Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:43:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282845 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ductung2510
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #240 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 09:30:27 am »

Trích dẫn
Cái nhà bác này, có tấm bản đồ đó rồi mà không đưa ra ngay ...  Bác chụp cái tấm đó lâu chưa?
Báo cáo bác  Grin, em mới lục cái túi đựng hồ sơ ra thấy có 1 tấm rồi luôn sau đó chụp bằng ĐT úp lên hỏi các bác.
Chủ nhật tuần này nhà em lên đường vào đó đem các thông tin mà các bác hướng dẫn thậm chí em còn Scan mầu các bản đồ, các chú thích của các bác hướng dẫn để hỏi han đồng thời có ít kiến thức để còn biết mà hỏi các cơ quan chuyên môn trong Pleiku ạ.


Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #241 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 10:31:24 am »

...
Ừ, lên đường sớm, thuận lợi nhé!
----------------------
À, tới cái vạt đồi đó hỏi thử có ai biết nhà anh em Luân - Đức không, biệt danh Luân Prồ (mình không biết họ là ai, lớn hay nhỏ đâu nhé).
Logged
dungcatt
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #242 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 03:22:42 pm »

Dungcatt: Rất cảm ơn các bac đã tư vấn cho tui. Tui sẽ bàn bạc thêm với gia đình về những thông tin các bác đã gợi ý.
Có thông tin gì thêm mong các bác lưu tâm cho gia đình nhé. Thanhk!
Logged
phongbk
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #243 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2011, 05:52:58 pm »

Kinh chao cac bac, cac chu,
Cháu đang tìm người chú tên la Đinh Kim Đĩnh, ở trung đoàn 66, sư đoan 304 thời chống Pháp, đã hy sinh năm 1947 (theo giấy báo tử). Các bac, cac chu neu có thể cho cháu biết một chút thông tin nao đó lien quan, cháu rất đội ơn.
Phongbk

Kính chào các bác các chú,
Cháu đang tìm người chú tên là Đinh Kim Đĩnh, ở trung đoàn 66, sư đoàn 304 thời chống Pháp, đã hy sinh năm 1947 (theo giấy báo tử.) Các bác, các chú nếu có thể cho cháu biết một chút thông tin nào đó liên quan, cháu rất đội ơn.
Phongbk.


Xác nhận thành viên Phongbk đã thực hiện đúng quy định của box
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 01:08:50 pm gửi bởi quangcan » Logged
hongoanh
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #244 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:25:45 pm »

tên tôi là: Đào Tiến Hồng.
địa chỉ: khu tập thể nhà máy thông tin M1, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
tôi muốn tìm mộ anh trai là liệt sĩ: Nguyễn Hữu Hùng.
sinh năm: 1948
quê quán: thôn Tiên Bá, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình.
ngày nhập ngũ: 23/07/1968
thuộc đại đội 2,tiểu đoàn 2, trung đoàn 51, tỉnh đội Thái Bình, ngày đi B (đi nam): 19/01/1969
vào đơn vị đại đội 1, tiểu đoàn 5, trung đoàn 12, sư đoàn 3 SAO VÀNG. đóng quân tại khu vực L5, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai.
theo thông tin được biết, liệt sĩ hi sinh ngày 07/01/1970 tại khu vực đường Thồ K93, gần Dốc Cà Xôm, xuống Sông Côn.
ai biết được thông tin về phần mộ của liệt sĩ xin liên lạc theo địa chỉ trên hoặc email: haibi.online@yahoo.com.
gia đình xin trân thành cảm ơn.

Xác nhận thành viên hongoanh đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:36:30 am gửi bởi quangcan » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #245 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:30:45 am »

vào đơn vị đại đội 1, tiểu đoàn 5, trung đoàn 12, sư đoàn 3 SAO VÀNG. đóng quân tại khu vực L5, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai.
theo thông tin được biết, liệt sĩ hi sinh ngày 07/01/1970 tại khu vực đường Thồ K93, gần Dốc Cà Xôm, xuống Sông Côn.
Mong bạn Hongoanh cho biết:
1. Bạn đã liên hệ những đâu rồi, F3 chưa?
2. Các địa danh trên gia đình đã biết, đã tới chưa?
3. Trong 2 tháng nay, gia đình đã tiến hành - tìm hiểu được những gì?
Các thông tin càng mô tả chi tiết càng tốt. Nếu có gì muốn giữ bí mật thì nhắn tin riêng (PM) cho MOD của topic là @Quangcan.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:43:05 am gửi bởi tuaans » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #246 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 11:07:24 am »

@hongoanh: tiểu đoàn 5 KN thì đơn vị LS là tiểu đoàn 5, có ghi sư đoàn, trung đoàn nào đâu bác? Thông tin của CCB cung cấp thì được nhưng bác vẫn phải hỏi ban chính sách quân khu 5 đấy.

Nếu thuộc tiểu đoàn 5 trung đoàn 12 sư đoàn 3 thì em giúp được bác, còn mấy bác ở đại đội 51, 53 vẫn ở thái bình đấy; nhanh lên thời gian gấp rồi; rút kinh nghiệm vụ nhà bác ducthang đi, tháng 4/1975 ở bà rịa mà địa hình thay đổi nhiều quá, các bác cựu nhớ không ra đâu?

@cả nhà: đã có lịch họp Quân khu Thủ đôQuân khu bẩy này các bác ơi?
Logged

hongoanh
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #247 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 12:16:22 pm »

Gia đình đã gửi giấy báo tử của liệt sỹ, nhưng khác năm sinh vì ngày trước khai tăng tuổi để được đi nhập ngũ,nay gia đình cháu nhờ các bác giúp đỡ 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #248 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 01:31:19 pm »

@hongoanh: trả lời câu hỏi chính đi bác,  Grin.

@Phongbk: trường hợp này không có giấy tờ vì LS từ thời kỳ chống Pháp, tuy vậy, sau khi xác định thông tin nhân thân gia đình LS, moderator đã xác nhận thông tin để mọi người cùng giúp đỡ.
Thông tin chỉ bao gồm: trung đoàn 66, sư đoàn 304 - Hy sinh ngày 14.06.1947. (khó đấy,  Angry)

Bác Phongbk chú ý viết tiếng việt hộ em nhé, đó là quy định của diễn đànGrin

1. Thông tin về trung đoàn 66:
Trích dẫn
Chính thời điểm này nhiều trung đoàn chủ lực lần lượt ra đời, trong đó có Trung đoàn 9 tiền thân của Trung đoàn 66 do đồng chí Lê Quân giữ chức Chính trị viên Trung đoàn, đồng chí Lê Trọng Tấn giữ chức Trung đoàn trưởng. Trung đoàn 9 gồm 3 tiểu đoàn nòng cốt là các đơn vị tự vệ tập trung của tỉnh Sơn Tây, đó là các tiểu đoàn 64, 53, 185 và một số phân đội trợ chiến, với nhiệm vụ là Trung đoàn chủ lực của Chiến khu 2 đóng trên ba huyện Tùng Thiện, Quốc Oai, Bất Bạt. ...
Đầu tháng 12 năm 1946, Trung đoàn 9 đổi tên thành Trung đoàn 37. Theo chỉ thị của trên, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 1946, từ Sơn Tây, Trung đoàn 37 được lệnh cơ động về Hà Nội chiến đấu bảo vệ Thủ đô.....
Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Trung đoàn được lệnh tấn công quân Pháp tại thị xã Hà Đông. Cánbộ, chiến sĩ Trung đoàn chiến đấu rất dũng cảm, tiêu diệt 200 lính Âu Phi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh giao. Trận đánh quân Pháp giữa ban ngày ở thị xã Hà Đông đã trở thành ngày truyền thống của Trung đoàn.
Sau trận này, Trung đoàn được lệnh lên vùng rừng núi sông Đà chặn quân định từ Tây Bắc tiến xuống.
Chiến đấu ở vùng rừng núi, ăn uống kham khổ nên chưa qua một tháng mà bệnh tật bắt đầu phát triển nhất là bệnh tê phù và sốt rét. Lúc đầu mỗi đại đội có một vài người sốt được chuyển về quân y Trung đoàn. Nhưng rồi nhiều người sốt, quân y Trung đoàn không đủ sức cáng đáng phải lập quân y tiểu đoàn, quân y đại đội. Hàng trăm người sốt nằm la liệt. Nhân dân đến thăm thấy bộ đội xanh xao, gầy yếu, tóc rụng trọc đầu. Nhìn cảnh tượng ấy nhiều người không sao cầm được nước mắt. Nhiều chị em tình nguyện ở lại làm hộ lý, chăm sóc, giặt giũ cho chiến sĩ. Y tá, cứu thương vừa tự chữa cho mình vừa thay nhau đến các đơn vị khám bệnh, cho thuốc. Thuốc quinin vàng pha loãng với nước sôi là thuốc chủ yếu trị bệnh sốt rét. Các đồng chí bị nguy kịch mới được tiêm 1 ống quinacrin. Có đồng chí biết mình không sống nổi đã kiên quyết không chịu để y tá tiêm thuốc mà nhường cho các đồng chí mới sốt. Nhiều đồng chí còn tự nguyện quyên góp tiền phụ cấp tiêu vặt để đơn vị mua thêm thuốc cho quân y. Được trên chi viện thuốc, được đồng bào các dân tộc hướng dẫn dùng cây thuốc nam và nhờ sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau nên bệnh sốt rét dần dần bị đẩy lùi, sức khỏe bộ đội hồi phục.

Tháng 11 năm 1947 từ vùng núi sông Đà, Trung đoàn cơ động về huyện Mỹ Đức, Hà Đông nhận nhiệm vụ mới, làm lực lượng chủ lực cơ động của Liên khu 3. Theo chỉ thị của trên, Trung đoàn bàn giao Tiểu đoàn 185 và Tiểu đoàn 53 cho Trung đoàn Sơn La và Trung đoàn Thăng Long, giữ lại Tiểu đoàn 64, cơ quan và các đơn vị trợ chiến.

Một đoạn khác ở một cuốn sử khác:
Trích dẫn
Trung đoàn 66, do trung đoàn trưởng Hoàng Kiện và chính uỷ Đoàn Phụng chỉ huy, vốn được thành lập ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Để bảo vệ thành quả cách mạng đang buổi đầu trứng nước, chống thù trong, giặc ngoài lăm le quấy nhiễu, trung đoàn 66 được lệnh tiêu diệt bọn phản động Quốc dân đảng (do bọn Lư Hán bao che, đỡ đầu) ở Việt Trì, Bạch Hạc. Tiếp đến, trung đoàn tiêu diệt một bộ phận của tàn quân Pháp do tên A-lếch-xăng-đơ-ri chỉ huy từ Vân Nam Trung Quốc lẻn về toan chiếm lại Sơn La. Trung đoàn 66 cũng đã từng chiến đấu bảo vệ Thủ đô ở các khu vực Việt Nam học xá, Kim Liên, Ngã Tư Sở trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Năm 1947, giặc tiến lên Hoà Bình, trung đoàn chiến đấu dọc mạn sông Đà. Sau chiến sĩ Việt Bắc năm 1947, trung đoàn quay về Hà Đong làm lực lượng chủ lực của Quân khu 2 rồi Quân khu 3.

Xin gửi một đôi câu thơ về những người lính Tây Tiến năm ấy:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
 
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
[/i]

Dọc sông Đà, biết gửi cho bác bản đồ ở đâu bây giờ? Sad
Logged

trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #249 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 01:58:31 pm »

Viện K50 là cái viện to tướng ở khu "móc câu" huyện Mi-mốt đi lên MOD ơi. Bạn gì ơi, đã nhắn tin cho bạn, bạn chịu khó bắt mối liên hệ nhé! Hỏi qua báo QDND hoặc K71 TN nhé! Họ nói hầu hết các LS đều được chôn cất đoàng hoàng, có ni-lon bọc, có lọ Pê-ni ... vì ở khu vực họ đảm trách dọc theo biên giới Kongpong Chàm - Tây Ninh - Bình Phước có hàng loạt các Kxx, trong đó K50 là to nhất. Thương binh, bệnh binh tử vong ở đó đều được mai táng tử tế. Chỉ tiếc là thời gian lâu quá, lại thêm cuộc chiến với Pốt trên 10 năm nữa ... nên hầu hết các lọ peni khi mở ra chỉ còn mủn giấy mà thôi (trên 90%) !!!
Viện K50 có cả ban liên lạc, thường xuyên làm công việc trao đổi thông tin với K71...
Người viện trưởng cuối cùng của K50 hình như là nữ ... sau giải phóng về làm lãnh đạo 175
Vài thông tin lượm lặt như thế, bạn nên đầu tư vào hướng này!
-----------
PS: đối chiếu với thông tin tỉnh đội Tây Ninh thì "ở khu móc câu..." thì dòng chữ ngắn về nơi hy sinh của 1 liệt sĩ "khu cầu 48 - viện K50" khá phù hợp!
"...bệnh viện K50, Đoàn 92 Tây Ninh ở trên khu vực Ô Xom Pốc, xã Chom Kâm Lu, huyện Mi Mốt, tỉnh Kông Pông Chàm (Campuchia).

 ... những người dân cho biết toàn bộ số hài cốt tại khu vực này đã được bộ đội Việt Nam quy tập về nước vào tháng 4/2002... đội K70, đội K71 cho biết những phần mộ đó đã được chuyển về nghĩa trang Đồi 82 huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, những liệt sĩ đều để tên vô danh..."

em nhặt nhạnh được tí góp thêm với bác tuaans cho bác dungcatt nè
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM