Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:01:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 780486 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 10:03:29 am »

Trích dẫn
Nguồn tốc độ bắn của AK à HuhHuh
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.
ĐC sĩ trung úy huấn luyện em bảo là tốc độ bắn của AK47 là 100phát/ phút đối với bắn liên thanh, còn tốc độ 120phát/phút của bác là ở nguồn nào ạ
còn tốc độ bắn 800phát/phút thì em thực sự nghi ngờ, em nghĩ tốc độ của nó cũng chỉ vào khoảng 200phát/phút là cùng
Tớ đã bảo cậu luyên thuyên quá. Thắng trung úy nào đó nói với cậu, trung úy quán nước à, hay mấy cuốn sách phổ biến kiến thức quân sự trẻ em. Tốc độ bắn liên thanh AK là 120 phát phút (hay 100) thì con số 200, 800 nghĩa là gì Huh? tớ hoàn toàn không muốn tranh luận với trẻ con như cậu, đây là tớ vạch ra cái luyên thuyên của cậu để trẻ em đọc không nhầm thôi.
Trong đội hình đại đội bộ binh biên chế vũ khí Liên Xô thời AK-47, có tiểu trung đại liên.
Tiểu liên là súng trường tấn công AK-47, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Trung liên RPK, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Đại liên PKMS, tốc độ bắn 1200 phát/phút.
Tất cả các tốc độ bắn này đã được tính toán là trở thành tiêu chuẩn để thiết kế súng, tức súng phải thiết kế theo tốc độ bắn. Điều này ngược với phướng Tây, tốc độ bắn chạy theo khả năng công nghệ của súng. Vì tốc độ bắn được quy định chặt chẽ như vậy nên không thể có AK bắn như trung liên đại liên được.
Cậu nhố nhăng quá.

Trích dẫn
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
[/quote]
Không quy định nào ghi 25 viên cả, cũng không có băng đạn nào 25 viên cả. rõ ràng cậu quá luyên thuyên rồi. Huấn luyện nạp bao nhiêu viên chả được, bắn bài 1 thì nạp 3 viên, tập bắn tấn công theo đội hình thì nạp đủ 31 viên với vài băng dự trữ đã sao.

Trích dẫn
Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
loại đạn nhỏ hơn đc ra đời chủ yếu sau CTTG2, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ loại đạn to
Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh.
Đã bảo cậu không biết gì thì dán băng dính vào mồm đi. Fedorov Avtomat, một trong những khẩu súng trường tự động đầu tiên đã áp dụng đạn nhỏ từ thế chiến 1. Bản thân MP đã cải tiến đạn súng ngắn theo hướng giảm đường kính, tăng chiều dài, tăng năng lượng... tức là tiến theo hướng đạn súng trường tấn công. Từ đầu tk20, đã xuất hiện nhiều súng trường tự động, súng trường thu nhỏ cạc bin... dùng các cỡ đạn súng trường nhỏ. Khái niệm súng trường hạng nặng và súng trường hạng nhẹ có từ đó.

Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh.

Cậu nghe hơi nồi chõ mấy thằng ngồi xổm trên ghế băng quán nước tán dóc luyên thuyên. Không có hướng dẫn sử dụng nào ghi như thế cả. Các băng đạn không có ngướng tớ không biết, các băng đạn tớ đã dùng đều có thể lắp chặt, một số băng đạn có ngưỡng gờ, không thể lắp thêm được. Người ta làm một lỗ quan sát băng dạn đầy. Băng đạn dược thiết kế cho 30 viên là 30 viên, không có nhà thiết kế nào làm băng 30 viên rồi bắt người ta nhồi 29 viên cả, nếu có như thế thì đó là băng đạn 29 viên, tớ chưa nghe thấy bao giờ. Lò xo băng đạn chỉ rối khi nó hỏng do va đập, gỉ... đến lúc băng đạn đầy thì lò xo vẫn còn thoải mái thể tích, chưa thể rối được.

Những băng đạn tớ dùng đều có thể lắp 31-32 viên do chiều rộng của băng có thể phình ra, loại băng đạn nhựa sợi thủy tinh ổn định hình dạng hơn, thường lắp được 31 viên. Thêm một viên lên nòng sắn là có thể đến 32-33 viên. Súng RPK (trung liên trên cơ sở AK) thường được lắp băng đạn 45 viên, cũng có băng 75 viên và hơn nữa, nhưng ít. Băng đạn của các loại đạn rất côn như AK phóng to ra khá thoải mái, người ta chỉ hạn chế kích thước cho đỡ cồng kềnh. Các loại đạn trụ và côn ít mới phải hạn chế kích thước chống tắc băng đạn.

Cảnh cáo huyphuc1981_nb lần thứ 2
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2008, 08:14:50 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #31 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 01:27:38 pm »

Trích dẫn
Trích dẫn từ: anhlinhcuHo trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:56:42 pm
Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh.


Cậu nghe hơi nồi chõ mấy thằng ngồi xổm trên ghế băng quán nước tán dóc luyên thuyên. Không có hướng dẫn sử dụng nào ghi như thế cả. Các băng đạn không có ngướng tớ không biết, các băng đạn tớ đã dùng đều có thể lắp chặt, một số băng đạn có ngưỡng gờ, không thể lắp thêm được. Người ta làm một lỗ quan sát băng dạn đầy. Băng đạn dược thiết kế cho 30 viên là 30 viên, không có nhà thiết kế nào làm băng 30 viên rồi bắt người ta nhồi 29 viên cả, nếu có như thế thì đó là băng đạn 29 viên, tớ chưa nghe thấy bao giờ. Lò xo băng đạn chỉ rối khi nó hỏng do va đập, gỉ... đến lúc băng đạn đầy thì lò xo vẫn còn thoải mái thể tích, chưa thể rối được.

Những băng đạn tớ dùng đều có thể lắp 31-32 viên do chiều rộng của băng có thể phình ra, loại băng đạn nhựa sợi thủy tinh ổn định hình dạng hơn, thường lắp được 31 viên. Thêm một viên lên nòng sắn là có thể đến 32-33 viên. Súng RPK (trung liên trên cơ sở AK) thường được lắp băng đạn 45 viên, cũng có băng 75 viên và hơn nữa, nhưng ít. Băng đạn của các loại đạn rất côn như AK phóng to ra khá thoải mái, người ta chỉ hạn chế kích thước cho đỡ cồng kềnh. Các loại đạn trụ và côn ít mới phải hạn chế kích thước chống tắc băng đạn.


Trích dẫn
Đã bảo cậu không biết gì thì dán băng dính vào mõm đi. Fedorov Avtomat, một trong những khẩu súng trường tự động đầu tiên đã áp dụng đạn nhỏ từ thế chiến 1. Bản thân MP đã cải tiến đạn súng ngắn theo hướng giảm đường kính, tăng chiều dài, tăng năng lượng... tức là tiến theo hướng đạn súng trường tấn công. Từ đầu tk20, đã xuất hiện nhiều súng trường tự động, súng trường thu nhỏ cạc bin... dùng các cỡ đạn súng trường nhỏ. Khái niệm súng trường hạng nặng và súng trường hạng nhẹ có từ đó.
Fedorov Avtomat dùng đạn 6,5x50 của Nhật, cùng loại với Arisaka 38 mà

Trích dẫn
Tớ đã bảo cậu luyên thuyên quá. Thắng trung úy nào đó nói với cậu, trung úy quán nước à, hay mấy cuốn sách phổ biến kiến thức quân sự trẻ em. Tốc độ bắn liên thanh AK là 120 phát phút (hay 100) thì con số 200, 800 nghĩa là gì Huh? tớ hoàn toàn không muốn tranh luận với trẻ con như cậu, đây là tớ vạch ra cái luyên thuyên của cậu để trẻ em đọc không nhầm thôi.
Trong đội hình đại đội bộ binh biên chế vũ khí Liên Xô thời AK-47, có tiểu trung đại liên.
Tiểu liên là súng trường tấn công AK-47, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Trung liên RPK, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Đại liên PKMS, tốc độ bắn 1200 phát/phút.
Tất cả các tốc độ bắn này đã được tính toán là trở thành tiêu chuẩn để thiết kế súng, tức súng phải thiết kế theo tốc độ bắn. Điều này ngược với phướng Tây, tốc độ bắn chạy theo khả năng công nghệ của súng. Vì tốc độ bắn được quy định chặt chẽ như vậy nên không thể có AK bắn như trung liên đại liên được.
Cậu nhố nhăng quá.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2008, 09:06:32 pm gửi bởi anhlinhcuHo » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 03:14:21 pm »

Cậu nghe ai bảo AK thế kệ cậu. Cậu lấy dẫn chứng thằng nào với sách nào nói AK băng đạn 25 viên, bắn 100 phát/phút, AR-15 bắn 200 phát/phút, băng đạn AK chỉ nên nhồi 29 viên thì đó là việc của cậu, tớ không quan tâm.

Đạn súng trường nhẹ được áp dụng song song với đạn súng trường hạng nặng từ cuối thế kỷ 19, dưới đây là 3 loại đạn 6,5mm. Không những thế, những kiểu đạn nhỏ, côn, không gờ móc cũng có ngay từ lúc đó. Ví dụ, Arisaka nhật có hai kiểu đạn 6,5x50SR & 7,7x58 (súng trường hạng nặng). Kiểu hạng nhẹ 6,5x50SR dùng cho Fedorov Avtomat có từ năm 1897.
Đạn côn không gờ móc 6,5mm.


http://world.guns.ru/assault/as86-e.htm
http://armor.kiev.ua/Tanks/BeforeWWII/MS1/fedorov/index.html
Автомат Фёдорова, Fedorov Avtomat (Phê-đô-rôv Av-tô-mat, súng tự động-Avtomat của Fedorov) là một trong những súng trường tự động đầu tiên trên thế giới, nó được cho là kiểu mẫu chưa hoàn thiện của súng trường tấn công assault rifle. Tuy nhiên, để sử dụng súng trường tiến công phôi thai này cần lực sỹ, vì đặc điểm gọn nhẹ của Fedorov Avtomat chỉ thể hiện với những siêu lực sỹ thôi. Với lính thường, nó là khẩu súng hơi nặng: 4,4kg.

Đại úy Vladimir Grigoryevich Fedorov thuộc quân đội Nga, ông đã sớm nhận ra vai trò của kiểu súng trường mới và nỗ lực phát triển nó từ rất sớm. Khẩu súng có nhiều thành công, hết sức tiên tiến lúc bấy giờ. Đáng tiếc, sự dốt nát của chính quyền Nga Hoàng đã làm chậm việc áp dụng và phát triển nó. Khẩu súng vẫn còn nhiều nhược điểm, lớn nhất là kiểu lùi tự do cả nòng. Sau này, ông đứng về phía Hồng Quân.

Captain V. Fedorov của Russian Imperial Army, đế chế Nga phát triển súng trường nạp đạn tự động từ năm 1906. Ông được sự trợ giúp của nhà thiết kế súng nổi tiếng V.Degtyarov. Ban đầu, khẩu súng của ông dùng băng đạn cố định 5 viên, chỉ bắn phát một được, đạn 7,62x54R (đạn đại liên và súng trường hạng nặng Nga, dùng cho súng trường phục vụ hạng nặng Mosin). Mẫu súng được thử nghiệm năm 1911, năm 1912, Ủy ban súng trường Quân Đội Nga đặt hàng 150 súng cho những thử nghiệm tương lai. Năm 1913, ông hoàn thiện thiết kế súng với bắn liên thanh và đạn không vành 6,5mm. Đây là những tiến bộ đầu tiên của súng trường theo hướng đạn nhỏ, liên thanh chọn chế độ bắn, giảm giật. Đầu đạn cũng như các đạn súng trường khác, là đầu đạn cầu có bọc vỏ mềm (cùng loại AK). Đầu đạn 8,5gram sơ tốc 860m/s. Động năng đầu đạn 3140J so với đạn 7,62x54R từ 3600J-4000J. Kiểu đạn này được gọi là đạn 6,5 Fedorov. Lợi điểm của loại đạn này với kiểu máy của súng là giảm được giật, băng đạn gọn, không mắc đạn vì bỏ vành móc, thay bằng rãnh móc. Kiểu đạn này rất giống kiểu đạn 7,62x54R. Súng mới được thử nghiệm cuối năm 1913 cho kết quả rất tốt. Nhưng súng vẫn dùng băng đạn cố định, điểu truyền thống này hạn chế tốc độ bắn khi chiến đâu do phải nạp đạn thủ công vào băng. Sau đó, chiến tranh xảy ra, chính quyền Nga Hoàng cho dừng phát triển súng vào thời điểm cần nó nhất.
Năm 1915, thực tế chiến tranh đã chứng minh ưu thế của loại súng trường tấn công sau này. Quân đội lại yêu cầu Fedorov phát triển tiếp súng, dùng băng đạn rời thay thế khắc phục nhược điểm trên. Tuy nhiên, điều kiện khó khăn của chiến tranh không cho phép sản xuất đạn riêng cho nó. Quân đội Nga yêu cầu ông chuyển sang dùng đạn 6,5x50SR Arisaka Nhật, đạn này đang được sản xuất lớn ở Anh cho súng trường trang bị trong Hải Quân Hoàng Gia nước này. Khẩu súng phải thay đổi lại cấu tạo ổ đạn và thước ngắm. Năm 1916, 25 ngàn khẩu được đặt hàng. Năm 1919, còn 9000 khẩu. Trong nội chiến đến năm 1924, chỉ có 3200 khẩu được chế tạo sau cùng.

Tầm quan trọng của khẩu súng Fedorov Avtomat.

Sau khẩu Fedorov Avtomat ít năm, có khẩu Browning BAR M1918. Tuy nhiên, khẩu súng này vẫn sử dụng đạn súng trường hạng nặng 7,62x63mm (0,30-06 M2). Khẩu súng nặng gần 8,8kg (gấp đôi Fedorov Avtomat) này là khẩu trung liên (LMG) sau này chứ không phải súng trường tấn công. Chauchat Pháp, 1916 cũng vậy, nó tuy có chọn chế độ bắn liên thanh-phát một, bắn tiếp kiệm đạn, nhưng là trung liên chứ không phải súng trường, nặng hơn 9 cân.

Avtomat là tên người sau đặt cho Fedorov Avtomat, súng tự động. Còn trước đó, nó là khẩu súng vác vai tự động, chưa có tên Avtomat. Súng còn được sử dụng trong quân đội Liên Xô 20 năm sau nữa. Tuy vậy, gần Thế Chiến 2 súng được cất kho do yêu cầu dùng thống nhất đạn. Chiến tranh Phần Lan có một ít súng lấy ra dùng. Thế chiến 2 sau đó nhấn mạnh yêu cầu của súng trường tấn công. Khẩu Fedorov Avtomat đã trở thành hình mẫu phát triển của AK.
Fedorov Avtomat thật sự đã trở thành khẩu súng có những đặc điểm của súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới được trang bị thực tế. Nó không tiếp tục phát triển vì kiểu khóa nòng lùi ngắn, lùi toàn bộ nòng. Đến SKS và AK, khóa nòng then xoay cho phép khẩu súng gọi nhẹ tin cậy, bắn chính xác. Sau này, khi dùng đạn cỡ nhỏ thì khóa nòng lùi có hãm làm chậm lên ngôi. Ưu thế của khóa nòng Fedorov là đơn giản, dễ chế tạo, không yêu cầu độ chính xác cao, thích hợp với công nghệ ngày đó.
So sánh với MP-44 (STG-44), Fedorov Avtomat có khóa nòng cổ lỗ nên rung hơn nhiều. Nhưng MP-44 (súng ngắn bắn nhanh) nặng mà vẫn yếu ớt hơn nhiều. Tầm bắn sát thương Fedorov Avtomat cao gấp 2,5 lần MP-44 (2100mét và 800mét). Fedorov Avtomat dài hơn một chút (cồng kềnh) nhưng nặng ngang nhau.
Một điểm nữa, các cơ cấu giá cầm tay của khẩu này cũng không hoàn thiện chau chuốt như AK sau này. Súng vẫn còn nhiều đặc điểm súng trường hạng nặng như dài, công kềnh. Fedorov sinh nhầm thời đại, hay tiến bộ quá sớm, có thể nói như vậy, nhưng không thể phủ nhận sự dốt nát của chính quyền Nga Hoàng. Sự dốt nát này đã làm ánh sáng đầu tiên của cách mạng súng trường cháy leo lét rồi sớm lụi tàn.
Amerigo Cei-Rigotti ở Ý bắt đầu thiết kế súng trường tấn công từ năm 1890, đến năm 1990, súng được thử nghiệm ở Anh và Ý, Từ 1903 đến 1911 tác giả hoàn thiện máy súng với cơ cấu giống như trích khí. Súng dùng đạn 6,5mmx52 Mannlicher-Carcano. Súng được chế tạo thử nghiệm ở Ý, Anh, Nga, Áo, Thụy Sỹ. Có những mẫu thử nghiệm đạn 8mmx56 (Áo)  và 7,62mmx54R (Nga). Theo kết quả thử nghiệm của Hải Quân Anh, súng khó khăn khi tháo vỏ và tỷ lệ không nổ cao.
Không được quân đội nào chấp nhận dùng do quá không tin cậy. Đạn cũng không gờ móc, nhỏ, nhưng vẫn trụ, đầu đạn dài... chưa hoàn thiện.
http://www.answers.com/topic/cei-rigotti
http://www.answers.com/topic/6-5-x-52-mannlicher-carcano

Đặc điểm của Fedorov Avtomat.
Đạn: 6,5x50SR Arisaka
Cơ chế: lùi ngắn cả nòng
Chiều dài súng: 1045 mm
Chiều dài nòng: 520 mm
Nặng: 4,4 kg chưa đạn
Băng 25 viên.








CEI-RIGOTTI, ảnh hiếm hoi chụp mẫu thử còn lại. Dưới là đạn của nó, 6,5x52 Mannlicher-Carcano. Khẩu súng không được hoàn thiện vì kỹ thuật hồi đó. Đồng thời, viên đạn kiểu này cũng không lấy gì làm hay ho, tầm bắn thấp, khó thao tác trên súng..

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2008, 01:02:30 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 08:26:42 pm »

em nói lại với bác lần cuối :
1- tốc độ bắn của AK47 là 100 phát/ phút, nhiều tài liệu cũng như thế, nếu có sai khác với con số 120 của bác thì có thể là do nguồn của em đã cũ, nguồn của bác mới hơn hoặc là đối với AKM, cái này em cũng ko muốn tranh cãi nhiều
2- tốc độ bắn của AR15 là em đoán chừng vậy, nếu ko đúng thì bác bỏ qua cho, song em vẫn thấy con số 800 nó cao thế nào ý. Giá bác giải thích hộ em cái nguyên lí tính tốc độ bắn thì hay quá, cảm ơn bác nhiều.
3- em ko nói băng đạn AK 25 viên mà là ông sĩ quan giảng thế ( "trong thời bình, có thể nạp 25 viên và băng cũng dc"), tuy nhiên trong thời chiến, băng đạn AK là 30 viên với băng kim loại và có thể nhiều hơn với băng cải tiến là điều ko thể sai, em ko có gì cãi bác.
4- người bảo băng đạn Ak nạp 29 viên là bác Ngocvancu, ko phải em, bác đừng co mà chụp mũ :|
5- em rất khoái những kiến thức về vũ khí mà bác post, mong được bác chỉ giáo thêm Smiley
4-
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #34 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 08:42:55 pm »

Tiểu liên AR15 {còn gọi là súng tiểu liên cực nhanh,sơ tốc nhanh,mẫu cải tiến là súng trường tấn công M16),là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Súng có chân
Cỡ nòng : 5,56mm
Sơ tốc : 990-1000m/giây
Tầm bắn hiệu quả : 200m
Tốc độ bắn lý thuyết ; 759phát/phút
Hộp tiếp đạn : 20 viên
Trọng lượng súng : 3kg
Chiều dài súng : 0,95m
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 11:20:16 am »

Tiểu liên AR15 {còn gọi là súng tiểu liên cực nhanh,sơ tốc nhanh,mẫu cải tiến là súng trường tấn công M16),là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Súng có chân
Cỡ nòng : 5,56mm
Sơ tốc : 990-1000m/giây
Tầm bắn hiệu quả : 200m
Tốc độ bắn lý thuyết ; 759phát/phút
Hộp tiếp đạn : 20 viên
Trọng lượng súng : 3kg
Chiều dài súng : 0,95m

Bạn Ngocvancu lưu ý các điểm sau:
- Bạn đang đi lệch nội dung topic đề ra (về tiểu liên AK0
- Số liệu của bạn đưa lên có nhiều điểm không chính xác nhưng không thấy bạn có hành động cải chính hoặc bảo vệ. Điều này không được hoan nghênh trong các mục thảo luận kỹ thuật. Bạn cần có chính kiến về các số liệu hay vấn đề mình đưa ra.
- Bạn tham khảo trước các nguồn như http://world.guns.ru/main-e.htm để kiểm tra số liệu trước khi đưa thông tin lên, tránh tranh cãi không cần thiết và làm lõang diễn đàn.

Bạn cần lưu ý!
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 04:06:58 pm »

Tài liệu và thông số kỹ thuật tôi đưa lên hoàn toàn nằm trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của 2 tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979.
Thông số của AR15 tôi cũng trích dẵn từ cuốn sử dung vũ khí bộ binh mà ra để anhlinhcuho tham khảo
Băng đạn AK chỉ nên nạp 29 viên và không bao giờ bắn hết số đạn ở trong hộp tiếp đạn mà dành lại vài viên để khi hữu sự còn vét được vài viên mà phòng thân là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế đấy Chienv ạ
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 04:42:52 pm »

Tài liệu và thông số kỹ thuật tôi đưa lên hoàn toàn nằm trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của 2 tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979.
Thông số của AR15 tôi cũng trích dẵn từ cuốn sử dung vũ khí bộ binh mà ra để anhlinhcuho tham khảo
Băng đạn AK chỉ nên nạp 29 viên và không bao giờ bắn hết số đạn ở trong hộp tiếp đạn mà dành lại vài viên để khi hữu sự còn vét được vài viên mà phòng thân là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế đấy Chienv ạ

Thứ nhất, nếu có thể, đề nghị bạn quét bìa và trang sách của quyển sách đó đưa lên cho tôi xem nội dung, vì tôi nghi ngờ qua nội dung sai lệch và ngây ngô của nó.

Thứ hai, việc nạp 29 viên đạn trong băng AK, tôi chưa bao giờ thấy ở bất kỳ kinh nghiệm chiến trường của bất kỳ quân đội nào dùng AK. Kết hợp với việc bạn nói không bao giờ bắn hết số đạn trong hộp tiếp đạn thì tôi e rằng đấy là do bạn tưởng tượng ra. Nếu không có cơ sở cho ý kiến này, tôi đề nghị bạn sửa. Nếu có, đề nghị bạn cho biết "kinh nghiệm chiến trường" kia bạn lấy ở đâu ra?

Có phải bạn suy diễn từ kinh nghiệm lính Mỹ là chỉ nạp 18-19 viên cho M16 rồi suy ra AK-47 cũng thế không??? Tôi e rằng bạn suy diễn sai đấy, cấu trúc súng và băng đạn của 2 dòng khác hẳn nhau, và quan trọng là đến khi có băng đạn 30 viên cong thì lính Mỹ không cần cái mẹo bẩn đấy nữa. Cái bớt viên chỉ đúng cho băng thẳng thôi!
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 08:53:52 pm »

Suy diễn thì không đâu ChienV,kinh nghiệm sống còn của lính ta tại mặt trận 479 đấy.Sách sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai của nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản vào năm 1979 gồm có 2 tập.
Tập 1 : Sử dụng các loại súng bộ binh Từ K54 -M72 (bao gồm cả bảng bắn của B40,B41)
Tập 2 : Cách đánh thuốc nổ,cách đánh và tháo mìn bộ binh,chống tăng,Các loại lựu đạn(sát thương,hóa học,chống tăng)
Hai tập sách này là sách gối đầu giường cùa tôi đến tận bây giờ cùng với cuốn Sổ tay chiến sĩ cũng của nhà xuất bản quân đội nhân dân xuất bản năm 1979.
Vì tình hình công tác của tôi hiên nay và nơi tôi công tác không có Scan nếu có tôi đã Scan để cho bạn thấy được "bằng chứng tại toà"
Nhưng tôi nghĩ bạn hoacuc,doanadong có thể giúp bạn bắng cách tìm trong thư viện quân đội đươc đấy.Bảo đảm là những nguồn tư liệu tôi trích dẫn đều có trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 09:21:41 pm »

cám ơn bác ngocvancu về mấy thông số kĩ thuật của khẩu AR15, tốc độ bắn lí thuyết của nó là khoảng 800/p, em công nhận đúng, nhưng còn tốc độ thực tế thì sao ạ, bằng với tốc độ lí thuyết ạ ? Có ai đã từng bắn AR15 tì chỉ cho em với.
Trích dẫn
Băng đạn AK chỉ nên nạp 29 viên và không bao giờ bắn hết số đạn ở trong hộp tiếp đạn mà dành lại vài viên để khi hữu sự còn vét được vài viên mà phòng thân là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế đấy Chienv ạ
ông thầy em cũng luôn để 1 viên đạn K54 trong túi áo, ra là vậy :|
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM