư ký giúp việc Đại tướng đều đã có mặt. Thấy tôi đến, anh Huyên hỏi ngay:

- Sao muộn thế? Cụ đang chờ đấy.

Khi tôi bước vào phòng, vừa ngồi xuống ghế, Đại tướng liền bảo:

- Cậu hãy đọc lại toàn văn điều 10 cho tớ nghe lại.

Tôi lấy bài ra, đọc rõ ràng từng chữ:

- Điều 10, công dân Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Nghe xong, tôi thấy ông im lặng, trầm ngâm một lúc rồi hỏi nhỏ tôi:

 - Hiện nay mình đã có tự do ngôn luận, tự do xuất bản chưa? Giấy trắng mực đen là như thế nhưng phải tùy tình hình cụ thể. Cậu có thấy hiện nay người ta rất ít nhắc đến Hiến pháp năm 1946 và đã sửa đổi đến ba lần không? Trong bối cảnh đó, mình cứ nhấn mạnh Hiến pháp năm 1946 thì có nên không?

 - Đây là vấn đề lịch sử mà anh? Lịch sử diễn ra như thế nào ta phải nêu lại đúng như thế - tôi kiên quyết bảo vệ lập trường của mình.

 - Nhưng phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, mà nhiệm vụ chính trị thì thường gắn với bộ phận lãnh đạo đương thời.

 Ngừng một lát, ông nói tiếp, giọng không được dứt khoát lắm:

 - Hay ta bỏ điều này lại, coi như bài viết không đề cập đến bởi không nhất thiết bài viết nào cũng phải nêu đầy đủ tất cả?

 - Không thể được anh ạ! Đây là bài viết mà tên bài đã nêu rất cụ thể nội dung của nó. Lẽ nào ta lại bỏ đi một điều 10 quan trọng như thế? Hôm qua anh đã phân tích rất chí lý với em.

 - Nhưng đêm qua nằm nghĩ lại tớ lại thấy phân vân. Có lẽ ta nên tham khảo ý kiến của Bộ Tư pháp.

 - Chỗ anh Nguyễn Đình Lộc?

 - Đúng. Nguyễn Đình Lộc vừa đi làm luận án về pháp lý ở nước ngoài về, vừa được bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Tư pháp khóa này. Vì vậy, trao đổi với Nguyễn Đình Lộc vừa có tính chất dân chủ bàn bạc, vừa coi như chúng ta đã thông qua chính quyền.

 Sau đó, ông gọi anh Huyên vào. Anh Huyên trực tiếp trao đổi ngay với bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc bằng hệ thống máy riêng. Tôi hồi hộp theo dõi cuộc nói chuyện của anh Huyên và rất mừng khi thấy nét mặt anh Huyên vui dần lên. Cuối cùng, anh phấn khởi báo cáo lại với Đại tướng.

 - Anh Lộc bảo sinh viên ta đi tu nghiệp nước ngoài mọi người đều bảo “Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam là bản Hiến pháp đã tiếp cận được với nền chính trị của thế giới hiện đại”. Anh Lộc bảo báo cáo với Đại tướng viết bài ca ngợi Hiến pháp năm 1946 là niềm tự hào của dân tộc ta, là thành quả tuyệt vời của tư tưởng Hồ Chí Minh.

 Nghe xong, tôi thấy khuôn mặt phúc hậu của Đại tướng nở một nụ cười rất tươi. Ông đưa tay bắt tay tôi và động viên:

 - Thế là tốt rồi. Cậu về sửa sang thêm, đánh máy thật đẹp rồi gửi lên đây càng sớm càng tốt. Bên Văn phòng Quốc hội họ vừa gọi điện giục bài.

Không hiểu sao mấy hôm sau nhà thơ Đỗ Trung Quân, phóng viên báo Tuổi Trẻ, có mặt ở nhà tôi. Dạo ấy tôi vừa mới xây nhà xong, nền nhà gạch hoa sáng bóng. Chưa sắm được bàn ghế nên hai anh em ngồi bệt xuống sàn nhà nói chuyện với nhau suốt cả buổi trưa. Tôi khoe với Đỗ Trung Quân là vừa hoàn thành bài viết được Đại tướng khen. Tôi tâm sự là ấn tượng sâu sắc của tôi qua lần làm việc này là một vị tướng thiên tài về quân sự nhưng đặc biệt nhạy cảm về chính trị. Ông cân nhắc thận trọng khi đưa một vấn đề ra công luận, với phong cách làm việc thực sự dân chủ.

Mấy hôm sau thì Tuổi Trẻ đăng bài này trên số báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ra ngày 15-12-1996. Tôi lại bị anh Huyên trách vì bài viết là do Văn phòng Quốc hội đặt cho Kỷ yếu 50 năm Quốc hội Việt Nam chứ không phải để gửi cho các báo. Tôi cứ thanh minh với anh Huyên là tôi không gửi. Rồi chuyện cũng qua đi.

Đại tá THẾ KỶ
(nguyên trưởng Ban lịch sử Quân chủng Phòng không không quân)