Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:17:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lô lang thang Châu Âu - P2  (Đọc 279786 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #430 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 03:17:52 pm »


Hoàng đế Vespasian, tên đầu đủ là Titus Flavius Vespasianus (9 – 79 SCN), là hoàng đế La Mã thứ 9, cha của hoàng đế Titus. Chiến thắng trong cuộc xâm lược đảo Anh và đánh bại cuộc nổi loạn của dân Do Thái.
Cẩm thạch Hy Lạp. Tìm thấy ở khu Ostia (một khu vực thuộc Rome), tại Campo della Magna Mater năm 1868.
http://en.wikipedia.org/wiki/Vespasian



Một tượng khác của Vespasian bằng cẩm thạch trắng. Khai quật ở Minturnae.



Vẫn Vespasian, khai quật từ khu Lucus Feroniae, tại một đền thờ gần forum (quảng trường) Capena (Rome)
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #431 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 04:28:05 pm »

Bàn thờ tang lễ của Antonia Caenis, mistress (người tình??) của Vespasian. Cẩm thạch xứ Luni. Tìm thấy gần Porta Pia, Roma.




Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #432 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 04:40:08 pm »


Chân dung Domitian, tìm thấy ở Villa Borghese. Tạc khoảng 81-96 SCN.
Titus Flavius Domitianus (51 – 96 SCN), hoàng đế La Mã thứ 11 và là hoàng đế cuối cùng của họ Flavius.
http://en.wikipedia.org/wiki/Domitian




Chân dung Domitian, tìm thấy ở khu Latina, tạc năm 90 SCN.



Cây gia phả họ Flavius



Chân dung cô Domitia (chưa rõ nguồn gốc), thời kỳ Trajan



Vẫn Domitia, thời kỳ Flavius



Domitia
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #433 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 06:49:56 pm »


Dịch nghĩa

Nội dung về việc phân phát ngũ cốc cho dân nghèo
"Gửi Hoàng đế Titus Caesar, con trai của thần Vespasian, các dân nghèo thành phố được nhận ngũ cốc từ kho công cộng, và 35 bộ tộc"
"To the emperor Titus Caesar, son of God Vespasian, the urban plebs who received the public grain, and the 35 tribes"

Dòng ghi chú này nằm tại khu vực có Khải hoàn môn Titus, ghi nhận lời cảm ơn của dân nghèo thành phố và 35 bộ tộc nguồn gốc của họ, cám ơn vì Titus đã phân phát miễn phí ngũ cốc. Trong thực tế, tại khu vực này là công trình Horrea Vespasiani, vốn có lẽ đã được dùng làm nhà kho chứa ngũ cốc.



Đây có lẽ là 1 nhóm tượng bản sao La Mã của bản gốc do Myron, điêu khắc gia Hy Lạp thực hiện vào tk 5 TrCN. Vốn nằm tại Sân vận động của Domitian nơi tổ chức các cuộc thi đấu kiểu Hy Lạp (vật tự do, đấu võ và chạy), lấy ý tưởng từ những trò thi đấu cổ xưa gọi là "Teseia" để vinh danh anh hùng Hy Lạp Theseus, người đã sáng tạo ra môn đấu vật tự do.
Hoàng đế Domitian đã đưa các trò thi đấu Hy Lạp du nhập vào Rome và cho người thi đấu ăn mặc theo lối Hy Lạp.



Tượng bán thân Minotaur, quái vật mình người đầu bò trong thần thoại Hy Lạp. Cẩm thạch Hy Lạp. Tìm thấy ở đường via San Tommaso ở khu Parione, Rome. Làm thời Flavian.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #434 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 06:56:07 pm »


Julia, con gái của Titus. Làm năm 79 SCN. Tìm thấy ở Marcellum, Pompeii.





Tượng Vespasian, làm trước năm 79 SCN. Tìm thấy ở vùng Narona cổ đại (Dalmatia)
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #435 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 05:06:15 pm »


Máng thoát nước mặt



Sân khấu của nhà hát. Chức năng chủ yếu của nhà hát thời La Mã cổ đại là biểu diễn giác đấu.



Khi đối thủ bị đánh gục, khán giả sẽ biểu quyết xem anh ta được sống (giơ ngón cái lên trời) hay phải chết (chĩa ngón cái xuống đất như trên hình)
Võ sĩ giác đấu thông thường là các nô lệ, tù binh chiến tranh, tội phạm bị xử tội chết hoặc đôi khi do hoàng đế ra lệnh. Ví dụ có lần hoàng đế Claudius bắt 1 sĩ quan phải mặc áo toga xuống sân đấu, cũng như Caligula cho ném tất cả tù nhân 1 nhà tù vào cho sư tử ăn thịt. Cũng có những công dân tự do muốn kiếm tiền đã tự bán mình cho 1 trường đấu.

Thực ra cũng không thể nói nền kinh tế La Mã là nền kinh tế hoàn toàn dựa trên nô lệ: có khoảng 2-3 triệu nô lệ trên tổng dân số 6-7,5 triệu người. Ngoài ra còn cần phân biệt nô lệ phục vụ trong nhà với nô lệ lao động ở nông thôn và xưởng sản xuất. Giá 1 nô lệ không rẻ, ngay cả vào thời cao điểm của các cuộc xâm lược chinh phục: ước chừng bằng 1500 drachmae tiền Hy Lạp (1 drachmae bằng 1 denarius tiền La Mã), tức 3000 lần tiền chi dụng trong 1 ngày bình thường (gồm tiền ăn uống, áo mặc, sửa chữa dụng cụ). Seneca còn viết những bài luận mô tả nô lệ tuy là nô lệ nhưng vẫn là con người, đồng thời kêu gọi cần đối xử đúng mực với họ. Khái niệm nô lệ được luật pháp La Mã định nghĩa rõ ràng. Cả Cicero cũng có những lập luận, định nghĩa để xác định giới hạn quyền và nghĩa vụ của chủ nô với nô lệ.

Nguồn gốc của tục giác đấu bắt nguồn từ tục hiến tế người sống nhằm ca ngợi vinh quang của người quý tộc vừa qua đời. Ban đầu, những kẻ bị hiến tế bị buộc tay sau lưng để giết. Về sau, họ được trao vũ khí đế đấu với nhau đến chết. Và rồi, những buổi giết chóc như vậy trờ thành trò giải trí cho dân La Mã. Người càng danh giá, càng giàu có càng thích tổ chức các buổi giác đấu để lấy lòng dân chúng. Các trường đào tạo võ sĩ giác đấu ra đời.



Một cảnh xử tội ở Colosseum
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #436 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 05:17:18 pm »


Sân đấu còn có hệ thống mương nước để khi cần đưa nước vào tổ chức những trận thủy chiến cho khán giả thưởng thức.

Độ hoành tráng của những buổi đấu cũng tăng dần mới đủ đô khán giả:

Năm 264 TrCN         3 cặp giác đấu/buổi            Nguồn: Valerius Maximus
Năm 216 TrCN         22 cặp giác đấu/buổi          Nguồn: nt
Năm 200 TrCN         25 cặp giác đấu/buổi          Nguồn: nt
Năm 183 TrCN         60 cặp giác đấu/buổi          Nguồn: nt
Năm 174 TrCN         74 cặp giác đấu/buổi          Nguồn: nt
Năm 65 TrCN, Caesar tổ chức cuộc đấu tới 320 cặp giác đấu. Khán giả chắc mãn nhãn luôn.

Cái này làm em liên tưởng tới công nghệ giải trí Holywood: càng ngày càng phải sex, bạo lực, hoành tráng mới thỏa mãn khán giả. Đích đến của xã hội tiêu thụ mọi thời kỳ đều như nhau.









Phía dưới sàn đấu là các phòng chờ đấu và phòng chuẩn bị, phòng nhốt thú dữ, phòng nhân viên vệ sinh v.v.
Logged

Chết vì ghét người!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #437 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 01:35:23 am »

 Càng xem càng thấy mình ngu !
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #438 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 01:47:44 pm »


Những vòm gạch đỡ khán đài












Kia là cây thánh giá của Giáo hoàng Sistus VI. Nói thật lòng, khi nhìn thấy cây thánh giá, em cảm thấy khó chịu. Giống như khi ta thấy một hiệp sĩ bị ngã ngựa, và kẻ kia còn lấy dao găm đâm mấy nhát cho chết hẳn. Sau khi Kito giáo trở thành quốc giáo, La Mã bị chia cắt. Tây La Mã tan rã và chìm vào tăm tối, vì nhà thờ chủ trương xem mọi tàn tích văn minh La Mã cổ đại là tà đạo, phản Chúa. Hãy xem kiến trúc Châu Âu thời kỳ này nhỏ bé, thấp tối ra sao. Kiến trúc Kito giáo chỉ rực rỡ trở lại sau các Thập Tự Chinh, khi dân Châu Âu học được kỹ thuật của người Hồi giáo, chẳng qua là học lại những gì La Mã cổ đại đã phát minh. Thời kỳ Phục Hưng là thời những kiến thức La Mã cổ đại phát huy rực rỡ nhất. Ấy vậy, lại đem chọc chiếc dao thánh giá vào giữa tim của Colosseum.








Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #439 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 01:52:44 pm »











Có lẽ đây chính là món bê tông trứ danh puzolan làm từ tro núi lửa của các kỹ sư La Mã cổ đại.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2010, 12:22:51 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM