Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:25:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lô lang thang Châu Âu - P2  (Đọc 279774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #310 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 05:37:17 pm »


Bức "Ngày Phán xét cuối cùng" của Mikelangelo vẽ từ 1535-1541.






Các bức tranh về Cuộc đời Moses do Botticelli thực hiện.





Từ hành lang bước vào nhà nguyện, không khí thay đổi hoàn toàn. Đang từ im lặng ngắm nhìn và di chuyển giữa các hành lang thấp nhỏ, chợt chuyển sang một không gian cao rộng, ánh sáng tù mù, tranh vẽ chằng chịt và đặc biệt là đông nghìn nghịt du khách. Mọi người bàn tán ồn ào, sôi nổi, chen lẫn là những hướng dân viên du lịch tay cầm tấm bảng luôn đưa ngón tay lên môi suỵt khách giữ im lặng. Mặc cho bị cấm chụp ảnh, chẳng mấy người bước vào mà không chụp lấy 1 tấm, tất nhiên là không có flash. Dzui nhất là đang um sùm, chợt vang lên những tiếng "suỵt, suỵt, suuuuyyỵt" từ trên cao. Định thần nhìn kỹ, thì ra là một tay chức sắc giáo hội, mặc quần áo công chức văn phòng complet, đang giơ ngón tay lên môi. Các tourguide lại được dịp hùa theo. Bất cần, chỉ loáng sau mọi người lại ồn lên như cũ. Chẳng ra cái gì vẻ lên mặt dạy đời của công chức Vatican kia, đứng tít trên cao để nhắc nhở thiên hạ. Ai trong phòng cũng hiểu, cái trò suỵt kia chỉ cốt làm ra vẻ, cho thiên hạ thấy rằng Vatican đứng trên mọi người, rằng phải tôn trọng vẻ uy nghiêm của Giáo hội. Cái vẻ dạy đời kia thực là lạ lẫm và kỳ cục trong thế kỷ 21 này và bởi vậy, nó có vẻ thật khôi hài...

Logged

Chết vì ghét người!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #311 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 06:34:37 pm »

Cái vẻ dạy đời kia thực là lạ lẫm và kỳ cục trong thế kỷ 21 này và bởi vậy, nó có vẻ thật khôi hài...

Tôi thì tôi nghĩ họ có cái lý của họ. Nhà nguyện cơ mà, có phải hý trường đâu. Nếu là tôi thì tôi sẽ đóng nghiến cửa cái chỗ ấy lại, một năm mở cho thiên hạ vào xem chừng vài lần, theo giấy mời.

Hồi xưa tôi có lần đi cùng bạn gái vào động Hương Tích, chỉ vì kề đầu hơi sát với bạn gái một tí mà có sư thầy vác gậy tre xông vào vừa quật vừa chửi đấy bác.

Cho nên hội kia có suỵt một tí thì cũng rất chi là phải phép.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #312 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 07:40:12 pm »

Hehe, em thì cứ là nấm thì mời vào nồi, tui trả tiền, ông có cần tiền tui không, có, vậy thì dịch vụ phải lịch sự 1 chút.  Grin
Logged

Chết vì ghét người!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #313 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 09:32:57 pm »

Thì cũng như kiểu rạp chiếu phim thu tiền nhưng vẫn không cho bác hút thuốc trong rạp ý mà.  Wink

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 09:38:31 pm gửi bởi altus » Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #314 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 10:38:35 pm »

Thì cũng như kiểu rạp chiếu phim thu tiền nhưng vẫn không cho bác hút thuốc trong rạp ý mà.  Wink



Dạ, em xin vâng lời bác dạy...

À, dạo này cụ thân thiện với lũ kẻ thù nhân dân bên Ghế bành nhể  Wink
Logged

Chết vì ghét người!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #315 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 10:56:54 pm »

À, dạo này cụ thân thiện với lũ kẻ thù nhân dân bên Ghế bành nhể  Wink

Úi xời, ấy là tay cáo già Altus đang dùng kế ly gián Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
kimphuong_85
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #316 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:23:54 pm »

Thì cũng như kiểu rạp chiếu phim thu tiền nhưng vẫn không cho bác hút thuốc trong rạp ý mà.  Wink



Dạ, em xin vâng lời bác dạy...

À, dạo này cụ thân thiện với lũ kẻ thù nhân dân bên Ghế bành nhể  Wink

 Có phải kẻ thù giai cấp không hả chú Danngoc?
Logged

Cô ơi cô!Cháu vẫn yêu cô lắm!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #317 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 06:36:51 am »

Cháu kimphuong linh tinh, hồ đồ  Grin
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #318 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 02:33:01 pm »











Tác phẩm nổi tiếng của của Michelangelo mô tả 9 cảnh trong Sách Sáng tạo (quyển đầu của Kinh Cựu ước-sản phẩm của Do Thái giáo) kể về quá trình từ lúc Thượng đế sáng tạo ra con người đầu tiên cho tới khi Vườn Địa đàng khép cửa với Eva và Adam.
http://en.wikipedia.org/wiki/Sistine_Chapel_ceiling

Trong đó, trọng tâm là cảnh Thượng đế truyền sinh lực cho Adam


Điều đáng kể đầu tiên ở đây là sự hoạt động độc lập của người nghệ sĩ với chủ đề do Giáo hoàng đặt ra: khi nhận đơn đặt hàng, Michelangelo yêu cầu phải cho mình "vẽ cái gì mình thích". Để thực hiện, cụ Mi đi ký họa 4 năm trời và chọn ra được 300 nhân vật, đọc đi đọc lại kinh Phúc Âm tới khi nhão nhừ thuộc nằm lòng để tượng hình trong đầu cụ bản phác thảo. Trong thời gian vẽ, cụ nằm ngược trên giàn giáo vẽ liên tục suốt mấy tháng trời (nghe nói sau khi vẽ bức này cụ mù hẳn).

Điều thứ 2 em muốn nêu là : tinh thần tôn giáo như 1 đốm lửa, để phát triển nó, thổi bùng nó hoặc dẫn nó đi theo những đường hướng nhất định, cần có những cá nhân kiệt xuất. Trong cơn mặc khải (theo Freud, cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ những uẩn ức tâm lý, những xung đột giữa bản ngã và thế giới xung quanh, bản ngã càng bị kìm nén bao nhiêu thì bột phát nghệ thuật càng mạnh mẽ bấy nhiêu) của người nghệ sĩ, được tạo cảm hứng từ tư tưởng vĩ đại của tôn giáo, vượt khỏi tư duy tầm thường của những người quản lý, những kẻ rút hầu bao chi tiền, những vị Giáo hoàng đầy tham vọng, bùng lên thành các tác phẩm nghệ thuật, khoa học, triết học, thành những tinh hoa đọng lắng cuối cùng của các tầng lớp văn minh nhân loại.

Bất kể thế nào, nội dung những bức họa của Michelangelo đã nói lên 1 điều: con người là trung tâm của những sáng tạo. Cần nhắc lại về lịch sử: cho mãi đến gần đến thời Phục hưng, Giáo hội mới chấp nhận hình ảnh của Đức mẹ Maria (tức bà Miriam người Do Thái) vào trong chuỗi những hình tượng ngợi ca của Kito giáo. Do Thái giáo xuất nguồn từ 1 dân tộc du mục, trong đó hình ảnh mẫu hệ bị biến mất từ sơ kỳ và tầm quan trọng của người đàn ông trong cuộc sống du mục khiến hầu hết những nhân vật quan tor5ng của tôn giáo này đều là phái nam. Thời kỳ Đêm trường Trung cổ (đến trước khi có Thập tự chinh) hoàn toàn yếu tố con người bị xem là tà đạo, phải bị quên lãng hay ẩn nấp trong những yếu tố tôn giáo thuần túy. Cùng với sự ngợi ca trở lại hình ảnh người mẹ, thời kỳ Phục hưng đánh dấu sự khải hoàn trở lại của hình ảnh CON NGƯỜI. Các nghệ sĩ không vẽ con người nhỏ bé xấu bí, vô tỷ lệ, thiếu tự nhiên như xưa, mà chịu khó chui vào hầm mộ mổ xẻ xác chết, lang thang nơi quảng trường, quán xá... để tìm tòi những sáng tạo mang tính NGƯỜI nhất. Chính trên nền tư tưởng nó, việc Michelangelo nêu bật cái TÔI của người độc lập trước thị hiếu của người chủ đầu tư quyền lực vô biên là Giáo hoàng, đã đánh dấu sự khẳng định "tôn giáo là vì sự tự do của con người". Tác phẩm hoàn thành đã mô tả con người với vẻ đẹp như của Thượng đế, độc đáo và quý giá, khác hẳn với quan niệm trước kia của Kito giáo về con người đầy tội lỗi.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #319 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 04:45:08 pm »

Xem nhiều, cảm nhận nhiều rồi cũng đến lúc thấy mệt mỏi...


Các áo lễ của Giáo hoàng






Đồ gỗ chạm cẩn



Mặt bàn tròn ghép đá cẩm thạch






Mô hình bằng đồng của Đại Thánh đường St. Peter
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM