Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 08:42:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ niệm một thời ở sư đoàn quân tiên phong (F308)  (Đọc 157999 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #120 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 04:10:19 pm »

 CHUYỆN VỀ ANH THƯƠNG BINH NẶNG
      Khi mới lên xe ở Hà Đông cô chích bông Xuanv338 đã nói nhỏ tôi "em có đề nghị mới với các anh'
Xuanv338 là nickname của một cô CCB F338 quê Thái Bình trên mạng QSVN. Cô nhập ngũ tình nguyện cuối năm 1971 khi chưa đủ 16 tuôi làm nhiệm vụ nấu cơm cho C2-E262 -F338 tại Hà Vân -Hà Trung -Thanh hóa. Đây chính là đại đội lính Thanh Oai nhập ngũ 4-1-1972 sau này bổ sung vào E88-F308 tháng 8 -1972 cùng đợt với C3-D54-F304B của tôi. Vui chính là người đã vào trang Quân Tiên Phong để giới thiệu các lính Thanh Oai với tôi bắt liên lạc với nhau. Ngày 4-1 -2013 Khi vào Kim Bài giao lưu với CCB E88 Thanh Oai tôi đã gặp và trò chuyện với cô vui rất vui tính và có tài viết chuyện về thời quân ngũ của mình trên mạng QSVN... Các bạn vào Máu và hoa rồi đọc topic "có một cuộc đời và một tinfh yêu như thế "
       Điều tôi muốn nói tới là đây: cô Vui nói "Em mới tìm được một anh thương binh nặng đã hơn 40 năm chưa gặp hiện đang sống tại Đồng Hới nếu đi qua cho em xin 5-10 phút tại ngã ba sân bay để gặp nhau...". Tôi nghĩ lại xem chương trình đi vào theo đường nào để lựa cách trao đổi với anh Lê xuân Thu trưởng đoàn tạo điều kiện. Rất may là chương trình ngày về thăm Phong nha -Kẻ Bàng xong vẫn quay về Đồng hới nghỉ lại. Thế là yên tâm.
Lại nói về anh Thương binh nặng đó theo lời kể lại của cô Vui như sau; Sau khi tiễn các anh linh thanh Oai đi chiến trường cô Vui được chuyển đi học y tá và về trạm điều dương thương binh nặng 285 Nam Hà. Tại đây cô được giao chăm sóc anh thương binh đa thương tật: sọ não, liệt 2 chân... tên Hột. Một cô gái tre hàng ngày bón ăn bế đi vệ sinh, tắm giạt... cho anh thương binh làm cô rất cảm động nhưng cũng bỡ ngỡ ban dầu. Quen dần cô cũng mến anh và anh thương binh tên Hột cũng vậy, nhưng một thời gian sau thì cô lại được điều về Viện 5 của Quân Khu và không quay lại nên bặt tin từ đó. Gần đây cô Vui có nhờ người quen cũ vốn là Trai trưởng điều dưỡng cũ hỏi Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình về anh Hột "tìm hộ anh thương binh năng đó nếu mất rồi thì xem bên liệt sỹ". Trước hôm đi cùng đoàn cô nhận được tin anh Hột còn sống và họ đã liên lạc với nhau để hẹn gặp nhau dịp này.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2013, 11:36:23 am gửi bởi nguyendoantho » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #121 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 04:16:09 pm »


Chích Bông yêu hoa tím với tấm lòng người lính với đồng đội


Về đến Nhật Lệ bên tượng đài Mẹ Suốt



Anh Đàm H Thiết tiếp chuyện anh Hột  ( anh Hột ngồi ở giữa)



 Anh Đào Thấn nguyên D viên trưởng D5-E88 tiếp chuyện anh Hột
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2013, 11:37:15 am gửi bởi nguyendoantho » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #122 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 05:07:04 pm »

CHUYỆN VỀ ANH THƯƠNG BINH NĂNG (tiếp)
    
Suốt 2 ngày đầu anh Hột liên tục liên lạc với cô V338 đẻ mong được nhau sớm làm tôi phaỉ dặn cô nói với anh Hột yên tâm là tối 9-4 đoàn sẽ nghỉ ở Đồng Hới và sẽ mời anh ra gặp Đoàn cùng giao lưu. Chẳng biết nghe thế nào mà chiều tối 8-4 khi đoàn sang Bản Đông -Lào thăm quan và ở Lao Bảo mà anh cứ ngóng ở ngoài biển Nhật Lệ và có đến hơn 30 cuộc gọi nhỡ.
      Sau khi thăm Phong Nha -Kẻ Bàng quay về Đồng Hới cô V338 giữ lời hứa kể lại toàn bộ câu chuyện trên cho mọi người nghe. Ai cũng cảm động và kinh ngạc hơn nữa khi biết anh Hột có tỷ lệ thương tật 95% nhưng đã khỏe hơn. Anh đã có vợ với ba con đang sống ổn định tại Đồng Hới. Được sự nhất trí của Đoàn tôi gọi điện mời anh ra khách sạn Phú Quý bên bờ biên để giao lưu với Đoàn. Gần 4g30 xe về khách sạn có đi qua cả khách sạn 30-4 của tỉnh đội Quảng Bình nơi chúng tôi đã có 3 lần nghỉ tại đó. Khi nhận phòng xong, tôi cùng mấy người tranh thủ đi tắm biển. Trỏ về đã thấy anh Hột tới chơi, Chúng toi cùng anh trò chuyện ngay tại sảnh lớn của khách sạn. Anh cảm động lắm về sự ân cần và đồng cảm của mọi người trong Đoàn
      Tuy người nhỏ con nhưng rất rắn rỏi, anh đi xe mô tô 3 bánh tự mua khá tốt để đi lại. Nhưng khi xuống xe đi bộ thì lên bậc vẫ phải có người đỡ, dĩ nhiên chúng toi dành cho cô V338 việc đó mà chỉ hỗ trợ thôi
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2013, 11:38:54 am gửi bởi nguyendoantho » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #123 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 08:34:56 pm »


    Chào nguyendoantho.
    Qua câu chuyện của bạn kể về anh thương binh tên Hột với cô xuanv338 mới thấy tình nghĩa đồng đội thời chiến đấu nó đẹp làm sao. Cũng khen cho cô xuanv338 trí nhớ tuyệt vời. Mấy chục năm rồi, vả lại cô CB chỉ gặp và phục vụ thương binh đặc biệt đ/c Hột trong một thời gian rất ngắn, đến khi ra đi không kịp tặng chiếc khăn tay mới thêu xong buổi tối cơ mà. Cuộc tìm kiếm của CB với thương binh Hột cũng công phu lắm. Rất mừng cho Hột tuy thương tật 95% vẫn có gia đình với 3 con đã trưởng thành. Hột có một gia đình thật hạnh phúc. "Một thời Máu và Hoa" cho chúng ta rất nhiều điều thú vị về tình đồng đội, tình đời, tình người...
    Cảm ơn bạn.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #124 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 11:55:08 am »

Cảm ơn VanThang341 đã khen.tôi xin gửi tiếp phần kết


Đầu tiên chỉ có mấy người đang ở dưới sảnh biết anh Hột đến đều ngồi lại tiếp chuyện, ai cũng ân cần hỏi thăm về sức khỏe và hoàn cảnh hiện tại của anh và gia đình. Sau đó mọi người trên các phòng cũng biết và đều xuống chuyện trò với anh. Do ảnh hưởng của vết thương trên đầu nên trí nhớ có giảm sút và sự tiếp thu thông tin mới cũng chậm. Nhưng sự hoạt bát của anh làm mọi người tin rằng sức khỏe của anh đã ổn định, cô Vui cho biết lúc đầu anh Hột đến khách sạn thì khi gặp nhau anh Hột cũng chưa nhận ra cô V338 ngay được. Phải sau một hồi nói chuyện, gợi nhớ các chi tiết thì dần dà anh Hột mới nhận ra người đứng trước mình là cô Chích bông năm xưa và anh đã khóc vì cảm động.
       Được gợi chuyện anh thong thả kể lại ngày xưa ấy. Anh là chiến sỹ của E270 mặt trận B5 tham gia bảo vệ cảng cửa Việt. Trong một trận đánh cuối tháng 12-1972 anh bi thương nặng ngất đi không biết gì nữa. Khi tỉnh lại thì không nhớ gì, nhiều lần các bác sỹ nói anh khó qua khỏi nên đưa anh về quê của anh ở một làng hẻo lánh tại huyện Quảng ninh -Quảng Bình . Vậy mà không biết sao với sức trai trẻ và lòng ham sống mà anh cứ hồi phục dần dần. Vì thế mà bác sỹ lại quyết đưa anh ra Bắc để điều trị và thế là cô V338 được chăm sóc cho anh. Từ quý cô y tá bé nhỏ hay hát mà anh có cảm tình đặc biệt. Anh thật thà kể 'Tôi yêu quý cô ấy  lắm rất muốn ngỏ lời nhưng nghĩ mình tàn phế thế naỳ liệu có đem lại hạnh phúc cho người mình thương không nên không dám thổ lộ"



      Sau này sức khỏe khá lên anh trở về Quảng bình với thương tật hạng đặc biệt 95%. Chuyện anh lấy vợ như thế nào thì chúng tôi không được nghe anh nói nhưng cô ấy là con của một cán bộ miền Nam tập kết người Quảng Ngãi và mẹ vợ lại là người làng Bưởi -Hà Nội. Vì thế trà và rượu thì các Cụ gửi từ Bắc vào còn anh chị gửi hải sản ra biếu các Cụ. Thi thoảng anh chị cũng có ra Hà Nội thăm người thân mà anh lại là rể trưởng cơ đây. Không biết mặt nhưng tôi cũng thầm cảm phục người con gái giầu truyền thông cách mạng lắm đã lấy một thương binh nặng như anh.







       Hạnh phúc thay. Anh Chị có 3 cháu, một gái hai trai đều thành đạt 2 cháu trai đang học và làm việc ở Anh quốc và Hàn quốc. Cháu gái lấy chồng làm việc tại Quảng bình và một cô cháu gái hiện đang ở với Ông Bà ngoại đã 15 tuổi cho vui nhà và đỡ đần Ông ngoại mọi việc.
      Đến giờ, chúng tôi mời anh lên xe tới nhà hàng liên hoan. Mới đầu anh Thấn giới thiệu Đoàn với vị khách đặc biệt và trân trọng tăng anh Hột chiếc mũ tai bèo có in chữ "Cựu chiến binh sư đoàn 308" làm anh rất cảm động. Và một điều đặc biệt nữa là anh uống rượu khá tốt (theo anh nói) nhưng chúng tôi vẫn chỉ dám mời vừa phải để nghe ngóng. Có lẽ nhờ có rượu nên trí nhớ và sự tiếp thu của anh tăng dần. Anh vui vẻ kể chuyên xưa và nhớ tên của các lãnh đạo đoàn mà chúng tôi giới thiệu với anh.






      Câu chuyện về anh thương binh năng tên Hột làm đoàn chúng tôi thêm yêu quý cô V338 người nữ chiến sỹ tận tụy, tốt bụng năm xưa, vì nặng tình đồng đội ngày nay. Đó chính là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập và làm theo.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #125 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 01:58:47 pm »

Cảm ơn VanThang341 đã khen.tôi xin gửi tiếp phần kết



       Được gợi chuyện anh thong thả kể lại ngày xưa ấy. Anh là chiến sỹ của E270 mặt trận B5 tham gia bảo vệ cảng cửa Việt. Trong một trận đánh cuối tháng 12-1972 anh bi thương nặng ngất đi không biết gì nữa.

      Vậy thì Hột chính là lính sư đoàn 341 của chúng tôi đấy các bạn ạ. Trung đoàn 270 đóng ở giới tuyến những năm sau hiệp định Giơ ne vơ. Đến năm 1972 thời kỳ anh Hột bị thương lại là tiền thân của sư đoàn 341, vì cuối năm đó (11/1072) trung đoàn 270 gia nhập sư đoàn 341.
      Thay mặt đồng đội 341 trên trang M&H xin chúc mừng anh Hột và cảm ơn xuanv338 nhiều lắm.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #126 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 06:20:15 pm »

 CB chào anh chủ topis. Chào bác vanthang341. Vâng chuyện của anh thương binh Hột và CB cũng thật mặn mà tình khung động. Hột lúc có chén rượu vào hưng phấn nhớ lắm bác vanthang ạ. Hôm vào em mua quà cho anh ấy từ Thái bình em bảo gói quà thay chiếc khăn mùi xoa ngày xưa đấy. Hột xúc động lắm và bảo em. Chuyện này viết được thành chuyện đấy em ạ. Và Hột bảo sẽ nhờ anh rể viết hộ lấy tên thế cho chuyện ấy. Grin. Em định bảo hột thuê em viết cho. nhưng em lại thôi. Hôm đó các chị các anh cùng đoàn cũng quan tâm hỏi em dã mua quà gì cho Hột chưa? . Em cười bảo là em đã chuẩn bị từ nhà rồi. Chuyện của Hột sẽ dừng ở trang tại đây. Em sẽ có chuyện về Hột cho người đọc vào một thời gian sau. CB cảm ơn anh doantho đã kể về những gì anh được biết về Hột kể nhu vậy  cho người đọc hiểu được vô tư hơn. Còn phần cuối anh lại dành cho CB anh nhé! CB cảm ơn bác vanthang341 nhiều. Hột bị thưong ở lúc Quảng trị bị tái chiếm tai bờ sông Thạch Hãn. Tình tiết này em vẫn nhớ khi Hột kể với em lúc còn nằm trên giường bệnh vào trung tuần tháng 1 nam 1973. CB xin chúc mọi người mạnh khỏe. có khỏe một buổi tối thật vui cùng gia đình.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2013, 09:55:06 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #127 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2013, 08:51:26 am »

Có một sự nhầm lẫn đáng tiếc xi được đính chính mong các bạn độc thông cảm
-Ở bài "sau 41 năm.."tôi có nói đến việc các CCb Thanh Oai tìm được một 2 liệt sỹ để báo lại cho gia đình .Hai tên đó lại chính là của 2 liệt sỹ chưa tìm được mộ mà tôi ghi lại để đưa vào danh sách khắc tên lên bia đá sau này ở Tân cương -Thái nguyên.Còn đây mới là 2 liệt sỹ tìm được
-Liệt sỹ tìm được một ở nghĩa trang đường Chín là :-
-1-Nguyễn thành Lâm sinh 1954 quê Kim thư -Thanh Oai,đơn vị C3-D4-E88,hy sinh 22-9-1972
-2-Phạm Vũ Bình sinh 1954 quê Kim thư -Thanh Oai,đơn vị S4-D4-E88 ,hy sinh ngày 8-9-1972
 Có thể tìm thêm một liệt sỹ nữa tôi đang hỏi lái anh em trong thanh Oai
thành thật xin lỗi vì sơ suất trên.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2013, 04:51:26 pm gửi bởi nguyendoantho » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #128 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 07:18:35 am »






       Hạnh phúc thay. Anh Chị có 3 cháu, một gái hai trai đều thành đạt 2 cháu trai đang học và làm việc ở Anh quốc và Hàn quốc. Cháu gái lấy chồng làm việc tại Quảng bình và một cô cháu gái hiện đang ở với Ông Bà ngoại đã 15 tuổi cho vui nhà và đỡ đần Ông ngoại mọi việc.
    
Em Thơ xin chúc mừng Chị gái Xuanv! Thật hạnh phúc sau bao năm vật đổi sao dời, đúng là "Trái đất này tròn" thật để chị gặp lại anh Hột, anh thương binh cận kề cái chết hoặc chí ít cũng phải mang hệ lụy nặng nề của hỏa khí chiến tranh. Nhưng nhìn hình ảnh đoàn viên của các anh chị và nụ cười rắn rỏi của anh Hột, em cũng cảm nhận sự hồi phục mãnh liệt phi thường của một người chiến sĩ từng "vào sinh ra tử" mà hôm nay các anh chị thật hạnh phúc gặp lại nhau trong hoàn cảnh thật là đầm ấm nghĩa tình.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2013, 08:04:36 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #129 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 02:04:29 pm »

ĐÓN-TRUY ĐIỆU AN TÁNG DI CỐT LIỆT SỸ E88 TỪ QUẢNG TRỊ VỀ

Sáng nay 21-4-2013 tại nghĩa trang liệt sỹ Hoàng Xá -Quốc Oai diễn ra lễ trọng thể đón -truy điệu và an táng di cốt liệt sỹ Nguyễn Hiền Yên sinh 1942 quê Phượng Cách -Quốc Oai -Hà Nội
 Liệt sỹ Yên là C trưởng C8-D5-E88-F308 hy sinh tháng 6-1972 Khi đánh chiếm điểm cao 35 -Hồ Lầy -Nam Hải Lăng Quảng Trị trong cuộc chiến chống địch phản kích tái chiếm Quảng Trị.
Trước đây gia đình và đồng đội đã nhiều lần vào nơi chôn cất xưa nhưng không kết quả vì địa hình thay đổi quá nhiều.Khi được tin báo có người dân phát hiện mộ liệt sỹ trong vườn nhà thì gia đình và đồng đội đã vào ngay đẻ xác minh.Cơ bản nhận định đây đúng là mộ phần của đ/c Yên nhưng vẫn cần thử ADN co chắc chắn.Và tin vui làm sao khi kết quả thử ADN là chính xác.
 Đoàn đại biểu CCB F308 và E88 do Đại tá Phạm Duy Tân nguyên E trưởng E88 năm 1972 dẫn đầu đã vào viếng hương hồn liệt sỹ Yên.Ngoài ra còn có thiếu tướng Nguyễn Xuân Sắc nguyên D trưởng D5 - E88.Đại tá Đào Thấn nguyên D viên trưởng D5-E88,Đại tá Trần Trọng Kỳ nguyên D trưởng D4-E88,thiếu tướng Lê Xuân Thu nguyên C trưởng C15 -E88 và nhiêu CCB E88 thời 1972 ở Quảng Trị đã có mặt
-Đoàn đại biểu E88-F308 đương nhiệm do chủ nhiệm chính trị E88 cũng có măt viếng liệt sỹ.
Trong tiếng quân nhạc đội tiêu binh đã đưa di cốt liệt sỹ Yên từ xe vào lễ đai đặt lên bệ danh dự.Các đoàn lần lượt vào dâng hương viếng và đọc lời tạ từ.9g30 lễ viếng kết thúc sau lễ truy điệu là lễ an táng.giữa tiếng quân nhạc uy nghiêm mọi người kính cẩn đưa di cốt liệt sỹ Yên ra mộ phần hạ huyệt
Buổi lễ kết thúc tốt đẹp trong niềm tôn kính của gia đình và đồng đôi cùng cá đại biểu cơ quan Dân -Chính Đảng địa phương.Rời nghĩa trang mọi người về thăm gia đình Liệt sỹ Nguyễn Hiền Yên tại xã Phượng Cách -Quốc Oai và dự bữa cơm thân mật với gia đình.11g chúng tôi chia tay với gia đình,chú Thái em ruột liệt sỹ ra tận xe cảm ơn và tiễn các đoàn CCB.Tôi thầm nghĩ như mọi người :có thêm một liệt sỹ được về Quê nhưng còn bao đồng đội khác vẫn còn nằm đâu đó trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng được về đây?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM