Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:10:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355710 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #250 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:07:38 pm »

...Lúc nầy đường Lê trọng Tấn còn trống trải lắm ,tầm nhìn rất xa.Đến khoảng tầm 8 hay 9 giờ gì đó,chợt nghe có tiếng máy bay phản lực ầm ì hướng mả thằng tây(ngả ba giao lộ Trương công Định_ Trường chinh,quận đội Tân bình bây giờ).Cả xóm chạy ra xem,thấy 2 chiếc A 37 lượn 1 vòng ngắn,lần lượt cắt bom ngay chổ đó,mấy tiếng nổ lớn,vài cột khói bốc lên.Ba tôi nói:"Nó bỏ bom lối nhà cô 6 mầy rồi".
...
...chẳng qua là tôi muốn nêu lên dư luận ngày đó ở khu vực nầy thôi,vì dân chúng lúc đó cũng không làm sao bỉết được,chỉ suy luận chắc máy bay Mỷ từ biển bay vào.

Đấy đấy, vấn đề chính là "ký ức" của anh Ducthao vô cùng "giá trị" ở chổ đối chiếu với "phi lệnh tiêu diệt các chiến xa T-54... đang tấn công trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám tại Bảy Hiền–SaiGon" theo "trích hồi ức" của em trên kia!
Đi từ Củ Chi về, đã đi ngang cổng trại Trần Quý Mai (nối liền lưng với trại Hoàng Hoa Thám) mà hông đánh? Lại đi lên Bảy hiền, để quẹo về hướng cụm cổng chính HHT, PL, B TTM chăng?
Vậy mà có phi lệnh gọi tấn công vào chỗ đó?
(nên nhớ, lúc ấy, "ai cũng biết" số lượng phi đội của Bác NTT, TĐ... đã xuất hiện trước đó hai ngày! Và Biên Hòa đã thuộc quyền kiểm soát của cánh Đông)

Nên ý kiến của em - đó chỉ là một "đột xuất giẫy chết" cá nhân!
Người lính, dẫu ở góc độ nào, đều chấp nhận chuyện tử sinh - nhưng thật tiếc cho nhiều đồng đội và nhất là những bà con đồng bào vô tội!
Chỉ mong đàn anh Bob bớt đi  những ray rứt!
(cũng như... những chú cao xạ nào đã lỡ "nhát tay" vì cũng sợ nhầm quân ta Grin)

@Ducthao: lâu qua mới gặp người anh em "từ xa". Hôm nào mình phải... nhé? Wink
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #251 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 12:41:46 am »

Cám ơn các bác ducthao và SGG đã cho nhiều thông tin phong phú. Thảo luận chẳng qua để hiểu thêm lịch sử mà thôi. Có thêm nhiều nguồn thông tin để lọc lựa càng tốt. Nguồn thông tin từ nhiều nhân chứng có cương vị khác nhau cũng càng tốt. Thông tin từ bác ducthao và bác Bob là giống nhau và bổ sung cho nhau. Ngoài ra bác Bob là người trong cuộc trực tiếp nhất.
Dưới đây là một số thông tin từ phía bên kia.
Trích từ nhà báo quen thuộc, Vương Hồng Anh:

"Về Không quân, đến chiều ngày 29/4/1975 chỉ còn Sư đoàn 4 Không quân tại căn cứ Trà Nóc, Cần Thơ là còn nguyên vẹn, một số phi cơ của các Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã bay về căn cứ Trà Nóc từ chiều ngày 29/4/1975. Vị tướng Không quân còn quân và phi cơ trong tay là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân vào ngày cuối của cuộc chiến."

tiếp:

"Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến .... Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần-sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích địch quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi địch quân ra khỏi Bộ Tổng tham mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến."


Như vậy các phi vụ A-37 yểm hộ quân biệt kích dù ở Bảy Hiền sẽ xuất phát trước khi có lệnh của DVM. Có một đoạn ký của các phi công VNCH tham gia ném bom thì bác SGG đã dẫn trên kia rồi. Ngoài ra còn ký của một phi công nữa, đi tiếp sau chuyến trước, nhưng không ném mà quay về Trà Nóc vì không thấy có phi cơ thám thính trợ giúp, đồng thời gọi về trung tâm hành quân KQ sư đoàn 4 KQ thì không thấy trả lời. Anh ta quay về rồi di tản sang Utapao.

Còn đây là hồi ức của cựu đại tá Phạm Bá Hoa-Tổng Cục Tiếp Vận Bộ TTM QLVNCH "Ngày cuối từ Tổng tham mưu đến Biệt khu thủ đô"-chuyện kể xảy ra trong ngày 30 tháng 4 năm 1975:

"Sang trại Lê văn Duyệt, tôi ngồi tạm trong văn phòng Đại Tá Ngô Văn Minh, Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Đô. Tôi báo cho Thiếu Tá Ông Kim Miêng bên Tổng Cục Tiếp Vận biết vị trí của tôi và dặn anh chuyển tất cả điện thoại sang tôi nếu có ai gọi.

Trung Tướng Vĩnh Lộc điện thoại cho tôi, ông đồng ý để tôi ngồi ở Biệt Khu Thủ Đô điều hành công tác yểm trợ Tiếp Vận. Và ông cho biết là ông phải xuống dinh Độc Lập để dự lễ ra mắt chánh phủ lúc 9 giờ (sáng). Sau đó tôi mới biết là Trung Tướng Vĩnh Lộc cũng bỏ chạy như những vị Tướng đã bỏ chạy, mà chiều hôm qua, khi ông ra lệnh cho tôi ráng lo về Tiếp Vận, ông đã khá nặng lời đối với các vị ấy. Nhưng nghĩ cho cùng, Trung Tướng Vĩnh Lộc chỉ ngồi ghế Tổng Tham Mưu Trưởng vỏn vẹn có 18 tiếng đồng hồ, và là 18 tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc chiến 20 năm 9 tháng 10 ngày -tôi nghĩ- ông không phải là vị Tổng Tham Mưu Trưởng có trách nhiệm về cái chết tức tưởi của một quân đội hơn 1.000.000 người!

Tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (có biệt danh là Minh đờn), Tư Lệnh, đã bỏ đi rồi. Thiếu Tướng Lâm Văn Phát (người đảo chánh Trung Tướng Khánh ngày 19/02/1965 thất bại) được Tổng Thống Dương Văn Minh cử giữ chức Tư Lệnh Biệt Khu, Chuẩn Tướng Lê Văn Thân giữ chức Tư Lệnh Phó. Thiếu Tướng Phát từ sáng sớm đã lên trực thăng quan sát tình hình, vừa đáp xuống là ông gọi Tư Lệnh Không Quân cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích quân cộng sản đang quanh quẩn dọc con đường từ phía trên ngã tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn. Tôi không rõ kết quả ra sao vì Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân không có mặt tại văn phòng. Các phi đoàn còn lại, từ căn cứ Sư Đoàn 5 Không Quân Tân Sơn Nhất và căn cứ Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa, rút xuống căn cứ Sư Đoàn 4 Không Quân tại Trà Nóc, cách Cần Thơ khoảng 7 cây số. Tôi nói “các phi đoàn còn lại”, là vì đã có nhiều phi công lái phi cơ các loại bay qua căn cứ Utapao của không quân Hoa Kỳ.

Thiếu Tướng Lâm Văn Phát vừa đáp xuống sân Bộ Tư Lệnh, thì Chuẩn Tướng Lê Văn Thân bảo Đại Tá Ngô Văn Minh ghi lên bản đồ mà ông đang cầm trên tay, vị trí của các đơn vị bạn để ông bay quan sát và hướng dẫn các phi tuần khu trục tấn công các đơn vị địch. Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, chiếc trực thăng trở về nhưng không có Chuẩn Tướng Thân."


Tuy nhiên cũng có những thông tin chưa rõ. Một sỹ quan KQ VNCH tên là Cửu thuộc phi đoàn 524 chạy từ Nha Trang, Phan Rang vào TSN, sau đó chạy tiếp xuống Cần Thơ kể rằng: trận pháo kích của QGP gần 3 giờ sáng 29/4 đã thiêu cháy hết số máy bay của không đoàn 92 bay từ Nha Trang vào TSN, số máy bay này đã nạp đủ bom đạn xăng nhớt, chờ lệnh bay nhưng chưa có lệnh. Vì vậy anh ta phải đáp nhờ một máy bay L-19 để xuống Cần Thơ trong ngày 29. Tối 29 và ngày 30 anh ta không thấy có lịch bay chiến đấu trên bảng đối với phi đoàn của anh ta (nhưng có thể có với phi đoàn khác, lúc này ở đây còn 3 phi đoàn A-37). Đến 10h15 anh ta xem tivi thấy lệnh buông súng chờ bàn giao. Sau đó anh ta cùng các máy bay A-37 còn lại bay sang Utapao.

"Suốt đêm 29 rạng sáng 30 mọi người không ngủ, thao thức đợi phi vụ. Thỉnh thoảng nghe đại bác nổ và nhiều loạt súng nhỏ nhưng tuyệt nhiên phi trường Bình Thủy vẫn hoạt động bình thường, các ụ parking đèn sáng trưng, các chuyên viên kỹ thuật vẫn cắm cúi sửa tàu, tiếng động cơ A37 thỉnh thoảng nổ đều theo nhịp test của trưởng phi cơ. Tôi đứng nhìn phi đạo trong đêm, nghĩ đến các đầu não chiến đấu đã tự tan hàng, chỉ còn lại vùng bốn lẻ loi chiến đấu được bao lâu? Đạn dược, xăng nhớt, cơ giới... còn lại đủ chống cự không?

Mười giờ sáng đài truyền hình phát sóng các Tướng, Bộ trưởng của chính phủ Big Minh kêu gọi toàn quân bỏ súng rời đơn vị trở về nhà. Hiệu triệu của Tổng Thống "ba ngày" chỉ thị các Binh đoàn, công sở bàn giao tất cả cho "Quân Giải Phóng miền Nam".


Còn nếu kể đến hồi ức của các cụ nhà ta thì có "Ký ức Tây Nguyên" của cụ Đặng Vũ Hiệp, chính ủy của bác Bob, trong đó cũng nói rõ máy bay A-37 ném bom e24 ở Bà Quẹo, Vinatexco nhưng là chiều 29, sáng 30 chỉ có chiếc L-19 bị bắn rơi lúc 8h5 phút do cao xạ e234-QĐ3 hạ và rơi ngay trên đường Lê Thánh Tôn Sài Gòn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2010, 02:12:08 am gửi bởi qtdc » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #252 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 04:46:28 am »

@qtdc: Vâng, thưa Bác... SGG em có may mắn cũng "được biết" Bác C. có đoạn ký trên đó! (Bác C. này cũng là bạn của người "chứng nhân" mà em cũng đã dẫn Grin
Như vậy, ta hình dung rằng, từ sáng sớm ngày 30.04 có một ông tướng yêu cầu ông TLKQ "liên tục thực hiện các phi vụ oanh kích cộng quân đang di chuyển" và có đến cả hơn trăm phi công đang trực chiến bằng... tay không vì các phi cơ đã bị xếp hàng ăn pháo kích đêm qua rồi!
Ngồi kế bên ông TLKQ, ở Cần thơ lúc đó, có tới 3 phi đoàn A37 (mà trong đó, một phi đoàn được thuyên chuyển về sớm nhất chỉ cách đó... hai tuần)

SGG em đã có kể về thực tế tình trạng khí tài tiếp vận vũ khí (gắn bom, đạn) cho A37 ở Bình Thủy!
(ấy là chưa nói đến nội dung "yêu cầu tái viện trợ khẩn cấp" của vị Tổng thống trước đó vài tuần, có khoản mục nêu tình trạng thiếu thốn nhiên liệu, khí tài cho những chiếc A37 này)

Và trên thực tế, bầu trời Saigon sáng 30.4 - có thể xác định rằng chỉ có 3 chiếc A37 hoạt động (mà theo dòng ký ức SGG đã dẫn trên kia - mà theo chỗ em biết cũng là của một người thôi đó Bác qtdc ạ! - thì chiếc thứ ba là lượt "quay lại không về")

Vốn dĩ câu chuyện trong topic này không nhằm để chỗ cho... trích dẫn từ sách phổ biến chính thức- cũng có thể em hiểu sai ý Bác chủ? - mà chỉ là nhằm so đọ ký ức của những người anh em ta với tư cách đã nhìn, đã thấy và có biết. Dù thực sự, những người lính chúng ta trong một thời khắc lịch sử nào đó, thì tầm nhìn đâu có... quá đầu mũi súng!
Thì thế mới có chuyện "châu đầu" nhau để kể, để so... để tưởng theo kiểu tuềnh toàng thằng lính, chứ đâu phải để có ý hiểu sai chệch "lịch sử" hoặc hơn thua với nhau bao giờ!
Phải không Bác?

Vấn đề là SGG em mong góp phần xoa dịu sự ray rức (dù không nhất thiết phải thế!) trong tâm người đàn anh Bob của SGG!
Em cũng luôn thầm hãnh diện được thoải mái "đấu khẩu" cùng các đàn anh, bạn vong niên của nhà QSVN mình (chắc Bác qtdc cũng tầm tuổi các Bác ấy?)

@Bob: Xem ra, có một câu hỏi lửng đang chờ Bác (hình như là cả "quê" lixeta nữa hỉ? Grin)
@lixeta: Em có đọc nửa chừng bên mấy chỗ kia, biết Bác đang "tìm" xe 764, 988 phải không ạ! "Tìm", là sao? Thông tin hay hình vậy?
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #253 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 08:26:01 am »

SGG : “mi hỏi rứa thì tau chịu “ ! tuy nhiên qua xem đoạn trích ,thì thấy giờ giớc là ko hợp,và hình như đã bị mớm cung,trong vụ “bản thảo đầu hàng” rồi
 Đây là đoạn trích :
“Khoảng hơn 9 giờ ngày 30-4-1975, đơn vị trinh sát do Trần Viết Cả dẫn đầu đã áp sát Đài Phát thanh Sài Gòn. Ông kể lại những giờ phút ấy: “ Khi chúng tôi tiến vào Đài Phát thanh, lúc ấy lính Nguỵ chạy tán loạn, vì chúng không còn sức để kháng cự. Đơn vị chúng tôi nhanh chóng chiếm giữ Đài Phát thanh, đồng thời phân công anh em trong đơn vị chia nhau cắm chốt, bảo vệ toàn bộ hiện trạng cơ quan này. Khoảng hơn 10 giờ, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ, và các chiến sĩ quân Giải phóng chở Dương Văn Minh cùng toàn bộ quan chức Nguỵ quyền đến Đài Phát thanh bằng một chiếc xe jeep, do chiến sĩ Đào Ngọc Vân lái xe. Dương Văn Minh và toàn bộ quan chức Nguỵ quyền nhanh chóng được dẫn vào phòng thu âm của Đài Phát thanh để đọc bản tuyên bố đầu hàng. Thế nhưng, lúc ấy, thiết bị của Đài bị hỏng, không phát được. Thủ trưởng Thệ hỏi những người có mặt ở đấy xem có ai biết nhân viên kỹ thuật Đài ở đâu không. Một nhà báo lên tiếng rằng ông ta có biết nhà của người nhân viên. Ngay lập tức, tôi được Thủ trưởng Thệ cử đi cùng nhà báo ấy đến gia đình người nhân viên trực Đài. Khi chúng tôi đến nhà nhân viên ấy, tôi nói: “Tôi thay mặt cho quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, mời ông đến Đài Phát thanh để sửa chữa hệ thống kỹ thuật phát thanh”. Thế nhưng, người thân trong gia đình ông ta ngăn không cho cho đi. Tôi phải hứa với người nhân viên và gia đình họ sẽ bảo toàn tính mạng cho ông ta và đưa ông ấy về nhà sau khi đã sửa xong hệ thống phát thanh. Sau khi hệ thống Đài Phát thanh được sửa xong, đúng 11giờ 30 phút, ông Dương Văn Minh bắt đầu đọc bản tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng miền Nam. Thú thật, từ lúc chúng tôi chiếm được Đài Phát thanh Sài Gòn, đến lúc đi tìm nhân viên kỹ thuật Đài và chứng kiến Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng…khoảng thời gian ấy là những giờ phút tôi không thể nào quên cho đến tận ngày nay”.
SGG đã nhắc Tom về giờ ,nếu đây cùng lấy múi giờ với giờ lúc cắm cờ ở DĐL là 11h30’ thì vô lý ,sau lúc cắm cờ phải hàng tiếng mới phát trên đài được.còn nếu đây là giờ SG ,thì nên nhớ vào lúc 10h15’ DVM còn đọc nhật lệnh ,kêu gọi binh sĩ vnch buông súng ngồi yên .?
chỉ có hợp lý là đơn vị của đc trinh sát trên đến đài sau DVM đọc lệnh ,sau đơn vị Tom ,và trước lúc ông Thệ đến .và phát thanh sau 11h30’ , ít nhất hành giờ. xin cảm ơn.                                                                   

Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #254 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 08:44:17 am »

Còn nếu kể đến hồi ức của các cụ nhà ta thì có "Ký ức Tây Nguyên" của cụ Đặng Vũ Hiệp, chính ủy của bác Bob, trong đó cũng nói rõ máy bay A-37 ném bom e24 ở Bà Quẹo, Vinatexco nhưng là chiều 29, sáng 30 chỉ có chiếc L-19 bị bắn rơi lúc 8h5 phút do cao xạ e234-QĐ3 hạ và rơi ngay trên đường Lê Thánh Tôn Sài Gòn.

Nghe các bác kể về ký ức ngày 30/4, tôi cũng cố lục lọi ký ức ngày ấy về bầu trời SG, lúc ấy tôi ở khu vực Q10 đường Nguyễn Tri Phương, với trí nhớ năm 18 tuổi của tôi thì chiều 29 bầu trời SG yên tĩnh lạ thường sau những chuyến trực thăng cuối cùng của người Mỹ rút khỏi SG, và đúng là chiều hôm đó có 2 chiếc A37 lượn dưới làn đạn phòng không vạch rẽ quạt bắn lên nhưng 2 chiếc này vẫn thoát chạy ra hướng biển ! lúc ấy nghe nói là do quân SG bắn vì tuyệt vọng khi thấy bọn KQ tháo chạy chứ không phải quân GP bắn vì hướng bắn là từ phía dinh độc lập?

Ngày 30 thì tôi không thấy A37 nào nữa ( dưới góc nhìn hạn hẹp ở khu vực Q10 ) và sau khi ông Minh phát lời kêu gọi binh sĩ buông súng thì tôi di chuyển ra khu vực đường Nguyễn Hoàng ( hình như giờ là đường Nguyễn Chí Thanh? ) và trực tiếp chứng kiến chiếc L19 rơi không biết do bị bắn hay trục trặc gì vì nó còn nguyên vẹn khi cố gắng đáp xuống đường Nguyễn Hoàng và nó còn cố ngóc đầu lên để tránh một chiếc xe tải chạy ngược chiều rồi mới va vào gốc cây đổ xuống đường! viên phi công mặc đồ dân sự chỉ bị thương nhẹ và bị các " quân GP "? mang băng đỏ, mà trước đó là... dân quân tự vệ chế độ SG , điệu ngay ra lên xe jeep đưa đi! lúc ấy là khoảng 1 giờ trưa ( giờ SG ) rồi!

Đấy là những gì tôi được biết và chứng kiến mà tôi thấy phù hợp với lời của cụ Hiệp về bầu trời SG ngày ấy và về chiếc L19, không biết có phải là chiếc L19 này không hay còn chiếc nào khác nữa?
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #255 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 09:16:47 am »

- Ở cánh QĐ2, Bác vitinh có nhớ nổi là "bị" ít nhất là hai quả?
Oái, nhầm rồi.
30/4 thì tôi còn đang ở đâu đó Bình Định, theo cánh của QĐ 200  Grin
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #256 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 10:12:52 am »

Đúng rồi anh DK sai gon,chiều 29 tháng tư,bầu trời Sài gòn âm u,vần vủ lắm có 2 chiếc máy bay bay vòng vòng ,nhưng bay rất cao,nhìn rất nhỏ và không phải là A 37.Có nhiều loạt phòng không bắn lên từ nhiều hướng,nhưng bắn mạnh nhất là từ phi trường Tân sơn nhất,do quân đội Sài gòn lúc nầy vẩn còn chốt giử  trong đó.Duc thao ra sân nhìn thấy rỏ lắm,nó chỉ bay vòng vòng,hơi lệch về phía đài ra đa Phú lâm,không dám hạ độ cao,đạn chỉ nổ phía dưới nó thành từng bụm khói.Sau đó thì nó bay ra hướng biển.
Sau giải phóng theo mọi người vào sân bay hôi của,thấy bom đạn chất từng đống lộ thiên.Có người nói hay là bửa đó nó vào tính bỏ bom vào đống bom đạn nầy,hủy diệt sân bay,nhưng không được nên mới bay đi?
Hình như trước sau thời điểm đó,còn 1 vụ 1 chiếc máy bay cánh quạt loại lớn bị tên lửa tầm nhiệt vác vai bắn rụng cánh ở hướng An phú đông,quận 9 gì nửa thì phải?
Còn mủi tiến quân theo hướng Vi na tex co_Bà quẹo,mấy bác có nhớ khẩu đại liên đặt ngay ngả ba cây me bắn đổ đạn lên không.Đó là 1 thằng dân vệ nòng cốt oắt con sau nhà duc thao tên Nở bắn đó(lúc nầy nó mới 16,17 tuổi).Cả c biệt động quân bị địch vận ta làm cho bỏ chạy hết trước đó,không hiểu sao chiều và đêm hôm đó nó mò ra ôm khẩu đại liên bắn đến hết đạn mới chịu bỏ chạy.
Sau giải phóng không lâu,người ta mở tòa án đem nó ra tuyên án tử hình với 6 tên ác ôn ,chỉ điểm khác.Nhưng do dân chúng kêu xin vì nó còn nhỏ tuổi,không biết gì,nên nó được tha mạng.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2010, 10:18:54 am gửi bởi ducthao » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #257 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 11:46:09 am »

Bác SGG: Bác nói có lý. Em cũng nghĩ là cuộc ném bom nhằm làm chậm chân quân ta, để ông DVM xem giải pháp của lão đại sứ Pháp và tướng Vanuxem thế nào và kịp ra nhật lệnh buông súng lúc 10h15.

Đối với các đàn anh bob, lixeta, tom...bác khỏi lo, mình hỏi cho rõ và các bác ấy biết đến đâu giải đáp cho đàn em đến đấy.

Còn với tài liệu phía bên kia em tham khảo ở đâu, nguồn thế nào, tác giả là ai, em muốn nói rõ để các bác, nhất là các đàn anh trong cuộc thẩm định xem đúng đến đâu. Ở đây, bác và bác dksg, bác ducthao cũng đều là người chứng kiến tại chỗ từ điểm nhìn của mình. Và thông tin nào cũng quý cả. Còn thì gần 40 năm rồi, có nhiều thứ không phải quá e dè nữa.

Ở một chỗ khác, về chiếc L-19 mà bác dksaigon chứng kiến thì có một hồi ức về phía quân ta, cũng của một cụ QĐ3 nhưng không phải cụ Hiệp, thì chiếc L-19 đó rớt quãng 12h, có lẽ là chiếc khác, để em xem lại. Chiếc mà cụ Hiệp kể trong hồi ức ghi là bị bắn rớt khi đang tìm cách hạ cánh xuống TSN từ lúc 8h.

Trước đây, em có tình cờ gặp một ông dân miền Tây, vốn là trung sĩ chuyên lắp bom đạn cho A-37 ở Biên Hòa, sau vụ pháo kích mờ sáng 29, Bộ TLKQVNCH tan hàng, anh này di tản về Cần Thơ từ ngày 26-27, tiếp tục làm việc với các máy bay của đơn vị anh ta di tản về, sau đó sáng sớm ngày 30, người nhà ở quê Sóc Trăng lên kêu về gấp, chiến tranh hết rồi, ở đó làm chi, theo anh ta nói thì ở đó vẫn lắp bom đạn bình thường, không có trở ngại gì, không biết anh ta nói đúng đến đâu.

Đối với 2 chiếc máy bay bay cao, không phải A-37 như bác ducthao nhận định, rồi bay ra hướng biển, có thể là phi đội F-4 Wild Weasel của KQ Mỹ yểm trợ di tản.

Nếu có "nghi án" thì cũng có "nghi án" của ông Cửu-phi đoàn 524. Đến lúc hồi ức năm 2003, ông ấy vẫn băn khoăn tại sao lại có lệnh xếp hàng A-37 đầy bom đạn xăng nhớt của các phi đoàn chạy từ Phan Rang về, đậu san sát trên phi đạo Tân Sơn Nhứt làm gì để ăn đạn 130 ly mà không cho bay sớm đi hoặc về Cần Thơ, hoặc đi Utapao, nhất là sau khi phi đội Quyết Thắng đã bỏ bom chiều 28 rồi.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #258 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 02:42:16 pm »

...
theo anh ta nói thì ở đó vẫn lắp bom đạn bình thường, không có trở ngại gì, không biết anh ta nói đúng đến đâu.
... Đến lúc hồi ức năm 2003, ông ấy vẫn băn khoăn tại sao lại có lệnh xếp hàng A-37 đầy bom đạn xăng nhớt của các phi đoàn chạy từ Phan Rang về, đậu san sát trên phi đạo Tân Sơn Nhứt làm gì để ăn đạn 130 ly mà không cho bay sớm...
Thì như đã nói trên - chi tiết "thiếu hệ thống khí tài phù hợp" mà SGG đưa ra từ nhân chứng mình quen cũng mong có "dân trong nghề" xác nhận!

Nhìn chung, riêng đối với SGG thì không ngạc nhiên lắm, thứ nhất, vì hầu như có thể khẳng định, địa bàn miền Tây không phải là nơi dành cho các hoạt động của A37... việc chưa có hoặc chưa kịp triển khai khí tài tương thích, nếu phải như thế, thì cũng nằm trong những thiếu thốn ngân sách hạng mục viện trợ, đã bị hạn chế từ cuối 1974 trở đi rồi (cần chú ý là việc triển khai các phi đoàn, cũng như thuyên chuyển một số đơn vị "trù bị" về phía nam, chỉ nằm trong hoạch định "dùng miền nam tử thủ" của chính vị Tổng thống đề ra từ cuối tháng 3/75 - nhưng sau đó, khi "đầu rồng" ra đi, thì những ý tưởng tử thủ nằy chắc chỉ còn mang tính "cá nhân thằng lính" hoặc của nhóm tướng lĩnh quân sự mà thôi (một cây viết Mỹ đã dùng từ "the Fall" cho giai đoạn này thật là khéo)

Thứ hai, cũng như đã nói trên, đã có các "phi lệnh" riêng với các phi công A37 về việc đưa hết máy bay đi TL. Cần chú ý chi tiết, "sức mạnh" thực tế của các A37 lúc đó là mỗi cánh có 4 pylon thì dành 2 pylon để gắn bình xăng phụ rồi, việc xếp hàng ra phi đạo để rồi ăn pháo kích - theo SGG nhận định - chỉ là nhằm "sẳn sàng trợ lực" cho việc tiến hành chiến dịch "Frequent Wind" mà thôi!

Sẵn kể thêm một số thông tin mà SGG ghi nhận được (vì xét thấy không phục vụ trong công việc gì của mình nên không đặt lý do kiểm chứng) như: Dẫu Utapao là căn cứ của không lực Mỹ, nhưng việc "mở cửa không phận" cho một "đám tàn quân", tức là không còn "cơ sở đảm bảo về... chính trị", trong khi trên mình mang đầy vũ khí - thì... cũng đâu phải là chuyện "OK" đơn giản cái rụp được đâu(?) - Ngoài ra, "người ta" đã từng tổ chức những cuộc "kiểm đếm", tính xem bao nhiêu khí tài ở lại miền Nam, bao nhiêu được mang đi, trong đó có bao nhiêu "bỏ xuống biển" và thực sự có bao nhiêu được "gửi lại" cho nước Mỹ, dù chỉ là số hiệu kỹ thuật... để rồi vỡ òa ra là có một số lượng không nhỏ, được chính các đồng minh nhỏ "ém lại" để... làm gì có mà trời biết Wink
Vâng, người Mỹ "trầm lặng" ở chỗ "Không cho ai không, một điều gì"

@qtdc: Ý em nói "chậm chân" là chỉ về việc sự kiện DVM chứ không phải là việc ném bom (ba phi đoàn mà chỉ có hai chiếc được ghi nhận thôi sao, dù có thiếu khí cụ hỗ trợ, nhưng chỉ "mỗi chiếc một lượt" thì cũng đã... nhiều nghen!) và quân cờ DVM hoàn toàn không có tạc dụng gì trong "miền nam tử thủ", nên sẽ không có kế hoạch "giải vây rước về" đâu!

@vitinh: Em có bà Bác quen, nhà ngay sau lưng Vinatexco, mói mất mấy năm trước, cứ hay "than vãn" chuyện là ngày ấy, có mấy chú bộ đội chui lỗ tường ra, mượn cái xoong lớn để nấu cơm rồi "hổng chịu trả" mà cũng không chịu ghi cho tờ giấy "có đóng góp cho cách mạng" như... hồi nẳm đánh Pháp! hahaha... thế là "vi phạm" rồi đấy nhá... Wink
Chưa hết! Bà chị tên Liên, vốn là công nhân dệt lúc đó, thì đùa đại bà già "Mượn gì mà mượn, mấy ảnh thiếu gì xoong to chậu lớn - tại phải kiếm cớ như thế để..."
ack... nhà ấy, khi ấy có đến 3 cô gái đương thì (còn 3 cô nhỏ xíu nữa) - xem ra, cánh nào neo chỗ ấy, chắc không lâu, nhưng cũng biết tranh thủ gớm nhỉ? Dưng, chuyện có hợp lý không cái đã?
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2010, 02:47:21 pm gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #259 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 04:32:46 pm »

hehe em nhớ lúc đó đi cả xóm tản cư từ ngã tư Bảy Hiền đến ngã 3 Bà Quẹo thấy linh dù đóng chốt không cho đi về hướng đó vì : VC về nhiều lắm , thì ra đó là các bác bob , tomqd3  Grin Trưa ngày 30/4 các chú bộ đội xuất hiện nhiều lắm tỏa ra ở các nhà dân , bọn con nít tụi em chạy theo xin rờ súng miết  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM