Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:47:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282855 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2011, 08:58:46 am »

Nếu căn cứ theo chổ đánh dấu của quehuongyeudau thì tôi thấy không hợp lý lắm vì thông tin là các LS được an táng trên 1 cái gò có 3 cây me ( điều này là hợp lý vì xung quanh toàn nước ) nhưng trên bản đồ không thấy thể hiện đường bình độ chứng tỏ có 1 cái gò đất . Như vậy có 2 trường hợp nếu đã xác định đúng khu vực này thì cái gò đó rất nhỏ chỉ có cách đến thực địa để tìm cái gò này ( tui nghĩ đó là ba cái chấm thể hiện có 1 cái phum nhỏ nằm sát đường biên bên đất K vì  dân hay làm nhà ở trên những gò đất cao )- trường hợp thứ 2 là ta đã xác định sai khu vực - địa danh Gò Đồn nằm chổ khác .
Ta đã xác định được nơi các LS nằm xuống là Gò Đồn , nếu địa danh này không thể hiện trên bản đồ thì phải hỏi người dân địa phương về địa danh này chứ không phải hỏi người dân thời điểm 1973 có trận đánh nào xảy ra ở đây . Lưu ý là Gò Đồn nằm trên đất K nên nhiều khả năng đây là tên đọc trại đi của phía VN về địa danh nào đó của K hoặc có 1 cái đồn lính nào đó từng đóng quân trên cái gò này .
Bác ạ, em chưa có điều kiện đến Đồng tháp nên cũng không rõ thực tế thế nào. Theo như thông tin mà chú cựu chiến binh kia kể lại thì: đơn vị đóng sâu trong đất CPC, đêm đó hành quân (theo lời chỉ huy là đi đánh trận Cầu Muống), đến trận địa, kịp đào hào (2-3 giờ sáng) thì bị chỉ điểm (dân chỉ điểm ạ - không rõ bên mình hay CPC) nên đơn vị bị tập kích bất ngờ (Sư 9 ngụy), nhiều liệt sỹ hy sinh ngay tại hầm. Đơn vị này bảo vệ cấp cao nên dù sao vẫn còn nhiều người sống sót còn có đại đội (chắc của trung đoàn khác) hy sinh gần hết Cry. Những người còn sống cũng bị vây ráp nhịn đói cả ngày mới thoát ra khỏi trận địa, các liệt sỹ hy sinh chỉ được lấp vội sơ sài (có khi vẫn hở chân tay). Một tuần sau ta đưa quân đến làm công tác tử sĩ. Các liệt sỹ lúc này đã biến dạng  Cry được bọc trong tăng nilong và được các đồng đội còn sống cáng đi an táng tại một quả đồi có 3 cây me to (mỗi người một hố chôn riêng). Đồi này cách trận địa vài trăm mét.
Chú cựu chiến binh này chỉ biết là đánh tại Hồng ngự còn không rõ là có chính xác không và quả đồi đó nằm ở đâu. Chú không hề biết đó là GÒ ĐỒn như ghi trong danh sách.Chú có nói là không một liệt sỹ nào được đánh dấu tên tuổi cả trừ phi mỗi liệt sỹ đã chuẩn bị sẵn cho mình một lọ pelexilin.
Mong rằng có chú nào ở trung đoàn 174 và 207 biết kỹ hơn về trận đánh này và địa danh này cho cháu biết thêm thông tin với.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2011, 09:03:57 am »

... Lưu ý là Gò Đồn nằm trên đất K nên nhiều khả năng đây là tên đọc trại đi của phía VN về địa danh nào đó của K hoặc có 1 cái đồn lính nào đó từng đóng quân trên cái gò này .

Mấy cái bản đồ cũ của Pháp vẽ (Mỹ vẽ lại) còn sót cái tên G.Giua bên đất K. Bên đối diện Việt Nam thì có 1 loạt các Gò A, B, C ... Như vậy khả năng Gò Đồn là tên cũ và nằm trong khu vực này. Xem mấy cái bản đồ mới sau này thì tiệt nhiên bên K sạch các tên có dính dáng đến Việt!

Chỗ quangcan đánh dấu có thể là cặp cửa khẩu
- Mộc Rá (Đồng Tháp) - Koos Xâm Pư (Prây-veng)
(tham khảo hình chụp mốc biên giới tại Mộc Rá - google máp)
---------
Gia đình LS muốn biết cửa khẩu Á Đôn - Gò Đồn Hồng Ngự ở đâu thì điện thoại vào chính quyền ở đó hỏi là ra!
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2011, 12:07:16 am gửi bởi tuaans » Logged
huongtt712
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2011, 02:02:15 pm »

cháu xin gửi thông tin tìm mộ liệt sỹ như sau:
  • Họ và tên liệt sỹ: TRẦN QUANG THẠC. Sinh năm 1942
    Nguyên quán: Tân Lập, Đan Phượng, Hà Tây
    Ngày nhập ngũ: 02/1968
    Ngày hy sinh: 07/10/1968
    Đơn vị: Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 16, Sư đoàn 5. (c2d7e16f5)
    Trường hợp hy sinh: trong hoàn cảnh chiến đấu ở Đồn Tầm Đinh, Xã Lộc Hưng, Huyện Trảng Bàng,Tỉnh Tây Ninh (thông tin thu thập được).
    Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Địch
    Vợ: Nguyễn Thị Phượng
Trường hợp của cháu đã đang được Mod soi xét nhưng vẫn còn rất nhiều thông tin trái chiều....

"trích dẫn: Đang ngẫm là liệu lúc này E16 (gốc là trung đoàn 101A) có đánh cấp D, cấp E nữa hay không? hay là chuyển sang nằm vùng, phục kích trên lộ, đánh tỉa các đồn bảo an - dân vệ dọc tỉnh - huyện lộ? xóa vùng trắng, gây dựng lại cơ sở đã tổn thất do bộc lộ lực lượng các đợt tổng tiến công và nội dậy 1968, tạo vùng đệm cơ sở cho các đợt hoạt động sau này chăng?

Phải chăng đó cũng là ý của BTL Miền khi phối thuộc hẳn cho phân khu 1 trung đoàn 16 suốt từ đầu 1968 đến tận 1973? Nếu đúng vậy thì hẳn là E16 phải dựa nhiều lắm vào dân, vào quân địa phương và lo gì khi dân biết, dân chôn?

cháu rất mong nhận được thêm thông tin của các chú, các bác giúp đỡ gia đình cháu ạ. 
Logged
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2011, 09:24:16 pm »

---------
Gia đình LS muốn biết cửa khẩu Á Đôn - Gò Đồn Hồng Ngự ở đâu thì điện thoại vào chính quyền ở đó hỏi là ra!
Vâng, chắc đợi đợt này lũ ở Đồng tháp rút thì em sẽ điện hỏi đội K91 lại. Chả hiểu sao khi biết cậu em hy sinh mạn gần Hồng ngự Đồng tháp là mỗi lần xem TV về lũ lụt ở đó em lại thấy xúc động lắm, nhìn cánh đồng mênh mông nước em lại hình dung ra cậu em và các đồng đội đang nằm dưới làn nước lạnh mênh mông Cry Cry
Em cảm ơn các bác đã quan tâm, tuy chưa có kết quả nhưng với sự nhiệt tình của các bác em hy vọng có một ngày gia đình em được toại nguyện. Các bác ạ, ông bà em mất rồi chỉ còn lại các chị của cậu em (mẹ em và các bác) cũng đã già rồi. Em mong có một ngày được đưa mẹ em về thăm lại trận địa, thắp cho cậu nén nhang để mẹ em toại nguyện vì cậu em là em trai bé nhỏ duy nhất của các bà Cry. Em mong có một ngày gia đình em và các liệt sỹ hy sinh cùng ngày được có mặt nơi Gò Đồn như các gia đình của liệt sỹ trung đoàn 207 ở Đá Biên lắm ạ.
Cảm ơn các bác nhiều và hy vọng các bác vẫn tiếp tục giúp em.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2011, 10:24:28 pm »

Lưu ý

Hồng Ngự trước 75 bao gồm cả Tân Hồng bây giờ!
Logged
huongtt712
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 09:07:18 am »

Dưới đây là bản Trích lục thông tin từ Sư đoàn BB5 cháu mới nhận được
Logged
Trần thị hải Yến
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 02:38:17 pm »

Kính gửi : Các Chú, các Anh trong diễn đàn Giúp đỡ tìm người.

Hôm nay em được Phòng chính sách Quân Khu V sao trích lục thông tin về bác em là:
Liệt sỹ: Trần Văn Lại
Sinh năm: 1940
Quê quán: Vũ Tiến - Vũ Thư - Thái Bình

Kính mong các chú, các anh giúp đỡ cho gia đình em để sớm đưa được Bác em về với Quê hương.
Gia đình em vô cùng biết ơn!
Xin báo tin cho em theo địa chỉ: Trần Thị Hải Yến - Phòng Vật tư XNK - PCC1 - 583 Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Số Đt: 0912.454.473 - 0984.211.433
Email: tranthihaiyen73@gmail.com
Trân trọng.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2011, 03:20:28 pm gửi bởi quangcan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 03:19:27 pm »

huongtt712: có một hôm tôi đi nghe bác Bảo ở Hội đồng lý luận TW nói chuyện, khơi chuyện của cụ thì biết lính sư 5, tối qua về lọ mọ tìm lại số điện thoại thì mất tiêu, điên quá,  Angry.

@quehuongyeudau: đang nhờ bác mác-bup-đa xem cái lịch sử Đồng Tháp xem thế nào, có khi cả Vĩnh Long nữa bác sờ nhỉ?

@pdanghuu: mấy hôm thấy bác ra ra vào vào mà chưa có câu trả lời, cũng sốt ruột đúng không? Nhà bác đã vào tận rồi mà không có kết quả gì sao? Theo em nhà bác còn một cửa là nhờ CCB, không biết đã hỏi những ai rồi? Ngoài ra, bác cần làm rõ xem LS thuộc quân y trung đoàn hay là cấp tiểu đoàn?

Xem lại sử của E Ba Gia:
Trích dẫn
Tháng 2/1967, địch mở cuộc hành quân "Liên kết 81" lên khu vực Tây Sơn Tịnh và Tây Tư Nghĩa. Sau khi cuộc hành quân này thất bại và khu 5 bắt đầu vào mùa khô, Mỹ ngụy đưa về đây Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ và Lữ đoàn dù 101 Mỹ. Trực tiếp đọ sức với lực lượng cơ động chiến lược của Mỹ, Trung đoàn gặp không ít khó khăn. Qua 3 tháng vừa chiến đấu vừa liên tục cơ động. Từ đèo Tó, Đá Sơn, Chim Hút về Vạn Xuân, Tân Cẩu, Hành Tín, Hành Thiện lại qua Khánh Giang, Trường Lệ, quyết chiến với với lính dù và lính kỵ binh không vận Mỹ ở Đồi Tượng, Núi Lớn Phổ Phong; chủ động và tấn công tiêu diệt địch ở cứ điểm Hòn Bà, Minh Long; phối hợp với tiểu đoàn 70 tiêu diệt đồn Yên Sơn Nghĩa Hành; tiến công ấp chiến lược Hành Dũng,... đó là những ngày khó khăn, gian khổ và đầy ác liệt. Bom đạn Mỹ rải thảm khắp nơi. Chất độc Dioxin của Mỹ vặt trụi lá rừng, tưởng chừng sư đoàn không còn chỗ đứng chân. Cơ động ngày, cơ động đêm để đối phó với chiến thuật "nhảy cóc[/b] của mỹ. Lương thực thiếu, bệnh tật phát sinh nhưng cán bộ chiến sỹ trung đoàn kề vai nhau sát cánh để vượt qua thử thách.
Cuối tháng 7, F2 được lệnh hành quân về Quảng Nam[/b]

P/s: bác vào rồi nên chắc chẳng cần bản đồ nữa đâu nhỉ,  ; Các bác ơi đoạn này hay đấy, E chủ lực ta đọ sức với lính cơ động mẽo, tra cứu đê Grin
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 04:11:05 pm »

- Cử tri xã Bình Thạnh (Hồng Ngự) đề nghị dẫn nước sạch vào tuyến dân cư Tân Thành - Lò Gạch và Á Đôn I - II cho dân sử dụng.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 04:28:27 pm »

Theo như đoạn này thì Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ có ra Đức Phổ nhưng là tháng 1/1967, sau đó quay về Bình Định; khoảng thời điểm LS hy sinh thì đang đánh nhau với sư đoàn 3 Sao Vàng mà cụ thể là tiểu đoàn 9 trung đoàn 22. Vậy là lính dù Mẽo rồi, Wink

Trích dẫn
At noon on 22 April, Operation LEJEUNE was terminated. Although contacts were primarily light throughout the operation, 176 of the enemy had been killed and 127 captured. Operation LEJEUNE was unique in many ways. The deployment of the 2nd Brigade to the I Corps Tactical Zone was the first commitment of any large US Army unit in that area. More importantly, the engineering effort, including the lifting of 30 tons of equipment to build two tactical fixed-wing airstrips in a matter of a few days, was unparalleled in Army engineering history. Finally, the demonstrated "fire brigade" reaction capability of deploying a large task force in a day and a half to an entirely new area of operations proved again the flexibility of the airmobile concept. At Duc Pho the 1st Cavalry left behind two airstrips, an impressive line of communications, several critical connecting roads, and a damaged Viet Cong infrastructure. In light of the limited mission, Operation LEJEUNE was an unqualified success.

On 31 May a major engagement occurred when the 22nd NVA 9th Battalion came out of the mountains near An Qui to search for food. Nearly 100 died in the battle and those losses were soon followed by two other significant defeats near Dam Tra-O Lake and Soui Ca Valley. Captured NVA and VC soldiers revealed that morale was falling sharply within their units.

@ Trần Thị Hải Yến: Bạn còn muốn gì nữa nào,  Grin, hay là không mời được tôi cốc cà phê thì không lên đường,  Cheesy. Sử trung đoàn 31 có, bản đồ quân sự có, liên hệ CCB có, thông tin địa danh có, Wink. Chỉ có thực tế mới trả lời được hết chứ ngồi một chỗ thì ....
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM