Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:23:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 780535 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Krongen
Thành viên
*
Bài viết: 56



« Trả lời #110 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 04:11:09 pm »

Mà hình như đạn Ak cũng có 2 loại: lõi đồng(mấy nước Đông Âu xài) và lõi thép(Nga, VN) thì phải Huh, em nghe đạn lõi thép mạnh hơn.
Logged

SỐNG HOÀ BÌNH HOẶC CHẾT KHỐC LIỆT
Krongen
Thành viên
*
Bài viết: 56



« Trả lời #111 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2008, 03:05:39 pm »

Coi Discovery Chanel thấy có cái áo chống đạn mà đạn AK bắn ở tầm gần cũng không lũng.
Logged

SỐNG HOÀ BÌNH HOẶC CHẾT KHỐC LIỆT
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 06:46:24 pm »

Coi Discovery Chanel thấy có cái áo chống đạn mà đạn AK bắn ở tầm gần cũng không lũng.

Bạn muốn xem thì lên youtube rất nhiều đọan so AK47-M16

Đạn AK luôn xuyên tốt hơn, xung lực mạnh hơn đạn M16.

 Trong thử nghiệm AK74 vs M16 trên youtube, viên M16 bị mắc lại trong các tấm gỗ cản, còn AK74 bắn xuyên sâu hơn khỏang 25% quãng đường và ... bay biến đi đâu mất (xuyên thủng và bị lệch hướng, bay ra ngòai).

Trong thử nghiệm AK47 vs M16 trên youtube, khi bắn qua khối gỗ dày khỏang 20cm, viên M16 nằm lại, viên AK47 xuyên tóac khối gỗ.

Cái áo chống đạn AK bắn không lủng thì M16 cũng bó tay tòan tập. Tuy nhiên xung lực đạn AK mạnh hơn nhiều, đạn không xuyên thì người mặc áo cũng như bị quai búa tạ. Đạn M16 xung lực kém hơn và dễ bị vỡ, không tạo được chấn động mạnh khi không xuyên.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #113 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 01:11:07 am »

Coi Discovery Chanel thấy có cái áo chống đạn mà đạn AK bắn ở tầm gần cũng không lũng.

Bạn muốn xem thì lên youtube rất nhiều đọan so AK47-M16

Đạn AK luôn xuyên tốt hơn, xung lực mạnh hơn đạn M16.

 Trong thử nghiệm AK74 vs M16 trên youtube, viên M16 bị mắc lại trong các tấm gỗ cản, còn AK74 bắn xuyên sâu hơn khỏang 25% quãng đường và ... bay biến đi đâu mất (xuyên thủng và bị lệch hướng, bay ra ngòai).

Trong thử nghiệm AK47 vs M16 trên youtube, khi bắn qua khối gỗ dày khỏang 20cm, viên M16 nằm lại, viên AK47 xuyên tóac khối gỗ.

Cái áo chống đạn AK bắn không lủng thì M16 cũng bó tay tòan tập. Tuy nhiên xung lực đạn AK mạnh hơn nhiều, đạn không xuyên thì người mặc áo cũng như bị quai búa tạ. Đạn M16 xung lực kém hơn và dễ bị vỡ, không tạo được chấn động mạnh khi không xuyên.

Không phải so bì.
M16 đã có rất nhiều cải tiến theo hướng AK, nhưng về nguyên lý thì chưa bao giờ trở thành súng trường cả, mãi vẫn là súng ngắn bắn nhanh. Chất lượng thì khỏi bàn đi.

"súng trường" là vũ khí chính của quân đội. người tầu gọi là "bộ thương", thương vừa là "giáo", vừa là "súng", chỉ vũ khí chính của quân đội. Nó khác "súng ngắn" chỉ là đồ ăn chơi oai là chính, "súng trường" có nhiệm vụ giết người là chính. Một súng "trường tấn công" "assault rifle" khác với "súng trường hạng nặng" như SVD, cũng khác với "súng ngắn bắn nhanh" "sub machine gun". Nó cần có sức giết người của súng trường và uy lực khi sung phong của súng máy nhẹ. Các yêu cầu chính:
Tầm bắn hiệu quả 200-450 mét (AK=250 mét), tầm sát thương đến trên 1000 mét để đôi khi thay nhiệm vụ "súng trường chiến đấu".
Tốc độ bắn liên thanh cỡ trên 100 đến vài trăm phát phút (tốc độ này được tính kỹ, để tiếp kiệm đạn, mỗi trận chiến  dạng tiến công mỗi lính chỉ mang cùng lắm là 7kg đạn=4 băng ak).
CHọn được chế độ bắn. Đây là điểm quan trọng, để súng máy trở thành súng trường. Do rất ít đạn khi tấn công nên chức năng này quyết định vũ khí là đồ ăn chơi cho oai hay là đồ chiến.
Ở chế độ súng trường, cần có ưu thế tốc độ bắn cao

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2008, 11:20:30 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaoDoLienXo
Thành viên
*
Bài viết: 12



« Trả lời #114 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 07:47:56 pm »

Mấy bác cho em hỏi AK băng đạn kép thì hoạt động thế nào. Em thấy lính Nga hay dùng AK hai băng đạn được quấn băng dính. Thế thì làm sao đạn từ băng thứ hai lên nòng được
Đây này


Logged

Xăng có thể cạn lốp có thể mòn, nhưng số máy số khung không bao giờ thay đổi.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 07:52:31 pm »

Bắn hết, tháo ra, đảo đầu, lắp băng đầy vào bắn Grin
Không chỉ Nga mà Vịt và nhiều nước khác cũng có cái mẹo vặt rứa.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 07:56:36 pm »

  "Mẹo vặt" này tiết kiệm ối thời gian so với cách nhét hộp tiếp đạn trong bao-xe. Grin Trong tác chiến, hơn kém nhau vài giây có khi đã quyết định sống hay chết rồi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 02:07:22 am »

khi ngắm súng tiểu liên AK để tăng mức độ trúng, chụm trên mục tiêu đòi hỏi người bắn phải nắm chắc và thực hiện tốt các yếu tố nào Huh đây là câu hỏi thảo luận môn GDQP, mọi người trả lời giúp e Roll Eyes Cry Wink



Bằng, Chắc, Đều, Bền! và đạn đã phải lên nòng! hehe
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
dinh_van_thanh
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #118 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 03:28:10 pm »

Bắn AK bài một để dễ bắn thường để thước ngắm thấp, ngắm vào đáy bia, đạn ăn lên điểm 10, cách điểm ngắm 20 phân (một gang). Đáy bia là điểm ranh giới đen trắng (bia màu đen), rất dễ nhìn, chứ vòng 10 khó định vị. Vị trí đáy bia chính là vị trí cái rốn. Mục tiêu bài 1 là bia số 4, Bia số 4 là bia bán thân, bao gồm ngực, đầu và chút bụng, tượng trưng người ngồi khuất đất phần dưới. Trước đây thằng nào 30 điểm là được đi tranh thủ về gặp bạn gái tí.

Vậy mấy có mấy câu thơ "yếu lĩnh dễ nhớ", luyện quân tu thân:

Mục tiêu số 4
Cách rốn 1 gang
Xạ thủ sẵn sàng
Lên cò nhả đạn.


 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

AK VS M16
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.0
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2008, 03:31:41 pm gửi bởi dinh_van_thanh » Logged
dinh_van_thanh
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #119 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 03:53:51 am »

Đoạn này không dặt bên VS được, vì một chiều quá. Doạn này nói về công nghệ làm thuốc.

Nhu cầu kéo dài nòng súng và nhẹ.
Cuối thế kỷ 19, Đức đẻ ra công nghệ làm thuốc phóng. Trước đó, nhiều loại thuốc phóng mới đã được thay cho thuyốc nổ đen truyền thống, như các hỗn hợp của TNT, bông thuốc súng, trinitrô glyceryl..., nhưng người  ta chưa điều khiển được tốc độ cháy của chúng. Đặc trưng của thời đại thuốc nổ đen là thuốc chỉ cháy ở đoạn buồng đốt ngắn, do thuốc cháy quá nhanh, không điều khiển được phản ứng cháy. Do đó, phần nòng kéo dài của súng trường có ít tác dụng đẩy đạn, súng nặng mà yếu. Súng nặng do cái buồng đốt phải dầy quá đáng và tạo ra loại hải pháo ngắn tũn, gù lưng, nặng 50 tấn bắn xa vài km.
Loại pháo nòng tũn này gọi là "nòng dầy".
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21793#msg21793

Như cầu cho thấy, cần một loại thuốc cháy điều khiển được tốc độ cháy. Phải làm sao cho nó cháy đều trong khoảng thời gian đạn di chuyển trong nòng, nhờ đó, áp suất buồng đốt không tăng quá cao. Ước mơ của các nhà làm súng là làm sao áp suất đồng đều suốt thời gian đạn ở trong nòng. Đạn chuyển động nhanh dần đều, nên nếu như vậy, tốc độ cháy của thuốc phải phù hợp với tốc độ đạn. Ước mơ này chỉ cần thực hiện được một phần, là nhiệt độ áp suất khí thuốc giảm nhưng chậm, đã là lợi lắm rồi.

Những nguyên liệu quý để làm thuốc cháy điều khiển được là Bông thuốc súng (TriNitrô Celluloz) TNT (TriNitrô Tôluen) đều không được tôn trọng, lý do là người ta đánh giá chúng yếu hơn loại thuốc nổ thông dụng hồi đó là TriNitrô glyceryl.

Chỉ đến thập niên cuối cùng của Thế Kỷ 19, người Đức mới đưa những kỹ thuật điều khiển tốc độ cháy vào thực tế. Quyết định của việc này là xuất hiện "Súng trường phục vụ", "service rifle", nó được hiểu là một khẩu súng mà kỹ thuật của nó thuộc về sở hữu toàn quốc. Súng được phát triển bởi nhà nước, do nhà nước nắm license, được trang bị như vũ khí chủ lực của quân đội. Nhờ đó, súng được phát triển kỹ thuật chỉ vì phục vụ lợi ích quân đội, không vì lợi ích của hãng nào. Súng được tập hợp những nhà khoa học lớn toàn quốc tham gia thiết kế thử nghiệm, tập hợp được những đỉnh cao công nghệ. Súng cũng được những người lính nhiều kinh nghiệm nhất đánh giá, dể tích vào đó đỉnh cao của thiện chiến.

Trước đây, người Nga thế kỷ 18 đã có Hội Đồng KHoa Học Pháo Binh, nhưng giai đoạn này chính quyền Nga không còn nhanh nhẹn khỏe mạnh như trước. Háng thiết kế súng danh tiếng của Đức là Mauser tự kiêu, không tham gia vào khẩu "service rifle" đầu tiên là G88, tuy nhiên, hãng này sau đó đã nắm được ưu thế của các Hội Đồng, cải tiến khẩu Mauser và đưa nó thành súng Hội Đồng kế tiếp, khẩu G98.

Giải pháp
Các nhà bác học Đức đã tìm ra định luật cháy của thuốc viên. Người ta cố gắng tạo ra những loại thuốc viên có thành phần đồng nhất và rất bền chắc, không vỡ khi bắn. Khi đó, trong một đoạn đồ thị rất dài, tốc độ cháy tỷ lệ thuận nhiệt độ tuyệt đối, nhân với áp suất, nhân với tổng diện tích bề mặt của khối thuốc. Nếu như giữ được diện tích bề mặt của khối thuốc ổn định, thì mỗi phát bắn sẽ có tốc độ cháy ổn định với một loại đạn có khối lượng xác định. Khi áp suất tăng quá, đạn đi nhanh, áp suất giảm, giảm tốc độ cháy. Ngược lại, khi áp suất quá thấp, đạn tăng tốc chậm và áp suất tăng, đẩy cao tốc độ cháy. Khi viên đạn nặng quá khối lượng tới hạn, tốc độ cháy sẽ chuyển lên vùng trên, cháy rất nhanh và có thể vỡ nòng.

Đến lúc này, những TNT và bông thuốc súng bị coi thường tự nhiên trở nên quý giá. Chúng đúc được viên có độ bền cơ học rất cao. Pháo thường dùng viên hình trụ rỗng, khi cháy, trong ra ngoài vào ít giảm diện  tích, đồng thời viên thuốc rất bền chắc. Súng cối và súng nhỏ hay dùng thuốc dẹt.
Với bông thuốc súng, người ta giặt qua rồi hòa tan vào một dung dịch kiềm thành một thứ nhão, nhờ đó trung hòa hết axit-nguyên nhân bốc hơi ôxi nguyên tử làm tốc độ cháy không ổn định. Hỗn hợp sau đó được nén qua máy đùn, đùn qua khuôn thành viên nhỏ, sất khô. TNT thì thật tuyệt vời, nó có năng lượng không đến nỗi quá thấp như bông thuốc súng, không chắc bằng, nhưng lại ổn định cháy hơn. Thuốc dễ đúc ở nhiện độ trên 80 độ C thành viên tùy thích. Cũng có thể hòa thêm các thuốc mạnh hơn vào TNT lỏng mà cho ra những loại thuốc có tốc độ cháy khác nhau.

Pháo bi giờ có khái niệm "áp suất tống đạn" và "liều trước". Đạn có gờ, phải dủ áp suất phá gờ đạn mới bay đi, nhờ đó đạn chỉ chuyển động khi tốc độ cháy đã ổn định. Liều trước tạo áp suất ban đầu rất nhanh, khi đạn chưa kịp bay đi, khởi động liều chính là thuốc viên trong tốc độ cháy ổn định. Liều trước thường dùng bằng các thuốc cháy nhanh như thuốc bột, thuốc dẻo, ví như nitro-glyceryn hay sau này là RDX, HMX.

Nhờ điều khiển được, người ta đưa ra pháo "nòng mỏng". Áp suất buồng đốt không tăng quá cao, thời gian cháy thuốc lâu. Nhờ đó mà làm mỏng được buồng đốt và kéo dài được nòng. Có thể nhồi rất nhiều để bắn sơ tốc lớn. Khoảng 1903-1905, Đức đưa vào pháo bắn đạn xuyên. Còn khoảng thập niên 189x, Nga và Đức cho ra Mauser và Mosin lừng danh.

Một trong những khó khăn của loại thuốc mới là nó không hề có công thức, hình dáng cụ thể. mà mỗi loại đạn, cần thiết kế lại những cái đấy cho chúng. Để thay đổi tốc độ cháy, người ta thấm cho chúng các chất làm chậm, thay đổi kích thước, thay đổi hình dáng viên thuốc.  Người ta cũng trộn một vài loại viên thuốc, hoặc một phần là thuốc bột, thuốc dẻo cháy gần như tức thời, ví dụ TriNitrô glyceryl, thuốc nổ đen, hay anh em thuốc nổ đen là nhôm và nitrát amôn... Những phương pháp điều khiển phức tạp như vậy cần hàng loạt những phương pháp tính toán bí truyền, thử nghiệm bí mật và không ít thiết bị hiếm.


Ưu thế của "service rifle".
Nước Mỹ không bao giờ có "service rifle", và lập tức bộc lộ nhược điểm trước Mauser, Mosin và sau đó là AK. Đứng trước sự tiến bộ của các súng khác, Mỹ cũng có ý định thống nhất súng, cho ra M1892. Đây là khẩu súng do Springfield nắm license nên còn gọi là Springfield Model 1892-99. Thực chất đó là sao lại khẩu Krag-Jørgensen của Nauy. Tuy nhiên, cũng như các súng khác sau này, nó không bao giờ được chấp nhận trong toàn quân Mỹ, đừng nói là sở hữu, phát triển công cộng.

Một trong những nhược điểm lớn là thiếu bí mật về thuốc viên vững chắc và công thức tính tốc độ cháy. Lúc bí giờ, rất ít những nhà bác học lớn sử dụng được phương pháp này, không những thế, người ta chỉ tính được một phần rồi đem thử nghiệm. Lúc bấy giờ, máy tính của Nga là những "trung đoàn tính toán", và dĩ nhiên, "ngôn ngữ lập trình" và "thuật giải", cách chia việc cho trung đoàn này, cũng là một môn bí truyền. Không tính được và mỗi vài hãng, dù lớn đến mấy, cúng khó mà đủ sức thực hiện phần thử nghiệm, cần khối lượng công việc lớn và sự tham gia đông đảo của các nhà bác học cũng như thiết bị đặc biệt.

Sử dụng "Thuốc nổ đen siêu cấp"-thuốc nổ dẻo, không quan tâm đến thuật phóng, mặc dù tên là thuật phóng
Lúc này, thuốc nổ của Nobel đã chứng minh nhược điểm khi đẩy đạn đi trong súng trước các thuốc nổ mới xuất hiện ở Đức, Nga, Hung. Tuy nhiên, rất nhiều nhà bác học, trong đó có Nobel, không nhìn thấy các tính chất bí mật của thuốc mới, họ chỉ quan tâm đến thành phần, khói... và cho đến tận ngày nay người Mỹ vẫn thường đánh giá thuốc bằng ... năng lượng trên khối lượng. Nói một cách khác, Nobel và một số nhà bác học của Anh, Mỹ cần đối đầu với hàng loạt súng trường bắn đạn có vỏ mới, tìm mọi cách chế ra loại "thuốc nổ đen cao cấp", không khói, năng lượng cao, và không quan tâm đến việc điều khiển tốc độ cháy.

Ballistite
Năm 1887, Nobel đưa ra Ballistite (thuật phóng), có thể hiểu là thuốc súng, chứa 10% long não (camphor) và phần còn lại 45% nitro-glyceryn và 45% bông thuốc súng. Bông thuốc súng được giặt kỹ theo phương pháo cổ, chứ chưa biết đúc kiềm (vì chưa viết giá trị của viên độ bền cao). Hỗn hợp được hoà tan trong cồn hay ête-ether, ép đùn thành sợi và sấy khô. Long não chính là chất thay thế cho kiềm bên trên, thật sự Nobel không giải thích được hiện tượng cháy không ổn định của Bông thuốc súng, và đã dùng thứ này. Thực chất, nó có tính kiềm, trung hòa các ion axit, kẻ tạo ra HNO3, thứ này lại làm xuất hiện oxy nguyên tử, gây cháy không ổn định. Nhưng Nobel đã giải thích sai theo một quan điểm sai, ông cho rằng chất đó dễ bay hơi và hơi đó hấp thụ cái gì đó.

Poudre B
Poudre B là hỗn hợp nitro-glyceryn và bông thuốc súng của Pháp, Paul Vieille, 1884. Nobel đã cải tiến hỗn hợp này bằng 10% Long Não như vậy. Đây là cách sử dụng bông thuốc súng nguyên thủy nhất, người ta giặt đi giặt lại nó, giặt rồi lại sấy hàng chục lần. Nỗ lực tốn công và ít hiệu quả đó là do chưa giải thích được nguyên nhân của việc nó dễ bắt cháy và cháy không ổn định. Thực chất, Bông thuốc súng được tạo ra từ phản ứng của axit HNO3 pha với H2SO4 đặc, sau khi phản ứng sau còn dư nhiều ion axit. Các thuốc nổ viên trung hoàn lượng axít này bằng cách hòa tan trong kiềm như trên.

Ngay cả Nobel khi giải thích quảng cáo, cũng hoàn toàn không nhắc đến việc điều khiển phản ứng cháy bằng viên thuốc rắn, ổn định tổng diện tích bề mặt. Ông chỉ cho rằng, đây là loại thuốc nổ mạnh gấp 3 thuốc nổ đen và không có khói. Điều đó cho thấy, kỹ thuật thuốc viên vẫn là một bí mật đặc biệt khi Mosin và Mauser ra đời, Nobel và các nhà thiết kế súng Anh Pháp Mỹ Ý không hề quan tâm. Khẩu Ý M1890 Vetterli đã dùng thay cho khẩu M1870 thuốc nổ đen.
Lúc đó, hàng loạt các nước ồ ạt cố tìm ra những loại thuốc nổ mới thay thuốc nổ đen, mà hoàn toàn không chú ý đến tính bền cơ học, diện tích bề mặt và dĩ nhiên, không thể nghiên cứu toán học về những thứ đó. Anh Mỹ cũng đưa ra những bản thuốc súng mới của mình, đều theo hướng thuốc nổ dẻo, mạnh và không khói.

Ngày nay, đến trẻ con cũng có thể cười khi biết ai đó dùng thuốc nổ dẻo để nhồi liều phóng. Nhưng ngày đó, ai mà dám cười Nobel  Grin Grin Grin Grin Grin Grin. Nhà bác học già bằng uy tín vĩ đại của mình đã kéo vẹo đạn Anh Mỹ ra khỏi chân lý.  Grin Grin Grin

Cordite
Thay cho việc lập "Hội Đồng Súng..." như Nga và Đức để chế Mauser và Mosin, cái thời lập hội đồng này người Anh chỉ khiêm tốn lập hội đồng be bé, "Explosives Committee", hội đồng thuốc súng. Hội đồng được dẫn đầu bởi Frederick Abel, ông cùng James Dewar cho ra Cordite năm 1889. Đây đưa ra một thuốc nổ dẻo hoàn toàn đúng nghĩa. 58% nitrôglyeril-nitroglycerine, 37% bông thuốc súng và 5% vaseline-mỡ nhão. Hỗn hợp cũng được hoàn tan trong dung môi, ép đùn thành sợi nhỏ, sợi uốn quấn vào nhanh nên gọi là thuốc nổ thừng, "cord powder", Cordite.  Đây là phiên bản "Cordite MK-1".
Ngày nay, thật hài hước khi lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc súng. Nhưng ngày đó như vậy. Cho đến giờ, phương Tây vẫn thường cười nhạo vũ khí Nga-Đức, hoặc tự vỗ ngực vũ khí của họ cũng sánh với Nga-Đức. Nhìn lại cái hồi lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc súng sao mà hài hước. Sau gần một thế kỷ cố cạnh tranh với Nga Đức, ngày nay thì Anh Mỹ Pháp Ý đều dùng súng Đức trong xe tăng, cũng có thể họ thích súng Nga, nhưng không nói ra  Grin Grin Grin. Chả ai thích súng tăng Anh Mỹ cả, trừ mấy thằng bại não.  Grin Grin Grin

Chuyện thuốc nổ viên này Nga và Đức cứ im ỉm, kệ mịe các nước khác vỗ ngực. Và hồi đó thì Mỹ hua khẩu M1892, M1903 lên và cười Mauser lạc hậu, Mosin thô kệch. Grin Grin  Pháp thì cho đến tận trước khi chết năm 1940 vẫn huyênh hoang với hàng đàn cánh cam nòng tũn, cười nhạo xe tăng nòng dài của Đức... là xấu Grin Grin Grin. Pháo hạm anh thì Bismark cho chỉ một chưởng là gẫy đôi Grin Grin. Thật ra thì Mauser và Mosin cũng có nhiều thứ khác ngoài thuốc. Và thuốc nổ viên bền chắc còn dùng cho nhiều súng. Hàng loạt các súng ngắn, dài, máy, phát một, đại bác nòng dài, lựu pháo gọn nhẹ... đặc sắc nhất là các khẩu siêu pháo của Đức... xuất hiện thời Thế chiến I.
Không những thế, những khẩu pháo nhỏ cũng có tính năng "siêu", do thuốc cháy chậm, nhồi nhiều, nòng dài và sơ tốc rất lớn, hồi đó có những khẩu 75mm bắn xa 20km.
Cho đến hết Thế Chiến I, Anh Mỹ ý thức được thuốc phóng của họ tồi ở cái gì đó, đưa ra phiên bản cải tiến "Cordite RDB" vẫn là thuốc nổ dẻo sấy khô.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin


Nhược điểm của Cordite
Thể hiện trong các phiên bản M1892 và M1903 (Mauser mà không Mauser).
Chúng có cấu tạo hình học rất khá, học được rất nhiều thứ của các đời Mauser. M1903 thì chính do Mauser thiết kế. Đến phiên bản đạn 03-06 năm 1906 thì đã có hình dáng giống của Mauser và Mosin năm 1898: đầu đạn dài nhọn bọc kim loại mềm. Đạn 03-06 hình dáng giống hệt đạn Mauser, chỉ khác có là nhồi Cordite.

Tuy nhiên, M1892 qua nhiều lần cải tiến liên tục vẫn không thể nâng được động năng đầu đạn. Có làm đạn to thì chỉ một là vỡ nòng, hai là súng nặng ụch ra. M1892 ra đời cùng với Mosin và Mauser, nhưng sớm bị thải hồi năm 1903, trong khi Mosin và Mauser còn thọ 100 năm nữa.
Phiên bản M1903 và đạn 03-06 cũng vậy, vào những năm 193x dớm bị thay đổi.

Không riêng gì Cordite, nhiều loại thuốc nổ khác ra đời vào những ngày xuất hiện Mosin và Mauser đều chung một nhược điểm, chúng vẫn chỉ là thuốc nổ cổ, chưa có hình dáng và độ bền cơ học (thuốc dẻo). Cái cải tiến duy nhất của chúng so với thuốc nổ đen là năng lượng cao và không khói. Phản ứng cháy nhanh làm súng rất nặng mà yếu. Mọi người a dua a tòng chế đạn có vỏ mà không nắm được bí quyết bí mật của Nga và Đức.

Cordite tiến bộ nhát trong số các thứ đó. Một vài thử nghiệm quy mô không đạt đã cho thấy nó có thể cháy chậm hơn thuốc nổ khác, thuốc đã có thể coi là thuốc viên (dạng mỳ sợi dài). Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không nắm được quy luật cơ sở của được phản ứng cháy, đưa ra một hình dáng thuốc viên trái với đúng đắn. Thứ nhất là độ bền cửa "viên" được kết dính bằng mỡ vadơlin, nó nát vụn ra ngay khi bắt đầu cháy. Thứ hai, hình dáng sợi dài làm sợi dứt phừng phựt khi chuyển động hỗn loạn, làm phản ứng cháy mất ổn định. Cuối cùng, "viên" thuốc hình trụ cháy từ ngoài vào giảm diện tích bề mặt rất nhanh, ban đầu thì cháy nhanh, nhưng cháy chậm dần, trong khi người ta nỗ lực làm thuốc cháy càng nhanh càng lợi, vì đạn chuyển động nhanh dần và áp suất có xu thế giảm.

Như trên đã nói, các súng nhỏ, cối... không đúc được viên trụ thì làm viên dẹt. "Viên mỳ", "viên thừng" được cái là độc đáo.  Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2008, 12:37:10 pm gửi bởi dinh_van_thanh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM