Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 08:52:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lô lang thang Châu Âu - P2  (Đọc 279772 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #150 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 07:25:32 am »

Em đến Cairo đã được một hôm rồi. Ấn tượng về một đất nước còn xa lạ là khá đậm nét. Tạm thời có thể nói là đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Vì một sơ suất nhỏ mà giờ giấc máy bay của em khá là củ chuối, đến Cairo vào lúc 22h và sẽ rời khỏi Ai cập từ 5h sáng. Vì vậy em chắc mẩm sẽ phải bắt taxi về khách sạn vì trước đó 2 hôm liên lạc với khách sạn cho người ra đón mình mà không thấy họ trả lời qua mail. Sau khi rút tiền Aicập (đơn vị pound) em đi tìm taxi, ban đầu họ nói 160 pounds, em bỏ đi tìm người khác mục đích là check thử giá thế nào thì họ chạy theo giảm xuống còn 90 pounds. Quả thực là lúc này em thấy cũng hơi hoảng, chỉ biết mỗi địa chỉ khách sạn ngoài ra chả biết gì hơn, cũng không biết được giá tiền đó là đắt hay rẻ, trước khi đi em cũng có nhìn vội tỷ giá chỉ loáng thoáng là 1 đô ăn 5 hay 8 pound gì đó. Lúc này đã 11h đêm nên mục đích về được khách sạn rồi tính sau là số một nên thôi tặc lưỡi theo ông taxi ra xe. Vừa đi vừa lo là nó chở mình đi chỗ nào khác rồi giở quẻ thì cũng không biết phải xử lý thế nào. Đi bộ khoảng 100m rồi xếp đồ lên xe thì bất chợt có người chạy đến gọi tên em rồi bảo tao ra sân bay đón mày cơ mà, lại còn giơ bảng chữ viết tên mình. Em mừng húm chuyển sang xài đồ miễn phí của khách sạn. Cũng là taxi mà trước đó em cứ nghĩ là em sẽ đi được đi bus về. Thái độ vui vẻ của cả 2 taxi, cũng như thái độ mến khách của nhân viên sân bay tạo cho em một ấn tượng tốt ban đầu về người Ai Cập. Đường từ sân bay về trung tâm thành phố cũng khá xa, có lẽ là giống như Nội Bài với trung tâm Hà Nội vậy. Cũng trên đường về này cho thấy suy nghĩ ban đầu của em về đất nước này hóa ra sai bét. Đường phố tràn ngập ô tô, như thể bạn đang ở châu Âu vậy. Sau một ngày khám phá hóa ra taxi ở đây là phương tiện rất phổ thông giống như xe ôm ở nhà mình vậy và trên thực tế là khéo thương lượng còn rẻ hơn xe ôm ở nhà mình. Anh taxi cười hô hố khi biết nếu em đi xe trước em sẽ phải bỏ ra 90 pounds. Anh này bảo em là lucky man, còn em bảo anh này là hôm này là good day của tao. Quả thật trên đường đi, em hỏi đi hỏi lại tại sao anh lại tìm được em vì trước đó và cả bây giờ cũng có biết em là ai đâu, mà lại tìm được em khi em đã ra khỏi sân bay 100m rồi và đang xếp đồ lên xe nữa.  Anh này chỉ cười nói mày gặp may khi tao là người đi đón mày. Về đến khách sạn nhận phòng xong là vừa nửa đêm, kết thúc một ngày tốt đẹp. Có lẽ là lần đầu tiên trong đời em cảm nhận thấy mình may mắn, khi mà chuẩn bị sập cửa xe rồi mà một người không hề quen biết em lại tìm ra mình ở cái sân bay đầy nhộn nhạo này.
Sáng hôm sau, tìm cách ra con đường dọc sông Nil để tới khách san Hiat Cairo, em hốt hoảng nhận ra một điều giao thông ở đây có một quy luật là chả có quy luật gì. Đèn giao thông rất ít và nếu có cũng hầu như không có tác dụng. Đợi hết phần đèn xanh cho người đi bộ mà không xe nào chịu dừng lại, và tệ hơn nữa là cứ phóng vù vù. Ở nhà, em cũng nhiều lần vượt ngang đường, nhưng ở đây là chuyện khác. Nhìn 4, 5 làn ô tô xuôi ngược phóng vù vù, quả thật là em không đủ can đảm để sang đường mặc dù là đang phần đèn xanh của mình. Quan sát xung quanh một lúc hóa ra là người qua đường cứ qua đường và ô tô phóng thì cứ phóng, cứ liều mình đi tiếp thì xe kế gần mình sẽ phải dừng lại rồi phóng tiếp, cứ như vậy cho lúc sang đến đường bên kia. Quả thật là cảm giác sang đường mà ô tô phóng vun vút ngay sát cạnh mình 0.5m đến 1m phải nói là cảm giác rất là Yomost. Em thậm chí còn nhìn thấy nhiều lần 2 làn xe giao nhau mà 2 chiều giao nhau xe phóng qua ngã tư giao thoa nhau liên tục, cứ như thể là thời gian cho một pha đèn đỏ ở đây chỉ có chưa đây 0.3 giây vậy. Em đành mạnh dạn phát biểu, chắc luật ở đây xe ai đến ngã tư trước người đó có quyền ưu tiên qua ngã tư trước, kiểu như luật vòng xuyến ở nhà mình vậy. Một điều bật cười nữa là ở những khu đường vắng xe đậu thành 2 làn liền nhau ở mép đường, không hiểu là người ở làn trong thì họ lấy xe ra thế nào. Một ấn tượng nữa là nhà cửa ở Ai cập rất tối màu, và có cảm tưởng họ không chú ý tới vôi ve trang điểm cho toà nhà thì phải. Từng dãy, từng dãy tòa nhà đen ngòm >5 tầng xếp liền nhau trên phố nhìn rất là nghịch mắt. Em không hiểu có phải là do tính khắc khổ của đạo Hồi ảnh hưởng tới kiến trúc hay không vì đây là lần đầu tiên em đến một nước Arap hồi giáo. Thằng bạn em thì bảo là không phải, đấy là do ảnh hưởng của cát sa mạc, nơi bão cát là nỗi khiếp sợ số một trong các lloại tàn phá thiên nhiên. Nói đến sa mạc cũng phải nói thêm một cảm tưởng sai bét của em khi đặt chân tới đất này. Đó là Cairo không quá nóng như em đã tưởng, ít nhất là thời điểm này, buổi đêm chỉ khoảng 24, và ban ngày khoảng 30 độ thôi. Sau một ngày đi lại, em phát hiện ra taxi là loại hình đơn giản, và tiết kiệm nhất cả về thời gian lẫn tiền bạc. Có 4 đứa bọn em không quen biết gì nhau trước (gần như vậy, trước đó có liên lạc một chút qua YM), làm quen tại chỗ rồi đi chơi, ăn uống cùng nhau. Mấy thằng VN bọn em cứ đi đâu là vẫy taxi, chia ra khoảng 5 pounds (1 usd) mỗi thằng cho hành trình 5-10 km. Có vẻ như ở đây một chiến thuật bất di bất dịch cần phải tuân thủ cho khách nước ngoài, đó là phải trả giá. Không bao giờ trả ngay đúng giá người bán yêu cầu. Thằng bạn đến từ Grenoble còn bảo hôm trước cũng đoạn đường như thế, 2 vợ chồng chúng nó đi có đúng 5 pounds tổng cộng. Giá đi taxi đi thăm quan cảng Alexandri từ Cairo trong ngày cả đi, về (500km tổng cộng) và bao ăn uống, người ta đề nghị bọn em là 40$. Nếu khéo trả giá có khi còn rẻ hơn nữa. Có lẽ là giá xăng ở đây phải rất rất rẻ, như thể người ta lấy nước sông Nil để chạy xe vậy.
Thằng bạn sang trước em một tuần giờ gần như thành thổ địa Cairo, làm nhiệm vụ dẫn bọn em đi chơi. Nó luôn tự hào nói vui là nó là người Aicập và nó làm guide tour cho bọn em. Cả tối này bọn em đi chơi khu thương mại ngoài trời (gọi là chợ đêm kiểu như ở phố cổ HN, tuy nhiên ấn tượng hơn rất rất nhiều, chợ đêm HN chỉ đơn thuần là một con phố bày bán buổi đêm thôi) Giza. Khu này là một khu phố chằng chịt với những con đường bề ngang chỉ 2-3 mét bày bán các đồ lưu niệm, vải vóc, ... dành cho du khách tới Cairo. Ở đây chỉ có duy nhất một phương tiện được phép hoạt động là xe "căng hải". Vì là khu phố chằng chịt nên rất dễ bị lạc ở đây, nhất là khi mà du khách nươm nượp và đường nào cũng bày bán những đồ có vẻ giống nhau. Nét thú vị ở đây là những con phố gọi là ngõ hẹp thì chính xác hơn, nườm nượp du khách, với hàng quán tạo cảm giác như thể trong một cái chợ lớn, mà người dân ở lẫn trong chợ.

Tạm thời thế đã, mai em sẽ pot ảnh minh họa sau.
Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #151 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:42:22 am »

Hai ông bà già em vừa từ Châu Âu về trưa nay, đi tour của Transviet. Tới Châu Âu thì Transviet bán tỏng 1 Cty TQ, nên đoàn VN đi chung với 1 đoàn TQ. Đoàn TQ thô lỗ và thô bỉ, tính cách vốn nổi tiếng của họ. HDV tiếng Trung giành micro nói xủng xoẻng suốt buổi, rất to. Rồi bọn TQ xủng xoẻng rất to nối theo. Chúng không cho phát thanh tiếng Anh và tiếng Việt. Một hôm đoàn Vn đồng thanh nói tiếng Việt rất to, át hẳn tiếng Trung đi. Bọn Trung ồ lên chửi bới, đòi đuổi đoàn Việt xuống xe. Một ông (hehe) đứng lên phát biểu: "đến Mỹ chúng tao còn đánh nữa là chúng mày, nếu xuống xe chúng tao sẽ xé hợp đồng với Cty, tụi mày chịu trách nhiệm" thế là chúng đi tới thỏa thuận khi nào nói tiếng Anh và tiếng Việt thì đoàn TQ im lặng, khi nào nói tiếng Trung thì đoàn Việt im.

Xe do tài xế Ba Lan lái, giữa đường bị cảnh sát bắn tốc độ dừng lại, đưa tất vào Sở Cẩm. Đám Trung rồng rắn xếp hàng đái lụt toilet Sở Cẩm, tiết kiệm 1,5 E tiền tè mỗi đứa. Bọn Pháp chỉ biết lắc đầu.

Khi vào khách sạn, lúc ăn sáng, đoàn Việt quay qua quay lại thấy đâu hết bánh mì gối. Thì ra bọn Tàu dúi hết vào túi rồi. Sáng hôm sau khách sạn phát riêng mỗi người 1 phần bánh mì, khỏi giành. Nhưng bọn Trung ăn bẩn: mỗi bánh, mỗi miếng thịt chúng cắn 1 miếng rồi bỏ lại.
May cho em vừa rồi không đụng tụi này.
Các bác đọc bài này thì thấy anh Trung Của thế nào ... Do nghề nghiệp nên mình dính nhiều tới người nước khác . Người Đức , Mỹ và các nước trong khối EU cũ (nói chung là phuơng tây) thì không nói , nhưng so với các nước khác về vấn đề "văn minh trong cách sống và sinh hoạt" thì người Việt mình hơn họ 1 cái đầu . Không biết dangngoc đã tiếp xúc với dân Thổ , Trung đông và Ấn Độ , Pakistan chưa ? Mấy anh này thì cũng tầm cỡ như như mấy anh Trung Của ở trên vậy .
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #152 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 11:03:30 am »

@nguyen: Chúc mừng bác có chuyến đi thú vị. Hồi 2003 ông bà già em cũng đi Ai Cập chơi nhưng hình ảnh chụp ánh phim kém quá. Bác ráng chụp nhiều rồi gửi giúp em làm tư liệu nhé. Mong bài tiếp của bác

@linh moi: em vẫn tin rằng con người đều có phần tốt và xấu, nhưng khác biệt văn hóa giữa Việt và Tàu thì quá lớn - chúng ta đã nhiễm văn hóa phương Tây trong máu, không tài nào thay đổi được. Một khi đã nếm trái cấm thì không bao giờ có thể quên mùi vị.



Cũng như TBN, cảnh sát Pháp đủ loại sắc phục.






Nhiều cảnh sát nữ và da đen



Cầu St Michel



Cầu au Double
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2009, 11:09:09 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #153 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 11:18:10 am »


Ngày hôm nay giải phóng Paris nên cảnh sát đầy đường, đầy cả sông Seine






Quay lại với Notre Dame Paris









Nhưng ngay cạnh đấy có bô rác bầy hầy không chịu nổi
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #154 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 11:30:56 am »


Jardin de Notre Dame



Nhà cổ phố cổ






Nhờ 1 bạn Tây già chụp hộ, bạn sốt sắng để con gái và vợ ngồi đấy rồi dắt mình đi 1 vòng để tìm chỗ chụp ưng ý.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #155 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 11:38:10 am »


Ngày Giải phóng Paris, các cụ dắt nhau đi ôn lại thời trẻ



Cũng đứng chờ xe bus như đám CCB VN



Kỷ niệm Jean Montauron, hy sinh ngày 24 tháng 8 1944, người cuối cùng chết trước khi Paris được giải phóng




Toà án Paris



Logged

Chết vì ghét người!
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #156 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 12:11:22 pm »


Cạnh đấy là vòi nước uống vỉa hè. Để ý thùng thu rác khá gọn, nhân viên Sở vệ sinh chỉ việc đi thu túi nylon và thay bằng túi khác.

Cái này là để tránh đặt bom vào thùng rác đó huynh đài ơi!
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #157 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 12:40:54 pm »

Hai ông bà già em vừa từ Châu Âu về trưa nay, đi tour của Transviet. Tới Châu Âu thì Transviet bán tỏng 1 Cty TQ, nên đoàn VN đi chung với 1 đoàn TQ. Đoàn TQ thô lỗ và thô bỉ, tính cách vốn nổi tiếng của họ. HDV tiếng Trung giành micro nói xủng xoẻng suốt buổi, rất to. Rồi bọn TQ xủng xoẻng rất to nối theo. Chúng không cho phát thanh tiếng Anh và tiếng Việt. Một hôm đoàn Vn đồng thanh nói tiếng Việt rất to, át hẳn tiếng Trung đi. Bọn Trung ồ lên chửi bới, đòi đuổi đoàn Việt xuống xe. Một ông (hehe) đứng lên phát biểu: "đến Mỹ chúng tao còn đánh nữa là chúng mày, nếu xuống xe chúng tao sẽ xé hợp đồng với Cty, tụi mày chịu trách nhiệm" thế là chúng đi tới thỏa thuận khi nào nói tiếng Anh và tiếng Việt thì đoàn TQ im lặng, khi nào nói tiếng Trung thì đoàn Việt im.

Xe do tài xế Ba Lan lái, giữa đường bị cảnh sát bắn tốc độ dừng lại, đưa tất vào Sở Cẩm. Đám Trung rồng rắn xếp hàng đái lụt toilet Sở Cẩm, tiết kiệm 1,5 E tiền tè mỗi đứa. Bọn Pháp chỉ biết lắc đầu.

Khi vào khách sạn, lúc ăn sáng, đoàn Việt quay qua quay lại thấy đâu hết bánh mì gối. Thì ra bọn Tàu dúi hết vào túi rồi. Sáng hôm sau khách sạn phát riêng mỗi người 1 phần bánh mì, khỏi giành. Nhưng bọn Trung ăn bẩn: mỗi bánh, mỗi miếng thịt chúng cắn 1 miếng rồi bỏ lại.

Ơ, nếu kể ra chắc không hết.

May cho em vừa rồi không đụng tụi này.

Hì, đúng là tính cách đặc trưng  Cheesy Có lần em đi chơi, tạt vào một hàng ăn kiêm quán nước, lúc này có 1 đoàn Tung Của cũng ghé vào. Họ nhốn nháo, trên tay ai cũng có 1 chai nhựa và cái phích đựng nước be bé, chai nhựa là nước Made in Si noa đã uống hết, nó vứt bừa ra còn phích thì chen lấn xin nước mang đi. Mịa, cho bọn này vào du lịch chỉ tổ đi dọn rác cho chúng nó. Angry
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #158 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 01:25:40 pm »

@DepTraiDeu: em nhồi 1 cục C4 vào lon coca rồi giục vô đó bác tránh vào mắt hehe. Chống bom em thấy tụi nó có cái thùng to ở sân bay, hầm hố lém

@pain: tụi nó đi đái, thanh niên kéo cả bà Tây già đang gài phẹc mơ tuya ra để chen vào toilet. Mà là dân Bắc Kinh hẳn hòi.
Nhưng thực ra, tụi này nó phân tầng xã hội sâu s8a1c hơn mình. Tụi đẳng cấp của nó thì cư xử pro lém bác hai.
Logged

Chết vì ghét người!
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #159 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 01:31:22 pm »

hehe, bác phân tích cực đúng khiến em dại này bái phục. Em cũng nghĩ vậy, nó phân cực xã hội rõ nét và sâu hơn ta, cơ bản cũng do nếp Pk tập quyền ăn quá sâu vào tiềm thức chúng. Nói chung, khạc nhổ, nói to và chen lấn là đặc trưng rõ ràng nhất của dân bạn Grin

Còn nữa, nhóm đẳng cấp của bạn thì nói thật , chắc hơn Tây về pro, sự thật là vậy Smiley
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM