Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:02:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 780539 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb_temp
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #240 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 08:01:38 pm »

Bác huyphuc cho em làm phiền chút vì đến giờ em vẫn chưa hiểu rõ về đường đi của đạn AK , tại sao nó lại lộn khi vào mục tiêu chứ không lộn trong không trung ?

Bạn thay đổi câu hỏi mà không báo cho mình biết. Câu hỏi cũ của bạn về tác dụng của mũi đường đạn mình đã bỏ công vẽ hình bên trên. Không phải cho riêng bạn đâu, hình đó cần cho nhiều bạn khác. Kỹ thuật sử dụng mũi đường đạn được người Đức phát minh cuối tk19, gọi là "chống trên mũi nhọn". Tuy vậy, sản xuất đạn spitzer không rẻ so với đạn chì có đai đúc với độ chính xác chỉ cần mm lúc đó. Lebel đã áp dụng các kỹ thuật đạn đạo trước tiên năm 1886-1888, cả trong và ngoài, cả thuốc và đầu, nhưng đầu tư ngâm kúi không sâu nên hiệu quả chẳng ra sao. Mauser dùng ở G98 1988.

Vấn đề bạn đổi câu hỏi mình không muốn xử lý với các bạn, đây là vấn đề của bác Đoàn. Nên mình không cần có lời nào với bạn cả.

Vẫn đề mới:
Đấy là cái khác nhau của đĩa bay và con quay. Đĩa bay đơn giản chỉ cố định trục của nó, còn con quay khi gặp vật cản thì đảo để về trung bình.

Đạn Spitzer không hề cố định trên đường bay, mà đảo để tìm về trung bình, như bạn thổi vào con quay cho nó lệch, nó ngoáy đảo để về trung bình. Điều này làm đường đạn chính xác chứ không vẹo sườn khi gặp gió hoặc hạn độ cao đường đường đạn khi bay xa. Khi gió làm lệch trục đạn đĩa bay, nó không đảo tìm về hướng đúng mà cứ y nguyên lệch như thế vẹo sườn tiến lên. Khi vào mục tiêu (đường đạn cuối), nó cũng giữ hướng mà tiến không ngoáy phá.

Khi bạn cố ý giữ thật mạnh con quay, nó ngoáy đảo rất mạnh trước khi dừng hẳn, nên đạn AK công phá mạnh. Trong khi đạn cố định trục bằng mũi tên hay đĩa bay chỉ khoan một lỗ nhỏ như dùi đâm. Tốt nhất bạn nên tự uốn lấy một vài con quay và bắt đầu các thí nghiệm đường đạn đầu tiên.


Mình hỏi các bạn nhé, từ "vấn nạn" có nghĩa là gì ? các bạn nên trả lời nghiêm túc, sẽ hiểu ra nhiều điều về đạn AK.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2009, 08:17:30 pm gửi bởi huyphuc1981_nb_temp » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #241 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 08:16:11 pm »

Đúng rồi, đạn AK bắn thử áp lực tối đa 20 gram, một số loại súng đặc biệt 25 gram, nếu miếng giẻ nặng hơn là đi. Cái thằng nó lôi ở bùn lên là nó thổi đi rồi. Còn ngâm nước không thì vô tư. Mình hay lấy viên đạn hơi, loại vỏ đạn dài có tóp đầu, chứ không phải là loại vỏ đạn thường không đầu ít thuốc đâu, nhét một ít cát vào miệng nòng sau khi lên đạn, bắn chim bắn sóc cực đã, tất nhiên là mình phạm tội phá hoại vũ khí, nhưng cơ mà cái súng phát cho lính tập cũng chỉ có tác dụng đó thôi.

nếu miếng giẻ ở đầu nòng AK thì nó gẫy cần đẩy về. Nếu miếng giẻ ở sau thì bật ren nòng, nòng văng về trước, chắc chắn trường hợp nào cũng đi một bàn tay trái, có thể một phần tay phải.
Còn B41 phải là cục gỗ mới vỡ được súng. Giẻ thì đạn nó đẩy đi lúc lắp rồi còn đâu, có mắc lại cũng chỉ vớ hòn đá đằng sau súng thôi.

Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật








Đạn nặng quá -> gia tốc nhỏ hơn -> quãng đường đi được nhỏ hơn -> thể tích vùng khí nóng sau đạn nhỏ hơn.

Trong khi thuốc phóng vẫn cháy đều (thậm chí cháy nhanh hơn) -> lượng khí sinh ra không đổi (hoặc lớn hơn), chia cho thể tích nhỏ hơn -> áp suất sau đít đạn lớn hơn -> hỏng nòng, gãy thoi đẩy về....

Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #242 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 08:49:43 pm »

Thắc mắc đoạn chữ đỏ chút,đầu đạn nặng 20 gram hay 25 gram theo mình không ảnh hưởng nhiều đến chuyện súng có vỡ nòng hay không vì lực ma sát giữa viên đạn và nòng súng chắc chắn lớn hơn khối lượng đầu đạn rất nhiều(có thể thấy rõ vết tích của rãnh xoắn nòng để lại trên đầu đạn,hơn nữa có bác nói đầu đạn kẹt trong nòng lấy que thông nòng đập đá cũng không ra)
  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật

Đạn nặng quá -> gia tốc nhỏ hơn -> quãng đường đi được nhỏ hơn -> thể tích vùng khí nóng sau đạn nhỏ hơn.

Trong khi thuốc phóng vẫn cháy đều (thậm chí cháy nhanh hơn) -> lượng khí sinh ra không đổi (hoặc lớn hơn), chia cho thể tích nhỏ hơn -> áp suất sau đít đạn lớn hơn -> hỏng nòng, gãy thoi đẩy về....


Không phải đâu bạn chiến thắng, ý hắn muốn nói là nòng vỡ do miếng giẻ chèn như nêm. Bạn có thể trả lời nó là với lywcj 2 tấn thì miếng giả giống như đặt trên đe lấy búa đập, không thể làm đe hay búa lõm được.
Những vấn đề liệt não đó để anh Đoàn xử lý đi.

Với tiết diện nòng AK, áp 2500kgf/cm2 thì sơ cũng là 4,5 tấn f rồi bác  Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 01:27:55 pm gửi bởi Tunguska » Logged
bichuoi
Thành viên
*
Bài viết: 129


WWW
« Trả lời #243 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 12:10:14 am »

Vài vấn đề trao đổi về đạn nhọn
Được bắn ra khỏi nòng và chuyển động nhờ quán tính.
Nếu giả thiết là môi trường chân không thì sẽ rất đơn giản vì chuyển động quán tính là chuyển động thẳng, tuy nhiên thực tế phức tạp là do môi trường chuyển động của đạn là trong không khí và trong trường trọng lực.

Một thời người ta cho rằng "Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" dẫn đến thí nghiệm thả hai quả cầu nổi tiếng ở tháp nghiêng, và dẫn đến kết luận "trong chân không thì các vật rơi với vận tốc như nhau" thí nghiệm thả một lông chim và một viên chì trong ống chân không thấy vận tốc không đổi.

Tuy vậy trong thực tế nếu buộc một cái lông gà vào miếng chì và ném, ta sẽ thấy miếng chì đi trước, cái đuôi đi sau đó là do không khí đã cản cái đuôi lại chứ không phải hiệu ứng gì hết. Ai chơi đá cầu cũng thấy điều này. Như vậy dẫn đến một điều hơi vô lý khi thiết kế viên đạn nhẹ ở đầu, vì sao lại như vậy chúng ta hãy tạm xét sau.

Vậy thì khi di chuyển trong không khí viên đạn sẽ chịu tác động của lực ma sát và lực cản đầu mũi, lực này làm viên đạn chuyển động chậm dần. Muốn đạn đi đựoc xa thì phải làm giảm các lực này. TA tạm hình dung như đóng một cái cọc vào môi trường đất, cọc đầu nhọn sẽ dễ xuyên hơn (do lực cản đầu mũi ít hơn). Như vậy một đầu đạn thiết kế tốt sẽ có hình dáng khí động học tốt.

Spitzer là gì? Ta hãy xem một con tàu đang tiến. Thứ nhất ta thấy có một ít sóng cuộn phía trước mũi đó là lục cản mũi, các lớp xóng tiếp tục lan xa và xung quanh thân tàu nó sẽ là hỗn hợp nước và bọt. Nếu giả thiết tàu chạy với vận tốc đủ lớn nước sau đuôi tàu sẽ không kịp choán chỗ và sẽ có một vùng không khí. Tương tự như với viên đạn nó sẽ dãn khí ra và tạo nên vùng chân không. Cái lợi ở đây là: - ma sát với môi trường giảm và - Ảnh hưởng làm thay đổi hướng của môi trường tác động lên vật chuyển động giảm. Mục tiêu ở đây là thay đổi môi trường xung quanh vật chuyển động. Một phát minh của người nga tương tự theo hướng này chính là loại ngư lôi có đầu tạo bọt, nó làm cho môi trường quanh quả ngư lôi là hỗn hợp bọt (khí+ nước) nên giảm ma sát và tăng tốc độ phóng.

Làm thế nào để tạo ra Spitzer? Thứ nhất là tốc độ phải đủ lớn, nếu không đủ lớn sẽ không tạo ra hiệu ứng có vùng gần chân không phí sau. Thứ 2 là hình dáng khí động học của đầu vật chuyển động, nếu nhọn quá sẽ tạo ra vùng hẹp, nếu tiết diện lớn quá sẽ bị trả giá bởi lực cản mũi lớn. điều này lý giải tại sao không làm nó nở xoè như bông hoa được. Và khi đã tạo ra Spitzer rồi còn cần tận dụng nó ( lúc này thì hình dạng hay chiều dài viên đạn phí sau phải hợp lý để chui toàn bộ vào cái vùng chân không mới tạo ra).

Tiếp đến là vấn đề khi đạn bay thẳng thì các lực tác động lên các phương không đều nhau. đó là do dù thiết kế rất tốt nhưng viên đạn không thế đối xứng quanh trục chuyển động. dẫn đến là đường đạn đi bị lệch. Để sửa sai số này người ta sủ dụng hiệu ứng con quay. Nó là một trong những kỹ thuật làm đường đạn ổn định và không liên quan gì đến Spitzer. Để hiểu được cái hiệu ứng này đơn giản nhất là ta thử đóng đinh vào tường, đôi khi đinh sẽ cong queo do gạch không đồng nhất, và cái lỗ do đinh tạo ra khó mà thẳng được. Tuy nhiên vấn đề sẽ được giải quyết nếu sử dụng một cái khoan, lỗ sẽ thẳng hơn, nôm na là như vậy.

Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến độ chính xác của viên đạn nữa?

đó chính là trọng lượng: rõ rằng trọng lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, nhưng cái giá phải trả ở đây là kích thước tăng thì lực cản tăng. Để giải quyết người ta dùng các vật liệu có tỷ trọng lớn (rẻ và dễ nhất là chì) tuy vậy không thể là một khối chì vì một số lý do, nó sẽ bị môi trường ăn mòn, khi đạn bay sẽ rất nóng và chảy ngay khối chì này. để đơn giản ta sẽ làm vỏ đồng và đổ chì vào trong.

Cơ bản một số hướng tiếp cận để tăng độ chính xác là như vậy.

Bây giờ quay lại vấn đề tại sao đầu viên đạn khoét rỗng?

Một trong những lý do là:

giả sử ta có một xe xitéc chở đầy dầu, Khi phanh gấp ta thấy dầu trong téc không thể chuyển động. Vấn đề khác hẳn khi xe chở dầu vơi, nếu phanh gấp khối dầu sẽ có xu hướng dồn về phía trước. Nếu vỏ phía trước thiết kế yếu nó sẽ vỡ ra như hoa cải.

Chì là một kim loai dẻo, khi đầu đạn chạm mục tiêu khổi chì  trong lõi sẽ có khoảng rỗng để di chuyển lên, và kết quả là vỏ đầu đạn bị phá vỡ xoè ra như hoa cải, sức công phá và sát thương tăng lên nhiều lần.

Vấn đề sẽ ngược lại nếu ta thiết kế lõi cứng vỏ mềm, đó chính là trường hợp của đóng vít nở vào tường.

mẹo cưa đầu đạn để tăng sức công phá thì bộ đội nhà ta đã làm từ trong kháng chiến chống Mỹ. Bác nào biết chuyện săn voi dữ ở đường Trường Sơn... có chi tiết này. Ta cố tình tạo mũi phá trước đầu đạn, nếu bắn cự ly gần thì không ảnh hưởng đến đường đạn nhiều, ngược lại sức phá thì tăng khủng khiếp.

Lý do thứ 2 là:

Cùng một công đẩy viên đạn đi tất nhiên đạn nhẹ sẽ bay nhanh và xa hơn, ít ảnh hưởng bởi trọng lực hơn (dù rất nhỏ), dễ gia tốc lên tốc độ lớn... Cái này sẽ bù vào phần công để tạo ra buồng chân không hợp lý.

Không phải tất cả các vấn đề về đường đạn đều có thể dùng phương trình hay công thức, thực tế công thức cho đến khi chế tạo lại là một khoảng cách, do đó bắn thử vẫn là yêu cầu bắt buộc. Còn kết quả thế nào là bí mật không phải ai cũng biết.

Nhiều thiết kế trong thực tế thoạt nhìn chúng ta thấy lạ, ví dụ máy bay lắp cánh quạt trước hay sau hiệu quả hơn (đẩy hay kéo)... nó cũng giống như đạn nặng đầu hay nặng đuôi hiệu quả hơn? Không có câu trả lời đúng trong tất cả các trường hợp.





« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2009, 02:35:24 am gửi bởi bichuoi » Logged

bichuoi
Thành viên
*
Bài viết: 129


WWW
« Trả lời #244 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 08:56:05 am »

Tại sao lại là người Đức phát minh ra Spitzer chứ không phải Mỹ hay Nga?

Chỉ đến khi kỹ thuật của người Đức cho phép chụp ảnh vùng "Khí động" quanh viên đạn chuyển động.

Một thời gian dài sau này trong lịch sử hàng không khi phát triển có động cơ phản lực đã gặp phải đó là rào cản âm thanh. Hiện tượng xảy ra khi máy bay chuyển động gần đến tốc độ âm thanh ~ 344m/s, bức tường không khí tạo ra phía trước làm vỡ các máy bay. Sau này, các cải tiến làm cho mũi máy bay nhọn nên không còn bị vỡ nữa (đó cũng là một tiến bộ trong nghiên cứu khí động học cho hàng không).

Một trong các hướng nữa để tiếp cận đến độ chính xác của viên đạn là thiết kế đường bay của viên đạn sao cho trơn ( chuyển động luôn tiếp xúc với quỹ đạo) chuyển động này giúp ta dễ tìm ra quỹ đạo thực thay vì một quỹ đạo rối loạn. Vấn đề này có liên quan trực tiếp đến thước ngắm, vì nếu không tìm ra đúng thì thước ngắm trở nên vô dụng. Để có được điều này một trong những kỹ thuật là giảm nhẹ đầu đạn. Bây giờ ta hình dung đang lái xe chở hàng nếu đầu xe nhẹ, hàng để phía sau thì lái nhẹ nhàng. Ngược lại người khác để hàng phía trước thì cảm giác xe sẽ đầm hơn. Tất nhiên cũng có người chia ra một nủa phía trước và một nửa phía sau.

Mỗi phương án mỗi cải tiến đều có thuận lợi nhưng đều có giá phải trả nhất định.

Trong thiết kế đạn có nhiều thứ quá khó mà con Người phải chịu, vì không thể thay đổi được môi trường không khí. Ví dụ đơn giản nhất là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do các khối khí chuyển động có chiết xuất ánh sáng khác nhau dẫn đến làm lệch đường ngắm thực (quỹ đạo dường đạn sẽ khác với đường ngắm). Độ lệch này sẽ tăng lên rất nhiều khi khoảng cách lớn và không khí nóng. Khi chiến đấu vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều khi không khí mát sẽ cho đường ngắm tốt hơn giữa trưa.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2009, 10:39:50 am gửi bởi bichuoi » Logged

huyphuc1981_nb_temp_1
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #245 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 11:15:19 am »

Tại sao lại là người Đức phát minh ra Spitzer chứ không phải Mỹ hay Nga?

Chỉ đến khi kỹ thuật của người Đức cho phép chụp ảnh vùng "Khí động học" quanh viên đạn chuyển động.

Một thời gian dài sau này trong lịch sử hàng không khi phát triển có động cơ phản lực đã gặp phải đó là rào cản âm thanh. Hiện tượng xảy ra khi máy bay chuyển động gần đến tốc độ âm thanh ~ 344m/s, bức tường không khí tạo ra phía trước làm vỡ các máy bay. Sau này, các cải tiến làm cho mũi máy bay nhọn nên không còn bị vỡ nữa (đó cũng là một tiến bộ trong nghiên cứu khí động học cho hàng không).

Một trong các hướng nữa để tiếp cận đến độ chính xác của viên đạn là thiết kế đường bay của viên đạn sao cho trơn ( chuyển động luôn tiếp xúc với quỹ đạo) chuyển động này giúp ta dễ tìm ra quỹ đạo thực thay vì một quỹ đạo rối loạn. Vấn đề này có liên quan trực tiếp đến thước ngắm, vì nếu không tìm ra đúng thì thước ngắm trở nên vô dụng. Để có được điều này một trong những kỹ thuật là giảm nhẹ đầu đạn. Bây giờ ta hình dung đang lái xe chở hàng nếu đầu xe nhẹ, hàng để phía sau thì lái nhẹ nhàng. Ngược lại người khác để hàng phía trước thì cảm giác xe sẽ đầm hơn. Tất nhiên cũng có người chia ra một nủa phía trước và một nửa phía sau.

Mỗi phương án mỗi cải tiến đều có thuận lợi nhưng đều có giá phải trả nhất định.

Trong thiết kế đạn có nhiều thứ quá khó mà con Người phải chịu, vì không thể thay đổi được môi trường không khí. Ví dụ đơn giản nhất là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do các khối khí chuyển động có chiết xuất ánh sáng khác nhau dẫn đến làm lệch đường ngắm thực (quỹ đạo dường đạn sẽ khác với đường ngắm). Độ lệch này sẽ tăng lên rất nhiều khi khoảng cách lớn và không khí nóng. Khi chiến đấu vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều khi không khí mát sẽ cho đường ngắm tốt hơn giữa trưa.


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5950.msg143127#msg143127

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5950.msg143232#msg143232

Đây là pót tiếp theo, bác Đoàn không phải dùng liệt não a lô xô. em mất oông gõ ra không nhẽ đen đi, còn kiểu làm việc của bác, xin kiếu.


-----
Luyên thuyên, làm gì chia ra nửa trước nửa sau. Đạn chia đều nửa trước nửa sau là đạn đĩa bay cố định trục. Đã là đạn spitzer thì phải trong tâm dồn sau. Đạn mũi tên phải trọng tâm dồn trước. Hai loại đạn chính xác này đều có quyết định khoa hcoj rõ ràng, chỉ có M16 mới ngớ ngẩn không spitzer cũng chẳng múi tên cánh đuôi.

Tại sao Đức mà không phải Nga hay Mỹ ?? Tầm bậy.

Đức Pháp là hai nước phát triển súng trường nhất lúc đó. Lúc đó là thời ký toán học Đức phát triển rự rỡ. Đức phát minh nhưng Pháp áp dụng lần đầu tiên trên súng trường sản xuất lớn. Kiểu đạn này cũng được áp dụng trước đó trên pháo-đương nhiên là trước súng trường. Thực chất, kỹ thuật này được "Hội đồng khoa học pháo binh" Nga phát triển bằng thực nghiệm và đạn pháo có hình dáng này đã xuất hiện nửa sau tk19 trên các pháo lục quân nhẹ, nhưng chưa có công thức toán học đúng đắn. Nhưng người Đức chứng minh bằng toán học và đặt tên "chống trên mũi nhọn". Đạn có hình dáng như thế đã có từ lâu, nhưng khi chứng minh bằng toán học thì người ta làm hình dáng đầu đạn đúng đắn hơn. Đạn pháo dễ làm hơn vì ngắn hơn và vùng chân không lớn hơn. Đến lượt mình, Nga lại đóng góp bằng các phương trình hoàn thiện hơn vào thập niên 193x, với các kiểu đạn M36, M38, M42 và M45 của Mosin. Thời này đạn pháo Nga đã vượt trội cả về giá thành và đường đạn nhờ đầu rỗng, mũ chụp đầu rỗng từ đó được gọi là "mũi đường đạn" theo Nga. Loại đạn M1930 Nga là cải lui theo hướng tăng khả năng xuyên để các súng máy dễ bắn hỏng ô tô, tiến bộ chủ yếu do nhóm Tokarev phát triển là thuốc đạn chứ không phải đường đạn ngoài, phần đường đạn ngoài là cải lui, nhưng đến năm 1936 thì chính Tokarav phát triển loại đạn chính xác cho SVT.

Chỉ đến khi kỹ thuật của người Đức cho phép chụp ảnh vùng "Khí động học" quanh viên đạn chuyển động. Siêu bậy, chỉ đên WW2 người ta mới chụp được ảnh viên đạn với độ nét chấp nhận được bằng máy ảnh cỡ 1/triệu giây. Ảnh vẫn hơi nhoà đi cỡ 1/10 chiều dài, nhưng cũng đủ để quan sát. Vùng chân không quanh đạn được tính bằng toán học, vùng chân không 100% tối thiểu được tính bằng vận tốc của phân tử khí, áp suất không khí, hình dáng mũi đường đạn và vận tốc đạn. Từ đướng chân không chuẩn này người ta tính tiếp ra biên đường áp suất tăng dần từ trong ra.
Tính toán được kiểm chứng tiếp bằng thực nghiệm, người ta làm cánh đuôi dài ngắn khác nhau và bắn thử, khi hiệu ứng cánh đuôi thể hiện thì tức là nó đã đi ra ngoài vùng chân không. Viên đạn thử nghiệm rất nhỏ và dài, ban đầu là mũi đường đạn, sau đó là cánh đuôi và sau nữa mới là trọng tâm ở rất xa phía sau, không xoáy. Người ta di dần cánh đuôi về sau và thay đổi kích thước của nó, nếu góc chạm mục tiêu quá lớn là hiệu ứng cánh đuôi đã phát triển. Bằng khoảng cách bắn, vận tốc bay và góc chạm tính được ra áp suất tác động vào cánh đuôi, tức biên vùng chân không.
Đến đầu tk20 tuy chưa chụp ảnh rõ lắm, nhưng gián tiếp qua ảnh mờ cũng tính được chính xác biên vùng chân không. Người ta dùng giấy ảnh cố định chụp một mũi đường đạn được bắn đi, đặt tại đầu một cái chuôi dài. Ảnh chụp được là một đường dài, qua độ rõ của biên đường đó mà xác định được mật độ không khí qua các phương trình vi phân. Từ mật độ ngang, tính dần ra mật độ dọc qua các bài toán về dãn nở khí lúc đó đã rất phát triển. Từ những thực nghiệm quy mô này, người ta tính ra các công thức thực tế cho khá đầy đủ kích cỡ đạn và vận tốc, thực chất là thể hiện thực nghiệm để bất cứ nhà nghiên cứu nào sau đó cũng tự tính ra buồng chân không mà không cần thử nghiệm nữa. Tuy nhiên, các công thức thực nghiệm trên cũng chưa chính xác như sau này.
Những thử nghiệm ảnh giá tiếp cuối cùng trước khi có máy ảnh đủ nhậy là thập niên 193x ở Nga, lúc này có thể bên Đức GeCo và Mauser cũng phát triển tiếp việc thiết kế đạn. Nhưng cả hai hãng đều thất sủng và các loại đạn đều không được ứng dụng. Mauser và GeCo đã chứng mình rằng đạn súng trường vẫn còn quá dài, một là phóng to đường kính lên 8,3mm  và hai là rút ngắn đầu đạn. Nhưng các súng dùng các đạn này bị phái Hitler dừng thử nghiệm năm 1939.

Thập niên 193x ngoài toán học phát triển, một phương pháp chụp ảnh đắt đỏ cũng được áp dụng để chính xác hoá vùng chân không. Ánh sáng phát ra từ đèn âm cực với tần số cao truyền qua khe hẹp liên tiếp tạo các ảnh cắt ngang đường đạn và in lêm phim cuốn thành trục quay, nhờ đó chuotj được mặt cắt hẹp của dòng khí trước khi có máy ảnh nét.Máy ảnh nét cũng có đèn chớp hùng quang hoặc âm cực tần số cao trên phim quay cho ảnh toàn cảnh xuất hiện liền sau đó. Trước đấy, năm 198x, hoạ báo Liên Xô đã đưa các thí nghiệm này. Đạn pháo chụp dễ hơn từ đèn hồ quang chiếu qua gương quay. Đây là động lực lớn nhất để tạo ra các đạn SVT và đạn pháo đầu rỗng lúc đó. Đến 196x thì việc mô phỏng máy tính đã phát triển và có đạn AK74 cũng như đạn AK 7,62mm M67.
Máy tính cũng như máy ảnh sẽ đưa ra các công thức thực nghiệm. Nhờ đó, các nhà kỹ thuật khi tính toán chỉ cần nhẹ nhàng vẫn có độ chính xác cao. Ở Nga, các công thực thực nghiệm tốt được giữ bí mật với các tiêu chuẩn 3 đời là người Nga và sau khi kết thúc công việc không được ra nước ngoài trước 2 năm.
Đường ngắm chả liên quan gì đến đường đạn cả, đường đạn được tính nhiều nhất là ở pháo bắn gián tiếp, khi đó không có đường ngắm..

CÒn Mỹ, cho đến nay Mỹ nhập khẩu toàn bộ các kỹ thuật lục quân, từ xe tăng, đại bác, súng trường, súng chống tăng. Mũ kỹ thuật thì không cần nghiên cứu gì, Mỹ phát minh ra cái gì mới là lạ chứ không ra cái gì là đương nhiên. Mỹ cũng có phát triển nhưng đạn M16A1 tệ đến mức 30 năm châu Âu thà không có súng trường xung phong còn hơn. Đến năm 1903, sau G88 5 năm, sau Lebel 17 năm, thì ".3003" vẫn là đạn trụ. Súng ".3003" là sao chép Mauser nhưng đầu đạn cổ, thước nổ dẻo cordite và kim hoả thô, thêm nữa có gờ móc. ".3006" copy hình dáng đầu đạn của các phát triển Mosin đang được thực hiện, nhưng thuốc đạn vẫn dẻo. Đến 1930, khi Mosin phát triển tiếp thuốc đạn, 1936 Mosin phát triển tiếp đầu đạn, thì ".3006" không copy được thuốc, về hưu. Kể cả ban đầu nó cũng có đạn quá to nặng.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2009, 11:41:10 am gửi bởi huyphuc1981_nb_temp_1 » Logged
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #246 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 12:33:26 pm »

  Theo mình thì nhét giẻ trong nòng súng khó có thể gây vỡ nòng,trừ trường hợp nhét đầy chặt nòng trong một đoạn dài thì có thể vỡ nòng thật
Đạn nặng quá -> gia tốc nhỏ hơn -> quãng đường đi được nhỏ hơn -> thể tích vùng khí nóng sau đạn nhỏ hơn.
  Trong khi thuốc phóng vẫn cháy đều (thậm chí cháy nhanh hơn) -> lượng khí sinh ra không đổi (hoặc lớn hơn), chia cho thể tích nhỏ hơn -> áp suất sau đít đạn lớn hơn -> hỏng nòng, gãy thoi đẩy về....
OK,mình đã hiểu ra vấn đề,đúng là ban đầu mình chưa tính đến vụ gia tốc của đầu đạn.
Nhưng trường hợp như bạn nói thì miếng giẻ nặng hơn đầu đạn đó phải nằm ở vị trí như của đầu đạn,tức là sát với vỏ đạn,còn khi miếng giẻ ở đầu nòng thời gian để nó thoát ra khỏi nòng ngắn hơn nhiều,khi đó miếng giẻ phải nặng hơn kha khá so với đầu đạn thì mới vỡ nòng hoặc gãy cần đẩy.
Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
graywolf83
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #247 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 09:27:45 pm »

To huyphuc:
Em phải xin lỗi bác trước rằng em chưa từng đặt một câu hỏi nào trước khi em đặt câu hỏi tại sao viên đạn của AK nó chạm vào mục tiêu mới xoay chứ không xoay trong không trung , tất cả những điều bác giải thích quả thực có lẽ kiến thức của em có hạn nên em rất mong một câu trả lời ngắn gọn từ bác . Kính bác
Logged
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #248 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 10:52:40 pm »

To huyphuc:
Em phải xin lỗi bác trước rằng em chưa từng đặt một câu hỏi nào trước khi em đặt câu hỏi tại sao viên đạn của AK nó chạm vào mục tiêu mới xoay chứ không xoay trong không trung , tất cả những điều bác giải thích quả thực có lẽ kiến thức của em có hạn nên em rất mong một câu trả lời ngắn gọn từ bác . Kính bác

Theo mình thì là do trọng tâm của đầu đạn nằm về phía sau viên đạn,khi chạm vào mục tiêu thì phần mũi đầu đạn gặp lực cản trước,khi đó phần đuôi nặng,quán tính lớn nên nó văng lên trước.Bạn có thể hình dung kiểu như mấy thằng tổ lái đang phi thì không sao nhưng khi xòe thì quăng mấy vòng luôn đó
Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
graywolf83
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #249 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 07:40:44 am »


Theo mình thì là do trọng tâm của đầu đạn nằm về phía sau viên đạn,khi chạm vào mục tiêu thì phần mũi đầu đạn gặp lực cản trước,khi đó phần đuôi nặng,quán tính lớn nên nó văng lên trước.Bạn có thể hình dung kiểu như mấy thằng tổ lái đang phi thì không sao nhưng khi xòe thì quăng mấy vòng luôn đó
Cái em cần chỉ thế thôi ạ  Grin cảm ơn bác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM