Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:52:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355728 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #350 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 01:13:47 pm »

chào bác Bob ,TTNL :
-nói đến sự gian khổ ở TN trong kccm thì sự ác liệt của bom đạn chắc ko bằng chiến trường QT của bác TTNL ,nhưng đúng như bác TTNL nói ,nó mù mịt ko biết đến bao giờ được ra,và cái đói cơm ,rách áo triền miên.vì thế ngày xưa các chiến sĩ ta mới nói “ăn B2 ,ngủ B3 ,ra B1 “.mặc dù đầu năm 73 tôi mới vào đến TN ,nhưng cũng là lúc các đơn vị tham gia chiến dịch CT 72 giải quyết hậu quả.ngày đó nghe các anh em trực tiếp tham gia nói lại ,ta tổn thất rất lớn .
-bác Bob cũng biết bác Thiên Lương à ,ngày ấy, bác ấy là phó ban tuyên huấn của mặt trận B3 rất có tài nói truyện và viết ,năm 85,86 bác ấy đã viết một quyển sách về “Thú rừng TN” rất sinh động đấy.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #351 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 05:17:39 pm »

chào bác Bob ,TTNL :
-nói đến sự gian khổ ở TN trong kccm thì sự ác liệt của bom đạn chắc ko bằng chiến trường QT của bác TTNL ,nhưng đúng như bác TTNL nói ,nó mù mịt ko biết đến bao giờ được ra,và cái đói cơm ,rách áo triền miên.vì thế ngày xưa các chiến sĩ ta mới nói “ăn B2 ,ngủ B3 ,ra B1 “.mặc dù đầu năm 73 tôi mới vào đến TN ,nhưng cũng là lúc các đơn vị tham gia chiến dịch CT 72 giải quyết hậu quả.ngày đó nghe các anh em trực tiếp tham gia nói lại ,ta tổn thất rất lớn .
-bác Bob cũng biết bác Thiên Lương à ,ngày ấy, bác ấy là phó ban tuyên huấn của mặt trận B3 rất có tài nói truyện và viết ,năm 85,86 bác ấy đã viết một quyển sách về “Thú rừng TN” rất sinh động đấy.

- Vâng! Bob biết từ hồi ra viện 470 (năm 1972), và được nghe nói chuyện thời sự...rồi sau này đọc chuyện "thú rừng TN"  của bác Thiên Lương nữa...
  - Nói  “ăn B2 ,ngủ B3 ,ra B1 “. Câu này hồi đó ở b3 bob lại không thấy nói mà chỉ thấy lính ta hay nói: "Ăn B5, nằm B3"
 lúc ấy ae giải thích B5 (khu vực quảng trị , thừa thiên...) gần hậu phương miền bắc, lương thực thực phẩm tiếp tế cho chiến trường có phần thuận lợi hơn. tuy oánh nhau thì ác liệt nhưng ăn uống thì khá đầy đủ. Còn B3 (Tây nguyên) ăn uống kham khổ, nhưng "rừng núi âm u" ở căn cứ làm nhà âm (nửa nổi nửa chìm) nằm ngủ là sướng nhất.
 - bác Tom@ hồi ấy ở bộ đội đến khi nào mới ra quân vậy?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:06:52 am gửi bởi bob » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #352 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 12:58:41 pm »

chào bác Bob ! "ănB2 ,ngủ B3 ,raB1" hay "ănB5,nằm B3 " tất cả là những khao khát của anh em mình ,tự động viên ,tự xác định với nhau để vượt qua .tuy nhiều khó khăn ,gian khổ nhưng cũng có nhiều lúc ,nhiều kỷ niệm với rừng mà lính ta ở các chiến trường khác ko có được.đó là thú đi săn bắn ,bắt cá ...

-cảm ơn bác đã quan tâm ! tôi ra quân tháng 12/75 .khi qđ về đóng ở Thủ dầu một ,tôi ko được về NT
-à bác Bob quê ở đâu đấy ?
-tôi tuổi trâu ,bác tuổi gì?
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #353 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 02:03:20 pm »

chào bác Bob ! "ănB2 ,ngủ B3 ,raB1" hay "ănB5,nằm B3 " tất cả là những khao khát của anh em mình ,tự động viên ,tự xác định với nhau để vượt qua .tuy nhiều khó khăn ,gian khổ nhưng cũng có nhiều lúc ,nhiều kỷ niệm với rừng mà lính ta ở các chiến trường khác ko có được.đó là thú đi săn bắn ,bắt cá ...

-cảm ơn bác đã quan tâm ! tôi ra quân tháng 12/75 .khi qđ về đóng ở Thủ dầu một ,tôi ko được về NT
-à bác Bob quê ở đâu đấy ?
-tôi tuổi trâu ,bác tuổi gì?
- Bác tuổi trâu nên về nhà đi "cày" trước bob tui rùi! Bob tuổi cọp nên còn ở lại rừng (Đơn dương , Lâm đồng)oánh nhau với phun rô...rồi đi K...bị thương nằm viện 211... năm 1978 QĐ3 ra bắc thì bob chuyển ngành ra Nha trang.
 - Bob quê ở Thái thụy, Thái lọ. cũng gần Hải phòng của bác. ở nhà vưỡn hút thuốc lào Vĩnh bảo sòng xọc, say quá rúc cả đầu vào bếp...Hì, hì...
 - thời kỳ ở TN thỉnh thoảng cũng được hút thuốc lào vĩnh bảo nhưng hiếm lắm. những lúc thèm quá lấy lá sắn, lá tàu bay hơ cho khô quyệt vào tý cao "sao vàng" hút, cũng thấy tê tê , cay cay khoái ra phết.
- Còn cái vụ đi tát cá, mò cá suối thì bob tui "số 1". Những con suối cạn gần nơi đóng quân bob thường rủ vài người nữa cùng đi, men theo dọc suối chọn chỗ nào có gốc cây to dưới gốc cây là một hang nước lắp sắp , xem màu nước đùng đục thì đắp bờ quây lại, tát nước ra../nước cạn chui vào hang là bắt toàn cá trê...Có hôm bắt được cả gùi...   
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 02:32:53 pm gửi bởi bob » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #354 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 06:44:32 am »

-thế thì quá gần quê tôi ,nhà tôi ở bên sông Hóa ,Vĩnh Bảo -thuốc lào .các cụ ngày xưa nói :"diêm Quả đào -thuốc lào Vĩnh Bảo" .Tôi cũng chôn điếu mấy lần ,chỉ khi vào bđ mứi chôn hẳn .hồi ở TN  có món thộc rê của đồng bào cũng rất đặc biệt ,bập một hơi thì thơm mấy ngày .
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #355 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:01:44 am »

-thế thì quá gần quê tôi ,nhà tôi ở bên sông Hóa ,Vĩnh Bảo -thuốc lào .các cụ ngày xưa nói :"diêm Quả đào -thuốc lào Vĩnh Bảo" .Tôi cũng chôn điếu mấy lần ,chỉ khi vào bđ mứi chôn hẳn .hồi ở TN  có món thộc rê của đồng bào cũng rất đặc biệt ,bập một hơi thì thơm mấy ngày .
- Nói về đề tài thuốc lào, thuốc lá thì "vui lắm". Đã là lính tây nguyên thì anh nào cũng "biết hút thuốc". Hồi năm 1973, 74... đơn vị bob làm nhiệm vụ giữ chốt (bắc TX Kon tum), Mỗi lần có cán bộ cấp trên xuống thăm, ae chỉ hỏi: "Có thuốc không thủ trưởng cho e xin điếu..."! Xếp móc túi ra một gói "thuốc rê", véo cho mỗi người một điếu nhỏ là hết sạch. Thế rồi những lần sau nghe tin có cấp trên xuống thăm chốt là ae mừng lắm...!
 - Hồi ở TN bác Tom@ có bị sốt rét không? Cái món "Sốt rét" Thì bob được thưởng thức như "cơm bữa" đến nỗi "nhàm chán, lì lợm" ngày nào cũng có một cơn, Mỗi lần "lên cơn" rét run cầm cập...! hết cơn, tung chăn ra lại làm việc, chiến đấu bình thường. Sau giải phóng mấy năm mới hết.  Bây giờ nghĩ lại mới thấy kinh khủng: vừa ăn uống thiếu chất, vừa sốt rét , da cứ xanh như tàu lá, mặt mũi tay chân phù lên... lấy ngón tay ấn vào da lõm xuống mà không phồng lên được. "Ôn nghèo, kể khổ" chút cho nhớ lại những ngày ở TN thôi, không có ý kể công đâu, bác thông cảm nhá.   
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:11:40 am gửi bởi bob » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #356 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 05:23:59 pm »

 nói sốt rét TN , thì lính TN  chắc ai cũng bị ,nhưng đối với tôi thì nó là một sự chiến đấu để giành lại sự sống đấy bác Bob ạ .nhớ lại ngày hành quân vào Nam ,sau hơn hai tháng đi bộ , đến gần trạm 78 chắc là ở bên Lào ,trước đó 5,6 ngày tôi bị sốt ,mặc dù luôn bảo nhau ko để muỗi đốt ,và hình như cho đến lúc bị sốt rét tôi vẫn chưa bị muỗi đốt.Tuy bị sốt toi vẫn cố theo đơn vị ,lúc đầu còn mang được một ít đồ ,rồi đến được đơn vị cho ưu tiên đi đầu đoàn , đến lúc tiểu đội cử người đi kèm ... đến ngày thứ 5 thì tôi ko đi được nữa .Hôm ấy khi đến trạm 78 ,trời đã tối ,tôi sốt ly bì ko đi được ,ko ngồi được ,phải vào viện . ở trạm 78 co bệnh viện của binh trạm .anh em phải cõng vào viện .khi đến viện ,anh em để tôi nằm ở một gộc cẩy rôì vào liên hệ .Khi đó tôi còn nghe thấy có anh quân y  nói :
-các anh để anh em sốt nặng thế này ,chúng tôi ko chữa được .các anh chỉ cốt giao đủ quân số thôi .
mấy anh ở đơn vị tôi nói :
-   các đồng chí thông cảm ,chúng tôi chỉ là lính .
rồi ko để mấy anh quân y nói gì ,họ ra chỗ tôi nằm bảo ;
-   mày ở lại điều trị rồi đí  sau ,bọn tao đi đây.
Sau đó tôi ko biết gì nữa ,mấy hôm sau tỉnh lại ,các anh ở quân y  viện bảo tôi bị sốt ác tính .Tôi nằm ở lán cấp cứu ko biết mấy ngày , đến khi tự ăn được cháo ,thì chuyển xuống lán ở cấp thấp hơn . ở lán này anh em quân y chỉ mang cháo ,nước đậu lành hoạc phở đến cái bàn ở đấu lán ,chung tôi phải tự ra lấy ăn . ở đây là một sự phấn đấu của mỗi người chúng tôi ,vì đa phần là ko đi được ,phải lần theo vách lán hoạc bò .khi đã đến cái bàn để thức ăn thì lại một sự cố gắng nữa , đó là khi nuốt miếng đầu tiên vào miệng là lập tức nôn thốc ,nôn tháo ,bụng quặn lại ,người ko còn tí sức nào ,mà khi đó phải cố gắng bò ra gốc cây.sau khi lau nước mắt ,nước mũi ,có quyết tâm quay vào bàn ăn nữa hay ko cũng phải phấn đấu .nhớ khi đó tôi thường quyết tâm và tự nhủ “phải cố nuốt ít cháo , để sống ,mình ko thể chết ở đây được “.  Cứ như thế dần sức khỏe tôi hồi phục ,có thể tự ra chỗ ăn được và tự đi đến bàn tiêm mông ,tôi lại được chuyển sang lán khác . Ở lán này là tự đi ăn và đi tiêm .Nhớ cảnh bộ đội xếp hàng ,tụt quàn sẵn , đi đến một cái ghế nằm úp xuống ,lúc đó người y tá kẹp kim vào khe ngón tay ,vỗ đánh đét một cái  kim đã cắm vào mông rồi tra sơ ranh bơm ,cứ như thế lần lượt như bây giờ thú y tiêm phòng dịch cho gia súc ,gia cầm ,chẳng phải vệ sinh sát trùng ,thay kim gì cả.
Tôi nằm ở quân y viện trạm 78 đến gần một tháng .những ngày cuối tôi ăn rất khỏe ,chỉ thèm rau . nhớ một bữa tôi đang ngồi võng ,có anh bạn tên Hà ,tay cầm chiếc ca xanh của lính ,miệng cười rất tươi gọi tôi :
-T ơi rau đây rồi .
Anh rất háo hức đưa cho tôi một ca canh rau dệu ,tôi ăn mà sao thấy nó ngon đến tận bây giờ. Đúng là miến ngon nhớ lâu .
Đến năm 2005 chúng tôi : anh Cảnh người NA -người cõng tôi vào viện,anh Hà người TB -người cho tôi ca rau dệu năm xưa ,chúng tôi gặp nhau ở bãi biển Cửa Lò ,có cả các bà xã .lúc nhắc lại mà chẩy cả nước mắt. kỷ niệm thật khó quên .
Rông rài tí bác Bob thông cảm nhé.     
 
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #357 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 09:31:20 am »

 Đúng như bác kể! Bob "thưởng thức" trận sốt rét đầu tiên cũng na ná như bác kể. Đến nỗi đi không vững, phải chống gậy mới đi nổi. nhưng đến giờ làm thuốc (tiêm hoặc uống) phải cố "lết" tới nơi qui định "tiêm...". Không phải bệnh xá không có người phục vụ, mà đó là "liệu pháp" bắt buộc rèn luyện cho bệnh nhân sốt rét lúc bấy giờ. Và cũng chính nhờ "liệu pháp" ấy đã giúp cho nhiều người (trong đó có Tom@ và bob@) thoát chết. Vượt qua trận đầu rồi thì các trận sau quen dần...coi như "chuyện bình thường ở huyện". Chỉ có những người đã trải qua những cơn "ấm, lạnh" của sốt rét rừng mới thấy: "trong chiến tranh đâu chỉ ác liệt ngoài mặt trận..."! Cảm ơn bác! 
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #358 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 03:48:48 pm »

Mấy hôm rồi nói chuyện sốt rét, thành ra chân tay bủn rủn viết không nổi... Giờ chuyển sang chuyện giữ chốt ở bắc TX Kon tum (1973, 1974) bác Tom@ nhé.
 - Bác tom@ đã đến tuyến chốt 601, Ngô trang, đồi vuông... lần nào chưa!? Nếu bác đã đến... Điều đầu tiên bác quan tâm là bộ đội ta làm hầm, hào như thế nào để chịu đựng được bom pháo của mỹ lúc bấy giờ!. Mà trụ vững suốt từ đầu năm 1973 đến khi vào chiến dịch 1975. Địch không tài nào "ủi" được. Sau giải phóng hơn chục năm, (Năm 1995) Bob về TX Kon tum nhìn ra tuyến chốt vẫn còn thấy dấu vết bom đạn hồi ấy (những quả đồi trơ trọi, đất đỏ còn loang lổ vết bom...)
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #359 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 05:22:16 pm »

chào bác Bob ! tôi ngóng bác mấy bữa nay rồi ,nhớ sốt tí cho nó đủ vị thôi .Tiếp tục đi bác,mình ko "nữa đi anh " như mấy bác bên chỗ bác trọng c6 ta cứ "nước kiệu có đi gọi là " (!) bác ạ.Bác vào TN từ 71 ,vừa dính Lam sơn và cd72 ,còn nhiều truyện lắm .
-còn mấy cái chốt 601,Ngô Trang ,Đồi vuông thì tôi chưa đến mới chỉ nghe mấy anh em của e28 ,e25 và người cần vụ cho cụ Lã Ngọc Châu cùa10 ,kể trong bối cảnh thanh minh cho việc ko chịu đựng được ác liệt ở trên chốt ,chứ chưa được nghe những người trụ được ở trên chốt như bác .tôi luôn ngóng truyện bác .
-à bác Bob năm 73 còn ở pháo phòng khổng ko ? đơn vị bác có tham gia vụ máy bay của phái đoàn qs 4 bên rơi ở CT ko ? bây giờ ko ngại nữa rồi kể đi bác . 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM