Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:41:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282839 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #330 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 09:37:13 pm »

Mình rất cám ơn các bạn đã trao đổi thông tin về với gia đình mình tìm kiếm
Đã có thêm nhiều thông tin để tạo đà cho mình có thòi gian chuẩn bị 1 chuyến đi Lào
đến nơi bác mình chiến đấu và hi sinh, nhưng bản thân mình vẫn muốn nhận thêm 1 số hình ảnh về địa danh Đồi không tên nữa
Mong các bạn giúp nhé, hình ảnh mới nhất hoặc video về đồi không tên nhé.
Logged
thanglicogi
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #331 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 12:12:10 pm »

Chào các Bác! chào Mod Quangcan!
Lâu lắm rồi tôi mới lại vào đây, phần vì bận công việc, phần vì buồn vì tôi đã 2 lần vào tận địa danh Đất hoành - Hoài sơn - Hoài nhơn - Bình định ấy, có cả các cơ quan xã, huyện đi cùng và đã thuê người đào cả cái khu dưới chân núi mà vẫn không tìm được Chú ruột tôi là: Liệt sỹ Trịnh Minh Khoát theo như trí nhớ của người giao liên ngày ấy và tôi đã gặp được các CCB kể cả là y, bác sỹ sau thời kỳ chú tôi hy sinh còn sống và đều đươc xác nhận đó chính là Trạm phẫu tiền phương của Trung đoàn 22, sư 3 vào thời kỳ đó tháng 5/1967.
Vậy tôi đăng tin này nhờ tất cả các Bác trên diễn đàn, có bác nào biết về trạm phẫu đó hoặc những CCB còn sống có tham gia cứu thương vào thời kỳ đó thì tôi xin phép được gặp và tìm hiểu thêm thông tin, biết đâu......
Trong sâu thẳm trái tim, tôi vẫn áy náy và day dứt vì vẫn không tìm được chú mình, vẫn cảm thấy có lỗi với người đã khuất và tôi vẫn chưa muốn dừng lại vì ở đâu đó chú tôi vẫn còn nằm lại trong rừng chứ chưa về được nghĩa trang liệt sỹ.
Tôi quên chưa nói để vào được trạm phẫu đó đi lại đường rừng vất vả khó khăn lắm như đi Yên tử hay Chùa hương mọi người à, và trong đó cũng k có ai hay bất cứ một đội quy tập nào đi tìm liệt sỹ để đưa vào nghĩa trang mà chỉ có người dân đi khai thác rừng thôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!!!
Logged
Thuycb
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #332 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 09:22:54 pm »

Cháu chào các chú ạ. Cháu tên là Thuỷ, hiện đang ở tại Cao Bằng. Gia đình cháu có bác là liệt sĩ nhưng đến nay vẫn chưa biết được mai táng tại đâu nên gia đình rất mong mỏi tìm được hài cốt Bác để đưa bác về với gia đình. Rất may mắn được biết đến trang web này và được sự hướng dẫn của chú quangcan cháu xin tham gia diễn đàn và kính nhờ các chú tìm giúp cháu thông tin về người bác của cháu với ạ. Sau đây là thông tin:
- Tên: Sầm Văn Nguyên.
- Nguyên quán: Làng An Phú - Xã Bế Triều - Huyện Hoà An - Tỉnh Cao Lạng. ( Giờ là tỉnh Cao Bằng)
- Sinh năm 1942 - Nhập ngũ tháng 9 năm 1966 - Hy sinh ngày 05 tháng 12 năm 1967- Tại Mặt trận phía nam trong khi đang làm nhiệm vụ chuyển gạo.
- Trên giấy báo tử khi đó chỉ cho biết Cấp bậc là Trung sỹ - Chúc vụ: Tiểu đội phó -  thuộc đơn vị: Trung đoàn 12 - Sư đoàn 3. ( Giấy báo tử do BCH quân sự tỉnh Cao Lạng ký)

Địa chị liên lạc: Anh Sầm Văn Chính - Làng An Phú - Xã Bế Triều - Huyện Hoà An - TỈnh Cao Bằng.
Số điện thoại: 01687418971.

Cháu cảm ơn các chú rất nhiều.

P/S: ảnh scan Giấy báo tử cháu sẽ cố gắng cung cấp trong ngày mai ạ.

Đây là Hình Liệt sỹ và Giấy báo tử ạ.





Xác nhận thành viên thuycb đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 08:21:44 am gửi bởi quangcan » Logged

Tôi luôn tin rằng: Khi ta thật sự thành tâm thì mọi sự sẽ thành ...
nqbinhdi
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #333 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 06:33:35 pm »


Chú em tôi những năm 80 ở trung đoàn thông tin 604 QK 2, hiện tại muốn tìm đơn vị cũ để hoàn tất một số thủ tục hồ sơ còn thiếu. Bác nào biết e604 TT/QK2 ở đâu cho biết với.

Bác tìm trên Google cũng thấy: eTT 604 hiện đang đứng chân tại Tp. Việt Trì. Tôi đoán là nó nằm gần Quân khu bộ tại Thậm Thình chăng? Ngày xưa đi tàu lên Phú Thọ, qua Việt Trì tới ga Phủ Đức thì xuống đi bộ vài cây thì tới.

Năm 1979 tôi tham gia phục vụ chiến đấu tại trung đoàn này trên tiền phương QKII, khu vực đường Hữu Nghị 7 (nay là đường 70) và đường 4E. Trung đoàn trưởng năm đó là trung tá Quắc, trung đoàn phó kiêm tham mưu trưởng là anh Hồng.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #334 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 01:26:03 pm »

@daulephuoc: hàng của bác đây, quyết chiến điểm Đồi Không Tên bác ạ,  Grin
Trích dẫn
Cán bộ tiểu đoàn hội ý chớp nhoáng và hạ quyết tâm đi trinh sát trận địa ngay trong đêm. Bộ đội nằm lại không ngủ, chuẩn bị xuất kích ngay khi cán bộ trở về. Đêm hôm ấy, bầu trời vùng Bản đông đầy máy bay và pháo sáng. Các cụm tăng địch trên dãy đồi không tên từng giờ tiếp tục nhả đạn ra những vạt rừng xung quanh. Tới đêm 3/3, Cái thiết đoàn 17 và tiểu đoàn dù 8 ngụy đã thực sự lâm vào thế trận "không có đường về". Lúc chúng nằm lại dưới đường 9 thì niềm hy vọng trở về Sài gòn khá sáng sủa...
...Lúc này cả vùng đồi trên cây số 107 của con đường 16 đỏ rực những đám cháy và những tiếng bom nổ lớn. Đại đội 2 đã chiếm được một mỏm đồi nhưng địch đã co lại và điên cuồng chống trả. ...
...Bá bỗng nhớ lại lời hiệp đồng của người bạn thân cùng quê là Nguyễn Văn Toán, C trưởng C1: " Khi nào nghe tiếng súng tao im thì mày vào cho nhanh nhé". Vừa đúng lúc đó, Bá nghe thấy tiếng hô xung phong vang dậy từ phía sau. "Hay lắm, quân thằng Toán đã vào, C1 đã vào". Bá thầm reo lên và quả là đại đội 1 đã vượt lên trước. Trận tiến công bất ngờ này vào tảng sáng ngày 04/3. Trên đỉnh đồi Cháy, 20 đống lửa nghi ngút. Ba mỏm đồi trên dải đồi KHông Tên đầy tiếng nổ và lửa cháy. Những chiếc máy bay địch bay lượn trên cao rồi lại mất mục tiêu, chỉ bổ nhào giả rồi lại vọt lên cao. C1 đã tiến xáp lại đánh giáp lá cà với địch. Một chi đội thiết giáp của chúng ở mé đồi phía Tây thừa dịp đó quay đầu chạy về phía Bản Đông. ...
...Chi đội thiết giáp địch nói trên từ đồi ầm ầm chạy ra tiến đến trước mũi súng của Khải. Nhổm dậy và đưa khẩu B40 lên vai bóp cò, một luồng lửa hình phễu phóng đi và chiến xe tăng đi đầu nổ một tiếng lớn rồi bốc cháy. Phát súng của Khải làm dây chuyền cho những tiếng nổ tiếp sau, 5 xe tăng phía sau vội dừng lại, chưa kịp xoay sở gì thì chúng đã bị bắn cháy hết. ........ Đại đội 10 của tiểu đoàn 3 đã đánh thọc một mũi từ dưới suối Công Son thọc lên ....... Ở trận địa DKZ của đại đội 16 đặt bên này dòng suối cạn .......  
...

Bản đồ dưới này mình chỉ rõ 3 mỏm của cùng một ngọn đồi, sát đường 16 và nhánh rẽ đường 92, gần suối như đã mô tả ở trên nhé. ...

quangcan à! Mấy hôm nay SGG chưa có dịp để xem lại tàng thư và lên bản đồ nhưng cái chùm đồi không tên chắc phải chệch xuống theo hướng tây nam so với điểm mà lão đánh dấu, khoảng vài ô quangcan ạ!
Ta thấy rõ hướng đơn vị áp trận là từ đông bắc xuống (có một lần ta đã bàn về trục đường 16 của ta chính là đường 1092 và mấy nhánh rẽ)
Đồi Cháy tức là Phou Xai (tiếng Lào là tre khô - rừng tre khô thì... dễ cháy Grin)
E rằng, con suối Công son có đoạn dòng cạn đó chính là Hoay Katan (k'ton/công son...??)

Các đơn vị thiết xa của đối phương thì từ đường 9 vào theo ngã ba từ Bandong - Ta cần nhớ rằng về phía tây khu chiến sự đó chừng 2km, khu vực bản Haidong, Saxay noy, Alai Noy - là khu vực kho tàng của quân ta lúc đó.
Thế nên địch mới "cắm" một cái FSB31 trên đồi 456m (hay 457?) để lót đường khi khởi trận LS719... và đơn vị thiết xa được lệnh đi vào đó...

quangcan xem xét bàn thêm coi nhé!


ghi chú: điều chỉnh cao độ FSB31 (Cảm ơn Bác tuaans, em chia nhầm Grin)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 05:59:41 pm gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #335 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 10:49:36 pm »

@bác sờ-gai: cùng bàn thêm với bác nào:
- địa danh Đồi Cháy: nó còn có thể là tên bộ đội ta đặt đấy bác; trung đoàn 64 đã đánh một trận lớn ở thời điểm trước đó tại Đồi không tên này rồi mà. Grin

- em không nghĩ tiểu đoàn dù 8 ngụy và tiểu đoàn 17 thiết giáp ngụy dám xa rồi đường 16 nhiều đâu; nếu gần nhánh của suối Hoay Katan (suối Công Son?) thì xa quá, đâm vào rừng nhiều quá. 2 tiểu đoàn này của ngụy đã không dám đi cứu lữ dù ở căn cứ 31 thì chắc hẳn cũng chả dại gì mà lại đi quá xa đường 16 - thiếu vắng sự hỗ trợ của pháo, trực thăng yểm trợ thì .... tiêu sớm trước ngày 4/3 rồi.

- bản đồ 1/50 chưa thể hiện hết nên em cũng không dám chắc và cũng không xác định được liệu FSB31 có phải là 457m hay không? 1/25 thì may ra, Cheesy Cheesy Cheesy.

- từ ngã ba đường 16 với đường nhánh 92 xuống Bản Đông thì dọc bên tay trái (theo phác đồ của Mỹ ở bài trước) có rất nhiều đồi 3 mỏm,  Grin. Có lẽ phải nhờ mấy bác cựu 64 vậy nhờ,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #336 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 11:38:08 pm »

@thuycb: cô gái cán bộ vùng cao thân mến,  Grin, cái bản mình cho nữ cán bộ nợ cái cốc nâu nâu đắng đắng ngọt ngọt đới, vì mình nói cho cán bộ biết cái lập luận cuả mình đới:

1. Đơn vị của LS:
- Giấy báo tử ghi rất rõ, trung đoàn 12 sư đoàn 3 , mình nói với cán bộ là sư đoàn 3 Sao Vàng rồi đới, chuẩn luôn đới.
- chưa rõ cụ thể là trung đội (B), đại đội (C), tiểu đoàn (D) hay đơn vị nào trực thuộc thôi; cũng có thể là bộ phận sản xuất của trung đoàn hay đại đội vận tải. Cái này đới, mình không biết đâu đới, nhà nữ cán bộ có thể hỏi vài nơi như: Phòng chính sách QK V; Sư đoàn 3 hiện nay; BCH tỉnh đội Bình Định đới,  Grin

2. Giải thích vì sao mà năm 1967 hy sinh mà năm 1976 mới báo tin và tình hình hoạt động của trung đoàn 12 thời điểm LS hy sinh này:
Trích dẫn
Giữa tháng ba, các đơn vị lần lượt xuyên rừng, vựợt qua vùng giáp ranh xuống đồng bằng. Hai trung đoàn 2 và 12 xuống Phù Mỹ, Phù Cát. Trung đoàn 22 xuống đông Hoài Nhơn. Chỉ sau nửa tháng hoạt động, ngụy quân, nguỵ quyền ở Hoài Nhơn đã bị quét đi từng mảng. Nhiều khu dồn bị phá vỡ. Ở các thôn xã mới giải phóng, các đội du kích gấp rút được thành lập, nhiều xã đã có trung đội du kích đảm nhiệm một mũi, một hướng trong các trận đánh phối hợp với bộ đội chủ lực.....

.......Cuối mùa đông năm 1967 , trên chiến trường toàn miền, chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã bị thất bại thêm một bước nghiêm trọng. Ở miền Bắc, đế quốc Mỹ vẫn đang ra sức đẩy cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lên những nấc thang mới, nhưng chúng vẫn không xoay chuyển được tình thế. Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định động viên những nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ở cả hai miền, đưa cách mạng miền Nam lên bước phát triển mới bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt vào mùa Xuân năm l968
 
Ở Khu 5, quyết tâm thực hiện chủ trương nói trên, Khu ủy và Quân khu ủy chủ trương sử dụng cả ba thứ quân tiến công liên tục, mạnh mẽ cả xuân và hè 1968, đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, tiêu diệt nặng sinh lực Mỹ, kết hợp với những cuộc nổi dậy rộng khắp và quyết liệt của quần chúng, giành chính quyền về tay nhân dân. Sư đoàn Sao Vàng, mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn, vẫn xác định tháng 12 năm 1967 phải là tháng chuyển biến mạnh mẽ về tình hình đơn vị và địa bàn hoạt động vùng sâu.

Một đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi được tổ chức trong toàn sư đoàn. Trung đoàn 12 ở sâu nhất (giáp Quy Nhơn) dấy lên phong trào: “Tình nguyện vào đội quyết tử”. Đội “Xung kích Ngô Mây”1 (Ngô Mây quê ở Bình Định, người anh hùng ôm bom ba càng lao vào đội hình địch trên đường số 19 trong cuộc kháng chiến chống Pháp.) do trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Hồng làm đội trưởng. Các chiến sĩ muốn trở thành chiến sĩ xung kích Ngô Mây đều phải viết đơn và tuyên thệ trước cờ Đảng. Kết hợp với sư đoàn Sao Vàng, tỉnh ủy và tỉnh đội Bình Định cũng tích cực chỉ đạo củng cố lực lượng vũ trang và các tổ chức quần chúng, chuẩn bị vũ khí, chờ ngày xuống đường đấu tranh, diệt ngụy, cô lập Mỹ

Không khí chuẩn bị náo nức như sắp bước vào một ngày hội lớn. Song song với việc củng cố lực lượng, sư đoàn liên tiếp tiến công địch để giành địa bàn ở vùng sâu. Ngày 5 tháng 12, các chiến sĩ tiểu đoàn 6 trung đoàn 12 đã táo bạo đột nhập trường huấn luyện Gò Trạm tiêu diệt 150 tên sĩ quan và học viên sĩ quan. Tiểu đoàn 5 bất ngờ tiến công thị trấn Đập Đá (An Nhơn) diệt gọn một trung đội dân vệ, bắt sống một trung đội khác. Chiến sự loang ra nhiều nơi uy hiếp trực tiếp phía bắc và tây-bắc thị xã Quy Nhơn.

Để ngăn chặn những cuộc tiến công tiếp theo của đối phương, bộ chỉ huy quân sự Mỹ vội vã đưa sư đoàn “Mãnh Hổ” Nam Triều Tiên vào hoạt động. Bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên rất tàn bạo. Đi đến đâu chúng cũng thực hiện chính sách đốt sạch, phá sạch, giết sạch. Đội quân đánh thuê này đã gây ra biết bao tội ác ở các thôn xã dọc hai bên đường số 19. Ngày  1 5 tháng 5 năm 1967, một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên dồn đồng bào xã Bình Quang, huyện Bình Khê ra bờ sông Côn  tàn sát rất dã man hơn năm trăm người dân, cả cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai đều ngã gục dưới làn đạn tội ác của chúng.

Sáng ngày 24 tháng 12, một tiểu đoàn Nam Triều Tiên phát hiện được bệnh xá và một bộ phận trung đoàn bộ trung đoàn 12 ở dãy núi Bà, chúng liền bu ngày lại. Tiểu đoàn 5 , lúc đó đang ở một khu vực lân cận được lệnh hành quân cấp tốc tới bảo vệ cho cuộc di chuyển của bệnh xá ra khỏi vòng vây của giặc.

3. Lý do phải đi tải gạo thì bản mình nhất trí với ý kiến sau:
Trích dẫn
Mặc dù bị thất bại trong hai mùa khô phản công chiến lược nhưng với tiềm năng quân sự lớn và bằng các thủ đoạn xúc tát dân tàn bạo, địch đã lập được chính quyền bù nhìn ở hầu khắp các khu vực đông dân tỉnh Bình Định và biến vùng giáp ranh, bàn đạp cùa sư đoàn Sao Vàng thành vùng trắng.

Đó là một trong những thời kỳ khó khăn, căng thẳng của chiến trường Bình Định. Ở những vùng địch tạm thời kiểm soát, quân bình cứ ba người dân có một tên lính trực tiếp kìm kẹp. Những làng mạc. thị trấn, thành phố phút chốc trở nên chật chội bởi dân ở các vùng nông thôn và gỉáp ranh bị dồn đến. Hàng trăm khu dồn được thiết lập. Người dân sống chui rúc sau những hàng rào kẽm gai. Đi làm hoặc trở về đều phải qua trạm kiểm soát Ban đêm mỗi nhà phải đặt một ngọn đèn dầu trước cửa. Ra khỏi nhà phải lên tiếng báo trước. Nhiều người không kịp nói đã bị bọn lính rình rập, bắn chết ngay tại chỗ, ở những vùng giáp ranh, nơi trước đây là làng mạc, vườn tược, giờ chỉ còn lơ thơ một vài bờ tre, một ngọn dừa. Lính Mỹ, lính Nam Triều Tiên chài, lết dai như đỉa. Còn vùng rừng núi, thì B.52, thuốc độc hóa học đã biến những khu rừng đại ngàn thành những khu rừng khô trắng. Ngày nào cũng như ngày nào, sau mỗi đợt B52 rải thảm. từng bầy trực thăng vũ trang thay nhau, quần lượn trên những rừng cây trụi lá, sẵn sàng xả súng hoặc đổ quân xuống bất kỳ nơi nào.

Sư đoàn Sao Vàng, sau hai năm chiến đấu liên tục, quân số mỗi ngày một hao hụt, gạo, đạn mỗi ngày một ít. Những loại rau rừng, mỗi ngày một khan hiếm. đến mức sư đoàn phải ra chỉ thị cho bộ đội chỉ được ăn lá già, tuyệt đối cấm không được hái lá non và nhổ cả cây các loại rau đại ấy để khai thác lâu dài. Đói, rách, bệnh tật, bom dạn cứ bám riết lấy từng chiến sĩ. Trước tình hình đó, đảng ủy và bộ tư lệnh sư đoàn kết hợp chặt chẽ với tỉnh ủy, tỉnh đội Bình Định chủ trương phát huy mạng lưới hậu cần, tuyển quân ở các vùng địch kiểm soát và tích cực khai thác hậu cần tại chỗ. Mặt khác, chủ động phá thế kìm kẹp của dịch, cài lực lượng xuống đồng bằng, xuống vùng sâu, dựa vào dân, bám dân để tồn tại và đánh địch. Đây là một quyết định cực kỳ quan trọng và chính xác bởi nếu cứ tiếp tục cho bộ đội đứng ở trên núi thì đến một lúc nào đó sẽ không còn đất và có điều kiện để  đứng nữa. Trong hoàn cảnh lúc đó, đưa lực lượng xuống hẳn vùng sâu là một việc hết sức táo bạo và rất nguy hiểm. Nhưng do hiểu dân, nắm được dân nên sư đoàn quyết tâm cắm trước một phần ba lực lượng xuống đồng bằng Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và phát triển sâu vào phía nam tỉnh. Có dân là có tất cả. Hơn nữa khi lực lượng ta xuất  hiện và hoạt động ở giữa hậu phương địch. buộc chúng phải co và đối phó.Từ đó, những cuộc hành quân càn quét ở vùng giáp ranh và trên núi phải giảm bớt, tạo điều kiện cho các bộ phận còn lại mở rộng bàn đạp, khai thông các hành lang tiếp tế, vừa đánh địch,vừa tăng cường cơ sở sản xuất tự cấp, tự túc.

đọc đoạn này thấy thương các đơn vị bám trụ địa bàn quá, chả chạy đi đâu được mô, thế nên mới có câu :"Sư 3 Bình Định" để chỉ "đi dân nhớ, ở dân thương" đấy nữ cán bộ à. Lúc này, người người làm vận tải, nhà nhà đi lấy gạo.

4. Tại sao lại 1976 mới báo tử trong khi từ 1968 đến 1976 có hàng loạt các đợt báo tử?
Sau tháng 12/1967 F3 bị cuốn vào Mậu Thân 1968 và tất cả chỉ để cho tổng tiến công.
Sau thời gian đó đến tháng 5/1968 thì khi bị vây ở núi Bà, trung đoàn bộ trung đoàn 12 đã phải hủy rất nhiều tài liệu trước khi mở đường máu thoát vây của lính Nam triều tiên.
Hồ sơ LS sư đoàn 3 thì có cả ở 3 nơi như nêu trên; cứ làm đơn hỏi cả thì may ra có; chỉ sợ là .....
Đợt báo tử tháng 12/1976 thì gần như là đợt báo tử vét cuối cùng dành cho những người lính đã hy sinh nhưng chưa có thông tin cụ thể chi tiết (đang sợ là báo tử theo thông tin gia đình cung cấp chăng? trường hợp này có nhiều khi gia đình cũng nghe phong phanh bác A, bác B nói thế khi sau 1975 không thấy tin gì? hôm trước lại thấy nữ cán bộ nói là có thư gửi từ Tây Ninh là sao nhể? )

5. Em để cái bản đồ hành chính ở dưới đây để nhà nữ thấy rõ các địa danh có ở trên: Đập Đá, núi Bà, Ngô mây, sân bay gò quánh (chỗ cái biểu tượng máy bay), .... Chắc chỉ trong hai huyện An Nhơn, Phù Cát thôi; Thời đó đi lấy gạo thì trung đoàn 12 chọc từ trên xuống, bám lấy các xã đồng bằng ven biển xung quanh núi Bà và đường QL1 thôi - cái đó bộ đội hay cán bộ kinh tài họ gọi là "cửa khẩu".

Túm lại: nhà nữ cán bộ làm cái đơn gửi các nơi trên, nếu có xác nhận thông tin về đơn vị cụ thể của trung đoàn 12 thì đưa lên đây; mình cho số liên lạc với các bác cựu trung đoàn 12 lúc đó với cái bản đồ đới.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2012, 12:07:26 am gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #337 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 11:43:52 pm »

Có nhận được tin nhắn này:
Kính gửi anh Quangcan em có anh trai là liệt sỹ tên là HOÀNG VĂN CHU sinh năm 1947, quê xã Sơn Đông, huyện Ba vì, Hà tây, nay là xã Sơn đông, Sơn tây, Hà nội. Nhập ngũ 24/3/1967, đơn vị C6 D8 E64 F320, đồng đội cho biết anh bị thương rất nặng vào vùng bụng dưới sườn trái trong trận đánh ngày 4/5/1968 tại Tứ giác Quảng trị, mà cụ thể là ven đường 71 gần ngã tư Sòng, nơi đó có một trường tiểu học, sau đó được giao cho C17 (được xác định là đại đội cối) tại một quả đồi sim, cách vị trí bị thương khoảng 1 giờ cáng. Từ đó mất tin, đến tháng 12/1976 được bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà sơn bình báo tử, trong giấy báo tử ghi đơn vị DMT, (có phải DIỆN MẤT TIN không anh?)hy sinh ngày 15/10/1972 tại mặt trận phía nam, mai táng tại khu vực riêng của đơn vị. Em đã nhiều lần đi tìm kiếm nhưng không thấy thông tin nào sáng sủa hơn, anh làm ơn giúp em và gia đình. Cảm ơn anh trước.

và sau đó là cái này:
Dạ người viết bài thơ là anh trai kế trên của em, nhà em có 3 anh em trai, em là út. Thông tin tên đơn vị, nơi bị thương là do các anh cùng nhập ngũ người cùng xã cung cấp, em đã tới sư đoàn bộ hiện đóng ở Plaiku tìm nhưng không có tin tức gì. Điều đặc biệt là anh của em không những không có tên trong danh sách LS mà còn không có tên trong biên chế của sư đoàn 320, cả ở Cục chính sách Bộ Quốc phòng cũng không có. Em cũng đã gặp các anh là CCB ở Đông hà Quảng trị, ở đó các anh xác nhận ngày tháng và địa điểm chiến đấu là có thật, em còn được các anh cung cấp cho một tờ bản đồ khu vực Tứ giác Quảng trị và được chỉ cho biết hướng tiến quân và mục tiêu của từng tiểu đoàn thuộc E64 anh ạ!

Cuối cùng là đã nhiều ngày nay, đọc đi đọc lại bài thơ Nhớ Anh! này và vô cùng xúc động; đã biết rất nhiều, đã nghe, đã thấy rất nhiều nhưng mỗi trường hợp như thế này lại thấy niềm đau đáu trong mỗi người mẹ Việt Nam.

Vậy, xin được xác nhận thành viên mychaust đã thực hiện đúng quy định của box và cùng chia sẻ thông tin.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #338 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 01:13:56 am »

@mychau
1. Phiên hiệu DMT:
- đúng như bác nói, phiên hiệu đó chưa được giải mã, anh em chúng em gọi đó là "diện mất tích" - "đã mất tích". Tìm những liệt sỹ như vậy cực khó và mỗi thông tin để phân tích đều cực quý.

2. Không có trong danh sách liệt sỹ của F320A ở Pleicu - không có trong danh sách biên chế của sư đoàn mà trong khi các bác CCB cùng đi cùng xã lại bảo là C6 D8 E64.
- F320A mà không có thì làm sao Cục chính sách có tên được? mấu chốt là ở F320A đấy? xin mạn phép bác đặt câu hỏi là có vài tia hy vọng khi nhận định tìm sót chăng?
- Ở thời điểm tháng 05/1968 này thì F320B (cũng là sư đoàn Đồng Bằng) vẫn trong tình trạng sư đoàn huấn luyện quân đi B thôi. Chỉ có duy nhất F320A đánh trận ở Quảng trị mà thôi.

3. Giả sử thông tin bác CCB đúng, ta đi theo hướng này:
3.1. Phân tích tình hình cụ thể của sư đoàn 320A - sư đoàn Hồng Bàng thời điểm đó:
- em mô phỏng qua cái bản đồ cụ thể này với cách nhìn và điều binh của F320A



Trong khi E52 luồn sang đồng bằng Quảng trị, đánh Lâm Xuân, Lại An, Nhị Hà thì E48 lại băm nát đường 9 với các trận đánh An Thái, Tân Lâm. Tại khu tứ giác mà địch kiểm soát rất chặt Gio Linh - Bái Sơn - Cam Lộ - Đông Hà; F320A đã quyết định phóng một mũi lao chí tử vào ngay cổ họng địch: NGã tư Sòng - đoạn giao giữa tỉnh lộ 71 và đường QL 1A (đường bộ và đường sắt). Từ ngã tư này vươn đến đường 9 - Đông Hà chỉ gần 2km, là trung tâm hậu cứ của địch. Việc luồn sâu, chốt chặt, đánh vỡ mặt lũ lính "cổ da" mẽo và trung đoàn 2 Bến Hải ngụy; buộc chúng phải thò mặt đi giải tỏa và tạo điều kiện "đánh lớn" cho ta là một thách thức không nhỏ đã được giao cho trung đoàn 64 - trung đoàn nổi tiếng với truyền thống "luồn sâu đánh hiểm".
Khó khăn không nhỏ khi:
- Ngã tư Sòng luôn nằm trong tọa độ của  pháo hạm bắn vào; các căn cứ pháo binh Bái Sơn, Cồn Thiên quay đầu bắn lại; Đông Hà bắn ra; Tân Lâm bắn ngược.
- Phải chiến đấu trong hoàn cảnh bộ đội luồn sâu xuống vùng đồng bằng mênh mông cát trắng; làng mạc đã bị phá hủy, địch dồn dân lập ấp; Địch: thiện chiến, được yểm trợ không lực tối đa bốn phía sẵn sàng bủa vây khi thuận tiện cơ động theo đường QL 1;
- Nếu giữ bí mật không tốt: chỉ cần địch phán đoán ra ý đồ hoặc lộ trên đường vào tiếp cận thì cả đội hình tiểu đoàn luồn sâu nằm gọn trong họng súng. Nếu tiếp cận được nhưng chỉ cần một trung đội, một đại đội không cấu trúc được trận địa, không có phương án bám chốt, bám đường thì hở sườn với đơn vị bạn và phá vỡ thế liên hoàn chốt. Nếu không chốt được, không được đường trong khoảng thời gian yêu cầu thì Mỹ - ngụy sẽ không hành quân giải tỏa - không thực hiện được ý đồ chiến dịch là "gọi địch ra mà đánh lớn" - phá sản cách đánh, thế trận đã giăng ra.

còn tiếp: thế trận chốt tại ngã tư sòng  Grin, ngủ đã.
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #339 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 06:52:27 am »

...
2. Không có trong danh sách liệt sỹ của F320A ở Pleicu - không có trong danh sách biên chế của sư đoàn mà trong khi các bác CCB cùng đi cùng xã lại bảo là C6 D8 E64.
- F320A mà không có thì làm sao Cục chính sách có tên được? mấu chốt là ở F320A đấy? xin mạn phép bác đặt câu hỏi là có vài tia hy vọng khi nhận định tìm sót chăng?
- Ở thời điểm tháng 05/1968 này thì F320B (cũng là sư đoàn Đồng Bằng) vẫn trong tình trạng sư đoàn huấn luyện quân đi B thôi. Chỉ có duy nhất F320A đánh trận ở Quảng trị mà thôi.

3. Giả sử thông tin bác CCB đúng, ta đi theo hướng này:
3.1. Phân tích tình hình cụ thể của sư đoàn 320A - sư đoàn Hồng Bàng thời điểm đó:
...
Trong khi E52 luồn sang đồng bằng Quảng trị, đánh Lâm Xuân, Lại An, Nhị Hà thì E48 lại băm nát đường 9 với các trận đánh An Thái, Tân Lâm. Tại khu tứ giác mà địch kiểm soát rất chặt Gio Linh - Bái Sơn - Cam Lộ - Đông Hà; F320A đã quyết định phóng một mũi lao chí tử vào ngay cổ họng địch: NGã tư Sòng - đoạn giao giữa tỉnh lộ 71 và đường QL 1A (đường bộ và đường sắt)...

e hèm... Theo lời kể của một chứng nhân, thuật lại rằng trực thăng địch đã phát loa ra rả trên đầu "Ông Sùng Lãm đưa đám cọp vằn vào tử địa" từ nhiều ngày trước.
Cụ thể nghe chừng là cái đêm 4/5/1968 í... khi C6D8E64 áp sát khu vực đường sắt gần Ngã tư Sòng, nơi đường 71 cắt đường QL1... thì cách đó tầm 6,5km về phía Bắc, tầm giữa đoạn ga Hà Trung và đường mòn 74... C11D9E64 từ hướng Quáng Ngang cũng áp trận vào vị trí.

Xem chừng đây không chỉ là "mũi lao" nữa, mà là nguyên một "nhát cắt lớn" vừa đánh chặt tuyến giao thông QL1, vừa nhằm cách ly khu duyên hải Cửa Việt tiếp vận với vùng cụm các điểm hỏa lực khu Gio Linh... (để "phe ta" tranh thủ làm cái gì đó ở đại ngàn cực tây?)

Vị chứng nhân mà SGG vừa kể vẫn khăng khăng với nỗi tự hào là quân của thủ trưởng Sùng Lãm.
Dưng, cụ Sùng Lãm là sư trưởng của F320B - Còn sư trưởng F320A là Cụ Kim Tuấn chứ?

Vậy, nếu hỏi F320A mà không có tên anh trong danh sách - thì ta hỏi F320B được không?

Hay là Bác Cựu, chứng nhân, Nguyễn Kim Quản "người trong ảnh" mà lão trunguy đã tìm thấy - cũng thuộc diện MT, vì tù đày tới năm 1973 - mà gây sự nhầm đơn vị và thủ trưởng F320A/320B chăng?

 Grin
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM