Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:12:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282843 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Thuycb
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #340 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 08:36:22 am »

@ chú quangcan:
Cháu cảm ơn chú đã cho cháu biết những thông tin rất có giá trị ... Cháu sẽ sớm liên hệ với những địa chỉ mà chú cung cấp. Hôm qua cháu có liên hệ với Phòng chính sách QK V thì nhận được câu trả lời là ở đó không lưu giữ hồ sơ bác cháu đâu chú ạ ...

Về địa danh Tây Ninh thì cũng dựa trên trí nhớ của chị gái liệt sĩ thôi chú ạ ...

p/s: Cái cốc nâu nâu đắng đắng ngọt ngọt ấy thì đâu cũng có thể mời chú, thôi thì để cháu mời chú cái cốc cũng đắng đắng, ngọt ngọt nhưng hơi vàng vàng chú nhé  Grin


Logged

Tôi luôn tin rằng: Khi ta thật sự thành tâm thì mọi sự sẽ thành ...
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #341 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 01:37:10 pm »

Trích dẫn
...Xem chừng đây không chỉ là "mũi lao" nữa, mà là nguyên một "nhát cắt lớn" vừa đánh chặt tuyến giao thông QL1, vừa nhằm cách ly khu duyên hải Cửa Việt tiếp vận với vùng cụm các điểm hỏa lực khu Gio Linh... (để "phe ta" tranh thủ làm cái gì đó ở đại ngàn cực tây?)

Vị chứng nhân mà SGG vừa kể vẫn khăng khăng với nỗi tự hào là quân của thủ trưởng Sùng Lãm.
Dưng, cụ Sùng Lãm là sư trưởng của F320B - Còn sư trưởng F320A là Cụ Kim Tuấn chứ?

Vậy, nếu hỏi F320A mà không có tên anh trong danh sách - thì ta hỏi F320B được không?...

@bác sờ-gai:
- "nhát cắt lớn": ờ ờ, nhất trí với bác, đúng từ cho nó chuẩn luôn.
- Cụ Sùng Lãm là sư trưởng F320A trong đợt hoạt động 1968. Sau tháng 10/1968 khi rút ra Hà Tĩnh củng cố thì bác Kim Tuấn (trưởng thành từ cán bộ của sư đoàn) lên thay còn cụ Sùng Lãm về 320B - sư đoàn anh em vừa chuyển từ khung huấn luyện lên sẵn sàng chiến đấu. Năm 1970, khi F320A chuẩn bị đi Lam Sơn 719 thì bác Kim Tuấn dẫn dắt sư đoàn vào trận cho đến tháng 4/1975 thì bác ấy lên Phó Tư lệnh Quân đoàn 3 - Binh Đoàn Tây Nguyên.

- "phe ta" tranh thủ làm cái gì đó ở đại ngàn cực tây": tư tưởng đó là cấp mặt trận, cấp Bộ rồi. Các bác 320A lúc đó hình thành mũi đinh ba trên để "chọc sâu, nằm lâu, đánh lớn" - lôi Mỹ ra mà diệt cấp tiểu đoàn. Hẳn ai đó đã từng biết giai thoại:
- cụ Sùng Lãm nổi điên khi đồng chí Tư lệnh mặt trận B5 vừa cười vừa nói "sư đoàn Đồng Bằng đánh tốt, đánh giỏi nhưng hình như chưa có trận nào diệt gọn một tiểu đoàn lính cổ da mỹ thì phải"

Thế đấy, thế mới có chuyện cụ nổi máu nóng khi cắt đường 9 đánh thị xã Cam Lộ mà không thấy mẽo đi giải tỏa (à, nó cậy có trực thăng - không vận cho Khe Sanh); vậy để tao cho mày một mũi lao chọc thẳng yết hầu Đông Hà xem mày ra răng,  Grin. Xem mày có chịu ló mặt ra không? đánh lớn, đánh thật lớn đó là quyết tâm, là ý chí táo bạo của sư đoàn đồng bằng.

P/s: bác sờ-gai, bác tuấn-sờ trốn sang đây mở chuyên đề này
Logged

trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #342 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 03:08:22 pm »

@bác Gai, bác Cận: theo CCB Phạm Kim Quản kể lại thì đơn vị của bác ấy đi B cuối năm 1967 tập kết ở Ninh Bình rồi vượt sông sang bờ Nam sông Bến Hải,và trong câu chuyện chỉ nhắc đến thủ trưởng là bác Sùng Lãm( những năm gần đây khi họp mặt CCB sư đoàn ở quân khu Ba vẫn gặp bác Sùng Lãm) mà không nhắc gì đến bác Kim Tuấn cả. Tiểu sử bác Sùng Lãm ở trang ta cũng nói "Từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 9 năm 1967, ông là Sư đoàn phó rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 12 năm 1970, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, Tư lệnh Mặt trận 7 Quảng Trị thuộc Quân khu Trị Thiên, chiến đấu và chỉ huy bộ đội chiến đấu ở Mặt trận B5, chiến dịch đường 9 Khe Sanh, chiến dịch đường 9 Nam Lào. Từ năm 1971 đến năm 1973, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B rồi Tham mưu phó Quân khu Trị Thiên, chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên Huế."
Như vậy khả năng là sau khi bác Quản bị thương rồi bị bắt (trận 4-5-1968 ở Quán Ngang) thì sau đó bác Kim Tuấn mới lên thay và xuất hiện F320A-F320B nên bác ấy không nhớ gì về bác Kim Tuấn, nên em nghĩ là lúc đó chưa có F320B đâu ạ.
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #343 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 03:34:25 pm »

Các bác nào cần tư liệu mình photo giùm cho , các bác về tự ngâm cứu; còn rất nhiều tài liệu mai mình post tiếp


LH : Trường Sơn 34T
0942.713.363
truongson9619@gmail.com
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #344 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 03:49:47 pm »

phần tiếp theo: thế trận Ngã Tư Sòng.

1. Vị trí hiểm yếu được chọn và cách đánh của trung đoàn "luồn sâu, đánh hiểm ":
- Ngã tư Sòng là nơi giao nhau giữa đường QL 1A (đoạn Gio Linh đi Đông Hà) với đường tỉnh lộ 71 (chạy sát với bờ bắc đoạn sông Miếu Giang - một tên khác của sông Cam Lộ đoạn chảy về Đông Hà - và gần đường số 9 cắt ngang Quảng trị). Vị trí của nó ở thôn Phổ Lại, xã Cam An; cách Đông Hà 2km.

- Chiến thuật được vạch ra là trung đoàn 64 bí mật đưa các tiểu đoàn 7, 8 luồn sâu vượt qua các xã trắng Cam Vũ, Cam Thanh; phục kích đại đội thám báo - biệt kích ngụy; cấu trúc trận địa chốt liên hoàn (Ngã Tư Sòng - Kim Dâu - Phú Hậu - An Bình ) quay bốn phía tạo một cái đinh lớn cắm sâu, cắm sát cổ họng Đông Hà. Tạo thế trận vững chắc chờ Mỹ - ngụy buộc phải lao ra giải tỏa; nếu không thì khi trung đoàn 52 vu hồi từ các xã đồng bằng ven biển, ven Cửa Việt xong sẽ tạo thành thế gọng kìm siết chặt SCH vùng 1 chiến thuật. Có lẽ kinh nghiệm của sư đoàn 304 vây lấn Khe Sanh đã được nhân rộng khi trung đoàn tăng cường cho tiểu đoàn 8 các khẩu đội 12,7ly; vừa đánh trực thăng vừa hỗ trợ quá trình giữ chốt.

Trích dẫn
Ngay đêm hôm sau (28 tháng 4) tiểu đoàn 8 đưa một trung đội tăng cường do trung đội trưởng Nguyễn Đình Cộng chỉ huy ra xây dựng trận địa tại Ngã Tư Sòng. Để bảo đảm giữ chốt, tiểu đoàn tăng cường cho trung đoàn hai khẩu 12,7 do phó trung đội trưởng Phùng Văn Huynh chỉ huy. Được sự giúp đỡ của trinh sát và du kích địa phương, của trận địa chốt Ngã Tư Sòng xây dựng xong. Sáng ngày 29 tháng 4, điểm chốt Ngã Tư Sòng đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Cùng với chốt Ngã Tư Sòng, trung đoàn 64 triển khai thêm ba chốt khác ở Kim Dâu, Phú Hậu, An Bình tạo thành một thế trận liên hoàn. Toàn trung đoàn đã cài thế xong, sẵn sàng đánh địch phản kích.

Trưa ngày 29 tháng 4, hai đại đội Mỹ tiến về phía Ngã Tư Sòng để thông đường. Đến gần chốt của ta, chúng dừng lại, dùng cối bắn thăm dò. Cộng chưa cho nổ súng. Địch bắn vài trăm quả cối, không thấy đối phương phản ứng gì, chúng kéo quân về. Có lẽ còn chờ kết quả “thám sát” của lũ trực thăng. Quả nhiên,bọn Mỹ vừa rút đi thì các loại trực thăng, trinh sát bu tới, vừa bắn rốc-két thăm dò vừa nghiêng ngó.

15 giờ, hai đại đội Mỹ trở lại. Chúng triển khai quanh khu vực Cam Vũ rồi báo cáo về trung tâm là đường đã an toàn, có thể cho ô tô chở quân vượt qua. Vào lúc 15 giờ, 12 ô tô chở đầy lính ầm ầm chạy từ từ phía Quảng Trị ra Đông Hà, qua cầu sắt tiến về phía Ngã Tư Sòng. Đợi cho xe địch vào đúng tầm bắn, hai khẩu 12,7 của ta nhất loạt gầm lên. Chiếc xe đi đầu lật nhào, chiếc thứ hai bẹp dúm. Bọn lính trên cả hai xe bị băng ra đường, đứa chết, đứa què, la inh ỏi.

Được lệnh xuất kích, dưới sự yểm hộ của hai khẩu 12,7, các chiến sĩ nhanh chóng áp sác địch, cắt chúng ra từng mảng mà tiêu diệt. Hai đại đội Mỹ nằm ở Cam Vũ buộc phải ra chi viện cho bọn ngụy. Nhưng, chúng chỉ kéo ra được mấy chiếc xe chưa bị cháy rồi vội vã lui quân, bỏ mặc bọn lính ngụy chết và bị thương còn nằm la liệt trên trận dịa.

Bị một đòn trí mạng ngay sát nách Đông Hà, bọn Mỹ - ngụy ở vùng Đông Hà - Cửa Việt choáng váng. Để trấn an cho bọn lính trong vùng, suốt đêm, hàng trăm nòng pháo địch bắn không ngớt về phía Ngã Tư Sòng. Các chiến sĩ trên chốt Ngã Tư Sòng vẫn an toàn, tích cực chuẩn bị cho trận chiến đấu mới. Ngay trong đêm, bất chấp những trận mưa pháo, tiểu đoàn 8 tiếp tục đưa lực lượng vận tải vào thu chiến lợi phẩm, tiếp tế lương thực, đạn dược và tải thương binh ra. Để chuẩn bị đói phó với những phản ứng chắc chắn sẽ quyết liệt của địch vào ngày hôm sau, tiểu đoàn quyết định tăng cường cho chốt thêm 12 tay súng do phó trung đội trưởng Đàm Vũ Hiệp chỉ huy gồm hai tổ B.41, hai tổ trung liên và đại liên. Trung đội trưởng Nguyễn Văn Thát được chỉ định thay trung đội trưởng Nguyễn Đình Cộng bị thương vì pháo địch.

Rạng sáng ngày 30 tháng 4, bầu trời vùng tứ giác ồn ã bởi tiếng gầm rít của các loại mát bay địch. Bọn nổ rền hướng Ngã Tư Sòng. Hơn trăm nòng pháo địch từ các căn cứ ở bốn đỉnh tứ giác bắn về không tiếc đạn. Một tiểu đoàn Mỹ và năm xe tăng sẵn sàng tiến vào Ngã Tư Sòng để nhổ chốt, thông đường.

Trên trận địa chốt, trung đội trưởng Thát và phó trung đội trưởng Hiệp quyết định bố trí lại đội hình để tạo thế liên hoàn, dự kiến những hướng xe tăng địch có thể tập trung đột kích để các xạ thủ chuẩn bị vật chuẩn và đường cơ động.

8 giờ sáng ngày 30 tháng 4, một tiểu đoàn Mỹ và năm xe tăng tiến vào Ngã Tư Sòng. Ở hướng chính, phó trung đội trưởng Đàm Vũ Hiệp trực tiếp nằm bên khẩu 12,7, bên cạnh anh là một xạ thủ B.41. Có xe tăng yểm hộ, bọn Mỹ xông thẳng vào trận địa. Khi chúng chỉ còn cách 300 mét, xạ thủ 12,7 xin bắn. Hiệp ra hiệu lệnh chờ cho chúng vào gần nữa. Địch vẫn hùng hổ tiến. Hai trăm mét. Một trăm mét. Đã nhìn rõ từng khuôn mặt đỏ ửng của những tên xâm lược, Hiệp ra lệnh:
- Bắn!
Khẩu 12,7 rung lên. Những làn đạn xòe rẻ quạt quét thẳng vào đội hình địch. Hàng chục tên Mỹ bị quật ngã. Chúng lùi lại cho xe tăng lao lên. Chiếc M.41 vừa bắn vừa bò tới. Đồng chí xạ thủ B.41 vừa đưa súng lên vai thì bị trúngđạn. Đàm Vũ Hiệp vội đỡ lấy khẩu B.41 còn loang máu bạn. Lựa tư thế thuận lợi, anh nhằm thẳng vào chiếc xe tăng địch, siết cò. Một tiếng nổ lộng óc. Chiếc xe tăng khựng lại, nổ bung. Khói đen tuôn lên mù mịt.

Ở hướng của trung đội trưởng Thát, các chiến sĩ cũng vừa bẻ gãy một đợt tiến công của địch, diệt hơn ba chục tên Mỹ. Chúng cay cú lui ra gọi phi pháo tới bắn phá. Cái làng nhỏ bên Ngã Tư Sòng đã biến dạng. Không một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Trận địa ta tuy có trúng ít bom đạn, nhưng vẫn đứng vững.

Đến 12 giờ trưa bọn Mỹ thay quân. Trong khi chờ “thay ca”, chúng lại giội bom, pháo… Từ đài quan sát, tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn 8 sốt ruột nhìn những cột khói dựng lên ở trận địa chốt. Không còn liên lạc được với chốt nữa, các anh chỉ còn nghe tiếng súng để phán đoán tình hình. Suốt ngày, Ngã Tư Sòng mù mịt trong khói đạn. Các đợt tiến công của địch liên tiếp bị đẩy lui.

Thấy trận địa chốt Ngã Tư Sòng vẫn đứng vững, địch tung thêm lực lượng, tiến công cả các chốt Kim Dâu, Phú Hậu, nhưng vẫn hoàn toàn bất lực. Bộ chỉ huy vùng 1 chiến thuật và khu Đông Hà liên tục nhóm họp, liên tục bay thị sát, rồi chửi bới nhau loạn xị. Nhưng… rốt cuộc, chúng vẫn không làm sao nhổ được những cái chốt hiểm hóc trên đường số 1.

Suốt một tuần lễ liền, đường số 1, đường 71, đường số 9 đã hoàn toàn bị tê liệt. Bọn lính đồn trú ở tuyến phòng thủ vùng bắc Quảng Trị bắt đầu la oai oái vì thiếu đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men… Bộ chỉ huy vùng 1 chiến thuật vội vã xin tăng cường không vận. Nhưng vận tải đường không không thể nào đáp ứng được nhu cầu của cái đội quân vốn “ăn xái” xả láng xưa nay!

Nhưng, không phải chỉ có vậy. Trong khi các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ và các trung đoàn của “sư đoàn Bến Hải” ngụy đang loay hoay đối phó với mấy cái chốt hiểm hóc nhằm khi thông các tuyến đường bộ thì trên sông Cửa Việt, những chuyến tàu vận tải của chúng liên tục bị bắn chìm. Đường thủ mà tắc thì còn nguy hơn cả đường bộ. Thế là, bọn tướng tá Mỹ - ngụy trên chiến trường Quảng Trị một lần nữa bị “dắt mũi”. Chúng bỏ mặc mấy cái chốt trên đường 1 cho bọn đồn trú vùng Đông Hà xoay xở để tập trung vào việc khai thông tuyến đường thủy Cửa Việt, cái “cuống họng” của vùng bắc Quảng Trị.

Một thông tin khác:
Trích dẫn
4 THÁNG 5
Trung đoàn 64 sử dụng Đại đội 7 (tiểu đoàn 8 ) đánh trận chốt kết hợp vận động tiến công tiêu diệt 115 tên địch (có 2 tên Mỹ) thu 6 súng và nhiều đạn dược, tài liệu. Một tiểu đội của Đại đội 9 (Tiểu đoàn 9) giữ chốt An Bình đã đẩy lùi 3 đợt tiến công của 2 đại đội ngụy, diệt 68 tên, giữ vững chốt, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

2. Thông tin về nơi chôn cất LS: cụ thể là ven đường 71 gần ngã tư Sòng, nơi đó có một trường tiểu học, sau đó được giao cho C17 (được xác định là đại đội cối) tại một quả đồi sim, cách vị trí bị thương khoảng 1 giờ cáng.
- thống kê cho thấy, lúc đó F320A có D15 công binh; tiểu đoàn 14 (pháo, cối mang vác), 16 (súng máy cao xạ 12,7) nên các trung đoàn cũng đánh số tương tự. Vậy C17 trực thuộc E64 lúc này là đơn vị nào?

- tôi có thông tin này:
Trích dẫn
Trung đoàn 64 cũng bí mật luồn vào khu tứ giác (tiểu đoàn 8 ở An Bình, tiểu đoàn số 9 ở Mỹ Hòa), chuẩn bị đưa lực lượng ra chốt cắt đường số 1.

Với thông tin 1 giờ cáng từ ngã tư sòng ra, vậy hẳn đâu đó chỗ nào giữa Phổ Lại và An Bình, thôi nhỉ chắc chưa vượt qua đường sắt đâu nhỉ,  Grin.

3. Đồng đội:
- bác phải cám ơn bác nguyentrongluan nhiều lắm vì bác ấy đã cho em số điện thoại của một số CCB thời kỳ đó; có thể khác đại đội, khác tiểu đoàn nhưng số người còn lại hiếm lắm nên bám lấy họ nhé (tin nhắn). Vào nhờ địa phương nữa là được rồi đấy,  Grin.

4. Bản đồ minh họa đây:  Tỷ lệ bản đồ 1/50 hàng mẽo 1974 (1cm=500m thực địa). Mấy cái chấm nhỏ biểu thị làng mạc đấy, tròn xanh là ngã tư sòng, đen là đường tiến công địch, tròn đỏ là khu vực chốt giữa của ta; nhìn thấy một tứ giác nhỏ trong lòng tứ giác to của địch chưa bác,  Cheesy
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2012, 04:06:31 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #345 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 07:19:23 pm »

Bố khỉ, bực mình thật, nhớ mang máng là có cuốn tài liệu nào có liên quan đến F320A năm 1968 mà cả ngày không nhớ ra. Tối về nhà mở ra mới biết là "Những bức tường lửa" của bác Khuất Quang Thụy, lính cựu F320A.
Đọc xong cuốn tiểu thuyết ấy mới giật mình: "D7 chốt làng Sòng; D8 chốt Phú Hậu - An Bình, phía nam căn cứ Quán Ngang".

Chả biết ai sai ai đúng nữa đây,  Angry
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #346 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 09:35:14 am »

@quankhu9: Xem ra, cái kho tư liệu về QK8 của Bác làm cho SGG hào hứng quá...

@trunguy: hức, tuần rồi phải đi nhổ cái răng "nhai"... bs bảo rằng do phải dùng liều "tê" cao (?) nên tính tiền tương đương tám đô rưỡi. Lòng thầm bực "hừm, tớ mà bay ra HN thì đã có sẵn tay bạn... vừa chả tốn xu keng nào mà có khi còn được... nhổ khuyến mãi thêm nữa là khác..." ;-D
Tớ nhớ Cậu quá!

@quangcan: ta cũng từng nghe về 64B, 52B... e rằng nhiều khi chỉ là cách "làm rơi tài liệu" để cho địch rối thông tin thôi.
Vấn đề là "320B bây giờ" có ở đâu?

Còn về đội hình dàn quân của 64 trong thời điểm ấy, đánh cắt giao thông... dàn đội hình các tiểu đoàn thành hàng dọc... dựa vào yếu tố hai đường thiết lộ và QL chạy song song nhau ở đoạn này thì đâu cứ là mỗi D mỗi làng đâu mà.
Nhất là cái thế chặn/hãm tiếp vận đường không từ hướng đông vào... lại càng dễ hiểu...
Lại nữa, vùng Gio Linh lúc ấy chỉ toàn rừng chồi đồng trống, gần như khai quang trắng hết không chừa một thứ gì...
...Đọc xong cuốn tiểu thuyết ấy mới giật mình: "D7 chốt làng Sòng; D8 chốt Phú Hậu - An Bình, phía nam căn cứ Quán Ngang".

Chả biết ai sai ai đúng nữa đây,  Angry
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #347 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 10:53:59 am »

@bác sờ-gai: bác ơi, theo sử 320A em đưa trên thì có thể đưa ra thông tin là D8 chốt làng Sòng, D7 chốt Phú Hậu - Kim Dâu, D9 chốt An Bình; lượng chốt ở mỗi làng có thể là cấp đại đội hoặc đại đội thiếu vì trung đoàn còn để lực lượng dự bị mạnh - cơ động và chủ động đánh vận động chiến.

Thế mà đọc cuốn của bác KHuất Quang Thụy thì mô tả chi tiết không hề kém, thực tế chiến đấu đúng như những gì đã diễn ra; riêng bố trí thì ngược lại như trên.

Bảo sao không bực bác, chỉ mong viết văn nên bác Thụy thay đổi tý chút,  Grin.

Trích dẫn
Vấn đề là "320B bây giờ" có ở đâu?
Lúc này nó đang vẫn huấn luyện quân ngoài bắc mà; cụ thể bây giờ nó ở Thanh Hóa thôi - nếu cần thì hỏi "sư đoàn 390" đó.
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #348 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 06:49:34 pm »

quangcan à! Đừng nói thế, có khi Bác nhà văn trước khi chấp bút, để cho chắc ăn về địa danh/phiên hiệu, thì cũng đã tham khảo từ các nguồn tài liệu rồi... và thì-rằng-là... có thể nguồn tài liệu lúc ấy còn... chưa được chín.
Vốn đâu phải người lính nào cũng có thể "trải" hết mọi góc khi còn đang cầm súng...

Tỷ như, ở đây, cũng từ các nguồn tài liệu, "anh em ta" còn chưa dám đoan chắc cái "Trạm 7" nằm ở chỗ nào bên bờ sông Đa-Huýt
Nhưng, SGG thấy chắc một điều là ngày vào nam cũng như ngày hy sinh của Ls Hịch... thì có nhiều điểm tương đồng theo lời kể của Bác Trung Tướng PGS-TS Đào Văn Lợi (đã mất tháng 1/2011), ghi rõ trong cuốn Hồi ức "Trận mạc và giảng đường”... mà rất tình cờ, vài bữa trước, SGG đã vô tình đọc được trong tủ sách ở nhà một Bác Tướng nọ, nhân tháp tùng một đoàn khách - tiếc là, Bác ấy đi vắng từ hôm đó đến nay, nên mình chưa có dịp dám làm quen để... mượn  Grin (vốn cũng chủ quan, đinh ninh là cứ về tìm trong "kho nhà miềng" sẽ có, ai dè...)

Bác quangcan hay Bác nào có bản số hóa thì trưng ra với và đồng thời gửi cho SGG một bản với.
Nói thêm: Sông Đa Huýt/sông Đắk Liêng/sông Măng... dường như có cùng dòng chảy và gắn bó với những ngày đầu của F7 ??
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #349 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 08:27:59 pm »

xin được đính chính một chút về điểm khoanh tròn màu xanh trên bản đồ:
- vị trí ngã tư sòng được xác định lại là điểm giao của tỉnh lộ 71 (trên bản đồ là TL 88) với QL 1A.

Link vị trí ngã tư sòng (làng sòng): http://wikimapia.org/#lat=16.8378973&lon=107.0803499&z=15&l=38&m=w

Trích dẫn
Bác quangcan hay Bác nào có bản số hóa thì trưng ra với và đồng thời gửi cho SGG một bản với.
nỏ có mờ,  Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 10:25:07 am gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM